watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Dương Liễu Thanh Thanh-Chương 4 - tác giả QUỲNH DAO QUỲNH DAO

QUỲNH DAO

Chương 4

Tác giả: QUỲNH DAO

Nơi đây là một đường hẻm nhỏ trong thành phố Hàng Châu.
Nhà cửa ở đây phần lớn đều nhỏ nhắn với kiến trúc đơn giản, là một xóm nhỏ của những dân cư nghèo.
Người sống ở đây là nông dân và người buôn bán nhỏ nên khá yên tĩnh.
Nhìn ngôi nhà nhỏ bé đơn sơ, Thế Khiêm nắm lấy tay Uyển Thanh, nói:
- Anh chỉ có thể mướn được ngôi nhà thế nầy thôi... Thật bậy quá, đáng ra anh phải mướn cho em một căn nhà đẹp hơn sang hơn...
Uyển Thanh cười một nụ cười thật tươi, nắm chặt tay chàng, nàng ngọt ngào nói:
- Căn nhà này khá lắm chứ! tuy nhỏ nhưng không ồn ào, lại có cửa sổ nữa, anh không thấy sao? Ở bên ngoài còn có những cây trút non thật xinh đẹp! sau khi Bội Nhi và em dọn đẹp mọi thứ thì anh sẽ không còn thấy vết cũ kỹ của nó đâu anh ạ!
Uyển Thanh và Bội Nhi thắm thoát đã sống nơi đây được mấy tháng. Bây giờ Uyển Thanh với bộ áo thật đơn sơ, nhưng nàng vẫn đẹp lộng lẫy với sắc mặt lúc nào cũng tươi đẹp hồng hào. Cuộc sống không còn nhung lụa giả tạo, cũng không có những tiệc tùng với sơn hào mỹ vị! không có tiềng đàn xênh phách ồn ào, cũng không có những phút lênh đênh trên hồ ngắm trời mây nước.
Nhà thật nhỏ bé đơn sơ, không lầu, có cửa sổ nhưng chỉ để ngắm được những cây trút non ngoài sân. Cũng vui là còn có những cây trút và cái hàng giậu lấp lánh phía bên kia nhà.
Nhưng Uyển Thanh thấy cuộc sống thật hạnh phúc. Một cuộc sống không phù phiếm còn thấy được tia sáng tương lai. Uyển Thanh an phận chờ đợi vì Thế Khiêm đã bắt đầu ôn tập đèn sách, chuẩn bị cho kỳ thi sang năm. Bao giờ được đỗ cử nhân mới được lên kinh thành tham gia hội thi, hội thi kia mà đỗ mới được gọi là tiến sĩ. Rồi còn đến trước mặt vua để tham dự Điện Thi nữa. Trước mắt, cái chuyện hội thi và điện thi còn quá xa vời. Bước đầu tiên là Thế Khiêm phải thông qua Hương thi để có cử nhân trước đã.
Và như vậy, sang năm, anh tài ở khắp huyện, khắp phủ sẽ tập trung tại Hàng Châu. Số lượng cử nhân được tuyển chọn lên kinh thành chỉ trên dưới mười người mà cái môn thi lại là những môn Thế Khiêm thật ghét đó là món cổ văn lại có cả quy luật nghiêm ngặt, thí sinh không được phóng khoáng diễn tả dài giòng, mà phải theo luật lệ đàng hoàng. Điều này làm cho nhiều người khó phát huy thi hứng của mình. Những môn thi nằm ngoài sở trường của Thế Khiêm. Mà bây giờ lại bắt đầu từ đầu. Tuy là Thế Khiêm có tài hoa có óc tưởng tượng phong phú, nhưng vì kiến thức của chàng quá rộng nên gặp nhiều khó khăn.
Cũng còn điều may mắn là trước mắt Thế Khiêm không cần phải rời xa Hàng Châu. Thế Khiêm thường xuyên lui tới với nàng. Nhà của Uyển Thanh ở tuy chật hẹp nhưng Bội Nhi và Thanh vẫn thu xếp có căn phòng riêng cho Thế Khiêm. Đó là căn phòng đẹp nhất trong nhà, có cửa sổ thông thoáng, ánh sáng đầy đủ. Trên bàn học của Thế Khiêm, luôn được Uyển Thanh đặt một lọ hoa làm bằng ống trút, trong đó lúc nào cũng có hoa tươi. Mùa thu là hoa cúc. Mùa đông là hoa mai, khi đến xuân lại có hoa đào.
Lúc nào trong nhà cũng thoảng hương hoa, hương trà.
Uyển Thanh không còn cùng Thế Khiêm đối ẩm ngâm thơ vịnh nguyệt nữa mà dành hết thời gian đốc thúc, khuyến khích chàng học. Mỗi khi Thế Khiêm đến là Uyển Thanh đích thân lo trà nước và thức ăn cho chàng. Khi Thế Khiêm lười học, Thanh khơi đèn, thêm áo cho chàng. Và những ngày nóng nực, Uyển Thanh đích thân hầu quạt nồng, lau mồ hôi, nấu chè cho chàng ăn giải khát. Mùa Thu đến lá rơi xào xạc, Thế Khiêm mệt mỏi, Uyển Thanh mang đàn ra dạo vài khúc nhạt để chàng tiêu sầu.
Khi xuân đến, hoa nở thật đẹp làm Thế Khiêm khó học, Uyển Thanh lặng lẽ mài mực, so bút như nhắc nhở chàng. Vì vậy Thế Khiêm thường nắm tay Uyển Thanh nói:
- Uyển Thanh! em chẳng những là bạn tri âm của ta mà còn là thầy tốt của ta nữa.
Mỗi đêm khuya xuống là Uyển Thanh đốc thúc chàng về với cha mẹ và vợ của chàng. Uyển Thanh rất an phận chờ đợi đến khi Thế Khiêm thành công, nàng chờ đợi ngày cha mẹ và vợ của chàng chấp thuận cho nàng làm thiếp nên nàng luôn lo sợ cha mẹ chàng và nhất là vợ chàng không hài lòng.
Lão gia và lão thái thái cùng vợ Thế Khiêm thật không hiểu tại sao Thế Khiêm và Uyển Thanh lại có thể khắng khít hoà hợp như vậy. Vợ Khiêm thường hỏi Tịnh Nhi để tìm hiểu. Nàng biết là ở nhà Uyển Thanh, bàn ghế thiếu thốn, ăn uống cũng tiện tặn, và từ ngày rời Điệp Mộng Lâu, Uyển Thanh không còn vòng vàng chi nữa, ăn mặc thì chỉ có vải thô sơ sài không son phấn, tất cả làm cho vợ của Thế Khiêm không làm sao hiểu nổi, và cũng có hờn ghen trong lòng. Nàng nghĩ dù sao cũng nhờ hạng gái lầu xanh kia mà chồng nàng lo ăn học cho có công danh, sẽ làm cho gia đình của nàng cũng nở mặt mày với xóm làng, và tin rằng sau khi Thế Khiêm đỗ đạt thành công, chàng sẽ thấy hạng gái lầu xanh không thể nào xứng cùng quan trong triều. Còn bây giờ thì cứ lợi dụng Uyển Thanh để Thế Khiêm yên tâm đèn sách. Có kế gì cũng phải đợi Thế Khiêm thi đỗ hẳn hòi.
Dịch lão gia cũng gạn hỏi Tịnh Nhi, thằng bé thật tình thưa:
- Mỗi lần thiếu gia đến nhà Dương cô nương, đều được Dương cô nương khuyến khích thiếu gia đọc sách, bây giờ thiếu gia siêng học hơn ở nhà nữa. Cô ấy kèm thiếu gia rất chặt, không muốn thiếu gia lơ là việc học nên không học cũng không được.
Dịch lão gia gật gù, nếu thật như vậy thì cũng nên nhắm mắt làm ngơ, để nó đến đấy. Bọn trẻ có khi cần người bạn hiểu biết để khuyên nhủ, giúp đỡ. Bao giờ nó lên kinh rồi, đến đấy không gian rộng lớn bao la, nó sẽ mở mắt ra, biết đâu không còn cần cái bạn gái lầu xanh nữa.
Nghĩ vậy nên ông càng hăm dọa Thế Khiêm.
- Nếu con mà không biết tiến thân, để rớt khoa thi này, thì chuyện con với con nhỏ họ Dương kia kể như đứt. Con đừng tưởng thời gian dài là bắt buộc ta đổi ý chuyện bây giờ của con đâu.
Thế Khiêm biết tính cha một là một, hai là hai, nhưng vì Uyển Thanh, chàng phải ra sức học, cố gắng nhồi nhét chữ vào đầu, Thế Khiêm học một cách hết sức cực khổ.
Ngày qua ngày, xuân tới rồi đi, hạ đến... Thế Khiêm vùi đầu trong sách vở. Một năm nhanh chóng trôi qua, mới đó mà tháng tám đã đến. Mùa thi sắp đến, đây là giờ phút khẩn trương.
Đầu tháng tám, đợt thi thứ nhất bắt đầu. Ba hôm sau đến đợt hai, rồi ba hôm nữa là đợt ba. Cuộc thi kéo dài cả chín ngày. Trong chín ngày đó, Uyển Thanh không biết mình đã sống trong tâm trạng nào. Đầu óc còn căng thẳng hơn Thế Khiêm. Nàng lo lắng khoắc khoải, vì trong chín ngày đó, để lo cho chuyện thi cử, Thế Khiêm ở nhà không ghé qua nhà Uyển Thanh được, chỉ có Tịnh Nhi là sang thăm hỏi nhưng khi hỏi đến chuyện Thế Khiêm làm bài có được không thì thằng bé lại mù tịt!
Những ngày đó Uyển Thanh ăn không vô, ngủ không được.
Bội Nhi khuyên nhủ, cố gắng thuyết phục nàng là ở lành sẽ gặp lành không nên bận tâm nhưng vô nghĩa. Cả chủ lẫn tớ đều ăn ngủ không yên, cứ hồi hộp đợi chờ.
Chín ngày cũng trôi qua. Cuộc thi đã chấm dứt và Thế Khiêm rồi cũng đến. Sau những ngày thi, Thế Khiêm tiều tụy đi nhiều, gầy hẳn. Chàng ngồi tựa lưng ghế, lặng lẽ nhìn Uyển Thanh, tay nắm chặt tay Uyển Thanh mà không nói lời nào. Uyển Thanh nhìn chàng vô cùng lo lắng, nàng thật cảm động vô cùng, nàng cũng chỉ nhìn chàng với ánh mắt tràn đầy yêu thương. Hai người ngồi bên nhau như muốn tận hưởng những giây phút còn lại bên nhau.
Thật lâu, Uyển Thanh nói mà nước mắt lưng tròng:
- Anh gầy đi nhiều quá!
Thế Khiêm sờ lên mặt Uyển Thanh rồi cũng nghẹn lời:
- Em cũng vậy, biết không?
Uyển Thanh cúi đầu, Thế Khiêm bèn hỏi:
- Tại sao em chẳng hỏi anh thi cử thế nào?
Uyển Thanh nhìn lên:
- Chuyện thi cử đã kết thúc rồi phải không? Anh đã cực khổ quá nhiều suốt năm, bây giờ phải là lúc thư thả một chút, đừng nghĩ đến nó nữa. Vì nếu đậu, đó là vận tốt của chúng ta, còn nếu như không làm bài được thì còn lần sau mà, phải không anh?
- Lần sau à? Em có biết lần sau là phải ba năm nữa lận không?
- Ba năm hoặc ba mươi năm thì em vẫn đợi! Uyển Thanh âu yếm nhìn chàng - Tóm lại, có sống em là người của anh, chết đi em vẫn là của anh mãi. Em mãi mãi chờ đợi anh mà.
Thế Khiêm xúc động ôm nàng vào lòng kêu lên:
- Uyển Thanh!
Uyển Thanh tươi cười:
- Bây giờ để em bảo Bội Nhi hâm tí rượu cho anh uống ấm lòng nhé và làm vài món ăn để anh no lòng.
Thế Khiêm đồng ý. Rồi Uyển Thanh nân đàn tì bà lên, đàn hát cho chàng nghe một bản. Lời hát êm đềm nhẹ nhà khiến chàng nghĩ đến vài lời thơ cổ:
Màn đêm vừa qua
Trầm hương thoảng nhẹ,
Môi mộng đinh hương
Một khúc thanh ca
Lòng người rung động.
Thế Khiêm đã say, chàng bắt đầu thổi sáo, rồi cùng tiếng đàn tiếng hát của Uyển Thanh làm trong nhà thật ấm áp.
Ngày công bố cũng đã đến. Trước khi bảng được dán lên, Dịch Phủ và nhà Uyển Thanh đều mất ngủ. Uyển Thanh thức trắng đêm trong hồi hộp lo âu. Nàng biết là, nếu Thế Khiêm đậu thì kết quả sẽ được báo đến tận nhà, và lúc đó chắc chắn là Thế Khiêm sẽ là người đến báo tin vui. Vậy thì không nên ngủ, hãy thức chờ... Uyển Thanh đốt một nén hương thơm, lặng lẽ ngồi trước hương nhắm mắt cầu nguyện dông hồn cha mẹ giúp cho, nàng cứ mãi nguyện cầu. Thời gian lặng lẽ trôi qua, trôi qua thật chậm, đêm năm canh tờ mờ sáng, xa xa bắt đầu có tiếng pháo nổ, báo hiệu có người trúng tuyển. Thế còn Thế Khiêm? thế nào rồi?
Có tiếng chân người ngoài cửa. Uyển Thanh giật mình, nín thở lắng nghe. Nàng không biết là phải người đưa tin đó không? tìn buồn hay vui?
Bội Nhi từ ngoài chạy vào hớt hải:
- Đậu rồi! Đậu rồi! Tiểu thơ ơi, công tử đậu rồi!
Tịnh Nhi vừa đưa tin tới, công tử đã đậu cử nhân hạng thứ mười!
Uyển Thanh không dám mở mắt, đây là sự thật hay là mộng? Mãi sau thật lâu, Uyển Thanh thấy mình mới tỉnh táo lại, nàng lâm râm khấn nguyện:
- Cảm ơn cha mẹ, cám ơn trời phật!
Rồi quay lại nhìn ra ngoài lên tiến gọi Bội Nhi:
- Bội Nhi ơi! em hãy đốt pháo lên nào! Hãy đốt pháo ăn mừng lên!
Chưa dứt lời, đã nghe ngoài sân có tiếng pháo nổ inh tai. Rõ là Bội Nhi và Tịnh Nhi đã đốt pháo không chờ lệnh nàng.
