Chương: 2
Tác giả: Việt Đông
Văn Thái tuy nhỏ tuổi song cũng biết chút ít thế thái nhơn tình, vì chàng có đọc nhiều sách lắm, chàng thấy cách lạt lẽo của cha vợ thì đủ rõ nguội lạnh rồi, nên chàng không muốn ở tại xứ sở và đến e khi có điều không tốt, chàng nghĩ lại còn có một tấm lòng son sắt của Loan Anh mà thôị Chàng lên Sài Gòn xin làm ở hãng bán hột xoàn là hãng: "Mai - Lê & Cie" ông chủ hãng là ông Lê Trung Trực biết thương kẻ mắc tai nạn lắm. Văn Thái làm Comptable lương bổng mỗi tháng đặng sáu chục đồng.
Từ ngày chàng lên Sài Gòn làm việc đến nay được bốn tháng, chàng có ý đón Loan Anh song không gặp, có lẽ tại chàng không muốn đến nhà ông đốc Cẫn, còn Loan Anh ít hay đi đâu chăng?
Năm nay Loan Anh cũng còn có một năm chót ra trường.
Một hôm, nhằm ngày chúa nhựt, lại đầu tháng, Văn Thái dậy sớm tính ra Salle de vente mua một cái tủ đứng về đựng quần áọ Chàng đi đến ngạn Xã Tây gặp ông Hội đồng Lân đi với một người thanh niên mặc đồ xẹt xám. Văn Thái cúi đầu chào rằng:
- Thưa cha mới lên.
ông Hội đồng Lân gật đầu rồi hỏi:
- Thầy hai, bây giờ thầy làm việc chi ở trên nàỷ
- Dạ thưa con làm ở hãng "Mai - Lê & Cie".
- Lương có đủ xài không?
- Thưa mỗi tháng được sáu chục, đủ xàị
Người thanh niên đi với ông Hội đồng Lân trề môi nói rằng:
- Thứ sáu chục đồng mà xài nỗi gì cho đến một tháng lận, tôi đi chơi điếm một đêm còn hơn.
Văn Thái không quen biết với người này lần nào, mà thình lình nghe nói mấy lời khi thị ấy thì chịu không nổị Văn Thái liền nói rằng:
- Thầy giàu thì thầy ăn xài lãng phí trối kệ thầy sao thầy tự phụ và khi bạc người thái quá vậỵ
ông Hội đồng Lân binh người trai ấy nói với Văn Thái rằng:
- Thầy hai, thầy không kể tôi là gì nên nói cách vô lễ ấy, ai có động chạm tới thầy đâu mà.
Người trai đi với ông Hội đồng nói:
- Thằng chó chết, đồ làm tôi tớ cho người ta mà làm phách, động đến tao thì tao đập bể đầu cho mà biết mặt.
Văn Thái nghe nói nổi giận cung tay thoi vào mặt người trai ấy một thoi, người trai ấy cũng thoi lại, kế mấy thầy đi ngang qua xúm lại can ra và hỏi thăm tự sự. Văn Thái liền tỏ hết cho mấy thầy nghe, thoạt có người mặc đồ âu phục nỉ, đầu đội nón Borsalino, tay xách ba ton chen vô đánh trên đầu người trai đi với ông Hội đồng Lân một ba ton và mắng rằng:
- Tôi cho thầy một bài học, đừng có khi dễ người ta, chính tôi đây hay khi dễ những đứa vô lương tâm như thầy vậỵ
Người trai ấy móc súng sáu ra muốn bắn, người mặc đồ nỉ nạt rằng:
- Thầy để cây súng xuống đất cho maụ
Người trai ấy riu ríu để cây súng xuống. Người mặc đồ nỉ bảo thầy quỳ gối khoanh tay lạị Người trai ấy cũng vâng theọ
Bây giờ xem rõ người mặc đồ nỉ là ông chủ hãng "Mai - Lê & Cie" là ông Lê Trung Trực. Còn người trai đi với ông Hội đồng là aỉ Tên gì? ấy là Paul Lê Văn Khã, ở tại Bạc Liêu, người ta thường kêu là công tử Khã, hoặc cậu hai Khã, hay Paul Khã (dân tây).
