Tri Kỷ
Tác giả: Thanh Châu
Ở giữa thành phố Hà Nội mà có một cô vợ trẻ như ông Lâm bán nước đá thì thực là nguy hiểm. Này, ta thử tưởng tượng bà Thắm vợ ông Lâm một hôm bảo chồng bà đi Văn Điền để thăm một bà cô già. Bà Lâm bỏ hai cái áo quần với một cân nho hay táo vào giỏ mây và xách ra ga. Nhưng bà Lâm chẳng lấy vé đi Văn Điền. Bà Lâm chẳng lấy vé đi đâu cả. Bà bảo người kéo xe kéo mình vào một cái ngõ phố hàng Bông. Ở đấy có một người trai trẻ đợi bà trong một
gian buồng tối. Người đàn ông đỡ lấy gói nho ăn một chập, rồi quàng tay lên vai bà… và cái việc ấy xảy ra một cách ngạo mạn ở cách nhà ông Lâm có sáu xu xe. Thật tiện quá! Có mà trời biết! Hay nếu bà Lâm muốn, việc đó có thể xảy ra gần nhà mình hơn thế nữa cũng chẳng sao, sát cạnh nhà mình cũng chẳng sao.
Hà Nội chẳng phải cái tỉnh nhỏ bằng lỗ mũi mà động một tí người ta “dị nghị”, người ta dòm dỏ. Ngay như ông hàng xóm của mình chết được hai hôm, hay bà hàng xóm phát điên đã một tháng nay, cũng chẳng ai hay biết. Nữa là bà Lâm làm việc ngoại tình cách nhà những… sáu xu xe. Thì ông Lâm biết làm sao được.
Vậy mà bà Thắm phạm tội ngoại tình đã nửa năm nay. Ta không cần phải tưởng tượng gì nữa, việc đó là có thực. Và đúng là ông Lâm không biết một tí gì.
Người tình của bà là một tay giáo học trường tư. Anh ta dạy sử ký và địa tư Pháp ở một trường và dạy quốc văn ở một trường khác. Chả biết lương lậu ông giáo ra sao, nhưng có mỗi món tiền thuê buồng mười một đồng một tháng mà cũng phải lươn khươn tháng này sang tháng khác.
Anh chàng không có gì bận bịu, trong buồng chỉ có mỗi cái bếp cồn, một bàn viết, một cái ghế xích đu, một cái giường thấp cũ. Và dăm cuốn sách. Ông giáo ăn cơm ở nhà một người bạn đồng nghiệp ngay nơi trường dạy. Tối đến đi chơi nhâm nhi với anh em về, ông giáo bật đèn lên để chấm bài. Bóng người đàn ông làm việc đêm in lên tường vôi trăng treo độc một chiếc lịch tây, trông cô chiếc, như bóng một nhà bác học trong phòng thí nghiệm. Chính những lúc bắt gặp tình nhân ở trong cảnh ấy là lúc Thắm thấy não cả lòng. Bà đã đem đến nào bánh, nào thức ăn, nào hoa, chè tàu, khăn mặt, xà phòng… nhưng vẫn thấy thiếu nhiều thứ lắm. Ông giáo là người giản dị, đến cái gối gối đầu ông cũng không thèm sắm. Ông gối đầu bằng sách hay bằng tay. Bà Lâm không chịu như thế được. Bà đã mang đến một đôi gối bông thêu trắng nõn, dù bà chẳng ăn đời ở kiếp gì ở đấy. Cái phòng này lạnh lẽo quá, nó sẽ làm lạnh cả ái tình của người ta mất!
Cái hôm bà mang đôi gối đến bà đã nói mìa thế này:
- Đây, bố trẻ, bố trẻ bắt người ta hầu thế này, chóng rồi lại đi “chim”con khác.
