watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Mặt Thật-Chú rể ở tuổi 62 - tác giả Bùi Tín Bùi Tín

Bùi Tín

Chú rể ở tuổi 62

Tác giả: Bùi Tín

Cuộc đời tan nát của anh thanh niên Nguyễn Chí Thiện từ tuổi 20 đến tuổi 50 làm tôi nhớ đến một câu chuyện khác. Đó là chuyện đời anh đại tá Nguyễn Cận, nhiều cán bộ trong quần đội miền Bắc biết đến. Anh người Nghệ An, học trường Quốc Học, Vinh, vào bộ đội ngay sau cách mạng tháng tám. Anh là đại đội trưởng, rồi tiểu đoàn trường ở trung đoàn 57. Là học sinh tiêu tư sản, anh có khá nhiều tài. Chơi đàn ghi ta, hát hay, đá bóng khá, rất chăm đọc sách văn học tiếng Việt và tiếng pháp. Hồi 1954 anh là trung đoàn phó ở sư đoàn 304.
Chuyện gia đinh anh mang bi kịch lớn cho anh, anh có vợ từ khi hơn 16 tuổi, do gia đình gán ghép theo kiểu phong kiến. Vợ anh bơn anh 3 tuổi, nhà khá giả ở nông thôn, một mắt bị hỏng vì đậu mùa hồi nhỏ. Anh rất buồn vì không có tình yêu. Chi bộ anh (anh vào đảng hồi 1948) quản rất chặt chuyện này. Chuyện bỏ vợ bất cứ vì lý do gì bị coi là vô đạo đức. Chính uỷ sư đoàn và quân khu khi có dịp lại "ngăn chặn tư tưởng xấu xuất hiện ở nơi anh, khuyên bảo anh nên yêu vợ để có con cho vui vẻ hai bên gia đình. Anh không thể thông, đành câm lặng, lấy bộ đội làm cuộc sống gia đình duy nhất. Năm 1960 trong khung cảnh hòa bình, được bạn bè góp ý anh làm đơn xin ly dị. Chi bộ lại họp, buộc anh phải rút đơn. Bà vợ lúc ấy đã làm cán bộ ở ngân hàng nhà nước viết đơn tố cáo anh có tư tưởng ruồng lẫy vợ, gửi cho Tổng Cục Chính Trị và cho hội liên hiệp phụ nữ. Việc làm "vô đạo đức này của một sĩ quan bị đưa lên mặt báo Phụ Nữ để phân tích. Người ta lên án anh là bị tư tưởng tư sản thâm nhập, chuộng hình thức, thích hưởng lạc... Anh ruột anh làm Bộ trưởng cũng khuyên can anh chớ tìm cách ly dị vợ, ông ta sợ ảnh hưởng đến mình! Tổng cục chính trị nhận được thơ của Chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ Việt nam yêu cầu Tổng cục phải giáo dục cán bộ của mình, ngăn chặn việc làm sai trái, nhất là Nguyễn Cận đã là một đại tá.
Bà vợ nghĩ rằng tuy chồng mình không yêu mình, nhưng rồi ngăn chặn tất cả ngả đường, rồi thì tổ chức sẽ buộc chồng mình vào khuôn phép. Anh có chạy đằng trời! Đảng, Hội phụ nữ, Quân đội đều bênh vực chị, lo gì chị chẳng thắng. Thế rồi một lần ra họp ở Hà nội, anh làm quen, mến rồi yêu một chị cán bộ làm ở báo Nhân Dân. Bà vợ biết được càng lồng lộn tố cáo với đơn vị của anh, báo cáo với Tổng cục chính trị, với Hội liên hiệp phụ nữ. Anh bị bủa vây, bị kiểm soát thư từ, bị cầm chân ở phía Nam. Bà vợ anh quyết phá cho bằng được, dù ông ta không còn là của bà thì "bà cũng không cho chúng nó có hạnh phúc với nhau?" Bà quyết phá đến cùng.
