watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Trạm Xe-Chương Kết - tác giả Cao Hành Kiện Cao Hành Kiện

Cao Hành Kiện

Chương Kết

Tác giả: Cao Hành Kiện

Sư phó: (Hoang mang.) Đều là người ngoại quốc.
Bà mẹ: Xe du lịch chuyên chở người ngoại quốc.
Người đeo kính: Uy phong cái gì? Không phải chỉ làm tài xế cho người ngoại quốc sao?
Ông già: (Càu nhàu.) Xe có chật hết đâu.
Sư phó: (Đau lòng.) Cho tôi đứng cũng không được sao? Đâu phải là tôi không mua vé.
Mã chủ nhiệm: Ông có tiền ngoại quốc không? Họ chỉ nhận tiền ngoại quốc thôi.
Ông già: (Dậm chân.) Đây đâu có phải là xứ ngoại quốc!
Cô gái: Tôi đã bảo là xe không dừng là xe không dừng mà.
(Vào lúc ấy, từng chiếc xe nối tiếp nhau chạy ngang mặt đám người.)
Mã chủ nhiệm: Thế này thì... ép người ta quá đáng. Xem hành khách như rơm rác! Nếu không dừng xe thì đừng có dựng trạm xe ở đây! Cái công ty xe buýt này mà không chỉnh đốn, giao thông không cách chi tiến bộ được. Quí vị viết một lá thư quần chúng, tôi sẽ đích thân đem đến thượng cấp lãnh đạo cục giao thông. (Chỉ người đeo kính.) Anh viết!
Người đeo kính: Viết như thế nào?
Mã chủ nhiệm: Viết như thế nào? Thì viết như vầy như vầy như vầy--hừ, anh là phần tử trí thức như thế mà ngay cả lá thư quần chúng cũng không biết viết?
Người đeo kính: Viết lá thư này thì có ích dụng gì? Chúng ta vẫn cứ phải đợi thôi.
Mã chủ nhiệm: Quí vị muốn đợi thì cứ đợi, tôi cần gì phải bận tâm? Bữa cơm trong thành phố tôi đã chẳng muốn ăn rồi. Tôi quan tâm là cho quí vị. Đợi đi, cho đáng đời, cứ đợi đi.
(Im lặng. Âm nhạc của người trầm mặc lại vang lên, nhưng lại biến thành tiết ba linh hoạt nhẹ nhàng có mang thêm nét trào phúng.)
Người đeo kính: (Nhìn đồng hồ, giật bắn mình.) Chết cha!
(Cô gái bước tới nhìn đồng hồ anh ta. Tiết tấu của âm nhạc hòa điệu với những con số sau đây, nhảy nhót.)
Người đeo kính: (Liên tiếp ấn cái nút chỉ thị trên đồng hồ của mình.) Năm tháng, sáu tháng, bảy tháng, tám tháng, chín tháng, mười tháng, mười một tháng, mười hai tháng, mười ba tháng--
Cô gái: Một tháng, hai tháng, ba, bốn--
Người đeo kính: Năm tháng, sáu tháng, bảy tháng, tám tháng--
Cô gái: Cả thảy là một năm tám tháng.
Người đeo kính: Một năm nữa lại vừa trôi qua.
Cô gái: Như thế là hai năm tám tháng---
Người đeo kính: Hai năm tám tháng... Không! Không đúng, phải ba năm tám tháng. Không, không đúng, năm năm sáu... không, bảy tháng, tám tháng, chín tháng, mười tháng...
(Mọi người ngạc nhiên, nhìn nhau.)
Thằng lỗ mãng: Điên bỏ mẹ!
Người đeo kính: Thần kinh tôi tỉnh táo lắm.
Thằng lỗ mãng: Tôi không nói bác, tôi nói cái đồng hồ này mắc bệnh thần kinh rồi!
Người đeo kính: Cơ khí không có thần kinh. Đồng hồ lại là một thứ máy móc đo lường thời gian. Thời gian lại không di chuyển tùy theo việc thần kinh con người có tỉnh táo hay không!
Cô gái: Anh đừng nói nữa được không? Tôi van anh!
Người đeo kính: Đừng ngăn cản tôi, không, vấn đề này không tại tôi. Cô đâu có thể ngăn cản sự trôi chảy của thời gian được! Quí vị nhìn xem, quí vị đến cả đây nhìn đồng hồ xem!
(Mọi người đều vây quanh xem đồng hồ anh ta.)
Người đeo kính: Sáu năm--bảy năm--tám năm--chín năm, như thế là mười năm trời đã trôi qua!
Sư phó: Có thể sai lầm không? (Nắm lấy tay người đeo kính, lay lay, lắng nghe, chăm chú nhìn.)
Thằng lỗ mãng: (Cũng bước tới, ấn nút đồng hồ.) A ha, sao không còn số mục gì thế này? Hừ, trống trơn! (Nắm lấy tay người đeo kính, dơ lên.) Chỉ ấn một cái là không chạy nữa! (Đắc ý.) Cái đồ chơi này mà cũng khéo lừa người ta.
Người đeo kính: (Nghiêm nghị.) Cậu biết quái gì? Số không hiện nữa không có nghĩa là thời gian không lưu chuyển. Thời gian là một tồn tại khách quan! Có thể có công thức để đo lường tính toán ra, T bằng căn hiệu an-pha cộng bê-ta thừa sic-ma cái gì cái gì bình phương đó... tương đối luận của Einstein, có cả trong sách vở.
Cô gái: (Điên lên.) Thật không chịu nổi nữa, tôi thật không chịu nổi nữa!
Ông già: Có đâu lại vô lý như vầy! (Đằng hắng.) Để cho hành khách đứng đợi cho đến bạc cả đầu... (Lập tức biến thành già nua lụ khụ.) Hoang đường... hoang đường quá...
Sư phó: (Đau lòng day dứt.) Công ty xe buýt cố ý thanh toán chúng mình hay sao? Nhưng mà mình có lỗi gì với họ đâu?
Bà mẹ: (Trở thành mệt mỏi rã rượi.) Bội Bội, Bội Bội đáng thương của tôi và bố nó. Đừng nói là không có quần áo để thay, mà có lẽ còn rách bươm cả rồi... anh ấy lại là người không biết cầm cả cái kim...
