watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Duyên Tình Lạc Bến-Chương 6 - tác giả Bà Tùng Long Bà Tùng Long

Bà Tùng Long

Chương 6

Tác giả: Bà Tùng Long

Khi thấy không còn nguy hiểm, Tống thở dài một cái và nói với thiếu nữ ngồi bên cạnh:
- Bà điên ấy kể cũng đáng sợ. Thật anh không ngờ một người đàn bà có chồng mà gan góc đầy mình như thế. Làm mà không sợ mang tai, mang tiếng, chỉ có người điên mới vậy phải không Thủy?
Thủy làm thinh không nói gì cả. Nãy giờ nàng nghe tim nàng như bị bóp chặt, thở không nổi.
Tống quàng tay qua vai Thủy, Thủy hất ra:
- Anh để tôi yên, tôi chán quá rồi! Cho xe bỏ tôi xuống đường Lê Lợi.
- Tại sao lại xuống đường Lê Lợi? Anh đưa em về nhà chứ?
- Tôi muốn xuống đường Lê Lợi. Anh quên là tôi chưa ăn gì cả sao? Từ chiều tan sở ra tôi đi xem hát rồi tới nhà anh. Thật không ngờ!
Thủy đang nói bỗng im bặt. Nàng nhớ là nàng đang ngồi trên taxi, nói ra thêm xấu hổ, không ích gì.
Xe chạy tới đường Lê Lợi, Thủy bảo ngừng xe lại. nàng mở cửa nhảy phóc ra ngoài và trong khi Tống lui cui trả tiền, Thủy đưa tay vẫy một chiếc xe khác. Khi Tống hay được thì xe Thủy đã chạy mất. Tống lại lên xe và bảo chạy về nhà nàng. Xe Tống vừa tới nơi thì vừa kịp lúc Thủy đã vào nhà, nhưng Thủy quay lại hỏi gay Tống:
- Sau việc vừa xảy ra, anh còn mang mặt đến đây làm gì? Anh là con người lừa dối, bịp bợm, anh không biết xấu hổ à? Vậy mà anh bảo là Nguyệt sợ anh lắm vì anh là anh cả của nàng. Nguyệt là em, tại sao lại ghen với anh? Có sao mới ghen với anh chứ? Có phải Nguyệt là nhân tình của anh không? Tôi cấm anh không được đặt chân vào nhà tôi. Nếu anh còn lôi thôi, tôi sẽ nhờ cảnh sát can thiệp.
Thủy nói một hơi cho đã giận, vì nãy giờ nàng uất ức mà chưa có dịp nói ra.
Tống đứng tần ngần trước cửa, nhìn Thủy với đôi mắt van lớn:
- Khổ cho anh quá. Dù anh nói thế nào chăng nữa thì em cũng không thể tin anh. Em thử nghĩ một người đàn bà đã có chồng, chồng lại là một ông kỹ sư, mà đi ghen với một người anh bà con thì người đàn bà ấy thuộc về hạng nào? Em ngây thơ quá! Phải chi em hỏi vặn cô ả như thế để coi cô ả trả lời thế nào. Việc ghen tương của cô ta mà đến tai ông Văn thì cô ta mới làm sao xử trí với ông Văn?
Thủy hỏi vặn lại:
- Sao lúc nãy anh không hỏi như thế? Anh đã chạy như gà thua độ kia mà. Thôi, tôi hiểu rồi, cô ta tuy có chồng nhưng vẫn là nhân tình của anh. Vì thế cô ta mới có quyền làm hung, làm dữ với anh.
Tống nói:
- Không phải thế đâu. Em cho anh vào nhà, anh sẽ nói đầu đuôi cho em nghe. Anh không bao giờ lừa dối em cả.
Thủy thương hại Tống, vả lại dù sao thì nàng cũng đã lỡ yêu Tống rồi, nên nàng nói:
- Thì cứ vào, nhưng đừng quên là anh đã làm tôi không còn tin anh như trước nữa.
Tống vào nhà và ngồi xuống chiếc ghế kê ở góc phòng. Thủy uể oải kéo ghế ngồi xuống.
Tống nhìn vào mặt nàng và nói:
- Thủy ơi! Em đừng giận người đàn bà tệ hại ấy làm gì. Họ đã quên địa vị của họ để đi bắt ghen một cách bất hợp pháp. Nói ra thì hình như anh đi nói xấu cô em gái của anh, nhưng không nói thì làm sao em hiểu anh được. Nguyên anh mồ côi từ thuở nhỏ, được bà Định, mẹ Nguyệt, đem về nuôi. Bà không có con trai nên định giao cho anh phần hương hỏa sau này. Nguyệt lúc nhỏ lẳng lơ lắm. Nàng bạ ai cũng yêu, miễn người ấy đẹp trai và biết tán gái. Sau hai ba lần bị tình phụ, Nguyệt thất vọng và quay lại yêu anh.
Anh khổ tâm lắm, xô đuổi nàng thì không nỡ, mà yêu nàng thì sợ phạm vào tôi loạn luân. Nhiều lần anh đã khuyên can Nguyệt nhưng nàng nhất định không chịu nghe . Nàng là người si mê bậc nhất, đố ai nói mà nghe được.
Thấy Nguyệt không còn kể gì liên sỉ cả, anh liền đem chuyện chọc ghẹo anh nói với bà Định. bà không tin anh, cho rằng anh bịa đặt để nói xấu con bà. Bà đuổi anh ra khỏi nhà. Bực dọc, anh đi thật xa, tìm kế sinh nhai. Ơû nhà bà lấy thế là bạn thân của ông Khai, năn nỉ ông Khai ép kỹ sư Văn cưới Nguyệt. Vì hai người thân nhau nên Văn và Nguyệt gặp nhau rất thường. Văn hiểu rõ tánh tình của Nguyệt nên Văn không chịu cưới Nguyệt. Ông Khai vì nể lời bà Định nên ép Văn phải cưới Nguyệt. Văn không thể trái lời cha, nên buộc lòng cưới người mà chàng cho rằng lẳng lơ vào bậc nhất.
