watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hương Rừng Cà Mau-Tình nghĩa giáo Khoa Thư - tác giả Sơn Nam Sơn Nam

Sơn Nam

Tình nghĩa giáo Khoa Thư

Tác giả: Sơn Nam

- Từ đây tới nhà ông Trần Văn Có gần hay xa vậy thầy?
Thầy xã trưởng đáp:
- Ở xóm Cà Bây Ngọp lận! Ðể tôi ra lịnh cho phó hương ấp đòi tên đó tới công sở...
Thầy phái viên nhà báo “Chim Trời” giựt mình.
- Tôi là phái viên, đâu có quyền hạn đó đối với quý độc giả thân mến gần xa.
Thầy xã hỏi:
- Phái viên là gì vậy thầy?
- Là người thay mặt cho tờ báo đi cổ động và thâu tiền.
- À! Bây giờ tôi mới biết cái thằng Tư Có. Nó thiếu tiền của nhà báo hả? Hèn chi nó bơi xuồng lên công sở lãnh báo, đúng bảy bữa là có mật nó. Nghèo không biết thân lại còn bày đặt làm sang mua báo không trả tiền!
Thầy phái viên cố nén sự bực tức khi nghe người độc giả thân mến của mình bị thầy xã khinh khi; thầy hút thuốc suy nghĩ rồi lại hơi buồn buồn mà nhớ đến sự thất bại về tài chánh.
Ông độc giả Trần Văn Có thiếu sáu tháng tiền báo tức là hai đồng sáu cắc rưỡi. Từ chợ Rạch Giá vô đây, thầy đã tốn gần ba cắc rưỡi tiền tàu, tiền thuốc hút. Chuyến về lại phải xuất thêm ba cắc nữa... Ông độc giả nghèo nàn này chắc gì trả được một đồng trong số tiền thiếu chịu nhà báo!
Nhưng đã tới đây rồi mà trở về thì uổng cuộc viễn du Hậu Giang này quá! Thầy phái viên quyết tình binh vực thể diện của người độc giả nọ:
- Không phải tôi đi đòi tiền! Tôi đi dò hỏi ý kiến bạn đọc đối với tờ báo. Tiền bạc là quý... Nhưng ý kiến của bạn đọc lại quý hơn. Ðộc giả ở tới đâu, chúng tôi đi tới đó.
Sau vài phút đi tới đi lui, thầy xã gất đầu:
- Ðược. Ðể tôi biểu thằng “Trạo” chèo tam bản đưa thầy. Thầy nên dè chừng. Tên Trần Văn Có nói mười, thầy tin một là vừa. Anh ta công kích tờ Lục Tỉnh Tân Văn của nhà nước Lang Sa gởi xuống công sở; đi ăn giỗ thì nói chuyện Hít Le, chuyện nước Ý đánh nước Á, chừng hỏi kỹ mấy nước đó ở đâu, anh ta bí lối nói lảng qua chuyện Tàu...
Thầy phái viên tò mò:
- Vậy thì ông độc giả của chúng tôi rành chử nho?
- Ai biết rõ được. Anh ta nói có dây có nhợ, tích người học trò nghèo tên là ngươì Thừa Cung gì đó... chăn heo; ông quan đại thần Lý Tích đích thân nấu cháo cho chị ăn dè đâu bị lửa táp cháy râu. Chưa hết đâu, thầy phái viên ơi! Hễ gặp ai say rượu anh ta nói một hơi như thầy chùa tụng kinh, có ca có kệ. Cái gì mà các anh hãy trông người kia đi ngoài đường, mặt đỏ gay, mắt lờ đờ...
Thầy phái viên cười lớn, nhịp mạnh tay xuống bàn ba bốn lần như đánh trống chầu hát bội, đôi mắt sáng ngời, chân nhảy nhót như con nít:
- Hay quá! Hay quá! Tôi thăm ông độc giả đó mới được. Ổng làm thầy giáo hả thầy? Nhờ thầy đưa tôi đi tới gặp mặt. Ngộ quá hen! Ừ! Ừ!
Bực mình quá chừng, thầy xã nghĩ: “Ông phái viên này kêu mình bằng thầy mà lại tưng bốc kêu Tư Có bằng ông. Hay là ổng chê mình không dám xuất tiền mua báo như Tư Có. Chừng bận về, mình mua vài năm báo chơi cho biết mắt”.
