Chương 8
Tác giả: Vân Khanh
Bà Gái cầm tay Hương Giang khóc tấm tức:
– Sao mà ra nông nổi này hả con? Mẹ thật không sao tin được, con lại ốm yếu gầy còm thế này.
Hương Giang mệt môi:
– Mẹ! Cái thai của con thế nào rối?
Bà Gái thở dài:
– Bác sĩ đang hội chẩn. Họ muốn mổ để đưa đứa bé ra, vì sức khỏe của con không tốt, khó sanh lắm.
Hương Giang buồn bã:
– Con xin lỗi mẹ. Giá như con đừng quá tự tin vào bán thần mình, chắc chắn con không bị thê thảm thế này.
Hương Liên uốt ức:
– Chị về đây, sao không về nhà mình ở. Dù thế nào ở nhà mình, chị cũng được chăm sóc tốt hơn.
Khi nào lớn lên, em sẽ hiểu, nhưng em đừng theo bước chân chị. Tuổi mười tám, chưa phải là tuổi để làm vợ, làm mẹ.
Vừa nói đến đó thì Bình vào tới. Hương Liên cay đắng:
– Anh làm gì mà vợ bị đau nặng cũng không ngó mắt đến? Anh không còn thương chị em nữa thì sao không trả chị em về nhà?
Gia đình em chấp nhận mọi tủi nhục, chứ không thể nhìn chị mình bị các người hành hạ đến mức này.
Hương Giang yếu ớt:
– Liên à, đừng nói nữa em.
Bình cầm tay vợ, xót Xa:
– Anh xin lỗi. Em đau, sao giấu anh hả Giang?
Hương Giang nhìn lên trần nhà. Trên ấy là một khoảng trống không tên gọi.
Cô nghe được câu hỏi của Bình, nhưng cô không biết phải trả lời anh thế nào?
Mỗi ngày, anh và cô đều gặp nhau, ngủ cùng nhau trên một chiếc giường. Chỉ vài tuần trước đây, một thay đổi nhỏ nhất của cô, anh đều dễ dàng nhận ra, vậy thì tại sao anh lại không thấy được vẻ tiều tụy, héo sầu của cô mỗi ngày? Anh có một người mẹ có tài diễn xuất đến tận cùng mọi tình cảm.
Người mẹ ấy từng ngày dùng lời cay độc lẫn ngọt ngào của bà để thọc dần mũi dao nhọn lên tim cô, tàn phá các tế bào sống trong cô.
Bác sĩ Sơn cầm bệnh án đi vào:
– Người nhà của bệnh nhân Trần Thị Hương Giang, lên phòng bác sĩ trưởng khoa nhé.
Bình bật dậy:
– Bác sĩ! Bệnh tình của cô ấy, thế nào ạ?
– Anh là gì của bệnh nhân?
– Tôi là chồng cô ấy.
– Vậy thì mời anh theo chúng tôi. Có vài việc, chúng tôi cần đến ý kiến của gia đình.
Hương Liên đẩy vai bà Gái:
– Mẹ cũng phải đi xem sao mẹ ạ.
Bà Gái ngần ngừ:
– Có chồng chị con ở đây rồi, chúng ta không thể vô cớ xen vô. Đạo lý xưa nay, con gái xuất giá rồi, mọi việc, tùy ở nhà chồng giải quyết.
Hương Liên phụng phịu:
– Nói như mẹ, lỡ người ta muốn chị con chết thì chúng ta phải thế nào?
– Con không thể nói năng tùy tiện như vậy.
Nhưng Hương Liên mặc kệ, cô lầm lì theo chân bác sĩ và Bình.
Bác sĩ trưởng khoa điềm tĩnh nới:
– Tôi rất tiếc, phải thông báo cho anh biết ... Tình trạng sức khỏe của vợ anh rất yếu, cô ấy còn sống được cũng nhờ ở đứa con này.
Phụ nữ mà trong cơ thể hầu như chẳng hề có sự sống. Để cứu đứa bé, đồng thời cứu cả vợ anh, chúng tôi quyết định phẫu thuật, để đưa đứa bé ra.
Hương Liên vọt miệng:
– Nhưng liệu xác suất an toàn được bao nhiêu phần trăm?
Bác sĩ điềm đạm:
– Tôi đảm bảo, cả hai mẹ con đều an toàn.
Bình từ tốn:
– Vậy gia đình tôi trông cậy vào các bác sĩ. Bao giờ thì có thể mổ ạ?
– Sáng mai! Bây giờ bệnh nhân cần được truyền thêm dịch, thử máu và làm các xét nghiệm sinh hóa. Anh xuống phòng hồ sơ nhập viện, làm thủ tục, đóngviện phí cho bệnh nhân nhé.
– Tôi sẽ làm ngay.
Bình hấp tấp bước đi. Hương Liên kéo tay bác sĩ.
– Cho cháu hỏi, liệu chị cháu có cần phải tiếp máu không ạ?
Bác sĩ gật đầu:
– Theo nguyên tắc, tất cả bệnh nhân phẫu thuật đầu phải mua sẳn máu, để lúc cần, kịp thới có máu tiếp vô. Phẫu thuật xong, số máu đã mua không phải sử dụng đến thì bệnh nhân được trả lại bệnh viện.
Hương Giang cắn môi:
– Nhưng ... cháu không có tiền mua máu cho chị cháu, liệu cháu tiếp máu của cháu được không ạ?
