Chương 3
Tác giả: Thuận
Tôi bắt đầu như thế. Tôi đã gửi đăng báo. Người ta đã đọc nó như một truyện ngắn. Tôi cũng đã coi nó như một truyện ngắn. Tôi muốn chấm dứt ở đấy. Tôi biết tôi phải chấm dứt ở đấy thì mới bắt đầu được những cái khác. Như người ta khép lại một đoạn trong cuộc đời, mười năm, hai mươi năm. Hoặc mười tháng, hai mươi tháng. Cũng là một đoạn trong cuộc đời. Đủ để khép lại. Hoặc phải khép lại. Nhưng tôi cũng biết một lúc nào đấy tôi sẽ bỏ nó ra viết tiếp. Nó có thể là chương đầu tiên cũng có thể là chương cuối cùng. Nó không thể là một truyện ngắn. Nó không thể kết thúc ở đấy. Tôi cũng biết kết thúc khó khăn như thế nào. Khó khăn như người ta khép lại một phần của cuộc đời. Một phần của cuộc đời không thể là một truyện ngắn. Mười năm mười hai năm không thể là một truyện ngắn. Mười tháng mười hai tháng cũng không thể là một truyện ngắn. Tôi biết có lúc tôi sẽ bỏ nó ra viết tiếp. Viết tiếp để mà kết thúc. Viết tiếp để mà khép lại. Tôi không viết về Thụy. Tôi không viết cho Thụy. Mười hai năm rồi tôi muốn gặp Thụy để hỏi. Nhưng tôi không viết cho Thụy. Tôi không dám viết cho Thụy. Tôi sợ tôi không có gì để viết cho Thụy. Tôi đọc lại Người tình Hoa Bắc. Duras không có gì để viết cho anh ta. Duras không gọi tên anh ta. Duras không nhớ họ anh ta. Quê anh ta Duras viết là Mãn Châu. Mãn Châu rộng ngang nước Pháp. Cuốn sách Duras đề tặng Thanh. I’m yellow không đề tặng ai. Tôi biết tên Thụy. Tôi biết họ Thụy. Tôi đã đến Yên Khê, nơi Thụy sinh trước tôi ba tháng hai ngày. Trên xe ô tô Thụy ngả đầu lên vai tôi. Thụy kể chuyện. Thụy ngủ. Ở trường không ai chơi với Thụy. Ở trường, Thụy không bao giờ dám nghỉ học. Ốm cũng cố mà đến lớp. Nghỉ học là mất bài. Không đứa bạn nào muốn cho Thụy mượn vở. Không ai muốn dính dáng đến Thụy. Thụy cũng không muốn đến nhà chúng nó. Thụy không muốn gặp mặt bố mẹ chúng nó. Bố mẹ chúng nó nhìn thấy Thụy là hỏi thế nào bao giờ về nước, giường tủ bàn ghế đã bán hết chưa. Trước hôm đi cắm trại, ban giám hiệu họp bí thư đoàn trường và thầy giáo phụ trách tư tưởng. Ngày nào bộ đội đại bác Trung Quốc cũng dọa bắn năm quả đại bác sang biên giới Việt Nam. Học trò Âu Phương Thụy gia đình xin ở lại Hà Nội sinh sống. Đảng chưa quyết định gì. Gia đình cũng chưa có biểu hiện gì. Nhưng nhiệm vụ của chúng ta là theo dõi sát. Bỏ phiếu năm mươi phần trăm muốn Thụy ở nhà. Năm mươi phần trăm cho Thụy được đi. Đến cuối buổi thầy giáo phụ trách tư tưởng quyết định chúng ta phải cao tay hơn Bắc Kinh. Chúng ta cứ để học trò Âu Phương Thụy đi Yên Khê. Nhiệm vụ của chúng ta là theo dõi sát. Bắc Kinh muốn bắn đại bác đến Yên Khê thì Bắc Kinh phải qua mặt chúng ta. Nhiệm vụ của chúng ta là theo dõi sát. Hôm sau tất cả các sao đỏ sẵn sàng theo dõi Thụy. Hôm sau nữa tất cả các cán bộ lớp sẵn sàng theo dõi Thụy. Cuối tuần học sinh toàn trường sẵn sàng theo dõi Thụy. Ông bảo vệ tuyên bố hàng ngày làm báo cáo ba trang về Thụy. Trên xe ô tô Thụy bảo Thụy sinh ở Yên Khê. Thụy ngả đầu lên vai tôi ngủ. Tóc Thụy cắt cao. Mắt Thụy xếch. Mười sáu tuổi Thụy cao bằng thằng Vĩnh bây giờ. Duras viết người tình Hoa Bắc thơm mùi lụa, thơm mùi ngọc bích, thơm mùi thuốc lá ăng-lê. Duras không bao giờ quên được mùi lụa, mùi ngọc bích, mùi thuốc lá ăng-lê. Tôi nhớ tóc Thụy cắt cao, mắt Thụy xếch. Năm năm sau tôi đi Nga về vẫn thấy tóc Thụy cắt cao, mắt Thụy xếch. Cả Thụy lẫn tôi không có mùi gì đủ thơm để nhớ đến tận bây giờ. Ngày cưới chúng tôi chỉ có bạn bè tôi cùng học ở Leningrad. Mẹ tôi mệt. Mẹ tôi mệt từ nửa năm trước. Mẹ tôi mệt ngay từ lúc tôi thông báo nhất định cưới Thụy. Bố tôi bỏ cơm. Bố tôi bỏ cơm một tuần liền. Bố tôi đã gầy giờ càng gầy thêm. Cả nhà như có đám. Tôi không dám nhìn mặt mẹ tôi. Tôi không dám nhìn mặt bố tôi. Chúng tôi không ai dám nhìn mặt ai. Lỡ đối diện nhau, mắt chúng tôi tự động quay xuống đất. Thụy bảo bố mẹ Thụy muốn sang gặp bố mẹ tôi. Không trạm ngõ, không ăn hỏi thì hai nhà cũng phải gặp nhau một lần trước ngày cưới. Mẹ tôi bảo mẹ tôi không muốn bàn việc cưới xin của tôi. Mẹ tôi mệt. Bố tôi im lặng. Đến bữa bố tôi chống đũa nhìn bát cơm. Bát cơm đầu bữa thế nào cuối bữa nguyên si như vậy. Ngày cưới, trong nhà vẫn như có đám. Tôi không dám nhắc gì bố mẹ tôi. Chúng tôi không dám nhìn mặt nhau. Cả bố tôi lẫn mẹ tôi đều không đả động đến Thụy. Hai mươi ba năm chúng tôi quen nhau. Bố mẹ tôi làm như Thụy không hiện diện. Ngay cái tên của Thụy cũng bị bố mẹ tôi tránh xa. Cả nước Trung Hoa bị bố mẹ tôi cạch mặt. Từ chén tà phớ đến Khổng Tử, Lão Tử. Từ bát mì vằn thắn đến Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình. Từ cốc lục tào xá đến Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới. Tôi chưa thấy ai bài Hoa như bố mẹ tôi. Từ A đến Z. Một cách hoàn hảo. Không nhượng bộ. Không nhìn trước nhìn sau. Không xét trường hợp đặc biệt. Từ A đến Z. Năm ngoái bố tôi gửi cho tôi gia phả họ hàng bên nội. Đầu năm nay, mẹ tôi gửi cho tôi gia phả họ hàng bên ngoại. Hai chuyên gia viện Sử không ai tìm nổi ông tổ nào người Hoa cho cả bố tôi lẫn mẹ tôi. Nhưng các chuyên gia chỉ ngược được mười đời. Ai dám khẳng định các cụ tổ mười một đời của bố mẹ tôi là dân Dao Chỉ. Tôi tưởng tượng một ngày nào đấy một thằng em họ hay cháu họ của tôi sẽ cất công làm lại gia phả, sau nhiều lần tham khảo cả thư viện Quốc Gia lẫn tổng cục Lưu Trữ, lẫn trường Viễn Đông Bác Cổ, lẫn Học Viện Phương Đông ở Paris, sẽ tìm đư ? ông tổ mới năm đời trước đây của họ nội, một ông Âu chán nghề bốc thuốc, đã khăn gói quả mướp chèo thuyền về phía Nam, đã dừng chân ở đất Yiên Nản không phải vì đất lành chim đậu mà vì sông Hồng đến đấy là dừng, muốn đi tiếp cũng không thể biến thuyền thành cỗ xe, biến hai mái chèo thành hai con ngựa. Thế là đành ở lại. Thế là năm đời sau có bố tôi. Tôi tưởng tượng một ngày nào đấy một chuyên gia của viện Hán-Nôm, trong một hội thảo, sẽ lên án chuyên gia viện Sử lập gia phả họ ngoại tôi đã không dựa vào những bằng chứng khoa học mà chỉ nghe ngóng một vài giai thoại, thậm chí một vài câu chuyện vu vơ, nhảm nhí. Chuyên gia viện Hán-Nôm này, một người tất nhiên rất giỏi cả Hán lẫn Nôm, sẽ vạch ra một hướng nghiên cứu mới chủ yếu lấy bia mộ làm cơ sở, cuối cùng sẽ chứng minh hùng hồn rằng cụ tổ năm đời của họ ngoại tôi nguyên là lính hậu cần của một viên quan Trung Hoa bị tố giác ăn hối lộ đã đóng thuyền chạy trốn. Nhiều ngày lênh đênh, cả bão biển lẫn hải tặc, chiếc thuyền đã dạt vào Yiên Nản thay vì sang tận Nam Dương để từ đó bơi tiếp sang châu úc rồi châu Âu. Chú lính hậu cần sau mười năm phụng sự được ông chủ, giờ đây không ai biết đã từng phục vụ triều đình Trung Hoa, cưới cho một cô gái hái dâu bản sứ. Hai vợ chồng làm thêm nghề chăn tằm và đẻ được năm con trai, tất cả đều mang họ Âu, tóc cắt cao, mắt xếch. Năm người này lại lấy năm cô