watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bâng Khuâng Tơ Trời-Chương 4 - tác giả Việt Thi Việt Thi

Việt Thi

Chương 4

Tác giả: Việt Thi

Nhật Mai là con út nên được cưng chiều, ba Mai và ông anh đang ở Pháp, anh Nhật Mai du học và làm việc luôn ở bên Pháp, còn bà chị Nhật Mai vừa có chồng, nhưng vẫn ở trong nhà. Mẹ của Nhật Mai bảo nhà chẳng còn ai với lại mai nầy bà với Nhật Mai cũng sẽ đi, bà muốn con gái giữ lại tòa biệt thự. Hồi đi học bạn bè hay tổ chức tiệc tùng ở nhà Mai vì nơi đây rộng, có nhiều sân chơi.
Bạn bè của Nhật Mai đã quá quen với không khí sinh nhật như thế nầy, khi chiếc bánh sinh nhật được mang ra, mọi người ai cũng trầm trồ, một chiếc bánh to, đẹp và lạ so với những chiếc bánh mà họ thường thấy.
Mama và anh trai của Nhật Mai cùng trao đổi với bạn bè của Nhật Mai một lúc, sau khi ăn tiệc mặn xong, papa của Nhật Mai mang quà tặng con gái, một chiếc đàn pi-a-nô tuyệt đẹp. Niềm khao khát của nhiều người nhưng với Nhật Mai chỉ là chuyện thường, cô bé đã từng có chiếc đàn organ, đàn mandolin…Nhật Mai đàn và hát rất hay.
Ăn uốn xong tiếng nhạc lại du dương nổi lên.
Chủ nhân được mời lên vừa đánh đàn, vừa hát. Mỗi lời ca mỗi tiếng đàn của Nhật Mai cất lên mới réo rắt làm sao ! Anh Nhật Đăng của Nhật Mai cũng được nhóm bạn mời lên.
Nhật Đăng ca tặng em gái và mọi người bài ca của một thời đi học mà anh vẫn luôn nhớ mãi, khắc ghi mãi, anh bảo bài ca của một người bạn. Lâu rồi bỗng dưng anh quên tựa bài.
Giọng Nhật Đăng trầm ấm, thu hút mọi người chăm chú nghe :
… “Tôi biết rằng tôi sắp mến thương.
Áo xanh đuôi mắt ai mắt đường
Chiều nay, lớp học khô như gỗ
Bàn ghế mòn hao nhớ núi rừng
Ngồi im bỗng nổi hồn thơ loạn
Bỗng khóc tình ai cùng gió mây
Mực tím vu vơ dòng chữ nho?
Tên ai mờ mịt như sông dài.
Ai hẹn mà trao nhau ước hẹn
Hạ về hoa phượng đỏ rưng rưng
Áo xanh đã trắng màu thương nhớ
Chưa chút yêu thương sưởi ấm lòng.
Chiều mới vừa ngơ ngẩn gót hài
Hồn ra cửa lớp dõi theo ai
Ngày mai bài vở không còn nhớ
Bảng phấn tường vôi biết thở dài ...
Tiếng ca của Nhật Đăng vừa dứt, giọng các cô gái lại nhao nhao.
− Người ấy bây giờ ở đâu ?
Nhật Đăng cười vui :
− Tất cả đã đi vào hư ảo.
− Còn hiện tại thì sao ?
Hải Qùi ngẩng mặt lên nhìn người nói câu đó ... Trời ạ ! Thì ra là cô ta.
Hải Qùi bặm môi, có lẽ họ là bạn bè nên cô ta thân mật đến ngay chỗ của Nhật Đăng và cùng nâng ly khi mà không gian bỗng dưng du dương trầm bổng, những bước chân của tuổi trẻ như nao nao chờ đợi.
Nhật Mai tuyên bố :
− Chúng mình ra ngoài vườn, Nhật Mai đã chuẩn bị các thứ ... chúng ta sẽ có một đêm khiêu vũ thật tuyệt vời.
Mấy dã thanh niên bạn của Nhật Mai nhốn nháo huýt sáo, các cậu các cô tay nắm tay cùng bước ra ngoài sân.
Ôi ! Một khoảng không gian tuyệt đẹp bởi những ánh đèn màu dìu dịu được treo lủng lẳng trên những cành cây trong vườn. Dường như ai cũng đã có đôi có cặp. Hả Qùi kéo Qúy Đông ra gốc cây hoàng hạ lủng lẳng những chùm hoa như những chiếc lồng đèn xinh. Hải Qùi nói nhỏ vào tai bạn.
− Ai biết được Nhật Mai giàu như thế này, ta ít khi dự sinh nhật sang trọng như thế này, làm sao bây giờ.
Qúy Đông cười :
− Cái gì mà sợ cuống lên vậy. Thường khi mi tỉnh táo lắm mà. Cứ nhảy đại có sao đâu ?
