Chương 2
Tác giả: Victor Hugo
Vài năm sau thành phố nhỏ M... bầu vị thị V trưởng của mình là một trong những nhà chế biến hạt huyền và pha lê giả ngọc giàu nhất địa phương. Và " lão Madeleine " mà có người còn nhớ đã trông thấy khi ông bước vào thành phố vào buổi chiều tháng chạp, túi trên lưng và cây gậy co mất trong tay, đã trở thành ông thị trưởng.
Người ta không biết gì về nguồn gốc của ông; ông là người lạ trong tỉnh. Người ta chỉ kể rằng ngày ông tới M..., bấy giờ một trận hỏa hoạn vừa bùng lên trong tòa nhà thị sảnh, người đàn ông đó đã xông vào lửa và liều cả tính mệnh mình để cứu hai đứa con của viên đại úy sở sen đầm. Nhờ thành tích đó mà người ta đã không nghĩ tới việc hỏi giấy thông hành của ông.
Đó là một người đàn ông năm mươi tuổi, có vẻ ưu tư và tốt bụng. Cách ăn mặc của ông, ngôn ngữ của ông là của một người thợ giản dị, và tài sản của ông chỉ độ vài trăm quan. Nhưng ngay khi ông tới M..., ông đã sử dụng vốn liếng mỏng manh đó để phục vụ một ý tưởng khôn khéo. Trong chế biến, ông đã thay thế gôm cánh kiến bằng nhựa thông và ông đã nghĩ tới việc thay thế những vòng gài dính liền nhau của những cái xuyến hạt huyền bằng những vòng gài nối nhau một cách đơn giản.
Sự thay đổi nhỏ đó đã làm giảm thiểu giá nguyên liệu một cách đáng kể và là một cuộc cách mạng. Mới không đầy năm năm, tác giả của phương thức đó đã trở nên giàu có và đã làm giàu cho địa phương. Thành phố M... biến thành một trung tâm doanh nghiệp quan trọng. Ngoài một triệu ông chi cho thành phố và cho những người
nghèo bằng cách lập một bịnh viện, một ngôi trường, một viện dưỡng nhi, những quỹ cứu trợ, ông còn gửi tại laffite một món tiền là sáu trăm ba mươi nghìn trăng.
Dù có tài sản và địa vị cao sang, ông vẫn giản dị như ngày đầu. ông hoàn tất chức trách thị trưởng của mình, nhưng ngoài công việc, ông vẫn sống cô đơn, nói ít, xa lánh những lễ nghi thường tình. Trong những phòng khách cầu kỳ của thành phố M..., người ta bảo : Đó là một con người quê mùa, không thích giao du". Nhưng
quần chúng lại ngưỡng mộ ông.
Đầu năm 1821 , các tờ báo ngày loan tin về cái chết của ông giám mục địa phận D..., một cái chết lành thánh ở tuổi tám mươi hai. Hôm sau, ông Madeleine xuất hiện
trong y phục màu đen, với một băng tang trên mũ. Điều đó tức thì khiến ông được ngưỡng mộ trong vùng ngoại Ô nhỏ xíu Saint-germany thuộc thành phố D..., và một vị nữ tu cao tuổi trong thế giới bé bỏng đầy trang nghiêm đó một buổi chiều đã đánh liều hỏi ông :
- ông thị trưởng chắc là em họ của đức ông quá cố?
- Không, thưa bà, ông Madeleine ôn tồn đáp, nhưng trong thời trẻ của mình, tôi là đầy tớ trong gia đình của ông ấy.
Bất kể câu trả lời đó, sự chống đối ngấm ngầm trong các phòng khách cũng giảm sút và tàn lụi hẳn; lòng tôn kính đối với ông Madeleine đã trở thành nhất trí. Từ các vùng lân cận cách hàng chục dặm, người ta đến thỉnh ý ông thị trưởng. Mỗi người xem ông là một quan tòa đúng nghĩa. Sự tôn kính lan khắp vùng như một sự lây
nhiễm.
Chỉ có một người tránh được sự lây nhiễm đó. Đó là một viên thanh tra cảnh sát tên Javert, và ông ta chỉ đến thành phố M... khi tài sản của người chủ xí nghiệp đã hình thành và khi "lão Madeleine" đã trở thành ông Madeleine.
Thời trẻ ông đã từng là nhân viên trong các nhà tù miền Nam. Nhờ tính thật thà, lương tâm, chức nghiệp, lòng dũng cảm, ông đã lần lượt leo lên các bậc thang nghề nghiệp. Dáng vẻ ông ta vừa vững vàng vừa khủng khiếp vừa khắc khổ vừa kiêu căng. Bất hạnh cho kẻ nào rơi vào tay ông ta; ông ta sẵn sàng bắt giữ cha mình với
sự thỏa mãn trong lòng do đức hạnh mang lại. Trọn cuộc đời ông ta bám chặt vào hai từ này : canh chừng và theo dõi. Cặp lông mày ông nhô lên trên đôi mắt âm u; những chòm râu rậm rạp phủ đầy đôi má của ông ta, tạo cho ông một bộ mặt chó gộc. Quả thật Javert nghiêm nghị trông giống một con chó gộc, nhưng khi cười, ông ta trở thành một con cọp.
Con người ghê gớm đó giống như một con mắt lúc nào cũng nhìn đăm đăm vào ông Madeleine, một con mắt nghi ngờ và ức đoán, ông Madeleine cuối cùng cũng nhận ra điều đó nhưng ông không tìm cách lẩn tránh cái nhìn đó và ông cư xử với Javert một cách thỏa mái và tốt đẹp
Tuy nhiên một ngày nọ, thái độ lạ lùng của viên cảnh sát chừng như gây ấn tượng mạnh mẽ cho ông Madeleine.
Đó là hôm sau một ngày mưa, mặt đất còn sũng ướt, và trên một con đường hẹp lây lội của thành phố M..., một người nông đần già, lão Fauchelevent, vừa ngã dưới chiếc xe mà con ngựa đã quị xuống. Cái ngã của người đàn ông khốn khổ đến nỗi chiếc xe chở nặng đè lên ngực lão. Người ta đã thử kéo lão ra nhưng vô ích, lão buông những tiếng rên thảm hại. Javert xuất hiện đúng lúc xảy ra tai nạn, và ông ta cho người đi tìm một con đội. ông Madeleine tới. Mọi người kính cẩn dang ra.
- Trong bao lâu mới có con đội, ông thị trưởng hỏi.
- Một khắc đồng hồ.
Không thể đợi một khắc đồng hồ được. Chiếc xe càng lún xuống trong từng phút một. Cần một người thiện chí luồn dưới xe và dùng lưng đỡ nó lên. Tôi xin biếu hai
mươi đồng tiền vàng cho ai có sức khỏe và tấm lòng.
Phải một con người khủng khiếp mới dùng lưng nâng nổi một chiếc xe như thế, Javert nói. Rồi nhìn đăm đăm vào ông Madeleine, ông ta tiếp lời : Tôi biết chỉ có một người làm được điều ông vừa yêu cầu. Đó là một người tù khổ sai của nhà tù Toulon.
- à! ông Madeleine buột miệng, và mặt ông biến sắc
- Cứu tôi với! lão Fauchelevent rên rỉ. Cứu tôi!
ông Madeleine ngẩng đầu nhìn những người nông dân đang bất động, và ông mỉm cười buồn bã. Thế rồi, không nói lời nào, ông sụp quì gối và trước khi đám đông kịp buông ra một tiếng kêu, ông đã ở dưới chiếc xe.
Một phút yên lặng và đợi chờ đáng sợ. Bỗng đâu người ta trông thấy chiếc xe nhúc nhích, từ từ nhấc lên, bánh xe ra khỏi chỗ lún được phân nữa. ông Madeleine kêu lên, giọng tất nghẽn : " Nhanh lên ! Giúp một tay ! " .
Bấy giờ mọi người nhào tới. Chiếc xe được đưa lên bằng hai mươi cánh tay. Lão Fauchelevent đã được thoát nạn.
ông Madeleine đứng dậy. ông đầm đìa mồ hôi và dính đầy bùn. Mọi người đều khóc; ông lão vừa hôn lên hai đầu gối của ông vừa khóc nức nở.