Nét mặt rầu rầu của bà nói tiếp:
- Đến lúc ấy thì đôi gối này sẽ là cái kỷ niệm đáng buồn của tôi với anh. Thôi cũng hay tin! “Người đàn ông định cười nhưng nghe một câu nói não nùng như vậy, liền nhìn xuống đôi chim nhạn thêu trên mặt gối. Phải, đó là sự thực, sự thực rất buồn. Một ngày kia… cái đó có thể lắm: Thắm là gái có chồng, mình là gã con trai chưa vợ… Duy anh chàng giáo học chẳng biết nói gì, nhưng bỗng sực nhớ đến tên một cuốn tiểu thuyết rẻ tiền ở hàng sách đầu phố. Anh vội kêu lên:
- “Anh yêu em suốt đời”!
Thế cũng làm yên lòng chốc lát một người nhẹ tính như bà Lâm đang cảm động muốn khóc lên vì sung sướng. Nhưng dù sao người đàn bà sống ở một gia đình đang học đòi trưởng giả cũng thấy cái phòng trọ của anh “hàn sĩ” mình yêu, đúng là một nơi tạm bợ vừa ẩm, vừa bụi. Bà nghĩ đến cái giường Hồng Kông sạch sẽ của mình ở nhà, cái phòng “xa-lông” sáng sủa, mát mẻ, cái phòng ăn rộng chỉ có hai vợ chồng đối diện nhau trước những mâm cơm thịnh soạn. Rồi bà tự nhủ: “giá mà giáo Duy có thể chung sống với mình, dưới một mái nhà! Làm thế nào để chàng ta làm quen được với chồng mình, và đi lại tự do như một “người nhà?”
Người đàn bà đang mê thường nghĩ liều như vậy. Trước kia Thắm chỉ nghĩ làm sao giấu giếm được chồng, bây giờ lại nghĩ xem có cách nào đưa được tình nhân về chính nhà mình, để hú hí với nhau, ngay dưới mũi ông chồng “mù” mới thực là thú vị. Thắm ngỏ ngay ý định ấy với tình nhân.
Duy, ông giáo giẫy nẩy lên:
- Thế nào? Thắm định bắt tôi làm quen với một người chồng mà tôi đã… hôn người vợ? Ồ, thực là quá sức, tôi không thể nào nhìn mặt người đàn ông đáng kính ấy được!
Thắm liền trợn mắt:
- À, thế thì anh hèn! Tôi xin anh đừng “tình cảm” nữa đi! Tôi đây, tôi là một gái có chồng, anh tưởng rằng mỗi lúc ở trong tay anh, từ trên cái giường phạm tội ra về, nhìn lại mặt chồng, anh tưởng rằng tôi cũng ngượng như anh, thì làm sao tôi có thể trở lại đây để yêu anh? Đàn ông các anh chỉ là đồ “bệt” cả.
Lời nói thật chí lý. Ông giáo Duy không cãi vào đâu được huống chi Thắm lại bồi thêm:
- Nếu anh thật yêu tôi, anh phải thích gần tôi chứ, luôn luôn được ở gần tôi, biết rõ nơi tôi ăn ở. Chúng ta sẽ ăn cùng bàn, cùng ra hiệu bí mật với nhau…
- Ồ, như vậy thì cái trò chơi sẽ lạ lùng biết bao nhiêu!
Duy kêu lên như vậy rồi suy tính:
- Nhưng làm thế nào để làm quen với ông Lâm bán nước đá được?
Duy nghĩ nát óc cũng không tìm ra được cách nào. Chàng tiếc rằng mình không bán nước đá lại đi dạy học. Sau cùng, lại bà Thắm đã tìm ra. Có việc gì là khó đối với một người ngoại tình đang độ ham mê?
Thật đúng vậy, việc làm quen với ông Lâm dễ như chơi. Ông Lâm là người thích chơi cờ. Ông rất ít bạn bè, chỉ thân và phục có mỗi một người trên đời là ông Ấm Tôn phố hàng Rươi. Ấm Tôn không những cao cờ, ông còn là tay chơi đàn nguyệt có danh, những người thường lui tới nhà ông để học bàn và đánh cờ toàn là người danh giá. Mỗi tháng Ấm Tôn dạy đàn được vài chục bạc thì lại đem “nướng” vào những cuộc cờ. Bởi vì thiên hạ cũng nhiều kẻ cao cờ chứ chẳng phải có một mình Ấm Tôn. Riêng ông Lâm thì lúc nào cũng coi Ấm Tôn là vô địch. Ông Lâm thường bảo vợ:
- Cổ nhân có bốn cái thú chơi tao nhã thì ông Ấm đã tinh tường hai thứ, đã vậy ông còn là dòng dõi thế gia, những người như vậy ở vào lúc nhố nhăng này rất hiếm.
