watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Em Là Một Áng Mây-Chương 16 - tác giả QUỲNH DAO QUỲNH DAO

QUỲNH DAO

Chương 16

Tác giả: QUỲNH DAO

Đã có rất nhiều ngày, bà Sâm không hề nhìn thấy Uyển Lan.
Chủ yếu là vì, công việc nhà của bà không bao giờ làm cho hết được, bà lại là một người rất chu đáo, bà không nỡ để San San quá cực nhọc, cộng thêm, lúc gần đây, San San đã mang thai, bà mừng rỡ không sao diễn tả nổi, không ngừng hỏi han, thăm nom, lo lắng, cụ bị cho nàng thật chu đáo, bà sợ San San còn trẻ, không chú ý, không cẩn thận, sợ nàng bị hư thai, tóm lại là đủ thứ sợ. Vì, trong lòng bà, “mang thai” là một chuyện gần như “vĩ đại”. Thế nhưng dù sao, bà cũng không quên Uyển Lan, cách một vài hôm, bà lại gọi điện thoại nói chuyện với Uyển Lan hoặc bà Sơn, biết rằng Uyển Lan cũng đi làm đều đặn, đôi vợ chồng son tuy rằng bận bịu, nhưng vẫn ân ái, hạnh phúc, bà cũng cảm thấy như mình trút được một gánh nặng.
Uyển Lan, đứa con gái từ khi còn bé đã làm cho bà lúc nào cũng vừa lo lắng, vừa thương yêu, vừa xót xa, lại vừa không biết phải làm thế nào cho phải, dù sao, rút cuộc cũng coi như đã có được một nơi chốn nương tựa mỹ mãn, tốt đẹp. Đối với trái tim của một người mẹ, có còn gì an ủi nhiều hơn như thế nữa?
Thế nhưng, buổi chiều hôm đó, chỉ mới khoảng hơn năm giờ, bà nghe được phía trước cửa có tiếng xe gắn máy rồ lên ầm ĩ, tiếp theo đó, là tiếng chuông cửa vang lên, bà vội vàng chạy xuống lầu, San San đã kêu lên mừng rỡ:
- Uyển Lan, về nhà chồng là quên mất nhà cha mẹ rồi nhé! Cô tự mình tính tính xem, đã có bao lâu cô không trở về nhà rồi?
Miệng lưỡi Uyển Lan vẫn sắc nhọn, lém lỉnh:
- Đừng có nói em! Chị về nhà chồng rồi có còn nhớ nhà cha mẹ không? Sao mà mỗi lần em về đây đều gặp chị thế này! Chẳng lẽ nhà họ Đoàn này là nhà của cha mẹ chị hả?
San San nói không lại Uyển Lan, bèn nói bừa ra:
- Ui cha! Thảo nào mà người ta nói rằng, mấy cô em chồng là khó chịu nhất, cô em chồng của nhà này ấy à...
- Thì sao?...
Uyển Lan vừa nói, vừa đưa chiếc ví tay có sợi dây đeo thật dài, hướng về phía San San, định đánh tới, bà Sâm đang từ trên lầu chạy xuống, nhìn thấy, hồn phách lên mây, bà kêu thét lên:
- Uyển Lan, đừng mạnh tay với San San!
Uyển Lan vội vàng kéo chiếc ví tay lại, đưa mắt nhìn San San từ đầu đến chân, không ngừng gục gặt đầu, lẩm bẩm nói:
- Thì ra là vậy! Thì ra là vậy! Thì ra là vậy!
Gương mặt San San đỏ bừng lên, nàng bỏ chạy một nước ra phía sau nhà.
Bà Sâm bước xuống lầu, chưa kịp nói gì với Uyển Lan, Uyển Lan đã đưa tay ra khoác khoác ra dấu cho bà khoan hãy nói chuyện, đi đến bên chiếc bàn để điện thoại, nàng nhấc ống nghe lên, quay số. Bà Sâm nghe nàng nói chuyện qua điện thoại:
- Hữu Phong, hiện giờ em đang ở nhà với mẹ, anh không cần phải đi rước em... đúng vậy, em xin về sớm... không có gì, hôm nay em bị nhức đầu cả ngày... Em nhớ mẹ đấy mà! Em không về ăn cơm đâu... Anh muốn đến? Lâu lâu em mới về thăm mẹ một lần mà, anh để cho mẹ con em nói chuyện tâm sự với nhau chút đi!... Tại sao em lại phải nói xấu anh làm gì?...
Nàng yên lặng hết một lúc, chỉ lắng nghe, trên gương mặt nàng, có một thứ biểu hiện kỳ lạ, khác thường:
- ... Thôi được rồi, Hữu Phong, anh đừng nên nghi bậy như thế nữa! Đây này, em cho anh nói chuyện với mẹ nhé!...
Nàng đưa ống nghe cho bà Sâm:
- ... Mẹ, mẹ nói với anh ấy, mười giờ tối hãy đến rước con!
Ồ, vợ chồng son, cách nhau giây lát đã chịu không được! Trong lòng bà Sâm nghĩ thầm, thế nhưng, trực giác lại cho cho bà cảm thấy rằng, chuyện không đơn giản như thế. Thần sắc trên gương mặt Uyển Lan có một cái gì đó không ổn, đôi mắt phát ra những tia sáng long lanh, nóng bỏng đó hình như cũng không ổn, gương mặt bị ánh nắng mặt trời chiếu rọi đến đỏ hồng đó, mái tóc dài bị gió thổi rối tung đó, cùng với một thứ biểu hiện hoang dại ngấn ngầm nào đó trên người nàng, từ đầu đến chân... giống như lúc nàng còn nhỏ, dẫn đi sở thú, nàng yêu thích con sơn dương nhỏ trong đó, nằng nặc đòi dẫn về nhà, nói rằng không được, nàng đu cả thân hình nhỏ bé của mình vào nơi lan can, nắm chặt lấy song sắt không chịu buông. Bây giờ, trên người nàng lại chứa đầy nét bướng bỉnh, hoang dại như thuở đòi con sơn dương ngày nào. Bà Sâm lắc lắc đầu, nhận ống nghe, bà nói bằng một giọng thật dịu dàng:
- Hữu Phong, thôi thì con hãy để cho Uyển Lan ở nhà thêm một chút nữa đi, mười giờ con đến rước nó nhé! Con yên tâm, mẹ bảo đảm là sẽ bảo vệ vợ con chu đáo lắm.
Bỏ điện thoại xuống, Uyển Lan hỏi:
- Ba đâu rồi mẹ?
- Tối nay ông có một buổi đánh cờ ở nhà bác Trung, ăn cơm tối luôn, không đến mười hai giờ khuya, ông không về đâu.
- Anh Hai chưa tan sở à?
- Ừm, cũng gần rồi đấy!
Uyển Lan đưa tay ra, chụp lấy bàn tay bà Sâm, lòng bàn tay nàng nóng hực, bà Sâm bất giác ngước nhìn Uyển Lan, con bé này có bị sốt không? Tiếng Uyển Lan vang lên, âm thanh không được ổn định cho lắm:
- Mẹ! Mình đi lên lầu một chút, con có chuyện muốn nói với mẹ!
Quả nhiên, sự dự đoán của bà không sai tí nào! Đúng là con bé này có tâm sự. Bà ngần ngại nhìn Uyển Lan, ngập ngừng bước theo Uyển Lan lên lầu.
Đây là căn phòng của Uyển Lan ngày xưa, từ lúc nàng lấy chồng, căn phòng sửa lại làm phòng cho khách, đại khái vẫn giữ y tình trạng cũ, để phòng khi Uyển Lan có về nhà chơi, ở lại. Cửa phòng vừa đóng lại, Uyển Lan đã nhìn trừng trừng vào mẹ không chớp, bỏ đi tất cả những ngụy trang, đôi mắt nàng phát ra hai đốm lửa hoang dại và giọng nói nàng mang đầy nét bướng bỉnh, cố chấp:
- Mẹ, con muốn ly dị!
Bà Sâm té ngồi ngay xuống bên thành giường, bà nhìn trừng trừng vào con gái, miệng lẩm bẩm bằng một giọng ngờ vực:
- Con có bị bệnh hay không? Mẹ cảm thấy lòng bàn tay con nóng như lửa, tới đây cho mẹ sờ một tí xem, có phải con đang bị sốt không?
Uyển Lan nhìn mẹ chăm chú, nói từng tiếng một:
- Mẹ! Con rất tỉnh táo, con biết con đang nói gì, con muốn ly dị!
Bà Sâm ngồi chết trân hết vài giây, sau đó bà hỏi:
- Hữu Phong đã làm gì sái quấy?
- Mẹ, mẹ hiểu con rất rõ, mẹ hiểu rõ ràng rằng, không phải là Hữu Phong làm gì sái quấy, anh ấy không thể nào làm điều gì sái quấy.
Bà Sâm nhìn Uyển Lan không chớp, giọng bà yếu ớt, vô hồn:
- Như vậy, Mạnh Thiều đã trở về rồi?... Con đừng nên bốc đồng, và cũng đừng nên hồ đồ, Uyển Lan, đúng lý ra con phải là một người trưởng thành rồi, không còn làm những chuyện vớ vẩn nữa. Con suy nghĩ cho kỹ xem, lúc đầu, chính con đã tự chọn Hữu Phong giữa hai người, chứ không phải mù quáng nhắm mắt lấy Hữu Phong vì không được quyền chọn lựa. Bây giờ, làm sao con lại có thể nói ra hai chữ ly dị một cách dễ dàng như thế? Hôn nhân không phải là trò chơi con trẻ, không giống như lúc tụi con chơi trò đám cưới khi còn bé đâu!
Uyển Lan nhào ngay tới bên bà Sâm, cùng ngồi ngay bên thành giường với bà, nàng dùng tay nắm chặt lấy tay mẹ, lòng bàn tay nàng càng nóng nhiều hơn, đôi gò má nàng đỏ bừng, và ánh mắt nàng, phát ra những tia sáng long lanh cuồng nhiệt, làm người nhìn vào phải cảm thấy rúng động bàng hoàng:
- Mẹ! Con không nói chuyện lý lẽ ở đây! Trong câu chuyện này, con không hề có một cái lý nào hết, con chỉ không có cách nào khác!
