Chương 17
Tác giả: QUỲNH DAO
Ánh trăng tuyệt đẹp ngoài khung cửa.
Chúng tôi quây quần trong phòng khách: Giáo sư La Nghị, Trung Đan, Hạo Hạo, Khởi Khởi và tôi. Chỉ thiếu một mình bà Nghị, có lẽ bà đã ngủ rồi, vì khi tôi, Trung Đan và ông Nghị về đến nhà đã hơn 10 giờ. Giáo sư Nghị lần lượt cho người gọi Hạo Hạo và Khởi Khởi xuống và dặn đừng phá giấc ngủ của bà Nghị.
Khi mọi người đã tụ họp đông đủ, chúng tôi ngồi thành vòng tròn, chính giữa là hỏa lò cháy đỏ. Đêm đã khuya lắm rồi, cửa kính đã đóng chặt, ánh trăng vờn đục khung mây, trong phòng đèn đã được thắp sáng tỏa những tia sáng mờ ảo tạo nên cảnh âm u. Hỏa lò với những ánh lửa bập bùng soi rõ từng nét mặt.
Giáo sư La Nghị tựa người vào ghế, đôi mắt mơ màng nhìn vào lửa, bắt đầu kể lại chuyện ngày xưa:
- Năm ấy là năm Dân Quốc thứ 27. Vừa tốt nghiệp đại học xong, tôi bắt đầu đi khảo cứu địa chất. Tôi đến vùng Quảng Tây, Quí Châu vừa du lịch, vừa thu thập một số đá Chung Vũ và Thạch cao. Trời vừa sang thu, tôi cũng vừa tới My Đàm, một thị trấn thuộc tỉnh Quí Châu, thì gặp Tú Lâm mẹ của Ức My.
Giáo sư La Nghị ngừng lại, nhìn tôi rồi quay sang nhìn Hạo Hạo, ông tiếp:
- Cũng là mẹ của Hạo Hạo.
- Gì?
Hạo Hạo hoảng hốt kêu lên. Ông Nghị chận lại:
- Đừng nóng, để tôi kể tiếp.
Rồi đưa tay lên xoa mũi, mắt ông rơi vào cõi suy tự một lúc ông tiếp:
- Tôi quên nói là thuở xưa nhà tôi rất giàu có. Cha tôi là một trong những thương gia nổi tiếng nhất tại Quế Lâm. Tôi lại là con một nên thụ hưởng cả một sản nghiệp to tát của cha già. Ra trường xong, mang theo hai người tớ để phục dịch, tôi đã đi đến những vùng lân cận vừa để du lịch, vừa để khảo sát địa chất tại nơi đó. Thật ra nói là vậy chớ khảo sát địa chất chỉ là một cái cớ nhỏ mà thôi. Đến My Đàm, lúc đầu tôi không định ở đó lâu, vì nơi đây chỉ là một địa phương nghèo nàn đơn bạc.
Nhưng ở đây tôi đã gặp Giang Tú Lâm. Tôi còn nhớ, hôm ấy là một buổi chiều mặt trời vẫn còn nằm trên đỉnh núi, nhưng ráng chiều đã phủ vây cả bầu trời với từng đàn hạc bay không mỏi cánh.
Tôi gặp Tú Lâm bên một tàng cây lớn. Tay cầm cọ, tay cầm giá vẽ, đường nét của nàng không xuất sắc lắm, người cũng không đẹp lắm, những dáng điệu của nàng thật thoáng đạt, thật dễ mến. Lúc ấy tôi còn rất hào hoa phong nhã nên tôi đã tìm cơ hội để làm quen. Vẫn tưởng rằng đó chỉ là một trong muôn ngàn chuyện tình vớ vẫn khác sẽ qua đi, nhưng không ngờ tôi không thể xa nàng được.
Tú Lâm là con nhà nghèo, trình độ học vấn chỉ đến tú tài, nhưng thật thà lương thiện. Lúc nào tôi cũng cảm thấy nàng là một kho tàng phì nhiêu vô giá, đầy ưu điểm. Đến Quế Lâm, sự giàu sang của gia đình tôi đã làm cho nàng lo sợ, tôi tớ trong nhà quá nhiều khiến nàng luống cuống, nhất là sự cố ý coi thường nàng của cha mẹ tôi làm cho nàng bao đêm phải tủi thân khóc thầm. Nhưng nàng quả là con người đầy tự tin. Chỉ trong vòng một năm, sự nhẫn nại đã khắc phục bao nhiêu khó khăn và thu phục cảm tình của kẻ ăn người ở trong nhà.
Tôi chắc chắn là khó có ai tìm được người vợ hoàn toàn như Tú Lâm. Ai ai cũng phải yêu thương nàng. Tú Lâm không bao giờ ra vẻ ta đây là chủ nhân, nàng hòa đồng với tất cả mọi người. Vui vẻ, không ưu tư, thích ca hát hay vui cười. Lúc nào tiếng cười của nàng cũng vang vang khắp nhà ra đến khu vườn hoa rộng lớn.
Chẳng bao lâu cuộc sống tù túng trong nhà làm nàng mệt mỏi. Là người năng hoạt động nên Tú Lâm đã trồng hoa cỏ, nuôi cá vàng...nhưng bao nhiêu đó vẫn chưa làm nàng thỏa mãn. Nàng là người rất nhân từ, thế nên không rõ từ lúc nào nàng đã sinh ra tật nuôi thú. Mỗi lần ra phố trở về là nàng mang theo nào là chó xà mâu, mèo ghẻ lở dơ dáy, loại nào nàng cũng không từ, miễn là chúng tàn tật đáng thương. Tú Lâm đã không nề hà khó nhọc, tự tay săn sóc thuốc men, tắm rửa, cho ăn...chỉ mong đến một ngày nào đó được nhìn thấy chúng mập mạp khỏe mạnh hơn.
Hành động này của nàng, lúc đầu tôi cũng thấy thích, nhìn nàng sung sướng tôi cũng vui lấy. Nhưng rồi dần dần, cái cảnh chim chó chạy bay đầy nhà như trong sở nuôi thú tàn tật làm tôi khó chịu.
Mặc dù tôi đã khuyên bảo nàng nhiều lần nhưng Tú Lâm vẫn không nghe, nàng còn cãi:
- Anh có thể đưa mắt nhìn một con vật bị bỏ rơi chăng? Anh không yêu cuộc sống của loài vật à? Không có gì sung sướng cho bằng được nhìn thấy những con vật tàn tật kia trở nên mạnh khỏe. Em thích nuôi chúng, anh nỡ nào bóp chết nguồn vui của em sao?
Thôi được! Tôi chỉ còn biết để cho nàng tiếp tục công việc đó. Kết quả, Tú Lâm càng lúc càng thay đổi hơn. một hôm, nàng về quê thăm người bà con xa, khi trở về nàng đã mang theo một đứa con gái khùng khùng điên điên không biết nói - đó là Gia Gia. Nó ngớ ngẩn, ốm yếu, ghẻ lở.
Tôi đã trách nàng sao làm mà không suy nghĩ gì cả, mang chi những bực bội về nhà, thì nàng lại bảo:
- Chúng ta đâu sợ có thêm một miệng cơm. Ở nhà nó không ai ưa nó cả, nó sống khốn khổ không bằng con chó của chúng ta nữa, anh không thấy nó đáng thương sao? Anh đừng lo, và nó cũng không đến nỗi nào đâu, để em dạy nó trồng hoa, nuôi súc vật chắc chắn nó sẽ làm được. Anh đừng lo, để nó cho em.
Thế là Gia Gia được ở lại. Suốt cả nửa năm trời nàng nhọc công dạy dỗ nó trồng hoa, nuôi súc vật. Tuy cực khổ nhưng Tú Lâm vui sướng lắm. Thuở ấy bản nhạc Tú Lâm thích hát nhất là bản “Hoa Phi Hoa” nàng đã mất cả năm trời dạy dỗ Gia Gia mới hát được. Đến nay bài hát này là bản nhạc mà không bao giờ Gia Gia quên được.
Khi Gia Gia biết hát xong, Tú Lâm mừng rỡ như kẻ sung sướng nhất đời, nàng chạy đến bên tôi khoe khoang:
- Nó không phải là con khùng, anh có thấy không?
Nhưng rồi khùng thì bao giờ cũng khùng, Gia Gia hát xong bản nhạc đó thì không hát được một bản nào khác nữa. Suốt ngày chỉ ca độc nhất một bản này.
