watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bảy Đêm Quái Đản-Đêm thứ sáu (2) - tác giả Quái Đàm Hiệp Hội Quái Đàm Hiệp Hội

Quái Đàm Hiệp Hội

Đêm thứ sáu (2)

Tác giả: Quái Đàm Hiệp Hội

Tôi không để ý gì đến ánh mắt ngạc nhiên của bác tài rồi quay người đi về hướng khu nhà.


Ánh trăng ảm đạm, màn đêm buông xuống làm khu vực này càng lạnh lẽo, tôi rùng mình…
“Đang là mùa hè, sao lại lạnh như thế này?” Tôi thấy bồn chồn quá, ngẩng đầu lên nhìn thấy đèn của các hộ dân xung quanh đã tắt, chỉ còn vài ngọn đèn đường le lói. Có một chút gì đó âm u và lạnh lẻo, hít sâu vào sẽ thấy không phải là sự lạnh lẽo mà là một cái gì đó rất khó tả.


Vô cớ lại tự dọa mình toát hết mồ hôi hột, tôi sỉ vả mình là đồ vô dụng, kéo lại áo bước nhanh đến phía trước.
Vừa qua lối rẽ, tôi tí nữa đụng vào bà chủ nhà. “Bà phải ra ngoài ạ?” Tôi gọi hỏi.


Bà dường như không nghe thấy, tay trái cầm làn bước đi rất nhanh.
“Bà à, là cháu dây!”, tôi đuổi theo và gọi rất to nhưng bà như cố tình không nghe thấy.


“Kỳ lạ!”, tôi dừng lại, nhìn cái bóng cứ xa dần mà thấy khó hiểu, mình đã bao giờ làm ba bực mình đâu, không hiểu bà làm sao vậy? Nhìn bóng bà khuất dần, tôi bỗng phát hiện bước chân của bà sao nhẹ thế, như bay trong không khí. Dụi mắt nhìn lại bà cụ quả thực đi nhanh quá.


Đoạn đường không dài, chỉ khoảng 300 mét này không bằng phẳng như chính tâm trạng của tôi lúc này, bà đã hoàn toàn thay đổi, không như người mà tôi đã từng quen.


Tôi bám theo đến tận nơi, trước mắt là bãi đất trống rất lớn, ở giữa có ngôi nhà mái bằng cũ kỹ. Bà Chong đứng trước cửa nhà, rút chìa khóa mở cửa, nhưng mấy lần đều không nhét nổi vào ổ khóa.


Đêm tối làm tôi nhìn không rõ các động tác của bà. Tôi ngạc nhiên vì trước kia sao chưa bao giờ nhìn thấy ngôi nhà này? Có lẽ nó mới được xây trong nửa năm vừa qua? Không đúng, ngôi nhà này rất cũ, ít ra cũng phải xây được vài năm rồi, một cảm giác khó tả, căn nhà này ở đây từ bao giờ?
“Có lẽ tôi nhớ nhầm chăng, nếu không thì ngôi nhà này từ đâu mà có?” Tôi nghĩ đi nghĩ lại như vậy.


Tiếng “két két” cứ ngân dài, bà vào nhà rồi đóng cửa lại. Một lúc sau, căn phòng sáng lên ánh lửa mờ mờ ảo ảo như ánh hoàng hôn và le lói qua khung cửa sổ.
“Rốt cuộc thì là chuyện gì?” tôi ngạc nhiên vì thấy bà lão thật kỳ lạ, có hơi lưỡng lự nhưng tính hiếu kỳ của tôi lại trỗi dậy, ngó xung quanh không thấy ai tôi tiến về phía trước.


Cửa sổ bám đầy bụi, nhìn lờ mờ thấy bà lấy thức ăn ở trong hộp ra rồi đặt lên cái bàn kê sát tường. Chuẩn bị xong, bà lấy từ trong người ra một vật giống như bài vị đặt phía sau bàn thức ăn. “Hình như là thắp hương cho ai đó”, tôi đoán như vậy, lớn lên ở thành phố nên tôi hiếm khi được gặp những phong tục này.


