BỐN
Tác giả: Thanh Châu
Nguyễn Phương cảm thấy nhức đầu sau một đêm dài ngủ mê mệt. Chiếc đồng hồ lớn trên tường đã cỉ 9 giờ 45 và nắng ngoài vườn đã lên khá cao. "Sao hôm nay mình dậy trễ thế nhỉ?" Chàng họa sĩ hơi ngạc nhiên và bỗng linh cảm một điều gì hệ trọng đã xảy ra. Nguyễn Phương vội rảo bước tới phòng ông Lê Mai. Cửa phòng mở toang, ông Lê Mai không còn đó nữa và trong phòng đầy dấu tích của một cuộc xô xát. Cái tủ lớn bị xô lệch sang một bên, cái ghế nhỏ lật nghiêng và lác đác trên nền gạch còn dấu máu. Chàng hoạ sĩ lúc ấy đang ở trong tình trạng hoảng hốt, lúng túng không biết phải làm gì. Sự việc xảy ra quá đột ngột và bi đát.
- Ông thanh tra, ông thanh tra.
Tiếng kêu lớn của Nguyễn Phương không được ai trả lời mặc dầu vang dội trong ngôi biệt thự khá lớn. Lúc chàng họa sĩ chạy đi tìm mới hay ông Minh đã biến mất. Chắc ông ấy dậy sớm, phát giác ra mọi việc nên đi tìm ông Lê Mai chăng? Nguyễn Phương đoán chừng như vậy, và chạy xuống lầu thì phát giác thêm chiếc Peugeot 504 của chủ nhân cũng không còn trong khi mọi người trong nhà đang ở tình trạng ngủ mê mệt. Bấy nhiêu chi tiết giúp Nguyễn Phương đoán được phần nào những việc trong đêm qua: Có lẽ kẻ bí mật đã xông thuốc mê rồi vào phòng ông Lê Mai. Sau đó một cuộc xô xát xảy ra và căn cứ vào dấu máu thì đã có người bị thương nhưng không thể biết chắc được kết quả ra sao. Tuy nhiên, Nguyễn Phương thầm lo lắng cho ông Lê Mai vì chàng biết ông khó có thể là kẻ chiến thắng trong cuộc đánh nhau và phải chăng ông đã bị bắt cóc? Bây giờ thì quá trễ và Nguyễn Phương đành bó tay bất lực. Không một đầu mối nào còn sót lại để làm điểm khởi hành. Tất cả đã chìm vào bóng tối và biến mất trong màn bí mật dầy đặc.
Suốt buổi trưa hôm đó, chàng họa sĩ ngồi đợi ông Minh nhưng không thấy về và sự thật là ông Minh không bao giờ trở lại biệt thự Hồng Hoa nữa. Nguyễn Phương ngồi ôn lại từ đầu câu chuyện, đêm sinh nhật sóng gió cho đến nay mới có hơn ba ngày mà có biết bao sự đổi thay. Vụ ăn cắp mấy bức tranh có liên hệ gì tới hình ảnh của kẻ bí mật, vụ án 02-10... rồi biết bao việc kinh dị nữa. Tất cả dường như đều liên lạc mật thiết với nhau mà nếu tìm được một việc là có thể phăng ra hết. Nhưng bây giờ chủ nhân mất tích thì hoàn cảnh lại đổi khác đi nhiều. Sau cùng, Nguyễn Phương quyết định lên phòng làm việc của ông Lê Mai tìm kiếm, biết đâu lại chẳng khám phá ra điều gì mới. Việc làm này có hơi quá đáng nhưng chàng họa sĩ tự bào chữa, dẫu sao chàng cũng là cháu ông Lê Mai, từng chứng kiến, tham dự từ đầu mọi biến cố và việc làm ấy bắt nguồn từ thiện chí chứ không phải do một gian ý nào.
Khi mở được cái tủ lưu trữ hồ sơ, Nguyễn Phương đứng sững trước một cảnh tượng lạ lùng mà không ai có thể tưởng tượng tới. Mấy bức tranh Hồn Ma, Quạ Đen... bị mất hôm nào đang nằm yên trong tủ một cách thứ tự. Thế này có nghĩa là chính ông Lê Mai đã dấu mấy bức tranh và phao vu là bị đánh cắp. Nhưng ông làm việc ấy với mục đích gì? Chẳng lẽ chính ông cũng muốn làm những vụ phá khuấy rắc rối thêm sao? Nguyễn Phương phân vân một lúc và chợt hiểu ra. Có lẽ ông Lê Mai không muốn mọi người khám phá, thắc mắc về sự trùng hợp dường như là do sự cố ý giữa bức tranh và kẻ bí mật nên đem dấu bức tranh đi. Ông không tiêu hủy vì có lẽ ông tiếc những tác phẩm nghệ thuật đắc ý. Chàng họa sĩ cúi xuống xem xét kỹ mấy họa phẩm và thấy một bức chân dung người đàn bà giống hệt pho tượng bán thân hôm qua. "Vậy chắc người này cũng giữ một vai trò quan trọng trong câu chuyện." Nguyễn Phương đoán chừng như vậy và tiếp tục tìm kiếm. Gần mười phút sau, chàng họa sĩ lại tìm được hoạ đồ của biệt thự Hồng Hoa và tò mò giở ra coi. Tuy không phải kiến trúc sư nhưng chàng cũng nhìn thấy ngay trên họa đồ có vẽ... một căn hầm dưới cái phòng bỏ trống cuối hành lang. Hầm bí mật lại ở dưới một phòng bỏ trống. Chi tiết này thật đáng ngờ vì nơi đó có thể được dùng vào mục đích mờ ám như thủ tiêu xác chết hoặc bắt giam người chẳng hạn. Nguyễn Phương nghĩ thế và nhất quyết tìm cách xuống cho được căn hầm đó...
Cánh cửa gỗ lâu ngày mục nát kêu lên những tiếng kẽo, kẹt khi chàng họa sĩ đẩy cửa bước vào. Phòng này không rộng lắm và được dùng để chứa đồ đạc cũ hay không dùng tới. Đặc biệt là ngay lối vào có một pho tượng heon rỉ đã lâu ngày nên có nhiều bụi bám. Nguyễn Phương không chú ý đến lắm nhưng lúc trở ra mới nhận thấy một điều lạ. Trên cánh tay đầy bụi bặm có dấu bàn tay in lên chứng tỏ có người mới cầm vào. Phải chăng đó là cơ quan để mở nắp hầm? Nguyễn Phương lắc thử cánh tay pho tượng thì một nắp hầm lộ ra thật. Thế là chỉ nhờ một chi tiết nhỏ mà phăng ra nhiều việc quá ly kỳ. Chàng hoạ sĩ mỉm cười hài lòng rồi cẩn thận bước xuống cái cầu thang bằng đá gập nghềnh ăn sâu xuống đất. Một bầu không khí nặng nề và chờ đợi bao trùm mọi vật. Nơi đó thật yên lặng chỉ có tiếng chân bước đi theo nhịp tim đập hồi hộp của Nguyễn Phương. Thời gian như kéo dài ra nhưng đi mãi rồi cũng tới đích. Chàng hoạ sĩ thấy mình bước chân vào một căn phòng khá rộng, bầy biện thô sơ và có... một người đàn ông đang bị trói chặt vào cái ghế bành. Ông ta mặt bơ phờ mệt mỏi nhưng có một nét hơi quen. Nguyễn Phương chú ý một chút và nhận ra đó chính là người khách lạ tự xưng là luật sư Kiệt đêm nào. "Tại sao ông ta lại ở đây?" Câu hỏi thoáng qua óc nhưng chàng họa sĩ không có thì giờ suy nghĩ vội chạy lại mở trói cho người khách. Khi được giải thoát, ông ta gượng đứng lên nhưng đã kiệt lực nên ngã gục xuống đất. Nhìn khuôn mặt xanh xao, cặp mắt thất thần, Nguyễn Phương biết người đối diện đang ở trong tình trạng sức khoẻ yếu kém nhưng lúng túng không biết làm sao.
- Ông cần nước chăng?
Khách nghe hỏi bèn quay người lại nói qua hơi thở:
- Tôi lả rồi!
Nguyễn Phương nghe nói vội chạy đi tìm chai nước và một ổ bánh mì. Chàng hoạ sĩ cho người khách ăn từng miếng nhỏ và uống từng ngụm nước nhỏ một.
- Ông nên ăn từ từ và nhai kỹ cho khỏi hại dạ dày.
Và mười lăm phút sau, khách đã lấy lại sức phần nào, sắc mặt hồng hào trở lại, tiếng nói đã rõ ràng.
- Tại sao ông lại ở đây?
- Lão Lê Mai lừa cho tôi uống thuốc mê rồi bắt giam ở dưới này.
Nguyễn Phương hơi ngạc nhiên, không ngờ ông Lê Mai cũng mưu trí như vậy. Từ trước đến nay chàng họa sĩ vẫn tưởng ông là một mẫu người thụ động, thiếu ý chí phấn đấu và yếu đuối.
- Bây giờ hỏi thật, ông có đúng là luật sư Kiệt không? Và ông tới biệt thự Hồng Hoa hôm nọ với mục đích gì mà bị bắt?
Người khách nhìn Nguyễn Phương đăm đăm, rồi cất tiếng:
- Cậu có thể cho tôi biết cậu là thế nào với lão Lê Mai?
- À, tôi là cháu họ của bác Lê Mai. Tôi học luật ở Sài Gòn nhưng kỳ hè mỗi năm thường lên đây nghỉ mát và tìm đề tài hội hoạ.
