Phần 2
Tác giả: Bùi Tín
Hiện tại Việt nam vẫn phải đối mặt với di sản của thế kỷ 20- thế kỷ của chiến tranh tang tóc và tàn phá. Mây mù trong nhận thức xã hội cần giải tỏa. Độc lập chưa trọn vẹn, đất nước vẫn bị cầm tù bởi một học thuyết ngoại lai. Dân chủ - giá trị thời đại vẫn còn ở phía trước.
Ông nhận xét như thế nào về cộng đồng người Việt ở hải ngoại nói chung và những người quốc gia ớ hải ngoại nói riêng?
Cộng đồng người Việt chúng ta hiện nay ở hải ngoại rất đông đảo, có chừng hai triệu người và ở rải rác trên gần 60 quốc gia khác nhau. Hiếm có nước nào có một cộng đồng ở hải ngoại đông, mạnh, có tiềm lực đến thế. Tôi thường nói, đây là nỗi bất hạnh của dân tộc, khi có biết bao người con có tấm lòng đối với đất nước buộc phải bỏ đất nước ra đi. Nhưng đồng thời, điều bất hạnh ấy lại trở thành thế mạnh. Nhiều người ra đi đã lập nên cơ đồ, đời sống khá hơn nhiều khi còn ở trong nước. Cộng đồng người Việt ở hải ngoại có lớp con em trẻ, học hành rất xuất sắc, tiếp thu được kiến thức khoa học, kỹ thuật và văn hóa của thế giới hiện đại. Tất cả vốn liếng, vốn về kinh doanh, về kĩ thuật công nghiệp hiện đại, về tổ chức v.v... sắp tới trong điều kiện thuận lợi nếu đưa được về để đóng góp xây dựng đất nước thì rất đáng quý. Nỗi bất hạnh ấy có thể trở thành niềm hạnh phúc, lợi thế. Nhưng hiện nay, do chính quyền trong nước bảo thủ, độc đoán nên những lợi thế đó chưa phát huy được hết, bà con ta ở ngoài nước nhìn chung chưa có thể đưa tài năng về để xây dựng đất nước. Đây là một thiệt thòi rất lớn cho đất nước.
Nhưng tôi thấy người Việt sống ở hải ngoại cũng còn có những nhược điểm: chưa thực sự đồng tâm nhất trí, còn chia rẽ nhiều. Tình trạng chia rẽ nhau cũng là điều dễ hiểu, bởi vì mỗi người ra đi có hoàn cảnh khác nhau. Trong những người gọi là "quốc gia" ở hải ngoại, có những nhược điểm cần khắc phục. Đó là thái độ hận thù còn quá sâu. Hận thù ấy không những đối với hàng ngũ lãnh đạo bảo thủ ở trong nước, mà còn đổ xuống tất cả các đảng viên cộng sản với con mắt "vơ đũa cả nắm", cứ ai dính tới cộng sản, từng ở trong đảng cộng sản đều bị định kiến, không thể bắt tay, không thể tin cậy. Tâm lý hoài nghi như thế cũng dễ hiểu, vì những người tự nhận là "quốc gia" có mối thù rất sâu đối với sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Nhưng cũng nên thấy rằng, cần có cách nhìn có văn hóa và tỉnh táo, có nghĩa là, chỉ nên hận thù đường lối lãnh đạo sai lầm của một số người cộng sản bảo thủ; và cũng nên nhớ rằng đảng cộng sản không phải thuần nhất, không phải tất cả các đảng viên cộng sản đều nghĩ như những người lãnh đạo, mà chỉ có một số người lãnh đạo ở bên trên nghĩ thay, đặt ra đường lối, rồi buộc toàn đảng phải tuân theo. Cũng như đảng Cộng sản Liên xô trước kia có một thời kì có vẻ vững mạnh, nhưng đến khi bùng nổ dân chủ, nó tan rã rất nhanh, vì nó không cố kết được, không đồng tâm nhất trí. Do đó, chúng ta cần nhìn vào đảng Cộng sản Việt nam với con mắt tỉnh táo. Phân biệt được giữa những người bảo thủ trong cơ quan lãnh đáo với những người cộng sản khác mà chúng ta có thể bắt tay. Lại cần phân biệt những người đảng viên bình thường, họ chỉ có lòng yêu nước và trình độ chính trị trung bình, không có đường lối sâu sắc Ngay những người hiện nay đang làm việc ở trong bộ máy cầm quyền, chúng ta cũng nên có sự phân biệt; cũng có những người tham nhũng nặng nề, lạc hậu, bảo thủ, nhưng đồng thời cũng có những người trong sạch, có lý tường dân tộc, muốn có công bằng, bác ái. Cả những đảng viên về hưu tôi quen biết và đến nay vẫn còn liên hệ, có nhiều người tài sản chằng có gì, sống hết sức trong sạch, thực tâm muốn đất nước mình hòa hợp, để tiến nhanh, hòa nhập với thế giới.
Trong số những anh em "quốc gia" còn có người nhìn nhận với con mắt định kiến. Vì thế, họ có những chủ trương không thích hợp. Ví dụ, như họ có chủ trương không quan hệ giữa người trong nước với người ngoài nước, không tham gia xây dựng, giúp đỡ người ở trong nước. Có thời kì họ còn lập cả những ủy ban để ngăn cản bà con về thăm quê nhà v.v... Tôi nghĩ, đó là những cách nhìn cứng nhắc, tai hại. Cách nhìn tỉnh táo là cách nhìn đồng tình với nguyện vọng về thăm quê hương của bà con ở nước ngoài, gửi tiền về giúp gia đình họ ở trong nước. Đấy là một lợi thế để chứng minh rõ rằng chế độ hiện nay ở trong nước không có điều kiện nâng cao mức sống của nhân dân mà phải dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài. Vả lại, thông qua những chuyến du lịch về thăm quê hương, người Việt ở nước ngoài có thể mang theo những câu chuyện sinh động dân chủ, dân chủ có lợi như thế nào, về chống độc đoán, chống tham nhũng... Khi gặp những người của chính quyền trong nước, cũng nên ngay thẳng, đàng hoàng phê phán, phê bình những mặt trái, chủ trương sai lầm của họ một cách bình tĩnh, cởi mở, không cần chửi bới, thóa mạ. Cách tốt nhất là thuyết phục, "nói phải củ cải cũng nghe. Ngay cả đối với những nhóm nghệ sĩ trong nước sang Pháp hay Đức biểu diễn, hát những bài hát dân tộc, tại sao lại tẩy chay họ, gọi đó là "văn nô, văn hóa một chiều? Đáng lý ra phải tranh thủ họ bằng những tư tưởng dân chủ, hòa hợp và đoàn kết dân tộc thì lại đẩy họ đi, đem lại cho họ những ác cảm đối với người Việt hải ngoại. Mọi chủ trương cần cân nhắc, đừng để xảy ra những điều đáng tiếc.
Rất mừng là hiện nay trong cộng đồng chúng ta đã có những tiếng nói tỉnh táo, phù hợp với thực tế hơn. Việc giúp đỡ ở trong nước là một việc rất nên làm, như quỹ quyên góp đỡ đầu những học sinh học giỏi, đỡ đầu những mầm non văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giúp anh em thương binh ở cả hai bên, (nhất là ở phía Việt nam Cộng hòa không được nhà nước quan tâm giúp đỡ), trại trẻ em mồ côi duy trì, bảo tồn những di tích lịch sử, văn hóa ở các địa phương, mà ngân sách ở trong nước chưa có đủ. Việc làm này rất có lợi, cho dù có thể bị cắt xén, lấy mất chút ít vì tham nhũng, nhưng ai đã cho tiền thì phải được quyền kiểm soát xem những đồng tiền đó phát huy tác dụng đến đâu. Những liên lạc ấy rất có ích để đất nước đỡ khỏi điêu tàn, lại chứng minh rằng chính quyền hiện nay không quan tâm đầy đủ và bất lực, vừa cho thấy rằng tấm lòng của bà con Việt nam ở nước ngoài luôn hướng về quê hương. Như bác sĩ Phạm Minh Hiển ở Pháp đã vận động chở về nước mấy trăm chiếc xe lăn cho những anh em thương binh không có điều kiện mua sắm... Những việc làm đó đã nâng ảnh hưởng của cộng đồng của người Việt hải ngoại lên, trên cơ sở đó giúp đỡ bà con trong nước, nâng nhận thức về chính trị, về dân chủ lên.
Khi đã xác định rằng không nên và không thể dùng bạo lực để lật đổ chính quyền - đồng bào trong nước cũng không tán thành việc làm đó, ba mươi năm chiến tranh làm họ ngao ngán, không muốn có hỗn loạn nữa - thì phải dùng những mối quan hệ để tác động một cách hòa bình, chính biện pháp đấu tranh hòa bình mới làm các chế độ độc đoán sợ và khó lòng ngăn cản.
