watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Làm Lại Thâm Tình-1. Miệng núi lửa - tác giả Thích Nhất Hạnh Thích Nhất Hạnh

Thích Nhất Hạnh

1. Miệng núi lửa

Tác giả: Thích Nhất Hạnh

Có một cô thiếu nữ người Pháp, sinh ra ở một tỉnh cách làng Hồng độ chừng hai trăm cây số. Khi lớn lên, tới 19 tuổi, cô bỏ gia đình, bỏ nước Pháp, đi sang nước Anh để sinh sống. Người thiếu nữ Pháp đó giận mẹ, giận gia đình, giận luôn cả tổ quốc. Cô sang bên Anh sống như vậy luôn hai mươi năm. Hồi còn bé cô có bệnh, đã phải đi bệnh viện và giải phẩu nhiều lần. Bà mẹ cũng đã cố gắng làm đúng bổn phận của bà mẹ. Nhưng theo cô, bà mẹ đã không hết lòng lo cho cô. Có lẽ bà mẹ cũng có nhiều đau khổ và nhiều vấn đề. Thành ra hai mẹ con lục đục và không thương nhau. Cô gái nghĩ là bà mẹ không thương cô hết lòng. Còn bà mẹ thì nghĩ rằng mình làm như vậy là đủ quá rồi, tại vì chính bản thân mình cũng còn nhiều khổ đau và nhiều vấn đề quá. Hai mẹ con có nội kết với nhau và đã gây khổ đau cho nhau. Hai mẹ con đã leo thang trong sự làm khổ nhau, đã tưới tẩm nội kết của nhau. Trong những năm gần đây, cô bỗng thấy nhớ mẹ và muốn trở về để hòa giải với mẹ. Dầu sao những hạt giống của tình thương và của bổn phận làm con vẫn còn trong lòng cô gái đó. Và bà mẹ, tuy có giận con, nhưng cũng đã âm thầm mong con trở về.

Bà cứ tâm tâm nguyện nguyện là con gái trở về thì mình sẽ cố gắng ăn nói thật nhẹ nhàng và thật dịu dàng để hai mẹ con có thể làm hòa với nhau. Rồi bà nghĩ nếu trong tương lai có con gái sống bên mình thì thế nào hai mẹ con cũng có an lạc, có an ninh và có thoải mái hơn. Cô gái cũng vậy, cô cũng muốn trở về với mẹ, muốn dung ngôn ngữ hòa ái để làm hòa với mẹ, để thỏa mãn cái ước ao sâu kín trong lòng cô. Hai mẹ con đều có ý muốn hòa giải. Không ai bắt buộc họ làm điều này. Không phải do Chúa bảo, không phải do Bụt bảo, cũng không phải do Thầy bảo. Chính do cái lương tâm của mình thúc đẩy. Lương tâm ở đây là hạt giống tình thương mẹ con nằm sâu trong tâm thức của cả hai người. Rồi hai mẹ con gặp lại nhau. Khi mới gặp, họ bắt đầu nói những câu khá dễ thương.

Nhưng sau đó hạt giống giận hờn cũ nổi dậy. Hai mẹ con lại bắt đầu cãi nhau. Và hai mẹ con lại giận nhau như cũ. Người con gái lại phải ra đi. Mấy tháng sau, người con gái lại muốn trở về, lần nấy quyết chắc mình sẽ thành công hơn. Cái ý chí muốn trở về với mẹ, muốn hòa giải với mẹ rất mạnh. Nhưng cả hai thất bại. Lần thứ ba rồi lần thứ tư cũng thế. Lần thứ mười cũng thế. Hễ hai người gặp nhau là có sự bùng nổ, dù cả hai mẹ con đều không muốn như vậy. Ý chí muốn hòa giải rất mạnh nơi hai người, nhưng sự hòa giải đã không thực hiện được. Mình thử đặt câu hỏi tại sao?

Bụt thường nói tới ba nghiệp. Ba nghiệp tức là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Thân nghiệp là hành động của thân thể, khẩu nghiệp là hành động của ngôn ngữ, và ý nghiệp là hành động của tư tưởng, của tâm niệm. Mình thử hỏi xem trong ba nghiệp đó, nghiệp nào đã chịu trách nhiệm về sự thất bại của hai mẹ con? Cái ý chí muốn hòa giải, cái thân cũng đã làm được chuyện hòa giải, tức là đã lên xe lửa đi về tới Pháp. Nhưng cái miệng hình như chưa giỏi. Lạ lắm, ban đầu hai mẹ con nói những câu rất cảm động với nhau:

"Lâu quá không được gặp mẹ", " Lâu quá con mới trở về. Mẹ mừng lắm."

