watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đi Qua Miền Ký Ức-Chương 14 - tác giả Phương Oanh Phương Oanh

Phương Oanh

Chương 14

Tác giả: Phương Oanh

Ngôi nhà trở lại dáng vẻ trầm mặc kể từ khi Hoài Hương về Mỹ. Sự hiện diện của Nam Phong cũng vì thế mà thay đổi thất thường theo. Chiều nay Quỳnh Lâm lai ra khoảng sân nhỏ quen thuộc ấy đế chờ đợi một điều gì đó rất mơ hồ. Đã nhiều ngày rồi cô không nhìn thấy anh. Quỳnh Lâm không dám hỏi lý do vì không thể đóng kịch để giử cho giọng mình thản nhiên với bất kỳ ai như trước đây được nửa. Nó sẽ tố cáo tình cảm của cô.
Kể từ ngày ấy, thái độ của Nam Phong hoàn toàn khác. Anh không giận dữ, không thản nhiên, không giả vờ như chẳng nhìn thấy Quỳnh Lâm, anh chào cô rất lịch sự. Điều này khiến cô đau đớn nhận ra đúng như anh nói, tất cả đã kết thúc. Không biết bao nhiêu buổi chiều đã trôi qua trên chiếc ghế đá này khi Quỳnh Lâm ngồi chờ để chỉ nhận được cái nghiêng đầu lể độ ấy. Cô nhơ anh da diết. Vào lúc này Quỳnh Lâm khao khác được nói với anh không chỉ là tình cảm that sự của mình còn cả điều thiêng liêng ấy nửa. Cô không sợ bị từ chối vì giờ đây với tình yêu dồn nét đến mãnh liệt không có chỗ cho sự cao ngạo, ích kỷ. Nhất định cô sẽ nói, Quỳnh Lâm ngồi thắng dậy, một hành động vô thức mà cô dùng để động viên mình.
Quỳnh Lâm không hay ba Như Tùng đến gần cho đến khi bà ngồi xuống cạnh cộ Với khoảng gần Quỳnh Lâm nhận ra ngay hạnh phúc đã ánh một nét rạng ngời lên gương mặt phúc hậu ấy, còn giọng nói thì không dấu được niềm vui sướng đang tràn ngập trong lòng, mà dấu làm gì kia chứ khi với bà, cô luôn luôn là người lắng nghe và chia sẻ cách ân cần, mẩn cán nhất.
- Phong vừa nói chuyện điện thoại với mẹ xong.
- Phong đang ở đâu vậy mẹ?
- Ở Huế. Chắc tuần sau nó sẽ về đến đây. Tuần trước mẹ Hoài Hương cũng gọi điện sang xin lỗi vì sẽ không về VN và đến thăm gia đình ta như đã hẹn từ trước. Giờ mẹ mới biết họ đã có kế hoạch khác vì lúc nãy Phong nói với mẹ, Phong đang hoàn tất thủ tục để mời gia đình ta sang Mỹ trong thời gian tới. Con có sắp xếp được thời gian nghĩ phép không?
Cô hồi hộp:
- Phong mời cả con hở mẻ Sao trước đây con không nghe mẹ nói gì về việc này?
Bà Như Tùng cười bí mật:
- Mẹ muốn con ngạc nhiên và hình như Phong cũng thế.
Cô ngơ ngẩn lập lại:
- Phong mời cả con hả mẹ?
- Nó không nói rõ nhưng tất nhiên phải thế rồi vì đây là dịp rất quan trọng mà - Bà cười rạng rở - Nó cưới vợ.
Có bàn tay nào bóp chặt trái tim Quỳnh Lâm đến ngạt thở và trong một phần nghìn giây cô muốn hét thật to, muốn đập phá, muốn huỷ hoại sự tồn tại của chính bản thân mình. May mắn là chút anh sáng loé lên từ lý trí giử cô ngồi yên. Nhưng cảm giác ngạc thở khiến cô tin rằng mình không còn sống nửa chỉ tồn tại ở đây như một cái xác trống rổng, thế thôi. Không có thời gian, không có sự sống, không có sự hiện diện của bất cứ ai, trong Quỳnh Lâm duy cảm giác chết lặng của ngày xưa khi tiếng loa vang bang gọi cô "Mời thân nhân của phi công Thái Như Vũ... " Quỳnh Lâm lẩm bẩm:"hết thật rội"
Bà Như Tùng băn khoăn:
- Chỉ trong vòng tháng tơi, liệu có thu xếp kịp không con?
Quỳnh Lâm cười nhẹ tênh:
- Con sẽ cố.
Bà Như Tùng đứng lên:
- Sắp mưa rồi đấy vào nhà đi Lâm. Chiều nay ba mẹ được mời đi dùng cơm bên ngoài. Chị Như cũng vừa xin phép mẹ đến thăm đứa em đang ở ký túc xá. Con ăn một mình nhé.
- Da.
