Chương 1
Tác giả: Paul Feval
Không nghi ngờ gì nữa, buổi tối nay sẽ rất tuyệt vời.
Đó là một đêm hân hoan. Quan Nhiếp chính vốn không mấy thích sự thù tiếp, đã có một ngoại lệ và làm những chuyện phi thường.
Ngài cho tiến hành buổi lễ của mình thật huy hoàng. Chúng tôi không muốn nói tới những phòng khách trong cung, được trang hoàng nhân dịp này với một sự xa hoa khác thường. Buổi lễ diễn ra chủ yếu ở ngoài vườn, mặc dù mùa lạnh năm nay đến sớm. Cả khu vườn được quây kín và bao che. Tất cả được biến thành những lều trại của một đoàn người đi khai khẩn ở Louisiane.
Một khi người ta đã chấp nhận kiểu trang trí ít nhiều phóng túng cho các lều, đương nhiên đó sẽ là một thứ phong cách rococo diễm lệ..ở một bàn chơi bài, ngài Peyrolles đang chơi và thắng. Đó là một thói thường của y; mọi người đều biết thế. Đôi bàn tay y luôn luôn bị giám sát. Suy cho cùng, dưới thời quan Nhiếp chính, trò cờ gian bạc bịp không phải là một tội lỗi.
Giọng Oriol cất lên át những tiếng la ó, tiếng cười và những lời giễu cợt đan xen nhau.
- Các vị có biết chuyện không, - y nói, - một chuyện tày đình? Tôi cho các vị đoán cả nghìn lần. Nhưng các vị sẽ không đoán ra đâu. Vương phi de Gonzague, bà quả phụ không thể an ủi của ngài de Nevers...
Nghe thấy tên vương phi de Gonzague, tất cả các vị quý tộc có tuổi đều giỏng tai lên.
- Vâng, - Oriol tiếp tục, - vương phi de Gon-zague đến vũ hội... Tôi đã nhìn thấy bà, và chẳng phải là bị lóa mắt đâu nhé, tôi vẫn hoàn toàn tỉnh táo như thường, tôi đã nhìn thấy hoàng thân de Gonzague bị ngăn lại trước cửa phòng quan Nhiếp chính.
Mọi người im lặng. Câu chuyện khiến cho tất cả mọi người quan tâm. Những người ngồi quanh bàn chơi bài chờ đợi nghe số phận của de Gonzague.
- Thế thì có gì là lạ? - Peyrolles hỏi. - Việc Nhà nước...
- Vào giờ này, Hoàng thân Điện hạ không có việc gì cả.
- Tuy nhiên, nếu như một đại sứ...
- Hoàng thân Điện hạ không tiếp một đại sứ nào hết.
Oriol là người đưa ra câu trả lời rạch ròi và dứt khoát đó. Mọi người càng đâm tò mò.
- Thế thì ngài tiếp ai?
- Bí mật, bí mật, bí mật! Quan Nhiếp chính đang buồn từ khi ngài nhận được một bức thư nào đó từ Tây Ban Nha. Hôm nay quan Nhiếp chính đã ra lệnh đưa vào qua một cổng nhỏ ở sân Fontaines một kẻ mà không một quân hầu thông thường nào của ngài, trừ Blondeau, từng nhìn thấy; Blondeau tin rằng đã thoáng thấy trong phòng làm việc thứ hai của ngài một người ăn bận đen tuyền từ đầu đến chân, một gã gù.
- Một gã gù! - Mọi người lần lượt lặp lại. -Bọn gù thì thiếu gì!
- Hoàng thân Điện hạ ở riêng trong phòng với gã. Lafare và Brissaont thấy cửa phòng khóa trái..- Đấy! Đấy! - Y đưa tay chỉ và thốt lên, -hiện giờ họ vẫn đang ở bên nhau.
Mọi cặp mắt đổ dồn về phía các cửa sổ của tòa nhà. Bóng Philippe d’Orléans nổi lên trên những tấm rèm trắng. Ngài đang cất bước. Một bóng khác không rõ nét, ở về phía ánh sáng chiếu vào, dường như đi theo ngài. Nhưng hình ảnh ấy chỉ thoáng hiện trong chốc lát: hai bóng người đã khuất sau cửa sổ. Khi họ quay lại, họ đã đổi chỗ cho nhau. Bóng của quan Nhiếp chính lờ mờ, trong khi bóng của người đồng hành bí ẩn hiện rõ trên tấm rèm với một cái gì đó dị dạng:
một cái bướu lớn tướng trên một tấm thân thấp lùn, và những cánh tay dài hoa lên lanh lợi.
