Chương 1
Tác giả: Tchinguiz Aïtmatov
Thế là giờ đây tôi lại đứng trước bức tranh nhỏ ấy, bức tranh lồng trong tấm khung giản dị. Sáng mai tôi có việc phải về bản, và tôi chăm chú ngắm nhìn bức tranh hồi lâu, dường như nó có thể nói với tôi một lời chúc mừng tốt lành tiễn chân tôi lên đường.
Bức tranh này chưa bao giờ tôi gửi đi triễn lãm. Hơn nữa, mỗi khi có bà con ở bản lên chơi, tôi tìm cách giấu biệt nó đi.
Chẳng phải bức vẽ có điều gì đáng cho tôi xấu hổ, mà chỉ vì nó hoàn toàn không phải là một mẫu mực nghệ thuật. Nó giảm dị như mảnh đất vẽ trên đó.
ở lớp sâu trong cùng vủa bức tranh là một mảng trời thu nhạt nhòa. Gió lùa những đám mây đen nhỏ bé đốm trắng ruổi nhan trên dãy núi xa xa. Ở cận cảnh của bức tranh là thảo nguyên ngải cữu mầu nâu đỏ. Một dải những đường đen đen chưa kịp khô sau mấy trận mưa vừa qua. Mấy bụi cây khô gãy rụi chen chúc bên vệ đường. Dọc thheo vệt bánh xe nham nhỏ có vết chân hai người đi bộ in dấu liền liền. Càng ra xa, vết chân càng mờ dần trên đường, còn hai người dường như chỉ bước thêm một bước nữa là ra khỏi tấm khung của bức tranh. Một trong hai người.... Nhưng thôi, tôi nói trước như vậy hơi sớm quá.
Hồi ấy tôi còn trẻ dại lắm. Chiến tranh đã sang năm thứ ba. Cha anh chúng tôi chiến đấu ở những mặt trận xa xôi, đâu ở gần Cuốcxcơ và Ôriôn. Chúng tôi bấy giờ mới chỉ là những thiếu niên ở lứa tuổi mười lăm, vậy mà chúng tôi đã làm lụng trong nông trang. Công việc nhà nông nhọc nhằn hàng ngày đè nặng lên đôi vai còn non yếu của chúng tôi. Vất va? nhất là vào những ngày gặt hái. Hàng tuần liền chúng tôi không có mặt ở nhà, ngày đêm biệt tăm ngoài đồng ruộng, trên sân đập hay trên đường tải thóc ra ga.
Vào một ngày mùa như thế, trời nóng như thiêu như đốt, lưỡi liềm như nóng đỏ lên vì gặt hài nhiều, tôi đánh chiếc Briske không tải tử ga về, và tôi có ý định ghé qua nhà.
Ngay cạnh chỗ sông cạn, trên một trái đồi nhỏ cuối xóm, có hai cái sân bao quanh bằng tường Toóc-xi vững chãi. Quanh nhà dương liễu mọc cao tươi tốt. Đấy là nhà chúng tôi. Từ thuở nào đến giờ, hai gia đình chúng tôi vẫn ở cạnh nhau. Chính tôi là con "Nhà lớn". Tôi có hai anh, ca? hai lớn tuổi hơn tôi, ca? hai cùng chưa vợ và cùng đi chiến đấu, đã lâu chưa có tin tức gì gửi về.
Bố tôi đã già, làm thợ mộc. Sáng tinh mơ cụ đọc kinh Coran cầu nguyện, cầu kinh xong cụ đến xưởng mộc làm việc, xưởng ở ngay trong sân chung của bản. Buổi tối khuya bố mới về nhà.
ở nhà chỉ còn mẹ tôi và đứa em gái nhỏ tuổi.
Sân bên, hay "Nhà bé" như dân bảng thường gọi, là chỗ họ hàng gần của chúng tôi. Đâu như cụ kị chúng tôi là anh em với nhau, nhưng tôi gọi họ là bà con gần vì chúng tôi sống chung thành một gia đình. Hai nhà chúng tôi gắn bó với nhau như vậy ngay từ thời còn là dân du mục, khi ông nội chúng tôi cùng dựng trại một chỗ, gia súc cùng chăn chung. không chỉ riêng hai nhà chúng tôi, mà ca? xóm Aran chạy dọc suốt bản tên dải đất giữa hai con sông, đều là người cùng bộ tộc với nhau cả, cùng một dòng họ.
