Phần IX
Tác giả: SONG HONGBING
Nếu mọi khoản nợ ngân hàng đều được hoàn trả thì tiết kiệm ngân hàng sẽ không tồn tại nữa và toàn bộ dòng tiền sẽ cạn kiệt. Một ý nghĩ thật là khủng khiếp. Chúng ta (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) hoàn toàn dựa vào ngân hàng thương mại. Mỗi một đồng dô-la của chúng ta lưu thông, bất luận là hiện kim hay tín dụng, đều cần phải có người vay mới có thể được tạo ra và lưu thông. Nếu như ngân hàng thương mại có đủ nguồn tiền tệ thì nền kinh tế của chúng ta sẽ trở nên phồn vinh; ngược lại, chúng ta sẽ rơi vào suy thoái. Chúng ta tuyệt đối không có một hệ thống tiền tệ mang tính vĩnh viễn. Khi nắm được mấu chốt của toàn bộ vấn đề nhoang đường của hệ thống tiền tệ cũng như sự giúp đỡ vô tư đến khó tin của Cục dự trữ liên bang Mỹ-chúng ta sẽ thấy rằng tiền tệ là vấn đề cần phải được điều tra và suy nghĩ, và tầm quan trọng của nó nằm ở chỗ: trừ khi người dân hiểu được một cách sâu rộng hệ thống tiền tệ này và áp dụng các biện pháp nhằm chi phối nó, nếu không, sự văn minh hiện tại của chúng ta cũng sẽ tiêu vong (1).
Robert Hamfeir, Giám đốc Ngân hàng Attalanta , Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Nếu căn cứ theo bản chất thì tiền tệ có thể được chia ra thành hai loại cơ bản là tiền vay mượn và phi vay mượn. Tiền vay mượn chính là hệ thống tiền tệ pháp định đang lưu thông chủ yếu ở các quốc gia phát triển hiện nay, thành phần chủ yếu của nó bao gồm các khoản vay mượn “tiền tệ hoá” của chính phủ, các công ty cũng như tư nhân.
Đồng đô-la Mỹ chính là một trường hợp điển hình nhất trong số các đồng tiền vay mượn. Nó được tạo ra cùng lúc với quá trình sinh ra nợ nhưng cũng đồng thời bị triệt tiêu khi nợ được hoàn trả. Mỗi một đồng đô-la Mỹ trong lưu thông đều có giá trị như một hoá đơn ghi nợ mà mỗi hoá đơn ghi nợ như vậy đều sinh ra lãi hàng ngày và không ngừng tăng lên theo kiểu lãi mẹ đẻ lãi con. Vậy những khoản thu nhập lãi suất lên đến con số khổng lồ này thuộc về ai? Câu trả lời là: thuộc về hệ thống ngân hàng đã tạo ra đồng đô-la Mỹ. Lợi tức của đồng đô-la vay mượn là phần nằm ngoài tổng lượng tiền tệ vốn có, và tất nhiên, nguồn lợi tức này đòi hỏi đồng đô-la vay mượn mới phải được tạo ra bên cạnh tổng lượng tiền tệ hiện có, hay nói cách khác, người dân vay tiền càng nhiều thì nguồn tiền cho vay sẽ càng tăng. Việc vay mượn và tiền bạc gắn chặt với nhau mà kết quả logic tất yếu của việc này chính là tiền cho vay mãi mãi tăng lên, cho đến khi áp lực lãi suất của món nợ ấy vượt quá sự phát triển của nền kinh tế và dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống. Tiền tệ hoá dịch vụ vay mượn là một trong những nhân tố gây bất ổn nghiêm trọng nhất trong nền kinh tế hiện đại và nó thông qua dự chi tương lai để thoả mãn nhu cầu hiện tại. Câu nói của người Trung Quốc xưa đại loại “thu không bù chi” chính là muốn đề cập đến ý này.
Một loại tiền tệ khác, đó chính là tiền tệ phi vay nợ mà vàng bạc là đại diện. Loại tiền tệ này không cần đến sự hứa hẹn của bất cứ người nào, không phải là món nợ của bất cứ ai, và thứ mà nó đại diện chính là thành quả lao động đã hoàn thành của loài người, là thứ có được từ sự tiến hoá tự nhiên trong thực tiễn xã hội kéo dài hàng mấy nghìn năm của loài người. Nó không cần đến sự cưỡng chế của bất cứ thế lực nào, có thể vượt qua mọi thời đại và ranh giới quốc gia và là phương pháp thanh toán cuối cùng nhất trong hệ thống tiền tệ.
Trong tất cả các loại tiền tệ, vàng bạc đồng nghĩa với việc “sở hữu thực tế”, còn tiền pháp định lại đại diện cho “phiếu nợ + sự hứa hẹn”. Và hàm lượng vàng của hai loại tiền này có sự khác nhau về bản chất.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc nằm giữa ranh giới hai loại tiền này. Mặc dù trước mắt, trong hệ thống đồng Nhân dân tệ vẫn đang tồn tại yếu tố “dịch vụ vay mượn hoá tiền tệ”, nhưng nếu căn cứ vào chủ thế của đồng Nhân dân tệ thì nó vẫn thể hiện đủ chất và lượng của sản phẩm và dịch vụ đã hoàn thành trong quá khứ. Việc phát hành đồng Nhân dân tệ không hoàn toàn giống như việc phát hành đồng đô-la Mỹ (đồng đô-la Mỹ cần phải dùng nợ quốc gia (công trái) để làm thế chấp). Do bởi Ngân hàng trung ương tư hữu phát hành cho nên đồng nhân dân tệ tránh được khả năng các khoản chi trả lợi tức khổng lồ rơi vào túi tư nhân. Nhìn từ góc độ này, thuộc tính của đồng nhân dân tệ có vẻ gần hơn với vàng bạc. Đồng thời, do không có vàng bạc làm chỗ dựa nhưng lại có thuộc tính cơ bản của đồng tiền pháp định, đồng nhân dân tệ cần phải dựa vào sức cưỡng chế của chính phủ mới có thể đảm bảo giá trị tiền tệ.
Sự hiểu biết về chế độ tiền tệ pháp định của phương Tây, đặc biệt là bản chất của đồng đô-la Mỹ, là tiền đề cần thiết cho sự cải cách tương lai của đồng Nhân dân tệ.
1. Hệ thống dự trữ cục bộ - Nơi khởi nguồn của nạn lạm phát tiền tệ
Ngân hàng (hiện đại) vốn dĩ là không công bằng và chứa đựng nhiều tội ác. Các nhà tài phiệt ngân hàng có cả trái đất. Họ tước đoạt tất cả mọi thứ của con người, chỉ để lại cho họ quyền tích luỹ và lưu giữ tiền tệ. Nhưng, nếu như quyền tích luỹ và lưu giữ tiền tệ lại bị tước đoạt nốt thì mọi vận may của sự giàu có đều sẽ không tồn tại. Nếu không có những quyền này, thế giới hạnh phúc và tốt đẹp hơn. Nhưng nếu vẫn cam tâm tiếp tục làm nô lệ cho các nhà ngân hàng và chấp nhận chi trả những khoản phí cho sự nô dịch của họ thì các bạn cứ việc tích luỹ và lưu giữ tiền bạc .
J. Stamp - người giàu thứ hai nước Anh.
Ban đầu, nhà ngân hàng chỉ thuần tuý cung cấp dịch vụ lưu giữ vàng bạc của người gửi. Khi đem vàng bạc giao cho ngân hàng, người gửi được phát một biên lai chuẩn được gọi là “tín phiếu ngân hàng”. Những tờ tín phiếu này dần dần trở thành công cụ giao dịch trong xã hội và được gọi là tiền tệ.
Theo đó, ngân hàng có thể đem “tín phiếu ngân hàng” đổi thành vàng bất cứ lúc nào. Nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng chính là “phí uỷ thác quản lý“ do người gửi chi trả.