Còn ông, ông có vẻ mặt đau đớn và đầy thánh thiện; và ông nhìn thẳng vào Javert bằng con mắt bình thản.
ông lão Fauchelevent đã đỡ nhiều nhưng một trong hai đầu gối của ông bị chứng cứng liền khớp. ông Madeleine cho con người chất phác đó vào nữ tu viện thuộc khu St-antoine tại Paris với tư cách người làm vườn.
Còn Javert, sau nhiều ngày nghiền ngẫm những suy nghĩ đen tối, ông ta viết một lá thư tới Paris. Với địa chỉ đề ngoài bì thư : " Kính gởi ông Chabouillet, thư ký ông cảnh sát trưởng".
Một tháng đã trôi qua. Một buổi chiều nọ, ông Madeleine đang trong phòng làm việc của mình, lo giải quyết một vài công việc cấp bách của tòa thị chính thì Javert yêu cầu được nói chuyện với ông.
ông cần gì, hở ông thanh tra? ông Madeleine ôn tồn hỏi.
Javert im lặng một hồi, rồi với một vẻ trịnh trọng buồn bã, cuối cùng ông ta nói :
Một hành vi phạm tội của một viên chức đối với một quan chức lãnh đạo địa phương. Tôi đến, bởi đây là bổn phận của tôi, để tường trình sự việc lên ông. Viên chức có tội chính là tôi. Quan chức lãnh đạo địa phương chính là ông, ông thị trưởng ạ. Tôi đến thỉnh cầu ông bãi chức tôi.
ông Madeleine nhổm dậy trên chiếc ghế bành của mình, sửng sốt.
Tôi không hiểu gì cả, ông nói.
- ông sẽ hiểu, ông thị trưởng ạ. ông còn nhớ tai nạn của ông lão Fauchelevent chứ? Tôi đã tố giác với sở Cảnh sát Paris rằng ông là một cựu tù khổ sai.
Mặt ông Madeleine tái đi, nhưng ông vẫn bật cười.
- Tôi nghĩ, Javert nói, mắt nhìn xuống một cách nhẫn nhục, tôi nghĩ tôi đã nhận ra ông là một người tù khổ sai mà tôi đã trông thấy cách đây hai mươi năm khi tôi là thượng sĩ cai tù ở Toulon, một người tên Jean Valjean khi ra khỏi tù đã ăn trộm tại nhà một ông giám mục. Từ tám năm nay ông ta đã biến mất ... Tôi cứ ngỡ Cuối cùng tôi đã tố giác ông.
Và người ta đã trả lời ông thế nào? ông Madeleine hỏi giọng hoàn toàn dửng dưng.
- Rằng tôi điên. Jean Valjean đích thực đã được tìm ra. Đúng thế. Mùa thu năm nay tại Ailly-le-haut-clocher người ta đã bắt được một con người quê mùa tên Champmathieu. ông ta đã trèo tường bẻ một cành táo với nhiều trái táo. Đó chỉ là một vụ thuộc tòa tiểu hình thôi. Nhưng khi chuyển con người buồn cười đó đến nhà
tù Arras. một cựu tù khổ sai tên Brevet được giữ tại đó đã kêu lên khi trông thấy người trộm táo đi qua : " Ê ! Tôi biết người đó, đó là một cựu tù khổ sai, đó là Jean
Valjean ! Tụi này cùng ở chung với nhau tại Toulon mà !
Tên Champmathieu chối. Tất nhiên rồi! Người ta điều tra sâu về ông ta. Người ta biết được rằng khoảng ba mươi năm trước ông ta làm thợ tỉa cành cây tại nhiều địa phương, đặc biệt là tại Faverolles. Tại đây, người ta mất dấu ông ta. Lâu lắm sau đó, người ta gặp lại ông ta tại Auvergne, rồi tại Paris nơi ông ta bảo mình làm thợ đóng
xe bò và có một con gái làm thợ giặt ủi. Thế mà trước khi vào tù vì tội danh đánh cắp, Jean Valjean là thợ tỉa cành cây tại Faverolles. Còn sự kiện khác. Valjean có
tên thánh là Jean và mẹ ông ta có tên họ là Mathieu.
Không gì tự nhiên hơn khi ra khỏi nhà tù, ông ta muốn lẩn trốn bằng cách lấy tên của mẹ. ông ta sẽ lấy tên Jean Mathieu. ông ta đến Auvergne và cách phát âm của địa
phương biến ông thành Chan Mathieu từ đó có tên Champmathieu. Người ta điều tra tại Faverrolles. Gia đình Jean Valjean không còn ở đó nữa. Những giai tầng khốn khổ đó như bùn sình hoặc bụi bặm, chúng biến mất mà không để lại dấu vết. Người ta điều tra tại Toulon.
Cùng với Brevet, chỉ còn có hai người tù khổ sai từng biết Jean Valjean : Cochepaille và Chenildieu. Người ta đưa họ ra khỏi nhà tù, người ta dẫn họ đến, và cả hai không chút ngần ngại đã nhận ra Jean Valjean ngay.
Chính vào lúc đó tôi đã gửi thư tố giác. Người ta gọi tôi tới Arras. Người ta đưa Champmathieu đến gặp tôi ... Tôi cũng đã nhận ra ông ta.
ông có chắc không? ông Madeleine hỏi.
Dạ chắc, Javert nói với nụ cười đau khổ.
- Và người đàn ông đó nói sao?
- ông ta chối bai bải. ông ta dở trò cục súc nhưng chẳng có hiệu quả gì với ai. Vụ việc được xét xử vào ngày mai. Lão già vô lại sẽ bị kết án. Leo tường, bẻ nhánh cây, trộm táo, đối với một đứa trẻ đó là một trò nghịch ngợm, đối với một người tù khổ sai đó là một trọng tội. Không phải mấy ngày tù nữa, mà là chung thân khổ sai. Tối ngày mai sẽ có bản án.
Tốt, ông Madeleine nói. Và ông khoát tay ra lệnh cho Javert lui ra.
Xin lỗi ông thị trưởng, Javert nhỏ nhẹ tiếp lời, nhưng tôi xin nhắc ông nhớ tôi phải bị bãi chức.
- Để xem, ông Madeleine chậm rãi nói. Đó là một sự xúc phạm mà chỉ có tôi là người phán xét. Bây giờ thì ông hãy tiếp tục công việc của ông. Tôi ra lịnh cho ông đấy
Javert dời bước, vẻ cương quyết. ông Madeleine tựa vào bàn viết của mình, đưa tay bóp trán và ngẫm nghĩ rất lâu.
Đêm đã ập xuống. Trong bầu trời lạnh lẽo của mùa thu, những vì sao lấp lánh và trong ý thức con người đang mơ màng, những tia sáng chói lọi cũng rực lên như những vì sao. Hiện tại. Quá khứ. Những chặng đường khác nhau đó của một đời người đang sống lại trong trí nhớ đau thương kia.
Ngục tù, những năm tháng khốn khổ và phẫn nộ giữa những tên cai ngục tàn bạo và những người bạn tù nhục nhã, rồi chuyến đi dài băng qua nước Pháp như một con vật bị xua đuổi, gần như bị truy nã, những lời lẽ của một vị giám mục già làm thay đổi một tâm hồn; cuối cùng là thành phố M..., nơi ông đã tới, sự khôn khéo trong công việc làm ăn ngày phát đạt, cuộc sống yên bình chỉ bị ám ảnh bởi hai ý tưởng : che giấu tên mình và thánh hóa cuộc sống của mình, hai ý tưởng đó đã biến ông thành con người nhân từ và tốt bụng làm sao, đã hướng ông về phía bóng tối và khuyên ông những điều giống nhau.
ông Madeliene, hay đúng hơn người cựu tù khổ sai Joan Valjean, đang bám lấy hai ý tường đó trong sự bối rối khổ sở - khiến tâm hồn ông chao đảo. Nghe Javert nói trước tiên ông chỉ muốn chạy đi tự thú, kéo champmathieu ra khỏi nhà tù, nộp mình thay cho ông ta. nhưng ngay sau đó ông đã kịp ngăn chặn ý đồ cao cả đó ông đã lùi bước trước thái độ anh hùng.
