watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Truyện Xuân Hương-Lời người dịch - tác giả Tác phẩm cổ điển của Hàn quốc Tác phẩm cổ điển của Hàn quốc

Tác phẩm cổ điển của Hàn quốc

Lời người dịch

Tác giả: Tác phẩm cổ điển của Hàn quốc

Trước khi bắt đầu dịch tiểu thuyết "Truyện Xuân Hương" chúng tôi không thể không do dự bởi năng lực và sự hiểu biết tiếng Việt của chúng tôi vẫn còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, tác phẩm này là tác phẩm cổ điển nổi tiếng ở Hàn Quốc cho nên khi dịch ra tiếng Việt cần phải chọn lựa từ ngữ một cách thận trọng để lột tả được cái hay của nguyên bản. Theo Giáo sư Nga Valenti Lý: "Những phẩm chất tư tưởngvà nghệ thuật cao của Truyện Xuân Hương và Truyện Kiều cho phép xếp chúng vào số những mẫu mực xuất sắc của văn học cổ điển Hàn Quốc và Việt Nam, vào thời đại ngày nay các tác phẩm này vẫn rất phổ biến ở Hàn Quốc và Việt Nam, được dịch ra nhiều tiếng nước ngoài" (Tạpchí Văn học số 3.1992).
Nhưng đến bây giờ chúng tôi chưa thấy có một bản dịch nào bằng tiếng Việt ở Việt Nam. Vì vậy chúng tôi đã quyết tâm dịch ra tiếng Việt tác phẩm này dẫu biết trước những khó khăn lớn đặt ra cho mình. Chúng tôi nghĩ rằng cứ mạnh dạn bắt tay vào công việc dù điều kiện khả năng còn hạn hẹp tốt hơn là ngồi chờ ngày mà năng lực dịch thuật của chúng tôi đạt đến mức có thể làm hài lòng độc giả. Và chúng tôi có được dịp tái bản nên bổ sung, sửa chữa một số chỗ mà bản đầu tiên có sai sót.
Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các nhà nghiên cứu và các độc giả về sai sót của bản dịch này.
Để các bạn có thể hiểu thêm bản dịch chúng tôi xin lưu ý các bạn vài điểm sau:
1. Nguyên bản của tác phẩm là "Truyện Xuân Hương" do Nhà xuất bản Bum Woo xuất bản vào năm 1993 tại Seoul và do Lee Sang Bo chú giải. Điểm này theo chúng tôi là quan trọng bởi vì cho đến nay ở Hàn Quốc, tác phẩm này có nhiều văn bản khác nhau. Bản in do Lee Sang Bo chú giải hiện được phổ biến rộng rãi nhất.
2. Trong tác phẩm có rất nhiều những thành ngữ chữ Hán, cách dịch của chúng tôi đối với những thành ngữ này như sau:
- Những thành ngữ này mà trong tiếng Việt có những thành ngữ tương đương thì khi dịch chúng tôi thay bằng thành ngữ tiếng Việt.
Ví dụ: "Trụ thạch chi thần" - "Bề tôi trụ cột"
- Còn các thành ngữ khác thì chúng tôi dịch vắn tắt theo ý nghĩa.
Ví dụ: "Đây là biệt hữu kiền khôn" - "Đó là nơitrời đất âm dương hoà hợp".
3. Các tên nhân vật gốc chữ Hán dịch sang tiếng Việt, còn các địa danh Hàn Quốc thì vẫn giữ âm Hàn và kèm theo chữ Hán.
Bản dịch đầu tiên(xuất bản năm 1994) đã được hoàn thành nhờ nhiều người giúp đỡ. Không có sự giúp đỡ đó công việc của chúng tôi khó có thể hoàn tất. Trước hết chúng tôi xin cảm tạ Giáo sư Đặng Thanh Lê, người đã gợi ý và khuyến khích chúng tôi đến với công việc, đã giúp đỡ chúng tôi về phương pháp dịch thuật và sửa chữa những sai sót về nội dung và hình thức câu văn. Hơn nữa G.S. Đặng Thanh Lê viết bài giới thiệu tác phẩm. Cũng trong thời gian này, mặc dù rất bận rộn nhưng giáo sư Trần Nghĩa đã dành thời giờ giúp dịch những thành ngữ chữ Hán và phiên âm những từ Hán - Việt, cho phép chúng tôi gửi tới Giáo sư lời cảm ơn chân thành của mình. Xin cảm tạ G.S. Cao Xuân Hạo giúp dịch những câu trong Truyện Xuân Hương trong thời gian tôi học với giáo sư ở TP. Hồ Chí Minh.
Bản dịch đầu tiên được hoàn thành trên cơ sở hợp tác giữa chúng tôi và ông Trần Quang Minh - Giảng viên Trường đại học Sư phạm. Ông Minh đã giúp chúng tôi hoàn chỉnh hình thức câu văn. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận được sự hỗ trợ đắc lực nhiều mặt của các bạn Hàn Quốc, trong đó anh Kim Kyo Mun và ông Lim Jong Sik, Giám đốc Công ty KOMI KOREA đã có phần giúp đỡ rất quan trọng về tài liệu và về tài chính.
Lần tái bản này bản dịch cũng được cô Nguyễn Thị Bình, đang giảng dạy ở Khoa tiếng Việt Trường Đại học Ngoại Ngữ PUSAN giúp đỡ hoàn chỉnh thêm.
Nhân dịp này, một lần nữa chúng tôi muốn được gửi lời cảm ơn chân thành đến các giáo sư, các cộng tác viên và các bạn đã tận tình ủng hộ chúng tôi. Tôi cũng xin giành công trình dịch đầu tay làm món quà tặng vợ tôi. Người đã sinh cho tôi thêm hai đứa con trai trong quá trình tôi hoàn thành dịch phẩm lần thứ nhất và chuẩn bị cho lần tái bản.

