watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Lương Vũ Sinh-Chương V - tác giả Ai Phong Ai Phong

Ai Phong

Chương V

Tác giả: Ai Phong

Như chúng ta đã nhiều lần đề cập , tình cảm đã thành một nguyên tố quan trọng của tiểu thuyết võ hiệp hiện đại , từ tình hiệp Vương Độ Lư ( tác giả tiểu thuyết Ngoạ Hổ Tàng Long ) chữ tình không bao giờ dứt được trong tiểu thuyết võ hiệp . Hầu như các tiểu thuyết võ hiệp tân phái đều nói đến tình yêu . Điều này khác với tiểu thuyết võ hiệp thời cổ ( như kiệt tác Thuỷ Hử chẳng hạn ) , từ đó có thể thấy được bước tiến của thời đại . Đã có Vương Độ Lư mở đường lại có nhiều tác phẩm tiếp bước thì sao lại có một thế giới tình cảm đặc sắc trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh nữa đây ? Nhìn bề ngoài , sự miêu tả tình cảm trong tiểu thuyết võ hiệp của Lương Vũ Sinh có vẻ không khác gì các tác giả khác . Có khác chăng thì cũng chỉ là ông giữ vững chính sách , thậm chí còn khá bảo thủ . Chuyện tình trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh giữ vững quy phạm văn hoá đạo đức truyền thống phát hồ tình , chỉ hồ lễ ( phát ra từ tình , dừng lại ở lễ nghĩa ) ôn nhu đôn hậu , đẹp đẽ thanh nhã . Khác với nhiều tác giả sau này miêu tả sắc , dục lấn át cả tâm , tình để câu độc giả . Chuyện tình trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh là tình cảm có tính chất tâm linh , tinh thần chứ không phải là xung động tình dục , là cái đẹp của tình yêu , chứ không phải bản năng tầm thường . Vì thế mà ông viết về tình yêu rất đẹp , rất thuần khiết . Chính vì thế mà tình cảm trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh luôn luôn được tác giả tiết chế , khí phách hiệp sĩ và tình yêu dịu dàng .
Nhưng đó vẫn chưa là đặc điểm thực sự của tiểu thuyết Lương Vũ Sinh .
Cái độc đáo của chuyện tình trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh đưọc thể hiện thực sự ở :
1 . Sự trân trọng đối với tình yêu , trở thành linh hồn chân chính của sáng tác tiểu thuyết võ hiệp .
2 . Tôn trọng phụ nữ - trong tiểu thuyết không những đã thực hiện nam nữ bình đẳng mà thậm chí còn có vẻ âm thịnh , dương suy .
3 . Có sự khám phả tâm linh khiến thế giới tình cảm trong tiểu thuyết võ hiệp hiện ra nhũng cảnh quan kỳ diệu khác với trong tác phẩm của những tác giả khác .
Trước hết nói về tôn trọng tình yêu .
Coi đây là một đặc điểm của chuyện tình trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh có vẻ như khó thuyết phục . Sao lại coi sự tôn trọng tình yêu là một đặc điểm ? Thế nào gọi là tôn trọng tình yêu ? Những người thực sự am hiệp tiểu thuyết võ hiệp phái mới sẽ dễ dàng hiểu rằng : tuy tác giả nào cũng viết về tình yêu nhưng thực sự tôn trọng tình yêu thì chẳng có mấy người . Đây có lẽ là một tập quán sáng tác tiểu thuyết thông tục , và có lẽ cũng là đặc tính của dân tộc Trung Quốc . Phần lớn tác giả tả tình chỉ theo 2 loại ; một là tả quan hệ tình dục , sắc dục ; hai là hôn nhân . Dù loại nào cũng đều không coi là việc chính , mà chỉ xem nó như gia vị . Vì thế mà tình yêu không được coi là việc chính được viết ra một cách hời hợt , không ra ngoài mấy công thức : trai tài gái sắc , một nam nhiều nữ , tình hận triền miên , nhiều nàng về một tay chàng , một số ít tác phẩm thì chán chường chia tay .
Sự tôn trọng tình yêu trong tiểu thuyết võ hiệp trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh biểu hiện ở :
1 . Rất coi trọng tuyến tình yêu trong tác phẩm và phần lớn trở thầnh tình tiết quan trọng , có một số thậm chí thực sự trở thành tuyến chính áp đảo cả nội dung võ hiệp .