Cả cơ chế cũng ủng hộ bà. Những người thông cảm với anh chỉ còn biết an ủi anh, thương hại cho anh. Anh phải gánh chịu một tình hình phi lý từ thời phong kiến, được chế độ "cách mạng" duy trì một cách độc ác và phi lý, nhân danh nhân dân, nhân danh "chủ nghĩa xã hội ưu việt". Đến tận năm 1986, khi làn gió đổi mới từ Liên xô thổi đến, làm lung lay chút ít chế độ độc đoán già nua, anh mới ly dị được bà vợ khôn ngoan và đáo để. Lúc này anh đã 62 tuổi, bắt đầu bị bịnh Packinson, hai bàn tay bị run, tóc đã bạc trắng hơn nửa mái dầu. Người yêu của anh, chị Hà Hoa nay là Trưởng Ban biên tập về lưu thông phân phối của báo Nhân Dân, cũng đã 56 tuổi! Anh nhận công tác quân sự ở Tổng cục dầu khí tại Vũng Tàu. Chị xuống với anh sau mấy tháng ốm khá nặng, dạ dày và thần kinh đều có vấn đề! Anh và chị tổ chức một bữa an thân tình với mấy bạn bè gần gũi, coi như một đám cưới trễ tràng. Chị ở với anh được hai tuần rồi ra Hà nội làm việc. Hai tháng sau chị lại phải vào viện; anh hằng ngày đến thăm chị, tình nghĩa đằm thắm. Được hơn 1 tháng thì chị mất.
Anh chị em ở báo Nhân Dân đi dự đám tang của chị Hà Hoa với tất cả lòng xót thương và ái ngại cho một đôi vợ chồng gian truân suốt hơn 20 năm trời thương yêu nhau mà vẫn buộc phải xa cách, vẫn mặc cảm tội lỗi. Để rồi khi được thuộc về nhau thì người đã 62, người đã 56, tuổi về hưu? Và hạnh phúc vợ chồng ngắn ngủi có máy tháng trời trong cảnh cả hai đều đau ốm...Trong khi anh Nguyễn Cận lẻ loi, cô độc, trên thực tế không có vợ, không có hạnh phúc gia đình suốt hơn 40 năm thì các cụ lớn, từ cụ Ba đến cụ Sáu đã có đến hai bà, chưa kể đến các bà "dự bị", và con gái cụ Ba còn được khuyến khích có thêm chồng Nga ở nước Nga... thật là cảnh khủng hoảng thừa ở trên, khủng hoảng thiếu ở dưới. Mà lại dưới, không phải là quá xa, ở ngay tầng lớp cán bộ trung cao thôi. Vẫn có những thước đo khác nhau cho mỗi tầng lớp! Trước đây, những người lãnh đạo của đảng thường giải thích rằng tất cả những thiếu thốn, đau khổ của nhân dân đều bắt nguồn từ thiên tai và địch họa, đều là do kẻ thù là phong kiến, đế quốc và bọn phản động gây nên, còn tất cả những gì là tốt đẹp, là hạnh phúc đều là do đảng đem lại. Vậy thì trong bi kịch làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi ở trên, rất tiêu biểu cho chế độ, nguyên nhân đau khổ của con người từ đâu? Từ địch họa nào? Nếu không phải từ một chế độ nói thì hay, nhưng về bản chất là độc đoán, chà đạp lên quyền sống tự do của con người! Phải chăng bi kịch bắt nguồn từ bản chất nông dân thiếu văn hóa và trí tuệ của những người lãnh đạo. Họ nói luôn mồm đến "cách mạng" nhưng trên thực tế lại duy trì sự lạc hậu triền miên của đất nước, giam hãm xã hội trong cảnh thiếu tự do kéo dài về mọi mặt?



Cuộc đời tan nát của anh thanh niên Nguyễn Chí Thiện từ tuổi 20 đến tuổi 50 làm tôi nhớ đến một câu chuyện khác. Đó là chuyện đời anh đại tá Nguyễn Cận, nhiều cán bộ trong quần đội miền Bắc biết đến. Anh người Nghệ An, học trường Quốc Học, Vinh, vào bộ đội ngay sau cách mạng tháng tám. Anh là đại đội trưởng, rồi tiểu đoàn trường ở trung đoàn 57. Là học sinh tiêu tư sản, anh có khá nhiều tài. Chơi đàn ghi ta, hát hay, đá bóng khá, rất chăm đọc sách văn học tiếng Việt và tiếng pháp. Hồi 1954 anh là trung đoàn phó ở sư đoàn 304.