Văn phòng của quan Nhiếp chính có bốn cửa sổ, trong đó hai cửa hướng xuống sân Fon-taines.
Có ba lối dẫn vào phòng, trong đó một lối dành chung cho mọi người, hai lối kia được giấu kín. Một trong hai lối đó mở ra Sân Cười, lối kia mở ra sân Fontaines. Trông coi lối thứ nhất là một bà già trung hậu. Gác bên lối thứ hai là Le Bréant, người coi ngựa cũ của đức ngài.
Đó là những nơi cẩn mật.
Ngoài ra, Le Bréant còn là một trong những người coi vườn, ở đấy ông ta có một chái phòng.
Bên ngưỡng cửa, gã gù gặp một người hầu phòng duy nhất và được anh ta đưa vào.
- Chính ngươi đã viết cho ta từ Tây Ban Nha? - Quan Nhiếp chính hỏi và liếc nhìn gã vẻ khinh bỉ.
- Không, thưa đức ông, - gã gù kính cẩn trả lời.
- Còn từ Bruxelles?
- Bruxelles cũng không phải.
- Thế còn từ Paris?
- Cũng vậy.
Quan Nhiếp chính liếc nhìn gã một lần thứ hai.
- Ta đã ngờ ngươi chính là cái tay Lagardère đó, - ngài lẩm bẩm.
Gã gù mỉm cười cúi chào.
- Thưa ngài, - quan Nhiếp chính nói dịu dàng và nghiêm nghị, - ta không hề muốn ám chỉ về việc ngươi nghĩ gì. Ta chưa hề gặp cái tay Lagardère này.
- Thưa đức ông, - gã gù đáp, miệng luôn mỉm cười, - người ta vẫn gọi ông ta là Lagardère điển trai, khi ông ta là lính kỵ binh nhẹ của đức.vua quá cố, chú ngài. Còn tại hạ thì chẳng đẹp mà cũng chẳng là lính kỵ binh nhẹ.
Công tước Orléans không thích nói nhiều về chủ đề này.
- Ngươi tên là gì? - Ngài hỏi.
- ở trong nhà thì là thầy Louis, thưa đức ông. Còn khi ra ngoài, những người như tại hạ không có tên nào khác ngoài biệt danh mà người ta đặt cho.
- Người sống ở đâu?
- Rất xa.
- Phải chăng ngươi từ chối cho ta biết chỗ ở?
- Vâng, thưa đức ông.
Philippe d’Orléans ngước mắt nghiêm khắc nhìn gã gù, rồi nói rất khẽ:
- Này ngươi, ta có những cảnh sát đáng được coi là khôn khéo. Ta có thể dễ dàng biết được...
- Một khi Điện hạ cứ nhất định muốn biết, - gã gù cắt ngang, - tại hạ cũng xin đành vậy.
Tại hạ sống ở dinh hoàng thân de Gonzague.
- ở dinh Gonzague! - Quan Nhiếp chính ngạc nhiên nhắc lại.
Gã gù chào và nói lạnh lùng:
- Tiền thuê buồng ở đấy rất đắt.
Quan Nhiếp chính có vẻ nghĩ ngợi.
- Đã lâu, - ngài nói, - lần đầu tiên ta nghe nói đến cái tay Lagardère này. Khi ấy hắn là một tay kiếm đáng gờm.
- Từ bấy đến giờ ông ta đã làm hết sức mình để chuộc lại những trò điên rồ của mình.
- Ngươi là gì với ông ta?
- Chẳng là gì cả.
- Nếu muốn gặp ông ta, ta sẽ tìm ông ấy ở đâu?
- Tại hạ không thể trả lời câu hỏi này.
- Tuy nhiên...
- Ngài có những cảnh sát đáng được coi là khôn khéo, ngài hãy thử sai họ.
- Đây có phải là một thách thức?
- Đó là một nguy cơ, thưa đức ông. Trong vòng một giờ đồng hồ, Henri de Lagardère có thể tránh khỏi sự tìm kiếm của ngài, và cái biện pháp mà ông ta đã làm để cho được yên lòng, ông ta sẽ không lặp lại nữa đâu.
- Vậy là ông ta bất đắc dĩ mà có biện pháp này? - Philippe d’Orléans hỏi.
- Bất đắc dĩ chỉ là một cách nói, - gã gù đáp.
