watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Mặt Trời Chiều-Chương 7 - tác giả Thạch Hà Thạch Hà

Thạch Hà

Chương 7

Tác giả: Thạch Hà

Viên trưởng đồn Hương Thuỷ đọc xong bức thư giới thiệu của Trưởng đồn Thần Phù khi Tân đến trình diện, vội vã cho gọi ngay vào văn phòng. Hắn nhìn Tân từ đầu đến chân như muốn tìm thấy những gì mâu thuẫn đối với trí tưởng tượng của hắn.
Hắn gọi điện thoại một hồi lâu và xem đồng hồ. Hắn quay lại bảo Tân :
- Rất tiếc tôi phải đưa anh lên trình diện ở bộ Tham mưu Đại tá Pháp, chứ không thể để anh ở lại nhà quê được.
Hắn đích thân lái chiếc xe jeep chở Tân lên phố. Xe không mui, không kiếng cản gió chạy hết tốc lực. Tân cảm thấy như mình vừa đổi qua một thế giới khác hẳn cái thế giới đã sống mấy ngày quạ Từ những sự di chuyển bằng bộ chậm chạp như rùa, qua đường thuyền nhanh hơn và khoẻ hơn, rồi đến chiếc xe con cóc nầy với chiếc kim vận tốc đứng chết ở số 50 dặm, Tân bỡ ngỡ vì những thay đổi quá bất ngờ.
Con đường về Huyện Hương Thủy quá quen thuộc trong những buổi cuốc xe đạp về quê mỗi tuần, hôm nay ai có ngờ Tân lại ngồi trong chiếc xe nầy để trở lại Huế.
Mới đêm kia vượt quốc lộ và cố tránh những ánh đèn địch thì nay lại chễm chệ ngồi trên xe địch để chạy trên quốc lộ.
Không biết được đời còn dành bao nhiêu chuyện đổi thay bất ngờ nữa và ngày mai sẽ ra sao ! Ngay bây giờ đây, Tân muốn rõ mình sẽ được chở về đâu nhưng cũng không dám hỏi. Thái độ của viên Sĩ quan lái xe đưa Tân đi tuy nhã nhặn tử tế nhưng Tân cũng thừa biết mình không phải là quý khách của nó. Tên lính ngồi ở phía sau vừa là cận vệ của viên Sĩ quan nhưng cũng là để canh chừng Tân.
Tân định hỏi cho biết mình sẽ đến đâu nhưng rồi nghĩ lại phó mặc cho số mệnh đẩy đưa.
Xe đến ngả quẹo dàn xay, vòng lên Ngự Bình và trước sự ngạc nhiên cực độ của Tân, họ đưa Tân vào ngay cái nhà của Tân ở.
Cảnh vật thay đổi ít nhiều với cuộc sống mới nhưng Tân cũng không làm sao khỏi bồi hồi cảm động trước những kỷ niệm xưa của đời mình.
Cái hồ bán nguyệt giữa sân đã cạn nước, để lộ chiếc ghế gỗ mục bốn chân trơ trẽn giả dối chống đỡ cho hòn non bộ mà trước kia ông Aùn đã mất nhiều công phu xây đắp.
Nắng chiều ngã in bóng hòn giả sơn trên đáy hồ. Trong lúc chờ đợi viên Sĩ quan đi tìm Đại tá, Tân đến cạnh hồ ngắm cảnh với tên lính gác.
Quả đồi con giả tạo ấy nhắc lại trong ký ức Tân bao nhiêu là kỷ niệm từ lúc còn nhỏ. Nhưng chưa lúc nào Tân thấy thích nhìn nó bằng lúc nầy. Tân tưởng tượng giá mình được thu nhỏ lại như những con người bằng đất nặn đang sinh hoạt trên trái núi con ấy thì sung sướng biết bao. Tân sẽ đi theo ông tiều phu đốn củi kia xuống núi đi qua chiếc cầu cong và đến trước chùa, không biết trong chùa có gì nhưng cứ trông nó ở dưới gốc cây xanh im mát cũng thấy khoẻ khoắn rồi.
Hoặc giả suốt ngày ngồi câu cá với anh chàng Lã Vọng để quên hết cả không gian lẫn thời gian. Cuộc sống thần tiên chay tịnh trong cái xã hội nhỏ ấy nhất định sẽ không có gì làm cho mình lo âu , phiền muộn. Tân đang cần sống một cuộc đời như vậy bởi vì Tân chán lắm rồi. Tương lai không biết sẽ dành cho Tân những gì nhưng chắc là đầy gian nan khổ sở !
Mặt trời đã khuất hẳn. Tân đang mải thả hồn theo cuộc sống thần tiên thơ mộng ấy thì vị sĩ quan lại đi ra, hắn bảo với Tân:
- Không gặp được Đại tá chiều nay, mà tôi phải về đồn gấp. Vậy tôi đưa anh gởi vào lao xá Thừa Phủ có lẽ tốt hơn cả.
Tân cố trấn tĩnh gật đầu nhưng thật tình hai chử “lao xá” như một tiếng sét đánh vào cân não. Lần đầu tiên trong đời Tân bước chân vào tù. Dù hắn có gởi tạm một ngày mà thôi cũng là “ nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” !
Xe jeep đưa Tân đi quanh quất theo những nẻo đường quen thuộc từ Bến Ngự, qua trường Khải Định, Đồng Khánh đến lao xá. Con đường thân mến mà lúc nhỏ Tân thường đi học, hay đi bơi ở sông Hương mỗi buổi chiều hè, nay có vẻ vắng lạnh tiêu điều sau một thời kỳ Huế bị phong tỏa.
Những vết thương chiến tranh còn loang lở, mùi súng đạn tưởng như chưa phai lạt trong không khí của kinh đô.
Đến cửa lao xá Thừa Phủ trời đã nhá nhem tối. Người ta đưa Tân thẳng vào một xà lim cô lập. Cánh cửa gỗ nặng nề đóng ầm một tiếng, chiếc thông hồng sắt sét rỉ kêu eng éc khi gài ngang bên ngoài và tiếng “tách” của bộ khoá đồng kiên cố, tất cả âm thanh đó chấm dứt một giai đoạn của đời Tân để đến một khúc quanh qua nẻo khác.
Tân sờ soạn trong bóng tối để xác định thể tích của căn phòng và tìm vị trí chỗ nằm ngủ. Tay Tân sờ vào bốn bức tường đá mát lạnh làm cho toàn thân rởn ốc. Tân quơ tay giữa sàn gạch trống trơn.
Tân gối đầu lên chiếc mũ cối đã nhầu nát vì không quen nằm không gối. Tự nhiên Tân cảm thấy ngạt thở, ngực như có gì đè nặng. Những giòng nước mắt nóng trào theo hai bên má, thấm vào môi mằn mặn.
Ở đâu đây tiếng kinh hôm của những tù nhân công giáo trầm trầm nổi dậy:”Kính mừng Maria Đức Me Chúa Trời, cầu cho chúng tôi là kẻ có tội, khi nầy và trong giờ lâm tử. Amen “.
Tân đã được nghe câu kinh “kính mừng“ ấy bao nhiêu lần ngay từ lúc còn bé đi học, nhưng chưa bao giờ Tân thấy lời kinh có ý nghĩa và giọng kinh thành khẩn u buồn như bây giờ.
Ở đâu đây nữa một giọng hò mái nhì vọng lại nghe ai oán lâm ly , diễn tả được tất cả nổi đau khổ uất ức của người dân vô tội bị tai bay vạ gió. Tân cảm thấy lòng rung động theo điệu hò của kẻ nghệ sĩ vô danh trong đêm lao xá.
Buổi sáng đầu tiên của cuộc đời tù tội. Tân nóng lòng muốn biết người ta sẽ làm gì mình, và muốn rõ cái cảnh sinh hoạt của tù nhân ra sao cho nên thức dậy thật sớm.
Hai ba lần Tân tưởng nhầm người ta đến mở cửa gọi mình. Tân tự bảo :
- Lão sĩ quan hôm qua bảo là chỉ gởi mình một đêm thôi mà !
Tân tin tưởng thế nào người ta cũng sẽ cho ra hôm nay để lấy cung qua loa rồi trả về gia đình. Oâng Aùn thừa uy tín để bảo đảm cho Tân về nhà. Tân sẽ nghỉ ngơi vài tuần rồi kiếm việc làm ăn và sống yên thân với Hường.
