watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Những chiếc cầu ở quận Madison-2.Francesca - tác giả Robert James Waller Robert James Waller

Robert James Waller

2.Francesca

Tác giả: Robert James Waller

Sinh nhật của Francesca rơi đúng vào thời điểm đẹp nhất của mùa thu. Những giọt mưa lạnh đập vào vách tường căn nhà gỗ của bà ở vùng quê phía Nam bang Iowa. Bà ngắm nhìn mưa và những ngọn đồi bao quanh sông Middle, nghĩ đến Richard. Ông đã chết cũng vào một ngày thu như thế này, tám năm về trước, bởi một căn bệnh mà bà không muốn nhắc đến tên. Giờ đây bà chỉ nghĩ đến ông, đến tính tình luôn bình dị tử tế của ông, đến cả cuộc sống nặng nhọc mà ông đã trao cho bà.
Mặt trời trắng biến thành đỏ thẫm đang khuất dần xuống ruộng ngô. Từ cửa sổ nhà bếp nhìn ra, Francesca có thể thấy một cánh diều lướt theo gió trong ánh hoàng hôn. Đài phát thanh đưa bản tin bảy giờ. Qua chiếc bàn mica vàng, Francesca đưa mắt nhìn Robert Kincaid, người vừa vượt qua một cuộc hành trình dài gần xuyên ngang nước Mỹ để đến ngồi trong bếp nhà bà. Biết bao dặm đường.
Ông đưa tay chỉ bếp lò: "Xem ra được rồi đấy. Bốc lên mùi... yên tĩnh". Ông nói và nhìn bà.
"Yên tĩnh? Cái gì có mùi yên tĩnh?" Francesca tự hỏi. Ông nói đúng. Sau bao năm tháng nấu nướng thịt sườn, thịt bít-tết, rô-ti... lần này quả thật là một lần nấu ăn... trầm lặng. Nơi những món thực phẩm này không thể hàm chứa một ý nghĩa sát sanh nào. Món ăn chín sôi một cách thanh bình và bốc lên mùi thanh bình, trong bếp ăn thanh bình.
Ông hơi dựa lui vào ghế, bắc chéo chân. "Nếu bà không thấy chán, bà hãy kể cho tôi nghe ít điều về cuộc sống ngày trước ở bên ý"
Thế là bà nói, cũng bởi sự im lặng làm bà bối rối. Bà kể thời thơ ấu, các trường tư thục, các bà xơ, cha mẹ bà- một người đàn bà nội trợ và một ông giám đốc nhà băng - về những buổi bà đứng ngẩn ngơ trước biển ở tuổi dậy thì, nhìn những con tàu đến từ khắp nơi trên thế giới. Những chàng lính Mỹ đến ý sau đó. Việc bà gặp gỡ Richard trong một quán nước khi bà đang cùng bạn bè uống cà phê, đang bàn về tương lai, về cuộc sống bị đảo lộn do chiến tranh. Bà không nhắc đến Nicolo.
Ông lặng lẽ nghe, thỉnh thoảng gật đầu đồng tình. Khi bà ngừng kể, ông thêm:
"Bà nói và có mấy đứa con?"
- Vâng. Michael thì mười bảy, Carolyn mười sáu. Cả hai đều học phổ thông ở Winterset. Chúng có tham gia vào một câu lạc bộ, vì thế vừa rồi chúng đi dự hội chợ ở Illinois. Họ đấu xảo chú bò con của Carolyn.
Đó cũng là một điều tôi không bao giờ làm, cũng không bao giờ hiểu nổi là người ta hết sức yêu thương, hết sức chăm sóc gia súc để rồi đem bán cho lò mổ. Tôi không hề nói ra ý kiến này đâu. Bởi nếu tôi nói ra, Richard cũng như những người chung quanh sẽ gạt đi tức khắc. Nhưng tôi cảm thấy như có một cái gì mâu thuẫn, lạnh lùng, tàn nhẫn trong đó.
Bà cảm thấy có tội khi nhắc đến tên Richard.
Bà cũng chẳng nói gì, làm gì xúc phạm. Có điều bà vẫn cảm thấy tội lỗi, một mặc cảm tội lỗi phát sinh từ những lý do mơ hồ. Bà tự hỏi làm thế nào mà bà hướng cuộc nói chuyện về điểm đó, hay có lẽ chính bà lao vào cái điểm mà bà cũng hiểu rõ. Robert Kincaid vẫn điềm nhiên, lặng lẽ, có vẻ dè dặt nữa.
Trong lúc họ nói chuyện, nhiều chuyện, chiều chuyển thành xanh biếc và sương mù phủ nhẹ xuống cánh đồng bên ngoài. Ông mở thêm hai chai bia trong khi món ăn của Francesca đang sôi lặng lẽ. Bà đứng dậy, bỏ thêm vào nồi một vài thứ gia vị rồi quay người tựa vào bếp nhìn lại ông. Lòng bà dâng lên một mối đồng cảm với Robert Kincaid, ở Bellinghan trong Washington. Hy vọng ông không bỏ đi quá sớm.
Ông tự múc thức ăn hai lần một cách thích thú và lập lại hai lần rằng thức ăn tuyệt ngon. Bia thì mát lạnh. Buổi chiều thì xanh biếc. Francesca bốn mươi lăm tuổi và Hank Snow hát một bài hát đường trường trên đài phát thanh Iowa.