gái hái dâu bản xứ, tiếp tục làm thêm nghề chăn tằm và đẻ được mỗi người năm con trai nữa. Hai mươi lăm người con trai này lại lấy hai mươi lăm cô gái hái dâu bản xứ, tiếp tục làm thêm nghề chăn tằm và đẻ được mỗi người năm con trai nữa. Một người trong số này năm mười tám tuổi đã đổi sang họ Việt, bia mộ không ghi lý do, nhưng vẫn lấy một cô gái hái dâu bản xứ, hai vợ chồng tiếp tục làm thêm nghề chăn tằm và sinh được năm con trai, người con trai út chính là ông ngoại tôi, tuy không còn mang họ Âu, nhưng tóc cũng cắt cao và mắt cũng xếch, giống hệt sáu trăm hai mươi bốn hậu duệ kia của chú lính hậu cần. Tôi tưởng tượng bố mẹ tôi khi được báo tin có dòng máu Trung Hoa chảy trong huyết quản. Bố tôi chắc chắn sẽ bỏ cơm. Mẹ tôi chắc chắn sẽ kêu mệt. Nhà tôi sẽ như có đám. Bố tôi đòi kiện thằng em hay thằng cháu họ kia. Mẹ tôi đòi lên gặp cấp trên của viên chuyên gia viện Hán-Nôm nọ. Bố mẹ tôi sẽ từ chối gặp họ hàng, những người này đang sẵn sàng thiết lập quan hệ với mẹ Thụy đương chức đại diện công ty cổ phần hữu hạn Tai Feng ở Hà Nội, họ cũng sẵn sàng thiết lập quan hệ với Thụy để từ đó tiếp tục thiết lập quan hệ với các thương gia họ Âu khác trên toàn thế giới. Bố mẹ tôi sẽ tuyên chiến với toàn bộ thị trường Hà Nội vì thị t ường Hà Nội bắt người tiêu thụ Hà Nội mỗi ngày tiêu thụ năm mươi nghìn quả táo Trung Hoa, năm nghìn con cá quả Trung Hoa, năm trăm cân nho Trung Hoa, năm chục sọt trứng Trung Hoa, năm xe tải giấy toa lét, tã trẻ em, băng vệ sinh phụ nữ, bao cao su đàn ông, tất cả đều Trung Hoa. Bố mẹ tôi bài Hoa một cách hoàn hảo. Từ A đến Z. Bố mẹ tôi làm gì cũng hoàn hảo. Cũng từ A đến Z. Hoàn hảo nhất trong việc chia đều tình yêu của tôi cho tất cả các bộ môn, chia đều tình yêu của mẹ tôi thành những cốc chè đỗ đen, tình yêu của bố tôi thành những bộ óc lợn hấp. Mười năm học, tôi hiểu những cốc chè đỗ đen mẹ tôi tự tay nấu không phải để thưởng cho một điểm mười toán mà để tôi tiếp tục ngày hôm sau mang về một điểm mười vật lý, một điểm mười thể dục hay một điểm mười của bất kì môn học nào khác. Cốc chè đỗ đen của mẹ tôi vì thế không cần thêm đá, hoa bưởi, dừa nạo. Nó chỉ có nhiệm vụ mang lại cho tôi càng nhiều ca lo càng tốt. Đến bây giờ tôi cũng không quên được những cốc chè nấu bằng kẹo mậu dịch vừa lợ vừa ngái, đỗ hầm nát như tương, và luôn phải ăn nóng, ăn nóng ngay cả vào những ngày nóng nhất của Hà Nội. Mười năm học, tôi hiểu những bộ óc lợn bố tôi xếp hàng từ sáng đến chiều mới mua được không phải để thưởng cho một điểm mười văn mà để tôi tiếp tục ngày hôm sau mang về một điểm mười lịch sử, một điểm mười tập quân sự. Bộ óc lợn vì thế không cần thìa là, hạt tiêu, mì chính, cũng không cần thay đổi cách nấu, cách bày. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ những bộ óc lợn để trong bát nhôm cho vào nồi cơm hấp, bao nhiêu muối vẫn thấy tanh, vẫn phải húp một hơi hết sạch. Tôi không thích óc lợn hấp nồi cơm, tôi cũng không bị bệnh gì cần chữa bằng óc lợn hấp nồi cơm, nhưng hai ngày một lần tôi nhắm mắt bịt mũi húp một hơi hết sạch, vì nó rất bổ, đặc biệt bổ cho óc, nhất là óc trẻ con. Chè đỗ đen, óc lợn hấp nồi cơm, tôi có nhiệm vụ chuyển chúng thành những điểm mười, thành những lời khen trong học bạ: xuất sắc, chăm chỉ, chuyên cần, nghiêm túc, rất có tương lai. Rất có tương lai là lời nhận xét bố mẹ tôi tâm đắc nhất. Rất có tương lai có tác dụng giúp bố mẹ tôi ngày hôm sau tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ nấu chè đỗ đen và xếp hàng cả ngày mua óc lợn. Cứ như thế một vòng tròn ân cần khép kín. Cứ như thế ba chúng tôi dính chặt lấy nhau bởi chữ nhiệm vụ. Bố mẹ tôi chỉ đợi họp phụ huynh để đến dự, mỗi người một sổ ghi chép, mỗi người một danh sách câu hỏi, bố tôi gặp các giáo viên tự nhiên, mẹ tôi gặp các giáo viên xã hội. Các giáo viên thể dục, nữ công, nhạc, họa, ném lựu đạn không rõ thuộc phạm trù tự nhiên hay xã hội thì được cả hai cùng đến hỏi thăm. Giáo viên chủ nhiệm lần nào cũng iành cho bố mẹ tôi một tiếng. Nửa tiếng đầu nghe bố tôi trao đổi về các nam sinh, nghe mẹ tôi trao đổi về các nữ sinh. Nửa tiếng sau nghe cả bố tôi lẫn mẹ tôi đề nghị xếp riêng cho tôi bàn chính giữa, hàng trên cùng. Bố tôi giải thích để tôi được các thầy cô theo dõi từ bốn phía. Mẹ tôi giải thích để tôi không bị nam sinh hay nữ sinh nào động vào tay, dẫm vào chân, nói thầm vào tai, chọc thước kẻ vào gáy hay cóp pi bài kiểm tra. Mười năm học, tôi ngồi một mình một bàn. Mười năm học, tôi chỉ biết con đường từ nhà đến trường. Hết giờ học về nhà lại để ngồi vào bàn học tiếp. Giờ ra chơi cũng đứng một góc ôn bài cho các tiết sau. Hết bài cho tiết sau thì ôn sang bài cho ngày hôm sau. Ngày hôm sau nữa. Tôi không bao giờ được biết nhảy dây là gì, chơi ô ăn quan là gì, chơi tam cúc, chơi cá ngựa, chơi đô-mi-nô là gì. Tôi được bố mẹ tôi giáo dục đó là những thứ vô bỏ. Ô mai, táo dầm, kẹo bột, cũng vô bổ. Phim hoạt hình, truyện tranh, vườn bách thú, cũng vô bổ. Sinh nhật bạn, tết trung thu, liên hoan cuối năm học, cũng vô bổ. Tất cả những gì không mang lại điểm mười, không mang lại những lời khen trong học bạ đều bị bố mẹ tôi gắn cho tính từ bổ ngữ duy nhất là vô bổ. Mười năm học, tôi không được phép quan hệ với các học sinh học lực trung bình, hạnh kiểm trung bình, các học sinh lưu ban, các học sinh cá biệt. Chúng nó cũng vô bổ. Thụy không lưu ban, không bị xếp vào loại cá biệt nhưng Thụy là học sinh có vấn đề. Có vấn đề còn đáng sợ hơn lưu ban và cá biệt. Có vấn đề không chỉ vô bổ mà còn có hại. Có vấn đề khép chặt mọi ngõ ngách của tương lai. Có vấn đề tất nhiên không bao giờ được bố mẹ tôi chấp nhận. Bố mẹ tôi không cho phép ngay cả một con muỗi làm hỏng tương lai. Tương lai của tôi là của bố mẹ tôi. Điểm mười của tôi là của bố mẹ tôi. Lời khen trong học bạ của tôi là của bố mẹ tôi. Giấy gọi đi học nước ngoài của tôi là của bố mẹ tôi. Bố mẹ tôi không cần đi nhận phần thưởng, bố mẹ tôi chỉ cần ngồi nhà chia nhau cảnh tôi nhận phần thưởng, thầy hiệu trưởng trịnh trọng tuyên dương tôi trước toàn trường, toàn trường đứng lên vỗ tay chúc mừng tôi, cô hiệu phó trao cho tôi một bó hoa, một hộp phấn viết bảng và hai quyển vở Con Hươu, rồi bằng khen của sở, bằng khen của bộ, toàn trường lại đứng lên vỗ tay chúc mừng lần nữa. Bố mẹ tôi không cần đi học ở Nga. Bố mẹ tôi chỉ cần ngồi nhà nhấm nháp cảnh tôi học ở Nga, giảng đường mênh mông, giáo sư com lê ca vát, cặp da đen, ô tô đen, thư viện bạt ngàn sách, phòng thí nghiệm như những nhà máy thu nhỏ, sân bóng chuyền to bằng sân vận động Hàng Đẫy, rồi bằng khen của trường, bằng khen của sứ quán. Mẹ tôi ra chợ ai cũng hỏi thăm con bé ở Liên Xô thế nào. Bố tôi đến cơ quan vài ngày lại có đồng nghiệp xà tới bắt tay tình hình Liên Xô ra sao. Đi họp, đi công tác, liên hoan, đám cưới, giỗ, tết, bố mẹ tôi