watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Lương Vũ Sinh-Phần III - tác giả Ai Phong Ai Phong

Ai Phong

Phần III

Tác giả: Ai Phong

Lương Vũ Sinh tinh thông lịch sử và văn học Trung Quốc , lúc thiếu thời từng được sự dạy dỗ của các chuyên gia về sau lại viết tiểu phẩm về sử với bút danh Lương Tuệ Như , đó là một tư liệu quan trọng để lý giải đặc sắc của tiểu thuyết Lương Vũ Sinh .
Điều có thể chứng minh được vấn đề đương nhiên là phải ở bản thân tác phẩm của ông . Ngay từ khi mới bắt tay sáng tác , Lương Vũ Sinh đã định vị trí cho tiểu thuyết của mình , đó là phát huy sở trường học vấn , viết truyền kỳ lịch sử hoặc lịch sử truyền kỳ . Sử mà kỳ , kỳ mà sử , lấy sử để chở kỳ hoặc lấy kỳ bổ sung sử , đặc sắc ấy đã trở thành mô thức tự sự cơ bản trong sáng tác tiểu thuyết Lương Vũ Sinh . Có thể nói tự sự trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh được xây dựng trong cái khung lịch sử và được hoàn thành trong tầm nhìn lịch sử .
Có cách làm chứng :
Hai bộ tác phẩm đầu tiên của ông tức Long hổ đấu Kinh Hoa và Thảo mãng long xà truyện đã lấy phong trào Nghĩa Hoà đoàn nổi tiếng cuối đời Thanh làm bối cảnh và tuyến tự sự . Hai bộ tiểu thuyết này phản ánh sự lựa chọn khó khăn giữa phản Thanh , diệt Dương ( chống Thanh , diệt Tây ) và phù Thanh , diệt Dương ( phò Thanh , diệt Tây ) của các anh hùng thảo dã và nghĩa sĩ Hán Tộc , và số phận lịch sử có tính bi kịch của phong trào Nghĩa Hoà đoàn . Đây là chỗ khác biệt rõ ràng so với tiểu thuyết võ hiệp trước kia . Đồng thời , viết về phong trào Nghĩa Hoà đoàn có cái khó là thời gian không dài , lại thêm trước pháo súng dài , các cao thủ võ nghệ siêu quần truyền thống không thẻ đóng vai trò chính trong vũ đài lịch sử .
Tiếp theo , một loạt tiểu thuyết trong chùm Thiên Sơn hệ liệt gồm Tái ngoại Kỳ hiệp truyện, Thất Kiếm hạ Thiên Sơn , Giang hồ tam nữ hiệp , Băng hà tẩy kiếm lục , Băng xuyên thiên nữ truyện , Vân hải ngọc cung duyên , Hiệp cốt đan tâm , Mục dã lưu tình lại viết về những biến động lịch sử từ đầu cho đến giữa đời Thanh .
Các tiểu thuyết Bạch phát ma nữ truyện , Hoàn kiếm kỳ tình lục , Bình tung hiệp ảnh , Tán hoa nữ hiệp , Liên kiếm phong vân lục là viết trên bối cảnh lịch sử triều Minh .
Các tác phẩm Cuồng hiệp . Thiên kiêu . Ma nữ , Minh đích phong vân lục , Hãn hải hùng phong , Phong vân lôi điện , Võ lâm thiên kiêu , Phi thượng tiềm long là viết về mâu thuẫn dân tộc và xung đột lịch sử phức tạp thời Liêu , Kim , Tống , Nguyên .
Các tiểu thuyết Đại Đường du hiệp truyện , Long phượng bảo thoa duyên , Tuệ kiếm tâm ma , Nữ đế kỳ anh lục là truyền kỳ lịch sử đời Đường .
Nói rằng tiểu thuyết Lương Vũ Sinh lấy lịch sử làm khuôn , hoàn toàn không phải không phải là cách nói tuỳ tiện mà hoàn toàn có căn cứ :
1 . Mỗi bộ tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh đều có bối cảnh lịch sử rõ ràng .