Và giờ đây ông xem xét tình huống và thấy nó xa lạ quá ông đã đứng dậy, đóng và khóa lại cửa như để chế ngự trước nguy hiểm có thể xảy tới, ông đã thổi tắt ngọn đèn, ánh sáng của nó khiến ông khó chịu, dường như người ta có thể trông thấy ông. Người ta là ai đây?
đó là lương tâm của ông.
ông ngẫm nghĩ trong bóng tối. Một loạt những câu hỏi lướt qua trong đầu ông. Và ông ôm trán trong hài bàn tay để ngăn chặn chúng lại.
Tất cả những gì tôi đã làm cho tới ngày hôm nay, ông thì thầm, không là gì khác ngoài một cái lỗ tôi đào để chôn vùi cái tên của tôi trong đó. Và cái tên đó vừa vang dội bên tai tôi! Tôi đang trên bờ một vực thẳm, và ở đó có con người lạ mặt kia mà định mệnh ngỡ là tôi và đẩy xuống vực thay cho tôi. Nếu tôi để yên mọi việc, tôi sẽ không có gì để lo sợ bởi tôi cùng lúc có mặt trong nhà tù trong con người lão Champmathieu đó và có mặt trong xã hội dưới cái tên ông Madeleine.
ông bật ra một tiếng cười khẩy đau đớn nghe như một tiếng nức nở, và ông bất ngờ đốt lại cây nến. Tôi sợ gì chứ? ông tiếp tục thì thầm trong cơn rùng mình; bởi tôi đã thoát nạn và mọi việc đã kết thúc, còn tên Javert kia, con chó săn dễ sợ vẫn ngây người trước tôi, đã hoàn toàn mất dấu. Hắn lo bắt Jean Valjean, và tôi chẳng can hệ gì trong chuyện đó! Chính trời đã làm hết mọi việc. Chính Thượng đế muốn tôi phải tiếp tục những việc tôi đã khởi đầu, tôi phải làm điều thiện, tôi phải là bạn của người
nghèo khổ và kẻ bất hạnh..., một tấm gương đáng khích lệ Vả chăng tôi không có một nhiệm vụ cấp bách là gì ?
Tôi đã không hứa với người phụ nữ bất hạnh đó, người nữ công nhân có thể đang chết dần vì đói nghèo và bịnh tật đó mà tôi đã yêu cầu người ta nhận vào bịnh viện, hứa đi trời. Trong khi nếu tôi nộp mình, nếu vì bổn phận mà tôi trở lại là tên tù khổ sai Jean Valjean, đích thực đó là tôi hoàn tất cuộc hồi sinh của mình, tôi vĩnh viễn đóng chặt cửa địa ngục từ đó tôi đã bước ra. Nếu tôi không làm thế, thì trọn cuộc đời hiện tại của tôi sẽ vô ích, trọn sự sám hối của tôi cũng vất đi. Và ông giám mục sẽ nói gì đây, ông vốn đã trông thấy tâm hồn tôi, bộ mặt thật của tôi trong khi mọi người chỉ trông thấy mặt nạ của tôi?
ông ngồi trở lại, sắp xếp lại mấy quyển sách, ném vào lửa một xấp giấy nợ của những người buôn bán nhỏ túng thiếu. Tiếp theo ông viết cho ông chủ nhà băng của mình một bức thư mà ông niêm lại và cho vào túi. Thỉnh thoảng, ông ngẩng đầu lên, chừng như lắng nghe một giọng nói, một giọng nói nghiêm khắc và đầy thuyết phục mà mỗi con người đều cưu mang nơi bản thân mình, như một quan tòa. Và trán ông đầm đìa mồ hôi.
Rời khỏi gian phòng bình yên này? ông nhủ thầm. Không dạo bước nữa trên ruộng đồng! Không nghe nữa tiếng chim vào tháng năm! Không cho quà các cháu nhỏ
nữa? Tôi sẽ không đọc, không viết nữa trên cái bàn này!
Chúa ơi, thay vào tất cả những điều đó, là nhà tù, xiêng xích, áo vét đỏ, ngục tối, roi vọt của lính coi tù, đào bới ! ôi, khốn khổ làm sao!
ông gục đầu vào ngực. Những tiếng khóc nức nở nghẽn tắt và não lòng làm tan nát lòng ông. ông lại quay quắt trước sự chọn lựa đau lòng : ở lại thiên đường và trở
thành quỷ dữ ở đó, hoặc trở về với địa ngục và trở thành thiên thần
Cứ thế mà tâm hồn khốn khổ đó dãy dua trong lo lắng, muộn phiền.
ông ngủ giấc ngủ nặng trĩu. Khi ông thức giấc, một buổi bình minh, mờ đục và giá lạnh, đã nhen lên yếu ớt.
ông đứng dậy, ông cảm thấy đầu óc trống hoác, không một ý tưởng. Gần như máy móc, ông khoác chiếc rây đanh gột, cầm lên chiếc áo rộng, chiếc nón rộng vành và
bước ra khỏi phòng, rồi bước ra khỏi nhà, lặng lẽ như một cái bóng.
ông đi đâu? Đến Arras. Để làm gì? ông không biết nữa. ông tự nhủ, tôi tự mình phê phán sự vật.
Hai tiếng đồng hồ sau, ông ngồi trên chiếc xe ngựa chở thư chạy nhanh trên đường về hướng Bắc.
ông nghĩ gì về trên trọn quãng đường đó? ông nhìn những hàng cây, những mái tranh, những cánh đồng được trồng trọt lướt qua trong một sự chiêm ngưỡng mơ hồ
bóng đen của những cái cối xay phủ vải đầu càng bổ xung cho tâm hồn nặng trĩu của ông vẻ buồn thảm, tiêu điều Những lần dừng xe, những lần thay ngựa không gây
cho ông chút cảm giác nào. Người đánh xe, sau những lần thử bắt chuyện, đã thấy mệt mỏi với sự im lặng đó và chỉ nhìn người khách quá trầm tư kia bằng một con mắt
nham hiểm.
Tại sao ông Madeleine lại đi Arras? anh ta tự hỏi.
Khi xe thư chạy vào dưới cửa xe ra vào của tòa nhà bưu điện tại Anas thì đã gần tám giờ rưỡi. Trước khi đến tòa án, ông hỏi thăm xem có cách nào trở về thành phố
M... ngay đêm nay không. ông giữ chỗ và trả tiền. Xong đâu đó, ông rời khỏi khách sạn và đi về phía tòa án.
Khi tới đó, ông chạm mặt một nhóm luật sư đang bàn về phán quyết và việc kết án.
- Đến đâu rồi, thưa ông? ông hỏi một người trong bọn họ.
- Xong rồi.
Xong rồi à?
ông nhấn giọng khi lập lại từ đó khiến ông luật sư kinh ngạc.
- Chắc ông là một người thân, ông ta nói. ông mong điều gì chứ, người đàn bà đó đã giết người; việc kết án bà ta là điều chắc chắn...
- Nhưng mà..., ông Madeleine tiếp lời một cách rụt rè. Vụ kia sao?
- Kìa, ông không thấy các cửa sổ sáng đèn kia sao? Vụ đó đang được xét xử.
ông Madeleine buông một tiếng thở dài, chỉ trong mấy khoảng khắc ông cảm nhận gần như tất cả những xúc động có thể có. Vụ việc chưa xong, ông không thể nói mình đang hài lòng hay buồn đau nữa.
ông thấy cửa phòng xử án đang đóng. Nhưng khi biết ông thị trưởng thành phố M... muốn dự phiên toà, ông chánh án tòa đại hình cho mời ông vào ngay một cách trân trọng. Người ta mời ông ngồi trong nhóm luật sư.
ông như không nhận ra những sự chào hỏi người ta dành cho mình, bởi ông đang chìm đầm trong một thứ ảo giác. ông đưa mắt nhìn quanh.
Những ông thẩm phán, một viên lục sự, những viên sen đầm, những bộ mặt hiếu kỳ một cách tàn nhẫn, ông đã từng trông thấy cảnh tượng này xưa kia. ông thấy xuất hiện trở lại những dáng vẻ gớm ghiếc của quá khứ ông. Và do một trò chơi bi đát của định mệnh mà người đàn ông người ta đang xét xử kia, mọi người đều gọi cho ông ta là Jean Valjean.