(Thằng lỗ mãng bước qua một bên đá mấy hòn đá, đá ngược đá xuôi. Sau đó, ủ rũ ngồi xuống đất, xoạc hai chân ra thất thần.)
Cô gái: (Đớ ra.) Tôi thật muốn khóc.
Bà mẹ: Khóc đi, khóc đi. Cái đó đâu có gì phải xấu hổ.
Cô gái: Chị à, em lại khóc không được...
Bà mẹ: Ai bảo chúng mình là đàn bà? Định mệnh đã bắt chúng mình phải đợi, đợi không bao giờ dứt. Trước tiên là đợi có anh nào đến rước chúng mình, đợi mãi mới lấy chồng được, rồi lại đợi đẻ con, sau đó lại đợi con lớn lên, lúc ấy thì chúng mình đã già rồi...
Cô gái: Em đã già rồi, đã đợi đến phát già rồi... (Dựa vào vai bà mẹ.)
Bà mẹ: Muốn khóc thì cứ khóc đi, chảy được nước mắt mình sẽ thấy nhẹ nhõm ra. Chị thật muốn gục vào lòng anh khóc một trận cho đã... không tại sao cả... cũng không nói rõ được là tại sao...
Mã chủ nhiệm: (Ngậm ngùi, nói với Ông già.) Ông bác, bác cứ phải đợi sao? Ở nhà mà đợi dưỡng lão, hưởng một chút phúc khí, có phải là sướng hơn không? Cầm kỳ thư hoạ mấy cái trò đó vốn là để giết thời giờ, tự mình vui thú, bác lại cứ nhất định phải tranh cao thấp với người trong thành phố, vì mấy cái cục gỗ mà lê cái thân già ngoài đường như thế, có đáng không?
Ông già: Ông biết cái gì? Ông nói cái gì rồi thì cũng quay về buôn bán. Người đánh cờ chúng tôi là vì cái hứng khởi, cái tinh thần. Con người sống trên đời phải hiểu cái điểm tinh thần này một chút!
(Thằng lỗ mãng thấy nhàm chán, bước đến sau lưng người đeo kính, vỗ mạnh lên vai anh này, cắt đứt dòng trầm tư của anh ta.)
Người đeo kính: (Giận dữ.) Cậu chẳng biết đau đớn là gì cả, cho nên cậu mới vô tri như vậy. Chúng ta bị đời sống gạt đi, sinh mệnh trôi qua phí phạm ngay trước mặt cậu, cậu có hiểu không? Cậu không hiểu! Cho nên cậu mới bừa bãi như thế, tôi không thể...
Sư phó: (Khổ sở.) Tôi không quay về được. Tôi làm đồ mộc tinh tế, gỗ quí rắn chắc! Tôi vào thành phố là để kiếm chút tiền còm. Tôi có nghề, ở quê tôi có cơm ăn, tôi làm việc, đóng cái giường này, đóng cái bàn ăn kia, đóng cái tủ nọ, cả nhà già trẻ lớn bé đều đủ ăn. Nghề gia truyền của tôi chả lẽ chấm dứt ở đây sao? Ông tuy là chủ nhiệm, nhưng mà ông không hiểu đâu.
Người đeo kính: (Đẩy thằng lỗ mãng ra.) Cậu tránh ra, để tôi đợi một mình! (Đột nhiên bộc phát.) Tôi cần yên tĩnh! Cậu hiểu không? Yên tĩnh! Yên tĩnh!
(Thằng lỗ mãng ngoan ngoãn bỏ đi, định ra sức thổi một tiếng sáo, vừa cho ngón tay vào miệng lại rút ra.)
Cô gái: (Đối diện quần chúng, tự lẩm bẩm.) Tôi đã từng nằm mơ rất nhiều, có nhiều giấc mơ rất đẹp...
(Sau đó lời nói của hai người giao thoa liên tục với nhau, mỗi người đều nói với khán giả, bỉ thử không giao lưu nhau.)
Cô gái: Tôi mộng thấy mặt trăng biết cười...
Bà mẹ: Vừa đặt lưng xuống giường là ngủ ngay, tại vì mệt lả rồi, chả bao giờ được ngủ đủ...
Cô gái: Tôi mơ thấy anh ta cầm tay tôi, thì thầm vào tai tôi, tôi hết sức muốn dựa sát anh ta...
Bà mẹ: Vừa mở mắt ra, là thấy tất của Bội Bội bị rách lòi đầu ngón chân ra...
Cô gái: Hiện giờ tôi chẳng có giấc mơ nào cả...
Bà mẹ: : Tay áo bố nó cũng sứt chỉ...
Cô gái: Cũng không có gấu đen nhào đến tôi nữa...
Bà mẹ: Bội Bội muốn có chiếc xe nhỏ chạy bằng điện...
Cô gái: ... cũng không có người hung ác đuổi theo tôi...
Bà mẹ: Cà chua hai đồng một cân...
Cô gái: Tôi sẽ không bao giờ nằm mơ nữa...
Bà mẹ: Đó là lòng mẹ. (Quay lại nói với cô gái.) Lúc chị ở vào tuổi em chị chẳng giống như thế tí nào.
(Sau đây là đối thoại giữa hai người.)
Cô gái: Chị không biết chứ em cũng thay đổi, đâm ra hết sức nhỏ nhen, thấy mấy cô gái khác ăn bận đẹp đẽ là chịu không nổi. Em biết như thế là không tốt, nhưng mà mỗi khi thấy mấy cô gái thành thị đi giầy cao gót, trong lòng em thấy khó chịu, em cảm thấy như họ dẫm lên em, như thể đến trước mặt em chọc giận em. Chị à, em cũng biết là không tốt...
Bà mẹ: Chị hiểu, chị không trách em...
Cô gái: Chị không hiểu đâu, em ganh tị, ganh tị muốn chết...
Bà mẹ: Đừng có nói vớ vẩn nữa, điều ấy không trách em được...
Cô gái: Em luôn luôn muốn mặc loại váy dài điểm hoa từ trên xuống dưới có giây khóa ngang hông. Nhưng mà em không dám may một cái. Nếu như ở thành phố có phải thích hơn không. Khắp phố phường ai cũng mặc như thế cả, nhưng mà ở đây em có mặc được không? Chị à, chị nghĩ sao?