Mỗi tuần ông Lâm đến chơi với ông Ấm hai lần để luyện cờ. Còn ông Ấm, ông không đánh cờ suông với ai bao giờ nên mỗi lần ra về ông Lâm lại thua năm mười đồng bạc. Cái đó chẳng hề gì, ông Ấm đã truyền cho ông Lâm nhiều nước cờ bí hiểm, ông ta là bực “thầy” rồi, có thua với ông cũng chả thiệt. Nghĩ vậy nên nhiều hôm về khuya, sợ vợ nghi ngờ, ông làm ra vẻ quan trọng bảo vợ:
- Hôm nay ông Ấm bảo cho một thế cờ lạ trong cách “Quất trung bí” thật ác độc!
Lần khác ông lại bảo:
- Hôm nay ông Ấm “hạ” tôi một nước trong “Tam thế đồ Vương”
Rồi ông Lâm không ngủ nữa, ông tung chăn dậy cả lúc nửa đêm, bày bàn cờ ra mà “đi” một mình, và lẩm bẩm như ma.
Những lúc ông Lâm phải nghĩ lung như vậy ông thường có tật cho một ngón tay vào kẽ chân mà cọ ghét. Ông vừa cọ vừa viên ghét lại từng viên nhỏ búng ra xa. Trời đất! Ông Lâm, “mọc sừng” có lẽ vì cái tật… hiền lành vô hại đó. Mỗi lần Thắm bất chợt chồng đang viên cọ ghét ở kẻ chân như vậy là bà lộn tiết, muốn ném cả chiếc gối mây vào đầu ông, muốn đập bàn cờ, cho bõ ghét. Nhưng tội nghiệp ông Lâm, bà không làm như thế, bà đi tìm an ủi trong lòng một ông giáo trẻ.
Đúng, cái trò làm quen ấy dễ như chơi. Giáo Duy chỉ cần đến nhà Ấm Tôn vài bận, nói là để học đàn. Ở đấy ông giáo trường tư sẽ gặp được ông Lâm nước đá. Ông giáo cũng biết chơi cờ võ vẽ, nhưng thú thực mình chỉ đáng là học trò của ông Lâm, nói gì đến Ấm Tôn.
Một lần ông Ấm bận khách, nhờ ông giáo đánh chơi vào ván với ông Lâm bạn quý của mình. Ông giáo nhận lời ngay và thua luôn hai ván. Thế là đủ cho ông Lâm có cảm tình ngay.
Cái “mẹo” của bà Lâm thế là kết quả. Bây giờ cứ mỗi tuần Duy đến đánh cờ hai lần với ông Lâm, như ông Lâm đã đến nhà ông Ấm. Và đôi khi ông giáo cũng ở lại ăn cơm “như người nhà”.
Ông Lâm sung sướng quá, từ nay có một kẻ phục mình như mình đã phục Ấm Tôn. Ông không năng đến nhà ông Ấm nữa, ông chỉ nóng lòng chờ cái buổi giáo Duy được rỗi đến “học” cờ. Ông nói với Duy bằng một giọng bề trên che chở. Ông quý người bạn mới còn hơn cả Ấm Tôn. Nhà có thức gì ngon là để phần ông giáo, có chè ngon là bảo pha ngay để thiết ông bạn học cờ.
Lúc đầu Duy cũng thấy hay hay, nhưng mãi rồi ông giáo thấy khổ quá. Tuy được gần Thắm luôn, nhưng cái sự phải “hầu cờ” ông Lâm suốt buổi như thế, thật là một “cỏ vê” đối với anh chàng trẻ tuổi chỉ thích đi chơi phiếm. Mỗi lần như vậy gặp Thắm là Duy cáu gắt:
- Vì mình mà tôi khổ, mình có biết không? Hừ, Lạc hoa, Lưu thủy, Hồng nhạn song phi! Tôi cần đếch gì phải học những cái thế cờ như vậy chứ?