Sau khi tập thể hóa được ít lâu, ông chủ "Nhà bé" qua đời, để lại bà vợ góa với hai con trai nhỏ tuổi. Theo tục lệ cũ của ađat mà hồi ấy dân bản vẫn tuân theo thì không được để người đàn bá góa với hai con trai nhỏ đi nơi khác, bởi thế họ đương thu xếp cho bố tôi lấy bà làm lẽ. Bổn phận đối với tổ tiên buộc bố tôi phải làm như vậy:
vì bố tôi là chỗ họ hàng gần nhất với người quá cố.
Thế là chúng tôi có thêm một gia đình thứ hai. "Nhà bé" được coi là một hộ độc lập:
có cơ ngơi riêng, gia súc riêng, nhưng thật ra chúng tôi vẫn sống chung với nhau.
Nhà bé cũng đưa tiễn hai con vào quân đội. Xađức, anh con cả, cưới vợ được ít lâu thì đi. Hai người vẫn gửi thư về, thực ra thì họa hoằn lắm mới được một lá.
ở "Nhà bé" chỉ còn bà mẹ mà tôi gọi là "kichi-apa", tức là mẹ bé, và chị con dâu bà, tức là vợ anh Xađức. Hai mẹ con làm lụng từ sáng đến tối ở nông trang. Bà mẹ bé tôi là người nhân hậu, dễ tính, hiền lành, nhưng làm lụng thì không thua gì bọn trẻ, dù là đào mương hay tưới nước:
tóm lại, bà cầm vững chiếc cuốc trong tay. Dường như để thưởng công, số phận đã ban cho bà một người con dâu có nết hay làm. Giamilia thật xứng với mẹ:
lúc nào cũng luôn chân luôn tay, không biết mệt là gì, đảm đang khéo léo. Chỉ phải cái tính nết hơi khác người.
Tôi yêu quí chị Giamilia hết chỗ nói. Chị cũng yêu quý tôi. Chúng tôi thân nhau lắm, nhưng không dám gọi nhau bằng tên. Nếu không phải là chị em một nhà thì chắc chắn tôi đã gọi chị chỉ đơn giảm là Giamilia. Nhưng tôi gọi chị là "giênê", tức là chị dâu cả, còn chị gọi tôi là "kichinê bala", nghĩa là chú em bé bỏng, mặc dù tôi chẳng bé bỏng gì cho cam, và chị cũng chẳng hơn tuổi tôi bao lăm. Nhưng tục lệ Ở bản là như vậy:
chị dâu gọi em trai chồng là "kichinê bala" hay "kaini của tôi".
Công việc của ca? hai nhà do mẹ tôi quán xuyến, cô em gái tôi đỡ thêm một tay. Em gái tôi là một cô bé kỳ cục, tóc tết bím bện lẫn mấy sợi chỉ. Tôi không bao giờ quên được em tôi đã lăn lưng ra làm như thế nào trong những ngày gay go ấy.
Chính em tôi đã đưa cừu và bê của hai nhà đi chăn ở bãi cỏ ngoài vườn rau, chính em tôi đã đi nhặt kigiắc và củi khô để nhà có cái đun. Chính cô em mũi hếch của tôi đã làm cho mẹ tôi đẹp lòng, đỡ cô đơn và quên đi những ý nghĩ buồn phiền vì không có tin tức gì về hai con trai.
Gia đình chúng tôi đông đúc là thế mà trong nhà vẫn được hòa thuận, no đủ, ấy là nhờ mẹ tôi. Mẹ tôi là người định đoạt mọi công việc của ca? hai nhà, là người giữ gìn tổ ấm gia đình. Mẹ tôi về làm con dâu ông bà tôi từ hồi còn non trẻ, bấy giờ cha ông chúng tôi còn sống cuộc đời du mục, rồi sau đó mẹ tôi luôn luôn thành kính tưởng nhớ đến ông bà tôi và cai quản hai gia đình rất mực công bằng. Trong bản ai cũng coi mẹ tôi là người nội trợ đáng trọng nhất, chu đáo nhất và khôn khéo nhất. Mọi việc trong nhà đều do mẹ Ooi cắt đặt. Còn bố tôi thì thực tình mà nói, dân bản không coi ông là chủ gia đình.
Nhiều lần tôi nghe thấy người ta nói với nhau, nhân việc này việc nọ:
"Này, này, chẳng cần đến hỏi ustăca làm gì (ở quê chúng tôi, người ta gọi những người khéo tay nghề là ustăca để tỏ ý kính trọng), ông ta chỉ biết có cái rìu của mình thôi.