- Dầu sao cậu cũng có ơn cứu mạng, tôi có thể tiết lộ một phần sự thật được. Tôi vốn là một tên tù, bạn bè thường gọi là Hai Năng. Tôi về đây là theo một sự ủy thác của một người bạn tốt đã chết.
- Ai đó?
- Phạm Ngọc Cảnh. Một người bị tù oan mười ba năm và đáng tội nghiệp lắm. Vụ án 02-10... đã chôn vùi một thiên tài.
Nguyễn Phương im lặng trong khi Hai Năng thuật lại vụ án:
Mười ba năm trước, ông Phạm Ngọc Cảnh là một nhà sinh vật học giàu có, nổi tiếng, sống với vợ là bà Nguyễn Thị Ngọc Lệ. Gia đình đang sống yên ấm thì biến cố ghê rợn xảy ra vào một đêm mưa gió. Đêm ấy, đã gần 12 giờ khuya, ông Cảnh từ phòng thí nghiệm về phòng ngủ thì bỗng phát giác vợ ông, bà Nguyễn Thị Ngọc Lệ đã chết. Bà Lệ bị bệnh tim nên có thể chết bất ngờ, nhưng đến khi bác sĩ khám nghiệm mới biết bà Lệ chết vì uống quá liều thuốc. Một cuộc điều tra được mở ra, vì nhà chức trách nghi rằng bà Lệ bị giết chết chứ không phải tai nạn do sự rủi ro. Lúc đó, ông Cảnh ở trong tình trạng khủng hoảng tinh thần mất mấy ngày và khi phục hồi trí nhớ, trong một cơn say rượu để quên buồn, ông Cảnh đã thú nhận chính mình là thủ phạm giết vợ để đoạt cái gia tài khổng lồ gần 100 triệu. Sau đó, ông ta bị đưa ra tòa và Lê Mai đã xử bản án mười ba năm khổ sai, đày đi xa.
- Như vậy ông Cảnh có gì là oan đâu? Chính ông ta thú nhận cơ mà.
- Nhưng tất cả những việc đó chỉ là bề ngoài giả tạo. Bên trong một âm mưu ghê gớm được sắp đặt để hại ông Cảnh, tinh vi đến nỗi nếu không phải chính kẻ thi hành nói ra thì không ai có thể biết được.
Ngừng một chút để uống thêm ngụm nước, Hai Năng nói tiếp:
- Ông Cảnh ở tù được tám năm thì có ông bác sĩ thần kinh Đoàn Văn Lâm cũng bị đày ra đó vì tội ngộ sát. Ông bác sĩ này chính là người chữa bệnh cho ông Cảnh khi ông mất cân bằng thần kinh sau cái chết của người vợ. Ông Lâm không phải người khoẻ mạnh nên sống ở đó được hơn một năm thì ngã bệnh. Trước khi chết ông ta cho ông Cảnh biết một sự thật trong vụ án 02-10... là ngày xảy ra án mạng: gần mười năm trước, ông Lâm nhận số tiền một triệu của Lê Mai để thực hiện âm mưu đổ oan cho ông Cảnh giết vợ. Trong thời gian nằm điều trị, ông Lâm đã dùng tất cả những phương pháp khoa học tối tân nhất để gieo vào trí óc ông Cảnh lúc đó đã điên loạn là chính mình đã giết vợ để đoạt gia tài. Và ông ta thành công mỹ mãn, đúng theo kế hoạch của Lê Mai. Vụ án sẽ vĩnh viễn chìm sâu trong quá khứ nếu không có lời thú tội của ông Lâm.
Nguyễn Phương nghe kể xong thở dài buồn bã. Chàng hoạ sĩ tin câu chuyện của Hai Năng là hoàn toàn đúng sự thật nhưng vẫn còn thắc mắc nhiều điểm.
- Cách đây mấy ngày, bác Mai có tiếp một người bạn tên là Đoàn Văn Lâm thì là thế nào?
- À, vậy cậu hãy nghe đoạn chót câu chuyện.
Sau khi nghe lời trối lại của ông Lâm, ông Cảnh hiểu hết mọi việc và cho rằng chính Lê Mai đã giết vợ mình nên mới hại chồng để chạy tội nhưng không có bằng cớ nên đành chịu án oan. Và cách đây hai năm ông Cảnh cũng ngã bệnh chết và có nhờ tôi với một người bạn là Sáu Vân nếu còn có ngày trở về thì hãy cố đem vụ án 02-10... ra ánh sáng để rửa nỗi oan ức suốt mười mấy năm trời.
- Rồi mọi việc diễn tiến ra sao?
- Sau khi được phóng thích, Sáu Vân và tôi tìm đến biệt thự Hồng Hoa, định giả như ông Cảnh còn sống để khủng hoảng tinh thần Lê Mai với hy vọng ông ta thú tội trong những cơn sợ hãi. Tôi tới đây giả làm kẻ tống tiền cũng là để thử lại bài toán: nếu Lê Mai chịu đưa tiền thì mặc nhiên ông ta thú nhận mình có làm việc mờ ám trong vụ án năm xưa.
- Nhưng các ông đã thất bại?
- Điều đó chưa hẳn vì trong khi tôi bị bắt, bạn tôi còn làm nhiều việc đe dọa tinh thần Lê Mai như giả dạng làm ông Đoàn Văn Lâm hoặc viết thư đe dọa. Biết đâu giờ này bạn tôi đã thành công?
- Ông lầm rồi. Nếu bạn ông thành công thì người cứu ông ra khỏi căn hầm này không phải là tôi mà là anh ta. Hiện nay bác Lê Mai không còn ở đây nữa.
Hai Năng giật mình hỏi lại:
- Cậu nói sao? Ông ta đã trốn đi rồi ư?
- Chính tôi cũng không rõ bác Mai bị bắt cóc hay tự ý trốn đi. Nội vụ còn nhiều điều bí ẩn.
- Thôi được. Bây giờ tôi phải đi tìm bạn tôi ngay xem tại sao có chuyện ấy.
Nguyễn Phương giơ tay cản lại, nói nhỏ:
- Trước khi ông đi, tôi còn muốn nói mấy lời. Tôi tin câu chuyện vừa rồi là sự thật nhưng cũng chỉ nghĩ rằng còn có sự lầm lẫn hay uẩn khúc nào đó vì một người như bác Mai không thể là kẻ sát nhân.
- Cậu nói thế có ngụ ý gì?
- Tôi mong các ông sẽ tìm hiểu vụ án thật kỹ lưỡng, đừng nóng nảy mà làm hại sinh mạng của bác Mai.
- Được, tôi hứa với cậu điều đó. Tất cả những việc lạ lùng do chúng tôi làm ra trong biệt thự này cũng chỉ với mục đích tìm bằng cớ đem Lê Mai ra tòa chứ không phải để giết ông ta. Thôi, tôi xin cám ơn cậu đã cứu mạng, và nếu có duyên, chúng ta sẽ còn hội ngộ.
Nguyễn Phương chợt nhớ ra một điều vội nói:
- Khoan đã, tôi còn muốn biết một điều. Hiện nay còn người thân thích nào hiểu rõ vụ án năm xưa không?
- À, bà Lệ còn một người em gái duy nhất tên là Nguyễn Thị Ngọc Lan, vợ của luật sư Lê Tuấn Kiệt. Hiện giờ họ đang sống ở Sài Gòn, số nhà 97 đường Đ...
- Xin cám ơn ông đã cho quá đầy đủ chi tiết.
Và Nguyễn Phương thẫn thờ nhìn theo bóng Hai Năng khuất dần. Chàng hoạ sĩ không ngờ vụ án lại rắc rối đến thế mà lỗi là ở phía ông Lê Mai. Bỗng chốc, Nguyễn Phương quyết định sẽ tìm ra sự thật, dù đó không phải là chuyện dễ. Còn quá nhiều câu hỏi nhức đầu phải giải đáp vì nếu ông Lê Mai không giết bà Lệ thì ai là thủ phạm, hay cái chết ấy chỉ là một sự rủi ro? Mọi việc lại càng khó khăn vì xảy ra từ mười ba năm về trước, một thời gian quá dài, đủ chôn vùi tất cả đầu mối vào dĩ vãng xa xôi.
Nguyễn Phương dừng lại ở số nhà 97. Đó là căn biệt thự khá lớn, lộng lẫy không kém gì biệt thự Hồng Hoa với từng hàng cây tỉa công phu, lối đi trải sỏi trắng và các luống hoa hồng tươi thắm. Chàng họa sĩ do dự đôi chút rồi bấm chuông và đứng đợi. Một người tớ gái ra mở cổng ngay sau đó.
- Cậu hỏi ai?
- Tôi muốn gặp bà luật sư. Cô nói dùm tôi là... cháu họ lên đây có việc cần.
- Vậy mời cậu vào nhà.
Và vài phút sau, Nguyễn Phương đợi trong phòng khách sang trọng của biệt thự. Căn phòng được trang trí bằng nhiều loại đồ cổ, các bức họa nổi tiếng, và một cặp ngà voi khá lớn. Dưới đất có trải thảm, loại thảm ngoại quốc đắt tiền nói lên sự giàu có của chủ nhân. Nhưng chàng họa sĩ cũng không có nhiều thì giờ để nhìn ngắm vì bà Ngọc Lan đã bước ra. Thoáng trông, bà khoảng gần bốn mươi nhưng còn khá đẹp, nước da hơi xanh và cặp mắt có vẻ buồn bã như chôn dấu một tâm sự không vui.
- Chào bà luật sư. Tôi xin lỗi đã mạo nhận là người cháu họ để vào đây.