- Uyển Lan! Con đừng làm cho mẹ sợ!
- Mẹ, thật mà, con đã không còn cách nào khác, mẹ biết rõ một chuyện, từ đầu chí cuối, người con yêu là Mạnh Thiều!
Bà Sâm hít vào một hơi thật sâu:
- Như vậy, tại sao con lại lấy Hữu Phong làm gì? Lấy nhau chưa được một năm, Hữu Phong đối với con lại tình sâu nghĩa nặng, làm sao con có thể mở miệng nói ra cho được?
- Lúc đầu con lấy Hữu Phong, phần lớn là vì con muốn chọc tức Mạnh Thiều...
Bà Sâm nói bằng một giọng thống thiết:
- Uyển Lan, hôn nhân là chuyện có thể đùa giỡn được sao? Con như thế là cũng quá quắt lắm! Hôn nhân là chuyện cả một đời người, là chuyện cần phải được xem trọng, vả lại, Hữu Phong, nếu như xét về nhân phẩm, tài hoa, và tấm lòng của nó đối với con, thật sự là không có chỗ nào chê được, con có lý do gì để nói đến chuyện ly dị!
Uyển Lan nói bằng một giọng thẳng thắn nhưng “chẳng đặng đừng”:
- Mẹ! Lúc đầu, khi con lấy anh ấy, con cũng muốn làm một người vợ tốt, con cũng muốn cùng anh ấy đi hết đoạn đường đời, con xin thề, trong cái giây phút con bước chân vào lễ đường làm đám cưới, con đã rất thành thật. Thế nhưng, khi Mạnh Thiều xuất hiện, tất cả mọi thứ đều tan biến hết, tất cả những quyết tâm, tất cả những lý trí, tất cả, tất cả, đều đã tan biến mất tăm, mất tích. Con chỉ còn biết có một việc, con muốn ở bên cạnh Mạnh Thiều!
Bà Sâm vừa cuống quýt, vừa tức tối, vừa không biết phải làm sao:
- Con... con đừng có khùng điên như vậy, Uyển Lan! Lấy Mạnh Thiều, chưa biết chừng con cũng sẽ hối hận, ly dị rồi, chưa biết chừng con cũng sẽ hối hận! Mẹ không bao giờ tin rằng, Mạnh Thiều trong vai trò người chồng sẽ tốt đẹp hơn Hữu Phong!
Uyển Lan khổ sở dùng tay ôm lấy đầu:
- Đây không phải là vấn đề tốt hay xấu đâu mẹ! Anh ấy có là cường đạo, con yêu anh ấy, anh ấy có là thổ phỉ, con yêu anh ấy, anh ấy có là kẻ sát nhân, con cũng yêu anh ấy!
Bà Sâm không còn chịu đựng được nữa, bà la toáng lên:
- Nếu như con đã yêu hắn như thế, thì sao lúc đầu, con lại chú ý đến cái nhìn của mẹ hắn đối với con làm gì? Con phải ôm giữ lấy tôn chỉ của mình chứ, mẹ hắn xem con là heo, con cũng lấy hắn, mẹ hắn xem con là chó, con cũng lấy hắn, mẹ hắn xem con là rắn độc, con cũng lấy hắn chứ! Như vậy, thì sẽ không có vấn đề gì rắc rối xảy ra như hôm nay cả! Con vừa muốn có sự tự tôn, lại muốn có cả tình yêu! Khi hai thứ đó va chạm nhau, con đã chọn sự tự tôn, bây giờ con đã có được sự tự tôn, con lại quay đầu đòi tình yêu! Uyển Lan ơi, Uyển Lan! Làm người không được quá tham lam như thế, con ạ! Thế gian này không hề có chuyện gì thập toàn thập mỹ cả! Bây giờ, con đã về làm dâu nhà họ Cố, gia đình họ lại đối với con ân thâm nghĩa trọng như thế, con cũng nên nhận chịu số mệnh như thế đi con ạ!
Bà Sâm kéo dài những câu cuối cùng bằng một giọng thành khẩn, khuyên lơn. Uyển Lan ngồi chết trân nơi đó, đôi mắt nàng mở to, trừng trừng, cả người nàng ngẩn ngơ, xuất thần, hồi lâu, hồi lâu, nàng mới lẩm bẩm một câu:
- Mẹ, mẹ đã nói rất đúng!
Bà Sâm thở phào như vừa trút được một gánh nặng, bà nói:
- Rút cuộc, con cũng đã suy nghĩ kỹ rồi phải không? Đầu óc con cuối cùng đã xoay chuyển trở lại rồi, phải không? Con thấy chưa, đó mới là lý lẽ đúng, con bây giờ không còn là trẻ con nữa, con phải biết chuyện từ lâu rồi mới phải!
Đôi mắt Uyển Lan nhìn trừng trừng vào bức tường trước mặt:
- Không phải đâu mẹ, con nói mẹ nói đúng, không phải là về chuyện này!
Bà Sâm không hiểu:
- Vậy là chuyện gì?
- Nếu như con thật sự yêu anh ấy, con phải ôm chặt lấy tôn chỉ của mình, mẹ anh ấy có xem con là chó, con cũng lấy anh ấy! Mẹ anh ấy có xem con là heo, con cũng lấy anh ấy! Mẹ anh ấy có xem con là rắn độc, con cũng lấy anh ấy...
Uyển Lan lẩm bẩm lập lại mấy câu bà Sâm nói khi nãy, quay đầu sang nhìn bà, nàng kêu lên:
- ... Mẹ ơi!... Tại sao mẹ không vạch rõ những điểm này ra với con từ sớm?
Bà Sâm trợn mắt lên, ngơ ngẩn, hồi lâu, bà mới đứng dậy nói:
- Con điên rồi! Uyển Lan, con bị tẩu hỏa nhập ma rồi!
Bà quay người dự định đi ra khỏi phòng. Uyển Lan đưa tay ra chụp ngay lấy vạt áo bà. Bà quay đầu lại, đôi mắt mở thật to của Uyển Lan, nhìn bà trân trối, ai oán, van lơn:
- Mẹ, mẹ đi nói chuyện với Hữu Phong hộ con!
- Nói những gì?
- Mẹ nói với anh ấy, con muốn ly dị!
Bà Sâm đứng dừng lại, nhìn Uyển Lan thật kỹ, một lúc sau, bà mới chậm rãi nói:
- Uyển Lan, tại sao tự con không mở miệng nói được? Tại vì Hữu Phong không có lỗi? Hay là tại vì con không nỡ nhẫn tâm làm như thế? Hay là...
Giọng bà kéo dài ra:
- ... Tự bản thân con cũng cảm thấy mơ hồ, con không hề biết rõ rằng, con yêu ai? Con không hề thật lòng thật dạ muốn rời xa Hữu Phong...
Uyển Lan cướp lời bà, giọng nói nàng cuống quýt, khổ sở, phân trần:
- Con thật lòng thật dạ mà!... Mẹ, con thật lòng thật dạ muốn ở bên cạnh Mạnh Thiều!
- Con dám nói rằng, con không có một chút tình yêu gì với Hữu Phong chăng?
- Con...
Uyển Lan sựng lại, trong khoảnh khắc đó, trước mắt nàng hiện lên toàn hình ảnh của Hữu Phong, Hữu Phong của thời thơ ấu, Hữu Phong của thuở chơi trò đám cưới rước dâu, Hữu Phong khi vừa mới về nước, nụ hôn “đầu tiên” trong rừng phong, ồ! Nụ hôn đầu đời con gái của nàng, thì ra cũng là của Hữu Phong, ngay cả “người” nàng, cũng là của Hữu Phong... Những ngày tháng hưởng tuần trăng mật, bức ảnh bên cạnh con trâu nước; “đừng nên chạy trốn khỏi vòng tay anh, đừng bao giờ!”, ồ! Hữu Phong! Nàng có thể nói rằng, nàng không hề có chút tình yêu nào với Hữu Phong chăng? Nàng có thể nói như thế không? Nàng thiểu não, ủ rũ ôm đầu, bàn tay nàng không ngừng kéo căng một nhúm tóc buông lơi trước ngực:
- ... Ồ! Mẹ! Mẹ không hiểu được, Hữu Phong chỉ có thể làm cho con bình lặng như mặt nước hồ êm ả, không sóng, không gió, còn Mạnh Thiều, Mạnh Thiều có thể làm cho con bị đốt cháy rực lên, như một ngọn đuốc bừng bừng...
Bà Sâm kêu lên:
- Uyển Lan, con hãy tỉnh dậy đi! Tự bản thân của hôn nhân là sự bình lặng, không sóng gió, làm một mặt nước hồ êm ả không có gì là không tốt! Con phải biết rằng, nước hồ càng sâu, mới càng bình lặng, tình cảm cũng như thế. Con xem mẹ và ba con, sống với nhau đã mấy chục năm, đã có phong ba bão táp gì đâu? Còn như con muốn nói đến chuyện cháy rực lên...
Bà Sâm nhìn con gái trừng trừng, giọng bà nghiêm trọng:
- ... Mặt nước hồ bình lặng, êm ả không dễ bị khô cạn, còn chung cuộc của sự bừng cháy rực rỡ chỉ là một nắm tro tàn. Uyển Lan ơi! Thà rằng làm một mặt nước hồ bình lặng, chứ đừng nên hóa thành tro bụi con ạ!
Uyển Lan kêu lên, giọng nàng bướng bỉnh, ngoan cố, hai bàn tay nàng kéo ghịt lấy chiếc mền trên giường:
- Mẹ! Con không được! Con không chịu được như thế, thà rằng con bị đốt cháy đi! Mẹ, mẹ phải giúp con, mẹ phải đứng về phe con, mẹ phải đi nói chuyện với Hữu Phong...
Bà Sâm nói bằng một giọng chắc như đinh đóng cột:
- Mẹ sẽ không làm như thế! Và cũng không thể làm như thế được! Mẹ không thể nào giúp cho con làm bậy! Con có thể không có lý trí trong chuyện này, nhưng mẹ không thể nào không có lý trí theo con được, chuyện này tuyệt đối không được!
- Mẹ! Mẹ yêu con, mẹ thương con, mẹ giúp con...