Khi cưới rồi, Văn thất vọng vì Nguyệt không phải là một thiếu nữ trinh trắng, và chàng bỏ bê Nguyệt từ ấy. Có chồng mà vẫn như không, Nguyệt làm sao không tức. Huống chi nàng còn xuân trẻ mà bị bỏ rơi thì khổ tâm lắm, có khác nào kẻ góa chồng.
Nguyệt về xúi xử mẹ nàng cho gọi anh về để coi ngó nhà cửa, vì nàng đã đi lấy chồng. Thế là bà Định sai người tìm anh. Bà nghĩ Nguyệt đã có chồng thì giữa anh và Nguyệt, câu chuyện cũ ấy dù có gì đi nữa thì bây giờ cũng phải hết. Huống chi anh và Văn, nếu so sánh nhau thì Văn hơn anh nhiều. Nguyệt sẽ không vì anh mà bỏ Văn bao giờ.
Nhưng bà Định đã nghĩ lầm. Mỗi lần về nhà thăm mẹ, thấy anh là Nguyệt quấn quýt không chịu rời ra một bước. Anh tránh nàng thì nàng giận hờn. Vì thế hễ thấy bóng Nguyệt về ngoài cửa là anh bỏ đi ngay.
Nhưng rồi bà Định chết, anh phải ở đấy thờ phụng và hưởng gia tài ấy của bà. Từ đó, không ngày nào Nguyệt không về. Mỗi lần về là kề cà không chịu đi. Nàng làm nhiều chuyện đáng tởm lắm.
Mấy lúc nay, Văn thường vắng nhàvì phải đi nuôi Mỹ Dung ở bệnh viện. Nguyệt lại càng rộng chân, đi tìm anh luôn.
Cách đây hơn một tuần, Nguyệt về nhà mẹ nàng mà không gặp anh, lại thấy chiếc đồng hồ báo thức em tặng anh. Nguyệt tra gạn chú Năm giúp việc cho anh để biết chiếc đồng hồ ấy là của ai. Và khi chú Năm kể là của em tặng anh thì Nguyệt tức giận liệng chiếc đồng hồ xuốn đất và bỏ đi. Rồi từ hôm ấy, Nguyệt kiếm chuyện lôi thôi với anh luôn.
Thủy ngồi nghe Tống kể, quên cả giận, tò mò hỏi:
- Tại sao ông Văn đi nuôi cô Mỹ Dung? Cô Mỹ Dung là ai?
Tống cười vì thấy mình đã đánh trúng tâm lý của Thủy. Có thiếu nữ nào mà không tò mò trước những câu chuyện tình rườm rà? Hắn nói:
- Mỹ Dung là em dâu của Văn.
- Anh chồng mà đi nuôi em dâu sao? Chuyện gì mà ly kỳ quá vậy?
Thấy cặp mắt Tống sáng lên một cách kỳ lạ, Thủy liền hỏi tiếp:
- Anh thấy tôi nghe rồi bịa đặt kể dông dài chớ gì? Chuyện tiểu thuyết hay sao?
- Sao lại chuyện tiểu thuyết? Chuyện thật một trăm phần trăm đấy. Mà tiểu thuyết là gì? Tiểu thuyết là chuyện thật ở xã hội, do các nhà văn có tài viết ra rồi thêm bớt cho có đầu có đuôi và hợp lý, hợp tình. Như chuyện chúng ta chẳng hạn, nếu một nhà văn nào mà biết thì họ sẽ viết ra một chuyện, lấy tên là “Chuyện tâm tình”, mà nhân vật chính là em. Bạn đọc đọc đến mê ly đi chứ!
Thủy liền nói:
- Đại để họ sẽ viết có một cô thiếu nữ vì quá tin một anh chàng sở khanh…
Tống nói:
- Em chửi anh đó à? Nếu anh là sở khanh thì anh dại gì không lợi dụng Nguyệt, để rút rỉa tiền của Văn? Văn giàu lắm mà Nguyệt cũng không phải nghèo. Đằng này anh khinh Nguyệt, không thèm lấy của nàng đồng nào cả.
Thủy đã gần tin những lời của Tống nên hỏi:
- Anh chưa kể chuyện Mỹ Dung cho tôi nghe.
Tống nói có vẻ hóm hỉnh:
- Anh sẽ kể nếu em chịu xưng với anh bằng “em” như trước. Tiếng “tôi” nghe lạnh lùng xa lạ quá.
Thủy cười, nhượng bộ:
- Ừ, thì xưng bằng em. Nhưng đói bụng quá rồi, để me bảo chị bếp đi mua mì về chúng ta ăn đã.
Tống kéo ví toan lấy tiền thì Thủy nói:
- Để em đãi anh. Thế mới biết nào ai đoán trước được những việc có thể xảy ra. Số là hôm nay anh đãi em mà lại hóa ra em đãi anh. Đáng lẽ chúng ta ăn cơm tại nhà anh thì bây giờ, chúng ta ăn cơm ở đây.
Thủy nói xong đứng lên đi vào trong bảo chị bếp đi mua mì và một lát sau nàng trở ra, mặc một bộ áo quần bằng hàng trắng trông rất xinh đẹp và dịu dàng, Tống khen:
- Em mặc đồ mát trông tươi trẻ như một nữ sinh.
Thủy e thẹn cúi đầu:
- Anh chỉ có tài khen vớ vẩn.
Thủy là một cô thư ký còn trẻ. Nàng là con bà Phúc, một nữ điền chủ goá chồng ở Cần Thợ Bà Phúc giàu lắm và lại rất đông con. Thủy là con út nên bà cưng lắm. Thủy sinh ra thì ông Phúc chết. Bà Phúc thường nói với các con lớn:
- Nó vô phúc sinh ra là mồ côi cha, vậy các con phải thương yêu nó. Mẹ có cưng nó cũng vì lẽ nó xấu số hơn các con.
Các anh chị của Thủy đều đã có gia đình và người nào cũng giàu có. Thủy đậu tiểu học thì xin mẹ lên Sài Gòn học. Bà Phúc chiều nàng nên gởi nàng ở ngụ tại nhà bà Quỳnh. Bà Quỳnh có hai người con gái, nên ở đấy Thủy có được hai người bạn nữa là Liên và Hương. Cả ba cùng học một trường, nhưng Liên và Hương học giỏi hơn Thủy.