2 . Tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh phần lớn là lấy những sự kiện lịch sử quan trọng làm cái khung cho cốt truyện .
3 . Những nhân vật lịch sử xuất hiện trong tiểu thuyết , có người là nhân vật chính tác phẩm , từ Võ Tắc Thiên , Đường Huyền Tông , Ung Chính , Càn Long , Từ Hy thái hậu đến các đại thần như Chử Toại Lương , Vu Khiêm , Nạp Lan Minh Châu cho đến các thi nhân từ gia như Lý Bạch , Hạ Tri Chương , Nạp Lan Dung Nhược đến các lãnh tụ khởi nghĩa như Lý Tự Thành , Tương Đức Thành , Tào Phúc Điền , Lý Lai Trung ... Nếu kể hết nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh thì phải chiếm hết một nử bộ từ điển nhân vật lịch sử từ đời Đường đến đời Thanh .
4 . Nhân vật giang hồ , hào kiệt võ lâm được hư cấu trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh thường trực tiếp tham dự vào những sự kiện lịch sử vào những sự kiện lịch sử trọng đại hoặc chí ít cũng là người trải qua hay chứng kiến những sự kiện lịch sử đó . Họ thường xuất hiện ở hoàng cung đại nội , hoặc phủ đệ của các đại thần . Ngay từ Long hổ đấu Kinh Hoa cách cục cơ bản của tiểu thuyết Lương Vũ Sinh đã được định hình , thể hiện rõ đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết của ông
Tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh phần lớn có sắc thái chính trị rõ ràng , mượn câu chuyện truyền kỳ mà tả biến động lịch sử , đó mới là mục đích thẩm mỹ của tiểu thuyết Lương Vũ Sinh . Kể sự kiện lịch sử , chỉ ra diện mạo của lịch sử , phẩm bình nhân vật lịch sử , phân tích mâu thuẫn và nguyên nhân phát triển của lịch sử , biểu hiện xu thế phát triển của lịch sử , đã hình thành nên chủ đề riêng biệt mà các tiẻu thuyết võ hiệp trước kia chưa từng có . Chính vì thế mà tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh vừa xuất hiện đã khiến cho tai mắt của người ta thấy ngay một trời đất mới .
Tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh đương nhiên không phải là tiểu thuyết lịch sử mà là tiểu thuyết võ hiệp phái mới có sự kết hợp giữa lịch sử với truyền kỳ .
Loại kết hợp lịch sử với truyền kỳ này bao gồm 4 tầng , nội dung khác nhau đó là : chính sử ( hay tín sử ) dã sử , văn học sử , sáng tạo và hư cấu của tác giả .
1 . Chính sử ( hay cũng gọi là tín sử ) như trên đã nói , là lấy sự kiện lịch sử trọng đại và nhân vật lịch sử có thật làm tài liệu , đây là cái khung bên ngoài của tác phẩm .
2 . Dã sử - bao gồm bộ phận chưa được chính sử ghi lại nhưng có thể có trong ghi chép của tư nhân hoặc truyền thuyết nhân gian , cũng bao gồm cả tưởng tượng sáng tạo , phân tích và bổ sung của tác giả đối với lịch sử ; gồm cả phần đáng tin cũng bao gồm cả phần lời của nhà tiểu thuyết chưa chắc đã đáng tin , tức là tăng thêm sắc thái truyền kỳ và hứng thú nghệ thuật loại nội dung này trong tiểu thuyết Lương Vũ Sinh rất phong phú . Chẳng hạn như đĩnh kích án , hồng hoàn án trong nội cung nhà Minh được miêu tả trong Bạch phát ma nữ ; hay những tình tiết như Thuận Trị xuất gia , Khang Hy giết cha , Cái chết của Đổng Tiểu Uyên ..v...v được viết trong Thất kiếm hạ thiên sơn đều là căn cứ vào tài liệu lịch sử mà viết nên .