Bà Sâm nói bằng một giọng buồn bã và kích động:
- Mẹ e rằng, con đã được mẹ cưng chìu quá nên hư. Con bướng bỉnh như thể một con ngựa bất kham! Nếu như con cứ còn tiếp tục quậy như thế này , mẹ thật sự hoài nghi rằng trong dòng máu của con...
Bà Sâm đột nhiên ngưng ngay lại, bà bị câu nói của chính mình làm cho kinh hoảng, miệng bà há hốc, đứng chết trân nơi đó.
Sắc mặt của Uyển Lan, trong thoáng chốc trở nên trắng bệch. Giọng nàng cất lên, khản đi, nghẹn ngào:
- Mẹ, mẹ nói gì vậy?
Bà Sâm định thần lại, vội vàng lấp liếm:
- Không, không có gì! Mẹ chỉ muốn con bình tĩnh lại một chút, đừng nên làm chuyện trở thành rắc rối.
Chiếc đầu của Uyển Lan cúi xuống thật thấp, thanh âm của nàng nhẹ như tiếng thì thầm bên tai, lẩm bẩm, tổn thương, khuất phục, đau đớn:
- Con biết rồi. Ý của mẹ muốn nói là, trong dòng máu của con có luân lưu những nguyên tố không an phận, bản thân con là một sinh mệnh được tạo ra từ sự vô trách nhiệm! Mẹ, ngay cả mẹ cũng nói như thế rồi, con không thể nào tìm được trên thế gian này một người có thể hiểu được con, hoặc thông cảm cho con!
Sắc mặt của bà Sâm cũng biến đi, bà vội vàng đứng dậy trước mặt con gái, ôm lấy nàng vào lòng mình theo bản năng, cuống quýt nói:
- Ồ! Uyển Lan! Con đừng nên nói như thế! Uyển Lan, con biết là mẹ yêu con biết mấy! Ý của mẹ không phải như thế, con đừng nên vì có mặc cảm, mà cố ý hiểu sai đi ý nghĩa của các câu nói...
Uyển Lan ngẩng đầu lên, nhìn mẹ bằng đôi mắt bi ai:
- Con không hề cố ý hiểu sai. Con biết rằng mẹ yêu con, thế nhưng, dù sao đi nữa, mẹ cũng không sinh ra con! Con không hề được di truyền cái tính tình an nhiên, hiền thục của mẹ, trong dòng máu của con, lúc nào cũng chứa đầy những sự điên cuồng và hoang dại, con biết lắm, mẹ, bẩm sinh con không phải là một đứa trẻ tốt!
Giọng của bà Sâm khản hẳn đi:
- Nói bậy! Sao con lại có thể nói được những lời như thế chứ? Đừng nên đem những mâu thuẫn của bản thân con, mà quy cho dòng máu của con đang có trong người...
- Mẹ! Làm sao mẹ biết được đó không phải là một trong những nguyên nhân? Tại sao suốt cả một đời mẹ lúc nào cũng an tịnh hòa bình? Tại sao con lại mang đầy những phong ba bão táp? Nhất định là tại vì bản thân con sinh ra đã là một sự rắc rối, nhất định là con...
Thanh âm của bà Sâm mang đầy nét van nài:
- Uyển Lan! Con đừng nên nói như thế nữa! Có rất nhiều người, cuộc đời họ cũng có đầy những phong ba bão tố, điều đó có quan hệ gì đến sự xuất thân của họ đâu? Chỉ tại mẹ không tốt, mẹ đã nói bậy!
Uyển Lan bướng bỉnh:
- Mẹ không hề nói bậy. Mẹ chỉ vô tình thố lộ ra bộ mặt thật của sự việc, bộ mặt thật mà con không muốn đối diện.
Phía dưới lầu có một loạt tiếng động ồn ào, tiếp theo đó là tiếng kêu ầm ĩ của Triệu Bôi vang lên:
- Mẹ! Con về rồi đây! Mẹ đừng nên ở đó đóng cửa phòng nói chuyện thì thầm với Uyển Lan nữa. Uyển Lan! Xuống đây nhanh lên, tới giờ cơm rồi! Xuống đây thưởng thức xem tài nấu nướng của bà chị dâu em ra sao? Nhanh lên, nhanh lên! Anh đói bụng gần chết rồi đây nè!
Bà Sâm đưa nhanh tay ra vuốt vuốt mái tóc của Uyển Lan, nói thật dịu dàng:
- Thôi được rồi, chuyện này chúng ta sẽ nói sau. Tóm lại, trước mắt đây, con hãy cố gắng bình tĩnh lại trước đã, được không?
Uyển Lan lắc lắc đầu, thở ra một hơi dài. Nàng không muốn nói thêm gì nữa, đột nhiên, nàng cảm thấy như có một bức tường vô hình nào đó, đang nằm chắn ngang trước mặt mình và mẹ. Nàng lặng lẽ đứng dậy, uể oải đi theo mẹ xuống lầu. Triệu Bôi vẫn y như cũ, lúc nào cũng hi hi ha ha, như thể bất cần đời, chàng chú ý nhìn Uyển Lan một lúc, giống như lúc trước, chàng đưa tay ra phát vào mông Uyển Lan một cái, kêu lên:
- Con bé này, sao mà càng lúc càng gầy đi vậy? Sắc mặt cũng không được ổn lắm vậy!...
Chàng trừng mắt nhìn nàng một lúc, sau đó kêu ầm lên như vỡ lẽ ra một điều gì:
- ... À, anh biết rồi, nhất định là em đang mang chứng bệnh giống như San San!
Trong nhất thời, Uyển Lan không biết được Triệu Bôi muốn nói gì:
- Bệnh giống như San San? San San đang bị bệnh à?
San San đang đứng nơi bàn chia chén đũa, gương mặt nàng đỏ bừng lên:
- Cô đừng nên nghe anh ấy nói bậy!
Uyển Lan hiểu ra, nàng trừng mắt nhìn lại Triệu Bôi:
- Anh tưởng rằng, thiên hạ trong thế gian này, ai cũng giống như hai người, mong muốn làm cha mẹ của người ta lắm sao?
Triệu Bôi nhìn Uyển Lan thật sâu, thật thâm trầm, không cười nữa, chàng đi đến bên cạnh nàng, dùng tay vỗ nhè nhẹ vào cằm của Uyển Lan, nói thật nhẹ nhàng:
- Anh nhớ, em thường hay thích ví mình là một áng mây, em có biết không, mây tuy rằng vừa phiêu du, vừa tự do, tự tại, thế nhưng, nó cũng là một vật hư vô, bất định, không một chút thực tế. Em không thể suốt đời làm một áng mây, em cần phải từ trên trời rớt xuống trần gian rồi đấy. Uyển Lan, sinh một đứa con, có thể giúp cho em trưởng thành.
Nàng cũng nhìn lại Triệu Bôi thật sâu:
- Anh Hai, anh thật sự nghĩ rằng, mỗi một sinh mệnh mới đều vui vẻ về sự ra đời của nó hay sao? Anh không hề hoài nghi rằng, có thể nó không muốn đến trần gian này sao?
Triệu Bôi nói thật khẳng định:
- Anh không hề hoài nghi! Con của anh là do anh yêu nó, anh muốn có nó, nên anh mới cho nó đến cõi đời này, nó sẽ lớn lên trong vòng tay của cha mẹ nó. Mà anh, anh cũng cần có nó!
- Cần nó để làm gì?
- Để anh làm một người cha có trách nhiệm!
Uyển Lan kinh ngạc dương mắt nhìn Triệu Bôi:
- Anh Hai, tại sao cái nhìn của em và anh hoàn toàn không giống nhau vậy?
Triệu Bôi nói:
- Bắt chước anh đây, Uyển Lan! Như vậy, em sẽ vui vẻ hơn! Em cũng sẽ không xanh xao, vàng vọt như thế này! Em sẽ là một người thực tế, mà không còn là một áng mây phiêu du, trôi nổi, không nơi nương tựa nữa!
San San dịu dàng kêu lên:
- Ê, ê! Hai anh em nhà này nói chuyện gì mà lâu thế? Bộ nhất định phải đợi đến thức ăn nguội hết mới chịu ăn hay sao?
Mọi người đều ngồi vào bàn ăn, Uyển Lan kinh ngạc nhìn lên bàn, cả một bàn đầy thức ăn, món xào, món mặn, món nướng, món canh đầy đủ. Lại nhìn qua San San, mái tóc nàng bới gọn ghẽ về phía sau, để lộ gương mặt trần không son phấn, trắng trẻo, mịn màng, nàng quấn chiếc khăn tạp dề sọc ca-rô màu hồng phấn trên người, đang nhanh nhẹn xới cơm ra cho từng người, lại nhanh nhẹn dùng cây dao nhỏ và nĩa cắt thịt nướng ra từng miếng vừa miệng ăn... nàng là một người đàn bà an nhiên và hạnh phúc biết mấy! Tại sao mình lại không được như nàng nhỉ? Uyển Lan nghĩ ngợi mông lung, đầu óc nàng bắt đầu lãng đãng, phiêu du. Bà Sâm ngồi bên cạnh San San, nhìn vào một bàn thức ăn, bà bất giác dùng tay choàng qua người San San, vỗ vỗ nàng bằng một cử chỉ thương yêu, nói bằng một giọng xót xa:
- San San cũng thật là giỏi dắn, chỉ có một chốc như thế, mà đã nấu ra ngần này thức ăn! Thật sự, chỉ cần làm chừng một hai món là đủ rồi, đừng nên làm mệt quá, không tốt đâu con ạ!
San San vừa cười vừa nói:
- Con đâu có yếu đuối quá đâu mẹ! Huống chi, lâu lâu Uyển Lan mới về nhà một lần, dù sao cũng phải đãi cho cô em chồng một bữa chứ, phải không?
Triệu Bôi ngậm trong miệng một bụm cơm, nói lùng bùng:
- Mẹ! Mẹ đừng có cưng cô ấy quá, nấu vài món ăn có gì là giỏi lắm đâu, huống chi, cô ấy cố ý muốn trổ tài trước mặt Uyển Lan đó mà, để cho người ta biết là dù sao cô ấy cũng là người hữu dụng...
