Chương 2
Tác giả: Song Mai
Hoàng Uyên mân mê chiếc nơ xanh trong tay. Cô cài lên tóc. Chiếc nơ ánh sắc vàng xanh làm gương mặt cơ rạng rỡ thêm. Trọng Nam thật tâm lý mới chọn cho cô món quà ấy.
Hôm nay là sinh nhật của cô. Ngày sinh của cô cũng lại mồng ba Tết đầu xuân, ngày nghỉ ở trường. Mọi người đang rộn ràng đón xuân sang, sao lòng cô lạl không vui.
Mấy hôm nay, khu biệt thự của Trọng Nam, khách khứa không mời đến thâu đêm suốt sáng. Nam có, nữ có ... tất cả đều rất sang trọng. Vú Năm phục vụ liền tay. Sáng nay, mẹ cô vẫn còn ngủ vì đêm qua họ vui chơi đến khuya ... Những lúc Trọng Nam tiếp khách bận rộn, cô phải phụ mẹ giúp Trọng Nam nhiều việc như chạy bàn dọn đẹp, nên giờ cô cũng rất uể oải. Bù lại, Trọng Nam tặng cho mẹ con cô nhiều quà, bánh do khách mang lại mà anh không sử dụng.
Xem ra, đối với cô, anh rất hào phóng. Hoàng Uyên thơ thẩn trong vườn hoa.
Cô tưới hoa thay mẹ.
Ánh ban mai và không khí buổi sớm làm cô dễ chịu hơn. Hoàng Uyên chợt thấy cảnh ở đây thơ mộng quá. Một hòn giả sơn, nước chảy róc rách êm đềm.
Cây dạ nhật xõa xuống buông tàn. Tượng mấy vị tiên ngồi câu cá. Quanh co núi là những ngôi chùa thấp thoáng. Con người thật tài, giàu tưởng tượng. Một cảnh thiên nhiên rộng lớn được thu nhỏ như bức tranh sinh động hiện ra trước mắt.
Hoàng Uyên chợt muốn di du lịch nơi nào có núi rừng, thiên nhiên hùng vĩ thật đẹp. Cô sẽ vẽ tất cả với niềm đam mê của mình. Trọng Nam cũng khéo tưởng tượng. Anh là họa sĩ đa tài. Gần anh, cô thấy như gần Thái Sơn được che chở, bảo vệ, nâng niu.
Nhưng gần đây cô nhận ra giữa anh và cô có sự khác biệt vô cùng. Sự khác biệt giữa chủ và tớ, giữa thầy trò và nhất là sự sang hèn rõ rệt.
Vú Năm thường đe nẹt con gái:
– Cậu Hai rất tốt vớí mẹ con ta, nhưng con nên nhớ chúng ta là người ăn kẻ ở trong nhà. Con phải xử sự đúng mức, hiểu chưa?
Hoàng Uyên hơi chột dạ hỏi lại mẹ:
– Thưa mẹ, con đâu có làm gì quá đáng.
Dáng điệu không vui, vú Năm thở dài:
– Mẹ thấy hình như cậu Trọng Nam quan tâm đến con.
Cô reo lên hồn nhiên:
– Như vậy không tốt cho mẹ con ta sao? Mẹ từng ước có một chỗ ăn, ở dể cho con học tốt sao bây giờ lại ...
Cô ngưng giọng nhỉn mẹ. Vú Năm lắc đầu chậm rãi đáp:
– Mình ăn nhờ ở đậu nhà người ta. Mẹ chỉ nhắc con thôi chứ không có gì!
Hoàng Uyên thấy mẹ u buồn. không nói gì, cô không hiểu nổi lòng người mẹ. Tại sao bà cứ bảo cô không được gần bọn nhà giàu nhỉ? Người giàu như Trọng Nam thì có điều gì xấu. Chính anh giúp mẹ con cô vượt qua bao khó khăn vất vả trong cuộc sống kia mà.
Hoàng Uyên từ nhỏ đã mồ côi cha. Mẹ cô kiếm ăn từng bữa, nuôi cô khôn lớn bằng gánh chè đậu đỏ hàng ngày của mình.
Một hôm, Hoàng Uyên còn nhớ cô đã khóc ngất bên mẹ khi bà bị đưa vào bệnh viện, tay chân xây xát, cả gánh chè bị đổ cả ra đường.
Vú Năm bị xe tông khi đi trên vỉa hè. Người lái chiếc xe ấy là tài xế của thầy Trọng Nam vội vã đưa bà vào bệnh viện.
Hiểu hoàn cảnh của vú Năm, Trọng Nam cho mẹ con Hoàng Uyên ở trong khu biệt thự của anh. Vú Năm trở thành người giúp việc cho gia đình Trọng Nam. Còn Hoàng Uyên được đi học tiếp, ước nguyện thành họa sĩ của cô đã thành. Hai mẹ con tá túc trong căn nhà kho sạch sẽ, một nơi khá sung túc đối với họ. Mẹ Hoàng Uyên còn điều gì không hài lòng?
Hoàng Uyên thở dài. Cô ngước nhìn khu biệt thự rộng lớn đồ sộ. Chủ nhân của nó là một chàng trai phong lưu, giàu có, một họa sĩ. Cô chợt nghĩ ai sẽ là chủ nhân của ngôi biệt thự này sau Trọng Nam.
Bạn bè của anh rất nhiều nhưng cô chưa thấy anh nhắc đến ai là người cầm giữ trái tim anh. Hay là anh ấy để ý đến mình? Hoàng Uyên vui ngay với ý nghĩ ấy và cô cũng buồn thê thiết vì ý nghĩ ấy. Làm gì có chuyện Trọng Nam yêu cô, có chăng chỉ là đùa!
Tuổi mơ mộng lắm điều khó nói. Hoàng Uyên xao xuyến cả tâm hồn khi cô ao ước được Trọng Nam chăm sóc, chiều chuộng. Cô nhớ cái nắm tay vô tình hôm nào sao mà dịu dàng, ấm áp quá. Cô ước mãi điều ấy đến với mình.
