Phía sau nổi buồn
Tác giả: Phan Triều Hải
Trưa, khi ngồi trên máy bay đi vào vùng bão mà mãi không hạ cánh được, tôi đã tự hỏi liệu mình có chết lúc này không. Và cái chết có thực sự đáng sợ lắm không? Tôi đang bay cùng chiếc Boeing 747 loại mới, thế mà nó chỉ như một cái lá trong cơn bão. Người ở những hàng ghế bên đã vội vã tìm túi nôn khiến mũi tôi cay cay. ừ, liệu cái chết có đáng sợ lắm không nhỉ? Hôm nay là ngày thứ tám hay thứ chín gì đó của Olympic Atlanta, có lẽ tôi sẽ không kịp xem Carl Lewis nhảy xa hay Michael Johnson dứt điểm cuộc chạy 400m như thế nào. Trước Olympic hai ngày, một chiếc TWA-800 của Mỹ rơi ngoài đại dương. Những hình ảnh kinh hoàng đó phủ đầy các kênh truyền hình trong những ngày qua. Những khuôn mặt thất thần, những dáng ngồi chờ đợi. Kinh hoàng cho những người ở lại. Còn những người đi trên chuyến bay đó còn lại gì? Chỉ là một dấu chấm hết to tướng mà thôi. Cô tiếp viên hỏi tôi, "Anh cần thêm túi nôn không?". Tôi không đáp được, tôi mệt lắm, vả lại tôi đang bận nghĩ. Thế đấy, cái chết thật ra chỉ dễ sợ khi người ta ngồi mà chứng kiến hay ngắm nghía, chứ một khi nó đã đến thì không có gì để nói nhiều. Chấm dứt mọi chuyện. Trong một tích tắc chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Mãi mãi như thế.Máy bay cứ nhồi lên nhồi xuống tìm cách hạ cánh. Tôi ngồi ngay cửa thoát hiểm thấy cái cánh dài của nó nghiêng ngả phe phẩy như quạt. Các cô tiếp viên bận bịu túi bụi, tóc tai xổ cả ra. Những chiếc áo hồng giờ cứ nhòe nhòe như những vệt màu ướt. Nào chăn nào nước nào khăn. Cổ tôi đắng nghét. Nếu chết mà lại nhẹ nhàng như một dấu chấm hết thế kia thì cái gì mới đáng sợ nhất nhỉ? Tiền bạc à? Cũng không. Thời buổi này có bị đẩy ra đường với hai tay trắng cũng khó mà chết vì đói rũ. Sự nghiệp à? Cũng không. Thành bại cũng là một cái gì đó mơ hồ lắm. Thế thì gì? Nhất định phải có một cái gì đó khiến người ta sợ, người ta bất lực, chứ nếu không, ai cũng vênh vênh váo váo cả thì loạn mất. Tiếng tiếp viên nói qua loa nhỏ: "Máy bay chúng ta sẽ quay lại N. chờ hết bão". Giọng này rất hợp với kiểu nói: "Ghét anh quá đi thôi!". à, tôi nhớ ra tôi đang đi đâu. Tôi đang chạy trốn. Khi trốn là đã biết sợ rồi. Vậy thì có thể kết luận ngay rằng, sợ hơn cả cái chết, là nỗi buồn.Không ai có thể vo viên nỗi buồn mà ném ra ngoài cửa sổ, dù biết giữ trong lòng là héo úa lắm, bức bối lắm, không thoát được. Lúc ngồi ở phòng chờ tôi lang thang xem hai tay thanh niên người Pháp tóc vàng hoe mồ hồi mồ kê nhễ nhại đá cầu, trong khi nhân viên sân bay cứ thắt thỏm không biết nên cấm hay nên cho phép cái trò chơi quá đỗi tự nhiên bụi đời này. Tôi len vào giữa cả bọn và nhặt được một tờ chuyên đề điện ảnh đầy những câu vớ vẩn đặt ra cho mấy diễn viên Hồng Kông. Trong đó có ảnh một chàng bị thất tình nhưng mặt mày béo tốt chải chuốt khiến tôi dí mũi vào. Chàng kể, khi bị bồ bỏ, chàng đã quay