Bà Ngọc Lan thoáng ngạc nhiên rồi đáp:
- Không sao, tôi sẵn lòng tiếp chuyện với cậu vài phút và lâu hơn nếu có chuyện cần thiết.
Nguyễn Phương biết đã tới lúc thực hiện kế hoạch đã dự định. Chàng họa sĩ lên tiếng:
- Thưa bà, tôi xin phép tự giới thiệu, tôi là Vũ Thanh Bảo, một người tù vừa được phóng thích nhân dịp lễ Giáng Sinh sắp tới...
Bà Ngọc lan hơi biến sắc mặt. Nguyễn Phương hiểu ý vội nói:
- Xin bà đừng lo ngại vì tôi không có ý định mờ ám khi vào đây.
- Vậy cậu muốn gì?
- Thưa bà, xin bà bình tĩnh vì đây là một câu chuyện quan trọng. Chắc bà còn nhớ ông Phạm Ngọc Cảnh?
Bà Ngọc Lan giật mình, nhìn Nguyễn Phương đăm đăm rồi gật đầu.
Chàng họa sĩ nói tiếp:
- Cách đây mười ba năm, ông ta là chủ ngôi nhà này nhưng nay chỉ là một xác chết vùi sâu trong lòng đất.
- Tôi không muốn cậu nhắc đến hắn. Đó chỉ là một vết bẩn trong gia đình chúng tôi.
- Thưa bà, cho đến bây giờ ai cũng nghĩ như thế nhưng thật tình là ông Cảnh bị oan.
- Oan? Thật là một sự vô lý.
- Nhưng đó là sự thật, thưa bà. Cũng chính vì cái gọi là vô lý đó mà tới nay, người chết vẫn phải mang nỗi oan ức xuống tuyền đài. Tôi tới đây cũng chỉ với mục đích tìm bằng cớ chứng minh ông ta vô tội.
- Làm sao cậu dám quả quyết hắn không có tội trong khi chính hắn đã thú nhận?
- Thưa bà, tôi là một người bạn với ông Cảnh khi còn trong tù. Lời thú tội trong khi say rượu và lúc thần kinh chưa bình phục hẳn không phải là sự thực mà nằm trong một âm mưu ghê gớm. Tôi biết là bà chưa tin điều ấy nhưng để tôi kể đầu đuôi câu chuyện.
Và Nguyễn Phương thuật lại như lời Hai Năng đã kể cho chàng nghe mấy bữa trước. Lúc nghe xong, bà Ngọc Lan có vẻ suy nghĩ rồi nói:
- Tôi tin cậu là bạn tù với Ngọc Cảnh thật vì có nhiều chi tiết cậu kể ra mà người ngoài không thể biết được. Chẳng hạn như trong lúc xúc động thái quá đến mất trí nhớ sau cái chết của chị tôi, quả thật Ngọc Cảnh được bác sĩ thần kinh Đoàn Văn Lâm chữa trị nhưng chuyện gì xảy ra trong thời gian đó thì tôi không rõ.
Nguyễn Phương nghe nói mà mừng thầm trong lòng. Thật ra, một phần mục đích của chàng họa sĩ khi tới đây hôm nay là muốn trắc nghiệm lại những lời của Hai Năng xem đó là thật hay giả để thẩm định lòng thành thật của hắn. Nhưng kết quả đầu tiên rất khả quan và Nguyễn Phương dùng hết tài hùng biện để thuyết phục bà Ngọc Lan.
- Thưa bà, việc ông Cảnh bị gieo vào đầu óc ý tưởng giết vợ là có thật vì chính ông Lâm đã nói ra điều đó. Hơn nữa, là một bác sĩ thần kinh với những phương pháp khoa học tân tiến và cơ hội thuận tiện, ông Lâm đủ khả năng làm ông Cảnh mang ấn tượng chính mình là thủ phạm vì khi đó, thần kinh ông Cảnh chưa được bình phục.
- Cậu nói nghe cũng có lý nhưng cậu tìm tôi hôm nay để làm gì?
Nguyễn Phương đã sửa soạn sẵn nên đáp ngay:
- Trước khi chết, ông Cảnh nhờ tôi nếu có ngày về thì hãy cố gắng đem vụ án ra ánh sáng và tôi đã hứa sẽ làm việc đó.
- Vậy bây giờ cậu định làm gì để thực hiện lời hứa?
- Thưa bà, tôi thấy chỉ còn một cách cuối cùng là tìm ra thủ phạm của vụ án năm xưa để gỡ oan cho ông Cảnh. Tôi tới đây để xin bà cho biết thêm chi tiết của vụ án.
Bà Ngọc Lan lắc đầu:
- Thành thực mà nói, việc ông Cảnh giết chị tôi đã làm tai tiếng cho gia đình này rất nhiều. Nếu bây giờ cậu có thể tìm ra thủ phạm thì tôi rất cám ơn và sẵn lòng giúp đỡ. Đáng tiếc là những chi tiết quan trọng cậu đều đã biết hết và tôi không còn gì để nói.
Nguyễn Phương hơi thất vọng thì bà Ngọc Lan chợt hỏi:
- À, hồi nãy tôi có nghe cậu nói đến ông chánh án Lê Mai phải không?
- Thưa vâng. Theo lời bác sĩ Lâm thì chính ông Lê Mai nắm vai chủ động trong vụ án năm xưa. Nhưng cách đây ba ngày, cảnh sát tìm thấy chiếc Peugeot 504 của ông Lê Mai rơi xuống một cái hố khá sâu gần Bảo Lộc. Mặc dầu không tìm thấy xác, nhưng cho đến hôm nay ông Lê Mai vẫn còn biệt tích.
- Mới hôm qua, có một người đàn ông khoảng hơn 50 tuổi, tới đây tự xưng là chánh án Lê Mai.
Nguyễn Phương giật mình, xen lẫn ngạc nhiên:
- Bây giờ ông ta ở đâu, thưa bà.
- Ông ấy tới đay tìm chồng tôi, nhưng chồng tôi đi vắng nên hẹn vài ngày nữa sẽ trở lại.
Nguyễn Phương thấy loé lên một tia hy vọng. Ông Lê Mai còn sống thì may ra mới tìm được sự thật. Nhưng có điều lạ là ông Lê Mai tới luật sư Kiệt - chồng bà Ngọc Lan - để làm gì? Hành động đó có liên quan gì tới vụ án không?
- Thưa bà, bà có nghĩ rằng ông Lê Mai là kẻ chủ chốt như lời ông Lâm không?
- Không. Đó là điểm khiến tôi nghi ngờ, chưa hoàn toàn tin tưởng ở cậu. Lý do là vì trong một vụ án mạng hay một âm mưu mờ ám, thủ phạm phải nhắm vào một mục đích như tiền bạc, ganh ghét hoặc những lý do thiên về tinh thần như ghen tuông chẳng hạn. Ở đây tôi thấy ông Lê Mai là kẻ hoàn toàn xa lạ và không được chút lợi lộc nào trong vụ án mạng nên không thể là thủ phạm.
Nguyễn Phương thầm phục những lý luận vững chắc và sắc bén của bà Ngọc Lan. Phải kể đây là một điều chàng họa sĩ mới được biết và rất hữu ích. Nguyễn Phương hỏi:
- Thưa bà, theo sự hiểu biết và nhận xét của bà thì ai là người được hưởng lợi sau cái chết bất ngờ năm xưa?
- Có lẽ chỉ có ông Cảnh là được hưởng trọn cái gia tài gần 100 triệu của chị tôi.
Chàng hoạ sĩ cúi đầu suy nghĩ. Vụ án vẫn chưa có thêm một tia sáng nào mà mỗi lúc càng thêm rắc rối và không thể đoán biết ai là thủ phạm. Nếu cho là cái chết của bà Ngọc Lệ là sự rủi ra thì vẫn còn việc ông Cảnh bị ám hại. Chắc chắn có một lý do xa xôi và bí mật. Nguyễn Phương nghĩ thế và toan đứng dậy ra về thì bà Ngọc Lan chợt lên tiếng:
- À, cậu Bảo. Tôi quên mất một điều chưa nói. Hôm qua ông Lê Mai có để địa chỉ lại đây.
Chàng hoạ sĩ đứng bật dậy:
- Bà có thể cho tôi cái địa chỉ đó chứ?
- Được. Cậu chờ tôi một chút.
Và lát sau, bà Ngọc Lan trở ra, đọc lớn số nhà ghi trong quyển sổ:
- Khách sạn Hoa Khôi, phòng số 21.
Nguyễn Phương ghi vội vào cuốn sổ tay rồi nói nhanh:
- Thưa bà, tôi xin phép được cáo từ để tìm ông Lê Mai ngay bây giờ. Tôi sẽ trở lại đây nếu có việc quan trọng cần nhờ đến sự giúp đỡ của bà.
- Được. Tôi sẽ cố gắng giúp cậu hết sức mình. Chúc cậu gặp nhiều may mắn.