PUSAN, ngày 28 tháng 2 năm 1998
PGS. TS. Yang Soo Bae



Trước khi bắt đầu dịch tiểu thuyết "Truyện Xuân Hương" chúng tôi không thể không do dự bởi năng lực và sự hiểu biết tiếng Việt của chúng tôi vẫn còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, tác phẩm này là tác phẩm cổ điển nổi tiếng ở Hàn Quốc cho nên khi dịch ra tiếng Việt cần phải chọn lựa từ ngữ một cách thận trọng để lột tả được cái hay của nguyên bản. Theo Giáo sư Nga Valenti Lý: "Những phẩm chất tư tưởngvà nghệ thuật cao của Truyện Xuân Hương và Truyện Kiều cho phép xếp chúng vào số những mẫu mực xuất sắc của văn học cổ điển Hàn Quốc và Việt Nam, vào thời đại ngày nay các tác phẩm này vẫn rất phổ biến ở Hàn Quốc và Việt Nam, được dịch ra nhiều tiếng nước ngoài" (Tạpchí Văn học số 3.1992).

Nhưng đến bây giờ chúng tôi chưa thấy có một bản dịch nào bằng tiếng Việt ở Việt Nam. Vì vậy chúng tôi đã quyết tâm dịch ra tiếng Việt tác phẩm này dẫu biết trước những khó khăn lớn đặt ra cho mình. Chúng tôi nghĩ rằng cứ mạnh dạn bắt tay vào công việc dù điều kiện khả năng còn hạn hẹp tốt hơn là ngồi chờ ngày mà năng lực dịch thuật của chúng tôi đạt đến mức có thể làm hài lòng độc giả. Và chúng tôi có được dịp tái bản nên bổ sung, sửa chữa một số chỗ mà bản đầu tiên có sai sót.

Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các nhà nghiên cứu và các độc giả về sai sót của bản dịch này.