- Tại sao?.- Bởi vì hạnh phúc trọn vẹn của đời ông ta là sự được thua của ván bài này mà lẽ ra ông ta có thể không cần phải chơi.
- Và ai đã buộc ông ta chơi ván bài này?
- Một lời thề.
- Với ai?
- Với một người sắp chết.
- Và người đó tên là gì?
- Ngài biết cái tên này rõ lắm, thưa đức ông, người đó tên là Philippe de Lorraine, công tước de Nevers.
Quan Nhiếp chính cúi gục đầu xuống ngực.
- Đã hai mươi năm kể từ ngày ấy, - ngài khẽ nói bằng một giọng lạc hẳn đi. - Ta đã không quên gì hết, không hề quên gì hết! Ta đã yêu cậu ấy, Philippe tội nghiệp của ta, và cậu ấy cũng yêu ta. Kể từ khi bọn chúng giết mất cậu ấy của ta, ta không biết có còn được nắm tay một người bạn chân thành nào nữa không.
Philippe d’Orléans đứng dậy và nói chậm rãi.
- Ta là họ hàng gần của công tước de Nevers.
Vừa là hoàng thân vừa là thông gia, ta cần phải bảo vệ người vợ góa của cậu ấy, người mà, suy cho cùng, là vợ của một trong những người bạn thân thiết nhất của ta. Nếu như con gái cậu ấy còn sống, ta hứa, cô bé sẽ là một người thừa kế giàu có và nếu muốn, cô bé sẽ lấy một hoàng thân. Còn về vụ sát hại Philippe tội nghiệp của ta, mọi người nói rằng ta chỉ có độc một đức tính, đó là bỏ qua sự bất công. Điều đó đúng.
Nhưng ta cũng vậy, ta cũng có một lời thề khi người ta đến nói với ta: "Philippe chết rồi!" Hiện giờ ta đang điều hành Nhà nước, trừng phạt kẻ sát hại Nevers không còn là sự trả thù nữa, mà là công lý.
Gã gù cúi nghe im lặng. Philippe d’Orléans nói tiếp:
- Có nhiều điều ta cần phải biết. Tại sao Lagardère tìm đến ta muộn thế?
- Bởi vì ông ta đã tự bảo: "Ngày mà ta thôi không còn là người bảo hộ nữa, ta muốn rằng tiểu thư de Nevers đã là một phụ nữ trưởng thành và nàng có thể nhận ra bạn và thù".
- ông ta có các bằng chứng về những gì ông ta nói không?
- ông ta có, chỉ trừ một thứ.
- Thứ gì?
- Bằng chứng cần để vạch mặt kẻ sát nhân..- ông ta biết kẻ sát nhân.
- ông ta tin là mình biết, và ông ta có một dấu hiệu chắc chắn để kiểm chứng mối nghi ngờ của mình.
- Dấu hiệu này không thể dùng làm bằng chứng.
- Lát nữa thôi Điện hạ sẽ phán xét điều đó.
Còn về giấy chứng sinh và căn cước của cô gái, tất cả đều có đâu vào đấy.
Quan Nhiếp chính nghĩ ngợi.
- Cái ông Lagardère này đã hứa điều gì? -Ngà i hỏi sau một lát im lặng.
- ông ta đã hứa sẽ là cha của đứa trẻ, - gã gù trả lời.
- Vậy ông ta có mặt ở đó lúc công tước chết.
- ông ta có mặt ở đấy. Nevers trong lúc hấp hối đã phó thác con gái của mình cho ông ta đỡ đầu.
- Cái ông Lagardère này đã rút kiếm để bảo vệ Nevers?
- ông ta đã làm những gì có thể. Sau khi công tước chết, ông ta đã mang đứa trẻ đi mặc dù ông ta chỉ có một mình chống lại hai mươi.
- Ta biết trên đời này không có tay kiếm nào đáng sợ hơn thế, - quan Nhiếp chính thì thầm. - Nhưng có những điều không được tỏ tường trong lời đối đáp của ngươi. Nếu như cái tay Lagardère ấy đã dự vào trận đánh, làm sao ngươi có thể nói rằng hắn ta chỉ có những mối nghi ngờ không thôi về kẻ sát nhân?
- Đêm ấy tối đen như mực. Tên sát nhân đeo mặt nạ. Hắn đâm từ sau lưng.
- Vậy là chính tên chủ đã đâm?