Đậu được hương thi là một việc mừng, nhưng kế tiếp là phải lúc chia tay. Bởi vì hội thi tiến sĩ tổ chức tận kinh thành, đường đi lên kinh thì lại rất xa, phải mấy mấy tháng trời mới tới được kinh thành, do đó Thế Khiêm phải chuẩn bị hành lý lên đường.
Trong nhà Dịch phủ, mọi người lo chuẩn bị cho Thế Khiêm tất bật. Với Thế Khiêm và Uyển Thanh, viễn ảnh tạm thời chia tay làm hai người càng bịn rịn hơn.
- Lần này anh lên kinh là sẽ ở nhờ nhà ông dượng của anh. Nếu mà vẫn còn cơ may để anh thi đậu, thì anh cũng không thể về ngay mà phải ở lại nhậm chức, nhưng lúc đó anh sẽ phái người về đây đón em lên đấy đoàn tụ với anh...
- Còn vợ của anh? anh đừng quên chị ấy anh nhé!
- Uyển Thanh! em hiền lành lắm, lúc nào em cũng mãi quan tâm cho kẻ khác!
- Anh hãy vui vẻ lên đường.
Thế Khiêm trầm ngâm một lát rồi nói:
- Còn như nếu anh xui xẻo không đạt được ước nguyện, anh cũng ở lại kinh thành chờ thêm ba năm nữa để thi lại. Vì vậy... .lần chia tay này anh thật sự không yên tâm đó là vì em...
- Anh hãy yên tâm anh ạ! không cần biết anh đi bao lâu, em hứa với anh là em sẽ chờ... mãi mãi chờ anh. Em chỉ sợ là... con người dễ thay đổi, em mong rằng anh sẽ không bao giờ thay đổi và lúc nào cũng nhớ đến em là đủ rồi.
- Anh mà quên em xin trời tru đất diệt anh đi!
- Kìa! anh lại thề nữa rồi, em tin anh mà Thế Khiêm. Nhưng mà anh cũng biết đó, thời gian rất vô tình... vì vậy em mong là anh sẽ sớm cho người về đây báo tin anh nhé... vì khi anh đi rồi thời gian đối với em dài dằng dặt...
- Làm sao anh lại không biết chuyện ấy.
Thế Khiêm xúc động nắm chặt tay Uyển Thanh, dặn dò một cách âu yếm:
- Anh đi rồi, trước tiên là em nhớ giữ gìn sức khỏe, anh cấm em không được gầy đi, không được buồn, không được khóc, phải an tâm chờ anh. Anh sẽ để lại cho em một số tiền, khi nào hết hoặc có gì thiếu hụt cứ cho Bội Nhi đến nhà anh, nhớ đừng tìm vợ anh... nàng ta hay ghen hờn sẽ không giúp gì cho em đâu, cũng đừng tìm cha anh vì ông ấy là người thủ cựu một cách ngoan cố, nên cũng không giúp được gì. Em hãy tìm mẹ anh, người rất thương anh và lại là người rất nhân từ... . mẹ rất thông cảm cho em! Nhớ hãy dặn Bội Nhi tìm mẹ của anh, người sẽ giúp đỡ em bởi vì mẹ biết em là người anh rất quý yêu.
Uyển Thanh nghẹn lời.
- Em biết rồi anh à. Anh không cần phải nói thêm gì nữa. Chỉ mong rằng trong vòng hai năm chúng mình sẽ được đoàn tụ, bằng không em sợ... sợ lúc anh trở về, em không còn trên cõi đời này... .
Câu nói của nàng làm Thế Khiêm tái mặt.
- Tại sao em lại nói như thế? Em nói vậy làm sao anh dám bỏ đi!
- Ồ, xin lỗi anh! xin lỗi anh nhé! Uyển Thanh cúi đầu vào ngực Thế Khiêm, nước mắt tràn ra làm ướt cả áo chàng - Chỉ tại em buồn quá, lo quá, không biết là khi anh đi rồi, em sẽ sống được không!
- Em phải sống vui lên! Sống một cách bình thường, hiểu không? Em cần phải biết là, chuyện anh đi ứng thi, tranh thủ công danh tất cả là vì em. Bỏ ra hai năm thương nhớ, để đổi lại trăm năm gần nhau. Nên chúng ta phải cố gắng nhẫn nại cho được một ngày trùng phùng. Vì vậy, Uyển Thanh, em cần phải vì anh, vì hạnh phúc của chúng ta mà sống!
- Sẽ không bao giờ anh phụ em chứ?
- Em muốn anh thề lại lần nữa không?
- Không, không anh ạ, em tin anh rồi.
- Nghĩa là em sẽ vì anh mà vui sống? vì anh mà bảo trọng sức khỏe? à, anh còn một điều nữa không yên tâm... đó là anh có đi rồi, Mẹ nuôi em chắc chắn là không đến quấy rầy chứ?
Uyển Thanh nhìn Thế Khiêm không hiểu:
- Anh nghĩ em là hạng người thế nào? Trăm ngàn khó khăn em mới thoát ra được khỏi chốn thiêu thân đó, không lẽ em quay lại ư? Vả lại em đã thề từ lâu "sống là người của anh, mà chết cũng là của anh". Nếu em làm điều gì lỗi đạo với anh, thì xin thiên lôi hành xử em đi!
Thế Khiêm lấy khăn ra thấm mắt cho Uyển Thanh và cười nói.
- Xem kìa! em nói anh là không được thề mà em lại cũng thề!
- Anh tin em không?
- Uyển Thanh em! Sao anh lại không tin em cho được? Uyển Thanh, em họ Dương tên Uyển Thanh, nhưng anh mong rằng em chỉ như dương liễu rũ của mùa xuân, xanh tươi mãi.
Trước dương liễu làm chứng. Anh hẹn em là anh sẽ trở về. Khi mùa dương liễu xanh tốt, chúng ta sẽ đoàn tụ!
- Thật không anh?
- Thật!
- Nếu hai năm mà không được đoàn tụ với anh thì em sẽ héo úa như cành liễu héo.
- Nữa rồi, sao em cứ mãi nói nhứ thế?
- Xin lỗi anh, hãy tha thứ cho em nhé, xem như em chưa hề nói vậy.
- Đây có một ít tiền, em hãy giữ lấy mà sinh sống cho đàng hoàng.
- Anh cần nó hơn em. Đường lên kinh xa xôi vạn dậm, anh rất cần đến để lo ăn uống cho chu toàn... đừng để lại cho em làm gì. Nơi đây em và Bội Nhi vệt vải cũng đủ sống rồi anh à.
- Gia đình đã chuẩn bị tất cả cho anh rồi, em đừng lo lắng nhiều.
Và như thế, ly biệt lúc nào cũng đầy nỗi buồn đau. Có nói vạn lần, dặn dò vạn lời vẫn không sao vơi đi nỗi niềm nhớ thương, lo lắng.
Bên ngoài, mưa đang tỉ tả rơi. Trong nhà đèn leo lét. Tình cảm trong lúc này, xa nhau sao đành lòng.
Từng lời, từng giờ qua
Bóng lá ngoài song, đèn trong cửa
Nhớ thương ngập tràn lòng
Biết mộng khó thành, buồn không vơi
Để mưa rơi đầy tận sáng...
Đó là hình ảnh của hai người. Và thế là, một buổi sáng cuối thu, Thế Khiêm cùng tiểu đồng Tịnh Nhi và vài người gia nhân đắc lực, xuất phát đến kinh thành. Để lại cho Uyển Thanh một chuỗi ngày chờ đợi buồn thảm, cô đơn...
Sang mùa xuân năm sau, vẫn không tin tức gì của Thế Khiêm. Thế là lời hứa sang năm liễu xanh lại sẽ đoàn tụ trở thành tan tành.
Dương liễu xanh rồi vàng úa, úa vàng rồi xanh. Năm tháng trôi qua mà Thế Khiêm vẫn biệt vô tâm tín.
Năm đầu, Uyển Thanh còn tin tưởng chờ đợi. Cuộc sống dù có khó khăn, nhưng hy vọng mãnh liệt chờ ngày đoàn tụ khiến Uyển Thanh vượt qua tất cả. Ngày ngày Uyển Thanh chỉ ngồi dệt vải để lo từng bát cơm chén cháo, rảnh thì lại làm thơ giải sầu. Ngày tháng trôi qua, không có tin tức gì. Uyển Thanh bảo Bội Nhi qua Dịch Phủ dò xét thì mới hay là Thế Khiêm không may bị bệnh nên đã hỏng việc thi kỳ rồi. Và cứ vậy mà Uyển Thanh ngồi nhà chờ đợi, dù biết là phải cần ba năm sau mới có lần thi thứ hai. Uyển Thanh đã từng nói ba năm nào nghĩa lý gì? Ba mươi năm sau nàng vẫn chờ... vì vậy Uyển Thanh cứ chờ... chờ mãi...
Nhưng rồi qua năm thứ hai, đời sống khó khăn hơn làm ngày dài lê thê. Uyển Thanh mong mỏi nhận được một bức thư hoặc một lời nhắn gì đó của Thế Khiêm... Chỉ cần có vài hàng chữ cho thấy là chàng vẫn còn nhớ đến nàng là đủ rồi... nhưng mà Uyển Thanh chẳng nhận được gì cả.
Cuối năm, chẳng chờ thêm được nữa, Uyển Thanh lại bảo Bội Nhi đến Dịch Phủ thăm dò và bái kiến mẹ của Thế Khiêm. Nhưng Bội Nhi đã thất bại.
Mấy lần đến là mấy lần không được vào cổng thì làm sao gặp được Mẹ Thế Khiêm mà hỏi thăm tin tức về chàng.
Nhưng Bội Nhi đã cố gắng dò hỏi đám gia nhân của Dịch Phủ, qua lời nói Bội Nhi biết Thế Khiêm có gởi thư về nhà, nhưng chẳng hề đề cập đến Uyển Thanh.
Uyển Thanh nghe kể lại, nước mắt chảy dài.
- Bội Nhi ơi, như vậy là chàng đã quên chị rồi em à. Có cho người về nhà mà chẳng viết cho chị một chữ. Anh ấy có phải là kẻ bạc tình đâu. Chị hiểu ở kinh đô, giai nhân nhiều lắm, không lẽ chàng đã quên bẵng cái tên Dương Uyển Thanh ở Tây Hồ rồi ư?
Bội Nhi an ủi:
- Cô ạ, Dịch công tử nào phải hạng người như vậy, có lẽ là cậu ấy ngại, không dám giao thư cho gia nhân mang cho cô, dù có cũng chưa chắc họ được pháp mang đến đây. Hãy gắng chờ xem. Em nghĩ chỉ có Tịnh Nhi về công tử mới dám có thư về cho tiểu thư.
Đúng, chỉ có Tịnh Nhi là người mà chàng tin tưởng nhất.
Tịnh Nhi là một tử đồng thông minh và hiền hoà, Uyển Thanh tin rằng có Tịnh Nhi về là chàng sẽ có vài chữ cho nàng... vậy thì hãy gắng chờ, cứ chờ...
Dĩ nhiên là Uyển Thanh và Bội Nhi sống trong con hẻm nhỏ kia làm sao biết, làm sao ngờ được...
Họ sống nơi đó nào biết được là Thế Khiêm đã mấy lần cho người mang thư về cho họ, nhưng những lá thư kia điều lọt vào tay của vợ cả chàng, và rồi đều bị ém nhẹm. Bởi vì những gia nhân theo Thế Khiêm đã được vợ của Thế Khiêm cho tiền và dặn rằng khi có thư từ gì cho Uyển Thanh là phải qua tay nàng trước. Thế là chẳng có cái thư nào vào tay Uyển Thanh. Đó là chưa nói gia nhân và người gác cổng ở Dịch Phủ, họ đều được lệnh của mợ chủ là không cho bất cứ người nào của Uyển Thanh vào cổng và phải nói rằng chưa hề nghe cậu nhà nhắc gì về Dương cô nương. Lệnh của vợ Thế Khiêm là lệnh của mợ chủ thì làm sao cãi được, còn Uyển Thanh chỉ là một cô gái xuất thân ở chốn thanh lâu thì làm sao chẳng bị bọn gia nhân xem thường?
Thế là sự chờ đợi của Uyển Thanh trở thành một sự chờ đợi tuyệt vọng, mù mịt!
Sang năm thứ 3, đời sống càng khó khăn hơn, tiền bạc đã cạn sạch, nữ trang thì Uyển Thanh thì đã không còn gì sau khi chuộc mình. Bây giờ ở nhà có chăng là một số áo gấm cũ, nhưng rồi mấy chiếc áo kia cũng lần lượt ra đi! vải dệt có đều nhưng bán lại không được bao nhiêu nên chuyện ba bữa cũng đã trở thành là vấn đề lớn cho họ!
Bội Nhi vẫn thường xuyên đến Dịch Phủ dò xét, mỗi lần đến đều bị đuổi về.
Bội Nhi vẫn không nản chí, lại đến Dịch Phủ nhưng cũng trở về với tuyệt vọng vì không tin gì của Thế Khiêm cả, Bội Nhi tuyệt vọng nói:
- Tiểu Thơ à, em nghĩ Dịch công tử đã quên chúng ta thật rồi.
Nghe Bội Nhi nói thế, Uyển Thanh lại chống chế:
- Không phải đâu em, chắc chắn là có sự hiểu lầm nào đấy. Thế Khiêm ở tận kinh thành, đường xa vời vợi, nên có khi chàng cho người mang thư về nhưng họ lỡ đánh rơi lạc mất thì sao?
Uyển Thanh hoàn toàn không biết là Thế Khiêm mấy lần gởi thư xin cha mẹ giúp đỡ cho nàng, nhưng cha chàng với bản tính cứng rắn nên không thèm bận tâm đến, Mẹ của chàng thì đâu biết chữ nào nên đâu biết Uyển Thanh giờ thế nào mà giúp đỡ, còn vợ của chàng thì khỏi nói, là một người đàn bà thì làm sao có thể rộng lòng giúp đỡ vợ nhỏ của chồng, bà ta luôn tìm mọi cách để ngăn chận và phá hoại.
Uyển Thanh coi như hoàn toàn bị cô lập. Trong lúc hoàn cảnh khó khăn thì mẹ nuôi của Uyển Thanh lại đến, lợi dụng thời cơ lôi Uyển Thanh trở về.