về nhà mà khóc sướt mướt. Mẹ chàng mới bảo rằng, "Mẹ mong rằng ngày mẹ chết con cũng có thể khóc như vậy". Câu này báo chơi chữ italic khiến tôi chạnh lòng hết sức. Và suốt buổi, cái câu nói có tính giáo dục cao ấy cứ ám ảnh tôi mãi. Quả thật, buồn bã bởi yêu đương chỉ là trò của con trẻ, đứng bên ngoài nhìn vào trông hết sức cải lương (xin lỗi !). Nhất người buồn lại là đàn ông. Tệ ! Nhưng đã nói rồi, làm sao mà thoát được đây. Du dương với một em khác ư? Càng chán chường ghê hơn. ọc truyện cười ư? Càng thấy nhạt nhẽo hơn. Và thế là tôi đã chạy trốn với đúng nghĩa của nó. Tôi bảo với Chi rằng, "Mọi chuyện khiến anh chịu hết nổi rồi. Anh đi một tuần". Khi nói vậy, để giảm phần ướt át, tôi đã không chìa cho nàng xem cái vé đã mua từ lâu mà chỉ bình thản quay đi một cách ấn tượng. Chi đau khổ,"Anh đi thật sao? Anh đi thật sao?". Cái câu đầy yêu thương ấy cứ ám ảnh tôi mãi, và nó là biểu hiện vật chất của nỗi buồn khủng khiếp mà lâu nay tôi không sao diễn đạt được.
ở N., suốt hai tiếng đồng hồ gặm cái bánh mì tròn dai nhách có kẹp chả mềm cùng một ly nước ngọt, tôi chỉ biết nhìn ra ngoài cửa kính, ngắm mây bay phù phù qua núi mà không nghĩ gì. Hình như tôi có ngủ chập chờn một lát, chân gác lên cái túi du lịch. Bên cạnh tôi, một gia đình trẻ chiếm hẳn chiếc ghế dài. Đôi vợ chồng rất đẹp. Người đàn ông vạm vỡ, mắt kính đen sang trọng. Người vợ da nâu, mũi thẳng và mắt thì có cái nhìn đầy như muốn hớp hồn người ta. Suốt buổi, hai vợ chồng không nói với nhau một lời nào. Chỉ có con bé con chạy qua chạy lại giữa hai người, liến thoắng. Đó là một con bé có khuôn mặt người lớn, mà bất hạnh thay, khuôn mặt ấy xấu xí lạ lùng. Nó chạy quanh phòng đợi và thỉnh thoảng lại lâm vào ngõ cụt. "Chú để chân xuống cho cháu qua nào !", nó nói với tôi, giọng nhanh và chuẩn. Cứ thế, con bé chạy qua chạy lại nhưng không tỏ vẻ tha thiết với người nào và trí tưởng tượng nghèo nàn nhưng rảnh rang của tôi bắt đầu vẽ nên một câu chuyện có chiều hướng không tốt lắm với những gì mình nhìn thấy. Thêm hai tiếng đồng hồ trôi qua nữa, trời tối dần và trên đầu núi mây bay chậm rãi hơn nhưng vẫn dày đặc khiến giữa cái sân bay xa lạ này tình cảnh mọi người nom càng có vẻ thê thiết giả tạo hơn. úng sáu giờ chiều, tiếng tiếp viên hàng không lại vang lên, rõ ràng mạch lạc, "Bão tan". Lần này là giọng tự tin của người không còn nợ nần gì ai nữa. Giọng này rất giống kiểu nói "Thôi đi !" của Chi khi em phủi tay. Gia đình con con bên cạnh tôi thu xếp đồ đạc. Người phụ nữ kéo lê túi xách đi trước, đứa trẻ thì nắm chặt tay cha dẫn đường. ó là một người đàn ông khiếm thị. ường xuống cầu thang đông nghẹt người ùn lại, gia đình ba người đó nép vào một góc. ứa bé vẫn nắm chặt tay cha, còn người phụ nữ thì vén tóc duyên dáng, mắt nhìn qua tôi vẫn rất đầy, bình thản. Tôi xách cái túi nhẹ bỗng của mình lên, lòng nhen nhóm một nỗi hổ thẹn nho nhỏ.