Ra ngoài, đi chơi với anh, Hoàng Uyên thấy anh tha thiết quá. Anh nói chuyện rất có duyên, anh chiều chuộng cô hết lời.
Nhưng ở trong khu biệt thự này, cô không khác gì một đầy tớ chỉ biết vâng lời chủ không địa vị, không tiền bạc; cô chỉ là con hầu cho anh sai vặt, những lúc ấy, dưới mắt anh, cô như không hiện hữu. Hoàng Uyên đi tới đi lui trong khu vườn mà tâm trạng bất an.
– Hù!
– Á, trời ơi? Chắc em vỡ tim mất.
Hoàng Uyên giật bắn người, cô nhìn anh trách nhỏ.
– Em đâu phải con thỏ đế! - Trọng Nam cười to trên tay cầm một chiếc túi rất xinh đứng sát cô - Làm gì sáng sớm đã để tâm hồn mình gởi tận đâu đâu rồi?
Cô phụng phịu vẻ hờn dỗi:
– Sao anh biết? Chỉ giỏi đoán mò!
– Không! Anh là nhà tâm lý học, anh có thể đoán được các cô đang nghĩ gì, làm gì, thích ai và ở đâu.
– Giỏi thế à! - Hoàng Uyên buột miệng khen - Đâu, anh thử đoán xem em đang nghĩ gì.
Trọng Nam nghiệng nghiêng đầu, hai tay cho vào túi quần, dáng cao cao của anh tựa vào lan can rất ấn tượng. Anh cười mỉm:
– Sao em không hỏi anh đang tìm ai, có phải anh đang trăn trở về người ấy không?
Hoàng Uyên bứt một chiếc lá cẩm nhung xé vụn ra:
– Em đâu có phải nhà tâm lý như anh đâu mà đoán già đoán non chứ.
Lại cười nhếch môi, anh lấy trong túi quần một chiếc hộp xinh xắn màu đó bọc nhung đưa lên trước mặt cô:
– Anh đố em biết vật gì bên trong?
Hoàng Uyên nhìn chăm chăm vào món quà:
– Có lẽ là một báu vật.
Anh lắc đầu:
– Báu vật làm gì anh dám mang ra ngoài này chứ. Đoán lại đi bé!
– Ư, một chiếc nhẫn ... Anh định tặng người yêu mình phải không?
– Sai luôn.
– Vậy thì ... cái gì mà nhỏ xíu đựng trong này nhỉ! - Hoàng Uyên nhíu mày cố tìm đáp án - Em chịu thua.
– Không chịu khó động não nghe cô bé! Đây là quà sinh nhật của em đó.
Hoàng Uyên mở tròn đôi mắt nhìn anh, cô chớp nhẹ rèm mi để hạt châu của mình không trào ra. Cô run giọng xúc động:
– Em ... em không dám nhận. Tấm lòng của anh đối với em lớn quá. Một câu chúc trong ngày sinh nhật của em cũng đủ rồi, đâu cần phải quà cáp.
Trọng Nam ngồi xuống chiếc xích đu gần đó, nói nhỏ nhẹ:
– Chuyện nhỏ! Tấm lòng người ta ít ai thấy, chỉ có thể cảm nhận qua hành động cụ thể thôi bé. Em đừng áy náy nữa, đây là chuyện bình thường của anh.
Miễn em ngoan, hiền, nghe lời anh là đủ anh vui rồi, hiểu chưa.
Hoàng Uyên nhận lấy chiếc hộp nhỏ, trong lòng chứa chan bao hy vọng về thứ tình cảm nào đang nhen nhúm trong cô.
– Em sẽ giữ kỹ nó bên mình!
Trọng Nam cười tỏ vẻ bất cần:
– Em cứ sử dụng đi. Nếu hư, anh sẽ mua cho em thứ khác. Một chiếc nhẫn nhỏ thôi mà, đâu phải kim cương, hột xoàn gì đâu.
Hoàng Uyên hơi bất ngờ trước câu tuyên bố của anh. Thì ra, tặng quà với anh là thích thì tặng, hư bỏ chắng có ý nghĩa gì. Ngược lại, Hoàng Uyên rất trân trọng từng món quà anh tặng cho cô; đẹp xấu đều quý cả. Cô nghĩ đó là tấm lòng chân thành của anh đối với cô mà người khác không hề có.
Trong cô đã nhen nhúm một ngọn lửa tình yêu lạ lùng, chỉ có cô mới hiểu được điều ấy mà thôi.
Hoàng Uyên cầm chiếc hộp, tẩn mẩn xoay xoay chiếc nơ xinh làm cho Trọng Nam bật cười khanh khách:
– Em làm gì vậy bé. Thích lắm à? Nào, vào nhà đi, anh sẽ tặng em nhiều thứ nữa:
Hoàng Uyên dợm bước theo. Chợt vú Năm xuất hiện ngay trước mắt Trọng Nam. Bà cúi đầu không nhìn hai người.
– Thưa, cậu chủ có khách. Nãy giờ tôi tìm cậu, không ngờ cậu ở đây. Họ chờ hơi lâu. Mời cậu!
Trọng Nam hơi giật mình. Anh lấy lại bình tĩnh bằng cái cười gượng:
– À! Tôi định vào ngay. Vú Năm cứ sửa soạn cho tôi vài món. Hoàng Uyên phụ vú Năm giùm tôi nhé!
Nghe lời ra lệnh của anh, Hoàng Uyên nhanh nhảu ''dạ'' to rồi bước theo cậu chủ. Vú Năm gọi nhỏ:
– Hoàng Uyên đứng lại mẹ bảo!
– Dạ, chuyện chi ạ.
– Cậu chủ vừa nói gì với con?
Hoàng Uyên nhăn nhó:
– Mẹ ơi! Mẹ sao đa nghi quá. Chẳng lẽ con và cậu Hai không thể nói chuyện vui vẻ sao. Cậu Hai là chủ, là thầy của con mà. Thầy trò đang bàn chuyện vẽ tranh.
