watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Bộ Tứ-Chưong XVI - tác giả Agatha Christie Agatha Christie

Agatha Christie

Chưong XVI

Tác giả: Agatha Christie

Ngay giờ phút này, tôi vẫn thấy khó nhọc khi kể lại những ngày tháng Ba ấy.
Poirot duy nhất, Hercule Poirot vô song đã chết. Vụ nổ đã tạo ra âm mưu quái quỷ gì vậy? Lời phê bình nửa đùa nửa thật của tôi với Poirot làm cho tôi vô cùng hối hận. Theo lời bác sĩ Ridgeway, tôi chỉ bị choáng mạnh và may mắn thoát chết; lẽ ra tôi cũng có thể không còn ở trên đời này nữa.
Chiêu hôm sau, tôi đã đứng dậy được, đi lảo đảo sang phòng bên cạnh để cúi đầu trước bộ quan tài bình dị chứa đựng những gì còn lại của một trong những người kiệt xuất của thời đại.
Ý kiẾn duy nhất của tôi là phải rửa thù cho Poirot, lao đi truy đuổi bọn Bốn Người, bắt chúng phải trả giá đắt.
Tôi nghĩ là Ridgeway sẽ ủng hộ tôi, song rất ngạc nhiên thấy bác sĩ tỏ vẻ lững lờ. Anh nói:
- Anh nên về Áchentina. Làm sao mà đội đá vá trời?
Tôi đoán anh ta nghĩ: Poirot, Poirot độc nhất vô nhị còn thất bại, thì tôi liệu có ăn thua gì?
Nhưng tôi quyết tâm, không cần biết mình có đủ bản lĩnh để hoàn thành nhiệm vụ hay không. Tôi đã tham gia cùng Poirot ngay từ đầu vụ việc, tôi là người duy nhất hiểu các phương pháp của anh; tóm lại, tôi có đủ tư cách để tiếp tục công việc!
Người bạn thân nhất của tôi bị hạ sát một cách bỉ ổi, tôi không thể trở về nhà như một tên hèn nhát mà không tóm cổ bọn giết người.
Tôi nói như vậy với Ridgeway, anh ta vẫn không khuyên tôi từ bỏ ý định.
- Anh không làm gì được đâu, và tôi tin Poirot nếu còn sống cũng giục anh về nhà. Nhân danh người bạn chung của chúng ta, tôi van anh, hãy gác kế hoạch rồ dại lại, trở về với trang trại của anh. Hãy nghĩ tới chị ấy đang chờ anh.
Thái độ của ông Growther giống hệt Ridgeway, nghĩa là khuyên tôi trở về Nam Mỹ; ông nói khéo léo và chân tình. Tôi xin được cộng tác với ông, ông từ chối. Ông bảo đảm đã có biện pháp phòng ngừa cần thiết theo đúng những chỉ dẫn mà Poirot để lại. Lời bảo đảm ấy còn lâu mới thỏa mãn tôi, nhưng chúng tôi đành chia tay ở đó.
Tôi xin lỗi chưa nói đến lễ tang Poirot. Tang lễ tổ chức trang trọng và cảm động. Cơ man bó hoa, vòng hoa của cả những người bình thường và quan chức nhân vật danh tiếng. Toàn thành phố London tỏ lòng ngưỡng mộ con người đã làm vinh dự cho đất nước mình cư trú. Tôi xúc động vô tả lúc bên bờ huyệt nhớ lại những hoạt động, lời nói, những ngày đẹp đẽ cùng sống.
Đầu tháng Năm, kế hoạch chiến đấu của tôi được hoàn thành. Tôi theo đúng chương trình của Poirot, cho đăng tiếp trên các bài báo lời nhắn để biết thêm tin tức về Claud Darrell. Một buổi sáng, ngồi trong một quan nhỏ ở Soho, tôi soát lại các lời nhắn tin đó. Nhưng khi giở sang trang để liếc qua tin tức trong ngày, tôi bật lên một tiếng kêu.