Dần dần, các nhà ngân hàng “thông minh” nhận ra một điều rằng, thông thường có rất ít người gửi vàng yêu cầu đem “chứng chỉ ngân hàng” đổi thành vàng, và khi nhìn thấy vàng nằm bất động trong kho như vậy, nhà ngân hàng không khỏi cảm thấy ngứa ngáy, và câu hỏi khiến họ băn khoăn là làm thế nào để “đánh thức” nguồn vốn đang ngủ yên này?
Thêm vào đó, trong xã hội luôn có một số người cần sử dụng tiền, vậy là các nhà ngân hàng bèn mở dịch vụ cho vay, người vay chỉ cần trả lãi suất cho ngân hàng đúng hạn.
Khi người vay tiền đến ngân hàng, các nhà ngân hàng đã dùng nhiều biện pháp như phát hành thêm hoá đơn hay “tín phiếu ngân hàng” để kiếm lời. Chỉ cần không phát hành thêm quá nhiều “tín phiếu ngân hàng”, ngân hàng sẽ không tạo ra sự hoài nghi của người gửi. Kinh nghiệm của các nhà ngân hàng đã cho thấy rằng, nếu số “chứng chỉ ngân hàng” được phát hành thêm gấp 10 lần thì ngân hàng sẽ an toàn. Do mức lãi suất từ việc cho vay này được coi như thứ tiền của bất ngờ không dưng mà có, càng nhiều càng tốt nên các nhà ngân hàng bắt đầu hiện diện khắp nơi để lôi kéo khách hàng đến gửi tiền cho họ, và để thu hút người gửi, thay vì thu lệ phí gửi vàng như trước đây, họ bắt đầu chi trả lãi suất cho người gửi.
Khi thực hiện dịch cho vay vàng, trên thực tế, các nhà ngân hàng đã cung cấp cho các khách hàng trước đây của họ hai loại sản phẩm khác nhau hoàn toàn: loại thứ nhất là dịch vụ “lưu gửi tiền vàng” thuần tuý, loại thứ hai là “đầu tư tiết kiệm”. Sự khác biệt về bản chất của hai loại dịch vụ này nằm ở quyền sở hữu tiền vàng. Trong tình huống thứ nhất, khách hàng có quyền sở hữu tuyệt đối đối với lượng tiền vàng đang lưu gửi, nhà ngân hàng đảm bảo với khách hàng rằng họ có thể cầm biên lai đến để rút tiền ra bất cứ lúc nào họ muốn. Còn ở trường hợp thứ hai, khách hàng tạm thời mất quyền sở hữu đối với lượng vàng đã gửi vào tiết kiệm, và nhà ngân hàng sử dụng khoản tiền này để quay vòng cho vay. Ngay sau khi ngân hàng thu hồi khoản đầu tư từ nguồn vàng này, khách hàng lưu gửi mới có thể khôi phục lại quyền sở hữu vốn có của mình.
Trong loại hình dịch vụ thứ nhất, “tín phiếu ngân hàng” tương ứng là dự trữ toàn ngạch; còn trong loại hình dịch vụ thứ hai, “tín phiếu ngân hàng” tương ứng là “giấy nợ + sự hứa hẹn”. Các tín phiếu ngân hàng này được phát hành với số lượng nhiều hơn lượng vàng thực tế của ngân hàng và đó được coi là một hình thức dự trữ cục bộ. Ngay từ khi phát hành ra, loại tín phiếu ngân hàng theo kiểu “giấy nợ + sự hứa hẹn” như thế này luôn ẩn chứa nguy cơ rủi ro đồng thời dễ gây ra nạn lạm phát tiền tệ. Đặc tính này đã cho thấy một điều rằng, tín phiếu ngân hàng này hoàn toàn không phù hợp với vai trò giao dịch hàng hoá và dịch vụ trong xã hội đồng thời không thể hiện được chức năng thước đo cơ bản của hoạt động kinh tế.
Một tính chất đặc trưng của hệ thống dự trữ vàng cục bộ chính là sự mơ hồ về giới hạn của hai loại sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. Các nhà ngân hàng đã tiến hành “tiêu chuẩn hoá” trong việc thiết kế tín phiếu ngân hàng, khiến cho người bình thường rất khó phân biệt được sự khác biệt về bản chất của hai loại chứng chỉ ngân hàng này. Vì vậy, hàng trăm năm nay, các ngân hàng Anglo-Saxons đã bị liên đới trong nhiều vụ kiện tụng. Trong khi khách hàng phẫn nộ phản đối các nhà ngân hàng tự ý đem vàng bạc của họ cho vay lãi thì các nhà ngân hàng lại tuyên bố rằng, họ có quyền sử dụng số tiền của khách hàng mà không cần phải giải thích cho khách hàng biết mục đích sử dụng, miễn sao khi rút tiền, khách hàng không phải than phiền gì. Một trong những vụ án nổi tiếng nhất chính là vụ Foley kiện Ngân hàng Hill mà phán quyết của quan toà được thể hiện như sau:
Khi được gửi vào ngân hàng thì tiền không còn thuộc về khách hàng nữa; lúc này, tiền đã thuộc về ngân hàng. Ngân hàng có nghĩa vụ hoàn trả lại tiền cho khách hàng khi có yêu cầu. Và như vậy, ngân hàng có toàn quyền sử dụng số tiền đó mà không có nghĩa vụ phải trả lời khách hàng về việc số tiền này có nguy cơ gì không, có bị dùng vào việc đầu cơ gây hại hay không. Ngân hàng chỉ có nghĩa vụ bảo quản nguyên vẹn số tiền của tiền khách hàng theo sự ràng buộc của hợp đồng (2).
Theo pháp luật, phán quyết này của quan toà nước Anh được coi như một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử tiền tệ theo đó, tiền bạc của khách hàng gửi vào ngân hàng không còn được luật pháp bảo hộ. Điều này đã xâm phạm quyền tài sản của công dân một cách nghiêm trọng. Sau việc này, ngân hàng Anglo-Saxons hoàn toàn từ chối thừa nhận tính hợp pháp của dịch vụ “ửy thác quản lý tiền gửi”, và việc dự trữ toàn ngạch đã mất đi tính hợp pháp, mọi khoản tiền gửi của dân chúng đều có thể bị ngân hàng sử dụng vào việc đầu tư - một hình thức đầu tư mạo hiểm.
Trong chiến dịch Waterloo năm 1815, vì nắm được kết cục bại trận sớm hơn 24 giờ so với cơ quan tình báo Anh nên dòng họ Rothschild đã kiểm soát được thị trường công trái Anh quốc, khống chế luôn quyền phát hành tiền tệ của đế quốc Anh. Sau đó không lâu, gia tộc này lại tiếp tục khống chế việc phát hành tiền tệ của các quốc gia khác như Pháp, Áo, Phổ, Ý để từ đó nắm giữ quyền định giá thị trường vàng thế giới trong suốt gần 200 năm. Mạng lưới ngân hàng do Rothschild, Schiff, Warburg và các nhà ngân hàng người Do Thái xây dựng tại các quốc gia trên thực tế đã tạo nên hệ thống tiền tệ quốc tế và trung tâm thanh toán thế giới sớm nhất trong lịch sử. Chỉ bằng cách gia nhập vào mạng lưới kết toán của họ thì các ngân hàng khác mới có thể lưu hành ngân phiếu xuyên quốc gia. Từng bước một, các nhà tài phiệt ngân hàng đã hình thành nên một cartel (tập đoàn lũng đoạn) trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Các nguyên tắc do họ đặt ra đã trở thành “thông lệ quốc tế” của ngành tài chính thế giới hiện nay.
Cartel là lực lượng thúc đẩy quan trọng nhất của hệ thống dự trữ cục bộ, đồng thời cũng là đơn vị được hưởng lợi nhiều nhất. Trong khi đạt đến một quy mô tương đối, lực lượng này tất yếu phải ủng hộ, thậm chí là trực tiếp thiết lập nên những quy tắc chính trị cũng như quy tắc luật pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của mình.