Con bà có gọi điện thoại lại. Lần này cũng vậy, chúng không đến dự sinh nhật bà được, mặc dù đây là lần sinh nhật thứ bảy của bà. Như mọi lần, bà hiểu. Bà luôn luôn hiểu. Cả hai đứa chúng nó đều bận tíu tít, bù đầu vì công việc, đứa thì điều hành bệnh viện, đứa thì dạy học. Michael đang bắt đầu cuộc hôn nhân thứ hai, Carolyn thì đang cãi vã với chồng. Tự thâm sâu, bà hài lòng vì hai đứa con không đến dự sinh nhật. Trong ngày này, bà có những lễ nghi riêng dành cho chính bà.
Sáng nay, bạn bè ở Winterset đã đến thăm và tặng bà một cái bánh ga-tô. Bà pha cà phê và nói chuyện linh tinh với họ về chuyện cháu nội cháu ngoại, chuyện thành phố, chuyện Lễ Tạ ơn và chuyện chọn quà Nô-en sắp tới. Những tiếng cười hồn nhiên, những mảnh chuyện rời từ phòng ăn vọng xuống bếp đem lại cho bà một tình cảm quen thuộc, vững bền và làm cho bà hiểu rằng đó là một trong số những lý do nhỏ khiến bà ở lại Winterset sau cái chết của Robert.
Michael thường khoe với bà về nhà cửa của nó ở Florida. Carolyn thì nói về cơ ngơi ở New England. Nhưng bà vẫn quyết ở vùng đồi núi phía Nam Iowa này, vẫn duy trì cái địa chỉ cũ này bởi một lý do chỉ mình bà biết. Và bà sung sướng vì mình đã quyết định như vậy.
Francesca nhìn mấy bà bạn già rời nhà vào lúc gần trưa. Họ đi xuống những con đường hẹp xe Ford hoặc Buick, qua con đường rải đá hướng về Winterset, cần chùi kính xe quay tít trong làn mưa. mấy bà bạn thật tốt bụng, dẫu họ không hề hiểu gì về cái điều nằm sâu kín trong bà, cái điều mà dẫu bà có kể ra họ chắc cũng không thể hiểu.
Khi Richard, chồng bà, gặp bà ở Napoli sau chiến tanh, ông đã bảo bà rằng ở đây bà sẽ có những người bạn thật sự. Ông thêm: ”Thì con người ở Iowa cũng có nhiều khuyết điểm, nhưng hờ hững, lạnh nhạt thì không“. Điều đó quả đúng, thật đúng.
Bà chỉ mới hai mươi lăm tuổi khi họ gặp nhau. Bà vừa tốt nghiệp sau ba năm đại học, dạy ở một trường nữ tư thục, đang tự hỏi về ý cuộc sống. Phần lớn thanh niên ý lúc đó đã chết, tàn tật, bị tù hay huỷ hoại vì chiến tranh. Francesa quan hệ với Niccolo, dạy hội hoạ ở đại học và vẽ suốt ngày. Anh ta thường dắt bà đi suốt đêm trên những chuyến dạo chơi táo bạo, gần như mê sảng trong những địa đạo từ thời cổ đại ở Napoli. Mối quan hệ chấm dứt không lâu do sự phản đối quyết liệt cha mẹ Francesca, vốn là những người khá cổ hủ.
Francesca quan sát Richard trong bộ quân phục lính Mỹ khi họ ngồi cùng nhau trong một quán cà phê dưới ánh mặt trời Địa Trung Hải. Bà thấy nơi ông, nơi cái nhìn của ông sự trung thực, chân tình của cư dân miền Trung Tây nước Mỹ và thế là bà theo Richard về Iowa. Bà đến đây để đẻ ra hai đứa con, để ngắm nhìn Michael chơi đùa và ngắm nhìn những đêm lạnh giá tháng mười, để dắt Carolyn đến Des Moines chọn mua cho con áo đầm dạ hội... Hàng năm, bà thường trao đổi thư từ với em gái ở Napoli, bà cũng trở về đó hai lần, khi cha mẹ bà mất. Nhưng quận Madison là nơi cư ngụ vĩnh viễn của bà từ đó, và bà không bao giờ có ý muốn trở về sống ở quê nhà.
Giữa chiều, mưa ngừng, rồi mưa tiếp vào buổi tối. Trong ánh chạng vạng, Francesca rót cho mình một cốc brandy và mở ngăn kéo chiếc bàn giấy có bánh xe của Richard, một chiếc bằng gỗ hồ đào đã truyền từ ba thế hệ trong gia đình. Bà lấy ra một phong bì vàng khè và chậm rãi ve vuốt, như bà từng làm thế mỗi năm, ngày này.
Dấu ấn bưu điện ghi ”Seattle, WA, 12 tháng 9 - 65“. Khi nào bà cũng nhìn dấu bưu cục trước. Đó là một phần của nghi thức. Rồi nhìn địa chỉ viết bằng tay: ”Francesca Johnson, RR2 Winterset, Iowa“; sau đó đến địa chỉ người gởi: ”Hộp thư 642, Bellingham, Washington“. Bà ngồi xuống nơi ghế bành gần cửa sổ, nhìn những dòng địa chỉ và tập trung tinh thần, bởi bàn tay ông ta đã viết lên đó và bà muốn tìm lại cái cảm giác từ đôi bàn tay ông đặt lên thân thể bà, hai mươi hai năm về trước...
Khi đã cảm thấy bàn tay ông sờ lên người mình bà mới mở phong bì, thận trọng lấy ra ba bức thư, một bản thảo ngắn, một số báo National Geographic cùng với những bài báo cắt ra từ những số khác cũng của tạp chí này. Rồi, dưới ánh sáng xám mờ trong phòng, bà nhấp một ngụm brandy, qua đôi kính, nhìn tập bản thảo găm lại với nhau. Lá thư thì viết trên giấy bình thường, phía trên chỉ ghi“ Robert Kincaid, nhà văn - nhiếp ảnh“ in bằng chữ nhỏ.
10 tháng 9 năm 1965
Francesca thân yêu,
Tôi gởi đây hai bức ảnh. một bức tôi chụp em giữa cánh đồng khi mặt trời mọc. Hy vọng em sẽ thích bức này như tôi. Bức thứ hai là ảnh cây cầu Roseman trước khi tôi nhận tờ giấy nhắn của em gắn nơi cầu.
Giờ tôi đang ở đây, đang sực sạo mọi ngóc ngách tối tăm của ký ức để tìm lại từng chi tiết, từng phút giây mà chúng ta đã trải qua. Tôi lặp đi lặp lại mãi: Điều gì đã xảy đến cho mình ở quận Madison, Iowa? Tôi vật lộn với mình để tìm hiểu. Cũng chính vì lý do đó mà tôi viết bài Rơi từ chiều vô tận gởi kèm theo đây, như là một cách thoát ra khỏi mớ hỗn độn của tâm trí mình.
Tôi nhìn vào ống kính, và em ở đó. Tôi bắt đầu viết một bài báo và tôi nói về em. Tôi cũng chẳng biết nổi làm thế nào mà tôi trở lại nhà từ Iowa được. Chắc bằng cách nào đó, cái xe tải già nua đã dẫn dắt tôi về đến nơi đến chốn, dù tôi không nhớ nỗi lộ trình. Mấy tuần trước đây, tôi thấy mình vui sướng, hài lòng một cách chừng mực. Có lẽ không hạnh phúc thâm sâu lắm, chắc chắn là hơi đơn độc, nhưng ít ra thì cũng hài lòng.
Tất cả đều đã thay đổi.
Còn bây giờ thì tôi hiểu rõ rằng tôi đã đến với em, và em đã đến với tôi từ lâu lắm rồi. Cho dẫu cả em cũng như tôi đều không hề biết trước khi ta gặp nhau, vẫn luôn luôn có một điều khẳng định như một lời ca vang hoà theo nỗi vô tư của chúng ta để xác nhận rằng chúng mình sẽ gặp nhau. Như hai con chim đơn độc bay lượn trên những thảo nguyên mênh mông được nâng đỡ bởi những con đường thần thánh, tất cả năm tháng, tất cả mọi cuộc sống đều đưa chúng ta, người này lại với người kia.
Đi là một điều lạ lùng. Trên đường đi, tôi nhướng mắt lên và thấy em đang bước qua bãi cỏ về phía chiếc xe tải một ngày tháng Tám. Hồi tưởng lại, tôi thấy có vẻ như điều đó là không thể tránh khỏi - nó không thể nào khác đi được - tôi gọi đó là tính khả thể cao của điều bất khả.
Giờ thì tôi đang xoay vần quanh cái con người khác đó nằm bên trong tôi. Dù gì đi nữa thì cái ngày mà chúng ta từ biệt nhau, cả hai chúng ta đã tạo nên một người thứ ba và con người ấy đã đi kèm với tôi từ đó.
Bằng cách nào đi nữa, chúng ta cũng phải gặp nhau. Bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào. Hãy gọi ngay cho tôi khi em cần một điều gì hay chỉ đơn giản là em muốn nhìn tôi. Tôi sẽ đến ngay, tức khắc. Hãy cho tôi biết em có thể đến đây không - bất cứ khi nào. Tôi sẽ lo vé, nếu đó là vấn đề khó khăn cho em. Tuần tới thì tôi sẽ đi ấn Độ, nhưng tôi sẽ về Mỹ cuối tháng Mười.
Tôi yêu em
Robert
TB: Phóng sự về quận Madison rất khá. Nhớ theo dõi National Geographic số năm tới. Hay nếu em muốn tôi sẽ gởi một tờ khi phát hành.
Francesca Johnson đặt ly rượu xuống bệ cửa sổ, nhìn tấm ảnh bà chụp đen trắng cỡ 8x10. Đôi khi bà cảm hấy buồn khi nhớ lại nhân dáng bà ngày ấy, hai mươi hai năm về trước. Trong chiếc quần jean bạc màu bó chặt, giày xăng-đan và chiếc sơ mi vải trắng, đứng tựa vào cột hàng rào, tóc tung bay theo chiều gió. Xuyên qua làn mưa, nơi chỗ ngồi cạnh cửa sổ, bà có thể nhìn thấy cái cột đó, nơi mà hàng rào mục nát cũ kỹ bao quanh cánh đồng.
Khi cho thuê thửa đất này sau khi Richard chết, bà đã yêu cầu người ta đừng chạm đến cánh đồng đó, dù giờ đây nó đã thành bãi đất hoang đầy cỏ dại. Trong bức ảnh này, những nếp nhăn đầu tiên đã thoáng hiện trên khuôn mặt bà. ống kính của Robert đã ghi nhận điều đó. Dẫu vậy, bà vẫn hài lòng về con người trong ảnh. Tóc bà đen mướt, thân thể đầy đặn được tấm ảnh làm nổi bật lên dưới chiếc quần jean bó chặt. Dẫu sao, đó là một khuôn mặt mà bà tỏ tường, khuôn mặt một người đàn bà yêu đương say đắm cái con người đang ở sau ống kính.
Francesca cũng thấy ông một cách rõ ràng, trong giòng bồng bềnh của kỷ niệm. Hàng năm, bà đều gợi lại hình ảnh về ông, một cách cẩn trọng, kỹ càng, bà nhớ lại tất cả, không bỏ sót điều gì, như in sâu vào ký ức từng chi tiết một, mãi mãi, như người của bộ lạc thời xưa truyền đi câu chuyện kể từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ông cao lớn, thon thả và lực lưỡng. Ông chuyển mình nhẹ nhàng như cỏ mướt, dễ dàng, thoải mái. Mớ tóc xám bạc hơi dài gần như lúc nào cũng rối bù, như thể ông vừa mới trở về sau một chuyến đi biển dài, tóc bị gió xổ tung và vừa mới vuốt sơ lại.
Khuôn mặt hẹp với lưỡng quyền nhô cao, với mái tóc xoã lù xù trên trán làm nổi bật cặp mắt xanh lơ như luôn tìm kiếm cái mà ống kính sắp chụp. Ông cười và bảo rằng bà đẹp và gợi cảm biết bao trong ánh sáng ban mai hôm đó. Ông bắt bà dựa vào hàng rào rồi đi quanh bà một vòng, quỳ xuống nhấc máy ảnh lên rồi nằm ngửa lưng ra cỏ, ống kính chĩa thẳng vào bà.
Khi đó bà cũng hơi lo về chất lượng của cuốn phim ông sử dụng, nhưng rồi vui mừng ngay khi thấy ông cầm một cách cẩn thận. Bà cũng hy vọng không có một người hàng xóm nào vào giờ sáng sớm đó lái máy cày ra đồng, dù thật tình bà không còn quan tâm lắm đến những người hàng xóm hay ý kiến của họ.
Ông chụp ảnh bà, thay cuốn phim khác, thay cả ống kính, chụp lại lần nữa và vừa làm vừa dịu dàng nói với bà, lặp đi lặp lại rằng bà đẹp và ông yêu bà. ”Francesca, em đẹp đến mức khó tin nổi“. Có khi, ông ngừng công việc và say mê ngắm nhìn bà, cái nhìn xâm nhập, xuyên suốt bà.
Ngực bà hằn rõ, căng đầy dưới làn áo sơ mi vải trắng. Lạ là bà chẳng hề bận tâm đến điều đó. Bà còn vui khi thấy ông có thể nhận ra đôi vú mình trong ống kính. Trước đây bà chưa bao giờ ăn bận như vậy với Richard. Richard không thích bà ăn mặc như thế. Cho nên, trước khi gặp Robert Kincaid, chẳng bao giờ bà để ngực trần như thế này cả.
Robert còn bảo bà hơi ngửa lưng ra trên hàng rào, ông thì thầm: ”Thế, thế - tuyệt vời, đừng cử động“. Đó chính là lúc ông chụp bức ảnh mà bây giờ bà đang ngắm nghía. ánh sáng tuyệt vời - theo cách nói của ông là ”sáng một cách mờ ảo“ - máy ảnh bấm lách tách nhiều lần khi ông vừa chụp vừa đi vòng quanh bà.
Ông ta nhanh nhẹn, khéo léo. ở tuổi năm mươi hai, thân thể ông rắn chắn, với các bắp thịt của loại người chuyên làm việc nặng nhọc và biết tập luyện mới có. Ông cũng có kể cho bà nghe là ông đã từng tham chiến ở Thái Bình Dương với tư cách là nhiếp ảnh gia và Francesca có thể hình dung ông chạy qua các bãi biển đầy khói đạn, mắt thì chăm chú nhìn xuống ống kính và máy ảnh nóng lên vì chụp quá nhiều.
Bà lại nhìn tấm ảnh, ngắm nghía. Bà tự nhủ: ”Mình quả thật đẹp“, rồi tự chế nhạo về sự khoe khoang của mình. ”Mình quả thật đẹp“, rồi tự chế nhạo về sự khoe khoang của mình. ”Mình chưa bao giờ đẹp như thế trước hoặc sau đó. Chính là do anh ấy“. Bà nhấp một ngụm rượu brandy nữa trong khi mưa vẫn tung theo đợt gió bấc vút lên bên ngoài.
Robrert Kincaid giống như một nhà phù thuỷ sống với chính mình trong những miền đất xa lạ gần như hiểm nghèo. Francesca đã cảm thấy vậy ngay trong cái ngày Thứ hai khô và nóng bức tháng Tám năm 65 đó, khi ông xuất hiện trên ngõ nhà bà và bước xuống chiếc xe tải cũ mèm. Lúc đó Richard và bọn nhỏ đi dự hội chợ ở Illinois, nơi diễn ra cuộc đấu xảo gia súc mà Francesca chẳng thích chút nào. Bà có một tuần hoàn toàn độc thân.
Ngồi trên ghế xích đu nơi mái hiên, nhấm nháp ly trà lạnh, bà bà thấy một cột bụi tung lên trên đường làng khi một chiếc xe tải chạy qua. Xe tiến chầm chậm, như thể người lái đang dò tìm một cái gì đó, xe dừng ngay trước lối vào nhà bà rồi rẽ vào ngay trước nhà. Bà nghĩ ”Ô, không biết ai vậy kìa?“.
Bà đang đi chân trần, mặc một chiếc sơ mi cũ sờn trên chiếc quần jean bạc màu, mái tóc đen buộc lại bằng cái lược đồi mồi mà cha bà đã tặng từ lúc rời quê đi lấy chồng xa xứ. Chiếc xe tải theo lối rẽ và dừng lại ngay trước hàng rào.
Francesca rời hiên bước nhẹ về phía bãi cỏ đến tận rào và Robert Kincaid bước xuống xe, như một hình ảnh bước ra khỏi một cuốn sách chưa hề được viết ra.
Chiếc áo sơ mi kaki màu be của ông dính chặt vào lưng vì mồ hôi, còn nơi tay áo thì loang thành từng đố thẫm. Ba cúc áo ngực mở toang và Francesca có thể thấy bắp thịt ngực cuồn cuộn của ông dưới sợi dây chuyền bạc đeo quanh cổ. Ông mang dây đeo quần màu cam, giống như phần lớn những người lứa tuổi ông khi đi ra đồng.
Ông cười: ”Xin lỗi đã làm phiền hà, nhưng tôi đang đi kiếm quanh đây một chiếc cầu có mái che mà không thấy. Chắc tôi lạc đường rồi“. Ông lấy khăn chùi mồ hôi trán nhễ nhại rồi lại cười. Cặp mắt xanh nhìn thẳng vào mặt Francesca và bà cảm thấy ngay một cái gì đó không tên trỗi dậy trong người. Cắp mắt, giọng nói, khuôn mặt, mái tóc đốm bạc, vẻ tự nhiên khi ông bước đi, một vẻ u buồn thu hút như gợi lên một ký ức xa xưa; như thể một lời thì thầm vào một lúc nhất định làm chấn động ta khi sắp đi vào giấc ngủ, khi những rào cản ngã xuống. Đó là cái trạng thái không thể nào khác được để kết hợp những phân tử đực và cái, cho dẫu thuộc loài nào đi nữa.
Giống nòi phải tồn tại và phải có những cách thức để cuối cùng thốt lên cái thôi thúc duy nhất đó, chứ không là gì khác. Cái năng lực để diễn đạt thì vô tận, cách diễn đạt thì tuyệt vời. Cách bày tỏ thì có thể bất di bất dịch, mục đích thì rõ ràng. Thật ra đó chỉ là một điều đơn giản, chỉ có điều con người làm cho nó phức tạp mà thôi. Không hề suy tính Francesca ngay tức khắc cảm thấy điều đó bằng tất cả khí chất của mình. Và ngay khi đó bà đã bắt đầu cái điều sẽ làm bà thay đổi mãi mãi. Một chiếc xe chạy qua ngoài lộ, tung bụi lên và bấm còi inh ỏi. Francesca đưa tay vẫy chào Floyd Clark trên chiếc Chevy rồi quay lại phía người khách lạ. ”Thì ông đang ở rất gần cây cầu, chỉ cách đây độ một kilômét thôi“. Rồi bỗng dưng, sau hai mươi năm dài của một cuộc đời tù hãm, một cuộc đời tuân theo những phong cách chặt chẽ, nơi đó những tình cảm, khát vọng đến đành chịu khuất phục dưới tập tục nông thôn, Francesca ngạc nhiên khi nghe chính mình nói: ”Nếu ông muốn, tôi rất vui lòng chỉ đường cho ông“.
Tự thâm sâu, tại sao bà làm vậy, bà cũng không biết. Có lẽ do những cảm xúc thời thanh xuân xưa kia sống dậy, như một bong bóng hơi trên mặt nước, thoát ra sau bao năm tháng giam cầm. Bà không phải là người nhút nhát, cũng không dạn dĩ. Điều duy nhất bà có thể biết là Robert Kincaid cách nào đó đã cuốn hút bà, dẫu bà chỉ mới nhìn thấy ông ta trong vài giây vừa rồi.
Rõ ràng ông hơi ngạc nhiên trước đề nghị của bà, nhưng trấn tĩnh ngay và bảo ông rất vui lòng. Francesca chạy vào lấy dưới bậc thềm ra đôi ủng bà thường dùng khi làm việc đồng áng, mang vào và bước lại chiếc xe tải, toan bước vào ca-bin.
”Bà chờ tôi một phút, trong đó lộn xộn quá“. Ông nói hầu như với chính mình và Francesca để ý thấy ông có vẻ ngượng vì đồ đạc lộn xộn trong xe. Ông lúi húi sắp xếp lại mấy cái xác, giá ảnh, bình thuỷ... Trong cốp xe có một chiếc cặp màu be cũ mèm, một bao đàn ghi ta sờn rách và đầy bụi, cột vào bánh xe ”xơ cua“.
Ông leo vào cabin, đóng cửa lại rồi vừa loay hoay vừa càu nhàu tống đại cả tách chén với vỏ chuối vào một cái túi giấy. Lấy thùng đá ra và sắp xếp lại mọi thứ trong đó. Bên ngoài, Francesca thấy nơi cửa xe có sơn chữ đỏ bạc màu; ”Kincaid - nhiếp ảnh gia - Bellington - Washington“.
”Ô kê. Bây giờ bà vào được rồi“. Ông giữ cửa cho bà ngồi vào rồi đóng cửa lại, vòng sang phía bên kia và ngồi vào tay lái. Ông nhìn bà một lúc, mỉm cười, hỏi: ”Phía nào đây?“. ”Bên phải“. Francesca trả lời vừa đưa tay chỉ. Ông mở công tắc, chiếc xe cũ kỹ nổ máy như một tràng liên thanh. Họ xuống theo đường hẹp quẹo ra lại con lộ. Chiếc chân dài đè lên cần số, ống quần jean cũ kỹ phủ lên đôi ủng da nâu mòn vẹt vì đã đi qua hàng ngàn dặm đường dài,
Ông chồm người về phía phải, vói tay lấy chiếc hộp, cánh tay chạm nhẹ vào đùi Francesca. Một mắt nhìn phía trước, mắt tìm chiếc hộp, ông rút ra một tấm thiếp đưa Francesca, thiếp ghi ”Robert Kincaid - nhà văn - nhiếp ảnh gia“, bên dưới in địa chỉ, số điện thoại.
”Tôi làm phóng sự cho tờ National Geographic. Bà biết tờ đó không?“.
Biết. Francesca gật đầu, nghĩ ”ai mà chẳng biết“.
”Họ muốn làm một thiên phóng sự về các cây cầu mái che, mà ở quận Madison thì rõ là có những cây cầu loại này. Tôi tìm ra được sáu chiếc, nhưng tôi nghĩ ít ra cũng còn một chiếc nữa và phải ở gần đâu đây“.
Họ gọi là cầu Roseman - Giọng Francesca bị át đi bởi tiếng gió và tiếng động cơ. Giọng bà nghe là lạ, như thể bà thuộc người nào khác, cái người thiếu nữ xứ Napoli tựa bên khung cửa sổ, đưa mắt nhìn tít về sân ga hay hải cảng mơ màng đợi những tình nhân xa xôi đến với mình. Vừa nói chuyện, Francesca vừa quan sát bắp thịt trên cánh tay Robert căng lại khi tăng dần tốc độ.
Phía sau bà là hai chiếc ba lô. Nơi chiếc miệng mở, bà có thể thấy chiếc máy ảnh đen ngòm và một gói mấy cuộn phim Kodachrome, loại 25-35 ”pô“, nhét phía sau ba lô. Phủ lên trên mấy cái xắc là một chiếc áo ngoài nhiều túi màu be.
Ngay dưới chân bà là hai cái giá ảnh ba chân coi bộ đã hư hỏng nhiều, nhưng còn đọc thấy chữ ”gitzo“ mờ trên nhãn. Khi nãy ông mở cái hộp đựng bao tay, bà đã chú ý thấy có rất nhiều cuốn sổ tay, bản đồ đi đường, bút máy, phim, tiền lẻ và một bịch thuốc Camel.
”Ngã tư sắp tới, rẽ phải“ - bà bảo. Đó là một cái cớ cho bà nhìn Robert Kincaid. Nước da nâu đồng, bó loáng mồ hôi. Miệng ông đẹp, khi nãy bà đã nhận thấy ngay. Mũi ông giống mũi một số người da đỏ mà bà đã gặp trong những dịp đi nghỉ hè về miền Tây, hồi bọn nhỏ còn bé xíu.
Ông không đẹp theo tiêu chuẩn cổ điển, mà cũng chẳng xấu. Những từ đó thật ra không thích hợp để nói về ông. Có một cái gì, một cái gì đó nơi ông. Không phải nơi dáng dấp mà nơi cặp mắt, có một cái gì đó rất cũ xưa, một cái gì đó đã nhẹ nhàng lụi tàn theo năm tháng.
ở cổ tay trái, ông mang một cái đồng hồ kiểu cách coi bộ phức tạp, dây bằng da nâu, loang vết mồ hôi. Còn tay phải thì đeo một dây bằng bạc có khắc hoa văn. ”Xem ra cái ông này cần phải tắm rửa một trận“. - Bà tự nhủ, dường như bà vẫn còn muốn là tù nhân của thành kiến tỉnh lẻ mà bà bao năm âm thầm khước từ.
Robert Kincaid rút từ áo sơ mi ra một gói Camel, lấy đưa cho bà một điếu. Lần thứ hai trong vòng năm phút, Francesca lại ngạc nhiên về mình, bà nhận điếu thuốc ”Mình sao vậy nhỉ?“- bà nghĩ. Trước đây nhiều năm bà hay hút thuốc nhưng sau đó phải bỏ vì Richard cứ phê bình liên tục. Robert rút một điếu khác, bập vào môi rồi rút cái zippo mạ vàng đưa về phía Francesca trong khi mắt vẫn chăm chăm nhìn con đường trước mặt.
Bà khum tay quanh bật lửa che gió và chạm vào tay ông vì chiếc xe nhồi liên tiếp. Ông bật mãi cho bà thắp không được, nhưng đủ để ông cảm thấy hơi nóng và làn lông măng mượt nơi tay bà. Francesca hơi nhích lui và Robert phải đưa bật lửa thắp thuốc cho chính mình. Khéo léo che gió, ông chỉ buông tay khỏi vô lăng một tích tắc là thắp được ngay.
Francesca Johnson, vợ một trại chủ, thu mình trên chiếc ghế bụi bặm trong chiếc xe tải, hít một hơi thuốc rồi đưa tay chỉ: ”Đó, ngay sau chỗ quẹo đó“. Cây cầu cũ kỹ, màu sơn đỏ rạn nứt, oằn đi vì năm tháng, bắc qua một dòng sông nhỏ.
Robert Kincaid lại cười. Ông ngắm cây cầu một lúc, nói: ”Tuyệt vời... Một tấm ảnh chụp mặt trời mọc“. Ông dừng cách cây cầu độ năm mét, xuống xe và khoác chiếc ba lô lên vai. ”Tôi phải đi quanh để xem cho quen mắt một chút, bà không phiền chứ?“. Bà gật đầu và đáp trả ông bằng một nụ cười.
Francesca nhìn theo ông đi lên con đường quê, lấy máy ảnh ra khỏi xác rồi lại khoác xách vào vai. Chắc ông ta làm động tác này hàng ngàn vạn lần trong đời. Cử chỉ thành thạo của ông cho bà biết như vậy. Đang bước đi, ông vẫn quay đầu sang trái sang phải mà không phải dừng lại, nhìn cây cầu, nhìn đám cây sau cầu. Một lúc, ông quay lại xe, vẻ mặt nghiêm trang.
Cứ so với những người xứ này ngày ba bữa ăn khoai tây nghiền với thịt, Robert Kincaid có vẻ như chỉ ăn trái cây và rau thôi chứ không hề đụng đến thịt. Nhưng thể chất ông rắn chắc - bà nghĩ. Bà cũng chú ý thấy đùi ông căng cứng sau lớp quần Jean chật - bà có thể thấy nơi túi quần ông nổi rõ đường hằn của tấm vé và chiếc khăn bên túi kia, thấy ông bước đi ung dung, không hề có một chuyển động thừa nào.
Tất cả đều yên tĩnh, chỉ có con chào mào đậu trên hàng rào đưa mắt nhìn Francesca, và chú chiền chiện rúc lên trong đám cỏ ven đường. Không có gì khác cử động dưới bầu trời tháng tám trắng toát.
Robert Kincaid dừng lại ngay trước cầu. Ông đứng yên một lúc rồi ngồi xổm xuống quan sát cây cầu qua máy ảnh. Ông băng ngang đường và cũng làm những động tác y như vậy. Xong, ông đi vào trong cây cầu mái che và nghiên cứu tỉ mỉ từng cây xà, từng tấm ván, rồi quan sát dòng sông qua khe nứt trên cầu. Francesca dụi tắt điếu thuốc vào cái gạt tàn, mở cửa xe và chạm ủng xuống lớp sỏi trên mặt đất. Bà đưa mắt nhìn quanh để biết chắc không có một chiếc xe nào của các người hàng xóm lai vãng quanh đây rồi bước về phía cây cầu. ánh mặt trời chiếu gay gắt vào cuối buổi chiều tháng Tám này và ở trong cầu chắc mát hơn. Bà nhận ra cái bóng của Robert Kincaid đầu bên kia cầu khi ông biến mất dọc theo lối dốc dẫn xuống dòng sông.
Bà nghe tiếng bồ câu rúc rúc trên mái cầu và đặt tay lên nhịp cầu, cảm thấy sức nóng từ đó toả ra. Những dòng chữ viết nguệch ngoạc lên ván cầu ”Jimbo - Denison- Iowa“, ”Sherry + Dubby“... Tiếng bồ câu vẫn rúc rúc dịu dàng. Qua kẽ hở giữa hai tấm ván, Francesca đưa mắt nhìn giòng sông nơi Robert Kincaid vừa khuất. Bà thấy ông đang đứng trên một tảng đá ngay giữa dòng sông. Bà ngạc nhiên thấy ông vẫy tay về phía bà. Ông nhảy ra khỏi dòng nước và leo lên bờ đốc một cách dễ dàng. Francesca vẫn nhìn đăm đăm về phía mặt nước cho đến khi nghe tiếng ủng của ông nện trên sàn gỗ.
Tiếng ông dội lên trong cây cầu mái che: ”Đây quả là tuyệt vời, thật đẹp“.
Francesca gật đầu: ”Thật thế, đối với chúng tôi ở đây, những cây cầu này là một phần trong bức tranh chung, đến nỗi chúng tôi thấy là quan trọng nữa“.
Ông tiến lại phía bà và đưa cho bà một bó hoa dại, những bông cúc màu vàng. ”Cám ơn bà về cuộc hướng dẫn“. Ông cười dịu dàng: ”Một hai hôm nữa tôi sẽ trở lại đây lúc bình minh để thực hiện mấy bức ảnh“. Lần này nữa, bà cảm thấy một cái gì khác lạ dâng lên trong bà. Bông hoa. Xưa nay chẳng ai tặng hoa cho bà cả, dù trong những dịp lễ lớn.
”Tôi chưa biết tên bà“, ông nói. Francesca nhớ ra là mình không hề nghĩ đến điều đó và bà thấy mình thật ngốc. Khi bà nói tên mình, ông gật đầu: ”Tôi đã để ý thấy giọng bà khang khác. Bà là người ý?“.
”Vâng. Lâu rồi“.
Trở về chiếc xe tải. Con đường trải đá dưới ánh chiều tà. Họ gặp hai xe hơi, nhưng không có người nào Francesca quen biết: Trong vài phút trước khi về trang trại Francesca như rơi vào cơn mơ, bà cảm thấy bối rối, hỗn loạn. Bà cần biết hơn nữa, biết hơn nữa về Robert Kincaid - nhà văn - nhiếp ảnh gia. Bà muốn biết ông rõ hơn nữa. Bà xiết chặt bó hoa giữa hai đầu gối, ngồi thẳng băng, như một cô nữ sinh ra về sau buổi đi chơi lần đầu.
Má bà bừng đỏ đến nỗi chính bà cũng cảm thấy. Thật ra bà chẳng nói gì, chẳng làm gì, nhưng cũng thế thôi. Tiếng radio, gần như không nghe rõ vì tiếng xe, tiếng gió, phát ra một bài hát đệm đàn ghi ta, theo sau bản tin lúc năm giờ chiều.
Ông lái chiếc xe tải vào ngõ. ”Richard là chồng bà?“. Hồi nãy ông đã thấy nơi hộp thư.