“Có thể là thắp hương cho ông chồng bà chăng?” Tôi rất thông cảm vì sống trong cảnh cô đơn không hề đơn giản một chút nào.


“Hay là về nhà đợi vậy! Người ta thắp hương cho chồng thì không nên làm phiền họ”. Tôi nhìn bà cảm thông rồi quay người đi, trong lòng tôi vẫn nặng trĩu, cuộc đời con người sao nhiều việc diễn ra không như ý muốn đến vậy, có cái được cái mất cho nên chúng ta phải quý trọng những gì đang có ở hiện tại.


Nghĩ viển vông một lúc tôi đã về đến trước cổng nhà bà, tìm một chỗ ở thảm cỏ để nghỉ ngơi, bụng bắt đầu cồn cào, lúc này tôi mới nhớ ra từ sáng đến giờ vẫn chưa có thứ gì nhét vào bụng.


Ngồi chán chê mê mỏ tôi lại rút điện thoại lật đi lật lại để xem giờ và ngồi ôm đầu gối như chuẩn bị ngủ gật.
“Tiểu Trương, sao cháu lại ở đây?” Tôi láng máng nghe thấy tiếng gọi của bà.
“Bà về rồi ạ?”, tôi vội vàng đứng dậy và cười gượng gạo.
“Cháu quay lại tìm thẻ tín dụng phải không? Này”.
“Mau vào trong nhà!”. Bà phủi vết bẩn và cỏ khô dính trên người tôi, cười nói rất nhiệt tình. Tôi luôn mong bà lúc nào cũng vui vẻ như vậy.
“Vâng, vâng ạ!”, tôi mừng quýnh lên. “Vào đi, đứng đấy làm gì nữa? À, cháu chưa ăn cơm phải không? May quá nhà cô còn đồ ăn”, bà vội lôi tôi vào nhà.
“Nào, ngồi xuống đi! Thẻ tín dụng để trên bàn, cất đi nhé, đừng có làm mất đấy”, bà mở lồng bàn đậy thức ăn đặt trên bàn.
“Ăn đi cháu, chắc đói rồi hả?” Bà nhìn tôi với vẻ hiền từ.
Tôi cảm động nhìn bà, phát hiện mắt bà hơi sưng và đỏ, chẳng cần đoán tôi cũng hiểu. Trước kia tôi ít để ý đến những điều này. Giờ đây tôi hy vọng cuộc sống của bà vui vẻ hơn.
“Bà, bà sao vậy, mắt bà sao thế?” Tôi gặng hỏi.
“Không sao, bà già rồi hay nghĩ lung tung”, bà trả lời miễn cưỡng như muốn giấu giếm điều gì đó.
“Thế ạ!”, một lý do hợp lý, tôi không nói gì thêm.
“Ăn từ từ thôi kẻo nghẹn” bà rót nước cho tôi.
“Cháu cảm ơn!”, mồm tôi vừa nhai nhồm nhoàm vừa nói vì bụng quá đói.