Để các bạn có thể hiểu thêm bản dịch chúng tôi xin lưu ý các bạn vài điểm sau:

1. Nguyên bản của tác phẩm là "Truyện Xuân Hương" do Nhà xuất bản Bum Woo xuất bản vào năm 1993 tại Seoul và do Lee Sang Bo chú giải. Điểm này theo chúng tôi là quan trọng bởi vì cho đến nay ở Hàn Quốc, tác phẩm này có nhiều văn bản khác nhau. Bản in do Lee Sang Bo chú giải hiện được phổ biến rộng rãi nhất.

2. Trong tác phẩm có rất nhiều những thành ngữ chữ Hán, cách dịch của chúng tôi đối với những thành ngữ này như sau:

- Những thành ngữ này mà trong tiếng Việt có những thành ngữ tương đương thì khi dịch chúng tôi thay bằng thành ngữ tiếng Việt.

Ví dụ: "Trụ thạch chi thần" - "Bề tôi trụ cột"

- Còn các thành ngữ khác thì chúng tôi dịch vắn tắt theo ý nghĩa.

Ví dụ: "Đây là biệt hữu kiền khôn" - "Đó là nơitrời đất âm dương hoà hợp".

3. Các tên nhân vật gốc chữ Hán dịch sang tiếng Việt, còn các địa danh Hàn Quốc thì vẫn giữ âm Hàn và kèm theo chữ Hán.

Bản dịch đầu tiên(xuất bản năm 1994) đã được hoàn thành nhờ nhiều người giúp đỡ. Không có sự giúp đỡ đó công việc của chúng tôi khó có thể hoàn tất. Trước hết chúng tôi xin cảm tạ Giáo sư Đặng Thanh Lê, người đã gợi ý và khuyến khích chúng tôi đến với công việc, đã giúp đỡ chúng tôi về phương pháp dịch thuật và sửa chữa những sai sót về nội dung và hình thức câu văn. Hơn nữa G.S. Đặng Thanh Lê viết bài giới thiệu tác phẩm. Cũng trong thời gian này, mặc dù rất bận rộn nhưng giáo sư Trần Nghĩa đã dành thời giờ giúp dịch những thành ngữ chữ Hán và phiên âm những từ Hán - Việt, cho phép chúng tôi gửi tới Giáo sư lời cảm ơn chân thành của mình. Xin cảm tạ G.S. Cao Xuân Hạo giúp dịch những câu trong Truyện Xuân Hương trong thời gian tôi học với giáo sư ở TP. Hồ Chí Minh.

Bản dịch đầu tiên được hoàn thành trên cơ sở hợp tác giữa chúng tôi và ông Trần Quang Minh - Giảng viên Trường đại học Sư phạm. Ông Minh đã giúp chúng tôi hoàn chỉnh hình thức câu văn. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận được sự hỗ trợ đắc lực nhiều mặt của các bạn Hàn Quốc, trong đó anh Kim Kyo Mun và ông Lim Jong Sik, Giám đốc Công ty KOMI KOREA đã có phần giúp đỡ rất quan trọng về tài liệu và về tài chính.

Lần tái bản này bản dịch cũng được cô Nguyễn Thị Bình, đang giảng dạy ở Khoa tiếng Việt Trường Đại học Ngoại Ngữ PUSAN giúp đỡ hoàn chỉnh thêm.

Nhân dịp này, một lần nữa chúng tôi muốn được gửi lời cảm ơn chân thành đến các giáo sư, các cộng tác viên và các bạn đã tận tình ủng hộ chúng tôi. Tôi cũng xin giành công trình dịch đầu tay làm món quà tặng vợ tôi. Người đã sinh cho tôi thêm hai đứa con trai trong quá trình tôi hoàn thành dịch phẩm lần thứ nhất và chuẩn bị cho lần tái bản.



PUSAN, ngày 28 tháng 2 năm 1998

PGS. TS. Yang Soo Bae
Truyện Xuân Hương
Lời người dịch
Lời tựa "Xuân Hương truyện"
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương kết