chưa kịp mở miệng đã có người kể giúp con gái duy nhất đang học ở Liên Xô. Cũng như sau này, người ta nhanh nhảu khoe hộ bố mẹ tôi con gái duy nhất đang làm cao học ở Pháp. Tôi tưởng tượng bố mẹ tôi nuôi chó cảnh bán cho chợ chó Lạng Sơn được hai nghìn đô la, mua hai vé Vietnam Airlines sang Paris phát hiện căn hộ Belleville của tôi và thằng Vĩnh chỉ rộng hơn căn hộ mười tám mét vuông khu tập thể đê La Thành cái hành lang, luận án cao học tôi bỏ dở từ lâu, giờ có gọi điện lại cho thầy cũng ngượng, ngày ngày tôi mất ba tiếng trong phương tiện công cộng để đến dạy một đám học trò thù ghét hai chữ tương lai, thù ghét bộ Giáo Dục và nhất là giờ tiếng Anh của tôi. Tôi không biết bố mẹ tôi có biết những điều đó không nhưng tôi biết bố mẹ tôi có biệt tài làm như không biết. Bố mẹ tôi làm như không biết các bìa vở của tôi năm lớp mười đều ghi tên tôi, tên Thụy. Bố mẹ tôi làm như không biết năm năm học ở Nga của tôi chỉ mang bóng dáng Thụy, chỉ hướng về Thụy. Bố mẹ tôi làm như không biết tối thứ bảy nào tôi và Thụy cũng hẹn nhau ở đầu phố. Tôi đi chơi với bạn bè, mười giờ đêm, bố mẹ tôi vẫn chong đèn đợi. Bố tôi vác xe đạp từ dưới nhà lên gác. Mẹ tôi pha nước chanh. Sau này mẹ tôi thay chè đỗ đen bằng nước chanh, có lẽ vì tôi đã đi làm cơ quan nhà nước không cần nhiều ca lo như ngày đi học, điểm mười và những lời khen trong học bạ cũng đã thành kỉ niệm. Tôi đi chơi với bạn bè, mười giờ đêm, bố mẹ tôi vẫn mở cửa chờ. Bố mẹ tôi hỏi han đủ chuyện. Bố tôi hỏi đứa ấy thằng ấy học ngành gì, cái bằng cũng màu đỏ chứ, có sắp quay lại làm chuyển tiếp sinh không. Mẹ tôi hỏi đứa ấy thằng ấy con cái nhà ai, bây giờ làm ở bộ gì, trường đại học nào. Tôi đi chơi với Thụy, chín giờ hay mười giờ hay mười một giờ đêm, giờ nào mở cửa, đẩy xe đạp vào nhà cũng thấy bố mẹ tôi đã tắt đèn lên giường từ trước. Bố tôi một giường. Mẹ tôi một giường. Hai cái màn. Hai cái lưng. Cứ như thế cho đến sáng. Không bao giờ bố mẹ tôi nhả một lời về Thụy. Không bao giờ bố mẹ tôi thèm quan tâm đến một thằng có vấn đề. Không bao giờ bố mẹ tôi cho phép ngay cả một con muỗi làm hỏng tương lai. Hai chữ tương lai từ ngày tôi ra đời không cần danh từ bổ ngữ, không cần đại từ sở hữu, nó là của cả ba chúng tôi. Một tuần trước ngày cưới, tôi đi một vòng Hà Nội cũng mua được hai túi mứt sen, hai túi chè Thái Nguyên, hai chục lá trầu với một chùm cau. Tôi bảo bố mẹ tôi là của Thụy đem đến. Bố mẹ tôi im lặng. Bố mẹ tôi không đem chia cho ai. Tôi không lạ cách phản ứng của bố mኹ tôi. Tôi đặt tất cả lên bàn thờ. Ngày cưới tôi chè mốc, mứt sen chảy nước, hai chục lá trầu thâm còn chùm cau khô cong. Tôi lần lượt gói ghém vào túi ny lông. Trước khi ra khỏi nhà, tôi cho tất cả vào rổ rác. Ngày cưới tôi bố mẹ tôi không tới. Bố mẹ Thụy cũng không tới. Năm giờ chiều tôi ra đầu phố, chỗ tôi và Thụy thường đợi nhau tối thứ bảy hàng tuần. Thụy đã đứng sẵn ở đấy. Chúng tôi cùng nhau đạp xe đến phòng cưới. Thụy mặc áo trắng quần đen. Tôi mặc áo dài trắng quần trắng. Cả cơ quan không ai biết là tôi cưới. Cả họ hàng bên nội bên ngoại không ai biết là tôi cưới. Ngay hàng xóm cũng không biết là tôi cưới. Tôi không lạ gì cách phản ứng của bố mẹ tôi. Sau này tôi cũng không lạ gì cách phản ứng của bố mẹ tôi khi gặp hắn. Bố mẹ tôi đem cho hắn tất cả tình cảm đáng lẽ dành cho Thụy. Bố mẹ tôi chấp nhận hắn ngay từ lần đầu hắn mang thư của tôi đến nhà. Mẹ tôi pha nước chanh. Bố tôi vác xe từ dưới nhà lên gác. Tôi không biết bằng cách nào, trong ngôn ngữ gì, mà bố mẹ tôi thông thạo lý lịch hắn như lòng bàn tay. Nghề nghiệp của hắn, nhà cửa của hắn, hai thằng Paul và Arthur, bố mẹ hắn ở Rennes. Bố mẹ tôi không bao giờ nhắc tên Thụy. Nhưng tên họ của hắn, vừa dài vừa khó nhớ, bố mẹ tôi viết như viết tên họ của bản thân mình. Thư bố mẹ tôi gửi cho tôi một phần để hỏi han thằng Vĩnh, một phần để hỏi han cái bằng cao học của tôi, còn phần lớn là nhắc đến hắn, kể chuyện hắn, và cuối thư là câu hỏi bao giờ tôi và hắn lấy nhau, bao giờ tôi và hắn về Việt Nam ra mắt họ hàng. Mười năm nay, bố mẹ tôi cùng nằm mơ về đám cưới của tôi với hắn. Thiếp mời song ngữ, tên bố mẹ tôi, tên bố mẹ hắn, tên tôi, tên hắn, chùa Một Cột, tháp Eiffel. Cô dâu áo dài trắng, quần trắng, voan trắng, chú rể âu phục đen, nơ đen. Nhà trai đến nhà gái bằng ô tô trắng, con gấu ngồi ở mũi xe cũng trắng muốt. Các cô ôm tráp đi trước, trẻ con từng đoàn theo sau. Bố mẹ chú rể xì xụp trước bàn thờ tổ tiên, cô dâu chú rể xì xụp trước bàn thờ tổ tiên, bố mẹ tôi rì rầm bên cạnh. Bất đồng ngôn ngữ không sao. Tôi là con rể cụ hay tôi là con dê cụ, cũng không sao. Không nên câu nệ quá. Bố mẹ hắn hỏi gà, bố mẹ tôi trả lời vịt cũng không quan trọng bằng cả phố cả họ thấy tôi khoác tay hắn, máy ảnh chớp xung quanh. Bây giờ Hà Nội có nhiều nhà hàng lắm. Nếu hai con muốn, có thể thuê cả thuyền chạy trên hồ Tây hay nhà Thủy Tạ hay khách sạn Daewoo vừa tiệc đứng vừa tiệc ngồi, cửa hàng Hoa Sữa Việt kiều Pháp thức suốt đêm làm gấp bánh cưới ba tầng rưỡi, sáng sớm hôm sau xích lô chở tới mới đính thêm hai con búp bê. Hai con búp bê cô dâu áo dài trắng voan trắng, chú rể âu phục đen nơ đen. Không biết từ khi nào bố mẹ tôi bắt đầu gọi tôi và hắn là hai con, bố mẹ hắn là ông bà bên ấy. Ông bà bên ấy có khoẻ không. Cho bố mẹ hỏi thăm ông bà bên ấy. Bố có nửa cân cà phê Trung Nguyên gửi biếu ông bên ấy. Mẹ có nửa cân mứt sen Hàng Điếu gửi biếu bà bên ấy. Không biết từ khi nào bố mẹ tôi bắt đầu toan tính cuộc sống chung của tôi và hắn. Tôi ngờ ngay từ khi gặp hắn lần đầu tiên, bố mẹ tôi đã bắt đầu xây dựng tương lai của tôi và hắn, tương lai của tôi và hắn từ giờ phút ấy trở thành tương lai của cả bốn chúng tôi. Hai con đều đã có gia đình trước thế cũng không sao, thế lại càng mừng, càng thông cảm cho nhau, không nên câu nệ quá. Hai con nên tính đến chuyện chính thức hóa, nên về ở với nhau, gia đình nên có vợ có chồng, con cái nên có bố có mẹ. Giấc mơ của bố mẹ tôi, sự toan tính của bố mẹ tôi, luôn làm tôi đau quặn cả bụng. Tôi đau quặn cả bụng khi tưởng tượng mẹ tôi pha nước chanh cho hắn, bố tôi vác xe đạp từ dưới nhà lên gác cho hắn, ở những nơi quan trọng, họp hành, liên hoan, đám cưới, giỗ, tết, người ta nhanh nhẩu khoe hộ bố mẹ tôi con gái duy nhất sắp lấy chồng bên Pháp. Tôi đau quặn cả bụng, tôi không dám tưởng tượng tiếp. Lần đầu nhận được thư của bố mẹ tôi do hắn mang về, tôi đứng lên tìm cái kéo, tôi cắt phắt giấc mơ và toan tính của bố mẹ tôi rồi cho vào rổ rác. Hắn không dám nhìn tôi. Hắn bối rối ra về. Nhưng lần sau hắn hiểu. Đưa thư của bố mẹ tôi hắn đưa luôn cho tôi cái kéo. Tôi và hắn nhìn nhau cười cười. Tôi thấy hắn cũng không đến nỗi. Tôi không cắt thư nữa. Tôi xếp nó vào ngăn kéo. Mười một lần hắn ra Bắc vào Nam bằng xe máy Liên Xô, mười một cái thư giục cưới xếp trong ngăn kéo, giấc