- Chính tên chủ. Và Nevers đã ngã xuống dưới nhát đâm, miệng thốt kêu: "Người anh em, xin nhớ lấy, hãy trả thù cho ta".
- Và tên chủ đó, - quan Nhiếp chính tiếp tục nói với vẻ lưỡng lự hiển nhiên, - không phải là ngài hầu tước de Caylus-Tarrides chứ?
- Ngài hầu tước de Caylus-Tarrides đã chết hàng năm nay, - gã gù đáp, - còn kẻ sát nhân thì vẫn sống. Điện hạ chỉ cần nói một lời, La-gardè re sẽ chỉ mặt hắn cho ngài vào đêm nay.
- Vậy là, - quan Nhiếp chính nói gay gắt, -cái tay Lagardère này đang ở Paris?
Gã gù cắn môi..- Nếu hắn ta ở Paris, - quan Nhiếp chính đứng dậy nói tiếp, - hắn thuộc về ta!
Ngài lắc một chiếc chuông con, và nói với tên hầu vừa bước vào:
- Cho gọi ngài de Machault đến đây ngay.
Ngài Machault là trung úy cảnh sát. Gã gù đã lấy lại bình tĩnh.
- Thưa đức ông, - gã nhìn đồng hồ, nói, -và o lúc mà tại hạ đang nói với đức ông đây, ngài Lagardère đang đợi tại hạ, ngoài thành Paris, trên một con đường mà tại hạ sẽ không nói ra đâu, cho dù đức ông có tra tấn tại hạ. Chuông sắp điểm mười một giờ đêm rồi. Nếu như ngài La-gardè re không nhận được tin tức gì của tại hạ trước mười một rưỡi, ngựa của ông ta sẽ phóng nước đại về phía biên giới. ông ta có đủ ngựa trạm dự trữ, ngài trung úy của đức ông không thể làm gì được đâu.
- Ngươi sẽ bị bắt làm con tin! - Quan Nhiếp chính thét lên.
- Tại hạ ư! - Gã gù mỉm cười nói, - nếu đức ông có ý định bỏ tù tại hạ, tại hạ xin đành chịu vậy.
Gã bắt chéo hai tay trước ngực. Viên trung úy cảnh sát bước vào.
- Machault, - quan Nhiếp chính nói, - anh hãy chịu khó ra đợi ta ở văn phòng đầu.
Machault nhìn gã gù vẻ ngạc nhiên và đi ra cửa. Khi ông ta ra đến ngưỡng cửa, quan Nhiếp chính nói thêm:
- Hãy bảo đưa đến cho ta một giấy thông hành, được niêm phong cẩn thận và để khống.
Quan Nhiếp chính trở lại câu chuyện:
- Anh gù, cái tay hiệp sĩ de Lagardère này xử sự với ta rắn thật. Hắn phái sứ giả đến gặp ta, thậm chí lại còn viết thư áp đặt về nội dung của giấy thông hành mà hắn yêu cầu. Có thể đằng sau những trò này có dụng ý gì chăng. Cái tay hiệp sĩ Lagardère này chắc hẳn sẽ đòi được trả công.
- Điện hạ nhầm rồi, - gã gù đáp. - Ngài Lagardère sẽ không đòi hỏi gì hết. Ngay cả quan Nhiếp chính Pháp quốc cũng không có khả năng trả công cho hiệp sĩ Lagardère.
- Gớm thật, - công tước nói. - Chúng ta cần phải gặp cái nhân vật bí hiểm và lãng mạn này.
Hắn ta có thể sẽ đạt được thành công phi thường tại Triều đình, và làm sống lại thị hiếu đã mất về các hiệp sĩ lãng tử. Chúng ta sẽ phải đợi hắn bao lâu đây?.- Hai giờ đồng hồ.
Người hầu bước vào. Anh ta mang tới tờ thông hành để khống. Quan Nhiếp chính tự mình điền vào những chỗ trống và ký tên.
Gã gù chìa tay ra. Quan Nhiếp chính chưa vội trao tờ giấy.
- Ngươi hãy báo trước với ngài Lagardère rằng mọi hành động bạo lực từ phía ông ta sẽ khiến cho tờ giấy thông hành này mất hiệu lực.
- Thời của bạo lực đã qua rồi, - gã gù tuyên bố có phần trịnh trọng.
- ý ngươi muốn nói gì?
- ý tại hạ là hiệp sĩ Lagardère lẽ ra đã không thể chấp nhận điều khoản này trước đây hai ngày.