Tôi về được đến nơi là trời đã tối mịt. Phòng trải thảm. Giường, tủ, bàn ghế chạm trổ linh tinh, rối rắm. Tôi tắm rửa rồi nằm dài trên giường. Lúc ấy, tôi nhớ đến cồn cào những ngày vừa qua. Tôi là một con người mềm yếu. Mềm đến nỗi có thể ra thơ được. Đại khái như thế này.
Em có biết một điều này không
Chia tay
Nào phải chỉ xa một người
Mà là chia tay một thời
Và mình sẽ thành người khác.
Hôm trước biết được lý do tôi đi, Nhàn cười mà rằng.
- Mày biết nguyên nhân không?
- Không.
- Thế này, nguyên do là nàng không hiểu được người yêu của mình là ai. Bởi ngay chính chàng cũng không rõ được chàng đang đứng ở đâu kia mà. Làm thơ không thôi thì sợ đói, làm ăn không thôi thì sợ héo. Chàng bay ở lưng chừng, không biết nên đáp xuống hay cố lên cao hơn. Cái đó là ảo tưởng về một sự dung hòa? Hay tham lam nhỉ ?
Tôi im lặng.
- Bi kịch đấy bạn ạ. Tình thần và vật chất, bạn muốn xơi món nào ? Một khi đã dính líu đến thơ thẩn rồi, nếu có thực tài thì vẫn sống được. Nếu mà biết điều thì cũng sống được. Chỉ vừa không có tài mà lại không biết điều nữa thì mới toi thôi. Tớ thấy bạn cũng ra nòi biết điều đấy, cũng biết hòa hợp đấy, nhưng sống như vậy thì dễ lẫn lộn, không thật, khiến người ta không hiểu được mình. Bi kịch chứ chẳng chơi, bạn ạ.
Tôi nằm vắt tay dưới đầu. Cái đồng hồ đeo tay cứ tích tắc, tích tắc như tiếng búa gõ xuống cạnh giường, mỗi lúc một lớn tiếng. Trong một phim hoạt hình về vịt Donald cũng có cái kiểu hành hạ này, từ trong buồng tắm nước cứ nhỏ từng giọt, từng giọt thong thả với dáng vẻ của một tay đao phủ nhịp nhịp đao khiến vịt ta tức lộn ruột. Cái đó gọi là stress . Với tôi, stress đó là lúc chạy lên chạy xuống cầu thang mà không biết để làm gì, hay đứng trước máy photo thì cứ thần người ra mà chọn giấy a3 với A4, cũng chẳng để làm gì cả. ở nhà, stress là lúc ngồi mãi mà không viết xong một bức thư, hay lồng lộn đi tới đi lui trước cái máy điện thoại cứ im ỉm lầm lì như một hòn đá.Giữa mọi người, sếp bảo, giọng lạnh tanh.
- Bao giờ muốn đi đâu anh phải báo cho tôi biết trước.
Thật ra trong tiếng Anh muốn đổi anh, tôi thành mày, tao thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến câu cú ngữ pháp. Và chỉ có thế là cũng đủ bị stress rồi. Cùng ngày cùng giờ, sếp của Chi mới nói với cả bọn rằng.
- Chúng bây chớ ăn trưa trong phòng nữa. Nước mắm hôi lắm tao chịu hết nổi rồi. Phòng làm việc mà cứ như một cái chuồng.