Quỳnh Lâm ngồi mãi ở đấy. Anh không về cô còn cho đợi gì nữa. Bóng tối nhập nhoạng đế gần và trời lắc rắc mưa. Ngôi nhà không còn là chốn bình yên của Quỳnh Lâm, dường như nó cũng đang chuyển động dưới chân cộ Mưa. Mưa có thể làm dịu cảm giác nóng hực của cái đầu đang bốc khói và cuốn trôi mọi tình cảm uỷ mị khiến cô trở nên yếu đuối thế này không? Như người mộng du, Quỳnh Lâm dắt xe ra khỏi nhà và chạy lòng vòng qua những con đường.
Không có mưa, cô dừng xe chờ đợi. Một cơn lốc nhỏ cuốn rác rưởi, đất cát đưa lên cao rồi quất thẳng vào mặt Quỳnh Lâm đau điếng. Đang phủi đi đám bụi dầy bám đầy trên mặt mũi, quần áo thì trời đổ mưa. Quỳnh Lâm phóng ra đường, tay cô nhích dần lên khiến xe lao về phía trước như một mũi tên. Con đường loang loáng và mở rộng ra trước mắt Quỳnh Lâm. Thật tuyệt thế này có tốt hơn không sao cô cứ đẩy mình vào ngõ hẹp mãi thế. Ngõ hẹp ư? Cảm giác cồn nhẹ trong lòng khiến Quỳnh Lâm sực tỉnh. Cô giảm ga rồi từ từ dừng lại.
Giờ đây với sự tỉnh táo của ý thức Quỳnh Lâm rùng mình khi nhớ tới hành động điên rồ ban nãy. Nếu việc tồi tệ xảy đến thì đâu phải mình cô lãnh hậu quả.Quỳnh Lâm vuốt mặt, nước từ tóc chảy xuống vai rồi thấm vào da thịt. Cô ngơ ngẩn nhìn quanh, một lúc sau mới nhận ra nơi mình đang đứng. Quỳnh Lâm vòng xe lại. Còn một chổ có thể mang cho cô cảm giác bình an.
Dắt xe len vào chiếc cổng hẹp, người bảo vệ già thò đầu qua ô cửa nhìn cô:
- Bác sĩ Lâm lại trực à? Đêm nay không phái là phiên của cô Hồng Ngọc sao?
Quỳnh Lâm không trả lời chỉ mỉm cười. Mưa đã tạnh, quần áo không ướt, không khô, cứ âm ẩm và dán chặt vào người. Không vào khu nội trú, cô đến ngồi ở băng đá cạnh lối đi. Dãy phòng bệnh sáng đèn, cô y tá đang đi về phía tiếng khóc o oe của một bệnh nhi ở cuối phòng, cô nhớ thằng bé nhập viện hôm qua vì tiêu chảy kéo dài. Chiếc áo choàng màu trắng và khung cảnh tất bật nơi này làm lòng Quỳnh Lâm dịu lại. Cô khao khát nghe cái giọng lúc nào cũng oang oang của chị Thục, được nhìn thấy dáng vẻ và gương mặt dể thương xinh xắn của Hồng Ngọc, cô bác sĩ đẹp nhất khoa.
Gió thổi mạnh làm nước đọng trên các cành cay rơi lộp độp xuống đất. Muộn quá rồi, Quỳnh Lâm đứng lên, đi ngang qua phòng cấp cứu, cô tông thấy Minh Viễn đang nói chuyện với ai ngoài cửa. Ánh mắt anh lướt qua Quỳnh Lâm cách hờ hửng rồi quay đi rất nhanh. Chỉ người đứng cạnh anh Hoàng Dung là mau mắn:
- Giờ bác sĩ mới về ạ?
Lâm lắc đầu:
- Không tôi vừa đến.
- Bác sĩ ướt cả rồi em có mang áo mưa theo đây.
Cô khoát tay:
- Không cần đâu, cảm ơn em. Trời tạnh mưa rồi tôi cũng về thôi.
- Dạ.
Trước khi ra cổng, Quỳnh Lâm quay lại nhìn khắp một lượt. Họ vẫn còn trông theo. Với nụ cười thấp thoáng trên môi mà sự mơ hồ của nó khiến người khác e ngại. Quỳnh Lâm nói khẻ, lần này cô nói với anh:
- Tôi đi nhé.
Một thoáng biến đổi trên gương mặt rất đàn ông ấy nhưng vì nó diễn ra quá nhanh nên gần như không trông thấy gì cả. Quỳnh Lâm cười buồn, nếu biết được kết cục này chắc anh ấy không còn giận cô nữa hay sẽ hả hê hoặc chắc lưỡi thốt lời tội nghiệp. Nước mắt Quỳnh Lâm giờ mới chịu chảy ra.
Lúc về đến nhà cô đã bình tỉnh trở lại và khi đứng trước phòng bà Tùng Như thì gương mặt Quỳnh Lâm hoàn toàn bình thường. Chỉ với giác quan người mẹ bà mới nhận thấy một thoáng buồn bả đọng trong ánh mắt cộ Bà nghĩ với một người vốn nhạy cảm như Quỳnh Lâm, điều này hoàng toàn bình thường và bà còn khá lạc quan khi cho rằng đây là tín hiệu đáng mừng. Vì khi cô chạnh lòng bởi hạnh phúc của người khác; buồn bã, khao khát với những thứ mình không có, đấy là lúc Quỳnh Lâm nhận biết bản thân cần gì và mục tiêu của cô ở đâu. Bà TN mở rộng cửa:
- Vào trong này đi con.
