watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Mây mù thế kỷ-Lời nói đầu - tác giả Bùi Tín Bùi Tín

Bùi Tín

Lời nói đầu

Tác giả: Bùi Tín

Trên tháp Eiffel (Paris) ba năm nay luôn ghi bằng ánh điện rực sáng con số ngày đêm còn lại để loài người chúng ta từ biệt thế kỷ 20 và hội ngộ với thế kỷ 21. Con số đó đến tháng 9-1998 này là hơn 400.
Một thế kỷ náo động, đầy ắp sự kiện vui, buồn sắp qua. Với Việt nam thế kỷ đang chấm dứt là thế kỷ của chiến tranh, tang tóc và tàn phá. Cuốn sách lớn Sách Đen Của Chủ Nghĩa cộng sản đưa ra con số gần 100 triệu nhân mạng bị chết do các chế độ cộng sản ở Liên Xô, Trung Quốc, Đông Âu, Bắc Triều Tiên, Cuba, Việt nam...
Chủ nghĩa Mác quả thật là một bóng đen khổng lồ bao trùm một phần thế giới trong thế kỷ 20 này. Biết bao người, kể cả những bộ óc trí thức kiệt xuất nhất: nhà vật lý, nhà toán học, nhà triết học... từng lầm lẫn, ngỡ rằng nó là chân lý, là mặt trời của thời đại. Trách nhiệm chính là ở những kẻ đưa chủ nghĩa Mác vào cuộc sống, với những "sáng tạo chết người" - căn nguyên là do một học thuyết tự nhận là nhân ái nhất (người không bóc lột người; năm châu bốn biển là anh em), con người bình đẳng (của cải dồi dào, phân phối theo nhu cầu), đề cao phương tiện duy vật biện chứng là khoa học nhất... lại do những người hiểu biết nông cạn, đặc sệt bệnh duy tâm, duy ý chí, nội tâm độc ác, cổ vũ thú tính hận thù... đem ra áp đặt cho hai tỷ con người. - Oan cho Mác, vì nếu còn sống, ắt ông không nhận ra các chế độ ấy là con đẻ của mình.
Việt nam bất hạnh nằm trong số nạn nhân trên đây. Bóng đen khổng lồ của lầm than, độc đoán, bất công đã tan trên bầu trời Liên Xô, Đông Âu, để lại những di sản nặng nề đang được khắc phục. ở bầu trời châu á (Trung Quốc, Việt nam, Bắc Triều Tiên) và trên hòn đảo Cuba, mây mù thế kỷ còn đè nặng, do quá khứ chưa chịu ra đi, chế độ một đảng độc quyền ngự trị vẫn hoành hành, sự hôn phối cưỡng ép giữa chủ nghĩa tư bản không có xương sống (không trên nền tảng luật pháp) với chủ nghĩa xã hội mất linh hồn (không có công bằng xã hội) đang đẻ ra vô vàn tai ương và ngang trái, kìm hãm tốc độ của cỗ xe đổi mới đang ì ạch leo dốc.
Nói chuyện về chiến tranh ở Việt nam và Đông Dương không thể bỏ qua bối cảnh của bóng đen khổng lồ mang nhãn hiệu mác-xít, đặc sản của thế kỷ 20, và những di sản của nó.
Nó sinh ra chiến tranh lạnh, với biểu hiện rất biện chứng của vô vàn cuộc Chiến tranh nóng, cùng với tù chính trị, tù quân sự, đông đảo ở các bên, vô vàn xác chết trên chiến trường, ở cả hậu phương, những nghĩa trang rải ra rộng khắp. Di sản nặng nề nhất ở Việt nam là lòng người chưa sáng tỏ, nhận thức chưa rõ ràng, đúng sai còn lẫn lộn, phải trái chưa phân minh đối những vấn đề hệ trọng: chiến tranh và đổi mới.
Cuốn sách này, qua một số cuộc đối thoại bổ ích, có ước vọng giải tỏa đôi chút những mây mù còn tồn tại trong nhận thức của xã hội Việt nam ta. Ước mong của tác giả là đất nước Việt nam thân yêu trong thời gian cuối cùng của thế kỷ 20 này rũ bớt được những điều mơ hồ để nhìn nhận quá khứ, thấy rõ con đường tương lai, thanh thoát đi vào thế kỷ 21 đầy hứa hẹn.
Từ khi khởi đầu đến khi kết thúc cuốn sách, hằng ngày tôi nghĩ đến các bạn trẻ -- những người sinh ra trong một phần ba cuối cùng của thế kỷ 20, những công dân của đầu thế kỷ 21 - những người chủ hiện tại và tương lai của đất nước; sẽ là hạnh phúc cho tác giả, nếu cuốn sách tâm sự này vào được trong nước, đến tay các bạn trẻ, các sinh viên đại học Hà Nội, Sài Gòn... gây nên những bàn luận sôi nổi tôi đặt niềm tin vững chắc ở tuổi trẻ trong và ngoài nước; chắc chắn các bạn sẽ sáng suốt hơn, tài giỏi hơn thế hệ chúng tôi, một thế hệ thành tích ít mà lỗi lầm thì nhiều, thật đáng hổ thẹn đối với cả tiền nhân và hậu duệ.
Paris 10-9-1998
Bùi Tín



Trên tháp Eiffel (Paris) ba năm nay luôn ghi bằng ánh điện rực sáng con số ngày đêm còn lại để loài người chúng ta từ biệt thế kỷ 20 và hội ngộ với thế kỷ 21. Con số đó đến tháng 9-1998 này là hơn 400.

