Hồi 9
Tác giả: Ảo Long
Tử Trượng Tấn Thiên từ từ bước đến, cúi xuống cầm lấy bao giấy rồi bước nhanh đến bên Phi Xoa Thánh Thủ, trong lòng suy nghĩ:
- Hàng trăm đệ tử của Ngũ Lôi giáo chưa từng nghe thấy biệt hiệu của Khang Nghinh Sơn thì không dám làm loạn, điều đó nói lên bọn họ đã sớm cho rằng trận kịch chiến này cũng xảy ra như mọi cuộc chiến bình thường khác, nói một cách trung thực trước tình thế này nếu bọn họ xuất hiện trợ chiến thì ngoài việc số thương vong sẽ tăng lên thì còn có tác dụng gì khác?
Tại phía nam Long Khẩu Thành hai mươi dặm có những căn nhà thưa thớt, đó là một nông trang nhỏ gọi là thôn Hoàng Gia. Vào khoảng cạnh tư trời tồi, đen như mực, có một con đường đất lượn vòng qua thôn có một cây bạch dương cổ thụ rất cao và to. Lúc ấy phía dưới gốc cây bạch dương có một người to lớn đang đứng dựa vào gốc cây thở hổn hển.
Người đó chính là Cổ Yển La Hán Nghiêm Tiếu Thiên, vết thương trên vai trái đã được dùng vạt áo băng lại cẩn thận, nhưng vẫn còn đau nhức lắm.
Đưa mắt nhín lên bầu trời tối đen, ông ta liếm môi lẩm bẩm:
- Kỳ thật! Đã hẹn ở đây từ lâu rồi, nếu sư phụ có bò thì cũng đã bò đến rồi, tại sao đến hôm nay lẽ nào hắn quên mất đường đi đến đây?
Điều ấy chắc là không phải đâu. Ở phía Nam Long Khẩu Thành hai mươi dặm chỉ có một cái thôn Hoàng Gia mà thôi, dễ tìm vô cùng mâ hắn ta thì lại rất thông minh...
Lẩm bẩm một lúc, ông ta cảm thấy không tự chủ được, khi động phải vết thương trên vai, buột mồm kêu lên một tiếng rồi nói:
- Mẹ kiếp! tiểu tử Lữ Vô Cửu quả là độc ác, vết thương này có lẽ phải mười ngày nữa mới cảm thấy liền được.
Chửi rủa mấy câu rồi ông ta lại bật cười ha hả, đưa mắt nhìn đọc theo con đường, trong lòng thắc mắc:
- Tại sao sư phụ vẫn chưa tới? Cảm thấy nói ta và người bạn trẻ ấy đặc biệt có duyên với nhau, ngay cái nhìn đầu tiên ta đã thấy thích người bạn trẻ ấy, hắn ta có những phong thái và tư chất mà người khác không thể có được, nhưng lại tự xưng mình vốn là một kẻ đánh cá!...Không xong rồi, ta cảm thấy anh bạn trẻ ấy bị cái lũ Ngũ Lôi giáo kia cầm giữ rồi chăng?
Cái lũ tiểu tử đó việc gì mà chúng không dám làm. Anh bạn trẻ sư phụ tuy khỏe mạnh trai trẻ nhưng không biết võ nghệ, hơn nữa hẳn chúng thấy ta và chàng trai ấy đi cũng với nhau thì chúng sẽ trừng trị thẳng tay. À, mà binh khí của ta lại nằm trong tay của lũ tiểu tử ấy, binh khí ấy đã theo ta hơn hai mươi năm nay, đây là lần thứ nhất mới bi thất lạc. Mất binh khí cũng không đáng lo lắm, có mất mặt ta cũng cóc cần, lúc này điều quan trọng là cậu bé ấy ở đâu? Nếu phải đi tìm hắn, vai trái ta bị thương, nếu có binh khí trong tay thì tiện biết mấy!
Thôi kệ nó, nếu gặp phải kẻ địch quá mạnh, địch không nổi thì ta chạy thôi, sinh mạng của sư phụ mới là quan trọng!
