Làng quả thông
Tác giả: Paustovsky
Mùa thu, nhà soạn nhạc Eđua Grigơ thường về ở trong những khu rừng gần thành phố Becghen.
Mọi khu rừng đều đẹp với bầu không khí phảng phất mùi nấm, với tiếng lá rì rào. Nhưng những khu rừng trên núi và gần biển mới thực là đẹp. Ở đó ta nghe rõ ca? tiếng sóng vỗ bờ. Sương mù từ biển ca? thường xuyên tràn vào và vì khí ẩm quá nhiều nên rêu mọc rậm rịt. Rêu từ trên cành cây xoã dài xuống mặt đất như những mớ tóc xanh.
Ngoài ra, trong những khu rừng trên núi, còn có một thứ tiếng vọng vui tính. Giống như một con khướu nó chỉ chực chộp lấy bất kỳ tiếng động nào để rồi liệng lại qua vách đá.
Một hôm, Grigơ bắt gặp trong rừng một em bé có đôi bím tóc nhỏ xíu, con ông gác rừng. Em đang nhặt qua? thông bỏ vào lẵng.
Trời đang thu. Nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đánh thành muôn vàn lá cây mỏng dính thì chúng cũng chỉ có thể làm thành một phần rất nhỏ của bộ áo mùa thu trải trên đồi núi kia mà thôi. Va? lại, những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch so với lá thật, nhất là với lá liêu hoàn diệp. Mọi người đều biết rằng chỉ cần một tiếng chim hót thôi cũng đã đủ làm chúng run rẩy.
- Cháu tên là gì nào?
- Grigơ hỏi.
- Cháu là Đanhi Pêđecxen.
- Em bé lí nhí tra? lời.
Em bé tra? lời lí nhí không phải vì sợ, mà vì bối rối. Nó sợ sao được khi cặp mắt của Grigơ đang cười.
- Rõ tiếc....
- Grigơ nói.
- Bác cha? có quà gì cho cháu ca?. Cha? có búp bê, cha? có băng, thỏ nhung cũng không có nốt.
- Cháu có con búp bê cũ của mẹ cháu.
- Em bé tra? lời
- Trước kia nó cũng biết nhắm mắt cơ bác ạ. Như thế này này....
Nó từ từ nhắm mắt lại. Khi nó mở mắt ra, Grigơ nhận thấy con ngươi của nó có màu xanh nhạt và lá rừng lấp lánh trong mắt nó như những đốm lửa nhỏ.
- Nhưng bây giờ nó ngủ mở mắt,
- em bé buồn rầu nói tiếp,
- người già hay khó ngủ. Ông cháu cũng vậy, cứ kêu rên ca? đêm.
- Đanhi này. Bác nghĩ ra rồi,
- Grigơ nói,
- bác sẽ tặng cháu một món quà thú vị. Nhưng không phải bây giờ, mà độ mười năm nữa.
Đanhi đập hai tay vào nhau:
- Ôi, thế thì lâu quá!
- Cháu hiểu không, bác còn phải làm ra nó đã chứ.
- Nhưng nó là cái gì kia, bác?
- Sau này cháu sẽ biết.
- Cha? lẽ suốt đời bác, bác chỉ làm được có dăm sáu thứ đồ chơi thôi hay sao?
- Em bé nghiêm nghị hỏi.
Grigơ bối rối:
- Không, không phải thế đâu
- Ông bác lại vẻ không qua? quyết
- Có thể bác sẽ làm xong vật ấy trong vài ngày. Nhưng những thứ đó người ta không cho trẻ con. Bác thường chỉ làm quà cho người lớn.
- Cháu không đánh vỡ đâu mà
- Đanhi năn nỉ và nắm tay áo ông kéo lại.
- Cháu cũng chẳng làm hỏng đâu. Đấy rồi bác xem! Ông cháu có một chiếc thuyền thuỷ tinh bé tí tẹo. Cháu vẫn lau bụi cho nó đấy nhưng cháu có bao giờ làm no sứt tí nào đâu.
"Con bé Đanhi này làm mình rối tinh lên rồi"
- Grigơ bực bội nghĩ thầm và rồi ông lặp lại những điều mà người lớn thường nói với trẻ con khi lâm vào thế bí.