Tin viết vắn tắt, cho biết ông Ingles mất tích một cách bí ẩn trên tàu Thượng Hải, khi tàu này rời bến Marseille ít lâu. Người ta sợ là ông bị rơi xuống biển. Mẩu tin kết thúc bằng mấy lời nói về những việc ông đã làm tại Trung Quốc.
Tôi không tin đây là tai nạn: những kẻ giết Poirot cũng là những tên giết John Ingles!
Đang còn xúc động vì cái tin buồn thảm ấy, tôi ngửng đầu lên thì nghe có tiếng người gọi.
Đó là một người đàn ông gày, tóc nâu, cao trung bình, sắc da nhợt nhạt, bộ râu nhỏ cắt nhọn. Anh ta đã lặng lẽ đến ngồi cũng bàn, mà tôi không để ý.
Cử chỉ hắn rất kỳ lạ: hắn cúi đầu về phía tôi, xúc bốn nhúm muối vào đĩa của tôi, rồi cầm dao gõ bốn tiếng lên bàn, nói giọng đều đều:
- Xin lỗi, người ta nói mời muối một người lạ tức là muốn gây chuyện. Tôi không muốn thế, mặc dầu việc đó có thể khó tránh!... Tất cả tuỳ thuộc vào ông!... Mong ông tỏ ra hiểu biết.
Rồi hắn cố tình làm lại cử chỉ lúc nãy vào đĩa của hắn. Sự lặp lại con số bốn là quá rõ, không thể không hiểu. Tôi nhìn dò hỏi người khách lạ. Hắn không giống con trai Templeton, không giống James hoặc bất cứ nhân vật nào đã gặp trên đường đi. Tuy nhiên, hình như tôi đang đối mặt với tên "Số Bố”. Có lẽ chỉ có giọng nói của hắn gợi tôi nhớ tới giọng của kẻ mặc áo vén cao cổ đã đến gặp chúng tôi ở Paris.
Tôi nhìn xung quanh. Hắn nhận ra ngay sự lo lắng đó, mỉm cười và lắc đầu:
- Tôi yêu cầu ông giữ bình tĩnh. Đừng lặp lại cái trò hấp tấp ở Paris! Tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng đường rút lui... Đại úy Hastings, hãy bình tĩnh!... Ta trò chuyện một cách thân thiện.
- Đồ khốn kiếp! - Tức điên người, tôi quát.
- Chớ nổi nóng, ông bạn quá cố của ông sẽ nói kẻ nào giữ bình tĩnh là kẻ đó có lợi thế.
- Ngươi còn dám nói tới ông ấy, người mà các ngươi đã ám sát. Giờ lại còn đến đây...
- Tôi đến đây nhằm mục đích rất hòa bình; tôi chỉ đơn giản khuyên ông hãy quay ngay về Áchentina. Nếu ông nghe theo, Bộ Tứ sẽ quên ông. Ông và các bạn ông sẽ không bị phiền hà nữa. Tôi xin hứa.
Tôi làm bộ bất cần, hỏi:
- Và nếu tôi từ chối, các ngươi sẽ làm gì?
- Đại úy Hastings, tôi cảnh cáo ông! Khôn ngoan thì hãy nhớ lấy.
Hắn đột ngột đứng lên, tuồn nhanh ra cửa. Tôi chồm dậy đuổi theo, không may vấp phải một ông to béo chắn lối. Đến lúc có đường đi, thì con mồi đã thoát ra ngoài. Cùng lúc, một gã phục vụ ôm một chồng đĩa cao lại làm vướng lối đi. Khi tôi ra đến cửa, thì không nhìn thấy ai nữa.
Gã phục vụ không ngớt lời xin lỗi, còn ông to béo đàng hoàng ngồi vào bàn gọi thức ăn.
Bề ngoài, tôi chỉ không gặp may. Nhưng trong thâm tâm tôi tin chắc tất cả những người đó là tay chân của Bộ Tứ.
Tôi không thèm quan tâm đến lời cảnh cáo nọ, lòng quyết tâm hoặc thắng, hoặc chết thì thôi.
