- 3 -(tt)
Tác giả: Phạm Quang Đẩu
Bịn rịn nấn ná hồi lâu. Rồi con thuyền độc mộc lùi lũi quay đầu, lát sau bị màn đêm nuốt chửng. Sóng vẫn tập liền hồi vào bờ và tiếng gà gáy rân ran nơi xa vọng lại. Ông Nhị Nguyễn đứng ngẩn ngơ trên bờ cát phù sa hồi lâu, cái vật bất ly thân sau lưng. Vậy là sau chặng đường dài dặc với bao tai ương rình rập, vẫn giữ được nó vẹn nguyên. Hai anh bạn đã trở lại, chỉ còn mình ông đi tiếp. Họ đã chia xẻ với ông bao hiểm nguy. Từ đây mỗi người phiêu dạt một phương trong cái guồng quay nghiệt ngã của cuộc chiến trên khắp bán đảo rộng lớn này. Nhưng ông đâu biết, sẽ còn có ngày gặp lại nhau trong những cảnh huống thật éo le ngang trái.
Khi đã tìm đến được cơ sở của ta trên đất. Thái, ông trao đủ số vàng, cùng việc viết ra giấy những thứ linh kiện, vật tư, thiết bị cần mua mà ông vẫn nhớ như in trong óc. Ông không quên đếm những mảu cây vẫn ngắt trên đường để vào túi áo mỗi ngày. Cả thảy một trăm bảy ba mảu, tức là đoàn vượt. Trường Sơn xuyên bán đảo Đông Dương mất gần nửa năm.
***
Hôm đó ông đang ngồi ở nhà thì có điện thoại gọi đến:
- A lô. Có phải nhà riêng bác Đào Nhị Nguyễn, cựu sinh viên Cao đẳng khoa học Đông Dương khoá 1941 - 1944 không ạ?
- Vâng tôi. Đào Nhị Nguyễn đây. Bác là ai thế ạ?
- Tôi là Dương cùng tráng sinh của Đoàn Lam Sơn đây. Chuyện hơi dài. Nếu bác không bận tôi có thể đến nhà hầu chuyện bác được không ạ?
- Rất hân hạnh. Tôi ở số nhà…
Chỉ khoảng nửa tiếng sau, ông Hà Dương đến. Ông vóc người tầm thước, tinh tường nhanh nhẹn và cùng trạc tuổi ông Nhị Nguyễn. Cả hai đều không thể nhớ là đã gặp nhau ở đây. Vả lại hồi trước cách mạng Lam Sơn có hàng nghìn tráng sĩ sao mà quen biết hết được. Nhưng cái tình của người cùng thời máu lửa cùng trong một tổ chức, cùng yêu mến cảm phục một huynh trưởng và còn có cả cái tình đồng niên, đồng tuế, đã gắn kết họ ngay từ cái bắt tay ánh mắt đầu tiên - Tôi đã đọc bài báo viết về chuyến đi đời người của bác - ông tà Dương vui vẻ nói - Bài báo có nói lúc đầu chuyến hàng từ Thái định chở về ta bằng máy bay đến phút chót người chủ máy bay đổi ý, phải chuyến sang đi bằng đường biển. Nhưng còn một chuyến nữa không có trong bài báo và có lẽ bác cũng không biết. Chính tôi đã được huynh trưởng Tạ Quang Bửu chỉ thị chuẩn bị sân bay dã chiến để đón chuyến hàng của bác đấy!
Chả là cách đây vài ngày một phóng viên của tờ báo phát hành ở thủ đô, không biết do ai mách đã tìm gặp ông Nhị Nguyễn để tìm hiểu về chuyến đi xuyên bán đảo mấy chục năm về trước. Lâu nay ông vẫn giữ kín chuyện này. Đành rằng chuyến đi được chuẩn bị công phu như vậy mà thất bại, lỗi không phải do ông, song ông thấy sự kết thúc không có hậu ấy kể ra cho hậu sinh biết thật chẳng hay ho gì. Cái mặc cảm thất bại chẳng đã ám ảnh ông suốt một thời gian dài đấy sao!
Và ngày ấy ông đã khước từ du học nước ngoài đã để tuột mắt mối tình đầu, chỉ mong xoá hết cái kết cục đáng buồn trong trì nhớ. Nhưng cậu phóng viên nọ quả có lòng kiên trì đến lì lợm mấy buổi cứ đến hoài năn nỉ, cuối cùng tính cả nể lại bắt ông phải nhượng bộ. Bài báo đăng lên ông nhận nhiều cú điện thoại như của ông Hà Dương đấy thì ra nó lại có một tác dựng tích cực khác, chắp nối được với những người bạn một thời.
Ông Nhị Nguyễn rót nước trà Thái đặc sánh mời khách và hỏi:
- Bác có học ở Cao đẳng khoa học không nhỉ?
Ông Hà Dương trả lời:
- Sau khi đỗ tú tài ở Huế tôi ra Hà Nội, học một năm PCB (tức năm đầu dự bị thi lấy chứng chỉ các môn ly, hoá, sinh) sau đó vào Cao đẳng canh nông ban lâm nghiệp chứ không học Cao đẳng khoa học Dù sao chúng ta cũng khoá, cũng trường. Đại học Hà Nội cả!
- Thế là cuối năm bốn tư bác tốt nghiệp?
