watch sexy videos at nza-vids!
Truyện thân phận làm người - tác giả Somerset Maugham Somerset Maugham

thân phận làm người

Tác giả: Somerset Maugham

Philip Carey mồ côi năm lên chín (1885). Cậu về sống với chú William và thím Louise tại Blackstable cách Luân Đôn sáu mươi dặm. Cả hai ông bà đều khoảng năm mươi.
Chú William là một mục sư bủn xỉn, hẹp hòi. Còn thím Louise là một bà nhỏ thó, nhăn nheo, buồn vì không con. Bà rất thương cậu bé, nhưng bộc lộ tình thương một cách vụng về vì chẳng hiểu gì về trẻ con. Do đó cậu bé chỉ thích quấn quít với chị quản gia vui tính Mary Ann, con gái của một người đánh cá.
Một bữa trưa chủ nhật, chú William đang thiu thiu ngủ thì giật mình tỉnh dậy vì một tiếng động lớn cậu bé dùng gạch xây lâu đài, lâu đài cao quá ngã đổ ầm ầm.
- Ai cho mày chơi những trò đó, hả Philip ? Mày thừa biết vào ngày chủ nhật cấm chơi mà !
Cậu bé trố mắt nhìn chú, vừa sợ hãi vừa ngượng ngịu:
- ở nhà cháu vẫn chơi có sao đâu ?
- Láo, tao không tin má mày lại cho mày chơi một trò ác hại như thế.
Chú William đứng khom mình trên đầu cậu bé trong khi cậu riu ríu cất những cục gạch đi.
Buổi chiều hôm đó chú dặn cháu:
- Tao mong rằng tối nay mày đừng vác mặt đến nhà thờ. Ngôi nhà của Chúa không thể chứa chấp một bộ óc thiếu uốn nắn như mày được.
Chú đi khỏi, thím ôn tồn bảo cháu:
- Bây giờ cháu với thím đọc kinh nhé, sau đó mình sẽ cùng hát thánh ca. Cháu thích như vậy không ?
- Cháu muốn các người để cháu yên !
- Trời ơi, sao cháu lại nói một câu bạc bẽo như vậy ? Chẳng lẽ cháu không biết chú thím chỉ muốn cháu nên người hay sao ? Cháu không thương chú thím chút nào sao ?
- Cháu ghét thím. Ước gì thím chết đi cho rảnh !
I't lâu sau cậu bé khám phá ra ngôi thư viện của ông chú mục sư. Thực ra, chú chẳng phải là người thích đọc sách, nhưng lại thích sưu tầm sách. Và cậu bé có cơ hội phiêu lưu vào kho tàng sách vở.
Tháng chín năm đó, chú William ghi tên cậu bé vào một trường dòng tại Tercanbury để sau này làm nghề mục sư.
Philip có một chiếc chân thọt. Tên bạn học đầu tiên gặp cậu đã đá vào ống quyển cậu chỉ vì cậu không chịu tháo giày để hắn coi chiếc chân thọt ra sao. Nhưng khi vào đến phòng ngủ, một tên đầu bò khác dùng võ lực bắt cậu phải đưa chân cho cả bọn xem. Cậu hận lắm mà không làm gì được.
Bởi chiếc chân tai hại, cậu bé không thể tham dự vào các trò chơi cùng chúng bạn. Lúc đầu bọn chúng bắt chước kiểu đi cà dẹo của cậu một cách thích thú, nhưng lâu dần đâm chán, và chiếc chân thọt của cậu trở nên bình thường như khối mỡ của một tên phì lũ khác. Tuy nhiên, cậu bé vốn nhạy cảm, chán ghét mọi người, chẳng chơi với ai, chỉ làm bạn với sách vở. Sau hai năm học, cậu trở thành học sinh số một của bậc sơ học.
Phong trào mộ đạo lan tràn tới trường, Philip bắt đầu quay sang đọc kinh thánh . Một đêm nọ, khi đọc tới đoạn đức tin có sức mạnh lay non dốc biển, cậu thừ người suy nghĩ. Đến kỳ nghỉ, cậu về nhà hỏi lại chú Philip về sức mạnh của đức tin, chú chỉ bảo nếu Thánh Kinh đã nói thế thì đúng như thế. Cậu mừng lắm, đêm đêm tâm niệm khấn khứa: Hỡi Đức Chúa hiển linh, nếu quả thực Ngài muốn ban phát phép lành cho nhân loại thì xin hãy biến chiếc chân của tôi trở lại bình thường vào đêm hôm trước ngày khai giảng. Và từ đó cậu hồi hộp chờ đợi ngày trở lại trường với đôi chân khỏe mạnh để có thể đá banh với bọn cùng trường. Nhưng đến khi chẳng thấy phép lạ nào hết, cậu mới chợt cảm thấy ông chú đã đùa dai cậu. Lòng mộ đạo nguội lạnh.
