watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Điệp khúc màu xanh-Chương 1 - tác giả QUỲNH DAO QUỲNH DAO

QUỲNH DAO

Chương 1

Tác giả: QUỲNH DAO

Thu Trân còn nhớ...
Một đêm phong vũ loạn cuồng. Ngoài trời gió thét mưa gào, chớp giăng, sấm nổ liên hồi; tưởng chừng như cả không gian chực sập đổ tan tành. Trong nhà mọi vật đều chao động, cơ hồ đang run rẩy trước cơn thịnh nộ của Thiên công.
Mặc dù được tổ mẫu ôm chặt trong lòng, nhưng Thu Trân không ngớt khóc thút thít và cứ dụi đầu vào nách bà, để tìm chỗ trốn an toàn.
Tổ mẫu đã dỗ dành mãi, lại "nhát ông kẹ", rồi viện đến mưa to gió lớn mà đe dọa, Thu Trân vẫn chưa chịu ngủ. Thế nhưng... thoạt nghe tổ mẫu bảo "cục cưng của nội đừng khóc nữa, mau ngủ đi, kẻo má vào đánh đòn bây giờ"; thì Thu Trân lập tức nín khe, vội đưa tay áo quẹt nhanh nước mắt và khép mi lại thật chặt ngay. Đồng thời, Thu Trân nghe lạnh buốt xương sống rùng mình, vì chợt hình dung đến nét mặt hầm hầm của má, với cái lối cú đầu sao mà nhức nhối tận óc, đau xé cả tâm can!
Nằm yên được một lúc không lâu, Thu Trân lại rón rén cựa mình, hỏi khẽ:
- Nội ơi! Tại sao má ưa đánh con quá vậy hở Nội?
- Ồ!... tại vì con hay nhõng nhẽo, cứng đầu...
Tự dưng tổ mẫu nghẹn lời. Bà phải hít một hơi dài, mới nói tiếp được, giọng run run:
- Từ rày con phải ngoan, ráng giỏi, đừng nhõng nhẽo... thì má sẽ không đánh đòn nữa.
- Vậy chớ em Xuân Châu cũng cứng đầu, cũng nhõng nhẽo, sao má không đánh, không la lần nào hết? lại cưng?... Thu Trân hậm hực hỏi chưa dứt câu, lại bật khóc.
Tổ mẫu sờ soạng bàn tay khô gầy trơ xương, âu yếm vỗ vỗ đầu Thu Trân, giải thích hơi ngập ngừng:
- Xuân Châu bé hơn con, còn khờ dại. Con thì... lớn rồi, đã hiểu biết nhiều... Con không nên làm má con nổi giận...
Thu Trân ngấm ngầm bất phục, đột nhiên ngừng khóc, nghinh mặt, tuôn một loạt ấm ức:
- Em Xuân Châu mà khờ dại thì cho con cùi đi! Nó kém con có một tuổi rưỡi, chớ còn bé cái gì? Mọi chuyện nó đều hơn con hết, bộ nội không thấy sao? Ăn, thì nó biết ăn ngon hơn, mặc cũng đẹp hơn. Nghịch ngợm, cứng đầu, lấn hiếp con thì nó lợi hại thập phần. Nhưng, bất luận em Xuân Châu có đắc tội như thế nào đi nữa, má cũng cứ cưng chiều như thường. Còn con, dầu chưa lầm lỗi gì, đã bị má cú đầu lia lịa, nẹt roi tơi bời!... Không biết tại sao mà kỳ cục thế, hở nội?
Tổ mẫu ngây người ra, chẳng nói năng gì. Gương mặt già nua hằn đượm vẻ u buồn, tâm tư như đang ẩn chứa điều gì rất thống khổ mà không tiện thốt nên lời.
Thu Trân giương mắt nhìn hồi lâu, vẫn chưa thấy tổ mẫu lên tiếng, bèn nhắc:
- Nội, cắt nghĩa cho con biết đi!
- Thì nội đã nói rồi đó, vì Xuân Châu là em, còn con là chị, mà em thì đáng được nuông chiều hơn chị...
Bà thở dài chép miệng:
- Thu Trân, hãy ghi nhớ lời nội dặn, gắng giữ gìn đừng phạm lỗi, mọi sự việc đều phải dễ dạy, để khỏi bị má đánh đòn...
Thình lình bà ngưng lại, không biết vì sực nhận ra đây là lời cũ, đã vừa dặn qua rồi; hay do cơn xúc động dâng lên tắt nghẽn cổ họng.
Thu Trân òa khóc, vừa tức tưởi:
- Con hiểu rồi, má ghét bỏ con, má không thích làm má của con, nên má chả bao giờ cho con một chút kẹo bánh hay một món đồ chơi nào hết.
- Thu Trân, nín đi, đừng khóc nữa! Má không cưng thì có nội cưng con!
Giọng bà khan đục và lệ nóng tuông trào ra đôi má cóp.
Theo sự hiểu biết ấu trĩ của Thu Trân thì khóc là việc của con nít, chớ sao bà già cũng khóc? Lấy làm kỳ, Thu Trân ngừng thút thít và bắt chước y hệt những cử chỉ của tổ mẫu đã dỗ dành mình mà dỗ dành lại tổ mẫu.
Vừa lau nước mắt cho bà, Thu Trân vừa hỏi nhỏ:
- Nội, sao nội cũng khóc vậy?
- Tại vì... ờ... tại vì nội chảy nước mắt. Mà thôi! hễ cháu cưng của nội không khóc, thì nội cũng không khóc.
- Nội à! Nội cưng con thật không?
- Thật chứ! Ngay từ lúc con lọt lòng mẹ, nội đã cưng con rồi.
- Nội có cưng em Xuân Châu không? Thu Trân hỏi đầy vẻ khẩn trương.
- Xuân Châu đã có má nó cưng rồi khỏi cần nội phải cưng nữa.
Thu Trân ôm chầm lấy tổ mẫu, hôn hít lung tung.
Ngay lúc ấy, chợt nghe từ gian phòng cách vách vọng sang tiếng gắt gỏng, cãi vã. Thu Trân hỏi:
- Nội, chuyện gì mà ba má con gây lộn vậy nội?
- Chắc là cãi nhau về chuyện của con.
- Ủa! Chuyện của con? Chuyện gì?
- Vì con nhõng nhẽo, má đánh đòn, ba con nóng ruột...
Thu Trân cao hứng, chồm lên:
- Nói vậy, tức là ba cũng cưng con?
- Con là con gái ruột của ba con, không cưng sao được.
Dù trí óc thơ dại, nhưng nghe qua câu nói ấy, Thu Trân tự dưng loáng thoáng thấy hoài nghi trố mắt trân trối nhìn tổ mẫu, như muốn hỏi điều gì. Thấy vậy, tổ mẫu không khỏi áy náy, liền kéo Thu Trân nằm xuống, vuốt tóc, vỗ lưng, bảo ngủ đi.
Đôi mắt Thu Trân cứ mở thao láo, một chập lại hỏi:
- Nội à, bộ con không phải là con ruột của má, hở nội?
