Chương 4
Tác giả: QUỲNH DAO
Sáng sớm, Văn cắp sách bước ra khỏi phòng, muốn đến một vùng vắng vẻ bên bờ biển để xem sách. Nhưng vừa ra sân, chàng bắt gặp Hải Liên. Nàng ngồi trên ghế đá bên gốc đa, nhìn con gà trống bên cây đến xuất thần.
Tóc nàng đã chải gỡ, đen mướt phủ bờ vai. Mặt nàng no no sinh lực trông rất sống động. Bà lão đã trao áo quần cho nàng thay đổi, chiếc quần có lẽ trước kia màu hồng, hoặc màu bông phấn hồng, bây giờ đã trắng trọ Áo rộng quá không vừa với Hải Liên, phùng phình trên thân nàng trông thật buồn cười. Nhưng nàng vẫn ngồi hóng nắng ban mai, dáng dấp hết sức quyến rũ.
Văn đi tới, mỉm cười dịu dàng:
- Kìa, Hải Liên!
Nàng nhanh nhẹn quay lại, đôi mắt sáng rỡ:
- Ồ, người nói quốc ngữ! (Giọng nàng đầy dẫy tươi vui tiếp) Tôi đang đợi anh đây.
Văn cau mày:
- Người nói quốc ngữ? Cách gọi không hay chút nào. Nên gọi là Giang Vũ Văn, Giang Vũ Văn, nhớ không? Tôi đã nói với cô mấy lần rồi.
Hải Liên nhìn Văn rồi cười, nụ cười như vóc được trong tay.
- Giang Vũ Văn, nhớ không? Nói lại một lần tôi nghe thử.
Nàng bập bẹ như đứa trẻ mới học nói:
- Giang... Vũ... Văn!
- Đúng rồi.
Văn mỉm cười, ôm sách về phía trước ngực, gật đầu khuyến khích nàng. Bạch sỉ Ai bảo cô gái nầy mắc bệnh đàng dưới? Nàng không đần độn đâu.
Văn quay mình toan đi. Theo chương trình nhứt định hôm nay chàng phải đọc cho xong chương "Hóa Tử Lực Học" và phải thuộc hết các công thức. Không màng đến Hải Liên, chàng đi ra cửa ngoài. Nhưng Văn mới bước được đôi ba bước ra thì nghe có tiếng gọi từ đàng sau:
- Khoan khoan, người nói quốc ngữ! Đợi chút!
Cũng lại "người nói quốc ngữ"! Văn dừng chân, ngoái lại nhìn, vừa lúc Hải Liên chạy tới cười hỉ hả đứng trước mặt chàng. Nàng hỏi với tất cả mong mỏi:
- Đi về động không?
Văn nhướng mày, muốn cự tuyệt cô gái ngây thơ này nhưng dường như không từ chối được. Vọng Hà Loan lại là nơi đọc sách tốt.
- Cũng được. Đi đi! Văn mỉm cười gật đầu với Hải Liên. Do dó, cả hai đến Vọng Hà Loan.
Ngồi trên bãi cát trắng, Văn nhìn mặt trời nhô cao, nghe tiếng sóng biển rì rào, nhất thời chàng không có lòng mở sách ra đọc. Hải Liên đi dọc theo mé nước lấp xấp, lượm vỏ sò vỏ ốc như một đứa con nít. Túi quần túi áo nàng đầy vỏ, vỏ nguyên hay vỏ bể, nàng cũng đều lượm cho vào túi.
Lưng lom khom, tóc dài của nàng xõa rũ che khuất mặt nàng. Gió lùa hất tóc bay baỵ Thỉnh thoảng nàng ngoái nhìn, cười yêu kiều với Văn. Đôi mắt sáng long lanh bị tóc xõa che quá nửa trông thật là ảo diệu.
Văn không sao đừng cười với nàng, trong lòng cảm thấy ấm áp khôn tả.
Chập sau nàng đứng thẳng lưng, chạy a lại Văn. Qùy xổm trước Văn, nàng đổ hết các vỏ bọc trong túi áo ra cát. Quả là một đống nhiều màu sắc, nhiều cỡ, nhiều hình thức. Hải Liên cười nói:
- Anh coi!
Văn lượm một vỏ đỏ nhạt, phủi cát trên mặt rồi để vỏ trong lòng bàn taỵ Vỏ nhỏ lắc lư trong tay chàng. Bên tong vỏ hãy còn kẹt đọng nước biển, loáng ánh thái dương lóng lánh. Văn lắc lắc tay mình để cho vỏ trong tay chuyển động. Hải Liên quỳ xổm một bên, nhìn vỏ ốc trong tay Văn với tất cả lòng thành. Nàng nói nhỏ:
- Đây là con của biển.
- Hả? Văn ngạc nhiên nhìn nàng.