Một thế kỷ náo động, đầy ắp sự kiện vui, buồn sắp qua. Với Việt nam thế kỷ đang chấm dứt là thế kỷ của chiến tranh, tang tóc và tàn phá. Cuốn sách lớn Sách Đen Của Chủ Nghĩa cộng sản đưa ra con số gần 100 triệu nhân mạng bị chết do các chế độ cộng sản ở Liên Xô, Trung Quốc, Đông Âu, Bắc Triều Tiên, Cuba, Việt nam...

Chủ nghĩa Mác quả thật là một bóng đen khổng lồ bao trùm một phần thế giới trong thế kỷ 20 này. Biết bao người, kể cả những bộ óc trí thức kiệt xuất nhất: nhà vật lý, nhà toán học, nhà triết học... từng lầm lẫn, ngỡ rằng nó là chân lý, là mặt trời của thời đại. Trách nhiệm chính là ở những kẻ đưa chủ nghĩa Mác vào cuộc sống, với những "sáng tạo chết người" - căn nguyên là do một học thuyết tự nhận là nhân ái nhất (người không bóc lột người; năm châu bốn biển là anh em), con người bình đẳng (của cải dồi dào, phân phối theo nhu cầu), đề cao phương tiện duy vật biện chứng là khoa học nhất... lại do những người hiểu biết nông cạn, đặc sệt bệnh duy tâm, duy ý chí, nội tâm độc ác, cổ vũ thú tính hận thù... đem ra áp đặt cho hai tỷ con người. - Oan cho Mác, vì nếu còn sống, ắt ông không nhận ra các chế độ ấy là con đẻ của mình.

Việt nam bất hạnh nằm trong số nạn nhân trên đây. Bóng đen khổng lồ của lầm than, độc đoán, bất công đã tan trên bầu trời Liên Xô, Đông Âu, để lại những di sản nặng nề đang được khắc phục. ở bầu trời châu á (Trung Quốc, Việt nam, Bắc Triều Tiên) và trên hòn đảo Cuba, mây mù thế kỷ còn đè nặng, do quá khứ chưa chịu ra đi, chế độ một đảng độc quyền ngự trị vẫn hoành hành, sự hôn phối cưỡng ép giữa chủ nghĩa tư bản không có xương sống (không trên nền tảng luật pháp) với chủ nghĩa xã hội mất linh hồn (không có công bằng xã hội) đang đẻ ra vô vàn tai ương và ngang trái, kìm hãm tốc độ của cỗ xe đổi mới đang ì ạch leo dốc.

Nói chuyện về chiến tranh ở Việt nam và Đông Dương không thể bỏ qua bối cảnh của bóng đen khổng lồ mang nhãn hiệu mác-xít, đặc sản của thế kỷ 20, và những di sản của nó.

Nó sinh ra chiến tranh lạnh, với biểu hiện rất biện chứng của vô vàn cuộc Chiến tranh nóng, cùng với tù chính trị, tù quân sự, đông đảo ở các bên, vô vàn xác chết trên chiến trường, ở cả hậu phương, những nghĩa trang rải ra rộng khắp. Di sản nặng nề nhất ở Việt nam là lòng người chưa sáng tỏ, nhận thức chưa rõ ràng, đúng sai còn lẫn lộn, phải trái chưa phân minh đối những vấn đề hệ trọng: chiến tranh và đổi mới.

Cuốn sách này, qua một số cuộc đối thoại bổ ích, có ước vọng giải tỏa đôi chút những mây mù còn tồn tại trong nhận thức của xã hội Việt nam ta. Ước mong của tác giả là đất nước Việt nam thân yêu trong thời gian cuối cùng của thế kỷ 20 này rũ bớt được những điều mơ hồ để nhìn nhận quá khứ, thấy rõ con đường tương lai, thanh thoát đi vào thế kỷ 21 đầy hứa hẹn.

Từ khi khởi đầu đến khi kết thúc cuốn sách, hằng ngày tôi nghĩ đến các bạn trẻ -- những người sinh ra trong một phần ba cuối cùng của thế kỷ 20, những công dân của đầu thế kỷ 21 - những người chủ hiện tại và tương lai của đất nước; sẽ là hạnh phúc cho tác giả, nếu cuốn sách tâm sự này vào được trong nước, đến tay các bạn trẻ, các sinh viên đại học Hà Nội, Sài Gòn... gây nên những bàn luận sôi nổi tôi đặt niềm tin vững chắc ở tuổi trẻ trong và ngoài nước; chắc chắn các bạn sẽ sáng suốt hơn, tài giỏi hơn thế hệ chúng tôi, một thế hệ thành tích ít mà lỗi lầm thì nhiều, thật đáng hổ thẹn đối với cả tiền nhân và hậu duệ.

Paris 10-9-1998

Bùi Tín
Mây mù thế kỷ
Lời nói đầu
Phần 1
Phần 1
Phần 1
Phần 2
Phần 2
Phần 2
Phần 2
Phần 2
Phụ lục 2: (Do bạn đọc bổ xung)
Phụ lục 3 Do bạn đọc bổ xung