− Nhưng mà ...
− Ê ! Đừng nói với ta là mi không biết nhảy chứ !
Qúy Đông và Hải Qùi đang rù rì thì Nhật Mai xuất hiện, cô kéo hai bạn vào rồi nói với mấy người bạn trai còn đang tìm người để nhảy.
− Xin các đấng mày râu làm những nghĩa cử đẹp dùm. Đây là hai cô bạn mới, có lẽ rất lạ đối với chúng ta.
Một gã thanh niên chìa tay ra mời Hải Qùi.
− Nào xin mời cô ...
Hải Qùi và Qúy Đông cùng được dìu ra "sàn nhảy". Hải Qùi không biết mình nhảy ra sao, cứ bước theo hắn và tiếng đàn du dương.
Vi không thường xuyên nhảy như thế nên chỉ một thoáng là Hải Qùi cảm thấy khó chịu, cô buông gã thanh niên ra và lại chỗ chiếc băng đá ngồi một mình.
Đằng kia mọi người vẫn say sưa ... Hải Qùi đưa mắt nhìn Diệp Quỳnh. Chẳng hiểu hai người có kết nhau hay không nhưng có vẻ say sưa quá, anh chàng Nhật Đăng và Diệp Quỳnh nhảy có vẻ khớp vô cùng. Xem kìa ! Cô ta còn tựa vào anh ta nữa chứ ! Xí ! Người đâu mà thấy ghét. Hải Qùi muốn lại chỗ cô ta và nói ...
..."Nhật Đăng chớ không phải Đông Khang đâu ?". Xem ra cô ta thích anh chàng con nhà giàu, hơn thế nữa anh chàng là Việt kiều ở Pháp mới oai làm sao ! Thôi mặc kệ họ đi, không liên quan đến cô, để ý đến họ làm gì ?
Hải Qùi ngồi một lúc rồi một mình thơ thẩn quanh vườn. Sống giữa lòng thành phố à có những ngôi nhà như nhà Nhật Mai, Lãm Vân và cả Diệp Quỳnh, Qúy Đông ...nữa, chẳng khác nào ở chốn thiên đàng, chẳng biết cuộc đời cơ cực của những người dân quê như quê ngoại Quảng Bình - Đồng Hới của Hải Qùi bao giờ họ có được cuộc sống tốt hơn. Càng nghĩ càng thương những người dân quê lam lũ vô cùng. Dì Hiền Lương là người giàu tình cảm, dì thường nói :
− Mọi nơi đều có những nét đẹp riêng, nếp sống riêng, nếu như ai cũng đổ dồn về nơi thị thành thì sự phân bố dân cư sẽ ra sao đây.
hải Qùi cười :
− Vậy sao dì lại về thành thị.
− Trường hợp của dì lại khác rồi.
− Giá như dì dạy địa lý chắc dì sẽ thuyết phục được mọi người sống theo sự phân bố dân cư rất hợp lý.
− Nhỏ này khéo tưởng ghê !
− Ê ! Làm gì ở đây vậy nhỏ, vào nhảy với mọi người đi.
Nghe Nhật Mai nói, Hải Qùi giật mình nói :
− Hải Qùi nhảy không quen nên nghĩ một chút đã, đêm đầy sao đẹp quá, Hải Qùi muốn dược ngắm sao đêm từ góc độ của một biệt thự sang trọng như thế này.
− Vậy thì nhỏ cứ tự nhiên, nhưng một mình có buồn không đó ?
− Sao lại buồn chứ ! ... Hôm nay Hải Qùi rất vui vì được đến nhà Nhật Mai. Cứ ngỡ như đang ở một lâu đài nào vậy đó !
Nhỏ khéo tưởng tượng ghê ! À ! Hải Qùy này, Mai tính hôm nào rủ nhóm bạn đi Vũng Tàu chơi, Hải Qùi với Qúy Đông cùng đi nghe.
Hải Qùi lắc đầu :
− Chắc Hải Qùi không đi đâu.
− Đừng từ chối sớm, Nhật Mai sẽ chọn thời điểm thuận lợi cho các bạn.
− Để Hải Qùi xem lại.
− Hy vọng bạn sẽ không nỡ chối từ.
− Sẽ cố gắng.
Nhật Mai trò chuyện với Hải Qùi một chút rồi lại cùng nhảy với bạn. Hải Qùi cũng không thoát khỏi lời mời của một gã đàn ông. Có lẽ Nhật Mai đã gợi ý cho anh ta.
Hải Qùi biết nhảy là do Qúy Đông dạy lại, rồi Qúy Đông lại dẫn Hải Qùi đi câu lạc bộ, thời gian của Hải Qùi chẳng chút trống trải, nhỏ Qúy Đông cứ ca cẩm Hải Qùi mãi :
− Cũng may còn chút thời gian để tao dẫn mày đi sinh hoạt ca nhạc, thơ văn cho mi nếu không chắc mày thành bà cụ non quá.