- Anh... hư quá!
San San vừa mắng yêu, vừa đưa đôi đũa ra gõ gõ vào mu bàn tay của Triệu Bôi. Triệu Bôi hỏi:
- Anh hư như vậy, em lấy anh làm gì?
San San quay sang bà Sâm:
- Mẹ, thịt nướng có mặn quá không?
Triệu Bôi cười:
- Đừng có làm bộ đánh trống lảng! Lại nhõng nhẽo với mẹ nữa, ai mà chẳng biết món thịt nướng của em là ngon nhất!
Bà Sâm vừa cười vừa nói:
- Triệu Bôi! Không được bắt nạt San San!
Triệu Bôi nhướng cao đôi chân mày:
- Con bắt nạt cô ấy? Có mẹ đứng phía sau lưng, con dám bắt nạt cô ấy à?
Uyển Lan lạnh nhạt nhìn cái hoạt cảnh trước mắt, đột nhiên nàng cảm nhận được một điều, đó là một gia đình thật thanh bình, thật hạnh phúc, còn nàng, nàng không còn thuộc về gia đình này nữa. Một cảm giác mơ hồ, mông lung, buồn bã và cô độc, đang đổ ập đến bao trùm lấy nàng từ bốn phương tám hướng. Trong nhất thời, nàng cảm thấy thần trí thảng thốt và tinh thần bất định. Tuy rằng ngồi trên bàn, thế nhưng nàng cảm thấy mình không ở trong phòng này, không ở trong đám người này, nàng nhìn vào những làn khói bay lên từ những dĩa thức ăn, cảm thấy mình cũng giống như những làn khói bay tỏa đó, nhẹ nhàng bay lên trên cao, lên thật cao, thật cao... xuyên qua mái ngói, bay lên trời xanh, tụ lại thành một áng mây cô độc. Sau đó, áng mây bắt đầu lãng đãng trôi, lững lờ bay, phiêu diêu, lặng lẽ, di động trên nền trời cao một mình, một bóng.
- Tôi là một áng mây,
Gió nhẹ đưa tà áo,
Mang mang trời đất rộng,
Phiêu diêu tựa nơi nào?
Nàng nghĩ đến mấy câu thơ mình đã viết trước đây, tại sao? Mãi cho đến bây giờ, mình vẫn còn là một áng mây không nơi nương tựa? Mọi người đều đã có nơi nương tựa của họ, mọi người đều đã có hạnh phúc của họ, tại sao mình lại như thế? Tại sao mình lại không giống ai? Tại sao mình vẫn còn là một áng mây trời trôi lãng đãng?
Sau bữa cơm, mọi người quây quần nơi phòng khách, Tivi được mở lên, đang chiếu một bộ phim tập. Uyển Lan ngồi trầm ngâm trên ghế salon, ánh mắt nàng nhìn vào Tivi, nhưng trong lòng vẫn mơ màng nghĩ đến rất nhiều những chuyện khác. Bà Sâm cũng như đang suy nghĩ chuyện gì, bà đang bị những lời nói ban nãy của Uyển Lan làm cho kinh hoàng, sợ hãi, bà mơ hồ cảm thấy một nỗi ưu tư ngấm ngầm, đang vây phủ lấy con gái mình, mà mối ưu tư đó, không nằm trong tầm tay với của bà, để bà có thể giúp được gì cho nó. Triệu Bôi và San San vẫn cứ cười hi hi ha ha, một mặt xem Tivi, một mặt đùa giỡn, đấu khẩu với nhau bằng những lời lẽ mật ngọt, hạnh phúc. Ngay lúc đó, bên ngoài có tiếng xe hơi bóp còi tin tin, Uyển Lan giật mình nhìn đồng hồ tay, như vừa tỉnh mộng, nàng mơ hồ lẩm bẩm:
- Bảo anh ấy mười giờ hãy đến, mới hơn tám giờ, đã vác xác đến rồi!
San San vừa cười vừa nói:
- Thì cũng tại vì cô quyến rũ quá chứ gì! Người ta “nhất nhật bất kiến, như tam thu hề!”, còn ông chồng của cô đấy à, là “nhất phút bất kiến, như tam thu hề!”. (Tạm dịch: Một ngày không gặp, như cách ba năm!)
Triệu Bôi tiếp lời:
- Ai nói vậy, hắn thuộc về loại “nhất giây bất kiến, như tam thu hề!” đấy chứ!
Hữu Phong chạy vào trong tiếng cười đùa, chọc ghẹo của mọi người, sau khi chào bà Sâm, chàng cười hì hì nói:
- Ai nói tôi là “Nhất giây bất kiến, như tam thu hề!” vậy? Như thế là xem thường tôi quá đấy!
Triệu Bôi trợn mắt nhìn chàng:
- Sao? Nếu không như vậy, thì rượt theo đến đây để làm gì?
Hữu Phong nói:
- Thì rước vợ chứ làm gì! Tao nói mi xem thường tao quá, là nói bốn chữ “như tam thu hề!” có vẻ không ổn, thật sự mà nói, tao thuộc về loại, “Nhất giây bất kiến, như bách thu hề!” mới đúng đấy! (Tạm dịch: một giây không gặp, như thể trăm năm!)
San San cười phá lên:
- Ha ha! Đúng là không biết mắc cở!
Triệu Bôi cười ngã nghiêng ngã ngửa:
- Trời ạ! Thằng này đem tất cả khí phách nam nhi của chúng ta, vùi hết xuống bùn rồi còn gì!
- Tao thì lại không cảm thấy rằng, yêu vợ của mình, có gì là đáng xấu hổ cả!
Hữu Phong vừa nói, ánh mắt chàng vừa nhìn sang Uyển Lan.
Uyển Lan không cách gì ở lại trong những tiếng cười đùa hỉ hả đó nữa, đứng phắt dậy, nàng nói với bà Sâm:
- Mẹ, con đi về nhé!
Triệu Bôi nói:
- Đi nhanh lên đi! Em mà không đi, Hữu Phong sẽ trở thành ông già cho mà xem, nhất thu là một năm, bách thu là một trăm năm, em mà đi trễ vài phút, hắn sẽ trở thành ông già lụm cụm mấy ngàn, mấy vạn tuổi cho mà xem!
Bà Sâm đưa hai người ra đến tận phía ngoài, đưa tay vịn vào thành cửa, tuy rằng trên gương mặt bà vẫn tươi cười, thế nhưng tâm sự trùng trùng, bà nhìn Uyển Lan chăm chú, lời vắn ý dài:
- Uyển Lan, hãy biết tự lo mình con nhé!
Leo lên xe, Hữu Phong rồ máy, một tay chàng điều khiển tay lái, một tay kia chàng đưa qua, nắm chặt lấy bàn tay của Uyển Lan. Uyển Lan không nói gì, ánh mắt nàng nhìn thẳng ra ngoài cửa xe, không có cách gì tập trung tư tưởng, nàng cảm thấy mình vẫn là một áng mây đang trôi lờ lững, lang thang trên nền trời mang mang buổi tối. Hữu Phong lặng lẽ liếc nhìn nàng, không hỏi một câu nào, chàng chỉ cắm đầu cắm cổ lái xe. Thật lâu, thật lâu sau, đột nhiên, xe thắng lại. Uyển Lan giật mình, mới nhìn thấy rằng chiếc xe đang đậu bên cạnh miếu Trung Liệt ở Viên Sơn. Nàng mơ màng cất tiếng hỏi:
- Đến đây để làm gì vậy?
Hữu Phong tắt máy xe, quay người sang, chàng nhìn thẳng vào Uyển Lan, ánh mắt chàng sắc bén và thâm trầm, giọng chàng trầm thấp:
- Muốn hỏi em một câu!
- Hỏi gì?
Chàng dùng hai tay xoay người nàng sang, để cho nàng đối diện với chàng, chàng nhìn nàng thật sâu, thật sâu, ánh mắt đó hình như đang xuyên thẳng qua nàng, nhìn thẳng vào nơi sâu thẳm nhất của linh hồn nàng. Giọng chàng khản đặc:
- Uyển Lan, em có còn là của anh không?
Nàng ngước mắt lên nhìn chàng, cảm thấy dưới đôi mắt thâm trầm và hiểu biết đó của chàng, nàng không có cách gì tàng hình cho được, chàng như thể một tấm kính xuyên thấu, mà nàng, trước mặt chàng, là một vật thể trong suốt. Nàng hơi vùng vẫy một chút, ánh mắt nàng chứa đựng những nét bi ai, mơ màng.
Nàng nói thật nhẹ:
- Em không biết. Em cảm thấy em là một áng mây, mà mây là một vật phiêu du, bất định, không thuộc về một ai hết!
Chàng nhìn nàng thật lâu, thật lâu. Sau đó, chàng nhẹ nhàng kéo nàng vào lòng, dùng vòng tay mình ôm nhẹ lấy nàng, chiếc cằm thô của chàng tựa nhẹ lên mớ tóc mai mềm mại của nàng. Chàng nói thật nhỏ tiếng:
- Nếu như em vẫn còn ở trong giai đoạn không biết, thì như thế, anh vẫn chưa hoàn toàn mất em, phải không? Uyển Lan, em đã có xem bộ phim tập Tivi “Jenny” chưa?
- Xem rồi!
- Jenny là một làn khói, có một cái bình có thể chứa cô ta trong đó, khi chủ nhân của cô ta cần, cô ta sẽ từ trong bình chui ra, trở thành một cô gái thật đẹp. Uyển Lan, anh cũng sẽ dùng một cái bình, để đựng áng mây là em.
Nàng nói bằng một giọng vô hồn:
- Ồ! Cái bình của anh ở đâu?
- Ở đây!
Chàng cầm tay nàng đặt ngay lên trên ngực mình, nàng lập tức cảm thấy nhịp đập của trái tim chàng, làm chấn động bàn tay nàng, như có một dòng điện chuyển vào trái tim nàng. Thế là, nàng lại bàng hoàng cảm thấy rằng, cái áng mây là mình, đã thật sự bị chàng đem bỏ vào trong cái bình của chàng rồi!