Năm 1913, một phiên bản của của hệ thống dự trữ cục bộ đã được tạo dựng thành công tại Mỹ - Cục Dự trữ Liên bang (FED). Như vậy, đồng tiền của hệ thống dự trữ toàn ngạch đã dần dần bị “tiền xấu” (không được bảo đảm bằng vàng) chi phối và lại bỏ ra khỏi cuộc cạnh tranh. Tiền giấy bạc và tiền giấy vàng đo chính phủ Mỹ phát hành thời đó được xem là thứ may mắn còn tồn tại được của hệ thống dự trữ toàn ngạch được chính phủ đảm bảo bằng vàng bạc thật.
Một ounce vàng bạc có giá trị tương đương với số tiền giấy đối ứng. Cho dù mọi khoản nợ vốn có của hệ thống ngân hàng có bị hoàn trả hết thì trên thị trường vẫn lưu thông đồng đô la vàng bạc, và kinh tế vẫn có thể phát triển bình thường giống như trước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ được thành lập vào năm 1913.
Từ năm 1913 đến nay, đồng đô-la “xấu” trên thị trường của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã dần dần loại bỏ đồng đô-la “tốt” (được bảo đảm bằng vàng) của hệ thống dự trữ toàn ngạch. Vì muốn tạo ra một chế độ dự trữ cục bộ nhằm lũng đoạn thế giới tài chính hiện hành đồng thời hất cẳng chính phủ ra khỏi lĩnh vực phát hành tiền tệ, các nhà ngân hàng quốc tế đã huy động mọi kỹ năng có thể, để rồi cuối cùng đã loại bỏ thành công đồng đô-la bạc vào thập niên 60 của thế kỷ 20, đồng thời cắt đứt được mối liên hệ cuối cùng giữa vàng và đồng đô-la vào năm 1971. Từ đây, chế độ dự trữ cục bộ đã hoàn thành sứ mệnh lũng đoạn của mình.
2. Đồng đô-la vay mượn được “biến hoá” như thế nào?
Ngân hàng New York của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ miêu tả đồng đô-la như thế này, “đồng đô-la không thể hoán đổi thành vàng hay bất cứ tài sản nào khác của Bộ tài chính. Nó không mang ý nghĩa thực tế mà chỉ có tác dụng ghi nợ Ngân hàng chỉ tạo ra tiền tệ khi được người đi vay cam kết hoàn các khoản vay của ngân hàng. Ngân hàng thông qua “tiền tệ hoá” các khoản nợ thương mại và tư nhân để tạo ra tiền tệ”.
Sự giải thích của Ngân hàng Chicago thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là: “Ở Mỹ, bất luận tiền giấy hay là tài khoản ngân hàng đều không có đủ giá trị nội tại như một loại hàng hoá. Đồng đô-la Mỹ chẳng qua chỉ là một tờ giấy. Còn tài khoản ngân hàng cũng chỉ là những con số ước lượng ghi trên giấy. Tiền kim loại tuy có một giá trị nội tại nhất định, nhưng lại thường thấp hơn nhiều so với mệnh giá của chúng.
Vậy rốt cuộc, điều gì đã khiến cho những công cụ tiền tệ như ngân phiếu, tiền giấy, tiền đúc kim loại được người ta tiếp nhận theo đúng mệnh giá của chúng trong việc hoàn nợ cũng như các công dụng thanh toán khác? Câu trả lời là lòng tin của con người. Người ta tin rằng bất cứ lúc nào, họ có thể dùng những loại tiền tệ này để hoán đổi thành tài sản khác. Một phần nguyên do trong vấn đề này là chính phủ đã sử dụng pháp luật để ban hành các quy định nên các loại tiền pháp định bắt buộc phải được tiếp nhận”(3).
Nói cách khác, việc tiền tệ hoá dịch vụ cho vay đã tạo ra đồng đô-la, còn mệnh giá của đồng đô-la lại phải do một ngoại lực tác động cưỡng chế. Vậy làm thế nào mà dịch vụ cho vay nợ lại biến thành đô-la được? Nếu muốn hiểu rõ quá trình này, chúng ta cần dùng đến kính hiển vi để quan sát tỉ mỉ cơ chế vận hành hệ thống tiền tệ của Mỹ.
Các độc giả không có chuyên môn về tài chính có lẽ cần phải đọc kỹ nội dung dưới đây mới có thể hiểu được quy trình tạo ra tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và hệ thống ngân hàng. Đây là một bí mật thương mại quan trọng nhất của ngành tài chính phương Tây.
Do chính phủ Mỹ không có quyền phát hành tiền tệ mà chỉ có quyền phát hành công trái, sau đó đem công trái nộp cho Cục Dự trữ Liên bang làm vật thế chấp để có thể phát hành tiền tệ thông qua Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và hệ thống ngân hàng thương mại mà ngọn nguồn của đồng đô-la Mỹ nằm ở công trái.
Bước thứ nhất, Quốc hội phê chuẩn quy mô phát hành công trái, Bộ tài chính sẽ thiết kế công trái thành nhiều loại khác nhau, trong đó loại có kỳ hạn một năm thì gọi là T-bills (Treasury Bills), loại có kỳ hạn từ 2 đến 10 năm thì gọi là T-Notes, còn loại có kỳ hạn 30 năm gọi là T-bonds. Những công trái này có mức lãi suất khác nhau và thời hạn khác nhau, được tiến hành phát mãi công khai trên thị trường. Cuối cùng, Bộ tài chính sẽ đem toàn bộ số công trái không phát mãi được trong giao dịch chuyển qua Cục Dự trữ Liên bang, và Cục Dự trữ Liên bang sẽ thu vào toàn bộ. Trên sổ sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, những công trái này sẽ được ghi vào mục “Tài sản chứng khoán” (Securities Asset).
Do chính phủ Mỹ dùng tiền thu thuế trong tương lai làm thế chấp công trái nên công trái của nước này được coi là “tài sản đáng tin cậy nhất” trên thế giới. Ngay sau khi thu được khoản tài sản này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể sử dụng nó để tạo ra một dạng tiền nợ (Liability) được gọi là “chi phiếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ”. Đây là bước đi quan trọng trong quá trình “biến không thành có”. Tuy nhiên, loại chi phiếu này của Cục Dự trữ Liên bang chẳng có bất cứ loại tiền nào có thể đảm bảo.
Đây là một bước được thiết kế hết sức tinh vi dưới sự nguỵ trang khéo léo. Sự tồn tại của loại chi phiếu này khiến cho chính phủ càng dễ khống chế cán cân cung cầu khi phát mãi công trái. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thu lãi từ khoản tiền cho chính phủ vay, còn chính phủ thì nhận tiền một cách hợp pháp mà không để lộ ra dấu vết trong việc ấn hành một lượng lớn tiền giấy. Rõ ràng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tay không mà bắt được giặc, mọi con số trong sổ sách kế toán hoàn toàn cân đối, tài sản công trái cân bằng với số nợ. Toàn bộ hệ thống ngân hàng được bao bọc một cách khéo léo trong lớp vỏ nguỵ trang này.
Chính bước đi đơn giản mà tối quan trọng này đã tạo nên sự mất công bằng lớn nhất trên thế giới. Số tiền đóng thuế trong tương lai của người dân đã được chính phủ thế chấp cho ngân hàng tư nhân với mục đích vay đô-la. Và cũng bởi phải vay của ngân hàng tư nhân, nên chính phủ phải chịu một mức lãi suất lớn. Sự bất công ấy thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, không nên đem khoản tiền đóng thuế trong tương lai của người dân đi thế chấp, bởi khoản tiền đó vẫn còn chưa được kiếm ra trên thực tế. Điều đó cũng có nghĩa rằng, việc thế chấp cả tương lai tất yếu sẽ khiến cho sức mua của tiền tệ trở nên giảm giá trị, từ đó phương hại đến vấn đề tích luỹ của người dân.
Thứ hai, thuế thu được trong tương lai của dân càng không nên thế chấp cho ngân hàng trung ương tư hữu. Việc các nhà tài phiệt ngân hàng hầu như không phải bỏ tiền ra mà bỗng dưng lại được hứa hẹn bảo đảm bằng tiền nộp thuế trong tương lai của người dân quả là một chiến thuật “tay không bắt giặc” điển hình.