- Dạ thôi con đến xin phép mẹ cho con về quê thăm nhà vài hôm ạ. Còn chuyện sang Mỹ con thấy cần phải cân nhắc lại. Sắp tơi tổ chức UMF sẽ gởi thư mời sang bên đấy, có thể con nằm trong dang sách được chọn. Lúc đó con sẽ kết hợp vừa đi công tác vừa đến thăm gia đình Hoài Hương luôn.
Cô nói một mạch không nhận ra ba Như Tùng vận chiếc áo ngủ vì rời khỏi giường để mở cửa cho cộ Sau lưng bà, ông cũng đang lắngnghe. Khuya lắm rồi nên cả hai đều ngạc nhiên vì thái độ nôn nóng của Quỳnh Lâm. Bà dịu dàng.
- Vậy bao giờ con đi?
Quỳnh Lâm ngẩn người:
- Ngày mai... ngày kia... Ồ không con sẽ đi vào ngày mốt cho tiện.
Bà Như Tùng khoát thêm áo rồi khép nhẹ cánh cửa sau lưng:
- Mẹ con mình ra ngoài này nói chuyện, con định đi vào ngày mốt à? - Bà suy nghĩ - Mẹ chuẩn bị ít quà để con mang về biếu dì dượng. Nếu chiều nay Phong không gọi chắc mẹ sẽ đi cùng với con. Lâu rồi mẹ không có dịp đến thăm ông bà. Bao giờ con vê?
Bao giờ về? dường như trong Quỳnh Lâm giờ đây chỉ duynhất ý nghĩ, để bảo vệ mình cồ cần phải rời khỏi nơi này ngay lập tức. Và với ý thức bảo vệ ấy không có chổ cho việc quay về. Quỳnh Lâm lúng túng đứng yên. May là mẹ không nhìn thấy, bà đang suy tính:
- Lâu quá mới về thăm chắc dì dượng con mừng lắm. Nếu sắp xếp được con nên ở lâu một chút cho ông bà vui. Sáng mai con vẫn đi làm hở? Ừm... vậy thì ngày mốt mẹ conmình đi mua ít quà. Ngày kia con hãy về nhẹ Mẹ nói ba sắp xếp để anh Khải đưa con đi.
Bà không nhắc gì đến việc sang Mỹ theo lời đề nghị của Nam Phong, còn quá sớm để thuyết phục cộ Vả lại, bà hiểu được tâm trạng lúc này của Quỳnh Lâm. Bắt đầu từ sự trở về của Nam Phong rồi tình cảm, sự quan tâm mà ông bà danh cho đứa con ở xa ấy đến việc Nam Phong kết hôn, tất cả chuổi sự kiện này đang vào nhau và giử chặt họ trong mối quan hệ ruột thịt khiến cô có cảm giác mình đang đứng bên ngoài. Không ích kỷ nhưng với bản năng Quỳnh Lâm muốn quay về nơi mà ở đó cô cũng có người thân trong mối quan hệ gia đình thật sư.
Bà âu yếm vỗ nhẹ đầu Quỳnh Lâm:
- Thôi vào ngủ đi con, khuya lắm rồi.
- Dạ.
Trước khi về phòng, bà quay lại nói thêm:
- Hãy tha thứ cho ông ấy Lâm ạ, dù sao dượng Bảo cũng là chồng của dì con Nếu ông không đồng ý, dì cũng không nuôi con trong ngần ấy thời gian được. Tha thứ sẽ làm cho con và cả ông ấy thanh thản. Dượng Bảo già rồi, cũng như mẹ vậy, người già luôn khao khát tình cảm và sự hiện diện của những người thân bên cạnh mình. Nếu con tha thứ được xem như con cải thiện một phần mối quan hệ của dì dượng con rồi đấy.
Quỳnh Lâm chậm chạp về phòng. Những câu bà nói làm cô ngạc nhiên nhưng ngạc nhiên hơn cả là bà không thuyết phụ cô sang mỹ cùng với gia đình. Dù biết ơn bà về điều này vì trước mắt cô cũng cần có thời gian để suy nghĩ và sắp xếp lại mọi chuyện nhưng Quỳnh Lâm vẫn cảm thấy hụt hẩng. Với tâm trạng rối bời cô không òn đầu óc để nghĩ đến việc tha thức. Tha thứ ư? mình phải tha thứ cho những ai và liệu họ có cần đến sự tha thứ ấy không?
Quỳnh Lâm nghiêng chiếc vại rồi dùng giẻ ướt thấm xà phòng tỉ mỉ chìu bên trong chiếc vại bằng sành nặng trỉu khiến tay cô mõi nhừ. Nhìn quanh tìm chiếc ghế con nhưng không thấy, Quỳnh Lâm ngồi bệt xuống sàn nhà.
