Hồi 29
Tác giả: Cổ Long
Chàng đang nghĩ ngợi thì thấy Lãnh Ngưng Hương đến chân một vách đá, ra hiệu
cho chàng dừng lại.
Lý Tồn Hiếu định thần, ngưng mục nhìn về phía trước
Cách đó chừng ba mươi trượng có một đầm nước khá rộng, hai bên bờ toàn cổ
thụ rậm rạp, mặt sau đầm tiếp liền núi đá cao, phủ đầy mây song, một thác nước từ
trên vách đá đổ ầm ầm xuống đầm
Nhìn cảnh, chợt liên tưởng đến hai câu thơ của Lý Bạch:
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên
Đương nhiên ba nghìn thước chỉ là ngoa ngữ. Thi nhân ai không ngoa ngữ ?
Tiểu Thúy bước lên một bước thấp giọng hỏi:
- Lãnh cô nương, có người ư ?
- Cuối thác nước kia bắt đầu con đường tắt tới Miêu Cương Bát Động. Vì cần phải
qua chiếc đầm này mới tới được đường tắt đó, ta cho rằng nhất định ở đây chúng có bố
trí trạm canh.
Lý Tồn Hiếu vận hết thính lực và nhãn lực quan sát một lúc rồi lắc đầu:
- Không có người, tôi không phát hiện ra có động tĩnh nào.
Lãnh Ngưng Hương ngờ vực nói:
- Đây là nơi trọng yếu lẽ nào chúng không bố trí phòng thủ…
Chợt nghe Tiểu Thúy kêu lên:
- Ôi… Chim nhỏ quá ! Sao lại có loại chim tí xíu như thế ?
Lãnh Ngưng Hương theo ánh mắt Tiểu Thúy nhìn lên, chỉ thấy gần bờ đầm nơi
hai cây cổ thụ giao nhau tạo thành lối đi hẹp có một bầy chim cực nhỏ không biết bay
đến từ lúc nào đang quần tụ phi vũ, từ xa nhìn lại càng giống như một đám mây đen
xoáy tròn, chỉ có màu sắc hơi khác là không phải đen mà là màu xanh lục.
Nàng thốt lên kinh hãi:
- Không phải chim đâu ! Chính là ong đấy.
Tiểu Thúy càng kinh hãi:
- Ong ư ? Trên đời có thứ ong to đến thế sao ?
Quả nhiên nhìn kỹ lại thì đúng là ong thật, con nào con nấy to hơn ngón tay cái.
Lãnh Ngưng Hương nói:
- Giống ong này cực độc, chỉ ở Miêu Cương mới có. Bất luận người hay thú, chỉ
cần bị nó đốt một mũi thì đừng mong sống sót. Nguy hiểm nhất là hễ thấy có sinh vật
sống là chúng tấn công ngay và truy đuổi tới cùng, chỉ đến khi sinh vật đó chết hẳn mới
thôi. Bởi thế người hay thú khi thấy loại ong này đều kinh hồn bạt vía tránh thật xa…
Tiểu Thúy lè lưỡi nói:
- Có thứ vật lợi hại đến thế sao? Nhìn kìa, chúng giữ triệt lấy yếu lộ như thế, làm
sao chúng ta đi qua được ?
- Đó là chúng ta mới thấy một đàn, có thể vẫn còn nơi khác nữa…
Tiểu Thúy vội hỏi:
- Trong rừng ư ?
- Có khả năng như thế. Nếu chỉ một đàn thì còn dễ ứng phó. Giả sử còn một đàn
khác trong rừng thì phiền phức lắm…
- Có phải đó là bố trí của Miêu Cương Bát Động hay chỉ tình cờ ?
- Chắc là chúng được bố trí. Nhưng để đến gần chút nữa xem có đúng là thứ vật
nuôi không ?
Nói xong thận trọng bước lên.
Lý Tồn Hiếu vội ngăn lại:
- Khoan đã ! Cô nương định thử bằng cách nào ?
Lãnh Ngưng Hương quay lại nhìn chàng cười đáp:
- Chàng yên tâm đi ! Thiếp biết thứ vật này lợi hại lắm, chẳng dại gì lấy thân
mình mà thử đâu, mà sẽ dùng độc công độc để xem nó độc hơn hay độc vật của Phỉ
Thúy Cốc độc hơn.
Chốc lát nàng đã tới gần thêm mười trượng, cúi mình thấp xuống ra hiệu cho hai
người đi sau mình dừng lại nói:
- Không thể đến gần thêm nữa. Loại này cả thính giác lẫn khứu giác đều tinh
nhạy lắm, chỉ cần chúng phát hiện được chúng ta thì không ai sống sót thoát khỏi đây
đâu.
Nói xong nàng đưa cao tay trái lên.
Lập tức bầy ong có mục tiêu nhằm bàn tay trái của Lãnh Ngưng Hương rào rào
bay đến chẳng khác gì một trận cuồng phong.
Nhưng khi cách chừng hai ba trượng, toàn bộ bầy ong thay nhau rơi xuống cỏ, hết
lớp này đến lớp khác, sau một lúc không còn con nào bay lên nữa, tiếng vo ve cũng
lặng ngắt.
Nét mặt Lãnh Ngưng Hương giãn ra, nàng thích thú mỉm cười:
- Rốt cuộc thì chúng vẫn không độc bằng độc chất của Phỉ Thúy Cốc.
Chợt Tiểu Thúy kéo Lãnh Ngưng Hương nói khẽ:
- Cô nương có người !
Lãnh Ngưng Hương ngừng bặt nhìn tới trước. Bờ tả đầm nước có một người từ
rừng cây bước ra, tướng mạo rất hung ác.
Đó là một lão nhân chừng năm sáu mươi tuổi, người gầy nhom, râu tóc đỏ, mặt
tái xanh, mắt lồi mũi hếch, miệng rộng hoác như kéo dài tới tận mang tai, lại thêm hai
cái răng nanh lòi ra khỏi môi chĩa xuống như nanh lợn rừng.
Lão nhân khoác một chiếc áo ngắn, cứng queo không phải bằng vải mà là một
thứ da đặc chế.
Lãnh Ngưng Hương chợt thấp giọng nói:
- Chính hắn là người nuôi ong đó.
Chỉ thấy đôi mắt của lão quái nhân nhìn láo liên bốn phía với ánh mắt hung dữ
nhìn thật đáng sợ.
Tiểu Thúy hỏi:
- Cô nương, hắn tìm gì thế ?
- Chắc hắn tìm người đã giết vật nuôi của hắn.
Lúc này đôi mắt lồi của lão quái nhân lấy trong túi ra một ống nhỏ ghé vào miệng
thổi lên mấy tiếng quái dị.
Lãnh Ngưng Hương nhíu mày nói:
- Hắn gọi rắn đến tập kích chúng ta.
Nữ nhân rất hiếm người không sợ rắn.
Tiểu Thúy vừa nghe nói đã hốt hoảng áp sát vào Lãnh Ngưng Hương.
Lãnh Ngưng Hương vuốt nhẹ vai cô ta nói:
- Đừng sợ ! Loại rắn xoàng ở đây ta còn đối phó được.
Rồi quay sang bảo Lý Tồn Hiếu:
- Chàng hãy cẩn thận. Loại rắn ở Miêu Cương này cực độc, tốt nhất đừng để
chúng tới gần.
Lý Tồn Hiếu gật đầu:
- Tôi sẽ theo lời cô nương .
Lãng Ngưng Hương phất tay lên vẫy nhẹ một lát, rắc một thứ bột trắng quanh chỗ
ba người thành vòng tròn đường kính hơn trượng cười nói:
- Để xem độc xà có lợi hại hơn ong độc không ?
Đúng lúc đó chợt nghe tiếng phun phì phì rất đáng sợ khắp bốn phía từ xa tới
gần.
Tiểu Thúy lo lắng nói:
- Đến rồi !
Lãnh Ngưng Hương gật đầu:
- Quả thật không ít ! Lão quái này chắc nhặt nhạnh hết độc xà của toàn Miêu
Cương cũng nên…
Đã có thể trông thấy hàng trăm con rắn đủ màu đủ cỡ với hình thù khác nhau vô
cùng gớm ghiếc từ xa lao tới ba người.
Tiểu Thúy quá sợ hãi nhắm nghiền mắt lại, người run lẩy bẩy.
Nhưng đàn rắn đến cách ba người chừng một trượng thì dừng lại không tiến lên
nữa.
Lãnh Ngưng Hương nói:
- Thứ bột trắng có công hiệu rồi ! Chúng không dám bò qua vòng phấn độc đó,
chỉ không biết giữa hai thứ độc khắc chế nhau được bao lâu.
Lúc này chợt lão quái nhân thổi chiếc ống càng nhanh, âm thanh nghe càng rộn
rã.
Lãnh Ngưng Hương nói:
- Hắn giục bầy rắn đó ! Có lẽ hắn còn chưa phát hiện được ba chúng ta nấp ở
đây.
Lý Tồn Hiếu chợt hỏi:
- Lãnh cô nương, nếu khống chế được lão quái kia thì có thể làm giải tán được
bầy rắn không ?
Lãnh Ngưng Hương gật đầu:
- Đương nhiên là được rồi ! Rắn không có đầu thì phải chạy thôi, còn người kia
cũng là đầu rắn vậy, chỉ cần khống chế hắn là bầy rắn phải tan tác. Tuy nhiên khoảng
cách từ đây tới chỗ hắn khá xa, chàng có cầm chắc khống chế được không ?
- Cứ phải thử xem đã.
Chàng nói xong đề một hơi thực khí rồi vận hết công lực vào ngón trỏ tay phải
hết sức phóng ra.
Chỉ lực thật vô cùng uy mãnh xé không khí cuồn cuộn lao tới.
Lão quái nhân biến sắc, hốt hoảng dùng ống tiêu vung vẩy quanh người nhằm
bảo vệ các chỗ huyệt đạo.
Lãnh Ngưng Hương nhịn cười nói:
- Lão quái thật ngốc, cứ tưởng là ám khí.
Chỉ nghe bộp một tiếng, ống trúc trúng phải chỉ lực vỡ tan.
Lão quái nhân tái xám mặt mày, vội lùi lại mấy bước…
Lãnh Ngưng Hương cười nói:
- Tốt rồi ! Tuy không đả thương được hắn nhưng cũng hủy được ống trúc vậy là
hắn không còn công cụ điều khiển rắn nữa.
Chợt nghe lão quái nhân gọi to:
- Cao nhân từ đâu tới Miêu Cương, sao không hiện thân diện kiến một lúc ?
Tuy lão nói bằng giọng khàn khàn rất khó nghe nhưng vẫn phát âm bằng Hán
ngữ rất rõ.
Lãnh Ngưng Hương nói:
- Thế cũng coi được, lão ta chưa phải người hồ đồ. Đã thế chúng ta cứ đứng lên
nói chuyện, đừng để lão coi thường người Trung Nguyên lượng hẹp hòi.
Bấy giờ Tiểu Thúy đã bình tĩnh lại từ lâu, cả ba cùng đứng dậy.
Lão quái nhân ngạc nhiên nói:
- Thì ra có tới những ba vị. Vị nào vừa hủy ống trúc của lão phu ?
Lý Tồn Hiếu đáp:
- Tôi !
- Thì ra chỉ là một vị hậu sinh… Chiếc ống trúc đó của lão phu là thứ đặc sản
của Miêu Cương tinh chế, xưa nay không có binh khí gì có thể làm tổn hại nó. Ngươi đã
dùng thứ ám khí gì lợi hại thế ?
Lãnh Ngưng Hương cười to nói:
- Có lẽ ngươi cũng không tin. Vị đó dùng chỉ lực mà thôi.
- Chỉ lực ư ?
Lão quái nhân sửng sốt hỏi rồi chợt lắc đầu nói:
- Ngươi đoán không sai, lão phu đâu dễ tin ? Tiểu hậu sinh kia mới bao nhiêu tuổi,
thụ nghệ mấy năm mà có bản lĩnh đó chứ ? Lão phu sống gần trọn đời người mà chưa
từng nghe ai nói có người dùng chỉ lực công xuất ra tới cự ly mười trượng với uy lực kinh
nhân đến thế !
Lãnh Ngưng Hương nói:
- Tin hay không tùy ngươi vậy ! Cũng có thể đây là lần đầu tiên ngươi được tai
nghe mắt thấy.
Lão quái nhân hấp háy đôi mắt lồi,hỏi tiếp:
-Tiểu hậu sinh, bầy ong quý của lão phu nuôi cũng do ngươi giết phải không ?
Lãnh Ngưng Hương đáp:
- Không phải. Đó là do ta. Ta chỉ lấy độc công độc thử xem thôi, không ngờ bầy
ong chưa kịp thi độc đã…
Lão quái nhân mở to mắt hỏi:
- Nha đầu, ngươi biết dùng độc ?
- Không sai !
- Cũng là người chuyên dụng độc?
- Đúng thế !
- Nhưng theo lão phu biết thì hiện khắp võ lâm không có ai chỉ chuyên dụng
độc…
Lãnh Ngưng Hương cười đáp:
- Nhưng ở Phỉ Thúy Cốc thì ai cũng chuyên dụng độc.
Lão quái nhân biến sắc hỏi:
- Nha đầu, ngươi họ gì ?
- Họ Lãnh !
Hai chiếc răng nanh thòi ra ngoài của lão quái nhân chợt nghiến lại, hỏi:
- Lãnh Vô Cấu là người thế nào của ngươi ?
- Lãnh cốc chủ là thân mẫu của ta.
Lão quái nhân nghe nói mặt tái mét, quay phắt lại co chân chạy biến vào rừng.
Lý Tồn Hiếu thấy vậy ngẩn người ra vì kinh ngạc.
Tiểu Thúy hỏi:
- Có chuyện gì thế ? Vì sao lão quái nhân nghe cô nương nói đến Lãnh cốc chủ
của Phỉ Thúy Cốc đã khiếp vía bỏ chạy như ma đuổi thế kia ?
Lãnh Ngưng Hương cũng mở to mắt nhìn theo bóng lão quái nhân một lúc rồi nói:
- Ta biết hắn là ai rồi !
Tiểu Thúy vội hỏi:
- Cô nương, hắn là ai thế ?
- Hai mươi năm trước, lúc đó gia mẫu đang ở Ngũ Chỉ Sơn ngoài Nam Hải, đã
độc đấu với Nam Hải Nhị Hung giết được một tên còn tên kia chạy mất, tìm nhiều năm
nhưng không thấy. Rất có thể lão quái nhân này chính là một trong hai tên Nam Hải
Nhị Hung thoát chết. Theo lời gia mẫu thì năm xưa Nam Hải Nhị Hung cũng nuôi
dưỡng không ít độc vật ở Ngũ Chỉ Sơn. Nếu đúng là hắn thì chỉ e chúng ta gặp không ít
phiền phức.
Tiểu Thúy hỏi:
- Hắn đã sợ đến bỏ chạy bán sống bán chết như vậy cô nương còn sợ gì phiền
phức gì nữa ?
Lãnh Ngưng Hương lắc đầu:
- Nam Hải Nhị Hung vốn tính cực kỳ tàn bạo. Nhất định hắn ghi khắc mối thù
năm xưa, nhất là việc gia mẫu đã phá sào huyệt của hắn với biết bao công phu nuôi
dựng vô số độc vật, hắn không dám đến Phỉ Thúy Cốc tìm cừu, nhưng nếu thấy một
mình ta đến đây, nhất định hắn sẽ tìm trăm phương nghìn kế để đối phó.
Tới đó nàng quan sát xung quanh khi đã yên trí không có một con rắn nào lởn
vởn nữa mới nói:
- Đàn rắn không còn hiệu lệnh đã tản mác cả rồi. Chúng ta đi thôi.
Rồi thận trọng dẫn hai người tiến về phía thác nước.
Tiểu Thúy vẫn còn sợ, quan sát xung quanh thật kỹ mới đi sát vào người Lãnh
Ngưng Hương.