2 . Sự tôn trọng tình yêu chính là sự tôn trọng tình cảm của nhân loại , tôn trọng con người và cá tính của con người . Lương Vũ Sinh tả tình từ góc độ con người và tả con người từ góc độ tình cảm , thái độ tình cảm của nhân vật trở thành một nguyên tố quan trọng biểu hiện cá tính của nó , thậm chí trở thành hạt nhân của cá tính . Từ đó , sự miêu tả tình cảm trở thành ấn tượng đầy xúc động , khó quên trong tiểu thuyết võ hiệp của Lương Vũ Sinh .
Về sự tôn trọng nữ giới . Xem ra đây cũng là một vấn đề quái lạ , có vẻ như không liên quan gì đến chuyện tình . Nhưng , nếu như không tôn trọng nữ giới thì làm sao có thể tôn trọng và miêu tả được những mối tình tốt đẹp ? Sự áp chế đối với tình yêu trong văn hoá truyền thống Trung Quốc thể hiện thái độ áp bức và khinh rẻ phụ nữ , từ đó mà trong tâm lý nam giới có rất nhiều những quan niệm xấu xa bẩn thỉu . Thái độ với phụ nữ như thế nào chính là thước đo trình độ văn hoá , văn minh của xã hội , cũng là thước đo trình độ văn hoá của người đàn ông . Sự không tôn trọng phụ nữ trong văn hoá truyền thống Trung Quốc đã ảnh hưởng đến thành tựu sáng tác của rất nhiều danh gia tiểu thuyết võ hiệp đương đại .
Chẳng hạn như hai danh gia Đài Loan nổi tiếng như Cổ Long và Ngoạ Long Sinh , hai vị nòi rồng này trong tiểu thuyết của mình tất nhiên cũng tả tình yêu , tả nữ giới , thậm chí viết đến mức nữ mạnh nam yếu ( Như trong tiểu thuyết Ngoạ Long Sinh ) , nhưng từ trong sâu thẳm tâm linh của họ lại không tôn trọng phụ nữ . Câu danh ngôn của Cổ Long là anh em như tay chân , đàn bàn như áo mặc , vì thế mà Lý Tầm Hoan đã đem người yêu mình là Lâm Thi Âm tặng cho bạn là Long Thiếu Vân ; cũng vì thế mà Sở Lưu Hương đến đâu cũng chỉ lưu hương mà chẳng lưu tình . Câu danh ngôn của Ngoạ Long Sinh là hồng nhan là tai hoạ , vì thế mà các giai nhân tuyệt sắc chỉ toàn gây hoạ cho võ lâm.
Những tác giả khác ta không cần dẫn chứng thêm nữa.
Còn Lương Vũ Sinh trong tiểu thuyết của mình luôn đặt nam nữ trong mối quan hệ bình đẳng . Chính vì thế mà ông mới có thể viết nên được những tác phẩm đề cao nữ giới như : Bạch Phát ma nữ truyện , Giang hồ tam nữ hiệp , Tán Hoa nữ hiệp , Băng Xuyên thiên nữ truyện , Nữ đế kỳ anh lục , Cuồng hiệp . Thiên kiêu . Ma nữ , ....
Hình tượng nữ giới dưới ngòi bút của Lương Vũ Sinh xứng đàng là nhất tuyệt . Nữ giới trong lòng và trong sách của Lương Vũ Sing không phải là gia vị mà cũng không phải sinh ra vì tình , họ tự có giá trị nhân sinh độc lập và có mục tiêu của mình . Như đã nói , những hình tượng như Bạch Phát ma nữ , Phi Hồng Cân , Lữ Tứ Nương , Phùng Anh , Phùng Lâm , Băng Xuyên Thiên Nữ và Lệ Thắng Nam xứng đáng là những hình tượng nghệ thuật thành công nhất trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh .
Nếu sau một đêm trắng bạc cả mái đầu , Luyện Nghê Thường mới bắt đầu thực sự quyết tâm tìm lại một cuộc sống mới và mục tiêu giá trị ngoài tình yêu ; hai hình tượng phục cừu Lữ Tứ Nương và Lệ Thắng Nam với khí thế không kém bậc tu mi của họ đã chứng minh một cách sinh động và sâu sắc cho giá trị của nhân sinh của nữ giới ; thì Nữ Đế Kỳ anh lục lại tiến thêm một bước , khẳng định về mặt lý luận đối với giá trị tôn nghiêm của nữ giới . Lương Vũ Sinh đã lật lại bản án , chiêu tuyết cho vị nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc , tác giả đã tốn rất nhiều công phu bút mực để tranh luận , bênh vực cho Võ Tắc Thiên . Trong bộ sách này , không có hình tượng nam giới nào sánh nổi với Nữ Đế và Kỳ anh , kể cả danh nhân Địch Nhân Kiệt cũng không sánh nổi . Do đó chúng ta có thể phát hiện ra bí quyết thành công của hình tượng nữ giới trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh là đem lại cho họ nhân cách độc lập và giá trị thẩm mỹ độc lập , để cho ánh sáng nhân tính và linh hồn họ toả sáng một cách tự nhiên .