Lúc ông bước vào, luật sư bị cáo vùa kết thúc phần biện hộ của mình. Sự chú ý của mọi người được kích thích tới cao điểm. Từ ba tiếng đồng hồ rồi, đám đông đã chứng kiến một con người khốn khổ cực kỳ ngây ngô trĩu xuống dưới sức nặng của một vẻ chân thực khủng khiếp, hoặc con người đó cực kỳ khôn khéo chỉ có cách chống đỡ là chối bay tất cả, tội trộm cũng như tư cách tù khổ sai
Luật sư biện hộ đã bênh vực khá tốt, bằng lời lẽ hoa mỹ. Nhưng trước sự đồng thanh của những lời thừa nhận, ông không dám tranh luận về lý lịch của thân chủ và ông giới hạn trong việc yêu cầu bồi thẩm đoàn tòa án không nên tỏ ra thiếu tình cảm thương hại đối với người tù khổ sai tái phạm.
ông chưởng lý đáp lại người biện hộ. ông tỏ ra mãnh liệt và đầy văn vẻ như các ông chưởng lý thường khi vẫn tỏ ra. Và ông đòi một bản án nghiêm khắc, nghĩa là chung thân khổ sai chủ yếu dựa trên tội phạm cũ tại nhà ông giám mục địa phận D... hơn là việc bẻ cành táo đã khiến cho bị cáo bị bắt.
Đã tới lúc khép lại các cuộc tranh luận. ông chánh án đặt câu hỏi theo thông lệ : Anh có điều gì cần nói thêm để biện hộ cho mình không'? "
Champmathieu đưa mắt nhìn quanh vẻ mặt ngây dại. ông ta cuộn tròn một chiếc mũ vải bẩn thỉu trong hai bàn tay.
- Tôi phải nói điều này, ông ta nói giọng khàn đục. Tôi là thợ đóng xe ngựa tại Paris, ngay tại nhà ông Baloup. Nếu người ta không tìm ra ông ấy được nữa, điều đó chẳng phải lỗi tại tôi chút nào. Tôi đã năm mươi ba tuổi rồi Đã vậy tôi còn có đứa con gái làm thợ giặt ủi và chỉ kiếm được ít tiền. Chồng nó đánh đập nó. Nó chết. Các ông gọi tôi là Jean Valjean, Jean Mathieu à? Và còn chuyện gì lôi thôi nữa. Các ông hỏi tôi sinh trưởng tại đâu, tôi chẳng biết gì cả. Khi tôi còn là đứa trẻ người ta gọi tôi là cậu bé" bây giờ người ta gọi tôi là lão già . Đó là những tên thánh của tôi. Hãy cứ cho là vậy đi nếu các ông thích. Tôi đã ở Auvergne, tôi đã ở Faverolles - Pardi. Bộ người ta không thể ở Faverolles mà không đi tù được sao? Tôi đã nói với các ông là tôi không có ăn trộm và tôi là lão già Champmathieu. Tại sao người ta cứ truy đuổi tôi mãi thế?
- Bị cáo, ông chưởng lý nói giọng nghiêm khắc, coi chừng đấy, những lởi cãi chối của anh chỉ là một thủ đoạn tệ hại thôi. Những người bạn tù cũ của anh, Brevet, Chenildieu, Cochepaille, đều đã nhận ra anh, ông vừa dứt lời vừa đưa tay chỉ ba người tù khổ sai mặc áo tơi đỏ đội mũ vải xanh đang ngồi nơi chiếc ghế dài dành cho
nhân chứng giữa hai viên sen đầm. Đừng chối nữa. ông không thuyết phục được ai đâu.
- à! Thế đấy! Champmathieu vừa nói vừa nhìn đám người chứng buộc tội với vẻ mặt ngốc nghếch.
lạ kỳ thật!
ông chánh án hỏi ông ta :
- Bị cáo, anh nghe rồi chứ? Anh còn gì để nói không?
Tôi nói : hay thật! Champmathieu lập lại giọng lầm bầm.
Tiếng xôn xao nổi lên từ phía công chúng và gần như vọng tới bồi thẩm đoàn. Đương nhiên là lão già đã thất bại.
- Thừa phát lại, ông chánh án nói, hãy bảo mọi người im lặng. Tôi sẽ kết thúc mọi cuộc tranh biện.
Bấy giở một giọng nói buồn thảm và ghê rợn vang lên
- Brevet, Chenildieu, Cochepaille ! Hãy nhìn về phía này.
Mọi con mất đều hướng về điểm xuất phát của giọng nói. Một người đàn ông vừa đứng dậy trong nhóm luật sư ông cầm chiếc mũ trong bàn tay, chiếc áo rây đanh gột của ông gài nút tươm tất. ông nhợt nhạt và hơi run. Mái tóc của ông hãy còn muối tiêu lúc ông tới Anas đã trở nên bạc trắng, chỉ trong một tiếng đồng hồ. Hai
mươi người nhận ra ông và đồng thanh kêu lên.
- ông Madeleine !
Còn ông thì tiến bước về phía ba người tù khổ sai.
- Các anh không nhận ra tôi hay sao'? ông nói. Kìa, tôi thì nhận ra các anh cơ mà ! Brevet, anh còn nhớ không .
- ông ngừng nói, lưỡng lự một hồi và hỏi tiếp lời - anh còn nhớ những cái vải đeo quần bằng vải dan kẻ Ô mà, anh có được trong tù không? Còn cậu, Chenildieu, tự đặt biệt danh là "Je-ni-dieu", cậu có vai trái phỏng nặng bởi ngày nọ cậu đã nằm trên một cái lò đầy than hồng để xóa đi ba chữ : I.F.P.
- Đúng thế. Chenildieu nói.
- Còn cậu, Cochepaille, cậu có ở khuỷu tay trái của cậu ngày hoàng đế đến channes : một tháng ba 1815 . Hãy kéo tay áo lên xem?
Cochepaille kéo tay áo lên. Một viên sen đầm mang một mang một cây đèn tới. Đúng là có ghi ngày đó ông Madeleine quay về phía cử tọa và các thẩm phán vời một nụ cười vừa đắc thắng vừa tuyệt vọng.
Mọi người đều thấy tôi chính là Jean Valjean, ông nói. ông chánh án và ông chưởng lý, tôi biết các ông nghĩ gì. Mới đây các ông đã nghĩ rằng tôi điên. Không, tôi là một con người cực kỳ bất hạnh. Tôi đã làm hết sức mình, tôi đã lẩn tránh trong một cái tên. Tôi đã trở nên giàu có Tôi đã trở thành thị trưởng. Tôi muốn trở về với những con người lương thiện. Dường như điều đó không được. Tôi đã trộm nhà đức giám mục, đúng thế. Lòng tốt của ông ấy đã cứu tôi cũng như sự nghiêm khắc đã làm hỏng tôi. Nhưng các ông không thể nào hiểu được tôi luôn nói gì đâu. Javert, ông ấy đã nhận ra tôi. Tôi không muốn quấy rầy cử tọa thêm nữa. Tôi đi đây bởi người ta
không bắt tôi. Tôi có nhiều việc phải làm. Các ông biết tôi là ai, tôi đi đâu. ông chưởng lý, tôi vẫn thuộc quyền quyết định của ông.
ông đi về phía cửa. Không một giọng nói cất lên, không một cánh tay đưa ra để cản ông. Mọi người đều ngẩn ra. Trong cái nhìn của ông có vẻ gì siêu phàm khiến muôn người phải lùi lại và đứng về một bên trước một con người. Đến cửa ông quay lại.
Tất cả các người ở đây, các người thấy tôi đáng thương xót chứ? Chúa ơi, khi nghĩ tới điều tôi sắp sửa làm, tôi thấy mình đáng đố kỵ. Tuy nhiên, tốt hơn có lẽ tôi nên mong rằng tất cả chuyện này đừng xảy ra.
ông bước ra ngoài. Không đầy một tiếng đồng hồ sau, phán quyết của tòa án minh giải cho bị cáo Champmathieu khỏi mọi lời buộc tội, và ông này được trả tự do tức khắc. ông ta bước đi trong sững sờ, ông ta nghĩ mọi người đều điên cả rồi và ông chẳng hiểu ra làm sao cả.