Nội tổ hấp tấp gạt ngang:
- Thu Trân, chớ có nói... nói càn! Má con nghe được là giận lắm đấy!
Tuy là nạt nộ, song chẳng có chút gì hung dữ. Thu Trân phát giác giọng của bà run lên và thần sắc đầy hoang mang, nhưng không hiểu tại sao, cứ ấm ức tiếp:
- Má chả giống là má ruột của con chút nào hết. Má ruột thì sao độc ác, ghét bỏ con gái ruột như thế? Con thấy, em Xuân Châu mới là con ruột của má...
Tổ mẫu lại ngắt lời:
- Thu Trân! Đã bảo chớ có nói càn, đừng đoán bậy! Nếu muốn nội cưng, con hãy lặng thinh, ngủ đi.
Bà sửa gối và lấy mền đắp cho Thu Trân, đoạn bỏ mùng xuống. Cử chỉ, thái độ bà hết sức dịu dàng, thân thiết khiến Thu Trân vọt miệng nói:
- Nội! Nội mới là má ruột của con!
Bà vẫn tiếp tục tấn mùng, không đáp. Qua ánh đèn lờ mờ, Thu Trân thấy đôi mắt bà đẫm lệ.
Thu Trân lồm cồm ngồi dậy, bá cổ tổ mẫu, hỏi:
- Nội lại khóc nữa rồi, phải không? Sao nội bảo con đừng khóc mà nội khóc còn nhiều hơn con vậy?
Tổ mẫu lắc đầu:
- Đâu có... Nội đâu có khóc!
Bà gắng gượng cười, ghì chặt Thu Trân vào lòng, khẽ tiếng căn dặn:
- Thu Trân! Con ghi nhớ cho kỹ, trước mặt má, ngàn vạn lần con không nên nói như vừa rồi nghe!
Thu Trân bĩu môi, hậm hực:
- Tại sao không nên nói? Sự thật rõ ràng, con ngủ chung với nội, còn em Xuân Châu ngủ chung với má, như vậy không phải con là con ruột của nội sao?
Tổ mẫu chớp chớp mi long lanh lệ, ôn tồn khuyên:
- Ở đây, con nói vậy không sao, nhưng đừng bao giờ để má nghe thấy, má sẽ không bằng lòng lại đánh con đấy.
Thu Trân nghe nhắc đến "má đánh" bèn gật đầu. Tổ mẫu hôn vào má, vào trán Thu Trân và hai bà cháu cũng nằm xuống...
Ngoài trời vẫn tầm tã gió mưa. Nhưng bây giờ, nằm trong mền ấm, bên cạnh tổ mẫu, Thu Trân không còn sợ mưa gió nữa, mà âm thanh ào ạt liên miên của phong vũ lại trở thành điệu nhạc ru Thu Trân đi lần vào giấc ngủ.
Giữa lúc mơ màng, bỗng Thu Trân mường tượng nghe có người đến và tiếng nói quen thuộc của ba:
- Thưa mẹ, Thu Trân đã ngủ say rồi chứ?
- Nó mới ngủ chưa lâu.
- Chà! Trận bão này coi bộ dữ dội quá. Theo tin khí tượng của Đài phát thanh thì khuya này cường độ bão càng tăng. Nhưng không hề chi, mẹ đừng lo sợ, nhà chúng ta kiên cố, gió bão chả ăn thua gì, xin mẹ cứ vững bụng.
- Ồ! Mẹ không ngại giông bão đâu. Đã sống bảy mươi tuổi rồi, lẽ nào mẹ còn sợ chết. Nếu phải lo ngại chăng là...
Tiếng nói của bà trở nên thật khẽ, bị tiếng gió mưa át mất, Thu Trân nghe không được. Tiếp đó Thu Trân bỗng nghe ba thở dài. Rồi hai người im lặng một lúc khá lâu.
Chập sau, tổ mẫu mới lên tiếng:
- Theo mẹ nghĩ, con không cần cãi vã với nó, mà nên ôn hòa thuyết phục, cảm hóa là tốt hơn. Bởi vì con càng gay gắt với nó, thì càng bất lợi cho Thu Trân. Huống chi con lại thường không có mặt ở nhà, làm sao con che chở cho Thu Trân.
Giọng của ba trầm hẳn xuống, thật buồn:
- Con không đành lòng để Thu Trân phải chịu cảnh khắc nghiệt hiếp đáp, khổ sở. Hừ... thật chẳng ngờ! Nếu sớm biết thế nầy, con đã chẳng thèm...
Đoạn sau lời của ba, Thu Trân lại nghe không rõ. Tuy nhiên, chỉ bằng vào câu: "không đành lòng để Thu Trân phải chịu cảnh khắc nghiệt"... Thu Trân đã vạn phần cảm động, vì biết chắc là ba quả nhiên rất mực thương yêu mình.
Thu Trân vừa cao hứng, thích thú, nhưng cũng vừa thấm thía buồn tủi, đến không nhịn được, bật khóc rấm rức.
Ba vội khoát cửa mùng, ngồi xuống mép giường thò tay vuốt tóc và vỗ nhè nhẹ vào vai Thu Trân âu yếm:
- Thu Trân, sao con khóc? Bộ chiêm bao thấy cái gì hung dữ lắm hả? Đừng sợ, có ba có nội đây rồi, ngủ nữa đi con!
Thu Trân chẳng biết trả lời thế nào, mặc dù trong tâm tư muốn nói với ba thật nhiều, kể lể tất cả những gì ẩn ức bấy nhiêu lâu.
Thình lình Thu Trân nhổm dậy, lăn xả vào lòng ba mà khóc vùi...
Tính đúng ra thì Thu Trân đã sáu tuổi chín tháng, cái tuổi đáng lý phải được cắp sách đến trường.
Phụ thân thì sẵn sàng cho Thu Trân đi học. Nhưng mẫu thân lại ngăn cản bằng đủ thứ lý do và rằng "con gái không cần đi học quá sớm". Thực sự, điều chủ yếu mà mẫu thân "cần", là muốn Thu Trân phải ở nhà để coi chừng chơi với Xuân Châu.
Nguyên phụ thân Thu Trân chuyên nghề khai thác mua bán gỗ rừng, nên thường vắng nhà luôn. Nhân đó, mẫu thân Thu Trân đi đánh bài suốt ngày, lẫn cả thâu đêm. Mọi việc nội trợ đều khoán trắng cho thím Trương, người ở thuê. Và phần trông nom Xuân Châu, thì giao đứt cho Thu Trân. Nhiều lúc thím Trương bận tay, Thu Trân lại phải đem hết sức bé bỏng ra mà làm bất cứ việc gì do mẫu thân sai khiến.
Xuân Châu, chỉ kém Thu Trân một năm bốn tháng. Hai chị em vóc vạc suýt soát gần bằng nhau nhưng Xuân Châu có vẻ khôn ngoan, lanh lợi hơn Thu Trân một bực.