Bác sĩ nhìn cô bé nhỏ xíu trước mặt, ông cười nhẹ:
– Cháu còn bé đã biết lo lắng cho chị của mình. Chú nghĩ, ông trời và y học nhất định giúp chị cháu vượt qua cuộc phẫu thuật này.
– Hãy yên tâm đi nhé! Chuyện này, để người lớn lo là được rồi.
Hương Liên đành quay trở lại phòng bệnh.. Bà Gái kéo tay Liên:
– Chúng ta ra ngoài mua bình nước sôi để pha sữa cho chị con.
Liên kêu lên:
– Để chị một mình à?
Bà Gái nói:
– Có anh rể con đang ở đó. Nghe lời mẹ, được không Liên?
Hương Liên cay cú:
– Hừ! Mấy người ấy hại chị con thê thảm như thế, bây giờ còn giả bộ nhân đức nữa. Mẹ tin họ, chứ con tin không nổi.
Bà Gái nhẹ giọng:
– Thôi nào con gái, đừng cứ chỉ biết lên án người khác. Chuyện này, mẹ nghĩ, anh rể con vô tình thôi.
– Những lời mẹ vợ nói, Bình đều nghe cả.
Đúng là đến tận bây giờ, anh vẫn không thể tin được vợ anh lại đau bệnh nặng thế này. Rõ ràng hôm cùng cô từ Hà Nội về, Hương Giang chẳng phải vẫn rất mạnh khỏe hay sao? Hôm ấy, gương mặt cô sáng rỡ, miệng cô tươi như hoa.
Hạ Thanh thì sụt sùi rơi lệ, vì Thanh chưa được về một lượt với Giang.
Hạ Thanh nghe tin này, nhất định cô ấy sẽ nổi giận. Anh thật sự có lỗi. Anh đã vô tình, nhưng lý do gì đã khiến Giang rơi vào tình trạng này?
Hương Giang hỏi Bình:
– Bác sĩ nói thế nào hả anh? Liệu con của chúng ta, nó không sao chứ?
Bình bóp nhẹ những ngón tay mềm của vợ, anh nói:
– Em đừng quá căng thẳng nhé. Con và cả em nữa, sẽ bình yên, em ạ. Vì ngày sinh của em cũng chỉ còn ít ngày, nên việc phẫu thuật đưa em bé ra lúc này, rất cần cho em đấy. Em ăn chút cháo nhé?
Hương Giang khẽ gật đầu:
– Anh cho em ly nước trước. Em khát nước Bình vội rót nước cam đã được mẹ vợ anh vắt sẵn để vào chai, cho vào ly, anh nâng đầu Giang thật nhẹ:
– Nước cam của mẹ làm, em uống đi!
Hương Giang mím môi:
– Mẹ làm à? Em không uống. Em không cần sự chăm chút ngọt ngào giả tạo này.
Bình kinh ngạc:
– Sao em lại nói như thế về mẹ của em?
– Mẹ đã khóc sưng mắt kể từ khi đưa em nhập viện đấy.
Hương Giang mấp máy:
– Mẹ em làm hả?
– Ừ.
– Vậy thì để em uống.
Thái độ của Giang khiến Bình hoang mang, tại sao cô lại tỏ ra kinh sợ khi nói đó là nước cam do mẹ làm? Phải chăng những ngày qua, mẹ anh đã làm chuyện gì đó khống chế cô?
Bình gặng hỏi:
– Giang à! nói cho anh nghe, Phải mẹ đã làm gì em không?
Hương Giang đăng đắng:
– Chuyện này, em không thể nói. Em không muốn bị kết tội là đứa con dâu trắc nết, hư hỏng, dám nói xấu mẹ chồng. Xin anh để cho em yên.
Cô ôm đầu, nước mắt chảy dài trên má.
Bình xót xa:
– Em không cần phải chịu đựng những gì bất công, Dù đó là anh, hay do mẹ anh đem tới. Chúng ta chẳng phải đã hứa, có phúc cùng hưởng, có nạn cùng chịu sao?
Hương Giang vẫn lắc đầu:
– Em muốn yên ổn. Em xin anh đấy!
Bình không gặng hỏi thêm. Bao nhiêu đó đủ để anh biết nguyên nhân gì, khiến vợ anh rơi vào tình trạng này.
Hương Giang ăn xong, được bác sĩ truyền dịch, Cô nhắm mắt lại. Bây giờ cô thấy mình được bình yên thật sự. Bởi bên cô không chỉ có Bình, còn có tất cả bố mẹ và các em của cô. Bao nhiêu đó, họ đủ sức bảo Yệ mẹ con cô lúc này.
Chờ Giang ngủ say, Bình nói với mẹ vợ:
– Mẹ cho con gữi vợ con, mẹ trông chừng cô ấy giúp cọn, Con phải về nhà một lát.
Bà Gái gật đầu:
Được rồi, Con yên tâm về đi. Chuyện ở đây, bố mẹ và mấy em lo được. Bác sĩ nói là vợ con không còn nguy hiểm nữa:
Bình chạy xe về nhà. Anh bỗ mặc chiếc xe máy để chỏng trò trên mặt đất. Sự giận dữ tràn đầy tim anh khi anh nhận ra vẻ bình lặng trong ngôi nhà của mình.
Mẹ anh, bà đã thay đổi Phải vì câu chuyện anh và Giang đám cưới giả? Thật ra vấn đề không nằm ở chỗ đó.