Tiếng mở cửa xà lim làm cho Tân tỉnh mộng. Một thanh niên có vẻ quen thuộc đến trước mặt Tân hỏi :
- Anh mới vào tối hôm qua à ?
- Vâng
- Sao bị bắt vậy ?
Tân chưa biết rõ người đối thoại với mình cho nên nói dố i:
- Tôi hồi cư mà thiếu giấy tờ.
- Tưởng gì chứ thế thì cũng như tôi.
- Anh vào đây bao lâu ?
- Hơn hai tuần rồi !
Tân ngạc nhiên :
- Hơn hai tuần rồi à ? Họ không hỏi han gì cả sao !
- Chẳng thấy ai gọi đến mình cả. Bây giờ ở đây làm “cai” xà lim chưa đến bao giờ mới mãn. Thôi anh ra ngoài rửa mặt, đi bách bộ thở không khí trời một lát đi. Anh được mười lăm phút mỗi buổi sáng.
Tân nhìn lại người bạn mới và hỏi :
- Trông anh quen quá. Hình như tôi đã gặp đâu rồi.
- Tôi là Bạ Học ở Khải định sau anh hai lớp.
- Thảo nào !
Tân vồn vã hỏi Ba về quy chế của nhà lao để cho khỏi bỡ ngỡ. Ba dẫn ra sân chỉ địa thế và nói qua về sinh hoạt hằng ngày cho Tân biết.
Đôi mắt Tân bỗng để ý đến đám tù đang ngồi chồm hổm trước dãy xà lim thấp ở giữa sân. Đám tù cũng tò mò nhìn lại Tân, người khách mới. Hai người ngồi ở hàng thứ ba giơ tay lên vẫy. Tân nheo mắt cố ý nhìn kỹ, Tân mới nhận ra là Nhung và Thị Nhưng Tân lại tự hỏi :
- Có lẽ nào ! Mà thằng Nhung lại húi trọc đầu thế?
Tân giả vờ đi múc nước và đến gần đám tù. Nhung và Thi cười ra hiệu. Tân vừa lắc đầu vừa mỉm cười đáp lại, bụng bảo thầm :
- Rõ mấy thằng ăn thịt khỉ đều vào đây hết cả. Không biết Hoàng có đi thoát không ?
x x
x
Trời tháng hai mưa sụt sùi liên miên suốt cả tháng. Gió buốt lạnh dày vò hành hạ những kẻ nghèo không nhà cửa, thiếu áo quần và nhất là đám tù phải hành dịch lam lũ ở ngoài.
Tân không thuộc trong số đó vì bị liệt vào hạng “nguy hiểm” phải nhốt riêng tại xà lim từ hôm bị bắt vào. Không nhớ là đã mấy ngày rồi người ta nhốt Tân trong căn phòng chật hẹp, tối om nầy Tân không buồn đếm nữa. Mấy hôm đầu còn trông đợi, xem xét ngày đêm và tính thời gian. Càng lâu ngày nào cũng như ngày nào, sinh hoạt đều tẻ ngắt không khác gì máy móc.
Sáu giờ sáng ra ngoài trời được nửa giờ rồi vào nhốt lại. Trưa cửa mở được mười lăm phút. Ngoài ra, thì giờ còn lại, Tân âm thầm sống một mình giữa bốn bức tường u ám với những tiếng huyên náo của xã hội nhà lao vọng vào ba cái lỗ thông hơi trên bảng cửa gỗ lim nặng nề.
Thực đơn không thay đổi. Cơm vắt và muối đá suốt tháng. Nước uống tự túc trong những giờ ra ngoài : nước mưa, nước giếng, nước vũng đọng chung quanh trại giam. Không có nước tắm rửa.
Lớp ghét bẩn đóng trên người đã khá dày và da đã bắt đầu cưng cứng và muốn nứt rạn. Aùo quần đã trở nên sường sượng, hôi hám khó tả và những con rận “ tự nhiên sinh” bành trướng hoạt động khắp thân thể.
Tân thấy mọi vấn đề đều không quan trọng, duy chỉ có vấn đề nước nấu chín để uống cho khỏi đau bụng là cần thiết cho Tân nhất. Cái dạ dày khó tính và tiểu tư sản của Tân chưa chịu làm quen với hoàn cảnh. Cũng may là gặp tiết mưa lạnh nên hạn chế nước uống. Nếu khát lắm thì tạm nhắp chút nước mưa hứng ở mái ngói đã chứa sẵn trong chiếc vỏ lon sữa.
Ý định tổ chức nấu nước nóng nẩy ra trong đầu óc Tân cả tuần, mãi đến nay mới thực hiện được. Tân kiếm ra một cái lon dùng làm lò, một cái đĩa mẻ để đựng dầu. Khó nhất là dầu lạc và diêm thì Tân đã ngoại giao được với anh cai bếp cũng đồng cảnh ngộ với Tân.
Bữa cơm chiều hôm nay, tình cờ lại có người bạn biếu con cá cơm gói trong mảnh lá chuối. Người ấy cũng thuộc loại “nguy hiểm “ không hành dịch ở ngoài nhưng nhờ có bà con đi ra vào được nên thỉnh thoảng gặp cơ hội thuận lợi cũng có đồ tiếp tế. Gần một tháng không được nếm đến thức ăn, cho nên một con cá cơm cũng mang đến cho Tân nhiều hương vị quý báu. Con cá nhỏ thua ngón tay út nhưng được kho thấm thía trong nước màu vàng óng, măïn mà, hợp miệng, làm cho Tân nhớ đến những món ăn gia đình và nhớ vợ. Tân lại ân hận vì lắm lúc đã quá khó tính trong việc ăn uống để hành hạ Hường lúc ở nhà.
Những công việc thường ngày làm như thói quen. Đi tiểu tiện để ngủ cho thẳng giấc qua một đêm dài, trữ một lon nước lạnh để phòng khuya khát nước. Tối nay Tân cố hứng đầy lon nước mưa vì đã có đủ bộ ấm chén, lò nấu, lại thêm có một nhúm trà Tam Hỷ của ông lão thợ mộc ở xóm xà lim dưới gởi lên cho nữa.
Tân khoan khoái, nhẹ nhõm khi anh Ba đóng ầm chiếc cửa. Trái với những hôm đầu nhìn đến cánh cửa, nghe tiếng đóng, tiếâng khóa, làm cho Tân nghẹt thở, tức tối. Hôm nay Tân có cảm giác ung dung, thoải mái như về “nhà mình”.
Tân quẹt diêm châm ngọn tim vải nhúng trong dĩa dầu lạc. Aùnh lửa yếu ớt như linh hồn người hấp hối, vừa đủ soi sáng xà lim . Chờ cho tim đèn cháy đều và chắc chắn, Tân mới đặt lon nước nhỏ lên nấu. Tân chỉ đổ vừa một ngụm nước vì biết là sức nóng của ngọn đèn rất yếu khó lòng mà đun sôi cả lon nước đầy.
Nằm sát xuống sàn nhà, hai tay chống cằm , chân xếp lên trời đu đưa, Tân nhìn chăm chú ánh đèn leo lét và tưởng lại những lúc chơi lửa hồi còn bé. Có lần Tân rủ các em làm cơm nấu cỗ. Bếp nấu kê sát chân cột để che gió. Đến khi lửa cháy rực, khói táp vào nám cả cái cột, mẹ Tân trông thấy, la lên một trận kịch liệt... Cố nhiên ông Aùn không trông thấy nhưng cứ nghe lời rầy la của vợ cũng tưởng tượng tầm quan trọng và hậu quả tai hại của sự chơi lửa do Tân cầm đầu. Thế là “con trâu đầu bầy” bị một trận đòn đau đớn để “lần sau xin chừa”.
Tân lấy một mảnh giấy se lại thành ống, châm vào lửa soi sáng bên trong lòng “ấm nước”. Tân vui vui khi trông thấy những bọt nước bắt đầu từ đáy lon lên, to dần, tách rời nổi lên mặt nước và tan vỡ.