Nguyễn Phương gật đầu chào bà Ngọc Lan rồi vội vã ra xe. Cuộc đi này thu lượm được nhiều kết quả bất ngờ ngoài dự định nhưng cũg tạo ra nhiều thắc mắc không dễ gì giải quyết. Tuy nhiên, nhu cầu cấp bách nhất là phải tìm cho được ông Lê Mai. Nguyễn Phương nghĩ thầm như vậy và lái xe tới khách sạn Hoa Khôi. Nhưng vừa đi được khoảng 100 mét, mặc dầu đang vội vã chàng họa sĩ cũng thoáng thấy người đàn ông lái chiếc Volkswagen màu xanh nhạt vừa chạy qua có một nét gì quen thuộc. Á! Đó chính là ông Minh, vị thanh tra đã biến mất từ tối hôm trước tại biệt thự Hồng Hoa. "Mình có nên báo cho ông ta biết về tin tức của ông Lê Mai không?" Nguyễn Phương tự hỏi như thế và vòng xe lại đuổi theo ông Minh. Nhưng chưa bắt kịp thì chàng họa sĩ đã thấy ông ta quẹo vào một nhà gần đó, nhà số 97, nhà của bà Ngọc Lan! Nguyễn Phương còn ngạc nhiên thì hai cánh cổng lớn đã khép kín. Quái lạ! Tại sao trên đời lại có những sự trùng hợp ngẫu nhiên đến thế được? Hôm qua ông Lê Mai tới nhà bà Ngọc Lan tìm luật sư Kiệt đã là một việc kỳ dị không kém. Mấy ngày trước, những việc kinh dị biến biệt thự Hồng Hoa thành một nơi khó thở thì hôm nay các sự tình cờ vừa rồi biến nhà bà Ngọc Lan thành nơi khó hiểu và rắc rối. Sau cùng Nguyễn Phương tự trả lời cho chính mình:
- Có lẽ lúc nãy mình hoa mắt trông lầm?
Nguyễn Phương tìm phòng của ông Lê Mai không mấy khó khăn và gặp được ông ngay sau đó. Mới cách biệt ba ngày mà chàng hoạ sĩ tưởng như đã lâu lắm. Ông Lê Mai trông cũng thay đổi khá nhiều. Cặp mắt như lo sợ và quầng thâm chứng tỏ ông mất ngủ và tinh tần bị giảm sút. May mắn cho Nguyễn Phương vì ông Lê Mai không hỏi lý do tại sao chàng họa sĩ đến đây được mà chỉ lên tiếng kể lại:
- Tối hôm đó vào lúc 12 giờ đêm, có một kẻ lạ mặt vào phòng định giết bác. Hắn đã xông thuốc mê nên cháu và ông Minh không hay biết gì. Đến lúc nguy cấp nhất và đã cận kề cái chết, bác liều lĩnh chống cự lại và thoát ra, lấy xe về Sài Gòn ngay đêm ấy.
Nguyễn Phương tìm thấy một điểm vô lý. Hôm nọ, chính Hai Năng đã xác nhận hắn và Sáu Vân tới biệt thự Hồng Hoa là để tìm sự thật trong vụ án năm xưa chứ không phải để giết ông Lê Mai. Vậy ông Lê Mai nói mình thoát chết thì lời nói ấy liệu có xác thực không? Nguyễn Phương bắt đầu mất tin tưởng ở ông từ hôm tìm được bức tranh Hồn Ma, Quạ Đen... biết chính ông đã bắt nhốt Hai Năng dưới hầm...
- Thưa bác, thế tại sao chiếc Peugeot 504 lại lăn xuống vực?
- À, đó là một sự cố ý. Bác ra khỏi xe, nhấn ga để chiếc xe lăn xuống hố sâu hầu đánh lạc hướng bọn bí mật.
Nguyễn Phương buột miệng:
- Thưa bác, vậy bây giờ bác kiếm luật sư Kiệt làm gì?
Ông Lê Mai hơi giật mình hỏi lại bằng giọng gay gắt:
- Tại sao cháu biết điều đó?
Chàng họa sĩ muốn thú nhận mọi việc nhưng thấy ông Lê Mai có vẻ giận nên cũng hơi sợ và tìm cách nói dối:
- Thưa bác, bà luật sư Kiệt là... bạn mẹ cháu. Cháu lại nhà bà ta chơi, vô tình lật quyển sổ và thấy tên, địa chỉ của bác trong đó nên nghĩ rằng bác có tới gặp luật sư Kiệt.
Lời nói dối của chàng họa sĩ trong lúc cấp thời không hữu lý lắm nhưng ông Lê Mai không nhận ra điều đó. Ông gật đầu, nói:
- Ngày trước luật sư đoàn chỉ định ông ta biện hộ cho bị cáo trong vụ án 02-10... nên bác tới để... hỏi thêm về vụ án nhưng chưa gặp ông ta.
"Vậy ra luật sư Kiệt cũng là người hiểu nhiều về chuyện năm xưa. Nếu cần, mình có thể nhờ ông ta giúp sức luôn thể". Nguyễn Phương nghĩ thế rồi hỏi:
- Thưa bác mấy ngày ở trong khách sạn bác có bị bọn bí mật đe dọa nữa không?
- Không. Có lẽ chúng chưa tìm ra chỗ này, nhưng ngày mai, bác sẽ dời chỗ ở.
- Chẳng lẽ bác muốn kéo dài tình trạng trốn tránh và hồi hộp này sao?
- Không hẳn như vậy. Bác cần khoảng một tuần lễ yên ổn để thu xếp mọi việc.
- Cháu có thể giúp bác được việc gì không?
- À, cháu có thể lui tới thăm bác thường xuyên. Có cháu, bác cũng thấy đỡ cô độc và hồi hộp.
Nguyễn Phương vâng dạ cho có lệ rồi bước ra cửa sổ nhìn xuống đường. Xe cộ sáng nay thật tấp nập và ai nấy đều có vẻ vội vàng. Sống là hoạt động, là một cuộc tranh đấu không ngừng. Chàng họa sĩ đoán ông Lê Mai đang tìm cách ém nhẹm vụ án năm xưa để bảo vệ cuộc sống của mình vì dường như ông có nhúng tay vào việc mờ ám. Với tình họ hàng, Nguyễn Phương cũng muốn giúp ông nhưng lại phân vân vì thấy tội nghiệp ông Cảnh. Vợ chết, bản án mười ba năm tù đã vùi sâu vĩnh viễn một nhân tài.
Ôi! Một tấn bi kịch quá buồn thảm và bi đát. Trong lúc đó, ông Lê Mai cũng im lặng như để hồi tưởng quá khứ xa xôi rồi thở dài buồn bã và lên tiếng:
- Phương à, lúc còn trẻ cỡ tuổi cháu, bác mang những hoài bão, lý tưởng cao đẹp lắm. Thế rồi khi ra ngoài xã hội, va chạm nhiều với thực tế, bác thất bại và thấy như mình tỉnh khỏi một giấc mộng xa vời. Từ đó bác đâm ra coi nặng vật chất, xem tiền bạc là tất cả lẽ sống ở đời. Nhưng từ khi hưởng được cái gia tài hàng mấy trăm triệu của người chú, sống cuộc đời vương giả cao sang và về già bác lại hay suy nghĩ thì nhận ra rằng tiền bạc chỉ có một giá trị tương đối. Nó là tên đầy tớ tốt vì giúp cho việc thương mãi, mậu dịch được dễ dàng nhưng khi con người trở thành nô lệ của vật chất thì đời sống trở nên tầm thường, hẹp hòi và có thể tội lỗi nữa. Bây giờ bác có hối hận thì đã quá trễ.
Chữ "quá trễ" của ông Lê Mai mang nhiều ý nghĩa. Phải chăng ngày xưa, ông đã làm việc mờ ám trong vụ án 02-10... nên lúc này mới ăn năn? Nguyễn Phương quay lại và thấy ở góc phfong có một bức tranh mới vẽ. Bức tranh vẽ một người đang quì trong nhà thờ, đầu cúi xuống như để sám hối. Chàng họa sĩ hiểu được tâm trạng của ông Lê Mai qua hoạ phẩm và thấy cần tìm một vài lời an ủi:
- Thưa bác, cháu thấy bác vẫn còn đủ thì giờ để thực hiện những việc mình mong muốn. Bác chưa già, lại có đầy đủ phương tiện.
- Có lẽ thế. Nếu việc rắc rối này êm xuôi, bác sẽ sống một cuộc đời mới. Giấc mộng đêm nào đã làm bác suy nghĩ nhiều.
Đến đây, ông Lê Mai đổi giọng cứng rắn:
- Nhưng tương lai trước mắt là muốn sống thì phải tranh đấu. Không có phép mầu nhiệm nào cứu vãn mọi việc mà nên tự cứu lấy mình. Ngày mai bác sẽ dọn về căn nhà 317 đường Tú Xương ngay. Ở đó rất kín đáo và an toàn.
Nhưng ông Lê Mai đã lầm lẫn. Thật vậy, buổi trưa hôm sau, khoảng gần 2g30, Nguyễn Phương lại thăm ông Lê Mai vì linh cảm sắp có chuyện hệ trọng xảy ra. Chàng họa sĩ phát giác căn nhà mang một vẻ yên lặng kỳ lạ, cửa kính đều đóng kín mít. Lúc đầu, Nguyễn Phương cho rằng ông Lê Mai đi ra ngoài nên khóa cửa, nhưng đứng lâu hơn một chút thì... ngửi thấy một mùi hôi, mùi hôi của hơi gaz! Chàng họa sĩ hiểu ngay mọi việc và hoảng sợ, vội vàng đập bể hết cửa kính rồi phá cửa chính xông vào. Trong nhà mùi gaz hôi nồng nặc và ông Lê Mai đang nằm mê man trên giường. Nguyễn Phương mới vào mà cũng ho sặc sụa, vội vàng bế ông Lê Mai ra sân, chỗ thoáng khí. May mắn, tim ông Lê Mai vẫn còn đập và sau một hồi cứu chữa, ông tỉnh dậy. Nguyễn Phương thở phào nhẹ nhõm:
- May quá. Nếu cháu đến chậm một chút thì không biết sẽ ra sao. Việc gì xảy ra vậy bác?