Thứ ba, vì mắc nợ ngân hàng với khoản lợi tức khổng lồ nên chính phủ buộc phải dựa vào nguồn đóng thuế của người dân. Như vậy, điều này cuối cùng lại trở thành gánh nặng của người dân. Người dân không chỉ bị thế chấp tương lai của mình một cách vô thức mà còn phải đóng thuế thật nhanh để chính phủ còn có tiền trả lãi cho ngân hàng trung ương tư hữu. Lượng phát hành đồng đô-la Mỹ càng lớn thì mọi thứ thuế má càng đè nặng lên vai người dân, và cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tồn tại đời đời kiếp kiếp.
Bước thứ hai, ngay sau khi chính phủ liên bang nhận được “chi phiếu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ“ cùng với chữ ký và con dấu đóng phía sau, tấm chi phiếu thần kỳ này lại được gửi vào ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và biến thành khoản “tiết kiệm chính phủ“ (Governmen Deposits) và hiện diện trên tài khoản của chính phủ ở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Bước thứ ba, ngay khi chính phủ bắt đầu tiêu tiền, các chi phiếu chính phủ sẽ tạo nên đợt sóng tiền tệ thứ nhất vỗ vào nền kinh tế. Các công ty và cá nhân nhận những chi phiếu này sẽ đua nhau đem gửi chúng vào tài khoản của họ tại ngân hàng thương mại và số phiếu đó sẽ trở thành khoản tiết kiệm ngân hàng thương mại (Commercial Bank Deposits). Lúc này, chúng thể hiện vai trò kép của mình. Một mặt, chúng là tiền ký gửi vào ngân hàng, và bởi vì những khoản tiền này thuộc quyền sở hữu của người gửi nên sớm muộn cũng phải trả lại cho họ. Nhưng mặt khác, những chi phiếu này lại cấu thành “vốn” của ngân hàng nên ngân hàng có thể sử dụng để cho vay. Tất cả mọi thứ trên sổ sách kế toán đều vẫn cân bằng. Thế nhưng, ngân hàng thương mại lại dựa vào công cụ hữu hiệu là nguồn dự trữ cục bộ để bắt đầu công việc “sáng tạo” ra tiền tệ.
Bước thứ tư, trên sổ sách của ngân hàng, tiền tiết kiệm tại ngân hàng thương mại được tái phân loại thành “dự trữ ngân hàng” (Bank Reserves). Lúc này, từ tài sản thông thường của ngân hàng, loại tiết kiệm này đã trở thành nguồn tiền dự trữ có khả năng tạo ra đồng tiền mới. Theo hệ thống dự trữ cục bộ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho phép ngân hàng thương mại được trích 10% tiền ký gửi làm Quỹ dự trữ (thông thường, ngân hàng Mỹ chỉ giữ lại một khoản hiện kim tương đương 1- 2% tổng số tiền ký gửi, một khoản ngân phiếu tương đương 8- 9% tổng kim ngạch tiết kiệm trong kho tiền tệ của mình để làm Quỹ dự trữ và cho vay 90% khoản tiết kiệm còn lại).
Như vậy, 90% khoản tiết kiệm này sẽ được các ngân hàng sử dụng để phát hành tín dụng.
Tuy nhiên, có một vấn đề phát sinh là, ngay sau khi 90% số tiền ký gửi này được sử dụng để cho người khác vay, nếu người gửi muốn rút tiền thì phải làm thế nào?
Thực ra, khi việc cho vay xảy ra, số tiền cho vay này không còn là những khoản tiền gửi ban đầu mà đã trở thành một khoản tiền mới được sinh ra từ quá trình “biến không thành có”. Số tiền mới này khiến cho tổng số tiền mà ngân hàng nắm giữ lập tức tăng lên 90% so với tiền cũ. Điểm khác biệt so với tiền cũ nằm ở chỗ, tiền mới có thể đem lại nguồn lợi tức cho ngân hàng. Đây chính là làn sóng tiền tệ thứ hai xô vào nền kinh tế. Ngay khi làn sóng tiền tệ thứ hai kéo ngược về ngân hàng thương mại thì tiền mới lại sinh ra nhiều đợt sóng tiếp sau nữa với hạn ngạch giảm dần.
Ngay khi đợt sóng thứ hai mươi mấy kết thúc, dưới sự vận hành nhịp nhàng giữa Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và ngân hàng thương mại, cứ một đô-la công trái có thể tạo ra mười đô-la Mỹ trong lưu thông. Nếu lượng phát hành công trái cũng như lượng tiền được tăng thêm từ các đợt sóng liền tệ vượt quá nhu cầu tăng trưởng kinh tế thì sức mua của đồng tiền cũ sẽ giảm xuống và đây chính là nguyên nhân cơ bản tạo ra nạn lạm phát tiền tệ. Từ năm 2001 đến 2006, khi Mỹ phát hành thêm 3.000 tỉ đô-la Mỹ công trái, một phần tương đối lớn trong số đó được trực tiếp lưu thông. Thêm vào đó, việc chính phủ thu hồi và chi trả lợi tức công trái của nhiều năm trước đã khiến cho đồng đô-la sụt giá thảm hại, trong khi giá nhiều loại nhu yếu phẩm, bất động sản, dầu lửa, giáo dục, y tế, bảo hiểm lại luôn tăng lên.
Tuy nhiên, đại đa số công trái phát hành thêm hoàn toàn không được trực tiếp nhập vào hệ thống ngân hàng mà được các ngân hàng trung ương nước ngoài, các tổ chức phi tài chính của Mỹ hoặc các cá nhân mua vào. Trong tình huống này, do người mua trả bằng đồng đô-la thực của mình nên đô-la mới hoàn toàn không được tạo ra. Chỉ khi nào Cục Dự trữ Liên bang và bộ máy ngân hàng của Mỹ mua công trái thì đồng đô-la mới được sản sinh ra. Đây chính là nguyên nhân để nước Mỹ có thể tạm thời khống chế nạn lạm phát tiền tệ. Nhưng số công trái được nắm giữ bởi các ngân hàng nước ngoài sớm muộn gì cũng sẽ đến lúc đáo hạn. Thêm vào đó, lãi suất cũng cần phải được hoàn trả nửa năm một kỳ (công trái kỳ hạn 30 năm). Lúc này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ phải tạo ra đồng đô-la mới một cách bất khả kháng.
Xét về bản chất, chế độ dự trữ vàng cục bộ kết hợp với hệ thống tiền tệ vay mượn chính là thủ phạm của nạn lạm phát tiền tệ dài hạn. Dưới chế độ bản vị vàng, kết quả tất yếu là lượng phát hành chứng chỉ ngân hàng dần dần vượt quá lượng dự trữ vàng và khiến cho bản vị vàng tất nhiên phải giải thể. Trong khuôn khổ Hiệp ước Bretton Woods, khả năng sụp đổ của hệ thống hối đoái vàng là hoàn toàn có thể. Còn ở chế độ tiền tệ pháp định thuần tuý, không thể tránh khỏi nạn lạm phát ác tính, cuối cùng sẽ dẫn đến suy thoái nghiêm trọng trên phạm vi toàn thế giới.
Dưới sự chi phối của nguồn tiền tệ vay mượn, nước Mỹ sẽ mãi mãi không thể hoàn trả hết nợ quốc gia, nợ công ty và nợ tư nhân, bởi vì ngày nước Mỹ hoàn trả hết nợ cũng sẽ chính là ngày đồng đô-la biến mất. Tổng nợ của Mỹ chẳng những sẽ không giảm xuống mà còn sẽ giống như “hiệu ứng tuyết lăn”, tổng lượng nợ của Mỹ sẽ không ngừng tăng lên theo nhu cầu tăng trưởng tự nhiên của nền kinh tế, đồng thời tốc độ tăng nợ cũng diễn ra ngày một nhanh hơn.