Ngay lúc đó, ông ta cảm thấy trước mắt có một bóng người loáng qua như một bóng ma, thân pháp cực nhanh không thể tả nổi, ông ta vừa định lên tiếng thì một luồng ánh sáng lóe lên bay tới, ông ta chưa kịp nhận thấy vật thể đó rõ ràng nên vội lách người né sang một bên, lập tức tiếng gió rít lên rồi một tiếng “Phập' vang lên. Cái vật có màu vàng đó đã cắm vào thân cây bạch dương sâu chừng vài tấc.
Cổ Yển La Hán vội đưa mắt nhìn theo bóng người đó nhưng chẳng kịp thấy gì nữa ngoài một vệt khói lóa lên biến mất vào giữa đêm đen.
Nhanh như chớp, người ấy xuất hiện, phóng cái vật sáng vàng chóe ấy, cho đến lúc biến mất tất cả chi diễn ra trong chớp mắt.
không thể phân biệt được đâu là đầu, đâu là lúc người ấy hành động sau cùng.
Ông ta đưa mắt nhìn quanh một lượt nữa, chỉ thấy đêm tối mênh mang và cây đang rung trong gió, rồi nhìn về cây bạch dương cổ thụ sát bên mình, bỗng ông giật mình kẽu to:
- Ôi ! Ông bạn quý hóa của ta!
Mà quả thật, đó chính người bạn vào sinh ra tử cùng ông đã bao năm rồi, đó chính là Kim Cô Vĩ, món binh khí thành danh của ông, đã cắm sâu vào bạch đương hơn hai tấc. Điều ấy chứng tỏ sức mạnh của kẻ phóng nó ghê gớm tới chừng nào. Cổ Yển La Hán lắc đầu, lẩm bẩm mà lạnh cả gáy:
- Mẹ kiếp! Thân pháp gì mà nhanh khủng khiếp như vậy? Ta đã lặn lội trên giang hồ mấy chục năm qua mà chẳng hề thấy tà môn ấy bao giờ cả. Kẻ ấy có thù với ta chăng? Hắn phóng Kim Cô Vĩ với sức mạnh ấy, nếu chẳng phải ta thì ai tránh nổi?
Ngay lúc ấy có những tiếng động vang lên gấp gáp, đó là những tiếng bước chân nặng nề và tiếng thở nặng nhọc của ai đó vọng tới tai ông ta, rồi trên con đường đất ấy, đã xuất hiện một người mang cái bao dài, nhỏ bước tới. Vừa thấy hình dáng đó, Cổ Yển La Hán vội kêu to lên mừng rỡ:
- Anh bạn trẻ sư phụ! Ngươi làm ta lo sợ quá chừng, có chuyện gì mà lúc này mới tới?
Thấy chàng trai bước thộp bước cao, thở hổn hển, Cổ Yển La Hán vội chạy tới đỡ chàng ngồi xuống nghỉ ngơi, nói nói cười cười thật là vui vẻ:
- Đúng là đồ vô dụng, đi có mấy bước đường mà đã muốn đứt hơi.
Chẳng xứng với ta cái hồi còn trẻ như thế một ngày chạy mấy trăm dặm. Chỉ được cái ăn uống thì có vẻ lắm, ha ha...
- Nghiêm huynh! Tiểu đệ sao lại có thể so với Nghiêm huynh được.
Trên đường đi mà không gặp hai người làng này thì chưa chắc đã tìm được đến đây, làm cho lão huynh phải chờ đợi quá lâu tiểu đệ áy náy quá...
Cổ Yển La Hán cấ tiếng cười thật to, nào ngờ lại ảnh hưởng đến vết thương, nên ngừng lại nói:
- Mẹ kiếp, cái tên tiểu tử Lữ Vô Cửu ác thật...
- Nghiêm huynh! Huynh chiến thắng rồi hả? Sở Vân vẫn giả vở hỏi?...
- Đúng lắm! Anh bạn trẻ ạ. Nếu không thì sao ta lại có mặt ở đây được? Nhiều lúc anh bạn trẻ nói rất đơn giản nhưng rát là chí lý! Ha hạ..Đêm nay lão huynh một mình chọi bốn, khiến cho kẻ địch méo mồm sưng mặt, đưa Độc Liên Tẩu Dịch Hợp đi chầu Diêm Vương rồi, anh em kết nghĩa của hắn là Phi Xoa Thánh Thủ cũng trúng một Kim Cô Vĩ quyên vào người, chắc đến giờ vẫn còn kêu đau.