Thầy xã hối thúc cho chú trạo sửa soạn quai chèo đưa thầy phái viên đến ấp Cà Bây Ngọp. Thầy phái viên cám ơn một tiếng nhỏ rồi cúi đầu xuống nói rù rì như xa như gần, trong cuống họng:
- Ờ! Ðể coi các anh hãy trông người kia đi ngoài đường, mắt đỏ gay, mắt lờ đờ, quần áo xốc xếch, chân đi xiêu bên nọ vẹo bên kia, múa chân múa tay, mồm nói lảm nhảm... Lũ trẻ theo sau reo cười chế nhạo... Ðúng vậy, Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp sơ đẳng, Việt Nam Tiểu học tùng thư... Sách náy do Nha Học Chính đã giao cho ông Trần Trọng Kim, ông Ðặng Ðình Phúc và ông Ðỗ Thận soạn... Eo ơi! Cái buổi thơ ấy đó nay còn đau.
Ðường đi ấp Cà Bây Ngọp quá xa vời! Chiếc tam bản nhún xuống một cái “ồ” rồi nhảy tới một cái “sạt” theo nhịp chèo hai chèo. Nắng chang chang rắc vàng trên thảm cỏ hoang xanh ngắt. Vài nhánh bình bát gie ra, quất vào bụi sột soạt. Xế chiều, cò trắng phất cờ như đón người khách lạ. Trích, cúm núm kêu ré lên. Con rạch thâu hẹp lại. Chiếc tam bản lắc nghiêng như trái dừa khô trên mặt nước đầu sóng gió. Ánh trạo chèo một chèo, nghiêng mình bên hữu. Rồi bỗng nhiên anh chụp mỗi tay một cây chèo mà chèo trên đất khô bên bờ rạch. Chiếc tam bản lại lướt nhanh trong lòng nước quá hẹp, vừa đủ lọt bề ngang.
Anh trạo mỉm cười:
- Chèo như vậy đi lẹ hơn. Mọi lần mùa hạn, nước cạn queo, dưới sông đầy bùn non, tôi cưỡi trâu trên bờ mà kéo. Chiếc tam bản đi như cộ kéo lúa...
- Chú trạo biết rành nhà Từ Có không?
- Dạ, biết. Tư Có ở một mình, nuôi heo, giăng câu, ăn ong, nghe nói y ở xứ Vãng Long xuống đây tính bề dạy học mà xin phép chưa được...
o0o
Buổi cơm chiều ngon lành làm sao! Ăn cá lóc nướng trui, uống rượu “ông cọp”. Anh trạo đã về, Tư Có kềm thầy phái viên ở lại ngủ một đêm, chú hứa sáng mai bơi xuồng đưa thầy trở lại công sở mà đón tàu đò. Thếp đèn dầu cá kéo thêm một tim thứ nhì nữa, cháy khá sáng. Bếp un dưới đất tỏa lên cuồn cuộn, tỏ rõ từng sợi khói mịn màng như mànhlưới tơ giăng bủa khắp căn chòi nhỏ hẹp.
Tư Có bỏ mùng xuống, chun vô tấn ba phía rồi mời:
- Thầy Hai vô trong này ngồi nói chuyện cho vui. Ở ngoài muỗi cắn. Khói như vậy mà muỗi cứ bu lại rớt lềnh trong thếp đèn dầu cá đó.
Ngượng nghịu, thầy phái viên nhà báo Chim Trời rón rén dở mí mùng, chun lẹ vào ngồi kế bên:
- Xứ gì lạ quá! Anh Tư ở đây hoài sanh bịnh chết.
Tư Có đáp:
- Xứ Cà Bây Ngọp, tiếng Khơ Me nghĩa là trâu chết. Hồi đó nghe nói trâu “len” tới đây thất bại, phong thổ ẩm thấp trâu chết nhiều quá. Họ đặt tên kỷ niệm luôn... Bởi vậy dân tình bịnh hoạn, thưa thớt, làng này chưa cất nổi cái trường học.
Thầy phái viên trố mắt:
- Vậy à? Còn mấy làng khác?
- Ðông Thái, Ðông Hoà, Ðông Hưng, Vân Khánh Ðông... không làng nào có trường hết. Thầy nghĩ coi...
- Hèn chi miệt này chỉ một mình anh Tư là độc giả báo Chim Trời của chúng tôi... Báo có thích hợp không anh Tư?
- Nói chí tình, đó là của người bà con ở Sài Gòn “đăng” dùm tôi, ban đầu tưởng nói chơi dè đâu nhà báo gởi xuống thiệt, xem cũng đỡ buồn. Phần nhiều bài vở của mấy ông viết cao quá. Tôi thường đọc cái trương Văn Uyển, có bài thơ bát cú vủa cô Bích Lý vịnh cảnh sông Hương. Hay quá lẽ! về sau, ông Trần Bất Diệt ở Cầu Kè họa vận...
Thầy phái viên gật đầu, ừ lấy lệ, thật ra hồi nào tới giờ đi cổ động cho báo Chim Trời mà ít khi thầy đọc kỹ báo nhà. Tư Có hỏi tiếp:
- Nhà báo Chim Trời đông người không thầy? Chắc là lớn lắm? Làm sao mà thành chữ được.