− Bảo ta là người có máu lạnh, rồi lại là bà cụ non nữa. Ê ! Nhỏ không còn từ nào đồng nghĩa để chỉ nữa phải không ?
Qúy Đông cười :
− Còn, còn hàng loạt nè ... này nhé, bà già háp ...
Mỗi lần như thế hai đứa lại cầu cứu dì Hiền Lương, có khi thật tội nghiệp cho dì, đang vui đùa dì bỗng chạnh lòng nhớ chuyện xưa, vết thương lòng lại khơi dậy, dì chợt buồn buồn nói :
− Nói cho vui vậy chứ, người giàu tình cảm quá biết đâu lại khổ vì cuối cùng lại là kẻ cô đơn.
Thế là Qúy Đông và Hải Qùi nín lặng, sau này chỉ khi nào dì lên tiếng trước hai đứa mới dám đề cập đến vấn đề đó.
Qúy Đông và Hải Qùi đùa chơi một chốc rồi lại xin phép ra về khi tiệc vẫn chưa tàn.
Chỉ cần thoát khỏi ngôi biệt thự đó, tâm trạng Hải Qùi sẽ thư thả hơn, cô không hoang mang, không đau buồn và nhất là không mặc cảm về chính mình ... Được ngắm nhìn phố đêm và bầu trời đầy trăng sao còn thú vị hơn thật nhiều ...
Từ sau đêm sinh nhật của Nhật Mai, thỉnh thoảng Hải Qùi lại gặp Diệp Quỳnh đi chơi với anh trai của Nhật Mai, trời ạ ! Chẳng lẽ cô ta đã quên rằng mình đã có bạn trai rồi hay sao ?
Chiều nay hy vọng cô ta sẽ không quấy rầy Hải Qùi và Lãm Vân.
Hải Qùi bước vào khi chị người làm vừa mở cổng, cô thấy Lãm Vân ở trong vườn, Hải Qùi ngạc nhiên vô cùng. Vì Lãm
Vân chẳng bao giờ là đứa siêng năng chờ học như thế.
Thấy Hải Quì, Lãm Vân vui vẻ kéo tay cô và nói :
− Chị Hải Qùi ơi ! Anh Khang em đã về. Anh ấy kia kìa.
Lãm Vân chỉ một thanh niên đang đứng trước mấy giò phong lan tuyệt đẹp. Cô bé gọi lớn :
− Anh Đông Khang lại đây em giới thiệu cho.
− Về biệt tài này thì Lãm Vân thật khéo, cô bé tỏ ra tế nhị và dạn dĩ hơn cả Hải Qùi.
Lãm Vân nói với Hải Qùi.
− Chị Ơi ! Bữa nay ... nghỉ học nghe chị.
− Sao lại nghỉ chớ.
Đông Khang đến gần, vỗ nhẹ lên đầu Lãm Vân rồi nói :
− Chẳng có việc gì phải nghỉ, giờ nào việc đó. Nè ! Đừng có đổ tội cho anh nghe.
Lãm Vân cong môi cãi :
− Em đổ tội cho anh làm chi chớ.
− Ai biết được, nào là anh Khang mới về, em muốn nghỉ học để ...
Đông Khang nhìn Hải Qùi rồi nói :
− "Cô giáo" cứ dạy cho Lãm Vân.
Quay sang Lãm Vân, anh nói :
− Đừng có mà ơ hờ, lệch lạc về bộ môn học, đối với nước ngoài dù khoa học kỹ thuật người ta tiến bộ nhưng cái nhân bản về sự hiểu biết tình hình văn học của nước nhà là điều khá quan trọng đấy nhỏ à ! Thôi hai cô trò về phòng học đi.
Nghe Đông Khang nói điều này, Hải Qùi cảm động hết sức. Thật ra Hải Qùi dạy kèm môn văn và sinh ngữ cho Lãm Vân nhưng Hải Qùi lại học ngành khác. Mặc dù vậy đối với Hải Qùi bộ môn văn là sản phẩm tinh thần vô giá. Những lời của Đông Khang khiến cho Hải Qùi thấy hưng phấn trong suốt buổi chiều dạy cho Lãm Vân học.
Vừa rời khỏi phòng Lãm Vân, Hải Qùi gặp Đông Khang với Diệp Quỳnh ở vườn hoa, thảo nào chiều nay cô ta mới không lên phòng Lãm Vân, vả lại có anh Đông Khang.
...Không ngờ chứng nào tật nấy, mặc dù Đông Khang đã về, khi Diệp Quỳnh đến chơi cô cũng cố tình lên phòng của Lãm Vân khi Đông Khang không có nhà.