Vài năm sau thành phố nhỏ M... bầu vị thị V trưởng của mình là một trong những nhà chế biến hạt huyền và pha lê giả ngọc giàu nhất địa phương. Và " lão Madeleine " mà có người còn nhớ đã trông thấy khi ông bước vào thành phố vào buổi chiều tháng chạp, túi trên lưng và cây gậy co mất trong tay, đã trở thành ông thị trưởng.
Người ta không biết gì về nguồn gốc của ông; ông là người lạ trong tỉnh. Người ta chỉ kể rằng ngày ông tới M..., bấy giờ một trận hỏa hoạn vừa bùng lên trong tòa nhà thị sảnh, người đàn ông đó đã xông vào lửa và liều cả tính mệnh mình để cứu hai đứa con của viên đại úy sở sen đầm. Nhờ thành tích đó mà người ta đã không nghĩ tới việc hỏi giấy thông hành của ông.
Đó là một người đàn ông năm mươi tuổi, có vẻ ưu tư và tốt bụng. Cách ăn mặc của ông, ngôn ngữ của ông là của một người thợ giản dị, và tài sản của ông chỉ độ vài trăm quan. Nhưng ngay khi ông tới M..., ông đã sử dụng vốn liếng mỏng manh đó để phục vụ một ý tưởng khôn khéo. Trong chế biến, ông đã thay thế gôm cánh kiến bằng nhựa thông và ông đã nghĩ tới việc thay thế những vòng gài dính liền nhau của những cái xuyến hạt huyền bằng những vòng gài nối nhau một cách đơn giản.
Sự thay đổi nhỏ đó đã làm giảm thiểu giá nguyên liệu một cách đáng kể và là một cuộc cách mạng. Mới không đầy năm năm, tác giả của phương thức đó đã trở nên giàu có và đã làm giàu cho địa phương. Thành phố M... biến thành một trung tâm doanh nghiệp quan trọng. Ngoài một triệu ông chi cho thành phố và cho những người
nghèo bằng cách lập một bịnh viện, một ngôi trường, một viện dưỡng nhi, những quỹ cứu trợ, ông còn gửi tại laffite một món tiền là sáu trăm ba mươi nghìn trăng.
Dù có tài sản và địa vị cao sang, ông vẫn giản dị như ngày đầu. ông hoàn tất chức trách thị trưởng của mình, nhưng ngoài công việc, ông vẫn sống cô đơn, nói ít, xa lánh những lễ nghi thường tình. Trong những phòng khách cầu kỳ của thành phố M..., người ta bảo : Đó là một con người quê mùa, không thích giao du". Nhưng
quần chúng lại ngưỡng mộ ông.
Đầu năm 1821 , các tờ báo ngày loan tin về cái chết của ông giám mục địa phận D..., một cái chết lành thánh ở tuổi tám mươi hai. Hôm sau, ông Madeleine xuất hiện
trong y phục màu đen, với một băng tang trên mũ. Điều đó tức thì khiến ông được ngưỡng mộ trong vùng ngoại Ô nhỏ xíu Saint-germany thuộc thành phố D..., và một vị nữ tu cao tuổi trong thế giới bé bỏng đầy trang nghiêm đó một buổi chiều đã đánh liều hỏi ông :
- ông thị trưởng chắc là em họ của đức ông quá cố?
- Không, thưa bà, ông Madeleine ôn tồn đáp, nhưng trong thời trẻ của mình, tôi là đầy tớ trong gia đình của ông ấy.
Bất kể câu trả lời đó, sự chống đối ngấm ngầm trong các phòng khách cũng giảm sút và tàn lụi hẳn; lòng tôn kính đối với ông Madeleine đã trở thành nhất trí. Từ các vùng lân cận cách hàng chục dặm, người ta đến thỉnh ý ông thị trưởng. Mỗi người xem ông là một quan tòa đúng nghĩa. Sự tôn kính lan khắp vùng như một sự lây
nhiễm.
Chỉ có một người tránh được sự lây nhiễm đó. Đó là một viên thanh tra cảnh sát tên Javert, và ông ta chỉ đến thành phố M... khi tài sản của người chủ xí nghiệp đã hình thành và khi "lão Madeleine" đã trở thành ông Madeleine.
Thời trẻ ông đã từng là nhân viên trong các nhà tù miền Nam. Nhờ tính thật thà, lương tâm, chức nghiệp, lòng dũng cảm, ông đã lần lượt leo lên các bậc thang nghề nghiệp. Dáng vẻ ông ta vừa vững vàng vừa khủng khiếp vừa khắc khổ vừa kiêu căng. Bất hạnh cho kẻ nào rơi vào tay ông ta; ông ta sẵn sàng bắt giữ cha mình với
sự thỏa mãn trong lòng do đức hạnh mang lại. Trọn cuộc đời ông ta bám chặt vào hai từ này : canh chừng và theo dõi. Cặp lông mày ông nhô lên trên đôi mắt âm u; những chòm râu rậm rạp phủ đầy đôi má của ông ta, tạo cho ông một bộ mặt chó gộc. Quả thật Javert nghiêm nghị trông giống một con chó gộc, nhưng khi cười, ông ta trở thành một con cọp.
Con người ghê gớm đó giống như một con mắt lúc nào cũng nhìn đăm đăm vào ông Madeleine, một con mắt nghi ngờ và ức đoán, ông Madeleine cuối cùng cũng nhận ra điều đó nhưng ông không tìm cách lẩn tránh cái nhìn đó và ông cư xử với Javert một cách thỏa mái và tốt đẹp
Tuy nhiên một ngày nọ, thái độ lạ lùng của viên cảnh sát chừng như gây ấn tượng mạnh mẽ cho ông Madeleine.
Đó là hôm sau một ngày mưa, mặt đất còn sũng ướt, và trên một con đường hẹp lây lội của thành phố M..., một người nông đần già, lão Fauchelevent, vừa ngã dưới chiếc xe mà con ngựa đã quị xuống. Cái ngã của người đàn ông khốn khổ đến nỗi chiếc xe chở nặng đè lên ngực lão. Người ta đã thử kéo lão ra nhưng vô ích, lão buông những tiếng rên thảm hại. Javert xuất hiện đúng lúc xảy ra tai nạn, và ông ta cho người đi tìm một con đội. ông Madeleine tới. Mọi người kính cẩn dang ra.
- Trong bao lâu mới có con đội, ông thị trưởng hỏi.
- Một khắc đồng hồ.
Không thể đợi một khắc đồng hồ được. Chiếc xe càng lún xuống trong từng phút một. Cần một người thiện chí luồn dưới xe và dùng lưng đỡ nó lên. Tôi xin biếu hai
mươi đồng tiền vàng cho ai có sức khỏe và tấm lòng.
Phải một con người khủng khiếp mới dùng lưng nâng nổi một chiếc xe như thế, Javert nói. Rồi nhìn đăm đăm vào ông Madeleine, ông ta tiếp lời : Tôi biết chỉ có một người làm được điều ông vừa yêu cầu. Đó là một người tù khổ sai của nhà tù Toulon.
- à! ông Madeleine buột miệng, và mặt ông biến sắc
- Cứu tôi với! lão Fauchelevent rên rỉ. Cứu tôi!
ông Madeleine ngẩng đầu nhìn những người nông dân đang bất động, và ông mỉm cười buồn bã. Thế rồi, không nói lời nào, ông sụp quì gối và trước khi đám đông kịp buông ra một tiếng kêu, ông đã ở dưới chiếc xe.
Một phút yên lặng và đợi chờ đáng sợ. Bỗng đâu người ta trông thấy chiếc xe nhúc nhích, từ từ nhấc lên, bánh xe ra khỏi chỗ lún được phân nữa. ông Madeleine kêu lên, giọng tất nghẽn : " Nhanh lên ! Giúp một tay ! " .
Bấy giờ mọi người nhào tới. Chiếc xe được đưa lên bằng hai mươi cánh tay. Lão Fauchelevent đã được thoát nạn.
ông Madeleine đứng dậy. ông đầm đìa mồ hôi và dính đầy bùn. Mọi người đều khóc; ông lão vừa hôn lên hai đầu gối của ông vừa khóc nức nở.