- Cháu hãy còn bé và có nhiều điều cháu không hiểu. Hãy học tập tính kiên nhẫn. Còn bây giờ cháu đưa cái lẵng đây cho bác. Cháu ì ạch mãi mới mang nổi nó kia kìa. Bác sẽ đưa cháu về nhà và chúng ta sẽ nói vè một chuyện gì khác.
Đanhi thở dài và đưa cái lẵng cho Grigơ. Cái lẵng qua? là khá nặng. Qua? cây thông tán nhọn có nhiều nhựa, nên nó nặng hơn qua? của loại thông khác.
Khi nhà người gác rừng hiện ra giữa đám cây. Grigơ bảo cô bé:
- Thôi, Đanhi này, bây giờ cháu chạy về một mình nhé. Ở Nauy, có nhiều em bé gái trùng tên họ với cháu. Bố cháu tên là gfi nhỉ?
- Hagrup a.
- Đanhi tra? lời và hỏi tiếp, vầng trán nhăn lại
- Bác không vào chơi nhà cháu ư? Nhà cháu có chiếc khăn giải bàn thêu này, có con mèo hung này, lại có chiếc thuyền bằng thuỷ tinh nữa. Ông cháu sẽ cho phép bác cầm xem đấy.
- Cám ơn cháu. Bây giờ bác vội. Chào cháu, Đanhi ạ.
Grigơ vuốt tóc em bé rồi đi về phía bờ biển. Đanhi chau mày trông theo. Em xách cái lẵng nghiêng về một bên và những qua? thông rơi xuống đất.
"Ta sẽ làm một bản nhạc,
- Grigơ quyết định
- và trên trang bìa ta sẽ cho in:
"Tặng Đanhi Pêđecxen, con gái người gác rừng Hagrup Pêđecxen, khi cô mười tám tuổi".
ở Becghen không có gì thay đổi.
Tất ca? những gì có thể làm cho âm thanh giảm đi như thảm, màn cửa, đồ gỗ lót đệm, Grigơ đã loại ra khỏi nhà từ lâu. Chỉ còn lại chiếc đivăng cũ kỹ đủ chỗ cho mười người khách ngồi là Grigơ vẫn chưa dám bỏ đi nốt.
Các bạn của nhà soạn nhạc nói rằng nhà của ông giống nơi ở của một tiều phu. Chỉ có mỗi chiếc dương cầm là vật trang sức cho ngôi nhà. Người giàu tưởng tượng có thể nghe thấy giữa bốn bức tường trắng ở đây nhiều điều kỳ diệu, từ tiếng gầm thét của Bắc băng dương
- cái đại dương đang dồn sóng ra từ cõi mịt mù sương gió, nơi gió rú rít kể câu chuyện cổ xưa rùng rợn
- cho đến bài hát của em gái ru con búp bê vải.
Chiếc dương cầm có thể ca về tất cả:
về khí phách con người vươn tới cái cao cả, về tình yêu. Những phím đàn đen trắng lượt nhanh dưới những ngón tay chắc nịch của Grigơ, lúc buồn bã, lúc vui cười, lúc lại réo lên giông tố và căm thù rồi bất thần lặng hẳn đi.
Trong phút lặng lẽ ấy chỉ còn một dây đàn nhỏ bé là còn rung mãi như thể nàng Lọ Lem bị các chị mắng mỏ đang khóc.
Grigơ nga? người ra, lắng nghe cho đến khi cái âm thanh cuối cùng ấp tắt hẳn ở trong bếp, nơi chú dế mèn đã đến trú ngụ từ lâu.
Đến lúc ấy mới nghe tiếng vòi nước nhỏ giọt, đếm từng giây, hệt như máy đo tiết điệu. Những giọt nước nhấn mạnh rằng thời gian không chờ đợi ai và cần phải hối ha? làm cho xong những điều dự định.
Grigơ viết bản nhạc tặng Đanhi Pêđecxen trong hơn một tháng.
Mùa đông bắt đầu. Sương mù phủ kín thành phố. Những con tàu han rỉ từ nhiều nước kéo đến gà gật bên bến cảng lát gỗ, khe khẽ phì phò hơi nước.
Chẳng bao lâu tuyết bắt đầu rơi. Grigơ nhìn qua cửa sổ thấy những bông tuyết bay chênh chếch, cố bám lấy ngọn cây.
Tất nhiên, không thể truyền đạt âm nhạc bằng lời, dù cho ngôn ngữ của chúng ta có phong phú đến thế nào chăng nữa.