Bà mẹ: (Vuốt tóc cô gái.) Muốn mặc gì thì cứ mặc, đừng có đợi đến tuổi chị. Em còn trẻ, rồi thế nào cũng có một anh chàng nhìn trúng em, hai người sẽ yêu thương nhau, em sẽ sinh con cho anh ta, anh ta lại còn yêu thương em hơn nữa...
Cô gái: Chị cứ tiếp tục nói, chị à, chị cứ tiếp tục nói đi... em có tóc bạc chưa?
Bà mẹ: (Vạch tóc cô gái.) Không có, không có thật!
Cô gái: Chị đừng dối em.
Bà mẹ: Chỉ một hai sợi...
Cô gái: Nhổ đi.
Bà mẹ: Không nhìn ra, không nên nhổ, càng nhổ càng ra nhiều.
Cô gái: Chị làm ơn, đi chị!
(Bà mẹ nhổ sợi tóc bạc cho cô gái, đột nhiên ôm lấy cô ta, tự mình bật khóc.)
Cô gái: Chị à, chị làm sao thế?
Bà mẹ: Chị có rất nhiều tóc bạc, tóc chị trắng cả rồi phải không?
Cô gái: Đâu có, đâu có... (Ôm lấy bà mẹ, hai người cùng khóc.)
Thằng lỗ mãng: (Ngồi dưới đất, lấy một tờ giấy bạc quét đất, móc từ ngực áo ra một bộ bài tu-lơ-khơi, ném xuống đất.) Ai muốn chơi? Mỗi ván năm đồng! Tớ sẽ chơi một ván!
(Ông già mò mẫm túi.)
Thằng lỗ mãng: Bác đừng lo, tôi làm cái này may rủi thôi. Người nào may thì thắng. Tớ chẳng lần lữa ở đây nữa đâu.
(Ông già và Mã chủ nhiệm lấn tới.)
Thằng lỗ mãng: Hai bác ai đặt đây? Bên trái ba đồng, bên phải hai đồng nhé? Tôi là nhà cái năm đồng. Tiền vé xe khứ hồi và sữa chua đều ở đây cả.
Mã chủ nhiệm: Tuổi còn trẻ như thế mà sao lắm thói xấu vậy?
Thằng lỗ mãng: Thôi, về nhà mà giáo huấn con cái bác. Ông bác, muốn thử thời vận không? Bác có thể đặt cả hai đầu, không đủ năm đồng? Nếu đặt trúng là dịp may của bác; còn nếu thua, thì cứ xem là xui đi. Già khú đế như bác rồi mà còn tiếc rẻ mấy đồng bạc? Chỗ này mà có bán rượu, tôi sẽ mời mọi người uống.
(Sư phó bước lại.)
Thằng lỗ mãng: Thiên môn, địa môn, thanh long, bạch hổ, bác muốn đặt cửa nào?
(Sư phó tát anh ta một cái.)
Thằng lỗ mãng: Tôi không vào thành phố nữa cũng không được sao? Tôi không ăn sữa chua nữa cũng không được sao? (Khóc rống lên.) Đường trong thành phố cứ để cho mấy thằng chó đẻ trong thành phố lượn!
Ông già: Nhặt lên, nhóc, tôi bảo cậu nhặt lên.
(Thằng lỗ mãng dùng tay bẩn gạt nước mắt, hỉ mũi, rồi nhặt tiền và bộ bài lên. Cúi đầu khóc thút thít. Im lặng. Tiếng xe buýt từ xa xen lẫn với tiếng âm nhạc của người trầm lặng lúc ẩn lúc hiện. Tiết tấu nhanh ra biến thành một nhịp điệu sống động.)
Người đeo kính: Xe không đến đâu! (Quyết định.) Đi bộ, giống như người kia. Mất thì giờ ngớ ngẩn đứng đợi ở trạm xe, người ta không những đã đến thành phố mà còn đã làm được một việc gì rồi. Không thể đợi được nữa!
Ông già: Đúng thế. Này cô, đừng khóc nữa. Nếu như cô đi với anh kia, hiện giờ không những đã lấy chồng đẻ con, mà con cô còn đã tập đi rồi! Hừ, cứ thế mà đợi, đến già cả đi, đi thôi--(loạng choạng một hồi.)
(Người đeo kính vội vàng đỡ lấy ông.)
Ông già: Sợ đi không đến nổi... các chị có đi với chúng tôi không?
Cô gái: Chị à, em vẫn nên vào thành phố chứ?
Bà mẹ: (Vuốt tóc dùm cô gái.) Thật oan uổng, một cô gái dễ thương như vầy mà không ai muốn? Để chị giới thiệu cho em một người! (Nhặt túi lên.) Quả thật không nên xách một cái túi lớn như vầy.
Cô gái: Để em xách cho chị.
Mã chủ nhiệm: Chị đi mua cho đơn vị hả?
Ông già: Ông có đi hay không nào?
Mã chủ nhiệm: (Trầm tư.) Muốn sống qua ngày hả, sống ở thị trấn nhỏ miền quê thanh tịnh hơn nhiều. Không nói cái gì khác, chỉ nói việc qua đường trong thành phố, ông bác à, đèn xanh đèn đỏ kia, bác chỉ chớp mắt một cái, không chừng xe hơi đã cán bác chết ngắc rồi.
Sư phó: Tôi đi!
Thằng lỗ mãng: (Khôi phục lại tinh thần.) Mang kiệu đến khiêng bác à?
Mã chủ nhiệm: Ồn ào làm gì! Tôi áp huyết cao, động mạch nghẽn. (Tức giận.) Tôi không đi rước thêm phiền não! (Ra khỏi sân khấu, quay đầu lại.) Tôi quên uống thang thuốc tán trộn câu kỷ tử với phúc nhĩ mã lâm an thần bổ khí.
(Mọi người nhìn Mã chủ nhiệm ra.)
Ông già: Ông ta quay về rồi à?
Bà mẹ: (Lẩm bẩm.) Ông ta quay về rồi.
Cô gái: (Yếu ớt.) Đừng quay về!
Thằng lỗ mãng: Hắn đi đường hắn, mình đi đường mình.
Sư phó: Anh không đi à?
Người đeo kính: Để tôi nhìn một lần cuối xem có xe nào đến không? (Lau kính, đeo vào lại.)
(Mọi người tứ tán ra xa, đi qua đi lại. Có người muốn đi, có người đứng lại, có người va vào nhau.)
Ông già: Đừng chắn đường chứ!