Những câu rất hay, những câu có thể rơi nước mắt người ngoài và chính đương sự. Như vậy tức là thiện nghiệp chứ gì. Nhưng nói chuyện một hồi thì những hạt giống xa xưa của khổ đau, của giận hờn ở trong tâm thức dần dần nổI dậy. Và miệng của cô thiếu nữ cũng như miệng của bà mẹ đã trở thành hai cái miệng của núi lửa. Hỏa Diệm sơn là gì? Hỏa Diệm sơn là một trái núi phun lửa. Mà lửa ở đâu? Lửa nằm trong lòng đất. Những lúc bình thường thì miệng núi lửa rất là mát, có sương và mây bao phủ. Nhưng khi núi sắp phun lửa thì có những chấn động ở bên trong. Khi lửa được phun ra thì tất cả những cây cối trên sườn núi bị đốt cháy. Nham thạch chảy xuống và tiêu diệt tất cả những làng mạc ở dưới chân núi.

Như vậy có phải là lỗi của miệng núi hay không? Phải. Miệng núi có trách nhiệm thật, nhưng nếu trong lòng đất không có những khối lửa vĩ đại thì làm sao cái miệng ấy có thể phun ra biết bao nhiêu lửa đốt cháy tất cả cây cối trên sườn núi và nhà cửa dưới chân núi? Cho nên chúng ta không thể nói rằng khẩu nghiệp ở đây là căn bản vì khẩu nghiệp. Ta nói ra những điều làm cho mất tình , mất nghĩa, ta nói ra những điều gây ra những khổ đau và khối nội kết trong lòng người kia và chính trong lòng mình. Nhưng khẩu nghiệp có liên hệ tới ý nghiệp. Mà ý nghiệp đây không phải chỉ là tâm ý phần trên mà là tâm ý phần dưới, tức là tàng thức, hoặc a-lại-gia.

Trong thiền viện, người tu học phải rất ý thức về cái tai hại khi nói năng không có chánh niệm. Nếu ta nói năng không có chánh niệm, nếu ta không nắm vững khẩu nghiệp thì ta gây sự đổ vở, không phải ở xung quanh ta mà thôi mà còn chính ở trong lòng ta. Cho nên ta mới có câu chân ngôn để giúp cho thanh tịnh khẩu nghiệp, gọi là tịnh khẩu nghiệp chân ngôn. Tu rị, tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị, tát bà ha. Quý vị nào thực tập câu chân ngôn đó nhiều thì hãy báo cáo coi thử nó có thể làm thanh tịnh khẩu nghiệp mình hay không? Tôi nghĩ khẩu nghiệp của mình không thể nào trở thành thanh tịnh được nếu thân nghiệp và ý nghiệp của mình không thanh tịnh. Vì vậy cho nên lại có một câu chân ngôn, nhắc tới làm thanh tịnh không những chỉ là khẩu nghiệp, mà cả thân nghiệp và ý nghiệp nữa. ٮ ta phạ bà phạ truật đà ta phạ đạt ma ta phạ bà phạ truật độ hám.

Riêng tôi, tôi chỉ thực tập làm thanh tịnh tam nghiệp bằng các phương pháp quán niệm hơi thở, thiền hành thiền tọa, những phương pháp mà quý vị đã học được ở Làng Hồng. Tại Việt Nam, chúng ta có một pháp môn rất hay để thực tập thanh tịnh khẩu nghiệp và đồng thời cũng có thể làm thanh tịnh ý nghiệp. Đó là phương pháp Tịnh Khẩu. Tịnh Khẩu tức là không nói nữa. I vow not to speak any more. Không nói thì có an ninh hơn nhiều. Ở trên núi Madona gần tu viện Kim Sơn, có một trung tâm tu học mà ngườI chủ trương là một thầy Ấn Độ. Vị thầy này thực tập tịnh khẩu suốt đời. Hiện bây giờ ông vẫn còn ở đó. Nếu quý vị lên thăm trung tâm thì tuy không nói chuyện với ông nhưng quý vị có thể gặp, có thể thấy mặt, và có thể được ông tiếp trà. Thỉnh thoảng,muốn nói cái gì thì ông viết ra một câu rồi ông đưa cho mình đọc. Ông không bao giờ mở miệng nói. Đó là một người lập nguyện tịnh khẩu suốt đời.