mơ và toan tính của bố mẹ tôi. Tôi hình dung không phải hắn mà một anh họ Âu hoặc một anh họ Nguyễn nào đó, làm nghề phục vụ quán ăn ở quận Mười Ba, trong một chuyến về Hà Nội thăm Tháp Rùa, đã cầm thư của tôi đến nhà bố mẹ tôi. Anh họ Âu, anh họ Nguyễn có thể trẻ hơn hắn, nhiều tóc hơn hắn, bụng nhỏ hơn hắn, biết cầm đũa, biết ăn nước mắm, nhưng không bao giờ anh họ Âu, anh họ Nguyễn được bố tôi vác xe đạp từ dưới nhà lên gác, được mẹ tôi pha nước chanh cho uống, được bố mẹ tôi gọi chung với tôi là hai con, được bố mẹ tôi hỏi thăm ông bà bên ấy vẫn khỏe chứ. Sẽ không bao giờ có đám cưới cô dâu áo dài trắng voan trắng, chú rể âu phục đen nơ đen mặc dù anh họ Nguyễn, anh họ Âu có thể bận âu phục đen, thắt nơ đen không cần cắt gấu quần hay lên gấu áo. Sẽ không bao giờ có cảnh bố mẹ anh họ Âu, bố mẹ anh họ Nguyễn xì xụp trước bàn thờ tổ tiên, cô dâu chú rể xì xụp trước bàn thờ tổ tiên, bố mẹ tôi rì rầm bên cạnh, mặc dù bố mẹ anh họ Âu, bố mẹ anh họ Nguyễn có thể xì xụp trướ bàn thờ tổ tiên cả ngày liền mà không mỏi đầu gối, nếu bố mẹ tôi muốn. Nhưng bố mẹ tôi không muốn. Vấn đề không phải là muốn hay không. Bố mẹ tôi không bao giờ cho phép ngay cả một con muỗi làm hỏng tương lai. Bố mẹ tôi không bao giờ chấp nhận một anh làm nghề phục vụ quán ăn ở một nước tư bản. Cũng như bố mẹ tôi đã từng cạch mặt một thằng có vấn đề ở một nước xã hội chủ nghĩa. Vấn đề không phải là chính trị. Bố mẹ tôi ngày hôm qua vừa gọi nước Nga là thiên đường hôm nay lại sẵn sàng đến Paris rồi chết. Thậm chí nếu ngày mai Putchin đưa ra một quả bom nguyên tử đòi được làm ông chủ của điện Elysée và Chirac, chán ngấy dân Pháp cứng đầu cứng cổ, cũng hồ hởi bước lên ngai vàng ở cung Kremlin, thì bố mẹ tôi vẫn vỗ tay ủng hộ cả Putchin lẫn Chirac. Vấn đề không phải là chính trị. Bố mẹ tôi cóc cần chính trị, cóc cần biết tư bản là gì xã hội chủ nghĩa là gì, cóc cần biết Chirac Putchin là một ông hay hai ông. Bố mẹ tôi chỉ cần hai chữ tương lai. Tương lai những năm tám mươi của bố mẹ tôi trọn vẹn một màu đỏ của nước Nga Xô Viết. Con gái học ở Nga, con rể cũng học ở Nga, về nước cả hai làm việc ở các bộ hoặc các trường đại học. Được vài ba năm, cả hai lại cùng thi nghiên cứu sinh, bố tôi sẵn sàng xếp hàng cả ngày mua bộ óc lợn thứ hai, mẹ tôi cũng không ngại gì cho thêm đỗ, bóc thêm kẹo mậu dịch để nấu bát chè nữa cho con rể. Tại Nga, trong khi chờ đợi bảo vệ luận án phó tiến sĩ, hai vợ chồng trẻ tranh thủ vào đảng, phó tiến sĩ kèm theo từ đảng viên mà cho lên các vi dít thì thật là lý tưởng, rồi cũng nên tranh thủ sắm cái tủ lạnh cái vô tuyến để cho vào thùng hàng biển, đừng quên chèn vào xung quanh mấy chục cái nồi hầm và vài trăm vòng bi ô tô để vô tuyến với tủ lạnh đỡ bị công kênh ba tháng liền trên mặt nước. Nếu còn thời gian thì tại sao không cho ra đời một thằng cu cho nó biết mùi bơ mùi sữa, cho nó bập bẹ tiếng Nga, mười tám năm nữa có quay lại cũng không bị ngơ ngơ ngáo ngáo. Về nước, hai vợ chồng trẻ nên bán đống nồi hầm và vòng bi ô tô cho đỡ cồng kềnh mà mua lấy căn hộ lắp ghép trong khu Kim Liên do kiến trúc sư Liên Xô thiết kế để tủ lạnh và vô tuyến Liên Xô có chỗ mà bày. Được vài ba năm, hai vợ chồng lại cùng thi nghiên cứu sinh cao cấp, nếu cần bố tôi vẫn còn sức để xếp hàng mua óc lợn, mẹ tôi vẫn còn sức để nấu chè đỗ đen. Tại Nga, trong khi chờ đợi bảo vệ luận án tiến sĩ, hai vợ chồng nên mở rộng quan hệ với các anh em sứ quán và thương vụ cho đỡ cảnh đất khách quê người. Nếu các anh em sứ quán có yêu cầu giúp họ chức bí thư chi bộ nơi mình đang nghiên cứu thì cũng nên giúp họ một tay. Nếu các anh em thương vụ có đề nghị xếp vài chục cái tủ lạnh vài chục cái vô tuyến vào công tơ nơ máy dệt áo len thì cũng đừng ngại vì đằng nào nhà máy dệt Nam Định cũng đã trả hết phí vận chuyển từ cảng Odessa đến cảng Hải Phòng. Về nước lần thứ ba, hai vợ chồng lúc đấy vừa trạc bốn mươi, các vi dít tiến sĩ đảng viên vừa in tiếng Việt vừa in tiếng Nga đỏ chói. Vợ trưởng bộ môn, chồng trưởng phòng nghiên cứu, hoặc ngược lại, điểm này cũng không nên câu nệ lắm. Một năm vài lần vào dự tiệc sứ quán Liên Xô, bắt tay vỗ vai chuyên gia Liên Xô, quay lại Liên Xô tham gia hội nghị khoa học, gặp lại các anh em thương vụ và sứ quán ta ở Moskova, nhân tiện mang giúp cho họ một ít áo phông cành mai, bút chì kẻ mắt và kính đổi màu, chẳng nhẽ mấy cái thùng các tông lại dùng để đựng có hai tờ giấy đánh máy đề tài nghiên cứu khoa học. Tiền rúp không nên mang về Việt Nam đề phòng Liên Xô đổi tiền lúc nào không biết. Tiền rúp nhờ các anh em thực tập sinh có nhiều thời gian rảnh rỗi xếp hàng mua hộ mấy nghìn vỉ kháng sinh giúp người bệnh trong nước vì mười triệu người bệnh trong nước bệnh gì cũng chữa bằng kháng sinh Liên Xô. Đi lại gặp gỡ như thế sáu cách tiếng Nga cũng đỡ bị quên. Hai vợ chồng nói với nhau, thỉnh thoảng đệm vài từ khờ-ra-sô, con cái vẫn hiểu vì bảy tuổi đã được gửi hết vào các lớp chuyên Nga của Hà Nội, bạn bè đến chơi cũng toàn dân khờ-ra-sô bằng đỏ Liên Xô đang nhăm nhe chức viện phó viện này, hiệu trưởng trường kia, roạt một cái trong túi rơi ra một xấp các vi dít đỏ chói tiến sĩ đảng viên. Đỏ chói như màu đỏ bố mẹ tôi vẫn tô hai chữ tương lai. Hai chữ ấy đổ kềnh đổ càng ngày Liên Xô tan rã, sinh viên thực tập sinh Việt Nam ở Nga không còn cả bắp cải mà nấu với thịt cừu. Bố mẹ tôi cho phe chủ nghĩa xã hội một giọt nước mắt còn cho hai chữ tương lai hai cái khăn mùi xoa ướt. Cả tuần liền mẹ tôi ốm, bố tôi bỏ cơm, nhà như có đám. Đến ngày thứ tám, bố mẹ tôi gượng dậy. Bố mẹ tôi không khoanh tay bao giờ. Bố mẹ tôi vắt kiệt hai cái khăn mùi xoa, quyết tâm tìm địa bàn mới cho hai chữ tương lai. Trong cái rủi có cái may, bố mẹ tôi nghiệm có mấy tháng mà đã đúng. Từ khi bỏ bớt lớp son đỏ chói do Liên Xô viện trợ, khoác lên vai chiếc áo Đổi Mới, đất nước tôi bỗng nhiên trở nên hấp dẫn lạ thường. Các nước Tây Âu mon men lại gần. Các nước Tây Âu hít mùi ếch dô tích. Pháp ngay lập tức tỏ ra ga lăng, lại thuận tiện nhờ mối dây quá khứ rằng co bao lần cũng chưa đến nỗi đứt hoàn toàn, mùi Đông Dương bao năm vẫn cứ Đông Dương. Trong làn sóng người Việt hướng về Ba Lê những năm đầu chín mươi của thế kỉ vừa qua, đi đầu là dân phờ răng cô phôn chính hiệu gồm hai trăm cụ ông và cụ bà một phần tư đầu tiên của cuộc đời được biết thế nào là phó mát, rượu vang, to et moi. Đi sau là hai trăm giáo viên và sinh viên các khoa tiếng Pháp cũng đang tập hưởng phó mát, rượu vang, toi et moi trên sách dạy Pháp ngữ. Đi hàng dưới cùng là những cá nhân không biết cả phó mát, rượu vang lẫn toi et moi nhưng chỉ vài năm sau lại là những thành phần đáng gờm nhất nhờ khả năng linh hoạt được tích trữ và rèn luyện trong những tháng ngày gian khó không gì sánh nổi của lịch sử đương đại Việt Nam. Bố mẹ tôi thấp thoáng trong cái hàng cuối cùng đó...