3. Công nợ của Mỹ và tờ “hoá đơn tạm“ của người dân châu Á
Vào thập niên 80 của thế kỷ 20, Mỹ đã phát hành một số lượng lớn công trái với lãi suất vô cùng cao. Lượng công trái này có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư tư nhân cũng như các tổ chức phi tài chính. Các nhà ngân hàng trung ương nước ngoài cũng nhân cơ hội này nhảy vào. Trong quá trình tái sử dụng, dòng đô-la hiện có này sẽ tạo ra một số đồng tiền mới.
Đến thập niên 90, do hạ gục được một số loại tiền tệ cạnh tranh chủ yếu trên thế giới nên công trái Mỹ vẫn được coi là có giá. Giá nhập khẩu các loại hàng hoá thường ngày hết sức rẻ mạt trong khi tiền tệ của các nước thuộc thế giới thứ ba đang ngày càng trở nên mất giá. Nước Mỹ đã có những ngày tháng hoàng kim với mức tăng trưởng cao và nạn lạm phát hầu như rất thấp.
Từ năm 2001 đến nay, do ngân sách cho cuộc chiến chống khủng bố tăng mạnh và các loại công trái kỳ hạn được phát hành với số lượng lớn từ thập niên 80 liên tiếp đáo hạn cũng như việc chi trả lãi suất ngày càng lớn nên Mỹ phải phát hành nhiều công trái hơn nữa để thay thế cho lượng công trái cũ. Từ năm 1913 đến năm 2001, trong vòng 87 năm, Mỹ đã phát hành lượng công trái trị giá khoảng 6.000 tỉ đô la. Còn từ năm 2001 đến năm 2006, trong thời gian hơn 5 năm ngắn ngủi, Mỹ đã phát hành thêm một lượng công trái trị giá gần 3.000 tỉ đô-la. Tổng lượng công trái của Mỹ đã lên đến 8600 tỉ đô-la, tăng 2,55 tỉ USD mỗi ngày. Tiền chi trả lãi suất công trái của chính phủ chiếm vị trí thứ ba trong ngân sách chi tiêu của chính phủ, chỉ xếp sau chi phí y tế và quốc phòng, mỗi năm trả lãi gần 400 tỉ đô-la, chiếm 17% tổng thu nhập tài chính của nước này.
Từ năm 1982 đến năm 1992, tốc độ phát hành tiền tệ của Mỹ bình quân tăng thêm 8%. Nhưng từ năm 1992 đến năm 2002, tốc độ phát hành đã đạt mức 12%. Bắt đầu từ năm 2002, do nhu cầu chi tiêu cho cuộc chiến chống khủng bố và kích thích nền kinh tế đang ngấp nghé suy thoái, trong tình hình lãi suất sau chiến tranh gần như ở mức thấp nhất, tốc độ phát hành thêm của đồng đô-la Mỹ đã đạt mức 15%.
Thực ra, nếu nhìn vào biểu đồ gia tăng công trái của Mỹ thì tất cả những điều này đều là tất yếu.
Trong lịch sử loài người vẫn chưa có một quốc gia nào mà mức dự chi tương lai lại vượt giới hạn cho phép một cách nghiêm trọng như vậy. Mỹ không những đã chi tiêu tài sản của người dân nước mình mà còn chi tiêu cả tài sản tương lai của người dân các nước khác. Bất cứ một người nào có hiểu biết về đầu tư cổ phiếu đều có thể nhận ra rằng, đường cong của biểu đồ này cuối cùng sẽ dẫn đến tình trạng gì.
Kể từ sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001, để cứu vãn thị trường cổ phiếu và thị trường công trái, Alan Greenspan đã giảm lãi suất đồng đô-la từ 6% xuống còn 1%, bất chấp hậu quả mà nó gây ra, khiến cho đồng đô-la Mỹ tràn ngập trên toàn thế giới. Và cuối cùng thì mọi người cũng hiểu ra rằng, đồng đô-la Mỹ chẳng qua chỉ là tờ giấy có in hoa văn màu xanh. Những người nắm giữ đồng đô-la Mỹ trên toàn thế giới hầu như cùng dốc vốn vào các loại tài sản quý như bất động sản, dầu mỏ, vàng, bạc hay hàng hoá chủ lực. Một nhà đầu tư người Pháp nói: “Người New York có thể phát hành tiền giấy đô-la, nhưng chỉ có Chúa mới có thể phát hành được dầu mỏ và vàng”. Hậu quả là, giá dầu thô tăng từ 22 đô-la Mỹ/thùng lên 60 đô-la Mỹ/thùng, giá vàng, bạc, bạch kim, niken, đồng, kẽm, chì, đậu tương, đường, cà phê, ca cao đều tăng giá từ 120% đến 300% so với giá của năm 2002. Nhưng các nhà kinh tế học vẫn phát biểu chắc nịch rằng, tỉ lệ lạm phát tiền tệ chỉ dao động ở mức 1%-2%. Khi đề cập đến vấn đề này, có lẽ mọi người sẽ nhớ đến câu nói của Mark Owen rằng: trên thế giới có ba kiểu nói dối: những lời nói dối, những lời nói dối đáng chết và những con số thống kê.
Điều khiến cho người ta bất an là tổng nợ của nước Mỹ đã lên đến 44.000 tỉ đô-la. Những khoản nợ này bao gồm công trái liên bang, công trái của các bang và công trái chính phủ các địa phương, nợ quốc tế và các khoản nợ tư nhân. Những khoản nợ này nếu tính bình quân thì mỗi người dân Mỹ phải gánh chịu một khoản nợ gần 150 nghìn đô-la Mỹ, như vậy, một gia đình bốn người phải gánh một khoản nợ gần 600 nghìn đô-la Mỹ. Trong các khoản nợ tư nhân, điều khiến người ta chú ý nhất chính là các khoản cho vay mua nhà và khoản nợ tín dụng với những con số khổng lồ. Nếu như tính theo lãi suất cố định là 5% thì với 44.000 tỉ đô-la, mỗi năm người dân cần phải chi trả một khoản lãi suất lên đến 2.200 tỉ đô-la, gần như tương đương với tổng thu nhập tài chính cả năm của chính phủ liên bang Mỹ. Gần 70% trong toàn bộ các khoản nợ được tạo ra từ năm 1990 trở về sau.
Nước Mỹ hiện tại đã không thể phát động cuộc chiến tranh lãi suất cao như đầu thập niên 80 để bóc lột các nước thuộc thế giới thứ ba, vì nước Mỹ cũng là một con nợ thâm niên và bất cứ chính sách lãi suất cao nào cũng đều đồng nghĩa với vấn đề tự sát kinh tế.
Việc “tiền tệ hoá“ các khoản vay mượn cộng thêm vấn đề dự trữ vàng cục bộ chính là những yếu tố tạo ra bội chi tài sản tương lai của người dân Mỹ. Đến năm 2006, tổng số tiền đóng thuế thu nhập cá nhân của 300 triệu người dân Mỹ chỉ lưa lại ở chính phủ liên bang trong một khoảng thời gian ngắn rồi sau đó lập tức được chuyển toàn bộ vào ngân hàng để chi trả lãi suất của đồng đô-la vay mượn. Chính phủ không được phép sử dụng một đồng thuế nào của người dân. Ngân sách dành cho giáo dục ở địa phương chủ yếu dựa vào nguồn thu thuế sản xuất tại địa phương đó. Việc xây dựng và duy tu các con đường cao tốc trên toàn nước Mỹ được lấy tử nguồn thuế dầu khí, còn chi phí chiến tranh đối ngoại thì lấy từ thuế doanh nghiệp do các công ty Mỹ cống nạp. Nói cách khác, ba trăm triệu người dân Mỹ đã bị các nhà ngân hàng “thu thuế gián tiếp“ trong suốt mấy chục năm và vẫn tiếp tục bị bóc lột hết năm này qua năm khác. Khoản tích luỹ của người dân Mỹ lại bị các nhà ngân hàng róc thêm một lớp nữa thông qua việc “thu thuế tồn tại” và lạm phát tiền tệ dài hạn.
Trước hết, khoan hãy bàn về việc liệu con nợ ở Mỹ có khả năng hoàn trả hết các khoản nợ chồng chất hay không.