Aùnh đèn bỗng chao động mạnh, chập chờn gần tắt hẳn. Hình như có luồng gió lùa vào khe cửa sát đấy. Tiếng khóa cửa chính ở hành lang mở lách cách. Tân thổi vụt ngọn lửa, sợ bọn lính trông thấy ánh sáng. Tiếng khóa mở cửa xà lim bên cạnh Tân nghe rõ từng vòng, tiếng thông hồng sắt sét rỉ cọ xát vào nhau rít tai, giày đinh của bọn lính gác nện cồm cộp trên hành lang và sau đó là tiếng ầm của cánh cửa đóng lại.
Tân bảo thầm :
- Lại một linh hồn vừa sa đọa địa ngục trần gian ! Ai mà bị bắt trong đêm tối thế này nhỉ ? Chắc là “đại nguy hiểm” nên mới đưa thẳng vào đây !
Tân tưởng tượng có lẽ người mới vào cũng thở ra và đang nằm gác tay lên trán suy nghĩ, khóc thầm như Tân, ngày đầu mới vào.
Đợi cho cửa ngoài đóng xong, Tân mới dám nhóm bếp lại. Để tranh thủ thời gian đã mất lúc lửa tắt, Tân khêu thêm một ngọn tim và cho cháy cả hai. Bộ sườn tre của chiếc quạt rách cũng bị bẻ luôn để nhen lửa. Sức nóng dồi dào nước bắt đầu sủi bọt, hơi bốc lên nhiều dần và sôi hẳn.
Tân đếm từng cọng trà bỏ vào lon và lấy mảnh bìa đậy kín để ủ hơi kẻo sợ nhạt, trước khi hạ ấm nước xuống bếp. Tân cẩn thận lau cái vỏ lon cà chua nhỏ vào tà áo sơ mi để làm chén uống nước.
Bày xong bộ đồ trà độc ẩm, Tân bắt đầu chuyền trà từ ấm ra chén. Ở đây thiếu bình, thiếu chén tống cho nên việc pha trà cũng được giản dị hóa.
Bình thường ở nhà, Tân không bao giờ uống trà và cũng không biết thưởng thức “trà đạo”. Tân cho rằng các cụ già nhàn rỗi, ở không ăn lương, hay là có con cháu lo ăn, mới có thì giờ để uống trà. Còn bất cứ ai chưa đến tuổi mà uống trà chỉ là những kẻ trưởng giả học làm sang, những người bắt chước để “lòe đời”.
Sở dĩ hôm hay Tân uống là vì có đủ thì giờ, có kẻ nuôi cơm, dù là cơm vắt và lại có người biếu “không” cho một nhúm trà. Non một tháng dạ dày không hề gặp một thức ăn uống gì nóng sốt cho nên hôm nay ngụm nước đầu tiên uống vào, ồ ạt như một toán quân tiền đạo đi càn quét khắp hang cùng ngỏ hẻm, chạy đến đâu là biết đến đấy.
Tân bắt chước dáng điệu của cha mẹ Ở nhà những lúc uống trà buổi sáng. Cha Tân thích cầm gọn chén trà trong lòng hai bàn tay như để chuyền hơi ấm của nước qua da thịt hoặc để giữ không cho nó thoát ra ngoài. Mẹ Tân lại hay đưa chén trà nóng lên xông hơi vào mắt cho “sáng mắt”. Giá có người nào trông thấy Tân đang uống trà, chắc sẽ tưởng Tân là bợm ghiền nặng.
Tự nhiên Tân bỗng nghĩ đến người mới vào xà lim bên cạnh. Nếu có cách gì gởi qua được cho họ một chén trà và nói vài lời an ủi thì sẽ đỡ cô độc cho họ biết bao nhiêu. Đã lâu, cái xà lim bên cạnh ấy vẫn trống. Đêm nay có người vào, Tân cảm thấy vui vui như có bạn mới, mặc dù hai người còn bị ngăn cách bởi một bức tường dày không để lọt qua một tiếng động.
Tân thắc mắc muốn đoán biết kẻ mới vào là ai, thuộc hạng tuổi nào và thành phần nào trong xã hội, có quen biết họ hàng với mình hay không. Tính bi quan của Tân bắt phải tưởng tượng đó là một người thân quyến, bao giờ cũng thế. Hẳn cứ nhận cái xấu, cái rủi về mình trước. Nếu kết quả ngược lại thì mình sẽ vui mừng hơn.
Nhưng nếu thân quyến thì ai đây mới được chứ ! Rất có thể là một ông chú hay ông bác ở quê lên phố và bị tình nghi vì thiếu giấy tờ hợp lệ. Nhưng nếu chỉ có thế thì đến đỗi gì phải vào xà lim nầy.
Tân bắt đầu thấy nóng ruột, không biết có phải vì dạ dày không quen với trà tàu hay vì nước trà hôi dầu, hôi khói, hôi tanh mùi lon hộp. Tân tập trung tư tưởng, muốn dùng sức lực gì của mình mà xuyên thủng bức tường để xem thử là ai cho biết.
Có lẽ người bên kia tường cũng đang nghĩ đến Tân dù cho không quen biết đi nữa, bởi vì Tân là hàng xóm láng giềng của họ. Nhưng trong sự thần giao cách cảm chỉ những người nào có liên hệ mật thiết với nhau mới vào được hệ thống liên lạc mà thôi.
Tân nhẩm tính xem trong gia tộc nội ngoại của mình và Hường còn ai là người có thể đang nằm bên kia bức tường ấy. Bà con xa hơn thì chắc không ai bỏ công đi tìm Tân mà Hường cũng không dám nhờ cậy. Bà con thân cận thì chỉ có hàng chú, bác. Chú, bác bên Tân chết cả, chỉ còn cha Tân. Nhưng ông Aùn thì Tân biết tính quá. Không bao giờ ông chịu khó nhọc làm gì cho con cái. Nếu cần làm gì vất vả thì ông cụ quen tính sai bảo, thuê mướn. Thậm chí đến tình thương con cái cũng không dồi dào súc tích. Nếu thuê người thương hộ được có lẽ cha Tân cũng đã thuê rồi.
Tân nhớ từ bé đến lớn chỉ có những khi đau ốm, mà ốm thật nặng gần chết như dạo Tân bị “thương hàn nhập lý” thì mới thấy được cha Tân tỏ ra chút tình thương mến. Nếu chỉ ốm vặt thì khỏi bị đòn là may chứ thế nào cũng phải nghe câu :
- Mày chỉ chạy dang nắng để đau mà hành hạ cha mẹ.
Lắm lúc Tân muốn kéo dài ngày ốm nặng nhưng khó lắm. Vả lại tình thương của cha không đủ để trang trải cho Tân, nếu kéo dài.
Cái năm Tân thi hỏng tú tài là lần đầu tiên trong đời bị thất bại, mà lại hỏng vấn đáp nữa mới ức. Đau khổ và chán nản vô cùng, Tân đã viết thư thế nào để bà Aùn phải tức tốc bỏ nhà đi tìm kẻo sợ Tân tự tử. Tân không quên nét mặt nghiêm khắc và lời nói “an ủi” của cha :
- Mầy đậu hay hỏng mặc mầy. Thư mầy viết hăm dọa làm mẹ mầy vội vã đi cả mấy trăm cây số để tìm mầy. May màtai nạn không xảy ra, không thì mầy đã giết mẹ mầy rồi đó !
Thậm chí đến năm Tân đã ngoài hai mươi tuổi, một lần vì không nhận được giây thép của cha báo tin để tiếp đón và Tân đã vắng nhà đến chiều tối mới về. Cha Tân giận dữ đưa cả chiếc dép đang đi, quất ngay vào đầu, rất nhục nhã.
Mỗi lần nhớ lại, Tân còn như tủi buồn cho số phận, Tân nghĩ :
- Nhất định cái người bên kia tường không phải là cha mình.
Lon nước trà nguội từ bao giờ. Có lẽ đêm nay Tân thức khuya hơn đêm nào cả. Nằm dài trên sàn xi măng, cố xua đuổi mọi ý nghĩ để kiếm một giấc ngủ, nhưng Tân chỉ trằn trọc bức rức không ngủ được.
Ý nghĩ lại tiếp tục :
- Cái người bên kia tường, nếu không phải cha mình thì là cha vợ. Phải rồi !