Họ tới tận thác nước vẫn không gặp sự cố gì xảy ra, lúc đó mới thật yên tâm.
Tiểu thúy nhìn thác nước một lúc chợt hỏi:
- Cô nương bảo rằng đường tắt bắt đầu từ phía sau thác nước này ư ?
- Đúng thế. Sau thác nước có một động khẩu, đó là đầu mút của con đường tắt bí
mật.
Thác nước dội xuống ầm ầm nghe thật dữ dội tạo thành những cột nước bắn xa
tới bốn năm trượng.
Cả ba người gần như điếc đặc chỉ dùng tay làm ám hiệu men theo bờ đầm vòng
ra sau ngọn thác, quả nhiên thấy hiện ra một động khẩu xung quanh mọc đầy rêu, nếu
lỡ trượt chân rơi xuống nước thì lập tức sẽ bị ngọn thác nhấn chìm.
Lý Tồn Hiếu quát to để cố át tiếng thác chảy:
- Để tôi lên trước, rủi có rơi xuống còn xoay sở được, nếu yên ổn thì sẽ kéo hai
người vào động.
Lãnh Ngưng Hương gật đầu:
- Cũng chỉ có cách ấy. Nhưng chàng phải cẩn thận, biết đâu trong động còn có
cạm bẫy hoặc độc vật nào đó.
Lý Tồn Hiếu gật đầu rồi từ mỏm đá nhô ra nhảy băng qua thạch động bám vào
một tảng đá.
Tảng đá có được nước mài nhẵn, không có rêu nên mới bám vào là giữ được trầm
ổn ngay.
Nhưng với khoảng cách chừng ba trượng, phải chọn vị trí đặt chân thật chính
xác.
Việc đó đối với người có võ công tuyệt đỉnh như Lý Tồn Hiếu thì không khó lắm,
nhưng đối với Tiểu Thúy lại là chuyện rất khó khăn và nguy hiểm.
Trước hết chàng đưa mắt quan sát trong động.
Từ động khẩu trở vào rất sạch sẽ khô ráo, trong phạm vi mười trượng không thấy
có gì khả nghi, còn xa hơn nữa thì tối đen không thấy gì.
Lý Tồn Hiếu chọn chỗ đứng vững chắc gần phiến đá rồi quay ra ngoài vẫy tay.
Người nhảy vào tiếp theo là Tiểu Thúy.
Cô ta hơi do dự một chút rồi lao người bay vút qua khoảng cách ba trượng đặt
được chân vào tảng đá, nhưng còn chưa đứng vững thì Lý Tồn Hiếu đã chộp lấy cánh
tay đẩy vào trong động.
Nhờ lực đẩy đó, Tiểu Thúy đáp xuống động khẩu an toàn.
Lãnh Ngưng Hương cũng bằng cách đó vào được động khẩu.
Ở đây thanh âm của thác nước càng lớn, Lý Tồn Hiếu phải dùng truyền âm nói
vào tai hai người :
- Tiếng thác to quá, các giác quan đều bị ngăn cản, nếu có gì bất trắc cũng khó
mà phát hiện vì thế chúng ta cần phải đặc biệt cẩn thận mới được.
Nói xong đi trước vào động.
Lãnh Ngưng Hương cầm tay Tiểu Thúy bước vào theo.
Vào sâu chừng mười trượng, trước mặt bỗng tối om, Lý Tồn Hiếu phải vận hết
mục lực mới nhận ra sự vật.
Bên trong động vẫn khô ráo sạch sẽ.
Động càng vào càng rộng, nhưng quanh co.
Ba người thận trọng bước đi vừa quan sát thật kỹ nhưng không thấy loại cạm bẫy
nào nguy hiểm, trong lòng đều thầm ngạc nhiên không hiểu vì chỗ này quá bí mật nên
đối phương yên chí địch nhân không thể lọt vào hay vì một lý do gì khác ?
Tuy vậy, cả ba đều không dám sơ suất, vận công bảo vệ các huyệt đạo, thận trọng
tiến lên.
Tiếng thác nước càng lúc càng nhỏ, chứng tỏ họ đã vào thật sâu trong động.
Chừng sau thời gian một bữa cơm, chợt phía sau sáng dần.
Tiểu Thúy mừng rỡ nói:
- Hết động rồi !
Lãnh Ngưng Hương gật đầu:
- Có lẽ thế !
Tiểu Thúy ngạc nhiên hỏi:
- Cô nương chưa đi qua thạch động này sao ?
Lãnh Ngưng Hương cười đáp:
- Cô ngốc này… Ta chỉ căn cứ vào lời khai của một tên người miêu mới bắt được
hôm qua mà biết có thạch động này chứ đã vào đây bao giờ đâu.
Nói xong câu thì ba người đã thấy động khẩu ngay trước mặt cách chừng mười
trượng.
Từ đáy động rất đẹp, chỉ cao nửa người, rộng vừa đủ một người lom khom đi lọt
Lý Tồn Hiếu đi trước, vừa lò dò tiến từng bước, vừa vận công vào song chưởng đề
phòng bất trắc.
Tiểu Thúy hỏi:
- Cô nương bên ngoài thạch động đã là Miêu Cương Bát Động rồi ư ?
- Có lẽ thế ! Tên người Miêu chỉ nói rằng đi hết con đường tắt này là tới Miêu
Cương Bát Động chứ không nói bao xa. Ta cũng không hỏi cặn kẽ.
Lý Tồn Hiếu ra đến động khẩu, chợt ngơ ngác kêu lớn:
- Ngoài động không phải là Miêu Cương Bát Động.
Bấy giờ Lãnh Ngưng Hương và Tiểu Thúy cũng vừa tới động khẩu nhìn ra, chỉ
thấy động khẩu mà họ đang đứng nằm chênh vênh giữa vách đá và bên dưới là khe sâu
thăm thẳm không thấy đáy.
Phía đối diện cách chừng bốn mươi trượng cũng có một động khẩu khác nằm giữa
vách đá dựng đứng giống hệt như bên này, từ chỗ nọ đang đứng có một chiếc cầu chỉ
bằng sợi mây song lớn nối sang cửa động đối diện. Chiếc cầu mây nhìn thật mong
manh, đưa lắc lư theo gió
Tiểu Thúy ngần ngại hỏi:
- Cô nương có dám qua không ?
- Đương nhiên là dám, vì không còn biện pháp nào. Chỉ sợ rằng ra đến giữa cầu
mà xảy ra chuyện gì bất trắc thì thật hỏng.
Tiểu Thúy lo lắng thốt lên:
- Có thể không ?
- Cái đó thì chưa biết được. Từ thác nước tới đây chúng ta chưa gặp trở ngại gì,
nhưng phải luôn luôn đề phòng có mai phục.
Lý Tồn Hiếu quan sát ngoài cửa động một lúc rồi quay lại nói:
- Khe núi sâu lắm, không nhìn thấy đáy.
Tiểu Thúy lại càng kinh hoảng.
Lãnh Ngưng Hương nhìn cô ta nói:
- Khi nào đi ngươi đừng nhìn xuống chân là sẽ không sợ đâu.
- Dạ ! Đi với cô nương, tiểu tỳ sẽ không sợ.
Lý Tồn Hiếu nêu ý kiến:
- Để đề phòng bất trắc, chúng ta không nên qua đồng thời một lúc. Tôi sẽ qua
trước. Chờ khi tôi tới được động khẩu bên kia rồi thì hai vị hãy qua cầu.
Dứt lời bước ra cửa động.
Lãnh Ngưng Hương nói với theo:
- Chàng hãy cẩn thận !
Lý Tồn Hiếu không trả lời. Chàng đến cửa động, vững chãi đạp lên sợi mây song
dài ba bốn chục trượng rồi lập tức thi triển khinh công bước đi như hành vân lưu thủy
sang vách đá bên kia.
Tiểu Thúy thán phục nói:
- Lý gia thật không hổ danh là đệ tử chân truyền của hai vị kỳ nhân dương thế !
Chỉ cần xem qua thân pháp khi qua cầu cũng đủ biết không ai sánh kịp.
Bấy giờ Lý Tồn Hiếu từ động khẩu bên kia vẫy tay gọi sang:
- Hai cô nương qua cầu đi !
Lãnh Ngưng Hương nói:
- Tiểu Thúy đi trước, ta sẽ đi sau bảo vệ cho.
Tiểu Thúy dạ một tiếng rồi đạp lên sợi mây, tay cầm chắc thanh vịn, phải một lúc
chân mới hết run, bắt đầu bước từng bước tiến sang.
Lãnh Ngưng Hương thì bước chân vững chãi hơn, mắt vừa nhìn sợi mây vừa để ý
trông chừng Tiểu Thúy đi trước.
Sau hết thời gian tuần trà, cả hai mới bước chân tới thạch động.
Tiểu Thúy mặt tái mét, thở phào nói:
- Tiểu tỳ sợ muốn chết.
Lãnh Ngưng Hương cười nói:
- Dù sao cũng đã qua được cầu an toàn rồi. Chúng ta nghỉ ngơi một lúc rồi đi tiếp.
Tiểu Thúy nhìn xuống khe núi sâu thẳm, lắc đầu:
- Vừa rồi tiểu tỳ không dám nói, nếu có người mai phục ở đây, chờ chúng ta đến
giữa cầu rồi cắt đứt sợi mây tất không tránh khỏi phân thân nát cốt.
Ba người nghỉ một lát rồi tiếp tục lên đường.
Vẫn do Lý Tồn Hiếu đi trước dẫn đường, Lãnh Ngưng Hương cầm tay Tiểu Thúy
bước theo.
Đi sâu vào động chừng ba mươi trượng, Lý Tồn Hiếu đột nhiên dừng lại.
Lãnh Ngưng Hương hỏi:
- Phía trước có gì hay sao ?
Lý Tồn Hiếu nhỏ giọng đáp:
- Tôi nghe hình như ở vách tường bên trái có âm thanh giống sắt thép chạm nhau.
Lãnh Ngưng Hương lắng tai nghe một hồi mới nghe thấy.
Đúng thế, thanh âm phát ra rất nhỏ và đứt quãng, nhưng giống như loại binh khí
bằng thép chạm nhau.
Lãnh Ngưng Hương nói:
- Aâm thanh khá gần, nhưng cách tường nên nghe không rõ lắm. Chẳng lẽ có mật
thất ?
Tiểu Thúy cầm thanh chủy đao gõ vào tường hai tiếng.
Lập tức nghe tiếng người nói:
- Đồ vật đáng chết kia ! Đến cả các ngươi cũng dám khi phụ ta. Sẽ có ngày ta
thoát được nơi giam cầm này, ta sẽ tẩy huyết Miêu Cương, giết sạch không còn một
mống.
Tiểu Thúy thì thầm hỏi:
- Ai thế ?
Lãnh Ngưng Hương cũng không khỏi ngạc nhiên, lắc đầu đáp:
- Không ngờ sau vách đá này còn có người. Chắc ông ta bị người của Miêu Cương
Bát Động bắt giam vào mật thất.
Lý Tồn Hiếu ngẫm nghĩ một lát rồi đề một hơi thực khí dùng thuật truyền âm nói:
- Chúng tôi không phải người Miêu đâu, các hạ là ai ?
Tiếng trả lời như thực như hư, nửa xa nửa gần, nhưng vẫn nghe ra âm thanh Hán
ngữ rõ ràng:
- Ở Miêu Cương này Hán nhân so với người Miêu còn tàn bạo thâm độc hơn. Nếu
ngươi chưa biết ta là ai thì cứ hỏi động chủ các ngươi khắc biết.
Lý Tồn Hiếu nói tiếp :
- Các hạ hiểu lầm rồi. Chúng tôi từ ngoài mới vào đây.
Giọng nói lại vang lên:
- Đã là Hán nhân ở Miêu Cương này thì ai lại không từ ngoài vào.
- Nhưng chúng ta không phải là người của Miêu Cương Bát Động.
Đó là tiếng của Lãnh Ngưng Hương.
Người kia ngạc nhiên hỏi:
- Thế nào ? Lại còn cả nữ nhân nữa ư ? Cho dù không phải là người của Miêu
Cương Bát Động tất cũng là bằng hữu của chúng.
Lãnh Ngưng Hương lại trả lời:
- Cứ theo tình hình trước mắt thì chúng ta với Miêu Cương Bát Động là địch chứ
không phải là bạn.
- Cái gì mà cứ theo tình hình trước mắt ? Địch là địch, bạn là bạn chứ sao lại
phải theo tình hình? Các ngươi là thứ cỏ lác, gió chiều nào theo chiều ấy hay sao ?
Lãnh Ngưng Hương đáp:
- Chúng ta đến đây để tìm một vật vốn không có liên quan gì đến Miêu Cương
Bát Động, nhưng chúng lại ngăn trở chúng ta…
- Vậy thì ta hiểu rồi. Nếu chúng không ngăn trở các ngươi thì các ngươi không đối
địch với chúng chứ gì?
- Đúng thế. Miêu Cương là dị vực. Thân ở nơi đất người thì không ai chuốc thêm
phiền hà vào người.
- Ngươi thật thà đấy ! Theo ta biết thì Miêu Cương Bát Động không tha cho bất cứ
ngoại nhân nào đặt chân vào Miêu Cương đâu. Các ngươi đã không phải là người của
chúng, tất phải đối địch.
- Nếu tình thế bắt buộc thì chúng ta cũng phải chấp nhận đối địch thôi.
Người kia chợt cười nói:
- Theo phương hướng mà phán đoán thì các ngươi đang ở sơn động, đó là con
đường tắt duy nhất từ ngoài thôngvào Miêu Cương Bát Động. Các ngươi đã tới được
đây, há còn đối đầu với chúng?
Lãnh Ngưng Hương đáp:
- Chỉ vì chúng tôi bắt được một người Miêu. Hắn đã khai ra con đường tắt này.
- Biết thì có thể biết, nhưng vào được tới đây lại là chuyện không dễ ! Ta biết
rằng trước động khẩu ở Hắc Long Đàm bố trí rất nhiều độc vật.
- Những thứ đó chúng tôi đều đã lãnh giáo. Có thể các hạ không tin, nhưng người
nuôi những thứ độc vật đó đã hoảng sợ bỏ chạy.
- Các ngươi có thể đối phó với độc vật ư ?
Lãnh Ngưng Hương hỏi:
- Trên thực tế, chẳng phải chúng tôi đã bình an vào được tới đây sao ?
Người kia nói:
- Cái đó thì không sai ! Chỉ là ai biết được chúng đã để cho các ngươi vào…
- Các hạ đa nghi quá ! Chúng tôi với các hạ chưa quen biết, cả bây giờ còn chưa
thấy mặt mũi ra sao, việc gì chúng tôi phải lừa dối chứ ?
Hình như câu nói đó đã tác động đến người kia, hồi lâu mới nói:
- Không kể các ngươi đến đây tìm vật gì, cho dù là cành cây ngọn cỏ, nhưng
Miêu Cương Bát Động quyết không để cho các ngươi thoát ra khỏi đây. Miêu Cương
không phải là chỗ tốt lành đâu, Miêu Cương Bát Động lại đầy rẫy quân tà ác, đâu cũng
có hiểm họa rình rập. Các ngươi không đối địch với chúng nổi đâu. Ta khuyên các
ngươi hãy quay lại, bây giờ còn kịp…
Tiểu Thúy gấp giọng:
- Xem ra vị này không phải kẻ ác.
Không ngờ người kia nói:
- Đương nhiên ta không phải là kẻ ác. Nếu ta quả là kẻ xấu thì đã hòa nhập với
chúng rồi, sao phải bị giam khốn ở đây đến nỗi cầu sống không được, muốn chết chẳng
xong ?
Lãnh Ngưng Hương đưa mắt nhìn Lý Tồn Hiếu.
Chàng lại dùng thuật truyền âm nói:
- Các hạ bị Miêu Cương Bát Động giam ở đây?
- Không sai !