Còn tuốt ngoài đường đắp chưa vào đến bờ rào mà tiếng thằng Na đà vang khắp xóm:
- Chị Lâm ơi...
Quỳnh Lâm ngẩng lên định ơi một tiếng nhưng sợ dượng Bảo trong nhà giật mình nên cô ngồi im. Vào tới sân thằng Na điều chỉnh âm thanh nên giọng nó trở nên ồ ồ:
- Chị Lâm ới ời
-...
- Chèn ơi, chị đang làm gì vậy?
Quỳnh Lâm gạt mồ hôi hai bên má:
- Hôm nay dì sẽ chạo mắm trong mấy cái vại này nên hồi sáng dì dặn chị Ở nhà chùi sach rồi mang ra sân phơi.
Thằng Na bật cười hi hí:
- Vậy là chị không hiểu tính má em rồi. Má chỉ vờ nói với chị thôi chứ thật ra là nói với em đấy. Đó là cách má nói mỗi khi giận em.
Quỳnh Lâm thắc mắc:
- Vậy khi không có chị hoặc người nào khác ở đây thì dì sẽ nói thế nào?
Thằng Na giành lấy chiếc vại từ tay Quỳnh Lâm:
- Dể ợt, má sẽ gọi em là "mấy người". Chị lấy nhiều xà bông như vầy thì rửa hết mùi đây. Để em mang nó ra ngoài sông, chỉ làm kiểu này có mà đến... tết.
- Chị kiêng phụ em.
Thằng Na xua tay:
- Emlàm mình ên được rồi. Chị ngồi chơi đi.
- Vậy chị đi nấu cơm, chắc dì xắp về rồi.
Khệ nệ bưng cái chậu sành cuối cùng ra cầu ao thằng Na rủ rê:
- Ra đây em chỉ chị cái này hay lắm. Cơm cứ để đó chút nữa nấu, em làm một loáng là xong liền hà.
- Em giỏi thật đó Na.
Nó thảy chiếc chậu ùm xuống sông rồi quay lại càm ràm:
- Em ghét cái tên Na lắm thay vì kêu như thế chị cứ gọi trổng giống má cho rồi.
- Sao lại ghét? tên Na cũng dễ thương lắm mà.
- Tên Thiên bộ không đẹp sao tự nhiên đặt thêm cái tên Cà Na làm chi không biết. Cà Na có gì ngon, đã nhỏ rí lại còn đắng nghét.
Quỳnh Lâm phì cười, ghét cái tên cà na nó đâm ra ghét luôn cái thứ trái cây tội nghiệp ấy. Thằng Na vẫn còn ấm ức:
- Đã vậy chị còn gọi em là Na nữa chứ. Nghe giống cái tên của thị mẹt nào đó quá. Cũng là Cà sao không đặt em là Cà Nông có phải hơn không? Nghe còn oai được một chút.
Nhìn Quỳnh Lâm cười chảy nước mắt, nó tiếp:
- Nhưng xem ra em vẫn còn hơn con nhỏ... Điên Điển ở ngoài xóm cầu. Tội nghiệp lắm, nó kể lúc mang thai đứa con đầu tiên, này nào mẹ nó cũng đòi ăn bông điên điển. Nấu anh xào, trộn, gỏi bà đều thích nhưng thích nhất vẫn là món bánh xèo nhân điên điển. Ba nó cứ chống xuồng đi hái miết hà. Vậy là đặt nó tên Điên Điển luôn. Nguyễn thị Điên Điển, chị nghe có ác không? Dù có sự tích đàng hoàng vậy đó nhưng cái tên dễ làm người ta liên tưởng đến bện... tâm thần. Mỗi lần bị ghẹo là nó khóc sướt mướt.
Thằng bé chắc lưỡi vẻ tội nghiệp và bất bình. Quỳnh Lâm lắc đầu:
- Sao lại khóc? Điên Điển là tên một kỷ niệm đẹp mà ba má bạn ây muốn ghi lại về đứa con đầu lòng, nó chứng tỏ được tình yêu họ dành cho nhau. Như vậy thì có gì xấu hổ. Sao em không nói với bạn như thế?
Mặt thằng Thiên đỏ lựng:
- Thôi kỳ lắm.
- Sao lại kỳ?
Không trả lời nó ngụp xuống nước kỳ cọ mấy cái chậu sành. Quỳnh Lâm thắc mắc:
- Sao em không để trên cầu rồi múc nước dội có hơn không?
- Nước đang ròng cách cầu cả thước chị múc dội có mà đến khuya, như vầy nhanh hơn nhiều.
- Lúc chị còn ở nhà cái ao này chỉ là con lạch nhỏ thôi. Nó có sâu không hả... Cà Nông?