- Có thợ chuyên môn ráp từ chữ a, chữ b.
- Trời thần ơi! Biết tới chừng nào mới xong, chắc là thợ đông lắm... Còn mấy ông chủ nhiệm, chủ bút, phóng viên... Chắc làm việc rần rộ ngày đêm.
thầy phái viên sực nhớ đến tình trạng loe hoe của toà soạn, gật đầu lần nữa.
- Làm báo thì cần nhiều trí óc lắm phải không thầy phái viên? Tiếc là hồi nhỏ cha tôi chết sớm. Hồi đó, ổng làm thầy giáo cũng đặt thơ bát cú, từ cứ. Cha tôi chết, má tôi giữ mấy pho sách, dạy lại tôi. Ðó là sách Quốc Văn giáo khoa thư, thầy còn nhớ không?
Thầy phái viên cười:
- Nhớ chớ. Làm sao mà quên được! Hồi nhỏ tôi hớt “ca rê”, tay xách tòn ten bình mực đi học ở trường làng. Hồi đó, trí óc minh sáng suốt, nhớ dai lắm. Bây giờ lớn tuổi, đầu bạc hoa râm, đi làm ăn rày đây mai đó, nhớ nhà, nhớ trường học, nhớ làng xưa.
Tư Có nói:
- Chắc là thầy muốn nói bài “chốn quê hương đẹp hơn cả” chớ gì?
Rồi chú đọc một hơi:
- Một người đi du lịch đã nhiều nơi. Hôm về nhà, kẻ quen người thuộc, làng xóm, láng giềng đến chơi đông lắm. Một người bạn hỏi: ông đi du sơn du thủy...
- Ðó đa! Ðó đa! Anh Tư nhớ kỹ quá... Người du lịch mới trả lời: ở chống quê hương... từ cái bụi tre ở xó vường cho đến con đường khúc khuỷu trong làng, cái gì cũng gợi cho tôi những mối cảm tình chứa chan... Bài đó có hình ông già mang kiếng, chống gậy nói chuyện với mấy người khăn đống áo dài.
- Thì hình nào cũng khăn đống áo dài. Trừ ra cái hình thằng nhỏ chăn trâu cầm roi: ai bảo chăn trâu là khổ... Không, chăn trâu sướng lắm chứ.
Thầy phái viên phụ họa theo như cùng hợp xướng:
- Ðầu đội nón mê như lọng che, tay cầm cành tre như voi ngựa, ngất nghểu ngồi trên mình trâu, tôi nghe chim hót trong chòm cây, mắt trông bướm lượng trên đám cỏ...
Rồi thầy kéo qua những đoạn khác mà thầy nhớ:
- Hay quá! Nhà báo bây giờ không ai bằng. Văn chương như vậy là cảm động lòng người... Như cái hình ông già đẩy xe bò lên dốc, có hai đứa học trò kéo dây tiếp sức. Trời nắng to. Ðường thì dốc. Một ông lão đẩy cái xe lợn. Trên xe có ba bốn con lợn to, chân trói bụng phơi và mồm kêu eng éc...
Tư Có vỗ trán:
- Còn ông già khuân tảng đá nữa, thấy mà thương: Trời nhá nhem, chạng vạng tối, tôi thấy một ông cụ già hì hục khuân tảng đá. Ông cụ nhắc lên để xuống đến bốn năm lần mới đem được từ giữa đường đến chỗ bụi cây mà bỏ đấy... Lão đi lỡ vấp phải tảng đá này, sầy cả chân đau lắm nên khuân bỏ vào đây, sợ có người vấp nữa chăng.
Thầy phái viên lại không chịu rằng mình kém trí nhớ:
- Ngang hình ông già đó, trương phía tay trái có bài chọn bạn mà chơi, thói thường gần mực thì đen. Cha chỉ ngón tay, con đứng khoanh tay cúi đầu mà nghe. Dưới chót lại có hàng chữ: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Tu Có gất đầu:
- Ðó là ngụ ý răn he gương tốt thói xấu. Phải siêng năng như Sửu chăm học, ngồi bên đèn mà đọc sách; đừng lười biếng như thằng Bình đánh vòng. Phải bền chí học hành. Ờ thầy phái viên chắc nhớ cái hình con kiến tha mồi! Văn chương nghe như đờn Nam Xuân: Nước mềm, đá rắn thế mà nước chảy mãi đá cũng phải mòn. Sợi dây nhỏ, cây gỗ lớn, vậy và dây cưa mãi cũng đứt. Con kiến nhỏ, cái tổ to, thế mà kiến tha lâu cũng đầy tổ. Người ta cũng vậy...
o0o
Không ai bảo ai, hai người lại nằm xuống lim dim. Tuổi của họ đã quá ba mươi! Nước chảy mãi mà sao đá không thấy mòn? Sợi dây cưa mãi, gỗ chưa đứt mà sợi dây sắp đứt trước. Sự nghiệp của họ nào đã có gì: Kẻ mến cái thú ở nhà quê, người lận đận với cái thú ở kẻ chợ.