- Xin hãy nói cần phải làm thế nào để thấy được các hạ ?
- Chỉ một chữ thôi ! Rất khó !
- Cho dù khó cũng nên tìm cách giải quyết chứ ?
- Xem ra ngươi có khí phách đấy !
- Các hạ quá khen !
- Ngươi muốn gặp ta?
- Trong tình cảnh này, phần lớn đều có ý đó.
- Nghĩa là do hiếu kỳ?
- Tôi không phủ nhận, tuy nhiên không phải hoàn toàn chỉ là hiếu kỳ. Chủ yếu là
tôi muốn nghĩ xem có cách gì để cứu các hạ thoát khỏi cảnh giam cầm này hay không.
Người kia cất tràng cười quái dị mới nói:
- Ngươi muốn giúp ta thoát khốn ư ? Nhưng vì sao mới được? Chúng ta chưa hề
quen biết…
Lý Tồn Hiếu đáp:
- Thì chính các hạ đã nói Miêu Cương Bát Động đầy rẫy quân tà ác, ở đâu cũng
có hiểm họa rình ập là gì ? Các hạ cũng nhận mình không a dua theo bọn xấu nên mới
bị giam cầm. Chỉ có lý do đó cũng đủ giúp các hạ rồi.
- Thế nhưng ta đã gặp không ít kẻ miệng nhân từ mà bụng hiểm sâu.
- Các hạ đã cầu sống không được, muốn chết chẳng xong thì còn sợ gì bị mắc
phải thủ đoạn hiểm ác nữa?
- Đó chỉ là nói ngoài miệng thôi, dù sống thế nào vẫn hơn là phải chết. Cho dù
sâu kiến cũng còn ham sống, huống chi là người ? Cho dù còn một chút hy vọng, người
ta vẫn không muốn chết.
- Nếu đã vậy, chúng tôi cũng không dám ép.
Người kia trầm ngâm một lúc rồi chợt hỏi:
- Ngươi bao nhiêu tuổi?
- Các hạ hỏi làm gì?
- Ta chỉ muốn biết một chút thôi. Thế nào? Ngươi không muốn nói?
Lý Tồn Hiếu đáp:
- Thư hữu vị hồi kinh ngã độc, sự vô bất khả đối nhân ngôn. Tuổi tác thì có gì mà
không muốn nói? Tôi hai mươi tuổi.
- À… thì ra là một tiểu oa nhi…Thôi được anh bạn trẻ !Đa tạ ngươi. Ngươi hãy
tiết kiệm tâm lực. Đừng nói ngươi không thể thấy được ta, cho dù thấy được cũng không
thể nào giúp ta thoát khốn.
Lý Tồn Hiếu hỏi:
- Chẳng lẽ cái đó quan hệ đến tuổi tác hay sao?
- Đương nhiên là có quan hệ. Ít ra ta thấy thế. Vì công lực võ học của mỗi người
liên quan đến tuổi tác. Ngươi mới hai mươi tuổi, cho dù luyện võ từ khi nhỏ cũng mới
mười mấy năm thôi…
- Vậy các hạ niên kỷ bao nhiêu?
- Ta bị giam trong hang núi này ngày cũng như đêm, ngửa bàn tay không thấy vì
thế chẳng biết đã ở đây bao lâu rồi. Nhưng áng chừng thì ta độ sáu mươi tuổi.
- Vậy thì xin gọi các hạ một tiếng lão nhân gia vậy. Người nào đã bắt lão nhân
gia giam ở đây? Hắn bao nhiêu tuổi ?
- Hắn mới hơn bốn mươi. Nhưng ngươi hỏi làm gì ?
Lý Tồn Hiếu hỏi lại:
- Lão nhân gia đã sáu mươi tuổi tất công lực võ học rất thâm hậu, làm sao còn bị
người mới bốn mươi tuổi bắt giam ở đây mà không thoát ra nổi ?
Câu phản vấn thật đích đáng khiến cả Lãnh Ngưng Hương và Tiểu Thúy đều phì
cười.
Người kia đáp, giọng có phần tức giận:
- Anh bạn trẻ ! Ngươi cũng giỏi mồm mép lắm đấy ! Ta có thể cho ngươi biết tên
súc sinh kia vừa dùng thủ đoạn gian trá, vừa dụng độc ám toán chứ nếu không thì làm
sao giam nổi ta ? Hừ, cho dù suốt đời hắn cũng đừng hòng.
- Cứ theo lời lão nhân gia thì nhất định ngài là một vị cao nhân trong võ lâm. Nếu
vậy lão nhân gia tất biết rằng công lực võ học không liên quan nhiều đến tuổi tác.
- Anh bạn trẻ. Bây giờ không phải là lúc để chúng ta tranh biện. Và cũng không
phải chỗ để tranh luận.
- Đúng thế. Nhưng tôi có lòng muốn giúp đỡ, tại sao lão nhân gia không để tôi
thử xem ?
Lặng đi một lúc, người kia mới nói:
- Thôi được ! Anh bạn trẻ, chẳng phải ta muốn làm khó cho ngươi đâu. Vì chính
ngươi đã tự nguyện. Nếu gặp phải chuyện phiền phức thì nhớ đừng trách ta…
Dừng một lúc lại tiếp:
- Căn cứ vào âm thanh thì có thể xác định ngươi đang đứng đối diện với ta. Vách
đá ngay trước mặt ngươi có thể di động, ngươi thử đẩy nó xem.
Nếu phiến đá có thể di động được tất phải có kẻ hở. Nhưng vì trong động quá tối
nên không thể tìm được kẻ hở nào.
Lý Tồn Hiếu đến sát tường sờ một lát rồi nói:
- Lão nhân gia, phiến đá này chỉ e nặng không dưới nghìn cân.
- Phải đó. Ngươi nói không sai. Khối đá đó vừa chẵn một nghìn cân. Ngày trước
lúc chúng giam ta phải dùng tới hai ba mươi tên người Miêu vạm vỡ mới đặt được
phiến đá vào đó.
- Lão nhân gia hãy để tôi suy nghĩ một chút nó đẩy ngang hay đẩy ra vào…
- Ngươi suy nghĩ hợp lý đấy ! Hai đầu trên và dưới phiến đá đều có trụ để xoay
được…
- Nếu vậy thì việc không đến nổi quá khó.
Nói xong chàng vận hết mười hai thành công lực vào hai cánh tay xong lùi một
bước mới tiến lên dùng hết sức đẩy mạnh.
Lập tức khối đá nghìn cân chuyển động, một nửa bị đẩy vào trong, nửa đối diện
lại mở ra ngoài
Giọng nói bên trong đầy hoảng hốt:
- Thanh niên nhân ! Ngươi là thần hay người ?
Lý Tồn Hiếu vẫn tiếp tục vận công đẩy, không trả lời.
Lãnh Ngưng Hương đáp thay:
- Lão nhân gia, chàng là người, duy có khác là thụ nghệ từ danh môn.
Người kia hỏi:
- Tiểu cô nương, vị bằng hữu đó xuất thân từ môn phái nào?
Lãnh Ngưng Hương không đáp.
Người kia chợt sung sướng kêu lên:
- Mở được rồi !
Bấy giờ phiến đá được đẩy ra hai bên tạo thành hai nửa, một nửa mở vào trong
thạch thất, còn nửa kia mở ra ngoài thạch động.
Thế nhưng bên trong vẫn tối om không trông thấy gì.
Lãnh Ngưng Hương hỏi:
- Lão nhân gia đang ở đâu?
- Ta đang ở trước mặt cô nương đây, bị giam ở đây suốt mấy chục năm, ta đã
quen nhìn trong bóng tối, bởi thế tuy các ngươi không thấy ta nhưng ta lại thấy các
ngươi. Tiểu cô nương, ngươi thật là một bậc kỳ nữ phong hoa tuyệt đại, đẹp nhất trong
số các nữ nhân mà ta được gặp trong đời.
Lãnh Ngưng Hương đỏ mặt đáp:
- Lão nhân gia quá khen.
Người kia lại tiếp:
- Vị tiểu bằng hữu kia nhân phẩm cũng thật xuất chúng, tuấn mỹ hiếm có. Vị đó
là người thế nào của cô nương ?
Lãnh Ngưng Hương hơi ngượng đáp:
- Chàng… là vị hôn phu…
- À… tốt lắm ! Kim đồng ngọc nữ, tiên lộ minh châu, thật là một đôi trời se !
Ngay đến thiên tiên cũng phải khen ! Ta xin chúc hai vị nhất tu song hảo, sống hạnh
phúc đến bạc đầu !
Lãnh Ngưng Hương vừa sung sướng vừa xấu hổ lí nhí nói:
- Đa tạ lão nhân gia …
Lão nhân trong phòng tối lại hỏi:
- Còn vị cô nương kia …
Tiểu Thúy liền trả lời:
- Lão nhân gia, tôi là tỳ nữ của cô nương tôi.
- Chủ đã đẹp tỳ cũng đẹp. Cô nương cũng là bậc sắc nước hương trời…
- Không dám…
Lão nhân lại nói:
- Tiểu bằng hữu ! Công lực của ngươi thật kinh nhân mà ta mới thấy lần đầu. Mới
rồi vị hôn thê của ngươi nói rằng ngươi xuất thân từ danh môn. Vậy có thể cho ta biết từ
môn phái nào không?
Lý Tồn Hiếu đáp:
- Lão nhân gia, điều đó không quan trọng. Điều khẩn thiết hơn là để tôi xem lão
nhân gia bị giam khốn thế nào khác nữa.
Lão nhân gia lại hỏi:
- Ngươi đã không muốn nói thì ta không gặng hỏi thêm nữa. Nhưng có thể nói
danh tánh của mình không ?
Lý Tồn Hiếu do dự một lát rồi trả lời:
- Lão nhân gia tôi là Lý Tồn Hiếu.
- À… Lý Tồn Hiếu… tên cũng hay thật đấy… Ngươi có nhìn thấy ta không ?
- Chỉ thấy mờ mờ thôi.
- Trong hắc lao này mà còn thấy được đồ vật, ngoài ta ra có lẽ trên đời chỉ còn
một mình ngươi thôi. Thanh niên nhân, ngươi bước vào đây.
Lý Tồn Hiếu chầm chậm tiến vào hắc lao. Mới được hai ba trượng đã nghe lão
nhân nói:
- Thôi được rồi. Bây giờ ngươi nghe xem đây là âm thanh gì ?
Chợt nghe có tiếng loảng xoảng.
Lý Tồn Hiếu hỏi:
- Lão nhân gia chỉ bị cùm chân thôi ư ?
- Phải. Còn may là chỉ bị cùm chân. Nếu cùm cả tay nữa thì ta chết đói lâu rồi !
Đôi cùm này làm bằng thép tinh chế đặc biệt của người Miêu, không có thứ thần binh
lợi khí nào làm tổn hại được nó. Vậy ngươi có cách gì phá được ?
Lý Tồn Hiếu chợt nghĩ đến ống thổi của lão quái nhân nuôi rắn trong Nam Hải
Nhị Hung liền hỏi:
- Có phải đó là thứ hàn thiết không ?
- Chính phải, ngươi biết ư ?
- Để tôi cố thử xem …
- Để ta giẫm chân phát ra tiếng kêu, ngươi cứ nhằm âm thanh leng keng mà hạ
thủ.
Quả nhiên tiếng xủng xoảng vang lên không dứt.
Trước hết Lý Tồn Hiếu cúi xuống sờ vào cùm.
Thì ra đó là một chuỗi xích với những mắt xích lớn bằng cổ tay, đừng nói đó là
thép tinh chế, ngay cả loại sắt bình thường lớn như thế cũng khó có thứ dao kềm nào
chặt đứt nổi.
Lão nhân lại nói:
- Ta bị hai thứ sắt và đá giam khốn ở đây mấy chục năm. Aøi ! Thanh niên nhân,
ngươi nếu có thể thì làm đứt chỗ nào cách chân ta một quãng cũng được, việc còn lại
để ta tự liệu.
Lý Tồn Hiếu liền vận hết nội công tập trung cả hai thứ thần công Phật, Ma vào
hữu chưởng rồi nhằm thẳng sợi xích giáng xuống.
Chỉ thấy một đốm lửa bùng lên, sợi dây xích sắt to bằng cổ tay lập tức đứt gọn.
Lão nhân kinh hãi kêu lên:
- Thanh niên nhân ! Chỉ với một chưởng này của ngươi đã xứng đáng là thiên hạ
đệ nhất nhân rồi.
Lý Tồn Hiếu không nói gì, tiếp tục ngưng tụ thần công chưởng đứt sợi xích thứ
hai.
Hai sợi xích vừa đứt, liền nghe lão nhân lêu lên vui sướng:
- Ta lại có thể thấy được trời xanh rồi ! Thanh niên nhân, niềm vui sướng đó
chính ngươi tặng cho ta đấy. Đại ân này đâu thể nói bằng chữ tạ ? Lão thân xin ghi
khắc, chúng ta sẽ gặp lại nhau ở Miêu Cương Bát Động.
Lý Tồn Hiếu chợt cảm thấy nột làn gió lướt qua trước mặt cùng bóng đen đi về
phía trước rất nhanh.
Lãnh Ngưng Hương kêu lên:
- Lý lang, lão ta đi rồi !
Lý Tồn Hiếu gật đầu:
- Tôi cũng thấy rồi !
Tiểu Thúy chen lời:
- Lão làm tỳ nữ sợ quá ! Người đâu mà chẳng hiểu nghĩa lý gì cả, làm sao ta mới
giúp lão thoát hiểm đã bỏ chạy ngay vậy chứ? Thậm chí không nói được một lời cảm
ơn nữa…
Lãnh Ngưng Hương nói:
- Bà ấy nói được Lý gia tặng tự do được thấy lại trời xanh, đại ân không thể nói
bằng chữ tạ đó thôi…
Tiểu Thúy ngạc nhiên hỏi:
- Cô nương nói rằng bà ấy ư ?chẳng lẽ đó là nữ nhân ?
- Thì bà ấy chẳng xưng mình mà lão thân đó thôi.
Tiểu Thúy hiểu ra nói:
- Đúng là người đó xưng là lão thân thật. Hóa ra là bà lão…
Lý Tồn Hiếu nói:
- Vị lão nhân gia đó công lực rất cao cường, hiển nhiên hết sức căm hận Miêu
Cương Bát Động, đặc biệt là Hán nhân đầu nhập vào đó. Nếu để bà ta đến trước vào
Miêu Cương Bát Động, hậu quả sẽ khó lường trước được.
Lãnh Ngưng Hương lo lắng tiếp lời:
- Không sai ! chúng ta đi nhanh thôi !
Rồi không chờ Lý Tồn Hiếu đồng ý, cứ cầm tay Tiểu Thúy đi nhanh tới.
Tuy ba người rất sốt ruột muốn đi nhanh nhưng trong thạch động tối om nên
không thể thi triển thân pháp. Phải sau thời gian tuần trà họ mới tới được động khẩu.
Cửa động này cũng nằm giữa vách đá cách mặt đất tới mười mấy trượng, có một
sợi mây buộc vào tảng đá ngay cửa động thỏng xuống. Ngoài động là một cốc đạo hẹp
mọc các loại cây cỏ lúp xúp, không thấy bóng người hay bất cứ loại chim muông nào.
Vẫn chưa phải là Miêu Cương Bát Động.
Tiểu Thúy hỏi:
- Sao vẫn chưa tới Miêu Cương Bát Động ?
Bỗng nhiên hàng loạt tiếng rú thảm từ cốc đạo truyền tới.
Lý Tồn Hiếu kêu lên:
- Vị lão nhân gia đó đã khai sát giới rồi.
Lập tức từ động khẩu nhảy ào xuống.
Hai thiếu nữ cũng nhảy theo.
Đi hết cốc đạo, trước mặt ba người mở ra một cảnh tượng rất hùng vĩ.