Tôi nhận được hai lời đáp cho mẩu nhắn tin; đó là từ những diễn viên cùng thời với Claud Darrell, nghĩa là đã lâu. Cả hai người này đều không thân thiết, không theo dõi những hoạt động cũng như đời tư của Darrell từ khi hắn giã từ sân khấu.
Mười ngày trôi qua không tiến triển được gì. Nhưng một buổi sáng, tôi đi ngang công viên Hyde Park, thì có một giọng êm ái của người nước ngoài gọi:
- Ông có phải là đại úy Hastings?
Một chiếc xe hơi đẹp đỗ xịch cạnh vỉa hè. Một phụ nữ sang trọng, mặc đồ đen, chuỗi ngọc đắt tiền đeo cổ, ngó người ra cửa xe. Tôi nhận ra nữ bá tước Rossakoff đã gặp ở Paris dưới cái tên Inez Véroneau. Mụ khốn nạn này cũng nằm trong băng cướp ấy!
Trước đây, vì lý do tiếng nào đó, Poirot có thái độ nương nhẹ với nữ bá tước. Chả là mụ có bộ điệu đàng hoàng của người đàn bà quý phái. Dù hành tung mụ thế nào, anh có vẻ không coi mụ là kẻ thù.
- Dừng lại đã - mụ nói. Tôi có điều này rất quan trọng nói với ông. Và nhất là đừng vội báo cảnh sát, như thế thật ngốc nghếch! Ông đã từng dại ngốc, và bây giờ vẫn dại ngốc không chịu nghe lời cảnh cáo. Tôi xin nói lần thứ hai: hãy rời nước Anh ngay lập tức. Ông không làm gì được ở đây đâu. Không hy vọng một kết quả.
- Nếu vậy - tôi gạt phắt - tôi lấy làm lạ sao tất cả các người đều muốn tôi đi khỏi?
Nữ bá tước nhún vai... và thú thật là mụ có đôi vai tuyệt trần!
- Phần tôi, tôi chẳng quan tâm, vì ông chẳng mấy nguy hiểm, nhưng cấp trên ngại rằng một tiếng nào đó lọt vào tai một tay cáo già nào siêu hơn ông. Ông phải biến ngay!
Nữ bá tước đã đánh giá thấp khả năng của tôi. Tôi không phản ứng, vì tin đó là cách nói cố tình, cốt làm cho tôi thấy mình chẳng quan trọng gì. Mụ nói tiếp:
- Gạt ông sang bên đôi với chúng tôi chẳng khó gì, nhưng đôi lúc, tôi cũng nổi cơn tình cảm, nên đã can thiệp giúp ông. Ông chả có một bà vợ xinh đẹp đó sao? Tôi biết là cái ông tội nghiệp đã chết sẽ rất vui biết ông được khoan nhượng. Tôi rất có cảm tình với ông ấy. Ông ấy rất thông minh! Nếu chúng tôi không là bốn người đánh một, tôi tin ông ấy sẽ thắng. Tôi đã gửi một vòng hoa đến lễ tang để tỏ lòng ngưỡng mộ. Một vòng hoa to, toàn hồng đỏ.
Tôi nghe mà càng lúc càng kinh tởm, nhưng không nói gì.
- Tội nghiệp đại úy Hastings, ông bướng như con lừa. Đừng ngoan cố nữa! Tôi đã nói lời cảnh cáo thứ hai. Nhớ rằng lời thứ ba sẽ tới từ tay "Kẻ tiêu diệt"!
Mụ ra hiệu cho lái xe, và chiếc ô tô đi khuất sau lối rẽ. Tôi ghi số xe, không hy vọng sử dụng. Về việc này, chúng rất tinh quái!
Từ tất cả những gì mụ bá tước nói, đọng lại một điều: tính mạng tôi đang lâm nguy. Không bỏ cuộc, nhưng phải hành động với muôn vàn thận trọng.
Cùng ngày, có người gọi tôi qua điện thoại:
- Alô! Đại úy Hastings! Đây là bệnh viện Saint-Gilles. Vừa chở đến một người Trung Quốc bị đâm ngoài phổi. Đang hấp hối. Chúng tôi gọi điện cho ông vì trong người hắn có mảnh giấy ghi tên và địa chỉ của ông.