Grigơ viết về cái đẹp vô cùng của thời con gái và của hạnh phúc.
Ông viết và thấy cô gái có đôi mắt xanh sáng ngời nghẹn ngào vì sung sướng, đang chạy đến với ông. Cô gái vòng tay ôm lấy cổ ông, áp bên má nóng bừng của cô vào cái má đầy râu bạc lâu ngày không cạo của ông. "Cảm ơn bác"
- cô nói trong lúc chính cô cũng chưa biết cô cảm ơn ông vì lẽ gì.
"Cháu như mặt trời,
- Grigơ nói với cô,
- như làn gió êm dịu, như buổi sáng tươi mát. Một bông hoa trắng ngần đã bừng nở trong lòng cháu làm cho toàn thân cháu thơm ngát mùa xuân. Ta hiểu đời lắm. Cháu ạ, dù người ta có nói với cháu những gì đi nữa thì cháu hãy cứ tin rằng cuộc đời thật là kỳ diệu và tuyệt đẹp. Ta già rồi, nhưng ta đã hiến cuộc đời ta, sự nghiệp và tài năng của ta cho tuổi trẻ. Hiến tất ca? mà không đòi hỏi tra? lại. Vì thế có thể, ta còn hạnh phúc hơn ca? cháu nữa kia, Đanhi ạ!
Cháu là đêm trắng với ánh sáng huyền ảo. Cháu là hạnh phúc, là ánh bình minh. Cháu cất tiếng là bao con tim rung động.
Cầu chúa ban phước lành cho mọi vật bao quanh cháu, chạm tới người cháu và được cháu chạm tới, những gì làm cháu vui sướng và bắt cháu phải trầm ngâm suy nghĩ".
Grigơ nghĩ vậy và gửi vào phím đàn những gì ông suy nghĩ. Ông ngờ rằng có người nghe trộm ông. Ông còn đoán được ai đang nghe trộm nữa. Đó là đàn sơn tước trên cành, đám thuỷ thủ ngoài cảng quá chén đang lang thang, chị thợ giặt bên hàng xóm, chú dế mèn, những bông tuyết từ trên bầu trời trĩu nặng kia rơi xuống và nàng Lọ Lem trong bộ quần áo vá chằng vá đụp.
Mỗi người và vật nghe ông theo một cách.
Những con sơn tước xốn xang. Nhưng dù chúng co loay hoay thế nào mặc lòng, sự huyên náo của chúng cũng không thể át nổi tiếng đàn.
Những tay thuỷ thủ quá chén ngồi xuống bậc thềm nhà ông, vừa nghe nức nở. Chị thợ giặt đứng thẳng lên, lấy lòng bàn tay lau cặp mắt đỏ hoe và lắc đầu. Chú dế mèn chui ra khỏi kẽ nứt của chiếc lò sưởi lát gạch sứ và nhòm Grigơ qua một khe hở.
Những bông tuyết rơi, ngập ngừng, lơ lửng giữa từng không, lắng nghe suối đàn từ trong nhà vọng ra. Còn Lọ Lem thì mỉm cười nhìn xuống sàn. Một đôi giày xinh xắn bằng pha lê nằm bên chân cô. Đôi giày run rẩy, va vào nhau, hoà nhịp với tiếng đàn ngân vang trong phòng nhà soạn nhạc.
Grigơ quý những thính gia? ấy hơn các vị sang trọng và lịch sự vẫn thường tới nghe hoà nhạc.
Năm mười tám tuổi Đanhi học hết trung học.
Nhân dịp này cha nàng cho nàng về Krixtania chơi ít lâu với bà Magđa, em gái ông. "Cho con bé (cha nàng vẫn coi nàng là con bé, mặc dầu Đanhi đã là một cô gái có thân hình cân đối với đôi bím tóc vàng nặng trĩu) biết cái thế giới này nó ra sao, người ta sống thế nào, và cho nó giải trí một chút".
Ai biết được tương lai sẽ dành cho Đanhi những gì? Có thể, một người chồng chân thật và yêu nàng nhưng lại đáng ngán và keo kiệt chẳng? Hay một việc làm ở quầy tạp hoá trong làng? Hoặc phục dịch tại một trong vô vàn hãng tàu biển ở Becghen?