3 . Văn học sử là chỉ lấy những câu chuyện truyền kỳ trong văn học sử về những hình tượng nhân vật , làm phục hoạt trong tác phẩm . Chẳng hạn như Không Không nhi trong Đại Đường du hiệp truyện , Hồng Tuyến Nữ , Nhiếp Ấn Nương trong Long Phượng bảo thoa duyên con cháu hảo hán Lương Sơn Bạc trong Phong Vân lôi điện ... Những câu chuyện , nhân vật mà tiền nhân đã hư cấu này , vì đã trải qua thời gian dài lâu mà trở thành một bộ phận lịch sử ( văn học sử ) tuy không phải là chính sử , thậm chí cũng không phải là dã sử nhưng tác giả viết ra một cách hợp thời nên lại làm tăng thêm không khí lịch sử của tiểu thuyết , đồng thời làm tăng thêm ý vị truyền kỳ của tác phẩm .
4 . Hư cấu của tác giả - đương nhiên bao gồm các nhân vật võ lâm do tác giả hư cấu nên tham dự vào lịch sử cũng bao gồm cả cuộc sống giang hồ của nhân vật võ lâm . Loại cuối cùng này là mạng sống của tiểu thuyết võ hiệp võ hiệp truyền thống , đương nhiên cũng là chủ thể của tiểu thuyết ( nhân vật chính )
Như vậy , có thể nhìn tiểu thuyết từ nhiều góc độ , nhìn từ bên ngoài là cái kỳ của 3 loại sử ( chính sử , dã sử , văn học sử ) hoặc nếu không kể văn học sử thì còn lại chính sử và dã sử , chúng sẽ làm tăng thêm tính chất đáng tin của tiẻu thuyết võ hiệp ; người ta có thể không tin tiểu thuyết , nhất là tiểu thuyết võ hiệp , nhưng không thể không tin lịch sử , nhất là chính sử . Còn nhìn từ góc độ khác , từ trong ra ngoài thì tiểu thuyết Lương Vũ Sinh đúng là tiểu thuyết , mà lại là tiểu thuyết truyền kỳ , chủ thể câu chuyện của nó là hư cấu có nhân vật truyền kỳ của nó , còn bề mặt bên ngoài của nó lại là cái khung , tài liệu lịch sử .
Tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh đã kết hợp lịch sử với truyền kỳ , đem 2 thứ vốn thuộc 2 lĩnh vực khác nhau ( giang hồ và giang sơn ) kết hợp lại sáng tạo nên một thế giới võ hiệp mới mẻ .
Trong lịch sử văn học Trung Quốc , trước kia đã có hai truyền thống khác nhau là diễn sử và truyền kỳ nhưng giữa hai truyền thống này lại có mối liên hệ bí ẩn . Trong tác phẩm diễn sử ( hay giảng sử ) thường bao hàm nhân tố truyền kỳ như những câu truyện cầu gió Đông , Thuyền cỏ mượn tên , Kế bỏ thành không ...v...v trong Tam Quốc diễn nghĩa ; ngược lại trong tác phẩm văn học truyền kỳ cũng bao hàm nhiều nhân tố lịch sử , như hình tượng Lý Tĩnh và câu chuyện về Lý Thế Dân trong Cầu Nhiêm Khách ; việc nhận chiêu an và câu chuyện về anh em Tống Giang trong Thuỷ Hử v..v.. Nhưng dù thế nào chúng cũng thuộc lại loại văn khác nhau .
Còn Lương Vũ Sinh thì đã đem lại sự ám hợp của chúng phát triển thành sự thực , đem hai loại văn hợp thành một , trở thành hình thức truyền kỳ lịch sử , tất nhiên là khiến người ta cảm thấy mới mẻ . Người xưa cho rằng Tam Quốc diễn nghĩa là đệ nhất tài tử thư , tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh cũng có thể coi là tài tử thư , còn như thứ mấy là chuyện khác . Có thể nói công lao mở đầu của ông không thể coi thường .
Cái mới của tiểu thuyết Lương Vũ Sinh , thực ra không phải chỉ ở sự kết hợp lịch sử với truyền kỳ mà là ở quan điểm lịch sử của ông và cái mới của sự bình giá lịch sử .