Sự việc là thế này, sau khi có được số tiền chuộc thân của Uyển Thanh, bà ta đã mua người con gái khác, tuy thật đẹp nhưng lại chẳng có chút tài nào bằng Uyển Thanh nên khách càng ngày càng vắng vẻ. Sau này lại nghe tin Thế Khiêm lên kinh thành dự thi và không tin tức gì về cho Uyển Thanh nên bà ta lấy cơ hội lôi Uyển Thanh trở về làm việc cho bà. Bà ta đích thân đến nhỏ nhẹ khuyên Uyển Thanh:
- Uyển Thanh này, Thế Khiêm đi lâu thế này, chắc chắn là đã quên em rồi. Em cũng biết đấy, lòng dạ đàn ông khó mà tin được, chỉ có đàn bà là chịu thiệt thòi mà thôi. Tự cổ chí kim nó đã là như thế, bởi vậy nếu cậu ấy còn nhớ tới em thì đâu để cho em phải khổ như thế này? Ta thấy là tốt nhất em nên quay lại Điẹp Mộng Lâu đi. Em còn trẻ, đời còn quá dài mà. Em ngày xưa đã chuộc thân, nếu bây giờ trở lại thì coi như mọi thứ do em quyết định, do em làm chủ, sau này em muốn ở với ai đi với ai thì tùy ở nơi em. Ta chỉ giúp phương tiện cho em mà thôi. Em trả cho ta một số tiền công là đủ rồi.
Uyển Thanh cười nhạt, đưa mắt nhìn ra cửa, cương quyết nói:
- Bà đừng hòng lay động lòng tôi. Tôi đã nói rồi, có bị chết nơi này tôi vẫn cam lòng, chứ không bao giờ quay về Điệp Mộng Lâu đâu. Bà có nói thế nào, thì tôi vẫn ở đây chờ Thế Khiêm trở về.
Dưỡng mẫu chịu thua, không khuyên được Uyển Thanh trở lại nghề cũ nên bà ta đành ngoe ngẩy bỏ ra về.
Chờ đợi, đợi chờ, rồi lại chờ đợi trong tuyệt vọng.
Cuộc sống càng lúc càng khó hơn. Uyển Thanh và Bội Nhi cố gắng nài nỉ nhận thêm vải áo về thêu thùa kiếm sống. Nào và dệt vải, rồi thêu áo, họ thay phiên nhau làm việc mãi đến tận khuya mỗi đêm nên cũng sống được qua ngày. Dương liễu đã bốn lần thay lá mà vẫn chưa tin gì của Thế Khiêm.
Năm đó, kinh đô lại tổ chức hội thi. Những hy vọng cuối của Uyển Thanh đều đặt vào đó. Nàng nghĩ chỉ cần Thế Khiêm thi đậu thì sẽ có tin cho nàng ngay. Có thể lần trước không may bị rớt nên chàng ngại không liên lạc với nàng. Nghĩ vậy nên Uyển Thanh cứ chờ đợi, đợi chờ. Nàng nào biết vợ của Thế Khiêm đã cho gia nhân nói gạt với chàng là Uyển Thanh đã dời nhà đi nơi nào không ai biết cả. Vì đường xa xa xăm dịu vợi, Uyển Thanh nào có thể biết chàng đã từng nhắn gởi, đã bao nhiêu thư tay cho nàng nhưng tất cả chẳng được hồi âm chữ nào. Thế Khiêm rất buồn và lo lắng vô cùng vì thấy nghi ngờ về sự mất tích bất ngờ của Uyển Thanh. Nhưng mà cuộc thi đã gần kề thì làm sao chàng có thể trở về Hàng Châu để hiểu rõ sự tình.
Mùng chín tháng hai hội thi diễn ra, và đợi đến khi danh sách trúng tuyển được công bố đến Hàng Châu thì đã sang mùa hạ rồi.
Hôm ấy Bội Nhi từ ngoài chạy vào, nỗi vui mừng hiện lên mắt, vừa thở vừa vội vã nói:
- Tiểu thơ ơi! trúng rồi, đỗ rồi, đỗ thật rồi!
Không cần hỏi thêm, Uyển Thanh cũng hiểu Bội Nhi đã nói gì. Nàng ngồi thừ người ra trước khung dệt, tay vẫn còn cầm ống chỉ mà như hoá đá tự bao giờ.
Bội Nhi chạy đến ngạc nhiên:
- Tiểu thơ, tiểu thơ, cô làm sao vậy?
Gọi thật lâu Uyển Thanh mới như tỉnh lại, nàng cười mà lệ rơi xuống đôi má. Uyển Thanh thở dài nói:
- Bội Nhi ơi! chị em ta coi như đã hết khổ rồi!
Thật không? hết khổ thật chứ? con tạo hoá thường éo le ganh ghét kẻ hồng nhan. Chuyện tương lai làm sao đoán trước được?
Vâng, đúng là Thế Khiêm đã thi đỗ. Không chỉ thi đỗ mà còn được đề bạt làm Thứ Kiết Sĩ ở Viện Du Lâm, phải lưu lại kinh đô làm việc. Tin tức được loan truyền là Dịch Phủ mở tiệc ăn mừng thật lớn, đốt pháo từ sáng đến tối mịt. Cảnh vật vô cùng huyên náo.
Trong khi ở nhà Uyển Thanh bốn bề tỉnh mịch, chẳng ai lui tới. Đêm này qua đêm kia, dưới ánh đdèn, chủ tớ hai người cặm cụi làm việc bên khung dệt, chiếc khung quay đều, chỉ dệt thành vải với những âm điệu thật buồn tẻ. Có ai biết là trong cái hẽm nnhỏ này lại có một người vợ thứ của một Tiến Sĩ đương triều. Hai vị lão nhân họ Dịch đã vui quá nên quên hẳn chuyện hứa hẹn ngày xưa cùng với Thế Khiêm, mãi cho đến lúc nhận được thư của chàng:
"Con vâng lời cha mẹ dạy bảo, may mà vận may nên đã đỗ trạng, được phong chức Kiết Sĩ Viện Du Lâm. Trong vòng ba năm tới, con không thể về quê, xin cha mẹ tha thứ tội bất hiếu cho con. Nhớ năm xưa khi lên đường đến kinh thành ứng thi, con còn để lại quê nhà hai người vợ, một người thì đã được cận kề bên Cha mẹ, còn người vợ kế của con là Dương Uyển Thanh hiện ngụ tại địa chỉ số X đường X hẽm xx. Mong cha mẹ dung thứ cho trước về nhà. Còn nếu hiện không còn ở chỗ cũ thì cũng xin cha mẹ cho người dò xét xem nàng đang ngụ nơi nào và tìm mang về nhà để con tránh khỏi tiếng là con người phụ bạc. Mong cha mẹ giúp cho... "
Dịch lão phu nhân nghe vậy mủi lòng liền khuyên chồng nên tìm đón Uyển Thanh về nhà:
- Ông à, con mình hiện được bảng hổ danh đề cũng phần nào là nhờ công cán của Dương Uyển Thanh kia. Bây giờ con trai đã không muốn mang tiếng là phụ bạc thì ta cũng không nên quá hẹp hòi.
Thế là Dịch lão gia kêu gia nhân đến vì ông cũng thật tâm muốn đưa Uyển Thanh vào nhà làm thiếp cho Thế Khiêm, không ngờ gia nhân trong nhà trước đó đã được vợ Thế Khiêm cho tiền và căn dặn, nên đều trả lời rằng trước khi Thế Khiêm gửi thư về, mợ chủ đã cho người mời Dương cô nương về nhưng nàng không chịu và đã rời chỗ cũ và tiếp lại cái nghề xưa kia.
Dịch lão gia nghe nói đã biến sắc, nếu thật vậy thì ông như thoát nợ rồi. Trước đó thì ông cũng không nhiệt tâm cho lắm về chuyện tình này vì ông nghĩ một khi đã vào cái nghề dơ bẩn đó thì làm sao mà yên phận thoát khỏi cho được, may là chưa rước về nhà nếu không sẽ làm ra chuyện bại hoại gia phong. Bây giờ nghe nói thế ông chẳng còn bận tâm gì nữa.
Thế là tung tích của Uyển Thanh lại được báo cáo y hệt trước kia vào kinh. Thế Khiêm đọc thư biến sắc, nghĩ đến chuyện cũ, bao nhiêu lời thề non hẹn biển và cũng vì Uyển Thanh mà chàng đã bỏ công học hành và bỏ quê nhà thân yêu để lên kinh cố gắng lấy cho được cái bằng tiến sĩ dù chàng không hề có chí hướng làm quan... giờ đây Uyển Thanh lại thay lòng đổi dạ! Uyển Thanh! Uyển Thanh! Em là loài dương liễu mãi xanh hay chỉ là loài liễu lả lơi cành lá? Thế Khiêm vừa hận vừa giận nhưng lại có chút nghi ngờ vì biết tính tình Uyển Thanh, chàng vẫn còn chút tin tưởng ở nơi nàng. Thế Khiêm gọi Tịnh Nhi vào, dặn dò thật kỹ:
- Mi hãy lập tức về quê một là để xin phép cha mẹ ta đưa vợ ta lên đây, hai là dò la tin tức của Dương cô nương. Những điều họ nói là ta quá nghi ngờ. Tại sao mấy năm qua nàng lại chẳng viết một lá thư cho ta? chắc chắn là phải có một sự đổi dời nào đó. Nhưng dù có thế nào, ngươi là người tâm phúc của ta, hãy cố gắng giúp ta điều tra rõ ràng sự việc. Nếu mà tất cả là những tin thất thiệt thì khi trước phu nhân lên, ngươi cũng phải rước cả Dương cô nương, có nghe không?
- Vâng, con sẽ làm theo lệnh của thiếu gia!
Lúc Tịnh Nhi vân lệnh về Hàng Châu thì dương liễu đã năm lần thay lá. Nghĩa là Thế Khiêm đã đậu tiến sĩ tròn một năm.
Đâu ai biết được Uyển Thanh đã sống như thế nào? Trước kia thì cuộc sống tuy vất vả nhưng vẫn còn chút tia hy vọng, còn bây giờ? bây giờ chàng đã đậu tiến sĩ nhưng nào có ngó ngàng chi tới nàng? Một chữ thăm hỏi cũng chẳng có... và sự thật đã chiến thắng niềm tin, thất vọng đã nghiền nát tình cảm, vậy mà nàng vẫn chờ. Uyển Thanh dệt vải với trái tim tuyệt vọng, dệt một cách vô tâm thì làm sao vải đẹp được nên chuyện bán vải lại càng khó khăn hơn. Nàng thường ngồi trước khung dệt mà nước mắt chảy quanh. Bội Nhi cũng ở vào đồng cảnh thất vọng, nhưng dù gì nó cũng là người ngoài, nên khá hơn, nó đã rất nhiều lần cố gắng khuyên nhủ chủ của mình phải gượng dậy:
- Tiểu Thơ à, có lẽ công tử phải thu xếp tìm nhà cửa xong xuôi mới rước chúng ta lên kinh thành.
Uyển Thanh nhìn Bội Nhi, mắt đầy vẻ tuyệt vọng:
- Em cũng như chị, biết rất rõ mà sao lại gĩa vờ? Thế Khiêm đã hoàn toàn quên chị em ta rồi, quên hẳn rồi.
Bội Nhi khóc oà, vừa khóc vừa nói:
- Nếu vậy chúng ta còn ở đây chịu khổ chi nữa? Đã mấy năm qua tiểu thơ đã héo mòn vì sự chờ đợi và chịu đựng cảnh sống vất vả thế này, cuối cùng rồi đã được gì đâu? nhìn tiểu thơ mà em thật đau lòng, hay là chúng ta quay về Điệp Mộng Lâu đi tiểu thơ? Ở đó biết đâu một vài năm sau rồi tiểu thư sẽ tìm được một người hợp ý tâm đầu khác và sẽ được hưởng hạnh phúc sau này.
- Người hợp ý tâm đầu khác? em có điên không? Trên đời này còn gã đàn ông nào có lương tâm chứ? Đến Thế Khiêm mà còn vậy, thì người khác làm sao hơn? Quay về Điệp Mộng Lâu à? không! không bao giờ chị trở về! chị phải ở đây chờ đợi đến khi nhận được tin tức của Thế Khiêm mới thôi.
- Nhưng mà tiểu thơ ơi...
- Nếu em muốn về đó thì cứ đi đi, chị đâu có cản trở gì em!
- Em chỉ lo cho tiểu thơ, còn phần em chịu khổ bao nhiêu cũng chẳng sao.
- Vậy thì chúng ta cứ ở đây chờ!
Thế là hai chủ tớ ôm nhau khóc và cứ mãi đợi chờ ở căn nhà cũ kỹ đó, họ cứ đợi chờ. Cái đợi của người tình si, và kết quả của lần đợi chờ này là... Tịnh Nhi đã quay về.
Tịnh Nhi vừa bước vào Dịch Phủ là đã biến thành báu vật của nhà họ Dịch. Bởi ai ai cũng biét Tịnh Nhi là tâm phúc của Thế Khiêm nên cậu bé bị vây kín. Cả nhà ai cũng muốn biết về cuộc sống ở kinh thành, họ có hàng ngàn câu hỏi, hàng trăm thứ chuyện muốn biết. Thiếu gia bây giờ ra sao? cuộc sống thế nào? có khỏe không? ăn uống được không? công việc triều đình có bận rộn lắm không? đám thuộc hạ mới có năng lực làm việc không? cuộc sống có dễ chịu không? thức ăn có hạp khẩu vị của thiếu gia không? nhớ nhà không? có cần gì không?... Bao nhiêu câu chuyện phải giải đáp. Từ đầu Tịnh Nhi đã biết là không nên nhắc đến Uyển Thanh nên chỉ nói là về để rước mợ lên kinh ở cùng với cậu. Cha mẹ của Thế Khiêm rất hài lòng chuyện này vì họ lúc nào cũng mong mỏi có một đứa cháu để nối dòng, Thế Khiêm và vợ sống xa nhau như thế thì bao lâu họ mới được có cháu nội... vậy thì không thể được nên họ liền thuận ý.
Vợ của Thế Khiêm thì lại nghi ngờ, tuy vui mừng lộ rõ trên mặt nhưng là một người đàn bà ưa ghen này đâu phải tay vừa? Thấy Thế Khiêm cho Tịnh Nhi về quê là nàng ta đã nghi ngờ về chuyện Uyển Thanh. Bằng mọi giá phải triệt địch thủ vì Thế Khiêm bây giờ đã làm quan trong triều thì Thế Khiêm phải thuộc về nàng. Nàng biết Uyển Thanh sống khổ cực thế nào và vẫn biết Thanh luôn chờ đợi Thế Khiêm trong ngôi nhà cũ kỹ kia và không quay lại làm nghề cũ, lòng nàng luôn lo lắng và bây giờ Tịnh Nhi đã trở về, nỗi sợ càng to hơn. Sợ là mục đích của Thế Khiêm cho Tịnh Nhi về là để rước Uyển Thanh lên kinh.