Tân tưởng tượng đến Hường. Có lẽ bặt tin buổi chiều tiễn Tân đến đầu làng trên đường về quê mình cho nên nóng ruột, Hường đã nhờ cha lên tỉnh dò la tin tức. Oâng cụ khăn gói ra đi, định tiếp tế cho Tân ít đồ dùng, thức ăn. Chắc là ông cụ lảng vảng trước cửa lao hỏi thăm thế nào để bọn lính “chệt” sinh nghi và bắt vào đây. Khi bị bắt có lẽ ông cụ chưởi mắng sao đó cho nên đề lao mới đưa thẳng vào xà lim.
Tội nghiệp cho các cụ ! Vì thương con thương rể mà phải khổ thân !



°°°
°
Tân cố ngủ quên được một thời gian nhưng không biết là dài hay ngắn. Tiếng huyên náo hằng ngày đánh thức Tân dậy sớm. Lúc ở nhà cũng thế, dù đêm trước có thức khuya đến mấy, sáng hôm sau Tân cũng không thể ngủ được. Vào đây lại càng khó ngủ trễ, vì mỗi ngày mang đến cho Tân một sự chờ mong với những tin tức mới mẻ. Tân mong được gọi đi lấy cung để biết rõ trường hợp của mình và tính ngày được phóng thích. Tân cũng y vọng được tha về thình lình như nhiều người trong lao.
Biết đâu cha Tân đang vận động và bảo đảm cho Tân ra. Cha mẹ dù ghét con cái và có lười hoạt động nào cũng không thể làm ngơ khi thấy con mình đang lâm nạn. Linh tính như báo cho Tân một chuyện gì lạ sáng hôm naỵ Tân thức dậy tỉnh táo, tập vài cử động tay chân, thân thể cho khỏe người và lau mặt khô, vuốt tóc, cố sửa soạn thật tươm tất.
Có tiếng gõ cửa xà lim. Tân đứng dậy nhìn ra lỗ thông hơi, Anh Ba có vẻ vội vàng nói vọng vào với nét mặt e dè sợ sệt :
- Oâng cụ anh vào đây chiều hôm quạ Chốc nữa lão đề lao đi rồi tôi cho anh gặp.
Tân rụng rời choáng váng thả mình rơi xuống sàn nhà như kẻ mất trí não. Cái điều gì mà Tân không thể ngờ được lại đã ngang nhiên xẩy đến. Những chuyện đau khổ nhất vẫn tìm Tân. Ý nghĩ đầu tiên của Tân :
- Thế này thì ngày giải phóng của mình còn xa lắm !
Bởi vì một người duy nhất đủ thế lực và có bổn phận giúp cho Tân được tự do lại cũng đang mất tự do !
Tân tưởng tượng chốc nữa đúng trước mặt cha không biết sẽ ăn nói làm sao. Đã lâu không gặp mặt cha kể từ ngày Tân phải xa nhà. Ông Án không thích tí nào nhưng trước sự biến chuyển của thời cuộc, chỉ biết thở ra với vợ :
- Con trai theo bộ đội, con gái vào đoàn thể cứu quốc, gia nhân tôi tớ đòi bãi bỏ nô lệ. Thôi thì tôi với bà gắng lấy mà làm việc nhà !
Chắc là cha Tân chóng già lắm vì chán đời và sống trong cực khổ của ly loạn. Không biết ông còn đủ sức để chịu đựng cảnh lao tù không. Nhưng chắc hẳn nét mặt nghiêm nghị và đôi mắt tinh anh vẫn không thay đổi.
Tân lại nghĩ đến mình. Tân sẽ rụt rè sợ sệt như thuở bé hay sẽ “bắt tay” cha như hai kẻ cùng hội cùng thuyền.
Tiếng mở cửa lôi kéo Tân về thực tại. Trống ngực đánh liên hồi rối loạn. Tân bước ra theo anh cai và chờ mở cửa xà lim ở bên cạnh.
Cái hình ảnh xuất hiện ở ngưỡng cửa đã làm cho Tân nghẹn ngào. Trong bộ áo đen dài, chiếc khăn nhiễu đóng, với đôi gò má lõm, cặp mắt sâu, hai mái tóc đã ngả màu tiêu muối, ông Án bước tới cầm tay con :
- Con !
Tân nức nở:
- Ba ơi !
Đôi giòng lệ long lanh từ khóe mắt của cha đã phá tan mọi ảnh tượng cũ trong đầu óc Tân. Hơn hai mươi năm trời, lần đầu tiên Tân thấy cha mình khóc trong đau khổ và nghe được âm thanh của tiếng gọi trìu mến thân yêu. Tân sung sướng nhưng sợ hãi trước sự thay đổi lạ lùng ấy. Không biết mãnh lực gì đã cải hóa lòng người cha mà Tân vẫn cứ tưởng là không hề thương mình. Vì sao con người bên kia tuồng xa cách hằng bao lâu, hôm nay lại khác hẳn.
Tân cảm thấy thương cha vô hạn và ân hận viễn vông, Tân hỏi :
- Vì sao ba phải vào đây ?
- Ba không đồng ý với bọn trưởng đồn đã mời ba ra làm việc nên bọn nó kiếm chuyện và bắt cả nhà.
Tân không thể ngăn giòng lệ. Cha Tân an ủi :
- Không nên buồn khóc làm chi con ạ ! Thời loạn lạc, hỗn quân hỗn quan, tránh làm sao được những cảnh tù đầy tang tóc.
Hai cha con im lặng nhìn nhau. Tân nghĩ đến hoàn cảnh cha hiện tại. Làm thế nào cha Tân có thể chịu đựng nổi cuộc sống lao tù với bao nhiêu sự thiếu thốn như thế này được. Cha Tân không quen nằm sàn gạch, uống nước lã, ăn cơm khộ Thiếu bao thuốc lá hằng ngày, thiếu ly rượu khai vị trước bữa ăn, thiếu ve dầu bạc hà khi trời trở. Nhất là với tiết ẩm thấp lạnh lẽo nầy chắc là cha Tân sẽ đau đớn thể xác vô cùng. Tân muốn kêu gào lên thật lớn cái sự tức tối căm thù và nguyền rủa kẻ nào đã đưa cha mình vào đây !
Ông Án an ủi :
- Trước những sự tang thương biến đổi của cuộc đời, trước sự hưng vong của Tổ quốc, mình đã không làm được gì thì thôi, nhưng không nên bao giờ hành động nhục nhã trái với lương tâm. Con đừng nao núng bất cứ trong hoàn cảnh nào, để được luôn luôn sáng suốt mà nhận định việc đời và sống cho xứng đáng.
Anh Ba ra hiệu cho Tân trở về xà lim và đóng cửa.
Những bữa ăn trưa và chiều Anh Ba lại mang đến cho Tân phần cơm thừa của ông Án ăn không hết. Anh Ba bảo với Tân :
- Ông cụ nhờ tôi mang cho anh và anh Bình !
Những lúc cầm nửa vắt cơm thừa trong tay, Tân lại rưng rưng nước mắt muốn khóc. Nghĩ đền cái tình thương ẩn kín của cha từ mấy mươi năm nay mà mình đã mù quáng không nhận thấy, Tân hối hận. Tân đã đòi hỏi quá nhiều hay mơ ước xa xôi để bỏ mất cái kho tàng có sẵn của mình. Bây giờ gần nửa đời người, lập gia đình, mới biết thương cha mẹ và biết là cha mẹ vẫn thương mình.
Những vắt cơm khô khan nghẹn ngào, Tân không bao giờ ăn hết phải nhờ chuyển cho thằng Bình.
Một tuần quạ Anh Ba không đưa vắt cơm thường lệ nhưng lại trao cho Tân một mảnh giấy con viết bằng bút chì :
“Hai con,
Ba tuổi già sức yếu, hôm nay ra là phải ! Hai con còn trẻ mạnh, hãy gắng chịu đựng một thời gian. Thời cuộc thế nào cũng yên và thanh bình trở lại, Ba sẽ gặp các con,
Có mất tự do ngày nay, các con mới nhận thấy chân giá trị của tự do và mới hiểu rõ vì sao các bậc tiền bối xưa đã hy sinh vì tự do dân tộc.
Khi các con không có được cái gì mà các con thích thì hãy tìm thích cái gì các con đang có. Hoàn cảnh nào cũng có cái hay và lợi ích cho các con nếu các con biết tìm hiểu và suy xét. Đừng nên hao phí thì giờ trong sự buồn phiền chán nản. Chúc các con sức khỏe và may mắn.