Đã có rất nhiều ngày, bà Sâm không hề nhìn thấy Uyển Lan.

Chủ yếu là vì, công việc nhà của bà không bao giờ làm cho hết được, bà lại là một người rất chu đáo, bà không nỡ để San San quá cực nhọc, cộng thêm, lúc gần đây, San San đã mang thai, bà mừng rỡ không sao diễn tả nổi, không ngừng hỏi han, thăm nom, lo lắng, cụ bị cho nàng thật chu đáo, bà sợ San San còn trẻ, không chú ý, không cẩn thận, sợ nàng bị hư thai, tóm lại là đủ thứ sợ. Vì, trong lòng bà, “mang thai” là một chuyện gần như “vĩ đại”. Thế nhưng dù sao, bà cũng không quên Uyển Lan, cách một vài hôm, bà lại gọi điện thoại nói chuyện với Uyển Lan hoặc bà Sơn, biết rằng Uyển Lan cũng đi làm đều đặn, đôi vợ chồng son tuy rằng bận bịu, nhưng vẫn ân ái, hạnh phúc, bà cũng cảm thấy như mình trút được một gánh nặng.

Uyển Lan, đứa con gái từ khi còn bé đã làm cho bà lúc nào cũng vừa lo lắng, vừa thương yêu, vừa xót xa, lại vừa không biết phải làm thế nào cho phải, dù sao, rút cuộc cũng coi như đã có được một nơi chốn nương tựa mỹ mãn, tốt đẹp. Đối với trái tim của một người mẹ, có còn gì an ủi nhiều hơn như thế nữa?

Thế nhưng, buổi chiều hôm đó, chỉ mới khoảng hơn năm giờ, bà nghe được phía trước cửa có tiếng xe gắn máy rồ lên ầm ĩ, tiếp theo đó, là tiếng chuông cửa vang lên, bà vội vàng chạy xuống lầu, San San đã kêu lên mừng rỡ:

- Uyển Lan, về nhà chồng là quên mất nhà cha mẹ rồi nhé! Cô tự mình tính tính xem, đã có bao lâu cô không trở về nhà rồi?

Miệng lưỡi Uyển Lan vẫn sắc nhọn, lém lỉnh:

- Đừng có nói em! Chị về nhà chồng rồi có còn nhớ nhà cha mẹ không? Sao mà mỗi lần em về đây đều gặp chị thế này! Chẳng lẽ nhà họ Đoàn này là nhà của cha mẹ chị hả?

San San nói không lại Uyển Lan, bèn nói bừa ra:

- Ui cha! Thảo nào mà người ta nói rằng, mấy cô em chồng là khó chịu nhất, cô em chồng của nhà này ấy à...

- Thì sao?...

Uyển Lan vừa nói, vừa đưa chiếc ví tay có sợi dây đeo thật dài, hướng về phía San San, định đánh tới, bà Sâm đang từ trên lầu chạy xuống, nhìn thấy, hồn phách lên mây, bà kêu thét lên:

- Uyển Lan, đừng mạnh tay với San San!

Uyển Lan vội vàng kéo chiếc ví tay lại, đưa mắt nhìn San San từ đầu đến chân, không ngừng gục gặt đầu, lẩm bẩm nói:

- Thì ra là vậy! Thì ra là vậy! Thì ra là vậy!

Gương mặt San San đỏ bừng lên, nàng bỏ chạy một nước ra phía sau nhà.

Bà Sâm bước xuống lầu, chưa kịp nói gì với Uyển Lan, Uyển Lan đã đưa tay ra khoác khoác ra dấu cho bà khoan hãy nói chuyện, đi đến bên chiếc bàn để điện thoại, nàng nhấc ống nghe lên, quay số. Bà Sâm nghe nàng nói chuyện qua điện thoại:

- Hữu Phong, hiện giờ em đang ở nhà với mẹ, anh không cần phải đi rước em... đúng vậy, em xin về sớm... không có gì, hôm nay em bị nhức đầu cả ngày... Em nhớ mẹ đấy mà! Em không về ăn cơm đâu... Anh muốn đến? Lâu lâu em mới về thăm mẹ một lần mà, anh để cho mẹ con em nói chuyện tâm sự với nhau chút đi!... Tại sao em lại phải nói xấu anh làm gì?...

Nàng yên lặng hết một lúc, chỉ lắng nghe, trên gương mặt nàng, có một thứ biểu hiện kỳ lạ, khác thường:

- ... Thôi được rồi, Hữu Phong, anh đừng nên nghi bậy như thế nữa! Đây này, em cho anh nói chuyện với mẹ nhé!...

Nàng đưa ống nghe cho bà Sâm:

- ... Mẹ, mẹ nói với anh ấy, mười giờ tối hãy đến rước con!

Ồ, vợ chồng son, cách nhau giây lát đã chịu không được! Trong lòng bà Sâm nghĩ thầm, thế nhưng, trực giác lại cho cho bà cảm thấy rằng, chuyện không đơn giản như thế. Thần sắc trên gương mặt Uyển Lan có một cái gì đó không ổn, đôi mắt phát ra những tia sáng long lanh, nóng bỏng đó hình như cũng không ổn, gương mặt bị ánh nắng mặt trời chiếu rọi đến đỏ hồng đó, mái tóc dài bị gió thổi rối tung đó, cùng với một thứ biểu hiện hoang dại ngấn ngầm nào đó trên người nàng, từ đầu đến chân... giống như lúc nàng còn nhỏ, dẫn đi sở thú, nàng yêu thích con sơn dương nhỏ trong đó, nằng nặc đòi dẫn về nhà, nói rằng không được, nàng đu cả thân hình nhỏ bé của mình vào nơi lan can, nắm chặt lấy song sắt không chịu buông. Bây giờ, trên người nàng lại chứa đầy nét bướng bỉnh, hoang dại như thuở đòi con sơn dương ngày nào. Bà Sâm lắc lắc đầu, nhận ống nghe, bà nói bằng một giọng thật dịu dàng:

- Hữu Phong, thôi thì con hãy để cho Uyển Lan ở nhà thêm một chút nữa đi, mười giờ con đến rước nó nhé! Con yên tâm, mẹ bảo đảm là sẽ bảo vệ vợ con chu đáo lắm.

Bỏ điện thoại xuống, Uyển Lan hỏi:

- Ba đâu rồi mẹ?

- Tối nay ông có một buổi đánh cờ ở nhà bác Trung, ăn cơm tối luôn, không đến mười hai giờ khuya, ông không về đâu.

- Anh Hai chưa tan sở à?

- Ừm, cũng gần rồi đấy!

Uyển Lan đưa tay ra, chụp lấy bàn tay bà Sâm, lòng bàn tay nàng nóng hực, bà Sâm bất giác ngước nhìn Uyển Lan, con bé này có bị sốt không? Tiếng Uyển Lan vang lên, âm thanh không được ổn định cho lắm:

- Mẹ! Mình đi lên lầu một chút, con có chuyện muốn nói với mẹ!

Quả nhiên, sự dự đoán của bà không sai tí nào! Đúng là con bé này có tâm sự. Bà ngần ngại nhìn Uyển Lan, ngập ngừng bước theo Uyển Lan lên lầu.

Đây là căn phòng của Uyển Lan ngày xưa, từ lúc nàng lấy chồng, căn phòng sửa lại làm phòng cho khách, đại khái vẫn giữ y tình trạng cũ, để phòng khi Uyển Lan có về nhà chơi, ở lại. Cửa phòng vừa đóng lại, Uyển Lan đã nhìn trừng trừng vào mẹ không chớp, bỏ đi tất cả những ngụy trang, đôi mắt nàng phát ra hai đốm lửa hoang dại và giọng nói nàng mang đầy nét bướng bỉnh, cố chấp:

- Mẹ, con muốn ly dị!

Bà Sâm té ngồi ngay xuống bên thành giường, bà nhìn trừng trừng vào con gái, miệng lẩm bẩm bằng một giọng ngờ vực:

- Con có bị bệnh hay không? Mẹ cảm thấy lòng bàn tay con nóng như lửa, tới đây cho mẹ sờ một tí xem, có phải con đang bị sốt không?

Uyển Lan nhìn mẹ chăm chú, nói từng tiếng một:

- Mẹ! Con rất tỉnh táo, con biết con đang nói gì, con muốn ly dị!

Bà Sâm ngồi chết trân hết vài giây, sau đó bà hỏi:

- Hữu Phong đã làm gì sái quấy?

- Mẹ, mẹ hiểu con rất rõ, mẹ hiểu rõ ràng rằng, không phải là Hữu Phong làm gì sái quấy, anh ấy không thể nào làm điều gì sái quấy.

Bà Sâm nhìn Uyển Lan không chớp, giọng bà yếu ớt, vô hồn:

- Như vậy, Mạnh Thiều đã trở về rồi?... Con đừng nên bốc đồng, và cũng đừng nên hồ đồ, Uyển Lan, đúng lý ra con phải là một người trưởng thành rồi, không còn làm những chuyện vớ vẩn nữa. Con suy nghĩ cho kỹ xem, lúc đầu, chính con đã tự chọn Hữu Phong giữa hai người, chứ không phải mù quáng nhắm mắt lấy Hữu Phong vì không được quyền chọn lựa. Bây giờ, làm sao con lại có thể nói ra hai chữ ly dị một cách dễ dàng như thế? Hôn nhân không phải là trò chơi con trẻ, không giống như lúc tụi con chơi trò đám cưới khi còn bé đâu!

Uyển Lan nhào ngay tới bên bà Sâm, cùng ngồi ngay bên thành giường với bà, nàng dùng tay nắm chặt lấy tay mẹ, lòng bàn tay nàng càng nóng nhiều hơn, đôi gò má nàng đỏ bừng, và ánh mắt nàng, phát ra những tia sáng long lanh cuồng nhiệt, làm người nhìn vào phải cảm thấy rúng động bàng hoàng:

- Mẹ! Con không nói chuyện lý lẽ ở đây! Trong câu chuyện này, con không hề có một cái lý nào hết, con chỉ không có cách nào khác!