Tôi bắt đầu như thế. Tôi đã gửi đăng báo. Người ta đã đọc nó như một truyện ngắn. Tôi cũng đã coi nó như một truyện ngắn. Tôi muốn chấm dứt ở đấy. Tôi biết tôi phải chấm dứt ở đấy thì mới bắt đầu được những cái khác. Như người ta khép lại một đoạn trong cuộc đời, mười năm, hai mươi năm. Hoặc mười tháng, hai mươi tháng. Cũng là một đoạn trong cuộc đời. Đủ để khép lại. Hoặc phải khép lại. Nhưng tôi cũng biết một lúc nào đấy tôi sẽ bỏ nó ra viết tiếp. Nó có thể là chương đầu tiên cũng có thể là chương cuối cùng. Nó không thể là một truyện ngắn. Nó không thể kết thúc ở đấy. Tôi cũng biết kết thúc khó khăn như thế nào. Khó khăn như người ta khép lại một phần của cuộc đời. Một phần của cuộc đời không thể là một truyện ngắn. Mười năm mười hai năm không thể là một truyện ngắn. Mười tháng mười hai tháng cũng không thể là một truyện ngắn. Tôi biết có lúc tôi sẽ bỏ nó ra viết tiếp. Viết tiếp để mà kết thúc. Viết tiếp để mà khép lại. Tôi không viết về Thụy. Tôi không viết cho Thụy. Mười hai năm rồi tôi muốn gặp Thụy để hỏi. Nhưng tôi không viết cho Thụy. Tôi không dám viết cho Thụy. Tôi sợ tôi không có gì để viết cho Thụy. Tôi đọc lại Người tình Hoa Bắc. Duras không có gì để viết cho anh ta. Duras không gọi tên anh ta. Duras không nhớ họ anh ta. Quê anh ta Duras viết là Mãn Châu. Mãn Châu rộng ngang nước Pháp. Cuốn sách Duras đề tặng Thanh. I’m yellow không đề tặng ai. Tôi biết tên Thụy. Tôi biết họ Thụy. Tôi đã đến Yên Khê, nơi Thụy sinh trước tôi ba tháng hai ngày. Trên xe ô tô Thụy ngả đầu lên vai tôi. Thụy kể chuyện. Thụy ngủ. Ở trường không ai chơi với Thụy. Ở trường, Thụy không bao giờ dám nghỉ học. Ốm cũng cố mà đến lớp. Nghỉ học là mất bài. Không đứa bạn nào muốn cho Thụy mượn vở. Không ai muốn dính dáng đến Thụy. Thụy cũng không muốn đến nhà chúng nó. Thụy không muốn gặp mặt bố mẹ chúng nó. Bố mẹ chúng nó nhìn thấy Thụy là hỏi thế nào bao giờ về nước, giường tủ bàn ghế đã bán hết chưa. Trước hôm đi cắm trại, ban giám hiệu họp bí thư đoàn trường và thầy giáo phụ trách tư tưởng. Ngày nào bộ đội đại bác Trung Quốc cũng dọa bắn năm quả đại bác sang biên giới Việt Nam. Học trò Âu Phương Thụy gia đình xin ở lại Hà Nội sinh sống. Đảng chưa quyết định gì. Gia đình cũng chưa có biểu hiện gì. Nhưng nhiệm vụ của chúng ta là theo dõi sát. Bỏ phiếu năm mươi phần trăm muốn Thụy ở nhà. Năm mươi phần trăm cho Thụy được đi. Đến cuối buổi thầy giáo phụ trách tư tưởng quyết định chúng ta phải cao tay hơn Bắc Kinh. Chúng ta cứ để học trò Âu Phương Thụy đi Yên Khê. Nhiệm vụ của chúng ta là theo dõi sát. Bắc Kinh muốn bắn đại bác đến Yên Khê thì Bắc Kinh phải qua mặt chúng ta. Nhiệm vụ của chúng ta là theo dõi sát. Hôm sau tất cả các sao đỏ sẵn sàng theo dõi Thụy. Hôm sau nữa tất cả các cán bộ lớp sẵn sàng theo dõi Thụy. Cuối tuần học sinh toàn trường sẵn sàng theo dõi Thụy. Ông bảo vệ tuyên bố hàng ngày làm báo cáo ba trang về Thụy. Trên xe ô tô Thụy bảo Thụy sinh ở Yên Khê. Thụy ngả đầu lên vai tôi ngủ. Tóc Thụy cắt cao. Mắt Thụy xếch. Mười sáu tuổi Thụy cao bằng thằng Vĩnh bây giờ. Duras viết người tình Hoa Bắc thơm mùi lụa, thơm mùi ngọc bích, thơm mùi thuốc lá ăng-lê. Duras không bao giờ quên được mùi lụa, mùi ngọc bích, mùi thuốc lá ăng-lê. Tôi nhớ tóc Thụy cắt cao, mắt Thụy xếch. Năm năm sau tôi đi Nga về vẫn thấy tóc Thụy cắt cao, mắt Thụy xếch. Cả Thụy lẫn tôi không có mùi gì đủ thơm để nhớ đến tận bây giờ. Ngày cưới chúng tôi chỉ có bạn bè tôi cùng học ở Leningrad. Mẹ tôi mệt. Mẹ tôi mệt từ nửa năm trước. Mẹ tôi mệt ngay từ lúc tôi thông báo nhất định cưới Thụy. Bố tôi bỏ cơm. Bố tôi bỏ cơm một tuần liền. Bố tôi đã gầy giờ càng gầy thêm. Cả nhà như có đám. Tôi không dám nhìn mặt mẹ tôi. Tôi không dám nhìn mặt bố tôi. Chúng tôi không ai dám nhìn mặt ai. Lỡ đối diện nhau, mắt chúng tôi tự động quay xuống đất. Thụy bảo bố mẹ Thụy muốn sang gặp bố mẹ tôi. Không trạm ngõ, không ăn hỏi thì hai nhà cũng phải gặp nhau một lần trước ngày cưới. Mẹ tôi bảo mẹ tôi không muốn bàn việc cưới xin của tôi. Mẹ tôi mệt. Bố tôi im lặng. Đến bữa bố tôi chống đũa nhìn bát cơm. Bát cơm đầu bữa thế nào cuối bữa nguyên si như vậy. Ngày cưới, trong nhà vẫn như có đám. Tôi không dám nhắc gì bố mẹ tôi. Chúng tôi không dám nhìn mặt nhau. Cả bố tôi lẫn mẹ tôi đều không đả động đến Thụy. Hai mươi ba năm chúng tôi quen nhau. Bố mẹ tôi làm như Thụy không hiện diện. Ngay cái tên của Thụy cũng bị bố mẹ tôi tránh xa. Cả nước Trung Hoa bị bố mẹ tôi cạch mặt. Từ chén tà phớ đến Khổng Tử, Lão Tử. Từ bát mì vằn thắn đến Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình. Từ cốc lục tào xá đến Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới. Tôi chưa thấy ai bài Hoa như bố mẹ tôi. Từ A đến Z. Một cách hoàn hảo. Không nhượng bộ. Không nhìn trước nhìn sau. Không xét trường hợp đặc biệt. Từ A đến Z. Năm ngoái bố tôi gửi cho tôi gia phả họ hàng bên nội. Đầu năm nay, mẹ tôi gửi cho tôi gia phả họ hàng bên ngoại. Hai chuyên gia viện Sử không ai tìm nổi ông tổ nào người Hoa cho cả bố tôi lẫn mẹ tôi. Nhưng các chuyên gia chỉ ngược được mười đời. Ai dám khẳng định các cụ tổ mười một đời của bố mẹ tôi là dân Dao Chỉ. Tôi tưởng tượng một ngày nào đấy một thằng em họ hay cháu họ của tôi sẽ cất công làm lại gia phả, sau nhiều lần tham khảo cả thư viện Quốc Gia lẫn tổng cục Lưu Trữ, lẫn trường Viễn Đông Bác Cổ, lẫn Học Viện Phương Đông ở Paris, sẽ tìm đư ? ông tổ mới năm đời trước đây của họ nội, một ông Âu chán nghề bốc thuốc, đã khăn gói quả mướp chèo thuyền về phía Nam, đã dừng chân ở đất Yiên Nản không phải vì đất lành chim đậu mà vì sông Hồng đến đấy là dừng, muốn đi tiếp cũng không thể biến thuyền thành cỗ xe, biến hai mái chèo thành hai con ngựa. Thế là đành ở lại. Thế là năm đời sau có bố tôi. Tôi tưởng tượng một ngày nào đấy một chuyên gia của viện Hán-Nôm, trong một hội thảo, sẽ lên án chuyên gia viện Sử lập gia phả họ ngoại tôi đã không dựa vào những bằng chứng khoa học mà chỉ nghe ngóng một vài giai thoại, thậm chí một vài câu chuyện vu vơ, nhảm nhí. Chuyên gia viện Hán-Nôm này, một người tất nhiên rất giỏi cả Hán lẫn Nôm, sẽ vạch ra một hướng nghiên cứu mới chủ yếu lấy bia mộ làm cơ sở, cuối cùng sẽ chứng minh hùng hồn rằng cụ tổ năm đời của họ ngoại tôi nguyên là lính hậu cần của một viên quan Trung Hoa bị tố giác ăn hối lộ đã đóng thuyền chạy trốn. Nhiều ngày lênh đênh, cả bão biển lẫn hải tặc, chiếc thuyền đã dạt vào Yiên Nản thay vì sang tận Nam Dương để từ đó bơi tiếp sang châu úc rồi châu Âu. Chú lính hậu cần sau mười năm phụng sự được ông chủ, giờ đây không ai biết đã từng phục vụ triều đình Trung Hoa, cưới cho một cô gái hái dâu bản sứ. Hai vợ chồng làm thêm nghề chăn tằm và đẻ được năm con trai, tất cả đều mang họ Âu, tóc cắt cao, mắt xếch. Năm người này lại lấy năm cô gái hái dâu