Nằm mãi không ngủ được, thầy phái viên lắng nghe những tiếng động trong nhà, giữa tiếng mọt nghiến gỗ kèn kẹt như người đưa võng, bất chấp tiếng chuột chạy sột soạt và nhất là tiếng muỗi rừng lộng hành kêu vo vo, thầy mơ lại những ngày năm nay tôi lên bảy, tôi đã lớn, tôi không... lêu lổng nữa. Còn đâu mùi hương của những quyển sách mới bao bìa kỹ lưỡng nhưng vài ngày sau đã rách bìa! Làm sao nghe được tiếng phập phồng trong ngực của đứa bé khi trời mưa to, đi học trễ, run rẩy bước vào trường rồi cổi áo phơi ngay trong lớp... Ðây, thầy giáo mặc đồ bà ba, lâu lâu bước ra khỏi lớp để chào hỏi khi thầy xã, thầy cai tổng đi ngang qua. Một đôi lúc, thầy giáo quá cay nghiệt đã dùng thước đánh vào những đầu ngón tay non yếu, hoặc hươi cây thước bảng...
Dầu sao đi nữa, những kỷ niệm xa xưa vẫn vui, vui như một lũ học trò giành nhau chụp cho được cây dùi trống, đánh thùng thùng báo hiệu giờ vào lớp.
Giọng Tư Có nói nhỏ:
- Ngủ chưa, thầy phái viên?
Thầy phái viên yên lặng, trời mới mưa, các chỗ trũng đầy nước cả nên cóc và nhái kêu ính ỏi. Vài giọt mưa rớt nhẹ xuống đất... Và rơi trên rạch Cà Bây Ngọp trước nhà. Hồi năm nào, thầy là giọt nước trong lành đó, bây giờ nó đã trôi xa, ra sông, chứa đựng rác rến, chảy hăng ra biển. Ừ, hoạ chăng đó là con đường hiệu quả nhất là được sớm bốc thành hơi, đầu thai trở lại nguồn... Nghĩ vậy, thầy khoan khái mỉm cười ngồi dậy hỏi:
- Ngủ chưa anh Tư?
- Chưa!
- Tôi nãy giờ cũng vậy, muốn ngủ sớm để mai về nhà, mà không thấy mệt.
Im lặng một hồi lâu, rất lâu, Tư Có nói ngậm ngùi sau một tiếng thở dài:
- Biết lấy gì làm sở phí cho thầy. Thầy nói thiệt tình nghe coi... Chắc thầy tới đây thâu tiền.
- Ðâu có! Ðâu có! Mình là bạn đời với nhau...
- Thầy hiểu cảnh tôi. Không lẽ gởi cá lóc, rùa, mật ong... nhờ thầy đem về Sài Gòn gọi là tiền của tôi trả cho nhà báo. Tôi “đăng” là vì ái mộ báo Chim Trời chớ ít đọc lắm. Mấy thầy viết cao quá. Tôi mua để dành về sau cho đủ bộ.
- Anh Tư đừng ngại chuyện đó. Cứ tiếp tục đọc. Lâu lâu dò nơi mục Thư tính không chừng có lời của tôi thăm hỏi anh Tư. Nếu thấy báo đăng đòi tiền các độc giả, xin anh Tư hiểu rằng đó là nhắc nhở các người khác. Tôi hứa nói lại với ông chủ nhiệm mỗi kỳ gởi tặng anh Tư một số báo, hoài hoài cho tới số chót.
Chú Tư Có vô cùng cảm động:
- Thôi thầy ngủ lấy sức để mai về bình yên. Khuya nghe chồn cáo cộc kêu, thầy đừng giựt mình: Ở đây miệt rừng, không có... xa xa thì nghe tiếng chó sũa trăng.
Thầy phái viên cười dòn, tưởng tượng cái cảnh biệt ly ngày mai “Ôi! Cái cảnh biệt ly ở xóm Cà Bây Ngọp sao mà buồn vậy!”. Vĩnh biệt thì đúng hơn. Nghe nó buồn như một giọng hò, một câu rao Vọng Cổ, nhưng thầy chưa muốn nói ra, giờ này.



- Từ đây tới nhà ông Trần Văn Có gần hay xa vậy thầy?