Sau khi ông đã từ bỏ hàng ngũ đảng cộng sản và ông có lập trường chống lại sự lãnh đạo độc đoán của giới lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay, liệu ông có chấp nhận lập trường của người quốc gia không? Ông có ý định gia nhập một tổ chức quốc gia nào không?
Tôi nghĩ, danh từ "cộng sản" và "quốc gia" đã bị xói mòn quá nhiều, gần như bị lạm dụng đến mức nó không còn ý nghĩa chuẩn xác của nó nữa. Việc chia thành "cộng sản" và "quốc gia" được hình thành trong lịch sử và ở một mức độ nào đó có phần giả tạo, không có ý nghĩa thực chất. Trong hàng ngũ những người cộng sản, có nhiều người vào đảng chỉ vì yêu nước và ý thức quốc gia, có tinh thần đấu tranh cho độc lập. Rất nhiều người trên danh nghĩa là "cộng sản", nhưng có ý thức quốc gia sâu sắc. Họ vào đảng, ra mặt trận, chịu đựng những hy sinh, hiểm nghèo và tận tụy phục vụ nhân dân. ý thức đó xuất phát từ tinh thần yêu nước và bao trùm tất cả tinh thần của họ vẫn là đấu tranh giành độc lập cho đất nước khỏi sự chiếm đóng của nước ngoài.
Tôi cho rằng, sự đối lập giữa cộng sản và quốc gia là một đối lập giả tạo, không thực chất. Như tôi đã nói, rất đông đảo người cộng sản, khi gia nhập đảng không phải là để xây dựng chủ nghĩa cộng sản, mà trước hết là để giành độc lập cho đất nước. Tuổi trẻ của chúng tôi ra trận chính vì một lý tường như thế. Nếu coi mọi người cộng sản đều không có tinh thần dân tộc là không thực tế, không phù hợp với sự thật, và đối lập những người cộng sản với những người đấu tranh cho độc lập của đất nước thì đối lập này lại càng không thực tế, càng không phù hợp với sự thật. Do đó, trong số những người cộng sản cũng nên chia ra làm nhiều loại. Có những người lãnh đạo ở trên cao, mang nặng ý thức "đấu tranh giai cấp" và "chuyên chính vô sản", và những đảng viên thường vào đảng chỉ để có công ăn, việc làm, hoặc để có một chức vụ nào đấy nhằm phát huy khả năng bản thân, vì không có một tổ chức chính trị nào khác được phép hoạt động trên đất nước Việt nam cả. Tôi nghĩ rằng, không nên đối lập những người cộng sản với những người quốc gia trên tinh thần ấy.
Ngược lại, tôi cũng nghĩ, đối với những anh em binh sĩ, sĩ quan, viên chức của chế độ ở miền Nam trước đây tự nhận là những người "quốc gia", chúng ta cũng cần có sự phân biệt. Bởi vì, trong số họ cũng có người yêu nước thật sự, có không ít người có tinh thần đấu tranh cho độc lập của đất nước. Trước đây chúng tôi nhận định về những người ấy không đúng, coi họ là "ngụy", là "tay sai của đế quốc là "cõng rắn cắn gà nhà" và "gây nên cuộc chiết tranh tàn khốc". Đánh giá như thế là sai, là chụp mũ.
Bây giờ tôi mong rằng giữa cộng sản và quốc gia cần có sự nhìn nhận mới. Trong cuộc đấu tranh hiện nay để xây dựng một chế độ dân chủ, cái thiết nhất của đất nước, tuy đã có độc lập, là chưa có dân chủ. Giành lại chế độ dân chủ, xây dựng xã hội công dân là việc quan trọng nhất hiện nay. Lúc này là lúc cần tập hợp tất cả mọi người, không phân biệt quá khứ đã từng ở trong đảng nào, trong quân đội nào, miễn là bây giờ có tinh thần bắt tay nhau xây dựng một chế độ dân chủ. Những người dấn thân cho thể chế dân chủ là những chiến sĩ dân chủ. Đối lập với những lực lượng dân chủ là thế lực độc đoán và bảo thủ. Thế lực đó hiện nay nằm trong cơ quan lãnh đạo của đảng cộng sản và chính quyền ở trong nước. Nhưng không thể nói tất cả những người đảng viên cộng sản, tất cả những người tham gia chính quyền ở trong nước đều là những người chống lại trào lưu dân chủ. Cần thấy rằng, cơ quan lãnh đạo rất bảo thủ, nhưng trong đảng không hiếm người có ý thức dân chủ và có thể tranh thủ được họ để chống lại chế độ độc đoán, giáo điều hiện nay, đưa đất nước hòa nhập với thế giới và tiến lên. Đã đến lúc nên có sự bắt tay giữa những người quốc gia có tinh thần dân chủ với những người trước đây hoặc hiện nay vẫn còn ở trong đảng cộng sản cũng có tinh thần dân chủ. Khi có biến chuyển, số chiến sĩ dân chủ ở trong nước - trong nhân dân, trong đảng cộng sản - có thể tăng lên gấp bội.
Thái độ của ông đối với những người chống cộng hiện nay như thế nào?
Nếu gọi "chống cộng" là chống chủ nghĩa cộng sản tùm lum, cả gói, không phân biệt, thì tôi không có lập trường ấy. Tôi vẫn quan niệm Mác là một nhà tư tưởng lớn. Nước Cộng hòa Liên bang Đức hiện nay vẫn có những đại lộ mang tên Các Mác, nhiều tượng Mác và cả bảo tàng về Mác. Nhân loại có đến hằng trăm nhà tư tưởng lớn, đẻ ra vô vàn học thuyết... Mỗi học thuyết là một viên gạch, hoặc một nấc thang trong quá trình nhận thức vô tận của loại người. Chủ nghĩa cộng sản bản thân nó trong lý thuyết chứa đựng nguyện vọng và xu hướng của nhân loại. Cái sai hình thành cơ bản từ những người vận dụng rất tùy tiện học thuyết ấy, được rút ra từ thí nghiệm ở Liên xô và một số nước khác chưa hội đủ những điều kiện làm tiền đề cho chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản hiện nay còn xa vời, là ước mong chủ quan, không thực tế. Có người từ bỏ chủ nghĩa cộng sản không phải vì căm thù nó, mà vì nhân loại chưa hội đủ điều kiện để đạt được mục tiêu của nó. Tôi là người theo chủ trương đa nguyên, nên tôi tôn trọng bất kỳ lý tưởng của ai, dù họ có xu hướng chính trị nào đi nữa; tôn trọng không đồng nghĩa với chấp thuận. Hiện nay tôi không theo con đường của chủ nghĩa cộng sản nữa vì nó là ảo tưởng, xa lạ với dân tộc chúng ta. Đồng thời, tôi cũng thông cảm với những người thù hận với chủ nghĩa cộng sản. Theo tôi cảm nhận: có thể họ thù hận chủ nghĩa cộng sản là do đảng cộng sản gây nên bao điều tệ hại, do những người lãnh đạo cộng sản mà họ đã phải từ miền Bắc chạy vào miền Nam và từ miền Nam chạy ra nước ngoài. Nếu vậy, lập trường chống cộng của họ cũng không phải là chống chủ nghĩa cộng sản, - vì chưa ở đâu có chủ nghĩa cộng sản cả -mà là chống những người lãnh đạo cộng sản.
Bà con người Việt ở hải ngoại căm thù cộng sản là cũng dễ hiểu và tôi thông cảm, tôn trọng thái độ của họ đối với những người lãnh đạo gia trưởng, bảo thủ và giáo điều có những chủ trương sai lầm kìm hãm đất nước, đẩy một bộ phận đông đảo người Việt vào tình thế bị đát và bất hạnh.