bản xứ, tiếp tục làm thêm nghề chăn tằm và đẻ được mỗi người năm con trai nữa. Hai mươi lăm người con trai này lại lấy hai mươi lăm cô gái hái dâu bản xứ, tiếp tục làm thêm nghề chăn tằm và đẻ được mỗi người năm con trai nữa. Một người trong số này năm mười tám tuổi đã đổi sang họ Việt, bia mộ không ghi lý do, nhưng vẫn lấy một cô gái hái dâu bản xứ, hai vợ chồng tiếp tục làm thêm nghề chăn tằm và sinh được năm con trai, người con trai út chính là ông ngoại tôi, tuy không còn mang họ Âu, nhưng tóc cũng cắt cao và mắt cũng xếch, giống hệt sáu trăm hai mươi bốn hậu duệ kia của chú lính hậu cần. Tôi tưởng tượng bố mẹ tôi khi được báo tin có dòng máu Trung Hoa chảy trong huyết quản. Bố tôi chắc chắn sẽ bỏ cơm. Mẹ tôi chắc chắn sẽ kêu mệt. Nhà tôi sẽ như có đám. Bố tôi đòi kiện thằng em hay thằng cháu họ kia. Mẹ tôi đòi lên gặp cấp trên của viên chuyên gia viện Hán-Nôm nọ. Bố mẹ tôi sẽ từ chối gặp họ hàng, những người này đang sẵn sàng thiết lập quan hệ với mẹ Thụy đương chức đại diện công ty cổ phần hữu hạn Tai Feng ở Hà Nội, họ cũng sẵn sàng thiết lập quan hệ với Thụy để từ đó tiếp tục thiết lập quan hệ với các thương gia họ Âu khác trên toàn thế giới. Bố mẹ tôi sẽ tuyên chiến với toàn bộ thị trường Hà Nội vì thị t ường Hà Nội bắt người tiêu thụ Hà Nội mỗi ngày tiêu thụ năm mươi nghìn quả táo Trung Hoa, năm nghìn con cá quả Trung Hoa, năm trăm cân nho Trung Hoa, năm chục sọt trứng Trung Hoa, năm xe tải giấy toa lét, tã trẻ em, băng vệ sinh phụ nữ, bao cao su đàn ông, tất cả đều Trung Hoa. Bố mẹ tôi bài Hoa một cách hoàn hảo. Từ A đến Z. Bố mẹ tôi làm gì cũng hoàn hảo. Cũng từ A đến Z. Hoàn hảo nhất trong việc chia đều tình yêu của tôi cho tất cả các bộ môn, chia đều tình yêu của mẹ tôi thành những cốc chè đỗ đen, tình yêu của bố tôi thành những bộ óc lợn hấp. Mười năm học, tôi hiểu những cốc chè đỗ đen mẹ tôi tự tay nấu không phải để thưởng cho một điểm mười toán mà để tôi tiếp tục ngày hôm sau mang về một điểm mười vật lý, một điểm mười thể dục hay một điểm mười của bất kì môn học nào khác. Cốc chè đỗ đen của mẹ tôi vì thế không cần thêm đá, hoa bưởi, dừa nạo. Nó chỉ có nhiệm vụ mang lại cho tôi càng nhiều ca lo càng tốt. Đến bây giờ tôi cũng không quên được những cốc chè nấu bằng kẹo mậu dịch vừa lợ vừa ngái, đỗ hầm nát như tương, và luôn phải ăn nóng, ăn nóng ngay cả vào những ngày nóng nhất của Hà Nội. Mười năm học, tôi hiểu những bộ óc lợn bố tôi xếp hàng từ sáng đến chiều mới mua được không phải để thưởng cho một điểm mười văn mà để tôi tiếp tục ngày hôm sau mang về một điểm mười lịch sử, một điểm mười tập quân sự. Bộ óc lợn vì thế không cần thìa là, hạt tiêu, mì chính, cũng không cần thay đổi cách nấu, cách bày. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ những bộ óc lợn để trong bát nhôm cho vào nồi cơm hấp, bao nhiêu muối vẫn thấy tanh, vẫn phải húp một hơi hết sạch. Tôi không thích óc lợn hấp nồi cơm, tôi cũng không bị bệnh gì cần chữa bằng óc lợn hấp nồi cơm, nhưng hai ngày một lần tôi nhắm mắt bịt mũi húp một hơi hết sạch, vì nó rất bổ, đặc biệt bổ cho óc, nhất là óc trẻ con. Chè đỗ đen, óc lợn hấp nồi cơm, tôi có nhiệm vụ chuyển chúng thành những điểm mười, thành những lời khen trong học bạ: xuất sắc, chăm chỉ, chuyên cần, nghiêm túc, rất có tương lai. Rất có tương lai là lời nhận xét bố mẹ tôi tâm đắc nhất. Rất có tương lai có tác dụng giúp bố mẹ tôi ngày hôm sau tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ nấu chè đỗ đen và xếp hàng cả ngày mua óc lợn. Cứ như thế một vòng tròn ân cần khép kín. Cứ như thế ba chúng tôi dính chặt lấy nhau bởi chữ nhiệm vụ. Bố mẹ tôi chỉ đợi họp phụ huynh để đến dự, mỗi người một sổ ghi chép, mỗi người một danh sách câu hỏi, bố tôi gặp các giáo viên tự nhiên, mẹ tôi gặp các giáo viên xã hội. Các giáo viên thể dục, nữ công, nhạc, họa, ném lựu đạn không rõ thuộc phạm trù tự nhiên hay xã hội thì được cả hai cùng đến hỏi thăm. Giáo viên chủ nhiệm lần nào cũng iành cho bố mẹ tôi một tiếng. Nửa tiếng đầu nghe bố tôi trao đổi về các nam sinh, nghe mẹ tôi trao đổi về các nữ sinh. Nửa tiếng sau nghe cả bố tôi lẫn mẹ tôi đề nghị xếp riêng cho tôi bàn chính giữa, hàng trên cùng. Bố tôi giải thích để tôi được các thầy cô theo dõi từ bốn phía. Mẹ tôi giải thích để tôi không bị nam sinh hay nữ sinh nào động vào tay, dẫm vào chân, nói thầm vào tai, chọc thước kẻ vào gáy hay cóp pi bài kiểm tra. Mười năm học, tôi ngồi một mình một bàn. Mười năm học, tôi chỉ biết con đường từ nhà đến trường. Hết giờ học về nhà lại để ngồi vào bàn học tiếp. Giờ ra chơi cũng đứng một góc ôn bài cho các tiết sau. Hết bài cho tiết sau thì ôn sang bài cho ngày hôm sau. Ngày hôm sau nữa. Tôi không bao giờ được biết nhảy dây là gì, chơi ô ăn quan là gì, chơi tam cúc, chơi cá ngựa, chơi đô-mi-nô là gì. Tôi được bố mẹ tôi giáo dục đó là những thứ vô bỏ. Ô mai, táo dầm, kẹo bột, cũng vô bổ. Phim hoạt hình, truyện tranh, vườn bách thú, cũng vô bổ. Sinh nhật bạn, tết trung thu, liên hoan cuối năm học, cũng vô bổ. Tất cả những gì không mang lại điểm mười, không mang lại những lời khen trong học bạ đều bị bố mẹ tôi gắn cho tính từ bổ ngữ duy nhất là vô bổ. Mười năm học, tôi không được phép quan hệ với các học sinh học lực trung bình, hạnh kiểm trung bình, các học sinh lưu ban, các học sinh cá biệt. Chúng nó cũng vô bổ. Thụy không lưu ban, không bị xếp vào loại cá biệt nhưng Thụy là học sinh có vấn đề. Có vấn đề còn đáng sợ hơn lưu ban và cá biệt. Có vấn đề không chỉ vô bổ mà còn có hại. Có vấn đề khép chặt mọi ngõ ngách của tương lai. Có vấn đề tất nhiên không bao giờ được bố mẹ tôi chấp nhận. Bố mẹ tôi không cho phép ngay cả một con muỗi làm hỏng tương lai. Tương lai của tôi là của bố mẹ tôi. Điểm mười của tôi là của bố mẹ tôi. Lời khen trong học bạ của tôi là của bố mẹ tôi. Giấy gọi đi học nước ngoài của tôi là của bố mẹ tôi. Bố mẹ tôi không cần đi nhận phần thưởng, bố mẹ tôi chỉ cần ngồi nhà chia nhau cảnh tôi nhận phần thưởng, thầy hiệu trưởng trịnh trọng tuyên dương tôi trước toàn trường, toàn trường đứng lên vỗ tay chúc mừng tôi, cô hiệu phó trao cho tôi một bó hoa, một hộp phấn viết bảng và hai quyển vở Con Hươu, rồi bằng khen của sở, bằng khen của bộ, toàn trường lại đứng lên vỗ tay chúc mừng lần nữa. Bố mẹ tôi không cần đi học ở Nga. Bố mẹ tôi chỉ cần ngồi nhà nhấm nháp cảnh tôi học ở Nga, giảng đường mênh mông, giáo sư com lê ca vát, cặp da đen, ô tô đen, thư viện bạt ngàn sách, phòng thí nghiệm như những nhà máy thu nhỏ, sân bóng chuyền to bằng sân vận động Hàng Đẫy, rồi bằng khen của trường, bằng khen của sứ quán. Mẹ tôi ra chợ ai cũng hỏi thăm con bé ở Liên Xô thế nào. Bố tôi đến cơ quan vài ngày lại có đồng nghiệp xà tới bắt tay tình hình Liên Xô ra sao. Đi họp, đi công tác, liên hoan, đám cưới, giỗ, tết, bố mẹ tôi chưa kịp mở