Thầy xã trưởng đáp:
- Ở xóm Cà Bây Ngọp lận! Ðể tôi ra lịnh cho phó hương ấp đòi tên đó tới công sở...
Thầy phái viên nhà báo “Chim Trời” giựt mình.
- Tôi là phái viên, đâu có quyền hạn đó đối với quý độc giả thân mến gần xa.
Thầy xã hỏi:
- Phái viên là gì vậy thầy?
- Là người thay mặt cho tờ báo đi cổ động và thâu tiền.
- À! Bây giờ tôi mới biết cái thằng Tư Có. Nó thiếu tiền của nhà báo hả? Hèn chi nó bơi xuồng lên công sở lãnh báo, đúng bảy bữa là có mật nó. Nghèo không biết thân lại còn bày đặt làm sang mua báo không trả tiền!
Thầy phái viên cố nén sự bực tức khi nghe người độc giả thân mến của mình bị thầy xã khinh khi; thầy hút thuốc suy nghĩ rồi lại hơi buồn buồn mà nhớ đến sự thất bại về tài chánh.
Ông độc giả Trần Văn Có thiếu sáu tháng tiền báo tức là hai đồng sáu cắc rưỡi. Từ chợ Rạch Giá vô đây, thầy đã tốn gần ba cắc rưỡi tiền tàu, tiền thuốc hút. Chuyến về lại phải xuất thêm ba cắc nữa... Ông độc giả nghèo nàn này chắc gì trả được một đồng trong số tiền thiếu chịu nhà báo!
Nhưng đã tới đây rồi mà trở về thì uổng cuộc viễn du Hậu Giang này quá! Thầy phái viên quyết tình binh vực thể diện của người độc giả nọ:
- Không phải tôi đi đòi tiền! Tôi đi dò hỏi ý kiến bạn đọc đối với tờ báo. Tiền bạc là quý... Nhưng ý kiến của bạn đọc lại quý hơn. Ðộc giả ở tới đâu, chúng tôi đi tới đó.
Sau vài phút đi tới đi lui, thầy xã gất đầu:
- Ðược. Ðể tôi biểu thằng “Trạo” chèo tam bản đưa thầy. Thầy nên dè chừng. Tên Trần Văn Có nói mười, thầy tin một là vừa. Anh ta công kích tờ Lục Tỉnh Tân Văn của nhà nước Lang Sa gởi xuống công sở; đi ăn giỗ thì nói chuyện Hít Le, chuyện nước Ý đánh nước Á, chừng hỏi kỹ mấy nước đó ở đâu, anh ta bí lối nói lảng qua chuyện Tàu...
Thầy phái viên tò mò:
- Vậy thì ông độc giả của chúng tôi rành chử nho?
- Ai biết rõ được. Anh ta nói có dây có nhợ, tích người học trò nghèo tên là ngươì Thừa Cung gì đó... chăn heo; ông quan đại thần Lý Tích đích thân nấu cháo cho chị ăn dè đâu bị lửa táp cháy râu. Chưa hết đâu, thầy phái viên ơi! Hễ gặp ai say rượu anh ta nói một hơi như thầy chùa tụng kinh, có ca có kệ. Cái gì mà các anh hãy trông người kia đi ngoài đường, mặt đỏ gay, mắt lờ đờ...
Thầy phái viên cười lớn, nhịp mạnh tay xuống bàn ba bốn lần như đánh trống chầu hát bội, đôi mắt sáng ngời, chân nhảy nhót như con nít:
- Hay quá! Hay quá! Tôi thăm ông độc giả đó mới được. Ổng làm thầy giáo hả thầy? Nhờ thầy đưa tôi đi tới gặp mặt. Ngộ quá hen! Ừ! Ừ!
Bực mình quá chừng, thầy xã nghĩ: “Ông phái viên này kêu mình bằng thầy mà lại tưng bốc kêu Tư Có bằng ông. Hay là ổng chê mình không dám xuất tiền mua báo như Tư Có. Chừng bận về, mình mua vài năm báo chơi cho biết mắt”.
Thầy xã hối thúc cho chú trạo sửa soạn quai chèo đưa thầy phái viên đến ấp Cà Bây Ngọp. Thầy phái viên cám ơn một tiếng nhỏ rồi cúi đầu xuống nói rù rì như xa như gần, trong cuống họng:
- Ờ! Ðể coi các anh hãy trông người kia đi ngoài đường, mắt đỏ gay, mắt lờ đờ, quần áo xốc xếch, chân đi xiêu bên nọ vẹo bên kia, múa chân múa tay, mồm nói lảm nhảm... Lũ trẻ theo sau reo cười chế nhạo... Ðúng vậy, Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp sơ đẳng, Việt Nam Tiểu học tùng thư... Sách náy do Nha Học Chính đã giao cho ông Trần Trọng Kim, ông Ðặng Ðình Phúc và ông Ðỗ Thận soạn... Eo ơi! Cái buổi thơ ấy đó nay còn đau.