Bình khựng lại. Trong phòng khách, Tuyết Ngân đang cùng mẹ anh coi tivi.
Anh gằn giọng:
– Mẹ có vẻ bình chân như vại trước nỗi đau của con mình như vậy sao?
Bà Bính hơi giật mình:
– Bình à? Cuối cùng con đã chịu về nhà rồi đấy. Con vừa nói mẹ điều gì thế?
Tuyết Ngân đến bên Bình:
– Mẹ anh vừa bị ngất. Bác sĩ nói, mẹ anh mắc bệnh tim, Anhl, cần thận trọng lời nói của mình. Tuyệt đối không được khiến bác xúc động.
Bình nhếch môi:
– Bệnh tim à? Xưa nay tôi sống cạnh mẹ tôi, chưa bao giờ tôi nghe mẹ tôi nói bà bị mắc bệnh này. Bệnh tim đâu phải muốn đau là đau luôn. Cô gạt được ai chứ không gạt được tôi đâu. Tốt nhết cô nên rời khỏi nhà tôi. Chuyện gia đình tôi, đã có chúng tôi lo.
Tuyết Ngân lắc đầu:
– Anh không nên dùng lời đó nói với em. Chúng ta từ khi quen nhau, vốn dĩ đã là một cặp do trời sanh, em thua Hương Giang ở điểm gì? Tại sao anh lại gạt em ra khỏi anh, mà tiếp nhận Hương Giang? Em không chấp nhận được điều này. Bằng mọi giá, em nhất định phải đòi lại.
– Cô nói chuyện thật nực cười. Cô định đòi cái gì ở chúng tôi? Dẫu thế nào, tôi cũng không bao giờ yêu được cô. Đừng dùng thủ đoạn lôi kéo mẹ tôi vào cuộc chơi vô liêm sỉ này.
– Mời cô về cho!
Tuyết Ngân kéo tay bà Bính:
– Bác à! Anh Bình ăn hiếp cháu.
Bà Bính nhìn Bình:
– Con vừa ở bệnh viện về phải không?
Bình nhìn sững mẹ:
– Mẹ biết Hương Giang phải cấp cứu, nhưng mẹ không ngó ngàng đến cô ấy.
Tại sao vậy? Chẳng phải mẹ đã cho chúng con một đám cưới rỡ ràng nhất thị xã hay sao? Và những điều huyền diệu của tình yêu, con và vợ con, nhờ mẹ mới có được đến hôm nay. Mẹ chăm sóc cho tụi con tỉ mỉ, cần mẫn, mẹ mong đứa cháu nội ra đời ... Vì kính yêu mẹ, chúng con đã cố gắng rất nhiều. Tại sao gần đến ngày vợ con khai hoa nở nhụy mẹ lại xuống tay với cô ấy? Mẹ có còn là mẹ không?
Bà Bính cao giọng:
– Mẹ khao khát cháu nội để cùng tụi nhỏ cười đùa, để ngôi nhà chúng ta luôn đầy ắp niềm vui. Từ khi phát hiện ra mẹ bị con lừa gạt, mẹ đâm ra nghi ngờ tất cả. Tình thương mẹ dành cho vợ con rất nhiều, chính các con làm mẹ đau lòng, thù ghét. Giờ này, mẹ vẫn không tin đứa bé ấy là con ruột của con.
Bình phẫn nộ:
– Mẹ không tin Giang, con chấp nhận được, bởi ranh giới thượng lưu và nghèo hèn luôn đối nghịch. Dưới mắt kẻ giàu có, chỉ tồn tại duy nhất một chữ tiền dành cho người nghèo. Nhưng con là con của mẹ, con chưa bao giờ nói dối mẹ, vì thế, mẹ không thể không tin con. Con không bị tình yêu mù quáng che mất tầm nhìn đạo lý. Mẹ cũng biết khi kết hôn, con và Giang chỉ là vợ chồng trên danh nghĩa. Con chưa hề có tình yêu nơi Giang, chính mẹ đã cho con tình yêu. Và bất quá, hậu quả con phải gánh chịu là trách nhiệm làm người đúng sai con cần phân biệt rõ ràng. Nếu Giang không còn trinh tiết, thì con không cần bảo vệ cô ấy. Khổ nỗi, con là người bước vào đời Giang, lấy đi sự trinh nguyên tiết hạnh của cô ấy, vậy thì tại sao những lời con nói, mẹ lại không tin? Mẹ mâu thuẫn đến mức tàn nhẫn. Mẹ phủ nhận dâu mình đức hạnh, nhưng lại tin vào lời xàm tấu bịa đặt của những kẻ chẳng ra gì.
Tuyết Ngân rưng rưng:
– Tất cả mọi việc em làm là bỏi em yêu anh. Mất đi tình yêu đầu đời của mình, có mấy ai không hận.
Bình lạnh lùng tàn nhẵn:
– Tình yêu đầu đời ư? Năm nay cô bao nhiêu tuổi? Cô đã qua tay bao nhiêu gã đàn ông ở thị xã này, có cần tôi điểm tên không? Con gái nhà giàu, kín cổng cao tường gì chứ? Cha mẹ cô chỉ biết cung cấp tiền cho cô xài, họ không quan tâm đến cô, xem tiền ấy cô dùng vào việc gì? Vì lẽ đó cô từ rất lâu, đã không còn là con gái.