Bà nhìn tôi trìu mến, trong ánh mắt đó tràn đầy yêu thương.
“Cháu và cô gái đó thế nào rồi?” Bà có vẻ thích nhìn cái bộ dạng ăn uống như hùm của tôi.
“Ai ạ?” Tôi ngẩng đầu ngạc nhiên hỏi.
“Cái cô gái trước kia trọ đây và có lần to tiếng với cháu ấy, cháu từng kể mà quên rồi hả?”
“Chúng cháu chia tay rồi!” Bà vẫn còn nhớ chuyện của tôi.
“Tiếc quá, không biết con cái nhà ai? Bà không giúp gì được cháu cả!”. “Không phải thế đâu ạ, cháu có thể tự giải quyết được, bà yên tâm, cháu mà có bạn gái thì nhất định đưa đến ra mắt bà”.
“Ừ, Tĩnh Nhi nếu…! Nếu bà có con thì nó cũng lớn rồi!” Bà nhìn chẳng nói thêm câu nào. Có thể là bà đang nghĩ đến quá khứ, đến số phận.
Tôi tự trách mình, muốn bà vui lên một chút vậy mà… có điều tôi lại nghĩ, bà hỏi hộ tôi cũng tốt, cô ấy sống ở vùng này, nếu bà giúp tôi có phải tốt hơn không “Hay là bà giúp cháu hỏi vậy!”
“Nghĩ kỹ chưa, bà là người thích xen vào việc của người khác đấy, nhưng yên tâm đi bà không làm hỏng chuyện đâu!” bà tủm tìm cười.
“Dạ vâng, cháu thì muốn tự mình giải quyết, nhưng sau đó lại nghĩ nếu có bà giúp cháu thì việc này sẽ tốt hơn”.
“Bà làm cơm ngon quá, cháu ăn no rồi ạ”, tôi đặt đũa xuống, lau mồm và nói “Cháu chỉ biết cô ấy tên là Tiêu Tĩnh”. Tôi tả lại hình dáng cô ấy cho bà nghe, nói thật trong thâm tâm tôi vẫn có đôi chút hy vọng, nếu không vậy sao sau khi nhìn thấy Tiêu Tĩnh tôi lại vội vàng bám theo đến tận đây.


Bà vừa thu dọn bát đũa vừa nghe tôi kể, khi nghe thấy hai chữ “Tiêu Tĩnh” đột nhiên mặt bà biến sắc. Tôi tả về hình dáng đặc điểm của Tiêu Tĩnh, tay bà run lên rồi “xoảng”, tiếng bát rơi vỡ vụn trên dat9621 “Cháu nói ai? Cháu nói lại đi!”
“Tiêu Tĩnh ạ! Bà cũng biết cô ấy hả?” Tôi cũng thật dốt, phản ứng của bà như vậy mà lại phải hỏi.
“Đúng rồi, đúng là Tĩnh Nhi”, bà Chương thất thần ngồi bệt xuống ghế, hai vai bà run lên. Xem ra thì đúng là bà quen Tiêu Tĩnh rồi, tôi thấy rất lạ vì nếu quen thì sao họ chưa gặp nhau bao giờ?
“Bà ơi, bà làm sao thế?” Thấy bà có gì đó bất thường nhưng tôi vẫn hy vọng đừng có xảy ra chuyện gì.
“Tĩnh, Tĩnh Nhi! Mẹ sai rồi, mẹ thực sự sai rồi, con ra gặp mẹ đi, mẹ nhớ con quá!”. Bà dang đôi tay vuốt nhẹ vào không khí, ánh mắt đờ đẫn, hai môi mím lại, nước mắt đã chảy dài trên khuôn mặt bà.
“Bà sao vậy? Chỉ tại cái mồm cháu hay nói lung tung”.
“Đúng rồi, cháu có thể gặp được Tĩnh Nhi, cháu bảo Tĩnh Nhi ra gặp bà đi, bà là mẹ nó, bà rất nhớ nó”, bà khóc và cầu xin.
“Bà làm thế này thì tổn thọ lắm”, tôi vội đỡ bà đứng dậy.
Bà không nói gì, trong phòng chỉ có tiếng khóc, tôi cũng không biết nói gì để an ủi bà, một lúc sau giọng nói của bà cất lên.
“Tiêu Tĩnh là con gái bà!”, câu nói này làm tôi hiểu ra tất cả những biểu hiện bất thường vừa rồi của bà, điều này thật bất ngờ khiến tôi rất ngạc nhiên.
“Đều là tại bà cả!”, bà khóc và kể với giọng tuyệt vọng. “Năm đó bọn quỷ như bọn lang sói, chúng đến tàn sát đốt nhà cửa của dân, những người dân không có khả năng chống trả đều bỏ chạy đến nơi khác”.
Tôi nghe thấy hơi run, cái từ “bọn quỷ” sao lạ thế, chỉ có gặp quỷ khi xem phim thôi. Không biết bà đã gặp phải bất hạnh gì, tôi lặng yên nghe kể.
“Bà lúc đó bỏ chạy đến một vùng tương đối hẻo lénh, cứ nghĩ cuộc sống thế là được yên ổn nhưng bọn địa chủ độc ác kia lại đến thu thuế. Nhà nghèo làm gì có tiền, địa chủ không cho khất một ngày nào, thấy bà không nộp nổi thuế liền ép Tĩnh Nhi làm vợ bé của hắn. Bà… bà lúc đó thật hồ đồ, cứ cho rằng làm vợ bé của địa chủ còn đỡ hơn phải chịu khổ chịu nghèo, cũng không để ý đến Tĩnh Nhi có đồng ý hay không, bà liền đồng ý”.