”Vâng“, Francesca trả lời như một tiếng thở ngắn nhẹ. Rồi một khi bà đã quyết phóng mình, các tiếng tuôn ra dễ dàng: ”Nóng quá nhỉ? Ông muốn vào dù một ly trà lạnh không?“.
Ông đưa mắt nhìn bà: ”Nếu điều đó không phiền bà thì thật tôi không muốn gì hơn!“.
có phiền gì đâu - bà đáp
Bà chỉ cho ông chỗ đậu xe sau nhà bằng một vẻ thản nhiên hờ hững, ít ra thì bà cũng hy vọng như vậy. Điều bà không muốn chút nào đó bảo: ”Này, Dick, thế cậu có thuê công nhân trong nhà đấy à? Tuần rồi mình thấy có một chiếc cam nhông màu xanh lá cây. Biết có Francesca ở nhà nên mình cũng chẳng lo ngại chuyện mất trộm này nọ...“.
Họ bước lên những bậc xi măng vỡ dẫn đến cửa sau nhà. Ông giữ cửa cho bà, chiếc ba lô mang ở tay kia. ”Trời nóng quá nên nếu để máy ảnh trong xe có thể bị hư“.
Trong bếp không khí dịu hơn một chút, nhưng còn nóng. Con chó lông xù ngửi ngửi đôi ủng của Kincaid, rồi quay ra hiên nằm ngủ. Trong khi lấy bình trong tủ đá ra rót trà vào ly, bà biết rằng khi ấy, ngồi bên bàn ăn trong bếp, đôi chân dài gấp lại, tay vuốt mái tóc xù, Robert đang quan sát mình.
Thêm chanh nhé?
Vâng, xin bà. Không, bà đừng cho đường.
Giọt chanh chảy chầm chậm dọc thành ly, và ông lại quan sát bà. ít điều gì lọt khỏi mắt Robert Kincaid.
Francesca đặt ly chanh trước mặt ông. Bà đặt ly mình cạnh bà mica và cắm bó hoa vào một chiếc lọ cũ đựng mứt có vẽ hình vịt đô-nan. Vừa cắm bà vừa nghiêng người trên một chân, còn chân kia tuột ủng ra.
Ông nhắp một ngụm trà lạnh và nhìn bà. Bà này hẳn cao một mét sáu bảy, khoảng bốn mươi hơn một chút, khuôn mặt đẹp và thân hình rất đáng yêu, gợi cảm. Nhưng mà đàn bà đẹp thì đâu chẳng có. Nếu đẹp thể chất thì tất nhiên là quý rồi, tuy thế trí thông minh, lòng đam mê cuộc sống khả năng làm xúc động người khác và biết xúc động trước một tâm hồn khác mới là điều đáng kể dưới mắt ông. Đó chính là lý do ông thấy phần lớn các cô gái trẻ đều đáng chán, mặc dầu họ rất đẹp. Họ chưa đủ từng trải để có được những tính cách mà ông thích. Nhưng ở Francesca thì có một cái gì đó ông thích thú thực sự. Ông thấy nơi bà có trí thông minh và có một niềm đam mê. Chỉ có điều ông không rõ được niềm đam mê đó hướng về đâu mà thôi.
Sau này, ông nói với bà rằng, tuy không thể định nghĩa được, nhưng cái lúc ông nhìn bà vẫn đôi ủng ra khỏi chân là cái phút giây kích thích nhất trong cuộc đời ông. Tại sao? Điều đó không quan trọng. Hỏi ”Tại sao“ không phải là cách để ông tiếp cận cuộc sống. Ông bảo bà: ”Phân tích làm huỷ hoại tính thống nhất. Một số điều, những điều huyền diệu chẳng hạn, phải được nhìn như một tổng thể. Nếu ta tháo ra từng mảnh, chúng sẽ biến mất.“
Bà ngồi cạnh bàn, một chân gấp lại, đưa tay kéo những sợi tóc phủ trên mặt và buộc tóc lại bằng cái lược đồi mồi. Rồi đột nhiên như nhớ ra, bà bước qua tủ lấy gạt tàn thuốc đặt lên bà gần tầm tay. Thấy thế, ông gói Camel ra đưa bà. Bà lấy một điếu và thấy thuốc hơi ẩm do mồ hôi nơi tay bà. Rồi vẫn như nghi thức cũ: ông đưa cái zippo mạ vàng về phía bà, bà chạm vào tay ông để giữ nhẹ, hơi lùi người một chút. Vị thuốc dịu ngọt và bà mỉm cười.
Chính xác thì ông làm gì, tôi muốn hỏi là với những bức ảnh đó?
Ông nhìn điếu thuốc nơi bà và nói bằng một giọng trầm lặng: ”Tôi là phóng viên, ơ, nhiếp ảnh gia làm hợp đồng với tờ National Geographic, làm bán thời gian thôi. Khi tôi có mộ dự định nào đó, tôi nói với họ và đi thực hiện phóng sự. Hoặc là, họ có một dự định và họ liên hệ với tôi. Theo cách thứ hai nà thì không được sáng tạo lắm, bởi tạp chí này hơi bảo thủ. Nhưng lương tiền thì khá. Cũng không lớn lắm đâu, nhưng đủ sống và đều đặn. Thời gian còn lại thì tôi viết và chụp những cảnh tôi thích và gởi cho các tạp chí khác. Những lúc khó khăn về kinh tế, tôi cũng làm theo đơn đặt hàng của các hãng quảng cáo, dù rằng làm việc này thì chán lắm.
Đôi khi tôi cũng làm thơ, cho chính tôi. Thỉnh thoảng, tôi cũng viết một cuốn tiểu thuyết nhỏ, nhưng xem ra tôi không có mấy tài năng trong lãnh vực này. Tôi hiện sống ở phía Bắc Seattle và làm việc nhiều tại bang này. Tôi thích chụp những chiếc thuyền câu, những khu người da đỏ và phong cảnh thiên nhiên.
Công việc cho tờ National Geographic khiến tôi thường phải ở lại những vùng xa trong nhiều tháng, nhất là khi làm một phóng sự lớn, chẳng hạn ỏ vùng Amazone hoặc sa mạc Sahra. Thường thì khi làm một phóng sự như cái tôi hiện làm, tôi đáp máy bay rồi thuê một chiếc xe hơi tại chỗ. Nhưng tôi muốn đi ngang qua một số vùng để có dịp chuẩn bị cho một vài phóng sự tương lai, nên tôi đến đây bằng cách lái xe qua vùng Thượng Hồ và sẽ trở về qua ngã Hắc Sơn. Thế, còn bà?“.
Francesca không chờ đợi câu hỏi này. Bà ngần ngừ một lát: ”ồ, thật ra chẳng có gì đáng nói cả. Tôi có đậu bằng văn chương. Khi tôi về đây năm 1946, Winterset đang thiếu giáo viên. Với lại, tôi là vợ cựu chiến binh sống ở đây, nên người ta dễ dàng nhận tôi ngay. Thế là tôi qua khoá tu nghiệp và dạy ở trường trung học thị xã vài năm. Nhưng richard không thích tôi phải đi làm việc. Anh ấy bảo anh kiếm đủ sống nên tôi không cần phải đi dạy, nhất là còn hai đứa nhỏ. Vì thế tôi thôi dạy và trở thành nữ trại chủ chuyên nghiệp. Có thế thôi“.
Ông uống gần hết ly trà lạnh, bà rót thêm.
Cám ơn bà. Và bà thích vùng này chứ?
Câu hỏi mở ra một khoảnh khắc của sự thật. Câu trả lời tiêu chuẩn thì phải là: Hoàn toàn. Nơi đây yên tĩnh. Người dân ở đây thật tốt.
Nhưng bà không trả lời ngay. ”Cho tôi một điếu thuốc nữa nhé?“. Lại gói Camel, lại chiếc bật lửa, lại chạm nhẹ tay nhau. ánh mặt trời chiếu xuyên qua hiên nhà, rọi lên trên con chó xù đang ngóc dậy và lững thững lủi mất. Lần đầu tiên Francesca nhìn thẳng vào đôi mắt xanh của Robert Kincaid.
”Tôi muốn trả lời: thích hoàn toàn. Nơi đây yên tĩnh. Người ở đây thật tốt“. Và điều đó cũng đúng thôi. Nơi đây yên tĩnh thật. Và người dân quả thật tốt, theo cách nào đó. Tất cả chúng tôi đều quen biết nhau. Nếu một người bệnh hay bị tai nạn gì, hàng xóm láng giềng sang giúp đỡ ngay, như hái bắp hay gặt lúa hoặc những việc khác cần làm. Đi lên phố, ông cũng chẳng cần đóng cửa xe và để cho tụi nhỏ chạy chơi mà cũng chẳng phải lo ngại gì hết.
Họ có nhiều tính chất tốt và tôi rất kính mến họ. Có điều... Bà ngần ngừ, hít một hơi thuốc và nhìn Robert Kincaid bên kia bà - có điều... đó không phải là những gì tôi mơ ước lúc còn trẻ“. Cuối cùng thì là lời thú nhận. Thật ra lời nói đó đã có sẵn nơi bà từ nhiều năm rồi, chỉ khác là bà không thốt lên thôi. Và bây giờ bà nói điều đó với một người đàn ông sống ở Bellingham, người lái một chiếc xe tải màu xanh lá cây.
Ông trầm ngâm một lúc rồi nói: ”Hôm trước đây tôi có ghi vội vài dòng trong sổ tay, dành sau này có xem lại. Khi tôi lái xe, thường có ý tưởng này ý tưởng nọ. Đại để như thế này: Những giấc mộng cũ xưa là giấc mộng đẹp. Chúng không có thực, nhưng ta hài lòng là đã có những giấc mộng đó. Thật tình tôi cũng không rõ chính xác điều đó có nghĩa gì, nhưng cách này hay cách khác tôi sống với nó. Tôi nghĩ rằng tôi hiểu một phần điều bà nói“.
Francesca cười với ông. Lần đầu tiên, nụ cười bà rạng rỡ và sâu thẳm. Và cái bản năng phụ nữ giúp bà về với thực tại: ”Ông có muốn ở lại ăn tối không? Gia đình tôi đi vắng cả, nên không có thức ăn gì nhiều, nhưng tôi có thể chế biến“.
Chắc rồi, nếu điều đó không quá phiền cho bà. Tôi hết sức vui lòng.
Ông có thích sườn heo không? Để tôi nấu thịt heo với rau cải trồng trong vườn nhé?
Chỉ rau thôi, tôi không ăn thịt, nhiều năm rồi. Đó cũng chẳng phải là chủ trương đường lối gì đâu, nhưng tôi thấy ăn rau thì sức khoẻ tôi tốt hơn.
Francesca lại cười: ”Quan điểm đó của ông ở đây người ta không tán đồng đâu. Richard và các bạn của anh ấy sẽ nói rằng ông cố làm cho họ thất nghiệp đấy nhé. Thật ra thì tôi cũng không ăn nhiề thịt đâu. Tôi cũng chẳng rõ tại sao, nhưng xưa nay vẫn vậy. ở đây cứ mỗi khi tôi thử dọn một bữa ăn toàn rau là cả nhà cứ kêu thét lên. Tôi phải vậy thôi. Bây giờ có dịp thay đổi cách ăn một tý cũng vui“.
Đươc rồi, nhưng bà đừng quá nhọc lòng vì tôi đấy nhé. à, tôi còn sắp xếp mấy cuộn phim và sửa soạn đồ đạc một tý. Tôi phải ra ngoài một lúc. Ông nhổm dậy và nhấp ngụm trà cuối.
Francesca nhìn ông ra khỏi nhà bếp, đi ngang qua hiên và bước ra ngoài cánh đồng. Ông không kéo sập cửa như nhiều người thường làm mà đóng lại một cách nhẹ nhàng. Ngay trước khi ra sân, ông còn cúi xuống vuốt ve con chó lông xù và nó đáp lễ bằng cách liếm tay ông.
Francesca lên lầu tắm vội một cái cho đỡ bức, và trong khi lau mình, bà nhìn xuống sân qua tấm màn nâu và thấy ông đang rửa ráy bằng vòi nước từ một cái bơm tay. Bà đã định bảo ông vào trong nhà mà tắm nhưng rồi lại thôi, nói như thế sợ tỏ ra thân mật quá. Bà triền miên trong những ý tưởng mâu thuẫn, và quên bẵng mất.
Nhưng mà Robert Kincaid thì đã tắm rửa trong những điều kiện tồi tệ hơn thế này nhiều. Ông đã từng tắm giặt bằng những thùng nước hôi rình mùi dầu ở vùng sông Tigre, hoặc với một bi-đông nhỏ xíu giữa sa mạc. Bây giờ, trong sân của trang trại này, ông đang xoay trần ra và lấy một cái sơ mi bẩn vừa dùng làm bao tay để kỳ cọ vừa dùng làm khăn lau. Bà tự nhủ: ”Khăn, ít ra thì mình cũng phải lấy cho ông ta một cái khăn chứ“.
Dao cạo râu thì ông để đại bên cạnh bơm. Francesca nhìn ông xoa xà phòng lên mặt và cạo râu. Bà nghĩ: ”Ông ta... rắn chắc. Ông không cao lớn lắm, chắc chỉ hơn một mét bảy lăm, khá ton, nhưng có đôi vai cuồn cuộn và bụng mảnh như một lưỡi dao. Ông ta có vẻ trẻ hơn tuổi, mà thật ra mình cũng chẳng biết ông bao nhiêu tuổi nữa và chắc chắn ông ta chẳng giống một chút gì với dân xứ này - những người chỉ ăn uống toàn xia-rô với thịt, mỡ hàng ngày“.
Lần đến Des Moines vừa rồi, bà có mua một lọ nước hoa. Bà xức một tý, chút xíu thôi. Mình mặc gì đây? Bà nghĩ không nên mặc gì sang quá bởi ông ta đang mặc đồ làm việc kia mà. Bà lấy ra một chiếc sơ mi trắng tay dài, một cái quần Jean sạch và mang xăng-đan. Một đôi bông tai mạ vàng mà Richard không thích, bảo rằng bà đeo vào trông lẳng quá - và một vòng đeo tay bằng vàng. Bà kéo tóc ngược ra sau, buộc bằng một chiếc kẹp. Thế được rồi.
Khi bà xuống bếp, ông đang loay hoay với mấy chiếc ba lô và cái thùng đá, ông mặc một cái áo kaki sạch dưới đây treo màu cam. Trên bà là ba cái máy ảnh, năm ống kính và một bịch Camel. Tất cả máy ảnh của ông đều hiệu Nikon. Các ống kính đủ cỡ, lớn, trung bình, nhỏ. Đồ đạc của ông xem ra hơi cũ, chợt, méo mó. Tuy vậy ông sờ mó một cách thận trọng. Ông lau chùi, thổi bụi bám trên dụng cụ.
Ông ngước mắt nhìn bà, vẻ nghiêm trang, hơi bẽn lẽn nữa: ”Tôi có bia trong thùng đá. Bà muốn dùng một chai chứ?“.
Vâng, tốt quá.
Ông lấy ra hai chai Budweiser. Khi ông mở nắp thùng, có những chai nhựa trong suốt đựng đầy phim, cùng với bốn chai bia.
Francesca mở ngăn kéo định tìm đồ mở bia nhưng ông nói: ”Tôi có đủ đồ cần dùng“, rồi rút con dao trong bao dắt bên hông ra và mở nắp bia một cách thành thạo. Ông đưa bà một chai và đưa chai của mình lên có vẻ như chúc mừng: ”Cho những chiếc cầu mái che cuối buổi chiều, hay, tốt hơn nữa, cho những buổi sáng đỏ hồng và nóng nực“. Ông cười.
Francesca không đáp lời ông, bà chỉ dịu dàng mỉm cười và đưa nhẹ chai lên, ngập ngừng, vụng về. Một người lạ, bông hoa, mùi hương, bia trong một ngày Thứ hai nóng nực cuối mùa hạ. Chừng đó như hơi quá nhiều.
”Lâu lắm rồi, vào một buổi chiều tháng tám có một người khát nước quá. Người đó tên là gì thây kệ, đã nghiên cứu cơn khát và dùng xảo thuật để sáng chế ra bia. Chuyện xảy ra như thế đó và vấn đề được giải quyết“. Ông sờ mó máy ảnh, như nói với nó, vừa vặn chắc một chiếc vít nhỏ xíu.
”Tôi phải đi ra vườn đã, sẽ trở lại ngay“.
Ông nhướng mắt: ”Bà có cần giúp một tay không?“. Francesca ra dấu không và bước qua trước mặt ông, cảm thấy cặp mắt ông dán chặt lên hông mình. Bà tự hỏi ông có nhìn theo mình khi mình bước ra hiên không. Bà đoán chắc ông phải làm vậy.
Bà đoán đúng. Ông nhìn theo bà. Ông cúi đầu xuống rồi lại ngẩng lên nhìn theo. Ông nhìn thân hình bà, nghĩ đến trí thông minh của bà và tất cả mọi điều khác mà ông nghĩ có nơi bà. Ông bị cuốn hút và ông cố thử cưỡng lại.
Vườn lúc này đã tối, Robert Kincaid đang sắp xếp lại mớ ba lô, một cách cẩn trọng và chính xác. Mỗi thứ đều đúng chỗ. Ông đã uống hết chai bia và mở hai chai khác, mặc dầu Farancessca chưa uống hết chai của mình. Bà bèn ngửa đầu, nốc hết chút bia còn lại và đưa cho ông chai không.
Tôi có thể giúp bà được gì không? Ông hỏi.
Ông lấy giùm trái dứa dưới hiên và một ít khoai để trong thùng gỗ ấy.
Ông chuyển mình đứng dậy một cách nhẹ nhàng. Bà ngạc nhiên thấy trong chớp mắt ông đã trở lại, nách kẹp trái dứa, tay cầm bốn củ khoai. ”Đủ chưa?“
Bà gật đầu, tự hỏi ông ta có thật không. Ông đặt dưa và khoai lên bàn bếp bên cạnh chậu rửa bát, nơi bà đang dầm rau, rồi về ngồi lại chỗ cũ, châm một điếu camel. Bà hỏi, mắt vẫn nhìn xuống mớ rau: ”Ông sẽ ở lại vùng này bao lâu?“.
Tôi cũng chưa biết rõ. Giai đoạn này tôi khá nhàn, ba tuần nữa tôi mới phải đưa bài phóng sự cho báo. Đủ thời gian cần thiết. chắc tôi ở đây một tuần.
Ông ở tại đâu? Trên phố à?
Vâng. Nơi có nhiều phòng cho thuê. Gọi là Motor Court gì đó. Sáng nay tôi vừa đăng ký. Tôi thậm chí cũng chưa kịp mở cửa phòng nữa.
Đó là chỗ duy nhất để trọ ở nơi này, ngoại trừ nơi bà Carlson là chỗ cho thuê dài hạn. Còn quán ăn thì chém dữ lắm, tôi muốn nói, nhất là với một người ăn chay như ông.
Tôi biết. Nhưng tôi xoay xở được. Vào giai đoạn này trong năm thì không khó khăn lắm. Tôi có thể mua đồ tươi nơi các tiệm thực phẩm dọc đường. Bánh mì với một hai thứ khác, thế là đủ. Nhưng được mời kiểu thế này thì thật thích. Tôi thú vị lắm.
Bà chùm hum lên bàn bếp và đưa tay vặn chiếc máy thu thanh nhỏ chỉ có hai nút. Từ máy vọng ra tiếng hát có đệm đàn ghi ta. ”với thời gian trong túi và thời tiết bên cạnh...“. Francesca vặn nút cho âm thanh nhỏ lại.
Ông đề nghị: ”Tôi cũng khá khéo tay để xắt rau đấy“.
Được thôi, thớt kia kìa và có một con dao trong ngăn ngay phía dưới đấy. Còn tôi thì hầm rau quả, rồi sẽ xắt nhỏ.
Ông tiến lại gần, nhìn xuống, cắt, thái cà rốt và củ cải, hành. Francesca gọt khoai, cảm thấy lần đầu tiên bà ở sát một người lạ đến như vậy.
Ông có chơi đàn ghi-ta à? Tôi thấy cây đàn trong thùng xe.
Sơ sơ thôi. Chỉ biết đệm, không hơn. Vợ tôi trước đây là một trong những ca sĩ dân ca hạng nhất, trước khi nó trở thành thời trang. Chính bà ta đã khuyến khích tôi chơi ghi ta.
Francesca cảm thấy hơi cứng người khi nghe thấy tiếng ”vợ tôi“. Tại sao, bà cũng chả biết. Thì ông ta có quyền lập gia đình chứ. Nhưng điều đó xem ra không giống phong cách ông. Bà không muốn ông có gia đình.
Bà ta không chịu nổi những năm tháng dài tôi vắng nhà biền biệt. Chính tôi cũng không muốn bà phải chịu như vậy. Cách đây chín năm bà bỏ đi. Một năm sau thì ly dị. Chúng tôi không có con, cho nên cũng không phức tạp lắm. Bà để cây đàn lại cho tôi.
Từ đó ông có tin tức gì về bà ta không?
Không, không bao giờ.
Ông không nói thêm, Francesca cũng không nài. Tự nhiên bà cảm thấy dễ chịu hơn và một lần nữa bà tự hỏi mình tại sao lại như vậy.
Tôi cũng có đến ý hai lần. Trước đây bà ở đâu?
Napoli.
Tôi không muốn biết thành phố đó. Một lần tôi đến miền Bắc để làm phóng sự về cảnh dọc sông Pô. Rồ lần thứ hai thì đến Sicily.
Francesca tiếp tục gọt khoai. Trong khoảnh khắc bà chợt nghĩ đến nước ý. Đồng thời bà cũng thấy rất rõ sự hiện diện của Robert Kincaid sau lưng mình.
Mây phủ trắng khắp phía Tây, toả những tia sáng cuối cùng của mặt trời ra khắp mọi hướng. Ông quan sát qua khung cửa sổ phía trên bồn rửa chén, nói: ”ánh sáng rất dệp. Mấy người in lịch hẳn thích lắm. Cả các tạp chí tôn giáo nữa“.
Công việc ông có vẻ thích nhỉ?
Bà muốn cho cuộc đối thoại của họ ở trạng thái vô thưởng vô phạt.
”Quả vậy. Tôi yêu thích nghề này vô cùng. Tôi thích đi và thực hiện các tấm ảnh“.
Bà để ý thấy ông dùng từ ”thực hiện“ tấm ảnh.
Ông thực hiện các tấm ảnh, chứ ông không chụp sao?
Đúng vậy. Tôi nhìn vấn đề như thế này đây: Có sự khác biệt rất lớn giữa những nhà nhiếp ảnh nghiệp dư và người làm việc này như là một nghề nghiệp. Khi tôi hoàn tất ảnh về cây cầu mà bà thấy hồi chiều, sẽ hoàn toàn không có vẻ gì như điều bà có thể nghĩ. Tôi tạo ra một cái gì đó cho tôi, bằng cách chọn ống kính, bằng góc nhìn hay bằng bố cục của bức ảnh, hay có lẽ bằng sự kết hợp của tất cả các yếu tố đó lại. Tôi không nghĩ rằng chủ đề chỉ là một dữ kiện có sẵn, cho nên tôi cố gắng tạo ra một cái gì phản ánh chính ý tưởng tôi, tâm hồn tôi. Tôi cố tìm tính chất thơ trong hình ảnh. Cái tạp chí mà tôi cộng tác thì có phong cách cũng như yêu cầu của họ, mà tôi thì không phải luôn luôn đồng ý với quan niệm và sở thích của ông tổng biên tập;, nói thật thì chúng tôi thường bất đồng ý kiến với nhau. Điều đó làm khó cho họ, cả khi chính họ là kẻ quyết định việc chọn ảnh. Tôi cho là họ kiểu công chúng của họ hơn tôi, thế nhưng tôi thích họ đôi khi cũng phải liều một chút. Tôi nói thế với họ và họ rất bực.
Và đó chính là vấn đề của một kẻ chọn nghệ thuật làm nghề sinh nhai. Bà phải phụ thuộc vào thị trường, vào đám đông, mà thị trường nhằm thoả mãn sở thích bằng phương tiện công cộng. Và ở đó có vấn đề tiền bạc. Đó là một thực tế. Nhưng, như tôi nói với bà, điều đó có thể làm mình ngột ngạt.
May mà tôi có quyền giữ lại những bức ảnh họ không sử dụng, cho nên ít ra thì tôi cũng giữ được một kho tư liệu riêng về những điều mà tôi yêu thích.
Rồi, dần dà, có tạp chí chọn một hai bức ảnh trong số đó, hoặc có khi tôi viết bài về vùng nọ và minh hoạ bằng những bức ảnh táo bạo hơn những thứ mà tờ National Geographic đã chọn.
Có lẽ một ngày nào đó, tôi sẽ viết một tiểu luận có tên là "Đạo đức của những người nghiệp dư" cho tất cả những ai thích kiếm sống bằng cách làm nghệ thuật. Hơn tất cả, thị trường giết chết niềm đam mê nghệt thuật. Phần lớn con người sống trong một thế giới an toàn, đó là điều họ muốn. Các tạp chí và các hãng quảng cáo họ muốn. Các tạp chí và các hãng quảng cáo cho họ sự an toàn, một cảm giác đồng điệu, những thói quen và sự tiện nghi và họ không còn đặt chúng thành vấn đề nữa.
Lợi nhuận, tên tuổi, những thứ đó đang ngự trị thế giới nghệ thuật. Và tất cả chúng ta đều bị ép khuôn bởi cái bánh xe vĩ đại của sự đồng nhất.
Các chuyên viên tiếp thị luôn luôn mở mồm về cái mà họ gọi là "người tiêu thụ". Tôi muốn vẽ ra hình ảnh một con người nhỏ con bụng bự, đội mũ rơm rộng vành, áo sơ mi chim cò, quần sọt rộng thùng thình, tay nắm một nắm đô la.
Francesca mỉm cười dịu dàng và nghĩ đến sư an toàn, sự tiện nghi.
"Nói thế không phải là tôi phàn nàn về nghề mình lắm đâu. Tôi thích du lịch và đùa với máy ảnh của mình, thích ở ngoài trời. Dẫu sao thế cũng dễ chịu lắm". Francesca nghĩ rằng, đồi với Kincaid, cuộc nói chuyện này nhàm chán. Đối với bà, đó là văn học. Người ở quận này thì không nói kiểu như thế này đâu. Họ nói về thời tiết, về giá cả, về những đứa trẻ vừa sinh, về đám tang, về kế hoạch của chính phủ và về các đội bóng, chứ không về nghệ thuật hay giấc mơ. Không nói về cái thực tại làm nghẹn tắc âm nhạc và làm tù hãm những giấc mơ.
Ông đã thái xong mớ rau quả. "Tôi cần làm gì khác nữa không?"
Bà lắc đầu: "Không, để tôi lo được rồi".
Ông lại ngồi nơi bàn, hút thuốc và nhấm nháp bia. Bà lo làm bếp và chốc chốc cũng nhấp một ngụm. Bà có thể cảm thấy hình ảnh hưởng chất bia trong người, mặc dầu bà chỉ uống một vài ly bia với Richard, ngoài ra hầu như không bao giờ. Trong nhà ít khi có rượu, ngoại trừ bà mua ngày nọ với hy vọng mơ hồ là tạo một sinh khí cho cuộc sống đơn điệu của họ nông thôn. Chai rượu chưa bao giờ khui.
Trộn dầu. Thêm rau. Nấu chín. Đánh xốt rồi trộn dầu. Thêm nửa lít nước. Trộn lại rau và nếm. Cho lửa riu riu chừng 40 phút.
Bà qua bàn ngồi đối diện với Robert Kincaid. ở hai người đã có vẻ thân mật ngấm ngầm do viêc chuẩn bị bữa ăn. Bởi khi nấu ăn đãi một người xa lạ, mà người xa lạ đó ngồi sát bên cạnh mình thái rau giúp, thì sự xa lạ đã mất đi một phần. Vẻ xa lạ, mất đi, nhường chỗ cho một không khí thân mật gần gũi.
Ông đẩy gói thuốc và bật lửa về phía Francesca. Bà lấy một điếu, vụng về bật quẹt mãi không được. Ông mỉm cười, nhẹ lấy bật lửa nơi tay bà, đưa tay đè viên đá hai ba lần rồi mới bật và đưa cho bà châm.
Mặt trời trắng biến thành đỏ thẫm đang khuất dần xuống ruộng ngô. Từ cửa sổ nhà bếp nhìn ra, Francesca có thể thấy một cánh diều lướt theo gió trong ánh hoàng hôn. Đài phát thanh đưa bản tin bảy giờ. Qua chiếc bàn mica vàng, Francesca đưa mắt nhìn Robert Kincaid, người vừa vượt qua một cuộc hành trình dài gần xuyên ngang nước Mỹ để đến ngồi trong bếp nhà bà. Biết bao dặm đường.
Ông đưa tay chỉ bếp lò: "Xem ra được rồi đấy. Bốc lên mùi... yên tĩnh". Ông nói và nhìn bà.
"Yên tĩnh? Cái gì có mùi yên tĩnh?" Francesca tự hỏi. Ông nói đúng. Sau bao năm tháng nấu nướng thịt sườn, thịt bít-tết, rô-ti... lần này quả thật là một lần nấu ăn... trầm lặng. Nơi những món thực phẩm này không thể hàm chứa một ý nghĩa sát sanh nào. Món ăn chín sôi một cách thanh bình và bốc lên mùi thanh bình, trong bếp ăn thanh bình.
Ông hơi dựa lui vào ghế, bắc chéo chân. "Nếu bà không thấy chán, bà hãy kể cho tôi nghe ít điều về cuộc sống ngày trước ở bên ý"
Thế là bà nói, cũng bởi sự im lặng làm bà bối rối. Bà kể thời thơ ấu, các trường tư thục, các bà xơ, cha mẹ bà- một người đàn bà nội trợ và một ông giám đốc nhà băng - về những buổi bà đứng ngẩn ngơ trước biển ở tuổi dậy thì, nhìn những con tàu đến từ khắp nơi trên thế giới. Những chàng lính Mỹ đến ý sau đó. Việc bà gặp gỡ Richard trong một quán nước khi bà đang cùng bạn bè uống cà phê, đang bàn về tương lai, về cuộc sống bị đảo lộn do chiến tranh. Bà không nhắc đến Nicolo.
Ông lặng lẽ nghe, thỉnh thoảng gật đầu đồng tình. Khi bà ngừng kể, ông thêm:
"Bà nói và có mấy đứa con?"
- Vâng. Michael thì mười bảy, Carolyn mười sáu. Cả hai đều học phổ thông ở Winterset. Chúng có tham gia vào một câu lạc bộ, vì thế vừa rồi chúng đi dự hội chợ ở Illinois. Họ đấu xảo chú bò con của Carolyn.
Đó cũng là một điều tôi không bao giờ làm, cũng không bao giờ hiểu nổi là người ta hết sức yêu thương, hết sức chăm sóc gia súc để rồi đem bán cho lò mổ. Tôi không hề nói ra ý kiến này đâu. Bởi nếu tôi nói ra, Richard cũng như những người chung quanh sẽ gạt đi tức khắc. Nhưng tôi cảm thấy như có một cái gì mâu thuẫn, lạnh lùng, tàn nhẫn trong đó.
Bà cảm thấy có tội khi nhắc đến tên Richard.
Bà cũng chẳng nói gì, làm gì xúc phạm. Có điều bà vẫn cảm thấy tội lỗi, một mặc cảm tội lỗi phát sinh từ những lý do mơ hồ. Bà tự hỏi làm thế nào mà bà hướng cuộc nói chuyện về điểm đó, hay có lẽ chính bà lao vào cái điểm mà bà cũng hiểu rõ. Robert Kincaid vẫn điềm nhiên, lặng lẽ, có vẻ dè dặt nữa.
Trong lúc họ nói chuyện, nhiều chuyện, chiều chuyển thành xanh biếc và sương mù phủ nhẹ xuống cánh đồng bên ngoài. Ông mở thêm hai chai bia trong khi món ăn của Francesca đang sôi lặng lẽ. Bà đứng dậy, bỏ thêm vào nồi một vài thứ gia vị rồi quay người tựa vào bếp nhìn lại ông. Lòng bà dâng lên một mối đồng cảm với Robert Kincaid, ở Bellinghan trong Washington. Hy vọng ông không bỏ đi quá sớm.
Ông tự múc thức ăn hai lần một cách thích thú và lập lại hai lần rằng thức ăn tuyệt ngon. Bia thì mát lạnh. Buổi chiều thì xanh biếc. Francesca bốn mươi lăm tuổi và Hank Snow hát một bài hát đường trường trên đài phát thanh Iowa.