Lên đến Trung học, Philip vẫn xuất sắc, và cậu hy vọng được học bổng để theo học tại Đại học Oxford. Nửa năm chót cậu chơi rất thân với Rose, một anh bạn vui vẻ dễ thương. Nhưng sau đó cậu đau một trận sáu tuần lễ. Trở lại trường thì Rose đã kết bạn với người khác và quay ra chế giễu cậu. Quá thất vọng, cậu chán luôn việc học, và cuối cùng cậu quyết định thôi học, từ giã nghề mục sư. Anh trưởng tràng phải khuyên nhũ mãi, cậu mới chịu học hết niên khóa và hoàn tất bậc Trung học.
Sau khi tranh luận ráo riết với chú William, Philip được phép tiêu một phần tiền riêng của cậu để đi Heidelberg một năm (cậu được hưởng một di sản khoảng hai ngàn Anh kim). Tại đây, cậu ở trọ với gia đình giáo sư Erlin. Trong nhà giáo sư, ngoài hai cô con gái vui tươi của ông, còn có một số sinh viên ngoại quốc cũng tới ở trọ như cậu.
Philip sống một năm hoàn toàn sung sướng ở Đức. Cậu học tiếng Đức và tiếng Pháp. Thầy của cậu là một triết gia nổi tiếng, và vì ảnh hưởng của ông, cậu hết tin tưởng ở Chúa, hai vai như trút bỏ được gánh nặng, và cậu bắt đầu thưởng thức mùi vị của tự do.
Trở về Anh, Philip gặp nàng Wilkinson hiện đang ở chơi với chú thím cậu. Nàng là con của một người bạn thân với chú William thuở trước. Vẻ nhí nhảnh, khiêu khích, và cách ăn mặc chải chuốt của người đàn bà này khiến Philip mê mẩn. Tuy đã gần hai mươi, cậu chưa hề biết mùi tình ái là gì, và một hôm cậu chợt nhận thấy mình yêu nàng tha thiết, tuy nàng gấp đôi tuổi cậu. Để đáp lại, nàng bằng lòng ngã vào tay cậu, hay nói đúng hơn, cậu ngã vào đôi tay lão luyện của nàng, chẳng biết trời đất đâu. Nhưng rồi mối tình so le bị gián đoạn. Nàng phải trở về Đức để tiếp tục nghề giữ trẻ.
Sau một thời gian tính hơn tính thiệt, chú William quyết định biến Philip thành một nhà kế toán. Thế là cậu phải khăn gói lên Luân Đôn tập việc trong năm năm. Tại đây cậu cô độc, khốn khổ. Các bạn quê mùa cùng sở với cậu đều ghét cậu, vì cậu học cao hơn họ. Cậu đâm chán nghề kế toán, và cuối năm đó nảy ra ý định thôi tập sự. Khi ông chủ đem cậu đi Paris để công tác, cậu quyết định dứt khoát là sẽ học mỹ thuật tại thành phố ăn chơi này. Nhớ hồi còn ở Heidelberg, cậu từng trổ tài hội họa và được nhiều người tán dương nhiệt liệt.
Chú William phản đối kịch liệt dự tính đi Paris học của Philip. Ông nghĩ một thiếu niên vô trách nhiệm như cậu chắc chắn sẽ bị một thành phố ngập đầy tội ác kia làm cho hư hỏng. Philip chưa tới tuổi trưởng thành, và ông lấy quyền làm chú không chịu trích số tiền thừa kế của cậu ra để cậu thực hiện một ý định điên rồ cỡ đó. Không biết làm sao hơn, Philip nghĩ đến chuyện bán chiếc đồng hồ và một mớ nữ trang mà cha cậu đã để lại, để ăn học tại Paris cho đến khi đủ tuổi. Nhưng cậu chưa kịp bán thì thím Louise đã dúi cho cậu một trăm Anh kim tiền riêng của bà. Cậu yên trí lên đường.
Philip sống cuộc đời của một sinh viên nghèo, nhưng cậu rất hăng say với nghệ thuật vì tự tin ở năng khiếu của mình. Cậu kết bạn và ganh đua với đám bạn nghệ sĩ trẻ. Cậu muốn có "đào", một thứ không thể thiếu được trong đời nghệ sĩ lang thang, nhưng đào tốn kém quá cậu bao không nổi. Tuy nhiên, cậu cũng không ham địa vị của anh bạn Cronshaw, một thi sĩ kiêm thợ viết, bị cô nhân tình mập điếm đàng qua mặt vù vù, cắm sừng cả chục cái.