Cô dối mẹ một cách trơn tru. Vú Năm hình như không tán thành nhưng cũng không lý do gì bắt bẻ con. Bà nói:
– Thôi, vào phù với mẹ. Nhớ lời mẹ dặn đó, nếu có chuyện gì xảy ra, mẹ chết cho con xem.
Chuyện gì là chuyện gì? Sao mẹ cô lại đoán già đoán non thế? - Hoàng Uyên nghĩ thầm. Cô không muốn mẹ hỏi lại chút nào.
– Mẹ! Con không muốn làm mẹ buồn đâu, mẹ yên trí nha!
Giọng ngọt ngào, cử chỉ vuốt ve của Hoàng Uyên làm cho vú Năm tin tưởng.
Bà cảm thấy mình đã lo sợ thái quá. Cô bé đã khôn lớn rồi, lại được ăn học đâu ngây thơ dại dột như bà ngày xưa. Vú Năm nhìn vẻ tươi trẻ, xinh xắn của con, bà chạnh lòng và lo sợ. Ngày ấy, bà cũng xinh đẹp như cô bây giờ. Biết bao chàng trai đeo đuổi nhưng bà chẳng bằng lòng.
Nỗi lòng của bà vẫn tê tái đến bây giờ. Nỗi lo sợ, ám ảnh vẫn ăn sâu vào tâm trí bà. Cầu trời đừng cho bao giờ lặp lại điều ấy, bà sợ lắm. Sợ từ khi sanh Hoàng Uyên, cô con gái xinh đẹp. Ngày ngày, cô như một nụ tầm xuân vừa hé, quanh cô biết bao cánh bướm, đàn ong chờ cánh hoa bừng nở, chập chờn, đua lượn nhởn nhơ.
– Thôi, vào giúp mẹ đi, kẻo cậu chủ chờ!
– Hoàng Uyên vào đây, tôi nhờ chuyện này! - Tiếng Trọng Nam vang lên như ra lệnh.
Hoàng Uyên chờ lệnh của vú Năm. Thấy thế, bà giục:
– Đi đi keo cậu ấy phiền.
– Cô mang tất cả các ly tách này xuống bếp và dọn bàn lại giùm tôi nha!
– Dạ.
– Này, nhớ làm sinh tố đu đủ, nước dừa, cả bơ, sầu riêng, mít nữa.
– Mỗi thứ một ly à?
– Cứ làm đi, hỏi hoài? - Trọng Nam bỗng gắt gỏng.
– Anh Trọng Nam! Cô gái này là ai vậy anh?
Gịong cô gái không xinh đẹp nhưng ăn mặc rất diêm dúa cất lên gần chỗ hai người Hoàng Uyên thấy Trọng Nam quay sang cô gái, cười to. Cái cười của anh không tự nhiên lắm.
– Cô ấy là em họ của tôi ở dưới quê.
Hoàng Uyên nghe tiếng cô gái cười nắc nẻ:
– Hèn gì mà quê quê làm sao ấy.
– Tại tính cô ấy giản dị, cô đừng cười Hoàng Uyên. - Trọng Nam bênh vực cô.
– Mới đụng cô em đã bênh chằm chặp. Có người anh trai như anh tốt quá.
Cho em đăng ký làm em họ anh được không?
Cô gái rất bạo dạn bước đến ôm lấy cánh tay anh lôi đi trước đôi mắt ngạc nhiên của Hoàng Uyên:
– Anh Trọng Nam vào nhà đi, tụi bạn chờ anh cả buổi. Thiệt là ... ông họa sĩ hôm nay lạ quá.
– Buông anh ra đi Ly Ly, các bạn cười chết!
Không ai cười anh đâu, Trọng Nam. Để cho Ly Ly mượn anh làm người mẫu của nó một chút, có gì mà ngại.
Một cô gái tóc nhuộm vàng uốn cong cầu kỳ rất trẻ trung cười to xen vào:
– Xem kìa, chẳng hợp chút nào! Anh Trọng Nam là khách lãng tử hào hoa, ai lại đi bên cạnh một cành hoa ''bông bụp''.
Cô gái tên Ly Ly bĩu môi nhưng không giận:
– Ta là hoa bông bụp, còn mi là thứ gì, hoa mắc cỡ hay hoa cắc ké.
Cả mấy cô gái cười vang. Trọng Nam xen vào cũng đùa theo họ:
– Hoa gì cũng đẹp cả. Hoa đồng nội càng quý hơn.
Cô gái xinh đẹp ngồi gần Ly Ly nãy giờ mới lên tiếng:
Trọng Nam khéo nịnh phụ nữ! Các cô là hoa đồng nội anh ấy khen. Còn hoa quý phái anh bỏ cho ai nhỉ?
Trọng Nam cả cười:
– Nói chung, hoa nào tôi cũng yêu cả. Tôi không nỡ bỏ qua một vẻ đẹp nào.
– Ồ! Đúng là giọng điệu của một công tử đa tình, lãng mạn. Nhưng anh không thể yêu tất cả đâu, anh chàng tham lam ạ.
Cô gái xinh đẹp dài giọng chê trách Trọng Nam. Cả bọn nhìn cô không chớp mắt. Ly Ly kéo tay bạn, lắc lắc:
– Hồng Huệ! Bạn không thích đàn ông đa tình sao?
Cô gái trừng mắt:
– Để làm gì? Gặp anh chồng như thế có mà điên tiết. Suốt ngày cứ hết hoa này đến bông nọ, đảm bảo bạn không điên cũng bị khùng khùng vì ghen thôi.
Vô phúc mới lấy phải một anh chàng đa tình lãng tử.
Ly Ly phản đối:
– Nhưng mình lại thích có người yêu hào hoa phong nhã, thế mới thú chứ.
Cô gái trề môi mỏng dính:
– Lảng xẹt thì có!
Hoàng Uyên mang thức uống vào. Cô rón rén đứng bên ngoài chờ đám bạn ''nữ quáí' của Trọng Nam cãi nhau. Trọng Nam lên tiếng:
– Hoàng Uyên! Sao lâu quá vậy? Mau đặt vào bàn đi. Họ chờ cô khô cả cổ họng kìa.