Sinh nhật của Francesca rơi đúng vào thời điểm đẹp nhất của mùa thu. Những giọt mưa lạnh đập vào vách tường căn nhà gỗ của bà ở vùng quê phía Nam bang Iowa. Bà ngắm nhìn mưa và những ngọn đồi bao quanh sông Middle, nghĩ đến Richard. Ông đã chết cũng vào một ngày thu như thế này, tám năm về trước, bởi một căn bệnh mà bà không muốn nhắc đến tên. Giờ đây bà chỉ nghĩ đến ông, đến tính tình luôn bình dị tử tế của ông, đến cả cuộc sống nặng nhọc mà ông đã trao cho bà.
Mặt trời trắng biến thành đỏ thẫm đang khuất dần xuống ruộng ngô. Từ cửa sổ nhà bếp nhìn ra, Francesca có thể thấy một cánh diều lướt theo gió trong ánh hoàng hôn. Đài phát thanh đưa bản tin bảy giờ. Qua chiếc bàn mica vàng, Francesca đưa mắt nhìn Robert Kincaid, người vừa vượt qua một cuộc hành trình dài gần xuyên ngang nước Mỹ để đến ngồi trong bếp nhà bà. Biết bao dặm đường.
Ông đưa tay chỉ bếp lò: "Xem ra được rồi đấy. Bốc lên mùi... yên tĩnh". Ông nói và nhìn bà.
"Yên tĩnh? Cái gì có mùi yên tĩnh?" Francesca tự hỏi. Ông nói đúng. Sau bao năm tháng nấu nướng thịt sườn, thịt bít-tết, rô-ti... lần này quả thật là một lần nấu ăn... trầm lặng. Nơi những món thực phẩm này không thể hàm chứa một ý nghĩa sát sanh nào. Món ăn chín sôi một cách thanh bình và bốc lên mùi thanh bình, trong bếp ăn thanh bình.
Ông hơi dựa lui vào ghế, bắc chéo chân. "Nếu bà không thấy chán, bà hãy kể cho tôi nghe ít điều về cuộc sống ngày trước ở bên ý"
Thế là bà nói, cũng bởi sự im lặng làm bà bối rối. Bà kể thời thơ ấu, các trường tư thục, các bà xơ, cha mẹ bà- một người đàn bà nội trợ và một ông giám đốc nhà băng - về những buổi bà đứng ngẩn ngơ trước biển ở tuổi dậy thì, nhìn những con tàu đến từ khắp nơi trên thế giới. Những chàng lính Mỹ đến ý sau đó. Việc bà gặp gỡ Richard trong một quán nước khi bà đang cùng bạn bè uống cà phê, đang bàn về tương lai, về cuộc sống bị đảo lộn do chiến tranh. Bà không nhắc đến Nicolo.
Ông lặng lẽ nghe, thỉnh thoảng gật đầu đồng tình. Khi bà ngừng kể, ông thêm:
"Bà nói và có mấy đứa con?"
- Vâng. Michael thì mười bảy, Carolyn mười sáu. Cả hai đều học phổ thông ở Winterset. Chúng có tham gia vào một câu lạc bộ, vì thế vừa rồi chúng đi dự hội chợ ở Illinois. Họ đấu xảo chú bò con của Carolyn.
Đó cũng là một điều tôi không bao giờ làm, cũng không bao giờ hiểu nổi là người ta hết sức yêu thương, hết sức chăm sóc gia súc để rồi đem bán cho lò mổ. Tôi không hề nói ra ý kiến này đâu. Bởi nếu tôi nói ra, Richard cũng như những người chung quanh sẽ gạt đi tức khắc. Nhưng tôi cảm thấy như có một cái gì mâu thuẫn, lạnh lùng, tàn nhẫn trong đó.
Bà cảm thấy có tội khi nhắc đến tên Richard.
Bà cũng chẳng nói gì, làm gì xúc phạm. Có điều bà vẫn cảm thấy tội lỗi, một mặc cảm tội lỗi phát sinh từ những lý do mơ hồ. Bà tự hỏi làm thế nào mà bà hướng cuộc nói chuyện về điểm đó, hay có lẽ chính bà lao vào cái điểm mà bà cũng hiểu rõ. Robert Kincaid vẫn điềm nhiên, lặng lẽ, có vẻ dè dặt nữa.
Trong lúc họ nói chuyện, nhiều chuyện, chiều chuyển thành xanh biếc và sương mù phủ nhẹ xuống cánh đồng bên ngoài. Ông mở thêm hai chai bia trong khi món ăn của Francesca đang sôi lặng lẽ. Bà đứng dậy, bỏ thêm vào nồi một vài thứ gia vị rồi quay người tựa vào bếp nhìn lại ông. Lòng bà dâng lên một mối đồng cảm với Robert Kincaid, ở Bellinghan trong Washington. Hy vọng ông không bỏ đi quá sớm.
Ông tự múc thức ăn hai lần một cách thích thú và lập lại hai lần rằng thức ăn tuyệt ngon. Bia thì mát lạnh. Buổi chiều thì xanh biếc. Francesca bốn mươi lăm tuổi và Hank Snow hát một bài hát đường trường trên đài phát thanh Iowa.