Cậy vào chỗ được mẹ nuông chiều, lúc nào Xuân Châu cũng lấn lướt Thu Trân mọi chuyện. Động một tí là Xuân Châu dọa "mét má", khiến Thu Trân sợ xanh mặt, việc gì cũng lẹ lẹ chịu lép ngay. Mà Xuân Châu đã từng mét má thật, lắm phen rồi. Hễ Xuân Châu dẫy nẩy, hay phụng phịu mách vài tiếng, là cầm bằng Thu Trân ăn đòn điêu đứng, chẳng được kêu oan hay ưng gì cả.
Được đằng chân lên đằng đầu, Xuân Châu cứ xách khóe gọi Thu Trân bằng mày tao và theo gương má, mặc tình lấn hiếp, đày ải Thu Trân như một kẻ tôi đòi...
Phải đợi đến lúc Xuân Châu đủ sáu tuổi, Thu Trân mới được tới trường.
Xuân Châu đòi đi học, tức thời má hoan hỉ đồng ý ngay và bắt Thu Trân cũng phải đi học, để... hầu hạ Xuân Châu. Từ việc ôm cặp, xách bình mực, che dù khi trời mưa, đến việc dẫn Xuân Châu đi đường, tránh xe cộ, cả đến việc canh chừng không để các trò khác gây gổ, ăn hiếp Xuân Châu... nhất nhất Thu Trân phải "chịu trách nhiệm", nếu thiếu sót là bị đòn. Mấy lần Xuân Châu, không thuộc bài, hoặc đùa giỡn trong lớp, bị thầy phạt, bị chúng bạn chê cười; khi về nhà, Xuân Châu khóc, đổ thừa hết cho Thu Trân, má đùng đùng nổi giận, đánh chửi Thu Trân tưng bừng!...
Mẹ bạc đãi, em hiếp đáp, dù là thống khổ lắm nhưng Thu Trân đều có thể chịu đựng được. Đến như việc cưỡng bách Thu Trân phải "ở lại" không được lên lớp, thì quả là một nỗi buồn đau vượt sức!
Cuối niên học, Xuân Châu kém quá, không được lên lớp, thế là má qui tội Thu Trân không trông nom em, bèn giáng cho một trận đòn nên thân rồi bắt buộc Thu Trân cũng ở lại học lớp cũ với em.
Ức lòng, Thu Trân tuyệt thực phản kháng, nhưng chẳng mảy may xiêu động chút tình thương nào của mẫu thân, lại bị đay nghiến:
- Mầy chết phứt đi, thành con quỉ đói, càng tốt! Đi học, là tao cho Xuân Châu đi học, chớ cái ngữ như mày thì học với hành gì mà chộn rộn. Đồ ôn toi, có giỏi cứ nhịn ăn thêm vài ngày nữa coi thử!
Rốt cuộc, cố nhiên phần thắng không thể nghiêng về một đứa bé. Thu Trân lại phải tiếp tục nhẫn nhục mọi bề, làm kẻ hầu hạ em, để còn được tiếp tục đến trường.
Thấy vậy, thím Trương thương tình, chỉ cho Thu Trân một cách: nhịn ăn quà, dành tiền lén mua thêm sách lớp trên, tự học được bài nào hay bài nấy.
Mặt khác, Thu Trân cũng nghĩ được biện pháp "vẹn toàn", là cứ thường xuyên "gà" cho Xuân Châu làm bài trúng, được điểm cao - ngõ hầu em có lên lớp thì chị mới khỏi bị ở lại oan uổng...
Thời gian chồng chất, hễ Thu Trân khôn lớn thêm được một phần nào, thì tổ mẫu lại già yếu hẳn đi mấy phần. Càng ngày bà nằm ở giường bệnh càng nhiều hơn là đi đứng ra khỏi phòng, thành thử chẳng thể nào chiếu cố, che chở cho Thu Trân được như dạo trước.
Cho đến năm Thu Trân lên mười một tuổi.
Vào một chiều đông giá rét, bịnh trạng tổ mẫu trở nên trầm trọng.
Thu Trân quì phục bên giường, khóc thút thít. Trong khi đó, thân mẫu và Xuân Châu đứng dang xa xa ngoài cửa buồng ngó vào, vì sợ đến gần bị truyền nhiễm. Họ đứng nhìn như thế một lát, rồi êm êm rút lui.
- Thu Trân, con đừng khóc! Nội đã già trên bảy mươi rồi, dẫu có chết cũng là sự thường...
Đột nhiên tổ mẫu hồi tỉnh. Nhưng chỉ nói được bấy nhiêu đã mòn hơi, phải ngừng lại. Bà run rẩy bàn tay gầy trơ xương vuốt tóc Thu Trân và ảo não bi thương, tiếp:
- Thu Trân! Nội tự biết sắp chết. Từng tuổi này, nội chết, là yên phần nội. Lẽ ra, nội đã theo ông bà từ mười năm trước rồi, nhưng vì nghĩ thương con cơ khổ mà nội nhắm mắt không đành. Phải chi nội được thấy con trưởng thành, được chứng kiến cái ngày con có chồng, nên gia nên thất, sống vui vẻ hạnh phúc, thì... Nội rất sung sướng mà chết, vĩnh viễn mãn nguyện mà chết.
Nghe qua lời tổ mẫu. Thu Trân càng thêm nát dạ tan lòng, liền bấu chặt cánh tay khô đét của bà và òa khóc to lên:
- Nội!... Nội ơi!... Nội không thể chết!... Con... con cần có nội!...
- Phải rồi, nội cũng chưa muốn chết, nội còn muốn thấy con khôn lớn nên người, nhưng...
Bà hít vào một hơi dài. Tiếng bà bỗng bớt run và rõ ràng hơn:
- Thu Trân! Nội không thể lừa dối con và tự dối gạt mình, Nội biết là chẳng còn sống được bao lâu nữa; có lẽ nội đêm nay, hay đến sáng mai, nội sẽ vĩnh biệt con...
Thu Trân lại khóc nức nở:
- Nội đừng nói vậy nội ơi! Con tin là nội sẽ khỏi bịnh và mạnh khỏe như thường. Ba con đã đi rước bác sĩ, sắp về tới rồi đó!
Tổ mẫu mấp máy môi nhưng thốt không thành tiếng. Bà thở hào hển.
Thu Trân chỉ đành biết khóc, chớ chẳng biết làm sao hay nói gì trước tình cảnh này.
Thở dốc một lúc, tổ mẫu chợt mở mắt ra và yếu ớt chỉ tay ra phía cửa buồng, bảo:
- Con đóng cửa, cài cẩn thận, rồi lại đây nghe nội nói chuyện nầy, đừng để má con biết.
Thu Trân rất đỗi khẩn trương, mau mau làm theo lời bà, đoạn đến quì sát bên giường.
Tổ mẫu cố nén mệt nhọc, hỏi:
- Thu Trân, con có hiểu vì lẽ gì mà má con không thương con hay không?
Thu Trân hoang mang lắc đầu.
Tố mẫu buồn bã:
- Suốt tám chín năm nay, nội nghe theo lời ba con, đã cố che giấu, không cho con biết một sự thật... Giờ đây, trước khi nhắm mắt lìa trần, nội thấy không thể che giấu con nữa, vì lúc nội chết rồi, con vẫn không được ai nói cho rõ sự thật thì nội làm sao yên dạ chốn suối vàng.
- Nội! Ấy là vụ gì, xin nội mau cho con biết?
- Thu Trân con! Người mà con vẫn kêu bằng má hiện tại, thật ra không phải là mẹ ruột của con đâu. Mẹ ruột của con đã mất vì bạo bịnh ngày từ ngày con mới tròn một tuổi. Má hiện tại của con chỉ là kế mẫu, nên sanh ra riêng tây, ích kỷ, chỉ biết yêu thương con gái ruột của y mà thôi.
Điều thắc mắc, hoài nghi trong lòng Thu Trân bấy nhiêu lâu, đến bây giờ mới được giải đáp to tướng. Tuy nhiên Thu Trân không cảm thấy đau xót, tiếc rẻ chút nào khi nghe nói người đàn bà ấy không phải là mẹ ruột của mình, mà chỉ lấy làm lạ một điều:
- Nhưng với dụng ý chi. Nội với ba phải giấu con sự thật đó?
- Dụng ý chánh yếu, hoàn toàn là thương con. Lúc mẹ ruột con mất, con còn quá nhỏ, chưa biết nói, chưa biết đi gì cả... Kế mẫu của con nguyên là em bà con bạn dì với mẹ ruột con, lúc ấy tỏ ra rất thương yêu con, thường bồng ẵm, chăm sóc con, như tình mẹ ruột vậy. Thấy thế, nội với ba con mới chọn y làm kế mẫu con, để cho con đừng bao giờ phải buồn khổ vì cảnh mất mẹ. Dịp mới rước kế mẫu con về, Ba con cẩn thận mời đông đủ quyến thuộc và thân hữu đến dự một tiệc rượu, để chánh thức yêu cầu họ về sau tuyệt đối chớ hé lộ cho con biết chuyện mẹ ruột, mẹ ghẻ làm gì, ngõ hầu giúp con đinh ninh vẫn có mẹ, mà không nảy sinh mặc cảm sầu não, không bị ảnh hưởng bất lợi trong cuộc đời.
Thấu rõ bấy nhiêu sự tình, Thu Trân cảm thấy tình thương của tổ mẫu và phụ thân đối với mình quá ư cao cả, vĩ đại. Thu Trân muốn la lên thật to lời ca tụng, sùng bái, nhưng không biết nên nói thế nào cho suôi câu, rốt lại chỉ khẩn thiết nhìn tổ mẫu, khẽ thốt:
- Nội đang mệt mà nói nhiều quá, không nên. Nội nằm yên, nghỉ cho khỏe cái đã...
- Ồ, không hề gì! nội hết mệt rồi, lại nghe tinh thần rất phấn chấn. A! Có lẽ Nội sắp khỏi bệnh cũng nên, chả cần uống thuốc làm chi.
Quả nhiên sắc diện bà đang trở nên hồng hào hằn lên; những nét mỏi mòn của bệnh hoạn, tử vong chợt tan biến hết.
Đây vốn là hiện tượng "hồi quang phản chiếu" ở người bệnh sắp chết. Nhưng Thu Trân đâu hiểu, lại mừng rỡ:
- Nội khỏe thật rồi! Hay quá! Để con rót nước nội uống nhé!
Tổ mẫu hớp vài ngụm nước, đoạn tiếp nối câu chuyện:
- Đấy, dụng ý buổi đầu của ba con hoàn toàn tốt đẹp như thế, lại được kế mẫu con nhiệt liệt tán thành. Nội cũng lấy làm bằng lòng, Nào ngờ... chỉ được một thời gian ngắn thôi, thì sự thể bắt đầu thay đổi hẳn. Từ ngày kế mẫu con hạ sinh bé Xuân Châu, tâm địa liền biến chuyển, trắng trợn quên đi lời hứa, chẳng những không còn coi con là con ruột nữa, lại đối xử khắc nghiệt, tàn tệ như người dưng kẻ lạ, như hạng tôi đòi!... Nội thật chẳng hiểu nổi, lòng dạ con người sao mà ích kỷ, bạc bẽo đến thế?
Thu Trân nghe tâm can đau nhói, tựa hồ bị mũi dao nhọn đâm thẳng vào, cứ khóc lóc nức nở, chẳng thốt nên lời.
Tổ mẫu run giọng, hỏi:
- Thu Trân! Con có oán hận ba con không?
Thu Trân vội đáp qua tiếng khóc:
- Không! Con không oán hận...
- Thế con có giận nội đã giấu gạt con không?
- Con chỉ hận số phần con, sao chẳng chết theo mẹ con từ thuở bé cho rồi!... Nội mười năm rồi, nội đã là mẹ ruột con; con không thể thiếu vắng nội, nếu nội có mệnh hệ nào, thì con quyết theo nội...
Gương mặt già nua co rúm lại. Bà đã khóc. Nhưng sức cùng lực kiệt, bà khóc không thành tiếng và cũng không còn nước mắt để chảy nữa. Hình thái này, trông càng thảm khổ vô vàn.
Ngay lúc ấy, bỗng có người gọi bên ngoài.
Thu Trân vội ra mở cửa buồng, thấy kế mẫu đang đưa người cô ruột của Thu Trân đến.
Lo lắng ra mặt, bà cô hỏi gấp:
- Thu Trân, bà nội ra sao?
Thu Trân mím môi không đáp, đôi mắt mở to mà lệ nóng trào tuông tầm tã.
Bà cô cuống quít, chạy vụt vào bên giường.
Kế mẫu Thu Trân vẫn đứng xa xa ngoài cửa, chẳng buồn đến gần để an ủi người bệnh một lời. Đã vậy, khi Xuân Châu bất thần xông vô, cốt xem tổ mẫu một chút cho thỏa tánh hiếu kỳ, cũng liền bị kế mẫu nghiến răng, lườm mắt, kéo xỉnh ra. Thu Trân bất bình cực độ, suýt chút nữa đã gào lên một câu nguyền rủa.
Chợt nghe tổ mẫu gọi. Thu Trân mau mau sà đến cạnh giường. Tổ mẫu vừa thở vừa ráng dặn dò:
- Thu Trân! Nội đã nói với cô của con rồi đấy. Giả sử kế mẫu con cứ hành hạ đến mức hết chịu nổi, con... con có thể trốn qua nhà cô còn mà ở... Cô con sẽ nuôi con, lo lắng tương lai cho con, sẽ coi con là con ruột... đừng sợ gì hết... hãy vững lòng, nghe con!...
Thu Trân không còn đè nén được nữa, khóc rống lên.
Bà cô ôm Thu Trân vào lòng, cũng nức nở.
Đồng hồ trên tường rời rạc buông ngân mười tiếng thê lương...