Con nhà giàu lại được mẹ nuông chiều, Thủy tiêu xài rất rộng, lại ở nhà một đại thương gia, Thủy nhiễm ngay cái lối tiêu xài trưởng giả. Nàng chưng diện và bỏ cả học hành. Nàng là cái đích cho các cậu thanh niên nhắm, vì thế mới mười lăm, mười sáu tuổi mà Thủy có không biết bao nhiêu là bạn bè, trai lẫn gái.
Thủy đẹp hơn Liên và Hương, vì thế giữa ba người có sự ganh ghét lẫn nhau. Thủy không muốn ở nhà bà Quỳnh nữa. Nàng về khóc lóc với mẹ, và bà Phúc đã lên Sài Gòn thuê riêng cho nàng một căn phố. Bà đưa lên một chị bếp tín cẩn và một ông chú họ đã già để trông nom nhà cửa cho Thủy. Thủy thi đậu trung học thì nghỉ học, thi vào một công sở và làm thư ký. Nàng thường nói với bạn bè:
- Tôi đi làm cho vui vậy thôi, chứ nghĩa lí gì cái đồng lương ba, bốn nghìn. Ơû không mỗi tháng mẹ tôi cũng đã cho tôi mười nghìn rồi.
Từ ngày đi làm, nàng cho ông chú họ về quê để nàng được tự do tiếp rước bạn bè. Nàng học nhạc, học khiêu vũ, và không ngày chủ nhật nào là không cùng các bạn về quê hoặc đi biển.
Nàng sống một cách vô tư, sung sướng, cho đến một ngày kia lòng nàng bỗng mở rộng đón tình yêu. Nàng yêu một sinh viên đại học, con nhà giàu có. Hai người yêu nhau tha thiết.
Thủy đã nhiều lần đưa Hùng về thăm mẹ và bà Phúc đã mừng thầm là Thủy tuy tự do nhưng cũng biết giữ gìn và biết lựa người xứng đáng chứ không đến nỗi như những cô thiếu nữ nông nổi, gặp ai cũng yêu và thấy ai cũng quyến luyến. Hùng cũng có rủ Thủy về thăm cha mẹ, nhưng cha mẹ Hùng lại không ưa Thủy. Ông bà cho rằng Thủy quá tự do, sau này không thể nào là người vợ chung thủy.
Vì thế khi Hùng thi đậu rồi lại không cưới Thủy được vì chưa có sự đồng ý của cha mẹ. Hùng cũng làm việc ở Sài Gòn và cha mẹ chàng là người miền Trung. Hùng và Thủy thân nhau quá và vì tuổi trẻ nông nổi, họ đã vượt vòng lễ giáo. Hùng nghĩ chàng sẽ không bao giờ phụ Thủy. Dù cha mẹ không cho cưới Thủy thì chàng cũng nhất định ở vậy chứ không chịu cưới ai. Thủy thì cứ đinh ninh thế nào nàng cũng là vợ Hùng, cho nên không cần giữ gìn.
Cuộc duyên tình ấy kéo dài được sáu tháng thì đùng một cái, Hùng bị bệnh rồi chết. Thủy chưa bao giờ gặp chuyện trái lòng nên trước cái chết của Hùng, nàng như điên, như dại. Nàng đau liên miên mấy tuần lễ. Bà Phúc nghe nàng đau liền lên nuôi nàng và đưa nàng vào bệnh viện. Bác sĩ cho biết nàng đã có thai trên một tháng. Bà Phúc nghe tin ấy như nghe sét đánh bên tai. Bà thở vắn than dài, nhưng chỉ đành đau khổ âm thầm chứ không để lộ ra ngoài cho Thủy biết. Khi Thủy khỏe rồi thì nàng thỏ thẻ kể cho mẹ nghe về chuyện không may của mình. Bà Phúc thương con gặp chuyện ngang trái, nên tìm cách làm con khuây khỏa để nàng vui mà sống.
Thế là Thủy xin nghỉ một năm. Bà Phúc đưa nàng lên Đà Lạt, ở đó cho đến ngày sinh nở. Nàng sinh được một đứa con trai. Bà Phúc đặt tên cho nó là thằng Hổ. Khi bé Hổ được một tháng thì bà Phúc giao nó cho Yến, chị của Thủy, nuôi chung với mấy đứa con của Yến.
Thủy cứng cáp trở về Sài Gòn, sống theo nếp sống cũ, cũng đi làm, cũng bạn bè, nhưng lòng mang nặng một vết thương tình.
Bà Phúc thường băn khoăn về cô con gái út mà tình duyên đã bị dở dang ấy. Bà muốn Thủy có gia đình, để sống những ngày thanh thản, nhưng Thủy lại không muốn thế. Nàng nhất định ở vậy để nhớ đến Hùng.
Năm năm trôi qua mà Thủy vẫn chưa lập gia đình, mặc dù có nhiều nơi để ý đến nàng. Nànng cứ lo nghĩ vẩn vợ Nàng sợ nếu nhận lời những nơi tử tế thì khi chồng nàng khám phá ra nàng có con rồi, họ sẽ khinh nàng và nặng nhẹ với nàng. Còn nếu nàng nói thật cho họ biết nàng đã hư hỏng, thì nào ai có khảo mà mình lại xưng? Làm như thế người ta đều biết rõ chuyện riêng tư không đẹp của nàng và người ta đồn đãi, thuê dệt thêm ra mới sao?
Cúc, bạn Thủy, vì quá tin nên lầm lỡ như nàng. Sau khi sinh xong, Cúc nhờ một người dì nuôi con rồi cũng đi làm. Cúc rất đẹp nên vài tháng sau, một sĩ quan đã để ý và ngỏ ý muốn cưới nàng. Gia đình viên sĩ quan ấy cũng rất mến Cúc. Cúc sống trong hạnh phúc, không nói thật cho người yêu biết cái dĩ vãng không đẹp của mình.