Thắm tủm tỉm cười, càng ra sức chiều chuộng người tình nên những bữa cơm có mặt Duy là những bữa tiệc.
Nhưng rồi chỉ ít lâu sau Thắm bỗng nhận ra rằng Duy đã thay đổi tính.
Anh chàng trước kia ngại chơi cờ, ghét cờ bao nhiêu, nay lại ham mê một cách lạ lùng. Duy không săn đón bà Lâm mấy nữa. Mỗi lần đến, Duy chỉ hỏi ngay đến ông chồng. Trông thấy nhau là hai người đàn ông vồn vã, mừng rỡ như hai kẻ tình nhân xa vắng lâu ngày. Thằng ở nhỏ không biết ý mà pha chè và vác bàn cờ ra sẵn là y như bị củng.
Một hôm đi đâu về, Thắm bắt gặp hai ông bạn cờ đang cởi trần đánh cờ ở hè sân. Trời nóng như thiêu, mồ hôi nhễ nhại trên trán, trên lưng họ. Chả người nào để ý đến Thắm. Bỗng ông Lâm vỗ đùi hét ầm lên:
- Đã chết chưa? Ai trông mà chả bảo thua rồi, ha ha “Lão mã hồi thương” đấy, đã chết chưa?
Thắm nhìn mặt tình nhân, thấy Duy thất sắc đi vì tức mình đã hớ hênh để thua một ván không đáng kể.
Hai người lại bay quân vào cuộc khác, trông mặt Duy vẫn còn bần thần, ngơ ngẩn như con bạc đang cay. Bỗng Thắm thấy Duy cho một ngón tay vào kẽ chân mà kỳ cọ và viên ghét, rồi búng ra xa… chả khác lão Lâm!
Thắm giận run lên, nhưng không thể vác cái bàn cờ gỗ mà nện vào đầu đôi bạn đang mải chuyện ăn thua.
Ở giữa thành phố Hà Nội mà có một cô vợ trẻ như ông Lâm bán nước đá thì thực là nguy hiểm. Này, ta thử tưởng tượng bà Thắm vợ ông Lâm một hôm bảo chồng bà đi Văn Điền để thăm một bà cô già. Bà Lâm bỏ hai cái áo quần với một cân nho hay táo vào giỏ mây và xách ra ga. Nhưng bà Lâm chẳng lấy vé đi Văn Điền. Bà Lâm chẳng lấy vé đi đâu cả. Bà bảo người kéo xe kéo mình vào một cái ngõ phố hàng Bông. Ở đấy có một người trai trẻ đợi bà trong một
gian buồng tối. Người đàn ông đỡ lấy gói nho ăn một chập, rồi quàng tay lên vai bà… và cái việc ấy xảy ra một cách ngạo mạn ở cách nhà ông Lâm có sáu xu xe. Thật tiện quá! Có mà trời biết! Hay nếu bà Lâm muốn, việc đó có thể xảy ra gần nhà mình hơn thế nữa cũng chẳng sao, sát cạnh nhà mình cũng chẳng sao.
Hà Nội chẳng phải cái tỉnh nhỏ bằng lỗ mũi mà động một tí người ta “dị nghị”, người ta dòm dỏ. Ngay như ông hàng xóm của mình chết được hai hôm, hay bà hàng xóm phát điên đã một tháng nay, cũng chẳng ai hay biết. Nữa là bà Lâm làm việc ngoại tình cách nhà những… sáu xu xe. Thì ông Lâm biết làm sao được.
Vậy mà bà Thắm phạm tội ngoại tình đã nửa năm nay. Ta không cần phải tưởng tượng gì nữa, việc đó là có thực. Và đúng là ông Lâm không biết một tí gì.
Người tình của bà là một tay giáo học trường tư. Anh ta dạy sử ký và địa tư Pháp ở một trường và dạy quốc văn ở một trường khác. Chả biết lương lậu ông giáo ra sao, nhưng có mỗi món tiền thuê buồng mười một đồng một tháng mà cũng phải lươn khươn tháng này sang tháng khác.