Ðường đi ấp Cà Bây Ngọp quá xa vời! Chiếc tam bản nhún xuống một cái “ồ” rồi nhảy tới một cái “sạt” theo nhịp chèo hai chèo. Nắng chang chang rắc vàng trên thảm cỏ hoang xanh ngắt. Vài nhánh bình bát gie ra, quất vào bụi sột soạt. Xế chiều, cò trắng phất cờ như đón người khách lạ. Trích, cúm núm kêu ré lên. Con rạch thâu hẹp lại. Chiếc tam bản lắc nghiêng như trái dừa khô trên mặt nước đầu sóng gió. Ánh trạo chèo một chèo, nghiêng mình bên hữu. Rồi bỗng nhiên anh chụp mỗi tay một cây chèo mà chèo trên đất khô bên bờ rạch. Chiếc tam bản lại lướt nhanh trong lòng nước quá hẹp, vừa đủ lọt bề ngang.
Anh trạo mỉm cười:
- Chèo như vậy đi lẹ hơn. Mọi lần mùa hạn, nước cạn queo, dưới sông đầy bùn non, tôi cưỡi trâu trên bờ mà kéo. Chiếc tam bản đi như cộ kéo lúa...
- Chú trạo biết rành nhà Từ Có không?
- Dạ, biết. Tư Có ở một mình, nuôi heo, giăng câu, ăn ong, nghe nói y ở xứ Vãng Long xuống đây tính bề dạy học mà xin phép chưa được...
o0o
Buổi cơm chiều ngon lành làm sao! Ăn cá lóc nướng trui, uống rượu “ông cọp”. Anh trạo đã về, Tư Có kềm thầy phái viên ở lại ngủ một đêm, chú hứa sáng mai bơi xuồng đưa thầy trở lại công sở mà đón tàu đò. Thếp đèn dầu cá kéo thêm một tim thứ nhì nữa, cháy khá sáng. Bếp un dưới đất tỏa lên cuồn cuộn, tỏ rõ từng sợi khói mịn màng như mànhlưới tơ giăng bủa khắp căn chòi nhỏ hẹp.
Tư Có bỏ mùng xuống, chun vô tấn ba phía rồi mời:
- Thầy Hai vô trong này ngồi nói chuyện cho vui. Ở ngoài muỗi cắn. Khói như vậy mà muỗi cứ bu lại rớt lềnh trong thếp đèn dầu cá đó.
Ngượng nghịu, thầy phái viên nhà báo Chim Trời rón rén dở mí mùng, chun lẹ vào ngồi kế bên:
- Xứ gì lạ quá! Anh Tư ở đây hoài sanh bịnh chết.
Tư Có đáp:
- Xứ Cà Bây Ngọp, tiếng Khơ Me nghĩa là trâu chết. Hồi đó nghe nói trâu “len” tới đây thất bại, phong thổ ẩm thấp trâu chết nhiều quá. Họ đặt tên kỷ niệm luôn... Bởi vậy dân tình bịnh hoạn, thưa thớt, làng này chưa cất nổi cái trường học.
Thầy phái viên trố mắt:
- Vậy à? Còn mấy làng khác?
- Ðông Thái, Ðông Hoà, Ðông Hưng, Vân Khánh Ðông... không làng nào có trường hết. Thầy nghĩ coi...
- Hèn chi miệt này chỉ một mình anh Tư là độc giả báo Chim Trời của chúng tôi... Báo có thích hợp không anh Tư?
- Nói chí tình, đó là của người bà con ở Sài Gòn “đăng” dùm tôi, ban đầu tưởng nói chơi dè đâu nhà báo gởi xuống thiệt, xem cũng đỡ buồn. Phần nhiều bài vở của mấy ông viết cao quá. Tôi thường đọc cái trương Văn Uyển, có bài thơ bát cú vủa cô Bích Lý vịnh cảnh sông Hương. Hay quá lẽ! về sau, ông Trần Bất Diệt ở Cầu Kè họa vận...
Thầy phái viên gật đầu, ừ lấy lệ, thật ra hồi nào tới giờ đi cổ động cho báo Chim Trời mà ít khi thầy đọc kỹ báo nhà. Tư Có hỏi tiếp:
- Nhà báo Chim Trời đông người không thầy? Chắc là lớn lắm? Làm sao mà thành chữ được.
- Có thợ chuyên môn ráp từ chữ a, chữ b.
- Trời thần ơi! Biết tới chừng nào mới xong, chắc là thợ đông lắm... Còn mấy ông chủ nhiệm, chủ bút, phóng viên... Chắc làm việc rần rộ ngày đêm.
thầy phái viên sực nhớ đến tình trạng loe hoe của toà soạn, gật đầu lần nữa.