Ba,
Tân trầm lặng nhìn xa đến chân tường nhà lao với vẻ ưu tự Hình ảnh của người bên kia tường vượt hẳn lên, oai phong lẫm liệt giữa không gian rộng lớn. Tân tự nhận thấy mình chưa xứng đáng với tinh thần của cha.
°°°
°
Năm giờ sáng. Khác hẳn mọi ngày, lính gác đã đi mở cửa tất cả các khám sớm hơn thường lệ. Những người có tên trong bảng danh sách đã gọi chiều hôm trước lúc phát cơm tối, đều tự động bước ra cửa.
Lính không cần phải bảo họ cũng biết rồi. Có lẽ suốt đêm không ai ngủ được vì hoang mang cho số phận mình. Họ sẽ phải ra đi, hai trăm người, nhưng không biết là đi đâu. Vào Nam thì cũng chỉ đến Đà Nẵng, quá Tam Kỳ là hết đường, trừ phi xuống tàu đi vào Sài Gòn. Ra Bắc thì không thể đi xa hơn Quảng Trị. Kể từ khi quân đội Pháp chiếm lại Huế để giải vây cho thành phố sau hơn một tháng bị công hãm, mỗi ngày hàng trăm người dân đủ các hạng bị bắt đưa vào lao xá Thừa Phủ, chỗ không có đủ để chứa đựng thêm nữa cho nên phải giải đi bớt.
Tù nhân trong những khám lớn đã lần lượt ra hết ở ngoài sân. Nhiều người dành nhau những lon nước múc ở các vũng đọng ở ven bờ thành để rửa mặt. Một phần lớn không buồn tranh miếng nước bẩn, đành phải “rửa mặt khô”. Hơn một tháng họ có được sờ đến giọt nước nào đâu cho nên mọi sự vệ sinh hàng ngày đều theo phương pháp “khô” cả. Nước vũng chỉ để dành uống sau bữa ăn. Nước ngọt, trong sạch, mà cỏ vê đi gánh ở sông Hương lên chỉ dùng để nấu cơm. Cũng may trời tháng hai còn mưa nên nước hứng ở mái ngói uống rất tốt.
Lính đã lần lượt mở các xà lim thấp rồi đến xà lim cao. Xà lim thấp hai chục buồng, mỗi buồng nhốt hai, ba người “nguy hiểm”. Xà lim cao riêng biệt giữa một góc sân và cửa ngỏ kiên cố hơn, gồm có năm buồng để giam những tên “đại nguy hiểm”. Hầu hết tù nhân ở xà lim cao và một số ở các xà lim thấp đều phải ra đi sáng hôm ấy.
Tân vẫn ở xà lim cao nhưng đã dọn đến buồng số hai cùng với ông lão thợ mộc và ba thanh niên khác... Người nào người nấy râu tóc xồm xoàm, áo quần bẩn thỉu hôi hám và không có lấy một hành trang gì cả. Phần đông đều bị bắt thình lình và thân nhân không hề bới xách gì được. Hơn nữa khi vào cửa lao là lão “một điếu”, cai quản nhà lao, đã tịch thu tất cả tư trang và tiền bạc.
Chiếc mũ cối của Tân quá cũ kỹ cho nên không bị tịch thụ Từ hôm vào đây cứ dùng nó để gối và mỗi lần gọi đi lấy khẩu cung thì dùng để đỡ những đòn của thằng cai “mắt xanh miệng hôi sữa” cho nên mũ cũng đã tan nát. Hôm bị giải vào lao, Tân mặc bộ áo quần nỉ xám, khá đắt tiền. Không biết Trời đivắng hay là Tân vào lao lúc đã nhá nhem tối nên không ai nghĩ đến tịch thu bộ áo quần ấy.
Suốt đêm Tân đã suy nghĩ kỹ và sắp đặt mọi việc phải làm trước khi lên đường. Thế nào cũng phải liên lạc cho được với Bình. Tân biết Bình không bị đày đi chuyến này và sẽ có thể được tha về sớm. Bình sẽ tin cho gia đình Tân biết.
Tân thừa lúc sân lao huyên náo lộn xộn, bước vào dãy nhà cầu của những xà lim thấp giả vờ đi tiểu tiện. Ngang qua những cửa đóng kín, Tân thấy rõ ràng từng con mất đen ngòm lóng lánh phản chiếu ánh đèn ngoài sân, đang dán chặt vào những lỗ tò vò thông hơi. Tân biết là các bạn đồng giam không thể nào ngủ trước cảnh náo nhiệt ấy. Người nào cũng muốn chứng kiến những sự việc đang xảy ra với lòng lo sợ.
Tân gọi khẽ :
- Bình ơi ! Bình ! Chú ở đâu ?
Có tiếng trả lời từ phòng số 3.
Cũng may là cửa phòng số 3 bị che lấp sau bóng cây bàng cho nên Tân có thể đứng ngay cửa để nói chuyện. Bình hỏi :
- Anh có biết là đi đâu không ?
- Không ai biết là đi đâu cả ! Chú đang mặc áo quần gì đó ?
- Chiếc quần xanh áo xám từ hôm bị bắt đấy thôi.
Tân suy nghĩ một lát và bảo tiếp :
- Cởi bộ quần áo của chú ra đổi cho anh. Anh lỡ mặc bộ nầy đắt tiền không tiện. Chúng thấy thêm ghét!
Tân rút lần áo quần của Bình đút qua lỗ thông hơi ở cửa và đến trước cầu tiêu thay vội vã. Lúng túng lại xỏ hai chân vào một ống suýt ngã.
Tân lần lượt chuyền bộ áo quần vào cho Bình và dặn :
- Thôi chú ở lại mạnh giỏi. Có ra được thì ghé về nhà tin cho chị biết là anh đã đi hôm naỵ Nếu biệt tích thì bảo chị nhớ lấy ngày nầy làm kỷ niệm.
Bình rưng rưng nước mắt để tiễn biệt một người anh duy nhất của mình. Tân chạy vụt ra sân, lẫn vào đám người hỗn loạn.
Đoàn xe vận tải nhà binh đã đến sắp hàng ngay tại sân trong lao, chiếu đèn pha sáng quắc. Tiếng động cơ nổ ròn trong buổi sáng tinh sương lạnh lẽo, làm náo động cả một góc trời. Tân nhớ đến những chuyến khởi hành trước lúc rạng đông mà Tân đã tham dự trong đời mình. Cũng màn sương lạnh, cũng tiếng máy nổ ròn, cũng lòng bồn chồn rạo rực, nhưng khác nhau ở hai chữ “tự do” và “mất tự do”.
Nếu người ta có linh tính và thần giao cách cảm được thì chắc là Hường ở nhà không thể nào ngủ vì Tân đang nghĩ đến vợ rất nhiều. Giá Tân tin được cho Hường là mình vẫn còn sống và phải ra đi hôm nay thì Tân sẽ nhẹ nhõm biết bao ! Bị bắt hơn một tháng người nhà không hay biết gì cả thì tưởng tượng sự lo ngại khổ sở sẽ nhiều chừng nào !
Lão “một Điếu”, tay cầm chiếc roi da, lưng mang khẩu súng lục to tướng, bằng một giọng “kè nhè” như bợm ghiền chưa có thuốc, hắn nói cái giọng Pháp ở các tỉnh :
- Bọn bay sắp bị đày đi xa biết không ? Không đứa nào được mang theo đồ đạc gì cả, những gì đã gởi ở nhà lao nầy sẽ được trả lại khi nào bọn bay mãn về. Tất cả là hai trăm mười thằng, chia làm mười toán, mỗi toán hai mươi đứa. Có mười thằng Cai. Tao nói cho mà biết, hễ một đứa trong bọn - tao nhắc lại - chỉ một đứa thôi, mà định trốn, là tao bắn chết cả lũ. Giết bay như giết chó mà thôi, biết chưa ? Còn nữa ! Chưa hết đâu, hễ tàu ra khơi mà bọn bay lộn xộn là tao cho đâm thủng tàu nhận chìm cả bọn, biết chưa ?
Nhâït lệnh cuối cùng của lão đề lao đã làm anh em biết rõ được phần nào cuộc viễn du nầy. Mọi người bàn tán xôn xao. Có kẻ giàu tưởng tượng đã phóng đại lệch lạc :
- Hắn nói hễ lôi thôi là xâu tay cả bọn và nhận nước cho chết!