Thu Trân còn nhớ...

Một đêm phong vũ loạn cuồng. Ngoài trời gió thét mưa gào, chớp giăng, sấm nổ liên hồi; tưởng chừng như cả không gian chực sập đổ tan tành. Trong nhà mọi vật đều chao động, cơ hồ đang run rẩy trước cơn thịnh nộ của Thiên công.

Mặc dù được tổ mẫu ôm chặt trong lòng, nhưng Thu Trân không ngớt khóc thút thít và cứ dụi đầu vào nách bà, để tìm chỗ trốn an toàn.

Tổ mẫu đã dỗ dành mãi, lại "nhát ông kẹ", rồi viện đến mưa to gió lớn mà đe dọa, Thu Trân vẫn chưa chịu ngủ. Thế nhưng... thoạt nghe tổ mẫu bảo "cục cưng của nội đừng khóc nữa, mau ngủ đi, kẻo má vào đánh đòn bây giờ"; thì Thu Trân lập tức nín khe, vội đưa tay áo quẹt nhanh nước mắt và khép mi lại thật chặt ngay. Đồng thời, Thu Trân nghe lạnh buốt xương sống rùng mình, vì chợt hình dung đến nét mặt hầm hầm của má, với cái lối cú đầu sao mà nhức nhối tận óc, đau xé cả tâm can!

Nằm yên được một lúc không lâu, Thu Trân lại rón rén cựa mình, hỏi khẽ:

- Nội ơi! Tại sao má ưa đánh con quá vậy hở Nội?

- Ồ!... tại vì con hay nhõng nhẽo, cứng đầu...

Tự dưng tổ mẫu nghẹn lời. Bà phải hít một hơi dài, mới nói tiếp được, giọng run run:

- Từ rày con phải ngoan, ráng giỏi, đừng nhõng nhẽo... thì má sẽ không đánh đòn nữa.

- Vậy chớ em Xuân Châu cũng cứng đầu, cũng nhõng nhẽo, sao má không đánh, không la lần nào hết? lại cưng?... Thu Trân hậm hực hỏi chưa dứt câu, lại bật khóc.

Tổ mẫu sờ soạng bàn tay khô gầy trơ xương, âu yếm vỗ vỗ đầu Thu Trân, giải thích hơi ngập ngừng:

- Xuân Châu bé hơn con, còn khờ dại. Con thì... lớn rồi, đã hiểu biết nhiều... Con không nên làm má con nổi giận...

Thu Trân ngấm ngầm bất phục, đột nhiên ngừng khóc, nghinh mặt, tuôn một loạt ấm ức:

- Em Xuân Châu mà khờ dại thì cho con cùi đi! Nó kém con có một tuổi rưỡi, chớ còn bé cái gì? Mọi chuyện nó đều hơn con hết, bộ nội không thấy sao? Ăn, thì nó biết ăn ngon hơn, mặc cũng đẹp hơn. Nghịch ngợm, cứng đầu, lấn hiếp con thì nó lợi hại thập phần. Nhưng, bất luận em Xuân Châu có đắc tội như thế nào đi nữa, má cũng cứ cưng chiều như thường. Còn con, dầu chưa lầm lỗi gì, đã bị má cú đầu lia lịa, nẹt roi tơi bời!... Không biết tại sao mà kỳ cục thế, hở nội?

Tổ mẫu ngây người ra, chẳng nói năng gì. Gương mặt già nua hằn đượm vẻ u buồn, tâm tư như đang ẩn chứa điều gì rất thống khổ mà không tiện thốt nên lời.

Thu Trân giương mắt nhìn hồi lâu, vẫn chưa thấy tổ mẫu lên tiếng, bèn nhắc:

- Nội, cắt nghĩa cho con biết đi!

- Thì nội đã nói rồi đó, vì Xuân Châu là em, còn con là chị, mà em thì đáng được nuông chiều hơn chị...

Bà thở dài chép miệng:

- Thu Trân, hãy ghi nhớ lời nội dặn, gắng giữ gìn đừng phạm lỗi, mọi sự việc đều phải dễ dạy, để khỏi bị má đánh đòn...

Thình lình bà ngưng lại, không biết vì sực nhận ra đây là lời cũ, đã vừa dặn qua rồi; hay do cơn xúc động dâng lên tắt nghẽn cổ họng.

Thu Trân òa khóc, vừa tức tưởi:

- Con hiểu rồi, má ghét bỏ con, má không thích làm má của con, nên má chả bao giờ cho con một chút kẹo bánh hay một món đồ chơi nào hết.

- Thu Trân, nín đi, đừng khóc nữa! Má không cưng thì có nội cưng con!

Giọng bà khan đục và lệ nóng tuông trào ra đôi má cóp.

Theo sự hiểu biết ấu trĩ của Thu Trân thì khóc là việc của con nít, chớ sao bà già cũng khóc? Lấy làm kỳ, Thu Trân ngừng thút thít và bắt chước y hệt những cử chỉ của tổ mẫu đã dỗ dành mình mà dỗ dành lại tổ mẫu.

Vừa lau nước mắt cho bà, Thu Trân vừa hỏi nhỏ:

- Nội, sao nội cũng khóc vậy?

- Tại vì... ờ... tại vì nội chảy nước mắt. Mà thôi! hễ cháu cưng của nội không khóc, thì nội cũng không khóc.

- Nội à! Nội cưng con thật không?

- Thật chứ! Ngay từ lúc con lọt lòng mẹ, nội đã cưng con rồi.

- Nội có cưng em Xuân Châu không? Thu Trân hỏi đầy vẻ khẩn trương.

- Xuân Châu đã có má nó cưng rồi khỏi cần nội phải cưng nữa.

Thu Trân ôm chầm lấy tổ mẫu, hôn hít lung tung.

Ngay lúc ấy, chợt nghe từ gian phòng cách vách vọng sang tiếng gắt gỏng, cãi vã. Thu Trân hỏi:

- Nội, chuyện gì mà ba má con gây lộn vậy nội?

- Chắc là cãi nhau về chuyện của con.

- Ủa! Chuyện của con? Chuyện gì?

- Vì con nhõng nhẽo, má đánh đòn, ba con nóng ruột...

Thu Trân cao hứng, chồm lên:

- Nói vậy, tức là ba cũng cưng con?

- Con là con gái ruột của ba con, không cưng sao được.

Dù trí óc thơ dại, nhưng nghe qua câu nói ấy, Thu Trân tự dưng loáng thoáng thấy hoài nghi trố mắt trân trối nhìn tổ mẫu, như muốn hỏi điều gì. Thấy vậy, tổ mẫu không khỏi áy náy, liền kéo Thu Trân nằm xuống, vuốt tóc, vỗ lưng, bảo ngủ đi.

Đôi mắt Thu Trân cứ mở thao láo, một chập lại hỏi:

- Nội à, bộ con không phải là con ruột của má, hở nội?

Nội tổ hấp tấp gạt ngang:

- Thu Trân, chớ có nói... nói càn! Má con nghe được là giận lắm đấy!