Mày, tao đó là cách dịch của Chi. Tối đó chúng tôi ngồi ngoài quán Cái cân. Cái cân là tên chúng tôi đặt cho những chiếc cần cẩu khổng lồ sáng lóa đèn đang với tay lên những tầng cao. ở đó có những ghế đôi hết sức mượt mà, nơi quyến rũ chúng tôi suốt những tháng đầu yêu nhau. Tôi ngồi như nằm ngửa, mặt ngước lên trời, thấy buồn ngủ quá.
- Anh đang nghĩ gì đấy ?
- Chẳng nghĩ gì cả.
- Tại sao anh giấu em chứ.
- Anh giấu em làm gì nào. ơn giản là anh không nghĩ gì cả.
- Anh không nói thật.
Tôi đã tỉnh ngủ hơn nhưng vẫn không biết nói gì. Yên lặng. Chi xoay xoay ly nước, nói.
- Em xoay mãi ly nước này là chóng mặt ngay.
- Em ngừng lại đi.
- Việc gì phải ngừng.
- Em sẽ chóng mặt đấy.
- Làm sao anh biết.
- Thì em đã nói đấy thôi.
Chi cao giọng.
- Anh chỉ biết những điều mà em nói ra thôi, còn những điều em quan tâm thì không bao giờ anh nghĩ đến cả.
Vẫn như mọi lần đây. Những lúc này đầu óc của tôi hóa mụ mị lắm.
- Vậy em muốn gì? - Tôi gắt.
- Nó nói như là một cái chuồng mà anh chịu được à. Anh phải có thái độ chứ. Anh phải hét lên chứ.
- Em à, anh cũng có những vấn đề của anh.
- Em không cần biết. Em ghét anh lắm. Em chán anh lắm.
Cái cân đong đưa qua lại, nhấc từng cuộn thép khổng lồ đưa lên tầng cao. Thành phố rồi sẽ có khoảng năm mươi nhà cao tầng mới toanh như thế này trong thời gian tới. Hàng chục ngàn người sẽ làm việc trong những ngôi nhà đó. Tường dán giấy mịn, sàn lót thảm len, đi không nghe tiếng, rất êm. Bao nhiêu người sẽ vào ra những nơi ấy mà không hề hấn gì ? Tôi nghĩ là em đang căng thẳng quá đấy thôi. Tất cả là do chúng ta sống hơi nhanh quá đấy mà.
Mà không sống nhanh thì sẽ rớt lại ngay. Chỉ mới đôi ba năm trước thôi, chỉ cần một cái Anh văn bằng B xoàng xĩnh là đã có việc, còn bây giờ thì gay đấy. Tôi bỏ ra bốn năm trời với những thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu liên tục, qua hết những mùa nắng mùa mưa, lấy cho được một cái gọi là bằng cử nhân tiếng Anh chỉ để rồi nhận thấy rằng có những điều còn đi nhanh hơn cả những toan tính của mình. ó là sự thay đổi. Lúc này, biết làm việc không thôi vẫn chưa đủ, mà còn phải biết dự đoán nên làm gì để chuẩn bị cho những cơ hội sẽ đến. Tôi thì thuộc loại thiển cận. Tôi đang lục cục học tiếng Nhật. Khi mà mọi người đã nhuần nhuyễn bảng chữ katakana thì tôi hãy còn gặm nhấm hai mươi chữ hiragana đầu tiên, và điều thu thập được không phải là một ngôn ngữ mới mà là phát hiện về sự lão hóa nhanh chóng của mình. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sa sút ấy là do đêm đêm, khi ngồi dưới ánh đèn bàn vàng vọt, tôi không thể nào tập trung được bởi cảm giác về một khoảng không sâu hun hút và lạnh lẽo phía sau. ể giải quyết tình trạng này, sau khi nghe những lời than vãn của tôi, Chi đem từ ngoại thành về rất nhiều những mặt nạ làm bằng đất sét và treo đầy bức tường trống trải đó. Căn phòng quả nhiên ấm cúng hẳn lại nhờ những khuôn mặt đất được vẽ bằng những sắc màu nóng, đậm và hung dữ. Lúc ấy, tôi cho rằng chúng chẳng qua chỉ là những cái mặt nạ bình thường chứ không ngờ rằng chính chúng là thước đo lượng tình cảm của hai đứa. Rất nhanh sau đó, màu sắc phai nhạt dần, những má hồng chuyển sang màu đất. Trên những khuôn mặt đã bắt đầu có những vết rạn nứt. Vào những khoảng thời gian vui vẻ hiếm hoi xen giữa những cơn giận điên dại của Chi, chúng tôi ngồi hì hục lấy nước cùng đất sét non trám vào những vết chân chim hòng đem lại sự láng lẩy xưa. Nhưng vô ích. ất cứ rã ra như tấm, rơi xuống. Chi cũng mỗi ngày một nhạt nhẽo hơn. ó là thời gian cực kỳ khó khăn. Có những đêm tôi không ngủ cho đến sáng, mắt ráo hoảnh. Trong bóng tối, những vết vỡ trên mặt nạ cứ lồi ra lõm vào như những vết thương, và màu thì cứ như máu khô sẫm lại. Còn Chi liên tục trong nhiều đêm liền ngủ trong ác mộng với những người đàn bà xõa tóc thường trực ở đầu giường hay những bàn chân im lặng đi đi lại lại trên nóc mùng. Cả hai kể cho nhau nghe những câu chuyện ấy, lấy làm kinh ngạc về sự tương thích của chúng nhưng không tìm ra được một nguyên nhân chính xác nào cả, cho dù tôi có thú nhận rằng đã xem phim Pulp Fiction những ba lần, hay Chi, ai cũng rõ là một chuyên gia về những phim tâm lý xã hội Hồng Kông. Thế là cái gì đến đã đến. Tuần rồi, khi một nửa cái mặt nạ rơi xuống sàn như quả bom nhỏ làm bốc bụi mờ mịt, Chi nhìn tôi rồi thâm trầm nói.
- Thế là hết.
Tôi cũng nói, vớt vát.
- Có lẽ chúng ta nên xa nhau một thời gian.
Trong khách sạn tivi có liên tục 24/24 nhờ cái ănten kiểu dáng cong cong như một rađa nhỏ. Loại này nghe đâu thường dân muốn lắp cũng được, mất chừng 300 đô cho cả công cán lẫn trang thiết bị. ở đây hẳn sẽ rẻ hơn chút ít. Người ở thành phố lớn đi đâu cũng hay nghĩ những gì của mình cũng là tốt nhất, đắt nhất. Tôi cũng thế đấy. Nhưng không hại gì, đơn giản chỉ là vấn đề tâm lý thôi. Nói về tâm lý, tôi chợt nhớ đến cô bé mới vào làm chung. Người Huế nhé, cực kỳ xinh xắn nhé, nhưng chỉ phải tội nói hơi nhiều. Nguyên nhân chính là gì? Mất chừng một tuần tôi phát hiện ra nói nhiều thì ai cũng nói nhiều (mọi người hễ bắt trúng đài là nói nhiều ngay), nhưng em gái này dễ bị có cảm giác nói nhiều hơn tất cả bởi thích nói về cái tôi, hay của tôi. Mà quả thực, tôi là một đề tài vô tận lại khó phát hiện vì cách đề cập đã trở nên quá tinh vi rồi. Chẳng hạn, một ai đó chỉ vào tủ kính mà khen, " Chà, cái áo ấy đẹp quá". Em này sẽ trả lời, "Hồi trước sếp em cũng tặng em một chiếc như thế". Hay xa xôi hơn, "Nhỏ bạn em cũng có một chiếc như thế". Mọi người cứ ngạc nhiên không hiểu sao cô bé này có thể tham gia vào tất cả mọi câu chuyện một cách trôi chảy tự nhiên như vậy, ngoài tôi. Nhưng bất hạnh thay, trong cái tuần dày công nghiên cứu ấy, tôi cũng phát hiện ra chính mình cũng mắc phải căn bệnh đó, và phát hoảng. ấy không phải là chuyện chơi, đấy là một cơn dịch thật sự, thế hệ này lây cho thế hệ khác. Người này không bao giờ muốn thua kém người kia, rằng, "Bạn mày như thế này hả ? Tao cũng biết một người như thế". Hay tồi tệ hơn, như thế này. Năm ngoái, tôi nằm viện mổ ruột thừa. Chú tôi đến, ngồi bên giường bệnh, câu đầu tiên là, "Mi bị ri nhằm nhò chi. Tau còn có lúc tưởng bị ung thư nữa ấy chứ". Sau khi phát hiện ra điều đó tôi câm bặt suốt một tuần, nhưng sự ăn năn ấy đã quá muộn màng và chỉ sau một tuần tôi lại trở về nếp cũ.Bà con xa lâu ngày không gặp hay hỏi, "Công việc của mày là gì ?". Tôi trả lời. Sau đó thể nào cũng nghe hỏi tiếp, "Nhưng cụ thể là gì?". Những lúc ấy tôi đã cố gắng trình bày toàn bộ những gì mình thường làm trong một ngày để minh họa. Thế nhưng càng trình bày thì lại càng rối rắm. Tôi kinh ngạc nhận ra chỉ có 20% là khối lượng công việc ra việc thật sự. Còn tất tần tật những phần trăm khác chỉ là một mớ hỗn độn vặt vãnh không có tên gọi, và có lẽ, không có ý nghĩa nữa. Khốn khổ thay, chính sự vô nghĩa ấy đôi khi mệnh hệ làm sao.
- Anh đừng có mà nhăn nhó thế.
- Có gì đâu.
- Có. Em cảm thấy rõ ràng như vậy.
- Em nhạy cảm quá.
- Có gì anh cứ nói thẳng ra đi.
- Không có gì. Chuyện vặt.
- Có phải do em đến muộn không ?
- Rồi sao nữa? - Em phải làm nốt công việc, anh biết chứ?
- Biết, biết. Bảy giờ, tám giờ, chín giờ... lúc nào cũng công việc. Vô tận.
- Thế thì chỉ nên gặp nhau một lần vào Chủ nhật vậy.
- Được thôi.
Yêu đương là cả một quá trình. Thế này, ban đầu là sôi nổi, vồ vập, quay quắt, săn đón, cường điệu, lúc nào cũng như điên lên, lúc nào cũng như chết được. Sau đó là những chuyện hết sức thường nhật, hết sức vớ vẩn nhưng luôn luôn mang một chút mệnh hệ nào đó. Gom nhiều chút đó lại thì có chuyện. Thật tình, ở tuổi này mà cứ lý sự mãi về thảm bại của những cuộc tình thì nghe kệch cỡm thật. Chỉ có là được hay là không. Biết yêu không? Biết giữ không? Và cuối cùng (mong sao không phải dùng đến) là biết cách chia tay không? Mỗi thứ đều phải học, học từ kinh nghiệm. Thảo nào, phụ huynh, cô dì, chú bác, cứ nhìn đám thanh niên yêu nhau mà thái độ điềm tĩnh bao dung làm sao. Nghĩ mà thẹn cho sự tự tin thái quá của mình.