Vẫn thói quen của kẻ giàu có, hống hách, Diệp Quỳnh đã trò chuyện với Hải Qùi và tỏ vẻ ta đây gần như là người nhà của gia đình nên đã ngầm dọa Hải Qùi về việc "bép xép" những chuyện vừa xảy ra chung quanh cô. Hải Qùi cóc cần những chuyện gì khác ngoài chuyện dạy cho xong nhiệm vụ của mình ...
... Chiều thứ bảy Hải Qùi đến nhà để dạy Lãm Vân, Lãm Vân cũng tư thế chuẩn bị đế học như thường. Hơn năm giờ chiều, Diệp Quỳnh lại xuất hiện và kéo Lãm Vân đi phố. Lần này Hải Qùi lên tiếng :
− Không được đâu Lãm Vân, gần đến thi giữa học kỳ rồi em vẫn chưa làm được gì cả. Phải cố gắng làm bài văn để sáng thứ hai nộp cho cô giáo trên lớp.
Vẫn giọng hách dịch, Diệp Quỳnh nói :
− Ngày mai nhà chúng tôi có tiệc, cô phải thông cảm để Lãm Vân đi mua sắm chớ, cô là gia sư thì cô phải tuân thủ theo những gì chúng tôi yêu cầu. Mong cô thông cảm.
− Tôi thông cảm là điều đương nhiên rồi. Nhưng vấn đề ở đây không phải thế, làm như thế nầy là phản ngược lại. Lâm Vân em phải nghe chị, ngồi làm cho xong dàn bài văn rồi làm thành bài văn. Tôi không thể nhân nhượng được nữa.
Diệp Quỳnh gân cổ cố cãi lại.
− Cô bảo cô không nhân nhượng với chúng tôi à ! Nói hay thế nhỉ. Ở đây cô chỉ là người chúng tôi “mướn” để dạy kèm. Cô chẳng có quyền gì cả. Nhiệm vụ của cô là phải làm bài văn cho Lâm Vân, Lâm Vân sẽ chép lại và nộp cho cô giáo. Nếu cô không đồng ý thì cứ trình bày với gia đình. Thiếu gì người xin dạy và họ còn thành tâm hơn cô nữa kì. Cô đừng có mà lên mặt – chúng tôi đi đây.
− Tôi không thể tiếp tục dạy, tôi đến để dạy, chớ có phải đến đây để làm bài đâu ?
− Tuỳ…cô vậy……..
Diệp Quỳnh kéo tay Lâm Vân.
Diệp Quỳnh dặn dò chị người làm rồi lại đẩy xe ra cổng.
Hải Qùi cương quyết sẽ không làm bài văn, cô sẽ đợi ông bà Vĩnh Đông về, cô sẽ trả khoảng tiền mà ông bà trả trước, chẳng thà không dạy, dạy kiểu này Hải Qùi không chấp nhận.
Hải Qùi đi dạo quanh vườn sau khi đã nói rõ ý định của cô là sẽ chờ gặp một trong những người lớn của gia đình Lâm Vân để bàn bạc về việc học của Lâm Vân. Chị người làm nói :
− Cô cứ đợi ở ngoài vườn, để tôi vào làm cho cô một ly nước.
− Không cần đâu chị.
− Không sao đâu cô… Thấy cô đến dạy cho cô Vân học mà cứ phải như thế này…
Hải Qùi gạt ngang.
− Thôi… chị đừng nói gì, em cảm ơn chị đã quan tâm, chị cứ làm công việc của chị, em ngồi đây chút xíu sẽ về.
− Cô cứ tự nhiên.
Hải Qùi nhìn những tia nắng chiều vương đọng trên những nhành liễu rũ. Trông mới buồn làm sao ! Thảo nào mà Xuân Diệu có những câu thơ thật tuyệt : “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang – Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”.
Cuộc sống quá đầy đủ như thế nầy là niềm hạnh phúc của biết bao nhiêu người. Vậy mà những người được sống Trong nhung lụa, mấy ai biết được những khát khao của những người chung quanh mình. Ôi ! Để ý đến những người đó để làm gì - Hải Qùi vừa định đứng lên để đi về cô đã nghe tiếng hỏi mình.
− Ủa sao Hải Qùi lại ở đây, con bé Lâm Vân đâu rồi !
− Giọng nói có vẻ quan tâm của Đông Khang khiến cho Hải Qùi thấy yên tâm hơn. Nhất định cô sẽ nói với Đông Khang về suy nghĩ của cô.
Hải Qùi cười buồn rồi nói :
− Em… rất ngại không sao tiếp tục dạy Lâm Vân được.
Đông Khanh nhăn mặt :
− Sao ? Giờ nầy là giờ học phải không ? Lâm Vân đâu ?