Bị quở trách một cách vô lý trước mặt mọi người, Hoàng Uyên cảm thấy tự ái và hơi giận Trọng Nam. Ly Ly kéo tay Hoàng Uyên, giới thiệu với các cô gái:
– Các bạn biết ai đây không?
Mọi người đưa mắt nhìn cô lạ lẫm:
– Ai vậy?
Ly Ly cười to:
– Là một đóa hoa đồng nội, em họ của Trọng Nam đó các bạn.
– Thế à! Sao cô ấy quê mùa quá. Em của một họa sĩ nổi tiếng lại như thế à!
Giống người ở quá! - Một cô vô tình phát biểu - Trọng Nam, sao lại để em gái mình tệ thế.
Trọng Nam hơi nóng mũi. Anh nhìn Hoàng Uyên vẻ không thiện cảm:
– Em mau vào trong phụ vú Năm mang thức ăn ra đãi khách. Nhớ mang mấy chai rượu Tây đến giùm tôi!
Bị sai vặt đến mỏi cả chân, Hoàng Uyên ấm ức, thất vọng về Trọng Nam.
Lúc anh tiếp đãi bạn bè sang trọng của anh, cô lại trở thành kẻ dư thừa. Họ chê cô quê mùa. Anh cáu gắt với cô, làm mặt lạ. Hoàng Uyên bóp nhẹ đôi chân. Đã mười giờ đêm mà đám bạn của anh vẫn vui đùa bên anh. Họ hát karaoke vang động. Nhạc xập xình. Tiếng cười nói hòa vào nhau tạo thành âm thanh rền rĩ.
Cô không dám nghỉ vì sợ ông chủ gọi dọn dẹp. Vú Năm đã mệt phờ mấy ngày nay. Tết nhất ở gia đình nhà giàu thật sang trọng và bận rộn. Vú Năm không khéo sẽ ngã bệnh vì công việc quá tải.
Cô muốn giúp mẹ nghỉ sớm nhưng vú Năm không cho. Hoàng Uyên đâm ra giận Trọng Nam hết sức. Cô lầng lặng trở về phòng mình. Cô chợt nhớ chiếc hộp có chiếc nhẫn vàng xinh xắn. Cô đeo vàơ tay rồi ngắm nghía. Rất vừa vặn.
Phải nói Trọng Nam có đôi mắt thần kỳ, anh ấy đã đem lại cho cô niềm vui lẫn nỗi buồn. Hoàng Uyên lẳng lặng ngồi thừ ra. Cô nghe văng vẳng bên tai lời của cô bạn Trọng Nam dè bỉu cô. Hoàng Uyên thấy tự ái dâng lên cồn cào. Anh ấy coi bạn là quan trọng, sống hết mình vì bạn. Đây là nhóm bạn thứ mười đến biệt thự trong bốn ngày nay. Hoàng Uyên không thể hiểu nổi anh. Cô mệt mỏi ngáp dài, nằm úp mặt trên tấm nệm nhở, rồi chìm nhanh vào giấc ngủ đầy mộng mị, bất an.
Hoàng Uyên rầu rĩ nhìn bánh xe lép xẹp rồi nhìn bầu trời vần vũ, mây đen kéo đến đầy trời.
– Tự dưng lại xì bánh, thật là xui xẻo. Vậy mà nhỏ Hạ Mai vẫn bặt tăm.
Vừa lầm bầm, cô vừa dắt chiếc xe đạp đến bên lề đường. Cũng may sắp đến trường rời. Cô nói với bác sửa xe đạp:
– Bác làm ơn vá giùm cháu chiếc xe.
– Được cô cứ để đó chút xíu tôi vá ngay.
Cơn mưa chiều đột ngột đổ xuống làm mặt đường bốc khói. Hoàng Uyên vội rẽ nhanh vào trường. Cô chạy thẳng đến thư viện. Mới một giờ, thư viện còn vắng tanh.
Hoàng Uyên đi một mình đến đây thường xuyên. Thư viện to lớn, mênh mông trải dài ra. Mải mê ngắm các bức tranh cổ điển của các hợa sĩ treo trên tường, Hoàng Uyên bước dần về các ảnh mẫu phù điêu trong các ngôi chùa cổ ở Nhật Bản lúc nào không hay.
Cô ngồi xuống ngắm nghía các mẫu vật một cách say sưa. Một vài người bước qua mặt cô, Hoàng Uyên không để ý đến. Chợt cô nghe một vị khách nói nhỏ nhỏ phía bên trái mình với cô hướng dẫn thư viện bằng tiếng Việt lai Nhật hơi khó nghe. Giọng nói ấy cô nghe quen quen. Hoàng Uyên ngẩng đầu lên.
Ansaki ... Hắn cũng đến đây. Quả là trái đất tròn, kẻ thù của ta xuất hiện rồi.
Thì ra, Ansaki cũng nghiên cứu ảnh các bức tranh lập thể, ngồi cách cô không xa.
Hoàng Uyên giận không thể tả. Hình như Ansaki không nhận ra cô hay hắn cố tình lờ đi. Cô định gọi anh ta và mắng cho một trận nhưng Ansaki đang trao đổi với cô thủ thư của thư viện điều gì trông tâm đắc lắm. Cô sợ lên tiếng sẽ bị chê là mất lịch sự nên cố ngồi lặng im quan sát. Cô chờ cơ hội để chanh chua cho hắn biết tay, nhưng tìm mãi chưa có lý do gì để tiếp cận hắn cả.
Hoàng Uyên ngồi thủ thế như mèo rình chuột, cô quan sát anh thay vì nhìn vào các bức phù điêu. Qua cặp kính cận, Ansaki lại tỏ ra rất trí thức, lịch sự, không giống như mẫu người cà chớn mà cô đã gán cho anh. Anh ta giả vờ khéo thật.