Bên dưới là một thung lũng bằng phẳng khá rộng, có suối nước và cây cỏ tốt tươi,
xung quanh thung lũng là quần sơn san sát với những vách đá dựng đứng cao vút, trên
các vách đá phẳng lỳ như gương có rất nhiều động khẩu, từ mỗi động khẩu cheo leo
giữa vách đá đều buộc những thang mây dài ngắn khác nhau thõng xuống đất
Giữa thung lũng nằm rải rác tới gần hai chục tử thi đều là người Miêu, đầu bị vỡ
nát, ngực bụng đều phanh hết ra, gan ruột lầy nhầy, thảm không chịu được.
Lý Tồn Hiếu nhíu mày nói:
- Vị lão nhân gia đó thủ pháp tàn độc quá.
Lãnh Ngưng Hương tiếp lời:
- Cũng chẳng trách được… Ai bảo chúng giam hãm bà ấy mấy chục năm trong
ngục tối…
Lý Tồn Hiếu phản đối:
- Cho dù thế nào cũng chỉ nên tìm chủ hung mà trừng trị, còn những người Miêu
kia có tội gì?
- Nhưng nếu lão nhân gia không giết chúng, chúng cũng giết bà ta thôi. Ngoài ra
bọn thủ hạ của Miêu Cương Bát Động này tên nào cũng tàn ác, giết không biết bao
nhiêu người rồi và thủ đoạn cũng tàn độc chẳng kém gì lão nhân gia đó đâu.
Lý Tồn Hiếu lướt mắt nhìn quanh hỏi:
- Đây có phải là Miêu Cương Bát Động không ?
Lãnh Ngưng Hương đáp:
- Không biết. Nếu chưa phải thì Miêu Cương Bát Động chắc cũng không xa…
Lại nghe mấy tiếng la thảm từ phía trước vọng lại.
Lý Tồn Hiếu nhận ra tiếng kêu từ một động khẩu dưới chân vách đá cách đó vài
chục trượng liền nói:
- Trong đó còn có người, chúng ta nhanh đến xem !
Cả ba người cùng lao về phía động khẩu.
Lại một cảnh tượng thê thảm bày ra trước mặt họ, mười mấy tử thi bị vỡ đầu lòi
ruột nằm chất đống dưới chân vách đá, trên vách không chỉ một mà có tới năm sáu
động khẩu đều có thang mây trèo xuống.
Lãnh Ngưng Hương nói:
- Đây đã là Miêu Cương Bát Động rồi.
Tiểu Thuý đếm các động khẩu xung quanh thung lũng rồi gật đầu nói:
- Đúng thế ! Kể cả động phía bên kia, cả thảy vừa đúng tám động ! Nhưng làm
sao không thấy lão thần tiên và người của hia môn Lãnh Nguyệt và Hàn Tinh đâu cả?
Lãnh Ngưng Hương nhìn Lý Tồn Hiếu nói:
- Phải rồi… đã đến Miêu Cương Bát Động sao vẫn chưa thấy Cơ bà bà và những
người cùng đi ? Ngoài ra Miêu Cương Bát động thu nhận không ít người Trung Nguyên,
thế mà gần bốn chục tử thi đều là người Miêu cả…
Lý Tồn Hiếu trầm ngâm nói:
- Cô nương và Tiểu Thúy cứ ở đây, để tôi vào các hang xem .
Dứt lời nhún mình nhảy vào một động khẩu gần nhất.
Lãnh Ngưng Hương lo lắng nhìn theo.
Không lâu sau, chàng hiện ra ở một động khẩu khác nhảy xuống trước mặt hai
thiếu nữ.
Lãnh Ngưng Hương hỏi:
- Thế nào? Trong động không có người sao?
Lý Tồn Hiếu đáp:
- Các động này đều thông với nhau, là nơi cư ngụ của chúng. Trong đó còn có
giường nệm, bàn ghế và các đồ dùng thì có thể đoán rằng trong động ít ra phải tới trăm
người ở…
Tiểu Thúy hỏi:
- Nhưng họ đi đâu cả mới được chứ ?
Lý Tồn Hiếu lắc đầu.
Lãnh Ngưng Hương chợt mở to mắt nói:
- Đúng rồi ! Rất có thể bọn chúng đã dốc toàn lực đi tìm kho báu chỉ để lại mấy
chục tên giữ sào huyệt…
Tiểu Thúy tán thành ngay:
- Đúng quá !
Lý Tồn Hiếu tiếp lời:
- Có khả năng. Vậy là vị lão nhân gia cũng đã đi tìm những người khác rồi.
Chúng ta đi thôi !
Lại nhìn Lãnh Ngưng Hương chàng nói:
- Cô nương có xem tàng bảo đồ, vậy có thể nhận ra thế núi và địa hình của kho
báu không ?
- Thiếp nhận được, chỉ không biết nó ở gần đây hay xa thôi. Chàng muốn tìm họ
ư ?
- Cô nương cũng biết tôi đến đây cốt tìm gặp Cơ bà bà.
Lãnh Ngưng Hương gật đầu :
- Thiếp biết. Nhưng chúng ta hiện ở đây và Miêu Cương này địa hình rất phức
tạp, dễ lạc đường lắm. Thiếp không thể biết nơi đó nằm ở hướng nào…
Tiểu Thúy đề xuất ý kiến:
- Hay chúng ta cứ ở đây chờ chúng trở về?
Lý Tồn Hiếu trầm ngâm nói:
- Đành phải thế thôi …
Nhưng chàng chưa dứt câu thì ngưng thần dỏng tai như đang nghe ngóng gì.
Lãnh Ngưng Hương vội hỏi:
- Có người đến hay sao?
Lý Tồn Hiếu gật đầu:
- Đúng thế. Chỉ có một người nhưng người này đi lại rất nhanh.
Vừa lúc đó vang lên tiếng rú từ mé bên trái.
Lý Tồn Hiếu kinh hãi nói:
- Nhất định lại là lão nhân gia rồi.
Ba người cùng phóng nhanh về hướng đó.
Vượt qua một khu rừng nhỏ lại tới một động khẩu khác, ngay dưới chân vách đá
bên dưới động có một người chết nhưng không phải là người Miêu mà là một hán tử
bận hoàng y, tử trạng cũng giống hệt bốn chục tử thi trước đó, đầu bị vỡ nát ngực bụng
phanh ra.
Tiểu Thuý nói:
- Tiếc thật ! nếu chúng ta đến sớm hơn có lẽ đã hỏi được tin tức nào đó…
Lý Tồn Hiếu chợt hướng lên một động khẩu gọi to:
- Lão nhân gia, có Lý Tồn Hiếu ở đây.
Tiếng lão phụ nhân từ động khẩu vọng xuống:
- Thanh niên nhân, ta thấy rồi.
- Lão nhân gia có thể hiện thân nói chuyện không ?
- Không được đâu ! Ta bị giam trong hắc lao mấy chục năm, y phục rách nát cả,
nay trên người không một mảnh vải sao có thể gặp người khác ?
Lý Tồn Hiếu không ngờ tới điểm này, nghe vậy thì ngẩn cả người.
Tiểu Thúy nhanh miệng:
- Sao lão nhân gia không tìm một bộ y phục trong động của chúng?
Lão phụ nhân hừ một tiếng:
- Tiểu cô nương, nếu chúng ta không phải là chỗ quen biết thì câu đó của ngươi
đủ làm ta tức giận ! Nước bẩn sao uống được ? Lão thân há thèm bận y phục của bọn
súc sanh đó?
Tiểu Thúy nhíu mày nhưng không đáp.
Lão phụ thân lại tiếp:
- Thanh niên nhân, ngươi có điều gì thì cứ nói đi.
Lý Tồn Hiếu cất tiếng:
- Xin lão nhân gia mở lượng …
Lão phụ nhân ngắt lời:
- Thanh niên nhân, ngươi không cần phải khuyên ta. Ta sẽ nhớ đại ân của ngươi.
Nhưng lúc ta ở hắc lao ta đã trọng thệ rằng nếu có ngày nào thoát khốn sẽ diệt tận
giống súc sinh này. Bây giờ đã đến lúc…
- Tôi không ngờ giúp lão nhân gia thoát hiểm lại tạo nên sát nghiệp thảm khốc
thế…
- Thế nào? Ngươi hối hận ư ?
- Không hẳn thế, chỉ là …
- Nếu ngươi hối hận thì cứ để ta trả xong mối hận mấy chục năm sống như cầm
thú, ta sẽ tự nguyện trở lại đó để ngươi khuân đá lấp lại như cũ, nguyện ý chết trong đó,
như vậy coi như trả ân cho ngươi …
- Lão nhân gia sao phải khổ như thế chứ ?
- Thanh niên nhân ! Ngươi không biết ta phải chịu thống khổ thế nào …Nỗi đau
xác thịt còn chịu được, còn nỗi đau tâm linh thì khó mà chịu thấu ! Tội ác của bọn súc
sinh này muốn chết cũng chưa đủ ..
Lãnh Ngưng Hương chợt chen lời:
- Dường như lão nhân gia rất quen thuộc địa hình ở Miêu Cương Bát Động
Lão phụ nhân thở dài nói:
- Đâu chỉ quen? Tiểu cô nương ! Miêu Cương Bát Động chính do tay ta tạo dựng,
giống như nhà ta vậy.
Cả ba người nghe nói đều sửng sốt.
Tiểu Thúy hỏi:
- Miêu Cương Bát Động là do lão nhân gia tạo dựng ư ?
- Tiểu cô nương ngươi không tin sao?
Tiểu Thúy đáp:
- Không phải thế ! Chỉ là không ngờ.
Lão phụ nhân chỉ thở dài:
- Nói ra thì dài… Hai mươi năm trước lão thân đến Miêu Cương. Lúc đó bọn
người Miêu ở đây còn man rợ lắm, gần như ăn lông ở lỗ, lão thân dạy chúng lấy lửa
nấu thức ăn, dạy mọi thứ… Aøi ! Tóm lại lão thân dạy chúng tất cả những gì mình
biết…
Tiểu Thúy nói:
- Nếu vậy lão nhân gia là ân nhân của chúng rồi …
- Nói thế cũng không sai. Lúc đầu chúng coi ta như thần minh nói tất nghe, bảo
tất làm. Cho tới sau này có một số bọn võ lâm Trung Nguyên bại hoại đến đây thì
chúng biến đổi hẳn, trở nên bướng bỉnh và tàn ác, không từ thủ đoạn nào, tàn sát sinh
linh không thương tiếc. Lão thân khuyên bảo thế nào chúng cũng không nghe nữa. Lão
thân bắt đầu hối hận vì mình đã phí tâm lực để cải hóa lũ người man rợ đó …
Tiểu Thúy hỏi:
- Về sau chúng đưa giam lão nhân gia vào hắc lao như thế nào?
- Chúng dùng thủ đoạn mà bọn bại hoại võ lâm Trung Nguyên dạy cho, trước hết
dùng mê dược đầu độc, sau đó luân phiên làm nhục ta cuối cùng mới bắt nhốt vào hắc
lao… Các ngươi thử nghĩ xem, lấy oán báo ân một cách bất lương, tàn độc đến mức đó
thì con người sao có thể chịu đựng được? Ta trộm sống mấy chục năm chỉ cầu được có
ngày hôm nay. Đã thoát khỏi chốn địa ngục đó, làm sao ta có thể tha thứ cho bất cứ
tên nào?
Câu chuyện của lão phụ nhân khiến cả ba người đều xúc động.
Không ai ngờ bà ta đã phải chịu cảnh bi thảm đến thế.
Bị một lũ man rợ ám toán, luân phiên làm nhục mà vẫn âm thầm chịu đựng trong
hắc lao thiếu thốn, tối tăm và bẩn thỉu, đủ biết bà ta có nghị lực kiên cường bao nhiêu.
Mối thù ấy quả nhiên không thể không báo.
Trầm mặc hồi lâu, Lý Tồn Hiếu mới lên tiếng:
- Tôi không ngờ rằng lão nhân gia phải nếm trải tấn kịch thảm khốc đến thế. Bọn
Miêu Cương Bát Động này quả là không bằng cầm thú, tôi không dám khuyên ngăn lão
nhân gia nữa.
- Thế mới phải chứ ! Thanh niên nhân, ở đây không phải việc của ngươi. Hãy
nhanh rời khỏi nơi này, đi tìm vật của các ngươi đi !
Lý Tồn Hiếu ngập ngừng một lúc mới nói:
- Việc đã thế này, tôi cũng không giấu lão nhân gia nữa. Chúng tôi vượt nghìn
dặm tới đây là để cứu một vị bằng hữu…
Lão phụ nhân liền hỏi:
- Vậy ư ? Vị bằng hữu của các ngươi rơi vào tay Miêu Cương Bát Động hay sao?
- Không phải thế. Vị đó theo một người từ Trung Nguyên tới đây để tìm một kho
báu. Theo chúng tôi biết thì vị đó đang gặp nguy hiểm.
Lão phụ nhân à một tiếng nói:
- Ta hiểu rồi. Ngươi sợ vị bằng hữu đó cùng những người tìm kho báu xảy ra xung
đột…
- Không phải thế. Lão nhân gia, vị bằng hữu đó không phải tới Miêu Cương này
để tìm kho báu. Không dám giấu lão nhân gia, bức tàng bảo đồ vẽ địa hình kho báu
vốn là của tôi, sau lại rơi vào tay các nhân vật của võ lâm Trung Nguyên. Vị bằng hữu
đó đã đoạt lại tàng bảo đồ trả cho tôi…
- À …Nhưng ta thấy có gì đó không đúng. Ta biết rất rõ bọn người của Miêu
Cương Bát Động, chúng không bao giờ tha những kẻ dám xâm phạm vào địa phận của
chúng. Thế nhưng tình thế ở đây cho thấy hầu như chưa có xung đột nào xảy ra.
Lý Tồn Hiếu nói:
- Lão nhân gia còn chưa biết bọn người tìm kho báu đã liên kết với Miêu Cương
Bát Động với thỏa ước sau khi kiếm được kho báu thì chia đều.
- Thì ra thế …chẳng trách nào …
Rồi cười hắc hắc nói thêm:
- Miêu Cương Bát Động là bọn mọi rợ, lại hung tàn như cầm thú, tính tình lại xảo
quyệt hiểm trá, dễ gì liên kết với ai? Theo lão thân thì nhất định chúng có dụng tâm
khác.
- Lão nhân gia nói đúng. Nhưng bọn người Trung Nguyên kia cũng có ý đồ của
mình.
- Hô hô ! Đúng là kẻ cắp gặp bà già ! Có lẽ Miêu Cương Bát Động chỉ để mấy
tên quái vật này giữ động, còn bao nhiêu đi tìm kho báu cả rồi… nhưng ngươi biết rõ
kho báu ở Miêu Cương này chứ ?
Lãnh Ngưng Hương thay lời đáp:
- Lão nhân gia, trước đây tôi đã tới Miêu Cương. Thấy địa thế vẽ trên tàng bảo đồ
thì nhận ra nơi đó thuộc Miêu Cương.
- Tiểu cô nương, vậy ngươi nói xem bức hoạ đồ vẽ chỗ nào ? Địa hình ở Miêu
Cương lão thân thông thuộc như lòng bàn tay mình vậy.
Lãnh Ngưng Hương lắc đầu:
- Nhìn vào bản đồ, tôi chỉ biết địa thế nhưng không biết đó là nơi nào, cũng
không biết phương hướng tới đo.
- Nếu vậy thì ngươi cứ nói địa thế cũng được. Chỉ cần ngươi mô tả dáng núi thế
nào lão thân sẽ biết ngay.
Lãnh Ngưng Hương nhìn Lý Tồn Hiếu ra ý dò hỏi.
Chàng hiểu ngay, gật đầu nói:
- Tôi không quan tâm đến kho báu đâu, chỉ muốn nhanh chóng gặp bọn họ cô
nương cứ nói đi.