Suy nghĩ một lát, tôi trả lời sẽ đến ngay.
Bệnh viện Saint-Gilles nằm trong khu phố cảng; có thể người Trung Quốc này mới đến chăng?
Dọc đường, tôi tự hỏi đây có phải là cái bẫy mới không. Liên quan người Trung Quốc, vậy có phải bàn tay của Li Chang-yen? Câu chuyện hồi nọ cũng trong khu phố này trở lại trong trí óc.
Tên Trung Quốc chắc lại nêu một số chỉ dẫn; nếu tôi theo, tôi sẽ sa vào tay bọn Bốn Người.
Vậy thì như Poirot sẽ làm, cứ giả vờ tin và cảnh giác.
Tới bệnh viện, tôi được đưa tới giường kẻ hấp hối. Hắn hoàn toàn bất động, mắt nhắm nghiền, chỉ ngực hơi phập phồng chứng tỏ hắn còn sống.
Một bác sĩ đứng bên, bắt mạch:
- Hắn kiệt sức rồi. Ông biết hắn không?
Tôi lắc đầu.
- Vậy thì sao hắn có tên và địa chỉ của ông? Ông đúng là đại úy Hastings ?
- Đúng, nhưng tôi cũng không hiểu gì hơn ông!
- Thật kỳ cục! Theo giấy tờ, người Trung Quốc này từng là gia nhân của một ông tên là Ingles, công chức hưu trí. Ông biết ông ta không?
Gia nhân của ông Ingles! Nếu vậy, tôi đã nhìn thấy anh ta. Thực ra tôi không bao giờ phân biệt được người Trung Quốc này với người Trung Quốc khác. Anh ta có thể đã tháp tùng Ingles ở Trung Quốc. Sau tai nạn xảy ra với chủ, hẳn anh ta trở lại nước Anh, mang theo một thông tin nào đó cho tôi. Sự việc trở nên quan trọng.
- Liệu anh ta có nói được không? - Tôi hỏi bác sĩ - Ông Ingles là bạn quen cũ, mà anh này có thể có điều gì cần truyền đạt với tôi! Ông biết là bản thân Ingles đã bị nạn cách đây khoảng mười ngày!
- Anh ta vẫn tỉnh, nhưng sau khi mất máu quá nhiều tôi sợ anh ta không còn sức để nói. Tôi sẽ trích một mũi trợ lực.
Trong khi bác sĩ tiêm thuốc, tôi đứng sát bên giường, hy vọng nghe một lời, hoặc thấy một cử chỉ gì soi sáng vấn đề. Nhưng từng phút trôi qua, vẫn không có gì.
Một ý nghĩ nản lòng thoáng qua: tên Trung Quốc này lạm nhận là gia nhân của John Ingles, nhưng biết đâu hắn chẳng là tay sai của Bộ Tứ? Tôi biết, một số sư sãi Tàu, rất giỏi giả vờ chết. Hơn nữa, Li Chang-yen có thể có dưới trướng cả một đội đệ tử mù quáng sẵn sàng xả thân phục vụ hắn.
Trong khi tôi nghĩ ngợi như thế, nạn nhân cựa quậy trên giường, mắt mở, hắn lầm bầm vài tiếng không rõ. Lát sau hắn trừng trừng nhìn tôi: tôi cảm thấy hắn muốn nói gì. Phải cố nghe thôi, dù hắn là bạn hay thù!
Tôi cúi xuống, nhưng những tiếng bập bõm nghe được không ra ý nghĩa gì.
Tôi loáng thoáng hiểu ra một từ “bàn tay". Rồi một từ khác "Largo". Hai từ ghép vào nhau có ý nghĩa thế nào?
- Bàn tay Largo? - tôi hỏi.
Tên Trung Quốc chớp mắt, như để xác nhận những từ tôi nhắc lại, rồi thốt ra một tiếng thứ ba nghe như tiếng Ý:
“Carrozza”. Một tiếng hầm hừ khó nghe nữa, một tiếng rên, rồi hắn ngật đầu về phía sau.