Riêng tôi, tôi cũng căm giận những người lãnh đạo cộng sản vì những tội lỗi họ gây ra cho xã hội, cho đồng bào ta. Nhân đây tôi xin kể một câu chuyện. Vào năm 1991, tôi ghé qua Canada, trong một cuộc gặp với một số anh chị em trẻ, trí thức và bà con Việt nam sống ở đó. Có người bảo tôi: "Bây giờ ông phải sám hối trước chúng tôi, nhận tất cả những tội ác của đảng cộng sản!". Tôi nói: "Ông đặt yêu cầu này không đúng chỗ, bời vì tôi không phải là người đề ra chủ trương chính sách. Do đó tôi không có gì phải sám hối. Và nếu tôi có tội phải sám hối thì tôi sẽ sám hối trước nhân dân, chứ không phải sám hối trước bất cứ một cá nhân ai. Tại sao tôi lại buộc phải sám hối trước những người mà tôi không hề đụng chạm, liên quan tới họ. Tôi lại càng không thể sám hối trước những người mà tôi cho là cũng tham nhũng, có những chủ trương sai lầm với nhân dân!" Cũng tại cuộc họp ấy, có một chị đến chỉ vào mặt tôi và trút tất cả hận thù vào tôi, vì chị ta có mẹ và một người con bị chết trên biển trong khi vượt biên ra nước ngoài. Tôi đề nghị tất cả mọi người bình tĩnh để nghe. Chị ta nói gần như tố khổ và sau khi xong câu chuyện, tôi có nói rằng tôi rất thông cảm với một người như chị đã mất con, mất mẹ. Nhưng cá nhân tôi không chịu trách nhiệm, không liên quan trực tiếp đến hậu quả bị thảm ấy. Chính những người lãnh đạo đất nước mù quáng gây nên không khí căm thù, phân biệt đối xử để dẫn đến làn sóng di tản của thuyền nhân. Tôi ngỏ ý: chị gặp tôi và có những lời không đúng với tôi nếu việc đó có thể làm nguôi chút nào nỗi khổ đau của chị, thì tôi cũng sẵn sàng nghe. Tôi cảm thấy nỗi đau của chị như chính nỗi đau của tôi chính nỗi đau của chị nhân lên hàng ngàn, hàng vạn lần của người khác đã thúc đẩy tôi tìm kiếm một giải pháp cho đất nước. Chị đã đến bắt tay tôi xin lỗi và nói: "Đến nay tôi mới hiểu rằng, chính cái điều ông đang đấu tranh là để có một xã hội lành mạnh, công bằng, bớt đau khổ cho người dân"
Ông có ý kiến như thế nào đối với cộng đồng người Việt ở hải ngoại?
Tôi đã nhiều lần nói rõ rằng: cộng đồng người Việt ở nước ngoài là một tập thể đông đảo (gần hai triệu người), có nhiều thành đạt. Có những thành đạt ở hàng đầu của cộng đồng người nước ngoài trên thế giới, không kém gì người Nhật, người Hoa và cũng không kém gì người Do Thái,... Những thành tựu đó là về: làm việc, kinh doanh, buôn bán, học hành, tiếp thu khoa học kĩ thuật. Nhất là các em trẻ tuổi, nam cũng như nữ, hòa nhập rất nhanh, có trình độ học vấn khá cao và thành đạt khá nổi tiếng trong trường đại học ở tất cả các nước, đó là vốn quý của dân tộc. Tôi thường nói: dễ gì mà cử được số người đông đảo như thế, gần như ở khu vực nào cũng có để hòa nhập, học tập lối sống, văn hóa, văn minh, kinh nghiệm của các dân tộc khác. Tôi ví họ như một đàn ong cần mẫn hút nhụy hoa làm mật, chất tinh túy ấy chính là vốn kiến thức, vốn tiền nong, kinh doanh, khoa học kĩ thuật và công nghệ. Hiếm có dân tộc nào đã biến bất hạnh của hoàn cảnh trở thành điều may mắn, hạnh phúc.
Bất hạnh bà con ta phải trả là phải bỏ nước ra đi, từ đó tạo nên những cái đáng mừng. Cái còn tồn tại trong cộng đồng người Việt hải ngoại, theo tôi, là chưa đoàn kết; có quá nhiều tổ chức, lại kình chống nhau. Người Việt hải ngoại thiếu những tổ chức thống nhất, lành mạnh, có thể tập hợp đông đảo người Việt có cùng một chí hướng, có sinh hoạt dân chủ. Tôi có cảm giác ở nơi này, nơi kia những tổ chức của người Việt hải ngoại còn mang nặng tính hình thức. Những hội đoàn, ái hữu chú trọng nhiều đến cờ quạt, úy lạo, diễn văn, chụp ảnh chủ tịch đoàn v.v... một cách phô trương, mà ít có những hoạt động thực chất. Thảo luận dân chủ chưa rộng rãi, vẫn còn không khí gia trưởng, áp đặt Có những người chủ trương "cấm vận" với trong nước, không được có quan hệ làm ăn buôn bán, đi lại, thăm hỏi, du lịch, vì cho rằng như vậy mới có thể làm cho chế độ cộng sản ở trong nước mau sụp đổ (!?) Chủ trương như thế không được thảo luận đầy đủ, và những ai có dự định trái với xu hướng "cấm vận" ấy phải tránh đi, không dám cưỡng lại không muốn phát biểu công khai. Nhưng điều mỉa mai là chính những người đề ra chủ trương như vậy rốt cuộc, cũng lao vào làm ăn buôn bán ở trong nước, về thăm quê, gửi tiền về cho người nhà ở trong nước v.v... Như thế là không lành mạnh, nói một đàng, làm một nẻo, khống chế người khác và không tôn trọng lẫn nhau. Tôi nghĩ, trong cộng đồng làm sao xây dựng được một tinh thần dân chủ, thẳng thắn tranh luận, đối thoại, cởi mở, mỗi người đều có chính kiến riêng, đều có thể phát biểu công khai, không e ngại lo sợ bị đe dọa, khủng bố. Đối với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, có người có thái độ khiêu khích, gây sự, đe dọa hành hung ông, hoặc o bế, gò ép ông, cho gặp người này, ngăn cản gặp người khác... Đấy là thái độ thiếu lành mạnh, thiếu văn hóa ở ngay trên đất nước dân chủ.
Sự chia rẽ của tổ chức Văn bút ở hải ngoại là đáng tiếc, làm giảm uy tín của cộng đồng người Việt. Việc phê phán một ông tướng từng là Chủ tịch ủy ban Hành pháp ở Miền Nam có ý hòa hợp và hòa giải giữa người Việt với nhau, hoặc việc lên án một bà ủy viên hội đồng địa phương ở úc đề xuất ý kiến kết nghĩa với một quận ở thành phố Hồ Chí Minh... mang tính chất thóa mạ, chụp mũ, không khác mấy với kiểu chỉnh huấn, kiểm thảo, tố khổ của đảng Cộng sản? Hai vị ấy bị lên án là tay sai Hà Nội, đi đêm với kẻ thù, đâm dao sau lưng chiến sĩ và bà con ta; hay bị cộng sản mua mất linh hồn, tiếp tay cho ma quỷ, phản bội cộng đồng, sẽ bị hỏi tội và trừng phạt...
Trước đây, có một vài tờ báo và cá nhân phát biểu rằng, ông đã từ bỏ hàng ngũ cộng sản để về với quốc gia, rời bỏ chủ nghĩa đen tối của cộng sản để đến với "chính nghĩa quốc gia", rằng ông đã bị chiêu hồi, đã bỏ cờ đỏ sao vàng để theo cờ vàng ba sọc đỏ. Nhân dịp này xin ông cho biết ý kiên của ông về những điều đó?
Nhiều lần tôi đã nói, có những người nhận định không đúng về tôi, ví dụ như cho tôi là bị chiêu hồi, bỏ hàng ngũ cộng sản để về với "chính nghĩa quốc gia" như ông đã hỏi. Nhân đây, tôi cần nói rõ thế này. Hiện nay tôi không còn là người cộng sản nữa. Người ta đã khai trừ tôi khỏi đảng cộng sản. Tôi yên lòng và còn tự hào đứng ngoài đảng cộng sản. Nhưng không phải vì vậy mà tôi bôi đen hoặc nói xấu đảng cộng sản. Trước hết, đối với đảng cộng sản, tôi luôn cho là không ít người vào đảng cộng sản do động cơ yêu nước. Và hiện nay tôi vẫn cho là trong đảng cộng sản có hơn hai triệu đảng viên nhưng phần lớn họ vào đảng không phải vì lý tưởng cộng sản, học thuyết cộng sản, mà chính tình thế bắt buộc do không có đảng nào khác ở trong nước để họ lựa chọn. Trừ một số trường hợp riêng biệt, ai muốn làm việc, tiến thân đều phải vào đảng cộng sản. Trong số hơn hai triệu đảng viên cộng sản hiện nay, không hiếm người có tinh thần dân tộc sâu sắc nghe theo lẽ phải. Nhưng vì chưa có điều kiện, thời cơ hoặc còn e ngại vì ách độc đoán, nên họ chưa biểu hiện thái độ của mình. Đã và đang có nhiều người thảo luận ngầm với nhau về hướng dân chủ hóa cho đất nước trong tương lai.