Thế là trong lúc vắng người, nàng cho gọi Tịnh Nhi vào phòng hạch hỏi:
- Tịnh Nhi! lần này mi về đây còn có công tác nào khác không?
Tịnh Nhi bèn chối nhanh:
- Mợ muốn nói gì? Nô tài chẳng biết.
- Chẳng biết à?
Nàng vỗ mạnh lên bàn lớn tiếng nói tiép:
- Mi định qua mặt ta ư? Chẳng phải là mi về đây là để thăm dò tin tức của cái con yêu tinh Uyển Thanh đấy à?
- Dạ thưa mợ, nô tài chẳng dám.
- Sao lại chẳng dám? bộ mi tưởng ta dốt nát không biết chuyện gì mi làm ư? Mi cứ giả vờ như ngây ngô hiền lành. Tội của mi là dẫn lối đưa đường cho con hồ li tinh đó đến với thiếu gia. Nếu mà thiếu gia nhà ngươi có bề gì, đều là lỗi ở ngươi cả.
- Dạ nô tài không dám, không dám!
- Này Tịnh Nhi! Mi có biết là mi đã được nhà này mua về và nuôi dưỡng từ bé đến lớn khôn không?
- Dạ nô tài biết.
- Vậy thì nếu mi mà không ngoan ngoãn vâng lời, ta sẽ nói với lão gia bán quách ngươi cho gia đình khác ngay.
- Dạ xin mợ mở lòng nhân đức, con hứa sẽ ngoan ngoãn vâng lời.
Vợ Thế Khiêm liền hạ giọng:
- Thế mi có muốn còn mãi phục vụ Thiếu Gia không?
- Dạ muốn!
- Cái gì muốn với không muốn? Tất cả là tùy ngươi mà thôi. Mi nên nhớ bao giờ mi cũng chỉ là con đầy tớ ở Dịch Phủ này!
Tịnh Nhi càng sợ hãi:
- Xin mợ giúp cho con được tiép tục hầu hạ thiếu gia.
- Vậy thì ngươi hãy làm những gì mà ta dặn dò.
- Dạ, con xin vâng lời.
- Hãy đến đây!
Tịnh Nhi bước tới gần. Vợ của Thế Khiêm kề tai nói nhỏ một hồi lâu, mặt của Tịnh Nhi tái hẳn. Nhìn mợ chủ vừa lắc đầu, vừa nói:
- Không! con không làm được!!
Vợ của Thế Khiêm trừng mắt nhìn Tịnh Nhi rồi vỗ bàn hét to:
- Mi nói gì? Nếu mi làm tốt, ta sẽ ban thưởng hậu hĩ. Còn nếu mi thất bại thì đừng có hòng được tiếp tục phục vụ cho gia đình này.
- Nô tài không...
- Hãy nhớ một điều, ta là chủ ngươi, đừng có nghĩ là thiếu gia sẽ bênh vực cho ngươi. Bây giờ thiếu gia ngươi ở tận kinh thành, nào có ở đây? Bây giờ thế nào? làm hay không làm? Nói Ngay! Bằng không ta sẽ bẩm báo lão gia về sự không nghe lời của ngươi. Đừng nghĩ rằng sẽ có ai bênh vực cho ngươi. Ngươi nên nhớ nếu ta bán ngươi cho kẻ khác thì muôn đời ngươi sẽ không còn gặp lại thiếu gia nhà ngươi nữa. Bây giờ thế nào? hay là ngươi muốn ngầm báo với con hồ ly tinh kia? Nói rõ!
Tịnh Nhi vừa dập đầu vừa rung giọng nói:
- Dạ nô tì đâu dám. Nô tài xin vâng lệnh phu nhân. Làm bất cứ điều gì.
- Vậy thì hãy đứng lên đi, ngày mai đi làm việc đó cho ta. Ta sẽ cho hai người đi cùng với ngươi, nếu chuyện nhỏ như vầy mà ngươi làm không xong thì hẳn là ngươi phải biết hậu quả thế nào chứ?
Thế là ngày hôm sau Tịnh Nhi cùng hai người tâm phúc của vợ Thế Khiêm đi đến nhà của Uyển Thanh với một bao bạc thật to.
Bội Nhi vừa mở cửa, vừa chạy vừa kêu lớn:
- Tiểu thơ ơi tiểu thơ... Mau mau ra đây... . ra đây mau... Tịnh Nhi về rồi... Tịnh Nhi về rồi!
Uyển Thanh nghe qua cũng muốn ngất. Nàng đứng muốn không vững. Bội Nhi chạy đến dìu nàng:
- Tiểu thơ, nhanh ra ngoài đi... Tịnh Nhi đang đứng đợi tiểu thơ đấy.
Uyển Thanh đưa tay lên chận ngực, rất lâu chẳng biết làm gì. Nỗi vui mừng quá bất ngờ làm nàng choáng váng. Mãi một lúc sau nàng mới lấy lại được sự tỉnh táo.
Uyển Thanh đi ra, nhìn thấy Tịnh Nhi nhưng vẫn không tin tưởng:
- Phải thật là Tịnh Nhi đó không?
Khi đến cửa, Tịnh Nhi đứng lặng nhìn xung quanh ngôi nhà. Những vật đắt tiền ngày xưa Thế Khiêm đã sắm cho Uyển Thanh bây giờ không còn nữa. Bên trong chỉ có một cái bàn nhỏ thật cũ cùng với mấy chiếc ghế. Phần lớn của gian nhà là dành cho guồng xe chỉ, khung dệt. Bông vải và vải dệt, vải thêu xong treo đầy nhà. Khung cảnh thật nghèo nàn và buồn tẻ. Không cần hỏi, Tịnh Nhi cũng đoán được mấy năm qua Uyển Thanh phải sống cực khổ như thế nào. Nó mủi lòng muốn khóc, nhưng sau lưng còn hai gã tâm phúc của mợ chủ, nên cố chặn lại. Mãi đến khi Uyển Thanh xuất hiện, rồi câu hỏi của Thanh làm Tịnh Nhi giật mình quay lại nhìn người vợ thứ của chủ nhân ngày nào. Bây giờ áo quần bằng vải bộ xanh, tóc bới cao cột khăn với những sợi bông vải còn bám đầy người. Dáng hao gầy, xanh xao, đôi mắt mệt mỏi nhưng vẫn còn nét long lanh cũ, nét đẹp ngày nào vẫn không phai.
Tịnh Nhi cúi đầu để che dấu những giọt nước mắt, nói:
- Nô tì vâng lệnh thiếu gia về đây vấn an cô nương.
Uyển Thanh nghe nói, nước mắt chảy dài. Cuối cùng rồi coi như nàng đã không uổng công chờ đợi. Nàng tựa người vào cửa. Giọng thật yếu ớt:
- Thiếu gia em khỏe không Tịnh Nhi? Tại sao lâu quá mà chẳng có tin gì cho ta cả vậy? Bội Nhi đến Dịch Phủ bao lần nhưng chẳng khi nào được vào. Nhưng mà... cũng được rồi, dù gì em cũng đã đến đây. Uyển Thanh cười mà nước mắt chảy ra không ngớt - Thiếu gia của em nói thế nào?
- Dạ thiếu gia... Tịnh Nhi ngập ngừng, nó nhìn hai gia nhân của mợ chủ, rồi nhớ lại thân phận mình, lời đe dọa của mợ chủ, nên cuối cùng nói - Dạ thiếu gia bảo nô tì mang bạc này đến cho cô nương.
Đưa bạc đến? Uyển Thanh ngỡ ngàng nhưng rồi lập tức hiểu ra ngay. Thế Khiêm thật tốt, chàng thật chu đáo, đương nhiên là chàng biết ta đang kẹt tiền. Phải sắm sửa ngay, chuẩn bị đủ thứ để sửa soạn lên đường chứ? Uyển Thanh nhìn Tịnh Nhi, mắt dò hỏi, trong khi Tịnh Nhi lại không dám nhìn thẳng vào mắt nàng, nó quay qua bảo hai gã kia đem bạc đến cho Uyển Thanh và nói:
- Đây là một ngàn lạng bạc, thiếu gia nói để lại cho cô nương sống qua ngày.
Uyển Thanh ngơ ngát hỏi:
- Cái gì? Tịnh Nhi, em nói gì?
Tịnh Nhi vẫn cúi đầu nhìn xuống nói:
- Thiếu gia bảo nô tài nói lại với cô nương là cậu ấy phải ở lại kinh thành làm việc, chẳng sao trở về được, nói cô đừng chờ, khi nào gặp người tương xứng thì cứ lập gia thất. Ở kinh thành quy luật rất khắt khe, không có phù hợp với "tư cách" của cô nương. Cô nương lên đấy, khó xử cho cậu lắm. Vì vậy một ngàn lượng này để lại cho cô nương xaì, coi như để cảm ơn chân tình của cô đôi với cậu khi xưa, mong cô nhận cho và tha thứ cho chuyện không thể đưa cô về kinh, xin cô hãy quên đi lời hứa và hãy quên cậu!
Tịnh Nhi nói một hơi như đọc thuộc bài. Uyển Thanh thì như nghe tiếng sét bên tai, nàng tựa người vào cửa, mắt mở to mà mặt thì lại tái dần. Uyển Thanh thấy đôi chân của nàng như không còn nghe nàng điều khiển... nàng ngã xuống... và "ọc!" một tiếng... Máu từ trong miệng búng ra.
Nàng thiều thào gọi:
- Bội Nhi! Bội Nhi, em ơi!
Bội Nhi đã ở đó nãy giờ, nó đã nghe tiếng gọi, khóc oà, chạy ào đến đỡ lấy Uyển Thanh.
- Tiểu thơ ơi, bình tĩnh lại nào!
Uyển Thanh thở hổn hển và thều thào nói:
- Bội Nhi, em hãy bảo họ mang số bạc ấy cút khỏi nơi đây ngay đi!
Bội Nhi khóc nhưng vẫn bất động. Uyển Thanh lớn tiếng:
- Bội Nhi! em có nghe không?
Bội Nhi sợ hãi đẩy túi bạc đi, nhưng không ngờ nó quá nặng không làm sao đẩy nổi. Bội Nhi lại khóc oà. Tịnh Nhi đứng đấy bối rối và không dằn được sự xúc động, nói cũng khóc, vừa khóc vừa nói:
- Cô ơi cô... cô đừng nên buồn giận... đừng nên ngã bệnh... số bạc kia nếu cô không muốn con sẽ bảo họ mang về... . cô cần phải sống, cần phải giữ gìn sức khỏe... Rồi biết đâu sẽ có ngày tốt lành. Cô ơi cô... cô đừng quá đau khổ... Cô nên biết rằng, con ăn cơm của người ta, người ta bảo sao con phải làm vậy, con chẳng có cách nào hơn...
Tịnh Nhi ấp úng nói, nó lấp lửng là cố tình muốn cho Uyển Thanh biết mình đã làm theo ý lện của mợ chủ.
Nhưng lúc đó Uyển Thanh uẩn ức quá nên không hiểu rõ ý của Tịnh Nhi. Nàng chỉ nghĩ là Tịnh Nhi nói vậy để thanh minh cho vai trò của mình... Tịnh Nhi là người tốt, còn Thế Khiêm quả thật là người bạc bẽo! dễ quên. Nghĩ thế nên máu từ trong miệng nàng lại tuông ra... Chờ đợi, đợi chờ, kết quả của cuợc đợi chờ là thế này sao? Nàng thật đau khổ, phẩn chí.
Bội Nhi ngồi cạnh bên lại khóc và khuyên nhủ Uyển Thanh:
- Tiểu thơ ơi, đừng có đau khổ như thế nữa, xin cô hãy giữ gìn sức khỏe.
Tiếng khóc của Bội Nhi làm nàng lấy lại bình tĩnh, gạt nước mắt nói:
- Tịnh Nhi, khoan đã, hãy đợi ta một chút. Bội Nhi, em hãy đi lấy dùm chị một vuông lụa nhỏ.
Bội Nhi vội vàng đi lấy, trao cho Uyển Thanh vuông lụa nhỏ. Uyển Thanh cắn tay lấy huyết máu đề thơ:
Gió đông độc ác
Làm nát mộng lành
Thổi tan lời thề
Bay vào biển cả
Rồi:
Tương phùng chỉ lúc có nhau
Qua rồi ngoảnh mặt như chưa bao giờ
Đời chỉ khách đa tình khổ lụy
Còn người xưa có nhớ nghĩa xưa
Thôi đành!
Viết xong, Uyển Thanh xếp lại bảo Bội Nhi trao cho Tịnh Nhi. Nàng cắn răng nói:
- Tịnh Nhi, em đem cái này về đưa cho thiếu gia nhà em, nói với ông ấy nếu muốn dứt tình thì ta cũng đành chịu chẳng biết nói thêm gì. Nhưng rồi ta sẽ nhớ, nhớ mãi món hận này. Thôi đi đi! các người hãy mang cả bao bạc kia đi đi!
Tịnh Nhi có miệng mà nói chẳng nên lời, nó nuốt nước mắt cùng hai gã kia mang bạc ra về. Hai gã gia nhân này chứng kiến cảnh thương tâm và cái khẳng khái của Uyển Thanh, đều cảm động, nhưng sợ uy của mợ chủ nên cũng chẳng dám nói gì.
Tịnh Nhi cất chiếc khăn lụa vào người và năn nỉ:
- Xin các người đừng đem chuyện chiếc khăn lụa này nói lại với mợ chủ nhe. Đây chẳng qua chỉ là quà kỷ niệm của Dương cô nương cho cậu để đánh dấu một cuộc tình vậy mà.
Hai gia nhân kia gật đầu thông cảm.
Họ đi rồi còn lại Uyển Thanh và Bội Nhi. Sức nàng đã tàn và lực cũng đã tận. Bội Nhi đỡ nàng lên giường, nàng ngã nhào xuống và lệ cứ mãi rơi. Bội Nhi thương chủ đau khổ, ngồi cạnh bên chỉ biết khóc theo vì bây giờ nó thật không biết nói gì để an ủi chủ của mình.
Cả một đêm dài Uyển Thanh nằm bất động, mắt cứ mở to nhìn lên trần nhà... Đến sáng hôm sau, nàng nói với Bội Nhi:
- Bội Nhi này, em hãy gọi mẹ nuôi đến đây. Chúng ta phải trở về Điệp Mộng Lâu thôi.
- Tiểu thơ...
Uyển Thanh cắt lời Bội Nhi với giọng đầy hận tủi:
- Từ đây về sau sẽ không còn chuyện đàn ông đùa bỡn với tình yêu của chị mà sẽ là ngược lại, hãy đi gọi bà ta đến cho chị!
Và một tháng sau Uyển Thanh trở lại nghiệp cũ ở Điệp Mộng Lâu. Trong khi vợ Thế Khiêm, Tịnh Nhi cùng đám tùy tùng cũng lên đường đến kinh đô.