Philip quen với Fanny Price, một cô gái xấu người xấu cả nết, nhưng chính cô đã khuyến khích cậu trong những bước đầu tiên. Cô là một nghệ sĩ hạng bét, nhưng lại tự cho mình là thiên tài. Một ngày kia, cô yêu cầu giáo sư hội họa Foinet thẳng thắn phê bình các tác phẩm của cô. Ông cho biết không bao giờ cô có thể trở thành nghệ sĩ với đúng nghĩa của nó. Từ đó Philip không gặp cô nữa, cho đến một hôm cậu nhận được một mảnh giấy của cô gọi cậu đến gấp. Khi cậu đến nơi, Fanny đã tắt thở, cô hết tiền, tự treo cổ.
Thảm kịch này gieo vào đầu Philip những hình ảnh đen tối. Cậu bắt đầu tự hỏi còn cậu thì sao, có khiếu thật không, có chọn lầm nghề không, hay là cũng sẽ đi đến kết quả bi đát như vậy ? Cuối cùng cậu mạnh dạn đi tìm nhà phê bình giết người kia để nhờ nhận xét về cậu. Ông ta cho biết cậu sẽ trở nên có tiếng, nhưng không có thực tài. Cậu thất vọng, quyết định bỏ nghề, vì còn gì đau khổ bằng nghệ sĩ bất tài. Cậu đã sống ở Paris được hai năm, quá tuổi trưởng thành, và số tiền thừa kế của cậu chỉ còn một ngàn sáu trăm Anh kim.
Vừa lúc đó, cậu được tin thím Louise mất. Cậu tức tốc trở về Anh để dự đám tang. Xong xuôi, cậu quyết định chọn một hướng đi mới. Lần này chú William hoan nghênh nhiệt liệt vì cậu chọn con đường nối nghiệp cha làm nghề bác sĩ. Cậu ghi tên học tại Bệnh viện St. Luke, Luân Đôn với tư cách nội trú.
Sau bao nhiêu lận đận, Philip biến thành một chàng trai chững chạc hơn nhiều. Chàng chăm học và tỏ ra xuất sắc. Nhưng không hiểu trời xui đất khiến thế nào mà chàng bỗng cảm thấy yêu một chị bồi tên Mildred Rogers ghê gớm. Mildred trông ngang khá đẹp, mái tóc vàng cũng dễ thương, nhưng nước da nhợt nhạt thân hình mỏng dính, ngực phẳng lì như đàn ông, lại thêm ngu dốt, gắt gỏng, lạnh lùng và tàn nhẫn. Philip biết được những khuyết điểm này những vẫn yêu nàng một cách kỳ lạ. Vì mãi mê theo đuổi nàng, Philip thi rớt. Chưa kịp đau khổ thì nàng đã báo cho chàng biết nàng sắp lấy một gã người Đức tên Miller.
Chỉ ít lâu sau trận bão lòng lắng xuống, và Philip quay sang tự mắng mình là ngu dại, yếu đuối. Chàng tìm được nguồn an ủi nơi góa phụ trẻ Norah. Nàng này vừa thông minh vừa tốt bụng, vừa yêu chàng vừa quý chàng như một người bạn. Chàng rất sung sướng, nhưng không yêu nàng.
Rồi một hôm Mildred trở lại với tấm thân tàn và một chuyện tình bi thảm. Miller đã lừa nàng. Gã đã có vợ và không giàu sang như nàng tưởng. Sau khi làm nàng mang bầu, gã quất ngựa truy phong.
Philip tái người khi nhận thấy mình vẫn còn yêu Mildred. Chàng bỏ rơi Norah, rồi đem Mildred về nhà nuôi dưỡng và bỏ tiền cho nàng sinh đẻ. Chàng nhận nàng làm vợ và đứa bé gái làm con.
Mildred hết sức cảm kích sự cao thượng của chàng, nhưng vẫn không yêu chàng. Chẳng bao lâu, nàng bắt đầu dan díu với Griffiths, một tên bạn điếm đàng với Philip. Hai vợ chồng gây gổ, rồi nàng nói thẳng vào mặt chồng:
- Tôi không hề yêu anh, ngay từ phút đầu tôi đã chán anh, nhưng rồi anh đưa tôi tới chỗ phải ưng anh. Anh biết không, tôi ghê tởm mỗi khi anh hôn tôi. Hồi nọ, tôi mà không đói quá thì không đời nào tôi để anh chạm đến người tôi.
Nói đoạn, nàng bỏ đi theo người tình mới.
Một thời gian sau, Philip nghe tin Griffiths chán nàng rất mau và phải mất bao nhiêu công trình mới tống khứ nàng đi được.
Philip trở lại hăng say với công việc trong bệnh viện. Bệnh nhân rất mến chàng. Một hôm, có một thanh niên cà thọt tới bệnh viện xin giải phẫu chân. Sau khi giải phẫu thành công, vị bác sĩ chuyên khoa khuyên Philip cũng nên giải phẫu chân chàng. Chàng bằng lòng, và chỉ ít lâu sau chàng đã có thể đi giày cỡ bình thường và tật cà thọt gần như mất hẳn.