Còn việc có người cho rằng tôi đã "trở về với chính nghĩa quốc gia", tôi nghĩ, không phải tất cả những người Việt ở hải ngoại đều là "quốc gia". Bởi vì "quốc gia" không có nghĩa là cứ người bỏ miền Nam ra đi đều có tinh thần "quốc gia". Trong cộng đồng đó có đến ba, bốn trăm tổ chức khác nhau, có những tổ chức chống đối nhau quyết liệt. Tôi không gia nhập tổ chức nào và cũng không để ai lôi kéo mình. Cho nên, không thể nói tôi trở về với "chính nghĩa quốc gia" và "bị chiêu hồi" được. Những người yêu nước thật sự là người theo chủ nghĩa yêu nước chân chính, dù họ có là cộng sản, hay quốc gia và đều là những con người chân chính. Còn những người mang danh "quốc gia", nhưng không dấn thân cho sự nghiệp độc lập, tự do, phát triển của quốc gia, thì chắc gì đã là người quốc gia chân chính? Tôi đã gặp một số vị trong chế độ Sài Gòn cũ, có vị là trung tướng nói với tôi rằng: "Nếu chúng tôi chiến thắng, tức miền Nam thắng miền Bắc, không chắc chính sách của chúng tôi đối với các ông đã hơn gì so với chính sách của các ông đối với chúng tôi. Có khi chúng tôi lại có những trại giam tàn bạo hơn". Ngay một số trí thức từng ở trong chính quyền miền Nam cũng tỏ ra phủ nhận bộ máy lãnh đạo của chế độ Việt nam Cộng hòa trước đây và phủ nhận cả lá cờ vàng ba sọc đỏ. Nhiều người trước kia đã là viên chức cao cấp trong chính quyền miền Nam đã nói với tôi: "Chúng tôi muốn quên lá cờ vàng ba sọc đỏ đi vì nó tiêu biểu cho một chế độ quan liêu, quân phiệt, tham nhũng và thối nát, chúng tôi không muốn thừa nhận lá cờ ấy. Chế độ đó đã thất trận, thất trận do thối nát, thiếu sáng suốt, phải bô nước chạy ra nước ngoài". ở trong nước, đồng bào ta, kể cả những người từng sống trong chế độ Sài Gòn cũ, cũng không nuối tiếc và hy vọng gì về những người "quốc gia" ở nước ngoài, vì họ không tác động có hiệu quả đối với đất nước, trong khi phần đông họ chỉ cổ vũ hận thù và một thời gian còn có không ít người chủ trương dùng bạo lực. Tôi thấy còn hai nhược điểm lớn tồn tại trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Thứ nhất là hiện tượng kích động hận thù, duy trì và phát triển sự phục thù sâu sắc, nặng nề. Thứ hai là chủ trương bạo lực lật đổ chế độ cộng sản, giành chính quyền, xu hướng này đã giảm rõ, nhưng chưa bị triệt tiêu. Tôi tự cho mình không có "sứ mệnh" thay đổi trận tuyến để đi theo kiểu ấy. Bởi vì hơn 40 năm là đảng viên cộng sản và 37 năm trong Quân đội Nhân dân Việt nam, suốt quãng thời gian ấy tôi không làm điều gì xấu xa, không có điều gì phái hổ thẹn cả. Hồi ấy, tôi đã chiến đấu với tấm lòng trong sáng, tin tường ở chính nghĩa để giành lại độc lập cho dân tộc. Đến khi ra ngoài này, tôi trình bày kiến nghị của tôi về xây dựng và phát triển đất nước. Những người lãnh đạo đảng cộng sản khai trừ tôi.
Tôi thanh thản giã từ đảng cộng sản. Trước sau tôi vẫn giữ tấm lòng yêu nước, nguyện đấu tranh cho độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, ngoài ra không có cái gì khác. Cho đến nay tôi vẫn gắn bó với đồng bào ở trong nước, gắn bó với lực lượng còn ở trong đảng cộng sản mà tôi có khả năng thức tỉnh họ theo xu thế thời đại, lôi cuốn họ vào cuộc đấu tranh cho dân chủ. Đó sẽ là lực lượng quyết định ở trong nước để xây dựng một nền dân chủ thực sự cho đất nước. Tôi không đặt cho mình phải cắt đứt mọi liên lạc với những người cộng sản, mà đặt cho mình nhiệm vụ phê phán những người lãnh đạo bảo thủ, tham nhũng, thối nát trong đảng cộng sản. Những người lãnh đạo bảo thủ, giáo điều, vì quyền lợi cá nhân mà duy trì ghế lãnh đạo, duy trì đặc quyền, đặc lợi hòng vơ vét của cải của nhân dân và của đất nước. Đây là những đối tượng chúng ta phải đấu tranh gạt bỏ khỏi chính quyền hiện nay. Còn những người trí thức, những anh em trẻ tuổi có trình độ học vấn cao, có đạo đức tư cách tốt hoặc những người ngoài đảng cộng sản như ông Phan Đình Diệu, ông Hà Sĩ Phu... và một bộ phận khá lớn tuy còn ở trong đảng, nhưng vẫn giữ tấm lòng đối với đất nước, giữ được tư cách đạo đức trong sáng... tôi nghĩ đó là tiềm năng của cách mạng dân chủ, là lực lượng mà tôi cần liên hệ, bắt tay đoàn kết, tin cậy để đưa đất nước vào con đường dân chủ. Về lá cờ, đã có người ra điều kiện cho tôi là: "Ông bỏ đảng thì ông phải dẫm chân lên lá cờ đỏ sao vàng, bước qua lá cờ đó!" Tôi trả lời: "Không ai có quyền yêu cầu người người khác làm điều đó và tôi cũng không bao giờ làm như vậy. Lá cờ đô sao vàng tôi đã tôn trọng, đã chiến đấu dưới lá cờ ấy với lòng yêu nước của tôi, nó từng là biểu tượng trong cuộc đấu tranh giành độc lập trong trái tim tôi!" Nhưng quả thật, lá cờ đó không còn hoàn toàn đáng ngưỡng mộ đối với tôi như trước nữa. Lá cờ đó đã bị tập đoàn lãnh đạo bảo thủ làm cho hoen ố bởi những sai lầm tội lỗi trong Cải cách ruộng đất. Dưới lá cờ ấy, những tòa án mệnh danh là "tòa án nhân dân" đã xét xử và bắn chết hàng vạn đồng bào nông dân vô tội, trong đó có cả những người quen biết, họ hàng của gia đình tôi và gia đình vợ tôi. Lá cờ đó đã bị hoen ố trong vụ "Nhân văn - Giai phẩm" như đối với các ông Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần... và trong vụ "Xét lại, chống đảng". Gần đây lá cờ ấy càng bị hoen ố thêm trong vụ xử tù ông Hoàng Minh Chính, ông Lê Hồng Hà cũng như các ông Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Đan Quế, các nhà lãnh đạo tôn giáo trước đó, v.v...
Lá cờ đỏ sao vàng đã bị lạm dụng, bị bôi nhọ khi chính quyền trong nước tăng cường độc đoán, gây nên bất công, đau khổ cho những người yêu nước vô tội. Chính lá cờ ấy đã cắm trên những nhà tù giam cầm hàng trăm chiến sĩ dân chủ yêu nước như trước đây đã từng giam hàng chục vạn sĩ quan, công chức của chính quyền Sài Gòn cũ.
Về lá cờ vàng ba sọc đỏ, nó được dựng lên dưới thời thực dân Pháp. Dưới lá cờ ấy biết bao nhiêu người chết oan uổng, mẹ tôi đã bị quân đội viễn chinh Pháp bắn chết. Hàng chục vạn người bị chết trong những cuộc càn quét của quân Pháp và lực lượng do Pháp xây dựng. Rồi sau này là những đợt "tố Cộng", "diệt Cộng", thực chất là giết những người yêu nước ở miền Nam. Theo số liệu của Lầu Năm Góc (Hoa Kỳ), hơn 20 ngàn người bị tử hình, ám sát trong thời kì "tố Cộng thực hiện kế hoạch "Phượng Hoàng". Phía bộ đội miền Bắc và "giải phóng" cũng có 28 ngàn chiến sĩ bị bắt ngoài mặt trận, bị giam trong các nhà tù mà lá cờ đó đại diện. Lá cờ ba sọc đỏ chưa hề chinh phục được tôi.
Tất nhiên mỗi người có quyền tín nhiệm, yêu thích, tôn trọng lá cờ mà mình tự lựa chọn và tôn trọng sự lựa chọn của người khác. Nhưng cũng không nên áp đặt buộc mọi người theo một lá cờ nhất định. Cũng không nên vì chuyện lá cờ mà những người cùng chung chí hướng, cùng nguyện vọng không thể đối thoại với nhau, không thể đứng cạnh nhau để cùng nhau làm một công việc ích nước, lợi nhà như hiện nay.
Công bằng mà nói, đối với tôi, lá cờ vàng ba sọc đỏ đã có một lúc nào đó kiêu hùng phất phới khi một số anh em hải quân Việt nam cộng hòa chống trả quân bành trướng Bắc Kinh trên vùng đảo Hoàng Sa cuối năm 1974, để giữ một vùng lãnh thổ và hải phận của Tổ quốc, trong khi thủ tướng Phạm Văn Đồng tuyên bố cam chịu sự bành trướng nước lớn của Trung Quốc ở vùng đảo này!