miệng đã có người kể giúp con gái duy nhất đang học ở Liên Xô. Cũng như sau này, người ta nhanh nhảu khoe hộ bố mẹ tôi con gái duy nhất đang làm cao học ở Pháp. Tôi tưởng tượng bố mẹ tôi nuôi chó cảnh bán cho chợ chó Lạng Sơn được hai nghìn đô la, mua hai vé Vietnam Airlines sang Paris phát hiện căn hộ Belleville của tôi và thằng Vĩnh chỉ rộng hơn căn hộ mười tám mét vuông khu tập thể đê La Thành cái hành lang, luận án cao học tôi bỏ dở từ lâu, giờ có gọi điện lại cho thầy cũng ngượng, ngày ngày tôi mất ba tiếng trong phương tiện công cộng để đến dạy một đám học trò thù ghét hai chữ tương lai, thù ghét bộ Giáo Dục và nhất là giờ tiếng Anh của tôi. Tôi không biết bố mẹ tôi có biết những điều đó không nhưng tôi biết bố mẹ tôi có biệt tài làm như không biết. Bố mẹ tôi làm như không biết các bìa vở của tôi năm lớp mười đều ghi tên tôi, tên Thụy. Bố mẹ tôi làm như không biết năm năm học ở Nga của tôi chỉ mang bóng dáng Thụy, chỉ hướng về Thụy. Bố mẹ tôi làm như không biết tối thứ bảy nào tôi và Thụy cũng hẹn nhau ở đầu phố. Tôi đi chơi với bạn bè, mười giờ đêm, bố mẹ tôi vẫn chong đèn đợi. Bố tôi vác xe đạp từ dưới nhà lên gác. Mẹ tôi pha nước chanh. Sau này mẹ tôi thay chè đỗ đen bằng nước chanh, có lẽ vì tôi đã đi làm cơ quan nhà nước không cần nhiều ca lo như ngày đi học, điểm mười và những lời khen trong học bạ cũng đã thành kỉ niệm. Tôi đi chơi với bạn bè, mười giờ đêm, bố mẹ tôi vẫn mở cửa chờ. Bố mẹ tôi hỏi han đủ chuyện. Bố tôi hỏi đứa ấy thằng ấy học ngành gì, cái bằng cũng màu đỏ chứ, có sắp quay lại làm chuyển tiếp sinh không. Mẹ tôi hỏi đứa ấy thằng ấy con cái nhà ai, bây giờ làm ở bộ gì, trường đại học nào. Tôi đi chơi với Thụy, chín giờ hay mười giờ hay mười một giờ đêm, giờ nào mở cửa, đẩy xe đạp vào nhà cũng thấy bố mẹ tôi đã tắt đèn lên giường từ trước. Bố tôi một giường. Mẹ tôi một giường. Hai cái màn. Hai cái lưng. Cứ như thế cho đến sáng. Không bao giờ bố mẹ tôi nhả một lời về Thụy. Không bao giờ bố mẹ tôi thèm quan tâm đến một thằng có vấn đề. Không bao giờ bố mẹ tôi cho phép ngay cả một con muỗi làm hỏng tương lai. Hai chữ tương lai từ ngày tôi ra đời không cần danh từ bổ ngữ, không cần đại từ sở hữu, nó là của cả ba chúng tôi. Một tuần trước ngày cưới, tôi đi một vòng Hà Nội cũng mua được hai túi mứt sen, hai túi chè Thái Nguyên, hai chục lá trầu với một chùm cau. Tôi bảo bố mẹ tôi là của Thụy đem đến. Bố mẹ tôi im lặng. Bố mẹ tôi không đem chia cho ai. Tôi không lạ cách phản ứng của bố mኹ tôi. Tôi đặt tất cả lên bàn thờ. Ngày cưới tôi chè mốc, mứt sen chảy nước, hai chục lá trầu thâm còn chùm cau khô cong. Tôi lần lượt gói ghém vào túi ny lông. Trước khi ra khỏi nhà, tôi cho tất cả vào rổ rác. Ngày cưới tôi bố mẹ tôi không tới. Bố mẹ Thụy cũng không tới. Năm giờ chiều tôi ra đầu phố, chỗ tôi và Thụy thường đợi nhau tối thứ bảy hàng tuần. Thụy đã đứng sẵn ở đấy. Chúng tôi cùng nhau đạp xe đến phòng cưới. Thụy mặc áo trắng quần đen. Tôi mặc áo dài trắng quần trắng. Cả cơ quan không ai biết là tôi cưới. Cả họ hàng bên nội bên ngoại không ai biết là tôi cưới. Ngay hàng xóm cũng không biết là tôi cưới. Tôi không lạ gì cách phản ứng của bố mẹ tôi. Sau này tôi cũng không lạ gì cách phản ứng của bố mẹ tôi khi gặp hắn. Bố mẹ tôi đem cho hắn tất cả tình cảm đáng lẽ dành cho Thụy. Bố mẹ tôi chấp nhận hắn ngay từ lần đầu hắn mang thư của tôi đến nhà. Mẹ tôi pha nước chanh. Bố tôi vác xe từ dưới nhà lên gác. Tôi không biết bằng cách nào, trong ngôn ngữ gì, mà bố mẹ tôi thông thạo lý lịch hắn như lòng bàn tay. Nghề nghiệp của hắn, nhà cửa của hắn, hai thằng Paul và Arthur, bố mẹ hắn ở Rennes. Bố mẹ tôi không bao giờ nhắc tên Thụy. Nhưng tên họ của hắn, vừa dài vừa khó nhớ, bố mẹ tôi viết như viết tên họ của bản thân mình. Thư bố mẹ tôi gửi cho tôi một phần để hỏi han thằng Vĩnh, một phần để hỏi han cái bằng cao học của tôi, còn phần lớn là nhắc đến hắn, kể chuyện hắn, và cuối thư là câu hỏi bao giờ tôi và hắn lấy nhau, bao giờ tôi và hắn về Việt Nam ra mắt họ hàng. Mười năm nay, bố mẹ tôi cùng nằm mơ về đám cưới của tôi với hắn. Thiếp mời song ngữ, tên bố mẹ tôi, tên bố mẹ hắn, tên tôi, tên hắn, chùa Một Cột, tháp Eiffel. Cô dâu áo dài trắng, quần trắng, voan trắng, chú rể âu phục đen, nơ đen. Nhà trai đến nhà gái bằng ô tô trắng, con gấu ngồi ở mũi xe cũng trắng muốt. Các cô ôm tráp đi trước, trẻ con từng đoàn theo sau. Bố mẹ chú rể xì xụp trước bàn thờ tổ tiên, cô dâu chú rể xì xụp trước bàn thờ tổ tiên, bố mẹ tôi rì rầm bên cạnh. Bất đồng ngôn ngữ không sao. Tôi là con rể cụ hay tôi là con dê cụ, cũng không sao. Không nên câu nệ quá. Bố mẹ hắn hỏi gà, bố mẹ tôi trả lời vịt cũng không quan trọng bằng cả phố cả họ thấy tôi khoác tay hắn, máy ảnh chớp xung quanh. Bây giờ Hà Nội có nhiều nhà hàng lắm. Nếu hai con muốn, có thể thuê cả thuyền chạy trên hồ Tây hay nhà Thủy Tạ hay khách sạn Daewoo vừa tiệc đứng vừa tiệc ngồi, cửa hàng Hoa Sữa Việt kiều Pháp thức suốt đêm làm gấp bánh cưới ba tầng rưỡi, sáng sớm hôm sau xích lô chở tới mới đính thêm hai con búp bê. Hai con búp bê cô dâu áo dài trắng voan trắng, chú rể âu phục đen nơ đen. Không biết từ khi nào bố mẹ tôi bắt đầu gọi tôi và hắn là hai con, bố mẹ hắn là ông bà bên ấy. Ông bà bên ấy có khoẻ không. Cho bố mẹ hỏi thăm ông bà bên ấy. Bố có nửa cân cà phê Trung Nguyên gửi biếu ông bên ấy. Mẹ có nửa cân mứt sen Hàng Điếu gửi biếu bà bên ấy. Không biết từ khi nào bố mẹ tôi bắt đầu toan tính cuộc sống chung của tôi và hắn. Tôi ngờ ngay từ khi gặp hắn lần đầu tiên, bố mẹ tôi đã bắt đầu xây dựng tương lai của tôi và hắn, tương lai của tôi và hắn từ giờ phút ấy trở thành tương lai của cả bốn chúng tôi. Hai con đều đã có gia đình trước thế cũng không sao, thế lại càng mừng, càng thông cảm cho nhau, không nên câu nệ quá. Hai con nên tính đến chuyện chính thức hóa, nên về ở với nhau, gia đình nên có vợ có chồng, con cái nên có bố có mẹ. Giấc mơ của bố mẹ tôi, sự toan tính của bố mẹ tôi, luôn làm tôi đau quặn cả bụng. Tôi đau quặn cả bụng khi tưởng tượng mẹ tôi pha nước chanh cho hắn, bố tôi vác xe đạp từ dưới nhà lên gác cho hắn, ở những nơi quan trọng, họp hành, liên hoan, đám cưới, giỗ, tết, người ta nhanh nhẩu khoe hộ bố mẹ tôi con gái duy nhất sắp lấy chồng bên Pháp. Tôi đau quặn cả bụng, tôi không dám tưởng tượng tiếp. Lần đầu nhận được thư của bố mẹ tôi do hắn mang về, tôi đứng lên tìm cái kéo, tôi cắt phắt giấc mơ và toan tính của bố mẹ tôi rồi cho vào rổ rác. Hắn không dám nhìn tôi. Hắn bối rối ra về. Nhưng lần sau hắn hiểu. Đưa thư của bố mẹ tôi hắn đưa luôn cho tôi cái kéo. Tôi và hắn nhìn nhau cười cười. Tôi thấy hắn cũng không đến nỗi. Tôi không cắt thư nữa. Tôi xếp nó vào ngăn kéo. Mười một lần hắn ra Bắc vào Nam bằng xe máy Liên Xô, mười một cái thư giục cưới xếp trong ngăn kéo, giấc mơ và toan