Nói đến đây bà giàn giụa nước mắt, rút khăn mùi xoa lau rồi kể tiếp “Tĩnh Nhi chắc nó rất hận và sợ hãi, không nói với bà một câu mà bỏ đi ngay trong đêm, từ đó đến giờ vẫn chưa về”.
“Có người nói Tĩnh Nhi chết rồi, nhưng bà không tin. Bao nhiêu năm nay, rất nhiểu người bảo họ đã gặp nó, nhưng nó thì lại không muốn ra gặp một người mẹ như bà! Bà sai rồi, không nên ép nó lấy địa chủ, bà đã sai rồi! Nhưng cũng chỉ vì muốn tốt cho nó mà thôi, bà không muốn nó như bà bán lưng cho trời bán mặt cho đất, chỉ hy vọng nó lấy được một chỗ tốt”. Bà Chuong lúc này nói không thành tiếng nữa.


Tôi nghe và thấy lạ, thời kỳ chiến tranh chống Nhật lúc đó bà mới hơn ba mươi tuổi, nếu sống đến bây giờ thì cũng đã trăm tuổi rồi. Nhưng xem ra bà mới chỉ hơn sáu mươi tuổi, nửa năm không gặp cũng chẳng thấy bà thay đổi là mấy, rốt cuộc thì chuyện gì xảy ra? Tôi bắt đầu thấy sợ, cảm giác căn nhà này có gì đó bất thường, nhìn bà lão tôi thấy vã mồ hôi hột.


Tôi thực sự ngồi không vững, tìm một lý do xin phép cáo về.


Tôi từ trong nhà bà ra và chạy thật nhanh, chỉ mong sao có đôi cánh để bay nhanh ra khỏi cái khu nhà ở quỷ quái này.


Tôi cũng đã hiểu tại sao sống ở đây luôn có cảm giác bất thường, tại sao xe ô tô không có người lái mà chỉ đỗ ở tít đằng xa, tại sao người già ở đây có nhiều biểu hiện không bình thường như thế…


Tôi không cho mình được phép dừng lại, cứ cắm đầu cắm cổ chạy, ngoài đường không có gió, vậy mà cây cối xung quanh lại rì rào lắc lư như bị gió lay. Vừa chạy vừa nhìn cây cối bên đường. Bỗng nhiên cây cối đang tươi tốt biến thành khô héo xơ xác, tiếng gió thổi mạnh hơn, cả bầu trời lá khô rơi xào xạc, tôi chạy thục mạng không còn biết gì nữa.


Lúc này, những dãy nhà xây bằng gạch đỏ tường trắng san sát bên đường bỗng chốc biến thành hàng mã, con đường rộng lớn thẳng tắp biến thành những lối nhỏ gồ ghề khúc khuỷu. Tôi lao về phía trước, đã là lối ra rồi, một luồng khi lạnh xuất hiện, cảm giác bà chủ nhà đang bay gần lại chỗ tôi, tôi thấy nổi da gà.


Bà giục liên hồi “Dẩn bà đi gặp Tĩnh Nhi, dẫn bà đi gặp Tĩnh Nhi”.


Tôi không dám quay đầu nhìn, càng không muốn nghe bất cứ âm thanh gì, mắt nhắm tịt lại chạy như điên, chỉ lo cánh cổng lớn phía trước đột ngột khép lại.


Bỗng những căn nhà giấy ở hai bên lối nhỏ bén lửa, những ánh lửa xanh le lói mờ ảo như những ánh lửa oán giận điên đảo dưới chín tầng địa ngục.