Hiện tại Việt nam vẫn phải đối mặt với di sản của thế kỷ 20- thế kỷ của chiến tranh tang tóc và tàn phá. Mây mù trong nhận thức xã hội cần giải tỏa. Độc lập chưa trọn vẹn, đất nước vẫn bị cầm tù bởi một học thuyết ngoại lai. Dân chủ - giá trị thời đại vẫn còn ở phía trước.
Ông nhận xét như thế nào về cộng đồng người Việt ở hải ngoại nói chung và những người quốc gia ớ hải ngoại nói riêng?
Cộng đồng người Việt chúng ta hiện nay ở hải ngoại rất đông đảo, có chừng hai triệu người và ở rải rác trên gần 60 quốc gia khác nhau. Hiếm có nước nào có một cộng đồng ở hải ngoại đông, mạnh, có tiềm lực đến thế. Tôi thường nói, đây là nỗi bất hạnh của dân tộc, khi có biết bao người con có tấm lòng đối với đất nước buộc phải bỏ đất nước ra đi. Nhưng đồng thời, điều bất hạnh ấy lại trở thành thế mạnh. Nhiều người ra đi đã lập nên cơ đồ, đời sống khá hơn nhiều khi còn ở trong nước. Cộng đồng người Việt ở hải ngoại có lớp con em trẻ, học hành rất xuất sắc, tiếp thu được kiến thức khoa học, kỹ thuật và văn hóa của thế giới hiện đại. Tất cả vốn liếng, vốn về kinh doanh, về kĩ thuật công nghiệp hiện đại, về tổ chức v.v... sắp tới trong điều kiện thuận lợi nếu đưa được về để đóng góp xây dựng đất nước thì rất đáng quý. Nỗi bất hạnh ấy có thể trở thành niềm hạnh phúc, lợi thế. Nhưng hiện nay, do chính quyền trong nước bảo thủ, độc đoán nên những lợi thế đó chưa phát huy được hết, bà con ta ở ngoài nước nhìn chung chưa có thể đưa tài năng về để xây dựng đất nước. Đây là một thiệt thòi rất lớn cho đất nước.
Nhưng tôi thấy người Việt sống ở hải ngoại cũng còn có những nhược điểm: chưa thực sự đồng tâm nhất trí, còn chia rẽ nhiều. Tình trạng chia rẽ nhau cũng là điều dễ hiểu, bởi vì mỗi người ra đi có hoàn cảnh khác nhau. Trong những người gọi là "quốc gia" ở hải ngoại, có những nhược điểm cần khắc phục. Đó là thái độ hận thù còn quá sâu. Hận thù ấy không những đối với hàng ngũ lãnh đạo bảo thủ ở trong nước, mà còn đổ xuống tất cả các đảng viên cộng sản với con mắt "vơ đũa cả nắm", cứ ai dính tới cộng sản, từng ở trong đảng cộng sản đều bị định kiến, không thể bắt tay, không thể tin cậy. Tâm lý hoài nghi như thế cũng dễ hiểu, vì những người tự nhận là "quốc gia" có mối thù rất sâu đối với sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Nhưng cũng nên thấy rằng, cần có cách nhìn có văn hóa và tỉnh táo, có nghĩa là, chỉ nên hận thù đường lối lãnh đạo sai lầm của một số người cộng sản bảo thủ; và cũng nên nhớ rằng đảng cộng sản không phải thuần nhất, không phải tất cả các đảng viên cộng sản đều nghĩ như những người lãnh đạo, mà chỉ có một số người lãnh đạo ở bên trên nghĩ thay, đặt ra đường lối, rồi buộc toàn đảng phải tuân theo. Cũng như đảng Cộng sản Liên xô trước kia có một thời kì có vẻ vững mạnh, nhưng đến khi bùng nổ dân chủ, nó tan rã rất nhanh, vì nó không cố kết được, không đồng tâm nhất trí. Do đó, chúng ta cần nhìn vào đảng Cộng sản Việt nam với con mắt tỉnh táo. Phân biệt được giữa những người bảo thủ trong cơ quan lãnh đáo với những người cộng sản khác mà chúng ta có thể bắt tay. Lại cần phân biệt những người đảng viên bình thường, họ chỉ có lòng yêu nước và trình độ chính trị trung bình, không có đường lối sâu sắc Ngay những người hiện nay đang làm việc ở trong bộ máy cầm quyền, chúng ta cũng nên có sự phân biệt; cũng có những người tham nhũng nặng nề, lạc hậu, bảo thủ, nhưng đồng thời cũng có những người trong sạch, có lý tường dân tộc, muốn có công bằng, bác ái. Cả những đảng viên về hưu tôi quen biết và đến nay vẫn còn liên hệ, có nhiều người tài sản chằng có gì, sống hết sức trong sạch, thực tâm muốn đất nước mình hòa hợp, để tiến nhanh, hòa nhập với thế giới.
Trong số những anh em "quốc gia" còn có người nhìn nhận với con mắt định kiến. Vì thế, họ có những chủ trương không thích hợp. Ví dụ, như họ có chủ trương không quan hệ giữa người trong nước với người ngoài nước, không tham gia xây dựng, giúp đỡ người ở trong nước. Có thời kì họ còn lập cả những ủy ban để ngăn cản bà con về thăm quê nhà v.v... Tôi nghĩ, đó là những cách nhìn cứng nhắc, tai hại. Cách nhìn tỉnh táo là cách nhìn đồng tình với nguyện vọng về thăm quê hương của bà con ở nước ngoài, gửi tiền về giúp gia đình họ ở trong nước. Đấy là một lợi thế để chứng minh rõ rằng chế độ hiện nay ở trong nước không có điều kiện nâng cao mức sống của nhân dân mà phải dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài. Vả lại, thông qua những chuyến du lịch về thăm quê hương, người Việt ở nước ngoài có thể mang theo những câu chuyện sinh động dân chủ, dân chủ có lợi như thế nào, về chống độc đoán, chống tham nhũng... Khi gặp những người của chính quyền trong nước, cũng nên ngay thẳng, đàng hoàng phê phán, phê bình những mặt trái, chủ trương sai lầm của họ một cách bình tĩnh, cởi mở, không cần chửi bới, thóa mạ. Cách tốt nhất là thuyết phục, "nói phải củ cải cũng nghe. Ngay cả đối với những nhóm nghệ sĩ trong nước sang Pháp hay Đức biểu diễn, hát những bài hát dân tộc, tại sao lại tẩy chay họ, gọi đó là "văn nô, văn hóa một chiều? Đáng lý ra phải tranh thủ họ bằng những tư tưởng dân chủ, hòa hợp và đoàn kết dân tộc thì lại đẩy họ đi, đem lại cho họ những ác cảm đối với người Việt hải ngoại. Mọi chủ trương cần cân nhắc, đừng để xảy ra những điều đáng tiếc.
Rất mừng là hiện nay trong cộng đồng chúng ta đã có những tiếng nói tỉnh táo, phù hợp với thực tế hơn. Việc giúp đỡ ở trong nước là một việc rất nên làm, như quỹ quyên góp đỡ đầu những học sinh học giỏi, đỡ đầu những mầm non văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giúp anh em thương binh ở cả hai bên, (nhất là ở phía Việt nam Cộng hòa không được nhà nước quan tâm giúp đỡ), trại trẻ em mồ côi duy trì, bảo tồn những di tích lịch sử, văn hóa ở các địa phương, mà ngân sách ở trong nước chưa có đủ. Việc làm này rất có lợi, cho dù có thể bị cắt xén, lấy mất chút ít vì tham nhũng, nhưng ai đã cho tiền thì phải được quyền kiểm soát xem những đồng tiền đó phát huy tác dụng đến đâu. Những liên lạc ấy rất có ích để đất nước đỡ khỏi điêu tàn, lại chứng minh rằng chính quyền hiện nay không quan tâm đầy đủ và bất lực, vừa cho thấy rằng tấm lòng của bà con Việt nam ở nước ngoài luôn hướng về quê hương. Như bác sĩ Phạm Minh Hiển ở Pháp đã vận động chở về nước mấy trăm chiếc xe lăn cho những anh em thương binh không có điều kiện mua sắm... Những việc làm đó đã nâng ảnh hưởng của cộng đồng của người Việt hải ngoại lên, trên cơ sở đó giúp đỡ bà con trong nước, nâng nhận thức về chính trị, về dân chủ lên.
Khi đã xác định rằng không nên và không thể dùng bạo lực để lật đổ chính quyền - đồng bào trong nước cũng không tán thành việc làm đó, ba mươi năm chiến tranh làm họ ngao ngán, không muốn có hỗn loạn nữa - thì phải dùng những mối quan hệ để tác động một cách hòa bình, chính biện pháp đấu tranh hòa bình mới làm các chế độ độc đoán sợ và khó lòng ngăn cản.