Trong thời gian thực tập, chàng quen với một bệnh nhân bốn mươi tám tuổi Athelny. Ông này tính tình lập dị, nhưng đặc biệt mến chàng. Ông là chồng của một bà mập lù tiếu ngạo và là cha của một bầy chín đứa con dễ thương. Những ngày chủ nhật, Philip thường đến dùng cơm với gia đình nhà này và bọn trẻ bắt đầu gọi chàng là Chú Philip.
Một buổi tối kia, Philip thình cờ trong thấy Mildred đi vơ vẩn ngoài đường, mắt liếc bọn đàn ông qua lại rõ ra một gái điếm rẻ tiền. Tuy không còn yêu nàng, chàng vẫn nặng lòng trắc ẩn, đem mẹ con nàng về nhà nuôi. Để bù lại, Mildred làm công việc của một người quản gia, ngày ngày trông nom nhà cửa và nấu ăn cho chàng. Nhưng dần dần nàng trở nên căm hận Philip vì chàng không chịu nối lại tình chăn gối thuở trước. Rồi một hôm, chàng trở về thấy nhà cửa tan hoang, đồ đạc bị đập phá không còn một món, Mildred mất dạng.
Philip mướn một căn phòng mới ngang cửa bệnh viện. Số tiền thừa kế cạn dần. Chàng nghe lời một anh bạn cà chớn dốc túi đầu tư vào cá mỏ ở Nam Phi với hy vọng sau khi cuộc chiến tại đây chấm dứt, các cổ phần sẽ tăng giá vùng vụt. Nhưng chiến tranh cứ kéo dài mãi, chàng hết tiền phải nghỉ học để đi tìm việc. Việc tìm không ra, lây lất gần chết đói thì được ông Athelny đem về nhà và giới thiệu vào làm tiệm bán quần áo cùng chỗ với ông. Chàng không thích công việc của một người đi chiêu hàng, nhưng lần hồi, nhờ tài vẽ thuở trước chàng xoay ra vẽ quảng cáo và kiểu áo.
Cuối cùng chú William chết để lại cho chàng năm trăm Anh kim đủ để chàng tiếp tục việc học. Khi tốt nghiệp chàng đã gần ba mươi. Nuôi mộng viễn du để tìm hiểu thêm về thế giới bên ngoài, chàng hy vọng sẽ được chỉ định làm bác sĩ trên các tàu biển. Nhưng không may, chàng được cử làm phụ tá cho một y sĩ lão thành tại Dorsetshire, thay thế một người phụ tá khác bị đau. Sau bốn tuần làm việc đắc lực, chàng được vị y sĩ già tin cẩn. Ông đề nghị để chàng đứng tên hợp tác và tạo cho chàng cơ hội thay thế ông sau này, nhưng chàng từ chối, vì tâm nguyện của chàng vẫn là viễn du.
Nhưng bàn tay số mạng không cho chàng đi xa. Khi chàng về nghỉ mát tại miền quê với gia đình ông Athelny, chàng và Sally, con gái lớn của ông, yêu nhau thật mau, không có điềm gì báo trước, cũng không có những trò tán tỉnh lẩm cẩm như các cặp khác. Sally là một cô gái đẹp khỏe mạnh với bộ óc hoàn toàn thực tế. Hai người yêu nhau một cách đơn giản và cuồng nhiệt. Đến khi Sally cho chàng biết nàng đã có thai, chàng mừng quýnh, quyết định bỏ hẳn giấc mộng viễn du để ở nhà làm đầy đủ bổn phận của một người cha và một người chồng. Nhưng rồi Sally lại cho biết đó chỉ là báo động giả, chàng thở dài thất vọng. Nhưng không sao, muốn là được ! Chàng chính thức hỏi cưới nàng, và nàng lập tức bằng lòng.
* *
Hồi Philip còn học hội họa ở Paris, có lần anh chàng thợ viết Cronshaw bảo chàng:
- Cậu đã đi viện bảo tàng Cluny bao giờ chưa ? Tới đó, cậu sẽ thấy những tấm thảm xứ Ba Tư màu sắc sặc sỡ, dệt theo những hình vẽ cực kỳ phức tạp khiến người nhìn phải hoa mắt thích thú. Cậu sẽ thấy những bí ẩn và vẻ đẹp nhục cảm của Đông Phương. Cậu thường thắc mắc về ý nghĩa cuộc đời, vậy cậu nên đi xem các tấm thảm đó và cậu sẽ hiểu.
Philip suy nghĩ rất nhiều về câu nói của Cronshaw. Mãi mấy năm sau chàng mới chợt hiểu ý gã: cuộc đời chẳng có ý nghĩa gì hết, trừ vẻ phức tạp của nó.