ông Hội đồng Lân đã gả Loan Anh cho Paul Khã rồi, còn lối năm tháng nữa sẽ cướị
Nhắc lại ông Lê Trung Trực dùng thôi miên thuật bảo Paul Khã quỳ, ông chỉ ngay mặt mắng rằng:
- Thật thầy là loài thú vật chớ không phải người ta, thầy không biết thương kẻ đồng loại với thầy, lại dùng nhiều tiếng khi thị người ta thua một con đĩ, tội của thầy thật không còn chỗ nào hạn chế được, xã hội không dung thầy đâụ Tôi phụ thuộc vào có hai lẽ, một vì thầy là con vi trùng hôi thối của xã hội, tôi rửa dùm cho thầy, hai nữa thầy nhè người làm việc yêu mến của tôi thầy khi, sáu chục bạc lương của tôi phát không bằng thầy chơi điếm một đêm. Tiếng nói thật là ngu dại hết sức, sao thầy không nghĩ tiên tổ ông bà cha mẹ của thầy làm đổ mồ hôi xót con mắt, bán sanh bán tử đặng để lại cho thầy chơi điếm phải chăng? Tôi xem tướng mạo của thầy thật là một đứa đoản hậu của xã hội, sau nầy thầy không làm gì nên thân nên tôi tha thứ chọ Thôi đi đị
Mấy lời nói của ông Lê Trung Trực làm cho mấy thầy đứng xung quanh vỗ tay lốp bốp như khen một vị Bác sĩ diễn thuyết phát minh được một món gì vậỵ Còn ông Hội đồng Lân và Paul Khã nghe ông Trung Trực bảo đi thì đi mới đặng, cả hai hổ thẹn đi mất. Ông Trung Trực, Văn Thái cùng mấy thầy cũng giải tán.
Văn Thái tính đi mua tủ mà gặp việc gây gổ giữa đường làm cho chàng buồn lòng liền trở về. Lần lựa trót hai tuần lễ Văn Thái có ý kiếm giáp mặt Loan Anh đặng tỏ đôi lờị Một hôm nhằm ngày lễ ông Doumergue được bầu cử lên ngôi Tổng thống Pháp đình, Văn Thái được nghỉ một bữa, chàng thay đồ vào vườn Bách thú đặng đón Loan Anh. May sao chàng vừa đến chỗ hầm nuôi gấu, thấy Loan Anh đứng với cô ba Tuyết Lệ con của ông Đốc phủ Hoàng Ngọc Diệp, cô Tuyết Lệ học một lớp với Loan Anh và nhà ở gần ông đốc học Cẫn nên hai người thường lân la yêu mến nhau lắm. Cô ba Tuyết Lệ thấy Văn Thái liền kêu Loan Anh nói rằng:
- ý, anh hai kìa chị hai, cha chã mấy tháng nay sao ảnh không lại nhà bác đốc học chơỉ
(Tuyết Lệ biết Văn Thái là vì trước Văn Thái hay lại nhà ông đốc Cẫn là dượng của Loan Anh và thường đi chơi với Loan Anh. Có một hai khi Tuyết Lệ cũng đi theo nữa).
Văn Thái nghe Tuyết Lệ hỏi chàng tỏ sắc buồn đáp rằng:
- Mấy tháng nay tôi có việc nhà nên không đi đâu được hết.
- Bác có mạnh hôn anh?
- Cám ơn cô ba, ông thân tôi đã qua đời cách ba bốn tháng naỵ
- Huý ...
Cả hai nói chuyện, còn Loan Anh ngó chỗ khác không hỏi điều chi hết, cho đến đổi nghe Văn Thái nói cha chết nàng cũng điềm nhiên. Văn Thái thấy cử chỉ của Loan Anh chàng cũng bất nhẫn trong lòng, mà Tuyết Lệ cũng dòm Loan Anh và lấy làm lạ cho nàng lắm. Bây giờ Loan Anh hỏi rằng:
- Anh đi đâu đâỷ
- Đi chơị
- Anh thong thả dữ chớ, cha tôi có bảo tôi kiếm anh nhắc số tiền hai chục ngàn của bác mượn của cha tôi năm ngoái, anh phải trả lời cho cha tôi biết trả hay là không trả thì cha tôi không ăn lời, còn như không trả thì phải đến giáp mặt cha tôi xin một tiếng cha tôi cho liền.