Lãnh Ngưng Hương nhìn lên động khẩu nói:
- Trên tàng bảo đồ vẽ ba ngọn núi thành thế chân vạc, ở giữa có một đầm nước…
Lão phụ nhân buộc miệng:
- Nhược Thủy Hồ ! Từ đây đi về phía đông năm dặm là tới. Để lão thân đi trước
cho.
Trong động không có âm thanh phát ra nữa.
Lãnh Ngưng Hương gọi thêm hai tiếng vẫn không thấy hồi âm.
Tiểu Thúy nói:
- Không thấy bà ta ra khỏi động.
- Chắc bà ta đã ra bằng lối khác. Chúng ta cũng đi thôi.
Ba người lập tức nhảy vào động khẩu mà vừa rồi lão phụ nhân ẩn nấp rồi đi sâu
vào.
Quả nhiên bên trong có nhiều động thông nhau rất rộng và sáng sủa.
Tiểu Thúy cũng chỉ tay vào chỗ sáng trước mặt nói:
- Lối ra ở đây rồi !
Đúng là lối ra thật.
Chỉ lát sau ba người đã ra khỏi Miêu Cương Bát Động, trước mặt là một khe núi.
Có ai vẽ lên cát hình mũi tên chỉ hơi chếch sang phải.
Lãnh Ngưng Hương nói:
- Chắc là lão nhân gia chỉ đường cho chúng ta.
Họ theo hướng mũi tên đi chừng ba mươi trượng lại thấy hình mũi tên thứ hai.
Đi được ba dặm thì đến một khu rừng rậm, ngay ở bìa rừng có mười mấy tử thi
đều là người Miêu, đầu vỡ nát, ruột gan lòi cả ra ngoài, chỉ cần nhìn hiện trạng cũng đủ
biết là kiệt tác của lão phụ nhân.
Ba người không dừng lại, xuyên rừng đi tiếp.
Lên tới đỉnh núi, thấy phía chân núi bên kia là một đầm nước rộng tới mấy mẫu.
Ngay bên này bờ đầm lại có mười mấy tử thi nữa, nhưng ở đây có cả người Miêu
lẫn người Hán ăn vận theo kiểu võ lâm Trung Nguyên.
Trừ mười mấy tử thi ra, xung quanh khu vực hồ lặng ngắt không thấy nhân ảnh
nào khác.
Tiểu Thúy ngạc nhiên hỏi:
- Người đi đâu cả ?
Đột nhiên vang lên âm thanh lạnh lùng đáp:
- Người ở đây ! Các ngươi muốn tìm ai ?
oOo
Chàng đang nghĩ ngợi thì thấy Lãnh Ngưng Hương đến chân một vách đá, ra hiệu
cho chàng dừng lại.
Lý Tồn Hiếu định thần, ngưng mục nhìn về phía trước
Cách đó chừng ba mươi trượng có một đầm nước khá rộng, hai bên bờ toàn cổ
thụ rậm rạp, mặt sau đầm tiếp liền núi đá cao, phủ đầy mây song, một thác nước từ
trên vách đá đổ ầm ầm xuống đầm
Nhìn cảnh, chợt liên tưởng đến hai câu thơ của Lý Bạch:
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên
Đương nhiên ba nghìn thước chỉ là ngoa ngữ. Thi nhân ai không ngoa ngữ ?
Tiểu Thúy bước lên một bước thấp giọng hỏi:
- Lãnh cô nương, có người ư ?
- Cuối thác nước kia bắt đầu con đường tắt tới Miêu Cương Bát Động. Vì cần phải
qua chiếc đầm này mới tới được đường tắt đó, ta cho rằng nhất định ở đây chúng có bố
trí trạm canh.
Lý Tồn Hiếu vận hết thính lực và nhãn lực quan sát một lúc rồi lắc đầu:
- Không có người, tôi không phát hiện ra có động tĩnh nào.
Lãnh Ngưng Hương ngờ vực nói:
- Đây là nơi trọng yếu lẽ nào chúng không bố trí phòng thủ…
Chợt nghe Tiểu Thúy kêu lên:
- Ôi… Chim nhỏ quá ! Sao lại có loại chim tí xíu như thế ?
Lãnh Ngưng Hương theo ánh mắt Tiểu Thúy nhìn lên, chỉ thấy gần bờ đầm nơi
hai cây cổ thụ giao nhau tạo thành lối đi hẹp có một bầy chim cực nhỏ không biết bay
đến từ lúc nào đang quần tụ phi vũ, từ xa nhìn lại càng giống như một đám mây đen
xoáy tròn, chỉ có màu sắc hơi khác là không phải đen mà là màu xanh lục.
Nàng thốt lên kinh hãi:
- Không phải chim đâu ! Chính là ong đấy.
Tiểu Thúy càng kinh hãi:
- Ong ư ? Trên đời có thứ ong to đến thế sao ?
Quả nhiên nhìn kỹ lại thì đúng là ong thật, con nào con nấy to hơn ngón tay cái.
Lãnh Ngưng Hương nói:
- Giống ong này cực độc, chỉ ở Miêu Cương mới có. Bất luận người hay thú, chỉ
cần bị nó đốt một mũi thì đừng mong sống sót. Nguy hiểm nhất là hễ thấy có sinh vật
sống là chúng tấn công ngay và truy đuổi tới cùng, chỉ đến khi sinh vật đó chết hẳn mới
thôi. Bởi thế người hay thú khi thấy loại ong này đều kinh hồn bạt vía tránh thật xa…
Tiểu Thúy lè lưỡi nói:
- Có thứ vật lợi hại đến thế sao? Nhìn kìa, chúng giữ triệt lấy yếu lộ như thế, làm
sao chúng ta đi qua được ?
- Đó là chúng ta mới thấy một đàn, có thể vẫn còn nơi khác nữa…
Tiểu Thúy vội hỏi:
- Trong rừng ư ?
- Có khả năng như thế. Nếu chỉ một đàn thì còn dễ ứng phó. Giả sử còn một đàn
khác trong rừng thì phiền phức lắm…
- Có phải đó là bố trí của Miêu Cương Bát Động hay chỉ tình cờ ?
- Chắc là chúng được bố trí. Nhưng để đến gần chút nữa xem có đúng là thứ vật
nuôi không ?
Nói xong thận trọng bước lên.
Lý Tồn Hiếu vội ngăn lại:
- Khoan đã ! Cô nương định thử bằng cách nào ?
Lãnh Ngưng Hương quay lại nhìn chàng cười đáp:
- Chàng yên tâm đi ! Thiếp biết thứ vật này lợi hại lắm, chẳng dại gì lấy thân
mình mà thử đâu, mà sẽ dùng độc công độc để xem nó độc hơn hay độc vật của Phỉ
Thúy Cốc độc hơn.
Chốc lát nàng đã tới gần thêm mười trượng, cúi mình thấp xuống ra hiệu cho hai
người đi sau mình dừng lại nói:
- Không thể đến gần thêm nữa. Loại này cả thính giác lẫn khứu giác đều tinh
nhạy lắm, chỉ cần chúng phát hiện được chúng ta thì không ai sống sót thoát khỏi đây
đâu.
Nói xong nàng đưa cao tay trái lên.
Lập tức bầy ong có mục tiêu nhằm bàn tay trái của Lãnh Ngưng Hương rào rào
bay đến chẳng khác gì một trận cuồng phong.
Nhưng khi cách chừng hai ba trượng, toàn bộ bầy ong thay nhau rơi xuống cỏ, hết
lớp này đến lớp khác, sau một lúc không còn con nào bay lên nữa, tiếng vo ve cũng
lặng ngắt.
Nét mặt Lãnh Ngưng Hương giãn ra, nàng thích thú mỉm cười:
- Rốt cuộc thì chúng vẫn không độc bằng độc chất của Phỉ Thúy Cốc.
Chợt Tiểu Thúy kéo Lãnh Ngưng Hương nói khẽ:
- Cô nương có người !
Lãnh Ngưng Hương ngừng bặt nhìn tới trước. Bờ tả đầm nước có một người từ
rừng cây bước ra, tướng mạo rất hung ác.
Đó là một lão nhân chừng năm sáu mươi tuổi, người gầy nhom, râu tóc đỏ, mặt
tái xanh, mắt lồi mũi hếch, miệng rộng hoác như kéo dài tới tận mang tai, lại thêm hai
cái răng nanh lòi ra khỏi môi chĩa xuống như nanh lợn rừng.
Lão nhân khoác một chiếc áo ngắn, cứng queo không phải bằng vải mà là một
thứ da đặc chế.
Lãnh Ngưng Hương chợt thấp giọng nói:
- Chính hắn là người nuôi ong đó.
Chỉ thấy đôi mắt của lão quái nhân nhìn láo liên bốn phía với ánh mắt hung dữ
nhìn thật đáng sợ.
Tiểu Thúy hỏi:
- Cô nương, hắn tìm gì thế ?
- Chắc hắn tìm người đã giết vật nuôi của hắn.
Lúc này đôi mắt lồi của lão quái nhân lấy trong túi ra một ống nhỏ ghé vào miệng
thổi lên mấy tiếng quái dị.
Lãnh Ngưng Hương nhíu mày nói:
- Hắn gọi rắn đến tập kích chúng ta.
Nữ nhân rất hiếm người không sợ rắn.
Tiểu Thúy vừa nghe nói đã hốt hoảng áp sát vào Lãnh Ngưng Hương.
Lãnh Ngưng Hương vuốt nhẹ vai cô ta nói:
- Đừng sợ ! Loại rắn xoàng ở đây ta còn đối phó được.
Rồi quay sang bảo Lý Tồn Hiếu:
- Chàng hãy cẩn thận. Loại rắn ở Miêu Cương này cực độc, tốt nhất đừng để
chúng tới gần.
Lý Tồn Hiếu gật đầu:
- Tôi sẽ theo lời cô nương .
Lãng Ngưng Hương phất tay lên vẫy nhẹ một lát, rắc một thứ bột trắng quanh chỗ
ba người thành vòng tròn đường kính hơn trượng cười nói:
- Để xem độc xà có lợi hại hơn ong độc không ?
Đúng lúc đó chợt nghe tiếng phun phì phì rất đáng sợ khắp bốn phía từ xa tới
gần.
Tiểu Thúy lo lắng nói:
- Đến rồi !
Lãnh Ngưng Hương gật đầu:
- Quả thật không ít ! Lão quái này chắc nhặt nhạnh hết độc xà của toàn Miêu
Cương cũng nên…
Đã có thể trông thấy hàng trăm con rắn đủ màu đủ cỡ với hình thù khác nhau vô
cùng gớm ghiếc từ xa lao tới ba người.
Tiểu Thúy quá sợ hãi nhắm nghiền mắt lại, người run lẩy bẩy.
Nhưng đàn rắn đến cách ba người chừng một trượng thì dừng lại không tiến lên
nữa.
Lãnh Ngưng Hương nói:
- Thứ bột trắng có công hiệu rồi ! Chúng không dám bò qua vòng phấn độc đó,
chỉ không biết giữa hai thứ độc khắc chế nhau được bao lâu.
Lúc này chợt lão quái nhân thổi chiếc ống càng nhanh, âm thanh nghe càng rộn
rã.
Lãnh Ngưng Hương nói:
- Hắn giục bầy rắn đó ! Có lẽ hắn còn chưa phát hiện được ba chúng ta nấp ở
đây.
Lý Tồn Hiếu chợt hỏi:
- Lãnh cô nương, nếu khống chế được lão quái kia thì có thể làm giải tán được
bầy rắn không ?
Lãnh Ngưng Hương gật đầu:
- Đương nhiên là được rồi ! Rắn không có đầu thì phải chạy thôi, còn người kia
cũng là đầu rắn vậy, chỉ cần khống chế hắn là bầy rắn phải tan tác. Tuy nhiên khoảng
cách từ đây tới chỗ hắn khá xa, chàng có cầm chắc khống chế được không ?
- Cứ phải thử xem đã.
Chàng nói xong đề một hơi thực khí rồi vận hết công lực vào ngón trỏ tay phải
hết sức phóng ra.
Chỉ lực thật vô cùng uy mãnh xé không khí cuồn cuộn lao tới.
Lão quái nhân biến sắc, hốt hoảng dùng ống tiêu vung vẩy quanh người nhằm
bảo vệ các chỗ huyệt đạo.
Lãnh Ngưng Hương nhịn cười nói:
- Lão quái thật ngốc, cứ tưởng là ám khí.
Chỉ nghe bộp một tiếng, ống trúc trúng phải chỉ lực vỡ tan.
Lão quái nhân tái xám mặt mày, vội lùi lại mấy bước…
Lãnh Ngưng Hương cười nói:
- Tốt rồi ! Tuy không đả thương được hắn nhưng cũng hủy được ống trúc vậy là
hắn không còn công cụ điều khiển rắn nữa.
Chợt nghe lão quái nhân gọi to:
- Cao nhân từ đâu tới Miêu Cương, sao không hiện thân diện kiến một lúc ?
Tuy lão nói bằng giọng khàn khàn rất khó nghe nhưng vẫn phát âm bằng Hán
ngữ rất rõ.
Lãnh Ngưng Hương nói:
- Thế cũng coi được, lão ta chưa phải người hồ đồ. Đã thế chúng ta cứ đứng lên
nói chuyện, đừng để lão coi thường người Trung Nguyên lượng hẹp hòi.
Bấy giờ Tiểu Thúy đã bình tĩnh lại từ lâu, cả ba cùng đứng dậy.
Lão quái nhân ngạc nhiên nói:
- Thì ra có tới những ba vị. Vị nào vừa hủy ống trúc của lão phu ?
Lý Tồn Hiếu đáp:
- Tôi !
- Thì ra chỉ là một vị hậu sinh… Chiếc ống trúc đó của lão phu là thứ đặc sản
của Miêu Cương tinh chế, xưa nay không có binh khí gì có thể làm tổn hại nó. Ngươi đã
dùng thứ ám khí gì lợi hại thế ?
Lãnh Ngưng Hương cười to nói:
- Có lẽ ngươi cũng không tin. Vị đó dùng chỉ lực mà thôi.
- Chỉ lực ư ?
Lão quái nhân sửng sốt hỏi rồi chợt lắc đầu nói:
- Ngươi đoán không sai, lão phu đâu dễ tin ? Tiểu hậu sinh kia mới bao nhiêu tuổi,
thụ nghệ mấy năm mà có bản lĩnh đó chứ ? Lão phu sống gần trọn đời người mà chưa
từng nghe ai nói có người dùng chỉ lực công xuất ra tới cự ly mười trượng với uy lực kinh
nhân đến thế !
Lãnh Ngưng Hương nói:
- Tin hay không tùy ngươi vậy ! Cũng có thể đây là lần đầu tiên ngươi được tai
nghe mắt thấy.
Lão quái nhân hấp háy đôi mắt lồi,hỏi tiếp:
-Tiểu hậu sinh, bầy ong quý của lão phu nuôi cũng do ngươi giết phải không ?
Lãnh Ngưng Hương đáp:
- Không phải. Đó là do ta. Ta chỉ lấy độc công độc thử xem thôi, không ngờ bầy
ong chưa kịp thi độc đã…
Lão quái nhân mở to mắt hỏi:
- Nha đầu, ngươi biết dùng độc ?
- Không sai !
- Cũng là người chuyên dụng độc?
- Đúng thế !
- Nhưng theo lão phu biết thì hiện khắp võ lâm không có ai chỉ chuyên dụng
độc…
Lãnh Ngưng Hương cười đáp:
- Nhưng ở Phỉ Thúy Cốc thì ai cũng chuyên dụng độc.
Lão quái nhân biến sắc hỏi:
- Nha đầu, ngươi họ gì ?
- Họ Lãnh !
Hai chiếc răng nanh thòi ra ngoài của lão quái nhân chợt nghiến lại, hỏi:
- Lãnh Vô Cấu là người thế nào của ngươi ?
- Lãnh cốc chủ là thân mẫu của ta.
Lão quái nhân nghe nói mặt tái mét, quay phắt lại co chân chạy biến vào rừng.