- Vậy chớ cái lão Sơn gì gì đó của Ngũ Lôi giáo đâu rồi?
- Nói thật ra, hôm nay ta có thể phá vây mà tới đây được là một điều may mắn vô cùng. Ta giết họ một người, đả thương một người, bị trúng một Phi Xoa đích đáng, nhưng ta thấy hình như nếu không có ai đó ngầm tương trợ thì cái mạng già này đã sớm đì tìm mẹ ta nơi cực lạc rồi.
- Lão huynh! Có chuyện gì lạ vậy hả? Sở Vân lại cố tình hỏi.
- Họ Nghiêm này từ mười bảy tuổi đã lăn lóc giang hồ, đến nay đã hơn ba mươi năm rồi, có thể nói là đã chứng kiền tất cả mọi sự kiện võ lâm, nhưng đêm nay mới mở mắt được. Đó chính là lúc ta định cùng Dịch Hợp đổi mạng, bỗng nhiên từ bên phải có một viên đá ngầm bắn ra, chính xác hất văng ngọn xích sắt của Dịch Hợp văng ra xa hơn một thước. Cho nên tình huống mới thay đổi, ta mới đưa được Dịch Hợp lên thiên đường. Còn người ngầm ám trợ ta có thể nói là có võ công thật cao cường, nhưng ta lại không được nhìn thấy mặt người ấy để tạ Ơn báo đáp sau này. Người ấy đối với ta đã thành đại ân nhân rồi. Từ trước tới giờ ta chẳng ơn chẳng oán ai cả, nào ngờ hôm nay gặp được người gia ơn cứu mạng, vậy mà chẳng biết người ấy là ai...
Nói đến đây, Cổ Yển La Hán tỏ ra xúc động sâu sắc và thành khẩn tri ân vị ân nhân đã cứu mạng của mình. Đó cũng là biểu hiện tính cách anh hào của người hảo hán.
Sở Vân chợt nói một cách sâu sắc, đôi mắt sáng hẳn lên:
- Nghiêm huynh! Xin huynh hãy yên lòng, người giúp đỡ huynh không có mặt ở đây, nhưng người ấy cũng sẽ đoán biết được tâm nguyện của huynh, hiểu thấu tình cảm của huynh mà.
Cổ Yển La Hán cúi đầu trầm ngâm, mãi một lúc sau ngẩng đầu lên nói:
- Đúng rồi! Đúng rồi, việc này cũng đương nhiên do chính người ấy làm rồi.
- Lại có việc gì thế lão huynh?
Chỉ binh khí của mình cắm vào thân cây, Cổ Yển La Hán nói:
- Trong lúc ta đợi ở đây mà chưa thấy ngươi đến, cứ sợ người sa vào tay đối phương, đang đinh quay về nơi đó tìm ngươi thì đột nhiên có một bóng đen vụt đến ngay trước mặt ta và binh khí của ta cũng chính là do người ấy phóng vào thân cây với tốc độ hình như chớp mắt, đến bản thân ta cũng không nhìn thấy được người ẩy, à ! Ta quên chưa nói, binh khí của ta, khi ta rời khỏi trường đấu đang dính trên người của Phi Xoa Thánh Thủ Lữ Vô Cửu, ta không kịp lấy manh theo. Nếu không có người bạn ấy giúp lấy đem đến cho ta thì thử nghĩ sau này trên giang hồ lời đàm tiểu về ta sẽ như thế nào? Ha ha, người bạn ấy đúng là Nhọc hoàng thượng đế giáng trần cứu người, cứu đến cùng. Không những thế cả hai lần xuất thủ, võ công kỳ lạ không tưởng nổi, người thường khó mà đạt đến.
Lúc này Sở Vân thở dài một tiếng, duỗi tay duỗi chân, nói:
- Lão huynh! Chúng ta nghỉ ngơi một lúc nữa hay là lên đường ngay bây giở?