Tuy rằng vậy, nhưng về nghệ thuật trồng hoa và nuôi thú vật thì nó rành lắm, có thể xem như là chiếc bóng của Tú Lâm. Việc nàng yêu thương nó có lẽ nó cũng ý thức được, nên mỗi khi nhìn Tú Lâm tưới hoa, nó cũng phụ một tay, ngay cả ý thích của nàng, Gia Gia hình như cũng biết. Thí dụ Tú Lâm thích loài hoa vàng nhỏ, một loài hoa vô danh mọc khắp cánh đồng, thì Gia Gia tối ngày leo mãi trên núi tìm kiếm về cho Tú Lâm, tôi nghĩ rằng đây cũng là nguyên do tại sao Gia Gia thích Ức My, vì Ức My có nét giống mẹ, còn nó thì vẫn không thể phân biệt được Tú Lâm với Ức My.
Năm Dân Quốc thứ 29 Hạo Hạo ra đời. Hạo Hạo đã đem lại cho nàng nỗi vui mững khôn xiết, khỏi phải nói thì các người cũng biết tôi vui ra sao. Nhất là tôi nghĩ rằng khi đã bận bịu con nhỏ, Tú Lâm sẽ không còn mang ba cái loài vật tàn tật kia về nữa, vì tình thương con sẽ chiếm trọn lòng nàng.
Nhưng tôi đã lầm, khi Hạo Hạo vừa được đầy tháng, thì có người đến muốn nàng đưa con về thăm quê ngoại, thế là nàng bồng con đi. Ở quê nhà khoảng hai tháng, nàng trở về nhà. Phiá sau chiếc kiệu của nàng còn mang theo một chiếc kiệu khác, có lẽ vì sợ chói nắng nên được buông rèm kín. Khi kiệu vào cổng, tất cả tôi tớ trong nhà đều ra đón nàng, tôi cũng đứng lẫn trong ấy.
Tú Lâm vừa bồng con bước ra nhìn thấy tôi nàng vui mững lắm. Nét mặt đó bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ, nàng gọi lớn:
- Anh Nghị!
Tôi nhìn chiếc kiệu thứ hai, thắc mắc:
- Ai đó?
- Em mang về cho anh một sự ngạc nhiên.
- Cái gì thế?
- Anh hứa với em là anh không giận đi em mới nói.
- Nhưng cái gì mới được chứ!
Nàng dẫn tôi đến cạnh chiếc kiệu thứ hai, vén rèm cửa sang một bên. Tôi thấy một đứa con gái thật ốm yếu. Nói thật, lúc ấy tôi rất hoảng hốt vì nước da của cô ta trắng xanh, thân thể chỉ còn da bọc xương, đôi mắt to và đen trơ tráo nhìn tôi. Tôi lui về sau một bước, hét to:
- Cái gì nữa đây hở?
Tú Lâm nở một nụ cười thật tươi, nàng nói:
- Đó là người chớ gì nữa hở ông xã của tôi?
Tôi hơi giận:
- Thì ai lại không biết đó là người, nhưng là người gì?
Ánh mắt Tú Lâm tinh quái nhìn tôi, nàng nói như trêu chọc:
- Người con gái chớ là người gì nữa.
Tôi giận dữ:
- Con gái? Tôi không biết nó là con gái sao? Nhưng đem nó về đây làm gì, ai thế?
Tú Lâm hơi hờn dỗi vì thấy tôi giận, nàng nói:
- Cô em gái của tôi đó.
- Em gái? Sao hồi đó tới giờ tôi không nghe em nhắc đến?
- Em, nhưng là em họ. Nó họ Giang, cha nó và cha em cùng một đầu ông cố.
- Xa đến thế cơ à? Tôi cố gắng nhẫn nhịn. - Thôi được, kể như em gái của em đi, nhưng em mang nó về đây làm gì?
- Nó đang bệnh.
- Trời! Tôi trố mắt, đã hiểu rõ việc nàng sắp làm - Nhưng bệnh gì chứ?
- Bệnh phổi, đã đến thời kỳ thứ hai, ngoài ra nó còn...
- Còn sao?
- Thần kinh hơi suy nhược nên người nhà định đem gởi vào nhà thương điên.
Tôi giận quá không còn chịu nổi nữa, quát to:
- Hết khùng rồi bây giờ tới điên. Nhà này có phải là viện dưỡng bệnh đâu?
Nhìn nét mặt khẩn thiết và chân tình của Tú Lâm tôi càng giận.
- Em mang nó đến đây làm gì? Bộ đây là nhà thương điên hả?
Tú Lâm nói:
- Sao anh tàn nhẫn quá vậy. Thấy người ta bệnh như thế mà còn muốn đưa vô nhà thương điên nữa, bộ muốn giết họ sao? Cứu người là một việc tốt mà anh không thích. Thần kinh nó đâu đến nỗi nào, anh không ưa thì để mặc em.
Cũng lại câu nói đó, lúc nào cũng cứ thế mà lý luận. Tôi thở dài, chỉ biết để nàng khuất phục. Ngoài ra không lẽ mang người ta tới đây, rồi bây giờ lại đuổi về sao? Tôi chỉ còn biết chấp nhận:
- Thôi được rồi, em đã lỡ mang họ đến đây rồi, anh biết nói sao? Được rồi, để họ ở lại đây đi.
Tú Lâm sung sướng:
- Anh Nghị, anh tốt quá, anh quả là người có trái tim vĩ đại nhất đời.
Và thế là người con gái kia đã bước vào gia đình tôi, đó chính là Nhã Trúc.
Giáo sư Nghị im bặt ngay, trong phòng yên lặng không một tiếng động nào ngoài tiếng thở phập phồng của mọi người, tiếng tí tách của hỏa lò và tiếng gió than van. Trên nền cửa kính, bóng cây lay động chập chờn. Xa xa những tiếng chim đêm lạc giọng như gọi đàn, như kêu khóc vì mất bạn đồng hành! Nước mắt tôi dâng lên trong lòng mắt. Tú Lâm! Người mẹ yêu quí nhất đời tôi, theo lời giáo sư Nghị đó là một người đàn bà hiếm có, thương người và rộng rãi. Vâng! Đấy chính thật là hình ảnh của mẹ tôi rồi.
Giáo sư Nghị lại ngước mắt lên âu yếm nhìn tôi:
- Ức My, con có còn nhớ những thí dụ về loài Thố Ty Hoa của con không?
Tôi không đáp ông tiếp:
- Khi Nhã Trúc mới đến, nàng thật giống như loài Thố Ty Hoa, yếu ớt gầy còm phải nương bám vào một loài thực vật khác mới có thể sống được. Tú lâm bận rộn suốt ngày nhưng nàng vẫn vui vẻ lo săn sóc Nhã Trúc, lại mời cả những vị y sĩ danh tiếng đến trị bệnh. Lo lắng cho nàng như cho một đứa em ruột. Mùa xuân năm sau sức khỏe của Nhã Trúc hoàn toàn bình phục, má nàng đã phơn phớt hồng. Nàng đẹp như đóa hoa sen hé nụ Nhã Trúc càng được Tú Lâm thương yêu, chăm sóc hơn, nàng luôn miệng gọi Nhã Trúc là công chúa Bạch Tuyết, sắm thật nhiều áo quần trắng tinh, cho sửa soạn phòng riêng của Nhã Trúc đẹp hẳn. Lúc nào nàng cũng bảo chỉ có màu trắng là thích hợp với Nhã Trúc mà thôi.
Thời gian cứ thế lặng lẽ trôi qua, Nhã Trúc càng lúc càng đẹp, lúc ấy nàng đang ở tuổi đẹp nhất của thời con gái - Đó là cái tuổi 19. Thần kinh của nàng sau một thời gian dài điều trị hình như đã trở lại trạng thái bình thường, không có vẻ gì điên dại nữa.
Năm Dân Quốc thứ 32, chiến tranh lan tràn đến Quảng Tây. Tôi dắt díu gia đình chạy loạn sang Trùng Khánh. Gia Gia và Nhã Trúc đều được dẫn theo.
Năm đó, Tú Lâm lại thụ thai, vợ chồng tôi quyết định dù là trai hay gái cũng đều đặt tên Khởi Khởi.
Cũng trong thời gian này, Nhã Trúc lại trở bệnh chúng tôi cho mời y sĩ đến, nhưng vẫn không tìm ra bệnh, chỉ biết nàng ăn không ngon mà uống cũng không được. Một ngày, rồi một ngày trôi qua nàng càng trở nên tiều tụy hơn. Điều này khiến cho Tú Lâm luýnh quýnh, cho mời hết y sĩ này đến y sĩ khác những vẫn hoài công. Nhã Trúc như một cánh hoa tàn, càng lúc càng héo hon, chúng tôi không còn hy vọng gì nữa.
Nói thật, lúc ấy, sống chung một thời gian dài cạnh Nhã Trúc, tôi cũng bắt đầu nhen nhúm sự thương mến, vì người con gái đẹp nào mà lại chẳng mang sức thu hút người khác? Nói gì Nhã Trúc còn có một ưu điểm khác là vẻ yếu đuối của nàng rất dễ kích thích bản tính thích bảo vệ của phái nam. Tôi thú nhận như vậy, nghĩa là tôi đã yêu Nhã Trúc.