Văn Thái nghe nói dường như ai cầm dao đâm vào dạ, mấy tiếng của Loan Anh vừa thoáng qua tai chàng, làm cho chàng vừa buồn vừa thẹn. Văn Thái vừa muốn trả lời thoạt Tuyết Lệ từ giã rằng:
- Em xin kiếu anh chị, sao thình lình nó bắt chóng mặt quá.
Tuyết Lệ nói rồi kêu xe kéo bắt chạy về. Tuyết Lệ đi rồi Văn Thái nói với Loan Anh rằng:
- Số tiền cô nói đó tôi không hay, vì khi ấy tôi còn học, việc nhà của tôi suy sụp cha tôi không cho tôi hay, để cho đến khoa học mất hết gia tài cha tôi thọ bịnh ở nhà người chú bà con, khi ấy mới gởi thơ cho tôi biết, tôi về gặp cha tôi đau trầm trọng kế mất ...
- Bộ tính giựt của người ta sao chớ ...
- Cô hai, xin cô nhẹ tiếng lại một chút, không phải tôi chạy chối rằng cha tôi không có mượn, tôi nói là tỏ ý cho cô biết cha tôi bị thất chí sanh bịnh nên nói cho tôi hay không kịp. Còn tôi bây giờ nghèo lắm. Song cũng phải làm thế nào có số bạc trả cho bác, chớ lẽ nào để cho cha tôi còn mang nợ Ở dương gian sao đành.
- Thầy đi làm cho người ta mỗi tháng có mấy chục bạc lương làm sao mà trả? Thôi thầy phải đến năn nỉ với cha tôi, chớ tôi không cần biết việc lôi thôi nầy, xin kiếu thầỵ
Loan Anh nói rồi ngoe ngoải bỏ đi, Văn Thái đứng ngó theo mà hai hàng nước mắt chảy ướt má. Chàng ngó khi Loan Anh đi khuất dạng mới lần bước trở về, trọn ngày nay mấy tiếng nói bạc bẽo của Loan Anh cứ văng vẳng bên tai chàng hoài, và làm cho chàng biếng ăn biếng ngủ
Văn Thái tuy nhỏ tuổi song cũng biết chút ít thế thái nhơn tình, vì chàng có đọc nhiều sách lắm, chàng thấy cách lạt lẽo của cha vợ thì đủ rõ nguội lạnh rồi, nên chàng không muốn ở tại xứ sở và đến e khi có điều không tốt, chàng nghĩ lại còn có một tấm lòng son sắt của Loan Anh mà thôị Chàng lên Sài Gòn xin làm ở hãng bán hột xoàn là hãng: "Mai - Lê & Cie" ông chủ hãng là ông Lê Trung Trực biết thương kẻ mắc tai nạn lắm. Văn Thái làm Comptable lương bổng mỗi tháng đặng sáu chục đồng.
Từ ngày chàng lên Sài Gòn làm việc đến nay được bốn tháng, chàng có ý đón Loan Anh song không gặp, có lẽ tại chàng không muốn đến nhà ông đốc Cẫn, còn Loan Anh ít hay đi đâu chăng?
Năm nay Loan Anh cũng còn có một năm chót ra trường.
Một hôm, nhằm ngày chúa nhựt, lại đầu tháng, Văn Thái dậy sớm tính ra Salle de vente mua một cái tủ đứng về đựng quần áọ Chàng đi đến ngạn Xã Tây gặp ông Hội đồng Lân đi với một người thanh niên mặc đồ xẹt xám. Văn Thái cúi đầu chào rằng:
- Thưa cha mới lên.
ông Hội đồng Lân gật đầu rồi hỏi:
- Thầy hai, bây giờ thầy làm việc chi ở trên nàỷ
- Dạ thưa con làm ở hãng "Mai - Lê & Cie".
- Lương có đủ xài không?
- Thưa mỗi tháng được sáu chục, đủ xàị
Người thanh niên đi với ông Hội đồng Lân trề môi nói rằng:
- Thứ sáu chục đồng mà xài nỗi gì cho đến một tháng lận, tôi đi chơi điếm một đêm còn hơn.