Philip Carey mồ côi năm lên chín (1885). Cậu về sống với chú William và thím Louise tại Blackstable cách Luân Đôn sáu mươi dặm. Cả hai ông bà đều khoảng năm mươi.

Chú William là một mục sư bủn xỉn, hẹp hòi. Còn thím Louise là một bà nhỏ thó, nhăn nheo, buồn vì không con. Bà rất thương cậu bé, nhưng bộc lộ tình thương một cách vụng về vì chẳng hiểu gì về trẻ con. Do đó cậu bé chỉ thích quấn quít với chị quản gia vui tính Mary Ann, con gái của một người đánh cá.

Một bữa trưa chủ nhật, chú William đang thiu thiu ngủ thì giật mình tỉnh dậy vì một tiếng động lớn cậu bé dùng gạch xây lâu đài, lâu đài cao quá ngã đổ ầm ầm.
- Ai cho mày chơi những trò đó, hả Philip ? Mày thừa biết vào ngày chủ nhật cấm chơi mà !
Cậu bé trố mắt nhìn chú, vừa sợ hãi vừa ngượng ngịu:
- ở nhà cháu vẫn chơi có sao đâu ?
- Láo, tao không tin má mày lại cho mày chơi một trò ác hại như thế.
Chú William đứng khom mình trên đầu cậu bé trong khi cậu riu ríu cất những cục gạch đi.

Buổi chiều hôm đó chú dặn cháu:
- Tao mong rằng tối nay mày đừng vác mặt đến nhà thờ. Ngôi nhà của Chúa không thể chứa chấp một bộ óc thiếu uốn nắn như mày được.
Chú đi khỏi, thím ôn tồn bảo cháu:
- Bây giờ cháu với thím đọc kinh nhé, sau đó mình sẽ cùng hát thánh ca. Cháu thích như vậy không ?
- Cháu muốn các người để cháu yên !
- Trời ơi, sao cháu lại nói một câu bạc bẽo như vậy ? Chẳng lẽ cháu không biết chú thím chỉ muốn cháu nên người hay sao ? Cháu không thương chú thím chút nào sao ?
- Cháu ghét thím. Ước gì thím chết đi cho rảnh !

I't lâu sau cậu bé khám phá ra ngôi thư viện của ông chú mục sư. Thực ra, chú chẳng phải là người thích đọc sách, nhưng lại thích sưu tầm sách. Và cậu bé có cơ hội phiêu lưu vào kho tàng sách vở.

Tháng chín năm đó, chú William ghi tên cậu bé vào một trường dòng tại Tercanbury để sau này làm nghề mục sư.

Philip có một chiếc chân thọt. Tên bạn học đầu tiên gặp cậu đã đá vào ống quyển cậu chỉ vì cậu không chịu tháo giày để hắn coi chiếc chân thọt ra sao. Nhưng khi vào đến phòng ngủ, một tên đầu bò khác dùng võ lực bắt cậu phải đưa chân cho cả bọn xem. Cậu hận lắm mà không làm gì được.

Bởi chiếc chân tai hại, cậu bé không thể tham dự vào các trò chơi cùng chúng bạn. Lúc đầu bọn chúng bắt chước kiểu đi cà dẹo của cậu một cách thích thú, nhưng lâu dần đâm chán, và chiếc chân thọt của cậu trở nên bình thường như khối mỡ của một tên phì lũ khác. Tuy nhiên, cậu bé vốn nhạy cảm, chán ghét mọi người, chẳng chơi với ai, chỉ làm bạn với sách vở. Sau hai năm học, cậu trở thành học sinh số một của bậc sơ học.

Phong trào mộ đạo lan tràn tới trường, Philip bắt đầu quay sang đọc kinh thánh . Một đêm nọ, khi đọc tới đoạn đức tin có sức mạnh lay non dốc biển, cậu thừ người suy nghĩ. Đến kỳ nghỉ, cậu về nhà hỏi lại chú Philip về sức mạnh của đức tin, chú chỉ bảo nếu Thánh Kinh đã nói thế thì đúng như thế. Cậu mừng lắm, đêm đêm tâm niệm khấn khứa: Hỡi Đức Chúa hiển linh, nếu quả thực Ngài muốn ban phát phép lành cho nhân loại thì xin hãy biến chiếc chân của tôi trở lại bình thường vào đêm hôm trước ngày khai giảng. Và từ đó cậu hồi hộp chờ đợi ngày trở lại trường với đôi chân khỏe mạnh để có thể đá banh với bọn cùng trường. Nhưng đến khi chẳng thấy phép lạ nào hết, cậu mới chợt cảm thấy ông chú đã đùa dai cậu. Lòng mộ đạo nguội lạnh.