Anh chàng không có gì bận bịu, trong buồng chỉ có mỗi cái bếp cồn, một bàn viết, một cái ghế xích đu, một cái giường thấp cũ. Và dăm cuốn sách. Ông giáo ăn cơm ở nhà một người bạn đồng nghiệp ngay nơi trường dạy. Tối đến đi chơi nhâm nhi với anh em về, ông giáo bật đèn lên để chấm bài. Bóng người đàn ông làm việc đêm in lên tường vôi trăng treo độc một chiếc lịch tây, trông cô chiếc, như bóng một nhà bác học trong phòng thí nghiệm. Chính những lúc bắt gặp tình nhân ở trong cảnh ấy là lúc Thắm thấy não cả lòng. Bà đã đem đến nào bánh, nào thức ăn, nào hoa, chè tàu, khăn mặt, xà phòng… nhưng vẫn thấy thiếu nhiều thứ lắm. Ông giáo là người giản dị, đến cái gối gối đầu ông cũng không thèm sắm. Ông gối đầu bằng sách hay bằng tay. Bà Lâm không chịu như thế được. Bà đã mang đến một đôi gối bông thêu trắng nõn, dù bà chẳng ăn đời ở kiếp gì ở đấy. Cái phòng này lạnh lẽo quá, nó sẽ làm lạnh cả ái tình của người ta mất!
Cái hôm bà mang đôi gối đến bà đã nói mìa thế này:
- Đây, bố trẻ, bố trẻ bắt người ta hầu thế này, chóng rồi lại đi “chim”con khác.
Nét mặt rầu rầu của bà nói tiếp:
- Đến lúc ấy thì đôi gối này sẽ là cái kỷ niệm đáng buồn của tôi với anh. Thôi cũng hay tin! “Người đàn ông định cười nhưng nghe một câu nói não nùng như vậy, liền nhìn xuống đôi chim nhạn thêu trên mặt gối. Phải, đó là sự thực, sự thực rất buồn. Một ngày kia… cái đó có thể lắm: Thắm là gái có chồng, mình là gã con trai chưa vợ… Duy anh chàng giáo học chẳng biết nói gì, nhưng bỗng sực nhớ đến tên một cuốn tiểu thuyết rẻ tiền ở hàng sách đầu phố. Anh vội kêu lên:
- “Anh yêu em suốt đời”!
Thế cũng làm yên lòng chốc lát một người nhẹ tính như bà Lâm đang cảm động muốn khóc lên vì sung sướng. Nhưng dù sao người đàn bà sống ở một gia đình đang học đòi trưởng giả cũng thấy cái phòng trọ của anh “hàn sĩ” mình yêu, đúng là một nơi tạm bợ vừa ẩm, vừa bụi. Bà nghĩ đến cái giường Hồng Kông sạch sẽ của mình ở nhà, cái phòng “xa-lông” sáng sủa, mát mẻ, cái phòng ăn rộng chỉ có hai vợ chồng đối diện nhau trước những mâm cơm thịnh soạn. Rồi bà tự nhủ: “giá mà giáo Duy có thể chung sống với mình, dưới một mái nhà! Làm thế nào để chàng ta làm quen được với chồng mình, và đi lại tự do như một “người nhà?”
Người đàn bà đang mê thường nghĩ liều như vậy. Trước kia Thắm chỉ nghĩ làm sao giấu giếm được chồng, bây giờ lại nghĩ xem có cách nào đưa được tình nhân về chính nhà mình, để hú hí với nhau, ngay dưới mũi ông chồng “mù” mới thực là thú vị. Thắm ngỏ ngay ý định ấy với tình nhân.
Duy, ông giáo giẫy nẩy lên:
- Thế nào? Thắm định bắt tôi làm quen với một người chồng mà tôi đã… hôn người vợ? Ồ, thực là quá sức, tôi không thể nào nhìn mặt người đàn ông đáng kính ấy được!