Thản nhiên vờ như không biết đang bị trêu, nó hồ hởi giải thích:
- Bờ bị sạt vì ma chặt đi hàng dưa nước, em và ba đào thêm nên nó mới rộng thế này. Nước ròng nó cạn xều hà nhưng khi nước lớn thì lút đầu em luôn. Nước đang lớn đó chị Lâm, cỡ này chưa đi lại được nhưng khoản mười hai giờ nó sẽ mấp mé cầu ao. Lúc đó ghe chở hàng từ ngoài sông cái vào có thể đi ngang qua đây mà không mắc cạn. Quỳnh Lâm giục:
- Vậy thì lẹ lên, chị vào nấu cơm đây. Em cứ rề rà ngâm nước như thế không khéo lại bệnh đó Thiên.
Vừa quay lưng thằng Na đã réo:
- Chị Lâm ơi...
- Gì?
Nó gạ gẩm:
- Chị hái mấy thứ trái đèo ngoài vườn muối chua giống hôm trước đi chị Lâm. Chị làm món đó ngon quá.
- Ừ
- Nhớ thêm vái trái ớt, vài tép tỏi với mấy lát gừng tươi nửa nghen chị.
- Ừ.
Thằng Na rất thích Quỳnh Lâm, trước đây mỗi khi má nó nói "con sang thưa với chú mười mai có xe lên huyện thì gọi má" nó biết ngay "chị Lâm gởi tiền về hả má?" Bà trầm ngâm rất lâu mới gật đầu. Cho đến bây giờ thằng Na vẩn không hiểu vì sao nhận tiền mà ná nó lại buồn đến vậy. Nó cũng không hiểu vì sao chị Lâm chỉ gởi tiền đều đặn mà không về. Trong ký ức thằng Na không có hình ảnh nào về chị Lâm cả.
Nó để ý từ khi chị Lâm về đây má rất vui, cả nó cũng thế. Hôm trước thằng Tía Tô ở xóm trên chẳng biết bị bệnh gì mà co giật dữ dội, lúc đó thầy Sáng không có nhà, bà nội nó khóc quá chừng. Cả xóm nghe tiếng kêu cứu ào ào chạy quạ Sực nhớ chị Lâm là bác sĩ nên thằng Na phóng như bay về nhà gọi. Bữa đó nếu không có chị Lâm thì kể như thằng nhỏ gẩy đến mấy cái răng là ít, vì trong lúc luống cuống dì Ba nhét vào miệng nó cái muổng to tướng dùng để múc đường, múc muối gì đó ở tiệm tạp hoá của dì. Răng thằng Tía Tô và vào đếy nghe lập cập đến khiếp, mắt nó trợn trừng trừng. Chị Lâm bảo bệnh nó nhẹ thôi hình như là viêm họng gì đấy nhưng vì sốt cao nên làm kinh. Thằng Tía Tô uống thuốc mấy ngày đã khoẻ rụ Thầy Sáng sang nhà cảm ơn rối rít, bà nội thằng Tía Tô gần bẩy chục tuổi còn mếu máo khóc " tui tởn tới già không dám mang nó đi cắt lể nửa ". Kế từ hôm đó nhiều người trong xóm đến nhờ chị Lâm khám bệnh giùm, giống như khi ba nó còn xem mạch, hốt thuốc tại nhà vậy. Thằng Na ước gì chị Lâm ở lại đây luôn.
Quỳnh Lâm vào nhà thì thằng Na chạy đâu mất tiêu. Lũ chum vại sạch bóng loáng nằm phưởn bụng ngoài sân. Cô rửa sạch mớ rau củ vừa hái ở mé sau vườn. Ngôi nhà vẩn vậy nhưng khu vườn rộng hơn trước rất nhiều. Đang loay hoay Quỳnh Lâm nghe tiếng động từ trên nhà vọng xuống. Cô nhìn đồng hồ đến giờ uống thuốc của dượng Bảo thằng Na lại không có ở nhà. Thường ngày rất chu đáo, dù đi đâu nhưng đến giờ uống thuốc của dượng Bảo nó cũng về hoặc trước khi rời nhà nó đều cẩn thận cho dượng uống thuốc trước. Quỳnh Lâm để siêu thuốc vừa vặn hai phần chén. Chờ một lúc cho nguội cô mang lên nhà.
Cách đây nhiều năm trong một lần đi xem bệnh về dượng Bảo té mương rồi liệt nửa người. Điều trị rồi tập luyện suốt ròng rả mấy năm giờ ông có thể đi quanh quẩn vài bước trong nhà nhưng mọi nhu cầu cá nhân đều cần có người giúp. Gần đây dượng chuyển qua điều trị đông y, tự kê toa rồi bảo dì đi hốt thuốc. Không thích nối nghiệp cha nhưng thằng Na rất ngoan, ngày nào nó cũng lau chùi mấy cái hộc cao ngất dùng để đựng thuốc. Nhìn cái mặt gổ lên nước sáng bóng, cả những nắm đấm bằng đồng cũng thế. Quỳnh Lâm bùi ngùi nhớ đến người đàn ông khoẻ mạnh với giọng cười ha hả sảng khoái ngày nào giờ nằm đây ốm yếu hom hem.