Nghiêm Tiếu Thiên vận công cố sức giật ngọn Kim Cô Vĩ ra khỏi thân cây rồi quấn quanh người như một chiếc thắt lưng, cười nói:
- Hãy nghĩ ngơi một lúc đã, gan cốt của ta dù có mỏi nhưng cỏn chiu đựng được chỉ sợ ngươi không chiu nổi mà thôi.
Nhìn thấy vết thương trên vai trái của Nghiêm Tiếu Thiên, Sở Vân nghiêm giọng hỏi:
- Vết thương có trầm trọng lắm không hả Nghiêm huynh?
- Mẹ kiếp ! Mới tới xương thôi, cũng còn may chưa hại đến gân cốt, nếu không thì cánh tay trái đã thành tàn phế rồi.
Sở Vân lấy trong người ra một bọc giấy vuông như trước đó đã cho Phi Xoa Thánh Thủ, nói:
- Nghiêm huynh, những ngày còn thiếu niên, vì phụ thân có biết y đạo chế được Kim Sang dược trị thương, tiểu đệ đã học được và tự mình chế được một ít, có thể chữa được các loại vết thương. Nếu Nghiêm huynh tin thì hãy dùng thử, một nửa đắp một nửa uống.
Thực ra thì phương thuốc đó lã Sở Vân học được trên đảo và cũng từ những thảo dược trên đảo mà chế thành, có cong hiệu đặc biệt.
Cổ Yển La Hán không chậm trễ tiếp ngay gói thuốc, cười ha hả, nói:
- Giỏi lắm, ngươi quả là có hai cánh tay, ta thật không ngờ ngươi lại biết làm cả món thuốc chữa da chó nữa, kệ nó, cứ thử đã.
Sở Vân cười nói:
- Nghiêm huynh, không sợ không biết mặt hàng mà chỉ sợ hàng này so với hàng khác, cái nào tốt hơn mà thôi.
Nghiêm Tiếu Thiên cười hà hà, cởi mảnh áo băng vết thương ra rồi mở gói giấy, ngửa cổ uổng một nửa, còn nửa kia thì rắc vào vết thương, sau đó nhờ Sở Vân băng bó lại cẩn thận. Thế rồi cả hai ngồi xuồng im lặng, nhắm mắt vận công điều tức suốt cả đêm ấy.
Nhưng tia nắng ban mai đã chiếu sáng cả vùng bình nguyên đó, soi rõ sắc mặt của hai người ấy lúc này đã hồi phục hoàn toàn thần sắc.
Đến lúc này, Sở Vân không phải không tin người bạn già của mình nhưng vì Bách Giác Bảo và Tam Vũ công tử uy chấn giang hồ, thế lực bao trùm sáu tỉnh miền bắc, cao thủ như lá rụng mưa thu, nha trảo đâu đâu cũng có, nếu chúng mà biết Lãng tử Sở Vân của ba năm trước vẫn còn đang sống thế này thì chúng sẽ tìm trăm phương ngàn kế, bất kể thủ đoạn để đưa Sở Vân vào tuyệt địa. Còn bản thân chàng thì chưa biết rõ được mình có thế đối địch nổi với cái lũ bên ngoài mang danh là chính phái ấy hay không, mà có thể làm liên lụy đến những nglrời khác có quan hệ, trong đó có cả Cổ Yển La Hán Nghiêm Tiếu Thiên.
Lúc này Nghiêm Tiếu Thiên hít thở mấy hơi thật sâu rồi từ từ mở to đôi mắt, nhìn quanh bốn phía, đã thấy trên những cánh đồng lác đác có một vài nông phu xuất hiện, suy nghĩ lão tự nhủ:
- Cứ xem những nông gia kia, suốt cả một năm không kể mưa gió nắng tuyết, lúc nào cũng cần mẫn làm việc! Từ trong cuộc sổng bình lặng của họ, họ đã làm việc quên mình để được no ấm, hòa thuận, không có giết chóc, không có quyết đấu!...Còn mình cũng hưởng nhiều lạc thú, nhưng từng giây từng phút phải bôn ba lăn lộn giữa rừng đao biển kiếm để được cái gì? Kiếm sống hay hư danh? Cuối cùng thì sống như thể nào mới đích thực là cuộc sống chân chính?