Lên đến Trung học, Philip vẫn xuất sắc, và cậu hy vọng được học bổng để theo học tại Đại học Oxford. Nửa năm chót cậu chơi rất thân với Rose, một anh bạn vui vẻ dễ thương. Nhưng sau đó cậu đau một trận sáu tuần lễ. Trở lại trường thì Rose đã kết bạn với người khác và quay ra chế giễu cậu. Quá thất vọng, cậu chán luôn việc học, và cuối cùng cậu quyết định thôi học, từ giã nghề mục sư. Anh trưởng tràng phải khuyên nhũ mãi, cậu mới chịu học hết niên khóa và hoàn tất bậc Trung học.

Sau khi tranh luận ráo riết với chú William, Philip được phép tiêu một phần tiền riêng của cậu để đi Heidelberg một năm (cậu được hưởng một di sản khoảng hai ngàn Anh kim). Tại đây, cậu ở trọ với gia đình giáo sư Erlin. Trong nhà giáo sư, ngoài hai cô con gái vui tươi của ông, còn có một số sinh viên ngoại quốc cũng tới ở trọ như cậu.

Philip sống một năm hoàn toàn sung sướng ở Đức. Cậu học tiếng Đức và tiếng Pháp. Thầy của cậu là một triết gia nổi tiếng, và vì ảnh hưởng của ông, cậu hết tin tưởng ở Chúa, hai vai như trút bỏ được gánh nặng, và cậu bắt đầu thưởng thức mùi vị của tự do.

Trở về Anh, Philip gặp nàng Wilkinson hiện đang ở chơi với chú thím cậu. Nàng là con của một người bạn thân với chú William thuở trước. Vẻ nhí nhảnh, khiêu khích, và cách ăn mặc chải chuốt của người đàn bà này khiến Philip mê mẩn. Tuy đã gần hai mươi, cậu chưa hề biết mùi tình ái là gì, và một hôm cậu chợt nhận thấy mình yêu nàng tha thiết, tuy nàng gấp đôi tuổi cậu. Để đáp lại, nàng bằng lòng ngã vào tay cậu, hay nói đúng hơn, cậu ngã vào đôi tay lão luyện của nàng, chẳng biết trời đất đâu. Nhưng rồi mối tình so le bị gián đoạn. Nàng phải trở về Đức để tiếp tục nghề giữ trẻ.

Sau một thời gian tính hơn tính thiệt, chú William quyết định biến Philip thành một nhà kế toán. Thế là cậu phải khăn gói lên Luân Đôn tập việc trong năm năm. Tại đây cậu cô độc, khốn khổ. Các bạn quê mùa cùng sở với cậu đều ghét cậu, vì cậu học cao hơn họ. Cậu đâm chán nghề kế toán, và cuối năm đó nảy ra ý định thôi tập sự. Khi ông chủ đem cậu đi Paris để công tác, cậu quyết định dứt khoát là sẽ học mỹ thuật tại thành phố ăn chơi này. Nhớ hồi còn ở Heidelberg, cậu từng trổ tài hội họa và được nhiều người tán dương nhiệt liệt.

Chú William phản đối kịch liệt dự tính đi Paris học của Philip. Ông nghĩ một thiếu niên vô trách nhiệm như cậu chắc chắn sẽ bị một thành phố ngập đầy tội ác kia làm cho hư hỏng. Philip chưa tới tuổi trưởng thành, và ông lấy quyền làm chú không chịu trích số tiền thừa kế của cậu ra để cậu thực hiện một ý định điên rồ cỡ đó. Không biết làm sao hơn, Philip nghĩ đến chuyện bán chiếc đồng hồ và một mớ nữ trang mà cha cậu đã để lại, để ăn học tại Paris cho đến khi đủ tuổi. Nhưng cậu chưa kịp bán thì thím Louise đã dúi cho cậu một trăm Anh kim tiền riêng của bà. Cậu yên trí lên đường.

Philip sống cuộc đời của một sinh viên nghèo, nhưng cậu rất hăng say với nghệ thuật vì tự tin ở năng khiếu của mình. Cậu kết bạn và ganh đua với đám bạn nghệ sĩ trẻ. Cậu muốn có "đào", một thứ không thể thiếu được trong đời nghệ sĩ lang thang, nhưng đào tốn kém quá cậu bao không nổi. Tuy nhiên, cậu cũng không ham địa vị của anh bạn Cronshaw, một thi sĩ kiêm thợ viết, bị cô nhân tình mập điếm đàng qua mặt vù vù, cắm sừng cả chục cái.