Thằng lỗ mãng: Bác cứ đi đi!
Bà mẹ: Lộn xộn quá.
Người đeo kính: A, đời ơi là đời ...
Cô gái: Như vầy mà gọi là đời à?
Người đeo kính: Không phải mình đều còn sống sao?
Cô gái: Thà chết còn hơn.
Người đeo kính: Vấn đề là cứ như vầy không chết không sống--
Cô gái: Chết thì không chết, sống lại chán quá!
(Mọi người đi tại chỗ, vòng vòng, tựa như bị ma ám.)
Sư phó: Đi!
Cô gái: Không--
Người đeo kính: Không đi?
Thằng lỗ mãng: Đi đi!
Bà mẹ: Ừ thì đi.
Ông già: Đi--
(Im lặng. Tiếng mưa rơi.)
Ông già: Trời mưa à?
Thằng lỗ mãng: Ông bác à, bác mà còn lề mề như vầy không chừng mưa đá đấy!
Sư phó: (Nhìn trời.) Thay đổi không biết đâu mà rờ, cái thời tiết này!
Bà mẹ: Mưa thật rồi.
(Tiếng mưa tầm tã.)
Bà mẹ: Làm gì bây giờ?
Ông già: (Ấp úng.) Phải tìm chỗ tránh mưa mới được...
Cô gái: (Nắm tay bà mẹ.) Chúng mình đi, ướt thì đã sao!
Thằng lỗ mãng: (Cởi áo ra, trần trùng trục.) Không đi ở đây bị ướt vô ích! Trời ơi, ngài cứ giáng đao kiếm xuống đi!
Người đeo kính: (Nói với cô gái.) Không được, ướt là bị cảm mạo đấy.
Sư phó: Cơn mưa, có gì đâu. Mây qua rồi là không có sao cả. (Móc từ túi đồ nghề ra một tấm vải che mưa đội lên đầu Ông già và Bà mẹ.)
Bà mẹ: Sư phó này suy nghĩ chu đáo thật.
Sư phó: Suốt năm chạy ngược chạy xuôi, dạn dày mưa gió, đâm ra quen. (Nói với những người kia.) Này, vào đây tránh mưa một lát đi.
(Mưa như trút nước. Người đeo kính và cô gái im lặng đứng dưới tấm vải che mưa.)
Sư phó: (Nói với thằng lỗ mãng.) Cậu lại dở trò nữa rồi phải không?
(Thằng lỗ mãng cũng chui vào dưới tấm vải che mưa. Ánh đèn mờ đi.)
Ông già: Cái gió thu mưa lạnh này, lúc mình còn trẻ chẳng là cái gì, khi già rồi, lại mắc thêm chứng phong thấp đau khớp xương, lúc ấy mới biết nó lợi hại.
Người đeo kính: (Nói với cô gái.) Cô lạnh không?
Cô gái: (Run lập cập.) Hơi hơi.
Người đeo kính: Cô mặc không đủ ấm, mặc thêm cái áo này của tôi đi.
Cô gái: Anh thì sao?
Người đeo kính: Tôi không sao. (Lạnh đến răng đánh vào nhau lộp cộp.)
Thằng lỗ mãng: (Chỉ vào đồng hồ người đeo kính.) Cái này còn chạy không? Vẫn cứ ngày khỉ tháng ngựa à?
Cô gái: Đừng nhìn đồng hồ! Đừng nhìn đồng hồ!
Bà mẹ: Không biết hiện giờ là tháng nào năm nào?
Cô gái: Không biết mà hơn.
(Tiếng gió, tiếng mưa. Đối thoại sau đây đều diễn tiến trong mưa gió.)
{Thằng lỗ mãng: Nghe kìa, nước sông dâng lên rồi...
Cô gái: Cứ ngồi như vầy...
Người đeo kính: Cứ vầy... mà hay...}
{Thằng lỗ mãng: ... Lúc này, tôi có thể bắt vài con cá...
Cô gái: Mưa đi! Mưa đi! Gió lạnh vi vút...
Người đeo kính: Sương bồng bềnh, cánh đồng, ngọn đồi trước mặt,}
{Thằng lỗ mãng: Này ông bác, tôi đánh cá với bác!
Cô gái: Trong lòng thấy hòa hoãn, dựa vào anh ấy, cứ thế mà ngồi với nhau...
Người đeo kính: Đều mông lung cả... cô ấy thật dịu dàng, hay quá...}
{Ông già: Này cậu, cậu tuổi tác cũng không còn nhỏ, nếu cậu cứ tiếp tục bê tha như vầy, làm sao mà thành gia lập nghiệp được?
Cô gái: Mắt kính anh đầy hơi nước...
Người đeo kính: A, đừng lau, cứ để sương bồng bềnh như vầy...}
(Các đối thoại dưới đây chia làm ba nhóm. Căn bản vốn tiến hành đồng thời, lại có lúc giao thoa. Đối thoại và độc thoại của các nhóm tiến hành đồng thời có lúc lớn lúc nhỏ, có lúc nhóm này nổi bật, có lúc nhóm kia nổi bật.)
{Ông già: (Lớn.) Nên nghiêm chỉnh học lấy một cái nghề, không thôi sau này chẳng có đứa con gái nào dám theo cậu đâu.