Hình tượng nữ giới trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh toả sáng còn do một nguyên nhân nữa , đó là những hình tượng nữ giới này ít khi bị trói buộc bởi lễ giáo truyền thống và những quy ước hiệp nghĩa , từ đó mà họ ngây thơ phóng khoáng , dám nghĩ dám làm , biểu hiện một cách tự nhiên giá trị tôn nghiêm và tài trí của nữ giới , đồng thời cũng biểu hiện rõ ràng đặc trưng khí chất và tâm lý cá nhân , tránh được sự khái niệm hoá và công thức hoá . Bi kịch tình yêu của các nhân vật như Bạch Phát ma nữ , Lữ Tứ Nương , Lệ Thắng Nam là rất sâu sắc nhưng tính cách và hình tượng của họ đã để lại ấn tượng còn sâu sắc hơn trong lòng người đọc . Điều này đáng để chúng ta phải suy nghĩ .
Lại nói về tôn trọng tâm linh .
Mâu thuẫn giữa linh hồn và thể xác xưa nay vẫn là vấn đề hạt nhân của câu chuyện tình yêu . Lương Vũ Sinh coi trọng linh hồn mà coi nhẹ thể xác , như vậy xem ra có phần bảo thủ , có vẻ như không hợp khẩu vị phóng túng của con người ngày nay , càng không hợp với những độc giả muốn tìm cái hứng thú tầm thường . Ngược lại , có lẽ chính vì như vậy mà sự miêu tả tình cảm thuần tuý của Lương Vũ Sinh đem đến ý vị và tình điệu cổ điển và khiến cho tác phẩm của ông trở nên đáng trân trọng . Huống nữa còn có những sự chế ước của tinh thần dân tộc và truyền thống văn hoá . Chúng ta đương nhiên là cần chặt đứt gông xiềng nhưng không thể từ cực đoan này chuyển sang cực đoan khác .
Đặc sắc của chuyện tình trong tiểu thuyết võ hiệp Lương Vũ Sinh là ở sự tôn trọng thế giới tâm linh , và ở chỗ ông có cái nhìn thấu thị , và hiểu rõ thế giới tinh thần của con người đồng thời có khả năng biểu đạt tinh diệu . Nếu không tôn trọng tính chủ thể của nhân vật và tính độc đáo trong tâm linh của nó thì đương nhiên khó lòng viết được nên thế giới tình cảm tinh diệu đến thế .
Chúng ta từng đề cập tới tình yêu của Luyện Nghê Thường và Trác Nhất Hàng cũng là bi kịch của mối tình ấy . Đây không phải kiểu nhất kiến chung tình ( yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên = tiếng sét ái tình ) như trong các tiểu thuyết khác , cũng không phải do sự trêu cợt của số phận mà có cơ sở tâm lí và căn cứ vào tính độc đáo . Sở dĩ , Luyện Nghê Thường yêu Trác Nhất Hàng là vì xuất thân đặc biệt của nàng . Đó là cô gái côi cút gửi thân chốn lục lâm làm thảo dã bỗng gặp một chàng trai phong độ nho nhã , một công tử giàu sang hào hoa , hỏi sao co khỏi sinh niềm khát vọng và ái mộ , bởi vì đó là những điểm mà nang thiếu và chưa thấy bao giờ . Cái thì hiếm thì quý , cái gì ít thấy thì lạ . Nguyên nhân xui nên sự khát vọng và ái mộ của nàng chính là do sự khác nhau về thân phận , địa vị , do sự khác biệt và hấp dẫn của tính cách . Mà sự khác biệt này cũng chính là cái mầm của bi kịch . Ngược lại , Trác Nhất Hàng yêu Luyện Nghê Thường cố nhiên là vì nàng xinh đẹp , trong sáng và thông tuệ lại càng đáng yêu hơn vì nàng tự tại , hào hiệp , dũng cảm và nhiệt tình - đây cũng lại chính là những điều Luyện Nghê Thường thiếu , cũng là những điều không thể có trong thế giới của chàng . Về cơ bản , tình yêu của họ là niềm mơ ước và hướng về bờ bên kia ( bỉ ngạn ) , là khát vọng và ái mộ đối với một cuộc đời khác . Thế nhưng cũng chính vì vậy mà bi kịch giữa Luyện Nghê Thường và Trác Nhất Hàng mới nảy sinh : Luyện Nghê Thường không thể trở thành thục nữ ; nàng vẫn giữ bản tính chủ động , tự trọng và tự do . Trác Nhất Hàng càng khó trở thành hảo hán , chàng không thể không bị động , do dự , nhu nhược . Sự khác biệt và đối lập của 2 bên đã khiến họ yêu nhau thì càng khiến họ không có cách gì sang được bờ bên kia . Nguyên nhân căn bản không phải ở vận mệnh oái oăm mà là ở sự tỉnh thức của tâm linh và sự lựa chọn ở lẽ sống .