Cô thủ thư bước đi chỗ khác, Ansaki lại chăm chú ngắm nghía, tìm hiểu các bức tranh. Anh ta ghi ghi chép chép gì đó vào sổ tay không để ý xung quanh mình. Hoàng Uyên chỉ chờ cơ hội này, cô hắng giọng khiêu chiến:
– Hèm!
Vẫn im lặng. Mạnh ai nấy chúi mũi vào công việc riêng của mình. Ansaki vẫn chẳng ngẩng lên. Cô hắng giọng lần nữa.
Bất ngờ, Hạ Mai lao ào vào thư viện trước sự ngạc nhiên của mọi người. Cô la to:
– Hoàng Uyên lại đây xem nè? Tin vui lắm? Tin vui lắm, vui cho bạn đó.
Hoàng Uyên sửng cồ ngay:
– Nè, thư viện chứ không phải cái chợ đâu mà ồn ào, không sợ phiền hàng xóm à?
Hạ Mai nhận ra sự vô duyên của mình, cô le lưỡi, rụt cổ:
– Chết! Tớ quên. Nhưng chuyện vui lắm. À! Hàng xóm đó hả? Canh me đặng “vồ mồi” hả?
– Nè, ý mi bảo ta là mèo hả? Coi chừng đó!
Hạ Mai giấu tấm ảnh phía sau lưng, nhún tới nhún lui vẻ trêu chọc:
– Không xem thì thôi! Mình có công mang tin vui đến cho mọi nhà, vậy mà không biết ơn mà còn giở trò đáng ghét. Ta đi đây!
– Ê? Đứng lại, con quỷ kia! Mi có tin ta giở nghề ra với miếng võ gia truyền mi sẽ đo cái thư viện này không?
Hạ Mai không sợ, còn trêu già thêm, cô dứ dứ tấm ảnh trên tờ rơi trước mặt nhử bạn:
– Nè, ảnh của ''công chúa Lọ Lem'' đó, xem không?
Hoàng Uyên hoảng hồn nhảy như đỉa phải vôi. Cô chồm tới định giật tấm ảnh.
– Đưa cho ta xem, nhanh đi!
– Đừng lo, mi chẳng lọ lem chút nào cả.
– Thật không Hạ Mai?
Hoàng Uyên rất vui vì nghĩ ảnh của mình rất xinh đẹp. Sợ bị hố, cô năn nỉ Hạ Mai:
– Cho mình xin đi, đừng có đùa! Đem lại cho mình xem kỹ một chút thôi!
Hạ Mai thấy gliơng mặt sáng rực của bạn xịu xuống thảm thương liền đặt tờ rơi lên bàn. Đúng là ảnh cô rồi. Rất đẹp lại ấn tượng nữa. Bức chân dung của cô rất tươi tắn đang nghiêng đầu làm duyên in trên tờ quảng cáo, xung quanh toàn tiếng Nhật thật đẹp. Hoàng Uyên thắc mắc:
– Lạ nhỉ! Sao gương mặt lọ lem của mình lại xinh đẹp thế kia chứ. Không thể nào tin được. Vậy mà nhỏ Mai dám hù dọa ta là ''mèo ngaó' làm ta rầu hơn nửa tháng nay muốn thúi cả ruột luôn.
Hạ Mai khoát khoát tay ra hiệu:
– Ghê quá! Làm sao ta có thể chịu nổi chứ?
– Chịu nổi cái gì?
– Rầu thúi ruột ấy!
– Ối trời! Người gì hay bắt bẻ quá. Thấy ghét!
Hoàng Uyên cứ ngắm mãi tấm ảnh của mình. Cô thở phào nhẹ nhõm. Bây giờ Ansaki mới ngẩng nhìn lên. Hạ Mai gọi nhỏ:
– Người ta đến kìa?
– Ai?
Hoàng Uyên giật mình định giấu tờ rơi. Nhưng vị khách không mời đã hiện ra trước mặt cô cười cười, nụ cười thật hiền lành dễ mến.
– Chào cô, cô người mẫu xinh đẹp.
– Anh vừa bảo gì? - Hạ Mai xen vào nhanh như chớp.
– Người mẫu chính là cô ấy!
Ansaki lại chỉ vào Hoàng Uyên làm cô sung sướng tự hào.
– Anh có nhầm không? Hoàng Uyên không phải là người mẫu?
Hạ Mai cố cãi lại. Trong khi Hoàng Uyên lại thích chí, cô xem hàng chữ ghi bằng tiếng Nhật bên dưới tờ rơi trên bức quảng cáo:
''Người mẫu Hoàng Uyên''.
– Á! Vui quá! Thích quá!
Hoàng Uyên hồn nhiên reo lên trước mặt Hạ Mai và Ansaki. Anh chỉ cười và lắc đầu trước cái hồn nhiên ấy. Hạ Mai vờ ganh tỵ:
– Xì! Người mẫu thì có gì lớn chứ! Ta được hãng dinh dưỡng mời quảng cáo sữa voi còn chưa thèm nhận kìa. Có gì mà ham ... thấy phát ghét!
– Ô! Kỳ chưa? Đừng có ganh tỵ nghe bạn, xấu lắm. Ta mà làm người mẫu, ta sẽ cho mi đi theo trang điểm, sửa soạn cho ta được không? Nói chung là ...
– Là ở đợ cho mi hả? Còn khuya!
Hoàng Uyên nheo nheo mắt trong rất nhí nhảnh. Lúc này cô tươi trẻ hơn bao giờ hết:
– Hổng phải! Mi là chuyên viên trang điểm cho người mẫu mà.
– Ờ, cũng được, ta tạm nghe lời mi đó.
Hoàng Uyên quay sang Ansaki, nói lời xin lỗi. Cô cúi thật thấp kiểu người Nhật:
– Dạ, xin lỗi anh Ansaki, em làm phiền anh quá.
– Không có chi! Đó là nhiệm vụ của tôi mà. Hai cô vui lắm lại xinh đẹp nữa.
– Ô! Có người khen rồi. - Hạ Mai kêu lên, bấu vai bạn đau điếng - Chỉ có mi chê ta mà thôi.