- Con của biển, (Hải Liên lập lại, vốc một đống vỏ, nói tiếp) Biển có rất nhiều con, nhiều lắm! Con biển trôi nổi, lạc loài đến bãi cát rồi không về nữa. Con biển bị mặt trời đốt chết trăm trăm ngàn ngàn như thế này...
Giọng nàng có phần run rẩy. Nàng lại vốc vỏ vào tay, nhìn vỏ thẫn thờ. Văn lạ lùng nhìn nàng, càng lạ lùng hơn khi thấy đôi mắt nàng nhòa nước mắt.
Hải Liên sao lại có thể như các cô trong truyện kể nhi đồng? Hải Liên thở dài tiếp:
- Ngày ngày tôi tìm các con của biển, cho chúng một mái nhà. Chúng đẹp lắm phải không?
- Phải.
Hải Liên ngồi bên cạnh Văn, nhìn ra biển cả, mắt mơ màng:
- Tôi cứ thường nhìn biển thế này. Có khi biển rất hiền hòa, rất yên tịnh, yên tịnh đến tôi muốn nằm trên mặt biển ngủ saỵ Có lúc biển rất hung dữ, rất gớm ghê... Như đêm biển đã cuốn đưa ba tôi về nơi vô định...
- Ba?
Văn nhìn dán vào Hải Liên. Thế này thì không phải nàng không có tư tưởng và ký ức.
- Cô còn nhớ được ba cô sao?
- Phải.
Hải Liên rước đáp, cúi gầm đọc nhỏ một bài học ở cấp bậc tiểu học:
- Trời đen làm sao!
Gió lớn làm sao!
Ba đi bắt cá,
Vì đâu không về?
Đọc xong, nàng gục đầu trên gối nức nở. Dường như theo bản năng, Văn bỗng ôm choàng nàng, kéo đặt đầu nàng áp vào ngực chàng. Văn vỗ vỗ lưng nàng, thủ thỉ an ủi:
- Hải Liên! Tội nghiệp cho Hải Liên! Đừng khóc nữa. Để tôi kể chuyện đời xưa cho Hải Liên nghe.
Hải Liên úp mặt vào ngực Văn, khóc rấm rức, tiếng khóc nho nhỏ. Người nàng trong tay Văn run run dường như nàng là một cô bé đang buồn tủi. Dáng vẻ ấy đáng thương làm sao! Nhưng vừa nghe Văn nói thì nàng lại ngả đầu ra, nước mắt vẫn còn nhòa mặt và má mà nàng lại hỏi giọng tỉnh bơ như con nít:
- Chuyện đời xưa gì?
- Nào, ngồi lại đàng hoàng đi, tôi sẽ kể cho Hải Liên nghe.
Văn dìu nàng ngồi kế bên mình, đặt tay lên vai nàng, kể:
- Ngày xưa, biển có một cô con gái... (Văn nhìn ra biển thuận miệng tạo chuyện) Cô gái hết sức mỹ lệ, nàng thường có ảo tưởng được biến thành đủ thứ hình thái: một con cá nhỏ, một tiểu hải linh, một con cua hoặc gì gì đó. Nàng muốn dong chơi khắp nơi trong nước. Có lúc nàng lại muốn biến thành một hạt nước đẹp nổi trên mặt nước để nhìn xem người trên luc địa đang làm gì? Nàng nhìn thấy quần áo của người ở đất liền, thấy họ chạy đi chạy lại, có cười, có làm ầm, có ca hát. Nàng cảm thấy thú vị hết sức. Rồi nàng lại nghĩ, giá nàng có thể biến thành người thì hay biết bao nhiêu!
Cứ thế cho đến một hôm nàng trở thành một hạt châu nước nổi trên mặt biển, bị vợ chồng người đánh cá nhìn thấy. Hôm ấy là hôm đầy trời ráng mây chiều ửng đỏ, ráng mây loáng đỏ hạt châu giống như một đóa hoa sen. Vợ người đánh cá kêu nói:
- Hoa sen đẹp quá!
Vợ người đánh cá đưa tay vốc hạt châu nước, con gái của biển thừa cơ hội ấy chui vào lòng bà ta để thành con gái bà ta.
Vợ người đánh cá sanh được một bé gái đẹp vô cùng, đặt tên cho là Hải Liên.
Hải Liên mở to mắt nhìn dán vào Văn không chớp. Nghe đến đây, dường như nàng chợt hiểu ra, khóe miệng cười e thẹn. Nước mắt nàng đã khô rồi. Văn bật dậy cười nói:
- Nào, chúng ta đem hết các vỏ này vào động đá đi.
Hải Liên vui vẻ đứng lên, lấy áo làm bọc bọc các vỏ rồi cùng Giang vũ Văn hết sức phấn khởi đi vào thạch động. Cả hai đốt đèn sáp, cẩn thận chà các vỏ láng bóng rồi đặt khảm chúng vào đất. Mặt Hải Liên sáng rỡ, mắt Hải Liên sáng rỡ một niềm sung sướng vô biên luân chuyển khắp mặt nàng, long lanh ngập mắt nàng.