Lại nói về Vân hải ngọc cung duyên . Gần suốt bộ sách chỉ toàn viết về Kim Thế Di ái mộ và theo đuổi Cốc Chi Hoa , chán ghét và lẩn tránh Lệ Thắng Nam ; nhưng đến cuối cùng , khi Lệ Thắng Nam đã chết , ngọn bút của tác giả bỗng nhiên xoay chuyển .
Dưới nấm mồ này là Lệ Thắng Nam , người mà chàng đã từng thương xót , căm giận lại cũng từng yêu mến . Khi nàng còn sống , chàng không hề biết rằng người yêu mình lại chính là nàng , khi nàng chết chàng mới phát hiện ra điều này . Bây giờ chàng mới biết trước đây chàng luôn luôn cho rằng người yêu mình là Cốc Chi Hoa , thực ra tình yêu ấy lý trí nhiều hơn tình cảm , bởi chàng biết Cốc Chi Hoa sẽ là người vợ tốt . Nhưng tình cảm của chàng đối với Lệ Thắng Nam lại nảy sinh từ chỗ không ngờ , cũng có thể nói tình cảm mãnh liệt bất chấp tất cả của Lệ Thắng Nam cuốn hút chàng .
Đây là một sự xoay chuyển tuyệt diệu , khiến người ta phải sững sờ , hoặc bỗng dưng sực tỉnh , hoặc thẫn thờ nghĩ ra : Thế giới tình cảm , tâm linh của con người hoá ra lại phức tạp , bí ẩn đến chính bản thân mình cũng không hiểu rõ .
Chính thế ! Tình cảm của nhân loại thật là phi lý tính , thật khó là nắm bắt , cho nên mới nói rằng tình yêu khiến người ta mù quáng . Sự nâng đỡ của lý trí đối với tình yêu , thậm chí chi phối cả cách lựa chọn tình yêu của lý trí rốt cuộc là điều may mắn hay nỗi bất hạnh đối với nhân loại và đối với mỗi cá nhân , cũng thật khó nói . Huống chi tâm linh của con người phức tạp và thâm thuý , tình cảm lại là sự biến động tiềm ẩn trong thế giới phi lý tính , ý thức của con người khó lòng nắm bắt được tiềm ý thức , càng khó lòng dùng thước đo lý tính bình thường để đo lường . Nói rằng đoạn này viết rất diệu vì nó phơi mở trước mặt ta tầng sâu thẳm tâm linh của Kim Thế Di và khiến cho ý nghĩa thẩm mỹ của tác phẩm càng thêm phần sâu sắc . Sự ái mộ và theo đuổi có tính chất lý trí của Kim Thế Di đối với Cốc Chi Hoa còn vì nàng đại biểu cho một lối sống lý tưởng mà chàng không có , lạ một con đường để cải tà quy chánh và một thứ tình cảm diu dàng khiến cho con người ta khao khát . Mà tình cảm bộc phát của Kim Thế Di đối với Lệ Thắng Nam lại là vì chàng đã mất nàng , mới cảm thấy nàng quá chừng quan trọng , bởi vì tất cả những gì của quá khứ đều trở thành kỷ niệm thân thiết . Huống nữa Kim Thế Di với Lệ Thắng Nam vốn là đồng bệnh tương liên , thanh khí tương tầm , tình yêu là oán hận đan xen .
Do nắm bắt một cách chuẩn xác tâm linh của con người và biểu hiện một cách sinh động , chuyện tình yêu và thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Lương Vũ Sinh đã đạt đến thành tựu cao diệu . Đây cũng là một đặc điểm nổi bật trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh .
Lương Vũ Sinh
Phần I
Phần II
Phần III
Phần IV
Chương V
Chương VI