Bà Magđa làm thợ may trong một nhà hát. Chồng bà, ông Ninxơ cũgn làm thợ cắt tóc trong nhà hát ấy.
Họ Ở trong một phòng nhỏ ngay dưới mái nhà hát. Từ đấy trông thấy biển sặc sỡ những lá cờ hiệu hàng hải và tượng đài Ipxen.
Những con tàu suốt ngày cứ chõ vào các cửa sổ bỏ ngỏ mà la hét. Ông Ninxơ, đã nghiên cứu những tiếng kêu la của chúng kỹ đến nỗi, theo ông nói, ông biết chắc chắn tàu nào đang kéo còi:
"Nôđecnây" từ Côpenhaghen, "Người ca sĩ xứ Êcôt" từ Glazgô hay "Gianđa" từ Boocđô đến.
Trong phòng bà Magđa có rất nhiều vật dụng của nhà hát:
gấm, lụa, tuyn, băng, đồ ren, mũ dạ thời xưa gắn lông đà điểu đen, khăn san của người Digan, tóc gia? bạc trắng, ủng cổ loe gắn cựa bằng đồng, các loại gươm, quạt và những đôi giày dát bạc đã sờn ở những nếp gấp. Tất ca? những thứ đó phải được vá víu sửa chữa, lau chùi và là phẳng.
Trên tường treo những tranh nhỏ cắt ra từ sách báo:
kỵ sỹ thời vua Luis XIV, mỹ nhân bận váy bông, hiệp sĩ, phụ nữ Nga trong bộ xaraphan, thuỷ thủ và bọn Viking trên đầu mang những vòng lá sồi.
Muốn lên phòng phải leo một cái thang dựng đứng. Ở đấy thường phảng phất mùi sơn và mùi vecni bốc lên từ lớp vàng mạ.
Đanhi hay đi xem hát. Đó là một việc thú vị. Nhưng sau những buổi xem kịch ấy, Đanhi thường thao thức mãi không ngủ được và đôi khi lại cứ nằm trên giường mà khóc.
Bà Magđa lấy thế làm lo lắng và thường an ủi Đanhi. Bà nói rằng không nên mù quáng tin những gì diễn ra trên sân khấu. Nhưng ông Ninxơ thì vì thế lại gọi bà là "mụ nái xề" và nói rằng, ngược lại, nên tin mọi điều ở nhà hát. Nếu không thì người ta chẳng cần đến nhà hát nào nữa. Thế là Đanhi tin.
Tuy vậy bà Magđa vẫn cứ nhất định đòi đi nghe hoà nhạc để đổi món.
Ông Ninxơ không phản đối ý kiến ấy. "Âm nhạc,
- Ông nói,
- đó là gương mặt của thiên tài".
Ông Ninxơ thích dùng những danh từ cao siêu và mơ hồ. Ông bảo Đanhi giốgn như hợp âm dầu tiên của một tự khúc. Còn bà Magđa thì, theo lời ông, lại có một quyền lực siêu phàm đối với mọi người. Quyền lực đó là ở chỗ bà may trang phục sân khấu. Mà ai chẳng biết rằng con người cứ mỗi lần mặc bộ đồ mới là biến đổi hẳn. Thành thử vẫn một anh diễn viên hôm qua là tên gieté người bỉ ổi, hôm nay đã trở thành chàng nhân tình say đắm, ngày mai là anh hề của nhà vua, còn ngày kia lại thành vị anh hùng dân tộc.
Trong những trường hợp đó bà Magđa thường kêu lên:
- Đanhi! Cháu hãy bịt tai lại, đừng nghe những lời ba hoa gớm ghiếc ấy làm gì! Ông ấy cha? biết ông ấy nói gì đâu, lão triết gia kiết xác ấy.
Tháng sau, trời ấm. Đang hồi những đêm trắng. Những buổi hoà nhạc tổ chức ngoài trời, tại công viên thành phố.
Đanhi đi nghe hoà nhạc cùng cô Magđa và chú Ninxơ. Nàng muốn mặc chiếc ao dài trắng độc nhất của mình, nhưng chú Ninxơ bảo rằng người con gái đẹp phải biết ăn mặc sao cho nổi bật lên giữa môi trường chung quanh. Nói chung, bài diễn văn dài dòng của ông về chuyện đó có thể tóm tắt lại là trong những đêm trắng nhất thiết phải mặc đồ đen và người lại, lúc tối trời nên diện bộ áo trắng.