Thuỷ Hử truyện về sau phải trải qua nhiều bước thăng trầm , khi thì bị cấm chỉ , khi thì được đề cao , nguyên nhân vì nó thuộc loại truyện tạo phản , bức tên Lương Sơn , nhưng bộ sách này chẳng qua chỉ chống quan tham không chống hoàng đế , quan điểm của nó có hạn chế rõ ràng .
Còn tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh được viết từ những năm 50 của thế kỷ XX , đế chế bị lật đổ hơn 40 năm , lại viết ở Hồng Kông là một xứ sở thương nghiệp vì thế theo quan niệm tư tưởng của con người hiện đại ở thế kỷ XX để sáng tác và bình giá câu chuyện và nhân vật lịch sử . Bản thân Lương Vũ Sinh lại là người có tài năng về sử học vì thế mà cũng một giai đoạn lịch sử ấy được ông nhỉn với một quan điểm khác , từ một góc độ khác mà sáng tạo nên , đã khám phá ra ý nghĩa mới .
Quan điểm lịch sử mới trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh bao gồm: tinh thần dân tộc và tinh thần yêu nước, vừa chống tham quan vừa chống Hoàng đế, đồng tình với kẻ yếu và dân tộc bị áp bức, luôn đứng về phía nhân dân, biểu dương tinh thần văn hoá dân tộc, ca ngợi những nhân vật anh hùng trong lịch sử -Họ hoặc là lãnh tụ khởi nghĩa nông dân, hoặc là danh thần của triều đình. Cho nên cái khung và tài liệu của Lương Vũ Sinh là cũ nhưng thiết kế và kiến trúc bên trong lại là mới. Tức là từ điểm nhìn mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, những biến động của triều đình và những nhân vật lịch sử, đứng trên lập thích lịch sử. Do Lương Vũ Sinh viết một cách thông tục dễ hiểu lại rất linh hoạt cho nên có sức hấp dẫn và tác dụng tinh thần lớn lao. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều Hoa kiều ở nước ngoài dã dùng tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh và Kim Dung làm sách giáo khoa để dạy con em học văn, sử Trung Hoa.
Đương nhiên, đối với độc giả ở đại lục Trung Hoa đương đại am hiểu lịch sử, có quan điểm lịch sử văn hoá và phương pháp đánh giá hiện đại thì có lẽ cảm thấy quan điểm lịch sử của Lương Vũ Sinh không có gì mới lạ, bởi vì Lương Vũ Sinh thuộc phái tả ở Hồng Kông (tức phái thân đại lục), quan điểm lịch sử của ông nhất trí với quan điểm của đại lục, điều ấy là có thể lý giải được. Chẳng hạn như tuyệt đối đứng về phía khởi nghĩa, phản kháng, không do sự miêu tả lãnh tụ Nghĩa Hoà đoàn Tào Phúc Điền, lãnh tụ khởi nghĩa nông dân Lý Tự Thành thành nhân vật anh hùng chính diện, điều này không thể là phổ biến ở Đài Loan. Nghe nói nhà đương cục ở Đài Loan đã cấm phát hành tiểu thuyết Bích huyết kiếm của Kim Dung vì trong tác phẩm này Kim Dung đã miêu tả tên phản tặc Lý Tự Thành như 1 người anh hùng lõi lạc. Thực ra, về mặt này Lương Vũ Sinh còn vượt xa Kim Dung. Đối với độc giả ở thập kỷ 80, việc Lương Vũ Sinh miêu tả lãnh tụ và đoàn thể Nghĩa Hoà đoàn thành nhân vật chính của lịch sử như trong tiểu thuyết Long Hổ đấu Kinh hoa và Thảo mãng long xà truyện là không thoả đáng, bợi vì phong trào Nghĩa Hoà đoàn đại biểu cho ý thức phong bế, lạc hậu. Ngưng câu chuyện không phải chỉ như thế. Lưong Vũ Sinh viết 2 bộ sách này với quan điểm rõ ràng. 1 là Lương Vũ Sinh đã phân chia nhân vật trong Nghĩa Hòa đoàn ra làm các hệ khác nhau, 2 là tinh thần dân tộc và chủ đề chống xâm lăng là đúng đắn; 3 là, nhân vật chính của tác phẩm đại biểu cho quan điểm của tác giả lại là nhân vật hư cấu. Người viết (tức Trần Mặc) không có ý biện giải cho 1 quan diểm lịch sử nào, đối với tinh thần Nghĩa Hoà đoàn người viết cũng không tán dương mà chỉ muốn chứng minh cái mới của quan điểm lịch sử trong tiểu thuyét Lương Vũ Sinh.