Người đeo kính: (Lớn vừa phải.) Tôi đã quá tuổi thi cử rồi, còn đi để làm gì,
Bà mẹ: Có lần tôi đi trong đêm, trời cũng mưa, lộp bộp trên mặt đất}
{Thằng lỗ mãng: (Lớn.) Chẳng ai chịu dạy tôi cả. Ông già: (Lớn, ra hiệu bằng mắt.) Thoắt một cái, tuổi trẻ đã qua rồi... Cô gái: (Lớn vừa phải, dùng vai hích không dứt. Tôi cảm thấy có người theo mình sau lưng. Tôi lén quay đầu lại nhìn, mưa}
{ Sư phó: không phải ngay trước mặt cậu sao? Thằng lỗ mãng: (Lớn, thu hết can đảm.) Này sư phó, bác có anh ta.) Anh có thể thi vào đại học ban đêm chứ? Lại còn có đại học hàm thụ nữa. Anh thi thế nào cũng đậu, thế nào... lớn quá, lại chẳng nhìn thấy rõ, chỉ biết là có người, cũng che dù, không gần không xa.}
{thu đồ đệ hay không? Sư phó: (Lớn vừa phải.) Tùy xem là ai. Thằng lỗ mãng: (Lớn cũng đậu. Người đeo kính: (Lớn.) Cô tin thế? Cô gái: (Lớn.) Tôi Mình đi nhanh hơn, hắn cũng đi nhanh hơn, mình đi chậm lại, hắn cũng đi chậm lại.}
{ vừa phải.) Bác thu loại đồ đệ nào? Sư phó: (Lớn vừa phải.) Học nghề không phải như học chữ, tin. (Để anh ta lặng lẽ nắm tay mình.) Cô gái: (Lớn.) Như vầy không được, Tôi rợn tóc gáy, tim đập loạn lên, thình thịch, muốn nhẩy ra khỏi lồng ngực!}
{Chỉ cần có tay chân linh lợi, người cần mẫn. Thằng lỗ mãng: (Lớn.) Sư phó, bác thấy đừng làm như thế. (Vội vã rút tay lại, quay lại ôm lấy cánh tay Bà mẹ. Người đeo
Cô gái: (Lớn vừa phải.) Sau đó thế nào? Bà mẹ: (Lớn vừa phải.) May mà vừa đến}
{tay chân tôi như thế nào? Sư phó: (Lớn.) Hơi trơn quá. kính hai tay ôm gối lắng nghe hai người đàn bà nói chuyện.) cửa nhà--}
(Sau đây mọi người bắt đầu liến thoắng nói chuyện.)
Bà mẹ: Tôi đứng lại. Dưới ánh đèn đường, người kia đến gần. Tôi nhìn, thì ra cũng là một người đàn bả, cô ta cũng sợ. Vừa sợ không có ai đi cùng, vừa sợ gặp phải kẻ gian.
Sư phó: Trên đời này kẻ gian vẫn là số ít, nhưng mà mình không thể không đề phòng. Mình không lợi dụng người ta, người ta cũng lợi dụng mình!
Ông già: Bết là ở cái chỗ lợi dụng thiên hạ. Tôi lấn anh, anh đạp tôi. Nếu như chiếu cố nhau một chút, đời sống hẳn dễ chịu hơn nhiều.
Bà mẹ: Nếu như mọi người thân cận nhau, thông cảm nhau có phải là tốt hơn nhiều không?
(Im lặng. Gió lạnh nổi lên.)
Sư phó: Dời vào trong một chút.
Ông già: Sát vào nhau.
Người đeo kính: Mọi người dựa vào lưng nhau.
Bà mẹ: Như vầy ấm hơn.
Cô gái: Tôi sợ hơi nhột.
Thằng lỗ mãng: Ai thọc lét ai?
(Mọi người dựa sát vào nhau hơn nữa. Trong tiếng gió lạnh vi vu có tiếng Mã chủ nhiệm: Đợi tôi--đừng có đi!)
Sư phó: (Nói với thằng lỗ mãng.) Ai hò hét ngoài kia thế? Đi xem thử xem.
Thằng lỗ mãng: (Thò đầu ra khỏi tấm vải che mưa.) Là cái ông Mã chủ nhiệm của sở tiếp liệu đó mà!
(Mã chủ nhiệm run lập cập chạy vào, vội vã chui vào dưới tấm vải che mưa.)
Bà mẹ: Quần áo ướt như vầy ốm chết đấy, cởi ngay ra đi!
Mã chủ nhiệm: Chưa đi được xa lắm thì... thì...hắt xì! (Hắt hơi liên tục.)
Ông già: Ông nhất định đòi quay về một mình. Nếu như ông ở đây với mọi người, ông đã không biến thành chuột lột như thế.
Mã chủ nhiệm: Ông bác vẫn còn sống hả?
Ông già: Tôi không thể ngã gục giũa đường! Ông vẫn còn vào thành phố để ăn bữa cơm của mấy người tay trong?
Mã chủ nhiệm: Bác vẫn còn đợi ván cờ đã tan rồi?
Ông già: Hừ, tôi đi gặp bạn đánh cờ không được sao?
Bà mẹ: Đừng cãi vã nữa.
Mã chủ nhiệm: Chính là cái miệng thối dễ ghét của ông ta.
Ông già: Ông thử xét cái đức hạnh của ông xem.
Bà mẹ: Chúng mình cùng trú mưa dưới cùng một tấm vải--
Mã chủ nhiệm: Tại ông ta mắng tôi trước--hắt--(Không hắt hơi ra được.)
Bà mẹ: Đợi khi mặt trời mọc sẽ đỡ hơn.
Mã chủ nhiệm: A, cái mưa này!
Ông già: Đây đâu phải là mưa? Mà là tuyết!
(Đám người mỗi người một phương, từ dưới tấm vải che mưa đưa tay đưa chân ra thử xem.)
Cô gái: Là mưa.
Người đeo kính: (Đưa chân ra dẫm dẫm.) Tuyết đang rơi.
Thằng lỗ mãng: (Chạy xộc ra, nhảy nhót.) A, mẹ kiếp mưa đá thật rồi!
Sư phó: Nhóc con này nổi khùng rồi! Giữ chặt coi!
(Thằng lỗ mãng ngoan ngoãn quay lại đỡ tấm vải che mưa. Mưa gió lại lớn ra, còn thêm có đủ loại âm thanh khác, tựa như tiếng xe hơi nổ máy, lại tựa như tiếng xe thắng gấp, rồi tiếng âm nhạc của người trầm mặc lại mơ hồ nổi lên.)
Bà mẹ: Kể như là đi không được rồi. (Nhặt cái túi của mình lên.) Cũng không biết là phải đợi đến năm nào tháng nào nữa... mưa với tuyết không biết đến đời nào mới ngưng...
Người đeo kính: (Cúi đầu đọc thẻ ngữ vựng Anh ngữ.) It is rain, that is snow.
Ông già: (Vẽ nước cờ trên mặt đất.) Pháo thất bình bát, mã cửu bình ngũ.
(Cô gái trầm tư, từ dưới tấm vải che mưa và bước ra khỏi nhân vật cô diễn. Từng bước từng bước với sự thay đổi rõ ràng, lúc đến chỗ khán giả ngồi, cô hoàn toàn thoát khỏi nhân vật trong kịch. Đèn trên sân khấu dần dần tối hẳn đi.)
Cô gái: Mưa hay tuyết thì ai cần. Ba năm, năm năm hay là mười năm, đời người có được mấy lần mười năm?