Trong lúc trầm ngâm suy nghĩ đôi mắt của Cổ Yển La Hán chợt rọi lên khuôn một của Sở Vân và ông ta giật mình, bởi vì lúc bấy giờ trên gương mặt Sở Vân sáng láng một khí sắc kỳ lạ, khiến cho người ta trở nên từ tâm, trở nên lương thiện...Nhìn thấy vầng sáng ấy, Nghiêm Tiếu Thiên kinh ngạc kêu lên, thì Sở Vân đã từ từ mở mắt ra mỉm cười hỏi:
- Nghiêm huynh! Thương thế và tinh thần có đỡ chút nào không?
Lúc ấy Nghiêm Tiếu Thiên chợt cảm thấy thương thế không còn ảnh hưởng gì nữa, khí huyết lưu thông, đầu óc sảng khoái, ông ta cười ha hả, giọng đầy nghi vấn hỏi:
- Thật tuyệt vời anh bạn trẻ ạ, gói thuốc không chỉ đã chữa khỏi vết thương mà còn làm cho tinh thần khí chất cũng mạnh mẽ hẳn lên, có phải không?
Sở Vân cười cười, đưa mắt nhìn về cánh rừng phía bên phải, nhún nhún đôi vai. Lập tức Cổ Yển La Hán cũng đưa mắt nhìn theo thì nhìn thấy có một bóng người cao gầy chạy về phía họ, bước chân hoảng loạn cử chỉ lúng túng hình như đang chạy trốn thì phải. Ông ta nháy mắt, nói:
- Anh bạn trẻ ! Chắc anh bạn cũng đã nhìn thấy rõ rồi, tiếu tử đó cứ xem thần sắc của nó thì có thể biết hắn chạy đến đây là nhờ chúng ta cứu viện.
Sở Vân nhìn kỹ thì thấy sau lưng người ấy có ba bóng người đang đuổi theo nhanh như chớp, khẽ cười:
- Nghiêm Huynh! Người lại chuẩn bị tham gia vào chuyện này phải không?
Cổ Yển La Hán lắc đầu nói:
- Nhà ai người ấy quét rác, ta đã vất vả cả đêm, cần phải nghỉ ngơi chút nữa.
Nói đến đó bỗng ông la ngừng lới vì đã nhìn rõ mặt người mới đến.
Đó là một người độ tuổi tứ tuần, mặt trắng không râu, mặc tấm áo xanh. Nhưng Cổ Yển La Hán tập trung nhãn lực nhìn lũ người đang đuổi theo sau lưng người đó, ba người áo trắng chạy như bay, có thể thấy được đó là những cao thủ võ lâm, ông ta lẩm bẩm trong miệng:
- Quái lạ, đây là thuộc hạ Bạch Tâm Sơn trang, tại sao lại đến nơi này? Tiểu từ này và Gia Cát lão nhi của Bôn Ngưu Sơn có chuyện gì thế?
Lúc ấy người áo xanh mặt trắng đã kêu to lên:
- Hai vị bằng hữu, tại hạ là Phấn Diện Hoa Đao Hồng Dẫn gặp phải cường địch thù nhân, thế cô quả bất địch chúng... nếu hai vị là võ lâm nghĩa sĩ xin hãy ra tay cứu trơ..... Nhị vi hãy cứu giúp... Bọn chúng đuổi sắp đến nơi rồi, Sau này xin báo đáp.
Lúc này Phấn Diện Hoa Đao nói không ra hơi nữa, thở hển hển, hai tay chắp lại bái họ lia lịa đế cầu xin, thấy thế Cổ Yển La Hán cười to lên:
- Phải thở đã chứ làm gì mà hốt hoảng thế? Mẹ kiếp! Diêm Vương có đuổi đến đây thì cũng không đến nỗi phải sợ đến vãi cứt vãi đái ra thế. Việc giang hồ nhiều lắm lắm, dính vào chỉ khổ suốt đời. Vì sao lũ chó của Bạch Tâm Sơn trang lại không đuổi theo ta mà chỉ truy đuối ngươi? Chỉ nhìn tư thế bại hoại của ngươi, thì chắc rằng ngươi đã làm cái trò đểu gì rồi phải không?