- Uyển Lan! Con đừng làm cho mẹ sợ!

- Mẹ, thật mà, con đã không còn cách nào khác, mẹ biết rõ một chuyện, từ đầu chí cuối, người con yêu là Mạnh Thiều!

Bà Sâm hít vào một hơi thật sâu:

- Như vậy, tại sao con lại lấy Hữu Phong làm gì? Lấy nhau chưa được một năm, Hữu Phong đối với con lại tình sâu nghĩa nặng, làm sao con có thể mở miệng nói ra cho được?

- Lúc đầu con lấy Hữu Phong, phần lớn là vì con muốn chọc tức Mạnh Thiều...

Bà Sâm nói bằng một giọng thống thiết:

- Uyển Lan, hôn nhân là chuyện có thể đùa giỡn được sao? Con như thế là cũng quá quắt lắm! Hôn nhân là chuyện cả một đời người, là chuyện cần phải được xem trọng, vả lại, Hữu Phong, nếu như xét về nhân phẩm, tài hoa, và tấm lòng của nó đối với con, thật sự là không có chỗ nào chê được, con có lý do gì để nói đến chuyện ly dị!

Uyển Lan nói bằng một giọng thẳng thắn nhưng “chẳng đặng đừng”:

- Mẹ! Lúc đầu, khi con lấy anh ấy, con cũng muốn làm một người vợ tốt, con cũng muốn cùng anh ấy đi hết đoạn đường đời, con xin thề, trong cái giây phút con bước chân vào lễ đường làm đám cưới, con đã rất thành thật. Thế nhưng, khi Mạnh Thiều xuất hiện, tất cả mọi thứ đều tan biến hết, tất cả những quyết tâm, tất cả những lý trí, tất cả, tất cả, đều đã tan biến mất tăm, mất tích. Con chỉ còn biết có một việc, con muốn ở bên cạnh Mạnh Thiều!

Bà Sâm vừa cuống quýt, vừa tức tối, vừa không biết phải làm sao:

- Con... con đừng có khùng điên như vậy, Uyển Lan! Lấy Mạnh Thiều, chưa biết chừng con cũng sẽ hối hận, ly dị rồi, chưa biết chừng con cũng sẽ hối hận! Mẹ không bao giờ tin rằng, Mạnh Thiều trong vai trò người chồng sẽ tốt đẹp hơn Hữu Phong!

Uyển Lan khổ sở dùng tay ôm lấy đầu:

- Đây không phải là vấn đề tốt hay xấu đâu mẹ! Anh ấy có là cường đạo, con yêu anh ấy, anh ấy có là thổ phỉ, con yêu anh ấy, anh ấy có là kẻ sát nhân, con cũng yêu anh ấy!

Bà Sâm không còn chịu đựng được nữa, bà la toáng lên:

- Nếu như con đã yêu hắn như thế, thì sao lúc đầu, con lại chú ý đến cái nhìn của mẹ hắn đối với con làm gì? Con phải ôm giữ lấy tôn chỉ của mình chứ, mẹ hắn xem con là heo, con cũng lấy hắn, mẹ hắn xem con là chó, con cũng lấy hắn, mẹ hắn xem con là rắn độc, con cũng lấy hắn chứ! Như vậy, thì sẽ không có vấn đề gì rắc rối xảy ra như hôm nay cả! Con vừa muốn có sự tự tôn, lại muốn có cả tình yêu! Khi hai thứ đó va chạm nhau, con đã chọn sự tự tôn, bây giờ con đã có được sự tự tôn, con lại quay đầu đòi tình yêu! Uyển Lan ơi, Uyển Lan! Làm người không được quá tham lam như thế, con ạ! Thế gian này không hề có chuyện gì thập toàn thập mỹ cả! Bây giờ, con đã về làm dâu nhà họ Cố, gia đình họ lại đối với con ân thâm nghĩa trọng như thế, con cũng nên nhận chịu số mệnh như thế đi con ạ!

Bà Sâm kéo dài những câu cuối cùng bằng một giọng thành khẩn, khuyên lơn. Uyển Lan ngồi chết trân nơi đó, đôi mắt nàng mở to, trừng trừng, cả người nàng ngẩn ngơ, xuất thần, hồi lâu, hồi lâu, nàng mới lẩm bẩm một câu:

- Mẹ, mẹ đã nói rất đúng!

Bà Sâm thở phào như vừa trút được một gánh nặng, bà nói:

- Rút cuộc, con cũng đã suy nghĩ kỹ rồi phải không? Đầu óc con cuối cùng đã xoay chuyển trở lại rồi, phải không? Con thấy chưa, đó mới là lý lẽ đúng, con bây giờ không còn là trẻ con nữa, con phải biết chuyện từ lâu rồi mới phải!

Đôi mắt Uyển Lan nhìn trừng trừng vào bức tường trước mặt:

- Không phải đâu mẹ, con nói mẹ nói đúng, không phải là về chuyện này!

Bà Sâm không hiểu:

- Vậy là chuyện gì?

- Nếu như con thật sự yêu anh ấy, con phải ôm chặt lấy tôn chỉ của mình, mẹ anh ấy có xem con là chó, con cũng lấy anh ấy! Mẹ anh ấy có xem con là heo, con cũng lấy anh ấy! Mẹ anh ấy có xem con là rắn độc, con cũng lấy anh ấy...

Uyển Lan lẩm bẩm lập lại mấy câu bà Sâm nói khi nãy, quay đầu sang nhìn bà, nàng kêu lên:

- ... Mẹ ơi!... Tại sao mẹ không vạch rõ những điểm này ra với con từ sớm?

Bà Sâm trợn mắt lên, ngơ ngẩn, hồi lâu, bà mới đứng dậy nói:

- Con điên rồi! Uyển Lan, con bị tẩu hỏa nhập ma rồi!

Bà quay người dự định đi ra khỏi phòng. Uyển Lan đưa tay ra chụp ngay lấy vạt áo bà. Bà quay đầu lại, đôi mắt mở thật to của Uyển Lan, nhìn bà trân trối, ai oán, van lơn:

- Mẹ, mẹ đi nói chuyện với Hữu Phong hộ con!

- Nói những gì?

- Mẹ nói với anh ấy, con muốn ly dị!

Bà Sâm đứng dừng lại, nhìn Uyển Lan thật kỹ, một lúc sau, bà mới chậm rãi nói:

- Uyển Lan, tại sao tự con không mở miệng nói được? Tại vì Hữu Phong không có lỗi? Hay là tại vì con không nỡ nhẫn tâm làm như thế? Hay là...

Giọng bà kéo dài ra:

- ... Tự bản thân con cũng cảm thấy mơ hồ, con không hề biết rõ rằng, con yêu ai? Con không hề thật lòng thật dạ muốn rời xa Hữu Phong...

Uyển Lan cướp lời bà, giọng nói nàng cuống quýt, khổ sở, phân trần:

- Con thật lòng thật dạ mà!... Mẹ, con thật lòng thật dạ muốn ở bên cạnh Mạnh Thiều!

- Con dám nói rằng, con không có một chút tình yêu gì với Hữu Phong chăng?

- Con...

Uyển Lan sựng lại, trong khoảnh khắc đó, trước mắt nàng hiện lên toàn hình ảnh của Hữu Phong, Hữu Phong của thời thơ ấu, Hữu Phong của thuở chơi trò đám cưới rước dâu, Hữu Phong khi vừa mới về nước, nụ hôn “đầu tiên” trong rừng phong, ồ! Nụ hôn đầu đời con gái của nàng, thì ra cũng là của Hữu Phong, ngay cả “người” nàng, cũng là của Hữu Phong... Những ngày tháng hưởng tuần trăng mật, bức ảnh bên cạnh con trâu nước; “đừng nên chạy trốn khỏi vòng tay anh, đừng bao giờ!”, ồ! Hữu Phong! Nàng có thể nói rằng, nàng không hề có chút tình yêu nào với Hữu Phong chăng? Nàng có thể nói như thế không? Nàng thiểu não, ủ rũ ôm đầu, bàn tay nàng không ngừng kéo căng một nhúm tóc buông lơi trước ngực:

- ... Ồ! Mẹ! Mẹ không hiểu được, Hữu Phong chỉ có thể làm cho con bình lặng như mặt nước hồ êm ả, không sóng, không gió, còn Mạnh Thiều, Mạnh Thiều có thể làm cho con bị đốt cháy rực lên, như một ngọn đuốc bừng bừng...

Bà Sâm kêu lên:

- Uyển Lan, con hãy tỉnh dậy đi! Tự bản thân của hôn nhân là sự bình lặng, không sóng gió, làm một mặt nước hồ êm ả không có gì là không tốt! Con phải biết rằng, nước hồ càng sâu, mới càng bình lặng, tình cảm cũng như thế. Con xem mẹ và ba con, sống với nhau đã mấy chục năm, đã có phong ba bão táp gì đâu? Còn như con muốn nói đến chuyện cháy rực lên...

Bà Sâm nhìn con gái trừng trừng, giọng bà nghiêm trọng:

- ... Mặt nước hồ bình lặng, êm ả không dễ bị khô cạn, còn chung cuộc của sự bừng cháy rực rỡ chỉ là một nắm tro tàn. Uyển Lan ơi! Thà rằng làm một mặt nước hồ bình lặng, chứ đừng nên hóa thành tro bụi con ạ!

Uyển Lan kêu lên, giọng nàng bướng bỉnh, ngoan cố, hai bàn tay nàng kéo ghịt lấy chiếc mền trên giường:

- Mẹ! Con không được! Con không chịu được như thế, thà rằng con bị đốt cháy đi! Mẹ, mẹ phải giúp con, mẹ phải đứng về phe con, mẹ phải đi nói chuyện với Hữu Phong...

Bà Sâm nói bằng một giọng chắc như đinh đóng cột:

- Mẹ sẽ không làm như thế! Và cũng không thể làm như thế được! Mẹ không thể nào giúp cho con làm bậy! Con có thể không có lý trí trong chuyện này, nhưng mẹ không thể nào không có lý trí theo con được, chuyện này tuyệt đối không được!

- Mẹ! Mẹ yêu con, mẹ thương con, mẹ giúp con...