Không thể nào cãi lại ông Ninxơ, nên Đanhi mặc chiếc áo dài nhung lụa đen, tuyết rất mịn. Bà Magđa đã mượn trong kho phục trang cho nàng chiếc áo đó.
Khi Đanhi đã mặc xong, bà Magđa phải chịu là ông Ninxơ có lý:
không gì có thể tôn nước da mai mái nghiêm nghị trên gương mặt và đôi bím tóc dài lấp lánh vàng mười cửa nàng bằng thứ nhung huyền bí ấy.
- Này Magđa, mình trông mà xem,
- chú Ninxơ nói khẽ,
- con Đanhi đẹp như thể nó đi gặp người yêu trong buổi đầu tiên ấy.
- Đúng vậy
- Bà Magđa tra? lời
- Thế mà lần hẹn đầu tiên ông đến gặp tôi, tôi lại cha? được thấy ông là một chàng điển trai si tình. Ông chỉ là một chàng ba hoa.
Và bà Magđa đặt một cái hôn lên mái tóc của chồng.
Buổi hoà nhạc bắt đầu sau khi khẩu đại bác ở ngoài cảng nổ phát súng chiều thường lệ. Phát súng báo hiệu mặt trời lặn.
Mặc dầu là buổi tối, ca? nhạc trưởng lẫn nhạc công đều khong bật những ngọn điện nhỏ trên giá nhạc. Tối hôm đó trời rất sáng nên những cây đền lồng lấp lánh trong tán cây đoạn hắn cũng chỉ để tạo cho buổi hoà nhạc vẻ hào nhoáng mà thôi.
Lần đầu tiên Đanhi được nghe nhạc giao hưởng. Bản nhạc gây cho cô một ấn tượng lạ lùng. Những đoạn luyến láy và rền vang của dàn nhạc gợi lên trong trí cô muôn vàn cảnh lạ giống như giấc mơ.
Bỗng Đanhi giật mình, ngước mắt lên. Nàng có cảm giác như người đàn ông gầy gò mặc áo đuôi tôm đang giới thiệu chương trình biểu diễn vừa gọi đến tên nàng.
- Chú gọi cháu đấy ư, chú?
- Đanhi nhìn ông Ninxơ hỏi ròi cũng lập tức cau mặt lại.
Người chú nhìn nàng khôn ra là kinh hãi mà cũng không ra là thán phục. Và bà Magđa áp chiếc khăn vào miệng cũgn nhìn Đanhi hệt như vậy.
- Có chuyện gì xảy ra vậy?
- Đanhi hỏi.
Bà Magđa nắm lấy tay nàng và nói khẽ:
- Nghe kìa!
Và Đanhi nghe thấy người mặc áo đuôi tôm nói:
- Các vị thính gia? mấy hàng ghế cuối nhờ tôi nhắc lại. Vậy là dàn nhạc chúng tôi sẽ trình bày hiến quý vị một bản nhạc nổi tiếng của Eđua Grigơ đề tặng Đanhi Pêđecxen, con gái ông gác rừng Hagrup Pêđecxen, nhân dịp cô tròn mười tám tuổi.
Đanhi hít một hơi dài đến nỗi nàng thấy tức ngực. Nàng muốn lấy hơi thở đó để giữ dòng nước mắt sắp trào ra, nhưng vô hiệu, Đanhi cúi xuống và giấu mặt trong đôi bàn tay.
Thoạt đầu nàng không nghe thấy gì hết. Một cơn giông đang cuồn cuộn trong lòng nàng. Cuối cùng nàng nghe thấy tiếng tù và mục đồng rúc lên trong buổi sớm tinh sương và dàn nhạc đàn dây khẽ giật mình, đáp lại bằng hàng trăm tiếng hát.
Điệu nhạc tăng dần, cất bổng lên rồi gào thét lướt trên ngọn cây, như một luồng gió rứt lá, thổi rạp cỏ xuống đất, quất vào mặt những tia nước mát rượi. Đanhi cảm thấy có một luồng không khí do âm nhạc dấy lên pha? đến và nàng gắng bình tĩnh lại.
Phải, đó là cánh rừng của nàng, quê hương nàng! Núi đồi của nàng, tiếng tù và, tiếng sóng biển quê nàng.