Còn ông, ông có vẻ mặt đau đớn và đầy thánh thiện; và ông nhìn thẳng vào Javert bằng con mắt bình thản.
ông lão Fauchelevent đã đỡ nhiều nhưng một trong hai đầu gối của ông bị chứng cứng liền khớp. ông Madeleine cho con người chất phác đó vào nữ tu viện thuộc khu St-antoine tại Paris với tư cách người làm vườn.
Còn Javert, sau nhiều ngày nghiền ngẫm những suy nghĩ đen tối, ông ta viết một lá thư tới Paris. Với địa chỉ đề ngoài bì thư : " Kính gởi ông Chabouillet, thư ký ông cảnh sát trưởng".
Một tháng đã trôi qua. Một buổi chiều nọ, ông Madeleine đang trong phòng làm việc của mình, lo giải quyết một vài công việc cấp bách của tòa thị chính thì Javert yêu cầu được nói chuyện với ông.
ông cần gì, hở ông thanh tra? ông Madeleine ôn tồn hỏi.
Javert im lặng một hồi, rồi với một vẻ trịnh trọng buồn bã, cuối cùng ông ta nói :
Một hành vi phạm tội của một viên chức đối với một quan chức lãnh đạo địa phương. Tôi đến, bởi đây là bổn phận của tôi, để tường trình sự việc lên ông. Viên chức có tội chính là tôi. Quan chức lãnh đạo địa phương chính là ông, ông thị trưởng ạ. Tôi đến thỉnh cầu ông bãi chức tôi.
ông Madeleine nhổm dậy trên chiếc ghế bành của mình, sửng sốt.
Tôi không hiểu gì cả, ông nói.
- ông sẽ hiểu, ông thị trưởng ạ. ông còn nhớ tai nạn của ông lão Fauchelevent chứ? Tôi đã tố giác với sở Cảnh sát Paris rằng ông là một cựu tù khổ sai.
Mặt ông Madeleine tái đi, nhưng ông vẫn bật cười.
- Tôi nghĩ, Javert nói, mắt nhìn xuống một cách nhẫn nhục, tôi nghĩ tôi đã nhận ra ông là một người tù khổ sai mà tôi đã trông thấy cách đây hai mươi năm khi tôi là thượng sĩ cai tù ở Toulon, một người tên Jean Valjean khi ra khỏi tù đã ăn trộm tại nhà một ông giám mục. Từ tám năm nay ông ta đã biến mất ... Tôi cứ ngỡ Cuối cùng tôi đã tố giác ông.
Và người ta đã trả lời ông thế nào? ông Madeleine hỏi giọng hoàn toàn dửng dưng.
- Rằng tôi điên. Jean Valjean đích thực đã được tìm ra. Đúng thế. Mùa thu năm nay tại Ailly-le-haut-clocher người ta đã bắt được một con người quê mùa tên Champmathieu. ông ta đã trèo tường bẻ một cành táo với nhiều trái táo. Đó chỉ là một vụ thuộc tòa tiểu hình thôi. Nhưng khi chuyển con người buồn cười đó đến nhà
tù Arras. một cựu tù khổ sai tên Brevet được giữ tại đó đã kêu lên khi trông thấy người trộm táo đi qua : " Ê ! Tôi biết người đó, đó là một cựu tù khổ sai, đó là Jean
Valjean ! Tụi này cùng ở chung với nhau tại Toulon mà !
Tên Champmathieu chối. Tất nhiên rồi! Người ta điều tra sâu về ông ta. Người ta biết được rằng khoảng ba mươi năm trước ông ta làm thợ tỉa cành cây tại nhiều địa phương, đặc biệt là tại Faverolles. Tại đây, người ta mất dấu ông ta. Lâu lắm sau đó, người ta gặp lại ông ta tại Auvergne, rồi tại Paris nơi ông ta bảo mình làm thợ đóng
xe bò và có một con gái làm thợ giặt ủi. Thế mà trước khi vào tù vì tội danh đánh cắp, Jean Valjean là thợ tỉa cành cây tại Faverolles. Còn sự kiện khác. Valjean có
tên thánh là Jean và mẹ ông ta có tên họ là Mathieu.
Không gì tự nhiên hơn khi ra khỏi nhà tù, ông ta muốn lẩn trốn bằng cách lấy tên của mẹ. ông ta sẽ lấy tên Jean Mathieu. ông ta đến Auvergne và cách phát âm của địa
phương biến ông thành Chan Mathieu từ đó có tên Champmathieu. Người ta điều tra tại Faverrolles. Gia đình Jean Valjean không còn ở đó nữa. Những giai tầng khốn khổ đó như bùn sình hoặc bụi bặm, chúng biến mất mà không để lại dấu vết. Người ta điều tra tại Toulon.
Cùng với Brevet, chỉ còn có hai người tù khổ sai từng biết Jean Valjean : Cochepaille và Chenildieu. Người ta đưa họ ra khỏi nhà tù, người ta dẫn họ đến, và cả hai không chút ngần ngại đã nhận ra Jean Valjean ngay.
Chính vào lúc đó tôi đã gửi thư tố giác. Người ta gọi tôi tới Arras. Người ta đưa Champmathieu đến gặp tôi ... Tôi cũng đã nhận ra ông ta.
ông có chắc không? ông Madeleine hỏi.
Dạ chắc, Javert nói với nụ cười đau khổ.
- Và người đàn ông đó nói sao?
- ông ta chối bai bải. ông ta dở trò cục súc nhưng chẳng có hiệu quả gì với ai. Vụ việc được xét xử vào ngày mai. Lão già vô lại sẽ bị kết án. Leo tường, bẻ nhánh cây, trộm táo, đối với một đứa trẻ đó là một trò nghịch ngợm, đối với một người tù khổ sai đó là một trọng tội. Không phải mấy ngày tù nữa, mà là chung thân khổ sai. Tối ngày mai sẽ có bản án.
Tốt, ông Madeleine nói. Và ông khoát tay ra lệnh cho Javert lui ra.
Xin lỗi ông thị trưởng, Javert nhỏ nhẹ tiếp lời, nhưng tôi xin nhắc ông nhớ tôi phải bị bãi chức.
- Để xem, ông Madeleine chậm rãi nói. Đó là một sự xúc phạm mà chỉ có tôi là người phán xét. Bây giờ thì ông hãy tiếp tục công việc của ông. Tôi ra lịnh cho ông đấy
Javert dời bước, vẻ cương quyết. ông Madeleine tựa vào bàn viết của mình, đưa tay bóp trán và ngẫm nghĩ rất lâu.
Đêm đã ập xuống. Trong bầu trời lạnh lẽo của mùa thu, những vì sao lấp lánh và trong ý thức con người đang mơ màng, những tia sáng chói lọi cũng rực lên như những vì sao. Hiện tại. Quá khứ. Những chặng đường khác nhau đó của một đời người đang sống lại trong trí nhớ đau thương kia.
Ngục tù, những năm tháng khốn khổ và phẫn nộ giữa những tên cai ngục tàn bạo và những người bạn tù nhục nhã, rồi chuyến đi dài băng qua nước Pháp như một con vật bị xua đuổi, gần như bị truy nã, những lời lẽ của một vị giám mục già làm thay đổi một tâm hồn; cuối cùng là thành phố M..., nơi ông đã tới, sự khôn khéo trong công việc làm ăn ngày phát đạt, cuộc sống yên bình chỉ bị ám ảnh bởi hai ý tưởng : che giấu tên mình và thánh hóa cuộc sống của mình, hai ý tưởng đó đã biến ông thành con người nhân từ và tốt bụng làm sao, đã hướng ông về phía bóng tối và khuyên ông những điều giống nhau.
ông Madeliene, hay đúng hơn người cựu tù khổ sai Joan Valjean, đang bám lấy hai ý tường đó trong sự bối rối khổ sở - khiến tâm hồn ông chao đảo. Nghe Javert nói trước tiên ông chỉ muốn chạy đi tự thú, kéo champmathieu ra khỏi nhà tù, nộp mình thay cho ông ta. nhưng ngay sau đó ông đã kịp ngăn chặn ý đồ cao cả đó ông đã lùi bước trước thái độ anh hùng.