Người bác sĩ gạt tôi ra, thế là hết.
Tôi rời bệnh viện, cực kỳ hoang mang.
“Bàn tay Largo” và "Canozza". Những từ đó nghĩa gì?
"Carozza” tiếng Ý, có nghĩa "xe hơi”. Nhưng tên kia người Trung Quốc, không phải người Ý, tại sao hắn nói tiếng ấy?
Về tới nhà, tôi thấy có lá thư trên bàn. Liếc mắt qua, tôi thấy tim đập rộn ràng. Thư của công chứng viên viết cho tôi:

Kính thưa ông,
Theo đúng chỉ dẫn của thân chủ tôi là ông Hercule Poirot, chúng tôi xin chuyển tới ông lá thư kèm theo đây. Thư này được ông Poirot giao chúng tôi một tuần trước khi mất, với lời dặn là chuyển tới ông một thời gian nào đó sau khi ông chết. Xin kính gửi ông lời... vân vân.

Tôi lật đi lật lại chiếc phong bì kèm theo. Không nghi ngờ gì nữa, đúng là nét chữ của Poirot mà tôi từng biết rõ. Lòng hồi hộp, tôi run run mở phong bì.

Bạn thân mến,
Thư này đến tay anh thì tôi không còn trên đời này nữa. Đừng khóc thương tôi, hãy nghe lời tôi dặn. Ngay khi nhận mấy chữ này, hãy trở về Áchentna; đùng cố tình theo đuổi vụ này nữa. Tôi khuyên vậy không phải chỉ vì tình cảm, mà nó nằm trong kế hoạch của tôi. Với một người thông minh như anh, thiết tưởng không cần nói gì thêm.
Đả đảo bọn Bốn Nguời từ cõi vĩnh hằng. Xin gởi lời chào.
HERCULE ROIROT

Tôi đọc đi đọc lại lá thư bất ngờ này. Một điều hiển nhiên: anh bạn kỳ diệu của tôi đã giỏi dự trù mọi khả năng, đến mức chết rồi mà vẫn tiếp tục kế hoạch hành động! Anh vẫn là thiên tài chỉ đạo mọi việc, tôi chỉ còn biết làm tròn nghĩa vụ người thừa hành.
Về tới bên kia đại dương, chắc tôi sẽ nhận được chỉ dẫn cụ thể; trong khi đó, kẻ thù yên trí là đã khuất phục được tôi, sẽ không quan tâm nữa; và sau đó tôi có thể trở lại không bị nghi ngờ, và sẽ đập tan mọi âm mưu của chúng.
Cho nên tôi quyết định ra đi không chậm trễ, và tám ngày sau, tôi lênh đênh trên tàu Ansonia tiến thẳng về Buenos-Aires.
Tàu vừa rời bến, người phục vụ mang tới một mảnh giấy, do một người to béo mặc áo lông đưa cho anh, ông này đã rời tàu ngay lúc tàu kéo cầu.
Nội dung thư rất ngắn: “Ông làm thế là tốt ". Dưới ký số 4 to. Tôi mỉm cười.
Biển tương đối lặng. Tôi bình thản ăn tối, tự tiêu khiển bằng cách quan sát một số khách cùng đi. Cuối cùng, chơi một ván bài, rồi đi ngủ. Trên tàu bao giờ tôi cũng ngủ như chết.
Giữa đêm, tôi bị đánh thức một cách kỳ lạ nhất. Bị lay mạnh, tôi mở mắt và bàng hoàng nhìn thấy một sĩ quan; anh ta có thể mừng vì tôi đã tỉnh dậy!
- Lạy Chúa! Tôi cứ tưởng ông không thức dậy nữa!
- Chuyện gì vậy? - tôi hỏi - Cháy tàu à?
Viên sĩ quan cắt gọn:
- Việc gì thì ông biết hơn mới phải; chúng tôi nhận được lệnh đặc biệt của Bộ Hải quân; một khu trục hạm đang chờ để đưa ông đi.
- Sao! - tôi kêu - Giữa biển khơi?