Tuyết Ngân rít lên:
– Anh thật quá đáng.
– Là do cô ép tôi, người đàn bà không còn chút liêm sỉ. Cô có thể qua mặt mẹ tôi, còn tôi thì không bao giờ. Nếu ông trời không tha thứ cho sự vô tình của tôi, bắt tôi và Giang ly biệt, tôi thà ở giá chứ không bao giờ lấy cô đâu.
Anh chạy ngược lên phòng. Càn phòng buồn tẻ đến nao lòng. Trong căn nhà to lớn này, một cô gái mới mười tám tuổi, suốt ngày quanh quẩn trong phòng bên cạnh người mẹ không còn coi mình là con, quả là vô cùng đáng sợ. Anh soạn đồ, bỏ vào chiếc giỏ xách cho Giang, đồ em bé, vợ anh đã chuẩn bị chu đáo, từ tã lót, áo sơ sinh ... anh cứ nghĩ mình là người chu đáo, đem đến hạnh phúc cho cô. Thật ra trong chiếc giỏ quần áo trẻ em kia, có thứ nào do anh mua không?
Đoàn Bình khóa cửa phòng. Anh xuống nhà. Tuyết Ngân đã vễ. Anh dặt giỏ đồ dưới đất, ngồi vào chiếc ghế, bên cạnh ghế mẹ anh đang ngồi.
Bà Bính lắp bắp:
– Con muốn gì? Con tính bỏ mẹ hay sao?
Bình lắc đầu:
– Dù mẹ làm nên lỗi lầm gì, con vẫn không bỏ mẹ. Bây giờ con phải vào bệnh viện lo cho Giang. Sáng mai, cô ấy phải mổ.
Bà Bính tái mặt:
– Phải mổ ư? Đứa bé, ... chả lẽ nó ...
Bình trấn an mẹ:
– Nó vẫn không sao. Nhưng sức khỏe của vợ con rất tồi tệ. Cô ấy không thể tự sanh, bác sĩ muốn mổ để cứu cả hai mẹ con.
Bà Bính nhắm mắt:
– Lạy trời phật phù hộ cho con tôi qua được kiếp nạn này. Mẹ đi với con nhé.
Bình trầm tĩnh:
– Bệnh viện là nơi ồn ào, đầy không khí bệnh tật Hiện giờ Giang cần tránh mọi xúc động. Con nghĩ, tạm thời mẹ cứ ở nhà, bố mẹ và các em Giang đủ sức chăm sóc cô ấy.
Bà Bính nói:
– Nhưng ở nhà, mẹ cũng không chịu nổi. Mẹ thấy mình đang bị trừng phạt.
– Dù thế nào, mẹ cũng không nên đến lúc này. Con dặn dì Kim chăm sóc mẹ.
Bà Bính thở dài:
– Con nói thế, mẹ sẽ ở nhà. Cần gì, con hãy điện thoại về cho mẹ.
– Con nhớ rồi.
Bình dặn dò bà Kim để ý coi chừng mẹ anh. Tuyết Ngân gọi cổng nhất định không cho cô ta vào.
Bà Kim nghẹn ngào:
– Tôi biết rồi. Cậu cho tôi gởi lời thăm mợ nhé. Cậu nhất định phải cứu sống cả tâm hồn lẫn thể xác cho mợ. Mợ ấy là người tốt, cậu để mất mợ, cậu sẽ không tìm được người thứ hai như mợ đâu.
– Cám ơn dì. Việc ở nhà, phiền dì chu toàn giùm.
Bình lên xe chạy đến bệnh viện. Hình như cả ngày nay, anh cũng chưa có hạt cơm nào trong bụng. Nhưng lúc này, anh ăn không nổi ...
Đứa bé được lấy ra khỏi bụng người mẹ la một đứa bé trai, nặng tới bốn ký lô hai. Nó khóc to và chòi đạp rất khỏe. Mẹ nó vẫn chìm trong hôn mê, vì liều thuốc gầy mê hơi cao.Hơi thở Hương Giang rất yếu. Máu ra nhiều nên cô phải truyền thêm hai bịch máu dự phòng.
Bình mừng đến phát khóc trước sự ra đời của đứa con trai. Cô y tá đưa cậu bé vào phòng chăm sóc. Bình quay sang hỏi bác sĩ:
– Vợ tôi thế nào, thưa bác sĩ?
– Cuộc phẫu thuật thành công. Cũng may là không gây tổn hại đến đường sinh sản sau này của cô ấy. Anh có cô vợ trẻ mà can đảm lắm. Sau này về nhà, nhớ chăm sóc vợ chu đáo nhé. Vợ một tổng giám đốc xí nghiệp gạch ngói lớn nhất nhì khu vực miền Bắc, sao gầy như người đói cơm, thiếu nước vậy. Khó tin thật!
Bình cười gượng:
– Vâng, tôi xin ghi nhớ lời bác sĩ. Sau này, tôi nhất định chăm sóc vợ con chu đáo ạ.
Bà Gái đi đến bên Bình:
– Mẹ con ở nhà thế nào? Chị ấy không khỏe à?
Bình nghe giọng bà mẹ vợ đầy trách móc.
Anh chậm rãi:
– Mẹ con bị lên máu liên tục, bác sĩ bảo tại thời tiết quá nóng, mẹ ạ. Mẹ con đòi vào với Giang, nhưng con không cho.