Văn Thái không quen biết với người này lần nào, mà thình lình nghe nói mấy lời khi thị ấy thì chịu không nổị Văn Thái liền nói rằng:
- Thầy giàu thì thầy ăn xài lãng phí trối kệ thầy sao thầy tự phụ và khi bạc người thái quá vậỵ
ông Hội đồng Lân binh người trai ấy nói với Văn Thái rằng:
- Thầy hai, thầy không kể tôi là gì nên nói cách vô lễ ấy, ai có động chạm tới thầy đâu mà.
Người trai đi với ông Hội đồng nói:
- Thằng chó chết, đồ làm tôi tớ cho người ta mà làm phách, động đến tao thì tao đập bể đầu cho mà biết mặt.
Văn Thái nghe nói nổi giận cung tay thoi vào mặt người trai ấy một thoi, người trai ấy cũng thoi lại, kế mấy thầy đi ngang qua xúm lại can ra và hỏi thăm tự sự. Văn Thái liền tỏ hết cho mấy thầy nghe, thoạt có người mặc đồ âu phục nỉ, đầu đội nón Borsalino, tay xách ba ton chen vô đánh trên đầu người trai đi với ông Hội đồng Lân một ba ton và mắng rằng:
- Tôi cho thầy một bài học, đừng có khi dễ người ta, chính tôi đây hay khi dễ những đứa vô lương tâm như thầy vậỵ
Người trai ấy móc súng sáu ra muốn bắn, người mặc đồ nỉ nạt rằng:
- Thầy để cây súng xuống đất cho maụ
Người trai ấy riu ríu để cây súng xuống. Người mặc đồ nỉ bảo thầy quỳ gối khoanh tay lạị Người trai ấy cũng vâng theọ
Bây giờ xem rõ người mặc đồ nỉ là ông chủ hãng "Mai - Lê & Cie" là ông Lê Trung Trực. Còn người trai đi với ông Hội đồng là aỉ Tên gì? ấy là Paul Lê Văn Khã, ở tại Bạc Liêu, người ta thường kêu là công tử Khã, hoặc cậu hai Khã, hay Paul Khã (dân tây).
ông Hội đồng Lân đã gả Loan Anh cho Paul Khã rồi, còn lối năm tháng nữa sẽ cướị
Nhắc lại ông Lê Trung Trực dùng thôi miên thuật bảo Paul Khã quỳ, ông chỉ ngay mặt mắng rằng:
- Thật thầy là loài thú vật chớ không phải người ta, thầy không biết thương kẻ đồng loại với thầy, lại dùng nhiều tiếng khi thị người ta thua một con đĩ, tội của thầy thật không còn chỗ nào hạn chế được, xã hội không dung thầy đâụ Tôi phụ thuộc vào có hai lẽ, một vì thầy là con vi trùng hôi thối của xã hội, tôi rửa dùm cho thầy, hai nữa thầy nhè người làm việc yêu mến của tôi thầy khi, sáu chục bạc lương của tôi phát không bằng thầy chơi điếm một đêm. Tiếng nói thật là ngu dại hết sức, sao thầy không nghĩ tiên tổ ông bà cha mẹ của thầy làm đổ mồ hôi xót con mắt, bán sanh bán tử đặng để lại cho thầy chơi điếm phải chăng? Tôi xem tướng mạo của thầy thật là một đứa đoản hậu của xã hội, sau nầy thầy không làm gì nên thân nên tôi tha thứ chọ Thôi đi đị
Mấy lời nói của ông Lê Trung Trực làm cho mấy thầy đứng xung quanh vỗ tay lốp bốp như khen một vị Bác sĩ diễn thuyết phát minh được một món gì vậỵ Còn ông Hội đồng Lân và Paul Khã nghe ông Trung Trực bảo đi thì đi mới đặng, cả hai hổ thẹn đi mất. Ông Trung Trực, Văn Thái cùng mấy thầy cũng giải tán.