Nơi đây là một đường hẻm nhỏ trong thành phố Hàng Châu.

Nhà cửa ở đây phần lớn đều nhỏ nhắn với kiến trúc đơn giản, là một xóm nhỏ của những dân cư nghèo.

Người sống ở đây là nông dân và người buôn bán nhỏ nên khá yên tĩnh.

Nhìn ngôi nhà nhỏ bé đơn sơ, Thế Khiêm nắm lấy tay Uyển Thanh, nói:

- Anh chỉ có thể mướn được ngôi nhà thế nầy thôi... Thật bậy quá, đáng ra anh phải mướn cho em một căn nhà đẹp hơn sang hơn...

Uyển Thanh cười một nụ cười thật tươi, nắm chặt tay chàng, nàng ngọt ngào nói:

- Căn nhà này khá lắm chứ! tuy nhỏ nhưng không ồn ào, lại có cửa sổ nữa, anh không thấy sao? Ở bên ngoài còn có những cây trút non thật xinh đẹp! sau khi Bội Nhi và em dọn đẹp mọi thứ thì anh sẽ không còn thấy vết cũ kỹ của nó đâu anh ạ!

Uyển Thanh và Bội Nhi thắm thoát đã sống nơi đây được mấy tháng. Bây giờ Uyển Thanh với bộ áo thật đơn sơ, nhưng nàng vẫn đẹp lộng lẫy với sắc mặt lúc nào cũng tươi đẹp hồng hào. Cuộc sống không còn nhung lụa giả tạo, cũng không có những tiệc tùng với sơn hào mỹ vị! không có tiềng đàn xênh phách ồn ào, cũng không có những phút lênh đênh trên hồ ngắm trời mây nước.

Nhà thật nhỏ bé đơn sơ, không lầu, có cửa sổ nhưng chỉ để ngắm được những cây trút non ngoài sân. Cũng vui là còn có những cây trút và cái hàng giậu lấp lánh phía bên kia nhà.

Nhưng Uyển Thanh thấy cuộc sống thật hạnh phúc. Một cuộc sống không phù phiếm còn thấy được tia sáng tương lai. Uyển Thanh an phận chờ đợi vì Thế Khiêm đã bắt đầu ôn tập đèn sách, chuẩn bị cho kỳ thi sang năm. Bao giờ được đỗ cử nhân mới được lên kinh thành tham gia hội thi, hội thi kia mà đỗ mới được gọi là tiến sĩ. Rồi còn đến trước mặt vua để tham dự Điện Thi nữa. Trước mắt, cái chuyện hội thi và điện thi còn quá xa vời. Bước đầu tiên là Thế Khiêm phải thông qua Hương thi để có cử nhân trước đã.

Và như vậy, sang năm, anh tài ở khắp huyện, khắp phủ sẽ tập trung tại Hàng Châu. Số lượng cử nhân được tuyển chọn lên kinh thành chỉ trên dưới mười người mà cái môn thi lại là những môn Thế Khiêm thật ghét đó là món cổ văn lại có cả quy luật nghiêm ngặt, thí sinh không được phóng khoáng diễn tả dài giòng, mà phải theo luật lệ đàng hoàng. Điều này làm cho nhiều người khó phát huy thi hứng của mình. Những môn thi nằm ngoài sở trường của Thế Khiêm. Mà bây giờ lại bắt đầu từ đầu. Tuy là Thế Khiêm có tài hoa có óc tưởng tượng phong phú, nhưng vì kiến thức của chàng quá rộng nên gặp nhiều khó khăn.

Cũng còn điều may mắn là trước mắt Thế Khiêm không cần phải rời xa Hàng Châu. Thế Khiêm thường xuyên lui tới với nàng. Nhà của Uyển Thanh ở tuy chật hẹp nhưng Bội Nhi và Thanh vẫn thu xếp có căn phòng riêng cho Thế Khiêm. Đó là căn phòng đẹp nhất trong nhà, có cửa sổ thông thoáng, ánh sáng đầy đủ. Trên bàn học của Thế Khiêm, luôn được Uyển Thanh đặt một lọ hoa làm bằng ống trút, trong đó lúc nào cũng có hoa tươi. Mùa thu là hoa cúc. Mùa đông là hoa mai, khi đến xuân lại có hoa đào.

Lúc nào trong nhà cũng thoảng hương hoa, hương trà.

Uyển Thanh không còn cùng Thế Khiêm đối ẩm ngâm thơ vịnh nguyệt nữa mà dành hết thời gian đốc thúc, khuyến khích chàng học. Mỗi khi Thế Khiêm đến là Uyển Thanh đích thân lo trà nước và thức ăn cho chàng. Khi Thế Khiêm lười học, Thanh khơi đèn, thêm áo cho chàng. Và những ngày nóng nực, Uyển Thanh đích thân hầu quạt nồng, lau mồ hôi, nấu chè cho chàng ăn giải khát. Mùa Thu đến lá rơi xào xạc, Thế Khiêm mệt mỏi, Uyển Thanh mang đàn ra dạo vài khúc nhạt để chàng tiêu sầu.

Khi xuân đến, hoa nở thật đẹp làm Thế Khiêm khó học, Uyển Thanh lặng lẽ mài mực, so bút như nhắc nhở chàng. Vì vậy Thế Khiêm thường nắm tay Uyển Thanh nói:

- Uyển Thanh! em chẳng những là bạn tri âm của ta mà còn là thầy tốt của ta nữa.

Mỗi đêm khuya xuống là Uyển Thanh đốc thúc chàng về với cha mẹ và vợ của chàng. Uyển Thanh rất an phận chờ đợi đến khi Thế Khiêm thành công, nàng chờ đợi ngày cha mẹ và vợ của chàng chấp thuận cho nàng làm thiếp nên nàng luôn lo sợ cha mẹ chàng và nhất là vợ chàng không hài lòng.

Lão gia và lão thái thái cùng vợ Thế Khiêm thật không hiểu tại sao Thế Khiêm và Uyển Thanh lại có thể khắng khít hoà hợp như vậy. Vợ Khiêm thường hỏi Tịnh Nhi để tìm hiểu. Nàng biết là ở nhà Uyển Thanh, bàn ghế thiếu thốn, ăn uống cũng tiện tặn, và từ ngày rời Điệp Mộng Lâu, Uyển Thanh không còn vòng vàng chi nữa, ăn mặc thì chỉ có vải thô sơ sài không son phấn, tất cả làm cho vợ của Thế Khiêm không làm sao hiểu nổi, và cũng có hờn ghen trong lòng. Nàng nghĩ dù sao cũng nhờ hạng gái lầu xanh kia mà chồng nàng lo ăn học cho có công danh, sẽ làm cho gia đình của nàng cũng nở mặt mày với xóm làng, và tin rằng sau khi Thế Khiêm đỗ đạt thành công, chàng sẽ thấy hạng gái lầu xanh không thể nào xứng cùng quan trong triều. Còn bây giờ thì cứ lợi dụng Uyển Thanh để Thế Khiêm yên tâm đèn sách. Có kế gì cũng phải đợi Thế Khiêm thi đỗ hẳn hòi.

Dịch lão gia cũng gạn hỏi Tịnh Nhi, thằng bé thật tình thưa:

- Mỗi lần thiếu gia đến nhà Dương cô nương, đều được Dương cô nương khuyến khích thiếu gia đọc sách, bây giờ thiếu gia siêng học hơn ở nhà nữa. Cô ấy kèm thiếu gia rất chặt, không muốn thiếu gia lơ là việc học nên không học cũng không được.

Dịch lão gia gật gù, nếu thật như vậy thì cũng nên nhắm mắt làm ngơ, để nó đến đấy. Bọn trẻ có khi cần người bạn hiểu biết để khuyên nhủ, giúp đỡ. Bao giờ nó lên kinh rồi, đến đấy không gian rộng lớn bao la, nó sẽ mở mắt ra, biết đâu không còn cần cái bạn gái lầu xanh nữa.

Nghĩ vậy nên ông càng hăm dọa Thế Khiêm.

- Nếu con mà không biết tiến thân, để rớt khoa thi này, thì chuyện con với con nhỏ họ Dương kia kể như đứt. Con đừng tưởng thời gian dài là bắt buộc ta đổi ý chuyện bây giờ của con đâu.

Thế Khiêm biết tính cha một là một, hai là hai, nhưng vì Uyển Thanh, chàng phải ra sức học, cố gắng nhồi nhét chữ vào đầu, Thế Khiêm học một cách hết sức cực khổ.

Ngày qua ngày, xuân tới rồi đi, hạ đến... Thế Khiêm vùi đầu trong sách vở. Một năm nhanh chóng trôi qua, mới đó mà tháng tám đã đến. Mùa thi sắp đến, đây là giờ phút khẩn trương.

Đầu tháng tám, đợt thi thứ nhất bắt đầu. Ba hôm sau đến đợt hai, rồi ba hôm nữa là đợt ba. Cuộc thi kéo dài cả chín ngày. Trong chín ngày đó, Uyển Thanh không biết mình đã sống trong tâm trạng nào. Đầu óc còn căng thẳng hơn Thế Khiêm. Nàng lo lắng khoắc khoải, vì trong chín ngày đó, để lo cho chuyện thi cử, Thế Khiêm ở nhà không ghé qua nhà Uyển Thanh được, chỉ có Tịnh Nhi là sang thăm hỏi nhưng khi hỏi đến chuyện Thế Khiêm làm bài có được không thì thằng bé lại mù tịt!

Những ngày đó Uyển Thanh ăn không vô, ngủ không được.

Bội Nhi khuyên nhủ, cố gắng thuyết phục nàng là ở lành sẽ gặp lành không nên bận tâm nhưng vô nghĩa. Cả chủ lẫn tớ đều ăn ngủ không yên, cứ hồi hộp đợi chờ.

Chín ngày cũng trôi qua. Cuộc thi đã chấm dứt và Thế Khiêm rồi cũng đến. Sau những ngày thi, Thế Khiêm tiều tụy đi nhiều, gầy hẳn. Chàng ngồi tựa lưng ghế, lặng lẽ nhìn Uyển Thanh, tay nắm chặt tay Uyển Thanh mà không nói lời nào. Uyển Thanh nhìn chàng vô cùng lo lắng, nàng thật cảm động vô cùng, nàng cũng chỉ nhìn chàng với ánh mắt tràn đầy yêu thương. Hai người ngồi bên nhau như muốn tận hưởng những giây phút còn lại bên nhau.

Thật lâu, Uyển Thanh nói mà nước mắt lưng tròng:

- Anh gầy đi nhiều quá!

Thế Khiêm sờ lên mặt Uyển Thanh rồi cũng nghẹn lời:

- Em cũng vậy, biết không?

Uyển Thanh cúi đầu, Thế Khiêm bèn hỏi:

- Tại sao em chẳng hỏi anh thi cử thế nào?

Uyển Thanh nhìn lên:

- Chuyện thi cử đã kết thúc rồi phải không? Anh đã cực khổ quá nhiều suốt năm, bây giờ phải là lúc thư thả một chút, đừng nghĩ đến nó nữa. Vì nếu đậu, đó là vận tốt của chúng ta, còn nếu như không làm bài được thì còn lần sau mà, phải không anh?

- Lần sau à? Em có biết lần sau là phải ba năm nữa lận không?

- Ba năm hoặc ba mươi năm thì em vẫn đợi! Uyển Thanh âu yếm nhìn chàng - Tóm lại, có sống em là người của anh, chết đi em vẫn là của anh mãi. Em mãi mãi chờ đợi anh mà.

Thế Khiêm xúc động ôm nàng vào lòng kêu lên:

- Uyển Thanh!

Uyển Thanh tươi cười:

- Bây giờ để em bảo Bội Nhi hâm tí rượu cho anh uống ấm lòng nhé và làm vài món ăn để anh no lòng.

Thế Khiêm đồng ý. Rồi Uyển Thanh nân đàn tì bà lên, đàn hát cho chàng nghe một bản. Lời hát êm đềm nhẹ nhà khiến chàng nghĩ đến vài lời thơ cổ:

Màn đêm vừa qua

Trầm hương thoảng nhẹ,

Môi mộng đinh hương

Một khúc thanh ca

Lòng người rung động.

Thế Khiêm đã say, chàng bắt đầu thổi sáo, rồi cùng tiếng đàn tiếng hát của Uyển Thanh làm trong nhà thật ấm áp.

Ngày công bố cũng đã đến. Trước khi bảng được dán lên, Dịch Phủ và nhà Uyển Thanh đều mất ngủ. Uyển Thanh thức trắng đêm trong hồi hộp lo âu. Nàng biết là, nếu Thế Khiêm đậu thì kết quả sẽ được báo đến tận nhà, và lúc đó chắc chắn là Thế Khiêm sẽ là người đến báo tin vui. Vậy thì không nên ngủ, hãy thức chờ... Uyển Thanh đốt một nén hương thơm, lặng lẽ ngồi trước hương nhắm mắt cầu nguyện dông hồn cha mẹ giúp cho, nàng cứ mãi nguyện cầu. Thời gian lặng lẽ trôi qua, trôi qua thật chậm, đêm năm canh tờ mờ sáng, xa xa bắt đầu có tiếng pháo nổ, báo hiệu có người trúng tuyển. Thế còn Thế Khiêm? thế nào rồi?

Có tiếng chân người ngoài cửa. Uyển Thanh giật mình, nín thở lắng nghe. Nàng không biết là phải người đưa tin đó không? tìn buồn hay vui?

Bội Nhi từ ngoài chạy vào hớt hải:

- Đậu rồi! Đậu rồi! Tiểu thơ ơi, công tử đậu rồi!

Tịnh Nhi vừa đưa tin tới, công tử đã đậu cử nhân hạng thứ mười!

Uyển Thanh không dám mở mắt, đây là sự thật hay là mộng? Mãi sau thật lâu, Uyển Thanh thấy mình mới tỉnh táo lại, nàng lâm râm khấn nguyện:

- Cảm ơn cha mẹ, cám ơn trời phật!

Rồi quay lại nhìn ra ngoài lên tiến gọi Bội Nhi:

- Bội Nhi ơi! em hãy đốt pháo lên nào! Hãy đốt pháo ăn mừng lên!

Chưa dứt lời, đã nghe ngoài sân có tiếng pháo nổ inh tai. Rõ là Bội Nhi và Tịnh Nhi đã đốt pháo không chờ lệnh nàng.

Đậu được hương thi là một việc mừng, nhưng kế tiếp là phải lúc chia tay. Bởi vì hội thi tiến sĩ tổ chức tận kinh thành, đường đi lên kinh thì lại rất xa, phải mấy mấy tháng trời mới tới được kinh thành, do đó Thế Khiêm phải chuẩn bị hành lý lên đường.