− Cô bé ấy đi phố rồi…
− Đi phố… đi phố trong giờ học như thế nầy sao ? Nó xin phét Hải Qùi à ! Hải Qùi không nên chìu con bé.
− Thật ra em không muốn Lâm Vân đi chơi đâu… Anh Đông Khang à ! Nhờ anh hỏi lại Lâm Vân, nếu tiếp tục học em sẽ dạy còn không em nghỉ, không có gì phiền cả…
Đông Khang nói :
− Sao lại nghỉ học chứ ! Con bé yếu lắm, có chuyện gì xảy ra phải không ? Để anh nói lại với con bé, nhất định Hải Qùi phải dạy Lâm Vân học nhé !
− Nhưng Lâm Vân cứ đi hoài, em không biết phải làm sao !
− Nó đi hoài, trời đất. Con nhỏ nầy không được rồi, nhất định anh về sẽ la cho nó một trận.
− Không được la Lâm Vân… Em nghĩ… Mà thôi anh nên hỏi Lâm Vân nhiều khi Vân không muốn học.
− Nhất định có chuyện gì đây ?
− Hải Qùi không muốn đem Diệp Quỳnh ra để nói, dù sao giữa hai người cũng đã thân nhau, làm như thế mình là kẻ “nhỏ mọn, tiểu nhân, hẹp hòi…”. Việc gì rồi mọi người cũng sẽ biết, Hải Qùi vốn không phải là người hay nói.
Đông Khang nhìn Hải Qùi rồi nói :
− Hình như Hải Qùi muốn giấu điều gì phải không ?
− Dạ… đâu có !
− Thôi được nếu Hải Qùi không nói thì tôi, tôi sẽ tìm hiểu vậy. Chúng ta nói chuyện khác nhé.
Đông Khang có vẻ nghiêm chỉnh trong mọi vấn đề, tuy nhiên nói chuyện cùng khá tự nhiên nên Hải Qùi thấy dễ chịu hơn.
Đông Khang hỏi:
− Hải Qùi còn đang là sinh viên sao ?
− Dạ.
− Năm thứ mấy.
− Năm cuối.
− Hải Quì… thấy Lâm Vân có tiến bộ hơn lúc mới học hay không ?
Hải Qùi nhăn mặt nói:
− Anh đã nói là không đề cập đến vấn đề nầy kia mà !
Đông Khanh cười :
− Không đề cập tới vấn đề đang học mà anh hỏi vấn đề đã học của Lâm Vân, có khác không bé.
− Anh nghĩ là khác sao ?
− Đương nhiên rồi.
− Hải Qùi không chấp nhận bởi vì điều anh hỏi liên quan đến việc học của Lãm Vân, mà Hải Qùi muốn anh tự tìm hiểu.
− Tức cười thật, thường thường đi họp phụ huynh, cô giáo rất thích phụ huynh hỏi thăm về việc học của học sinh kia mà. Anh nghĩ cô bé cũng không ngoại lệ.
Hải Qùi lắc đầu :
− Nhưng rất tiếc em không phải là cô giáo chính thức.
− Hải Qùi không nghe người ta có câu "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" hay sao, huống chi Lãm Vân được Hải Qùi dạy cách làm người.
Hải Qùi rụt cổ nói :
− Dạ ... Hải Qùi không dám nhận danh dự cao quí đó đâu.
− "Văn là người", như vậy Hải Qùi dạy văn tức là dạy người không đúng sao ?
− Cho Hải Qùi xin hai chữ bình yên.
− Cô bé khiêm nhượng quá.
− Khiêm nhượng là một đức tính tốt, đâu phải ai cũng có đức tính tốt đó đâu. Cho nên anh khen khiêm nhường Hải Qùi rất vui.
− Thật chứ ?
− Vâng ! À, Hải Qùi xin phép đi về.
− Còn sớm mà.
− Chẳng lẽ lại ngồi nói chuyện phiếm ư ?
− Có được không ?
− Hải Qùi không dám vì sợ nói bậy ...
− Hải Qùi mà nói bậy thì ... tôi sẽ chuyển đề tài cùng một hướng.
− Cám ơn anh ... Hải Qùi sợ lắm.
− Sợ gì ?
− Sợ đủ thứ !
− Cụ thể ...
Hải Qùi thấy thoải mái nên cũng pha trò :
− Thí dụ ... bạn anh đến chẳng hạn.
− Cô sợ người ta hiểu lầm cô à ! Đừng lo anh biết cách mà !
Biết Đông Khang đùa nhưng Hải Qùi cũng khinh khỉnh cái mặt lên cãi :
− Xì ... Tôi ...mà sợ hiểu lầm vì anh à ... Đừng tưởng bở ...
− Bở là rời, vậy đối với rời là cứng, là đặc phải không ?
− Hải Qùi không phải chuyên gia "nghiên cứu sinh" về một lĩnh vực nào cả.
Đông Khang nhìn Hải Quì, anh thấy thích thú khi trò chuyện với cô, cô không tỏ hết bản chất phụ nữ vốn có của bản thân như cá tính của bao phụ nữ khác. Chẳng hạn như Diệp Quỳnh, mỗi lúc Đông Khang thấy dường như Diệp Quỳnh cũng rất bình thường như bao cô gái bình thường khác, Diệp Quỳnh trách anh :
Bây giờ em mới thấy, chẳng thà ở lại làm hoặc chuyển sang một công ty nào đó để làm biết đâu lại hay hơn làm cán bộ nghiên cứu ở phân viện khoa học và xã hội, cái gì gắn với chữ nghiên cứu là nghèo ... Mà thôi, em không nói chuyện giàu nghèo, tự dưng anh đi học về em cảm thấy anh có vẻ đạo mạo hơn, đàn ông đạo mạo em sợ lắm ...
− Em suy nghĩ lạ đời vậy Quỳnh.
− Có gì lạ đâu ? Em thường thấy như vậy đó !
− Anh không hiểu ý em.
− Thí dụ như ... tự dưng em có cảm giác anh lạnh lùng, khô khan hơn. Từ lúc anh về đến giờ, anh lại đến ngay cơ quan để tiếp tục công việc nên anh và Diệp Quỳnh cũng ít có điều kiện vui chơi như bao "đôi" bạn trẻ khác. Diệp Quỳnh cứ nhắc anh mãi về việc này, thậm chí cô còn gợi ý cả đi chơi.
− Ợ.. - Hải Qùi đứng lên nói.
− Tôi xin phép về, giờ này dì Hiền Lương chắc đang mong.
− Dì Hiền Lương, tên dì cô hay và có ý nghĩa vô cùng. Rồi Đông Khang lập lại :
− Hiền Lương, Hiền Lương ... Nhất định cái tên này phải có ý nghĩa ghê gớm lắm đây.
− Thôi anh đừng có "chuyển hệ" nhé !
− Một chút suy nghĩ vậy mà. Hôm nào cho tôi diện kiến dì Hiền Lương của cô được không ?
− Cho Hải Qùi nói một câu có được không ?
− Câu gì ?
− Anh hoàn toàn lạc đề rồi. Thôi, xin chào !
Hải Qùi rời khỏi nhà của Lãm Vân, Đông Khang nhìn sự vội vã cúa Hải Qùi và mỉm cười vu vơ ...
Trong bữa cơm gia đình, Đông Khang đã rầy cô bé Lãm Vân về việc bỏ học. Lãm Vân ức trong lòng, cô bé cảm thấy giận Hải Quì, nhất định là Hải Qùi đã kể mọi việc cho anh Đông Khang nghe.
Lãm Vân lẩm bẩm :
− Vậy mà cũng nói, tưởng tốt lắm. Thật đáng ghét.
Đông Khang trừng mắt nhìn Lãm Vân. Ông bà Vĩnh Đông cũng nhắc nhở con gái một cách nhẹ nhàng, còn Đông Trần cứ thắc mắc, lẽ nào Hải Qùi lại nói với Đông Khang, cô cũng thừa biết Đông Khang với Diệp Quỳnh kia mà ! Nếu Hải Qùi nói với Đông Khang thì thật là tệ, nhưng Đông Trần cũng không dám tin điều đó. Nhưng chẳng lẽ lại hỏi thẳng cô ta. Mấy lần bị Hải Qùi từ chối lời mời, Đông Trần cảm thấy tự ái, nhiều lúc chẳng muốn cùng Hải Quì, nhưng sao càng muốn xem như không có gì là lúc Đông Trần cảm thấy buồn vương. Ôi ! Một người hào hoa như anh mà cũng biết vương tình hay sao ?
Đông Khang ghé phòng của Lãm Vân, anh nói :
− Em có vẻ lơ là trong việc học quá, sao lại nghe lời chị Diệp Quỳnh đế đi chơi. Học phải cho ra học chứ !
− Chỉ là học thêm, có gì quan trọng lắm đâu ?
− Vậy việc đi chơi quan trọng hơn phải không ?
− Chị ấy nói với anh như thế sao ?
− Chẳng hề có chuyện đó.
− Em không tin.
− Tùy em. Nhưng anh bắt em từ rày về sau phải tập trung học, nhất định không bỏ học để đi chơi nghe chưa ! Xem ra em còn quá yếu. Hãy nghe theo sự chỉ dẫn của cô giáo, anh thấy cô ta có khả năng tốt đó.
− Anh mới biết mà đã khen như vậy sao ?
− Anh không phải là người bừa bãi, muốn khen thì khen hay chê thì chê đâu ?
− Hèn gì chị Quỳnh chẳng bảo ...anh cành nâng cao trình độ thì anh càng chẳng biết sống ...