Từ hôm Quỳnh Lâm về tuy không nói lời nào nhưng ánh mắt ông nhìn cô rất lạ. Dượng bảo đã thức giấc, Quỳnh Lâm mở toang các cánh cửa. Nắng và gió náo nức lùa vào khiến mấy cái bản lề khô dầu cựa mình rít lên khe khẽ. Cô nhớ ông có thói quen bắt đầu một ngày mới bằng cách mở tất cả cả các cánh cửa lớn nhỏ trong nhà. Đến gần ông Quỳnh Lâm đặt chén thuốc lên chiếc kệ gổ.
- Con đở dượng dậy uống thuốc nhé.
Ông lắc đầu ra hiệu cho cô ngồi xuống. Căn bệnh làm ông phát ngôn lớ ngớ và giống như những người lãng tai lâu ngày khác dượng Bảo nói rất lớn, nhờ thế cũng dể nghe hơn.
- Từ lúc nằm liệt giường đến giờ dượng chỉ sợ một điều là trước khi chết không gặp lại con.
- Kìa dượng...
- Đừng ngắt lời để dượng nói hết. Dượng rất ân hận đã đối xử không tốt với con nhưng không phải vì ghét ba mẹ con như mọi người nghĩ đâu. Dầu hẹp bụng đến mấy thì với dượng con vẫn là một đứa trẻ. Nhưng từ lúc con đến ở chung thì dì con đâm ra trái tính, suốt ngày bà cứ giử rịt lấy con, Không còn quan tâm đến chồng nữa. Dượng biết dì thương và muốn bù đắp cho con nhưng bạn bè mỗi khi tán gẩu thường xa gần chọc ghẹo rằng bà ấ phải cẩn thận đề phòng vì sợ dượng biến thành con yêu râu xanh.
Quỳnh Lâm bật cười ông cũng méo mó cười theo. Câu chuyện trở nên cởi mở và thân tình hơn:
- Nói ra thì xấu hổ vì tị nạnh với con cháu trong nhà nhưng lúc đó dượng bực lắm. Mâu thuẩn trầm trọng nhất là lúc dì con từ chối có con với dượng. Bà ấy bảo đế lo cho con thêm thời gian nữa và chờ đến lúc kinh tế gia đình thật sự Ổn định. Dượng biết đó chỉ là cái cớ trong thâm tâm bà ấy sợ nếu có con thì dượng sẽ hất hủi ghét bỏ cháu bà ấy. Thay vì chứng minh cho dì thấy dựơng vẫn luôn yêu thương con dù có thêm con cái thì dượng lại chọn cách ngược lại. Dượng muốn bà ấy phải đau khố vì dám từ chối ước muốn chính đáng của chồng và dù không co thêm con cái dượng vẩn ghét bỏ không quan tâm đến ai kể cả con là đứa cháu duy nhất của bà ấy. Dượng biết hành động này kiến con oán hận. Đó là sai lầm lớn nhất trong đời dượng. Từ khi xấy ra chuyện này vợ chồng ít trao đổi và tệ hại hơn là không muốn nhìn thấy mặt nhau dẩn đến khoảng cách ngày càng lớn, không phải dượng không nhận ra vấn đề xuất phát từ người lớn, nhưng không hiểu sao lúc đó dượng lại tệ đến thế. Bà ấy có cái cương quyết riêng của mình, dượng lại khăng khăng không nhượng bộ. Cũng có lúc nghĩ đến chuyện bỏ nhau nhưng dượng chỉ thương có mình bà ấy thôi.
Ông dừng lại thở dốc, Quỳnh Lâm vội ngăn:
- Dượng đừng lo cháu hiểu cả rồi. Vả lại, cháu còn ở lại đây rất lâu vì thế chúng ta có rất nhiều thời gian để thong thả nói với nhau. Giờ dượng đang mệt, uống thuốc rồi nghĩ ngơi nhé.
Ông khoát tay:
- không, dượng muốn nói một lần cho xong cứ để mãi trong lòng thế này dượng làm sao thanh thảng cho được - Mắt ông thoắt xa xôi - Từ khi cháu rời khỏi nơi này thì dượng và bà ấy trở thành hai người xa lạ sống chung một mái nhà. Không nói với dượng một lời bà ấy rút vào vỏ ốc, sống trong yên lặng và khắc khoải. Thái độ của bà ấy như đổ trút mọi tội lỗi lên dượng vậy.Sau một thời gian mệt mõi chịu đựng, dượng đâm ra buồn chán nên có những mối quan hệ tình cảm khác bên ngòai chỉ cốt xem thái độ của bà ấy thế nào thôi. Lúc này dượng đã gặp má thằng Thiên bà ấy mồ côi từ thướ nhỏ đang sống một mình, hiền lành lại yêu thương dượng hết mực. Dì cháu biết chuyện vẩn không phản ứng, tha6.m chí có lần gặp dượng và má thằng Thiên đi cùng với nhu trên đường trong khi nhiều người chờ xem thái độ cúa bà ấy thế nào thì dì cháu lẳng lặng băng đồng về nhà. Bà ấy có nhiều cách trừng phạt tánh tự cao của dượng lắm.