– Ừ! Đừng để người bệnh đến những nơi này. Mệt lắm!
Bình ân cần:
– Mẹ nên về nhà nghỉ một lúc cho khỏe. Hương Giang ổn rồi, một mình con trông chừng cô ấy là được.
Bà Gái nói:
– Có mẹ có con bên nhau vẫn thấy ấm lòng hơn con ạ. Con đã ăn uống gì chưa?
Bình nhẹ tênh:
– Con không thấy đói.
Bà Gái đặt vào tay Bình ngăn cà mên cơm. Bà cười:
– Bé Liên nấu đấy. Mọi việc nội trợ trong nhà, giờ đây con bé làm gọn gàng, khéo léo không thua người lớn, còn keo kiệt hơn cả chị nó hồi gia đình còn cực.
Bữa cơm nào, nó cũng chi nấu đúng hai món:
Một canh, một đồ ăn mặn. Hà tiện lắm. Con ăn thử xem.
Nhìn những con tôm bạc được rím vàng, vài miếng dưa cải chua đặt trên phần cơm, Bình chợt nghe bụng đói ngầu. Anh nói:
– Con xin. Mẹ ăn luôn với con nhé!
– Mẹ ăn rồi. Phần này, bé Liên bới thêm cho con.
Bình nghèn nghẹn nơi cổ. Các em của Giang luôn quý mến anh chị của tụi nhỏ. Con bé út lúc nào cũng đành hanh chua ngoa hơn cô chị. Nhưng là sự chua có vị ngọt tình thân.
– Lâu rồi, con mới lại ăn một phần cơm đơn giản nhưng rất ngon miệng thế này.
Bà Gái chép miệng:
– Mẹ đưa tiền chợ cho con bé dư dả lắm.
Bây giờ, bố mẹ lớn tuổi cả, tiền kiếm được dễ dàng hơn, cũng nên ăn uống cho đủ chất, không thôi, một tiền gà ba tiền thuốc, cũng đầu vô đấy. Nhưng bé Liên tính ghê lắm!
Ngày nào nó cũng dư vài đồng lẻ bỏ ống. Mẹ hỏi, con bé bảo “năng nhặt chặt bị”, không có chuyện cần, nó sẽ không bổ ống. Một năm chẻ ống ra, nó sẽ có tiền đủ cho năm học mới. Nghe con bé nói, mẹ xót cả ruột, nhưng lại mừng vì con biết quý đồng tiền mồ hôi nước mắt cha mẹ làm nên.
Giọng bà Gái thủ thỉ đều đều, như hai người bạn đồng trang lứa đang kể nhau nghe về cuộc sống của gia đình mình.
Bà Gái chậm rãi:
– Mẹ hỏi thật, con định tính sao khi vợ con xuất viện?
Bình từ tốn:
– Cọn chưa nghĩ tới mạ ạ. Không phải con vô tâm. Con nghĩ đơn giản khi xuất viện, con sẽ đưa Giang về nhà. Con sẽ tìm người chăm sóc cho cô ấy.
Bà Gái hiền lành:
– Bình à! Mẹ tính thế này, con nghe được không? Để bố mẹ đón vợ con về bên nhà vài tuần, dù sao thì ở nhà mẹ, có điều kiện chăm sóc vợ con kỹ hơn. Mẹ con đang bệnh, cần yên tĩnh, và cũng cần người chăm sóc riêng. Một lúc phải tốn một khoản tiền thuê người ở, mẹ nghĩ không đáng.
Bình cũng muốn như vậy. Xí nghiệp vào mùa nắng, có rất nhiều việc đột xuất nằm ngoài dự tính. Anh không nhiều thời gian để dành cho vợ, cho mẹ, mà giữa hai mẹ con đang có một khoảng cách, nhất thời chưa thể xóa. Nếu anh không khéo, chỉ cần quan tầm đến vợ con một chút, hơn mẹ một chút cũng khiến mẹ giận hờn, cáu gắt. Nhưng đưa vợ con qua nhà mẹ vợ, liệu dư luận người đời họ nghĩ sao về gia đình anh?
Bình trầm tĩnh:
– Con cám ơn mẹ, thương tụi con mà gánh thêm sự vất vả vào người. Chuyện này, con muốn hỏi ý mẹ con. Con không muốn giữa mẹ chồng nàng dâu mãi nghi kỵ nhau, mẹ ạ.
– Nhưng Hương Giang nói, hình như mẹ con đang rất hận nó.
– Con lu bu công việc làm ăn, cứ ngỡ mẹ con vẫn thương yêu Giang như lâu nay.
Chuyện gia đình, ăn đời ở kiếp bên nhau, con chỉ có một mẹ, đù yêu thương vợ, con cũng không thể quay lưng lại mẹ ruột của con. Vì thế, mẹ cho phép con suy nghĩ thêm.
Bà Gái gật đầu:
– Con nói cũng phải. Nhớ phân tích để chị sui hiểu, đây là thành tâm thành ý của bố mẹ nhé. Hương Giang không biết gì cả.
Bà Bính không chấp nhận việc đưa Giang về nhà mẹ đẻ. Bà coi đó là một sự khiêu khích bà. Hương Giang nằm yên, cô im lặng chấp nhận số mệnh. Đứa con của cô, tại sao lại phải sinh ra trong hoàn cảnh này. Liệu Giang đủ sức che chở cho con trai của mình không?