Con bà có gọi điện thoại lại. Lần này cũng vậy, chúng không đến dự sinh nhật bà được, mặc dù đây là lần sinh nhật thứ bảy của bà. Như mọi lần, bà hiểu. Bà luôn luôn hiểu. Cả hai đứa chúng nó đều bận tíu tít, bù đầu vì công việc, đứa thì điều hành bệnh viện, đứa thì dạy học. Michael đang bắt đầu cuộc hôn nhân thứ hai, Carolyn thì đang cãi vã với chồng. Tự thâm sâu, bà hài lòng vì hai đứa con không đến dự sinh nhật. Trong ngày này, bà có những lễ nghi riêng dành cho chính bà.

Sáng nay, bạn bè ở Winterset đã đến thăm và tặng bà một cái bánh ga-tô. Bà pha cà phê và nói chuyện linh tinh với họ về chuyện cháu nội cháu ngoại, chuyện thành phố, chuyện Lễ Tạ ơn và chuyện chọn quà Nô-en sắp tới. Những tiếng cười hồn nhiên, những mảnh chuyện rời từ phòng ăn vọng xuống bếp đem lại cho bà một tình cảm quen thuộc, vững bền và làm cho bà hiểu rằng đó là một trong số những lý do nhỏ khiến bà ở lại Winterset sau cái chết của Robert.

Michael thường khoe với bà về nhà cửa của nó ở Florida. Carolyn thì nói về cơ ngơi ở New England. Nhưng bà vẫn quyết ở vùng đồi núi phía Nam Iowa này, vẫn duy trì cái địa chỉ cũ này bởi một lý do chỉ mình bà biết. Và bà sung sướng vì mình đã quyết định như vậy.

Francesca nhìn mấy bà bạn già rời nhà vào lúc gần trưa. Họ đi xuống những con đường hẹp xe Ford hoặc Buick, qua con đường rải đá hướng về Winterset, cần chùi kính xe quay tít trong làn mưa. mấy bà bạn thật tốt bụng, dẫu họ không hề hiểu gì về cái điều nằm sâu kín trong bà, cái điều mà dẫu bà có kể ra họ chắc cũng không thể hiểu.

Khi Richard, chồng bà, gặp bà ở Napoli sau chiến tanh, ông đã bảo bà rằng ở đây bà sẽ có những người bạn thật sự. Ông thêm: ”Thì con người ở Iowa cũng có nhiều khuyết điểm, nhưng hờ hững, lạnh nhạt thì không“. Điều đó quả đúng, thật đúng.

Bà chỉ mới hai mươi lăm tuổi khi họ gặp nhau. Bà vừa tốt nghiệp sau ba năm đại học, dạy ở một trường nữ tư thục, đang tự hỏi về ý cuộc sống. Phần lớn thanh niên ý lúc đó đã chết, tàn tật, bị tù hay huỷ hoại vì chiến tranh. Francesa quan hệ với Niccolo, dạy hội hoạ ở đại học và vẽ suốt ngày. Anh ta thường dắt bà đi suốt đêm trên những chuyến dạo chơi táo bạo, gần như mê sảng trong những địa đạo từ thời cổ đại ở Napoli. Mối quan hệ chấm dứt không lâu do sự phản đối quyết liệt cha mẹ Francesca, vốn là những người khá cổ hủ.

Francesca quan sát Richard trong bộ quân phục lính Mỹ khi họ ngồi cùng nhau trong một quán cà phê dưới ánh mặt trời Địa Trung Hải. Bà thấy nơi ông, nơi cái nhìn của ông sự trung thực, chân tình của cư dân miền Trung Tây nước Mỹ và thế là bà theo Richard về Iowa. Bà đến đây để đẻ ra hai đứa con, để ngắm nhìn Michael chơi đùa và ngắm nhìn những đêm lạnh giá tháng mười, để dắt Carolyn đến Des Moines chọn mua cho con áo đầm dạ hội... Hàng năm, bà thường trao đổi thư từ với em gái ở Napoli, bà cũng trở về đó hai lần, khi cha mẹ bà mất. Nhưng quận Madison là nơi cư ngụ vĩnh viễn của bà từ đó, và bà không bao giờ có ý muốn trở về sống ở quê nhà.

Giữa chiều, mưa ngừng, rồi mưa tiếp vào buổi tối. Trong ánh chạng vạng, Francesca rót cho mình một cốc brandy và mở ngăn kéo chiếc bàn giấy có bánh xe của Richard, một chiếc bằng gỗ hồ đào đã truyền từ ba thế hệ trong gia đình. Bà lấy ra một phong bì vàng khè và chậm rãi ve vuốt, như bà từng làm thế mỗi năm, ngày này.

Dấu ấn bưu điện ghi ”Seattle, WA, 12 tháng 9 - 65“. Khi nào bà cũng nhìn dấu bưu cục trước. Đó là một phần của nghi thức. Rồi nhìn địa chỉ viết bằng tay: ”Francesca Johnson, RR2 Winterset, Iowa“; sau đó đến địa chỉ người gởi: ”Hộp thư 642, Bellingham, Washington“. Bà ngồi xuống nơi ghế bành gần cửa sổ, nhìn những dòng địa chỉ và tập trung tinh thần, bởi bàn tay ông ta đã viết lên đó và bà muốn tìm lại cái cảm giác từ đôi bàn tay ông đặt lên thân thể bà, hai mươi hai năm về trước...

Khi đã cảm thấy bàn tay ông sờ lên người mình bà mới mở phong bì, thận trọng lấy ra ba bức thư, một bản thảo ngắn, một số báo National Geographic cùng với những bài báo cắt ra từ những số khác cũng của tạp chí này. Rồi, dưới ánh sáng xám mờ trong phòng, bà nhấp một ngụm brandy, qua đôi kính, nhìn tập bản thảo găm lại với nhau. Lá thư thì viết trên giấy bình thường, phía trên chỉ ghi“ Robert Kincaid, nhà văn - nhiếp ảnh“ in bằng chữ nhỏ.

10 tháng 9 năm 1965

Francesca thân yêu,
Tôi gởi đây hai bức ảnh. một bức tôi chụp em giữa cánh đồng khi mặt trời mọc. Hy vọng em sẽ thích bức này như tôi. Bức thứ hai là ảnh cây cầu Roseman trước khi tôi nhận tờ giấy nhắn của em gắn nơi cầu.

Giờ tôi đang ở đây, đang sực sạo mọi ngóc ngách tối tăm của ký ức để tìm lại từng chi tiết, từng phút giây mà chúng ta đã trải qua. Tôi lặp đi lặp lại mãi: Điều gì đã xảy đến cho mình ở quận Madison, Iowa? Tôi vật lộn với mình để tìm hiểu. Cũng chính vì lý do đó mà tôi viết bài Rơi từ chiều vô tận gởi kèm theo đây, như là một cách thoát ra khỏi mớ hỗn độn của tâm trí mình.

Tôi nhìn vào ống kính, và em ở đó. Tôi bắt đầu viết một bài báo và tôi nói về em. Tôi cũng chẳng biết nổi làm thế nào mà tôi trở lại nhà từ Iowa được. Chắc bằng cách nào đó, cái xe tải già nua đã dẫn dắt tôi về đến nơi đến chốn, dù tôi không nhớ nỗi lộ trình. Mấy tuần trước đây, tôi thấy mình vui sướng, hài lòng một cách chừng mực. Có lẽ không hạnh phúc thâm sâu lắm, chắc chắn là hơi đơn độc, nhưng ít ra thì cũng hài lòng.

Tất cả đều đã thay đổi.
Còn bây giờ thì tôi hiểu rõ rằng tôi đã đến với em, và em đã đến với tôi từ lâu lắm rồi. Cho dẫu cả em cũng như tôi đều không hề biết trước khi ta gặp nhau, vẫn luôn luôn có một điều khẳng định như một lời ca vang hoà theo nỗi vô tư của chúng ta để xác nhận rằng chúng mình sẽ gặp nhau. Như hai con chim đơn độc bay lượn trên những thảo nguyên mênh mông được nâng đỡ bởi những con đường thần thánh, tất cả năm tháng, tất cả mọi cuộc sống đều đưa chúng ta, người này lại với người kia.

Đi là một điều lạ lùng. Trên đường đi, tôi nhướng mắt lên và thấy em đang bước qua bãi cỏ về phía chiếc xe tải một ngày tháng Tám. Hồi tưởng lại, tôi thấy có vẻ như điều đó là không thể tránh khỏi - nó không thể nào khác đi được - tôi gọi đó là tính khả thể cao của điều bất khả.

Giờ thì tôi đang xoay vần quanh cái con người khác đó nằm bên trong tôi. Dù gì đi nữa thì cái ngày mà chúng ta từ biệt nhau, cả hai chúng ta đã tạo nên một người thứ ba và con người ấy đã đi kèm với tôi từ đó.

Bằng cách nào đi nữa, chúng ta cũng phải gặp nhau. Bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào. Hãy gọi ngay cho tôi khi em cần một điều gì hay chỉ đơn giản là em muốn nhìn tôi. Tôi sẽ đến ngay, tức khắc. Hãy cho tôi biết em có thể đến đây không - bất cứ khi nào. Tôi sẽ lo vé, nếu đó là vấn đề khó khăn cho em. Tuần tới thì tôi sẽ đi ấn Độ, nhưng tôi sẽ về Mỹ cuối tháng Mười.

Tôi yêu em
Robert

TB: Phóng sự về quận Madison rất khá. Nhớ theo dõi National Geographic số năm tới. Hay nếu em muốn tôi sẽ gởi một tờ khi phát hành.

Francesca Johnson đặt ly rượu xuống bệ cửa sổ, nhìn tấm ảnh bà chụp đen trắng cỡ 8x10. Đôi khi bà cảm hấy buồn khi nhớ lại nhân dáng bà ngày ấy, hai mươi hai năm về trước. Trong chiếc quần jean bạc màu bó chặt, giày xăng-đan và chiếc sơ mi vải trắng, đứng tựa vào cột hàng rào, tóc tung bay theo chiều gió. Xuyên qua làn mưa, nơi chỗ ngồi cạnh cửa sổ, bà có thể nhìn thấy cái cột đó, nơi mà hàng rào mục nát cũ kỹ bao quanh cánh đồng.

Khi cho thuê thửa đất này sau khi Richard chết, bà đã yêu cầu người ta đừng chạm đến cánh đồng đó, dù giờ đây nó đã thành bãi đất hoang đầy cỏ dại. Trong bức ảnh này, những nếp nhăn đầu tiên đã thoáng hiện trên khuôn mặt bà. ống kính của Robert đã ghi nhận điều đó. Dẫu vậy, bà vẫn hài lòng về con người trong ảnh. Tóc bà đen mướt, thân thể đầy đặn được tấm ảnh làm nổi bật lên dưới chiếc quần jean bó chặt. Dẫu sao, đó là một khuôn mặt mà bà tỏ tường, khuôn mặt một người đàn bà yêu đương say đắm cái con người đang ở sau ống kính.

Francesca cũng thấy ông một cách rõ ràng, trong giòng bồng bềnh của kỷ niệm. Hàng năm, bà đều gợi lại hình ảnh về ông, một cách cẩn trọng, kỹ càng, bà nhớ lại tất cả, không bỏ sót điều gì, như in sâu vào ký ức từng chi tiết một, mãi mãi, như người của bộ lạc thời xưa truyền đi câu chuyện kể từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ông cao lớn, thon thả và lực lưỡng. Ông chuyển mình nhẹ nhàng như cỏ mướt, dễ dàng, thoải mái. Mớ tóc xám bạc hơi dài gần như lúc nào cũng rối bù, như thể ông vừa mới trở về sau một chuyến đi biển dài, tóc bị gió xổ tung và vừa mới vuốt sơ lại.

Khuôn mặt hẹp với lưỡng quyền nhô cao, với mái tóc xoã lù xù trên trán làm nổi bật cặp mắt xanh lơ như luôn tìm kiếm cái mà ống kính sắp chụp. Ông cười và bảo rằng bà đẹp và gợi cảm biết bao trong ánh sáng ban mai hôm đó. Ông bắt bà dựa vào hàng rào rồi đi quanh bà một vòng, quỳ xuống nhấc máy ảnh lên rồi nằm ngửa lưng ra cỏ, ống kính chĩa thẳng vào bà.

Khi đó bà cũng hơi lo về chất lượng của cuốn phim ông sử dụng, nhưng rồi vui mừng ngay khi thấy ông cầm một cách cẩn thận. Bà cũng hy vọng không có một người hàng xóm nào vào giờ sáng sớm đó lái máy cày ra đồng, dù thật tình bà không còn quan tâm lắm đến những người hàng xóm hay ý kiến của họ.