tính của bố mẹ tôi. Tôi hình dung không phải hắn mà một anh họ Âu hoặc một anh họ Nguyễn nào đó, làm nghề phục vụ quán ăn ở quận Mười Ba, trong một chuyến về Hà Nội thăm Tháp Rùa, đã cầm thư của tôi đến nhà bố mẹ tôi. Anh họ Âu, anh họ Nguyễn có thể trẻ hơn hắn, nhiều tóc hơn hắn, bụng nhỏ hơn hắn, biết cầm đũa, biết ăn nước mắm, nhưng không bao giờ anh họ Âu, anh họ Nguyễn được bố tôi vác xe đạp từ dưới nhà lên gác, được mẹ tôi pha nước chanh cho uống, được bố mẹ tôi gọi chung với tôi là hai con, được bố mẹ tôi hỏi thăm ông bà bên ấy vẫn khỏe chứ. Sẽ không bao giờ có đám cưới cô dâu áo dài trắng voan trắng, chú rể âu phục đen nơ đen mặc dù anh họ Nguyễn, anh họ Âu có thể bận âu phục đen, thắt nơ đen không cần cắt gấu quần hay lên gấu áo. Sẽ không bao giờ có cảnh bố mẹ anh họ Âu, bố mẹ anh họ Nguyễn xì xụp trước bàn thờ tổ tiên, cô dâu chú rể xì xụp trước bàn thờ tổ tiên, bố mẹ tôi rì rầm bên cạnh, mặc dù bố mẹ anh họ Âu, bố mẹ anh họ Nguyễn có thể xì xụp trướ bàn thờ tổ tiên cả ngày liền mà không mỏi đầu gối, nếu bố mẹ tôi muốn. Nhưng bố mẹ tôi không muốn. Vấn đề không phải là muốn hay không. Bố mẹ tôi không bao giờ cho phép ngay cả một con muỗi làm hỏng tương lai. Bố mẹ tôi không bao giờ chấp nhận một anh làm nghề phục vụ quán ăn ở một nước tư bản. Cũng như bố mẹ tôi đã từng cạch mặt một thằng có vấn đề ở một nước xã hội chủ nghĩa. Vấn đề không phải là chính trị. Bố mẹ tôi ngày hôm qua vừa gọi nước Nga là thiên đường hôm nay lại sẵn sàng đến Paris rồi chết. Thậm chí nếu ngày mai Putchin đưa ra một quả bom nguyên tử đòi được làm ông chủ của điện Elysée và Chirac, chán ngấy dân Pháp cứng đầu cứng cổ, cũng hồ hởi bước lên ngai vàng ở cung Kremlin, thì bố mẹ tôi vẫn vỗ tay ủng hộ cả Putchin lẫn Chirac. Vấn đề không phải là chính trị. Bố mẹ tôi cóc cần chính trị, cóc cần biết tư bản là gì xã hội chủ nghĩa là gì, cóc cần biết Chirac Putchin là một ông hay hai ông. Bố mẹ tôi chỉ cần hai chữ tương lai. Tương lai những năm tám mươi của bố mẹ tôi trọn vẹn một màu đỏ của nước Nga Xô Viết. Con gái học ở Nga, con rể cũng học ở Nga, về nước cả hai làm việc ở các bộ hoặc các trường đại học. Được vài ba năm, cả hai lại cùng thi nghiên cứu sinh, bố tôi sẵn sàng xếp hàng cả ngày mua bộ óc lợn thứ hai, mẹ tôi cũng không ngại gì cho thêm đỗ, bóc thêm kẹo mậu dịch để nấu bát chè nữa cho con rể. Tại Nga, trong khi chờ đợi bảo vệ luận án phó tiến sĩ, hai vợ chồng trẻ tranh thủ vào đảng, phó tiến sĩ kèm theo từ đảng viên mà cho lên các vi dít thì thật là lý tưởng, rồi cũng nên tranh thủ sắm cái tủ lạnh cái vô tuyến để cho vào thùng hàng biển, đừng quên chèn vào xung quanh mấy chục cái nồi hầm và vài trăm vòng bi ô tô để vô tuyến với tủ lạnh đỡ bị công kênh ba tháng liền trên mặt nước. Nếu còn thời gian thì tại sao không cho ra đời một thằng cu cho nó biết mùi bơ mùi sữa, cho nó bập bẹ tiếng Nga, mười tám năm nữa có quay lại cũng không bị ngơ ngơ ngáo ngáo. Về nước, hai vợ chồng trẻ nên bán đống nồi hầm và vòng bi ô tô cho đỡ cồng kềnh mà mua lấy căn hộ lắp ghép trong khu Kim Liên do kiến trúc sư Liên Xô thiết kế để tủ lạnh và vô tuyến Liên Xô có chỗ mà bày. Được vài ba năm, hai vợ chồng lại cùng thi nghiên cứu sinh cao cấp, nếu cần bố tôi vẫn còn sức để xếp hàng mua óc lợn, mẹ tôi vẫn còn sức để nấu chè đỗ đen. Tại Nga, trong khi chờ đợi bảo vệ luận án tiến sĩ, hai vợ chồng nên mở rộng quan hệ với các anh em sứ quán và thương vụ cho đỡ cảnh đất khách quê người. Nếu các anh em sứ quán có yêu cầu giúp họ chức bí thư chi bộ nơi mình đang nghiên cứu thì cũng nên giúp họ một tay. Nếu các anh em thương vụ có đề nghị xếp vài chục cái tủ lạnh vài chục cái vô tuyến vào công tơ nơ máy dệt áo len thì cũng đừng ngại vì đằng nào nhà máy dệt Nam Định cũng đã trả hết phí vận chuyển từ cảng Odessa đến cảng Hải Phòng. Về nước lần thứ ba, hai vợ chồng lúc đấy vừa trạc bốn mươi, các vi dít tiến sĩ đảng viên vừa in tiếng Việt vừa in tiếng Nga đỏ chói. Vợ trưởng bộ môn, chồng trưởng phòng nghiên cứu, hoặc ngược lại, điểm này cũng không nên câu nệ lắm. Một năm vài lần vào dự tiệc sứ quán Liên Xô, bắt tay vỗ vai chuyên gia Liên Xô, quay lại Liên Xô tham gia hội nghị khoa học, gặp lại các anh em thương vụ và sứ quán ta ở Moskova, nhân tiện mang giúp cho họ một ít áo phông cành mai, bút chì kẻ mắt và kính đổi màu, chẳng nhẽ mấy cái thùng các tông lại dùng để đựng có hai tờ giấy đánh máy đề tài nghiên cứu khoa học. Tiền rúp không nên mang về Việt Nam đề phòng Liên Xô đổi tiền lúc nào không biết. Tiền rúp nhờ các anh em thực tập sinh có nhiều thời gian rảnh rỗi xếp hàng mua hộ mấy nghìn vỉ kháng sinh giúp người bệnh trong nước vì mười triệu người bệnh trong nước bệnh gì cũng chữa bằng kháng sinh Liên Xô. Đi lại gặp gỡ như thế sáu cách tiếng Nga cũng đỡ bị quên. Hai vợ chồng nói với nhau, thỉnh thoảng đệm vài từ khờ-ra-sô, con cái vẫn hiểu vì bảy tuổi đã được gửi hết vào các lớp chuyên Nga của Hà Nội, bạn bè đến chơi cũng toàn dân khờ-ra-sô bằng đỏ Liên Xô đang nhăm nhe chức viện phó viện này, hiệu trưởng trường kia, roạt một cái trong túi rơi ra một xấp các vi dít đỏ chói tiến sĩ đảng viên. Đỏ chói như màu đỏ bố mẹ tôi vẫn tô hai chữ tương lai. Hai chữ ấy đổ kềnh đổ càng ngày Liên Xô tan rã, sinh viên thực tập sinh Việt Nam ở Nga không còn cả bắp cải mà nấu với thịt cừu. Bố mẹ tôi cho phe chủ nghĩa xã hội một giọt nước mắt còn cho hai chữ tương lai hai cái khăn mùi xoa ướt. Cả tuần liền mẹ tôi ốm, bố tôi bỏ cơm, nhà như có đám. Đến ngày thứ tám, bố mẹ tôi gượng dậy. Bố mẹ tôi không khoanh tay bao giờ. Bố mẹ tôi vắt kiệt hai cái khăn mùi xoa, quyết tâm tìm địa bàn mới cho hai chữ tương lai. Trong cái rủi có cái may, bố mẹ tôi nghiệm có mấy tháng mà đã đúng. Từ khi bỏ bớt lớp son đỏ chói do Liên Xô viện trợ, khoác lên vai chiếc áo Đổi Mới, đất nước tôi bỗng nhiên trở nên hấp dẫn lạ thường. Các nước Tây Âu mon men lại gần. Các nước Tây Âu hít mùi ếch dô tích. Pháp ngay lập tức tỏ ra ga lăng, lại thuận tiện nhờ mối dây quá khứ rằng co bao lần cũng chưa đến nỗi đứt hoàn toàn, mùi Đông Dương bao năm vẫn cứ Đông Dương. Trong làn sóng người Việt hướng về Ba Lê những năm đầu chín mươi của thế kỉ vừa qua, đi đầu là dân phờ răng cô phôn chính hiệu gồm hai trăm cụ ông và cụ bà một phần tư đầu tiên của cuộc đời được biết thế nào là phó mát, rượu vang, to et moi. Đi sau là hai trăm giáo viên và sinh viên các khoa tiếng Pháp cũng đang tập hưởng phó mát, rượu vang, toi et moi trên sách dạy Pháp ngữ. Đi hàng dưới cùng là những cá nhân không biết cả phó mát, rượu vang lẫn toi et moi nhưng chỉ vài năm sau lại là những thành phần đáng gờm nhất nhờ khả năng linh hoạt được tích trữ và rèn luyện trong những tháng ngày gian khó không gì sánh nổi của lịch sử đương đại Việt Nam. Bố mẹ tôi thấp thoáng trong cái hàng cuối cùng đó...