(Dưới đây ba giọng cùng nói một lúc.)
{Cô gái: Cả đời mình cứ thế mà phí hết.
Người đeo kính: (Nhỏ.) It rains, it rained.
Ông già: (Nhỏ hơn.) Mã cửu tiến bát, pháo tứ thối tam.}
{Cô gái: Cứ như vầy mà phí, cứ thế mà phí.
Người đeo kính: It is raining, it will rain?
Ông già: Binh lục bình ngũ, xa ngũ tiến nhất.}
{Cô gái: Rồi sẽ hối tiếc cả đời, hối tiếc cả đời.
Người đeo kính: It snows, it snowed.
Ông già: Sĩ ngũ thối lục, pháo tứ bình thất.}
{Cô gái: Cứ khổ sở đợi mãi khổ sở đợi mãi sao?
Người đeo kính: It is snowing and it will snow.
Ông già: Xa tam tiến ngũ nhé--sĩ ngũ thối lục!}
{Cô gái: Người già đã lụ khụ, con nít sắp sinh cũng sắp ra đời,
Người đeo kính: Rain is rain, snow is snow.
Ông già: Xa tam tiến nhị, pháo tứ thối nhất,}
{Cô gái: Hôm nay trôi qua lại có hôm nay khác,
Người đeo kính: Rain is not snow, snow is not rain,
Ông già: Tượng ngũ à thối tam, pháo tứ à bình thất,}
{Cô gái: Cứ đợi mãi như vầy rồi hối tiếc suốt đời sao?
Người đeo kính: Rain isn't snow and snow isn't rain!
Ông già: Tượng thất thối ngũ, xa tam tiến thất, chiếu tướng!}
(Sân khấu sáng ra. Cô gái đã trở lại trên sân khấu, lại trở thành nhân vật cô diễn. Tiếng mưa gió cũng đã ngưng.)
Sư phó: (Nhìn trời.) Tôi đã nói là mưa này không dai đâu, mặt trời đã hiện ra rồi kìa! (Nói với Thằng lỗ mãng.) Cuốn tấm vải che mưa lại.
Thằng lỗ mãng: Vâng. (Vội vã cuốn tấm vải che mưa lại.)
Bà mẹ: Chúng mình lên đường được không?
Cô gái: (Nhìn người đeo kính.) Đi chứ?
Ông già: Đi đâu?
Thằng lỗ mãng: Đi vào thành phố, phải không sư phó?
Sư phó: Cứ đi theo tôi là được rồi.
Ông già: Vẫn cứ đi vào thành phố à? Ở tuổi này còn đi đến được không?
Người đeo kính: Bác quay về cũng cứ phải đi bộ vậy.
Ông già: Đúng thế.
Bà mẹ: Nhưng mà cái túi này của tôi nặng quá.
Người đeo kính: Thím à, tôi xách dùm cho thím. (Nhắc cái túi lớn lên.)
Bà mẹ: Cám ơn nhiều. Ông bác à, bác đi đứng cẩn thận một chút.
Cô gái: Cẩn thận! (Đỡ Ông già.)
Ông già: Quí vị cứ đi trước đi, đừng để Ông già này làm trì trệ quí vị. Nếu như tôi có gục ở chỗ nào, phiền mọi người đào cái hố cho tôi. Cũng đừng quên cắm một tấm bảng, viết trên ấy một hàng chữ, nói rằng đây là một người mê cờ đến chết cũng không ân hận, chẳng có tài cao gì, chỉ đánh cờ cả đời thôi. Lão chỉ mong được có cơ hội, vào Cung Văn Hóa trong thành phố khoe tài một chút. Đợi mãi, cho đến già lụ khụ rồi mới lên đường vào thành phố.
Cô gái: Sao bác lại nói thế!
Ông già: Cô gái tốt! (Nhìn người đeo kính, người đeo kính không được tự nhiên, đẩy mắt kính.) Mã chủ nhiệm, thế ông có đi không nào?
Mã chủ nhiệm: Đi! Tôi phải vào thành phố để kiện công ty xe buýt! Tôi sẽ tìm kinh lý của họ, hỏi hắn xem rốt cuộc chạy xe cho ai, là phương tiện của riêng họ hay là để phục vụ hành khách? Đày đoạ hành khách như vầy, họ phải chịu trách nhiệm! Tôi sẽ ra tòa kiện, đòi họ phải bồi thường thiệt hại, bồi thường đã làm hành khách phí mất tuổi tác và sức khỏe!
Cô gái: Ông đừng giỡn nữa, làm gì kiện cáo như thế được?
Mã chủ nhiệm: (Nói với người đeo kính.) Anh nhìn trạm xe đi, đây là trạm nào vậy? Hiện giờ là mấy giờ trên đồng hồ điện tử của anh? Viết cả xuống, chúng mình sẽ thanh toán với công ty xe buýt.
Người đeo kính: (Nhìn trạm xe.) Cái gì? không có tên trạm?
Ông già: Lạ thật.
Mã chủ nhiệm: Như thế thì dựng trạm để làm gì? Nhìn kỹ xem.
Cô gái: Không có thật.
Thằng lỗ mãng: Sư phó, chúng mình đợi vô ích, bị công ty xe buýt lừa rồi.
Ông già: Nhìn lại xem, đã có trạm làm sao lại có thể không có tên trạm?
Thằng lỗ mãng: (Chạy ra một phía khác của trạm, nói với người đeo kính.) Bác nhìn xem, tựa như trước đây có dán tở giấy, hiện giờ chỉ còn dấu keo thôi.
Người đeo kính: (Quan sát cặn kẽ.) Đại khái là một bản thông cáo.
Mã chủ nhiệm: Thế tờ cáo thị đâu rồi? Thử tìm xem!
Cô gái: (Nhìn bốn chung quanh mặt đất.) Mưa gió tơi tả như vầy, biến mất hút từ lâu rồi.
Thằng lỗ mãng: (Đứng trên lan can, nhìn trạm xe.) Dấu vết này đã xám cả đi, chắc là từ đời nào rồi.
Bà mẹ: Cái gì? Trạm này đã bỏ hoang rồi à? Nhưng mà mới hôm thứ bảy tôi còn...
Cô gái: Thứ bảy nào mới được?
Bà mẹ: Chứ không phải là thứ thứ , thứ, thứ, thứ, thứ, thứ...