Đoàn xe đưa đến bến đò Trường Tiền trước tòa Khâm sứ cũ và để cả bọn xuống, lùa vào ba chiếc giang đỉnh đã túc trực sẵn sàng. Đám tù chen chúc nhau trên sàn tàu ngồi chồm hổm hay ngồi trệt xuống sàn. Mùi dầu mỡ nồng hôi, lẫn với hơi người dồn ép vào nhau bốc lên làm thành một không khí trong sạch ban mai ở trên cao hơn. Nhưng vừa đứng dậy thì đã bị những làn roi gân bò của lính gác quất ngay vào đầu cho ngồi xuống. Mỗi toán chỉ có người cai được quyền đứng nhưng cũng không trông thấy gì vì thấp hơn thành thuyền bằng sắt kiên cố.
Những cánh cửa đổ bộ đã kéo lên đóng kín. Tàu lùi ra khỏi bến, trở mũi về cửa Thuận-An, rẽ sóng. Chiếc của Tân đi đầu chạy cách chiếc thứ hai chừng ba trăm thước. Tân thấy rõ ở đằng mũi chiếc sau hai họng súng máy chĩa về phía bọn Tân, sẵn sàng nhả đạn, như hăm dọa cảnh cáo bọn tù không được đào thoát.
Đàng xa, cầu Trường Tiền với mấy vài đang ngã gục xuống nước, trông thất vọng như con thuyền mắc cạn. Xa hơn nữa, bóng nhà luồng Thủy Tạ Phú Vân Lâu trước kỳ đài của thành phố Huế, tất cả đều soi bóng trên mặt nước sông Hương còn phẳng lặng trong buổi sáng sớm. Thành phố ngái ngủ dưới bầu không khí mát lành ban mai. Ít người buôn bán dậy sớm cũng chưa làm huyên náo được cái khung cảnh vắng vẻ của Đế đô.
Đoàn tàu bỏ dần hai bên bờ sông những cảnh trí quen thuộc. Tân nhìn lần cuối với một niềm luyến ái, những nếp nhà chợ Đông Ba, đập Vĩ Dạ, Cù lao Cồn, bến Gia Hội. Thành phố Huế xa dần để nhường cho những làng mạc um tùm xanh tươi dọc theo hai bên bờ sông. Nước sông trong, có chỗ cạn trông thấy cát vàng dưới lòng đáy, thỉnh thoảng có những đám rong xanh xen lẫn.
Nhìn làn nước trong mát, Tân nhớ lại những lúc còn đi học, mỗi buổi sáng và chiều mùa hè, Tân thường cùng các bạn ra bến sông bơi lội. Tân thấy tiêng tiếc cuộc đời vô tư của tuổi thơ ấu. Tân nghĩ bụng giá lúc nầy mà được tự do tắm một trận nước sông Hương thì thích thú biết bao !
Tàu cập vào đê cửa Thuận khoảng chín giờ theo như mặt trời cho biết. Đoàn tù lại sắp hàng bốn, ngồi dọc trên đê theo thứ tự từng toán một. Tân vẫn giữ toán đầu. Trưởng toán được quyền đứng và đi lại tự do hơn để liên lạc. Lính bố trí hai bên, gác rất chăm chú.
Con đê cửa Thuận ngăn cách sông Hương và biển để chận không cho nước mặn lên tàn phá những thửa ruộng thấp hai bên bờ sông. Cửa sông ở đây rộng nên đê dài và hai bên trôn cũng mênh mông bát ngát như nhau. Những làng đánh cá rải rác dưới rặng phi lao già ở ven sông đàng xạ Chung quanh chỗ tù ngồi, không có một bóng người, không một ghe đò lai vãng.
Bỗng nhiên Tân có ý xin lính gác cho anh em luân phiên đi tắm. Không thấy gì trở ngại, hắn bằng lòng cho tắm mỗi lần bốn người và ở phía bên sông Hương. Thế là Tân dẫn nhóm thứ nhất xuống nước. Các toán khác cũng bắt chước theo. Anh em tha hồ tắm giặt. Người nào cũng sung sướng khi được cơ hội trút đi một gánh nợ dơ bẩn, những cáu ghét, đất bụi vương vấn hơn cả tháng trường.
Có người giặt tất cả bộ áo quần độc nhất, ở trần truồng trong lúc chờ đợi phơi cho khô quần áo. Họ không chịu được những con rận núp trong những kẽ áo cho nên không cần cả thuần phong mỹ tục.
Mặc dầu nói rằng để ngăn nước mặn nhưng nước bên sông ngay chân đê cũng thấm hơi muối chứ không ngọt hẳn. Tuy vậy nếu khát cũng có thể uống tạm. Còn như tắm giặt thì không chê được, Tân lặn hụp, vẫy vùng, bơi lội suýt quên rằng mình là tù đang ở trong tầm súng của lính gác.
Nhìn thấy tên lính đứng sừng sững trên bờ đê, in hình lên nền trời xanh sáng, Tân không dám bơi ra xa, sợ hắn lo ngại.
Bọn lính gác bắt đầu ăn trưa. Chúng nó khui những thùng thực phẩm hành quân Pacific, đổ ra la liệt những lon và hộp. Từng gói bánh bít-quy, thịt bò hộp, đậu xào, mức, kẹo, thuốc lá, cà phê, cho đến từng gói muối tiêu, cái tăm xỉa răng, mảnh giấy vệ sinh. Nhiều đứa gom góp những lon thịt và đậu mang vào làng chợ để đổi đồ ăn tươi hay trái cây. Dùng gỗ thùng, chúng nhen lửa làm bếp để đun nóng đồ ăn và pha cà phê.
Mùi thơm của thức ăn phảng phất bay đến kích thích giác quan của bọn tù. Có lẽ dạ dày người nào cũng đang đòi hỏi vì họ ăn cơm từ năm giờ chiều hôm trước và nhịn đến mười hai giờ trưa hôm sau. Cả đêm thao thức, sáng sớm dậy và di chuyển nhọc mệt suốt sáng thì nhất định là đói bụng lắm rồi.
Vài anh em lên tiếng bảo Tân xin bọn lính cho ăn cơm. Tân cố ý nhìn bốn phương xem thử hai trăm mười phần ăn của bọn tù sẽ đến bằng hướng nào, nhưng không làm sao đoán được. Tân cố nén trì hoãn vì sợ người ta đã lo tiếp tế cho mình mà lại còn đòi hỏi thúc dục về một chuyện ăn hóa ra đê tiện lắm.
Nhưng chờ mãi không thấy. Hơn nữa lại bị anh em thúc đẩy, nếu Tân không nói được với bọn lính lại hóa nhu nhược trước mắt anh em.
Đáp lời, tên đội xếp cho biết :
- Chúng tôi mang theo hai bao gạo cho các anh, tưởng xuống tàu sẽ nấu ăn. Bây giờ tàu chưa đến và cũng không có tin tức gì cả, nếu ăn hết rồi nhỡ đợi lâu thì lấy gì mà ăn ?
Và hắn mỉa mai nói tiếp :
- Vả lại hồi chúng tôi bị tù binh bên Đức phải nhịn đói hàng hai ba ngày đến ăn cả cỏ cơ mà !
Tân uất hận trước thái độ của tên đội xếp.
Bọn lính ăn tráng miệng xong vất vỏ chuối. Hai người tù trong toán Tân chồm ra tranh nhau lượm. Tân tức mình tiến đến giật lại cái vỏ, vừa quăng xuống biển vừa hằn học :
- Anh em làm gì bần tiện quá ! Chịu đói một chút đã sao.
Tên lính đến gần Tân, thị Oai :
- Tại sao mầy không cho chúng nó ăn ?
Tân mạnh dạn trả lời :
- Các ông bảo các ông đã từng nhịn đói hằng ba, bốn ngày cũng không sao. Đây chúng tôi mới chưa đầy một ngày, làm gì mà phải đến ăn cái thứ vỏ chuối ấy !
Tên lính gác tức giận nhưng lại nể thái độ, ngôn ngữ và cái chức vụ “cai” của Tân. Hắn đổi chiến lược, mời Tân một điếu thuốc thơm. Tân kéo một hơi rồi chuyền theo thức tự hàng ngũ cho anh em hút. Đến người cuối cùng thì cái tàn vừa cháy đến tay để mà quăng xuống nước.