- Làm báo thì cần nhiều trí óc lắm phải không thầy phái viên? Tiếc là hồi nhỏ cha tôi chết sớm. Hồi đó, ổng làm thầy giáo cũng đặt thơ bát cú, từ cứ. Cha tôi chết, má tôi giữ mấy pho sách, dạy lại tôi. Ðó là sách Quốc Văn giáo khoa thư, thầy còn nhớ không?
Thầy phái viên cười:
- Nhớ chớ. Làm sao mà quên được! Hồi nhỏ tôi hớt “ca rê”, tay xách tòn ten bình mực đi học ở trường làng. Hồi đó, trí óc minh sáng suốt, nhớ dai lắm. Bây giờ lớn tuổi, đầu bạc hoa râm, đi làm ăn rày đây mai đó, nhớ nhà, nhớ trường học, nhớ làng xưa.
Tư Có nói:
- Chắc là thầy muốn nói bài “chốn quê hương đẹp hơn cả” chớ gì?
Rồi chú đọc một hơi:
- Một người đi du lịch đã nhiều nơi. Hôm về nhà, kẻ quen người thuộc, làng xóm, láng giềng đến chơi đông lắm. Một người bạn hỏi: ông đi du sơn du thủy...
- Ðó đa! Ðó đa! Anh Tư nhớ kỹ quá... Người du lịch mới trả lời: ở chống quê hương... từ cái bụi tre ở xó vường cho đến con đường khúc khuỷu trong làng, cái gì cũng gợi cho tôi những mối cảm tình chứa chan... Bài đó có hình ông già mang kiếng, chống gậy nói chuyện với mấy người khăn đống áo dài.
- Thì hình nào cũng khăn đống áo dài. Trừ ra cái hình thằng nhỏ chăn trâu cầm roi: ai bảo chăn trâu là khổ... Không, chăn trâu sướng lắm chứ.
Thầy phái viên phụ họa theo như cùng hợp xướng:
- Ðầu đội nón mê như lọng che, tay cầm cành tre như voi ngựa, ngất nghểu ngồi trên mình trâu, tôi nghe chim hót trong chòm cây, mắt trông bướm lượng trên đám cỏ...
Rồi thầy kéo qua những đoạn khác mà thầy nhớ:
- Hay quá! Nhà báo bây giờ không ai bằng. Văn chương như vậy là cảm động lòng người... Như cái hình ông già đẩy xe bò lên dốc, có hai đứa học trò kéo dây tiếp sức. Trời nắng to. Ðường thì dốc. Một ông lão đẩy cái xe lợn. Trên xe có ba bốn con lợn to, chân trói bụng phơi và mồm kêu eng éc...
Tư Có vỗ trán:
- Còn ông già khuân tảng đá nữa, thấy mà thương: Trời nhá nhem, chạng vạng tối, tôi thấy một ông cụ già hì hục khuân tảng đá. Ông cụ nhắc lên để xuống đến bốn năm lần mới đem được từ giữa đường đến chỗ bụi cây mà bỏ đấy... Lão đi lỡ vấp phải tảng đá này, sầy cả chân đau lắm nên khuân bỏ vào đây, sợ có người vấp nữa chăng.
Thầy phái viên lại không chịu rằng mình kém trí nhớ:
- Ngang hình ông già đó, trương phía tay trái có bài chọn bạn mà chơi, thói thường gần mực thì đen. Cha chỉ ngón tay, con đứng khoanh tay cúi đầu mà nghe. Dưới chót lại có hàng chữ: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Tu Có gất đầu:
- Ðó là ngụ ý răn he gương tốt thói xấu. Phải siêng năng như Sửu chăm học, ngồi bên đèn mà đọc sách; đừng lười biếng như thằng Bình đánh vòng. Phải bền chí học hành. Ờ thầy phái viên chắc nhớ cái hình con kiến tha mồi! Văn chương nghe như đờn Nam Xuân: Nước mềm, đá rắn thế mà nước chảy mãi đá cũng phải mòn. Sợi dây nhỏ, cây gỗ lớn, vậy và dây cưa mãi cũng đứt. Con kiến nhỏ, cái tổ to, thế mà kiến tha lâu cũng đầy tổ. Người ta cũng vậy...
o0o
Không ai bảo ai, hai người lại nằm xuống lim dim. Tuổi của họ đã quá ba mươi! Nước chảy mãi mà sao đá không thấy mòn? Sợi dây cưa mãi, gỗ chưa đứt mà sợi dây sắp đứt trước. Sự nghiệp của họ nào đã có gì: Kẻ mến cái thú ở nhà quê, người lận đận với cái thú ở kẻ chợ.