Do đó, nhìn thấy nàng càng lúc càng héo mòn trên giường bệnh, tôi cũng quýnh quáng không thua gì Tú Lâm. Mặc dầu được chúng tôi hết sức lo lắng cơm nước, Nhã Trúc vẫn không nuốt vô được một hột, chúng tôi càng ngày càng hết hy vọng. một buổi tối khi tôi thay phiên Tú Lâm trực bên giường bệnh của Nhã Trúc - lúc này vợ tôi đang có mang, nên tôi muốn nàng được ngủ nhiều cho khỏe - thì giây phút tội lỗi kia đã đến.
Lúc ấy tôi đang ngồi cạnh giường nàng, Nhã Trúc bỗng mắt mở ra nhìn tôi, tất cả sự vật trong vũ trụ như tiêu tan. Tôi không biết chuyện gì đã xảy đến, chỉ hiểu rằng tôi đã yêu, đang yêu người con gái bé bỏng yếu đuối này.
Tôi đã nắm tay nàng. Nhã Trúc cười - Nụ cười mà cổ nhân thường bảo là nghiêng thành - nhìn tôi nàng nhỏ nhẹ hỏi:
- Có phải em sắp chết không anh?
Tôi đáp:
- Không! Em sắp lành bệnh rồi mà!
Nhã Trúc thở dài:
- Nếu giây phút cuối cùng của đời em mà được anh yêu thì em mãn nguyện biết bao! Anh có biết là em đã yêu anh không?
Một câu nói như sóng vỡ bờ. Nàng đã sắp chết tôi có nên dấu diếm là mình cũng đã yêu nàng? Thế là tôi cúi xuống hôn nàng, nụ hôn của tôi như có một mãnh lực mang lại sinh khí cho đời nàng.
Thật là lạ lùng, nàng bỗng nhiên hết bệnh. Tú Lâm vui sướng lắm nhưng lòng tôi thì buồn vui lẫn lộn. Vui vì thấy Nhã Trúc hết bệnh, nhưng hổ thẹn vì thấy mình đã phụ lòng Tú Lâm.
Tôi đăm đăm nhìn giáo sư Nghị. Trong hỏa lò có một hòn than sống, khói tung lên làm đỏ mắt tôi.
Giáo sư Nghị lại tiếp:
- Đứa con gái mới sinh ra chiếm hết tâm hồn của Tú Lâm. Con bé thật khỏe thật đẹp mà chúng tôi đặt tên là Khởi Khởi.
Trong lúc Tú Lâm bận rộn vì con nhỏ thì tình cảm giữa tôi và Nhã Trúc bước vào một giai đoạn mới. Điều này thật khó giải thích, có lẽ là do vẻ yếu đuối, bệnh hoạn của nàng đã làm khơi dậy trong lòng tôi bản năng bảo vệ.
Nhã Trúc hoàn toàn khác Tú Lâm, nàng lúc nào cũng đòi hỏi sự che chở. Phải chăng tình cảm tôi lúc ấy đã có sự pha trộn giữa tình yêu và sự thương hại?
Dầu câu chuyện này đã xảy ra cách đây 20 năm, hôm nay trước mặt các con của Tú Lâm và Nhã Trúc, tôi vẫn thành thật mà nhận rằng đối với Tú Lâm tôi khâm phục nàng, nhưng đối với Nhã Trúc thì tôi yêu nàng...
Thay đổi thế ngồi, tôi kín đáo ngắm Hạo Hạo và Khởi Khởi. Nét mặt của Hạo Hạo băn khoăn, đôi chân mày hắn chau lại, gương mặt Khởi Khởi càng lúc càng trắng bệch thêm.
Giáo sư Nghị kể tiếp:
- Như điều Ức My đã nói, Nhã Trúc chỉ là một cây Thố Ty Hoa một khi rễ đã bám sâu vào cây Tòng là không thể dứt ra được, trừ trường hợp ta muốn nó chết đi.
Mối tình của Nhã Trúc đối với tôi cũng thế, nó giống như những chiếc rễ đã bám sát vào thân, mặc dù biết đó là tội lỗi, là lầm lẫn, không thể tha thứ được, nhưng vẫn không dứt được. Tình yêu khi đã phát sinh thì không cách nào ngăn chặn được. Tôi biết thế, biết rằng từ đây Nhã Trúc không thể nào rời xa tôi được nữa, trừ phi nàng chết đi. Còn riêng tôi thì cũng thế, tôi không thể chống đối lại được sức quyến rũ trước sắc dẹp và tình yêu của nàng, thế là tôi đã trở thành một người đàn ông phản bội.
Nhưng tội cho vợ tôi! Nàng vẫn ngây thơ trung hậu, không biết rằng nàng công chúa Bạch Tuyết kia đã chiếm đoạt chồng của nàng!
Thế rồi Nhã Trúc lại thụ thai. Chuyện bí mật kia không thể dấu diếm được nữa. Khi Nhã Trúc mang thai thì nàng bệnh nặng, y sĩ cho biết là nàng đã thụ thai 3 tháng, chuyện đã như thế này tôi biaếng thở d´ng dấu uột. Tiếng than của ai đó? Phải chăng là oan hồn người đã mất? Bóng cây l của Tú Lâm nhìn tôi lúc đó. Tôi nghĩ rằng bản tính của Tú Lâm rất khoan dung quảng đại, sẽ tha thứ cho tôi và Nhã Trúc, nhưng không ngờ khi nghe xong nàng nổi giận, nàng đi ngay vào phòng Nhã Trúc.
- Tim cô đâu rồi hở? Tim cô đâu mang ra cho tôi xem. Cô em gái yêu quí của tôi, để tôi xem cô còn trái tím hay đã mất!
Nhã Trúc chỉ biết khóc, nàng cứ khóc mãi. Tôi đứng giữa cảnh này không biết phải đối phó ra sao? Thế nhưng tôi vẫn không quên nuôi hy vọng là để cho Tú Lâm trút cả cơn giận dữ ra ngoài như thế này, nàng sẽ bớt đau khổ đi và sẽ dễ tha thứ cho chúng tôi hơn.
Buổi sáng hôm sau, chúng tôi khám phá ra là Tú Lâm đã bỏ đi. Nàng để Hạo Hạo lại và bồng theo đứa con gái chưa đầy 5 tháng. Chúng tôi tìm thấy một mảnh giấy nhỏ.
Tôi nuôi một con chó, nó còn biết thân thiện quấn quít tôi, nuôi một con khùng nó còn nghĩ đến ân nghĩa. Thế mà lần này tôi đã nuôi một con người không có trái tim và nó đã phản tôi. Trong suốt cuộc đời này, tôi mong rằng sẽ không bao giờ nhìn lại khuôn mặt các người nữa. Nếu có gặp lại chăng đó chẳng qua chỉ để đòi món nợ khó quên này mà thôi
Ký tên
Tú Lâm
Khi Tú Lâm bỏ đi rồi, chúng tôi đã đi tìm khắp nơi và nghe ngóng mãi vẫn không ra.
Giáo sư Nghị ngừng lại một lúc. Tất cả gian phòng yên lặng. Gió bên ngoài thổi mạnh, ánh trăng sáng ngà. Bóng cây chập chờn trên kính và văng vẳng đâu đây những tiếng thở dài não nuột. Tiếng than của ai đó? Phải chăng là oan hồn người đã mất? Bóng cây lay động trong gió vi vu, tim tôi như se thắt.
Quay nhìn ông Nghị, ông đương trầm tư nhìn vào hỏa lò, ánh lửa như nung đỏ cả khuôn mặt ông. Ông tiếp:
- Tôi biết bản tính Tú Lâm, một khi đã ra đi nàng sẽ không bao giờ trở lại.
Nhã Trúc từ khi va phải thảm kịch này, bệnh cũng bắt đầu tái phát, thần kinh nàng rối loạn, lúc nào nàng cũng lập đi lập lại:
- Anh có thấy là em không có trái tim chăng? Em có thật là đứa con gái đánh mất lương tâm chăng? Thật chăng?
Tôi cho mời bác sĩ đến, nàng lần lần phục hồi, nắm lấy áo tôi khóc:
- Anh đừng bỏ em nhé anh, đừng bỏ em! Em không hề cướp anh của chị ấy, chỉ tại lòng em quá yếu mềm.
Tôi đã mất Tú Lâm thì không thể nào tôi để cho Nhã Trúc bị mất luôn, nên tôi đã chìu chuộng, chăm sóc Nhã Trúc thiệt tình. Chẳng bao lâu, nàng sinh hạ một gái. Để nhớ đứa con gái mà tôi đã đánh mất, tôi đã đem cái tên Khởi Khởi kia đặt cho nó.