Và giờ đây ông xem xét tình huống và thấy nó xa lạ quá ông đã đứng dậy, đóng và khóa lại cửa như để chế ngự trước nguy hiểm có thể xảy tới, ông đã thổi tắt ngọn đèn, ánh sáng của nó khiến ông khó chịu, dường như người ta có thể trông thấy ông. Người ta là ai đây?
đó là lương tâm của ông.
ông ngẫm nghĩ trong bóng tối. Một loạt những câu hỏi lướt qua trong đầu ông. Và ông ôm trán trong hài bàn tay để ngăn chặn chúng lại.
Tất cả những gì tôi đã làm cho tới ngày hôm nay, ông thì thầm, không là gì khác ngoài một cái lỗ tôi đào để chôn vùi cái tên của tôi trong đó. Và cái tên đó vừa vang dội bên tai tôi! Tôi đang trên bờ một vực thẳm, và ở đó có con người lạ mặt kia mà định mệnh ngỡ là tôi và đẩy xuống vực thay cho tôi. Nếu tôi để yên mọi việc, tôi sẽ không có gì để lo sợ bởi tôi cùng lúc có mặt trong nhà tù trong con người lão Champmathieu đó và có mặt trong xã hội dưới cái tên ông Madeleine.
ông bật ra một tiếng cười khẩy đau đớn nghe như một tiếng nức nở, và ông bất ngờ đốt lại cây nến. Tôi sợ gì chứ? ông tiếp tục thì thầm trong cơn rùng mình; bởi tôi đã thoát nạn và mọi việc đã kết thúc, còn tên Javert kia, con chó săn dễ sợ vẫn ngây người trước tôi, đã hoàn toàn mất dấu. Hắn lo bắt Jean Valjean, và tôi chẳng can hệ gì trong chuyện đó! Chính trời đã làm hết mọi việc. Chính Thượng đế muốn tôi phải tiếp tục những việc tôi đã khởi đầu, tôi phải làm điều thiện, tôi phải là bạn của người
nghèo khổ và kẻ bất hạnh..., một tấm gương đáng khích lệ Vả chăng tôi không có một nhiệm vụ cấp bách là gì ?
Tôi đã không hứa với người phụ nữ bất hạnh đó, người nữ công nhân có thể đang chết dần vì đói nghèo và bịnh tật đó mà tôi đã yêu cầu người ta nhận vào bịnh viện, hứa đi trời. Trong khi nếu tôi nộp mình, nếu vì bổn phận mà tôi trở lại là tên tù khổ sai Jean Valjean, đích thực đó là tôi hoàn tất cuộc hồi sinh của mình, tôi vĩnh viễn đóng chặt cửa địa ngục từ đó tôi đã bước ra. Nếu tôi không làm thế, thì trọn cuộc đời hiện tại của tôi sẽ vô ích, trọn sự sám hối của tôi cũng vất đi. Và ông giám mục sẽ nói gì đây, ông vốn đã trông thấy tâm hồn tôi, bộ mặt thật của tôi trong khi mọi người chỉ trông thấy mặt nạ của tôi?
ông ngồi trở lại, sắp xếp lại mấy quyển sách, ném vào lửa một xấp giấy nợ của những người buôn bán nhỏ túng thiếu. Tiếp theo ông viết cho ông chủ nhà băng của mình một bức thư mà ông niêm lại và cho vào túi. Thỉnh thoảng, ông ngẩng đầu lên, chừng như lắng nghe một giọng nói, một giọng nói nghiêm khắc và đầy thuyết phục mà mỗi con người đều cưu mang nơi bản thân mình, như một quan tòa. Và trán ông đầm đìa mồ hôi.
Rời khỏi gian phòng bình yên này? ông nhủ thầm. Không dạo bước nữa trên ruộng đồng! Không nghe nữa tiếng chim vào tháng năm! Không cho quà các cháu nhỏ
nữa? Tôi sẽ không đọc, không viết nữa trên cái bàn này!
Chúa ơi, thay vào tất cả những điều đó, là nhà tù, xiêng xích, áo vét đỏ, ngục tối, roi vọt của lính coi tù, đào bới ! ôi, khốn khổ làm sao!
ông gục đầu vào ngực. Những tiếng khóc nức nở nghẽn tắt và não lòng làm tan nát lòng ông. ông lại quay quắt trước sự chọn lựa đau lòng : ở lại thiên đường và trở
thành quỷ dữ ở đó, hoặc trở về với địa ngục và trở thành thiên thần
Cứ thế mà tâm hồn khốn khổ đó dãy dua trong lo lắng, muộn phiền.
ông ngủ giấc ngủ nặng trĩu. Khi ông thức giấc, một buổi bình minh, mờ đục và giá lạnh, đã nhen lên yếu ớt.
ông đứng dậy, ông cảm thấy đầu óc trống hoác, không một ý tưởng. Gần như máy móc, ông khoác chiếc rây đanh gột, cầm lên chiếc áo rộng, chiếc nón rộng vành và
bước ra khỏi phòng, rồi bước ra khỏi nhà, lặng lẽ như một cái bóng.
ông đi đâu? Đến Arras. Để làm gì? ông không biết nữa. ông tự nhủ, tôi tự mình phê phán sự vật.
Hai tiếng đồng hồ sau, ông ngồi trên chiếc xe ngựa chở thư chạy nhanh trên đường về hướng Bắc.
ông nghĩ gì về trên trọn quãng đường đó? ông nhìn những hàng cây, những mái tranh, những cánh đồng được trồng trọt lướt qua trong một sự chiêm ngưỡng mơ hồ
bóng đen của những cái cối xay phủ vải đầu càng bổ xung cho tâm hồn nặng trĩu của ông vẻ buồn thảm, tiêu điều Những lần dừng xe, những lần thay ngựa không gây
cho ông chút cảm giác nào. Người đánh xe, sau những lần thử bắt chuyện, đã thấy mệt mỏi với sự im lặng đó và chỉ nhìn người khách quá trầm tư kia bằng một con mắt
nham hiểm.
Tại sao ông Madeleine lại đi Arras? anh ta tự hỏi.
Khi xe thư chạy vào dưới cửa xe ra vào của tòa nhà bưu điện tại Anas thì đã gần tám giờ rưỡi. Trước khi đến tòa án, ông hỏi thăm xem có cách nào trở về thành phố
M... ngay đêm nay không. ông giữ chỗ và trả tiền. Xong đâu đó, ông rời khỏi khách sạn và đi về phía tòa án.
Khi tới đó, ông chạm mặt một nhóm luật sư đang bàn về phán quyết và việc kết án.
- Đến đâu rồi, thưa ông? ông hỏi một người trong bọn họ.
- Xong rồi.
Xong rồi à?
ông nhấn giọng khi lập lại từ đó khiến ông luật sư kinh ngạc.
- Chắc ông là một người thân, ông ta nói. ông mong điều gì chứ, người đàn bà đó đã giết người; việc kết án bà ta là điều chắc chắn...
- Nhưng mà..., ông Madeleine tiếp lời một cách rụt rè. Vụ kia sao?
- Kìa, ông không thấy các cửa sổ sáng đèn kia sao? Vụ đó đang được xét xử.
ông Madeleine buông một tiếng thở dài, chỉ trong mấy khoảng khắc ông cảm nhận gần như tất cả những xúc động có thể có. Vụ việc chưa xong, ông không thể nói mình đang hài lòng hay buồn đau nữa.
ông thấy cửa phòng xử án đang đóng. Nhưng khi biết ông thị trưởng thành phố M... muốn dự phiên toà, ông chánh án tòa đại hình cho mời ông vào ngay một cách trân trọng. Người ta mời ông ngồi trong nhóm luật sư.
ông như không nhận ra những sự chào hỏi người ta dành cho mình, bởi ông đang chìm đầm trong một thứ ảo giác. ông đưa mắt nhìn quanh.
Những ông thẩm phán, một viên lục sự, những viên sen đầm, những bộ mặt hiếu kỳ một cách tàn nhẫn, ông đã từng trông thấy cảnh tượng này xưa kia. ông thấy xuất hiện trở lại những dáng vẻ gớm ghiếc của quá khứ ông. Và do một trò chơi bi đát của định mệnh mà người đàn ông người ta đang xét xử kia, mọi người đều gọi cho ông ta là Jean Valjean.