Bà Sâm nói bằng một giọng buồn bã và kích động:

- Mẹ e rằng, con đã được mẹ cưng chìu quá nên hư. Con bướng bỉnh như thể một con ngựa bất kham! Nếu như con cứ còn tiếp tục quậy như thế này , mẹ thật sự hoài nghi rằng trong dòng máu của con...

Bà Sâm đột nhiên ngưng ngay lại, bà bị câu nói của chính mình làm cho kinh hoảng, miệng bà há hốc, đứng chết trân nơi đó.

Sắc mặt của Uyển Lan, trong thoáng chốc trở nên trắng bệch. Giọng nàng cất lên, khản đi, nghẹn ngào:

- Mẹ, mẹ nói gì vậy?

Bà Sâm định thần lại, vội vàng lấp liếm:

- Không, không có gì! Mẹ chỉ muốn con bình tĩnh lại một chút, đừng nên làm chuyện trở thành rắc rối.

Chiếc đầu của Uyển Lan cúi xuống thật thấp, thanh âm của nàng nhẹ như tiếng thì thầm bên tai, lẩm bẩm, tổn thương, khuất phục, đau đớn:

- Con biết rồi. Ý của mẹ muốn nói là, trong dòng máu của con có luân lưu những nguyên tố không an phận, bản thân con là một sinh mệnh được tạo ra từ sự vô trách nhiệm! Mẹ, ngay cả mẹ cũng nói như thế rồi, con không thể nào tìm được trên thế gian này một người có thể hiểu được con, hoặc thông cảm cho con!

Sắc mặt của bà Sâm cũng biến đi, bà vội vàng đứng dậy trước mặt con gái, ôm lấy nàng vào lòng mình theo bản năng, cuống quýt nói:

- Ồ! Uyển Lan! Con đừng nên nói như thế! Uyển Lan, con biết là mẹ yêu con biết mấy! Ý của mẹ không phải như thế, con đừng nên vì có mặc cảm, mà cố ý hiểu sai đi ý nghĩa của các câu nói...

Uyển Lan ngẩng đầu lên, nhìn mẹ bằng đôi mắt bi ai:

- Con không hề cố ý hiểu sai. Con biết rằng mẹ yêu con, thế nhưng, dù sao đi nữa, mẹ cũng không sinh ra con! Con không hề được di truyền cái tính tình an nhiên, hiền thục của mẹ, trong dòng máu của con, lúc nào cũng chứa đầy những sự điên cuồng và hoang dại, con biết lắm, mẹ, bẩm sinh con không phải là một đứa trẻ tốt!

Giọng của bà Sâm khản hẳn đi:

- Nói bậy! Sao con lại có thể nói được những lời như thế chứ? Đừng nên đem những mâu thuẫn của bản thân con, mà quy cho dòng máu của con đang có trong người...

- Mẹ! Làm sao mẹ biết được đó không phải là một trong những nguyên nhân? Tại sao suốt cả một đời mẹ lúc nào cũng an tịnh hòa bình? Tại sao con lại mang đầy những phong ba bão táp? Nhất định là tại vì bản thân con sinh ra đã là một sự rắc rối, nhất định là con...

Thanh âm của bà Sâm mang đầy nét van nài:

- Uyển Lan! Con đừng nên nói như thế nữa! Có rất nhiều người, cuộc đời họ cũng có đầy những phong ba bão tố, điều đó có quan hệ gì đến sự xuất thân của họ đâu? Chỉ tại mẹ không tốt, mẹ đã nói bậy!

Uyển Lan bướng bỉnh:

- Mẹ không hề nói bậy. Mẹ chỉ vô tình thố lộ ra bộ mặt thật của sự việc, bộ mặt thật mà con không muốn đối diện.

Phía dưới lầu có một loạt tiếng động ồn ào, tiếp theo đó là tiếng kêu ầm ĩ của Triệu Bôi vang lên:

- Mẹ! Con về rồi đây! Mẹ đừng nên ở đó đóng cửa phòng nói chuyện thì thầm với Uyển Lan nữa. Uyển Lan! Xuống đây nhanh lên, tới giờ cơm rồi! Xuống đây thưởng thức xem tài nấu nướng của bà chị dâu em ra sao? Nhanh lên, nhanh lên! Anh đói bụng gần chết rồi đây nè!

Bà Sâm đưa nhanh tay ra vuốt vuốt mái tóc của Uyển Lan, nói thật dịu dàng:

- Thôi được rồi, chuyện này chúng ta sẽ nói sau. Tóm lại, trước mắt đây, con hãy cố gắng bình tĩnh lại trước đã, được không?

Uyển Lan lắc lắc đầu, thở ra một hơi dài. Nàng không muốn nói thêm gì nữa, đột nhiên, nàng cảm thấy như có một bức tường vô hình nào đó, đang nằm chắn ngang trước mặt mình và mẹ. Nàng lặng lẽ đứng dậy, uể oải đi theo mẹ xuống lầu. Triệu Bôi vẫn y như cũ, lúc nào cũng hi hi ha ha, như thể bất cần đời, chàng chú ý nhìn Uyển Lan một lúc, giống như lúc trước, chàng đưa tay ra phát vào mông Uyển Lan một cái, kêu lên:

- Con bé này, sao mà càng lúc càng gầy đi vậy? Sắc mặt cũng không được ổn lắm vậy!...

Chàng trừng mắt nhìn nàng một lúc, sau đó kêu ầm lên như vỡ lẽ ra một điều gì:

- ... À, anh biết rồi, nhất định là em đang mang chứng bệnh giống như San San!

Trong nhất thời, Uyển Lan không biết được Triệu Bôi muốn nói gì:

- Bệnh giống như San San? San San đang bị bệnh à?

San San đang đứng nơi bàn chia chén đũa, gương mặt nàng đỏ bừng lên:

- Cô đừng nên nghe anh ấy nói bậy!

Uyển Lan hiểu ra, nàng trừng mắt nhìn lại Triệu Bôi:

- Anh tưởng rằng, thiên hạ trong thế gian này, ai cũng giống như hai người, mong muốn làm cha mẹ của người ta lắm sao?

Triệu Bôi nhìn Uyển Lan thật sâu, thật thâm trầm, không cười nữa, chàng đi đến bên cạnh nàng, dùng tay vỗ nhè nhẹ vào cằm của Uyển Lan, nói thật nhẹ nhàng:

- Anh nhớ, em thường hay thích ví mình là một áng mây, em có biết không, mây tuy rằng vừa phiêu du, vừa tự do, tự tại, thế nhưng, nó cũng là một vật hư vô, bất định, không một chút thực tế. Em không thể suốt đời làm một áng mây, em cần phải từ trên trời rớt xuống trần gian rồi đấy. Uyển Lan, sinh một đứa con, có thể giúp cho em trưởng thành.

Nàng cũng nhìn lại Triệu Bôi thật sâu:

- Anh Hai, anh thật sự nghĩ rằng, mỗi một sinh mệnh mới đều vui vẻ về sự ra đời của nó hay sao? Anh không hề hoài nghi rằng, có thể nó không muốn đến trần gian này sao?

Triệu Bôi nói thật khẳng định:

- Anh không hề hoài nghi! Con của anh là do anh yêu nó, anh muốn có nó, nên anh mới cho nó đến cõi đời này, nó sẽ lớn lên trong vòng tay của cha mẹ nó. Mà anh, anh cũng cần có nó!

- Cần nó để làm gì?

- Để anh làm một người cha có trách nhiệm!

Uyển Lan kinh ngạc dương mắt nhìn Triệu Bôi:

- Anh Hai, tại sao cái nhìn của em và anh hoàn toàn không giống nhau vậy?

Triệu Bôi nói:

- Bắt chước anh đây, Uyển Lan! Như vậy, em sẽ vui vẻ hơn! Em cũng sẽ không xanh xao, vàng vọt như thế này! Em sẽ là một người thực tế, mà không còn là một áng mây phiêu du, trôi nổi, không nơi nương tựa nữa!

San San dịu dàng kêu lên:

- Ê, ê! Hai anh em nhà này nói chuyện gì mà lâu thế? Bộ nhất định phải đợi đến thức ăn nguội hết mới chịu ăn hay sao?

Mọi người đều ngồi vào bàn ăn, Uyển Lan kinh ngạc nhìn lên bàn, cả một bàn đầy thức ăn, món xào, món mặn, món nướng, món canh đầy đủ. Lại nhìn qua San San, mái tóc nàng bới gọn ghẽ về phía sau, để lộ gương mặt trần không son phấn, trắng trẻo, mịn màng, nàng quấn chiếc khăn tạp dề sọc ca-rô màu hồng phấn trên người, đang nhanh nhẹn xới cơm ra cho từng người, lại nhanh nhẹn dùng cây dao nhỏ và nĩa cắt thịt nướng ra từng miếng vừa miệng ăn... nàng là một người đàn bà an nhiên và hạnh phúc biết mấy! Tại sao mình lại không được như nàng nhỉ? Uyển Lan nghĩ ngợi mông lung, đầu óc nàng bắt đầu lãng đãng, phiêu du. Bà Sâm ngồi bên cạnh San San, nhìn vào một bàn thức ăn, bà bất giác dùng tay choàng qua người San San, vỗ vỗ nàng bằng một cử chỉ thương yêu, nói bằng một giọng xót xa:

- San San cũng thật là giỏi dắn, chỉ có một chốc như thế, mà đã nấu ra ngần này thức ăn! Thật sự, chỉ cần làm chừng một hai món là đủ rồi, đừng nên làm mệt quá, không tốt đâu con ạ!

San San vừa cười vừa nói:

- Con đâu có yếu đuối quá đâu mẹ! Huống chi, lâu lâu Uyển Lan mới về nhà một lần, dù sao cũng phải đãi cho cô em chồng một bữa chứ, phải không?

Triệu Bôi ngậm trong miệng một bụm cơm, nói lùng bùng:

- Mẹ! Mẹ đừng có cưng cô ấy quá, nấu vài món ăn có gì là giỏi lắm đâu, huống chi, cô ấy cố ý muốn trổ tài trước mặt Uyển Lan đó mà, để cho người ta biết là dù sao cô ấy cũng là người hữu dụng...