Chuyện gia đinh anh mang bi kịch lớn cho anh, anh có vợ từ khi hơn 16 tuổi, do gia đình gán ghép theo kiểu phong kiến. Vợ anh bơn anh 3 tuổi, nhà khá giả ở nông thôn, một mắt bị hỏng vì đậu mùa hồi nhỏ. Anh rất buồn vì không có tình yêu. Chi bộ anh (anh vào đảng hồi 1948) quản rất chặt chuyện này. Chuyện bỏ vợ bất cứ vì lý do gì bị coi là vô đạo đức. Chính uỷ sư đoàn và quân khu khi có dịp lại "ngăn chặn tư tưởng xấu xuất hiện ở nơi anh, khuyên bảo anh nên yêu vợ để có con cho vui vẻ hai bên gia đình. Anh không thể thông, đành câm lặng, lấy bộ đội làm cuộc sống gia đình duy nhất. Năm 1960 trong khung cảnh hòa bình, được bạn bè góp ý anh làm đơn xin ly dị. Chi bộ lại họp, buộc anh phải rút đơn. Bà vợ lúc ấy đã làm cán bộ ở ngân hàng nhà nước viết đơn tố cáo anh có tư tưởng ruồng lẫy vợ, gửi cho Tổng Cục Chính Trị và cho hội liên hiệp phụ nữ. Việc làm "vô đạo đức này của một sĩ quan bị đưa lên mặt báo Phụ Nữ để phân tích. Người ta lên án anh là bị tư tưởng tư sản thâm nhập, chuộng hình thức, thích hưởng lạc... Anh ruột anh làm Bộ trưởng cũng khuyên can anh chớ tìm cách ly dị vợ, ông ta sợ ảnh hưởng đến mình! Tổng cục chính trị nhận được thơ của Chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ Việt nam yêu cầu Tổng cục phải giáo dục cán bộ của mình, ngăn chặn việc làm sai trái, nhất là Nguyễn Cận đã là một đại tá.
Bà vợ nghĩ rằng tuy chồng mình không yêu mình, nhưng rồi ngăn chặn tất cả ngả đường, rồi thì tổ chức sẽ buộc chồng mình vào khuôn phép. Anh có chạy đằng trời! Đảng, Hội phụ nữ, Quân đội đều bênh vực chị, lo gì chị chẳng thắng. Thế rồi một lần ra họp ở Hà nội, anh làm quen, mến rồi yêu một chị cán bộ làm ở báo Nhân Dân. Bà vợ biết được càng lồng lộn tố cáo với đơn vị của anh, báo cáo với Tổng cục chính trị, với Hội liên hiệp phụ nữ. Anh bị bủa vây, bị kiểm soát thư từ, bị cầm chân ở phía Nam. Bà vợ anh quyết phá cho bằng được, dù ông ta không còn là của bà thì "bà cũng không cho chúng nó có hạnh phúc với nhau?" Bà quyết phá đến cùng.
Cả cơ chế cũng ủng hộ bà. Những người thông cảm với anh chỉ còn biết an ủi anh, thương hại cho anh. Anh phải gánh chịu một tình hình phi lý từ thời phong kiến, được chế độ "cách mạng" duy trì một cách độc ác và phi lý, nhân danh nhân dân, nhân danh "chủ nghĩa xã hội ưu việt". Đến tận năm 1986, khi làn gió đổi mới từ Liên xô thổi đến, làm lung lay chút ít chế độ độc đoán già nua, anh mới ly dị được bà vợ khôn ngoan và đáo để. Lúc này anh đã 62 tuổi, bắt đầu bị bịnh Packinson, hai bàn tay bị run, tóc đã bạc trắng hơn nửa mái dầu. Người yêu của anh, chị Hà Hoa nay là Trưởng Ban biên tập về lưu thông phân phối của báo Nhân Dân, cũng đã 56 tuổi! Anh nhận công tác quân sự ở Tổng cục dầu khí tại Vũng Tàu. Chị xuống với anh sau mấy tháng ốm khá nặng, dạ dày và thần kinh đều có vấn đề! Anh và chị tổ chức một bữa an thân tình với mấy bạn bè gần gũi, coi như một đám cưới trễ tràng. Chị ở với anh được hai tuần rồi ra Hà nội làm việc. Hai tháng sau chị lại phải vào viện; anh hằng ngày đến thăm chị, tình nghĩa đằm thắm. Được hơn 1 tháng thì chị mất.