Philip quen với Fanny Price, một cô gái xấu người xấu cả nết, nhưng chính cô đã khuyến khích cậu trong những bước đầu tiên. Cô là một nghệ sĩ hạng bét, nhưng lại tự cho mình là thiên tài. Một ngày kia, cô yêu cầu giáo sư hội họa Foinet thẳng thắn phê bình các tác phẩm của cô. Ông cho biết không bao giờ cô có thể trở thành nghệ sĩ với đúng nghĩa của nó. Từ đó Philip không gặp cô nữa, cho đến một hôm cậu nhận được một mảnh giấy của cô gọi cậu đến gấp. Khi cậu đến nơi, Fanny đã tắt thở, cô hết tiền, tự treo cổ.

Thảm kịch này gieo vào đầu Philip những hình ảnh đen tối. Cậu bắt đầu tự hỏi còn cậu thì sao, có khiếu thật không, có chọn lầm nghề không, hay là cũng sẽ đi đến kết quả bi đát như vậy ? Cuối cùng cậu mạnh dạn đi tìm nhà phê bình giết người kia để nhờ nhận xét về cậu. Ông ta cho biết cậu sẽ trở nên có tiếng, nhưng không có thực tài. Cậu thất vọng, quyết định bỏ nghề, vì còn gì đau khổ bằng nghệ sĩ bất tài. Cậu đã sống ở Paris được hai năm, quá tuổi trưởng thành, và số tiền thừa kế của cậu chỉ còn một ngàn sáu trăm Anh kim.

Vừa lúc đó, cậu được tin thím Louise mất. Cậu tức tốc trở về Anh để dự đám tang. Xong xuôi, cậu quyết định chọn một hướng đi mới. Lần này chú William hoan nghênh nhiệt liệt vì cậu chọn con đường nối nghiệp cha làm nghề bác sĩ. Cậu ghi tên học tại Bệnh viện St. Luke, Luân Đôn với tư cách nội trú.

Sau bao nhiêu lận đận, Philip biến thành một chàng trai chững chạc hơn nhiều. Chàng chăm học và tỏ ra xuất sắc. Nhưng không hiểu trời xui đất khiến thế nào mà chàng bỗng cảm thấy yêu một chị bồi tên Mildred Rogers ghê gớm. Mildred trông ngang khá đẹp, mái tóc vàng cũng dễ thương, nhưng nước da nhợt nhạt thân hình mỏng dính, ngực phẳng lì như đàn ông, lại thêm ngu dốt, gắt gỏng, lạnh lùng và tàn nhẫn. Philip biết được những khuyết điểm này những vẫn yêu nàng một cách kỳ lạ. Vì mãi mê theo đuổi nàng, Philip thi rớt. Chưa kịp đau khổ thì nàng đã báo cho chàng biết nàng sắp lấy một gã người Đức tên Miller.

Chỉ ít lâu sau trận bão lòng lắng xuống, và Philip quay sang tự mắng mình là ngu dại, yếu đuối. Chàng tìm được nguồn an ủi nơi góa phụ trẻ Norah. Nàng này vừa thông minh vừa tốt bụng, vừa yêu chàng vừa quý chàng như một người bạn. Chàng rất sung sướng, nhưng không yêu nàng.

Rồi một hôm Mildred trở lại với tấm thân tàn và một chuyện tình bi thảm. Miller đã lừa nàng. Gã đã có vợ và không giàu sang như nàng tưởng. Sau khi làm nàng mang bầu, gã quất ngựa truy phong.

Philip tái người khi nhận thấy mình vẫn còn yêu Mildred. Chàng bỏ rơi Norah, rồi đem Mildred về nhà nuôi dưỡng và bỏ tiền cho nàng sinh đẻ. Chàng nhận nàng làm vợ và đứa bé gái làm con.

Mildred hết sức cảm kích sự cao thượng của chàng, nhưng vẫn không yêu chàng. Chẳng bao lâu, nàng bắt đầu dan díu với Griffiths, một tên bạn điếm đàng với Philip. Hai vợ chồng gây gổ, rồi nàng nói thẳng vào mặt chồng:
- Tôi không hề yêu anh, ngay từ phút đầu tôi đã chán anh, nhưng rồi anh đưa tôi tới chỗ phải ưng anh. Anh biết không, tôi ghê tởm mỗi khi anh hôn tôi. Hồi nọ, tôi mà không đói quá thì không đời nào tôi để anh chạm đến người tôi.

Nói đoạn, nàng bỏ đi theo người tình mới.

Một thời gian sau, Philip nghe tin Griffiths chán nàng rất mau và phải mất bao nhiêu công trình mới tống khứ nàng đi được.

Philip trở lại hăng say với công việc trong bệnh viện. Bệnh nhân rất mến chàng. Một hôm, có một thanh niên cà thọt tới bệnh viện xin giải phẫu chân. Sau khi giải phẫu thành công, vị bác sĩ chuyên khoa khuyên Philip cũng nên giải phẫu chân chàng. Chàng bằng lòng, và chỉ ít lâu sau chàng đã có thể đi giày cỡ bình thường và tật cà thọt gần như mất hẳn.