Ông chụp ảnh bà, thay cuốn phim khác, thay cả ống kính, chụp lại lần nữa và vừa làm vừa dịu dàng nói với bà, lặp đi lặp lại rằng bà đẹp và ông yêu bà. ”Francesca, em đẹp đến mức khó tin nổi“. Có khi, ông ngừng công việc và say mê ngắm nhìn bà, cái nhìn xâm nhập, xuyên suốt bà.

Ngực bà hằn rõ, căng đầy dưới làn áo sơ mi vải trắng. Lạ là bà chẳng hề bận tâm đến điều đó. Bà còn vui khi thấy ông có thể nhận ra đôi vú mình trong ống kính. Trước đây bà chưa bao giờ ăn bận như vậy với Richard. Richard không thích bà ăn mặc như thế. Cho nên, trước khi gặp Robert Kincaid, chẳng bao giờ bà để ngực trần như thế này cả.

Robert còn bảo bà hơi ngửa lưng ra trên hàng rào, ông thì thầm: ”Thế, thế - tuyệt vời, đừng cử động“. Đó chính là lúc ông chụp bức ảnh mà bây giờ bà đang ngắm nghía. ánh sáng tuyệt vời - theo cách nói của ông là ”sáng một cách mờ ảo“ - máy ảnh bấm lách tách nhiều lần khi ông vừa chụp vừa đi vòng quanh bà.

Ông ta nhanh nhẹn, khéo léo. ở tuổi năm mươi hai, thân thể ông rắn chắn, với các bắp thịt của loại người chuyên làm việc nặng nhọc và biết tập luyện mới có. Ông cũng có kể cho bà nghe là ông đã từng tham chiến ở Thái Bình Dương với tư cách là nhiếp ảnh gia và Francesca có thể hình dung ông chạy qua các bãi biển đầy khói đạn, mắt thì chăm chú nhìn xuống ống kính và máy ảnh nóng lên vì chụp quá nhiều.

Bà lại nhìn tấm ảnh, ngắm nghía. Bà tự nhủ: ”Mình quả thật đẹp“, rồi tự chế nhạo về sự khoe khoang của mình. ”Mình quả thật đẹp“, rồi tự chế nhạo về sự khoe khoang của mình. ”Mình chưa bao giờ đẹp như thế trước hoặc sau đó. Chính là do anh ấy“. Bà nhấp một ngụm rượu brandy nữa trong khi mưa vẫn tung theo đợt gió bấc vút lên bên ngoài.

Robrert Kincaid giống như một nhà phù thuỷ sống với chính mình trong những miền đất xa lạ gần như hiểm nghèo. Francesca đã cảm thấy vậy ngay trong cái ngày Thứ hai khô và nóng bức tháng Tám năm 65 đó, khi ông xuất hiện trên ngõ nhà bà và bước xuống chiếc xe tải cũ mèm. Lúc đó Richard và bọn nhỏ đi dự hội chợ ở Illinois, nơi diễn ra cuộc đấu xảo gia súc mà Francesca chẳng thích chút nào. Bà có một tuần hoàn toàn độc thân.

Ngồi trên ghế xích đu nơi mái hiên, nhấm nháp ly trà lạnh, bà bà thấy một cột bụi tung lên trên đường làng khi một chiếc xe tải chạy qua. Xe tiến chầm chậm, như thể người lái đang dò tìm một cái gì đó, xe dừng ngay trước lối vào nhà bà rồi rẽ vào ngay trước nhà. Bà nghĩ ”Ô, không biết ai vậy kìa?“.

Bà đang đi chân trần, mặc một chiếc sơ mi cũ sờn trên chiếc quần jean bạc màu, mái tóc đen buộc lại bằng cái lược đồi mồi mà cha bà đã tặng từ lúc rời quê đi lấy chồng xa xứ. Chiếc xe tải theo lối rẽ và dừng lại ngay trước hàng rào.

Francesca rời hiên bước nhẹ về phía bãi cỏ đến tận rào và Robert Kincaid bước xuống xe, như một hình ảnh bước ra khỏi một cuốn sách chưa hề được viết ra.

Chiếc áo sơ mi kaki màu be của ông dính chặt vào lưng vì mồ hôi, còn nơi tay áo thì loang thành từng đố thẫm. Ba cúc áo ngực mở toang và Francesca có thể thấy bắp thịt ngực cuồn cuộn của ông dưới sợi dây chuyền bạc đeo quanh cổ. Ông mang dây đeo quần màu cam, giống như phần lớn những người lứa tuổi ông khi đi ra đồng.

Ông cười: ”Xin lỗi đã làm phiền hà, nhưng tôi đang đi kiếm quanh đây một chiếc cầu có mái che mà không thấy. Chắc tôi lạc đường rồi“. Ông lấy khăn chùi mồ hôi trán nhễ nhại rồi lại cười. Cặp mắt xanh nhìn thẳng vào mặt Francesca và bà cảm thấy ngay một cái gì đó không tên trỗi dậy trong người. Cắp mắt, giọng nói, khuôn mặt, mái tóc đốm bạc, vẻ tự nhiên khi ông bước đi, một vẻ u buồn thu hút như gợi lên một ký ức xa xưa; như thể một lời thì thầm vào một lúc nhất định làm chấn động ta khi sắp đi vào giấc ngủ, khi những rào cản ngã xuống. Đó là cái trạng thái không thể nào khác được để kết hợp những phân tử đực và cái, cho dẫu thuộc loài nào đi nữa.

Giống nòi phải tồn tại và phải có những cách thức để cuối cùng thốt lên cái thôi thúc duy nhất đó, chứ không là gì khác. Cái năng lực để diễn đạt thì vô tận, cách diễn đạt thì tuyệt vời. Cách bày tỏ thì có thể bất di bất dịch, mục đích thì rõ ràng. Thật ra đó chỉ là một điều đơn giản, chỉ có điều con người làm cho nó phức tạp mà thôi. Không hề suy tính Francesca ngay tức khắc cảm thấy điều đó bằng tất cả khí chất của mình. Và ngay khi đó bà đã bắt đầu cái điều sẽ làm bà thay đổi mãi mãi. Một chiếc xe chạy qua ngoài lộ, tung bụi lên và bấm còi inh ỏi. Francesca đưa tay vẫy chào Floyd Clark trên chiếc Chevy rồi quay lại phía người khách lạ. ”Thì ông đang ở rất gần cây cầu, chỉ cách đây độ một kilômét thôi“. Rồi bỗng dưng, sau hai mươi năm dài của một cuộc đời tù hãm, một cuộc đời tuân theo những phong cách chặt chẽ, nơi đó những tình cảm, khát vọng đến đành chịu khuất phục dưới tập tục nông thôn, Francesca ngạc nhiên khi nghe chính mình nói: ”Nếu ông muốn, tôi rất vui lòng chỉ đường cho ông“.

Tự thâm sâu, tại sao bà làm vậy, bà cũng không biết. Có lẽ do những cảm xúc thời thanh xuân xưa kia sống dậy, như một bong bóng hơi trên mặt nước, thoát ra sau bao năm tháng giam cầm. Bà không phải là người nhút nhát, cũng không dạn dĩ. Điều duy nhất bà có thể biết là Robert Kincaid cách nào đó đã cuốn hút bà, dẫu bà chỉ mới nhìn thấy ông ta trong vài giây vừa rồi.

Rõ ràng ông hơi ngạc nhiên trước đề nghị của bà, nhưng trấn tĩnh ngay và bảo ông rất vui lòng. Francesca chạy vào lấy dưới bậc thềm ra đôi ủng bà thường dùng khi làm việc đồng áng, mang vào và bước lại chiếc xe tải, toan bước vào ca-bin.

”Bà chờ tôi một phút, trong đó lộn xộn quá“. Ông nói hầu như với chính mình và Francesca để ý thấy ông có vẻ ngượng vì đồ đạc lộn xộn trong xe. Ông lúi húi sắp xếp lại mấy cái xác, giá ảnh, bình thuỷ... Trong cốp xe có một chiếc cặp màu be cũ mèm, một bao đàn ghi ta sờn rách và đầy bụi, cột vào bánh xe ”xơ cua“.

Ông leo vào cabin, đóng cửa lại rồi vừa loay hoay vừa càu nhàu tống đại cả tách chén với vỏ chuối vào một cái túi giấy. Lấy thùng đá ra và sắp xếp lại mọi thứ trong đó. Bên ngoài, Francesca thấy nơi cửa xe có sơn chữ đỏ bạc màu; ”Kincaid - nhiếp ảnh gia - Bellington - Washington“.

”Ô kê. Bây giờ bà vào được rồi“. Ông giữ cửa cho bà ngồi vào rồi đóng cửa lại, vòng sang phía bên kia và ngồi vào tay lái. Ông nhìn bà một lúc, mỉm cười, hỏi: ”Phía nào đây?“. ”Bên phải“. Francesca trả lời vừa đưa tay chỉ. Ông mở công tắc, chiếc xe cũ kỹ nổ máy như một tràng liên thanh. Họ xuống theo đường hẹp quẹo ra lại con lộ. Chiếc chân dài đè lên cần số, ống quần jean cũ kỹ phủ lên đôi ủng da nâu mòn vẹt vì đã đi qua hàng ngàn dặm đường dài,

Ông chồm người về phía phải, vói tay lấy chiếc hộp, cánh tay chạm nhẹ vào đùi Francesca. Một mắt nhìn phía trước, mắt tìm chiếc hộp, ông rút ra một tấm thiếp đưa Francesca, thiếp ghi ”Robert Kincaid - nhà văn - nhiếp ảnh gia“, bên dưới in địa chỉ, số điện thoại.

”Tôi làm phóng sự cho tờ National Geographic. Bà biết tờ đó không?“.
Biết. Francesca gật đầu, nghĩ ”ai mà chẳng biết“.

”Họ muốn làm một thiên phóng sự về các cây cầu mái che, mà ở quận Madison thì rõ là có những cây cầu loại này. Tôi tìm ra được sáu chiếc, nhưng tôi nghĩ ít ra cũng còn một chiếc nữa và phải ở gần đâu đây“.

Họ gọi là cầu Roseman - Giọng Francesca bị át đi bởi tiếng gió và tiếng động cơ. Giọng bà nghe là lạ, như thể bà thuộc người nào khác, cái người thiếu nữ xứ Napoli tựa bên khung cửa sổ, đưa mắt nhìn tít về sân ga hay hải cảng mơ màng đợi những tình nhân xa xôi đến với mình. Vừa nói chuyện, Francesca vừa quan sát bắp thịt trên cánh tay Robert căng lại khi tăng dần tốc độ.

Phía sau bà là hai chiếc ba lô. Nơi chiếc miệng mở, bà có thể thấy chiếc máy ảnh đen ngòm và một gói mấy cuộn phim Kodachrome, loại 25-35 ”pô“, nhét phía sau ba lô. Phủ lên trên mấy cái xắc là một chiếc áo ngoài nhiều túi màu be.

Ngay dưới chân bà là hai cái giá ảnh ba chân coi bộ đã hư hỏng nhiều, nhưng còn đọc thấy chữ ”gitzo“ mờ trên nhãn. Khi nãy ông mở cái hộp đựng bao tay, bà đã chú ý thấy có rất nhiều cuốn sổ tay, bản đồ đi đường, bút máy, phim, tiền lẻ và một bịch thuốc Camel.

”Ngã tư sắp tới, rẽ phải“ - bà bảo. Đó là một cái cớ cho bà nhìn Robert Kincaid. Nước da nâu đồng, bó loáng mồ hôi. Miệng ông đẹp, khi nãy bà đã nhận thấy ngay. Mũi ông giống mũi một số người da đỏ mà bà đã gặp trong những dịp đi nghỉ hè về miền Tây, hồi bọn nhỏ còn bé xíu.

Ông không đẹp theo tiêu chuẩn cổ điển, mà cũng chẳng xấu. Những từ đó thật ra không thích hợp để nói về ông. Có một cái gì, một cái gì đó nơi ông. Không phải nơi dáng dấp mà nơi cặp mắt, có một cái gì đó rất cũ xưa, một cái gì đó đã nhẹ nhàng lụi tàn theo năm tháng.

ở cổ tay trái, ông mang một cái đồng hồ kiểu cách coi bộ phức tạp, dây bằng da nâu, loang vết mồ hôi. Còn tay phải thì đeo một dây bằng bạc có khắc hoa văn. ”Xem ra cái ông này cần phải tắm rửa một trận“. - Bà tự nhủ, dường như bà vẫn còn muốn là tù nhân của thành kiến tỉnh lẻ mà bà bao năm âm thầm khước từ.

Robert Kincaid rút từ áo sơ mi ra một gói Camel, lấy đưa cho bà một điếu. Lần thứ hai trong vòng năm phút, Francesca lại ngạc nhiên về mình, bà nhận điếu thuốc ”Mình sao vậy nhỉ?“- bà nghĩ. Trước đây nhiều năm bà hay hút thuốc nhưng sau đó phải bỏ vì Richard cứ phê bình liên tục. Robert rút một điếu khác, bập vào môi rồi rút cái zippo mạ vàng đưa về phía Francesca trong khi mắt vẫn chăm chăm nhìn con đường trước mặt.

Bà khum tay quanh bật lửa che gió và chạm vào tay ông vì chiếc xe nhồi liên tiếp. Ông bật mãi cho bà thắp không được, nhưng đủ để ông cảm thấy hơi nóng và làn lông măng mượt nơi tay bà. Francesca hơi nhích lui và Robert phải đưa bật lửa thắp thuốc cho chính mình. Khéo léo che gió, ông chỉ buông tay khỏi vô lăng một tích tắc là thắp được ngay.

Francesca Johnson, vợ một trại chủ, thu mình trên chiếc ghế bụi bặm trong chiếc xe tải, hít một hơi thuốc rồi đưa tay chỉ: ”Đó, ngay sau chỗ quẹo đó“. Cây cầu cũ kỹ, màu sơn đỏ rạn nứt, oằn đi vì năm tháng, bắc qua một dòng sông nhỏ.

Robert Kincaid lại cười. Ông ngắm cây cầu một lúc, nói: ”Tuyệt vời... Một tấm ảnh chụp mặt trời mọc“. Ông dừng cách cây cầu độ năm mét, xuống xe và khoác chiếc ba lô lên vai. ”Tôi phải đi quanh để xem cho quen mắt một chút, bà không phiền chứ?“. Bà gật đầu và đáp trả ông bằng một nụ cười.

Francesca nhìn theo ông đi lên con đường quê, lấy máy ảnh ra khỏi xác rồi lại khoác xách vào vai. Chắc ông ta làm động tác này hàng ngàn vạn lần trong đời. Cử chỉ thành thạo của ông cho bà biết như vậy. Đang bước đi, ông vẫn quay đầu sang trái sang phải mà không phải dừng lại, nhìn cây cầu, nhìn đám cây sau cầu. Một lúc, ông quay lại xe, vẻ mặt nghiêm trang.

Cứ so với những người xứ này ngày ba bữa ăn khoai tây nghiền với thịt, Robert Kincaid có vẻ như chỉ ăn trái cây và rau thôi chứ không hề đụng đến thịt. Nhưng thể chất ông rắn chắc - bà nghĩ. Bà cũng chú ý thấy đùi ông căng cứng sau lớp quần Jean chật - bà có thể thấy nơi túi quần ông nổi rõ đường hằn của tấm vé và chiếc khăn bên túi kia, thấy ông bước đi ung dung, không hề có một chuyển động thừa nào.

Tất cả đều yên tĩnh, chỉ có con chào mào đậu trên hàng rào đưa mắt nhìn Francesca, và chú chiền chiện rúc lên trong đám cỏ ven đường. Không có gì khác cử động dưới bầu trời tháng tám trắng toát.

Robert Kincaid dừng lại ngay trước cầu. Ông đứng yên một lúc rồi ngồi xổm xuống quan sát cây cầu qua máy ảnh. Ông băng ngang đường và cũng làm những động tác y như vậy. Xong, ông đi vào trong cây cầu mái che và nghiên cứu tỉ mỉ từng cây xà, từng tấm ván, rồi quan sát dòng sông qua khe nứt trên cầu. Francesca dụi tắt điếu thuốc vào cái gạt tàn, mở cửa xe và chạm ủng xuống lớp sỏi trên mặt đất. Bà đưa mắt nhìn quanh để biết chắc không có một chiếc xe nào của các người hàng xóm lai vãng quanh đây rồi bước về phía cây cầu. ánh mặt trời chiếu gay gắt vào cuối buổi chiều tháng Tám này và ở trong cầu chắc mát hơn. Bà nhận ra cái bóng của Robert Kincaid đầu bên kia cầu khi ông biến mất dọc theo lối dốc dẫn xuống dòng sông.

Bà nghe tiếng bồ câu rúc rúc trên mái cầu và đặt tay lên nhịp cầu, cảm thấy sức nóng từ đó toả ra. Những dòng chữ viết nguệch ngoạc lên ván cầu ”Jimbo - Denison- Iowa“, ”Sherry + Dubby“... Tiếng bồ câu vẫn rúc rúc dịu dàng. Qua kẽ hở giữa hai tấm ván, Francesca đưa mắt nhìn giòng sông nơi Robert Kincaid vừa khuất. Bà thấy ông đang đứng trên một tảng đá ngay giữa dòng sông. Bà ngạc nhiên thấy ông vẫy tay về phía bà. Ông nhảy ra khỏi dòng nước và leo lên bờ đốc một cách dễ dàng. Francesca vẫn nhìn đăm đăm về phía mặt nước cho đến khi nghe tiếng ủng của ông nện trên sàn gỗ.

Tiếng ông dội lên trong cây cầu mái che: ”Đây quả là tuyệt vời, thật đẹp“.