Hai giờ chiều đội xếp mở bao gạo chia phần cho các toán. Chúng mang gạo đi, tưởng xuống tàu sẽ có dụng cụ nấu bếp dưới tàu để mượn nấu. Bây giờ chỉ có gạo không mà thôi thì khó lòng giải quyết vấn đề ăn uống.
Đội xếp có sáng kiến là phát ra cho mỗi toán tự động giải quyết. Hắn cho phép những ông cai đi vào xóm mượn nồi để nấu.
Tân phân công, người thì đặt bếp, người đi kiếm củi, Tân vào xóm chài mượn nồi và kiếm thức ăn nhưng lòng lo ngại không biết làng xóm ở chung quanh có đông đúc khá giả không! Mười người cai cùng rủ nhau vào mượn nồi để nấu cơm và kiếm thức ăn cho hơn hai trăm mạng, có lẽ không có đủ và khó tránh khỏi dành nhau.
Tân nhanh nhẩu dọc theo con đê tiến đến phía xóm nhà lá. Tân chỉ thầm khấn cầu cho gặp người sẵn sàng giúp đỡ để anh em có cơm ăn no.
Vào trước một túp lều tranh tiêu điều, tĩnh mịch, Tân lên tiếng gọi. Một giọng đàn bà đáp lại và một thiếu phụ trẻ hiện ra dưới tấm cửa lá lụp xụp. Tân ngạc nhiên trước sự mâu thuẫn kỳ lạ. Lẽ nào ở chỗ đồng chua nước mặn, quê mùa nghèo đói này, giữa đám dân lam lũ giải nắng dầm mưa, mà lại co ùhình dáng một người quần là áo lượt, phấn son tô điểm theo kiểu tỉnh thành.
Biết Tân ngạc nhiên, thiếu phụ chào trước. Tân xin lỗi, tự giới thiệu cùng tỏ bày mục đích của mình. Thiếu phụ sốt sắng trở vào trong như để lấy vật gì bỏ quên rồi dẫn Tân đi và nói :
- Nhà tôi ở trọ không giàu gì lắm nên không có nồi đồng để cho thầy mượn được. Để tôi đưa thầy ra chợ và tôi mượn giúp cho thầy dễ hơn.
Thiếu phụ dè dặt bước đi bên cạnh Tân. Hai người lặng im một hồi lâu không nói chuyện. Tân cố ý lần bước theo con đường mòn cát trắng giữa lớp lá phi lao phủ dày mặt đất. Thỉnh thoảng Tân liếc nhìn người thiếu phụ và có lần bắt gặp tia mắt của thiếu phụ nhìn trộm Tân.
Tân phân vân không hiểu mình đang sống trong thực hay mộng. Người thiếu phụ kia là ma quỷ hay hồ ly tinh tu luyện lâu năm, đang hiện lên để quyến rũ Tân. Cũng có thể là một nữ cán bộ cộng sản đang ẩn núp ở vùng quê để hoạt động và Tân sắp bị đưa về một ủy ban bí mật nào.
Nhưng cứ trông phong độ mà đoán thì Tân không thể nào cho rằng thiếu phụ nầy có thể làm một việc gì ác độc, nham hiểm táo bạo, phi thường được.
Thiếu phụ rẽ vào một quán tạp hóa và mượn cho Tân một chiếc nồi khá lớn. Trao nồi cho Tân, thiếu phụ không quên mua mười đồng mắm ruốc ớt. Tân định rút tiền ra trả nhưng thiếu phụ đã dành :
- Thầy để tôi. Cái nầy là tôi mua để biếu anh em, chứ ăn cơm không làm sao mà nuốt cho trôi !
Tân nghĩ bụng giá mình có trả thì cũng không đủ tiền vì trong túi giấu được ba đồng bạc lẻ định để mua muối sống mà thôi. Cảm động trước cử chỉ chân thành của người thiếu phụ chưa hề quen biết, Tân nói :
- Chúng tôi đâu dám phiền chị đến thế nầy. Chị giúp cho mượn được cái nồi để nấu cơm chín là quý lắm rồi, lại còn mua thêm thức ăn tốn kém chúng tôi biết làm sao mà trả ơn.
Thiếu phụ nhìn Tân rưng rưng nước mắt :
- Trông thấy các thầy chân tay mềm yếu mà phải tù đày cực khổ, tôi thương lắm, nhưng không biết giúp bằng cách nào ! Aâu đây cũng là một cơ hội trời ban cho tôi để làm việc nghĩa. Anh em ăn có thiếu, thầy cho tôi biết để tôi mua thêm.
Tân hỏi thiếu phu ï:
-Xin chị cho tôi biết danh tính để mong sau nầy có cơ hội gặp lại và đền đáp tấm lòng quý hóa trong cuộc gặp gỡ hôm nay.
- Tên tôi là Thúy, quê ở Phong Lai nhưng vì sinh kế phải vào đây làm ăn. Đời tôi cũng lao đao vất vả lắm thầy ạ! Nhưng thôi thầy về kẻo anh em trông.
Tạ từ người thiếu phụ Tân vừa đi vừa suy nghĩ mông lung. Lòng Tân cảm động và tự nhiên thấy ấm cúng vì trong cảnh cô đơn khốn khổ còn được người đoái hoài thương xót.
Tân tưởng tượng như vừa sống trong khung cảnh thần tiên huyền ảo. Tân vừa lạc vào tiên giới và đã gặp nàng tiên giúp đỡ. Đối với anh em đang đói bụng chờ đợi Tân, Tân đã làm tròn sứ mạng giao phó. Chẳng những là có cơm nóng để ăn mà còn có thức ăn ngon miệng. Tự nhiên một niềm sung sướng hân hoan tràn ngập lòng Tân.
Bữa cơm chiều trên đê cửa Thuận hôm ấy thật là ngon đáo để. Anh em, phần thì đói, phần thì lâu ngày chỉ độc ăn cơm nắm nguội với muối đá, nay có chén cơm chín tới, nóng hổi, và ruốc cửa Thuận lẫn ớt cay cho nên ai nấy đều thích thú. Mọi người tưởng như quên được cảnh khổ của mình trong giây lát để cười đùa với nhau giữa bữa cơm đoàn kết ấy.
Gió từ xa thổi đến mát mẻ, như đuổi tan được vạn mối u sầu. Quả ớt cay đầy sinh tố, miếng ruốc mặn thơm một mùi quê hương yêu dấu, Tân tưởng chừng như vào đến đâu là biết đến đấy ! Những giọt mồ hôi lấm tấm ở trán và ở khắp người, gặp gió lại càng làm cho mát thêm. Tân sung sướng nhìn anh em vơ vét cho đến hột cơm cuối cùng trong nồi và cảm thấy thỏa mãn như một người mẹ đã lo cho con ăn uống đầy đủ sau khi phải chật vật chạy tiền mua gạo.
Chiều ngả dần về phía chân trời Tây trên mặt biển. Lính gác đổi phiện và bố trí cho những vọng canh đêm. Súng máy đặt la liệt hai dãy, mũi chỉ vào đám tù. Ở trên con đê không đèn đuốc, giữa những làng mạc hoang vu hẻo lánh, bọn lính gác tự nhận thấy trách nhiệm quá nặng nề cho nên tăng cường đề phòng rất cẩn mật.
Gió trở lạnh dần. Anh em tù ngồi đâu lưng vào nhau cho ấm một vài người thân với nhau còn thầm thì nói chuyện. Đa số thả hồn tưởng nhớ đến quá khứ hay mơ tưởng một tương lai tự do, ngồi gục đầu xuống gối buồn dã dượi.
Dầu muốn nằm cũng không thể được vì mặt đê lát bằng đá gồ ghề tảng cao tảng thấp, lồi lõm khó chịu. Không thể nào tìm ra một diện tích bằng phẳng vừa để ngả lưng được.
Tân ngồi ở đầu hàng ngoài không biết dựa vào ai lại càng thấy mình cô đơn lạnh lẽo. Giờ nầy Tân tiếc đã đổi bộ đồ dạ cho Bình, nếu có nó thì lật cổ áo lên đến gáy cũng đỡ rét được phần nào. Tân loay hoay cố kê lại những tảng đá để san bằng một chỗ nhưng thất vọng vì hễ được đầu nầy thì hỏng đầu kia.