Nhưng chúng ta gặp rất nhiều thầy, nhiều sư cô và nhiều người Phật tử phát nguyện tịnh khẩu trong vòng ba tháng, hay sáu tháng, hay mười lăm ngày. Phương pháp đó là một phương pháp rất hay. Nếu muốn thử thì xin quý vị hãy thử. Mình thử thực tập độ chừng một tiếng đồng hồ là đã thấy có kết quả rồi. Nếu quý vị thử được bảy ngày thì kết quả ấy có thể trông thấy rất rõ ràng. Thực tập cho sâu sắc thì quý vị có thể đạt được kết quả rất mau chóng. Pháp môn tịnh khẩu chuyển hóa không những khẩu nghiệp, mà còn chuyển hóa cả thân nghiệp và ý nghiệp nữa. Sống trong một đoàn thể như trong một gia đình hay trong một tăng thân tu học thì trước khi khởi sự thực tập tịnh khẩu, quý vị phải báo cho người ta biết. Nếu không người ta có thể tưởng quý vị đang giận người ta, người ta cho rằng chính mình khinh người ta. Mình báo cho những người ở trong nhà mình biết và yêu cầu những người trong nhà yểm trợ mình trong thời gian mình tịnh khẩu. Những lúc cần thiết, ta có thể dùng ngôn ngữ của hai bàn tay để truyền thông. Nếu cần ta cũng có thể ta dùng chữ viết. Dùng hai bàn tay và chữ viết thì có an ninh nhiều hơn, vì trong khi viết, ta có thì giờ để quán chiếu những cái ta đang viết xuống. Còn trong khi nói ta có thể có nhiều rủi ro hơn.

Người tu chánh niệm vững chãi có thể có ý thức và quán chiếu về những điếu mình đang nói. Những người mà chánh niệm chưa vững chãi dễ bị cái nói của mình kéo mình theo. Ta nói những điều mà chính ta không muốn nói. Lúc ban đầu ta quyết tâm không nói những điều đó. Lúc ta bắt đầu nói, ta cũng quyết tâm không nói những điều kia. Nhưng không biết vì ma xui quỷ khiến như thế nào mà càng nói ta càng đánh mất chủ quyền, và chính ta bị những lực lượng rất ma quái kéo đi. Những lực lượng ma quái đó là những lực lượng nào? Đó là những khối đau ở trong tiềm thức của mình. Nó là những nội kết có sẵn. Những cái đó mạnh hơn mình. Cela est plus fort que moi.

Nếu muốn thực tập tịnh khẩu ta phải biết rằng thực tập tịnh khẩu có lợi cho mình. Tịnh khẩu là làm thanh tịnh khẩu nghiệp. Nó có ích lợi cho mình và có ích lợi cho những người xung quanh mình. Nó tránh sự gây đỗ vỡ. Trong thời gian tập tịnh khẩu đó, ta nhắm tới sự chuyển hóa. Không phải ta thực tập tịnh khẩu trong ba tháng để chỉ có an ninh trong ba tháng. Không, ta muốn có an ninh nhiều hơn trong ba tháng. Vì vậy cho nên trong ba tháng tịnh khẩu, ta phải thực tập chuyển hóa để sau khi ta chấm dứt tịnh khẩu thì an ninh đó có thể kéo dài.

Muốn như vậy, ta phải có phương pháp. Trước hết ta thấy được nhu cầu muốn tịnh khẩu của mình. Ta biết rằng trong một tăng thân tu học, trong một gia đình tin Phật, sự phát nguyện tịnh khẩu ba ngày, năm ngày, mười ngày, mười lăm ngày được coi như là một phương pháp tu học đứng đắn rất đáng được khuyến khích. Cho nên ta không ngần ngại nói với những người trong gia đình của ta hay trong tăng thân của ta là ta muốn xin phép được tịnh khẩu trong vòng bao nhiêu ngày đó. Trong những ngày ấy, nếu có người gọi điện thoại tới cho mình thì một người trong gia đình hoặc trong tăng thân nói: "em nó đang tịnh khẩu, có muốn nhắn gì thì nhắn đi, tôi sẽ viết lại trên một mảnh giấy và sẽ đưa lại cho em." Vì vậy ta cần sự yểm trợ của những người trong gia đình hay trong tăng thân của ta khi thực tập tịnh khẩu. ʮ cơm có canh, tu hành có bạn. Trong những ngày đầu của thời gian tịnh khẩu ta có thể sẽ thấy hơi khó chịu. Hơi khó chịu là vì ta ngứa miệng. Ta nghe và thấy những điều khiến ta muốn nói. Khó chịu vì ta cưỡng lại cái tập khí ưa nói. Nhưng tịnh khẩu càng lâu thì ta càng có hạnh phúc. Miệng mình tuy không nói nhưng có thể cười. Và cuời thì hay hơn nói nhiều lắm.
Làm Lại Thâm Tình
1. Miệng núi lửa
2. Im lặng để có dịp nhận diện
3. Lấy lại chủ quyền
4. Thấy được cội nguồn
5. Chiếc hộp ân tình
6. Xây lại thâm tình