Tuy là nạt nộ, song chẳng có chút gì hung dữ. Thu Trân phát giác giọng của bà run lên và thần sắc đầy hoang mang, nhưng không hiểu tại sao, cứ ấm ức tiếp:

- Má chả giống là má ruột của con chút nào hết. Má ruột thì sao độc ác, ghét bỏ con gái ruột như thế? Con thấy, em Xuân Châu mới là con ruột của má...

Tổ mẫu lại ngắt lời:

- Thu Trân! Đã bảo chớ có nói càn, đừng đoán bậy! Nếu muốn nội cưng, con hãy lặng thinh, ngủ đi.

Bà sửa gối và lấy mền đắp cho Thu Trân, đoạn bỏ mùng xuống. Cử chỉ, thái độ bà hết sức dịu dàng, thân thiết khiến Thu Trân vọt miệng nói:

- Nội! Nội mới là má ruột của con!

Bà vẫn tiếp tục tấn mùng, không đáp. Qua ánh đèn lờ mờ, Thu Trân thấy đôi mắt bà đẫm lệ.

Thu Trân lồm cồm ngồi dậy, bá cổ tổ mẫu, hỏi:

- Nội lại khóc nữa rồi, phải không? Sao nội bảo con đừng khóc mà nội khóc còn nhiều hơn con vậy?

Tổ mẫu lắc đầu:

- Đâu có... Nội đâu có khóc!

Bà gắng gượng cười, ghì chặt Thu Trân vào lòng, khẽ tiếng căn dặn:

- Thu Trân! Con ghi nhớ cho kỹ, trước mặt má, ngàn vạn lần con không nên nói như vừa rồi nghe!

Thu Trân bĩu môi, hậm hực:

- Tại sao không nên nói? Sự thật rõ ràng, con ngủ chung với nội, còn em Xuân Châu ngủ chung với má, như vậy không phải con là con ruột của nội sao?

Tổ mẫu chớp chớp mi long lanh lệ, ôn tồn khuyên:

- Ở đây, con nói vậy không sao, nhưng đừng bao giờ để má nghe thấy, má sẽ không bằng lòng lại đánh con đấy.

Thu Trân nghe nhắc đến "má đánh" bèn gật đầu. Tổ mẫu hôn vào má, vào trán Thu Trân và hai bà cháu cũng nằm xuống...

Ngoài trời vẫn tầm tã gió mưa. Nhưng bây giờ, nằm trong mền ấm, bên cạnh tổ mẫu, Thu Trân không còn sợ mưa gió nữa, mà âm thanh ào ạt liên miên của phong vũ lại trở thành điệu nhạc ru Thu Trân đi lần vào giấc ngủ.

Giữa lúc mơ màng, bỗng Thu Trân mường tượng nghe có người đến và tiếng nói quen thuộc của ba:

- Thưa mẹ, Thu Trân đã ngủ say rồi chứ?

- Nó mới ngủ chưa lâu.

- Chà! Trận bão này coi bộ dữ dội quá. Theo tin khí tượng của Đài phát thanh thì khuya này cường độ bão càng tăng. Nhưng không hề chi, mẹ đừng lo sợ, nhà chúng ta kiên cố, gió bão chả ăn thua gì, xin mẹ cứ vững bụng.

- Ồ! Mẹ không ngại giông bão đâu. Đã sống bảy mươi tuổi rồi, lẽ nào mẹ còn sợ chết. Nếu phải lo ngại chăng là...

Tiếng nói của bà trở nên thật khẽ, bị tiếng gió mưa át mất, Thu Trân nghe không được. Tiếp đó Thu Trân bỗng nghe ba thở dài. Rồi hai người im lặng một lúc khá lâu.

Chập sau, tổ mẫu mới lên tiếng:

- Theo mẹ nghĩ, con không cần cãi vã với nó, mà nên ôn hòa thuyết phục, cảm hóa là tốt hơn. Bởi vì con càng gay gắt với nó, thì càng bất lợi cho Thu Trân. Huống chi con lại thường không có mặt ở nhà, làm sao con che chở cho Thu Trân.

Giọng của ba trầm hẳn xuống, thật buồn:

- Con không đành lòng để Thu Trân phải chịu cảnh khắc nghiệt hiếp đáp, khổ sở. Hừ... thật chẳng ngờ! Nếu sớm biết thế nầy, con đã chẳng thèm...

Đoạn sau lời của ba, Thu Trân lại nghe không rõ. Tuy nhiên, chỉ bằng vào câu: "không đành lòng để Thu Trân phải chịu cảnh khắc nghiệt"... Thu Trân đã vạn phần cảm động, vì biết chắc là ba quả nhiên rất mực thương yêu mình.

Thu Trân vừa cao hứng, thích thú, nhưng cũng vừa thấm thía buồn tủi, đến không nhịn được, bật khóc rấm rức.

Ba vội khoát cửa mùng, ngồi xuống mép giường thò tay vuốt tóc và vỗ nhè nhẹ vào vai Thu Trân âu yếm:

- Thu Trân, sao con khóc? Bộ chiêm bao thấy cái gì hung dữ lắm hả? Đừng sợ, có ba có nội đây rồi, ngủ nữa đi con!

Thu Trân chẳng biết trả lời thế nào, mặc dù trong tâm tư muốn nói với ba thật nhiều, kể lể tất cả những gì ẩn ức bấy nhiêu lâu.

Thình lình Thu Trân nhổm dậy, lăn xả vào lòng ba mà khóc vùi...

Tính đúng ra thì Thu Trân đã sáu tuổi chín tháng, cái tuổi đáng lý phải được cắp sách đến trường.

Phụ thân thì sẵn sàng cho Thu Trân đi học. Nhưng mẫu thân lại ngăn cản bằng đủ thứ lý do và rằng "con gái không cần đi học quá sớm". Thực sự, điều chủ yếu mà mẫu thân "cần", là muốn Thu Trân phải ở nhà để coi chừng chơi với Xuân Châu.

Nguyên phụ thân Thu Trân chuyên nghề khai thác mua bán gỗ rừng, nên thường vắng nhà luôn. Nhân đó, mẫu thân Thu Trân đi đánh bài suốt ngày, lẫn cả thâu đêm. Mọi việc nội trợ đều khoán trắng cho thím Trương, người ở thuê. Và phần trông nom Xuân Châu, thì giao đứt cho Thu Trân. Nhiều lúc thím Trương bận tay, Thu Trân lại phải đem hết sức bé bỏng ra mà làm bất cứ việc gì do mẫu thân sai khiến.

Xuân Châu, chỉ kém Thu Trân một năm bốn tháng. Hai chị em vóc vạc suýt soát gần bằng nhau nhưng Xuân Châu có vẻ khôn ngoan, lanh lợi hơn Thu Trân một bực.