Một đám cưới linh đình đã cử hành và Cúc lội trong hạnh phúc. Nhưng sau ngày cưới ấy, viên sĩ quan hiểu mình chỉ là người đến sau, cho nên bỏ Cúc mà đi luôn, không thèm về nhà nữa. Cúc năn nỉ chồng, khóc lóc tỏ vẻ ăn năn. Nhưng Tùng, chồng nàng, vẫn không thể yêu nàng nữa. Tùng cho rằng Cúc đã lừa dối chàng. Cúc đau khổ quá vì lần này nàng yêu Tùng tha thiết. Nàng đành ôm mối thất vọng, trở lại sống những ngày vô vị lẻ loi.
Thấy bạn gặp sự bẽ bàng như vậy, Thủy nguyền ở vậy chứ không làm lại cuộc đời nữa. Còn như có làm lại cuộc đời thì cũng thú thật cho người bạn đến sau ấy biết về dĩ vãng không đẹp của nàng.
Một hôm, trong một buổi đi xem hát với các bạn, Thủy đánh rơi cái khăn choàng mà không haỵ Khi ra về, Liên, bạn Thủy, hỏi:
- Vậy chứ khăn choàng của Thủy đâu rồi?
Thủy vội vàng quay vào rạp hát để tìm cái khăn mà nàng nghi đã bỏ quên trên ghế. Lúc Thủy quay vào thì thấy một thanh niên đang cầm cái khăn của nàng ngắm nghía. Thủy đi lại bên chàng và lễ phép nói:
- Xin ông cho tôi lại cái khăn, tôi vô ý bỏ quên.
Thanh niên ấy thấy Thủy, mừng rỡ nói:
- À, té ra là của người đẹp. Hân hạnh cho tôi quá. Xin trao lại cô chiếc khăn.
Thanh niên ấy là Tống, nhân chuyện lượm được chiếc khăn mà làm quen với Thủy. Tống vốn có tài đóng kịch. Thấy Thủy trẻ, đẹp, có vẻ phong lưu đài cát thì liền làm ra vẻ lịch sự, cử chỉ đàng hoàng, nói năng văn hoa y như một sinh viên con nhà giàu sang. Thủy đã lầm và để Tống đưa nàng về nhà.
Nhân việc này, Tống lui tới làm quen với Thủy. Thấy Tống lễ phép, tỏ ra người có học, Thủy không nỡ xô đuổi chàng. Tống rủ Thủy đi xem hát, đi ăn cơm… Tống thường mua hoa mang đến tặng Thủy.
Thủy lầm ở bề ngoài lịch sự, nhã nhặn của Tống nên đã mua tặng lại Tống nhiều vật kỷ niệm.
Thế rồi hôm nay Tống mời Thủy đi xem hát và định đưa Thủy về nhà dùng cháo gà và bánh ngọt thì thình lình Nguyệt xuất hiện, mắng nhiếc Tống, ghen với Thủy, khiến Thủy lo sợ một trận đòn ghen vô nghĩa. Thủy tức giận bỏ về và Tống đã theo sát chân nàng, cố trần tình cho được.
Sau khi kể dài dòng về cuộc hôn nhân giữa Văn và Nguyệt, và sự hư thân mất nết của Nguyệt, Tống bịa đặt để tự bào chữa cho mình. Thủy bị lôi cuốn theo câu chuyện của Tống, quên giận Tống và còn nhượng bộ chịu gọi Tống bằng anh để Tống kể nốt về chuyện của Mỹ Dung.
Câu chuyện Mỹ Dung đã làm Thủy cảm động hết sức. Tuy vậy, sau khi nghe Tống kể, Thủy suy nghĩ rất nhiều, Thủy nghi ngờ chứ chưa tin Tống được. Còn Tống thấy Thủy có vẻ tử tế trở lại, và đãi hắn một bữa mì tại nhà thì vui mừng nghĩ rằng Thủy đã tin hắn như trước. Hắn nói xấu Nguyệt như vậy, Thủy làm sao mà không ghét Nguyệt, và càng ghét Nguyệt, Thủy càng có cảm tình với hắn. Nhưng Tống đã lầm, sau khi đưa Tống ra cửa, Thủy trở vào nhà, cố nhớ lại những lời mà Tống đã nói với nàng. Thủy nhất định phải gặp Nguyệt để Nguyệt khỏi nghi ngờ nàng là hạng gái dễ dãi, và cũng để tìm hiểu Tống là hạng người như thế nào.
Sáng hôm sau, Thủy thức dậy sớm, viết giấy xin phép nghỉ một ngày. Nàng trang điểm thật đẹp, đoạn đi lại nhà kỹ sư Văn. Nàng nghe lòng hồi hộp, không biết Nguyệt sẽ nghĩ như thế nào khi thấy nàng. Nhưng nàng cũng bạo đi vào cửa. Hạnh phúc của đời nàng quan hệ tùy theo sự gặp gỡ này.
Thủy ngồi đợi ở phòng khách vì người giúp việc còn phải đi mời Nguyệt. Người giúp việc ấy không cần hỏi Thủy là ai nên khi Nguyệt hỏi ai muốn gặp nàng thì người ta ấy nói:
- Một cô ăn mặc sang trọng, còn trẻ.
Nguyệt nghe vậy hết sức ngạc nhiên, không biết thiếu nữ ấy là ai. Nhưng nàng cũng lấy áo dài mặc cẩn thận để ra tiếp. Khi đi vào phòng khách, nhìn thấy Thủy, nàng hết sức ngạc nhiên, mặt tái lại khi nhận ra Thủy là người đêm qua đã đi với Tống, là nhân tình của Tống.
Nhưng Thủy đã đứng dậy chào nàng và lễ phép nói:
- Em đến làm rầy bà, xin bà tha lỗi cho em. Nếu em không đến thì em không bao giờ biện bạch được với bà về sự vô ý của em.
Nghe Thủy nói năng lễ phép thì Nguyệt hơi nguôi giận. Nàng chỉ ghế mời Thủy ngồi, rồi ngồi xuống chiếc ghế đối diện:
- Cô là ai? Cô muốn gặp tôi có chuyện gì?
Vừa nói, Nguyệt vừa nhìn Thủy một cách chăm chăm. Thủy trước mắt nàng là một thiếu nữ hiền lành, xinh đẹp và lễ phép.
Thủy nói:
- Chắc bà chưa quên em. Em là người đi với Tống mà bà đã gặp hôm qua.