Ông quay nhìn Khởi Khởi:
- Đứa bé sau này chính là con.
Rồi quay sang Trung Đan:
- Còn đứa bé trong hình là Ức My.
Ngưng lại một lúc như để cho qua cơn xúc động, ông Nghị tiếp:
- Từ đó, bệnh của Nhã Trúc lúc lành lúc phát, mỗi lần nhìn những vật dụng của Tú Lâm để lại nàng đều xúc động phát bệnh lại. Vì thế, tôi đã cho người mang đi hết tất cả những loài vật mà Tú Lâm đã nuôi, chỉ còn để lại Gia Gia, vì nó không thể tự sinh sống được, và tôi nghĩ nó là công trình mà Tú Lâm đã để hết tâm trí dạy dỗ, nên tôi không thể nào đuổi nó đi.
Chúng tôi sống tại Trùng Khánh cho mãi đến năm Dâm Quốc thứ 38 thì sang Hồng Kông.
Tại đây, tôi cũng cho người dò la tin tức của Tú Lâm và được biết nàng đã lập gia đình khác. Năm năm trước tôi dọn đến Đài Loan, mà mãi đến năm ngoái mới nhận được thư của Tú Lâm nói con đã lớn và nàng sắp chết, mong tôi sẽ nuôi dưỡng nó để nó tiếp tục học đến khi tốt nghiệp Đại Học. Nhận được thư, tôi vội cho người đi dò la tin tức khắp nơi để tìm cho gặp Giang Tú Lâm. Chưa tìm được thì con đã đến.
Tôi thút thít khóc, lấy khăn tay chậm chậm nước mắt, nhưng nó trào ra mãi không thôi. Tôi không còn biết nói gì nữa, trong màn lệ hình như tôi đã thấy được khuôn mặt của người mẹ đáng thương của tôi hiện ra, bóng dáng đau buồn, nghèo khổ của người trên giường bệnh.
Trời ơi! Mẹ tôi sao khổ sở, nghèo nàn như vậy. Đến cả giờ phút lâm chung sao người vẫn không chịu hở môi cho tôi biết cuộc đời của tôi ra sao? Mẹ ơi! Mẹ!
Giáo sư Nghị hạ thấp giọng xuống, ông nói tiếp:
- Những việc xảy ra sau đó, tôi không cần nói chắc các người cũng đã hiểu được rồi. Hạo Hạo! Con không nhìn ra đứa em gái cùng cha cùng mẹ với con sao? Chúng con đã có một người mẹ thật cao cả. Đó là lý do tại sao cha lúc nào cũng phản đối, ngăn cấm tình yêu của con và Ức My, con đã hiểu chưa? Bản tính của con lãng mạn hơn cả cha thuở xưa nữa nên cha phải đề phòng tội lỗi. Riêng Nhã Trúc, nàng đã bị Ức My làm kinh hoảng, vì lúc nào nàng cũng tưởng rằng con là người thay thế mẹ đến đòi nợ nàng. Nhưng, Ức My! Nàng sẽ không hại con đâu, vì Nhã Trúc yếu ớt và hiền lành lắm. Suốt 20 năm nay, sự dày vò và cắn rứt của lương tâm đã làm cho Nhã Trúc đau khổ khôn cùng. Nhìn thấy con, nàng vừa sợ lại vừa thẹn, nên lúc nào cũng muốn thân thiện với con, nhưng cũng luôn đối kháng con, cộng thêm chứng bệnh thần kinh luôn thay đổi, sợ con cướp lấy Trung Đan của Khởi Khởi khiến nàng đã không biết làm cách nào để đối xử với con.
Tôi khóc không thành tiếng, không cần biết ai là giáo sư La Nghị, ai là bà Nghị nữa, mà có thật bà ta xứng đáng là bà Nghị chăng? Tôi cũng không cần Hạo Hạo và Khởi Khởi. Bây giờ tôi chỉ còn biết có mẹ tôi, người mẹ đáng thương biết chừng nào. Trong suốt câu chuyện vừa qua tôi thấy người là kẻ bị hy sinh một cách tội nghiệp. Mẹ tôi có tội gì đâu mà phải chịu đau khổ suốt cả cuộc đời? Có phải vì người đã phạm lỗi cứu một người con gái bất hạnh chăng? Nghĩ đến cuộc sống nghèo khổ, nhịn nhục và mái nhà lụp xụp mà mẹ con tôi phải sống trong suốt những năm dài, những bữa cơm đạm bạc và chứng bệnh củe mẹ. Nếu không khổ sở nghèo túng thì mẹ tôi làm sao chết sớm như thế? Thật là cả một sự bất công!
Giáo sư Nghị lại tiếp:
- Hôm nay tôi đã kể rõ tất cả sự thật, tôi không cần biết các người nghĩ sao về tôi, về Nhã Trúc, về Hạo Hạo và Khởi Khởi. Chỉ mong mỏi một điều là tôi đã bị mất một người con gái trong những ngày qua, bây giờ nó đã về đây, thì nó không phải là đứa ăn nhờ ở đậu mà là đứa con như tất cả nhưng đứa con khác của tôi trong gia đình này. Nó phải có địa vị và thân thế bình đẳng với những đứa khác. Tôi mong rằng Hạo Hạo sẽ nhìn lại đứa em gái của mày, cũng như Khởi Khởi nhìn lại người chị của con...
Lời nói của giáo sư Nghị chưa dứt, thì Hạo Hạo đứng bật dậy làm ngã chiếc ghế hắn vừa ngồi, rồi hắn cười lớn, nụ cười xúc động nghe thật bi thương trong đêm vắng:
- Ha Ha! Tại sao lại có một chuyện hoang đường như vậy xảy ra chứ? Ức My là em ruột của tôi? Rồi người đàn bà không thân thích kia lại là mẹ ruột của mình? Trời ơi! Ha! Ha! Ha! Ha! Thưa cha, thế giới này có phải là một thế giới điên loạn rồi chăng, hở ba? Ha! Ha.
Nước mắt tràn ra má Hạo Hạo. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy hắn khóc. Đá chiếc ghế qua một bên, hắn bước ra cửa đi mất. Lời nói của Hạo Hạo đã làm tôi xúc động. Đứng lên nhìn giáo sư Nghị lệ tôi đầm đìa, tôi hét lớn:
- Không! Không! Không! Tôi không muốn làm con của ông! Gia đình này đã mang đến cho tôi những gì? Ông đã cho tôi những gì? Trong lúc mẹ con tôi phải chịu sống một cuộc đời kham khổ, thì ông và người đàn bà kia ăn sung mặc sướng. Thế gian này sao bất công quá? Các người là những kẻ có tội, phải đền tội. Tôi không bao giờ muốn làm con của ông, không bao giờ!
Giáo sư La Nghị sửng sốt:
- Ức My!
- Ông đừng gọi tên tôi nữa, tôi muốn ra khỏi nhà này vĩnh viễn, tôi hận ông, hận các người! Ông và người đàn bà kia, người đàn bà không có lương tâm, một thứ Thố Ty Hoa không biết cảm xúc!
Tôi vừa khóc vừa chạy ra cửa, nhưng tôi đã chạy lộn cửa sang phòng ăn. Tiếng giáo sư Nghị phiá sau tôi đuổi theo khiến đầu óc tôi rối loạn, ruột gan tôi tan nát. Tất cả chạy ra ngoài vườn hoa, tôi không còn biết gì nữa.
Phiá sau có tiếng người đuổi theo và tiếng gọi tên tôi. Mặc kệ họ tôi cứ chạy, vừa chạy vừa khóc, nước mắt tả tơi. Tôi không biết mình định chạy đi đâu, chỉ biết rằng khi nhìn thấy trước mặt là cây cối um tùm, tôi mới biết mình đang chạy về phiá rừng cây.
Gió vi vu như than thở, bóng tối chập chờn như nhảy múa trước mặt. Tôi hoảng hốt chạy bừa vào, mặc cho cành lá quất vào mặt. Bỗng nhiên, thân tôi như chạm phải một vật gì, khi tôi đụng nó văng qua một bên. Tôi đứng lại, hổn hển thở.
Dưới ánh trăng leo lét xuyên qua cành, tôi thấy đôi giày vải trắng của người đàn bà. Tôi điếng người đứng sững lại. Vật đó bỗng quay lại đụng vào người tôi - một đôi chân treo thõng, tôi hốt hoảng nhìn lên, một tử thi của người đàn bà đong đưa trên cây Tòng. Sợ hãi, tôi hét to lên, tiếng hét của tôi xé tan màn đêm u tịch, rồi tôi ngã xuống, không còn biết gì nữa.