- Chính bác cũng không rõ. Trưa nay, bác thấy hơi mệt nên đi ngủ và mê man đến giờ này, không biết gì cả. Có lẽ là bọn bí mật đã xông thuốc mê rồi vào nhà mở thùng gaz dùng để nấu bếp cho bác chết ngạt. Ai không biết có thể nghĩ đây là một vụ tự tử.
Chàng họa sĩ cũng nghĩ như ông Lê Mai. Như thế này thì rõ ràng có một âm mưu giết chết ông Lê Mai cho bằng được. Nhưng kẻ đó là ai? Hai Năng và Sáu Vân chăng? Nguyễn Phương vẫn còn nhớ lời hứa của Hai Năng hôm nào là sẽ không làm hại tính mạng ông Lê Mai. Hay hắn đã nuốt lời hứa hoặc còn một bí ẩn chi khác? Tại sao chỗ ở của ông Lê Mai bị lộ chỉ trog vòng 12 tiếng đồng hồ?
- Thưa bác, ngoài cháu ra còn những ai biết chỗ này?
- Chỉ có bà Ngọc Lan. Nhưng bác chắc chắn bà ấy không liên quan gì đến vụ ám sát này.
Nguyễn Phương đâm ra nghi ngờ:
- Thưa bác, cháu không nghĩ bà ấy là chánh phạm nhưng nếu là đồng lõa thì có thể được.
- Cũng không thể có điều ấy. Bà Ngọc Lan hoàn toàn vô can trong vụ án năm xưa cũng như đối với bọn bí mật.
- Thưa bác, cháu muốn nói đồng lõa một cách vô tình. Chẳng hạn như bà ấy vô ý tiết lộ chỗ ở của bác cho một người lạ nào đó.
- Cháu nói cũng có lý nhưng đối với bác, tìm biết ai là thủ phạm không quan trọng. Bác không muốn chánh thức nhờ pháp luật can thiệp.
Chàng họa sĩ không còn biết nói sao. Ông Lê Mai đã không muốn thì làm thế nào được. "Có lẽ nên điều tra bí mật một mình là hơn." Nguyễn Phương kết luận như thế.
- Thưa bác, cháu nghĩ rằng bác nên dời địa chỉ một lần nữa để giữ an toàn.
- Được. Bác sẽ trở lại khách sạn Hoa Khôi, phòng số 21. Ở đó, bác đã trả tiền phòng một tuần lễ mà mới ở ba ngày nên còn giữ chìa khóa. Chắc bọn bí mật không ngờ được điều đó.
- Thưa bác, cháu sẽ trở lại đó gặp bác. Bây giờ cháu có việc phải đi.
Rồi Nguyễn Phương chào ông Lê Mai và ra xe. Chàng họa sĩ có chủ ý là sẽ tới gặp bà Ngọc Lan để hỏi xem bà có tiết lộ địa chỉ ông Lê Mai cho ai lạ chăng? Biết đâu nhờ đó Nguyễn Phương chẳng phăng ra thủ phạm? Nhưng đúng lúc ấy, chàng họa sĩ chợt linh cảm mình bị theo dõi... Nguyễn Phương bèn kín đáo quan sát chung quanh và nhận ra có một người đàn ông vận chiếc áo montagut đỏ, mang cặp kính mát màu sẫm đứng nép bên một gốc cây lớn đối diện với nhà ông Lê Mai. "Chắc hắn là kẻ sắp đặt cuộc ám sát vừa rồi và bây giờ trở lại xem kết quả." Chàng họa sĩ đoán chừng như vậy và thản nhiên tiến lại gần kẻ lạ mặt, định cho hắn một bài học đích đáng.
- Cậu Phương!
Tiếng gọi làm chàng hoạ sĩ giật mình, nhìn kỹ người đối diện. À, thì ra Hai Năng chứ không phải ai xa lạ. Nguyễn Phương nghĩ tới cuộc mưu sát lúc nãy và thấy hơi giận.
- Ông có biết căn nhà số 317 bên kia đường là của ai không?
Hai Năng hơi ngạc nhiên về thái độ lạnh nhạt của chàng hoạ sĩ nhưng cũng đáp:
- Dường như đó là nhà của Lê Mai. Sáng nay, tôi gặp ông ta đi ngang khúc đường này và mất dấu tích ở đây.
Nguyễn Phương cười gằn:
- Còn dường như gì nữa. Chính ông là kẻ biết rõ hơn ai hết và đã sắp đặt âm mưu giết người vừa rồi.
- Cậu nói âm mưu gì? Tôi mới tới đây không hiểu chút nào cả.
- Phải. Ông giả bộ tài lắm nhưng vở kịch của ông lại không thành công. Ai đã xông thuốc mê và bật hơi gaz cho bác Mai chết ngạt mười lăm phút trước đây? Nếu tôi không tới kịp thì lúc này đã có người an giấc ngàn thu.
Hai Năng có vẻ ngạc nhiên và hoảng hốt thật sự. Hắn vội vã nói:
- Không đâu cậu Phương. Tôi thề là không làm bất cứ việc gì để giết ông Lê Mai. Cậu phải tin tôi vì chính tôi là người cần ông ta sống, phải sống mới có thể tìm ra những bí mật năm xưa.
- Vậy ai là tác giả cuộc mưu sát? Ông nên nhớ là số người biết địa chỉ này có thể đếm trên đầu ngón tay.
- Cậu Phương, cậu là ân nhân nên tôi chưa nói dối với cậu lần nào. Có thể là... Sáu Vân làm việc đó. Không phải tôi đổ tội cho người vắng mặt nhưng Sáu Vân rất nóng tính, đã có lần đòi giết Lê Mai, lại là một tay trộm chuyên nghiệp nên rất rành về hơi mê.
Nguyễn Phương hơi xiêu lòng, dịu giọng:
- Vậy bây giờ Sáu Vân ở đâu?
- Thú thật với cậu, từ ba hôm trước tới nay, tôi mất liên lạc và hắn tuyệt tích một cách kỳ lạ.
Thế là câu chuyện lại lâm vào ngõ bí. Chàng họa sĩ nhìn sâu vào cặp mắt Hai Năng và nhận ra hắn nói thật. Nguyễn Phương chợt nảy ra một ý kiến nói:
- Ông và tôi, hai chúng ta đều cùng chung một mục đích là tìm sự thật của vụ án ngày trước. Tôi tin ông rất thành thật nên muốn đề nghị chúng ta... cộng tác và hoạt động chung với nhau.
Thật ra khi đưa ra đề nghị này, chàng họa sĩ đã giăng ra một cái bẫy để thử Hai Năng. Nếu hắn có làm điều mờ ám thì tất nhiên sẽ từ chối vì sợ bị lộ tẩy khi hoạt động chung. Nhưng không ngờ, Hai Năng sốt sắng đáp:
- Được, điều đó có lợi cho cả đôi bên. Tôi rất hân hạnh để làm một cộng tác viên với cậu trong vụ án này.
Nguyễn Phương tươi cười, chàng hết nghi ngờ Hai Năng và đưa tay xiết chặt tay của hắn như để tỏ sự hợp tác chân thành. Hai Năng nói:
- Cậu Phương, tôi cũng chưa già lắm, chúng ta có thể là đôi bạn được chăng?
Tuy Hai Năng là một tên tù nhưng chàng họa sĩ không có chút thành kiến nào, chỉ nguyên việc hắn trở về, rửa oan dùm người đã chết chứng tỏ con người hắn vẫn còn những điểm tốt. Nguyễn Phương vui vẻ tán đồng ngay:
- Được lắm chứ. Chúng ta gặp nhau từ buổi đầu đã là duyên kỳ ngộ và thêm bạn bớt thù bao giờ cũng là điều tốt.
Hai Năng gật đầu, im lặng trong giây lát rồi nói:
- Từ giờ, chúng ta liên lạc với nhau như thế nào?
- Toi ở số 298 đường Yên Đỗ. Có việc gì gấp anh cứ lại đằng nhà.
- Còn tôi ở khách sạn Tự Do, phòng số 17. Phương tới nếu không gặp thì cứ để thư lại...
Thôi, việc Lê Mai bị ám sát đột ngột quá, tôi phải đi tìm Sáu Vân để ngăn chận những việc đáng tiếc có thể xảy ra.
- Tôi cũng có việc phải đi ngay. Hẹn gặp lại với những tin vui.
Cũng như lần trước, Nguyễn Phương đeo râu mép giả, chải lại mái tóc và mặc bộ quần áo cũ cho ra dáng một tên tù mới được phóng thích trước khi lại nhà bà Ngọc Lan. Chàng họa sĩ soi gương và tự bằng lòng vì thấy mình lạ hẳn đi, không còn là Nguyễn Phuong, một sinh viên luật kiêm họa sĩ nữa. Trời hôm nay khá nắng nên có thể đeo thêm cặp kính mát cho ra vẻ bí mật. Sau cùng Nguyễn Phương rời khỏi nhà lúc 8 giờ sáng. Phố xá sáng nay thật tấp nập, người đi mua sắm rất nhiều và ai cũng có vẻ hớn hở. Những hang đá lớn làm bằng giấy được bày bán hai bên vẻ hè, hình ảnh ông già Noel và điệu nhạc quen thuộc từ đâu vẳng lại nhắc cho chàng họa sĩ nhớ tới thời gian. A! Hôm nay là 24 tháng 12 đêm nay sẽ là đêm Noel, một đêm vui tuoi và an lành cho các trẻ em với bữa tiệc buổi tối và huyền thoại ông già Noel đi theo lối lò sưởi để tặng quà cho những đứa trẻ ngoan ngoãn. Bất giác, Nguyễn Phuong mỉm cười và cũng thấy vui vui như đẻ hòa hợp tâm hồn với cảnh vật sống động bên ngoài. Chẳng bao lâu, chàng họa sĩ đã tới nhà bà Ngọc Lan và giơ tay bấm chuông. Người tớ gái hôm nào ra mở cổng:
- Thưa cậu, bà chủ tôi hôm nay đi sắm đồ Noel không có ở nhà.