Ông cười khe khẻ như tự chế nhạo mình:
- Đâu phải bà ấy không thương dượng, đàn bà có năm bảy đường ghen, nhưng ghen mà như không kiểu dì cháu thì xưa nay chỉ có một. Lúc má thằng Thiên mang thai dượng ở hẳn trên đó, không về đây nữa dì cháu cũng không thèm tìm. Nhưng khi nghe tin má thằng Thiên băng huyết chết ngay khi sinh không kịp nhìn thấy mặt con trai thì bà ấy tất tả chạy lo tang lễ rồi bồng thằng Thiên về nhà. Cái thằng đến khó, vì không được nuôi bằng sữa mẹ nên đau ốm quặt quẹo luôn, lúc nào nhìn thấy thì y như rằng nó đang khóc i ỉ như con mèo ướt đến dượng còn phát chán, thế mà bà ấy cặm cụi nuôi đến bây giờ. Nói thật dượng sợ dì con lắm. Suốt cuộc đời này dượng mãi mãi là con nợ của bà ấy.
Quỳnh Lâm chớp mắt, cô chưa bao giờ hiểu dì cả. Người đàn ông mà dì yêu thương đang tổng kết cuộc đời mình bằng sự hối tiếc. Xem ra sống đến chừng này ông vẫn chưa hiểu hết dì. Liệu bà có yêu ông không nhỉ? Dượng Bảo vẩn đều đều:
- Biết con thành đạt và sống hạnh phúc dượng mừng lắm. Cái mừng của người ích kỷ biết mình thoát ra khỏi sự dằn vặt của bản án treo lơ lửng suôt từng ấy năm. Bà ấy không bao giờ nhắc đến con, trước mặt dượng và dượng cũng vờ như không biết việc con vẫn gởi tiền về giúp đở gia đình này. Như dượng biết ơn con không phải chỉ vì thế mà quan trọng là con đã về lại đây để dượng còn nói được với con những lời này. Có như vậy dượng mới thấy lòng mình thanh thản.
Quỳnh Lâm lắc đầu:
- Sở dĩ con không về là vì con muốn tranh cho dì những chuyện khó xử. Con sợ sự hiện diện của mình gợi lại sự không vui ngày trước. Thật ra lúc đó con chỉ thấy buồn chứ không hề oán hận dượng, nhưng khi trải qua những thăng trầm của cuộc sống và giờ lại hiểu tường tận mọi chuyện nên dượng đừng nghĩ ngợi gì hết con không còn buồn nữa đâu.
- Dù biết con nói thế để an ủi nhưng dượng vẩn thấy an lòng hơn - Ông đổi giọng vui vẻ - Con vẩn sống hạnh phúc đấy chứ? chồng con khoẻ không? có tốt với con k?
Không ai noi với ông về cái chết của Như Vũ, Quỳnh Lâm cúi mặt:
- Anh ấy vẩn khoẻ. Anh ấy tốt với con lắm dượng đừng lo.
- Ừ bao giờ chồng con muốn có em bé thì nhớ đừng viện bất cứ lý do gì để từ chối nhé.
Quỳnh Lâm giật thót người, cô máy móc đưa tay lên bụng, thảng thốt:
- Da.
- Dì con về rồi đấy. Cho dượng uống thuốc xong con ra ngoài giúp dì một taỵ Nhắc dì con làm ít tôi, bà ấy vốn tham công tiếc việc, quần quật cả ngày không khéo đổ bệnh thì khổ.
- Dạ.
Dượng Bảo uống thuốc xong nhắm mắt lại thiu thiu ngũ. Quỳnh Lâm đứng lên, tần ngần một chút cô khép nhẹ cửa ra ngoài. Dì Tuyên đang loay hoay sau bếp.
- Ủa không có cá hở dì?
- Ờ hôm nay toàn là cá lớn. Dì chỉ mua một con về nấu canh chua thôi. Mắm lốc phải chọn con nhỏ roi roi mà mình quen gọi là cá tràu mới ngon.
Con cá nhẩy đùng đùn tron thau khiến nước văng tung toé. Khiến dì phải vất vả lắm mới xoay được nó trong taỵ Chỉ một cái giỏ đi chợ của dì mà Quỳnh Lâm soạn đầy đến mấy cái rổ. Cô kêu lên:
- Toàn đồ ăn thức uống, dì mua chi nhiều dữ vậy.
Dì Tuyên cười hiền lành:
- Cho con bồi dưởng. Chà, nước lơn nhanh thật mới giờ này mà đã mấp mé cầu rồi không khéo lại tràn bờ. Đế dì kêu thằng cà na dời mấy cái chậu vô trong.
Bà ra sân chụm tay làm loa gọi lơn:
- Thiên ơi ! bớ Thiên...
Rồi tất tá quay vào làm tiếp con cá, cứ như thằng Thiên đang đứng đâu đó sẽ về ngay vậy. Mà thật, chưa đầy năm phút sau thăng Thiên đã có mặt ở nhà, nó hì hục khiêng mấy cái chậu ra cái sân ciment cao bên hông nhà dùng để phơi lúa. Quỳnh Lâm ngạc nhiên:
- Lúc nãy chị ra ngoài tìm nhưng không thấy em. Em ở đâu mà về nhanh dữ vậy?