− Chị Quỳnh nói thế sao ? Từ trước đến giờ chị Quỳnh là "tiểu thư vốn được nuông chiều" mà ! Thảo nào ... Thôi, em lo học bài đi.
Đông Khang về phòng. Anh cảm thấy khó chịu khi cứ phải nhớ đến những nhận xét mà gần đây Diệp Quỳnh nói với anh. Dường như mỗi lúc anh càng cảm thấy Quỳnh và anh không thể hòa hợp với nhau, khoảng cách về lối sống, về tư tưởng ngày càng dãn nở ... Thật là khó làm sao cho gần nhau hơn.
Đông Khang nhìn đồng hồ rồi vội vã thay đồ và đến ngay nhà của Diệp Quỳnh.
Chào ông bà Hoàng Diệp xong, Đông Khang nhờ chị người làm gọi Diệp Quỳnh.
Bà Hoàng Diệp nói :
− Cháu cứ lên gặp nó ở trên lầu, hai bác có công việc phải đi một chút.
Đợi ông bà Hoàng Diệp đi rồi, Đông Khang ra ngoài vườn ngồi chờ Diệp Quỳnh.
Thật lâu Diệp Quỳnh mới xuống phòng khách, không thấy anh, cô ra vườn.
Diệp Quỳnh mặc chiếc đầm ngắn vừa định đi chơi nhưng khi gặp Đông Khang cô sà xuống ngồi bên anh, giọng nũng nịu :
− Dữ không ? ... Hôm nay anh mới đến, chúng mình đi chơi nghe anh.
Đông Khang nói :
− Để khi khác đi, hôm nay anh không rảnh.
− Không rảnh sao đến đây.
− Anh có chuyện muốn hỏi em.
Diệp Quỳnh ngồi thẳng người lên và nói mà không thèm nhìn Đông Khang :
− Rồi có chuyện gì, anh hỏi đi.
Đông Khang nhìn Diệp Quỳnh một lúc rồi nói :
− Anh chỉ muốn biết vì sao em cứ đưa Lãm Vân đi chơi mãi trong giờ học của con nhỏ. Có muốn đi đâu phải đợi học xong đã chứ !
Diệp Quỳnh đứng lên nói :
− A ... Con nhỏ đó nói lại với anh à ! Vâng ! Em thường xuyên đưa Lãm Vân đi chơi trong giờ học.
− Em làm thế đế làm gì ?
− Đơn giản thôi vì con nhỏ đó chỉ là người dạy kèm, vả lại ...
− Em nghĩ như thế thì bình thường quá ! Người ta đi dạy chứ có phải làm điều gì không tốt đâu.
Diệp Quỳnh khinh khỉnh bộ mặt, cô nói :
− Sao bữa nay anh lại chịu khó nghe lời con nhỏ quá vậy. Không hiểu vì sao em lại ghét bộ mặt ... đạo mạo của nó vô cùng.
− Em xử sự như vậy là sai rồi ...Em còn bắt người ta làm bài. Đâu phải sẵn có tiền là muốn làm gì thì làm ?
− Anh làm sao vậy ! Đến đây để chỉ trích em à ! Em chỉ muốn kêu Lãm Vân thôi học cô gái đó. Em sẽ tìm người kèm đầy kinh nghiệm cho, đừng đế em thấy mặt một người mà em không thể nào chịu nổi.
− Người ta có làm gì mà em có vẻ đắng cay như thế !
− Đã bảo là em không thích ! Thế thôi ! Em có lí do đế bắt cô ta trả lời xem vì sao lại đi nói xấu em với anh kia chứ ! Thật là đê tiện, vậy mà cũng làm ra vẻ đạo mạo. Nói cho anh biết, em không thích anh bênh cô gái đó một cách mù quáng như vậy đâu. Em là người yêu của anh sao anh không hỏi em đế biết rõ mọi việc chứ ! Em không muốn xen vào chuyện của gia đình anh nhưng nếu cứ đế cô ta dạy cho Lãm Vân mãi em sẽ ...
Đông Khang gạt ngang :
− Em sẽ "xù" anh phải không ?
− Em sẽ không đến nhà anh nữa. Muốn gì anh phải gặp em.
− Em phải thấy cái sai của mình trong việc này chứ !
− Em không làm gì sai trái cả. Người tốt không ai lại đi nói xâu người yêu của người khác như vậy. Phải chăng cô ta có ý đồ muốn chia rẽ chúng ta, cô ta muốn gì đây chứ !
Đông Khang không ngờ Diệp Quỳnh mỗi lúc càng thể hiện bản chất tầm thường như thế. Chỉ mới hai năm thôi ! Chẳng lẽ cuộc sống vật chất quá đầy đủ đã tạo cho người ta có những cái xâu mà chính bản thân người ta cũng không ngờ tới được.