Ánh trăng tuyệt đẹp ngoài khung cửa.
Chúng tôi quây quần trong phòng khách: Giáo sư La Nghị, Trung Đan, Hạo Hạo, Khởi Khởi và tôi. Chỉ thiếu một mình bà Nghị, có lẽ bà đã ngủ rồi, vì khi tôi, Trung Đan và ông Nghị về đến nhà đã hơn 10 giờ. Giáo sư Nghị lần lượt cho người gọi Hạo Hạo và Khởi Khởi xuống và dặn đừng phá giấc ngủ của bà Nghị.
Khi mọi người đã tụ họp đông đủ, chúng tôi ngồi thành vòng tròn, chính giữa là hỏa lò cháy đỏ. Đêm đã khuya lắm rồi, cửa kính đã đóng chặt, ánh trăng vờn đục khung mây, trong phòng đèn đã được thắp sáng tỏa những tia sáng mờ ảo tạo nên cảnh âm u. Hỏa lò với những ánh lửa bập bùng soi rõ từng nét mặt.
Giáo sư La Nghị tựa người vào ghế, đôi mắt mơ màng nhìn vào lửa, bắt đầu kể lại chuyện ngày xưa:
- Năm ấy là năm Dân Quốc thứ 27. Vừa tốt nghiệp đại học xong, tôi bắt đầu đi khảo cứu địa chất. Tôi đến vùng Quảng Tây, Quí Châu vừa du lịch, vừa thu thập một số đá Chung Vũ và Thạch cao. Trời vừa sang thu, tôi cũng vừa tới My Đàm, một thị trấn thuộc tỉnh Quí Châu, thì gặp Tú Lâm mẹ của Ức My.
Giáo sư La Nghị ngừng lại, nhìn tôi rồi quay sang nhìn Hạo Hạo, ông tiếp:
- Cũng là mẹ của Hạo Hạo.
- Gì?
Hạo Hạo hoảng hốt kêu lên. Ông Nghị chận lại:
- Đừng nóng, để tôi kể tiếp.
Rồi đưa tay lên xoa mũi, mắt ông rơi vào cõi suy tự một lúc ông tiếp:
- Tôi quên nói là thuở xưa nhà tôi rất giàu có. Cha tôi là một trong những thương gia nổi tiếng nhất tại Quế Lâm. Tôi lại là con một nên thụ hưởng cả một sản nghiệp to tát của cha già. Ra trường xong, mang theo hai người tớ để phục dịch, tôi đã đi đến những vùng lân cận vừa để du lịch, vừa để khảo sát địa chất tại nơi đó. Thật ra nói là vậy chớ khảo sát địa chất chỉ là một cái cớ nhỏ mà thôi. Đến My Đàm, lúc đầu tôi không định ở đó lâu, vì nơi đây chỉ là một địa phương nghèo nàn đơn bạc.
Nhưng ở đây tôi đã gặp Giang Tú Lâm. Tôi còn nhớ, hôm ấy là một buổi chiều mặt trời vẫn còn nằm trên đỉnh núi, nhưng ráng chiều đã phủ vây cả bầu trời với từng đàn hạc bay không mỏi cánh.
Tôi gặp Tú Lâm bên một tàng cây lớn. Tay cầm cọ, tay cầm giá vẽ, đường nét của nàng không xuất sắc lắm, người cũng không đẹp lắm, những dáng điệu của nàng thật thoáng đạt, thật dễ mến. Lúc ấy tôi còn rất hào hoa phong nhã nên tôi đã tìm cơ hội để làm quen. Vẫn tưởng rằng đó chỉ là một trong muôn ngàn chuyện tình vớ vẫn khác sẽ qua đi, nhưng không ngờ tôi không thể xa nàng được.
Tú Lâm là con nhà nghèo, trình độ học vấn chỉ đến tú tài, nhưng thật thà lương thiện. Lúc nào tôi cũng cảm thấy nàng là một kho tàng phì nhiêu vô giá, đầy ưu điểm. Đến Quế Lâm, sự giàu sang của gia đình tôi đã làm cho nàng lo sợ, tôi tớ trong nhà quá nhiều khiến nàng luống cuống, nhất là sự cố ý coi thường nàng của cha mẹ tôi làm cho nàng bao đêm phải tủi thân khóc thầm. Nhưng nàng quả là con người đầy tự tin. Chỉ trong vòng một năm, sự nhẫn nại đã khắc phục bao nhiêu khó khăn và thu phục cảm tình của kẻ ăn người ở trong nhà.
Tôi chắc chắn là khó có ai tìm được người vợ hoàn toàn như Tú Lâm. Ai ai cũng phải yêu thương nàng. Tú Lâm không bao giờ ra vẻ ta đây là chủ nhân, nàng hòa đồng với tất cả mọi người. Vui vẻ, không ưu tư, thích ca hát hay vui cười. Lúc nào tiếng cười của nàng cũng vang vang khắp nhà ra đến khu vườn hoa rộng lớn.
Chẳng bao lâu cuộc sống tù túng trong nhà làm nàng mệt mỏi. Là người năng hoạt động nên Tú Lâm đã trồng hoa cỏ, nuôi cá vàng...nhưng bao nhiêu đó vẫn chưa làm nàng thỏa mãn. Nàng là người rất nhân từ, thế nên không rõ từ lúc nào nàng đã sinh ra tật nuôi thú. Mỗi lần ra phố trở về là nàng mang theo nào là chó xà mâu, mèo ghẻ lở dơ dáy, loại nào nàng cũng không từ, miễn là chúng tàn tật đáng thương. Tú Lâm đã không nề hà khó nhọc, tự tay săn sóc thuốc men, tắm rửa, cho ăn...chỉ mong đến một ngày nào đó được nhìn thấy chúng mập mạp khỏe mạnh hơn.
Hành động này của nàng, lúc đầu tôi cũng thấy thích, nhìn nàng sung sướng tôi cũng vui lấy. Nhưng rồi dần dần, cái cảnh chim chó chạy bay đầy nhà như trong sở nuôi thú tàn tật làm tôi khó chịu.
Mặc dù tôi đã khuyên bảo nàng nhiều lần nhưng Tú Lâm vẫn không nghe, nàng còn cãi:
- Anh có thể đưa mắt nhìn một con vật bị bỏ rơi chăng? Anh không yêu cuộc sống của loài vật à? Không có gì sung sướng cho bằng được nhìn thấy những con vật tàn tật kia trở nên mạnh khỏe. Em thích nuôi chúng, anh nỡ nào bóp chết nguồn vui của em sao?
Thôi được! Tôi chỉ còn biết để cho nàng tiếp tục công việc đó. Kết quả, Tú Lâm càng lúc càng thay đổi hơn. một hôm, nàng về quê thăm người bà con xa, khi trở về nàng đã mang theo một đứa con gái khùng khùng điên điên không biết nói - đó là Gia Gia. Nó ngớ ngẩn, ốm yếu, ghẻ lở.
Tôi đã trách nàng sao làm mà không suy nghĩ gì cả, mang chi những bực bội về nhà, thì nàng lại bảo:
- Chúng ta đâu sợ có thêm một miệng cơm. Ở nhà nó không ai ưa nó cả, nó sống khốn khổ không bằng con chó của chúng ta nữa, anh không thấy nó đáng thương sao? Anh đừng lo, và nó cũng không đến nỗi nào đâu, để em dạy nó trồng hoa, nuôi súc vật chắc chắn nó sẽ làm được. Anh đừng lo, để nó cho em.
Thế là Gia Gia được ở lại. Suốt cả nửa năm trời nàng nhọc công dạy dỗ nó trồng hoa, nuôi súc vật. Tuy cực khổ nhưng Tú Lâm vui sướng lắm. Thuở ấy bản nhạc Tú Lâm thích hát nhất là bản “Hoa Phi Hoa” nàng đã mất cả năm trời dạy dỗ Gia Gia mới hát được. Đến nay bài hát này là bản nhạc mà không bao giờ Gia Gia quên được.
Khi Gia Gia biết hát xong, Tú Lâm mừng rỡ như kẻ sung sướng nhất đời, nàng chạy đến bên tôi khoe khoang:
- Nó không phải là con khùng, anh có thấy không?
Nhưng rồi khùng thì bao giờ cũng khùng, Gia Gia hát xong bản nhạc đó thì không hát được một bản nào khác nữa. Suốt ngày chỉ ca độc nhất một bản này.