Nguyễn Phuong hơi thất vọng:
- Chừng nào bà luật sư mới về? Tôi có chuyện khá quan trọng.
- Thưa cậu, có lẽ bà chủ cũng sắp về. Mời cậu vào nhà đợi hay gặp ông chủ tôi có được không?
Chàng họa sĩ thầm suy tính, luật sư Kiệt là người biện hộ cho bị cáo năm xưa chắc cũng biết nhiều về vụ án ấy. Có lẽ cũng nên gặp ông ta để tìm hiểu thêm những điều mới lạ và những điều hữu ích. Thế là Nguyễn Phuong theo người tớ gái vào nhà nhưng đến khi gặp luật sư Kiệt thì chàng họa sĩ bỗng giật mình. Ông Kiệt ngồi sững trước mặt Nguyễn Phương chẳng phải là ông thanh tra Minh hay sao? Cũng vẫn dáng người, khuôn mặt đó chỉ khác nơi chốn gặp gỡ mà thôi. Nguyễn Phuong còn ngỡ ngàng thì ông Kiệt đã lên tiếng:
- Chào cậu, cậu đến tìm nhà tôi?
Đến lúc này, chàng họa sĩ mới nhớ mình đang hóa trang và đóng vai một người khác nên vội đáp:
- Thưa ông luật sư, vâng.
Và Nguyễn Phương ngồi xuống ghế. Thảo nào hôm nọ chàng họa sĩ gặp ông Minh lái xe vào nhà này và lấy làm lạ. Có ai ngờ ông thanh tra Minh lại có thể là luật sư Kiệt? Nhưng ngồi lâu hơn và ngắm thật kỹ người đối diện thì Nguyễn Phương lại thấy mình lầm. Ông Kiệt giống thật nhưng vẻ mặt trẻ hơn, coi dáng linh hoạt và ăn bận đúng thời trang, khác với ông Minh tóc bạc, mang vẻ trầm tĩnh và kín đáo. Có lẽ người giống người là chuyện thường xảy ra.
- Cậu tìm nhà tôi có việc gì gấp không?
- Thưa ông, cũng khá hệ trọng. Việc vụ án 02-10... chắc hẳn ông luật sư còn nhớ?
Ông Kiệt giật mình, nói:
- Nhớ lắm chứ. Đó là vụ án trong gia đình này và chính tôi là luật sư biện hộ cho bị cáo. Nhưng sao cậu lại biết vụ án đó?
- Thưa ông luật sư, tôi tới đây để thi hành lời hứa của người đã chết, ông Phạm Ngọc Cảnh.
- Cậu nói gì tôi vẫn chưa hiểu?
- Thưa ông, tôi muốn nói thật ra ông Cảnh vô tội nhưng bị kết án oan nên nhờ tôi tìm ra sự thật vụ án.
- Nhưng cậu là ai? Tại sao biết ông Cảnh bị oan? Điều đó có chắc chắn không hay chỉ là một sự ước đoán mơ hồ, không có bằng chứng.
Nguyễn Phương bình tĩnh:
- Thưa ông, tôi xin tự giới thiệu là Vũ Thanh Bảo, một tên bạn tù với ông Cảnh ngày trước. Tôi đến đây xin ông bà luật sư một ít tài liệu để điều tra vụ án mạng năm xưa.
Ông Kiệt buột miệng:
- Sao có nhiều người ở tù mới ra thế này?
Chàng họa sĩ giật mình. Không khéo thì sẽ lộ tẩy mất. Ông Kiệt nói thế chắc hẳn trước chàng đã có người tới tìm, xưng là bạn tù của ông Cảnh. Nguyễn Phuong đoán chừng như vậy và chợt lóe lên một gia sáng, vội nói:
- Thưa ông, có phải họ là Hai Năng và Sáu Vân không?
- Phải...
- Thưa ông, đó là hai người bạn của tôi. Chúng tôi đi xa về đất liền cùng một lúc nhưng tôi còn về thăm nhà nên đến đây trễ hơn.
Luật sư Kiệt gật đầu cho có lệ rồi đăm chiêu suy nghĩ. Đột nhiên, ông đứng dậy, nói nhanh:
- Xin lỗi cậu, tôi có việc phải đi ngay. Còn việc của cậu thì cứ đợi nhà tôi về.
Nói xong, ông Kiệt vội vã lấy cặp táp đi ngay. Khi ông đi ngang chỗ Nguyễn Phuong, chàng họa sĩ thấy bàn tay trái của ông Kiệt cụt mất một ngón út nhưng không chú ý đến lắm vì còn mãi nghĩ ngợi về những diễn tiến vừa qua và mọi việc đều có thuận lợi. Và thời gian như kéo dài ra cho đến khi bà Ngọc Lan về tới nhà.
- Chào cậu bảo, cậu chờ tôi đã lâu chưa?
- Thưa bà luật sư, tôi vừa tiếp chuyện với ông nhà nên cũng không sốt ruột lắm.
- Có chuyện gì lạ không cậu?
- Thưa bà, ông Lê Mai vừa thoát khỏi một cuộc mưu sát.
- Sao? Có bắt được thủ phạm không?
- Thưa bà, không. Thủ phạm vẫn trong vòng bí mật và tôi không thể đoán ra được ai đã làm việc đó. Tuy nhiên, ông Lê Mai có còn sống thì mới mong tìm được bí mật ngày trước.
- Vậy bây giờ cậu định ra sao?
- Thưa bà, vì ông Lê Mai bị ám sát ở nhà riêng mà ông ấy có cho bà địa chỉ đó. Tôi đến đây...
Bà Ngọc Lan hơi giận, ngắt lời:
- Cậu nghi tôi là đồng lõa với thủ phạm phải không?
- Thưa bà, không. Nhưng tôi sợ trong lúc vô tình, bà có thể tiết lộ địa chỉ 317 đường Tú Xương cho một người nào đó nên bọn gian mới có thể tìm thấy nhà ông Lê Mai dễ dàng như vậy.
- Tôi cam kết với cậu rằng tôi không hề tiết lộ địa chỉ trên cho bất cứ ai lạ, cậu có thể tin lời tôi chứ?
Thế là hết hy vọng. Nguyễn Phương nhăn nhó đáp:
- Thưa bà, dĩ nhiên là tôi phải tin. Nhưng như thế này là tuyệt vọng rồi. Tôi lo sợ cho tính mạng Lê Mai vì đó là đầu mối của vụ án.
Bà Ngọc Lan an ủi:
- Thôi, cậu Bảo. Cậu nên kiên nhẫn và cố gắng thì sẽ thành công. Tôi lúc nào cũng mong muốn cái chết của chị tôi được thật sự ra trước ánh sáng công lý dù việc đố đã hơn mười ba năm nay rồi.
Chàng hoạ sĩ suy nghĩ rồi nói:
- Thưa bà, có dịp khác, tôi sẽ xin trở lại đây. Bây giờ tôi phải đi gặp một người bạn.
- Được. Nhà này bao giờ cũng rộng mở để đón chờ cậu. Tôi xin chúc cậu gặp nhiều may mắn hơn và sẽ chóng thành công.
- Cám ơn bà luật sư.
Rồi Nguyễn Phương cúi chào và ra về. Mọi việc mỗi lúc một bí lối. Bà Ngọc Lan thì có vẻ hăng hái nhưng không có khả năng. Ông Kiệt thì có vẻ thờ ơ trước vụ án qua hành động bỏ đi nửa chừng vừa rồi. Chàng hoạ sĩ lắc đầu chán nản và nhìn lên bầu trời như muốn tìm kiếm một phép lạ để gỡ rối. Nhưng phép lạ... đã đến thật. Lúc đó Nguyễn Phương chợt thấy đầu óc sáng suốt hơn bao giờ hết và nhớ đến bàn tay trái của ông Kiệt. Bàn tay cụt mất một ngón út! Thôi! Đúng rồi, ông thanh tra Minh cũng có bàn tay cụt như thế. Hiển nhiên hai người chỉ là một vì về mặt mũi người giống người là chuyện hy hữu có thể xảy ra chứ giống luôn cả bàn tay mất ngón út thì không thể có. Chàng hoạ sĩ muốn đổ mồ hôi với khám phá đó. Luật sư Kiệt giả làm thanh tra Minh là để có cớ vào biệt thự Hồng Hoa hầu làm việc mờ ám chăng? Điều đó đúng vì chính ông ta thú nhận có gặp Hai Năng và Sáu Vân nữa. Còn ai là thủ phạm các vụ ám sát ông Lê Mai? Nếu không phải là Sáu Vân thì đúng ông Kiệt là thủ phạm. Nguyễn Phương còn nhớ rõ đêm ông Lê Mai trốn đi, mọi người trong biệt thự Hồng Hoa đều bị đánh thuốc mê chỉ co sông Minh là biến mất. Vậy người lẻ vào phòng ông Lê Mai nửa đêm hôm đó có thể là luật sư Kiệt vì ông ta đủ điều kiện thực hiện việc đó hơn ai hết. À, còn vụ ám sát bằng hơi gaz ngày hôm qua nữa, dường như cũng chính là ông ta. Lẽ giản dị vì bà Ngọc Lan có thể đưa địa chỉ ông Lê Mai cho chồng xem vì chính ông Lê Mai đã tới tìm luật sư Kiệt. Thế nhưng ông Kiệt giết ông Lê Mai để làm gì? Điều ấy Nguyễn Phương chưa thể biết mà cũng không còn thì giờ suy nghĩ nữa. Chàng họa sĩ đã có linh cảm điều gì bất trắc xảy ra qua thái độ vội vã vừa rồi của luật sư Kiệt. Nguyễn Phương nóng lòng muốn chắp cánh bay lại khách sạn Hoa Khôi thì vừa lúc đó, Hai Năng từ xa tới:
- Phương, làm gì mà ngẩn người ra thế? Có tìm được đầu mối hay dấu vết nào không?