Hoàng Uyên nhìn Hạ Mai, ra hiệu:
– Có khách mà cứ ồn ào mãi y như con nít. Mai mốt, ta không cho mi đi theo.
– Xí? Ai thèm theo mi, ta tự đi được. Ta xin anh Ansaki làm người mẫu. Coi chừng mi không tranh lại ta đâu.
Ansaki thấy hai gái cứ đùa nhau rất vui, anh hỏi Hoàng Uyên:
Cô cũng nghiên cứu về nghệ thuật sao?
– Dạ .... Còn anh, hình như rất thích những bức tranh lập thể?
– Vâng, tôi rất mê hội họa nhất là trường phái tranh lập thể, vừa có cái mềm mại của tranh, vừa có cái dữ đội của đường nét hình khối.
– Ôi! Anh am hiểu về tranh hơn bọn em rồi. Chắc phải xin thọ giáo.
Hạ Mai chờ cơ hội xen vào ngay:
– Bọn em là sinh viên trường Mỹ thuật. Và đây là một họa sĩ lập thể tương lai đó.
Nghe Hạ Mai giới thlệu về mình như thế, Hoàng Uyên bật cười:
– Hạ Mai sáng nay ăn trúng bắp rang, anh đừng tin cô ta.
Cô nghênh mặt cự nự:
– Ta ăn bắp rang đỡ hơn mi mắc bệnh tự cao. Chưa chi đã ...
– Hì hì ... Mình tự hào chút về nhan sắc trời cho. Bạn bè thế nào cũng hưởng xái.
– Ừ há!
Ansaki thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn Hoàng Uyên một cách kín đáo rồi anh tủm tỉm cười. Trước cái nhìn ấy, Hoàng Uyên cũng nhận ra. Hình như anh chàng đang để ý cô thì phải. Còn cái cười của anh có duyên lạ. Con trai gì mà cứ tủm tỉm, không như Trọng Nam, cái cười của Trọng Nam có gì không thật lòng trong đó.
Tự dưng Hoàng Uyên lại so sánh Ansaki với Trọng Nam. Lạ nhỉ! Ansaki cũng rất đẹp trai, mái tóc anh cắt gọn gàng, khuôn mặt trắng trẻo như con gái nhất là giọng nói rất mềm mại. Nói chuyện với anh tự dưng cô thấy mình phải từ tấn, dịu dàng hơn. Đúng là phong cách người Nhật:
kín đáo, nhẹ nhàng.
Hoàng Uyên là người rất thích bắt chước. Nếu được gần Ansaki, cô sẽ học tập anh ngay.
Hạ Mai bỗng hỏi Ansaki một câu bất ngờ khi cô cầm ảnh của Hoàng Uyên lên xem:
– Anh Ansaki? Em nhớ khuôn mặt Hoàng Uyên hôm ấy ''mèo ngaó' sao bây giờ đẹp quá vậy. Anh khéo chụp ảnh, người mẫu xấu cũng thành đẹp.
Ansaki gật đầu, anh nhìn lén Hoàng Uyên lần nữa:
– Đó là nghệ thuật của nhiếp ảnh, xóa các vết xấu không cần thiết để tạo một tấm ảnh đẹp.
Hoàng Uyên tự nhiên nhìn anh:
– Thấy gương mặt người ta dính lọ mà anh cũng chụp được. ' Thật là ác.
– Nhưng cô xem bức ảnh tôi chụp cho cô đâu có xấu phải không?
Hoàng Uyên nhẹ nhàng gật đầu về biết ơn. Cô vẫn trách móc:
– Biết vậy, em đã không thèm lo!
– Cô lo gì?
– Lo xấu, lo thiên hạ cười, bạn bè sẽ đặt biệt danh “người mẫu mèo ngao" đó anh ạ.
– Lo đến ốm hết mấy kí lô. Anh nhìn xem, Hoàng Uyên ốm hơn anh gặp phải không?
Hạ Mai tài lanh nói một hơi. Ansaki chăm chú nhìn cô hơi sửng sốt:
– Thế à? Tôi vô tình làm cô lo, cho tôi xin lỗi. Hôm ấy gấp quá nên tôi không kịp nói với cô. Vả lại vết lọ trên mặt càng làm cô xinh hơn, đâu có xấu mà cô sợ. Tôi định giữ lại một tấm ảnh ấy làm kỷ niệm nhưng sợ cô phiền nên không dám.
Không chờ Hoàng Uyên lên tiếng, Hạ Mai tranh thủ:
– Anh cứ rửa nhiều tấm ảnh như thế tặng bọn em làm mẫu để vẽ tranh nha!
Hoàng Uyên đẩy nhẹ ''chiếc xe lú' nhiều chuyện sang bên, cười:
– Cô ấy nói chơi, anh đừng tin.
– Không! Em nói thật! Dễ gì tìm được tấm ảnh ''người mẫu lọ lem'' làm mẫu cho những bức tranh lạ, để em vẽ thi trên báo Tuổi trẻ cười chắc ẵm giải nhất.
Lại nổ! Ansaki xem ra rất thích hai cô gái này. Anh ngồi xuống ghế ở thư viện lục tìm kiếm vật gì đó trong chiếc giỏ đen mang bên người, vừa tìm vừa nói với Hạ Mai:
– Nếu cô muốn có ảnh mẫu, tôi sẽ tặng cô.
– Ôi! Hoan hô anh!
Hạ Mai leo lên, Hoàng Uyên sợ bất lịch sự, không hài lòng mắng Hạ Mai:
– Đi đâu cũng xin xỏ, xấu ơi là xấu!
– Kệ tui! Mai mốt tui có, đừng có theo xin nghe chưa?
– Ai mà thèm! - Hoàng Uyên nghênh mặt.
Ansaki cầm ra một phong bì làm Hạ Mai ngạc nhiên:
– Anh nói ảnh, tranh gì mà, sao xẹp lép thế?
Ansaki thoáng chưng hửng một giây rồi gật đầu xin lỗi:
– À! Chuyện tranh, ảnh tôi hứa sẽ tìm cho cô. Còn đây là số tiền nhỏ thù lao cho người mẫu chụp ảnh quảng cáo cho tôi. Xin trao cho Hoàng Uyên.