- Đúng thế, việc này rất lạ, nhưng lệnh là lệnh. Một người trẻ tuổi đã rời khu trục hạm, lên tàu này để thế chỗ ông. Chúng tôi được lệnh giữ bí mật tất cả chuyện này. Mời ông dậy và mặc quần áo!
Tôi làm theo, lòng phân vân khôn tả. Một chiếc salúp đưa tôi sang khu trục hạm. Viên thiếu tá tiếp tôi lịch sự, nhưng không giải thích gì hơn. Ông được lệnh trả tôi lên bờ nước Bỉ, sau đó là hết trách nhiệm.
Tôi có nằm mơ không? Không, trò này hẳn nằm trong kế hoạch của Poirot; vả lại tôi đâu có được lựa chọn. Tốt nhất cứ làm theo và tin tưởng tuyệt đối. Tôi được đưa lên bờ ở một nơi vắng vẻ, có ôtô đợi. Xe đưa tôi qua vùng đồng bằng. Tôi nghỉ đêm trong một khách sạn nhỏ ở Bruxelles, và sáng hôm sau tiếp tục đi. Cảnh trí dần hiểm trở hơn, chúng tôi tới dãy Ardeunes. Điều này làm tôi nhớ đến người em sinh đôi của Poirot, cư trú gần Spa. Nhưng rồi xe rời đường lớn, đi vào một hướng khác. Cuối cùng, sau nhiều giờ, chúng tôi dừng lại ở một xóm nhỏ, trước một ngôi nhà lẻ loi trên sườn đồi.
Cánh cửa màu xanh mở ra, và một ông già người hầu đỡ tôi xuống xe.
- Ngài đại úy Hastings phải không ạ? - Ông cụ hỏi - Ông chủ đang đợi... mời ngài đi theo tôi...
Ông cụ dẫn tôi qua sảnh, mở một cánh cửa rồi né sang bên để tôi vào.
Căn phòng đầy ánh sáng mặt trời khiến mắt tôi hấp háy. Cuối cùng tôi thấy một người đang đợi, giơ hai tay đón.
Đó là không!... Tôi mê ngủ!... Nhưng rõ ràng...
- Poirot! - Tôi kêu lên, và lao vào vòng tay anh, ôm chặt.
- Đúng, tôi đây! Hercule Poirot đâu có dễ chết vậy!
- Nhưng... nhưng... chuyện thế nào?
- Chỉ là mưu mẹo chiến đấu, anh bạn. Và bây giờ, ta sẵn sàng quây mẻ lớn.
- Thế mà anh để tôi tưởng anh đã chết? Không biết xấu hổ. Anh phải tin tôi chứ, và cho tôi biết trước.
- Không thể được, như vậy anh sẽ không đóng đúng vai của mình trong lễ tang. Sự đau buồn của anh là bằng chứng tốt nhất rằng tôi đã chết. Chỉ có cách ấy mới đánh lừa được bọn Bốn Người!
- Thế mà tôi đã đau đớn...
- Thì tôi đâu có phải vô tri. Cũng vì lợi ích của anh mà tôi chọn cách ấy. Tôi sẵn sàng chịu hiểm nguy trước tính mạng, nhưng không muốn để tính mạng anh nguy hiểm. Sau khi nghĩ kỹ, tôi đã có ý kiến giả chết, ông bác sĩ Ridgeway giúp tôi làm việc đó. Thực ra tôi tưởng sau đó, anh sẽ trở về Áchentina, nhưng anh không chịu, nên tôi mới phải dùng đến lá thư để lại trước khi chết! Điều quan trọng là anh đã ở đây. Từ nay đến lúc hữu sự, bọn Bốn Người cần phải nghĩ hai ta đều vắng mặt.
Bộ Tứ
Chưong I
Chưong II
Chưong III
Chưong IV
Chưong V
Chưong VI
Chưong VII
Chưong VIII
Chưong IX
Chưong X
Chưong XI
Chưong XII
Chưong XIII
Chưong XIV
Chưong XV
Chưong XVI
Chưong XVII
Chưong XVIII