Văn Thái tính đi mua tủ mà gặp việc gây gổ giữa đường làm cho chàng buồn lòng liền trở về. Lần lựa trót hai tuần lễ Văn Thái có ý kiếm giáp mặt Loan Anh đặng tỏ đôi lờị Một hôm nhằm ngày lễ ông Doumergue được bầu cử lên ngôi Tổng thống Pháp đình, Văn Thái được nghỉ một bữa, chàng thay đồ vào vườn Bách thú đặng đón Loan Anh. May sao chàng vừa đến chỗ hầm nuôi gấu, thấy Loan Anh đứng với cô ba Tuyết Lệ con của ông Đốc phủ Hoàng Ngọc Diệp, cô Tuyết Lệ học một lớp với Loan Anh và nhà ở gần ông đốc học Cẫn nên hai người thường lân la yêu mến nhau lắm. Cô ba Tuyết Lệ thấy Văn Thái liền kêu Loan Anh nói rằng:
- ý, anh hai kìa chị hai, cha chã mấy tháng nay sao ảnh không lại nhà bác đốc học chơỉ
(Tuyết Lệ biết Văn Thái là vì trước Văn Thái hay lại nhà ông đốc Cẫn là dượng của Loan Anh và thường đi chơi với Loan Anh. Có một hai khi Tuyết Lệ cũng đi theo nữa).
Văn Thái nghe Tuyết Lệ hỏi chàng tỏ sắc buồn đáp rằng:
- Mấy tháng nay tôi có việc nhà nên không đi đâu được hết.
- Bác có mạnh hôn anh?
- Cám ơn cô ba, ông thân tôi đã qua đời cách ba bốn tháng naỵ
- Huý ...
Cả hai nói chuyện, còn Loan Anh ngó chỗ khác không hỏi điều chi hết, cho đến đổi nghe Văn Thái nói cha chết nàng cũng điềm nhiên. Văn Thái thấy cử chỉ của Loan Anh chàng cũng bất nhẫn trong lòng, mà Tuyết Lệ cũng dòm Loan Anh và lấy làm lạ cho nàng lắm. Bây giờ Loan Anh hỏi rằng:
- Anh đi đâu đâỷ
- Đi chơị
- Anh thong thả dữ chớ, cha tôi có bảo tôi kiếm anh nhắc số tiền hai chục ngàn của bác mượn của cha tôi năm ngoái, anh phải trả lời cho cha tôi biết trả hay là không trả thì cha tôi không ăn lời, còn như không trả thì phải đến giáp mặt cha tôi xin một tiếng cha tôi cho liền.
Văn Thái nghe nói dường như ai cầm dao đâm vào dạ, mấy tiếng của Loan Anh vừa thoáng qua tai chàng, làm cho chàng vừa buồn vừa thẹn. Văn Thái vừa muốn trả lời thoạt Tuyết Lệ từ giã rằng:
- Em xin kiếu anh chị, sao thình lình nó bắt chóng mặt quá.
Tuyết Lệ nói rồi kêu xe kéo bắt chạy về. Tuyết Lệ đi rồi Văn Thái nói với Loan Anh rằng:
- Số tiền cô nói đó tôi không hay, vì khi ấy tôi còn học, việc nhà của tôi suy sụp cha tôi không cho tôi hay, để cho đến khoa học mất hết gia tài cha tôi thọ bịnh ở nhà người chú bà con, khi ấy mới gởi thơ cho tôi biết, tôi về gặp cha tôi đau trầm trọng kế mất ...
- Bộ tính giựt của người ta sao chớ ...
- Cô hai, xin cô nhẹ tiếng lại một chút, không phải tôi chạy chối rằng cha tôi không có mượn, tôi nói là tỏ ý cho cô biết cha tôi bị thất chí sanh bịnh nên nói cho tôi hay không kịp. Còn tôi bây giờ nghèo lắm. Song cũng phải làm thế nào có số bạc trả cho bác, chớ lẽ nào để cho cha tôi còn mang nợ Ở dương gian sao đành.
- Thầy đi làm cho người ta mỗi tháng có mấy chục bạc lương làm sao mà trả? Thôi thầy phải đến năn nỉ với cha tôi, chớ tôi không cần biết việc lôi thôi nầy, xin kiếu thầỵ
Loan Anh nói rồi ngoe ngoải bỏ đi, Văn Thái đứng ngó theo mà hai hàng nước mắt chảy ướt má. Chàng ngó khi Loan Anh đi khuất dạng mới lần bước trở về, trọn ngày nay mấy tiếng nói bạc bẽo của Loan Anh cứ văng vẳng bên tai chàng hoài, và làm cho chàng biếng ăn biếng ngủ