Lý Tồn Hiếu thấy vậy ngẩn người ra vì kinh ngạc.
Tiểu Thúy hỏi:
- Có chuyện gì thế ? Vì sao lão quái nhân nghe cô nương nói đến Lãnh cốc chủ
của Phỉ Thúy Cốc đã khiếp vía bỏ chạy như ma đuổi thế kia ?
Lãnh Ngưng Hương cũng mở to mắt nhìn theo bóng lão quái nhân một lúc rồi nói:
- Ta biết hắn là ai rồi !
Tiểu Thúy vội hỏi:
- Cô nương, hắn là ai thế ?
- Hai mươi năm trước, lúc đó gia mẫu đang ở Ngũ Chỉ Sơn ngoài Nam Hải, đã
độc đấu với Nam Hải Nhị Hung giết được một tên còn tên kia chạy mất, tìm nhiều năm
nhưng không thấy. Rất có thể lão quái nhân này chính là một trong hai tên Nam Hải
Nhị Hung thoát chết. Theo lời gia mẫu thì năm xưa Nam Hải Nhị Hung cũng nuôi
dưỡng không ít độc vật ở Ngũ Chỉ Sơn. Nếu đúng là hắn thì chỉ e chúng ta gặp không ít
phiền phức.
Tiểu Thúy hỏi:
- Hắn đã sợ đến bỏ chạy bán sống bán chết như vậy cô nương còn sợ gì phiền
phức gì nữa ?
Lãnh Ngưng Hương lắc đầu:
- Nam Hải Nhị Hung vốn tính cực kỳ tàn bạo. Nhất định hắn ghi khắc mối thù
năm xưa, nhất là việc gia mẫu đã phá sào huyệt của hắn với biết bao công phu nuôi
dựng vô số độc vật, hắn không dám đến Phỉ Thúy Cốc tìm cừu, nhưng nếu thấy một
mình ta đến đây, nhất định hắn sẽ tìm trăm phương nghìn kế để đối phó.
Tới đó nàng quan sát xung quanh khi đã yên trí không có một con rắn nào lởn
vởn nữa mới nói:
- Đàn rắn không còn hiệu lệnh đã tản mác cả rồi. Chúng ta đi thôi.
Rồi thận trọng dẫn hai người tiến về phía thác nước.
Tiểu Thúy vẫn còn sợ, quan sát xung quanh thật kỹ mới đi sát vào người Lãnh
Ngưng Hương.
Họ tới tận thác nước vẫn không gặp sự cố gì xảy ra, lúc đó mới thật yên tâm.
Tiểu thúy nhìn thác nước một lúc chợt hỏi:
- Cô nương bảo rằng đường tắt bắt đầu từ phía sau thác nước này ư ?
- Đúng thế. Sau thác nước có một động khẩu, đó là đầu mút của con đường tắt bí
mật.
Thác nước dội xuống ầm ầm nghe thật dữ dội tạo thành những cột nước bắn xa
tới bốn năm trượng.
Cả ba người gần như điếc đặc chỉ dùng tay làm ám hiệu men theo bờ đầm vòng
ra sau ngọn thác, quả nhiên thấy hiện ra một động khẩu xung quanh mọc đầy rêu, nếu
lỡ trượt chân rơi xuống nước thì lập tức sẽ bị ngọn thác nhấn chìm.
Lý Tồn Hiếu quát to để cố át tiếng thác chảy:
- Để tôi lên trước, rủi có rơi xuống còn xoay sở được, nếu yên ổn thì sẽ kéo hai
người vào động.
Lãnh Ngưng Hương gật đầu:
- Cũng chỉ có cách ấy. Nhưng chàng phải cẩn thận, biết đâu trong động còn có
cạm bẫy hoặc độc vật nào đó.
Lý Tồn Hiếu gật đầu rồi từ mỏm đá nhô ra nhảy băng qua thạch động bám vào
một tảng đá.
Tảng đá có được nước mài nhẵn, không có rêu nên mới bám vào là giữ được trầm
ổn ngay.
Nhưng với khoảng cách chừng ba trượng, phải chọn vị trí đặt chân thật chính
xác.
Việc đó đối với người có võ công tuyệt đỉnh như Lý Tồn Hiếu thì không khó lắm,
nhưng đối với Tiểu Thúy lại là chuyện rất khó khăn và nguy hiểm.
Trước hết chàng đưa mắt quan sát trong động.
Từ động khẩu trở vào rất sạch sẽ khô ráo, trong phạm vi mười trượng không thấy
có gì khả nghi, còn xa hơn nữa thì tối đen không thấy gì.
Lý Tồn Hiếu chọn chỗ đứng vững chắc gần phiến đá rồi quay ra ngoài vẫy tay.
Người nhảy vào tiếp theo là Tiểu Thúy.
Cô ta hơi do dự một chút rồi lao người bay vút qua khoảng cách ba trượng đặt
được chân vào tảng đá, nhưng còn chưa đứng vững thì Lý Tồn Hiếu đã chộp lấy cánh
tay đẩy vào trong động.
Nhờ lực đẩy đó, Tiểu Thúy đáp xuống động khẩu an toàn.
Lãnh Ngưng Hương cũng bằng cách đó vào được động khẩu.
Ở đây thanh âm của thác nước càng lớn, Lý Tồn Hiếu phải dùng truyền âm nói
vào tai hai người :
- Tiếng thác to quá, các giác quan đều bị ngăn cản, nếu có gì bất trắc cũng khó
mà phát hiện vì thế chúng ta cần phải đặc biệt cẩn thận mới được.
Nói xong đi trước vào động.
Lãnh Ngưng Hương cầm tay Tiểu Thúy bước vào theo.
Vào sâu chừng mười trượng, trước mặt bỗng tối om, Lý Tồn Hiếu phải vận hết
mục lực mới nhận ra sự vật.
Bên trong động vẫn khô ráo sạch sẽ.
Động càng vào càng rộng, nhưng quanh co.
Ba người thận trọng bước đi vừa quan sát thật kỹ nhưng không thấy loại cạm bẫy
nào nguy hiểm, trong lòng đều thầm ngạc nhiên không hiểu vì chỗ này quá bí mật nên
đối phương yên chí địch nhân không thể lọt vào hay vì một lý do gì khác ?
Tuy vậy, cả ba đều không dám sơ suất, vận công bảo vệ các huyệt đạo, thận trọng
tiến lên.
Tiếng thác nước càng lúc càng nhỏ, chứng tỏ họ đã vào thật sâu trong động.
Chừng sau thời gian một bữa cơm, chợt phía sau sáng dần.
Tiểu Thúy mừng rỡ nói:
- Hết động rồi !
Lãnh Ngưng Hương gật đầu:
- Có lẽ thế !
Tiểu Thúy ngạc nhiên hỏi:
- Cô nương chưa đi qua thạch động này sao ?
Lãnh Ngưng Hương cười đáp:
- Cô ngốc này… Ta chỉ căn cứ vào lời khai của một tên người miêu mới bắt được
hôm qua mà biết có thạch động này chứ đã vào đây bao giờ đâu.
Nói xong câu thì ba người đã thấy động khẩu ngay trước mặt cách chừng mười
trượng.
Từ đáy động rất đẹp, chỉ cao nửa người, rộng vừa đủ một người lom khom đi lọt
Lý Tồn Hiếu đi trước, vừa lò dò tiến từng bước, vừa vận công vào song chưởng đề
phòng bất trắc.
Tiểu Thúy hỏi:
- Cô nương bên ngoài thạch động đã là Miêu Cương Bát Động rồi ư ?
- Có lẽ thế ! Tên người Miêu chỉ nói rằng đi hết con đường tắt này là tới Miêu
Cương Bát Động chứ không nói bao xa. Ta cũng không hỏi cặn kẽ.
Lý Tồn Hiếu ra đến động khẩu, chợt ngơ ngác kêu lớn:
- Ngoài động không phải là Miêu Cương Bát Động.
Bấy giờ Lãnh Ngưng Hương và Tiểu Thúy cũng vừa tới động khẩu nhìn ra, chỉ
thấy động khẩu mà họ đang đứng nằm chênh vênh giữa vách đá và bên dưới là khe sâu
thăm thẳm không thấy đáy.
Phía đối diện cách chừng bốn mươi trượng cũng có một động khẩu khác nằm giữa
vách đá dựng đứng giống hệt như bên này, từ chỗ nọ đang đứng có một chiếc cầu chỉ
bằng sợi mây song lớn nối sang cửa động đối diện. Chiếc cầu mây nhìn thật mong
manh, đưa lắc lư theo gió
Tiểu Thúy ngần ngại hỏi:
- Cô nương có dám qua không ?
- Đương nhiên là dám, vì không còn biện pháp nào. Chỉ sợ rằng ra đến giữa cầu
mà xảy ra chuyện gì bất trắc thì thật hỏng.
Tiểu Thúy lo lắng thốt lên:
- Có thể không ?
- Cái đó thì chưa biết được. Từ thác nước tới đây chúng ta chưa gặp trở ngại gì,
nhưng phải luôn luôn đề phòng có mai phục.
Lý Tồn Hiếu quan sát ngoài cửa động một lúc rồi quay lại nói:
- Khe núi sâu lắm, không nhìn thấy đáy.
Tiểu Thúy lại càng kinh hoảng.
Lãnh Ngưng Hương nhìn cô ta nói:
- Khi nào đi ngươi đừng nhìn xuống chân là sẽ không sợ đâu.
- Dạ ! Đi với cô nương, tiểu tỳ sẽ không sợ.
Lý Tồn Hiếu nêu ý kiến:
- Để đề phòng bất trắc, chúng ta không nên qua đồng thời một lúc. Tôi sẽ qua
trước. Chờ khi tôi tới được động khẩu bên kia rồi thì hai vị hãy qua cầu.
Dứt lời bước ra cửa động.
Lãnh Ngưng Hương nói với theo:
- Chàng hãy cẩn thận !
Lý Tồn Hiếu không trả lời. Chàng đến cửa động, vững chãi đạp lên sợi mây song
dài ba bốn chục trượng rồi lập tức thi triển khinh công bước đi như hành vân lưu thủy
sang vách đá bên kia.
Tiểu Thúy thán phục nói:
- Lý gia thật không hổ danh là đệ tử chân truyền của hai vị kỳ nhân dương thế !
Chỉ cần xem qua thân pháp khi qua cầu cũng đủ biết không ai sánh kịp.
Bấy giờ Lý Tồn Hiếu từ động khẩu bên kia vẫy tay gọi sang:
- Hai cô nương qua cầu đi !
Lãnh Ngưng Hương nói:
- Tiểu Thúy đi trước, ta sẽ đi sau bảo vệ cho.
Tiểu Thúy dạ một tiếng rồi đạp lên sợi mây, tay cầm chắc thanh vịn, phải một lúc
chân mới hết run, bắt đầu bước từng bước tiến sang.
Lãnh Ngưng Hương thì bước chân vững chãi hơn, mắt vừa nhìn sợi mây vừa để ý
trông chừng Tiểu Thúy đi trước.
Sau hết thời gian tuần trà, cả hai mới bước chân tới thạch động.
Tiểu Thúy mặt tái mét, thở phào nói:
- Tiểu tỳ sợ muốn chết.
Lãnh Ngưng Hương cười nói:
- Dù sao cũng đã qua được cầu an toàn rồi. Chúng ta nghỉ ngơi một lúc rồi đi tiếp.
Tiểu Thúy nhìn xuống khe núi sâu thẳm, lắc đầu:
- Vừa rồi tiểu tỳ không dám nói, nếu có người mai phục ở đây, chờ chúng ta đến
giữa cầu rồi cắt đứt sợi mây tất không tránh khỏi phân thân nát cốt.
Ba người nghỉ một lát rồi tiếp tục lên đường.
Vẫn do Lý Tồn Hiếu đi trước dẫn đường, Lãnh Ngưng Hương cầm tay Tiểu Thúy
bước theo.
Đi sâu vào động chừng ba mươi trượng, Lý Tồn Hiếu đột nhiên dừng lại.
Lãnh Ngưng Hương hỏi:
- Phía trước có gì hay sao ?
Lý Tồn Hiếu nhỏ giọng đáp:
- Tôi nghe hình như ở vách tường bên trái có âm thanh giống sắt thép chạm nhau.
Lãnh Ngưng Hương lắng tai nghe một hồi mới nghe thấy.
Đúng thế, thanh âm phát ra rất nhỏ và đứt quãng, nhưng giống như loại binh khí
bằng thép chạm nhau.
Lãnh Ngưng Hương nói:
- Aâm thanh khá gần, nhưng cách tường nên nghe không rõ lắm. Chẳng lẽ có mật
thất ?
Tiểu Thúy cầm thanh chủy đao gõ vào tường hai tiếng.
Lập tức nghe tiếng người nói:
- Đồ vật đáng chết kia ! Đến cả các ngươi cũng dám khi phụ ta. Sẽ có ngày ta
thoát được nơi giam cầm này, ta sẽ tẩy huyết Miêu Cương, giết sạch không còn một
mống.
Tiểu Thúy thì thầm hỏi:
- Ai thế ?
Lãnh Ngưng Hương cũng không khỏi ngạc nhiên, lắc đầu đáp:
- Không ngờ sau vách đá này còn có người. Chắc ông ta bị người của Miêu Cương
Bát Động bắt giam vào mật thất.
Lý Tồn Hiếu ngẫm nghĩ một lát rồi đề một hơi thực khí dùng thuật truyền âm nói:
- Chúng tôi không phải người Miêu đâu, các hạ là ai ?
Tiếng trả lời như thực như hư, nửa xa nửa gần, nhưng vẫn nghe ra âm thanh Hán
ngữ rõ ràng:
- Ở Miêu Cương này Hán nhân so với người Miêu còn tàn bạo thâm độc hơn. Nếu
ngươi chưa biết ta là ai thì cứ hỏi động chủ các ngươi khắc biết.
Lý Tồn Hiếu nói tiếp :
- Các hạ hiểu lầm rồi. Chúng tôi từ ngoài mới vào đây.
Giọng nói lại vang lên:
- Đã là Hán nhân ở Miêu Cương này thì ai lại không từ ngoài vào.
- Nhưng chúng ta không phải là người của Miêu Cương Bát Động.
Đó là tiếng của Lãnh Ngưng Hương.
Người kia ngạc nhiên hỏi:
- Thế nào ? Lại còn cả nữ nhân nữa ư ? Cho dù không phải là người của Miêu
Cương Bát Động tất cũng là bằng hữu của chúng.
Lãnh Ngưng Hương lại trả lời:
- Cứ theo tình hình trước mắt thì chúng ta với Miêu Cương Bát Động là địch chứ
không phải là bạn.
- Cái gì mà cứ theo tình hình trước mắt ? Địch là địch, bạn là bạn chứ sao lại
phải theo tình hình? Các ngươi là thứ cỏ lác, gió chiều nào theo chiều ấy hay sao ?
Lãnh Ngưng Hương đáp:
- Chúng ta đến đây để tìm một vật vốn không có liên quan gì đến Miêu Cương
Bát Động, nhưng chúng lại ngăn trở chúng ta…
- Vậy thì ta hiểu rồi. Nếu chúng không ngăn trở các ngươi thì các ngươi không đối
địch với chúng chứ gì?
- Đúng thế. Miêu Cương là dị vực. Thân ở nơi đất người thì không ai chuốc thêm
phiền hà vào người.
- Ngươi thật thà đấy ! Theo ta biết thì Miêu Cương Bát Động không tha cho bất cứ
ngoại nhân nào đặt chân vào Miêu Cương đâu. Các ngươi đã không phải là người của
chúng, tất phải đối địch.
- Nếu tình thế bắt buộc thì chúng ta cũng phải chấp nhận đối địch thôi.
Người kia chợt cười nói:
- Theo phương hướng mà phán đoán thì các ngươi đang ở sơn động, đó là con
đường tắt duy nhất từ ngoài thôngvào Miêu Cương Bát Động. Các ngươi đã tới được
đây, há còn đối đầu với chúng?