Trong nhà Dịch phủ, mọi người lo chuẩn bị cho Thế Khiêm tất bật. Với Thế Khiêm và Uyển Thanh, viễn ảnh tạm thời chia tay làm hai người càng bịn rịn hơn.

- Lần này anh lên kinh là sẽ ở nhờ nhà ông dượng của anh. Nếu mà vẫn còn cơ may để anh thi đậu, thì anh cũng không thể về ngay mà phải ở lại nhậm chức, nhưng lúc đó anh sẽ phái người về đây đón em lên đấy đoàn tụ với anh...

- Còn vợ của anh? anh đừng quên chị ấy anh nhé!

- Uyển Thanh! em hiền lành lắm, lúc nào em cũng mãi quan tâm cho kẻ khác!

- Anh hãy vui vẻ lên đường.

Thế Khiêm trầm ngâm một lát rồi nói:

- Còn như nếu anh xui xẻo không đạt được ước nguyện, anh cũng ở lại kinh thành chờ thêm ba năm nữa để thi lại. Vì vậy... .lần chia tay này anh thật sự không yên tâm đó là vì em...

- Anh hãy yên tâm anh ạ! không cần biết anh đi bao lâu, em hứa với anh là em sẽ chờ... mãi mãi chờ anh. Em chỉ sợ là... con người dễ thay đổi, em mong rằng anh sẽ không bao giờ thay đổi và lúc nào cũng nhớ đến em là đủ rồi.

- Anh mà quên em xin trời tru đất diệt anh đi!

- Kìa! anh lại thề nữa rồi, em tin anh mà Thế Khiêm. Nhưng mà anh cũng biết đó, thời gian rất vô tình... vì vậy em mong là anh sẽ sớm cho người về đây báo tin anh nhé... vì khi anh đi rồi thời gian đối với em dài dằng dặt...

- Làm sao anh lại không biết chuyện ấy.

Thế Khiêm xúc động nắm chặt tay Uyển Thanh, dặn dò một cách âu yếm:

- Anh đi rồi, trước tiên là em nhớ giữ gìn sức khỏe, anh cấm em không được gầy đi, không được buồn, không được khóc, phải an tâm chờ anh. Anh sẽ để lại cho em một số tiền, khi nào hết hoặc có gì thiếu hụt cứ cho Bội Nhi đến nhà anh, nhớ đừng tìm vợ anh... nàng ta hay ghen hờn sẽ không giúp gì cho em đâu, cũng đừng tìm cha anh vì ông ấy là người thủ cựu một cách ngoan cố, nên cũng không giúp được gì. Em hãy tìm mẹ anh, người rất thương anh và lại là người rất nhân từ... . mẹ rất thông cảm cho em! Nhớ hãy dặn Bội Nhi tìm mẹ của anh, người sẽ giúp đỡ em bởi vì mẹ biết em là người anh rất quý yêu.

Uyển Thanh nghẹn lời.

- Em biết rồi anh à. Anh không cần phải nói thêm gì nữa. Chỉ mong rằng trong vòng hai năm chúng mình sẽ được đoàn tụ, bằng không em sợ... sợ lúc anh trở về, em không còn trên cõi đời này... .

Câu nói của nàng làm Thế Khiêm tái mặt.

- Tại sao em lại nói như thế? Em nói vậy làm sao anh dám bỏ đi!

- Ồ, xin lỗi anh! xin lỗi anh nhé! Uyển Thanh cúi đầu vào ngực Thế Khiêm, nước mắt tràn ra làm ướt cả áo chàng - Chỉ tại em buồn quá, lo quá, không biết là khi anh đi rồi, em sẽ sống được không!

- Em phải sống vui lên! Sống một cách bình thường, hiểu không? Em cần phải biết là, chuyện anh đi ứng thi, tranh thủ công danh tất cả là vì em. Bỏ ra hai năm thương nhớ, để đổi lại trăm năm gần nhau. Nên chúng ta phải cố gắng nhẫn nại cho được một ngày trùng phùng. Vì vậy, Uyển Thanh, em cần phải vì anh, vì hạnh phúc của chúng ta mà sống!

- Sẽ không bao giờ anh phụ em chứ?

- Em muốn anh thề lại lần nữa không?

- Không, không anh ạ, em tin anh rồi.

- Nghĩa là em sẽ vì anh mà vui sống? vì anh mà bảo trọng sức khỏe? à, anh còn một điều nữa không yên tâm... đó là anh có đi rồi, Mẹ nuôi em chắc chắn là không đến quấy rầy chứ?

Uyển Thanh nhìn Thế Khiêm không hiểu:

- Anh nghĩ em là hạng người thế nào? Trăm ngàn khó khăn em mới thoát ra được khỏi chốn thiêu thân đó, không lẽ em quay lại ư? Vả lại em đã thề từ lâu "sống là người của anh, mà chết cũng là của anh". Nếu em làm điều gì lỗi đạo với anh, thì xin thiên lôi hành xử em đi!

Thế Khiêm lấy khăn ra thấm mắt cho Uyển Thanh và cười nói.

- Xem kìa! em nói anh là không được thề mà em lại cũng thề!

- Anh tin em không?

- Uyển Thanh em! Sao anh lại không tin em cho được? Uyển Thanh, em họ Dương tên Uyển Thanh, nhưng anh mong rằng em chỉ như dương liễu rũ của mùa xuân, xanh tươi mãi.

Trước dương liễu làm chứng. Anh hẹn em là anh sẽ trở về. Khi mùa dương liễu xanh tốt, chúng ta sẽ đoàn tụ!

- Thật không anh?

- Thật!

- Nếu hai năm mà không được đoàn tụ với anh thì em sẽ héo úa như cành liễu héo.

- Nữa rồi, sao em cứ mãi nói nhứ thế?

- Xin lỗi anh, hãy tha thứ cho em nhé, xem như em chưa hề nói vậy.

- Đây có một ít tiền, em hãy giữ lấy mà sinh sống cho đàng hoàng.

- Anh cần nó hơn em. Đường lên kinh xa xôi vạn dậm, anh rất cần đến để lo ăn uống cho chu toàn... đừng để lại cho em làm gì. Nơi đây em và Bội Nhi vệt vải cũng đủ sống rồi anh à.

- Gia đình đã chuẩn bị tất cả cho anh rồi, em đừng lo lắng nhiều.

Và như thế, ly biệt lúc nào cũng đầy nỗi buồn đau. Có nói vạn lần, dặn dò vạn lời vẫn không sao vơi đi nỗi niềm nhớ thương, lo lắng.

Bên ngoài, mưa đang tỉ tả rơi. Trong nhà đèn leo lét. Tình cảm trong lúc này, xa nhau sao đành lòng.

Từng lời, từng giờ qua

Bóng lá ngoài song, đèn trong cửa

Nhớ thương ngập tràn lòng

Biết mộng khó thành, buồn không vơi

Để mưa rơi đầy tận sáng...

Đó là hình ảnh của hai người. Và thế là, một buổi sáng cuối thu, Thế Khiêm cùng tiểu đồng Tịnh Nhi và vài người gia nhân đắc lực, xuất phát đến kinh thành. Để lại cho Uyển Thanh một chuỗi ngày chờ đợi buồn thảm, cô đơn...

Sang mùa xuân năm sau, vẫn không tin tức gì của Thế Khiêm. Thế là lời hứa sang năm liễu xanh lại sẽ đoàn tụ trở thành tan tành.

Dương liễu xanh rồi vàng úa, úa vàng rồi xanh. Năm tháng trôi qua mà Thế Khiêm vẫn biệt vô tâm tín.

Năm đầu, Uyển Thanh còn tin tưởng chờ đợi. Cuộc sống dù có khó khăn, nhưng hy vọng mãnh liệt chờ ngày đoàn tụ khiến Uyển Thanh vượt qua tất cả. Ngày ngày Uyển Thanh chỉ ngồi dệt vải để lo từng bát cơm chén cháo, rảnh thì lại làm thơ giải sầu. Ngày tháng trôi qua, không có tin tức gì. Uyển Thanh bảo Bội Nhi qua Dịch Phủ dò xét thì mới hay là Thế Khiêm không may bị bệnh nên đã hỏng việc thi kỳ rồi. Và cứ vậy mà Uyển Thanh ngồi nhà chờ đợi, dù biết là phải cần ba năm sau mới có lần thi thứ hai. Uyển Thanh đã từng nói ba năm nào nghĩa lý gì? Ba mươi năm sau nàng vẫn chờ... vì vậy Uyển Thanh cứ chờ... chờ mãi...

Nhưng rồi qua năm thứ hai, đời sống khó khăn hơn làm ngày dài lê thê. Uyển Thanh mong mỏi nhận được một bức thư hoặc một lời nhắn gì đó của Thế Khiêm... Chỉ cần có vài hàng chữ cho thấy là chàng vẫn còn nhớ đến nàng là đủ rồi... nhưng mà Uyển Thanh chẳng nhận được gì cả.

Cuối năm, chẳng chờ thêm được nữa, Uyển Thanh lại bảo Bội Nhi đến Dịch Phủ thăm dò và bái kiến mẹ của Thế Khiêm. Nhưng Bội Nhi đã thất bại.

Mấy lần đến là mấy lần không được vào cổng thì làm sao gặp được Mẹ Thế Khiêm mà hỏi thăm tin tức về chàng.

Nhưng Bội Nhi đã cố gắng dò hỏi đám gia nhân của Dịch Phủ, qua lời nói Bội Nhi biết Thế Khiêm có gởi thư về nhà, nhưng chẳng hề đề cập đến Uyển Thanh.

Uyển Thanh nghe kể lại, nước mắt chảy dài.

- Bội Nhi ơi, như vậy là chàng đã quên chị rồi em à. Có cho người về nhà mà chẳng viết cho chị một chữ. Anh ấy có phải là kẻ bạc tình đâu. Chị hiểu ở kinh đô, giai nhân nhiều lắm, không lẽ chàng đã quên bẵng cái tên Dương Uyển Thanh ở Tây Hồ rồi ư?

Bội Nhi an ủi:

- Cô ạ, Dịch công tử nào phải hạng người như vậy, có lẽ là cậu ấy ngại, không dám giao thư cho gia nhân mang cho cô, dù có cũng chưa chắc họ được pháp mang đến đây. Hãy gắng chờ xem. Em nghĩ chỉ có Tịnh Nhi về công tử mới dám có thư về cho tiểu thư.

Đúng, chỉ có Tịnh Nhi là người mà chàng tin tưởng nhất.

Tịnh Nhi là một tử đồng thông minh và hiền hoà, Uyển Thanh tin rằng có Tịnh Nhi về là chàng sẽ có vài chữ cho nàng... vậy thì hãy gắng chờ, cứ chờ...

Dĩ nhiên là Uyển Thanh và Bội Nhi sống trong con hẻm nhỏ kia làm sao biết, làm sao ngờ được...

Họ sống nơi đó nào biết được là Thế Khiêm đã mấy lần cho người mang thư về cho họ, nhưng những lá thư kia điều lọt vào tay của vợ cả chàng, và rồi đều bị ém nhẹm. Bởi vì những gia nhân theo Thế Khiêm đã được vợ của Thế Khiêm cho tiền và dặn rằng khi có thư từ gì cho Uyển Thanh là phải qua tay nàng trước. Thế là chẳng có cái thư nào vào tay Uyển Thanh. Đó là chưa nói gia nhân và người gác cổng ở Dịch Phủ, họ đều được lệnh của mợ chủ là không cho bất cứ người nào của Uyển Thanh vào cổng và phải nói rằng chưa hề nghe cậu nhà nhắc gì về Dương cô nương. Lệnh của vợ Thế Khiêm là lệnh của mợ chủ thì làm sao cãi được, còn Uyển Thanh chỉ là một cô gái xuất thân ở chốn thanh lâu thì làm sao chẳng bị bọn gia nhân xem thường?

Thế là sự chờ đợi của Uyển Thanh trở thành một sự chờ đợi tuyệt vọng, mù mịt!

Sang năm thứ 3, đời sống càng khó khăn hơn, tiền bạc đã cạn sạch, nữ trang thì Uyển Thanh thì đã không còn gì sau khi chuộc mình. Bây giờ ở nhà có chăng là một số áo gấm cũ, nhưng rồi mấy chiếc áo kia cũng lần lượt ra đi! vải dệt có đều nhưng bán lại không được bao nhiêu nên chuyện ba bữa cũng đã trở thành là vấn đề lớn cho họ!

Bội Nhi vẫn thường xuyên đến Dịch Phủ dò xét, mỗi lần đến đều bị đuổi về.

Bội Nhi vẫn không nản chí, lại đến Dịch Phủ nhưng cũng trở về với tuyệt vọng vì không tin gì của Thế Khiêm cả, Bội Nhi tuyệt vọng nói:

- Tiểu Thơ à, em nghĩ Dịch công tử đã quên chúng ta thật rồi.

Nghe Bội Nhi nói thế, Uyển Thanh lại chống chế:

- Không phải đâu em, chắc chắn là có sự hiểu lầm nào đấy. Thế Khiêm ở tận kinh thành, đường xa vời vợi, nên có khi chàng cho người mang thư về nhưng họ lỡ đánh rơi lạc mất thì sao?

Uyển Thanh hoàn toàn không biết là Thế Khiêm mấy lần gởi thư xin cha mẹ giúp đỡ cho nàng, nhưng cha chàng với bản tính cứng rắn nên không thèm bận tâm đến, Mẹ của chàng thì đâu biết chữ nào nên đâu biết Uyển Thanh giờ thế nào mà giúp đỡ, còn vợ của chàng thì khỏi nói, là một người đàn bà thì làm sao có thể rộng lòng giúp đỡ vợ nhỏ của chồng, bà ta luôn tìm mọi cách để ngăn chận và phá hoại.

Uyển Thanh coi như hoàn toàn bị cô lập. Trong lúc hoàn cảnh khó khăn thì mẹ nuôi của Uyển Thanh lại đến, lợi dụng thời cơ lôi Uyển Thanh trở về.