Hôm đầu tiên Bình đưa vợ về nhà, bà Bính ra cữa đón cô. Bà nói mà mắt thì nhìn đứa bé:
– Mẹ chúc mừng con! Cuối cùng đứa bé đã ra đời. Một đứa bé khá cứng cỏi đấy.
Hương Giang gượng cười:
– Con cám ơn sự quan tâm của mẹ.
– Chúng ta là mẹ con kia mà, việc của con cũng là việc của mẹ, mẹ làm sao không quan tâm chớ. Con nhớ kiêng cữ gió nhé. Sanh con so, lại yếu thế, suy nghĩ nhiều, dễ mắc bệnh hậu sần lắm.
– Dạ.
Bà Bính dặn bà Kim:
– Chị nhớ chọn mua loại thịt nạc về kho kỹ, cho nhiều nghệ xắt lát mỏng, kho chung. Cô chủ cần ăn nhiều nghệ, để máu huyết liều thông.
Bà Kim “dạ” nhẹ, chợt nói:
– Nhưng thưa bà chủ, liệu mợ chủ có ăn được nghệ không ạ?
– Lúc đầu hơi khó ăn đấy, nhưng phải ráng thôi. Nghệ chính là một loại thảo dược giúp phụ nữ sau khi sanh giữ được làn da đẹp. Tôi tin là Hương Giang ăn được hết ...
– Thưa bà chủ, có cho mợ chủ ăn canh không?
Bà Bính vẻ suy nghĩ:
– Phụ nữ khi sanh, chỉ ăn được rau bồ ngót hoặc bắp cải. Nhớ nấu kỹ và cho thêm thịt nạc bằm nhuyễn vào nhé.
Bà Kim nhẹ giọng:
– Tôi nhớ rồi, thưa bà ...
Hương Giang yên ổn ...được ba ngày đầu. Qua ngày thứ tư, Hương Giang còn đang làm vệ sinh, cô đã nghe tiếng bà Bính gay gắt:
– Mới mờ sáng thôi, chưa gì thằng. bé đã ka khóc inh ỏi cả thế. Mạ nó đâu, không dỗ được con nín à?
Tiếng chị vú nhỏ nhẹ:
– Thằng bé lúc nào bú sữa cũng khóc vài tiếng. Trẻ con như vậy, các cụ báo lớn lên nó rất mạnh mẽ đấy bà à.
Mạnh mẽ gì không thấy. Nhà làm nhà ăn, không thể chưa mở cửa đã nghe tiếng khóc. Tôi ky điều đó, chị nhớ chưa?
Chị vú cúi đầu:
– Thưa bà, cháu nhớ ạ.
Hương Giang thở dài. Chắc chắn là giông bão sắp nổi lên nữa rồi. Và lần này, ắt giông gió sẽ rất lớn. Bình không mấy quan tâm đến những chuyện nhỏ nhặt đàn bà ấy. Đi làm về, anh chỉ thích ngồi ngắm con trai.
Được làm cha, anh thấy mình như lớn hẳn lên và sống có trách nhiệm hơn.
Anh thường mua thêm thuốc bổ cho vợ. Sự săn sóc vợ con của anh, khiến mẹ anh buồn bực. Bà nghĩ tất cả là do cu Ty mà ra. Chính nó và cả mẹ nó đã lấy mất của bà tình yêu thương do Bình đem lại. Con người luôn nhỏ bé, ích kỷ đến tàn nhẫn. Chút vô tình của phận làm con, gây tổn thương tình mẫu tử trong tim bà mẹ, và ngôi nhà họ Đoàn lại từ từ chìm vào im lặng đến rợn người.
Một buổi sáng, bà Bính đòi chị vú bế cu Ty ra phòng khách để bà tắm nng cho nó. Hương Giang mỉm cười. Cô cầu mong sao tình cảm ruột thịt giữa thằng bé và bà nội nó sẽ trở thành chiếc dây cột chắc chấn nhất giữa cô với gia đình này. Gịang được chị vú giúp hơ than lửa.
Vừa lúc ấy, Tuyết Ngân đến. Bà Kim nói:
– Mời cô về cho, cậu chủ không muốn cô đến nhà chúng tôi.
Tuyết Ngân rít lên:
– Bà già kia, thật không biết thân phận của mình. Bà dám đuổi khách của bà chủ à?
Bà Kim chậm rãi:
– Tôi không dám. Nhưng cậu Bình ngày nào cũng dặn tôi, ngoại trừ cô không được vô nhà, còn ai thì chúng tôi cũng tiếp cả.
– Tôi cứ vô đấy, coi bà làm gì tôi.
Nghe tiếng ồn ào, bà Bính hỏi bà Kim:
– Chuyện gì mà om sòm vậy chị Kim?
Bà Kim chạy vào nhà:
– Bà chủ thứ lỗi. Cô Tuyết Ngân đòi vào thăm bà chủ. Nhưng cậu Bình dặn tôi, tuyệt đối không cho cô ta vào nhà trong thời gian này.
Thằng Bình dặn vậy à?
– Dạ.
Bà Bính nói:
– Dù sao nó đã đến đây, tức là nó có thiện chí tốt. Chị cứ cho nó vào. Tôi mời nó!
Bà Kim miễn cưỡng mở cửa. Tuyết Ngân đi nhanh tới bên bà Bính:
– Cháu muốn qua thăm bác thường ngày, nhưng lúc này muốn làm khách nhà bác khó quá Bác ổn không ạ?