Có vật gì ngáng vào chân, tôi ngã xuống, mặt trợn tròn, vùng dậy nhưng không tài nào nhấc nổi mình lên được. Mặt cắm xuống đất và lết từng bước khập khiễng, đến lúc áng chừng đã chạy ra khỏi khu vực này tôi mới dám ngẩng mặt lên nhìn xung quanh.


Cảnh tượng hiện lên trước mắt còn kinh hồn hơn nhiều, người tôi như tê dại đi không còn chút sức sống nào, muốn hét lên thật to, đôi mắt trừng trừng nhìn cảnh tượng trước mắt, đầu óc tôi thực sự trống rỗng.
Một loạt bia mộ đen sì hiện ra trước mắt. Tôi có cảm giác nặng nề không còn lối thoát. Mặt đất ẩn hiện những màn khói mờ nhạt lan tỏa quyện với sự ẩm ướt bao trùm toàn không gian.


Sau lưng hình như có vật gì đó. Tôi giật mình bật như lò xo, sợ hãi la hét.


Tôi kinh hoàng nhìn khắp chẳng phát hiện ra cái gì, nhình xuống phía dưới thấy một cái bia mộ, tôi như đạt đến tận cùng của sự sợ hãi. Trong đêm mịt mù hiện lên một tấm bia mộ cũ, phái trên bia khắc mấy chữ lờ mờ:
“Chương Ngãi, 1919 – 1974”.


Hai chân tôi không còn gánh nổi cái cơ thể này, bỗng như người bị liệt toàn thân không cử động được. Chương Ngãi! Tên bà chủ nhà.


Sự sợ hãi làm đầu óc như mu muội đi, sương mù mỗi lúc một dày.
“Mẹ, mẹ để anh ấy đi đi!”, đột nhiên giọng nói Tiêu Tĩnh vang lên.
“Tĩnh Nhi, con đã đồng ý ra đây gặp mẹ tồi hả, mẹ thực sự nhớ con”, giọng khẩn cầu của bà mẹ đáp trả lời.
“Mẹ thả anh ấy đi đi”. Tiêu Tĩnh nói.
“Mẹ biết con thích nó, mẹ giữ nó lại cho con được không?” Giọng bà Chương như lo lắng điều gì đó.
“Để anh ấy đi đi mẹ, con sẽ ra gặp mẹ”. Tiêu Tĩnh khóc.
Tôi thở phào, cảm giác thân xác mình như trút được gánh nặng. Tôi như kẻ điên cuồng bật dậy chạy khỏi nghĩa địa.
Khó khăn lắm mới chạy thoát ra khỏi đống mộ, tôi ngã vật xuống đất nôn mửa rồi hôn mê bất tỉnh.


Trời mưa tầm tã, nước mưa xối xả trên mặt đất, tôi tỉnh lại, đầu óc quay cuồng mãi mới đứng lên được trên đất vừa trơn vừa ướt.


Nhìn cảnh tượng trước mắt, tôi cũng nhớ ra “Đây chính là nơi trước kia tôi ở”, cái cổng to của khu nhà trở thành một cái cổng nhỏ rách nát, phía trên treo biển: Khu nghĩa trang Tần An Trang.


Bên trong khu mộ le lói một đám lửa quỷ, nhấp nháy ẩn hiện chỗ đó trước kia chính là nhà của bà Chương Ngãi.
Tôi như kẻ bị thần kinh, chạy thục mạng.


Trên đường có mấy cái xe taxi đuổi theo hỏi tôi muốn đi đâu, tôi vừa chạy vừa liếc qua mấy cái xe đó. Trời ơi, sao toàn xe hàng mã.
Bảy Đêm Quái Đản
LỜI DẪN
Đêm thứ nhất
Đêm thứ nhất (2)
Đêm thứ hai
Đêm thứ ba
Đêm thứ tư
Đêm thứ năm
Đêm thứ sáu
Đêm thứ sáu (2)
Đêm thứ bảy
Đêm thứ bảy (Kết)