Đằng xa từ phía xóm chài đi lại, Tân thấy những màu áo kaki lẫn với tà áo dài tha thướt. Tiếng cười đùa giỡn cợt vang lên theo gió từ xa đến hòa với tiếng sóng vỗ mạnh buổi hoàng hôn. Bọn người tiến dần về phía Tân.
Bây giờ Tân mới nhận ra người thiếu phụ lúc ban chiều. Thúy đi giữa hai người lính. Bọn chúng trêu ghẹo lả lơi. Thúy nói chuyện có vẻ tâm đầu ý hiệp. Trông người thiếu phụ giờ nầy khác hẳn với người mà Tân đã gặp ở trước nếp nhà lá. Từ cách phục sức phấn son cho đến điệu bộ cử chỉ, Tân ngạc nhiên trước hai thái độ mâu thuẫn ấy.
Thiếu phụ rỉ tai với tên cai và tiến gần đến Tân nói nho û:
- Chắc tối nay thầy lạnh lắm vì không dự phòng chăn mền gì cả. Xin thầy hãy dùng đỡ mảnh bố này, tôi đã phơi khô và rũ sạch.
Tân đang thắc mắc về người thiếu phụ, vội vã đứng dậy đỡ lấy tấm chăn bố. Chưa kịp nói ra lời thí Thúy đã chào để đi cho kịp bọn lính.
Anh em trong toán xầm xì cho rằng Tân có phước vì đêm lạnh mà lại gặp người biếu chăn. Có lẽ cũng có người dị nghị.
Ngồi trên tấm bố chống tay vào má, Tân thẫn thờ suy nghĩ chuyện đời. Bây giờ Tân mới hiểu rõ là Thúy, vì “sinh kế” phải đi “làm ăn “ lưu động theo các đồn bót của quân đội Pháp.
Thảo nào trông Thúy không có nét gì của dân địa phương làng chài lưới mà lại đầy vẻ giang hồ trụy lạc. Tân không thể ngờ rằng trong cái hạng người mà xã hội ruồng bỏ khinh miệt ấy lại còn có Thúy với một tấm lòng thương người cao cả. Xã hội đã dạy cho Tân phải khinh thị những hạng người buôn hương bán phấn. Nhưng Tân đã ân hận vì sự xét đoán sai lầm của mình.
Trong khi bạn bè thân quyến tránh xa Tân cũng như tránh xa các tù nhân khác, vì sợ liên lụy, trong khi thiên hạ xem tù nhân như là bọn người ghê tởm của xã hội, thì Thúy đã mạnh dạn tìm đến để giúp đỡ họ! Tân cố phân tích xem trong hành động của Thúy có gì làvụ lợi xấu xa không.
Hạng người sống cuộc đời giang hồ như Thúy, không cần biết đến ngày mai sẽ ra sao, thì nhất định là hành động của Thúy không nhắm gì vào vụ lợi tương lai cả. Bảo rằng Thúy hổ thẹn trước mặt bọn Tân thì lại càng vô lý. Hạng Thúy cũng như hạng Tân đều bị xã hội ghê sợ, ruồng bỏ hoặc khinh bỉ thì có gì mà phải hổ thẹn với nhau nữa.
Tân nhớ lại từ câu nói, từ cử chỉ của Thúy và cảm thấy thương mến, một tình thương thanh cao quảng đại. Tân thương hại cho đời sống vất vả nhục nhằn của Thúy và lại càng thấy quý lòng tốt của kẻ giang hồ. Tân nghĩ :
- Thật là trong cảnh khốn cùng mới gặp được những tấm lòng cao quý !
Trời đã tối hẳn. Trên đê nhiều toán còn nhen những đống lửa chập chờn để sưởi rét. Aùnh lửa yếu ớt vì gió mạnh và thiếu củi, cũng sắp tắt dần. Có nhiều chỗ bọn lính không cho nhen lửa ngọn vì sợ ra hiệu cho địch trông thấy.
Hai bên chân đê sóng vỗ lăn tăn không ngừng, phản chiếu ánh sáng lân tinh trong khung cảnh lờ mờ của đêm tối. Trời trong vắt. Muôn vì sao lấp lánh trong bầu không khí tĩnh mịch của đêm cửa Thuận. Gió lên càng mạnh càng lạnh.
Tân tung chiếc chăn bố trùm kín cả thân thể và bao phủ hai bên cho hai người kế cận. Họ xích sát vào nhau để vừa sưởi ấm cho nhau vừa hưởng hơi của tấm bố. Mỗi người cố xê xích còng queo thân mình theo những tảng đá để tạm kiếm chỗ nằm. Giá Tân giải một nửa để nằm và một nửa đắp thì êm ấm biết bao. Song Tân không đành tận hưởng tiện nghi sung sướng một mình.
Gác tay lên trán Tân lại nhớ những mùa hè năm xưa, thời học sinh, cứ rủ nhau đi cắm trại ở bãi biển cửa Thuận. Đêm đến lại nằm trên bãi cát nhìn trời đếm sao. Cảnh vật không đổi khác nhưng chỉ khác ở tâm trạng con người ngắm cảnh.
Dù khó chịu và cực khổ cho mấy, mỗi người cũng co ro kiếm được một giấc ngủ quên vì mệt mỏi suốt ngày. Bình minh ở miền biển sớm lắm cho nên ai cũng dậy sớm. Một người dậy là cả toán dậy theo.
Tân trông cho anh em luân phiên đi rửa mặt và vệ sinh buổi sáng. Bây giờ thì không còn ai ngủ nữa. Tất cả bọn đã dậy sắp theo thứ tự, ngồi chờ đợi trên đệ Trời sáng tỏ dần. Bọn lính chuẩn bị ăn điểm tâm.
Ngược con đê từ đàng xa đến, những bóng hồng chiều hôm trước đi qua, sáng nay lại uể oải trở về thôn xóm. Họ không cười đùa to tiếng như hôm trước. Mỗi người lặng lẽ đi, khăn quấn kín cổ, quần áo xốc xếch, phấn son phai nhạt, tóc tai bừa bãi rối như ổ quạ hoang, họ nhanh chân về nghỉ dưỡng sức. Thỉnh thoảng gặp một tên lính bông đùa một câu họ lại điểm một nụ cười miễn cưỡng lạt như cánh hoa sau trận mưa rào.
Thúy tách rời khỏi chị em đồng nghiệp và đến tìm Tân vừa dưới chân đê đi lên. Tân đã xếp sẵn tấm bố để trả lại. Thúy từ chối không lấy :
- Tôi nghe nói thầy sẽ phải đày đi xạ Hãy giữ lấy tấm bố mà dùng khi giá rét. Tôi không biết giúp gì hơn nữa ! Tội nghiệp quá !
Tân cắùn môi im lặng. Thúy rút trong túi ra hai tờ giấy bạc còn mới nguyên với những lằn xếp sắc sảo, kín đáo trao cho Tân :
- Tôi mới có ít tiền xin thầy hãy vui lòng nhận lấy để phòng khi tiêu dọc đường. Đừng từ chối mà tôi buồn ! Gọi là của ít nhưng lòng nhiều, xin thầy nhận cho tôi được sung sướng phần nào. Đó là một cách an ủi tôi vậy. Thôi ! Chúc thầy đi mạnh giỏi !
Tân quá xúc động trước sự bất ngờ, chưa kịp từ chối hay nói một lời cảm tạ kẻ ân nhân thì Thúy đã lẫn tránh chạy theo đám chị em.
Tân nắm chặt những tấm giấy bạc còn mới nguyên cố giữ lấy hơi hương của Thúy. Tờ giấy bạc còn thoảng một mùi nước hoa rẻ tiền của giới buôn hương bán phấn, có lẽ lẫn với mùi mồ hôi lính vì ngày hôm trước chúng còn ở trong túi áo chiến trận của mấy tên lính gác.
Tân tự vấn lòng :
- Đồng tiền kiếm bằng cách nhơ nhuốc để đem vào việc bố thí người từ thiện thì người đi bố thí đó nên liệt vào hạng nào trong xã hội ?
Tân nhìn theo Thúy đi đã xạ Thúy đứng lại quay nhìn một hồi lâu rồi vẫy tay vĩnh biệt. Tân nhắm nghiền hai mắt để đuổi tan những giọt nước mắt đọng ở khóe và cầu khẩn :
- Xin Trời hãy thương những kẻ có tấm lòng vàng.
Mặt Trời Chiều
Vài nét về Thạch Hà
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14