Cậy vào chỗ được mẹ nuông chiều, lúc nào Xuân Châu cũng lấn lướt Thu Trân mọi chuyện. Động một tí là Xuân Châu dọa "mét má", khiến Thu Trân sợ xanh mặt, việc gì cũng lẹ lẹ chịu lép ngay. Mà Xuân Châu đã từng mét má thật, lắm phen rồi. Hễ Xuân Châu dẫy nẩy, hay phụng phịu mách vài tiếng, là cầm bằng Thu Trân ăn đòn điêu đứng, chẳng được kêu oan hay ưng gì cả.

Được đằng chân lên đằng đầu, Xuân Châu cứ xách khóe gọi Thu Trân bằng mày tao và theo gương má, mặc tình lấn hiếp, đày ải Thu Trân như một kẻ tôi đòi...

Phải đợi đến lúc Xuân Châu đủ sáu tuổi, Thu Trân mới được tới trường.

Xuân Châu đòi đi học, tức thời má hoan hỉ đồng ý ngay và bắt Thu Trân cũng phải đi học, để... hầu hạ Xuân Châu. Từ việc ôm cặp, xách bình mực, che dù khi trời mưa, đến việc dẫn Xuân Châu đi đường, tránh xe cộ, cả đến việc canh chừng không để các trò khác gây gổ, ăn hiếp Xuân Châu... nhất nhất Thu Trân phải "chịu trách nhiệm", nếu thiếu sót là bị đòn. Mấy lần Xuân Châu, không thuộc bài, hoặc đùa giỡn trong lớp, bị thầy phạt, bị chúng bạn chê cười; khi về nhà, Xuân Châu khóc, đổ thừa hết cho Thu Trân, má đùng đùng nổi giận, đánh chửi Thu Trân tưng bừng!...

Mẹ bạc đãi, em hiếp đáp, dù là thống khổ lắm nhưng Thu Trân đều có thể chịu đựng được. Đến như việc cưỡng bách Thu Trân phải "ở lại" không được lên lớp, thì quả là một nỗi buồn đau vượt sức!

Cuối niên học, Xuân Châu kém quá, không được lên lớp, thế là má qui tội Thu Trân không trông nom em, bèn giáng cho một trận đòn nên thân rồi bắt buộc Thu Trân cũng ở lại học lớp cũ với em.

Ức lòng, Thu Trân tuyệt thực phản kháng, nhưng chẳng mảy may xiêu động chút tình thương nào của mẫu thân, lại bị đay nghiến:

- Mầy chết phứt đi, thành con quỉ đói, càng tốt! Đi học, là tao cho Xuân Châu đi học, chớ cái ngữ như mày thì học với hành gì mà chộn rộn. Đồ ôn toi, có giỏi cứ nhịn ăn thêm vài ngày nữa coi thử!

Rốt cuộc, cố nhiên phần thắng không thể nghiêng về một đứa bé. Thu Trân lại phải tiếp tục nhẫn nhục mọi bề, làm kẻ hầu hạ em, để còn được tiếp tục đến trường.

Thấy vậy, thím Trương thương tình, chỉ cho Thu Trân một cách: nhịn ăn quà, dành tiền lén mua thêm sách lớp trên, tự học được bài nào hay bài nấy.

Mặt khác, Thu Trân cũng nghĩ được biện pháp "vẹn toàn", là cứ thường xuyên "gà" cho Xuân Châu làm bài trúng, được điểm cao - ngõ hầu em có lên lớp thì chị mới khỏi bị ở lại oan uổng...

Thời gian chồng chất, hễ Thu Trân khôn lớn thêm được một phần nào, thì tổ mẫu lại già yếu hẳn đi mấy phần. Càng ngày bà nằm ở giường bệnh càng nhiều hơn là đi đứng ra khỏi phòng, thành thử chẳng thể nào chiếu cố, che chở cho Thu Trân được như dạo trước.

Cho đến năm Thu Trân lên mười một tuổi.

Vào một chiều đông giá rét, bịnh trạng tổ mẫu trở nên trầm trọng.

Thu Trân quì phục bên giường, khóc thút thít. Trong khi đó, thân mẫu và Xuân Châu đứng dang xa xa ngoài cửa buồng ngó vào, vì sợ đến gần bị truyền nhiễm. Họ đứng nhìn như thế một lát, rồi êm êm rút lui.

- Thu Trân, con đừng khóc! Nội đã già trên bảy mươi rồi, dẫu có chết cũng là sự thường...

Đột nhiên tổ mẫu hồi tỉnh. Nhưng chỉ nói được bấy nhiêu đã mòn hơi, phải ngừng lại. Bà run rẩy bàn tay gầy trơ xương vuốt tóc Thu Trân và ảo não bi thương, tiếp:

- Thu Trân! Nội tự biết sắp chết. Từng tuổi này, nội chết, là yên phần nội. Lẽ ra, nội đã theo ông bà từ mười năm trước rồi, nhưng vì nghĩ thương con cơ khổ mà nội nhắm mắt không đành. Phải chi nội được thấy con trưởng thành, được chứng kiến cái ngày con có chồng, nên gia nên thất, sống vui vẻ hạnh phúc, thì... Nội rất sung sướng mà chết, vĩnh viễn mãn nguyện mà chết.

Nghe qua lời tổ mẫu. Thu Trân càng thêm nát dạ tan lòng, liền bấu chặt cánh tay khô đét của bà và òa khóc to lên:

- Nội!... Nội ơi!... Nội không thể chết!... Con... con cần có nội!...

- Phải rồi, nội cũng chưa muốn chết, nội còn muốn thấy con khôn lớn nên người, nhưng...

Bà hít vào một hơi dài. Tiếng bà bỗng bớt run và rõ ràng hơn:

- Thu Trân! Nội không thể lừa dối con và tự dối gạt mình, Nội biết là chẳng còn sống được bao lâu nữa; có lẽ nội đêm nay, hay đến sáng mai, nội sẽ vĩnh biệt con...

Thu Trân lại khóc nức nở:

- Nội đừng nói vậy nội ơi! Con tin là nội sẽ khỏi bịnh và mạnh khỏe như thường. Ba con đã đi rước bác sĩ, sắp về tới rồi đó!

Tổ mẫu mấp máy môi nhưng thốt không thành tiếng. Bà thở hào hển.

Thu Trân chỉ đành biết khóc, chớ chẳng biết làm sao hay nói gì trước tình cảnh này.

Thở dốc một lúc, tổ mẫu chợt mở mắt ra và yếu ớt chỉ tay ra phía cửa buồng, bảo:

- Con đóng cửa, cài cẩn thận, rồi lại đây nghe nội nói chuyện nầy, đừng để má con biết.

Thu Trân rất đỗi khẩn trương, mau mau làm theo lời bà, đoạn đến quì sát bên giường.

Tổ mẫu cố nén mệt nhọc, hỏi:

- Thu Trân, con có hiểu vì lẽ gì mà má con không thương con hay không?

Thu Trân hoang mang lắc đầu.

Tố mẫu buồn bã:

- Suốt tám chín năm nay, nội nghe theo lời ba con, đã cố che giấu, không cho con biết một sự thật... Giờ đây, trước khi nhắm mắt lìa trần, nội thấy không thể che giấu con nữa, vì lúc nội chết rồi, con vẫn không được ai nói cho rõ sự thật thì nội làm sao yên dạ chốn suối vàng.