Trong thời gian thực tập, chàng quen với một bệnh nhân bốn mươi tám tuổi Athelny. Ông này tính tình lập dị, nhưng đặc biệt mến chàng. Ông là chồng của một bà mập lù tiếu ngạo và là cha của một bầy chín đứa con dễ thương. Những ngày chủ nhật, Philip thường đến dùng cơm với gia đình nhà này và bọn trẻ bắt đầu gọi chàng là Chú Philip.

Một buổi tối kia, Philip thình cờ trong thấy Mildred đi vơ vẩn ngoài đường, mắt liếc bọn đàn ông qua lại rõ ra một gái điếm rẻ tiền. Tuy không còn yêu nàng, chàng vẫn nặng lòng trắc ẩn, đem mẹ con nàng về nhà nuôi. Để bù lại, Mildred làm công việc của một người quản gia, ngày ngày trông nom nhà cửa và nấu ăn cho chàng. Nhưng dần dần nàng trở nên căm hận Philip vì chàng không chịu nối lại tình chăn gối thuở trước. Rồi một hôm, chàng trở về thấy nhà cửa tan hoang, đồ đạc bị đập phá không còn một món, Mildred mất dạng.

Philip mướn một căn phòng mới ngang cửa bệnh viện. Số tiền thừa kế cạn dần. Chàng nghe lời một anh bạn cà chớn dốc túi đầu tư vào cá mỏ ở Nam Phi với hy vọng sau khi cuộc chiến tại đây chấm dứt, các cổ phần sẽ tăng giá vùng vụt. Nhưng chiến tranh cứ kéo dài mãi, chàng hết tiền phải nghỉ học để đi tìm việc. Việc tìm không ra, lây lất gần chết đói thì được ông Athelny đem về nhà và giới thiệu vào làm tiệm bán quần áo cùng chỗ với ông. Chàng không thích công việc của một người đi chiêu hàng, nhưng lần hồi, nhờ tài vẽ thuở trước chàng xoay ra vẽ quảng cáo và kiểu áo.

Cuối cùng chú William chết để lại cho chàng năm trăm Anh kim đủ để chàng tiếp tục việc học. Khi tốt nghiệp chàng đã gần ba mươi. Nuôi mộng viễn du để tìm hiểu thêm về thế giới bên ngoài, chàng hy vọng sẽ được chỉ định làm bác sĩ trên các tàu biển. Nhưng không may, chàng được cử làm phụ tá cho một y sĩ lão thành tại Dorsetshire, thay thế một người phụ tá khác bị đau. Sau bốn tuần làm việc đắc lực, chàng được vị y sĩ già tin cẩn. Ông đề nghị để chàng đứng tên hợp tác và tạo cho chàng cơ hội thay thế ông sau này, nhưng chàng từ chối, vì tâm nguyện của chàng vẫn là viễn du.

Nhưng bàn tay số mạng không cho chàng đi xa. Khi chàng về nghỉ mát tại miền quê với gia đình ông Athelny, chàng và Sally, con gái lớn của ông, yêu nhau thật mau, không có điềm gì báo trước, cũng không có những trò tán tỉnh lẩm cẩm như các cặp khác. Sally là một cô gái đẹp khỏe mạnh với bộ óc hoàn toàn thực tế. Hai người yêu nhau một cách đơn giản và cuồng nhiệt. Đến khi Sally cho chàng biết nàng đã có thai, chàng mừng quýnh, quyết định bỏ hẳn giấc mộng viễn du để ở nhà làm đầy đủ bổn phận của một người cha và một người chồng. Nhưng rồi Sally lại cho biết đó chỉ là báo động giả, chàng thở dài thất vọng. Nhưng không sao, muốn là được ! Chàng chính thức hỏi cưới nàng, và nàng lập tức bằng lòng.

* *

Hồi Philip còn học hội họa ở Paris, có lần anh chàng thợ viết Cronshaw bảo chàng:
- Cậu đã đi viện bảo tàng Cluny bao giờ chưa ? Tới đó, cậu sẽ thấy những tấm thảm xứ Ba Tư màu sắc sặc sỡ, dệt theo những hình vẽ cực kỳ phức tạp khiến người nhìn phải hoa mắt thích thú. Cậu sẽ thấy những bí ẩn và vẻ đẹp nhục cảm của Đông Phương. Cậu thường thắc mắc về ý nghĩa cuộc đời, vậy cậu nên đi xem các tấm thảm đó và cậu sẽ hiểu.

Philip suy nghĩ rất nhiều về câu nói của Cronshaw. Mãi mấy năm sau chàng mới chợt hiểu ý gã: cuộc đời chẳng có ý nghĩa gì hết, trừ vẻ phức tạp của nó.

Các tác phẩm khác của Somerset Maugham

Xa chạy cao bay

Trở về