Sau khi ông đã từ bỏ hàng ngũ đảng cộng sản và ông có lập trường chống lại sự lãnh đạo độc đoán của giới lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay, liệu ông có chấp nhận lập trường của người quốc gia không? Ông có ý định gia nhập một tổ chức quốc gia nào không?
Tôi nghĩ, danh từ "cộng sản" và "quốc gia" đã bị xói mòn quá nhiều, gần như bị lạm dụng đến mức nó không còn ý nghĩa chuẩn xác của nó nữa. Việc chia thành "cộng sản" và "quốc gia" được hình thành trong lịch sử và ở một mức độ nào đó có phần giả tạo, không có ý nghĩa thực chất. Trong hàng ngũ những người cộng sản, có nhiều người vào đảng chỉ vì yêu nước và ý thức quốc gia, có tinh thần đấu tranh cho độc lập. Rất nhiều người trên danh nghĩa là "cộng sản", nhưng có ý thức quốc gia sâu sắc. Họ vào đảng, ra mặt trận, chịu đựng những hy sinh, hiểm nghèo và tận tụy phục vụ nhân dân. ý thức đó xuất phát từ tinh thần yêu nước và bao trùm tất cả tinh thần của họ vẫn là đấu tranh giành độc lập cho đất nước khỏi sự chiếm đóng của nước ngoài.
Tôi cho rằng, sự đối lập giữa cộng sản và quốc gia là một đối lập giả tạo, không thực chất. Như tôi đã nói, rất đông đảo người cộng sản, khi gia nhập đảng không phải là để xây dựng chủ nghĩa cộng sản, mà trước hết là để giành độc lập cho đất nước. Tuổi trẻ của chúng tôi ra trận chính vì một lý tường như thế. Nếu coi mọi người cộng sản đều không có tinh thần dân tộc là không thực tế, không phù hợp với sự thật, và đối lập những người cộng sản với những người đấu tranh cho độc lập của đất nước thì đối lập này lại càng không thực tế, càng không phù hợp với sự thật. Do đó, trong số những người cộng sản cũng nên chia ra làm nhiều loại. Có những người lãnh đạo ở trên cao, mang nặng ý thức "đấu tranh giai cấp" và "chuyên chính vô sản", và những đảng viên thường vào đảng chỉ để có công ăn, việc làm, hoặc để có một chức vụ nào đấy nhằm phát huy khả năng bản thân, vì không có một tổ chức chính trị nào khác được phép hoạt động trên đất nước Việt nam cả. Tôi nghĩ rằng, không nên đối lập những người cộng sản với những người quốc gia trên tinh thần ấy.
Ngược lại, tôi cũng nghĩ, đối với những anh em binh sĩ, sĩ quan, viên chức của chế độ ở miền Nam trước đây tự nhận là những người "quốc gia", chúng ta cũng cần có sự phân biệt. Bởi vì, trong số họ cũng có người yêu nước thật sự, có không ít người có tinh thần đấu tranh cho độc lập của đất nước. Trước đây chúng tôi nhận định về những người ấy không đúng, coi họ là "ngụy", là "tay sai của đế quốc là "cõng rắn cắn gà nhà" và "gây nên cuộc chiết tranh tàn khốc". Đánh giá như thế là sai, là chụp mũ.
Bây giờ tôi mong rằng giữa cộng sản và quốc gia cần có sự nhìn nhận mới. Trong cuộc đấu tranh hiện nay để xây dựng một chế độ dân chủ, cái thiết nhất của đất nước, tuy đã có độc lập, là chưa có dân chủ. Giành lại chế độ dân chủ, xây dựng xã hội công dân là việc quan trọng nhất hiện nay. Lúc này là lúc cần tập hợp tất cả mọi người, không phân biệt quá khứ đã từng ở trong đảng nào, trong quân đội nào, miễn là bây giờ có tinh thần bắt tay nhau xây dựng một chế độ dân chủ. Những người dấn thân cho thể chế dân chủ là những chiến sĩ dân chủ. Đối lập với những lực lượng dân chủ là thế lực độc đoán và bảo thủ. Thế lực đó hiện nay nằm trong cơ quan lãnh đạo của đảng cộng sản và chính quyền ở trong nước. Nhưng không thể nói tất cả những người đảng viên cộng sản, tất cả những người tham gia chính quyền ở trong nước đều là những người chống lại trào lưu dân chủ. Cần thấy rằng, cơ quan lãnh đạo rất bảo thủ, nhưng trong đảng không hiếm người có ý thức dân chủ và có thể tranh thủ được họ để chống lại chế độ độc đoán, giáo điều hiện nay, đưa đất nước hòa nhập với thế giới và tiến lên. Đã đến lúc nên có sự bắt tay giữa những người quốc gia có tinh thần dân chủ với những người trước đây hoặc hiện nay vẫn còn ở trong đảng cộng sản cũng có tinh thần dân chủ. Khi có biến chuyển, số chiến sĩ dân chủ ở trong nước - trong nhân dân, trong đảng cộng sản - có thể tăng lên gấp bội.
Thái độ của ông đối với những người chống cộng hiện nay như thế nào?
Nếu gọi "chống cộng" là chống chủ nghĩa cộng sản tùm lum, cả gói, không phân biệt, thì tôi không có lập trường ấy. Tôi vẫn quan niệm Mác là một nhà tư tưởng lớn. Nước Cộng hòa Liên bang Đức hiện nay vẫn có những đại lộ mang tên Các Mác, nhiều tượng Mác và cả bảo tàng về Mác. Nhân loại có đến hằng trăm nhà tư tưởng lớn, đẻ ra vô vàn học thuyết... Mỗi học thuyết là một viên gạch, hoặc một nấc thang trong quá trình nhận thức vô tận của loại người. Chủ nghĩa cộng sản bản thân nó trong lý thuyết chứa đựng nguyện vọng và xu hướng của nhân loại. Cái sai hình thành cơ bản từ những người vận dụng rất tùy tiện học thuyết ấy, được rút ra từ thí nghiệm ở Liên xô và một số nước khác chưa hội đủ những điều kiện làm tiền đề cho chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản hiện nay còn xa vời, là ước mong chủ quan, không thực tế. Có người từ bỏ chủ nghĩa cộng sản không phải vì căm thù nó, mà vì nhân loại chưa hội đủ điều kiện để đạt được mục tiêu của nó. Tôi là người theo chủ trương đa nguyên, nên tôi tôn trọng bất kỳ lý tưởng của ai, dù họ có xu hướng chính trị nào đi nữa; tôn trọng không đồng nghĩa với chấp thuận. Hiện nay tôi không theo con đường của chủ nghĩa cộng sản nữa vì nó là ảo tưởng, xa lạ với dân tộc chúng ta. Đồng thời, tôi cũng thông cảm với những người thù hận với chủ nghĩa cộng sản. Theo tôi cảm nhận: có thể họ thù hận chủ nghĩa cộng sản là do đảng cộng sản gây nên bao điều tệ hại, do những người lãnh đạo cộng sản mà họ đã phải từ miền Bắc chạy vào miền Nam và từ miền Nam chạy ra nước ngoài. Nếu vậy, lập trường chống cộng của họ cũng không phải là chống chủ nghĩa cộng sản, - vì chưa ở đâu có chủ nghĩa cộng sản cả -mà là chống những người lãnh đạo cộng sản.
Bà con người Việt ở hải ngoại căm thù cộng sản là cũng dễ hiểu và tôi thông cảm, tôn trọng thái độ của họ đối với những người lãnh đạo gia trưởng, bảo thủ và giáo điều có những chủ trương sai lầm kìm hãm đất nước, đẩy một bộ phận đông đảo người Việt vào tình thế bị đát và bất hạnh.