- Anh... hư quá!

San San vừa mắng yêu, vừa đưa đôi đũa ra gõ gõ vào mu bàn tay của Triệu Bôi. Triệu Bôi hỏi:

- Anh hư như vậy, em lấy anh làm gì?

San San quay sang bà Sâm:

- Mẹ, thịt nướng có mặn quá không?

Triệu Bôi cười:

- Đừng có làm bộ đánh trống lảng! Lại nhõng nhẽo với mẹ nữa, ai mà chẳng biết món thịt nướng của em là ngon nhất!

Bà Sâm vừa cười vừa nói:

- Triệu Bôi! Không được bắt nạt San San!

Triệu Bôi nhướng cao đôi chân mày:

- Con bắt nạt cô ấy? Có mẹ đứng phía sau lưng, con dám bắt nạt cô ấy à?

Uyển Lan lạnh nhạt nhìn cái hoạt cảnh trước mắt, đột nhiên nàng cảm nhận được một điều, đó là một gia đình thật thanh bình, thật hạnh phúc, còn nàng, nàng không còn thuộc về gia đình này nữa. Một cảm giác mơ hồ, mông lung, buồn bã và cô độc, đang đổ ập đến bao trùm lấy nàng từ bốn phương tám hướng. Trong nhất thời, nàng cảm thấy thần trí thảng thốt và tinh thần bất định. Tuy rằng ngồi trên bàn, thế nhưng nàng cảm thấy mình không ở trong phòng này, không ở trong đám người này, nàng nhìn vào những làn khói bay lên từ những dĩa thức ăn, cảm thấy mình cũng giống như những làn khói bay tỏa đó, nhẹ nhàng bay lên trên cao, lên thật cao, thật cao... xuyên qua mái ngói, bay lên trời xanh, tụ lại thành một áng mây cô độc. Sau đó, áng mây bắt đầu lãng đãng trôi, lững lờ bay, phiêu diêu, lặng lẽ, di động trên nền trời cao một mình, một bóng.

- Tôi là một áng mây,

Gió nhẹ đưa tà áo,

Mang mang trời đất rộng,

Phiêu diêu tựa nơi nào?

Nàng nghĩ đến mấy câu thơ mình đã viết trước đây, tại sao? Mãi cho đến bây giờ, mình vẫn còn là một áng mây không nơi nương tựa? Mọi người đều đã có nơi nương tựa của họ, mọi người đều đã có hạnh phúc của họ, tại sao mình lại như thế? Tại sao mình lại không giống ai? Tại sao mình vẫn còn là một áng mây trời trôi lãng đãng?

Sau bữa cơm, mọi người quây quần nơi phòng khách, Tivi được mở lên, đang chiếu một bộ phim tập. Uyển Lan ngồi trầm ngâm trên ghế salon, ánh mắt nàng nhìn vào Tivi, nhưng trong lòng vẫn mơ màng nghĩ đến rất nhiều những chuyện khác. Bà Sâm cũng như đang suy nghĩ chuyện gì, bà đang bị những lời nói ban nãy của Uyển Lan làm cho kinh hoàng, sợ hãi, bà mơ hồ cảm thấy một nỗi ưu tư ngấm ngầm, đang vây phủ lấy con gái mình, mà mối ưu tư đó, không nằm trong tầm tay với của bà, để bà có thể giúp được gì cho nó. Triệu Bôi và San San vẫn cứ cười hi hi ha ha, một mặt xem Tivi, một mặt đùa giỡn, đấu khẩu với nhau bằng những lời lẽ mật ngọt, hạnh phúc. Ngay lúc đó, bên ngoài có tiếng xe hơi bóp còi tin tin, Uyển Lan giật mình nhìn đồng hồ tay, như vừa tỉnh mộng, nàng mơ hồ lẩm bẩm:

- Bảo anh ấy mười giờ hãy đến, mới hơn tám giờ, đã vác xác đến rồi!

San San vừa cười vừa nói:

- Thì cũng tại vì cô quyến rũ quá chứ gì! Người ta “nhất nhật bất kiến, như tam thu hề!”, còn ông chồng của cô đấy à, là “nhất phút bất kiến, như tam thu hề!”. (Tạm dịch: Một ngày không gặp, như cách ba năm!)

Triệu Bôi tiếp lời:

- Ai nói vậy, hắn thuộc về loại “nhất giây bất kiến, như tam thu hề!” đấy chứ!

Hữu Phong chạy vào trong tiếng cười đùa, chọc ghẹo của mọi người, sau khi chào bà Sâm, chàng cười hì hì nói:

- Ai nói tôi là “Nhất giây bất kiến, như tam thu hề!” vậy? Như thế là xem thường tôi quá đấy!

Triệu Bôi trợn mắt nhìn chàng:

- Sao? Nếu không như vậy, thì rượt theo đến đây để làm gì?

Hữu Phong nói:

- Thì rước vợ chứ làm gì! Tao nói mi xem thường tao quá, là nói bốn chữ “như tam thu hề!” có vẻ không ổn, thật sự mà nói, tao thuộc về loại, “Nhất giây bất kiến, như bách thu hề!” mới đúng đấy! (Tạm dịch: một giây không gặp, như thể trăm năm!)

San San cười phá lên:

- Ha ha! Đúng là không biết mắc cở!

Triệu Bôi cười ngã nghiêng ngã ngửa:

- Trời ạ! Thằng này đem tất cả khí phách nam nhi của chúng ta, vùi hết xuống bùn rồi còn gì!

- Tao thì lại không cảm thấy rằng, yêu vợ của mình, có gì là đáng xấu hổ cả!

Hữu Phong vừa nói, ánh mắt chàng vừa nhìn sang Uyển Lan.

Uyển Lan không cách gì ở lại trong những tiếng cười đùa hỉ hả đó nữa, đứng phắt dậy, nàng nói với bà Sâm:

- Mẹ, con đi về nhé!

Triệu Bôi nói:

- Đi nhanh lên đi! Em mà không đi, Hữu Phong sẽ trở thành ông già cho mà xem, nhất thu là một năm, bách thu là một trăm năm, em mà đi trễ vài phút, hắn sẽ trở thành ông già lụm cụm mấy ngàn, mấy vạn tuổi cho mà xem!

Bà Sâm đưa hai người ra đến tận phía ngoài, đưa tay vịn vào thành cửa, tuy rằng trên gương mặt bà vẫn tươi cười, thế nhưng tâm sự trùng trùng, bà nhìn Uyển Lan chăm chú, lời vắn ý dài:

- Uyển Lan, hãy biết tự lo mình con nhé!

Leo lên xe, Hữu Phong rồ máy, một tay chàng điều khiển tay lái, một tay kia chàng đưa qua, nắm chặt lấy bàn tay của Uyển Lan. Uyển Lan không nói gì, ánh mắt nàng nhìn thẳng ra ngoài cửa xe, không có cách gì tập trung tư tưởng, nàng cảm thấy mình vẫn là một áng mây đang trôi lờ lững, lang thang trên nền trời mang mang buổi tối. Hữu Phong lặng lẽ liếc nhìn nàng, không hỏi một câu nào, chàng chỉ cắm đầu cắm cổ lái xe. Thật lâu, thật lâu sau, đột nhiên, xe thắng lại. Uyển Lan giật mình, mới nhìn thấy rằng chiếc xe đang đậu bên cạnh miếu Trung Liệt ở Viên Sơn. Nàng mơ màng cất tiếng hỏi:

- Đến đây để làm gì vậy?

Hữu Phong tắt máy xe, quay người sang, chàng nhìn thẳng vào Uyển Lan, ánh mắt chàng sắc bén và thâm trầm, giọng chàng trầm thấp:

- Muốn hỏi em một câu!

- Hỏi gì?

Chàng dùng hai tay xoay người nàng sang, để cho nàng đối diện với chàng, chàng nhìn nàng thật sâu, thật sâu, ánh mắt đó hình như đang xuyên thẳng qua nàng, nhìn thẳng vào nơi sâu thẳm nhất của linh hồn nàng. Giọng chàng khản đặc:

- Uyển Lan, em có còn là của anh không?

Nàng ngước mắt lên nhìn chàng, cảm thấy dưới đôi mắt thâm trầm và hiểu biết đó của chàng, nàng không có cách gì tàng hình cho được, chàng như thể một tấm kính xuyên thấu, mà nàng, trước mặt chàng, là một vật thể trong suốt. Nàng hơi vùng vẫy một chút, ánh mắt nàng chứa đựng những nét bi ai, mơ màng.

Nàng nói thật nhẹ:

- Em không biết. Em cảm thấy em là một áng mây, mà mây là một vật phiêu du, bất định, không thuộc về một ai hết!

Chàng nhìn nàng thật lâu, thật lâu. Sau đó, chàng nhẹ nhàng kéo nàng vào lòng, dùng vòng tay mình ôm nhẹ lấy nàng, chiếc cằm thô của chàng tựa nhẹ lên mớ tóc mai mềm mại của nàng. Chàng nói thật nhỏ tiếng:

- Nếu như em vẫn còn ở trong giai đoạn không biết, thì như thế, anh vẫn chưa hoàn toàn mất em, phải không? Uyển Lan, em đã có xem bộ phim tập Tivi “Jenny” chưa?

- Xem rồi!

- Jenny là một làn khói, có một cái bình có thể chứa cô ta trong đó, khi chủ nhân của cô ta cần, cô ta sẽ từ trong bình chui ra, trở thành một cô gái thật đẹp. Uyển Lan, anh cũng sẽ dùng một cái bình, để đựng áng mây là em.

Nàng nói bằng một giọng vô hồn:

- Ồ! Cái bình của anh ở đâu?

- Ở đây!

Chàng cầm tay nàng đặt ngay lên trên ngực mình, nàng lập tức cảm thấy nhịp đập của trái tim chàng, làm chấn động bàn tay nàng, như có một dòng điện chuyển vào trái tim nàng. Thế là, nàng lại bàng hoàng cảm thấy rằng, cái áng mây là mình, đã thật sự bị chàng đem bỏ vào trong cái bình của chàng rồi!
Em Là Một Áng Mây
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương kết