Tuy rằng vậy, nhưng về nghệ thuật trồng hoa và nuôi thú vật thì nó rành lắm, có thể xem như là chiếc bóng của Tú Lâm. Việc nàng yêu thương nó có lẽ nó cũng ý thức được, nên mỗi khi nhìn Tú Lâm tưới hoa, nó cũng phụ một tay, ngay cả ý thích của nàng, Gia Gia hình như cũng biết. Thí dụ Tú Lâm thích loài hoa vàng nhỏ, một loài hoa vô danh mọc khắp cánh đồng, thì Gia Gia tối ngày leo mãi trên núi tìm kiếm về cho Tú Lâm, tôi nghĩ rằng đây cũng là nguyên do tại sao Gia Gia thích Ức My, vì Ức My có nét giống mẹ, còn nó thì vẫn không thể phân biệt được Tú Lâm với Ức My.
Năm Dân Quốc thứ 29 Hạo Hạo ra đời. Hạo Hạo đã đem lại cho nàng nỗi vui mững khôn xiết, khỏi phải nói thì các người cũng biết tôi vui ra sao. Nhất là tôi nghĩ rằng khi đã bận bịu con nhỏ, Tú Lâm sẽ không còn mang ba cái loài vật tàn tật kia về nữa, vì tình thương con sẽ chiếm trọn lòng nàng.
Nhưng tôi đã lầm, khi Hạo Hạo vừa được đầy tháng, thì có người đến muốn nàng đưa con về thăm quê ngoại, thế là nàng bồng con đi. Ở quê nhà khoảng hai tháng, nàng trở về nhà. Phiá sau chiếc kiệu của nàng còn mang theo một chiếc kiệu khác, có lẽ vì sợ chói nắng nên được buông rèm kín. Khi kiệu vào cổng, tất cả tôi tớ trong nhà đều ra đón nàng, tôi cũng đứng lẫn trong ấy.
Tú Lâm vừa bồng con bước ra nhìn thấy tôi nàng vui mững lắm. Nét mặt đó bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ, nàng gọi lớn:
- Anh Nghị!
Tôi nhìn chiếc kiệu thứ hai, thắc mắc:
- Ai đó?
- Em mang về cho anh một sự ngạc nhiên.
- Cái gì thế?
- Anh hứa với em là anh không giận đi em mới nói.
- Nhưng cái gì mới được chứ!
Nàng dẫn tôi đến cạnh chiếc kiệu thứ hai, vén rèm cửa sang một bên. Tôi thấy một đứa con gái thật ốm yếu. Nói thật, lúc ấy tôi rất hoảng hốt vì nước da của cô ta trắng xanh, thân thể chỉ còn da bọc xương, đôi mắt to và đen trơ tráo nhìn tôi. Tôi lui về sau một bước, hét to:
- Cái gì nữa đây hở?
Tú Lâm nở một nụ cười thật tươi, nàng nói:
- Đó là người chớ gì nữa hở ông xã của tôi?
Tôi hơi giận:
- Thì ai lại không biết đó là người, nhưng là người gì?
Ánh mắt Tú Lâm tinh quái nhìn tôi, nàng nói như trêu chọc:
- Người con gái chớ là người gì nữa.
Tôi giận dữ:
- Con gái? Tôi không biết nó là con gái sao? Nhưng đem nó về đây làm gì, ai thế?
Tú Lâm hơi hờn dỗi vì thấy tôi giận, nàng nói:
- Cô em gái của tôi đó.
- Em gái? Sao hồi đó tới giờ tôi không nghe em nhắc đến?
- Em, nhưng là em họ. Nó họ Giang, cha nó và cha em cùng một đầu ông cố.
- Xa đến thế cơ à? Tôi cố gắng nhẫn nhịn. - Thôi được, kể như em gái của em đi, nhưng em mang nó về đây làm gì?
- Nó đang bệnh.
- Trời! Tôi trố mắt, đã hiểu rõ việc nàng sắp làm - Nhưng bệnh gì chứ?
- Bệnh phổi, đã đến thời kỳ thứ hai, ngoài ra nó còn...
- Còn sao?
- Thần kinh hơi suy nhược nên người nhà định đem gởi vào nhà thương điên.
Tôi giận quá không còn chịu nổi nữa, quát to:
- Hết khùng rồi bây giờ tới điên. Nhà này có phải là viện dưỡng bệnh đâu?
Nhìn nét mặt khẩn thiết và chân tình của Tú Lâm tôi càng giận.
- Em mang nó đến đây làm gì? Bộ đây là nhà thương điên hả?
Tú Lâm nói:
- Sao anh tàn nhẫn quá vậy. Thấy người ta bệnh như thế mà còn muốn đưa vô nhà thương điên nữa, bộ muốn giết họ sao? Cứu người là một việc tốt mà anh không thích. Thần kinh nó đâu đến nỗi nào, anh không ưa thì để mặc em.
Cũng lại câu nói đó, lúc nào cũng cứ thế mà lý luận. Tôi thở dài, chỉ biết để nàng khuất phục. Ngoài ra không lẽ mang người ta tới đây, rồi bây giờ lại đuổi về sao? Tôi chỉ còn biết chấp nhận:
- Thôi được rồi, em đã lỡ mang họ đến đây rồi, anh biết nói sao? Được rồi, để họ ở lại đây đi.
Tú Lâm sung sướng:
- Anh Nghị, anh tốt quá, anh quả là người có trái tim vĩ đại nhất đời.
Và thế là người con gái kia đã bước vào gia đình tôi, đó chính là Nhã Trúc.
Giáo sư Nghị im bặt ngay, trong phòng yên lặng không một tiếng động nào ngoài tiếng thở phập phồng của mọi người, tiếng tí tách của hỏa lò và tiếng gió than van. Trên nền cửa kính, bóng cây lay động chập chờn. Xa xa những tiếng chim đêm lạc giọng như gọi đàn, như kêu khóc vì mất bạn đồng hành! Nước mắt tôi dâng lên trong lòng mắt. Tú Lâm! Người mẹ yêu quí nhất đời tôi, theo lời giáo sư Nghị đó là một người đàn bà hiếm có, thương người và rộng rãi. Vâng! Đấy chính thật là hình ảnh của mẹ tôi rồi.
Giáo sư Nghị lại ngước mắt lên âu yếm nhìn tôi:
- Ức My, con có còn nhớ những thí dụ về loài Thố Ty Hoa của con không?
Tôi không đáp ông tiếp:
- Khi Nhã Trúc mới đến, nàng thật giống như loài Thố Ty Hoa, yếu ớt gầy còm phải nương bám vào một loài thực vật khác mới có thể sống được. Tú lâm bận rộn suốt ngày nhưng nàng vẫn vui vẻ lo săn sóc Nhã Trúc, lại mời cả những vị y sĩ danh tiếng đến trị bệnh. Lo lắng cho nàng như cho một đứa em ruột. Mùa xuân năm sau sức khỏe của Nhã Trúc hoàn toàn bình phục, má nàng đã phơn phớt hồng. Nàng đẹp như đóa hoa sen hé nụ Nhã Trúc càng được Tú Lâm thương yêu, chăm sóc hơn, nàng luôn miệng gọi Nhã Trúc là công chúa Bạch Tuyết, sắm thật nhiều áo quần trắng tinh, cho sửa soạn phòng riêng của Nhã Trúc đẹp hẳn. Lúc nào nàng cũng bảo chỉ có màu trắng là thích hợp với Nhã Trúc mà thôi.
Thời gian cứ thế lặng lẽ trôi qua, Nhã Trúc càng lúc càng đẹp, lúc ấy nàng đang ở tuổi đẹp nhất của thời con gái - Đó là cái tuổi 19. Thần kinh của nàng sau một thời gian dài điều trị hình như đã trở lại trạng thái bình thường, không có vẻ gì điên dại nữa.
Năm Dân Quốc thứ 32, chiến tranh lan tràn đến Quảng Tây. Tôi dắt díu gia đình chạy loạn sang Trùng Khánh. Gia Gia và Nhã Trúc đều được dẫn theo.
Năm đó, Tú Lâm lại thụ thai, vợ chồng tôi quyết định dù là trai hay gái cũng đều đặt tên Khởi Khởi.
Cũng trong thời gian này, Nhã Trúc lại trở bệnh chúng tôi cho mời y sĩ đến, nhưng vẫn không tìm ra bệnh, chỉ biết nàng ăn không ngon mà uống cũng không được. Một ngày, rồi một ngày trôi qua nàng càng trở nên tiều tụy hơn. Điều này khiến cho Tú Lâm luýnh quýnh, cho mời hết y sĩ này đến y sĩ khác những vẫn hoài công. Nhã Trúc như một cánh hoa tàn, càng lúc càng héo hon, chúng tôi không còn hy vọng gì nữa.
Nói thật, lúc ấy, sống chung một thời gian dài cạnh Nhã Trúc, tôi cũng bắt đầu nhen nhúm sự thương mến, vì người con gái đẹp nào mà lại chẳng mang sức thu hút người khác? Nói gì Nhã Trúc còn có một ưu điểm khác là vẻ yếu đuối của nàng rất dễ kích thích bản tính thích bảo vệ của phái nam. Tôi thú nhận như vậy, nghĩa là tôi đã yêu Nhã Trúc.