- Bởi vì?... - Công tước Orléans nói vẻ ngờ vực và cao ngạo.
- Bởi vì lời thề của ông ta không cho phép mình.
- Vậy ra ông ta còn thề gì khác nữa ngoài việc làm cha đứa trẻ?
- ông ta đã thề trả thù cho Nevers...
Gã gù đột nhiên dừng lại.
- Ngươi hãy nói hết đi, - quan Nhiếp chính ra lệnh.
- Hiệp sĩ Lagardère, - gã gù chậm rãi đáp, -khi mang đứa trẻ đi đã phán bảo bọn sát nhân:
"Tất cả các ngươi sẽ chết bởi tay ta!" Bọn chúng có chín tên; hiệp sĩ đã nhận ra bảy tên, những tên này đều đã chết cả.
- Bởi tay ông ta? - Quan Nhiếp chính hỏi, mặt tái đi.
Gã gù lạnh lùng nghiêng mình tỏ ý thừa nhận.
- Thế con hai người kia? - Quan Nhiếp chính lại hỏi.
Gã gù lưỡng lự.
- Có những cái đầu, thưa đức ông, mà những người đứng đầu chính phủ không muốn thấy chúng rơi trên đoạn đầu đài, - cuối cùng gã trả lời và nhìn thẳng vào mặt hoàng thân. - Tiếng rơi của những cái đầu này sẽ làm rung chuyển ngai vàng. Ngài Lagardère để cho Điện hạ tự lựa chọn. ông ta lệnh cho tôi nói với ngài rằng: "Tên sát nhân thứ tám chỉ là một tên hầu, ngài La-gardè re không đếm xỉa đến hắn. Tên thứ chín là tên chủ, người này cần phải chết". Nếu như Điện hạ không muốn dùng đến đao phủ, thì có thể trao một thanh kiếm cho người đó, và việc còn lại chỉ liên quan đến ngài Lagardère..Quan Nhiếp chính chìa tấm giấy thông hành ra.
- Như thế là công bằng, - ngài khẽ nói, - ta làm điều này là để tưởng nhớ tới Philippe tội nghiệp của ta. Nếu ngài Lagardère cần giúp đỡ...
- Thưa đức ông, ngài Lagardère chỉ yêu cầu Điện hạ một việc.
- Việc gì?
- Sự kín đáo. Một lời khinh xuất có thể làm hỏng tất cả.
Gã gù cúi rạp người chào, nhét tấm giấy thông hành vào túi và đi ra cửa.
- Ngươi có được cái mình cần rồi chứ, ông nhỏ? - Lão gác cổng Le Bréant hỏi khi thấy gã gù đi ra. Gã gù tuồn vào tay lão một đồng hai lu-i.
- Phải, - gã nói, - nhưng bây giờ ta muốn xem lễ hội.
- Trời ạ! - Le Bréant thốt lên, - chàng vũ công đây mới điển trai làm sao!
- Ta còn muốn, - gã gù nói tiếp, - lão đưa cho ta chìa khóa chái phòng của lão ở trong vườn.
- Để làm gì vậy, ông nhỏ?
Gã gù lại tuồn cho lão đồng hai lu-i thứ hai.
- ông nhỏ này có những ý nghĩ thật ngông cuồng! - Le Bréant nói. - Thôi được, đây, chìa khóa chái phòng của ta.
- Cuối cùng ta muốn, - gã gù kết thúc, - lão mang vào phòng lão cái bọc mà ta đã gửi lão sáng nay.
- Và thêm một đồng hai lu-i cho việc ủy thác chứ?
- Thêm hai đồng.
- Hoan hô! ôi! ông nhỏ tử tế quá! Ta dám chắc những thứ này là để cho một cuộc gặp người tình.
- Có thể, - gã gù mỉm cười nói.
- Nếu ta là đàn bà, ta sẽ yêu ngươi bất chấp cái bướu, vì những đồng hai lu-i của ngươi.
Nhưng, - nói đến đây lão Le Bréant tốt bụng dừng lại, - để vào được đấy cần có một tấm thẻ.
Các đội quân túc vệ không đùa đâu.
- Ta có thẻ của mình rồi, - gã gù trả lời. -Lã o chỉ việc mang cái bọc thôi.
- Xong ngay đây, ông nhỏ ạ. Ngươi hãy đi tiếp theo hành lang, rẽ phải, tiền sảnh được chiếu sáng; rồi ngươi đi xuống thềm. Chúc vui vẻ, và may mắn..