Lãnh Ngưng Hương đáp:
- Chỉ vì chúng tôi bắt được một người Miêu. Hắn đã khai ra con đường tắt này.
- Biết thì có thể biết, nhưng vào được tới đây lại là chuyện không dễ ! Ta biết
rằng trước động khẩu ở Hắc Long Đàm bố trí rất nhiều độc vật.
- Những thứ đó chúng tôi đều đã lãnh giáo. Có thể các hạ không tin, nhưng người
nuôi những thứ độc vật đó đã hoảng sợ bỏ chạy.
- Các ngươi có thể đối phó với độc vật ư ?
Lãnh Ngưng Hương hỏi:
- Trên thực tế, chẳng phải chúng tôi đã bình an vào được tới đây sao ?
Người kia nói:
- Cái đó thì không sai ! Chỉ là ai biết được chúng đã để cho các ngươi vào…
- Các hạ đa nghi quá ! Chúng tôi với các hạ chưa quen biết, cả bây giờ còn chưa
thấy mặt mũi ra sao, việc gì chúng tôi phải lừa dối chứ ?
Hình như câu nói đó đã tác động đến người kia, hồi lâu mới nói:
- Không kể các ngươi đến đây tìm vật gì, cho dù là cành cây ngọn cỏ, nhưng
Miêu Cương Bát Động quyết không để cho các ngươi thoát ra khỏi đây. Miêu Cương
không phải là chỗ tốt lành đâu, Miêu Cương Bát Động lại đầy rẫy quân tà ác, đâu cũng
có hiểm họa rình rập. Các ngươi không đối địch với chúng nổi đâu. Ta khuyên các
ngươi hãy quay lại, bây giờ còn kịp…
Tiểu Thúy gấp giọng:
- Xem ra vị này không phải kẻ ác.
Không ngờ người kia nói:
- Đương nhiên ta không phải là kẻ ác. Nếu ta quả là kẻ xấu thì đã hòa nhập với
chúng rồi, sao phải bị giam khốn ở đây đến nỗi cầu sống không được, muốn chết chẳng
xong ?
Lãnh Ngưng Hương đưa mắt nhìn Lý Tồn Hiếu.
Chàng lại dùng thuật truyền âm nói:
- Các hạ bị Miêu Cương Bát Động giam ở đây?
- Không sai !
- Xin hãy nói cần phải làm thế nào để thấy được các hạ ?
- Chỉ một chữ thôi ! Rất khó !
- Cho dù khó cũng nên tìm cách giải quyết chứ ?
- Xem ra ngươi có khí phách đấy !
- Các hạ quá khen !
- Ngươi muốn gặp ta?
- Trong tình cảnh này, phần lớn đều có ý đó.
- Nghĩa là do hiếu kỳ?
- Tôi không phủ nhận, tuy nhiên không phải hoàn toàn chỉ là hiếu kỳ. Chủ yếu là
tôi muốn nghĩ xem có cách gì để cứu các hạ thoát khỏi cảnh giam cầm này hay không.
Người kia cất tràng cười quái dị mới nói:
- Ngươi muốn giúp ta thoát khốn ư ? Nhưng vì sao mới được? Chúng ta chưa hề
quen biết…
Lý Tồn Hiếu đáp:
- Thì chính các hạ đã nói Miêu Cương Bát Động đầy rẫy quân tà ác, ở đâu cũng
có hiểm họa rình ập là gì ? Các hạ cũng nhận mình không a dua theo bọn xấu nên mới
bị giam cầm. Chỉ có lý do đó cũng đủ giúp các hạ rồi.
- Thế nhưng ta đã gặp không ít kẻ miệng nhân từ mà bụng hiểm sâu.
- Các hạ đã cầu sống không được, muốn chết chẳng xong thì còn sợ gì bị mắc
phải thủ đoạn hiểm ác nữa?
- Đó chỉ là nói ngoài miệng thôi, dù sống thế nào vẫn hơn là phải chết. Cho dù
sâu kiến cũng còn ham sống, huống chi là người ? Cho dù còn một chút hy vọng, người
ta vẫn không muốn chết.
- Nếu đã vậy, chúng tôi cũng không dám ép.
Người kia trầm ngâm một lúc rồi chợt hỏi:
- Ngươi bao nhiêu tuổi?
- Các hạ hỏi làm gì?
- Ta chỉ muốn biết một chút thôi. Thế nào? Ngươi không muốn nói?
Lý Tồn Hiếu đáp:
- Thư hữu vị hồi kinh ngã độc, sự vô bất khả đối nhân ngôn. Tuổi tác thì có gì mà
không muốn nói? Tôi hai mươi tuổi.
- À… thì ra là một tiểu oa nhi…Thôi được anh bạn trẻ !Đa tạ ngươi. Ngươi hãy
tiết kiệm tâm lực. Đừng nói ngươi không thể thấy được ta, cho dù thấy được cũng không
thể nào giúp ta thoát khốn.
Lý Tồn Hiếu hỏi:
- Chẳng lẽ cái đó quan hệ đến tuổi tác hay sao?
- Đương nhiên là có quan hệ. Ít ra ta thấy thế. Vì công lực võ học của mỗi người
liên quan đến tuổi tác. Ngươi mới hai mươi tuổi, cho dù luyện võ từ khi nhỏ cũng mới
mười mấy năm thôi…
- Vậy các hạ niên kỷ bao nhiêu?
- Ta bị giam trong hang núi này ngày cũng như đêm, ngửa bàn tay không thấy vì
thế chẳng biết đã ở đây bao lâu rồi. Nhưng áng chừng thì ta độ sáu mươi tuổi.
- Vậy thì xin gọi các hạ một tiếng lão nhân gia vậy. Người nào đã bắt lão nhân
gia giam ở đây? Hắn bao nhiêu tuổi ?
- Hắn mới hơn bốn mươi. Nhưng ngươi hỏi làm gì ?
Lý Tồn Hiếu hỏi lại:
- Lão nhân gia đã sáu mươi tuổi tất công lực võ học rất thâm hậu, làm sao còn bị
người mới bốn mươi tuổi bắt giam ở đây mà không thoát ra nổi ?
Câu phản vấn thật đích đáng khiến cả Lãnh Ngưng Hương và Tiểu Thúy đều phì
cười.
Người kia đáp, giọng có phần tức giận:
- Anh bạn trẻ ! Ngươi cũng giỏi mồm mép lắm đấy ! Ta có thể cho ngươi biết tên
súc sinh kia vừa dùng thủ đoạn gian trá, vừa dụng độc ám toán chứ nếu không thì làm
sao giam nổi ta ? Hừ, cho dù suốt đời hắn cũng đừng hòng.
- Cứ theo lời lão nhân gia thì nhất định ngài là một vị cao nhân trong võ lâm. Nếu
vậy lão nhân gia tất biết rằng công lực võ học không liên quan nhiều đến tuổi tác.
- Anh bạn trẻ. Bây giờ không phải là lúc để chúng ta tranh biện. Và cũng không
phải chỗ để tranh luận.
- Đúng thế. Nhưng tôi có lòng muốn giúp đỡ, tại sao lão nhân gia không để tôi
thử xem ?
Lặng đi một lúc, người kia mới nói:
- Thôi được ! Anh bạn trẻ, chẳng phải ta muốn làm khó cho ngươi đâu. Vì chính
ngươi đã tự nguyện. Nếu gặp phải chuyện phiền phức thì nhớ đừng trách ta…
Dừng một lúc lại tiếp:
- Căn cứ vào âm thanh thì có thể xác định ngươi đang đứng đối diện với ta. Vách
đá ngay trước mặt ngươi có thể di động, ngươi thử đẩy nó xem.
Nếu phiến đá có thể di động được tất phải có kẻ hở. Nhưng vì trong động quá tối
nên không thể tìm được kẻ hở nào.
Lý Tồn Hiếu đến sát tường sờ một lát rồi nói:
- Lão nhân gia, phiến đá này chỉ e nặng không dưới nghìn cân.
- Phải đó. Ngươi nói không sai. Khối đá đó vừa chẵn một nghìn cân. Ngày trước
lúc chúng giam ta phải dùng tới hai ba mươi tên người Miêu vạm vỡ mới đặt được
phiến đá vào đó.
- Lão nhân gia hãy để tôi suy nghĩ một chút nó đẩy ngang hay đẩy ra vào…
- Ngươi suy nghĩ hợp lý đấy ! Hai đầu trên và dưới phiến đá đều có trụ để xoay
được…
- Nếu vậy thì việc không đến nổi quá khó.
Nói xong chàng vận hết mười hai thành công lực vào hai cánh tay xong lùi một
bước mới tiến lên dùng hết sức đẩy mạnh.
Lập tức khối đá nghìn cân chuyển động, một nửa bị đẩy vào trong, nửa đối diện
lại mở ra ngoài
Giọng nói bên trong đầy hoảng hốt:
- Thanh niên nhân ! Ngươi là thần hay người ?
Lý Tồn Hiếu vẫn tiếp tục vận công đẩy, không trả lời.
Lãnh Ngưng Hương đáp thay:
- Lão nhân gia, chàng là người, duy có khác là thụ nghệ từ danh môn.
Người kia hỏi:
- Tiểu cô nương, vị bằng hữu đó xuất thân từ môn phái nào?
Lãnh Ngưng Hương không đáp.
Người kia chợt sung sướng kêu lên:
- Mở được rồi !
Bấy giờ phiến đá được đẩy ra hai bên tạo thành hai nửa, một nửa mở vào trong
thạch thất, còn nửa kia mở ra ngoài thạch động.
Thế nhưng bên trong vẫn tối om không trông thấy gì.
Lãnh Ngưng Hương hỏi:
- Lão nhân gia đang ở đâu?
- Ta đang ở trước mặt cô nương đây, bị giam ở đây suốt mấy chục năm, ta đã
quen nhìn trong bóng tối, bởi thế tuy các ngươi không thấy ta nhưng ta lại thấy các
ngươi. Tiểu cô nương, ngươi thật là một bậc kỳ nữ phong hoa tuyệt đại, đẹp nhất trong
số các nữ nhân mà ta được gặp trong đời.
Lãnh Ngưng Hương đỏ mặt đáp:
- Lão nhân gia quá khen.
Người kia lại tiếp:
- Vị tiểu bằng hữu kia nhân phẩm cũng thật xuất chúng, tuấn mỹ hiếm có. Vị đó
là người thế nào của cô nương ?
Lãnh Ngưng Hương hơi ngượng đáp:
- Chàng… là vị hôn phu…
- À… tốt lắm ! Kim đồng ngọc nữ, tiên lộ minh châu, thật là một đôi trời se !
Ngay đến thiên tiên cũng phải khen ! Ta xin chúc hai vị nhất tu song hảo, sống hạnh
phúc đến bạc đầu !
Lãnh Ngưng Hương vừa sung sướng vừa xấu hổ lí nhí nói:
- Đa tạ lão nhân gia …
Lão nhân trong phòng tối lại hỏi:
- Còn vị cô nương kia …
Tiểu Thúy liền trả lời:
- Lão nhân gia, tôi là tỳ nữ của cô nương tôi.
- Chủ đã đẹp tỳ cũng đẹp. Cô nương cũng là bậc sắc nước hương trời…
- Không dám…
Lão nhân lại nói:
- Tiểu bằng hữu ! Công lực của ngươi thật kinh nhân mà ta mới thấy lần đầu. Mới
rồi vị hôn thê của ngươi nói rằng ngươi xuất thân từ danh môn. Vậy có thể cho ta biết từ
môn phái nào không?
Lý Tồn Hiếu đáp:
- Lão nhân gia, điều đó không quan trọng. Điều khẩn thiết hơn là để tôi xem lão
nhân gia bị giam khốn thế nào khác nữa.
Lão nhân gia lại hỏi:
- Ngươi đã không muốn nói thì ta không gặng hỏi thêm nữa. Nhưng có thể nói
danh tánh của mình không ?
Lý Tồn Hiếu do dự một lát rồi trả lời:
- Lão nhân gia tôi là Lý Tồn Hiếu.
- À… Lý Tồn Hiếu… tên cũng hay thật đấy… Ngươi có nhìn thấy ta không ?
- Chỉ thấy mờ mờ thôi.
- Trong hắc lao này mà còn thấy được đồ vật, ngoài ta ra có lẽ trên đời chỉ còn
một mình ngươi thôi. Thanh niên nhân, ngươi bước vào đây.
Lý Tồn Hiếu chầm chậm tiến vào hắc lao. Mới được hai ba trượng đã nghe lão
nhân nói:
- Thôi được rồi. Bây giờ ngươi nghe xem đây là âm thanh gì ?
Chợt nghe có tiếng loảng xoảng.
Lý Tồn Hiếu hỏi:
- Lão nhân gia chỉ bị cùm chân thôi ư ?
- Phải. Còn may là chỉ bị cùm chân. Nếu cùm cả tay nữa thì ta chết đói lâu rồi !
Đôi cùm này làm bằng thép tinh chế đặc biệt của người Miêu, không có thứ thần binh
lợi khí nào làm tổn hại được nó. Vậy ngươi có cách gì phá được ?
Lý Tồn Hiếu chợt nghĩ đến ống thổi của lão quái nhân nuôi rắn trong Nam Hải
Nhị Hung liền hỏi:
- Có phải đó là thứ hàn thiết không ?
- Chính phải, ngươi biết ư ?
- Để tôi cố thử xem …
- Để ta giẫm chân phát ra tiếng kêu, ngươi cứ nhằm âm thanh leng keng mà hạ
thủ.
Quả nhiên tiếng xủng xoảng vang lên không dứt.
Trước hết Lý Tồn Hiếu cúi xuống sờ vào cùm.
Thì ra đó là một chuỗi xích với những mắt xích lớn bằng cổ tay, đừng nói đó là
thép tinh chế, ngay cả loại sắt bình thường lớn như thế cũng khó có thứ dao kềm nào
chặt đứt nổi.
Lão nhân lại nói:
- Ta bị hai thứ sắt và đá giam khốn ở đây mấy chục năm. Aøi ! Thanh niên nhân,
ngươi nếu có thể thì làm đứt chỗ nào cách chân ta một quãng cũng được, việc còn lại
để ta tự liệu.
Lý Tồn Hiếu liền vận hết nội công tập trung cả hai thứ thần công Phật, Ma vào
hữu chưởng rồi nhằm thẳng sợi xích giáng xuống.
Chỉ thấy một đốm lửa bùng lên, sợi dây xích sắt to bằng cổ tay lập tức đứt gọn.
Lão nhân kinh hãi kêu lên:
- Thanh niên nhân ! Chỉ với một chưởng này của ngươi đã xứng đáng là thiên hạ
đệ nhất nhân rồi.
Lý Tồn Hiếu không nói gì, tiếp tục ngưng tụ thần công chưởng đứt sợi xích thứ
hai.
Hai sợi xích vừa đứt, liền nghe lão nhân lêu lên vui sướng:
- Ta lại có thể thấy được trời xanh rồi ! Thanh niên nhân, niềm vui sướng đó
chính ngươi tặng cho ta đấy. Đại ân này đâu thể nói bằng chữ tạ ? Lão thân xin ghi
khắc, chúng ta sẽ gặp lại nhau ở Miêu Cương Bát Động.
Lý Tồn Hiếu chợt cảm thấy nột làn gió lướt qua trước mặt cùng bóng đen đi về
phía trước rất nhanh.
Lãnh Ngưng Hương kêu lên:
- Lý lang, lão ta đi rồi !
Lý Tồn Hiếu gật đầu:
- Tôi cũng thấy rồi !