Bã Bính thở hắt ra:
– Bác không sao. Bệnh người già, ăn không ngồi rồi một chỗ ấy mà. Cháu ghé bác có gì không.
– Dạ, không ạ:
Cháu muốn coi mặt con trai anh Bình.
– Nó nằm trong nôi đó:
Tuyết Ngân quay tới quay lui bên chiếc nôi đu nhỏ xíu, thấp tè:
Cô ta nói:
– Thằng bé hình như giống mẹ nhiều hơn.
Bà Bính nói:
– Cháu nhìn thế nào mà nói vậy? Nó giống y hệt cha nó lúc nhỏ.
Tuyết Ngân lập tức cười:
– Dạ, ý cháu muốn nói là con trai không, nên giống mẹ, sau này vừa yếu đuối vừa khốn khó.
Bà Bính lẩm bẩm:
– Hình như câu nói đó, ta có nghe qua.
– Thưa bà chủ, tôi mới về.
Bất chợt Hiệp xuất hiện. Hai tuần nay, anh không có mặt ở nhà đây. Anh không hề biết chuyện của Hương Giang. Anh không thích Tuyết Ngân, anh hay gọi cô ta là ''sao chổi", bài lần nào cô đến ngôi nhà này y như rằng lần đó nhà bà Bính xảy ra chuyện. Anh lờ đi như không thấy Ngân. Và lập tức, anh reo lên, vui vẻ:
– Ồ? Chả lẽ cô chủ đã sanh em bé rồi ư?
Bà Bính nói:
– Ừ. Nhưng thằng bé phải mổ mới đưa ra được. Cháu nhìn xem, nó giống ai hả Hiệp?
Hiệp nhìn chú nhóc, chót chét miệng đùa với nó, rồi nói:
– Thằng bé là bản sao của bố nó. Cháu nói đúng không, thưa bà chủ?
Bà Bính cười:
– Trẻ con thì cũng khó nói lắm. Nó lớn măng lớn sữa mỗi ngày. Hiệp này! Ta nghĩ cháu cũng nên tìm cho mình một mái gia đình. Đàn ông con trai, chưa yên ổn đường thê tử, chưa làm nên nghiệp lớn.
Hiệp nói:
– Nghèo lại xấu như cháu, ai người ta thèm hả bác?
Tuyết Ngân xỏ nhẹ:
– Biết đâu người ta chẳng có sẵn một tình yêu, không cần cưới, không cần nuôi, mai này vẫn có con để gọi bằng bố.
Hiệp sầm mặt:
– Cô nói năng thật khó nghe!
Quay lại bà Bính, Hiệp hỏi:
– Cậu chủ tới xí nghiệp hả bà?
– Ừ. Mấy lúc này, đơn đặt hàng nhiều, nó phải làm tăng giờ cho công nhân đấy.
– Vậy thì tốt quá. Cháu cũng ký xong hợp đồng cung cấp gạch ngói cho công trình xây dựng khu chung cư Láng Hạ. Hà Nội bắt đầu thay đổi, bác ạ.
Anh lại hỏi:
– Chị dâu khỏe không bà? Cháu có thể lên thăm không?
Bà Bính cười:
– Nếu cháu không cữ kiêng thì cứ lên thăm. Hương Giang yếu lắm, tưởng không qua được cửa sanh con. May là phước lớn mạng lớn.
Hiệp điềm đạm:
– Người nhà mà kiêng cữ gì, hả bà. Cháu xin phép.
Hiệp lên hết bậc cầu thang, anh nghe được câu nói của Tuyết Ngân:
Bác không nghĩ anh ta có vẻ nôn nóng cho sức khỏe của Hương Giang à.
– Chúng nó coi nhau là anh chị em, việc lo lắng cho nhau, là lẽ thường.
– Cháu lại có linh cảm khác.
Bà Bính cau mày:
– Ý cháu muốn nói, thằng Hiệp quá quan tâm đến vợ thằng Bình à?
– Có thể cháu lầm, hoặc do cuộc sống của cháu không có được những tình cảm như người trong nhà của bác.
Bà Bính im lặng. Bà nhìn thằng bé ngủ. Nó vó tư không cần biết đến cuộc đời quanh nó biến động thế nào. Con người ai cũng từng có một thời vô tư hồn nhiên như thế này.
Tháng năm trôi đi, con người đối diện thực tế khắc nghiệt, họ cũng trở lên khắc nghiệt lạnh lùng.
Buổi chiều, Bình về nhà vừa kịp bữa cơm tối. Anh chào mẹ, hỏi thăm sức khỏe của bà.
– Anh bảo bà Kim đem cơm lên phòng để anh ăn cùng vợ.
Bà Bính nói:
– Mẹ muốn hỏi con vài việc.
– Vâng, con sẵn sàng trả lời mẹ. Nhưng để sau bữa cơm, mẹ nhé.
– Mẹ muốn con ăn cơm cùng mẹ.
Bình nhìn bà, chăm chú:
– Mẹ có điều gì phải không?
– Không! Mẹ vẫn bình thường. Nhưng mẹ sợ những bữa cơm đơn độc.
Bình sựng lại. Anh thấy mình có lỗi. Và anh ngồi xuống. Suốt bữa cơm, mẹ anh ăn không nhiều, bà hay thở đài. Cuối bữa cơm bà nói:
– Thằng Hiệp có xuống xí nghiệp không?