Nguyệt làm ra vẻ ngạc nhiên:
- Thế à? Thế mà tôi quên bẵng đi chứ? Thế cô đến đây làm gì? Bộ anh Tống đã bỏ cô rồi sao? Cô định phân bua với tôi sao? Tôi có quyền gì đâu?
Thủy nhìn Nguyệt, cố tìm hiểu nàng, nhưng không sao hiểu được. Nguyệt bình tĩnh quá, có giọng nói khác hẳn với thái độ ghen tương hôm qua.
Thủy nói:
- Thưa bà, em sợ bà hiểu lầm em là kẻ đã chinh phục Tống. Sự thật, giữa em và Tống chưa hề có chuyện gì ám muội cả, chúng em mới quen nhau. Em chưa tin Tống đâu bà ạ. Hôm qua Tống rủ em về nhà chơi, chẳng may gặp bà.
Nguyệt nói, miệng cười mỉa mai:
- Chuyện ấy dính dáng gì đến tôi? Cô có chinh phục Tống cũng không can gì đến tôi kia mà.
Thủy không thể chịu được cái giọng mỉa mai ấy nên nói ngay vào đề:
- Nhưng hôm qua bà sỉ vả Tống và định đánh em…
Nguyệt mím chặt đôi môi:
- Cô tưởng tôi muốn gây sự với cô à? Trước khi cô đến đây, cô có dò hỏi tôi là ai không?
Thủy cũng không vừa:
- Anh Tống đã nói rất nhiều với tôi về bà. Vì thế tôi mới dám đến đây phá rầy bà.
Mặt Nguyệt tái hẳn đi, đôi mắt nàng trở nên độc ác và nàng nói, giọng run run:
- Tống đã nói với cô thế nào?
Thủy nói:
- Tống nói bà là vợ Ông Văn và Tống là anh họ bà.
Nguyệt thở ra một cái mạnh:
- Còn gì nữa?
Thủy chậm chạp nói:
- Tống bảo là bà theo dõi kỹ những hành động của anh ta.
Nguyệt hỏi, vẻ nóng nảy:
- Chỉ có thế thôi?
Thủy nói:
- Vâng, chỉ có thế.
Tức thì Nguyệt cười sặc sụa và nói:
- Cô đến đây đùa với tôi à?
- Thưa bà, em đâu dám vô lễ như thế. Em đến vì em không tin Tống. Tống đã nói xấu bà nhiều quá. Tống cố chiếm cho được tình yêu của em, nhưng hôm qua gặp bà, em cảm ơn bà đã mở mắt cho em, cho em thấy con người thật của Tống… Em không phải là một thiếu nữ lãng mạn. Đời em đã trải qua một sự đau khổ rồi. Nhà em giàu lắm nên về chuyện yêu đương em rất dè dặt. Lúc đầu gặp em, Tống bảo với em là Tống đậu tú tài, con nhà nho giáo, hiện làm việc lương tháng tám ngàn, chưa có vợ…
Nghe đến đây, Nguyệt cười nắc nẻ:
- Đểu giả thật! Thế mà cô tin sao?
- Em nghe sao hay vậy. thưa bà, em đâu có ham danh, ham tiền. Nếu em muốn bước thêm bước nữa thì em đã có chồng kỹ sư, bác sĩ rồi. Em sỡ dĩ chưa nhận lời ai vì em tự hiểu hoàn cảnh của em. Trước kia em có một vị hôn phụ Chúng em yêu nhau, em đã lỡ trao thân cho chàng thì chẳng may, chàng bị bệnh rồi mất. Em có thai và sau khi sanh, em ở vậy cho đến bây giờ. sự lầm lỡ của em kể ra thì không phải là lầm lỡ nếu vị hôn phu của em còn sống và cưới em kịp. Em sỡ dĩ làm bận tai bà về câu chuyện không đẹp đẽ của em là cốt để bà hiểu rằng em không phải là một đứa hư hỏng, nghèo nàn và thiếu học.
Nguyệt thấy Thủy thành thật thì thương hại:
- Tống đã lừa cộ Anh ấy là anh tôi nhưng tôi không phục anh ấy chút nào cả. Anh đã lừa không biết bao nhiêu thiếu nữ vô tội. Nguyên trước kia anh ấy là con nuôi của mẹ tôi. Mẹ tôi giàu có, anh nhắm vào gia tài của mẹ tôi và phá của mẹ tôi rất nhiều tiền. Anh lại còn muốn cưới cho được tôi, nhưng mẹ tôi đâu chịu gả, vả lại tôi đâu thèm ưng anh ấy.
Thủy không còn biết phải tin ai. Tống đã nói sai? Nguyệt đã nói thật? Hay cả hai đều bịa đặt?
Nguyệt nghỉ một chút đoạn nói tiếp:
- Kịp đến lúc mẹ tôi gả tôi cho kỹ sư Văn thì Tống giận mẹ tôi bỏ nhà ra đi. Tống ra đi ít lâu mang bệnh tật, đói rách lại mang thân về nương nhờ mẹ tôi. Rồi mẹ tôi chết. Tống thừa hưởng của hương hỏa và ở đó thờ phụng mẹ tôi. Bao nhiêu tiền mẹ tôi để lại, Tống xài hết và gần đây cứ theo xin tiền tôi. Tống biết tôi không thể về giữ ngôi nhà ấy nên cứ làm eo, làm sách đòi bỏ nhà ra đi. Tôi sợ không ai thờ phụng mẹ tôi nên phải cho anh tiền. Anh Văn tôi giàu có, nên cũng rộng rãi. Anh ấy cũng thường giúp tiền cho Tống. Tống xin nhiều lần quá, tôi không chịu được nên có phiền trách anh ấy và khuyên anh ấy nên cưới vợ, đừng có nay cô này, mai cô khác nữa. Anh ấy lấy của anh Văn ba chục nghìn cưới vợ, nhưng vợ đâu vẫn không thấy. Tôi giận quá định về dòi tiền lại, nhưng anh Văn không chọ Hôm nọ nhân về thăm nhà, tôi nghe chú Năm bảo Tống lại mới có nhân tình khác, tôi giận quá, nên mới cố làm cho Tống một mẻ…
Thủy ngồi nghe, cố so sánh những lời của Nguyệt với những lời mà Tống đã nói với nàng, xem thử có liên quan với nhau không.