Những ngày sau tôi hay ra bờ hồ. Bão đang nghỉ ngơi giữa hai lần đến, để lại một thành phố xác xơ trong cái oi nồng của một nồi xông mờ mịt. hơi nước. Suốt một dãy phố là những kem Pháp, kem ý, kem Mỹ, nào là Baskin Robin, hay 31 mùi... Kiểu trưng bảng Tây này mới hấp dẫn làm sao, không những ngon mà còn sang trọng nữa. Thế nhưng chúng vẫn không át được cái khung cảnh thân quen mà lạ lẫm của một Bờ Hồ đông nghịt người ra hóng mát. ở đây, mỗi người như có một mảnh sân của riêng mình, tự nhiên, thân tình. Từng nhóm đánh cờ, những con cờ mẻ góc chạy qua chạy lại xành xạch trên những bàn tay cũ kỹ của tuổi năm mươi. ám thanh niên ngồi trên bờ đá xem câu cá, nghe dây câu bắn vun vút ra xa, như những tia nước mảnh dẻ mà sắc. Thỉnh thoảng một con cá bạc lấp loáng bị hất lên khiến cả một góc bờ hồ trở nên loạng choạng. Một ông cụ dắt xe đạp dừng bên cạnh tôi, thong thả gỡ chiếc ghế xếp xuống, rồi tìm nơi phẳng phiu mà ngồi hướng ra ngoài, hai tay đặt trên đùi, khuôn mặt da mồi nom bình thản lạ lùng. Tôi nghe nói dưới hồ này có những con rùa 300 hay 500 năm tuổi, ông lão này chừng bảy mươi tuổi, còn tôi hai mươi bảy. Tôi còn rất nhiều việc chưa làm ở phía trước, nhưng lúc này, tôi có cảm giác rằng, tất cả những gì tôi sẽ lamứ chỉ là một sự lặp lại những gì mà những người khác đã làm trong hàng ngàn năm qua. Nếu may ra sống được êm xuôi, một ngày hè oi nồng nào đó tôi cũng sẽ là một lão ông phúc hậu như thế này, tóc bạc da mồi như thế, bình an như thế. Lúc ấy, những lo toan phiền muộn về tiền bạc hay tình yêu hẳn phải nhường bước cho niềm vui được đón trọn vẹn thêm một ngày mới. Tôi sẽ ngồi bên một bờ hồ nào đó, trong khi ở nhà, một bà cụ (cũng phúc hậu) đang an nhàn với đám cháu chắt của mình. Lúc ấy cái xinh tươi trẻ trung của chúng ta bây giờ đã đi về đâu nhỉ? Lúc ấy mà bất chợt lỡ nghĩ về một thời yêu đương sóng gió, hay ganh đua thì sẽ có cảm giác như thế nào nhỉ? Và người đàn bà của tôi đó sẽ là ai trong tất cả những thiếu nữ mà tôi đã gặp, là em chăng? Hay là một ai khác? Càng nghĩ càng rối. Càng nghĩ càng quẩn. Và đỉnh cao của sự quẩn đó là vào lúc nửa đêm, khi tôi tỉnh dậy ráo hoảnh mà không có lý do nào cả. Tôi cảm thấy mình đang ngủ và thức trong một chương trình định sẵn. Thật thế, thử liệt kê những chuyện không hề dự báo được mà xem. Này nhé: Năm 1995, tháng Bảy, đi Thái Lan (sự kiện này rất đáng kể vì cho đến nay đi được nước ngoài hãy còn là một nỗi tự hào âm thầm), tháng Tám, Chi xuất hiện. Tháng Chín, tháng Mười và những tháng tiếp theo không có gì đặc biệt ngoài những cuộc vui liên tiếp. Năm 1996, tháng Hai, tháng này là đỉnh cao của sự vui tươi, tôi nói với Chi là "Chúng ta sẽ lấy nhau nhé", Chi cười. Tháng Ba, sau Tết ai cũng mệt mỏi, Chi thường xuyên cáu gắt. Tôi bị kỷ luật. Tháng Tư, lần đầu tiên Chi nói chia tay. Tháng Năm, Chi nói