- Nội! Ấy là vụ gì, xin nội mau cho con biết?

- Thu Trân con! Người mà con vẫn kêu bằng má hiện tại, thật ra không phải là mẹ ruột của con đâu. Mẹ ruột của con đã mất vì bạo bịnh ngày từ ngày con mới tròn một tuổi. Má hiện tại của con chỉ là kế mẫu, nên sanh ra riêng tây, ích kỷ, chỉ biết yêu thương con gái ruột của y mà thôi.

Điều thắc mắc, hoài nghi trong lòng Thu Trân bấy nhiêu lâu, đến bây giờ mới được giải đáp to tướng. Tuy nhiên Thu Trân không cảm thấy đau xót, tiếc rẻ chút nào khi nghe nói người đàn bà ấy không phải là mẹ ruột của mình, mà chỉ lấy làm lạ một điều:

- Nhưng với dụng ý chi. Nội với ba phải giấu con sự thật đó?

- Dụng ý chánh yếu, hoàn toàn là thương con. Lúc mẹ ruột con mất, con còn quá nhỏ, chưa biết nói, chưa biết đi gì cả... Kế mẫu của con nguyên là em bà con bạn dì với mẹ ruột con, lúc ấy tỏ ra rất thương yêu con, thường bồng ẵm, chăm sóc con, như tình mẹ ruột vậy. Thấy thế, nội với ba con mới chọn y làm kế mẫu con, để cho con đừng bao giờ phải buồn khổ vì cảnh mất mẹ. Dịp mới rước kế mẫu con về, Ba con cẩn thận mời đông đủ quyến thuộc và thân hữu đến dự một tiệc rượu, để chánh thức yêu cầu họ về sau tuyệt đối chớ hé lộ cho con biết chuyện mẹ ruột, mẹ ghẻ làm gì, ngõ hầu giúp con đinh ninh vẫn có mẹ, mà không nảy sinh mặc cảm sầu não, không bị ảnh hưởng bất lợi trong cuộc đời.

Thấu rõ bấy nhiêu sự tình, Thu Trân cảm thấy tình thương của tổ mẫu và phụ thân đối với mình quá ư cao cả, vĩ đại. Thu Trân muốn la lên thật to lời ca tụng, sùng bái, nhưng không biết nên nói thế nào cho suôi câu, rốt lại chỉ khẩn thiết nhìn tổ mẫu, khẽ thốt:

- Nội đang mệt mà nói nhiều quá, không nên. Nội nằm yên, nghỉ cho khỏe cái đã...

- Ồ, không hề gì! nội hết mệt rồi, lại nghe tinh thần rất phấn chấn. A! Có lẽ Nội sắp khỏi bệnh cũng nên, chả cần uống thuốc làm chi.

Quả nhiên sắc diện bà đang trở nên hồng hào hằn lên; những nét mỏi mòn của bệnh hoạn, tử vong chợt tan biến hết.

Đây vốn là hiện tượng "hồi quang phản chiếu" ở người bệnh sắp chết. Nhưng Thu Trân đâu hiểu, lại mừng rỡ:

- Nội khỏe thật rồi! Hay quá! Để con rót nước nội uống nhé!

Tổ mẫu hớp vài ngụm nước, đoạn tiếp nối câu chuyện:

- Đấy, dụng ý buổi đầu của ba con hoàn toàn tốt đẹp như thế, lại được kế mẫu con nhiệt liệt tán thành. Nội cũng lấy làm bằng lòng, Nào ngờ... chỉ được một thời gian ngắn thôi, thì sự thể bắt đầu thay đổi hẳn. Từ ngày kế mẫu con hạ sinh bé Xuân Châu, tâm địa liền biến chuyển, trắng trợn quên đi lời hứa, chẳng những không còn coi con là con ruột nữa, lại đối xử khắc nghiệt, tàn tệ như người dưng kẻ lạ, như hạng tôi đòi!... Nội thật chẳng hiểu nổi, lòng dạ con người sao mà ích kỷ, bạc bẽo đến thế?

Thu Trân nghe tâm can đau nhói, tựa hồ bị mũi dao nhọn đâm thẳng vào, cứ khóc lóc nức nở, chẳng thốt nên lời.

Tổ mẫu run giọng, hỏi:

- Thu Trân! Con có oán hận ba con không?

Thu Trân vội đáp qua tiếng khóc:

- Không! Con không oán hận...

- Thế con có giận nội đã giấu gạt con không?

- Con chỉ hận số phần con, sao chẳng chết theo mẹ con từ thuở bé cho rồi!... Nội mười năm rồi, nội đã là mẹ ruột con; con không thể thiếu vắng nội, nếu nội có mệnh hệ nào, thì con quyết theo nội...

Gương mặt già nua co rúm lại. Bà đã khóc. Nhưng sức cùng lực kiệt, bà khóc không thành tiếng và cũng không còn nước mắt để chảy nữa. Hình thái này, trông càng thảm khổ vô vàn.

Ngay lúc ấy, bỗng có người gọi bên ngoài.

Thu Trân vội ra mở cửa buồng, thấy kế mẫu đang đưa người cô ruột của Thu Trân đến.

Lo lắng ra mặt, bà cô hỏi gấp:

- Thu Trân, bà nội ra sao?

Thu Trân mím môi không đáp, đôi mắt mở to mà lệ nóng trào tuông tầm tã.

Bà cô cuống quít, chạy vụt vào bên giường.

Kế mẫu Thu Trân vẫn đứng xa xa ngoài cửa, chẳng buồn đến gần để an ủi người bệnh một lời. Đã vậy, khi Xuân Châu bất thần xông vô, cốt xem tổ mẫu một chút cho thỏa tánh hiếu kỳ, cũng liền bị kế mẫu nghiến răng, lườm mắt, kéo xỉnh ra. Thu Trân bất bình cực độ, suýt chút nữa đã gào lên một câu nguyền rủa.

Chợt nghe tổ mẫu gọi. Thu Trân mau mau sà đến cạnh giường. Tổ mẫu vừa thở vừa ráng dặn dò:

- Thu Trân! Nội đã nói với cô của con rồi đấy. Giả sử kế mẫu con cứ hành hạ đến mức hết chịu nổi, con... con có thể trốn qua nhà cô còn mà ở... Cô con sẽ nuôi con, lo lắng tương lai cho con, sẽ coi con là con ruột... đừng sợ gì hết... hãy vững lòng, nghe con!...

Thu Trân không còn đè nén được nữa, khóc rống lên.

Bà cô ôm Thu Trân vào lòng, cũng nức nở.

Đồng hồ trên tường rời rạc buông ngân mười tiếng thê lương...
Điệp khúc màu xanh
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương Kết
Chương: 1
Chương: 2
Chương: 3
Chương: 4
Chương: 5
Chương: 6
Chương: 7
Chương: 8
Chương: 9
Chương: 10
Chương: 11
Chương: 12
Chương: 13