Sự việc là thế này, sau khi có được số tiền chuộc thân của Uyển Thanh, bà ta đã mua người con gái khác, tuy thật đẹp nhưng lại chẳng có chút tài nào bằng Uyển Thanh nên khách càng ngày càng vắng vẻ. Sau này lại nghe tin Thế Khiêm lên kinh thành dự thi và không tin tức gì về cho Uyển Thanh nên bà ta lấy cơ hội lôi Uyển Thanh trở về làm việc cho bà. Bà ta đích thân đến nhỏ nhẹ khuyên Uyển Thanh:

- Uyển Thanh này, Thế Khiêm đi lâu thế này, chắc chắn là đã quên em rồi. Em cũng biết đấy, lòng dạ đàn ông khó mà tin được, chỉ có đàn bà là chịu thiệt thòi mà thôi. Tự cổ chí kim nó đã là như thế, bởi vậy nếu cậu ấy còn nhớ tới em thì đâu để cho em phải khổ như thế này? Ta thấy là tốt nhất em nên quay lại Điẹp Mộng Lâu đi. Em còn trẻ, đời còn quá dài mà. Em ngày xưa đã chuộc thân, nếu bây giờ trở lại thì coi như mọi thứ do em quyết định, do em làm chủ, sau này em muốn ở với ai đi với ai thì tùy ở nơi em. Ta chỉ giúp phương tiện cho em mà thôi. Em trả cho ta một số tiền công là đủ rồi.

Uyển Thanh cười nhạt, đưa mắt nhìn ra cửa, cương quyết nói:

- Bà đừng hòng lay động lòng tôi. Tôi đã nói rồi, có bị chết nơi này tôi vẫn cam lòng, chứ không bao giờ quay về Điệp Mộng Lâu đâu. Bà có nói thế nào, thì tôi vẫn ở đây chờ Thế Khiêm trở về.

Dưỡng mẫu chịu thua, không khuyên được Uyển Thanh trở lại nghề cũ nên bà ta đành ngoe ngẩy bỏ ra về.

Chờ đợi, đợi chờ, rồi lại chờ đợi trong tuyệt vọng.

Cuộc sống càng lúc càng khó hơn. Uyển Thanh và Bội Nhi cố gắng nài nỉ nhận thêm vải áo về thêu thùa kiếm sống. Nào và dệt vải, rồi thêu áo, họ thay phiên nhau làm việc mãi đến tận khuya mỗi đêm nên cũng sống được qua ngày. Dương liễu đã bốn lần thay lá mà vẫn chưa tin gì của Thế Khiêm.

Năm đó, kinh đô lại tổ chức hội thi. Những hy vọng cuối của Uyển Thanh đều đặt vào đó. Nàng nghĩ chỉ cần Thế Khiêm thi đậu thì sẽ có tin cho nàng ngay. Có thể lần trước không may bị rớt nên chàng ngại không liên lạc với nàng. Nghĩ vậy nên Uyển Thanh cứ chờ đợi, đợi chờ. Nàng nào biết vợ của Thế Khiêm đã cho gia nhân nói gạt với chàng là Uyển Thanh đã dời nhà đi nơi nào không ai biết cả. Vì đường xa xa xăm dịu vợi, Uyển Thanh nào có thể biết chàng đã từng nhắn gởi, đã bao nhiêu thư tay cho nàng nhưng tất cả chẳng được hồi âm chữ nào. Thế Khiêm rất buồn và lo lắng vô cùng vì thấy nghi ngờ về sự mất tích bất ngờ của Uyển Thanh. Nhưng mà cuộc thi đã gần kề thì làm sao chàng có thể trở về Hàng Châu để hiểu rõ sự tình.

Mùng chín tháng hai hội thi diễn ra, và đợi đến khi danh sách trúng tuyển được công bố đến Hàng Châu thì đã sang mùa hạ rồi.

Hôm ấy Bội Nhi từ ngoài chạy vào, nỗi vui mừng hiện lên mắt, vừa thở vừa vội vã nói:

- Tiểu thơ ơi! trúng rồi, đỗ rồi, đỗ thật rồi!

Không cần hỏi thêm, Uyển Thanh cũng hiểu Bội Nhi đã nói gì. Nàng ngồi thừ người ra trước khung dệt, tay vẫn còn cầm ống chỉ mà như hoá đá tự bao giờ.

Bội Nhi chạy đến ngạc nhiên:

- Tiểu thơ, tiểu thơ, cô làm sao vậy?

Gọi thật lâu Uyển Thanh mới như tỉnh lại, nàng cười mà lệ rơi xuống đôi má. Uyển Thanh thở dài nói:

- Bội Nhi ơi! chị em ta coi như đã hết khổ rồi!

Thật không? hết khổ thật chứ? con tạo hoá thường éo le ganh ghét kẻ hồng nhan. Chuyện tương lai làm sao đoán trước được?

Vâng, đúng là Thế Khiêm đã thi đỗ. Không chỉ thi đỗ mà còn được đề bạt làm Thứ Kiết Sĩ ở Viện Du Lâm, phải lưu lại kinh đô làm việc. Tin tức được loan truyền là Dịch Phủ mở tiệc ăn mừng thật lớn, đốt pháo từ sáng đến tối mịt. Cảnh vật vô cùng huyên náo.

Trong khi ở nhà Uyển Thanh bốn bề tỉnh mịch, chẳng ai lui tới. Đêm này qua đêm kia, dưới ánh đdèn, chủ tớ hai người cặm cụi làm việc bên khung dệt, chiếc khung quay đều, chỉ dệt thành vải với những âm điệu thật buồn tẻ. Có ai biết là trong cái hẽm nnhỏ này lại có một người vợ thứ của một Tiến Sĩ đương triều. Hai vị lão nhân họ Dịch đã vui quá nên quên hẳn chuyện hứa hẹn ngày xưa cùng với Thế Khiêm, mãi cho đến lúc nhận được thư của chàng:

"Con vâng lời cha mẹ dạy bảo, may mà vận may nên đã đỗ trạng, được phong chức Kiết Sĩ Viện Du Lâm. Trong vòng ba năm tới, con không thể về quê, xin cha mẹ tha thứ tội bất hiếu cho con. Nhớ năm xưa khi lên đường đến kinh thành ứng thi, con còn để lại quê nhà hai người vợ, một người thì đã được cận kề bên Cha mẹ, còn người vợ kế của con là Dương Uyển Thanh hiện ngụ tại địa chỉ số X đường X hẽm xx. Mong cha mẹ dung thứ cho trước về nhà. Còn nếu hiện không còn ở chỗ cũ thì cũng xin cha mẹ cho người dò xét xem nàng đang ngụ nơi nào và tìm mang về nhà để con tránh khỏi tiếng là con người phụ bạc. Mong cha mẹ giúp cho... "

Dịch lão phu nhân nghe vậy mủi lòng liền khuyên chồng nên tìm đón Uyển Thanh về nhà:

- Ông à, con mình hiện được bảng hổ danh đề cũng phần nào là nhờ công cán của Dương Uyển Thanh kia. Bây giờ con trai đã không muốn mang tiếng là phụ bạc thì ta cũng không nên quá hẹp hòi.

Thế là Dịch lão gia kêu gia nhân đến vì ông cũng thật tâm muốn đưa Uyển Thanh vào nhà làm thiếp cho Thế Khiêm, không ngờ gia nhân trong nhà trước đó đã được vợ Thế Khiêm cho tiền và căn dặn, nên đều trả lời rằng trước khi Thế Khiêm gửi thư về, mợ chủ đã cho người mời Dương cô nương về nhưng nàng không chịu và đã rời chỗ cũ và tiếp lại cái nghề xưa kia.

Dịch lão gia nghe nói đã biến sắc, nếu thật vậy thì ông như thoát nợ rồi. Trước đó thì ông cũng không nhiệt tâm cho lắm về chuyện tình này vì ông nghĩ một khi đã vào cái nghề dơ bẩn đó thì làm sao mà yên phận thoát khỏi cho được, may là chưa rước về nhà nếu không sẽ làm ra chuyện bại hoại gia phong. Bây giờ nghe nói thế ông chẳng còn bận tâm gì nữa.

Thế là tung tích của Uyển Thanh lại được báo cáo y hệt trước kia vào kinh. Thế Khiêm đọc thư biến sắc, nghĩ đến chuyện cũ, bao nhiêu lời thề non hẹn biển và cũng vì Uyển Thanh mà chàng đã bỏ công học hành và bỏ quê nhà thân yêu để lên kinh cố gắng lấy cho được cái bằng tiến sĩ dù chàng không hề có chí hướng làm quan... giờ đây Uyển Thanh lại thay lòng đổi dạ! Uyển Thanh! Uyển Thanh! Em là loài dương liễu mãi xanh hay chỉ là loài liễu lả lơi cành lá? Thế Khiêm vừa hận vừa giận nhưng lại có chút nghi ngờ vì biết tính tình Uyển Thanh, chàng vẫn còn chút tin tưởng ở nơi nàng. Thế Khiêm gọi Tịnh Nhi vào, dặn dò thật kỹ:

- Mi hãy lập tức về quê một là để xin phép cha mẹ ta đưa vợ ta lên đây, hai là dò la tin tức của Dương cô nương. Những điều họ nói là ta quá nghi ngờ. Tại sao mấy năm qua nàng lại chẳng viết một lá thư cho ta? chắc chắn là phải có một sự đổi dời nào đó. Nhưng dù có thế nào, ngươi là người tâm phúc của ta, hãy cố gắng giúp ta điều tra rõ ràng sự việc. Nếu mà tất cả là những tin thất thiệt thì khi trước phu nhân lên, ngươi cũng phải rước cả Dương cô nương, có nghe không?

- Vâng, con sẽ làm theo lệnh của thiếu gia!

Lúc Tịnh Nhi vân lệnh về Hàng Châu thì dương liễu đã năm lần thay lá. Nghĩa là Thế Khiêm đã đậu tiến sĩ tròn một năm.

Đâu ai biết được Uyển Thanh đã sống như thế nào? Trước kia thì cuộc sống tuy vất vả nhưng vẫn còn chút tia hy vọng, còn bây giờ? bây giờ chàng đã đậu tiến sĩ nhưng nào có ngó ngàng chi tới nàng? Một chữ thăm hỏi cũng chẳng có... và sự thật đã chiến thắng niềm tin, thất vọng đã nghiền nát tình cảm, vậy mà nàng vẫn chờ. Uyển Thanh dệt vải với trái tim tuyệt vọng, dệt một cách vô tâm thì làm sao vải đẹp được nên chuyện bán vải lại càng khó khăn hơn. Nàng thường ngồi trước khung dệt mà nước mắt chảy quanh. Bội Nhi cũng ở vào đồng cảnh thất vọng, nhưng dù gì nó cũng là người ngoài, nên khá hơn, nó đã rất nhiều lần cố gắng khuyên nhủ chủ của mình phải gượng dậy:

- Tiểu Thơ à, có lẽ công tử phải thu xếp tìm nhà cửa xong xuôi mới rước chúng ta lên kinh thành.

Uyển Thanh nhìn Bội Nhi, mắt đầy vẻ tuyệt vọng:

- Em cũng như chị, biết rất rõ mà sao lại gĩa vờ? Thế Khiêm đã hoàn toàn quên chị em ta rồi, quên hẳn rồi.

Bội Nhi khóc oà, vừa khóc vừa nói:

- Nếu vậy chúng ta còn ở đây chịu khổ chi nữa? Đã mấy năm qua tiểu thơ đã héo mòn vì sự chờ đợi và chịu đựng cảnh sống vất vả thế này, cuối cùng rồi đã được gì đâu? nhìn tiểu thơ mà em thật đau lòng, hay là chúng ta quay về Điệp Mộng Lâu đi tiểu thơ? Ở đó biết đâu một vài năm sau rồi tiểu thư sẽ tìm được một người hợp ý tâm đầu khác và sẽ được hưởng hạnh phúc sau này.

- Người hợp ý tâm đầu khác? em có điên không? Trên đời này còn gã đàn ông nào có lương tâm chứ? Đến Thế Khiêm mà còn vậy, thì người khác làm sao hơn? Quay về Điệp Mộng Lâu à? không! không bao giờ chị trở về! chị phải ở đây chờ đợi đến khi nhận được tin tức của Thế Khiêm mới thôi.

- Nhưng mà tiểu thơ ơi...

- Nếu em muốn về đó thì cứ đi đi, chị đâu có cản trở gì em!

- Em chỉ lo cho tiểu thơ, còn phần em chịu khổ bao nhiêu cũng chẳng sao.

- Vậy thì chúng ta cứ ở đây chờ!

Thế là hai chủ tớ ôm nhau khóc và cứ mãi đợi chờ ở căn nhà cũ kỹ đó, họ cứ đợi chờ. Cái đợi của người tình si, và kết quả của lần đợi chờ này là... Tịnh Nhi đã quay về.

Tịnh Nhi vừa bước vào Dịch Phủ là đã biến thành báu vật của nhà họ Dịch. Bởi ai ai cũng biét Tịnh Nhi là tâm phúc của Thế Khiêm nên cậu bé bị vây kín. Cả nhà ai cũng muốn biết về cuộc sống ở kinh thành, họ có hàng ngàn câu hỏi, hàng trăm thứ chuyện muốn biết. Thiếu gia bây giờ ra sao? cuộc sống thế nào? có khỏe không? ăn uống được không? công việc triều đình có bận rộn lắm không? đám thuộc hạ mới có năng lực làm việc không? cuộc sống có dễ chịu không? thức ăn có hạp khẩu vị của thiếu gia không? nhớ nhà không? có cần gì không?... Bao nhiêu câu chuyện phải giải đáp. Từ đầu Tịnh Nhi đã biết là không nên nhắc đến Uyển Thanh nên chỉ nói là về để rước mợ lên kinh ở cùng với cậu. Cha mẹ của Thế Khiêm rất hài lòng chuyện này vì họ lúc nào cũng mong mỏi có một đứa cháu để nối dòng, Thế Khiêm và vợ sống xa nhau như thế thì bao lâu họ mới được có cháu nội... vậy thì không thể được nên họ liền thuận ý.

Vợ của Thế Khiêm thì lại nghi ngờ, tuy vui mừng lộ rõ trên mặt nhưng là một người đàn bà ưa ghen này đâu phải tay vừa? Thấy Thế Khiêm cho Tịnh Nhi về quê là nàng ta đã nghi ngờ về chuyện Uyển Thanh. Bằng mọi giá phải triệt địch thủ vì Thế Khiêm bây giờ đã làm quan trong triều thì Thế Khiêm phải thuộc về nàng. Nàng biết Uyển Thanh sống khổ cực thế nào và vẫn biết Thanh luôn chờ đợi Thế Khiêm trong ngôi nhà cũ kỹ kia và không quay lại làm nghề cũ, lòng nàng luôn lo lắng và bây giờ Tịnh Nhi đã trở về, nỗi sợ càng to hơn. Sợ là mục đích của Thế Khiêm cho Tịnh Nhi về là để rước Uyển Thanh lên kinh.

Thế là trong lúc vắng người, nàng cho gọi Tịnh Nhi vào phòng hạch hỏi:

- Tịnh Nhi! lần này mi về đây còn có công tác nào khác không?