Quan điểm lịch sử mới nhất, có lẽ là sự khẳng định hoàn toàn dối với Võ Tắc Thiên trong Nữ đế Kỳ anh lục. PHải nói đay là 1 tác phẩm đã dẫn đến sự tranh luận trong giới sử học. Dề cập dến sách này la muốn chứng minh rằng Lương Vũ Sinh đã dành rất nhiều công phu cho việc tìm hiểu lịch sử Trung Quốc, và có kiến giải độc đáo của mình. Còn như có đồng ý với Lương Vũ Sinh không lại là 1 chuyện khác. Dù có đồng ý hay không thì cxung cần tôn trọng ý kiến của ông, bởi vì không phải tuỳ tiện nói ra mà đã thành nhất gia chi ngôn (lời của 1 nhà).
Thực ra chúng ta cũng không cần phải thảo luận quá nhiều về điều này vì đây không phải là 1 chuyện đề về sử học, mà là quan điểm lịch sử trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh, chỉ cần nhận thấy có đại biểu cho 1 thái đọ đối với lịch sử của con người ở thế kỷ XX.
Sự kết hợp giữa lịch sử và truyền kỳ trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh đã trở thành 1 loại mô thức tự sự cơ bản; mà bản thân mô thức này trong tiến trình sáng tác của Lương Vũ Sinh lại có sự phát triển và biến hoá.
1 là sự phát triển biến hoá từ chủ nghĩa tả thực sang chủ nghĩa lãng mạn. 2 tác phẩm Long hổ đáu Kinh hoa và Thảo mãng long xà truyẹn cơ bản là hình thức tả thực mà những tác phẩm như Bạch phát ma nữ, Thất kiếm hạ thiên sơn lại được viết 1 cách lãng mạn thấu thoát. Đay không chỉ do tác giả đã thành thục mà còn do sự cải biến cách nhìn dối với lịch sử.
2 là sự thay đổi tỉ lệ giữa lịch sử và truyền kỳ. Sự biến đổi này càng dễ thấy, là sự thay đổ theo thực tế tác phẩm. Ở Long Hổ đấu Kinh hoa và Nữ đế kỳ anh lục, tỉ lệ lịch sử chỉ còn là bối cảnh mờ nhạt. Bình tung hiệp ảnh lục thì lịch sử là cơ bản, mà Giang hồ tam nữ hiệp thì truyền kỳ lại là cơ bản.
3 là sự biến hoá quan niệm tư tưởng.
Những tiểu thuyét thời kỳ đầu như Thát kiếm hạ Thiên Sơn... thí chủ đề là đấu tranh dân tộc, phản Mãn chống Thanh là nghĩa cử đương nhiên. Đến thời kỳ sau, khi viết Võ lâm thiên kiêu thì chủ đề lại là đoàn kết dân tộc, Tống - Kim chung sống hoà mục, nhân dân an cư lạc nghiệp đã trở thành nguyện vọng của nhân vật chính Đoàn Vũ Xung ( nhân vật này mang nửa dòng máu Hán, nửa dòng máu Kim). Đây đương nhiên cũng đại biểu cho một loại quan niệm giá trị mới của tác giả . Chính như chúng ta từng nói đến phần kết thúc Thiên long bát bộ của Kim Dung là từ tinh thần dân tộc , tinh thần yêu nước thăng hoa thành tinh thần quốc tế , yêu chuộng hoà bình , Võ lâm thiên kiêu của Lương Vũ Sinh cũng biểu hiện quan niệm lịch sử mới hơn và ý nghĩa tinh thần cao hơn . Hai nhà văn này quả là ăn ý với nhau .
Lương Vũ Sinh
Phần I
Phần II
Phần III
Phần IV
Chương V
Chương VI