Nó nháy mắt:
- Em có phép kinh công mà.
- Kinh công là gì?
- Vậy mà cũng không biết, kinh công có nghĩa là...
Dì TUyên cười lớng:
- Hơi đâu mà tin nó. Nhà con Điên Điển đang hái dừa bên kia, nó sang đấy làm rể đó mà. Thôi xong rồi đi đâu thì đi phứt đi. À ba con uống thuốc chưa Thiên?
- Chết.. con... quên
- Lúc nãy tìm không thấy em, chị mang vô phòng và cho dượng uống rồi.
Bà nhìn cô lo ngại:
- Ông ấy có nói gì không con?
- Dạ dượng nói rất nhiều nhưng dì đừng lo toàn là chuyện vui không hà.
- Vậy hả con.
- Dạ.
Bà cúi xuống:
- Hai đứa làm gì thì làm hay đi đâu đó chơi đi, chừng nào cơm chín má gọi.
Thằng cà na biết má muốn ở một mình nên ranh mãnh nháy mắt với Quỳnh Lâm:
- Vậy thì con đi làm... rể tiếp nha.
Quỳnh Lâm bật cười cô nghe lòng tràn ngập những cảm xúc ấm áp khi nghe dì Tuyên mắng yêu thằng Thiên vài tiếng. Nó nán lại chọc cho dì cười mới phóng đi. Quỳnh Lâm cũng thong thả ra vườn. Ngồi dưới hàng sơ ri um tùm, cô thò tay hái một trái chín hườm ngang tầm mắt. Nhìn trái sơ ri có ba múi bằng nhau, cô nghĩ tình cảm giờ đây được chia đều đặng trong lòng mình. Không, nói đến tình cảm là nói đến phép nhân. Cô nhớ đến mẩu đối thoại đã được đọc trong một chuyện ngắn nào đó, khi hai người mẹ có con ra ngoài mặt trận cùng đi với nhau trên một chuyến xe lửa:
- Bà có một đứa con bà giành cho nó trọn vẹn tình thưƠng của bà. Còn tôi có hai đứa con và tình cảm không phải là chiếc bánh mì để tôi chia mỗi đứa một nửa vì thế đương nhiên mỗi đứa cũng nhận được tình cảm trọn vẹn như nhau, bằng nhau. Nếu bà mất một đứa con bà đau đớn một, tôi cũng vậy nếu tôi mất chúng, tôi sẽ đau đớn gấp hai lần. Tình cảm không phải là phép chia mà là phép nhân kỳ diệu.
Quỳnh Lâm lẩm bẩm "phép nhân kỳ diệu" cô phải nhân bao nhiêu lần để bù đắp cho trọn vẹn đây? Nhoài người nhặt cái trứng mối bé bé ngay trên lối đi, dường như toa? ra hơi ấm trong bàn tay Quỳnh Lâm. Xoay chiếc trứng bé tí, cô ngạc nhiên vì sự sống đang lớn dần và thành hình trong ấy. Sợ người khác vô ý dẩm phải, rất cẩn thận Quỳnh Lâm đào một cái lỗ con con bỏ quả trứng bé xíu vào đa6'y rồi lấp lại bằng lớp đất mỏng. Cho quá sơ ri vào túi, cô ghé mắt qua hàng rào nhìn bé Tí Nị chơi ô quan một mình vì sáng nay anh chàng Tí Tô được nội dắt qua cồn ăn đám cưới. Không có người cải nhau xem ra con bé cũng buồn miệng. Nó vừa bỏ hạt keo vào từng ô vuông vừa đọc to bài đồng dao:
Chi chi chành chành
Trái chanh bỏ vo?
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Dắt dê đi tìm
Ù à ù ốc...
Quỳnh Lâm lẩm bẩm đọc theo, đây cũng là bai đồng dao cô thuộc từ thửơ bé giờ đọc lại mới phát hiện ra những chi tiết ngộ nghĩnh, không có yếu tô liên quan và thiếu hẳn mối quan hệ nhân quả. Như từ trái chanh bỏ ngỏ lại tạt qua chuyện con ngựa đứt cương. Có thể vì lưu hành theo lối truyền miệng nên đây là một dị bản chăng. Quỳnh Lâm thử điều chỉnh theo cách mà cô cho là hợp lý. Mái tranh bỏ ngỏ - con ngựa đứt cương - ba vương ngũ đế - dắt dế đi tìm. Thoạt nghe khá xuôi tay nếu ngẩm nghĩ lại vẫn có điều không ổn, vì trong một mái nhà tranh thì làm gì có sự iện diện của ba ông vua năm ông hoàng cho được. Cô lắc đầu thật ngớ ngẩn khi tìm sư hữu lý đôi khi lại là sự thật và tồn tại một cách hiển nhiên.
Đi Qua Miền Ký Ức
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16