Người đeo kính: Chị muốn nói thứ bảy thuộc tháng nào năm nào? (Mắt kính gần như chạm vào mặt đồng hồ.)
Thằng lỗ mãng: Đừng nhìn nữa, trống không rồi. Cần thay pin từ lâu rồi!
Sư phó: Hèn gì mà chẳng xe buýt nào dừng lại cả.
Ông già: Hóa ra chúng mình đợi vô ích?
Người đeo kính: Đúng là vô ích.
Ông già: (Đau lòng.) Tại sao vẫn còn dựng trạm ở đây? Không phải để giỡn mặt người ta sao?
Cô gái: Chúng mình đi thôi!
Mã chủ nhiệm: Không, phải đi kiện họ.
Người đeo kính: Ông kiện ai?
Mã chủ nhiệm: Hãng xe buýt chứ ai. Giỡn mặt hành khách như vầy mà được à? Tôi kiện không thèm làm chức chủ nhiệm này nữa.
Người đeo kính: Ông nên đi kiện ông thì hơn. Ai bảo ông không chịu nhìn cho rõ? Ai bảo chúng ta cứ đợi? Đi thôi, chẳng còn gì để đợi nữa.
Sư phó: Chúng mình đi đi!
Mọi người: (Lẩm bẩm.) Đi đi, đi đi, đi đi, đi đi, đi đi...
Ông già: Còn đến nơi được sao?
Bà mẹ: Biết đâu mưa to gió lớn làm sập cầu trên đường vào thành phố rồi, hay là nghẽn đường?
Người đeo kính: (Nôn nóng.) Nghẽn cái gì? Biết bao nhiêu xe chạy qua rồi!
(Từ xa lại có tiếng xe. Mọi người đều im lặng ngơ ngác ngó. Tiếng xe đến từ bốn phương tám hướng, mọi người hoang mang lúng túng. Tiếng máy xe rầm rộ đến gần, tiếng âm nhạc của người trầm mặc bồng bềnh trên tiếng rầm rộ của xe cộ. Mọi người ai cũng đăm đăm nhìn trước mặt, có người bước về phía khán giả, cũng có người vẫn còn trên sân khấu. Họ đều ra khỏi vai của mình. Ánh đèn cũng biến hóa theo đó, trình độ sáng tối không đều, chiếu vào các diễn viên. Bảy người cùng nói một lúc. Lời nói của Giáp, Kỷ, Canh cùng quyện vào nhau nổi lên, biến thành câu cú hoàn chỉnh.)
{Diễn viên Giáp đóng vai Cô gái: Tại sao họ không đi?
Diễn viên Ất đóng vai Mã chủ nhiệm: Người ta có khi
Diễn viên Bính đóng vai Sư phó:
Diễn viên Đinh đóng vai Bà mẹ:
Diễn viên Mậu đóng vai Ông già: Ai cũng nói là hài kịch khó
Diễn viên Kỷ đóng vai Thằng lỗ mãng: Không rõ ràng.
Diễn viên Canh đóng vai Người đeo kính: }
{Giáp: Không phải là họ đã nói hết những gì cần nói rồi sao?
Ất: Vẫn còn phải đợi. Ông có xếp hàng chờ mua cá bao giờ chưa? Hừ, ông
Bính: Đợi thì đã sao. Người ta đợi là bởi vì còn
Đinh: Bà mẹ nói với con: Đi thôi,
Mậu: diễn hơn bi kịch. Diễn bi kịch mà khán giả không khóc,
Kỷ: Giống như
Canh: Thật là không rõ ràng.}
{Giáp: Thế tại sao họ không đi?
Ất: Ông không nấu ăn, nhưng mà vẫn cứ phải xếp hàng đợi xe.
Bính: có hi vọng gì. Nếu như không có hi vọng gì, thì thê thảm quá.
Đinh: Cưng à, đi đi! Nhưng mà đứa bé mãi mãi không học đi được.
Mậu: Diễn viên có thể khóc. Còn như diễn hài kịch,
Kỷ: Là...
Canh: Có thể...}
{Giáp: Nhưng mà thời gian trôi qua một cách lãng phí!
Ất: Nếu như mình đợi cả buổi rồi mới biết người ta không bán
Bính: Theo ngôn ngữ của người đeo kính thì đó gọi là tuyệt vọng. Tuyệt vọng cũng giống như khát
Đinh: Cứ để đứa bé tự bò một mình đi. Đương nhiên, cũng có lúc mình đỡ
Mậu: Nếu như khán giả không cười, mình không thể tự
Kỷ: Họ đang đợi.
Canh: Họ đang đợi.}
{Giáp:
Ất: cá, mà là bàn giặt, bàn giặt trong thành phố làm tinh
Bính: Sưởng sưởng úy, sưởng sưởng úy là thuốc giết ruồi nhặng, người ta sao
Đinh: nó một tay. Sau đó nó tự vin
Mậu: mình cười cợt trên sân khấu được.
Kỷ: Đương nhiên không phải là trạm xe.
Canh: Thời gian đâu phải là trạm xe. Không phải là trạm cuối cùng.}
{Giáp: Họ đều không đi
Ất: vi, không hại quần áo, nhưng mà quí vị đều có máy giặt,
Bính: sao lại đi uống cái đó để tự làm khổ mình? Không chết cũng phải chở đến bệnh
Đinh: một góc tường nào đó--đến một góc khác, rồi--mới đến
Mậu: tay thọc lét họ được. Khán giả cũng chẳng để cho bạn làm thế!
Kỷ:
Canh: }
{Giáp: à? Thật muốn đi thì cứ đi
Ất: Xếp hàng đợi cả buổi vô ích, cách chi mà không đổ quạu. Cho nên tôi nói
Bính: viện rửa ruột, như thế mới khổ sở chứ.
Đinh: cửa, có lẽ để cho nó ngã rồi mới đỡ dậy thì hay hơn.
Mậu: Cho nên người ta mới nói là hài kịch khó diễn hơn bi kịch.Rõ ràng
Kỷ: Họ muốn đi
Canh: Không hề thật sự muốn đi.}
{Giáp: sao? Vậy thì bảo với
Ất: Đợi thì cũng đã sao, điều cần là trước đó mình phải hiểu rõ,
Bính: Đúng thế. Quí vị từng đi đêm chưa? Đi qua cánh đồng mênh mông
Đinh: Trẻ con mà chưa ngã, là vẫn chưa biết đi. Làm mẹ
Mậu: là hài kịch, mình cũng vẫn cứ phải làm mặt ủ rũ,
Kỷ: Nên đi thôi.