Những con tàu thuỷ tinh làm nước sủi bọt. Gió reo ca? trên những dây buồm. Từ lúc nào không biết, tiếng reo đó đã chuyển thành tiếng những qua? chuông nhỏ trong rừng đổ hồi, tiếng đàn chim ríu rít nhào lộn trên không, tiếng trẻ con hú nhau, tiếng hát về người con gái:
lúc bình minh người yêu ném một vốc cát vào cửa sổ phòng nàng. Đanhi đã nghe bài hát đó trên đồi núi ở quê nhà.
Vậy ra đó chính là bác ấy. Ông già tóc bạc đã giúp cô mang lẵng qua? thông về nhà. Đó là Eđua Grigơ, người có phép thần và nhạc sĩ vĩ đại! Thế mà nàng đã trách bác ấy không biết cách làm mau chóng.
Thì ra đó chính là món quà mà ông đã hứa cho nàng mười năm sau.
Đanhi khóc, không giấu giếm những giọt lệ biết ơn. Đến lúc ấy âm nhạc đã tràn ngập khoảng không giữa mặt đất và mây trời giăng mắc trên thành phố. Sóng nhạc du dương làm cho mây gợn lên lăn tăn và những vì sao lung linh lấp lánh.
Bản nhạc khổng phải là hát nữa. Nó kêu gọi. Kêu gọi đi theo nó đến một xứ sở, nơi không đau khổ nào có thể làm nhạt tình yêu, nơi không có ai giành giật hạnh phúc kể khác, nơi mặt trời sáng chói như vòng triều thiên trên đầu nàng tiên trong cổ tích.
Trong dòng âm thanh cuồn cuộn ấy bỗng nổi lên giọng nói quen thuộc "Cháu là hạnh phúc, cháu là anh bình minh".
Bản nhạc ngừng bặt. Những tràng vỗ tay lúc đầu còn chầm chậm, sau mỗi lúc một mạnh thêm, vang lên như sấm dậy.
Đanhi đứng lên và đi nhanh về phía cổng công viên. Có thể, có một số người trong đám thính gia? đã thoáng nghĩ rằng nàng chính là Đanhi Pêđecxen mà Grigơ đã dành tặng tác phẩm bất tử của ông.
"Bác ấy mất rồi ư?
- Đanhi nghĩ
- Vì sao?" Già mà lại được gặp ông! Giá mà ông có mặt ở đây? Hẳn nàng sẽ chạy ào lại với ông, tim đập rộn ràng, nàng sẽ bá lấy cổ ông, áp bên má ướt đẫm nước mắt vào má ông và chỉ nói một câu:
"Cảm ơn bác".
- "Vì lẽ gì cơ chứ?" Hẳn ông sẽ hỏi như thế. "Cháu cũng cha? biết nữa....
- hẳn nàng sẽ tra? lời,
- Vì bác đã không quên cháu. Vì lòng hào hiệp của bác. Vì bác đã cho cháu thấy cái tuyệt mỹ mà con người phải sống bằng cái tuyệt mỹ ấy".
Đanhi đi trên đường phố vắng tanh. Nàng không biết rằng bà Magđa đã phái ông Ninxơ đi theo nàng mà không để nàng trông thấy. Ông đi lảo đảo như người say rượu, miệng lẩm bẩm gì đó về sợ thần kỳ xảy ra trong cuộc sống eo hẹp của họ.
Bóng đêm vẫn còn trải trên thành phố. Nhưng trong cử sổ đã thấy lấp lánh ánh vàng yếu ớt của bình minh phương Bắc.
Đanhi đi ra bờ biển. Biển vẫn còn ngủ say, không một tiếng sóng vỗ.
Đanhi nắm chặt hai tay lại và rên lên vì một cảm giác tuy còn mơ hồ đối với nàng, nhưng đã chiếm lĩnh toàn cơ thể nàng
- cảm giác về cái đẹp của cuộc đời.
- Đời ơi, hãy nghe đây!
- Đanhi nói khẽ
- Ta yêu Người.
Và nàng cười, mở to mắt nhìn những ngọn đèn trên tàu biển đang chậm rãi lắc lư nơi nước xám trong vắt.
Ông Ninxơ đứng ở đàng xa nghe thấy tiếng cười đó và quay về nhà. Giờ ông đã yên tâm về Đanhi. Giờ đây ông hiểu rằng cuộc đời cháu gái ông sẽ không qua đi vô ích.
1953.