Vấn đề là chính phủ Mỹ không thể và cũng không nghĩ đến chuyện thanh toán hết công nợ. Chính phủ Mỹ luôn tìm cách để phát hành thêm công trái mới nhằm ngấm ngầm thay thế lượng công trái cũ và cái vòng tuần hoàn này cứ lặp đi lặp lại mãi mãi. Ngân hàng Philadenphia thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã chỉ ra rằng, “Nhiều nhà phân tích cho rằng, công trái là thứ tài sản hết sức hữu dụng, thậm chí còn được coi là phúc âm của nền kinh tế. Họ cũng cho rằng, không cần giảm lượng công trái xuống”.
Nếu như một cá nhân có thể dựa vào những khoản nợ vay ngày càng nhiều để tạo ra một cuộc sống xa xỉ mà chẳng cần phải hoàn trả nợ nần thì có lẽ chẳng còn việc nào dưới gầm trời này lại tốt hơn thế. Điều này hiện đang được cổ vũ và phát huy ở Mỹ. Các nhà kinh tế học cho rằng, không có sự khác biệt nào về bản chất giữa việc dùng những khoản nợ gia tăng không ngừng để hưởng thụ “cuộc sống thiên đường” và việc tổ chức in ấn nhiều tiền giấy hơn để có thể có được cuộc sống giàu sang vương giả.
Các học giả này còn chỉ trích các quốc gia châu Á trong việc tích luỹ quá nhiều tài sản khiến cho nền kinh tế thế giới trở nên mất cân bằng. Cái thứ luận điệu ngớ ngẩn này đủ để chứng minh sự suy đồi về đạo đức của họ như thế nào.
Người dân châu Á đã cóp nhặt, tích luỹ bao nhiêu năm để có một số tiền nhất định, nhưng lại bị các nhà tài phiệt ngân hàng hút vào cuộc “thí nghiệm vĩ đại” có quy mô chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.
Nhu cầu đối với công trái Mỹ của các nền kinh tế châu Á “hướng đến xuất khẩu” cũng tương tự như việc chịu cho kẻ khác hút máu vậy. Một khi không được hút máu, toàn thân chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu, bứt rứt. Nước Mỹ cũng vui vẻ dùng thứ công trái “vĩnh viễn không hoàn trả” này để viết biên lai tạm thời cho người dân châu Á.
Summers, cựu Bộ trưởng tài chính Mỹ đã chỉ ra rằng, nếu như bình quân mỗi tuần Trung Quốc ngừng mua một lượng công trái trị giá mấy trăm triệu đô-la của Mỹ, thì nền kinh tế Mỹ sẽ gay go to, nhưng kinh tế Trung Quốc cũng sẽ gặp không ít phiền phức khi ngành xuất khẩu vào Mỹ giảm sút. Trên thực tế, đôi bên đã rơi vào trạng thái “cân đối khủng bố tài chính”.
4. Thị trường sản phẩm tài chính phái sinh
Nếu theo cách tính lãi gộp thì mỗi năm có ít nhất 2.000 tỉ đô-la được tạo ra để chi trả lãi suất và đi vào lưu thông. Chỉ cần một phần nhỏ trong khoản tiền lãi này cũng đủ để tạo nên nạn lạm phát tiền tệ. Tuy nhiên, có một điều kỳ lạ là, chỉ số tiêu dùng (CPI) của Mỹ lại hầu như không thể hiện rõ mức độ lạm phát. Vậy các nhà ngân hàng quốc tế đã chơi trò ảo thuật gì?
Bí quyết là cần phải có đầu ra cho lượng tiền tệ phát hành thêm. Đó chính là thị trường sản phẩm tài chính phái sinh - một công cụ tài chính gây nên nạn lạm phát dị thường trong mười mấy năm trở lại đây.
Hai mươi năm trước, tổng giá trị danh nghĩa (National Value) của các sản phẩm tài chính phái sinh trên toàn thế giới gần như bằng không. Nhưng đến năm 2006, tổng quy mô của thị trường này đã đạt đến 370 nghìn tỉ đô-la Mỹ, tương đương gấp 8 lần tổng GDP của toàn thế giới. Tốc độ và quy mô tăng trưởng của thị trường này vượt xa sức tưởng tượng của loài người.
Bản chất của sản phẩm tài chính phái sinh là gì? Cũng giống như đồng đô-la Mỹ, sản phẩm tài chính phái sinh cũng là một loại phiếu nơi! Hơn thế nữa, chúng là một gói nợ, một tập hợp nợ, một container nợ, một kho nợ, núi nợ.
Những khoản nợ này được xem là tổ hợp đầu tư bổ xung vốn cho quỹ đối xung và được công ty bảo hiểm cùng quỹ hưu trí xem như vốn bỏ vào tài khoản. Những khoản nợ này được giao dịch, được kéo dài thời hạn, kiềm chế, lôi kéo, chuyển động, bổ xung hoặc rút ra. Đây là một bữa tiệc thịnh soạn của sự vay mượn và nói một cách hình ảnh hơn - là bữa tiệc thịnh soạn cho một canh bạc. Đằng sau những công thức số học phức tạp, chỉ có hai lựa chọn, mỗi một bản hợp đồng đều là một lần đánh bạc, mỗi một lần đánh bạc đều phải có thắng thua.
Cho dù đã là con bạc cỡ bự hàng mấy trăm nghìn tỉ đô-la Mỹ, nhưng khi đã bước vào chiếu bạc thì cần phải có nhà cái. Vậy ai là nhà cái trong canh bạc kia? Đó chính là 5 ngân hàng lớn nhất của Mỹ. Họ là những con bạc VIP mà công việc của họ là “buôn bán vị thế nhà cái”.
Trong báo cáo về tình hình thị trường tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại quý hai năm 2006, Bộ tài chính Mỹ đã chỉ ra 5 ngân hàng lớn nhất của Mỹ là J.P. Morgan Chase, tập đoàn ngân hàng Hoa Kỳ và ba ngân hàng nữa chiếm đến 97% tổng sản phẩm tài chính phái sinh của 902 ngân hàng với 94% thu nhập. Trong các loại sản phẩm tài chính phái sinh của các ngân hàng, loại sản phẩm lãi suất (Interest Rate) chiếm đến 83% toàn bộ giao dịch buôn bán với giá trị danh nghĩa là 98,7 nghìn tỉ đô-la Mỹ(4).
Trong số các chủng loại sản phẩm lãi suất, Interest Rate Swap (loại sản phẩm mà theo đó, trong một kỳ hạn nhất định, một bên sẽ hoán đổi một dòng lãi suất của mình lấy dòng lãi suất của đối phương, giao dịch trong trường hợp này thường không chạm đến tiền vốn - ND) chiếm ưu thế tuyệt đối. Công dụng chủ yếu của nó là lấy “giá thành thấp hơn” để “mô phỏng” sự vận động của công trái có lãi suất cố định dài hạn. Cơ quan sử dụng công cụ này nhiều nhất chính là hai doanh nghiệp lớn tại Mỹ được chính phủ đỡ đầu (Government Sponsored Entity), Freddie Mac và Fannie Mae. Hai công ty tài chính siêu cấp này dùng việc phát hành công trái ngắn hạn để hỗ trợ vốn cho những khoản vay bất động sản lãi suất cố định 30 năm. Ngoài ra, các công ty này còn dùng sản phẩm “Interest Rate” để đối xung với sự rủi ro của biến đổi lãi suất tương lai.
Trong số các sản phẩm phái sinh lãi suất từ 98,7 nghìn tỉ đô la Mỹ này, J.P. Morgan Chase độc chiếm phần quan trọng nhất, chiếm đến 74 nghìn tỉ. Trong lĩnh vực tài chính, việc tiến hành đầu tư với tỉ lệ vốn lo:l được coi là hết sức “liều lĩnh”, còn tỉ lệ 100:1 thì đó là dạng đầu tư “điên khùng”.