Canh: Ừ thì đi.}
{Giáp: họ là mau đi đi!
Ất: Bạn đứng xếp hàng để làm gì vậy? Nếu như xếp
Bính: giữa trời tối, trước mắt là một màn đêm, không phải là càng đi càng lạc hướng sao?
Đinh: cần phải có cái nhẫn nại này. Nếu không, không đáng làm mẹ, không,
Mậu: diễn tất cả những cái đáng cười trong đời sống cho
Kỷ: Nói xong rồi.
Canh: Những gì cần nói đã nói cả rồi.}
{Giáp: Tại sao họ vẫn còn chưa đi?
Ất: hàng, đợi vô ích đến nửa đời người, cũng có thể là cả đời người,
Bính: Bạn phải đợi đến trời sáng. Trời sáng rồi, bạn vẫn cứ
Đinh: không biết làm mẹ. Cho nên người ta nói làm mẹ khó lắm,
Mậu: khán giả xem. Cho nên người ta mới nói, làm diễn viên diễn hài kịch
Kỷ: Chúng mình đang đợi họ.
Canh: Chúng mình đợi họ cùng đi.}
{Giáp: Mọi người đều sắp đi rồi đấy!
Ất: như thế không phải là đem mình ra làm trò cười sao?
Bính: lười không muốn đi, không phải là ngu lắm sao?
Đinh: Nhưng mà làm người cũng đâu có phải là dễ lắm?
Mậu: khó hơn làm diễn viên bi kịch nhiều!
Kỷ: A, đi thôi!
Canh: Đi thôi!}
(Tiếng xe vun vút bốn phương tám hướng càng lúc càng đến gần xen với tiếng còi của đủ thứ xe cộ. Giữa sân khấu ánh đèn sáng ra. các diễn viên đều đã trở lại vai trò của mình. Âm nhạc của người trầm mặc biến thành hành khúc khôi hài.)
Người đeo kính: (Nhìn cô gái, dịu dàng.) Chúng mình đi chứ?
Cô gái: (Khẽ gật đầu.) Vâng.
Bà mẹ: A, cái túi của tôi đâu?
Thằng lỗ mãng: (Sung sướng.) Tôi đang xách đây.
Bà mẹ: (Nói với Ông già.) Bác đi cẩn thận một chút. (Bước đến đỡ Ông già.)
Ông già: Cám ơn chị nhiều.
(Mọi người nâng đỡ dìu dắt nhau, chính đang sắp sửa cất bước.)
Mã chủ nhiệm: Ê, ê--đợi một chút, tôi phải buộc dây giầy cái đã!
Sơ cảo xong tại Bắc Đới Hà, Bắc Kinh tháng 7, 1981
Chung cảo xong tại Bắc Kinh tháng 11, 1982
-------------------------
Cước chú của Tiền Vệ:
Vì không thể hiển thị được hai dấu hiệu đặc biệt để biểu diễn những nơi mở và đóng của các nhóm đối thoại như trong bản của dịch giả, chúng tôi tạm thay thế bằng hai dấu { và }. Những đoạn đối thoại xảy ra giữa hai dấu này được trình diễn cùng một lúc, chồng chất lên nhau, chứ không theo thứ tự trước sau như trong văn bản thường.
_____________________________________
Đề nghị và thuyết minh về việc diễn TRẠM XE
(1) Đây là vở kịch đa thanh bộ. Có khi có hai ba hoặc nhiều nhất đến bảy âm thanh cùng nói một lúc. Có khi, đối thoại cũng thuộc loại đa thanh bộ. Bởi vì giới hạn của cách thức thông thường trong việc ấn loát xuất bản, không cách chi có thể dùng hình thức âm nhạc để biểu hiện được. Việc duyệt đọc có thể bất tiện. May mà diễn là để cho người ta xem. Cho nên lúc dàn cảnh, thông qua các thanh bộ khó điều chỉnh khi đọc, có ưu điểm có nhược điểm, đạo diễn có thể dựa vào chỗ hiểu của mình đưa ra cách xử lý khác.
(2) Hí kịch là một loại nghệ thuật thời gian, các khúc thức trong âm nhạc, hí kịch có thể mượn dùng. Đạo diễn xử lý vở kịch này cũng như điều khiển dàn nhạc, tập trung càng nhiều sức chú ý vào sự lên xuống của cái tình tự của toàn vở kịch.
(3) Âm nhạc không phải là chỉ để tô đậm tình huống trong hí kịch, mà là sử dụng cái phương thức đối vị, để cho âm hưởng biến thành một nhân vật độc lập, cùng với người trong kịch, cũng như cùng với khán giả, tiến hành đối thoại. Do đó, nếu như có điều kiện tác khúc, hình tượng âm nhạc của người trầm mặc tốt nhất là xuất phát từ cùng một động cơ, tiến hành các loại biến tấu.
(4) Lúc trình diễn vở kịch này không cần phải theo đuổi chi tiết của hiện thực, đáng chú trọng là một thứ trừu tượng của nghệ thuật, có thể lấy cái truyền thần đạt ý trong cách trình diễn từ trong kịch khúc truyền thống, như "Quí Phi Túy Tửu" của Mai Lan Phương và "Từ Sách Bão Thành" của Chu Tín Phương ra làm ví dụ. Nhưng mà cần phải làm cho gần gũi với con người trong đời sống hiện đại, không cần phải khoa trương.
(5) Vở kịch này thích hợp diễn trên sân khấu nhỏ, hội trường hay quảng trường lộ thiên. Nếu như diễn trên những sân khấu công ước, tốt nhất là làm cho sân khấu dài ra, nhưng không cần thiết phải sâu thêm.
Những đề nghị trên chỉ là để tham khảo.
-------------------------------------------------
Như Hạnh dịch từ nguyên tác Hoa ngữ Xa Trạm (Chezhan) của Cao Hành Kiện, trong Gao Xingjian, Chezhan: Gao Xingjian xijuji, 001 (Taiwan: Unitas Publishing Co., Ltd., 2001).
Trạm Xe
Lời giới thiệu
Chương 1
Chương 2
Chương Kết