Mọi việc trong nhà đều do bà mẹ ca? định đoạt, đến nói với bà ấy thì mới ăn thua...." Càn nói rõ rằng tuy còn ít tuổi, tôi vẫn thường can dự vào công việc gia đình. Sở dĩ tôi có thể xen vào như vậy là vì hai anh tôi đi chiến đấu. Nhiều khi là bông đùa, nhưng đôi lúc cũng là nói đứng đắn, ngờii ta gọi tôi là chàng gighit của hai gia đình, người bảo vệ và nuôi sống hai nhà. Tôi lấy thế làm hãnh diện, và không lúc nào lãng quên trách nhiệm của mình.
Thêm nữa, mẹ tôi cũng khuyến khích tôi có tính độc lập. Mẹ tôi muốn tôi biết thu xếp việc nhà và lanh lẹn tháo vát, chứ đừng như bố tôi, suốt ngày chỉ lùi cũi cưa đục bào gọt.
Thế là tôi đã cho chiếc briska dừng lại cạnh nhà, dớii bóng rợp của cây liễu, nới lỏng dây chằng ngựa, rồi đi về phía cổng, và tôi thấy bác đội trưởng Ôrôzơmát đang ở trong sân nhà tôi. Vẫn như mọi khi, bác cưỡi trên lưng ngựa, chiếc nạng buộc bên yên, Mẹ tôi đứng cạnh bác. Hai người đang bàn cãi chuyện gì đó. Lúc đến gần, tôi nghe thấy mẹ tôi nói:
- Không được! Phải biết kính sợ Thượng đế mới được chứ:
đời thuở nào đàn bà lại đánh xe briska tải thóc bao giờ ấy?
Không, hãy để cho con dâu tôi được yên, xin để mặc cho nó làm ăn như từ trước đến giờ. Cứ thế này tôi cũng đủ tối mắt tối mũi lại rồi, thì bác hãy thử lo liệu công việc của hai nhà này đi xem có kham nổi không nào! May là con bé nhà tôi đã lớn.... Ca? tuần nay tôi chưa có lúc nào đứng thẳng lên được, ê ẩm ca? lưng, cứ như thể vừa hùng hục cán ra. ấy, lại còn vạt ngô đang héo hắt chờ nước nữa chứ,
- Mẹ tôi có vẻ nóng nảy, chốc chốc lại nhét đầu chiếc khăn vấn tóc vào cổ áo. Mẹ tôi thường làm như vậy mỗi khi có điều gì tức giận.
- Ô hay, cái bà này mới lạ chứ!
- Ôrôzơmát đảo nghiêng người đi trên yên, thốt lên bằng giọng thất vọng,
- Nếu như chân tôi còn lành lặn chứ không què cụt như thế này thì tội gì tôi phải đến đây cầu cạnh bà kia chứ? Giá như trước kia thì tôi cứ quẳng những bao thóc lên xe, rốiđanh ngựa đi là rảnh chuyện.... Đáy không phải là công việc của đàn bà, tôi biết quá đi chứ, nhưng bói đâu ra đàn ông?.... Vì thế chúng tôi tính nước cậy nhờ chị em vợ các chiến sĩ. Bà thì bà không cho con dâu bà đi, còn chúng tôi lại bị cấp trên mắng nhiếc thậm tệ.... Bộ đội cần bánh mì, vậy mà chúng ta không thực hiện được kế hoạch. Liệu có đang tâm được không, còn mặt mũi nào nữa?
Tôi đến gần, tay kéo lê chiếc roi trên mặt đất. Thấy tôi, ông đội trưởng tỏ ra mừng rỡ khác thường, chắc ông chợt nảy ra một ý định gì.
- Thôi được, nếu bà lo giữ gìn con dâu như thế thì đây, có kaini của cô ấy đây,
- bác vui mừng trỏ vào tôi,
- cậu ấy sẽ không cho đứa nào bén mảng đến gần chị mình. Bà chẳng cần nghi ngại gì nữa! Xêit của chúng ta giỏi đáo để! Chính các chú nhỏ này nuôi sống chúng ta, chỉ có chúng nó mới gỡ được thế bí cho chúng ta.
Mẹ tôi không để cho ông đội trưởng nói hết lời.
- Rõ khiếp chưa, nom có ra cái bộ dạng gì không, thằng mất nết kia!
- mẹ mắng tôi,
- Tóc tai tùm lum thế kia kìa.... Mà cái ông lão nhà này cũng đến tệ, chẳng dành lấy một lúc cắt tóc cho con nữa....
- Ờ phải đấy, hôm nay để thằng bé nghỉ chơi ở nhà bố mẹ,
- Ôrôzơmát khéo léo nói lựa theo ý mẹ tôi.