Hoàng Uyên ngớ người ra như người vừa nằm mơ:
– Em là người mẫu thật sao? - Cô vội xua tay từ chối - Dạ, em không dám nhận đâu. Anh có cần thì gọi em, em chỉ đứng làm mẫu cho anh và xin lại ảnh của mình thôi.
Ansaki vẫn cầm phong bì đưa cho cô:
– Không có gì! Cô làm mẫu rất tốt, ảnh cô đăng lên, tôi cũng được thù lao.
Và đây là tiền công của người mẫu.
Ôi! Trước cũng người mẫu, sau cũng người mẫu, thích thật. Hoàng Uyên thấy vui lắm, tinh thần cô phấn chấn lạ hơn là lấy tiền.
Sòng phẳng quá! Nhưng Hạ Mai thì khác, cô lanh chanh theo Ansaki, hỏi:
– Tiền này anh trả cho Hoàng Uyên thật à? Đúng rồi, cô ấy là người mẫu của trường Mỹ thuật. Mỗi lần vẽ người, thầy hay cho cô ấy làm người mẫu xinh đẹp. Anh trả bao nhiêu? Để xem coi!
Hạ Mai nhận giùm bao thư cho bạn sau cái gật đầu của Ansaki. Cô kiểm tra lại số tiền trước mắt anh. Hoàng Uyên chột dạ nhưng vì đang vui vẻ cô không để ý thái độ của anh và Hạ Mai. Hạ Mai nói với Ansaki khi nhẹ kéo tay anh ra xa:
– Con nhỏ người mẫu này khó tính lắm. Anh muốn đưa tiền công hay gì đó cứ đưa cho em. Bọn em là bạn thân, chị em không hà!
– Vậy cô nhận giùm cô ấy. Tôi cám ơn cô.
“Tít ... tít ...” tín hiệu từ chiếc điện thoại di động trong túi Ansaki vang lên cắt ngang câu chuyện hai người. Ansaki bước về phía trái thư viện tiếp cuộc điện.
Hạ Mai nhìn theo nháy mắt cho Hoàng Uyên thích thú:
– Trời ơi! Cá đã cắn câu rồi. Đã quá!
– Hạ Mai! Mi lẩm bẩm cái gì vậy?
– Mi làm người mẫu. Chúng ta có tiền tiêu xài sướng quá!
– Thiệt là kỳ, đã bảo đừng nhận!
Ansaki quay trở lại, anh cầm chiếc xắc lên, cúi thấp chào hai cô gái:
– Tôi xin lỗi, vì có chuyện gấp. Hôm nào, chúng ta sẽ gặp lại.
Nhìn Hoàng Uyên thật trìu mến, anh tiếp:
– Cô nhận giùm số tiền nhỏ nha. Coi như là công lớn của cô, người mẫu xinh đẹp ạ.
Lại khen! Hoàng Uyên quên cả đáp lời cô cúi đầu thật thấp chào lại. Ansaki nói với Hạ Mai:
– Cô nhận giùm bạn. Cám ơn nha!
– Thank you! Thank you! .... Good bye. See you again.
Hạ Mai xổ một tràng tiếng Anh khi anh nói lời cảm ơn bằng tiếng Nhật.
Hoàng Uyên đáp lại bằng tiếng Nhật. Còn Hạ Mai không hiểu họ nói gì nên cứ nói ''thanh kiêú' liên tục. Chờ Ansaki đi xa, Hạ Mai sà xuống ghế bày tiền ra đếm. Đôi mắt cô nàng mở to reo lên:
– Trời ơi! Cô Lọ Lem gặp hoàng tử có khác. Chẳng những chụp ảnh đưa lên báo nổi tiếng mà còn được thưởng tiền công. Ôi! Sung sướng quá. Sao mi 1ại gặp vận hên vậy Hoàng Uyên?
Lúc bấy giờ Hoàng Uyên mới cầm phong bì lên. Cô vui mừng khôn xiết vì lần đầu tiên cô kiếm được số tiền ''năm trăm ngàn'' một cách nhẹ nhàng như thế!
– Ôi! Năm trăm ngàn! Anh chàng hoàng tử này đang mua cô người mẫu chắc. Làm gì chụp mấy tấm ảnh mà năm trăm ngàn chứ! Hay là Bạch mã hoàng tử đã yêu say đắm nàng Lọ Lem nên tặng quà sính lễ cho cô ta:
– Quỷ này lại suy diễn lung tung! Tiền ít cũng nói, tiền nhiều cũng rên. Bây giờ chúng ta xử lý số tiền này đi vì trong đó cũng có công của mi đó Hạ Mai.
Hoàng Uyên chì chiết nói lẫy Hạ Mai, không ngờ cô ta lại cười toe:
– Mi đúng là bạn tốt. Xử lý thì xử lý, để ta tính cho. Lâu lâu mi mới gặp ''độ~lớn'' ngu gì bỏ qua, uổng phí của trời.
– Ê! Công của ta nha, không phải tự trên trời rơi xuống đâu?
Hoàng Uyên cãi lại. Hạ Mai trêu bạn:
– Công gì chứ! Lúc nãy ta không lấy làm gì có mà bày đặt. Ai đời người ta trả tiền lại õng ẹo:
''dạ thôi, em phiền anh quá, anh bỏ công chụp ảnh cho em là đủ rồi. Tiền bạc là chuyện nhỏ, tình cảm mới là chuyện lớn, em không nhận đâu ... '', nghe mà phát ớn?
Bị Hạ Mai nhại lại lời nói lúc nãy của cô nói với Ansaki, Hoàng Uyên trợn tròn mắt, vừa tức vừa nực cười. Cái giọng đanh đá thêm thắt của cô ta nghe sao mà phát ghét. Con quỷ này, mình mắc nợ nó hay sao mà cứ lẽo đẽo lải nhải không để cô yên chút nào.