Chàng hoạ sĩ ngắt lời:
- Chúng ta phải tới khách sạn Hoa Khôi mau. Luật sự Kiệt sắp giết ông Lê Mai rồi.
- Phương nói gì tôi không hiểu.
Mặc cho Hai Năng ngơ ngác, Nguyễn Phương kéo tay hắn chạy mau ra đầu đường, đón một chiếc taxi. Chàng họa sĩ giục tài xế chạy mau mà vẫn thấy nóng nảy và thầm cầu nguyện:
- Xin thượng đế che chở cho những người biết hối lỗi!
Trong khi đó, ông Lê Mai đang ở trong phòng, chợt nghe tiếng gõ cửa. Ông ra mở cửa thì một người đàn ông lách nhanh vào phòng, dáng điệu vội vàng:
- A, anh Minh!
Người khách nói ngay:
- Không. Luật sư Kiệt đây. Anh không nhận ra tôi nữa hay sao?
Ông Lê Mai nhìn thật kỹ một lúc lâu rồi mới kêu lêN;
- Anh Kiệt. Hơn mười lăm năm trời cách biệt, anh thay đổi nhiều quá, không còn một nét gì giống ngày xưa nữa. Gặp lại anh, tôi mừng quá.
Luật sư Kiệt im lặng trong khi ông Lê Mai hỏi:
- Nhưng sao tôi coi anh giống thanh tra Minh quá. Trùng hợp ngẫu nhiên chăng?
- Có lẽ tôi giống ông Minh nào đó nên anh lầm. Thôi chúng ta gặp lại nhau là quí hóa lắm rồi. Thời giờ lúc này quí như vàng bạc vậy...
Ông Lê Mai bắt đầu câu chuyện:
- Anh có nhớ vụ án 02-10... không?
- Có và còn nhớ rất kỹ là đằng khác.
- Anh Kiệt, tôi tới tìm anh lần trước mà không gặp là cũng vì chuyện vụ án đó. Bây giờ rắc rối không thể tưởng tượng được.
Luật sư Kiệt có vẻ ngạc nhiên:
- Sao? Tôi tưởng hồ sơ vụ đó đã được xếp xó và có khi còn đốt bỏ nữa, làm sao rắc rối được?
- Thì đó mới là lý do tôi tìm anh. Cách đây một tuần lễ, tôi còn sống ở biệt thự Hồng Hoa trên Đà Lạt thì tên Cảnh bỗng trở về quá khuấy, còn định giết tôi nữa.
- Vô lý. Tên Cảnh đã chết mục xương ngoài đó thì làm sao trở về đây? Anh nói chuyện gì lạ đời và khó tin quá.
- Anh Kiệt, nhưng vào hoàn cảnh của tôi không tin cũng không được. Tôi đã phải bỏ biệt thự Hồng Hoa về đây tị nạn thì đó không phải là chuyện chơi. Anh có chắc chắn hắn chết rồi không?
- Chắc chắn như vậy. Anh đừng thắc mắc lo âu chuyện không đâu nữa.
- Vậy là tôi an tâm phần nào. Chỉ còn một việc sau cùng muốn nhờ anh giúp mà thôi.
- Việc gì?
- Tôi muốn trốn gấp sang Thái Lan và ở đó luôn cho tới khi chết. Cuộc đời tôi cũng tàn úa rồi, chỉ mong được yên ổn mà thôi. Anh giúp tôi chứ?
- Khó lắm. Anh ra phi trường chắc không được mà đi bằng đường biển thì dễ bị tàu tuần tiễu chặn bắt. Ngày nay, vượt biên giới không còn dễ dàng như xưa nữa.
- Anh Kiệt, anh phải giúp tôi chuyện này vì đây là lần cuối cùng. Hơn nữa, vì ai mà tôi phải trốn tránh khổ sở như thế này? Chính vì anh đó.
Luật sư Kiệt cười lớn:
- Không, vì số tiền hai triệu thì đúng hơn. Anh phải có can đảm nhận chịu trách nhiệm của việc mình làm chứ?
Ông Lê Mai quát lên:
- Đừng có thái độ đó đối với tôi. Tôi tiết lộ ra thì anh cũng ở tù rục xương chứ không tốt đẹp gì. Hãy nhớ kỹ điều đó.
- À, vậy tôi xin lỗi anh. Bây giờ để tôi chuộc lỗi bằng cách chỉ cho anh một chỗ an toàn nhất, dễ đi tới nhất và còn có tính cách vĩnh viễn nữa.
- Nơi nào vậy?
Luật sư Kiệt mỉm cười, rút túi quần lấy ra... khẩu súng lục và dằn mạnh từng tiếng:
- Âm phủ!
Ông Lê Mai giật mình trước biến cố quá bất ngờ ấy và không còn phản ứng gì được nữa trước mũi súng. Mũi súng đen ngòn lúc này đáng sợ hơn bất cứ vật gì. Ông Lê Mai giơ tay lên ngực như để ngăn cơn xúc động trong khi luật sư Kiệt sa sầm nét mặt, nói gằn giọng:
- Lê Mai, từ nãy tôi đùa giỡn như thế cũng quá đủ rồi. Bây giờ, anh hãy cầu nguyện cho cái chết của mình được yên thắm, ít đau đớn.
- Nếu anh nổ súng, nhân viên khách sạn sẽ ập vào bắt anh tại trận.
- Đừng hy vọng hão huyền. Tôi đã dành cho anh một cái chết yên lặng hơn nhiều. Vạn bất đắc dĩ phải nổ súng thì tôi cũng đủ thì giờ leo cầu thang cứu cấp chuồn xuống dưới nhà để thoát thân.
- Thế tại sao anh lại định giết tôi? Chúng ta là kẻ đồng cảnh ngộ trong quá khứ cơ mà.
- Lê Mai, vì anh là người duy nhất biết tôi là chánh phạm trong vụ án năm xưa. Anh có chết thì tôi mới sống yên ổn được. Thôi, đừng nói nhiều, hãy nghe lệnh tôi.
Và luật sư Kiệt lấy ra một gói thuốc nhỏ, pha vào ly nước rồi đưa cho Lê Mai:
- Uống đi, anh sẽ được ngủ giấc ngàn thu sau dó năm phút đồng hồ.
Cặp mắt ông Lê Mai lúc này lạc thần yếu ớt. Ông đưa ly nước lên môi sắp uống nhưng chợt dừng lại nói:
- Ông Kiệt, trước khi chết tôi còn nhiều điều ấm ức lắm. Ông có thể ban cho tôi ân huệ cuối cùng là kể cho tôi nghe những bí mật của vụ án năm xưa không?
Ông Kiệt nở nụ cười độc ác và ngạo nghễ, nụ cười của kẻ đắc thắng:
- Cũng được. Hãy nghe cho rõ để chết khỏi thắc mắc. Mấy chục năm trước, tôi rất thù ghét bà Ngọc Lệ vì chính bà ta đã phản đối và làm trắc trở cuộc hôn nhân giữa tôi và Ngọc Lan. Nhưng đó chỉ là điều phụ mà lý do chính là vì trước khi chết, cha vợ tôi để lại một di chúc ác nghiệt, cho bà Ngọc Lệ hết cái gia tài gần một trăm triệu còn vợ tôi, em ruột bà ta lại không có đến một đồng cắc nhỏ. Lý do là vì ông ấy nghe lời gièm pha của bà Ngọc Lệ mà ghét tôi và để di chúc như thế. Trong hoàn cảnh như thế, tôi cho là quyền lợi của vợ tôi cũng như của tôi bị tước đoạt một cách công khai và tàn nhẫn. Hơn nữa, tiền bạc là tất cả những gì quí giá nhất trên thế gian này và trước viễn ảnh một tương lai mịt mờ đen tối, tôi thấy mình phải hành động để tạo cho cuộc sống những ánh sáng huy hoàng, rực rỡ hơn. Và tôi đã sắp đặt một âm mưu bí mật mà cho tới nay, chính vợ tôi cũng không hay biết.
Ngưng một chút, luật sư Kiệt kể tiếp:
- Tôi giết bà Ngọc Lệ, bà chị vợ yêu quí bằng cách đổ thêm vào cốc nước nửa lọ thuốc tim nữa. Bà ta chết, nhưng bấy nhiêu chỉ đủ thỏa mãn lòng hận thù mà thôi vì cái gia tài kếch sù kia vẫn còn nằm trong tay tên Cảnh, chồng bà Lệ. Do đó, tôi mới tìm tới anh, đưa số tiền hai triệu để nhờ anh thanh toán giúp tên Cảnh. Sau cùng, kết quả hết sức tốt đẹp. Tên Cảnh mang án giết sợ, bị đày đi xa thì tất nhiên không có quyền thừa hưởng gia tài của vợ nữa và cái gia tài ấy đương nhiên thuộc về vợ tôi, người em duy nhất của nạn nhân tức cũng như của tôi vậy.