- Xêit này, hôm nay cháu ở nhà, chăm cho ngựa ăn thêm một chút, rồi ngày mai bác sẽ giao xe briska cho Giamilia:
hai chị em sẽ chung sức cùng làm. Phải cẩn thận đấy, cháu ạ, cháu sẽ phải chịu trách nhiệm về chị Giamilia. Xin bà đừng lo ngại, baibitsê ạ. Xêit sẽ không để cho ai chòng ghẹo chị nó đâu. Nếu cần nữa tôi sẽ cho ca? Đaniyar cùng đi. Bà biết anh ta rồi đấy:
anh chàng hiền như cục đất.... mới ở mặt trận về. Ca? ba người sẽ cùng đánh xe tải thóc ra ga. Thế thì còn đứa nào dám động đến con dâu bà nữa? Bác nói đúng không, Xêit? Cháu nghĩ thế nào? Bác định giao cho Giamilia đánh xe chở thóc, nhưng mẹ cháu vẫn chưa thuận, cháu hãy nói cho mẹ cháu nghe ra đi.
Được bác đội trưởng phỉnh nịnh, lại được bác hỏi ý kiến coi mình như người lớn, tôi thích trí lắm. Thêm nữa, tôi hình dung ra ngay cái lúc tôi cùng với chị Giamilia đánh xe ngựa ra ga, thật thú vị biết bao. Tôi làm ra vẻ mặt nghiêm chỉnh, nói với mẹ tôi:
- Chẳng việc gì phải lo cho chị ấy, dễ thường chị ấy có cơ bị chó sói ăn thịt chắc?
Và như một tay đánh xe lọc lõi, tôi tia nước bọt qua kẽ răng mộtcách thành thạo, kéo lê cái roi đằng sau, vừa bước đi vừa đung đưa hay vai ra dáng đĩnh đạc.
- Hừ, cái thằng này!
- mẹ tôi ngạc nhiên và dường như có phần vui sướng, nhưng rồi ngay tức thì, mẹ tôi quát lên bằng giọng cáu kỉnh:
- Rồi tao sẽ cho mày thấy thế nào là chó sói! Mày biết cái gì mà dám nói, rõ trứng khôn hơn vịt!.
- Chứ nó không biết thì ai biết nào, trong gia đình bà nó là chàng gighit của ca? hai nhà, đáng cho bà tự hào quá đi chứ! - Ôrôzơmát vừa bênh tôi vừa nhìn mẹ tôi một cách e dè, chỉ lo mẹ tôi lại vẫn một mực giữ ý cũ.
Nhưng mẹ tôi không nói lại câu nào, chỉ cúi đầu xuống thở dài, thốt lên:
- Gighit gì nó, mới tí tuổi đầu mà đã ngày đêm làm lụng quần quật, chẳng lúc nào thấy mặt ở nhà.... Những chàng gighit thân yêu của chúng ta bây giờ ở đâu, có trời biết! Nhà cửa quạnh quẽ, cứ như khu lều trại bỏ hoang..... Tôi đã đi được một quãng xa và không nghe rõ mẹ tôi nói gì nữa. Vừa đi tôi vừa vung roi quất vào góc nhà, bụi bay mù ca?
lên, thậm chí em gái tôi mỉm cười với tôi, tôi cũng không đáp lại (em gái tôi lúc ấy đang nắm kigiắc trong sân, hai tay vỗ bồm bộp). Dáng bộ quan trong, tôi đến dưới mái hiên. Tôi ngồi xổm xuống, thong tha? rửa tay, dội bằng nước trong vò.
Rồi tôi vào buồn, uống một cốc sữa chua, rót cốc nữa đem ra để trên bậu cửa sổ và bắt đầu bẻ vụn bánh mì tha? vào cốc.
Mẹ tôi và bác Ôrôzơmát vẫn ở ngoài sân. Có điều, hai người không bàn cãi nữa, mà bình tĩnh nói chuyện khe kkẽ với nhau. Chắc là hai người nói về các anh tôi. Mẹ tôi chốc chốc lại đưa ống tay áo lên lau đôi mắt sưng húp, trầm ngâm gật đầu đáp lại khi nghe Ôrôzơmát nói (chắc bác ta an ủi mẹ tôi), và mắt mờ lệ, mẹ tôi, nhìn đi tận đâu đâu phía trên rặng cây, như hy vọng nhìn thấy mấy người con trai của mình ở đằng ấy.
Đắm lòng trong nỗi buồn phiền, hình như mẹ tôi đã thuận theo lời thỉnh cầu cảu bác Ôrôzơmát. Còn bác ta hài lòng vì đã được như ý, vung roi quất ngựa phóng nhanh ra khỏi sân.
Đương nhiên, lúc ấy cả mẹ tôi lẫn tôi đều không thể ngờ mọi chuyện về sau sẽ ra sao.