Thắm liền trợn mắt:
- À, thế thì anh hèn! Tôi xin anh đừng “tình cảm” nữa đi! Tôi đây, tôi là một gái có chồng, anh tưởng rằng mỗi lúc ở trong tay anh, từ trên cái giường phạm tội ra về, nhìn lại mặt chồng, anh tưởng rằng tôi cũng ngượng như anh, thì làm sao tôi có thể trở lại đây để yêu anh? Đàn ông các anh chỉ là đồ “bệt” cả.
Lời nói thật chí lý. Ông giáo Duy không cãi vào đâu được huống chi Thắm lại bồi thêm:
- Nếu anh thật yêu tôi, anh phải thích gần tôi chứ, luôn luôn được ở gần tôi, biết rõ nơi tôi ăn ở. Chúng ta sẽ ăn cùng bàn, cùng ra hiệu bí mật với nhau…
- Ồ, như vậy thì cái trò chơi sẽ lạ lùng biết bao nhiêu!
Duy kêu lên như vậy rồi suy tính:
- Nhưng làm thế nào để làm quen với ông Lâm bán nước đá được?
Duy nghĩ nát óc cũng không tìm ra được cách nào. Chàng tiếc rằng mình không bán nước đá lại đi dạy học. Sau cùng, lại bà Thắm đã tìm ra. Có việc gì là khó đối với một người ngoại tình đang độ ham mê?
Thật đúng vậy, việc làm quen với ông Lâm dễ như chơi. Ông Lâm là người thích chơi cờ. Ông rất ít bạn bè, chỉ thân và phục có mỗi một người trên đời là ông Ấm Tôn phố hàng Rươi. Ấm Tôn không những cao cờ, ông còn là tay chơi đàn nguyệt có danh, những người thường lui tới nhà ông để học bàn và đánh cờ toàn là người danh giá. Mỗi tháng Ấm Tôn dạy đàn được vài chục bạc thì lại đem “nướng” vào những cuộc cờ. Bởi vì thiên hạ cũng nhiều kẻ cao cờ chứ chẳng phải có một mình Ấm Tôn. Riêng ông Lâm thì lúc nào cũng coi Ấm Tôn là vô địch. Ông Lâm thường bảo vợ:
- Cổ nhân có bốn cái thú chơi tao nhã thì ông Ấm đã tinh tường hai thứ, đã vậy ông còn là dòng dõi thế gia, những người như vậy ở vào lúc nhố nhăng này rất hiếm.
Mỗi tuần ông Lâm đến chơi với ông Ấm hai lần để luyện cờ. Còn ông Ấm, ông không đánh cờ suông với ai bao giờ nên mỗi lần ra về ông Lâm lại thua năm mười đồng bạc. Cái đó chẳng hề gì, ông Ấm đã truyền cho ông Lâm nhiều nước cờ bí hiểm, ông ta là bực “thầy” rồi, có thua với ông cũng chả thiệt. Nghĩ vậy nên nhiều hôm về khuya, sợ vợ nghi ngờ, ông làm ra vẻ quan trọng bảo vợ:
- Hôm nay ông Ấm bảo cho một thế cờ lạ trong cách “Quất trung bí” thật ác độc!
Lần khác ông lại bảo:
- Hôm nay ông Ấm “hạ” tôi một nước trong “Tam thế đồ Vương”
Rồi ông Lâm không ngủ nữa, ông tung chăn dậy cả lúc nửa đêm, bày bàn cờ ra mà “đi” một mình, và lẩm bẩm như ma.
Những lúc ông Lâm phải nghĩ lung như vậy ông thường có tật cho một ngón tay vào kẽ chân mà cọ ghét. Ông vừa cọ vừa viên ghét lại từng viên nhỏ búng ra xa. Trời đất! Ông Lâm, “mọc sừng” có lẽ vì cái tật… hiền lành vô hại đó. Mỗi lần Thắm bất chợt chồng đang viên cọ ghét ở kẻ chân như vậy là bà lộn tiết, muốn ném cả chiếc gối mây vào đầu ông, muốn đập bàn cờ, cho bõ ghét. Nhưng tội nghiệp ông Lâm, bà không làm như thế, bà đi tìm an ủi trong lòng một ông giáo trẻ.