Quỹ quản lý vốn dài hạn (Long Term Capital Management) quỹ đối xung siêu cấp nổi tiếng trong những năm 90 dưới sự chỉ đạo chính của hai vị tiến sĩ đoạt giải thưởng Nobel trong lĩnh vực kinh tế học - đã xây dựng nên thiết bị phần cứng của hệ máy tính tiên tiến nhất trên thế giới cho mô hình số học đối xung rủi ro phức tạp nhất thời đó. Khi đầu tư với tỉ lệ cán cân này, nếu không để ý thì nhà đầu tư sẽ thua sạch túi và thậm chí còn kéo cả hệ thống tài chính của thế giới sụp đổ theo(5). Thứ mà ngân hàng J.P. Morgan Chase đang làm trên thực tế là buôn bán vị thế “nhà cái” trên thị trường sản phẩm tài chính phái sinh. Tuyệt đại đa số nhà đầu tư muốn đề phòng khả năng lãi suất tăng cao đột biến trong tương lai, trong khi J.P. Morgan Chase lại đảm bảo rằng trong tương lai, lãi suất sẽ không tăng lên cho người đầu tư, và thứ mà nó bán chính là một loại bảo hiểm như vậy.
Điều gì có thể khiến cho J.P. Morgan Chase dám mạo hiểm đến như vậy trong việc dự đoán mức độ biến đổi lãi suất thứ mà chỉ có Greenspan và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ biết đến? Đáp án hợp lý chỉ có một, bản thân J.P. Morgan Chase chính là một trong những cổ đông lớn nhất của ngân hàng New York thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, mà ngân hàng này là một công ty tư doanh. J.P. Morgan Chase không chỉ biết được tin tức về sự thay đổi lãi suất sớm hơn những người khác, mà còn là người xác lập các chính sách thay đổi lãi suất, trong khi uỷ ban Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tận Washington chỉ là một cơ quan hành chính mà thôi. Sự thay đổi về chính sách lãi suất hoàn toàn không giống như kiểu bỏ phiếu quyết định lâm thời tại những kỳ hội nghị của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ như người ta vẫn tưởng tượng. Đương nhiên, quá trình bỏ phiếu là giống y như thật, nhưng người bỏ phiếu ngay từ đầu đã bị các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế dàn xếp một cách chủ ý.
Cho nên, việc mà J.P. Morgan Chase làm chính là mua đi bán lại nhằm kiếm lời. Điều này cũng có nghĩa rằng, J.P. Morgan Chase là một công ty có thể khống chế lượng mưa nhân tạo, còn thứ nó bán là bảo hiểm lũ lụt tràn lan. Đương nhiên là nó biết được khi nào thì lũ lụt đến, thậm chí là lũ lụt sẽ nhấn chìm những nơi nào. Albert Einstein đã từng nói rằng, Chúa không tung súc sắc. J.P. Morgan Chase dám chơi trò buôn bán vị thế “nhà cái“ trên thị trường sản phẩm tài chính phái sinh và họ sẽ không tung súc sắc như Chúa trong câu nói của Einstein.
Cùng với đà tăng trưởng có tính chất bùng nổ của thị trường sản phẩm tài chính phái sinh, sự giám sát của chính phủ đã trở nên lạc hậu. Phần lớn hợp đồng sản phẩm tài chính phái sinh được tiến hành bên ngoài thị trường giao dịch chính quy, được gọi là “giao dịch qua quầy”.'Trong chế độ kế toán, thật khó mà so sánh giao dịch sản phẩm tài chính phái sinh với giao dịch thương mại thông thường, và đương nhiên, việc so sánh giữa kế toán thuế vụ và hạch toán tư sản lại càng là điều khó mà thực hiện. Do quy mô của nó rộng lớn, tỉ lệ cán cân tài chính chênh lệch nghiêm trọng, rủi ro của đối thủ khó kiểm soát, chính phủ giám sát lơi lỏng, cho nên những việc này đối với thị trường tài chính chẳng khác nào một quả bom hạt nhân hẹn giờ, chỉ chờ lệnh là nổ tung.
Chỉ cần một lượng lớn đồng đô-la Mỹ được phát hành thêm và chảy ngược từ nước ngoài về, chỉ số lạm phát tiền tệ sẽ được khống chế chặt một cách kỳ tích. Tương tự, một khi thị trường tài chính phái sinh sụp đổ, chúng ta sẽ nhận ra được cơn bão tài chính và sự khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất từ khi xã hội loài người xuất hiện đến nay.
5. Các doanh nghiệp được nhà nước bảo trợ: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thứ hai
Rất nhiều cơ cấu tài chính dường như không hiểu được tính chất rủi ro của các công trái ngắn hạn do các doanh nghiệp được nhà nước bảo trợ (GSE) phát hành. Các nhà đầu tư trái phiếu hiểu rằng, việc đầu tư của họ hoàn toàn có thể tình được rủi ro tận dụng của GSE. Nguyên nhân là khi xảy ai khủng hoảng, họ nghĩ rằng mình có đủ thời gian dự kiến để có thể hưởng lợi từ những công trái ngắn hạn này. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, khi khủng hoảng tài chính xuất hiện, chi trong mấy giở đồng hồ hoặc tối đa là vài ngày, những công trái ngắn hạn của GSE sẽ hoàn toàn mất đi tính thanh khoản. Cho dù nhà đầu tư có thể chọn cách rút lui, nhưng khi mọi nhà đầu tư cùng tháo chạy thì không ai có thể thoát được Cũng giống như khi mọi người chen nhau đổi tiền mặt ở ngân hàng, những công trái ngắn hạn này không thể chuyển thành tiền mặt một cách nhanh chóng. Nói tóm lại, việc người ta tranh nhau bán tháo các công trái của GSE sẽ không thể thành công (6).
William Boal, Chủ tịch Ngân hàng Saint Louis , thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, năm 2005.
Doanh nghiệp được Nhà nước bảo trợ ở đây chỉ hai công ty cho vay bất động sản lớn nhất là Fannie Mae và Freddie Mac được chính phủ Mỹ trao quyền đặc biệt. Hai công ty này phụ trách mảng xây dựng thị trường thứ cấp cho các khoản cho vay bất động sản của Mỹ. Tổng giá trị công trái do hai công ty này phát hành được bảo đảm bằng bất động sản lên đến 4 nghìn tỉ đô-la. Trên thực tế, phần lớn trong khoản cho vay bất động sản 7 nghìn tỉ đô-la mà hệ thống ngân hàng Mỹ đã phát hành đều được bán cho hai công ty này. Họ đã biến những khoản thế chấp bất động sản dài hạn này thành công trái MBS, sau đó bán ra cho các cơ quan tài chính của Mỹ và các ngân hàng trung ương châu Á tại thị trường phố Wall. Giữa công trái MBS mà họ đã phát hành và các khoản cho vay khế chấp bất động sản mua được từ các ngân hàng có một độ chênh lệch và khoản này trở thành nguồn lợi nhuận của hai công ty nói trên. Theo thống kê, Mỹ có 60% ngân hàng nắm giữ vốn công trái của hai công ty này, vượt hơn 50% vốn ngân hàng(7) với tư cách là công ty lên sàn, Fannie Mae và Freddie Mac đều lấy việc theo đuổi lợi nhuận làm hướng phát triển.
Đối với họ, việc trực tiếp nắm giữ khoản vay khế chấp bất động sản càng thêm có lợi cần theo đuổi. Trong tình huống này, mức dao động lãi suất và hoàn trả nợ trước hạn khế chấp và rủi ro tín dụng đều sẽ do họ tự đảm đương. Trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu quá trình tăng lãi suất liên tục từ năm 2002, Fannie Mae và Freddie Mac lại bắt đầu mua vào một lượng lớn và trực tiếp nắm giữ các khoản vay khế chấp bất động sản với tổng giá trị đến cuối năm 2003 là 1.500 tỉ đô-la.