Francesca gật đầu: ”Thật thế, đối với chúng tôi ở đây, những cây cầu này là một phần trong bức tranh chung, đến nỗi chúng tôi thấy là quan trọng nữa“.

Ông tiến lại phía bà và đưa cho bà một bó hoa dại, những bông cúc màu vàng. ”Cám ơn bà về cuộc hướng dẫn“. Ông cười dịu dàng: ”Một hai hôm nữa tôi sẽ trở lại đây lúc bình minh để thực hiện mấy bức ảnh“. Lần này nữa, bà cảm thấy một cái gì khác lạ dâng lên trong bà. Bông hoa. Xưa nay chẳng ai tặng hoa cho bà cả, dù trong những dịp lễ lớn.

”Tôi chưa biết tên bà“, ông nói. Francesca nhớ ra là mình không hề nghĩ đến điều đó và bà thấy mình thật ngốc. Khi bà nói tên mình, ông gật đầu: ”Tôi đã để ý thấy giọng bà khang khác. Bà là người ý?“.

”Vâng. Lâu rồi“.
Trở về chiếc xe tải. Con đường trải đá dưới ánh chiều tà. Họ gặp hai xe hơi, nhưng không có người nào Francesca quen biết: Trong vài phút trước khi về trang trại Francesca như rơi vào cơn mơ, bà cảm thấy bối rối, hỗn loạn. Bà cần biết hơn nữa, biết hơn nữa về Robert Kincaid - nhà văn - nhiếp ảnh gia. Bà muốn biết ông rõ hơn nữa. Bà xiết chặt bó hoa giữa hai đầu gối, ngồi thẳng băng, như một cô nữ sinh ra về sau buổi đi chơi lần đầu.

Má bà bừng đỏ đến nỗi chính bà cũng cảm thấy. Thật ra bà chẳng nói gì, chẳng làm gì, nhưng cũng thế thôi. Tiếng radio, gần như không nghe rõ vì tiếng xe, tiếng gió, phát ra một bài hát đệm đàn ghi ta, theo sau bản tin lúc năm giờ chiều.

Ông lái chiếc xe tải vào ngõ. ”Richard là chồng bà?“. Hồi nãy ông đã thấy nơi hộp thư.

”Vâng“, Francesca trả lời như một tiếng thở ngắn nhẹ. Rồi một khi bà đã quyết phóng mình, các tiếng tuôn ra dễ dàng: ”Nóng quá nhỉ? Ông muốn vào dù một ly trà lạnh không?“.

Ông đưa mắt nhìn bà: ”Nếu điều đó không phiền bà thì thật tôi không muốn gì hơn!“.
có phiền gì đâu - bà đáp
Bà chỉ cho ông chỗ đậu xe sau nhà bằng một vẻ thản nhiên hờ hững, ít ra thì bà cũng hy vọng như vậy. Điều bà không muốn chút nào đó bảo: ”Này, Dick, thế cậu có thuê công nhân trong nhà đấy à? Tuần rồi mình thấy có một chiếc cam nhông màu xanh lá cây. Biết có Francesca ở nhà nên mình cũng chẳng lo ngại chuyện mất trộm này nọ...“.

Họ bước lên những bậc xi măng vỡ dẫn đến cửa sau nhà. Ông giữ cửa cho bà, chiếc ba lô mang ở tay kia. ”Trời nóng quá nên nếu để máy ảnh trong xe có thể bị hư“.

Trong bếp không khí dịu hơn một chút, nhưng còn nóng. Con chó lông xù ngửi ngửi đôi ủng của Kincaid, rồi quay ra hiên nằm ngủ. Trong khi lấy bình trong tủ đá ra rót trà vào ly, bà biết rằng khi ấy, ngồi bên bàn ăn trong bếp, đôi chân dài gấp lại, tay vuốt mái tóc xù, Robert đang quan sát mình.

Thêm chanh nhé?
Vâng, xin bà. Không, bà đừng cho đường.

Giọt chanh chảy chầm chậm dọc thành ly, và ông lại quan sát bà. ít điều gì lọt khỏi mắt Robert Kincaid.

Francesca đặt ly chanh trước mặt ông. Bà đặt ly mình cạnh bà mica và cắm bó hoa vào một chiếc lọ cũ đựng mứt có vẽ hình vịt đô-nan. Vừa cắm bà vừa nghiêng người trên một chân, còn chân kia tuột ủng ra.

Ông nhắp một ngụm trà lạnh và nhìn bà. Bà này hẳn cao một mét sáu bảy, khoảng bốn mươi hơn một chút, khuôn mặt đẹp và thân hình rất đáng yêu, gợi cảm. Nhưng mà đàn bà đẹp thì đâu chẳng có. Nếu đẹp thể chất thì tất nhiên là quý rồi, tuy thế trí thông minh, lòng đam mê cuộc sống khả năng làm xúc động người khác và biết xúc động trước một tâm hồn khác mới là điều đáng kể dưới mắt ông. Đó chính là lý do ông thấy phần lớn các cô gái trẻ đều đáng chán, mặc dầu họ rất đẹp. Họ chưa đủ từng trải để có được những tính cách mà ông thích. Nhưng ở Francesca thì có một cái gì đó ông thích thú thực sự. Ông thấy nơi bà có trí thông minh và có một niềm đam mê. Chỉ có điều ông không rõ được niềm đam mê đó hướng về đâu mà thôi.

Sau này, ông nói với bà rằng, tuy không thể định nghĩa được, nhưng cái lúc ông nhìn bà vẫn đôi ủng ra khỏi chân là cái phút giây kích thích nhất trong cuộc đời ông. Tại sao? Điều đó không quan trọng. Hỏi ”Tại sao“ không phải là cách để ông tiếp cận cuộc sống. Ông bảo bà: ”Phân tích làm huỷ hoại tính thống nhất. Một số điều, những điều huyền diệu chẳng hạn, phải được nhìn như một tổng thể. Nếu ta tháo ra từng mảnh, chúng sẽ biến mất.“

Bà ngồi cạnh bàn, một chân gấp lại, đưa tay kéo những sợi tóc phủ trên mặt và buộc tóc lại bằng cái lược đồi mồi. Rồi đột nhiên như nhớ ra, bà bước qua tủ lấy gạt tàn thuốc đặt lên bà gần tầm tay. Thấy thế, ông gói Camel ra đưa bà. Bà lấy một điếu và thấy thuốc hơi ẩm do mồ hôi nơi tay bà. Rồi vẫn như nghi thức cũ: ông đưa cái zippo mạ vàng về phía bà, bà chạm vào tay ông để giữ nhẹ, hơi lùi người một chút. Vị thuốc dịu ngọt và bà mỉm cười.

Chính xác thì ông làm gì, tôi muốn hỏi là với những bức ảnh đó?

Ông nhìn điếu thuốc nơi bà và nói bằng một giọng trầm lặng: ”Tôi là phóng viên, ơ, nhiếp ảnh gia làm hợp đồng với tờ National Geographic, làm bán thời gian thôi. Khi tôi có mộ dự định nào đó, tôi nói với họ và đi thực hiện phóng sự. Hoặc là, họ có một dự định và họ liên hệ với tôi. Theo cách thứ hai nà thì không được sáng tạo lắm, bởi tạp chí này hơi bảo thủ. Nhưng lương tiền thì khá. Cũng không lớn lắm đâu, nhưng đủ sống và đều đặn. Thời gian còn lại thì tôi viết và chụp những cảnh tôi thích và gởi cho các tạp chí khác. Những lúc khó khăn về kinh tế, tôi cũng làm theo đơn đặt hàng của các hãng quảng cáo, dù rằng làm việc này thì chán lắm.

Đôi khi tôi cũng làm thơ, cho chính tôi. Thỉnh thoảng, tôi cũng viết một cuốn tiểu thuyết nhỏ, nhưng xem ra tôi không có mấy tài năng trong lãnh vực này. Tôi hiện sống ở phía Bắc Seattle và làm việc nhiều tại bang này. Tôi thích chụp những chiếc thuyền câu, những khu người da đỏ và phong cảnh thiên nhiên.

Công việc cho tờ National Geographic khiến tôi thường phải ở lại những vùng xa trong nhiều tháng, nhất là khi làm một phóng sự lớn, chẳng hạn ỏ vùng Amazone hoặc sa mạc Sahra. Thường thì khi làm một phóng sự như cái tôi hiện làm, tôi đáp máy bay rồi thuê một chiếc xe hơi tại chỗ. Nhưng tôi muốn đi ngang qua một số vùng để có dịp chuẩn bị cho một vài phóng sự tương lai, nên tôi đến đây bằng cách lái xe qua vùng Thượng Hồ và sẽ trở về qua ngã Hắc Sơn. Thế, còn bà?“.

Francesca không chờ đợi câu hỏi này. Bà ngần ngừ một lát: ”ồ, thật ra chẳng có gì đáng nói cả. Tôi có đậu bằng văn chương. Khi tôi về đây năm 1946, Winterset đang thiếu giáo viên. Với lại, tôi là vợ cựu chiến binh sống ở đây, nên người ta dễ dàng nhận tôi ngay. Thế là tôi qua khoá tu nghiệp và dạy ở trường trung học thị xã vài năm. Nhưng richard không thích tôi phải đi làm việc. Anh ấy bảo anh kiếm đủ sống nên tôi không cần phải đi dạy, nhất là còn hai đứa nhỏ. Vì thế tôi thôi dạy và trở thành nữ trại chủ chuyên nghiệp. Có thế thôi“.

Ông uống gần hết ly trà lạnh, bà rót thêm.
Cám ơn bà. Và bà thích vùng này chứ?
Câu hỏi mở ra một khoảnh khắc của sự thật. Câu trả lời tiêu chuẩn thì phải là: Hoàn toàn. Nơi đây yên tĩnh. Người dân ở đây thật tốt.

Nhưng bà không trả lời ngay. ”Cho tôi một điếu thuốc nữa nhé?“. Lại gói Camel, lại chiếc bật lửa, lại chạm nhẹ tay nhau. ánh mặt trời chiếu xuyên qua hiên nhà, rọi lên trên con chó xù đang ngóc dậy và lững thững lủi mất. Lần đầu tiên Francesca nhìn thẳng vào đôi mắt xanh của Robert Kincaid.

”Tôi muốn trả lời: thích hoàn toàn. Nơi đây yên tĩnh. Người ở đây thật tốt“. Và điều đó cũng đúng thôi. Nơi đây yên tĩnh thật. Và người dân quả thật tốt, theo cách nào đó. Tất cả chúng tôi đều quen biết nhau. Nếu một người bệnh hay bị tai nạn gì, hàng xóm láng giềng sang giúp đỡ ngay, như hái bắp hay gặt lúa hoặc những việc khác cần làm. Đi lên phố, ông cũng chẳng cần đóng cửa xe và để cho tụi nhỏ chạy chơi mà cũng chẳng phải lo ngại gì hết.

Họ có nhiều tính chất tốt và tôi rất kính mến họ. Có điều... Bà ngần ngừ, hít một hơi thuốc và nhìn Robert Kincaid bên kia bà - có điều... đó không phải là những gì tôi mơ ước lúc còn trẻ“. Cuối cùng thì là lời thú nhận. Thật ra lời nói đó đã có sẵn nơi bà từ nhiều năm rồi, chỉ khác là bà không thốt lên thôi. Và bây giờ bà nói điều đó với một người đàn ông sống ở Bellingham, người lái một chiếc xe tải màu xanh lá cây.

Ông trầm ngâm một lúc rồi nói: ”Hôm trước đây tôi có ghi vội vài dòng trong sổ tay, dành sau này có xem lại. Khi tôi lái xe, thường có ý tưởng này ý tưởng nọ. Đại để như thế này: Những giấc mộng cũ xưa là giấc mộng đẹp. Chúng không có thực, nhưng ta hài lòng là đã có những giấc mộng đó. Thật tình tôi cũng không rõ chính xác điều đó có nghĩa gì, nhưng cách này hay cách khác tôi sống với nó. Tôi nghĩ rằng tôi hiểu một phần điều bà nói“.

Francesca cười với ông. Lần đầu tiên, nụ cười bà rạng rỡ và sâu thẳm. Và cái bản năng phụ nữ giúp bà về với thực tại: ”Ông có muốn ở lại ăn tối không? Gia đình tôi đi vắng cả, nên không có thức ăn gì nhiều, nhưng tôi có thể chế biến“.

Chắc rồi, nếu điều đó không quá phiền cho bà. Tôi hết sức vui lòng.

Ông có thích sườn heo không? Để tôi nấu thịt heo với rau cải trồng trong vườn nhé?
Chỉ rau thôi, tôi không ăn thịt, nhiều năm rồi. Đó cũng chẳng phải là chủ trương đường lối gì đâu, nhưng tôi thấy ăn rau thì sức khoẻ tôi tốt hơn.

Francesca lại cười: ”Quan điểm đó của ông ở đây người ta không tán đồng đâu. Richard và các bạn của anh ấy sẽ nói rằng ông cố làm cho họ thất nghiệp đấy nhé. Thật ra thì tôi cũng không ăn nhiề thịt đâu. Tôi cũng chẳng rõ tại sao, nhưng xưa nay vẫn vậy. ở đây cứ mỗi khi tôi thử dọn một bữa ăn toàn rau là cả nhà cứ kêu thét lên. Tôi phải vậy thôi. Bây giờ có dịp thay đổi cách ăn một tý cũng vui“.

Đươc rồi, nhưng bà đừng quá nhọc lòng vì tôi đấy nhé. à, tôi còn sắp xếp mấy cuộn phim và sửa soạn đồ đạc một tý. Tôi phải ra ngoài một lúc. Ông nhổm dậy và nhấp ngụm trà cuối.

Francesca nhìn ông ra khỏi nhà bếp, đi ngang qua hiên và bước ra ngoài cánh đồng. Ông không kéo sập cửa như nhiều người thường làm mà đóng lại một cách nhẹ nhàng. Ngay trước khi ra sân, ông còn cúi xuống vuốt ve con chó lông xù và nó đáp lễ bằng cách liếm tay ông.

Francesca lên lầu tắm vội một cái cho đỡ bức, và trong khi lau mình, bà nhìn xuống sân qua tấm màn nâu và thấy ông đang rửa ráy bằng vòi nước từ một cái bơm tay. Bà đã định bảo ông vào trong nhà mà tắm nhưng rồi lại thôi, nói như thế sợ tỏ ra thân mật quá. Bà triền miên trong những ý tưởng mâu thuẫn, và quên bẵng mất.

Nhưng mà Robert Kincaid thì đã tắm rửa trong những điều kiện tồi tệ hơn thế này nhiều. Ông đã từng tắm giặt bằng những thùng nước hôi rình mùi dầu ở vùng sông Tigre, hoặc với một bi-đông nhỏ xíu giữa sa mạc. Bây giờ, trong sân của trang trại này, ông đang xoay trần ra và lấy một cái sơ mi bẩn vừa dùng làm bao tay để kỳ cọ vừa dùng làm khăn lau. Bà tự nhủ: ”Khăn, ít ra thì mình cũng phải lấy cho ông ta một cái khăn chứ“.

Dao cạo râu thì ông để đại bên cạnh bơm. Francesca nhìn ông xoa xà phòng lên mặt và cạo râu. Bà nghĩ: ”Ông ta... rắn chắc. Ông không cao lớn lắm, chắc chỉ hơn một mét bảy lăm, khá ton, nhưng có đôi vai cuồn cuộn và bụng mảnh như một lưỡi dao. Ông ta có vẻ trẻ hơn tuổi, mà thật ra mình cũng chẳng biết ông bao nhiêu tuổi nữa và chắc chắn ông ta chẳng giống một chút gì với dân xứ này - những người chỉ ăn uống toàn xia-rô với thịt, mỡ hàng ngày“.

Lần đến Des Moines vừa rồi, bà có mua một lọ nước hoa. Bà xức một tý, chút xíu thôi. Mình mặc gì đây? Bà nghĩ không nên mặc gì sang quá bởi ông ta đang mặc đồ làm việc kia mà. Bà lấy ra một chiếc sơ mi trắng tay dài, một cái quần Jean sạch và mang xăng-đan. Một đôi bông tai mạ vàng mà Richard không thích, bảo rằng bà đeo vào trông lẳng quá - và một vòng đeo tay bằng vàng. Bà kéo tóc ngược ra sau, buộc bằng một chiếc kẹp. Thế được rồi.

Khi bà xuống bếp, ông đang loay hoay với mấy chiếc ba lô và cái thùng đá, ông mặc một cái áo kaki sạch dưới đây treo màu cam. Trên bà là ba cái máy ảnh, năm ống kính và một bịch Camel. Tất cả máy ảnh của ông đều hiệu Nikon. Các ống kính đủ cỡ, lớn, trung bình, nhỏ. Đồ đạc của ông xem ra hơi cũ, chợt, méo mó. Tuy vậy ông sờ mó một cách thận trọng. Ông lau chùi, thổi bụi bám trên dụng cụ.

Ông ngước mắt nhìn bà, vẻ nghiêm trang, hơi bẽn lẽn nữa: ”Tôi có bia trong thùng đá. Bà muốn dùng một chai chứ?“.

Vâng, tốt quá.
Ông lấy ra hai chai Budweiser. Khi ông mở nắp thùng, có những chai nhựa trong suốt đựng đầy phim, cùng với bốn chai bia.

Francesca mở ngăn kéo định tìm đồ mở bia nhưng ông nói: ”Tôi có đủ đồ cần dùng“, rồi rút con dao trong bao dắt bên hông ra và mở nắp bia một cách thành thạo. Ông đưa bà một chai và đưa chai của mình lên có vẻ như chúc mừng: ”Cho những chiếc cầu mái che cuối buổi chiều, hay, tốt hơn nữa, cho những buổi sáng đỏ hồng và nóng nực“. Ông cười.