Đúng, cái trò làm quen ấy dễ như chơi. Giáo Duy chỉ cần đến nhà Ấm Tôn vài bận, nói là để học đàn. Ở đấy ông giáo trường tư sẽ gặp được ông Lâm nước đá. Ông giáo cũng biết chơi cờ võ vẽ, nhưng thú thực mình chỉ đáng là học trò của ông Lâm, nói gì đến Ấm Tôn.
Một lần ông Ấm bận khách, nhờ ông giáo đánh chơi vào ván với ông Lâm bạn quý của mình. Ông giáo nhận lời ngay và thua luôn hai ván. Thế là đủ cho ông Lâm có cảm tình ngay.
Cái “mẹo” của bà Lâm thế là kết quả. Bây giờ cứ mỗi tuần Duy đến đánh cờ hai lần với ông Lâm, như ông Lâm đã đến nhà ông Ấm. Và đôi khi ông giáo cũng ở lại ăn cơm “như người nhà”.
Ông Lâm sung sướng quá, từ nay có một kẻ phục mình như mình đã phục Ấm Tôn. Ông không năng đến nhà ông Ấm nữa, ông chỉ nóng lòng chờ cái buổi giáo Duy được rỗi đến “học” cờ. Ông nói với Duy bằng một giọng bề trên che chở. Ông quý người bạn mới còn hơn cả Ấm Tôn. Nhà có thức gì ngon là để phần ông giáo, có chè ngon là bảo pha ngay để thiết ông bạn học cờ.
Lúc đầu Duy cũng thấy hay hay, nhưng mãi rồi ông giáo thấy khổ quá. Tuy được gần Thắm luôn, nhưng cái sự phải “hầu cờ” ông Lâm suốt buổi như thế, thật là một “cỏ vê” đối với anh chàng trẻ tuổi chỉ thích đi chơi phiếm. Mỗi lần như vậy gặp Thắm là Duy cáu gắt:
- Vì mình mà tôi khổ, mình có biết không? Hừ, Lạc hoa, Lưu thủy, Hồng nhạn song phi! Tôi cần đếch gì phải học những cái thế cờ như vậy chứ?
Thắm tủm tỉm cười, càng ra sức chiều chuộng người tình nên những bữa cơm có mặt Duy là những bữa tiệc.
Nhưng rồi chỉ ít lâu sau Thắm bỗng nhận ra rằng Duy đã thay đổi tính.
Anh chàng trước kia ngại chơi cờ, ghét cờ bao nhiêu, nay lại ham mê một cách lạ lùng. Duy không săn đón bà Lâm mấy nữa. Mỗi lần đến, Duy chỉ hỏi ngay đến ông chồng. Trông thấy nhau là hai người đàn ông vồn vã, mừng rỡ như hai kẻ tình nhân xa vắng lâu ngày. Thằng ở nhỏ không biết ý mà pha chè và vác bàn cờ ra sẵn là y như bị củng.
Một hôm đi đâu về, Thắm bắt gặp hai ông bạn cờ đang cởi trần đánh cờ ở hè sân. Trời nóng như thiêu, mồ hôi nhễ nhại trên trán, trên lưng họ. Chả người nào để ý đến Thắm. Bỗng ông Lâm vỗ đùi hét ầm lên:
- Đã chết chưa? Ai trông mà chả bảo thua rồi, ha ha “Lão mã hồi thương” đấy, đã chết chưa?
Thắm nhìn mặt tình nhân, thấy Duy thất sắc đi vì tức mình đã hớ hênh để thua một ván không đáng kể.
Hai người lại bay quân vào cuộc khác, trông mặt Duy vẫn còn bần thần, ngơ ngẩn như con bạc đang cay. Bỗng Thắm thấy Duy cho một ngón tay vào kẽ chân mà kỳ cọ và viên ghét, rồi búng ra xa… chả khác lão Lâm!
Thắm giận run lên, nhưng không thể vác cái bàn cờ gỗ mà nện vào đầu đôi bạn đang mải chuyện ăn thua.