Riêng tôi, tôi cũng căm giận những người lãnh đạo cộng sản vì những tội lỗi họ gây ra cho xã hội, cho đồng bào ta. Nhân đây tôi xin kể một câu chuyện. Vào năm 1991, tôi ghé qua Canada, trong một cuộc gặp với một số anh chị em trẻ, trí thức và bà con Việt nam sống ở đó. Có người bảo tôi: "Bây giờ ông phải sám hối trước chúng tôi, nhận tất cả những tội ác của đảng cộng sản!". Tôi nói: "Ông đặt yêu cầu này không đúng chỗ, bời vì tôi không phải là người đề ra chủ trương chính sách. Do đó tôi không có gì phải sám hối. Và nếu tôi có tội phải sám hối thì tôi sẽ sám hối trước nhân dân, chứ không phải sám hối trước bất cứ một cá nhân ai. Tại sao tôi lại buộc phải sám hối trước những người mà tôi không hề đụng chạm, liên quan tới họ. Tôi lại càng không thể sám hối trước những người mà tôi cho là cũng tham nhũng, có những chủ trương sai lầm với nhân dân!" Cũng tại cuộc họp ấy, có một chị đến chỉ vào mặt tôi và trút tất cả hận thù vào tôi, vì chị ta có mẹ và một người con bị chết trên biển trong khi vượt biên ra nước ngoài. Tôi đề nghị tất cả mọi người bình tĩnh để nghe. Chị ta nói gần như tố khổ và sau khi xong câu chuyện, tôi có nói rằng tôi rất thông cảm với một người như chị đã mất con, mất mẹ. Nhưng cá nhân tôi không chịu trách nhiệm, không liên quan trực tiếp đến hậu quả bị thảm ấy. Chính những người lãnh đạo đất nước mù quáng gây nên không khí căm thù, phân biệt đối xử để dẫn đến làn sóng di tản của thuyền nhân. Tôi ngỏ ý: chị gặp tôi và có những lời không đúng với tôi nếu việc đó có thể làm nguôi chút nào nỗi khổ đau của chị, thì tôi cũng sẵn sàng nghe. Tôi cảm thấy nỗi đau của chị như chính nỗi đau của tôi chính nỗi đau của chị nhân lên hàng ngàn, hàng vạn lần của người khác đã thúc đẩy tôi tìm kiếm một giải pháp cho đất nước. Chị đã đến bắt tay tôi xin lỗi và nói: "Đến nay tôi mới hiểu rằng, chính cái điều ông đang đấu tranh là để có một xã hội lành mạnh, công bằng, bớt đau khổ cho người dân"
Ông có ý kiến như thế nào đối với cộng đồng người Việt ở hải ngoại?
Tôi đã nhiều lần nói rõ rằng: cộng đồng người Việt ở nước ngoài là một tập thể đông đảo (gần hai triệu người), có nhiều thành đạt. Có những thành đạt ở hàng đầu của cộng đồng người nước ngoài trên thế giới, không kém gì người Nhật, người Hoa và cũng không kém gì người Do Thái,... Những thành tựu đó là về: làm việc, kinh doanh, buôn bán, học hành, tiếp thu khoa học kĩ thuật. Nhất là các em trẻ tuổi, nam cũng như nữ, hòa nhập rất nhanh, có trình độ học vấn khá cao và thành đạt khá nổi tiếng trong trường đại học ở tất cả các nước, đó là vốn quý của dân tộc. Tôi thường nói: dễ gì mà cử được số người đông đảo như thế, gần như ở khu vực nào cũng có để hòa nhập, học tập lối sống, văn hóa, văn minh, kinh nghiệm của các dân tộc khác. Tôi ví họ như một đàn ong cần mẫn hút nhụy hoa làm mật, chất tinh túy ấy chính là vốn kiến thức, vốn tiền nong, kinh doanh, khoa học kĩ thuật và công nghệ. Hiếm có dân tộc nào đã biến bất hạnh của hoàn cảnh trở thành điều may mắn, hạnh phúc.
Bất hạnh bà con ta phải trả là phải bỏ nước ra đi, từ đó tạo nên những cái đáng mừng. Cái còn tồn tại trong cộng đồng người Việt hải ngoại, theo tôi, là chưa đoàn kết; có quá nhiều tổ chức, lại kình chống nhau. Người Việt hải ngoại thiếu những tổ chức thống nhất, lành mạnh, có thể tập hợp đông đảo người Việt có cùng một chí hướng, có sinh hoạt dân chủ. Tôi có cảm giác ở nơi này, nơi kia những tổ chức của người Việt hải ngoại còn mang nặng tính hình thức. Những hội đoàn, ái hữu chú trọng nhiều đến cờ quạt, úy lạo, diễn văn, chụp ảnh chủ tịch đoàn v.v... một cách phô trương, mà ít có những hoạt động thực chất. Thảo luận dân chủ chưa rộng rãi, vẫn còn không khí gia trưởng, áp đặt Có những người chủ trương "cấm vận" với trong nước, không được có quan hệ làm ăn buôn bán, đi lại, thăm hỏi, du lịch, vì cho rằng như vậy mới có thể làm cho chế độ cộng sản ở trong nước mau sụp đổ (!?) Chủ trương như thế không được thảo luận đầy đủ, và những ai có dự định trái với xu hướng "cấm vận" ấy phải tránh đi, không dám cưỡng lại không muốn phát biểu công khai. Nhưng điều mỉa mai là chính những người đề ra chủ trương như vậy rốt cuộc, cũng lao vào làm ăn buôn bán ở trong nước, về thăm quê, gửi tiền về cho người nhà ở trong nước v.v... Như thế là không lành mạnh, nói một đàng, làm một nẻo, khống chế người khác và không tôn trọng lẫn nhau. Tôi nghĩ, trong cộng đồng làm sao xây dựng được một tinh thần dân chủ, thẳng thắn tranh luận, đối thoại, cởi mở, mỗi người đều có chính kiến riêng, đều có thể phát biểu công khai, không e ngại lo sợ bị đe dọa, khủng bố. Đối với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, có người có thái độ khiêu khích, gây sự, đe dọa hành hung ông, hoặc o bế, gò ép ông, cho gặp người này, ngăn cản gặp người khác... Đấy là thái độ thiếu lành mạnh, thiếu văn hóa ở ngay trên đất nước dân chủ.
Sự chia rẽ của tổ chức Văn bút ở hải ngoại là đáng tiếc, làm giảm uy tín của cộng đồng người Việt. Việc phê phán một ông tướng từng là Chủ tịch ủy ban Hành pháp ở Miền Nam có ý hòa hợp và hòa giải giữa người Việt với nhau, hoặc việc lên án một bà ủy viên hội đồng địa phương ở úc đề xuất ý kiến kết nghĩa với một quận ở thành phố Hồ Chí Minh... mang tính chất thóa mạ, chụp mũ, không khác mấy với kiểu chỉnh huấn, kiểm thảo, tố khổ của đảng Cộng sản? Hai vị ấy bị lên án là tay sai Hà Nội, đi đêm với kẻ thù, đâm dao sau lưng chiến sĩ và bà con ta; hay bị cộng sản mua mất linh hồn, tiếp tay cho ma quỷ, phản bội cộng đồng, sẽ bị hỏi tội và trừng phạt...
Trước đây, có một vài tờ báo và cá nhân phát biểu rằng, ông đã từ bỏ hàng ngũ cộng sản để về với quốc gia, rời bỏ chủ nghĩa đen tối của cộng sản để đến với "chính nghĩa quốc gia", rằng ông đã bị chiêu hồi, đã bỏ cờ đỏ sao vàng để theo cờ vàng ba sọc đỏ. Nhân dịp này xin ông cho biết ý kiên của ông về những điều đó?
Nhiều lần tôi đã nói, có những người nhận định không đúng về tôi, ví dụ như cho tôi là bị chiêu hồi, bỏ hàng ngũ cộng sản để về với "chính nghĩa quốc gia" như ông đã hỏi. Nhân đây, tôi cần nói rõ thế này. Hiện nay tôi không còn là người cộng sản nữa. Người ta đã khai trừ tôi khỏi đảng cộng sản. Tôi yên lòng và còn tự hào đứng ngoài đảng cộng sản. Nhưng không phải vì vậy mà tôi bôi đen hoặc nói xấu đảng cộng sản. Trước hết, đối với đảng cộng sản, tôi luôn cho là không ít người vào đảng cộng sản do động cơ yêu nước. Và hiện nay tôi vẫn cho là trong đảng cộng sản có hơn hai triệu đảng viên nhưng phần lớn họ vào đảng không phải vì lý tưởng cộng sản, học thuyết cộng sản, mà chính tình thế bắt buộc do không có đảng nào khác ở trong nước để họ lựa chọn. Trừ một số trường hợp riêng biệt, ai muốn làm việc, tiến thân đều phải vào đảng cộng sản. Trong số hơn hai triệu đảng viên cộng sản hiện nay, không hiếm người có tinh thần dân tộc sâu sắc nghe theo lẽ phải. Nhưng vì chưa có điều kiện, thời cơ hoặc còn e ngại vì ách độc đoán, nên họ chưa biểu hiện thái độ của mình. Đã và đang có nhiều người thảo luận ngầm với nhau về hướng dân chủ hóa cho đất nước trong tương lai.