Francesca không đáp lời ông, bà chỉ dịu dàng mỉm cười và đưa nhẹ chai lên, ngập ngừng, vụng về. Một người lạ, bông hoa, mùi hương, bia trong một ngày Thứ hai nóng nực cuối mùa hạ. Chừng đó như hơi quá nhiều.

”Lâu lắm rồi, vào một buổi chiều tháng tám có một người khát nước quá. Người đó tên là gì thây kệ, đã nghiên cứu cơn khát và dùng xảo thuật để sáng chế ra bia. Chuyện xảy ra như thế đó và vấn đề được giải quyết“. Ông sờ mó máy ảnh, như nói với nó, vừa vặn chắc một chiếc vít nhỏ xíu.
”Tôi phải đi ra vườn đã, sẽ trở lại ngay“.
Ông nhướng mắt: ”Bà có cần giúp một tay không?“. Francesca ra dấu không và bước qua trước mặt ông, cảm thấy cặp mắt ông dán chặt lên hông mình. Bà tự hỏi ông có nhìn theo mình khi mình bước ra hiên không. Bà đoán chắc ông phải làm vậy.

Bà đoán đúng. Ông nhìn theo bà. Ông cúi đầu xuống rồi lại ngẩng lên nhìn theo. Ông nhìn thân hình bà, nghĩ đến trí thông minh của bà và tất cả mọi điều khác mà ông nghĩ có nơi bà. Ông bị cuốn hút và ông cố thử cưỡng lại.

Vườn lúc này đã tối, Robert Kincaid đang sắp xếp lại mớ ba lô, một cách cẩn trọng và chính xác. Mỗi thứ đều đúng chỗ. Ông đã uống hết chai bia và mở hai chai khác, mặc dầu Farancessca chưa uống hết chai của mình. Bà bèn ngửa đầu, nốc hết chút bia còn lại và đưa cho ông chai không.

Tôi có thể giúp bà được gì không? Ông hỏi.
Ông lấy giùm trái dứa dưới hiên và một ít khoai để trong thùng gỗ ấy.
Ông chuyển mình đứng dậy một cách nhẹ nhàng. Bà ngạc nhiên thấy trong chớp mắt ông đã trở lại, nách kẹp trái dứa, tay cầm bốn củ khoai. ”Đủ chưa?“

Bà gật đầu, tự hỏi ông ta có thật không. Ông đặt dưa và khoai lên bàn bếp bên cạnh chậu rửa bát, nơi bà đang dầm rau, rồi về ngồi lại chỗ cũ, châm một điếu camel. Bà hỏi, mắt vẫn nhìn xuống mớ rau: ”Ông sẽ ở lại vùng này bao lâu?“.

Tôi cũng chưa biết rõ. Giai đoạn này tôi khá nhàn, ba tuần nữa tôi mới phải đưa bài phóng sự cho báo. Đủ thời gian cần thiết. chắc tôi ở đây một tuần.

Ông ở tại đâu? Trên phố à?
Vâng. Nơi có nhiều phòng cho thuê. Gọi là Motor Court gì đó. Sáng nay tôi vừa đăng ký. Tôi thậm chí cũng chưa kịp mở cửa phòng nữa.

Đó là chỗ duy nhất để trọ ở nơi này, ngoại trừ nơi bà Carlson là chỗ cho thuê dài hạn. Còn quán ăn thì chém dữ lắm, tôi muốn nói, nhất là với một người ăn chay như ông.

Tôi biết. Nhưng tôi xoay xở được. Vào giai đoạn này trong năm thì không khó khăn lắm. Tôi có thể mua đồ tươi nơi các tiệm thực phẩm dọc đường. Bánh mì với một hai thứ khác, thế là đủ. Nhưng được mời kiểu thế này thì thật thích. Tôi thú vị lắm.

Bà chùm hum lên bàn bếp và đưa tay vặn chiếc máy thu thanh nhỏ chỉ có hai nút. Từ máy vọng ra tiếng hát có đệm đàn ghi ta. ”với thời gian trong túi và thời tiết bên cạnh...“. Francesca vặn nút cho âm thanh nhỏ lại.

Ông đề nghị: ”Tôi cũng khá khéo tay để xắt rau đấy“.
Được thôi, thớt kia kìa và có một con dao trong ngăn ngay phía dưới đấy. Còn tôi thì hầm rau quả, rồi sẽ xắt nhỏ.

Ông tiến lại gần, nhìn xuống, cắt, thái cà rốt và củ cải, hành. Francesca gọt khoai, cảm thấy lần đầu tiên bà ở sát một người lạ đến như vậy.

Ông có chơi đàn ghi-ta à? Tôi thấy cây đàn trong thùng xe.

Sơ sơ thôi. Chỉ biết đệm, không hơn. Vợ tôi trước đây là một trong những ca sĩ dân ca hạng nhất, trước khi nó trở thành thời trang. Chính bà ta đã khuyến khích tôi chơi ghi ta.

Francesca cảm thấy hơi cứng người khi nghe thấy tiếng ”vợ tôi“. Tại sao, bà cũng chả biết. Thì ông ta có quyền lập gia đình chứ. Nhưng điều đó xem ra không giống phong cách ông. Bà không muốn ông có gia đình.

Bà ta không chịu nổi những năm tháng dài tôi vắng nhà biền biệt. Chính tôi cũng không muốn bà phải chịu như vậy. Cách đây chín năm bà bỏ đi. Một năm sau thì ly dị. Chúng tôi không có con, cho nên cũng không phức tạp lắm. Bà để cây đàn lại cho tôi.

Từ đó ông có tin tức gì về bà ta không?
Không, không bao giờ.
Ông không nói thêm, Francesca cũng không nài. Tự nhiên bà cảm thấy dễ chịu hơn và một lần nữa bà tự hỏi mình tại sao lại như vậy.

Tôi cũng có đến ý hai lần. Trước đây bà ở đâu?

Napoli.
Tôi không muốn biết thành phố đó. Một lần tôi đến miền Bắc để làm phóng sự về cảnh dọc sông Pô. Rồ lần thứ hai thì đến Sicily.

Francesca tiếp tục gọt khoai. Trong khoảnh khắc bà chợt nghĩ đến nước ý. Đồng thời bà cũng thấy rất rõ sự hiện diện của Robert Kincaid sau lưng mình.

Mây phủ trắng khắp phía Tây, toả những tia sáng cuối cùng của mặt trời ra khắp mọi hướng. Ông quan sát qua khung cửa sổ phía trên bồn rửa chén, nói: ”ánh sáng rất dệp. Mấy người in lịch hẳn thích lắm. Cả các tạp chí tôn giáo nữa“.

Công việc ông có vẻ thích nhỉ?
Bà muốn cho cuộc đối thoại của họ ở trạng thái vô thưởng vô phạt.

”Quả vậy. Tôi yêu thích nghề này vô cùng. Tôi thích đi và thực hiện các tấm ảnh“.
Bà để ý thấy ông dùng từ ”thực hiện“ tấm ảnh.
Ông thực hiện các tấm ảnh, chứ ông không chụp sao?

Đúng vậy. Tôi nhìn vấn đề như thế này đây: Có sự khác biệt rất lớn giữa những nhà nhiếp ảnh nghiệp dư và người làm việc này như là một nghề nghiệp. Khi tôi hoàn tất ảnh về cây cầu mà bà thấy hồi chiều, sẽ hoàn toàn không có vẻ gì như điều bà có thể nghĩ. Tôi tạo ra một cái gì đó cho tôi, bằng cách chọn ống kính, bằng góc nhìn hay bằng bố cục của bức ảnh, hay có lẽ bằng sự kết hợp của tất cả các yếu tố đó lại. Tôi không nghĩ rằng chủ đề chỉ là một dữ kiện có sẵn, cho nên tôi cố gắng tạo ra một cái gì phản ánh chính ý tưởng tôi, tâm hồn tôi. Tôi cố tìm tính chất thơ trong hình ảnh. Cái tạp chí mà tôi cộng tác thì có phong cách cũng như yêu cầu của họ, mà tôi thì không phải luôn luôn đồng ý với quan niệm và sở thích của ông tổng biên tập;, nói thật thì chúng tôi thường bất đồng ý kiến với nhau. Điều đó làm khó cho họ, cả khi chính họ là kẻ quyết định việc chọn ảnh. Tôi cho là họ kiểu công chúng của họ hơn tôi, thế nhưng tôi thích họ đôi khi cũng phải liều một chút. Tôi nói thế với họ và họ rất bực.

Và đó chính là vấn đề của một kẻ chọn nghệ thuật làm nghề sinh nhai. Bà phải phụ thuộc vào thị trường, vào đám đông, mà thị trường nhằm thoả mãn sở thích bằng phương tiện công cộng. Và ở đó có vấn đề tiền bạc. Đó là một thực tế. Nhưng, như tôi nói với bà, điều đó có thể làm mình ngột ngạt.

May mà tôi có quyền giữ lại những bức ảnh họ không sử dụng, cho nên ít ra thì tôi cũng giữ được một kho tư liệu riêng về những điều mà tôi yêu thích.
Rồi, dần dà, có tạp chí chọn một hai bức ảnh trong số đó, hoặc có khi tôi viết bài về vùng nọ và minh hoạ bằng những bức ảnh táo bạo hơn những thứ mà tờ National Geographic đã chọn.

Có lẽ một ngày nào đó, tôi sẽ viết một tiểu luận có tên là "Đạo đức của những người nghiệp dư" cho tất cả những ai thích kiếm sống bằng cách làm nghệ thuật. Hơn tất cả, thị trường giết chết niềm đam mê nghệt thuật. Phần lớn con người sống trong một thế giới an toàn, đó là điều họ muốn. Các tạp chí và các hãng quảng cáo họ muốn. Các tạp chí và các hãng quảng cáo cho họ sự an toàn, một cảm giác đồng điệu, những thói quen và sự tiện nghi và họ không còn đặt chúng thành vấn đề nữa.

Lợi nhuận, tên tuổi, những thứ đó đang ngự trị thế giới nghệ thuật. Và tất cả chúng ta đều bị ép khuôn bởi cái bánh xe vĩ đại của sự đồng nhất.
Các chuyên viên tiếp thị luôn luôn mở mồm về cái mà họ gọi là "người tiêu thụ". Tôi muốn vẽ ra hình ảnh một con người nhỏ con bụng bự, đội mũ rơm rộng vành, áo sơ mi chim cò, quần sọt rộng thùng thình, tay nắm một nắm đô la.
Francesca mỉm cười dịu dàng và nghĩ đến sư an toàn, sự tiện nghi.

"Nói thế không phải là tôi phàn nàn về nghề mình lắm đâu. Tôi thích du lịch và đùa với máy ảnh của mình, thích ở ngoài trời. Dẫu sao thế cũng dễ chịu lắm". Francesca nghĩ rằng, đồi với Kincaid, cuộc nói chuyện này nhàm chán. Đối với bà, đó là văn học. Người ở quận này thì không nói kiểu như thế này đâu. Họ nói về thời tiết, về giá cả, về những đứa trẻ vừa sinh, về đám tang, về kế hoạch của chính phủ và về các đội bóng, chứ không về nghệ thuật hay giấc mơ. Không nói về cái thực tại làm nghẹn tắc âm nhạc và làm tù hãm những giấc mơ.

Ông đã thái xong mớ rau quả. "Tôi cần làm gì khác nữa không?"
Bà lắc đầu: "Không, để tôi lo được rồi".
Ông lại ngồi nơi bàn, hút thuốc và nhấm nháp bia. Bà lo làm bếp và chốc chốc cũng nhấp một ngụm. Bà có thể cảm thấy hình ảnh hưởng chất bia trong người, mặc dầu bà chỉ uống một vài ly bia với Richard, ngoài ra hầu như không bao giờ. Trong nhà ít khi có rượu, ngoại trừ bà mua ngày nọ với hy vọng mơ hồ là tạo một sinh khí cho cuộc sống đơn điệu của họ nông thôn. Chai rượu chưa bao giờ khui.

Trộn dầu. Thêm rau. Nấu chín. Đánh xốt rồi trộn dầu. Thêm nửa lít nước. Trộn lại rau và nếm. Cho lửa riu riu chừng 40 phút.

Bà qua bàn ngồi đối diện với Robert Kincaid. ở hai người đã có vẻ thân mật ngấm ngầm do viêc chuẩn bị bữa ăn. Bởi khi nấu ăn đãi một người xa lạ, mà người xa lạ đó ngồi sát bên cạnh mình thái rau giúp, thì sự xa lạ đã mất đi một phần. Vẻ xa lạ, mất đi, nhường chỗ cho một không khí thân mật gần gũi.

Ông đẩy gói thuốc và bật lửa về phía Francesca. Bà lấy một điếu, vụng về bật quẹt mãi không được. Ông mỉm cười, nhẹ lấy bật lửa nơi tay bà, đưa tay đè viên đá hai ba lần rồi mới bật và đưa cho bà châm.

Mặt trời trắng biến thành đỏ thẫm đang khuất dần xuống ruộng ngô. Từ cửa sổ nhà bếp nhìn ra, Francesca có thể thấy một cánh diều lướt theo gió trong ánh hoàng hôn. Đài phát thanh đưa bản tin bảy giờ. Qua chiếc bàn mica vàng, Francesca đưa mắt nhìn Robert Kincaid, người vừa vượt qua một cuộc hành trình dài gần xuyên ngang nước Mỹ để đến ngồi trong bếp nhà bà. Biết bao dặm đường.
Ông đưa tay chỉ bếp lò: "Xem ra được rồi đấy. Bốc lên mùi... yên tĩnh". Ông nói và nhìn bà.
"Yên tĩnh? Cái gì có mùi yên tĩnh?" Francesca tự hỏi. Ông nói đúng. Sau bao năm tháng nấu nướng thịt sườn, thịt bít-tết, rô-ti... lần này quả thật là một lần nấu ăn... trầm lặng. Nơi những món thực phẩm này không thể hàm chứa một ý nghĩa sát sanh nào. Món ăn chín sôi một cách thanh bình và bốc lên mùi thanh bình, trong bếp ăn thanh bình.
Ông hơi dựa lui vào ghế, bắc chéo chân. "Nếu bà không thấy chán, bà hãy kể cho tôi nghe ít điều về cuộc sống ngày trước ở bên ý"
Thế là bà nói, cũng bởi sự im lặng làm bà bối rối. Bà kể thời thơ ấu, các trường tư thục, các bà xơ, cha mẹ bà- một người đàn bà nội trợ và một ông giám đốc nhà băng - về những buổi bà đứng ngẩn ngơ trước biển ở tuổi dậy thì, nhìn những con tàu đến từ khắp nơi trên thế giới. Những chàng lính Mỹ đến ý sau đó. Việc bà gặp gỡ Richard trong một quán nước khi bà đang cùng bạn bè uống cà phê, đang bàn về tương lai, về cuộc sống bị đảo lộn do chiến tranh. Bà không nhắc đến Nicolo.
Ông lặng lẽ nghe, thỉnh thoảng gật đầu đồng tình. Khi bà ngừng kể, ông thêm:
"Bà nói và có mấy đứa con?"
- Vâng. Michael thì mười bảy, Carolyn mười sáu. Cả hai đều học phổ thông ở Winterset. Chúng có tham gia vào một câu lạc bộ, vì thế vừa rồi chúng đi dự hội chợ ở Illinois. Họ đấu xảo chú bò con của Carolyn.
Đó cũng là một điều tôi không bao giờ làm, cũng không bao giờ hiểu nổi là người ta hết sức yêu thương, hết sức chăm sóc gia súc để rồi đem bán cho lò mổ. Tôi không hề nói ra ý kiến này đâu. Bởi nếu tôi nói ra, Richard cũng như những người chung quanh sẽ gạt đi tức khắc. Nhưng tôi cảm thấy như có một cái gì mâu thuẫn, lạnh lùng, tàn nhẫn trong đó.
Bà cảm thấy có tội khi nhắc đến tên Richard.
Bà cũng chẳng nói gì, làm gì xúc phạm. Có điều bà vẫn cảm thấy tội lỗi, một mặc cảm tội lỗi phát sinh từ những lý do mơ hồ. Bà tự hỏi làm thế nào mà bà hướng cuộc nói chuyện về điểm đó, hay có lẽ chính bà lao vào cái điểm mà bà cũng hiểu rõ. Robert Kincaid vẫn điềm nhiên, lặng lẽ, có vẻ dè dặt nữa.
Trong lúc họ nói chuyện, nhiều chuyện, chiều chuyển thành xanh biếc và sương mù phủ nhẹ xuống cánh đồng bên ngoài. Ông mở thêm hai chai bia trong khi món ăn của Francesca đang sôi lặng lẽ. Bà đứng dậy, bỏ thêm vào nồi một vài thứ gia vị rồi quay người tựa vào bếp nhìn lại ông. Lòng bà dâng lên một mối đồng cảm với Robert Kincaid, ở Bellinghan trong Washington. Hy vọng ông không bỏ đi quá sớm.
Ông tự múc thức ăn hai lần một cách thích thú và lập lại hai lần rằng thức ăn tuyệt ngon. Bia thì mát lạnh. Buổi chiều thì xanh biếc. Francesca bốn mươi lăm tuổi và Hank Snow hát một bài hát đường trường trên đài phát thanh Iowa.
Những chiếc cầu ở quận Madison
1.Robert Kincaid
2.Francesca
Những chiều xưa tiếng nhạc xa vời
Một không gian nơi đó người ta lại nhảy múa
Con đường và người lữ hành
Tro tàn
Lá thư của Francesca
Tái bút