Lời bạt
Tác giả: Tiêu Dao Bảo Cự
TĐX: Bút ký "Hành Trình Cuối Đông" ghi lại một chuyến đi xuyên Việt, từ Đà Lạt xuống Sài Gòn, qua các tỉnh Miền Trung, ra Hà Nội, do nhà văn Tiêu dao Bảo Cự, lúc bấy giờ là phó tổng biên tập tạp chí Langbian, và nhà thơ Bùi Minh Quốc (chủ tịch Hội Văn nghệ Lâm Đồng, tổng biên tập tạp chí Langbian), cùng với một số văn nghệ sĩ khác thực hiện vào cuối năm 1988, nhằm vận động trí thức, văn nghệ sĩ đấu tranh với Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi tự do báo chí và tự do xuất bản. Khi đến Huế, đoàn được lệnh phải trở về, nhưng các anh vẫn tiếp tục cuộc hành trình. Trong vòng 1 tháng 14 ngày, các anh đã đi hơn 6000 cây số, thu thập được 118 chữ ký của giới văn nghệ ở các địa phương vào bản đòi tự do báo chí và tự do xuất bản.
Sau vụ này, tháng 6-1989, cũng như Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự bị cách chức và khai trừ Đảng.
Khi được tin hai anh sắp bị khai trừ đảng, một kiến nghị tập thể đề ngày 9 tháng 6-1989 phản bác lại quyết định trên được gửi đến các cấp đảng ủy từ trung ương đến địa phương, cũng như Mặt trận tổ quốc. Kiến nghị này mang chữ ký của 15 người, trong đó có Hà Sĩ Phu. Bạn bè của Bùi Minh Quốc và Bảo Cự đã phản ứng phẫn nộ. Trong bức thư của nhà thơ Thanh Thảo viết từ Quảng Ngãi ngày 4 tháng 8-1989 gửi ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng có đoạn: "Những lời nói thẳng, than ôi, từ xưa nay vẫn thường mang tai họa cho người nói, nhưng cũng từ xưa nay, những kẻ sĩ có lương tri, những nhà văn chân chính vẫn tiếp tục cất lên những lời nói thẳng, dù biết tai họa có thể đến với mình. Quý ông đã khai trừ và cách chức về Đảng và hành chính với hai anh Quốc, Cự, nhưng không ai có thể khai trừ những bài thơ của nhà thơ Dương Hương Ly (Bùi Minh Quốc) ra khỏi lòng yêu mến, quý trọng của nhân dân, của người đọc. Không ai có thể cách chức cái thiên chức cao cả của người nghệ sĩ là đấu tranh cho cái thiện, cái đẹp, và chống quyết liệt cái xấu, cái ác dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi viết thư này để bày tỏ lòng cảm phục và tình đoàn kết với hai anh Bùi Minh Quốc và Bảo Cự".
Nhà thơ Thanh Thảo đã nhận định đúng. Không ai có thể cách chức cái thiên chức cao cả của người nghệ sĩ là đấu tranh cho cái thiện, cái đẹp. Bùi Minh Quốc và Tiêu Dao Bảo Cự dù bị trù dập, vẫn kiên cường đấu tranh cho tự do báo chí và tự do xuất bản, và những bài viết và phỏng vấn đòi dân chủ hóa thực sự được báo chí và đài phát thanh hải ngoại đăng tải và loan truyền rộng rãi. Nhà cầm quyền đã tìm mọi cách để không cho hai anh nói, nhưng họ đã không dập tắt được những tiếng nói trung thực của lương tri. Cuối cùng, con quái vật chuyên chính lại phải dùng đến bùa phép ma giáo của nó: tháng 4-1997, nghị định 31/CP được ban hành, cho phép quản chế hành chánh không cần xét xử những người có "hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến an ninh quốc gia, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự". Và những nạn nhân đầu tiên của nghị định này chính là Bùi Minh Quốc và Tiêu Dao Bảo Cự. Hai anh bị quản chế hai năm, công an gác trước cửa nhà, điện thoại bị cắt, hoàn toàn không được tiếp xúc với ai. Cùng chung số phận là Hà Sĩ Phu, sau khi bị tù một năm, lại tiếp tục bị quản chế, tuy không có quyết định quản chế như hai người bạn của anh.
Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc bút ký Hành Trình Cuối Đông "để đưa ra ánh sáng một cuộc đấu tranh cho tự do báo chí và tự do xuất bản xảy ra ngay trong lòng chế độ cách đây 10 năm".