Ông Lê Mai kêu lên:
- Trời ơi, nếu biết như vậy thì không bao giờ tôi nhúng tay vào vụ án ghê gớm ấy. Hai triệu bạc để đánh đổi một đời người mà lỗi ấy ở nơi tôi tất cả.
Luật sư Kiệt giọng sắc lạnh, ngắt lời:
- Đừng kêu than gì nữa. Hãy nghe cho hết câu chuyện. Tên Cảnh bị đày ra Côn Đảo thì tám năm sau, ông Lâm vị bác sĩ thần kinh đã giúp tôi một cách đắc lực nhất cũng bị đày ra đó về tội ngộ sát. Trước khi chết, ông ta trối lại sự thật. Nhưng khốn nỗi, trong vụ án năm xưa, ông ta chỉ biết có anh là người đưa một triệu bạc để hại ông Cảnh chứ không hay chính tôi là người trong bóng tôi chủ mưu tất cả. Thế là tên Cảnh tưởng anh là chính phạm trước khi ngủ giấc ngàn thu, hắn đã trối lại với tên Sáu Vân và Hai Năng, nhờ tìm cách rửa oan giúp hắn và còn dặn thêm rằng khi về, nếu có cần sự giúp đỡ thì hai tên ấy cứ tìm đến tôi, vị luật sư biện hộ cho hắn ngày trước. Tên Cảnh đâu ngờ rằng tôi mới là chính phạm nên khi được phóng thích, Hai Năng và Sáu Vân tới gặp tôi, yêu cầu giúp đỡ. Mới đầu, tôi lập kế dọa nạt anh cốt dùng hai tên ấy như những con cờ giết anh dùm tôi. Nhưng anh đã không đau tìm mà chết trước những trò quỉ quái ở biệt thự Hồng Hoa nên tôi mới sai lão quản gia giết anh. Rủi ro là lão bị thằng Nguyễn Phương bắt gặp nên kế hoạch đó thất bại. Và đêm đó chính tôi đã lén vào phòng định giết anh. Kỳ đó cũng không thành công mà lần ám sát bằng hơi gaz cũng thất bại.
Ông Lê Mai kêu lên, giọng thểu nảo:
- Thì ra kẻ trong bóng tôi định giết tôi...
- Phải, anh khỏi cần nói nữa. Mới hồi nãy lại có một tên tù tên Vũ Thanh bảo chi đó, tới gặp tôi với mục đích tìm vụ án năm xưa. Tình hình trở nên rắc rối quá nên tôi mới quyết định ra mặt để thủ tiêu nhân chứng cuối cùng biết rõ chánh phạm.
Ông Lê Mai ôm đầu khổ sở trong khi luật sư Kiệt lạnh lùng ra lệnh:
- Cầm ly nước, uống ngay đi. Tôi không còn nhiều thì giờ nữa.
Ông Lê Mai hai tay run run, bưng ly nước lên kề môi, sắp uống thì có tiếng gõ cửa gấp rút và tiếng Nguyễn Phương gọi lớn:
- Bác Mai, mở cửa cho cháu mau.
Luật sư Kiệt giật nẩy mình, quay đầu ra cửa. Trong giây phút ngắn ngủi và quí báu đó, ông Lê Mai nhanh như chớp hất mạnh cốc nước vào mặt hắn. Luật sư Kiệt đưa tay bụm mặt thì ông Lê Mai nhảy xổ vào, giật được khẩu súng thật dễ dàng. Tình thế đã lật ngược mau chóng một cách bất ngờ.
- Ra mở cửa, mau lên.
Luật sư Kiệt dưới áp lực của mũi súng đành vâng lời. Nguyễn Phương và Hai Năng ào vào phòng cũng khựng lại trước mũi súng:
- Phương, cả ông kia nữa, hai người lại góc phòng đứng và im lặng.
Chàng hoạ sĩ ngạc nhiên nhìn ông Lê Mai và thấy ông như biến thành một người khác. Cặp mắt đỏ ngầu vì giận dữ và sắc mặt tái xanh lại, ngón tay run run đặt trên cò súng làm Nguyễn Phương hơi sợ, vội cùng Hai Năng lại góc phòng đứng yên.
- Còn ông Kiệt, đóng cửa lại rồi nghe tôi nói.
Sau khi cửa phòng đã đóng, ông Lê Mai cất tiếng, giọng lạc hẳn đi, khác với bình thường:
- Phương, về phần cháu, bác rất cám ơn về thiện chí của cháu đã cứu bác mấy lần.
Và quay sang luật sư Kiệt, giọng ông Lê Mai biến thành sắc lạnh nghe muốn rợn tóc gáy:
- Còn ông Kiệt, tôi nhận thấy ông không xứng đáng là một con người chút nào. Cả đời tôi đã là chánh án, nhân danh pháp luật của xã hội xử nhiều người và bây giờ, tôi sẽ làm công việc rửa sạch một vết bẩn trong xã hội loài người.
- Thế... là nghĩa... lý gì?
- Tôi sẽ giết ông!
Luật sư Kiệt hoảng hốt, la lên với giọng run sợ:
- Không, ông không có quyề làm việc đó. Ông sẽ phải ra tòa về tội cố sát, không...
Ông Lê Mai không đáp, giơ cao mũi súng, tay run run vì xúc động. Luật sư Kiệt thì quá sợ hãi, lùi từng bước về phía sau, chân loạng choạng không vững. Cặp mắt đầy vẻ kinh hoàng của kẻ bị dồn vào chân tường.
- Đừng bác, cháu xin bác đừng giết ông Kiệt.
Nhưng lời can gián của Nguyễn Phương như người kêu gào giữa sa mạc, luật sư Kiệt quá sợ hãi chợt chồm về phía ông Lê Mai một cách bất ngờ.
- Đoàng! Đoàng!
Mấy phát súng nổ chát chúa vang lên giữa buổi trưa yên lặng. Luật sư Kiệt như một cây cổ thụ bị đốn ngã, gục xuống nền gạch, máu từ ngực tuôn ra thành từng vũng lớn. Trong khi Nguyễn Phương đứng chết trân trước cảnh bi đát ấy thì Hai Năng nhảy lại, xem xét vết thương của luật sư Kiệt. Lúc đó, ông Lê Mai như người vừa tỉnh khỏi một cơn ác mộnn, ném khẩu súng còn bốc khói và chạy ra ngoài khách sạn như một người điên...
Chiều hôm đó, các báo đăng tin với một hàng chữ khá lớn: Chánh án Lê Mai, thay trời hành đạo, bắn chết luật sư Lê Tuấn Kiệt tại khách sạn Hoa Khôi.
Đêm hôm ấy là đêm Noel. Người đi xem lễ thật đông và ai cũng vui vẻ đón mừng Noel, ngày Cháu giáng sinh, chuộc tội cho loài người. Trong cảnh tưng bừng và tươi sáng ấy, không ai để ý tới một ông già tóc bạc trắng quì xuống ở một góc thánh đường cầu nguyện. Đó chính là ông Lê Mai. Mặc dầu không có đạo nhưng riêng Noel năm nay, ông Lê Mai bỗng thấy có một ý nghĩa thiêng liêng và cao quí , nhất là hình ảnh thánh Nicholas, vị thánh tượng trưng cho tình thương trong mùa Giáng sinh. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng, ông tới nhà thờ cầu nguyện, tìm một nguồn an ủi tinh thần vô giá để rồi sáng hôm sau người ta phát giác ông Lê Mai đã tự tử bằng thuốc độc. Bên cái xác lạnh cứng còn để lại một bức thư tuyệt mạg:
Sài Gòn, ngày 24 tháng 12
Kính gởi nhà chức trách,
Tôi là Lê Mai, một chánh án hồi hưu. Cái chết của tôi là do tôi nhận thấy mình không còn xứng đáng sống trên cõi đời này nữa. Trong suốt cuộc đời nhung lụa, giàu sang, tôi đã không làm được gì tốt đẹp để xứng đáng với sự giàu có ấy. Vậy mà ngày xưa, tôi đã vì viễn ảnh giàu sang ấy, lợi dụng chức vụ chánh án của mình để đồng lõa, xử phạt ông Phạm Ngọc Cảnh mười ba năm tù và đày đi xa. Tôi đã chôn vùi một nhân tài của đất nước, một con người say mê khoa học và sẽ giúp ích cho nhân dân nếu không bị hãm hại, cắt đứt sự nghiệp nửa chừng. Tôi rất hối hận về việc làm ấy và giết tên Lê Tuấn Kiệt để chuộc lỗi với người đã chết. Còn sự thật vụ án ra sao, xin nhà chức trách lấy chiếc máy thu băng đặt dưới gầm bàn ở phòng 21, khách sạn Hoa Khôi thì sẽ rõ. Ở đây, tôi muốn xung cái gia tài khoảng nửa tỉ bạc của tôi vào quĩ xã hội để giúp đỡ trẻ mồ côi, tàn tật hoặc những người giờ này còn đói rách khổ sở. Tôi mong rằng việc làm sau cùng này sẽ giúp ích được nhiều người để linh hồn tôi có thể yên giấc ngàn thu, sống trong thế giới lý tưởng nhất, thế giớ chỉ có tình thương bất tận. Xin vĩnh biệt.
Ký tên,
Lê Mai
HẾT