Còn việc có người cho rằng tôi đã "trở về với chính nghĩa quốc gia", tôi nghĩ, không phải tất cả những người Việt ở hải ngoại đều là "quốc gia". Bởi vì "quốc gia" không có nghĩa là cứ người bỏ miền Nam ra đi đều có tinh thần "quốc gia". Trong cộng đồng đó có đến ba, bốn trăm tổ chức khác nhau, có những tổ chức chống đối nhau quyết liệt. Tôi không gia nhập tổ chức nào và cũng không để ai lôi kéo mình. Cho nên, không thể nói tôi trở về với "chính nghĩa quốc gia" và "bị chiêu hồi" được. Những người yêu nước thật sự là người theo chủ nghĩa yêu nước chân chính, dù họ có là cộng sản, hay quốc gia và đều là những con người chân chính. Còn những người mang danh "quốc gia", nhưng không dấn thân cho sự nghiệp độc lập, tự do, phát triển của quốc gia, thì chắc gì đã là người quốc gia chân chính? Tôi đã gặp một số vị trong chế độ Sài Gòn cũ, có vị là trung tướng nói với tôi rằng: "Nếu chúng tôi chiến thắng, tức miền Nam thắng miền Bắc, không chắc chính sách của chúng tôi đối với các ông đã hơn gì so với chính sách của các ông đối với chúng tôi. Có khi chúng tôi lại có những trại giam tàn bạo hơn". Ngay một số trí thức từng ở trong chính quyền miền Nam cũng tỏ ra phủ nhận bộ máy lãnh đạo của chế độ Việt nam Cộng hòa trước đây và phủ nhận cả lá cờ vàng ba sọc đỏ. Nhiều người trước kia đã là viên chức cao cấp trong chính quyền miền Nam đã nói với tôi: "Chúng tôi muốn quên lá cờ vàng ba sọc đỏ đi vì nó tiêu biểu cho một chế độ quan liêu, quân phiệt, tham nhũng và thối nát, chúng tôi không muốn thừa nhận lá cờ ấy. Chế độ đó đã thất trận, thất trận do thối nát, thiếu sáng suốt, phải bô nước chạy ra nước ngoài". ở trong nước, đồng bào ta, kể cả những người từng sống trong chế độ Sài Gòn cũ, cũng không nuối tiếc và hy vọng gì về những người "quốc gia" ở nước ngoài, vì họ không tác động có hiệu quả đối với đất nước, trong khi phần đông họ chỉ cổ vũ hận thù và một thời gian còn có không ít người chủ trương dùng bạo lực. Tôi thấy còn hai nhược điểm lớn tồn tại trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Thứ nhất là hiện tượng kích động hận thù, duy trì và phát triển sự phục thù sâu sắc, nặng nề. Thứ hai là chủ trương bạo lực lật đổ chế độ cộng sản, giành chính quyền, xu hướng này đã giảm rõ, nhưng chưa bị triệt tiêu. Tôi tự cho mình không có "sứ mệnh" thay đổi trận tuyến để đi theo kiểu ấy. Bởi vì hơn 40 năm là đảng viên cộng sản và 37 năm trong Quân đội Nhân dân Việt nam, suốt quãng thời gian ấy tôi không làm điều gì xấu xa, không có điều gì phái hổ thẹn cả. Hồi ấy, tôi đã chiến đấu với tấm lòng trong sáng, tin tường ở chính nghĩa để giành lại độc lập cho dân tộc. Đến khi ra ngoài này, tôi trình bày kiến nghị của tôi về xây dựng và phát triển đất nước. Những người lãnh đạo đảng cộng sản khai trừ tôi.
Tôi thanh thản giã từ đảng cộng sản. Trước sau tôi vẫn giữ tấm lòng yêu nước, nguyện đấu tranh cho độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, ngoài ra không có cái gì khác. Cho đến nay tôi vẫn gắn bó với đồng bào ở trong nước, gắn bó với lực lượng còn ở trong đảng cộng sản mà tôi có khả năng thức tỉnh họ theo xu thế thời đại, lôi cuốn họ vào cuộc đấu tranh cho dân chủ. Đó sẽ là lực lượng quyết định ở trong nước để xây dựng một nền dân chủ thực sự cho đất nước. Tôi không đặt cho mình phải cắt đứt mọi liên lạc với những người cộng sản, mà đặt cho mình nhiệm vụ phê phán những người lãnh đạo bảo thủ, tham nhũng, thối nát trong đảng cộng sản. Những người lãnh đạo bảo thủ, giáo điều, vì quyền lợi cá nhân mà duy trì ghế lãnh đạo, duy trì đặc quyền, đặc lợi hòng vơ vét của cải của nhân dân và của đất nước. Đây là những đối tượng chúng ta phải đấu tranh gạt bỏ khỏi chính quyền hiện nay. Còn những người trí thức, những anh em trẻ tuổi có trình độ học vấn cao, có đạo đức tư cách tốt hoặc những người ngoài đảng cộng sản như ông Phan Đình Diệu, ông Hà Sĩ Phu... và một bộ phận khá lớn tuy còn ở trong đảng, nhưng vẫn giữ tấm lòng đối với đất nước, giữ được tư cách đạo đức trong sáng... tôi nghĩ đó là tiềm năng của cách mạng dân chủ, là lực lượng mà tôi cần liên hệ, bắt tay đoàn kết, tin cậy để đưa đất nước vào con đường dân chủ. Về lá cờ, đã có người ra điều kiện cho tôi là: "Ông bỏ đảng thì ông phải dẫm chân lên lá cờ đỏ sao vàng, bước qua lá cờ đó!" Tôi trả lời: "Không ai có quyền yêu cầu người người khác làm điều đó và tôi cũng không bao giờ làm như vậy. Lá cờ đô sao vàng tôi đã tôn trọng, đã chiến đấu dưới lá cờ ấy với lòng yêu nước của tôi, nó từng là biểu tượng trong cuộc đấu tranh giành độc lập trong trái tim tôi!" Nhưng quả thật, lá cờ đó không còn hoàn toàn đáng ngưỡng mộ đối với tôi như trước nữa. Lá cờ đó đã bị tập đoàn lãnh đạo bảo thủ làm cho hoen ố bởi những sai lầm tội lỗi trong Cải cách ruộng đất. Dưới lá cờ ấy, những tòa án mệnh danh là "tòa án nhân dân" đã xét xử và bắn chết hàng vạn đồng bào nông dân vô tội, trong đó có cả những người quen biết, họ hàng của gia đình tôi và gia đình vợ tôi. Lá cờ đó đã bị hoen ố trong vụ "Nhân văn - Giai phẩm" như đối với các ông Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần... và trong vụ "Xét lại, chống đảng". Gần đây lá cờ ấy càng bị hoen ố thêm trong vụ xử tù ông Hoàng Minh Chính, ông Lê Hồng Hà cũng như các ông Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Đan Quế, các nhà lãnh đạo tôn giáo trước đó, v.v...
Lá cờ đỏ sao vàng đã bị lạm dụng, bị bôi nhọ khi chính quyền trong nước tăng cường độc đoán, gây nên bất công, đau khổ cho những người yêu nước vô tội. Chính lá cờ ấy đã cắm trên những nhà tù giam cầm hàng trăm chiến sĩ dân chủ yêu nước như trước đây đã từng giam hàng chục vạn sĩ quan, công chức của chính quyền Sài Gòn cũ.
Về lá cờ vàng ba sọc đỏ, nó được dựng lên dưới thời thực dân Pháp. Dưới lá cờ ấy biết bao nhiêu người chết oan uổng, mẹ tôi đã bị quân đội viễn chinh Pháp bắn chết. Hàng chục vạn người bị chết trong những cuộc càn quét của quân Pháp và lực lượng do Pháp xây dựng. Rồi sau này là những đợt "tố Cộng", "diệt Cộng", thực chất là giết những người yêu nước ở miền Nam. Theo số liệu của Lầu Năm Góc (Hoa Kỳ), hơn 20 ngàn người bị tử hình, ám sát trong thời kì "tố Cộng thực hiện kế hoạch "Phượng Hoàng". Phía bộ đội miền Bắc và "giải phóng" cũng có 28 ngàn chiến sĩ bị bắt ngoài mặt trận, bị giam trong các nhà tù mà lá cờ đó đại diện. Lá cờ ba sọc đỏ chưa hề chinh phục được tôi.
Tất nhiên mỗi người có quyền tín nhiệm, yêu thích, tôn trọng lá cờ mà mình tự lựa chọn và tôn trọng sự lựa chọn của người khác. Nhưng cũng không nên áp đặt buộc mọi người theo một lá cờ nhất định. Cũng không nên vì chuyện lá cờ mà những người cùng chung chí hướng, cùng nguyện vọng không thể đối thoại với nhau, không thể đứng cạnh nhau để cùng nhau làm một công việc ích nước, lợi nhà như hiện nay.
Công bằng mà nói, đối với tôi, lá cờ vàng ba sọc đỏ đã có một lúc nào đó kiêu hùng phất phới khi một số anh em hải quân Việt nam cộng hòa chống trả quân bành trướng Bắc Kinh trên vùng đảo Hoàng Sa cuối năm 1974, để giữ một vùng lãnh thổ và hải phận của Tổ quốc, trong khi thủ tướng Phạm Văn Đồng tuyên bố cam chịu sự bành trướng nước lớn của Trung Quốc ở vùng đảo này!