Kẻ đó run lẩy bẩy, gật đầu cầu cứu:
- Huynh đài ơi. Hãy cứu tại hạ, cứu người là việc tốt để ơn đức cho đời, nếu tại hạ rnà thoát được trận này, còn sống đến mai sau thì sẽ lập bài vị trường sinh cho quý vị, thắp nhang khấn vái suốt đời.
- Mẹ kiếp ! Đừng có làm cho ta mê mẩn, ta chưa đến năm mươi, chẳng muốn chết sớm đâu!...
Lời ông chưa dứt thì một tiếng quát vang lên:
- Hồng Dẫn! Nếu hôm nay ngươi không đền bù thì đừng nghĩ đến việc chạy thoát được. Bất kể ai cản trở chúng ta cũng cùng số phận với hắn.
Nghe thấy thể, lập tức Cổ Yển La Hán đứng bật dậy quát to:
- Đập chết mẹ chúng mày đi, ta vốn không muốn nhúng tay vào, nhưng chỉ vì mấy câu nói láo lếu của chúng bay nên ta muốn thử xem chúng bay làm gì được ta nào?
Nới xong ông ta bước ra trước mặt Hồng Dân nói:
- Tiểu tử! Tránh qua một bên, để ta tiếp tay bọn chúng thay cho ngươi.
Một tên trung niên đại hán hứ một tiếng nói:
- Các hạ muốn đưa đầu ra chịu báng thay cho Hồng Dẫn, vậy thì hãy báo danh tánh để anh em ta thanh toán ngươi.
- Ba tên các ngươi có phải là ba đại hộ viện của Bạch Tâm Sơn trang không? Mẹ kiếp, ngay cả trang chủ Gia Cát lão nhi của các ngươi cũng không dám hung hăng đến thế này. Để cho các ngươi hỗn láo, có mắt mà không nhìn thấy Thái Sơn trước mặt, điều ấy Cổ Yển La Hán ta không cho phép.
Vừa nghe bốn tiếng “Cổ Yển La Hán”, ba kẻ ấy giật minh như bị se'l đánh ngang tai, cả tên mặt trắng cũng kinh hãi bước lùi về sau mấy bước.
Một trong ba tên áo trắng vội vàng lên tiếng:
- Tại hạ là Hắc kích Tuyệt Hồn Quách Đạt Chí, còn đây là Thanh kích Tuyệt Hồn Mã Khôi Nguyên...
Cổ Yển La Hán ngắt lời hắn ta nói:
- Còn vi kia là Hồng kích Tuyệt Hồn Dư Kỳ, ôi hân hạnh quá, hân hạnh quá. Nhưng ba vi còn muốn trình diện oai phong trước mặt lão Nghiêm này không?
Tam Kích Tuyệt Hồn đều tái xanh mặt, Quách Đạt Chí nói:
- Bạch Tâm Sơn Trang cùng các hạ không thù, không oán, bổn trang chủ và các hạ đã gặp nhau mấy lần, cái việc riêng này thiết nghĩ các hạ dừng nên quan tâm đến làm gì...
- Nhưng nếu ta cứ muốn như thế thì sao?
- Nghiêm Tiếu Thiên! Thấy việc tốt nên hồi tâm suy nghĩ, ba anh em ta vì biết ngươi có được danh tiếng như ngày nay đâu phải là chuyện dễ, mắt khác ngươi có đi lại với trang chủ của chúng ta, mới không muốn làm khó dễ ngươi, nên mới dành tiện nghi cho ngươi, ngươi không muốn, vậy chớ trách anh em ta phải đắc tội. Họ Nghiêm kia, Tam Kích Tuyệt Hồn lại sợ ngươi hay sao?
Cổ Yển La Hán đưa tay gãi lên bụng, ngoái đầu nhìn Sở Vân, nhe răng cười. Sở Vân cũng điềm tĩnh cười lại, thấy thế Cổ Yển La Hán liền cười to lên:
- Ta nghĩ trên đời này chỉ có ta mới là kẻ điên rồ, không ngờ ngươi còn điên hơn...
Dứt lời, ông ta đã thị triển hai mươi mốt chưởng mười bảy cước như một cơn lốc dữ dội tấn công vào ba người kia.