- Vâng - ông Hà Dương nói tiếp - Cuối năm bốn tư tôi được bổ về Nghĩa Lộ làm hạt trưởng thuỷ lâm. Tuy ở xa nhưng tôi vẫn có quan hệ thư từ điện thoại với các anh trong Tổng hội sinh viên. Sau ngày Nhật hất cẳng Pháp, tôi về Hà Nội biết các anh Phan Anh và Tạ Quang Bửu tổ chức một lớp quân sự lấy tên là Thanh niên tiền tuyến, hai huynh trưởng đều là người yêu nước tôi xin học lớp quân sự ấy ngay. Riêng đối với huynh trưởng Tạ Quang Bửu thì tuy tôi học ở Huế 8 năm, tiếc là không được là trò của thầy. Chỉ sau khi khoá trường võ bị Trần Quốc Tuấn bế mạc cuối năm bốn sáu, tôi mới được giới thiệu về làm “et” cho thầy.
- Sao bác lại liên quan đến việc chuẩn bị sân bay dã chiến dạo ấy nhỉ? - Ông Nhị Nguyễn hỏi
- A đến đầu năm bốn chín tôi mới được Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ký quyết định bổ nhiệm.Trưởng ban nghiên cứu không quân. Còn trước đây đi giúp việc cho Thứ trưởng Tạ Quang Bửu. Tôi được giao những việc như hỏi cung tù binh là phi công, dịch rồi soạn tài liệu về bắn máy bay. Chắc bác cũng biết đấy, vào năm bốn bảy bốn tám trên trời các loại Spitfire, Hellcat, Dakota… Pháp tha hồ hoành hành, thấy chúng là quân ta chỉ tìm chỗ núp. Không thể thụ động mãi như thế, trên có chủ trương phải tìm cách chủ động tấn công. Và rồi anh Bửu tìm được tài liệu về tính năng của các loại máy bay này bảo tôi dịch biên soạn lại sao cho ngắn gọn, dễ hiệu để phổ biến rộng rãi. Không biết bác có biết hàng binh phi công người Đức là Schulze, tên ta là Đức Việt không?
- Tôi chỉ có nghe tiếng ông ấy, chứ chưa được gặp. - ông Nhị Nguyễn trả lời.
- Tôi đã cùng ông ấy dịch tài liệu từ tiếng Đức, rồi viết thành cuốn “Bắn máy bay bằng súng trường tập trung”. Cuốn thứ hai cũng được cơ sở hoan nghênh là nhận dạng máy bay ta - tức Đồng minh và địch - tức Đức- Ý, Nhât. Cả hai cuốn đều có đủ hình vẽ, kích thước, tốc độ, bán kính hoạt động của máy bay hai phe. Ở xưởng in Bộ Quốc phòng ngày đó có một ông thợ khắc gỗ rất “xuya” hình vẽ trong các cuốn sách dậy bắn máy bay đều khắc chính xác, sắc nét thủ trưởng. Tạ Quang Bửu duyệt tỏ ý hài lòng. Bác còn nhớ cái vụ trên đường. Thái. Nguyên - Bắc Kạn, chiếc Junker 52 ba động cơ của Đức bị ta hạ không, là do một đơn vị bộ đội phối hợp với dân quân bắn bằng súng trường tập trung đấy. Huynh trưởng bảo tôi xuống hỏi cung ba tên phi công sống sót, chúng bị bỏng nặng rồi đều chết cả. Vậy là tuy học về lâm nghiệp, trong thời kỳ ở chiến khu tôi lại làm nhiều việc liên quan đến không quân, nên đến năm sau Bộ có chủ trương thành lập các ban chuyên sâu về thuỷ quân, không quân, pháo binh, công binh, tôi mới được lãnh ban nghiên cứu không quân. Còn công việc liên quan đến chuyến đi xuyên bán đảo của bác, ở nhà vẫn theo dõi khá sít sao. Khi hàng đã tập kết đầy đủ, ở nhà bàn chuyển bằng máy bay là thuận tiện nhất, qua biên giới hai nước về ta chỉ khoảng một trăm cây số đường chim bay. Vả lại đây là việc chưa từng có, địch sẽ hoàn toàn bất ngờ, không kịp đối phó. Đã liên hệ được với một bà tư sản người Thái có chiếc thuỷ phi cơ Catalina. Toàn bộ các thứ bác đã mua khoảng gần ba tấn, chiếc này đủ tải, bay cắt Trường Sơn rồi hạ cánh ở miền Trung. Địa điểm chọn là tây Nghệ An. Tôi cùng anh Đức Việt đi ngày đêm vào. Nỗi lo dọc đường lại là anh ấy mắt xanh mũi lõ sợ dân quân tưởng là lính Pháp bắn nhầm. Ở nhà huynh trưởng đã dặn đi dặn lại phải bảo vệ anh ấy chu đáo, để sử dựng vào việc lái máy bay và đào tạo phi công vì ta đang có hai chiếc do Bảo Đại hiến còn cất giấu ở Chiêm Hoá. Quả nhiên, lúc chúng tôi qua Quỳnh Lưu, vừa xuống biển tắm thì bị toán dân quân ùa ra tóm liền, vì tưởng Pháp và Việt gian đổ bộ vào đêm trước. Tôi phải xuất trình giấy giới thiệu có chữ ký của Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mới được thả. Đến Nghệ, chúng tôi tìm được một địa điểm ưng ý trên quả đồi thấp có thể san làm sân bay dã chiến dài khoảng một cây số. Huy động hàng chục dân địa phương chặt cây, san ủi bằng tay, một tuần mới xong. Còn có cả một tổ điện đài trực sẵn, liên lạc hàng ngày báo cáo tình hình với Bộ và sẵn sàng thông báo thời tiết khí tượng với máy bay khi đang hoạt động. Mọi việc xong xuôi thì anh biết rồi đấy, kế hoạch phải huỷ bỏ vì mụ chủ kia ngại một chuyện gì đáy đã đơn phương cắt hợp đồng. Thật tiếc!