Nguyệt cười có vẻ đắc chí:
- Nhưng không ngờ anh ấy vừa trông thấy tôi đã bỏ trốn, tôi cũng không muốn làm dữ làm gì.
Thủy nói một câu để dò dẫm:
- Anh Tống bảo là bà ngăn cấm không cho anh ấy cưới vợ.
Nguyệt long đôi mắt, sòng sọc nhìn vào mặt Thủy:
- Tống đã nòi thế à? Tôi sẽ bẻ cổ anh ấy. Cái nhà của tôi, tôi cho anh ở là để thờ phụng mẹ tôi, chứ có phải để anh ấy dắt gái về bỡn cợt đâu. Anh ấy đưa gái về, tôi có quyền cản.
Thủy nói:
- Bà đã cho em biết rõ về con người Tống. Em thành thật cảm ơn bà. Cũng may là em chưa nghe lời năn nỉ của Tống. Theo lời bà thì Tống nói sai cả sự thật.
Thủy nhìn đồng hồ, toan đứng lên thì Nguyệt giữ nàng lại:
- Cô ngồi chơi, nãy giờ tôi quên bảo chúng rót nước cho cô.
Nguyệt gọi người rót nước và nói với Thủy:
- Cô còn trẻ và đẹp quá. Ai đã giới thiệu cô với anh Tống vậy?
Thủy thành thật kể Nguyệt nghe về chuyện tình cờ mà nàng gặp Tống.
Nguyệt nói:
- Chắc Tống đã dò cét nhiều về cô rồi. Tống biết cô giàu, có thể làm tiền được. Tống ghê gớm lắm, biết bao nhiêu thiếu nữ ngây thơ trong trắng đã khổ vì Tống. Họ đến đây than khóc với tôi, nhưng tôi biết làm sao mà giúp đỡ họ? Có người lỡ có thai với Tống, sợ mang tai mang tiếng, đến nhờ tôi giúp chút ít tiền để sanh đẻ, tôi không thể bỏ họ trong cảnh khổ đau nên cũng phải giấu nhà tôi cho họ chút ít tiền.
Thủy nghe vậy phục Nguyệt hết sức. Nàng nói:
- Bà tốt quá!
Nguyệt cười nụ:
- Lúc nãy thấy cô đến, tôi nghĩ ngay cô cũng là nạn nhân của Tống và cô tìm đến tôi để than thở.
- Đêm qua, sau khi gặp bà, em buồn quá, bỏ về nhà thì Tống đi theo em, la cà kể hết chuyện này đến chuyện nọ, cố làm cho em tin chàng và đừng giận chàng nữa, nhưng em vẫn không tin chàng được.
- Cô khôn lắm, tôi thành thật khen cộ Nhưng Tống đã kể gì với cô?
Thủy đang muốn dò xét về con người Nguyệt nên nói:
- Anh Tống nói về cái chết của ông Vũ, em ông kỹ sư, và về căn bệnh của Mỹ Dung… Anh kể không sót một chuyện gì, khiến em như là nghe chuyện tiểu thuyết.
Nguyệt cau mày:
- Đàn ông mà cũng bép xép đến thế, ai chịu nổi. Những câu chuyện ấy can gì đến cô mà bắt cô mà bắt cô nghe?
- Nhưng thưa bà, những chuyện ấy ly kỳ quá, em nghe cũng thấy thích, nhưng không biết có đúng sự thật không?
- Tống đã kể như thế nào?
Thủy kể lại cho Nguyệt nghe những chuyện Tống đã nói. Nguyệt nghe xong, lắc đầu:
- Cũng là bịa đặt thôi, nhưng cô tin Tống làm chi?
- Không tin em mới đến đây. Nãy giờ em làm phiền bà nhiều rồi, xin bà tha lỗi cho em. Xin phép bà em về, và em nhờ bà nếu có thể tìm cách ngăn cấm anh Tống đừng cho anh ấy đến phá rầy em nữa.
Nguyệt nói:
- Được, tôi sẽ giúp cô.
Nguyệt đưa Thủy ra cửa có vẻ thân mật lắm.
Thủy ra về, nghĩ rất nhiều về con người của Nguyệt. Nguyệt có vẻ hiểm ác, không thành thật. Theo nhận xét của Thủy thì giữa Nguyệt và Tống có điều gì ám muội chứ không phải vô cớ mà Nguyệt theo giữ Tống. Đành rằng những lời của Tống không đáng tin, nhưng những lời của Nguyệt chưa chắc đã thành thật.
Nhưng sự gặp gỡ với Nguyệt ngày hôm nay đã giúp Thủy nhiều hiểu biết và làm cho nàng sáng suốt hơn. Dù sao Nguyệt cũng đã giúp nàng đề phòng về con người điên đảo, điêu ngoa như Tống.
Riêng về phần Nguyệt, Thủy về rồi, Nguyệt ngồi suy nghĩ. Nàng không khỏi khen Thủy có đủ can đảm và khôn khéo để đến gặp nàng và trình bày rõ rệt về chuyện quan hệ với Tống. Một thiếu nữ như thế thật đáng kính phục. Lần này thì Tống hết mong phụ Nguyệt nữa. Thủy sẽ không bao giờ để Tống đeo đuổi nữa. Tống sẽ không còn lên mặt với Nguyệt. Mấy lúc này Tống tỏ ra không cần Nguyệt vì Tống nghĩ rằng chàng sắp đào trúng một mỏ vàng. Lần này thất bại, Tống sẽ oán ghét Nguyệt và cho là Nguyệt đã phá Tống.
Tống oán ghét Nguyệt nhưng rồi Tống không thể rời nàng được. Tống sẽ trở lại năn nỉ nàng. Lúc bấy giờ Nguyệt sẽ làm cho Tống biết tay nàng. Nghĩ đến thắng lợi ấy, Nguyệt nở một nụ cười đắc ý.
Nguyệt đứng lên đi đi lại lại trong phòng, sắp đặt những việc cần phải làm gấp. Nàng không thể để Văn đưa người bà con về ở ngôi nhà của mẹ nàng. Người ấy sẽ là người tay trong của Văn, Nguyệt làm sao lui tới ở đó để gặp Tống được? Nàng phải tìm nagy một người tin cẩn của nàng và cho họ vế ở đó mới được.