Anh chị em ở báo Nhân Dân đi dự đám tang của chị Hà Hoa với tất cả lòng xót thương và ái ngại cho một đôi vợ chồng gian truân suốt hơn 20 năm trời thương yêu nhau mà vẫn buộc phải xa cách, vẫn mặc cảm tội lỗi. Để rồi khi được thuộc về nhau thì người đã 62, người đã 56, tuổi về hưu? Và hạnh phúc vợ chồng ngắn ngủi có máy tháng trời trong cảnh cả hai đều đau ốm...Trong khi anh Nguyễn Cận lẻ loi, cô độc, trên thực tế không có vợ, không có hạnh phúc gia đình suốt hơn 40 năm thì các cụ lớn, từ cụ Ba đến cụ Sáu đã có đến hai bà, chưa kể đến các bà "dự bị", và con gái cụ Ba còn được khuyến khích có thêm chồng Nga ở nước Nga... thật là cảnh khủng hoảng thừa ở trên, khủng hoảng thiếu ở dưới. Mà lại dưới, không phải là quá xa, ở ngay tầng lớp cán bộ trung cao thôi. Vẫn có những thước đo khác nhau cho mỗi tầng lớp! Trước đây, những người lãnh đạo của đảng thường giải thích rằng tất cả những thiếu thốn, đau khổ của nhân dân đều bắt nguồn từ thiên tai và địch họa, đều là do kẻ thù là phong kiến, đế quốc và bọn phản động gây nên, còn tất cả những gì là tốt đẹp, là hạnh phúc đều là do đảng đem lại. Vậy thì trong bi kịch làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi ở trên, rất tiêu biểu cho chế độ, nguyên nhân đau khổ của con người từ đâu? Từ địch họa nào? Nếu không phải từ một chế độ nói thì hay, nhưng về bản chất là độc đoán, chà đạp lên quyền sống tự do của con người! Phải chăng bi kịch bắt nguồn từ bản chất nông dân thiếu văn hóa và trí tuệ của những người lãnh đạo. Họ nói luôn mồm đến "cách mạng" nhưng trên thực tế lại duy trì sự lạc hậu triền miên của đất nước, giam hãm xã hội trong cảnh thiếu tự do kéo dài về mọi mặt?
Mặt Thật
Lời NHà XUấT BảN
Lời Mở Đầu
Phần một
Kẻ cơ hội lớn nhất của hành tinh xin chào Ngài?
ám ảnh có thật
Các Tây nhiều râu
Các Mác và chủ nghĩa Mác
Lênin, ông ở nước Nga...
Mặt trời lên, mặt trời lặn:
Chia theo tỷ lệ anh em
Sự kiện Siam Reap
Đảng vĩ đại ngay cả trong sai lầm?
Từ quả bom ở Moscou
Cuộc xuất hành bí mật.
Bài toán của "anh Nhân"
Những tay phá phách
Tha thiết xin được... chết?
Ba nhân vật vắng bóng
Bức thư của ông Phan Chu Trinh
Cỗ máy nghiền: những câu hỏi còn nóng hổi
Phần hai
Xí xóa ư
Vụ án 48 năm trước
Một thời kỳ hấp dẫn đối với các nhà sử học.
Từ những cách yêu nước khác nhau
Đoàn kết và hòa giải hòa hợp
Dưới đáy giếng
Những nỗi lo
Cái sợ
Các bạn văn nghệ và các quan văn nghệ
Mảng tường đen và chiếc áo cất bông sờn
Nỗi sợ thuyên giảm
Điều khác trước: không còn tệ đánh hôi
Trốn nợ
Quả lê có chất độc
Đánh tráo lương tâm
Ông Tướng nông dân
Vụ tàn sát ở Huế
Thời của các ông tướng địa phương
Nhà quân sự sáng tạo và kẻ a tòng
Xích tay đất thủ rồi thách đấu?
Những người gác cổng cần mẫn
Tôn ty trật tự cho những xác chết
Một cụ già 50 tuổi
Chú rể ở tuổi 62
Bề rộng của nỗi khổ đau
Cung cách ra một quyết định
Ngành Bảo Vệ trong Quân Đội Nhân Dân
Từ bộ trưởng trở xuống ăn phải quả lừa
Hồ sơ vàng và máu
Phần ba
Sự hình thành của một tầng lớp mới ở Việt nam
Tầng lớp của những người cầm quyền
Từ 6 ki lô đến...200 gam
Gấp 7 hay gấp trăm?
Những khoản nhuận bút đồ sộ
Nhà cửa: một vấn đề nổi cộm lớn nhất
Những chuyến xuất ngoại
Những chức quyền suốt đời
Các cô cậu 5
Những thanh niên của thời thế
Một tầng lớp không có tương lai
Phần bốn
Có khủng hoảng chính trị không?
Dân chủ và hỗn loạn?
Bài học nóng hổi từ Cam Bốt
Ban ơn và đòi lại
Thế kẹt của những người bảo thủ
Lực lượng dân chủ
Lực lượng dân chủ ở hải ngoại
Hừng đông đang lên
Theo kịch bản nào?