Nằm mãi không ngủ được, thầy phái viên lắng nghe những tiếng động trong nhà, giữa tiếng mọt nghiến gỗ kèn kẹt như người đưa võng, bất chấp tiếng chuột chạy sột soạt và nhất là tiếng muỗi rừng lộng hành kêu vo vo, thầy mơ lại những ngày năm nay tôi lên bảy, tôi đã lớn, tôi không... lêu lổng nữa. Còn đâu mùi hương của những quyển sách mới bao bìa kỹ lưỡng nhưng vài ngày sau đã rách bìa! Làm sao nghe được tiếng phập phồng trong ngực của đứa bé khi trời mưa to, đi học trễ, run rẩy bước vào trường rồi cổi áo phơi ngay trong lớp... Ðây, thầy giáo mặc đồ bà ba, lâu lâu bước ra khỏi lớp để chào hỏi khi thầy xã, thầy cai tổng đi ngang qua. Một đôi lúc, thầy giáo quá cay nghiệt đã dùng thước đánh vào những đầu ngón tay non yếu, hoặc hươi cây thước bảng...
Dầu sao đi nữa, những kỷ niệm xa xưa vẫn vui, vui như một lũ học trò giành nhau chụp cho được cây dùi trống, đánh thùng thùng báo hiệu giờ vào lớp.
Giọng Tư Có nói nhỏ:
- Ngủ chưa, thầy phái viên?
Thầy phái viên yên lặng, trời mới mưa, các chỗ trũng đầy nước cả nên cóc và nhái kêu ính ỏi. Vài giọt mưa rớt nhẹ xuống đất... Và rơi trên rạch Cà Bây Ngọp trước nhà. Hồi năm nào, thầy là giọt nước trong lành đó, bây giờ nó đã trôi xa, ra sông, chứa đựng rác rến, chảy hăng ra biển. Ừ, hoạ chăng đó là con đường hiệu quả nhất là được sớm bốc thành hơi, đầu thai trở lại nguồn... Nghĩ vậy, thầy khoan khái mỉm cười ngồi dậy hỏi:
- Ngủ chưa anh Tư?
- Chưa!
- Tôi nãy giờ cũng vậy, muốn ngủ sớm để mai về nhà, mà không thấy mệt.
Im lặng một hồi lâu, rất lâu, Tư Có nói ngậm ngùi sau một tiếng thở dài:
- Biết lấy gì làm sở phí cho thầy. Thầy nói thiệt tình nghe coi... Chắc thầy tới đây thâu tiền.
- Ðâu có! Ðâu có! Mình là bạn đời với nhau...
- Thầy hiểu cảnh tôi. Không lẽ gởi cá lóc, rùa, mật ong... nhờ thầy đem về Sài Gòn gọi là tiền của tôi trả cho nhà báo. Tôi “đăng” là vì ái mộ báo Chim Trời chớ ít đọc lắm. Mấy thầy viết cao quá. Tôi mua để dành về sau cho đủ bộ.
- Anh Tư đừng ngại chuyện đó. Cứ tiếp tục đọc. Lâu lâu dò nơi mục Thư tính không chừng có lời của tôi thăm hỏi anh Tư. Nếu thấy báo đăng đòi tiền các độc giả, xin anh Tư hiểu rằng đó là nhắc nhở các người khác. Tôi hứa nói lại với ông chủ nhiệm mỗi kỳ gởi tặng anh Tư một số báo, hoài hoài cho tới số chót.
Chú Tư Có vô cùng cảm động:
- Thôi thầy ngủ lấy sức để mai về bình yên. Khuya nghe chồn cáo cộc kêu, thầy đừng giựt mình: Ở đây miệt rừng, không có... xa xa thì nghe tiếng chó sũa trăng.
Thầy phái viên cười dòn, tưởng tượng cái cảnh biệt ly ngày mai “Ôi! Cái cảnh biệt ly ở xóm Cà Bây Ngọp sao mà buồn vậy!”. Vĩnh biệt thì đúng hơn. Nghe nó buồn như một giọng hò, một câu rao Vọng Cổ, nhưng thầy chưa muốn nói ra, giờ này.
Hương Rừng Cà Mau
Hòn Cổ Tron
Ông già xay lúa
Cây huê xà
Chiếc ghe “Ngo”
Cô Út về rừng
Con Bảy đưa đò
Ðảng “cánh buồm đen”
Ðóng Gông Ông Thầy Quít
Đồng Thanh Tương Ứng
Hát bội giữa rừng
Hương rừng
Miễu Bà Chúa Xứ
Một cuộc biển dâu
Mùa “len” trâu
Người mù giăng câu
Sông Gành Hào
Tình nghĩa giáo Khoa Thư