Tịnh Nhi bèn chối nhanh:

- Mợ muốn nói gì? Nô tài chẳng biết.

- Chẳng biết à?

Nàng vỗ mạnh lên bàn lớn tiếng nói tiép:

- Mi định qua mặt ta ư? Chẳng phải là mi về đây là để thăm dò tin tức của cái con yêu tinh Uyển Thanh đấy à?

- Dạ thưa mợ, nô tài chẳng dám.

- Sao lại chẳng dám? bộ mi tưởng ta dốt nát không biết chuyện gì mi làm ư? Mi cứ giả vờ như ngây ngô hiền lành. Tội của mi là dẫn lối đưa đường cho con hồ li tinh đó đến với thiếu gia. Nếu mà thiếu gia nhà ngươi có bề gì, đều là lỗi ở ngươi cả.

- Dạ nô tài không dám, không dám!

- Này Tịnh Nhi! Mi có biết là mi đã được nhà này mua về và nuôi dưỡng từ bé đến lớn khôn không?

- Dạ nô tài biết.

- Vậy thì nếu mi mà không ngoan ngoãn vâng lời, ta sẽ nói với lão gia bán quách ngươi cho gia đình khác ngay.

- Dạ xin mợ mở lòng nhân đức, con hứa sẽ ngoan ngoãn vâng lời.

Vợ Thế Khiêm liền hạ giọng:

- Thế mi có muốn còn mãi phục vụ Thiếu Gia không?

- Dạ muốn!

- Cái gì muốn với không muốn? Tất cả là tùy ngươi mà thôi. Mi nên nhớ bao giờ mi cũng chỉ là con đầy tớ ở Dịch Phủ này!

Tịnh Nhi càng sợ hãi:

- Xin mợ giúp cho con được tiép tục hầu hạ thiếu gia.

- Vậy thì ngươi hãy làm những gì mà ta dặn dò.

- Dạ, con xin vâng lời.

- Hãy đến đây!

Tịnh Nhi bước tới gần. Vợ của Thế Khiêm kề tai nói nhỏ một hồi lâu, mặt của Tịnh Nhi tái hẳn. Nhìn mợ chủ vừa lắc đầu, vừa nói:

- Không! con không làm được!!

Vợ của Thế Khiêm trừng mắt nhìn Tịnh Nhi rồi vỗ bàn hét to:

- Mi nói gì? Nếu mi làm tốt, ta sẽ ban thưởng hậu hĩ. Còn nếu mi thất bại thì đừng có hòng được tiếp tục phục vụ cho gia đình này.

- Nô tài không...

- Hãy nhớ một điều, ta là chủ ngươi, đừng có nghĩ là thiếu gia sẽ bênh vực cho ngươi. Bây giờ thiếu gia ngươi ở tận kinh thành, nào có ở đây? Bây giờ thế nào? làm hay không làm? Nói Ngay! Bằng không ta sẽ bẩm báo lão gia về sự không nghe lời của ngươi. Đừng nghĩ rằng sẽ có ai bênh vực cho ngươi. Ngươi nên nhớ nếu ta bán ngươi cho kẻ khác thì muôn đời ngươi sẽ không còn gặp lại thiếu gia nhà ngươi nữa. Bây giờ thế nào? hay là ngươi muốn ngầm báo với con hồ ly tinh kia? Nói rõ!

Tịnh Nhi vừa dập đầu vừa rung giọng nói:

- Dạ nô tì đâu dám. Nô tài xin vâng lệnh phu nhân. Làm bất cứ điều gì.

- Vậy thì hãy đứng lên đi, ngày mai đi làm việc đó cho ta. Ta sẽ cho hai người đi cùng với ngươi, nếu chuyện nhỏ như vầy mà ngươi làm không xong thì hẳn là ngươi phải biết hậu quả thế nào chứ?

Thế là ngày hôm sau Tịnh Nhi cùng hai người tâm phúc của vợ Thế Khiêm đi đến nhà của Uyển Thanh với một bao bạc thật to.

Bội Nhi vừa mở cửa, vừa chạy vừa kêu lớn:

- Tiểu thơ ơi tiểu thơ... Mau mau ra đây... . ra đây mau... Tịnh Nhi về rồi... Tịnh Nhi về rồi!

Uyển Thanh nghe qua cũng muốn ngất. Nàng đứng muốn không vững. Bội Nhi chạy đến dìu nàng:

- Tiểu thơ, nhanh ra ngoài đi... Tịnh Nhi đang đứng đợi tiểu thơ đấy.

Uyển Thanh đưa tay lên chận ngực, rất lâu chẳng biết làm gì. Nỗi vui mừng quá bất ngờ làm nàng choáng váng. Mãi một lúc sau nàng mới lấy lại được sự tỉnh táo.

Uyển Thanh đi ra, nhìn thấy Tịnh Nhi nhưng vẫn không tin tưởng:

- Phải thật là Tịnh Nhi đó không?

Khi đến cửa, Tịnh Nhi đứng lặng nhìn xung quanh ngôi nhà. Những vật đắt tiền ngày xưa Thế Khiêm đã sắm cho Uyển Thanh bây giờ không còn nữa. Bên trong chỉ có một cái bàn nhỏ thật cũ cùng với mấy chiếc ghế. Phần lớn của gian nhà là dành cho guồng xe chỉ, khung dệt. Bông vải và vải dệt, vải thêu xong treo đầy nhà. Khung cảnh thật nghèo nàn và buồn tẻ. Không cần hỏi, Tịnh Nhi cũng đoán được mấy năm qua Uyển Thanh phải sống cực khổ như thế nào. Nó mủi lòng muốn khóc, nhưng sau lưng còn hai gã tâm phúc của mợ chủ, nên cố chặn lại. Mãi đến khi Uyển Thanh xuất hiện, rồi câu hỏi của Thanh làm Tịnh Nhi giật mình quay lại nhìn người vợ thứ của chủ nhân ngày nào. Bây giờ áo quần bằng vải bộ xanh, tóc bới cao cột khăn với những sợi bông vải còn bám đầy người. Dáng hao gầy, xanh xao, đôi mắt mệt mỏi nhưng vẫn còn nét long lanh cũ, nét đẹp ngày nào vẫn không phai.

Tịnh Nhi cúi đầu để che dấu những giọt nước mắt, nói:

- Nô tì vâng lệnh thiếu gia về đây vấn an cô nương.

Uyển Thanh nghe nói, nước mắt chảy dài. Cuối cùng rồi coi như nàng đã không uổng công chờ đợi. Nàng tựa người vào cửa. Giọng thật yếu ớt:

- Thiếu gia em khỏe không Tịnh Nhi? Tại sao lâu quá mà chẳng có tin gì cho ta cả vậy? Bội Nhi đến Dịch Phủ bao lần nhưng chẳng khi nào được vào. Nhưng mà... cũng được rồi, dù gì em cũng đã đến đây. Uyển Thanh cười mà nước mắt chảy ra không ngớt - Thiếu gia của em nói thế nào?

- Dạ thiếu gia... Tịnh Nhi ngập ngừng, nó nhìn hai gia nhân của mợ chủ, rồi nhớ lại thân phận mình, lời đe dọa của mợ chủ, nên cuối cùng nói - Dạ thiếu gia bảo nô tì mang bạc này đến cho cô nương.

Đưa bạc đến? Uyển Thanh ngỡ ngàng nhưng rồi lập tức hiểu ra ngay. Thế Khiêm thật tốt, chàng thật chu đáo, đương nhiên là chàng biết ta đang kẹt tiền. Phải sắm sửa ngay, chuẩn bị đủ thứ để sửa soạn lên đường chứ? Uyển Thanh nhìn Tịnh Nhi, mắt dò hỏi, trong khi Tịnh Nhi lại không dám nhìn thẳng vào mắt nàng, nó quay qua bảo hai gã kia đem bạc đến cho Uyển Thanh và nói:

- Đây là một ngàn lạng bạc, thiếu gia nói để lại cho cô nương sống qua ngày.

Uyển Thanh ngơ ngát hỏi:

- Cái gì? Tịnh Nhi, em nói gì?

Tịnh Nhi vẫn cúi đầu nhìn xuống nói:

- Thiếu gia bảo nô tài nói lại với cô nương là cậu ấy phải ở lại kinh thành làm việc, chẳng sao trở về được, nói cô đừng chờ, khi nào gặp người tương xứng thì cứ lập gia thất. Ở kinh thành quy luật rất khắt khe, không có phù hợp với "tư cách" của cô nương. Cô nương lên đấy, khó xử cho cậu lắm. Vì vậy một ngàn lượng này để lại cho cô nương xaì, coi như để cảm ơn chân tình của cô đôi với cậu khi xưa, mong cô nhận cho và tha thứ cho chuyện không thể đưa cô về kinh, xin cô hãy quên đi lời hứa và hãy quên cậu!

Tịnh Nhi nói một hơi như đọc thuộc bài. Uyển Thanh thì như nghe tiếng sét bên tai, nàng tựa người vào cửa, mắt mở to mà mặt thì lại tái dần. Uyển Thanh thấy đôi chân của nàng như không còn nghe nàng điều khiển... nàng ngã xuống... và "ọc!" một tiếng... Máu từ trong miệng búng ra.

Nàng thiều thào gọi:

- Bội Nhi! Bội Nhi, em ơi!

Bội Nhi đã ở đó nãy giờ, nó đã nghe tiếng gọi, khóc oà, chạy ào đến đỡ lấy Uyển Thanh.

- Tiểu thơ ơi, bình tĩnh lại nào!

Uyển Thanh thở hổn hển và thều thào nói:

- Bội Nhi, em hãy bảo họ mang số bạc ấy cút khỏi nơi đây ngay đi!

Bội Nhi khóc nhưng vẫn bất động. Uyển Thanh lớn tiếng:

- Bội Nhi! em có nghe không?

Bội Nhi sợ hãi đẩy túi bạc đi, nhưng không ngờ nó quá nặng không làm sao đẩy nổi. Bội Nhi lại khóc oà. Tịnh Nhi đứng đấy bối rối và không dằn được sự xúc động, nói cũng khóc, vừa khóc vừa nói:

- Cô ơi cô... cô đừng nên buồn giận... đừng nên ngã bệnh... số bạc kia nếu cô không muốn con sẽ bảo họ mang về... . cô cần phải sống, cần phải giữ gìn sức khỏe... Rồi biết đâu sẽ có ngày tốt lành. Cô ơi cô... cô đừng quá đau khổ... Cô nên biết rằng, con ăn cơm của người ta, người ta bảo sao con phải làm vậy, con chẳng có cách nào hơn...

Tịnh Nhi ấp úng nói, nó lấp lửng là cố tình muốn cho Uyển Thanh biết mình đã làm theo ý lện của mợ chủ.

Nhưng lúc đó Uyển Thanh uẩn ức quá nên không hiểu rõ ý của Tịnh Nhi. Nàng chỉ nghĩ là Tịnh Nhi nói vậy để thanh minh cho vai trò của mình... Tịnh Nhi là người tốt, còn Thế Khiêm quả thật là người bạc bẽo! dễ quên. Nghĩ thế nên máu từ trong miệng nàng lại tuông ra... Chờ đợi, đợi chờ, kết quả của cuợc đợi chờ là thế này sao? Nàng thật đau khổ, phẩn chí.

Bội Nhi ngồi cạnh bên lại khóc và khuyên nhủ Uyển Thanh:

- Tiểu thơ ơi, đừng có đau khổ như thế nữa, xin cô hãy giữ gìn sức khỏe.

Tiếng khóc của Bội Nhi làm nàng lấy lại bình tĩnh, gạt nước mắt nói:

- Tịnh Nhi, khoan đã, hãy đợi ta một chút. Bội Nhi, em hãy đi lấy dùm chị một vuông lụa nhỏ.

Bội Nhi vội vàng đi lấy, trao cho Uyển Thanh vuông lụa nhỏ. Uyển Thanh cắn tay lấy huyết máu đề thơ:

Gió đông độc ác

Làm nát mộng lành

Thổi tan lời thề

Bay vào biển cả

Rồi:

Tương phùng chỉ lúc có nhau

Qua rồi ngoảnh mặt như chưa bao giờ

Đời chỉ khách đa tình khổ lụy

Còn người xưa có nhớ nghĩa xưa

Thôi đành!

Viết xong, Uyển Thanh xếp lại bảo Bội Nhi trao cho Tịnh Nhi. Nàng cắn răng nói:

- Tịnh Nhi, em đem cái này về đưa cho thiếu gia nhà em, nói với ông ấy nếu muốn dứt tình thì ta cũng đành chịu chẳng biết nói thêm gì. Nhưng rồi ta sẽ nhớ, nhớ mãi món hận này. Thôi đi đi! các người hãy mang cả bao bạc kia đi đi!

Tịnh Nhi có miệng mà nói chẳng nên lời, nó nuốt nước mắt cùng hai gã kia mang bạc ra về. Hai gã gia nhân này chứng kiến cảnh thương tâm và cái khẳng khái của Uyển Thanh, đều cảm động, nhưng sợ uy của mợ chủ nên cũng chẳng dám nói gì.

Tịnh Nhi cất chiếc khăn lụa vào người và năn nỉ:

- Xin các người đừng đem chuyện chiếc khăn lụa này nói lại với mợ chủ nhe. Đây chẳng qua chỉ là quà kỷ niệm của Dương cô nương cho cậu để đánh dấu một cuộc tình vậy mà.

Hai gia nhân kia gật đầu thông cảm.

Họ đi rồi còn lại Uyển Thanh và Bội Nhi. Sức nàng đã tàn và lực cũng đã tận. Bội Nhi đỡ nàng lên giường, nàng ngã nhào xuống và lệ cứ mãi rơi. Bội Nhi thương chủ đau khổ, ngồi cạnh bên chỉ biết khóc theo vì bây giờ nó thật không biết nói gì để an ủi chủ của mình.

Cả một đêm dài Uyển Thanh nằm bất động, mắt cứ mở to nhìn lên trần nhà... Đến sáng hôm sau, nàng nói với Bội Nhi:

- Bội Nhi này, em hãy gọi mẹ nuôi đến đây. Chúng ta phải trở về Điệp Mộng Lâu thôi.

- Tiểu thơ...

Uyển Thanh cắt lời Bội Nhi với giọng đầy hận tủi:

- Từ đây về sau sẽ không còn chuyện đàn ông đùa bỡn với tình yêu của chị mà sẽ là ngược lại, hãy đi gọi bà ta đến cho chị!

Và một tháng sau Uyển Thanh trở lại nghiệp cũ ở Điệp Mộng Lâu. Trong khi vợ Thế Khiêm, Tịnh Nhi cùng đám tùy tùng cũng lên đường đến kinh đô.
Dương Liễu Thanh Thanh
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5