Với tư cách là một tổ chức tài chính gánh chịu một khoản nợ lớn như vậy vốn cần phải cẩn thận tránh rủi ro, Fannie Mae và Freddie Mac coi sách lược quan trọng nhất chính là làm sao để cho nguồn vốn và kỳ hạn của các khoản vay ăn khớp với nhau, vì nếu không thì khó mà khống chế được rủi ro của dao động lãi suất. Tiếp đến, cần phải tránh dùng vốn ngắn hạn đảm bảo cho các khoản nợ dài hạn.
Phương pháp truyền thống chính là phát hành công trái có thể thu hồi dài hạn (Callable Bonds), khiến cho thời hạn của vốn và nợ trở nên tương đương nhau đồng thời ấn định chênh lệch lãi suất. Như vậy, có thể hoàn toàn tránh được hai rủi ro lớn là dao động lãi suất và hoàn trả trước thời hạn khế chấp.
Thế nhưng, trên thực tế, hai công ty này lại chủ yếu sử dụng công trái cố định dài hạn và công trái ngắn hạn để tiến hành huy động vốn. Quy mô của quá trình và hành vi huy động vốn ngắn hạn cao đến mức các khoản công trái ngắn hạn trị giá 30 tỉ này cần phải được lưu chuyển, đẩy các công ty này vào thế rủi co cao độ.
Để tránh rủi ro của dao động lãi suất, các công ty này cần phải chọn sách lược đối xung phức tạp, như sử dụng các khoản nợ chưa trả và “lãi suất vượt kỳ“ (Interest Rate Swap) tạo ra một kiểu tổ hợp của “nợ ngắn hạn + dòng hiện kim lãi suất cố định tương lai” nhằm mô phỏng hiệu quả của công trái dài hạn. Họ cũng cần kết hợp hoán đổi giữa các quyền lựa chọn (Swaption) để đối xung với rủi ro hoàn trả trước kỳ hạn khế chấp. Ngoài ra, họ còn sử đụng sách lược “đối xung động thái không hoàn bị” (Imperfect Dynamic Hedging), “phòng thủ trọng điểm” đối với dao động mãnh liệt của lãi suất khả năng ngắn hạn, còn đối với lãi suất dài hạn ổn định thì sử dụng phương pháp “nới lỏng phòng bị”. Nói chung, với các phương pháp này, Fannie Mae và Freddie Mac hoàn toàn giữ thế chủ động trên thị trường.
Vì muốn thu được nhiều lợi nhuận hơn nữa, Fannie Mae và Freddie Mac còn mua vào một lượng lớn công trái MBS do chính mình phát hành ra. Mới nghe thì điều này dường như không hợp lý lắm, tại sao đơn vị phát hành ra công trái ngắn hạn lại đi mua công trái dài hạn của chính mình?
Chuyện lạ có cái lý của chuyện lạ. Fannie Mae và Preddie Mac là đơn vị kinh doanh lũng đoạn của thị trường cho vay bất động sản thứ cấp được chính phủ Mỹ trao quyền và gián tiếp bảo đảm cho hai công ty này. Gọi là gián tiếp vì chính phủ Mỹ cung cấp một hạn ngạch tín dụng với số lượng nhất định đối với hai công ty này để có thể dùng đến trong tình huống khẩn cấp. Ngoài ra, Cục Dự trữ Liên bang có thể tính toán khấu hao đối với công trái của Fannie Mae và Freddie Mac, hay nói cách khác ngân hàng trung ương có thể trực tiếp tiến hành tiền tệ hoá công trái của họ. Gần nửa thế kỷ nay, trừ công trái của Mỹ, vẫn không có công trái của bất cứ công ty nào có vinh dự đặc biệt này. Do thị trường nắm rõ rằng, công trái do Fannie Mae và Freddie Mac phát hành có giá trị tương đương như đồng đô-la nên độ tin cậy của chúng chỉ đứng sau công trái quốc gia Mỹ. Bởi vậy mà mức lãi suất của công trái ngẩn hạn do họ phát hành ra chỉ cao hơn so với công trái quốc gia, và chính vì có được nguồn vốn như vậy mà các công ty này chẳng dại gì mà không mua lại công trái dài hạn của mình để kiếm lời.
Có thể nói rằng, xét ở mức độ nhất định, công trái của hai công ty này đang phát huy vai trò của công trái Bộ tài chính Mỹ. Trên thực tế, hai công ty này đã trở thành “Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thứ hai”, tạo nên tính thanh khoản lớn cho hệ thống ngân hàng của Mỹ, đặc biệt là những khi chính phủ không tiện ra mặt. Đây chính là nguyên nhân tại sao sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tiến hành tăng lãi suất liên tục 17 lần như vậy mà tính thanh khoản trên thị trường tài chính tính vẫn rất cao.
Hành vi kiếm lời của chính phủ từ việc dùng công trái ngắn hạn GSE mua công trái MBS dài hạn cùng với sự huy động vốn với giá thành cực thấp của các nhà ngân hàng quốc tế trên thị trường đồng yên Nhật, rồi đến hành vi dùng cán cân bội số lớn mua quyền kỳ hạn của công trái Mỹ đã tạo nên tình trạng nóng bỏng dị thường cho các loại công trái dài hạn (công trái quốc gia và công trái MBS kỳ hạn 30 năm).
Vậy là sau một hồi do dự, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ quay lại với thị trường công trái dài hạn của Mỹ. Và như vậy, dự trữ của các nước khác có thể tiếp tục giúp sức cho “cuộc thử nghiệm động cơ vĩnh cửu của nền kinh tế” nước Mỹ. Trên bữa đại tiệc thịnh soạn của dục vọng, người ta tiếp tục hoan lạc điên cuồng.
Chỉ có điều, ảo giác cuối cùng cũng vẫn chỉ là ảo giác. Trong khi các doanh nghiệp được nhà nước bảo trợ tiếp tục chuốc rượu trong màn hoan lạc điên cuồng thì nguồn vốn tự có của họ đã hạ xuống dưới mức 3,5% - một mức độ hết sức rủi ro. Phải gánh vác những khoản nợ hàng mấy nghìn tỉ đô-la với mức lãi suất luôn biến động trong khi lượng vốn lại thấp như vậy, các công ty được nhà nước bảo trợ đã khiến cho Greenspan mất ăn mất ngủ. Do gần như phụ thuộc vào công cụ tài chính phái sinh, rốt cuộc sách lược đối xung của các doanh nghiệp được nhà nước bảo trợ có thể đối đầu được với sự kiện bột phát bất ngờ hay không?
William Boal - Chủ tịch Ngân hàng Saint Louis thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - rất lo lắng về khả năng phải đương đầu với mức lãi suất kinh hoàng của các doanh nghiệp được nhà nước bảo trợ. Sau khi phân tích tình hình của biên độ dao động lãi suất mỗi ngày của công trái quốc gia Mỹ trong 25 năm qua, ông ta đã rút ra kết luật rằng:
Giả sử một năm có 250 ngày giao dịch, xác suất xảy ra dao động lãi suất cường độ loại này là một năm hai lần, mà không phải là tám năm một lần như người ta tính toán. Mô hình phân bố trạng thái đã phán đoán sai hoàn toàn mức độ rủi ro dao động của lãi suất. Dao động cường độ siêu lớn vượt quá sai lệch tiêu chuẩn 4,5 hoặc lớn hơn đã xảy ra mười một lần trong 6.573 ngày giao dịch, loại dao động cấp đặc biệt này sẽ đủ để đánh sụp một công ty phụ thuộc vào cán cân cân bằng tài chính. Còn một điểm quan trọng nữa là dao động siêu cấp này có khuynh hướng bùng nổ tập trung, có nghĩa là trong một khoảng thời gian ngắn, một công ty sẽ bị chấn động mạnh nhiều lần. Đối xung không hoàn bị trong tình huống lãi suất dao động dữ dội sẽ dẫn đến sự thất bại triệt để của công ty này (8).
Chú thích : trong hình đường nhạt màu biểu thị phạm vi sai lệch 3,5 so với tiêu chuẩn Đường dao động lãi suất hằng ngày công trái kỳ hạn 10 năm của Mỹ trong 25 năm nay (ngày 1 tháng 5 năm 1987 đến ngày 1 tháng 5 năm 2004 ).