Tiêu Dao Bảo Cự
TĐX: Bút ký "Hành Trình Cuối Đông" ghi lại một chuyến đi xuyên Việt, từ Đà Lạt xuống Sài Gòn, qua các tỉnh Miền Trung, ra Hà Nội, do nhà văn Tiêu dao Bảo Cự, lúc bấy giờ là phó tổng biên tập tạp chí Langbian, và nhà thơ Bùi Minh Quốc (chủ tịch Hội Văn nghệ Lâm Đồng, tổng biên tập tạp chí Langbian), cùng với một số văn nghệ sĩ khác thực hiện vào cuối năm 1988, nhằm vận động trí thức, văn nghệ sĩ đấu tranh với Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi tự do báo chí và tự do xuất bản. Khi đến Huế, đoàn được lệnh phải trở về, nhưng các anh vẫn tiếp tục cuộc hành trình. Trong vòng 1 tháng 14 ngày, các anh đã đi hơn 6000 cây số, thu thập được 118 chữ ký của giới văn nghệ ở các địa phương vào bản đòi tự do báo chí và tự do xuất bản.
Sau vụ này, tháng 6-1989, cũng như Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự bị cách chức và khai trừ Đảng.
Khi được tin hai anh sắp bị khai trừ đảng, một kiến nghị tập thể đề ngày 9 tháng 6-1989 phản bác lại quyết định trên được gửi đến các cấp đảng ủy từ trung ương đến địa phương, cũng như Mặt trận tổ quốc. Kiến nghị này mang chữ ký của 15 người, trong đó có Hà Sĩ Phu. Bạn bè của Bùi Minh Quốc và Bảo Cự đã phản ứng phẫn nộ. Trong bức thư của nhà thơ Thanh Thảo viết từ Quảng Ngãi ngày 4 tháng 8-1989 gửi ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng có đoạn: "Những lời nói thẳng, than ôi, từ xưa nay vẫn thường mang tai họa cho người nói, nhưng cũng từ xưa nay, những kẻ sĩ có lương tri, những nhà văn chân chính vẫn tiếp tục cất lên những lời nói thẳng, dù biết tai họa có thể đến với mình. Quý ông đã khai trừ và cách chức về Đảng và hành chính với hai anh Quốc, Cự, nhưng không ai có thể khai trừ những bài thơ của nhà thơ Dương Hương Ly (Bùi Minh Quốc) ra khỏi lòng yêu mến, quý trọng của nhân dân, của người đọc. Không ai có thể cách chức cái thiên chức cao cả của người nghệ sĩ là đấu tranh cho cái thiện, cái đẹp, và chống quyết liệt cái xấu, cái ác dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi viết thư này để bày tỏ lòng cảm phục và tình đoàn kết với hai anh Bùi Minh Quốc và Bảo Cự".
Nhà thơ Thanh Thảo đã nhận định đúng. Không ai có thể cách chức cái thiên chức cao cả của người nghệ sĩ là đấu tranh cho cái thiện, cái đẹp. Bùi Minh Quốc và Tiêu Dao Bảo Cự dù bị trù dập, vẫn kiên cường đấu tranh cho tự do báo chí và tự do xuất bản, và những bài viết và phỏng vấn đòi dân chủ hóa thực sự được báo chí và đài phát thanh hải ngoại đăng tải và loan truyền rộng rãi. Nhà cầm quyền đã tìm mọi cách để không cho hai anh nói, nhưng họ đã không dập tắt được những tiếng nói trung thực của lương tri. Cuối cùng, con quái vật chuyên chính lại phải dùng đến bùa phép ma giáo của nó: tháng 4-1997, nghị định 31/CP được ban hành, cho phép quản chế hành chánh không cần xét xử những người có "hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến an ninh quốc gia, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự". Và những nạn nhân đầu tiên của nghị định này chính là Bùi Minh Quốc và Tiêu Dao Bảo Cự. Hai anh bị quản chế hai năm, công an gác trước cửa nhà, điện thoại bị cắt, hoàn toàn không được tiếp xúc với ai. Cùng chung số phận là Hà Sĩ Phu, sau khi bị tù một năm, lại tiếp tục bị quản chế, tuy không có quyết định quản chế như hai người bạn của anh.
Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc bút ký Hành Trình Cuối Đông "để đưa ra ánh sáng một cuộc đấu tranh cho tự do báo chí và tự do xuất bản xảy ra ngay trong lòng chế độ cách đây 10 năm".
Tiêu Dao Bảo Cự