Bình cười:
– Cậu ta vừa đi công tác về, theo nguyên tắc, ngày mai cậu ta mới phải đến xí nghiệp.
Cậu ta đến thăm mẹ à.
– Chính xác là thăm mẹ con Hương Giang. Chả hiểu sao, mẹ cứ linh cảm, thằng Hiệp đang có âm mưu gì đó:
Nó tỏ ra thân mật với vợ con lắm.
Bình cười:
– Mẹ nghĩ chuyện gì vậy? Hiệp là người đàng hoàng, nó sống trung thực với gia đình mình. Hiện tại, cậu ta theo đuổi bạn của Giang.
– Bạn của vợ con à? Đứa nào vậy?
– Hạ Thanh.
Bà Bính thở dài:
– Các con khiến mẹ luôn bị bất ngờ. Rốt cuộc cả hai đứa đều chọn lựa con gái nhà nghèo. Giá như cậu ta không ghét Tuyết Ngân, mẹ đã cố bù đắp mà tác thành cho họ.
– Con người Hiệp giàu tham vọng, nếu có tiền, cậu ta chắc chắn sẽ tiến rất xa.
Bình so vai:
– Mẹ không cần làm mai. So với con, Hiệp ghét Tuyết Ngân lắm. Cậu ta hay đi giao dịch, nên con gái thị xã này, tốt xấu thế nào, cậu ta rành như lòng bàn tay. Hạ Thanh bản lĩnh hơn cả Giang. Con chỉ sợ hai người ấy gặp trắc trở.
Cuộc đời luôn bày sự trớ trêu. Cái ta không muốn thì phải gặp.
Loại con gái có tiền như Tuyết Ngân thời nay đầy rẫy. Vô phước cho thằng đàn ông nào lấy nhằm loại phụ nữ đó, tan cữa nát nhà thôi mẹ ạ. Mẹ nên giảm dần sự giao tiếp với cô ta.
Bà Bính trầm ngâm:
– Nhưng chúng ta là người kinh doanh, vốn liếng ngoài cổ đông ra, chúng ta còn phải nhờ sự trợ giúp của ngân hàng. Có nên tuyệt tình luôn như vậy không con?
– Mẹ à! Bác Trí là giám đốc ngân hàng của tỉnh, còn chúng ta, phải vay vốn nhà nước, thì cũng phải đến ngân hàng của thị xã, có ai đi thẳng hoặc tắt ngang lên tỉnh được đâu Nguyên tắc không thay đổi, con phân tích để mẹ hiểu. Còn quan hệ gia đình bạn bè giữa mẹ và hai bác, thì chaẳng nên vì con cái mà trở mặt thành thù.
Bà Bính im lặng. Bữa cơm trôi qua, Bình chào mẹ rồi lên phòng riêng. Suốt buổi tối, hình như anh không ra khỏi phòng. Bà Bính thở dài. Con trai bà đang quên dần mẹ của nó. Bà không thể mất tình yêu thương của con. Bà muốn nó mãi mãi thuộc về bà, nghe lời bà như bao nhiêu năm trước đây.
Hai ngày sau, Tuyết Ngân lại ghé thăm bà Bính. Lần này, cô ta đem cho bà Bính một tin khá giật gân, nó khiến bà Bính giận dữ.
Tuyết Ngân thì thầm:
– Bác biết không? Cháu nghe người ta nói nhà bố mẹ Hương Giang chuẩn bị xây nhà. Họ bảo ông bà Quyền có phước, con gái lấy chồng giàu, đem tiền bạc về cho cha mẹ xây nhà, làm vốn. Gia đình chị Giang bây giờ đã làm chủ một cửa hàng sách lớn nhất thị xã mình.
Bà Bính hoang mang:
– Cháu không nghe lầm chứ?
– Không đâu bác ơi. Cửa hàng sách có, tên là “Hoa Hồng”. Dạo Hương Giang lấy anh Bình, nơi ấy chỉ là một cữa hàng văn phòng phẩm nhỏ. Kinh doanh mặt hàng này, chỉ gặp lúc học trò vô năm học thì hàng mới bán chạy.
Một năm được vài tháng, biết khi nào mới giàu. Vậy mà chỉ mới một năm, họ đã xây nhà, nâng cấp mặt bằng, nâng cấp vốn ... Rõ ràng họ phải cồ sự hỗ trợ ngâm. Và còn ai có khả năng ngoài con trai bác. Cháu không ngờ anh Bình lại dại gái như thế.
Bà Bính nghe lùng bùng cả lỗ tai. Không có lửa ắt không có khói. Con bà không đưa tiền cho bố mẹ vợ, tiền đâu họ xây nhà cửa, khuếch trương cửa hàng? Ôi trời! Có lẽ nào thằng con bà lại u mê đến mức đó?
Vậy là bà Bính bắt đầu vào cuộc, bà nhất định bắt Hương Giang phải trả giá.
Một đứa con gái nghèo, được bà chấp nhận yêu thương cho ăn học đầy đủ đã lấy oán trả ơn cho bà hay sao? Con bà không còn thương bà, chăm sóc bà như trước nữa, bao nhiêu đó chưa đủ hay sao, mà bây giờ Hương Giang còn mê hoặc Bình, để con bà tự tay dâng tài sản mồ hôi nước mắt cho nhà vợ. Bà không thể cam lòng!