Hoàng Uyên hăm dọa:
– Có im đi không! Ta nói vậy bao giờ? Mi ngon nói thêm một tiếng nữa, ta sẽ nhổ từng cái răng của mi đem nấu cháo cho mà xem.
Hạ Mai rùng mình le lưỡi nhìn bộ dạng hung dữ của Hoàng Uyên, đùa:
– Trời ơi, trời! Ta sợ muốn xỉu luôn! Cây tre miễu mà đòi đấu với bồ tượng hả? Hổng biết ai ngán ai à! Chỉ cần ta đưa một cánh tay ra là tre trúc gì rạp cả.
Ta đang luyện mình thành võ sĩ Sumo đấy. Hẹn gặp nhau tại Nhật.
– Hứ! Nổ vừa thôi bạn! Bây giờ đi ăn hay đứng đó quảng cáo cho hãng kẹo mạch nha. Ta đi một mình đó.
Nói xong, Hoàng Uyên xách giỏ mang lên vai quày quả bỏ đi một nước, Hạ Mai vội gom mấy tờ quảng cáo vọt theo.
Buổi chiều hôm ấy, hai cô gái có một chầu bò bía, gỏi cuốn và đá me no nê ...
Hạ Mai còn đòi ăn thêm phở, bì bún và kem Ý, Hoàng Uyên nhăn mặt than:
– Mi không sợ nứt bao tử à?
Cô nàng chu đôi môi mỏng nhiều chuyện lên, giọng đả đớt:
– Không hề gì ... bởi ta muốn thực hiện lời tuyên bố lúc nãy.
– Tuyên bố cái gì? - Hoàng Uyên tròn mắt.
Mi muốn thành người mẫu nên ăn uống ít ỏi, nhịn, kiêng khem đủ thứ mà vẫn lên cân, khổ lắm. Có tiền dư mà không hưởng thụ được, lúc nào bụng cũng lép xẹp ốm nhom như con ma đói. Làm ra tiền để làm gì, có ý nghĩa gì, chi bằng ta luôn tập làm người mẫu Sumo, vừa có tiền vừa được người ta nuôi ăn miễn phí. Chao ôi! Sung sướng vô cùng. Một ngày ăn ba con gà, nửa con heo một nồi cơm to, sung sướng quá! Thích vô cùng!
Hoàng Uyên xỉ vào trán bạn quát:
– Trời đất ơi! Ý nghĩ lạ kỳ, con gái đòi làm Sumo. Ta sợ mi luyện chưa thành Sumo, mi đã thành con lợn đi không nổi rồi. Ăn, ngủ tối ngày. Tham ăn tục uống đâu phải là nghệ thuật. Ta đề nghị mi nhảy sang ngành khác là vừa. Nghề họa sĩ ăn gió, uống trăng, mơ mộng sống trong lãng mạn một chút, thực tế như mi không làm được đâu.
– Ai bảo thầy Trọng Nam không ăn uống; không mê con gái. Thầy là họa sĩ giỏi đó. Phàm phu tục tử chắc có mình ta?
Hạ Mai cãi bướng. Hoàng Uyên cười bênh cho thầy:
– Này, nói xấu ta không đủ sao tự dưng mang thầy ra nói. Ta méc cho xem.
– Có giỏi thì méc đi, ta không ngán! Bây giờ đưa ta đi một chỗ nữa rồi về.
Nếu không, ta kêu rêu mi mãi cho mà xem.
Hoàng Uyên đành chiều thói đỏng đảnh của bạn, cô cười:
– À thì ra muốn ăn nữa! Cứ nói, ta rất hào phóng với bạn bè. Ăn hết số tiền ấy cũng được, chỉ cần để lại một phần cho mẹ ta thôi. Nào, đi nhanh lên!
Hạ Mai nheo nheo đôi mắt tinh nghịch:
– Kem Ý - một chầu! Hứa mai mốt, có tiền ta sẽ đãi lại cho bạn ... Tin ta đi!
– Ừ thì tin ... ai nói gì đâu!
Hai người vào quán kem. Hoàng Uyên gọi to:
– Cho một ký kem bảy màu.
Hạ Mai ngơ ngác:
– Mi gọi chi dữ vậy? Ai mà ăn hết? Bộ mi định luyện Sumo hả?
– Không có, ta dành cho mi đó. Ăn đi bạn ạ và nhớ đừng có bảo ta ích kỷ, nhỏ nhen nghe chưa?
– Hì hì ... Chị ơi! Mang cho em hai ly nhỏ thôi, bạn em đùa đấy!
Hạ Mai cả cười, cô chạy đến quầy gọi nhỏ với cô gái đang lấy kem.
– Được, tôi biết mà!
Cả hai lại dung dăng dung dẻ trên đường. Hoàng Uyên trả tiền chiếc xe đã vá xong.
Cô chia tay Hạ Mai. Con đường hôm nay sao nhộn nhịp lạ, hình như mọi người vui vẻ với nhau hơn. Cô bất gặp ai cũng nở nụ cười trên môi với mình.
Những quầy bán quần áo may sẵn như mời mọc. Như chợt nhớ ra mình còn khá nhiều tiền, Hoàng Uyên bước vào một shop khá lớn, cô tìm mua cho mẹ một chiếc áo lạnh thật đẹp. Điều cô ao ước bấy lâu đã thành hiện thực.
Mẹ cô sẽ thích lắm khi có chiếc áo ấy. Hoàng Uyên trả tiền xong, cô cầm chiếc áo trên tay mà sung sướng. Cô đếm lại số tiền còn hơn ba trăm ngàn.
Hoàng Uyên có nhiều dự định nhưng cô bỗng nhớ tiền học phí tháng này sắp đến. Lòng cô nôn nao vui, vì phần tiền này sẽ một phần phụ mẹ đỡ vất vả nhọc nhằn. Cô sẽ để dành đóng hóc phí phụ mẹ.
Hoàng Uyên vui với bao ý nghĩ hạnh phúc, cô đạp xe thoăn thoắt trên đường, lòng cô trỗi lên bao khúc nhạc hân hoan, tươi đẹp ...