Nàng cố bươi trí nhớ tìm một người có họ với nàng mà giờ đang nghèo khó. Nàng tìm mãi không nhớ ai là bà con, vì lúc mẹ nàng còn sống, bà rất keo kiệt, bao nhiêu bà con bên chồng, bà đều không nhìn nếu họ hơi sa sút, có địa vị thua kém. Còn bà con bên ngoại thì không có ai cả.
Nguyệt cau mày suy nghĩ, bỗng reo lên:
- Thôi được rồi! Trước kia ta có một chị bếp rất trung thành. Chị Sáu ấy giúp việc cho mẹ ta những chín, mười năm. Sau mẹ chị ấy bệnh nặng, chị phải về nuôi mẹ. Nhưng bây giờ chắc mẹ chị Sáu không còn sống. Chị Sáu có thể lên giúp tạ ta còn nhớ chỗ ở của chị.
Nghĩ đến đây, Nguyệt vội vã đi tìm chị Sáu. Chị vui mừng chạy ra đón Nguyệt và hỏi lănh xăng:
- Cô dạo này trông đẹp quá! Cô đến thăm tôi, chắc là tôi sắp trúng số rồi.
Nguyệt cười:
- Tôi đến nhờ chị một việc đây.
Chị Sáu vội nói:
- Cô kêu tôi nấu bếp cho cô chứ gì? Xin lỗi cô, tôi cứ quen miệng, cô bây giờ là bà kỹ sư rồi mà. Độ rày tôi cũng rảnh cô ạ. Mẹ tôi mất sáu tháng naỵ Cô thấy đó, nhà cửa dột nát, chồng thì thất nghiệp, hai đứa con đi ở mướn cả rồi.
Nguyệt nghe thế mừng lắm, liền cho chị biết là nàng đang cần đến chị.
Chị Sáu cũng tỏ vẻ mừng rỡ:
- Nếu cô muốn tôi về giữ ngôi nhà thờ thì tôi phải bán căn nhà này và bàn lại với anh Sáu. Nếu anh Sáu chịu thì ngày mai tôi ra cho cô hay.
Nguyệt nói:
- Anh chị Ở đó, nhà cửa rộng rãi, tiền điện tiền nước tôi chịu, mà mỗi tháng tôi còn cho anh chị một ngàn đồng. Có điều này anh chị nên để ý là nếu anh chị bằng lòng thì tôi sẽ nhận anh chị làbà con phía ngoại của tôi, có thế ông kỹ sư của tôi mới cho anh chị Ở.
Chị Sáu nói:
- Chúng tôi sẽ làm y theo lời cô dặn.
Nguyệt nói:
- Tôi sẽ để cho anh chị Ở cái nhà sau. Còn cái nhà ngang và nhà trên thì anh Tống ở. Anh ấy không ở luôn tại nhà mà thỉnh thoảng mới về. Cũng như thôi, tôi cũng thỉnh thoảng về để thăm qua nhà cửa và cúng kiến mẹ tôi. Chỉ có anh Văn là ít về mà thôi.
Nguyệt rút ở trong ví ra một tờ giấy bạc một trăm, trao chị Sáu và nói:
- Đây, tôi đưa chị tiền xe để mai chị ra trả lời cho tôi. Chị biết nhà tôi chứ?
Chị Sáu nói:
- Cô cho nhiều quá. Nhà ông kỹ sư, tôi có đến vài lần. Tôi sẽ bàn với anh Sáu và ra trả lời gấp cho cộ Nếu chưa bán lịp nhà thì chúng tôi cho anh Chín thợ mộc thuê làm trại cưa cũng được.
Nguyệt đứng dậy ra về, lòng vui vẻ…
Nhưng khi ngồi vào xe, nghĩ đến Tống, không biết bây giờ Tống ở đâu thì Nguyệt lại buồn rười rượi.
Muốn tìm ra Tống đâu phải chuyện dễ. Đợi Tống hết tiền trở về tìm nàng thì cũng còn lâu, Nguyệt tự an ủi:
- Thế nào rồi Tống cũng trở về nhà lấy áo quần. Mình cất chìa khóa, Tống đâu dám đến nhà mình.
Nguyệt ở nhà chị Sáu đi thẳng về nhà, sai chị bếp đi lại nhà của mẹ nàng để xem thử có ai lai vãng ở đó kcó ai lai vãng ở đó không. Chị bếp về cho hay là lúc sáng Tống có về, nhưng thấy cửa đóng lại ra đi.
Ngày hôm sau, Nguyệt về nhà mẹ thật sớm, nàng mở tất cả cửa ra và ngồi đợi Tống. Mãi đến trưa vẫn không thấy Tống về. Nguyệt nhớ là có hẹn với chị Sáu nên vội vã về nhà.
Chị Sáu đã đến nhận lời và hẹn trong ba ngày nữa chị sẽ dọn về ở tại nhà của bà Định. Nguyệt cho chị một số tiền để chị thu xếp việc nhà.
Tối hôm ấy, Nguyệt bỗng nhớ đến Thủy. Hôm nọ, Thủy có chỉ chỗ ở cho nàng. Mấy hôm nay, thế nào Tống cũng đến thăm Thủy, và nếu như Thủy thành thật, thì Thủy sẽ không tiếp Tống. Nguyệt có thể nhờ Thủy mà biết chỗ ở của Tống.
Nghĩ đến đó, Nguyệt vui mừng và định đến sáng sẽ đến nhà Thủy.
Mấy hôm nay, Văn đi suốt ngày và ban đêm cũng không về nhà. Nguyệt lấy làm khó chịu về cách đối xử ấy của Văn, thì sáng nay, Văn sai người mang giấy về cho Nguyệt, báo cho Nguyệt biết là chàng phải đi vắng một vài tuần vì công việc làm ăn.
Trong thư Văn viết:
Mấy tuần nay vì săn sóc Mỹ Dung nên anh bỏ cả công việc làm ăn. Bây giờ các chi nhánh viết thư về mời anh đi một vòng xuống viếng họ để luôn tiện thâu tiền.