Đông Khang nhìn Diệp Quỳnh - Diệp Quỳnh thật đẹp, nhìn vào đã thấy kiêu sa bởi lụa là, bởi Diệp Quỳnh được trang điểm rất đầy đủ, còn Hải Quì, cô gái có tên một loài hoa quì ở biển, cũng giống như ai biết trân trọng cái đẹp thì mới cảm nhận được. Đông Khang phục sự chịu đựng của Hải Qùi trước một đối tượng như Diệp Quỳnh. Đâu phải Hải Qùi sợ mất việc mà không dám nghĩ dạy. Thật ra Hải Qùi vì trách nhiệm và sự trân trọng người khác. Diệp Quỳnh chẳng thể so sánh được với bản chất vững chãi của Hải Qùi. Thật tiếc ...
Diệp Quỳnh nói :
− Bây giờ anh có muốn nói gì với em nữa không ?
Đông Khang đứng lên nói :
− Anh định nói nhiều điều lắm, nhưng có lẽ không cần thiết, tự anh cảm nhận được rồi.
Diệp Quỳnh giả nai hỏi :
− Có nghĩa là anh đã hiểu rõ ý đồ của cô gái đó phải không ? Anh phải tin em chứ !
Đông Khang lắc đầu nói :
− Anh đang tự hỏi tại sao em lại thay đổi như thế ! Em phải hiểu rằng thiện ý của anh là muốn hỏi em để hiểu rõ mọi việc, không ngờ anh thất vọng quá. Em nên nhớ rằng Hải Qùi không hề nói gì về việc này cả ... Anh tự tìm hiểu đó. Cô ta chắc hẳn không có ý đồ gì cả, còn em sao cứ ngờ vực người khác, phải chăng vì em cho rằng họ nghèo hơn mình nên em sẵn sàng xem thường người khác. Em đánh giá người khác xấu xa là tự hạ thấp mình rồi đó !...
Diệp Quỳnh gạt ngang :
− A ... anh bênh con nhỏ đó à ! ... Anh về đi, tôi cóc cần sự quan tâm của anh đâu ... Không ngờ anh đến chỉ là để chỉ trích tôi, anh là đồ ...
Đông Khang giận run nói :
− Thôi được ... anh về.
Anh bỏ về thẳng, mặc cho Diệp Quỳnh giậm chân giận dữ, đêm nay với cô thật xui xẻo ?...
Hải Qùi mở tung cửa sổ nhìn ra ngoài trời đêm. Gió ngập phòng. Trên tấm thẳm nhung đen làm nền trời, có rất nhiều vì sao nhấp nhánh, những tháng qua thật là vất vả và khổ tâm khi đến dạy cho Lãm Vân, nếu không vì Đông Khang, Hải Qùi đã xin nghĩ rồi. Lãm Vân có chút hiểu lầm về Hải Quì, còn Diệp Quỳnh, ôi ! Không biết dùng ngôn từ nào để nói bởi cô đã dùng những từ ngữ quá nặng nề để đánh giá Hải Qùi - Hải Qùi cứ nghĩ đến một lúc nào đó chắc Lãm Vân sẽ hiểu vì Lãm Vân là một cô bé đâu đến nỗi tệ.
Thành phố đã bắt đầu vào mùa Noel. Mỗi chiều đi dạy về, Hải Qùi cứ nhìn ngút mắt hai bên đường, người ta bày bán những món quà Noel tuyệt đẹp. Nhất là những cây thông mới đẹp làm sao, nhỏ Qúy Đông rủ Hải Qùi ngày mai chủ nhật được rảnh rỗi sẽ đi một vòng thành phố mùa Giáng sinh. Qúy Đông rủ mỗi đứa mua một bộ đồ để mặc đi chơi đêm Noel, Hải Qùi lắc đầu nói :
− Cũng vậy thôi, mình có đạo đâu mà đi diễu ngoài phố.
− Bộ ai có đạo mới được đi chơi sao ? Nghĩ lạc hậu quá bạn ơi ! Thế chúng ta không biết họp mặt vui chơi rồi tiệc tùng sao, nhưng trước khi họp lại vui chơi, nhảy nhót phải kéo nhau đi diễu ngoài phố nè ... Mi đi với bọn tao nhé ?
− Thế ... "hắn" của mày để đâu ?
− Cho đi theo.
− Vậy ta theo chỉ làm kỳ đà cản mũi cho mày.
− Mình tổ chức chơi nhóm mà, ngại gì Hải Qùi. À ! Nghe dì Hiền Lương nói anh em nhà ... đó cùng để ý đến mày.
Hải Qùi cười nói :
− Người ta có người yêu rồi.
− Nhưng họ không hợp nhau nên đã xù nhau ...
Bâng Khuâng Tơ Trời
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5