chia tay hai lần, tôi nói chia tay một lần. Và những tháng sau là hỗn loạn. ấy, toàn là những sự kiện mình không thể lường hết được. Tôi ngồi thừ một lúc, đầu óc minh bạch hẳn ra. Những phiền muộn rất nhỏ không sao giải quyết được ấy chỉ chứng tỏ một điều là, đường đi nước bước của mỗi người đã được chương trình hóa sẵn rồi. Và có thể kết hợp khoa học kỹ thuật với duy tâm mà rằng, có một cái computer khổng lồ và siêu việt ở đâu đó đã hoạch định đời sống của mình. Kiểu lập luận này mà va phải những cái đầu chứa đầy sách vở của đám em trai, em gái ở nhà thì thể nào cũng có một cuộc tranh luận nảy lửa. Nhưng liệu chúng có biết rằng, nỗi buồn, thì không thể nào vo viên ném ra ngoài cửa sổ được không? Và phải có một lối thoát nào chứ. Đỉnh cao của sự quẫn trí ấy cứ kéo dài cho đến bảy giờ sáng và chấm dứt bằng một cú điện thoại bất thường của mẹ tôi gọi ra. Nói là bất thường, bởi vì theo quan niệm đúng đắn của bà, điện thoại đường dài luôn luôn đắt một cách bất hợp lý. Mẹ thông báo rằng, Chi sáng nay đã đem trả lại hết những vật kỷ niệm. Rồi hoang mang, mẹ hỏi:- Phải làm gì đây?
- Cứ giữ lấy, mẹ ạ. - Tôi nói.
- Thế con... - Mẹ nói, giọng thương xót.
- Không có gì. Không sao đâu. - Tôi đáp.
Tôi bật tivi. Bản tin sáng có nhấn mạnh là Carl Lewis đã đoạt huy chương vàng nhảy xa nam và Michael Johnson thống lĩnh đường chạy 200m và 400m với một kỷ lục Olympic và một kỷ lục Thế Giới. Những tay này phi thường thật. Nếu thi đấu mà cứ phân tâm vì vợ ở nhà kèo nhèo suốt thì còn làm ăn được gì. Lắm lúc phải công nhận sống thiên về tình cảm quá cũng hỏng việc. Chỉ cần biết mình phải làm gì, và tập trung làm cho được điều đó là xong. Tôi mở nhạc thật to và thu xếp vali. Lẫn giữa áo quần là cuốn album một thời đã như là vị thần hộ mệnh không rời. Này là ở biển. Này ở trên tàu. Này là buổi chiều. Chi cười rất tươi. Cuối cùng là hình Chi ở chùa trên núi, đứng bên cạnh một tấm biển khắc chữ vàng. Mặt em kênh kênh, lơ láo mà vui tươi lạ. Biển đề:
Tự mình điều ác làm
Tự mình làm nhiễm ô
Tự mình ác không làm
Tự mình làm thanh tịnh
Thanh tịnh không thanh tịnh
Đều do tự chính mình
Không ai thanh tịnh ai
Tôi thiệt tình muốn suy nghĩ sâu hơn nữa về những điều trong tấm biển đó, vì thích cái không khí phiêu diêu ngồ ngộ trong từng dòng chữ. Nhưng xung quanh hỗn độn quá. Nhạc thì đang chuyển qua một trong những bài thời thượng nhất của Michael Learns To Rock. Tivi chiếu đi chiếu lại hết cảnh Carl Lewis ba mươi lăm tuổi nhảy bước phi thường nhất trong đời mình, lại đến cảnh Michael Johnson quấn cờ Mỹ chạy tung tăng khắp sân vận động, và xen vào đó là những mảnh vỡ cùng hành lý của chiếc TWA-800 vẫn bập bềnh trên sóng nước. Các cơ quan chức năng đang đặt nghi ngờ không biết tai nạn này là do lỗi kỹ thuật hay do khủng bố để rồi kết luận một câu mơ hồ đại loại: Còn lâu mới tìm ra !