Lúc ông bước vào, luật sư bị cáo vùa kết thúc phần biện hộ của mình. Sự chú ý của mọi người được kích thích tới cao điểm. Từ ba tiếng đồng hồ rồi, đám đông đã chứng kiến một con người khốn khổ cực kỳ ngây ngô trĩu xuống dưới sức nặng của một vẻ chân thực khủng khiếp, hoặc con người đó cực kỳ khôn khéo chỉ có cách chống đỡ là chối bay tất cả, tội trộm cũng như tư cách tù khổ sai
Luật sư biện hộ đã bênh vực khá tốt, bằng lời lẽ hoa mỹ. Nhưng trước sự đồng thanh của những lời thừa nhận, ông không dám tranh luận về lý lịch của thân chủ và ông giới hạn trong việc yêu cầu bồi thẩm đoàn tòa án không nên tỏ ra thiếu tình cảm thương hại đối với người tù khổ sai tái phạm.
ông chưởng lý đáp lại người biện hộ. ông tỏ ra mãnh liệt và đầy văn vẻ như các ông chưởng lý thường khi vẫn tỏ ra. Và ông đòi một bản án nghiêm khắc, nghĩa là chung thân khổ sai chủ yếu dựa trên tội phạm cũ tại nhà ông giám mục địa phận D... hơn là việc bẻ cành táo đã khiến cho bị cáo bị bắt.
Đã tới lúc khép lại các cuộc tranh luận. ông chánh án đặt câu hỏi theo thông lệ : Anh có điều gì cần nói thêm để biện hộ cho mình không'? "
Champmathieu đưa mắt nhìn quanh vẻ mặt ngây dại. ông ta cuộn tròn một chiếc mũ vải bẩn thỉu trong hai bàn tay.
- Tôi phải nói điều này, ông ta nói giọng khàn đục. Tôi là thợ đóng xe ngựa tại Paris, ngay tại nhà ông Baloup. Nếu người ta không tìm ra ông ấy được nữa, điều đó chẳng phải lỗi tại tôi chút nào. Tôi đã năm mươi ba tuổi rồi Đã vậy tôi còn có đứa con gái làm thợ giặt ủi và chỉ kiếm được ít tiền. Chồng nó đánh đập nó. Nó chết. Các ông gọi tôi là Jean Valjean, Jean Mathieu à? Và còn chuyện gì lôi thôi nữa. Các ông hỏi tôi sinh trưởng tại đâu, tôi chẳng biết gì cả. Khi tôi còn là đứa trẻ người ta gọi tôi là cậu bé" bây giờ người ta gọi tôi là lão già . Đó là những tên thánh của tôi. Hãy cứ cho là vậy đi nếu các ông thích. Tôi đã ở Auvergne, tôi đã ở Faverolles - Pardi. Bộ người ta không thể ở Faverolles mà không đi tù được sao? Tôi đã nói với các ông là tôi không có ăn trộm và tôi là lão già Champmathieu. Tại sao người ta cứ truy đuổi tôi mãi thế?
- Bị cáo, ông chưởng lý nói giọng nghiêm khắc, coi chừng đấy, những lởi cãi chối của anh chỉ là một thủ đoạn tệ hại thôi. Những người bạn tù cũ của anh, Brevet, Chenildieu, Cochepaille, đều đã nhận ra anh, ông vừa dứt lời vừa đưa tay chỉ ba người tù khổ sai mặc áo tơi đỏ đội mũ vải xanh đang ngồi nơi chiếc ghế dài dành cho
nhân chứng giữa hai viên sen đầm. Đừng chối nữa. ông không thuyết phục được ai đâu.
- à! Thế đấy! Champmathieu vừa nói vừa nhìn đám người chứng buộc tội với vẻ mặt ngốc nghếch.
lạ kỳ thật!
ông chánh án hỏi ông ta :
- Bị cáo, anh nghe rồi chứ? Anh còn gì để nói không?
Tôi nói : hay thật! Champmathieu lập lại giọng lầm bầm.
Tiếng xôn xao nổi lên từ phía công chúng và gần như vọng tới bồi thẩm đoàn. Đương nhiên là lão già đã thất bại.
- Thừa phát lại, ông chánh án nói, hãy bảo mọi người im lặng. Tôi sẽ kết thúc mọi cuộc tranh biện.
Bấy giở một giọng nói buồn thảm và ghê rợn vang lên
- Brevet, Chenildieu, Cochepaille ! Hãy nhìn về phía này.
Mọi con mất đều hướng về điểm xuất phát của giọng nói. Một người đàn ông vừa đứng dậy trong nhóm luật sư ông cầm chiếc mũ trong bàn tay, chiếc áo rây đanh gột của ông gài nút tươm tất. ông nhợt nhạt và hơi run. Mái tóc của ông hãy còn muối tiêu lúc ông tới Anas đã trở nên bạc trắng, chỉ trong một tiếng đồng hồ. Hai
mươi người nhận ra ông và đồng thanh kêu lên.
- ông Madeleine !
Còn ông thì tiến bước về phía ba người tù khổ sai.
- Các anh không nhận ra tôi hay sao'? ông nói. Kìa, tôi thì nhận ra các anh cơ mà ! Brevet, anh còn nhớ không .
- ông ngừng nói, lưỡng lự một hồi và hỏi tiếp lời - anh còn nhớ những cái vải đeo quần bằng vải dan kẻ Ô mà, anh có được trong tù không? Còn cậu, Chenildieu, tự đặt biệt danh là "Je-ni-dieu", cậu có vai trái phỏng nặng bởi ngày nọ cậu đã nằm trên một cái lò đầy than hồng để xóa đi ba chữ : I.F.P.
- Đúng thế. Chenildieu nói.
- Còn cậu, Cochepaille, cậu có ở khuỷu tay trái của cậu ngày hoàng đế đến channes : một tháng ba 1815 . Hãy kéo tay áo lên xem?
Cochepaille kéo tay áo lên. Một viên sen đầm mang một mang một cây đèn tới. Đúng là có ghi ngày đó ông Madeleine quay về phía cử tọa và các thẩm phán vời một nụ cười vừa đắc thắng vừa tuyệt vọng.
Mọi người đều thấy tôi chính là Jean Valjean, ông nói. ông chánh án và ông chưởng lý, tôi biết các ông nghĩ gì. Mới đây các ông đã nghĩ rằng tôi điên. Không, tôi là một con người cực kỳ bất hạnh. Tôi đã làm hết sức mình, tôi đã lẩn tránh trong một cái tên. Tôi đã trở nên giàu có Tôi đã trở thành thị trưởng. Tôi muốn trở về với những con người lương thiện. Dường như điều đó không được. Tôi đã trộm nhà đức giám mục, đúng thế. Lòng tốt của ông ấy đã cứu tôi cũng như sự nghiêm khắc đã làm hỏng tôi. Nhưng các ông không thể nào hiểu được tôi luôn nói gì đâu. Javert, ông ấy đã nhận ra tôi. Tôi không muốn quấy rầy cử tọa thêm nữa. Tôi đi đây bởi người ta
không bắt tôi. Tôi có nhiều việc phải làm. Các ông biết tôi là ai, tôi đi đâu. ông chưởng lý, tôi vẫn thuộc quyền quyết định của ông.
ông đi về phía cửa. Không một giọng nói cất lên, không một cánh tay đưa ra để cản ông. Mọi người đều ngẩn ra. Trong cái nhìn của ông có vẻ gì siêu phàm khiến muôn người phải lùi lại và đứng về một bên trước một con người. Đến cửa ông quay lại.
Tất cả các người ở đây, các người thấy tôi đáng thương xót chứ? Chúa ơi, khi nghĩ tới điều tôi sắp sửa làm, tôi thấy mình đáng đố kỵ. Tuy nhiên, tốt hơn có lẽ tôi nên mong rằng tất cả chuyện này đừng xảy ra.
ông bước ra ngoài. Không đầy một tiếng đồng hồ sau, phán quyết của tòa án minh giải cho bị cáo Champmathieu khỏi mọi lời buộc tội, và ông này được trả tự do tức khắc. ông ta bước đi trong sững sờ, ông ta nghĩ mọi người đều điên cả rồi và ông chẳng hiểu ra làm sao cả.