Anh đi độ mươi hôm sẽ về đến Sài Gòn, em đừng trông đợi anh nhiều.
Nguyệt cũng hiểu là Văn viện lẽ như thế chứ thật sự Văn ở luôn trong bệnh viện với Mỹ Dung không hề đi đâu cả.
Nguyệt tự bảo:
- Được, muốn gì thì gì. Ta cũng đang cần thì giờ để sắp đặt công việc đây.
Sáng hôm sau, Nguyệt dậy thật sớm. Nàng sửa soạn thật cẩn thận và lên xe đi thẳng lại nhà Thủy. Lúc bấy giờ chưa bảy giờ sáng.
Thủy đang ngồi dùng điểm tâm, thấy Nguyệt ở ngoài đi vào thì không khỏi ngạc nhiên tự hỏi:
- Bà ấy đến đây làm gì kìa?
Nhưng Thủy vẫn ngồi yên, sửa lại chiếc áo kimono mà nàng vẫn khoác.
Nguyệt ung dung đi vào, vừa đi vừa nói lớn:
- Cô ở biệt thự đẹp quá!
Thủy đứng lên chào:
- Bà đến sớm quá.
Nguyệt nói:
- Tôi sợ đến trễ thì cô lại đi làm rồi.
Thủy cười:
- Em cũng sắp đi làm đây. Em đã sửa soạn xong cả rồi.
Nguyệt lặp lại lời khen lúc nãy:
- Cô ở biệt thự đẹp quá.
Thủy nói có vẻ khiêm nhường:
- So với ngôi nhà của bà, có thấm thía vào đâu?
- Nhưng nhà của cô bày biện mỹ thuật quá. Ai đã giúp cô trang hoàng khéo như thế này?
- Chị của em. Chị ấy rất có khiếu về thẩm mỹ. Chính chị ấy đã mua cho em ngôi nhà này. Chứ em đi làm, đồng lương có là bao, không đủ cho em xài có đâu đến chuyện mua nhà, mua cửa. Các anh chị của em, người nào cũng có gia đình và người nào cũng giàu cả. Mẹ em sợ em ở nhà buồn nên muốn em đi làm cho khuây.
Thấy Nguyệt còn đứng nhìn khắp phòng, Thủy mời Nguyệt ngồi và nói:
- Bà đến tìm em có chuyện chi không?
- Nếu không có chuyện tôi đã không đến. Mấy hôm nay Tống có đến đây thăm cô không?
- Có đến hai ba lần, nhưng em không tiếp. Chị bếp bảo là em về quệ Mà em sắp về quê thật, bà ạ. Hôm nay em vào sở giao công việc cho các bạn làm thế, rồi chiều nay em nghỉ. Em muốn tránh Tống.
- Thế à? Thế cô về quê bao lâu mới lên?
Thủy ngẫm nghĩ một lúc:
- Em cũng chưa biết bà ạ. Em định xin nghỉ một năm, nếu không được thì nghỉ luôn. Mẹ em già rồi mà các anh chị em thì ai cũng có gia đình riêng, nhà cửa ruộng nương không ai trông nom cả. Mẹ em muốn em ở nhà giúp bà. Nhân câu chuyện anh Tống, em chán nản, không thích ở Sài Gòn nữa. Nhưng về quê em lại buồn.
- Tôi mà giàu như cô, tôi không bao giờ làm việc cực nhọc như thế.
- Cực nhọc nhưng cũng vui.
- Cô biết Tống thường ở đâu không? Tống thích ăn ở nhà hàng nào? Tống thường lui tới tiệm khiêu vũ nào?
- Mấy lúc trước, Tống thường rủ em đi ăn ở Chợ Cũ và hình như tối nào Tống cũng đến tiệm khiêu vũ ở đường Hàm Nghi.
- Tống có rủ cô đi không?
- Đi ăn thì có, nhưng đi khiêu vũ thì em không thích. Tống chê em là hủ, là xưa.
Nói đến đây, Thủy nhìn lên chiếc đồng hồ lớn. Đã gần bảy giờ rưỡi. Nguyệt thấy sắp đến giờ Thủy đi làm thì nói:
- Cô cứ sửa soạn đi kẻo trễ giờ.
Thủy cởi chiếc áo kimono ra và Nguyệt nhìn thấy bộ áo quần bằng hàng của Thủy đang mặc. Bộ áo quần ấy may bằng hàng màu hồng có kết ren trắng, trông có vẻ quý phái lắm. Thủy, trong bộ áo quần ấy, trông thật ngây thơ và xinh xắn. Nguyệt thấy Thủy có phước, nếu nàng không can thiệp kịp thì Tống đã làm chủ con người đẹp ấy rồi, và còn gì là đời Thủy!
Nguyệt buộc miệng:
- Chà, cô đẹp quá! Thôi chào cô, cô còn phải đi làm, chứ không tôi ở đây nói chuyện với cô cho vui.
Thủy nói:
- Chào bà, không tiếp bà lâu được, em tiếc quá. Xin bà cảm phiền.
Nguyệt đứng dậy ra về. Thủy đứng nhìn cho đến lúc Nguyệt ra tận ngoài đường mới quay vào, Thủy nói:
- Những hạng người ấy mới đáng đề phòng. Ngày mai ta không còn ở đây nữa. Giữa Tống và ta không còn liên hệ gì. Cũng may ta không hề viết cho Tống lấy một chữ và cũng không cho Tống một bằng cớ gì để có thể lợi dụng sự quen biết với ta mà làm khổ ta sau này.
Nguyệt ở nhà Thủy đi thẳng lại Chợ Cũ. Nàng đi qua các tiệm ăn, nhìn vào xem thử có Tống ngồi la cà ở đó không. Nhưng, nàng không thấy Tống đâu cả. Thất vọng, Nguyệt trở về nhà. Nguyệt cười lạt nói:
- Rồi Tống sẽ hết tiền và sà chạy lại tìm ta, việc gì ta phải đi tìm cho mệt? Cái bộ của Tống mà làm gì ra tiền, lại quen tiêu xài phóng túng thì có nước là đi lừa gạt người ta mà thôi.
Duyên Tình Lạc Bến
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10