Do đó, nhìn thấy nàng càng lúc càng héo mòn trên giường bệnh, tôi cũng quýnh quáng không thua gì Tú Lâm. Mặc dầu được chúng tôi hết sức lo lắng cơm nước, Nhã Trúc vẫn không nuốt vô được một hột, chúng tôi càng ngày càng hết hy vọng. một buổi tối khi tôi thay phiên Tú Lâm trực bên giường bệnh của Nhã Trúc - lúc này vợ tôi đang có mang, nên tôi muốn nàng được ngủ nhiều cho khỏe - thì giây phút tội lỗi kia đã đến.
Lúc ấy tôi đang ngồi cạnh giường nàng, Nhã Trúc bỗng mắt mở ra nhìn tôi, tất cả sự vật trong vũ trụ như tiêu tan. Tôi không biết chuyện gì đã xảy đến, chỉ hiểu rằng tôi đã yêu, đang yêu người con gái bé bỏng yếu đuối này.
Tôi đã nắm tay nàng. Nhã Trúc cười - Nụ cười mà cổ nhân thường bảo là nghiêng thành - nhìn tôi nàng nhỏ nhẹ hỏi:
- Có phải em sắp chết không anh?
Tôi đáp:
- Không! Em sắp lành bệnh rồi mà!
Nhã Trúc thở dài:
- Nếu giây phút cuối cùng của đời em mà được anh yêu thì em mãn nguyện biết bao! Anh có biết là em đã yêu anh không?
Một câu nói như sóng vỡ bờ. Nàng đã sắp chết tôi có nên dấu diếm là mình cũng đã yêu nàng? Thế là tôi cúi xuống hôn nàng, nụ hôn của tôi như có một mãnh lực mang lại sinh khí cho đời nàng.
Thật là lạ lùng, nàng bỗng nhiên hết bệnh. Tú Lâm vui sướng lắm nhưng lòng tôi thì buồn vui lẫn lộn. Vui vì thấy Nhã Trúc hết bệnh, nhưng hổ thẹn vì thấy mình đã phụ lòng Tú Lâm.
Tôi đăm đăm nhìn giáo sư Nghị. Trong hỏa lò có một hòn than sống, khói tung lên làm đỏ mắt tôi.
Giáo sư Nghị lại tiếp:
- Đứa con gái mới sinh ra chiếm hết tâm hồn của Tú Lâm. Con bé thật khỏe thật đẹp mà chúng tôi đặt tên là Khởi Khởi.
Trong lúc Tú Lâm bận rộn vì con nhỏ thì tình cảm giữa tôi và Nhã Trúc bước vào một giai đoạn mới. Điều này thật khó giải thích, có lẽ là do vẻ yếu đuối, bệnh hoạn của nàng đã làm khơi dậy trong lòng tôi bản năng bảo vệ.
Nhã Trúc hoàn toàn khác Tú Lâm, nàng lúc nào cũng đòi hỏi sự che chở. Phải chăng tình cảm tôi lúc ấy đã có sự pha trộn giữa tình yêu và sự thương hại?
Dầu câu chuyện này đã xảy ra cách đây 20 năm, hôm nay trước mặt các con của Tú Lâm và Nhã Trúc, tôi vẫn thành thật mà nhận rằng đối với Tú Lâm tôi khâm phục nàng, nhưng đối với Nhã Trúc thì tôi yêu nàng...
Thay đổi thế ngồi, tôi kín đáo ngắm Hạo Hạo và Khởi Khởi. Nét mặt của Hạo Hạo băn khoăn, đôi chân mày hắn chau lại, gương mặt Khởi Khởi càng lúc càng trắng bệch thêm.
Giáo sư Nghị kể tiếp:
- Như điều Ức My đã nói, Nhã Trúc chỉ là một cây Thố Ty Hoa một khi rễ đã bám sâu vào cây Tòng là không thể dứt ra được, trừ trường hợp ta muốn nó chết đi.
Mối tình của Nhã Trúc đối với tôi cũng thế, nó giống như những chiếc rễ đã bám sát vào thân, mặc dù biết đó là tội lỗi, là lầm lẫn, không thể tha thứ được, nhưng vẫn không dứt được. Tình yêu khi đã phát sinh thì không cách nào ngăn chặn được. Tôi biết thế, biết rằng từ đây Nhã Trúc không thể nào rời xa tôi được nữa, trừ phi nàng chết đi. Còn riêng tôi thì cũng thế, tôi không thể chống đối lại được sức quyến rũ trước sắc dẹp và tình yêu của nàng, thế là tôi đã trở thành một người đàn ông phản bội.
Nhưng tội cho vợ tôi! Nàng vẫn ngây thơ trung hậu, không biết rằng nàng công chúa Bạch Tuyết kia đã chiếm đoạt chồng của nàng!
Thế rồi Nhã Trúc lại thụ thai. Chuyện bí mật kia không thể dấu diếm được nữa. Khi Nhã Trúc mang thai thì nàng bệnh nặng, y sĩ cho biết là nàng đã thụ thai 3 tháng, chuyện đã như thế này tôi biaếng thở d´ng dấu uột. Tiếng than của ai đó? Phải chăng là oan hồn người đã mất? Bóng cây l của Tú Lâm nhìn tôi lúc đó. Tôi nghĩ rằng bản tính của Tú Lâm rất khoan dung quảng đại, sẽ tha thứ cho tôi và Nhã Trúc, nhưng không ngờ khi nghe xong nàng nổi giận, nàng đi ngay vào phòng Nhã Trúc.
- Tim cô đâu rồi hở? Tim cô đâu mang ra cho tôi xem. Cô em gái yêu quí của tôi, để tôi xem cô còn trái tím hay đã mất!
Nhã Trúc chỉ biết khóc, nàng cứ khóc mãi. Tôi đứng giữa cảnh này không biết phải đối phó ra sao? Thế nhưng tôi vẫn không quên nuôi hy vọng là để cho Tú Lâm trút cả cơn giận dữ ra ngoài như thế này, nàng sẽ bớt đau khổ đi và sẽ dễ tha thứ cho chúng tôi hơn.
Buổi sáng hôm sau, chúng tôi khám phá ra là Tú Lâm đã bỏ đi. Nàng để Hạo Hạo lại và bồng theo đứa con gái chưa đầy 5 tháng. Chúng tôi tìm thấy một mảnh giấy nhỏ.
Tôi nuôi một con chó, nó còn biết thân thiện quấn quít tôi, nuôi một con khùng nó còn nghĩ đến ân nghĩa. Thế mà lần này tôi đã nuôi một con người không có trái tim và nó đã phản tôi. Trong suốt cuộc đời này, tôi mong rằng sẽ không bao giờ nhìn lại khuôn mặt các người nữa. Nếu có gặp lại chăng đó chẳng qua chỉ để đòi món nợ khó quên này mà thôi
Ký tên
Tú Lâm
Khi Tú Lâm bỏ đi rồi, chúng tôi đã đi tìm khắp nơi và nghe ngóng mãi vẫn không ra.
Giáo sư Nghị ngừng lại một lúc. Tất cả gian phòng yên lặng. Gió bên ngoài thổi mạnh, ánh trăng sáng ngà. Bóng cây chập chờn trên kính và văng vẳng đâu đây những tiếng thở dài não nuột. Tiếng than của ai đó? Phải chăng là oan hồn người đã mất? Bóng cây lay động trong gió vi vu, tim tôi như se thắt.
Quay nhìn ông Nghị, ông đương trầm tư nhìn vào hỏa lò, ánh lửa như nung đỏ cả khuôn mặt ông. Ông tiếp:
- Tôi biết bản tính Tú Lâm, một khi đã ra đi nàng sẽ không bao giờ trở lại.
Nhã Trúc từ khi va phải thảm kịch này, bệnh cũng bắt đầu tái phát, thần kinh nàng rối loạn, lúc nào nàng cũng lập đi lập lại:
- Anh có thấy là em không có trái tim chăng? Em có thật là đứa con gái đánh mất lương tâm chăng? Thật chăng?
Tôi cho mời bác sĩ đến, nàng lần lần phục hồi, nắm lấy áo tôi khóc:
- Anh đừng bỏ em nhé anh, đừng bỏ em! Em không hề cướp anh của chị ấy, chỉ tại lòng em quá yếu mềm.
Tôi đã mất Tú Lâm thì không thể nào tôi để cho Nhã Trúc bị mất luôn, nên tôi đã chìu chuộng, chăm sóc Nhã Trúc thiệt tình. Chẳng bao lâu, nàng sinh hạ một gái. Để nhớ đứa con gái mà tôi đã đánh mất, tôi đã đem cái tên Khởi Khởi kia đặt cho nó.
Ông quay nhìn Khởi Khởi:
- Đứa bé sau này chính là con.
Rồi quay sang Trung Đan:
- Còn đứa bé trong hình là Ức My.
Ngưng lại một lúc như để cho qua cơn xúc động, ông Nghị tiếp:
- Từ đó, bệnh của Nhã Trúc lúc lành lúc phát, mỗi lần nhìn những vật dụng của Tú Lâm để lại nàng đều xúc động phát bệnh lại. Vì thế, tôi đã cho người mang đi hết tất cả những loài vật mà Tú Lâm đã nuôi, chỉ còn để lại Gia Gia, vì nó không thể tự sinh sống được, và tôi nghĩ nó là công trình mà Tú Lâm đã để hết tâm trí dạy dỗ, nên tôi không thể nào đuổi nó đi.
Chúng tôi sống tại Trùng Khánh cho mãi đến năm Dâm Quốc thứ 38 thì sang Hồng Kông.
Tại đây, tôi cũng cho người dò la tin tức của Tú Lâm và được biết nàng đã lập gia đình khác. Năm năm trước tôi dọn đến Đài Loan, mà mãi đến năm ngoái mới nhận được thư của Tú Lâm nói con đã lớn và nàng sắp chết, mong tôi sẽ nuôi dưỡng nó để nó tiếp tục học đến khi tốt nghiệp Đại Học. Nhận được thư, tôi vội cho người đi dò la tin tức khắp nơi để tìm cho gặp Giang Tú Lâm. Chưa tìm được thì con đã đến.
Tôi thút thít khóc, lấy khăn tay chậm chậm nước mắt, nhưng nó trào ra mãi không thôi. Tôi không còn biết nói gì nữa, trong màn lệ hình như tôi đã thấy được khuôn mặt của người mẹ đáng thương của tôi hiện ra, bóng dáng đau buồn, nghèo khổ của người trên giường bệnh.
Trời ơi! Mẹ tôi sao khổ sở, nghèo nàn như vậy. Đến cả giờ phút lâm chung sao người vẫn không chịu hở môi cho tôi biết cuộc đời của tôi ra sao? Mẹ ơi! Mẹ!
Giáo sư Nghị hạ thấp giọng xuống, ông nói tiếp:
- Những việc xảy ra sau đó, tôi không cần nói chắc các người cũng đã hiểu được rồi. Hạo Hạo! Con không nhìn ra đứa em gái cùng cha cùng mẹ với con sao? Chúng con đã có một người mẹ thật cao cả. Đó là lý do tại sao cha lúc nào cũng phản đối, ngăn cấm tình yêu của con và Ức My, con đã hiểu chưa? Bản tính của con lãng mạn hơn cả cha thuở xưa nữa nên cha phải đề phòng tội lỗi. Riêng Nhã Trúc, nàng đã bị Ức My làm kinh hoảng, vì lúc nào nàng cũng tưởng rằng con là người thay thế mẹ đến đòi nợ nàng. Nhưng, Ức My! Nàng sẽ không hại con đâu, vì Nhã Trúc yếu ớt và hiền lành lắm. Suốt 20 năm nay, sự dày vò và cắn rứt của lương tâm đã làm cho Nhã Trúc đau khổ khôn cùng. Nhìn thấy con, nàng vừa sợ lại vừa thẹn, nên lúc nào cũng muốn thân thiện với con, nhưng cũng luôn đối kháng con, cộng thêm chứng bệnh thần kinh luôn thay đổi, sợ con cướp lấy Trung Đan của Khởi Khởi khiến nàng đã không biết làm cách nào để đối xử với con.
Tôi khóc không thành tiếng, không cần biết ai là giáo sư La Nghị, ai là bà Nghị nữa, mà có thật bà ta xứng đáng là bà Nghị chăng? Tôi cũng không cần Hạo Hạo và Khởi Khởi. Bây giờ tôi chỉ còn biết có mẹ tôi, người mẹ đáng thương biết chừng nào. Trong suốt câu chuyện vừa qua tôi thấy người là kẻ bị hy sinh một cách tội nghiệp. Mẹ tôi có tội gì đâu mà phải chịu đau khổ suốt cả cuộc đời? Có phải vì người đã phạm lỗi cứu một người con gái bất hạnh chăng? Nghĩ đến cuộc sống nghèo khổ, nhịn nhục và mái nhà lụp xụp mà mẹ con tôi phải sống trong suốt những năm dài, những bữa cơm đạm bạc và chứng bệnh củe mẹ. Nếu không khổ sở nghèo túng thì mẹ tôi làm sao chết sớm như thế? Thật là cả một sự bất công!
Giáo sư Nghị lại tiếp:
- Hôm nay tôi đã kể rõ tất cả sự thật, tôi không cần biết các người nghĩ sao về tôi, về Nhã Trúc, về Hạo Hạo và Khởi Khởi. Chỉ mong mỏi một điều là tôi đã bị mất một người con gái trong những ngày qua, bây giờ nó đã về đây, thì nó không phải là đứa ăn nhờ ở đậu mà là đứa con như tất cả nhưng đứa con khác của tôi trong gia đình này. Nó phải có địa vị và thân thế bình đẳng với những đứa khác. Tôi mong rằng Hạo Hạo sẽ nhìn lại đứa em gái của mày, cũng như Khởi Khởi nhìn lại người chị của con...
Lời nói của giáo sư Nghị chưa dứt, thì Hạo Hạo đứng bật dậy làm ngã chiếc ghế hắn vừa ngồi, rồi hắn cười lớn, nụ cười xúc động nghe thật bi thương trong đêm vắng:
- Ha Ha! Tại sao lại có một chuyện hoang đường như vậy xảy ra chứ? Ức My là em ruột của tôi? Rồi người đàn bà không thân thích kia lại là mẹ ruột của mình? Trời ơi! Ha! Ha! Ha! Ha! Thưa cha, thế giới này có phải là một thế giới điên loạn rồi chăng, hở ba? Ha! Ha.
Nước mắt tràn ra má Hạo Hạo. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy hắn khóc. Đá chiếc ghế qua một bên, hắn bước ra cửa đi mất. Lời nói của Hạo Hạo đã làm tôi xúc động. Đứng lên nhìn giáo sư Nghị lệ tôi đầm đìa, tôi hét lớn:
- Không! Không! Không! Tôi không muốn làm con của ông! Gia đình này đã mang đến cho tôi những gì? Ông đã cho tôi những gì? Trong lúc mẹ con tôi phải chịu sống một cuộc đời kham khổ, thì ông và người đàn bà kia ăn sung mặc sướng. Thế gian này sao bất công quá? Các người là những kẻ có tội, phải đền tội. Tôi không bao giờ muốn làm con của ông, không bao giờ!
Giáo sư La Nghị sửng sốt:
- Ức My!
- Ông đừng gọi tên tôi nữa, tôi muốn ra khỏi nhà này vĩnh viễn, tôi hận ông, hận các người! Ông và người đàn bà kia, người đàn bà không có lương tâm, một thứ Thố Ty Hoa không biết cảm xúc!
Tôi vừa khóc vừa chạy ra cửa, nhưng tôi đã chạy lộn cửa sang phòng ăn. Tiếng giáo sư Nghị phiá sau tôi đuổi theo khiến đầu óc tôi rối loạn, ruột gan tôi tan nát. Tất cả chạy ra ngoài vườn hoa, tôi không còn biết gì nữa.
Phiá sau có tiếng người đuổi theo và tiếng gọi tên tôi. Mặc kệ họ tôi cứ chạy, vừa chạy vừa khóc, nước mắt tả tơi. Tôi không biết mình định chạy đi đâu, chỉ biết rằng khi nhìn thấy trước mặt là cây cối um tùm, tôi mới biết mình đang chạy về phiá rừng cây.
Gió vi vu như than thở, bóng tối chập chờn như nhảy múa trước mặt. Tôi hoảng hốt chạy bừa vào, mặc cho cành lá quất vào mặt. Bỗng nhiên, thân tôi như chạm phải một vật gì, khi tôi đụng nó văng qua một bên. Tôi đứng lại, hổn hển thở.
Dưới ánh trăng leo lét xuyên qua cành, tôi thấy đôi giày vải trắng của người đàn bà. Tôi điếng người đứng sững lại. Vật đó bỗng quay lại đụng vào người tôi - một đôi chân treo thõng, tôi hốt hoảng nhìn lên, một tử thi của người đàn bà đong đưa trên cây Tòng. Sợ hãi, tôi hét to lên, tiếng hét của tôi xé tan màn đêm u tịch, rồi tôi ngã xuống, không còn biết gì nữa.