Tiểu Thúy chen lời:
- Lão làm tỳ nữ sợ quá ! Người đâu mà chẳng hiểu nghĩa lý gì cả, làm sao ta mới
giúp lão thoát hiểm đã bỏ chạy ngay vậy chứ? Thậm chí không nói được một lời cảm
ơn nữa…
Lãnh Ngưng Hương nói:
- Bà ấy nói được Lý gia tặng tự do được thấy lại trời xanh, đại ân không thể nói
bằng chữ tạ đó thôi…
Tiểu Thúy ngạc nhiên hỏi:
- Cô nương nói rằng bà ấy ư ?chẳng lẽ đó là nữ nhân ?
- Thì bà ấy chẳng xưng mình mà lão thân đó thôi.
Tiểu Thúy hiểu ra nói:
- Đúng là người đó xưng là lão thân thật. Hóa ra là bà lão…
Lý Tồn Hiếu nói:
- Vị lão nhân gia đó công lực rất cao cường, hiển nhiên hết sức căm hận Miêu
Cương Bát Động, đặc biệt là Hán nhân đầu nhập vào đó. Nếu để bà ta đến trước vào
Miêu Cương Bát Động, hậu quả sẽ khó lường trước được.
Lãnh Ngưng Hương lo lắng tiếp lời:
- Không sai ! chúng ta đi nhanh thôi !
Rồi không chờ Lý Tồn Hiếu đồng ý, cứ cầm tay Tiểu Thúy đi nhanh tới.
Tuy ba người rất sốt ruột muốn đi nhanh nhưng trong thạch động tối om nên
không thể thi triển thân pháp. Phải sau thời gian tuần trà họ mới tới được động khẩu.
Cửa động này cũng nằm giữa vách đá cách mặt đất tới mười mấy trượng, có một
sợi mây buộc vào tảng đá ngay cửa động thỏng xuống. Ngoài động là một cốc đạo hẹp
mọc các loại cây cỏ lúp xúp, không thấy bóng người hay bất cứ loại chim muông nào.
Vẫn chưa phải là Miêu Cương Bát Động.
Tiểu Thúy hỏi:
- Sao vẫn chưa tới Miêu Cương Bát Động ?
Bỗng nhiên hàng loạt tiếng rú thảm từ cốc đạo truyền tới.
Lý Tồn Hiếu kêu lên:
- Vị lão nhân gia đó đã khai sát giới rồi.
Lập tức từ động khẩu nhảy ào xuống.
Hai thiếu nữ cũng nhảy theo.
Đi hết cốc đạo, trước mặt ba người mở ra một cảnh tượng rất hùng vĩ.
Bên dưới là một thung lũng bằng phẳng khá rộng, có suối nước và cây cỏ tốt tươi,
xung quanh thung lũng là quần sơn san sát với những vách đá dựng đứng cao vút, trên
các vách đá phẳng lỳ như gương có rất nhiều động khẩu, từ mỗi động khẩu cheo leo
giữa vách đá đều buộc những thang mây dài ngắn khác nhau thõng xuống đất
Giữa thung lũng nằm rải rác tới gần hai chục tử thi đều là người Miêu, đầu bị vỡ
nát, ngực bụng đều phanh hết ra, gan ruột lầy nhầy, thảm không chịu được.
Lý Tồn Hiếu nhíu mày nói:
- Vị lão nhân gia đó thủ pháp tàn độc quá.
Lãnh Ngưng Hương tiếp lời:
- Cũng chẳng trách được… Ai bảo chúng giam hãm bà ấy mấy chục năm trong
ngục tối…
Lý Tồn Hiếu phản đối:
- Cho dù thế nào cũng chỉ nên tìm chủ hung mà trừng trị, còn những người Miêu
kia có tội gì?
- Nhưng nếu lão nhân gia không giết chúng, chúng cũng giết bà ta thôi. Ngoài ra
bọn thủ hạ của Miêu Cương Bát Động này tên nào cũng tàn ác, giết không biết bao
nhiêu người rồi và thủ đoạn cũng tàn độc chẳng kém gì lão nhân gia đó đâu.
Lý Tồn Hiếu lướt mắt nhìn quanh hỏi:
- Đây có phải là Miêu Cương Bát Động không ?
Lãnh Ngưng Hương đáp:
- Không biết. Nếu chưa phải thì Miêu Cương Bát Động chắc cũng không xa…
Lại nghe mấy tiếng la thảm từ phía trước vọng lại.
Lý Tồn Hiếu nhận ra tiếng kêu từ một động khẩu dưới chân vách đá cách đó vài
chục trượng liền nói:
- Trong đó còn có người, chúng ta nhanh đến xem !
Cả ba người cùng lao về phía động khẩu.
Lại một cảnh tượng thê thảm bày ra trước mặt họ, mười mấy tử thi bị vỡ đầu lòi
ruột nằm chất đống dưới chân vách đá, trên vách không chỉ một mà có tới năm sáu
động khẩu đều có thang mây trèo xuống.
Lãnh Ngưng Hương nói:
- Đây đã là Miêu Cương Bát Động rồi.
Tiểu Thuý đếm các động khẩu xung quanh thung lũng rồi gật đầu nói:
- Đúng thế ! Kể cả động phía bên kia, cả thảy vừa đúng tám động ! Nhưng làm
sao không thấy lão thần tiên và người của hia môn Lãnh Nguyệt và Hàn Tinh đâu cả?
Lãnh Ngưng Hương nhìn Lý Tồn Hiếu nói:
- Phải rồi… đã đến Miêu Cương Bát Động sao vẫn chưa thấy Cơ bà bà và những
người cùng đi ? Ngoài ra Miêu Cương Bát động thu nhận không ít người Trung Nguyên,
thế mà gần bốn chục tử thi đều là người Miêu cả…
Lý Tồn Hiếu trầm ngâm nói:
- Cô nương và Tiểu Thúy cứ ở đây, để tôi vào các hang xem .
Dứt lời nhún mình nhảy vào một động khẩu gần nhất.
Lãnh Ngưng Hương lo lắng nhìn theo.
Không lâu sau, chàng hiện ra ở một động khẩu khác nhảy xuống trước mặt hai
thiếu nữ.
Lãnh Ngưng Hương hỏi:
- Thế nào? Trong động không có người sao?
Lý Tồn Hiếu đáp:
- Các động này đều thông với nhau, là nơi cư ngụ của chúng. Trong đó còn có
giường nệm, bàn ghế và các đồ dùng thì có thể đoán rằng trong động ít ra phải tới trăm
người ở…
Tiểu Thúy hỏi:
- Nhưng họ đi đâu cả mới được chứ ?
Lý Tồn Hiếu lắc đầu.
Lãnh Ngưng Hương chợt mở to mắt nói:
- Đúng rồi ! Rất có thể bọn chúng đã dốc toàn lực đi tìm kho báu chỉ để lại mấy
chục tên giữ sào huyệt…
Tiểu Thúy tán thành ngay:
- Đúng quá !
Lý Tồn Hiếu tiếp lời:
- Có khả năng. Vậy là vị lão nhân gia cũng đã đi tìm những người khác rồi.
Chúng ta đi thôi !
Lại nhìn Lãnh Ngưng Hương chàng nói:
- Cô nương có xem tàng bảo đồ, vậy có thể nhận ra thế núi và địa hình của kho
báu không ?
- Thiếp nhận được, chỉ không biết nó ở gần đây hay xa thôi. Chàng muốn tìm họ
ư ?
- Cô nương cũng biết tôi đến đây cốt tìm gặp Cơ bà bà.
Lãnh Ngưng Hương gật đầu :
- Thiếp biết. Nhưng chúng ta hiện ở đây và Miêu Cương này địa hình rất phức
tạp, dễ lạc đường lắm. Thiếp không thể biết nơi đó nằm ở hướng nào…
Tiểu Thúy đề xuất ý kiến:
- Hay chúng ta cứ ở đây chờ chúng trở về?
Lý Tồn Hiếu trầm ngâm nói:
- Đành phải thế thôi …
Nhưng chàng chưa dứt câu thì ngưng thần dỏng tai như đang nghe ngóng gì.
Lãnh Ngưng Hương vội hỏi:
- Có người đến hay sao?
Lý Tồn Hiếu gật đầu:
- Đúng thế. Chỉ có một người nhưng người này đi lại rất nhanh.
Vừa lúc đó vang lên tiếng rú từ mé bên trái.
Lý Tồn Hiếu kinh hãi nói:
- Nhất định lại là lão nhân gia rồi.
Ba người cùng phóng nhanh về hướng đó.
Vượt qua một khu rừng nhỏ lại tới một động khẩu khác, ngay dưới chân vách đá
bên dưới động có một người chết nhưng không phải là người Miêu mà là một hán tử
bận hoàng y, tử trạng cũng giống hệt bốn chục tử thi trước đó, đầu bị vỡ nát ngực bụng
phanh ra.
Tiểu Thuý nói:
- Tiếc thật ! nếu chúng ta đến sớm hơn có lẽ đã hỏi được tin tức nào đó…
Lý Tồn Hiếu chợt hướng lên một động khẩu gọi to:
- Lão nhân gia, có Lý Tồn Hiếu ở đây.
Tiếng lão phụ nhân từ động khẩu vọng xuống:
- Thanh niên nhân, ta thấy rồi.
- Lão nhân gia có thể hiện thân nói chuyện không ?
- Không được đâu ! Ta bị giam trong hắc lao mấy chục năm, y phục rách nát cả,
nay trên người không một mảnh vải sao có thể gặp người khác ?
Lý Tồn Hiếu không ngờ tới điểm này, nghe vậy thì ngẩn cả người.
Tiểu Thúy nhanh miệng:
- Sao lão nhân gia không tìm một bộ y phục trong động của chúng?
Lão phụ nhân hừ một tiếng:
- Tiểu cô nương, nếu chúng ta không phải là chỗ quen biết thì câu đó của ngươi
đủ làm ta tức giận ! Nước bẩn sao uống được ? Lão thân há thèm bận y phục của bọn
súc sanh đó?
Tiểu Thúy nhíu mày nhưng không đáp.
Lão phụ thân lại tiếp:
- Thanh niên nhân, ngươi có điều gì thì cứ nói đi.
Lý Tồn Hiếu cất tiếng:
- Xin lão nhân gia mở lượng …
Lão phụ nhân ngắt lời:
- Thanh niên nhân, ngươi không cần phải khuyên ta. Ta sẽ nhớ đại ân của ngươi.
Nhưng lúc ta ở hắc lao ta đã trọng thệ rằng nếu có ngày nào thoát khốn sẽ diệt tận
giống súc sinh này. Bây giờ đã đến lúc…
- Tôi không ngờ giúp lão nhân gia thoát hiểm lại tạo nên sát nghiệp thảm khốc
thế…
- Thế nào? Ngươi hối hận ư ?
- Không hẳn thế, chỉ là …
- Nếu ngươi hối hận thì cứ để ta trả xong mối hận mấy chục năm sống như cầm
thú, ta sẽ tự nguyện trở lại đó để ngươi khuân đá lấp lại như cũ, nguyện ý chết trong đó,
như vậy coi như trả ân cho ngươi …
- Lão nhân gia sao phải khổ như thế chứ ?
- Thanh niên nhân ! Ngươi không biết ta phải chịu thống khổ thế nào …Nỗi đau
xác thịt còn chịu được, còn nỗi đau tâm linh thì khó mà chịu thấu ! Tội ác của bọn súc
sinh này muốn chết cũng chưa đủ ..
Lãnh Ngưng Hương chợt chen lời:
- Dường như lão nhân gia rất quen thuộc địa hình ở Miêu Cương Bát Động
Lão phụ nhân thở dài nói:
- Đâu chỉ quen? Tiểu cô nương ! Miêu Cương Bát Động chính do tay ta tạo dựng,
giống như nhà ta vậy.
Cả ba người nghe nói đều sửng sốt.
Tiểu Thúy hỏi:
- Miêu Cương Bát Động là do lão nhân gia tạo dựng ư ?
- Tiểu cô nương ngươi không tin sao?
Tiểu Thúy đáp:
- Không phải thế ! Chỉ là không ngờ.
Lão phụ nhân chỉ thở dài:
- Nói ra thì dài… Hai mươi năm trước lão thân đến Miêu Cương. Lúc đó bọn
người Miêu ở đây còn man rợ lắm, gần như ăn lông ở lỗ, lão thân dạy chúng lấy lửa
nấu thức ăn, dạy mọi thứ… Aøi ! Tóm lại lão thân dạy chúng tất cả những gì mình
biết…
Tiểu Thúy nói:
- Nếu vậy lão nhân gia là ân nhân của chúng rồi …
- Nói thế cũng không sai. Lúc đầu chúng coi ta như thần minh nói tất nghe, bảo
tất làm. Cho tới sau này có một số bọn võ lâm Trung Nguyên bại hoại đến đây thì
chúng biến đổi hẳn, trở nên bướng bỉnh và tàn ác, không từ thủ đoạn nào, tàn sát sinh
linh không thương tiếc. Lão thân khuyên bảo thế nào chúng cũng không nghe nữa. Lão
thân bắt đầu hối hận vì mình đã phí tâm lực để cải hóa lũ người man rợ đó …
Tiểu Thúy hỏi:
- Về sau chúng đưa giam lão nhân gia vào hắc lao như thế nào?
- Chúng dùng thủ đoạn mà bọn bại hoại võ lâm Trung Nguyên dạy cho, trước hết
dùng mê dược đầu độc, sau đó luân phiên làm nhục ta cuối cùng mới bắt nhốt vào hắc
lao… Các ngươi thử nghĩ xem, lấy oán báo ân một cách bất lương, tàn độc đến mức đó
thì con người sao có thể chịu đựng được? Ta trộm sống mấy chục năm chỉ cầu được có
ngày hôm nay. Đã thoát khỏi chốn địa ngục đó, làm sao ta có thể tha thứ cho bất cứ
tên nào?
Câu chuyện của lão phụ nhân khiến cả ba người đều xúc động.
Không ai ngờ bà ta đã phải chịu cảnh bi thảm đến thế.
Bị một lũ man rợ ám toán, luân phiên làm nhục mà vẫn âm thầm chịu đựng trong
hắc lao thiếu thốn, tối tăm và bẩn thỉu, đủ biết bà ta có nghị lực kiên cường bao nhiêu.
Mối thù ấy quả nhiên không thể không báo.
Trầm mặc hồi lâu, Lý Tồn Hiếu mới lên tiếng:
- Tôi không ngờ rằng lão nhân gia phải nếm trải tấn kịch thảm khốc đến thế. Bọn
Miêu Cương Bát Động này quả là không bằng cầm thú, tôi không dám khuyên ngăn lão
nhân gia nữa.
- Thế mới phải chứ ! Thanh niên nhân, ở đây không phải việc của ngươi. Hãy
nhanh rời khỏi nơi này, đi tìm vật của các ngươi đi !
Lý Tồn Hiếu ngập ngừng một lúc mới nói:
- Việc đã thế này, tôi cũng không giấu lão nhân gia nữa. Chúng tôi vượt nghìn
dặm tới đây là để cứu một vị bằng hữu…
Lão phụ nhân liền hỏi:
- Vậy ư ? Vị bằng hữu của các ngươi rơi vào tay Miêu Cương Bát Động hay sao?
- Không phải thế. Vị đó theo một người từ Trung Nguyên tới đây để tìm một kho
báu. Theo chúng tôi biết thì vị đó đang gặp nguy hiểm.
Lão phụ nhân à một tiếng nói:
- Ta hiểu rồi. Ngươi sợ vị bằng hữu đó cùng những người tìm kho báu xảy ra xung
đột…
- Không phải thế. Lão nhân gia, vị bằng hữu đó không phải tới Miêu Cương này
để tìm kho báu. Không dám giấu lão nhân gia, bức tàng bảo đồ vẽ địa hình kho báu
vốn là của tôi, sau lại rơi vào tay các nhân vật của võ lâm Trung Nguyên. Vị bằng hữu
đó đã đoạt lại tàng bảo đồ trả cho tôi…
- À …Nhưng ta thấy có gì đó không đúng. Ta biết rất rõ bọn người của Miêu
Cương Bát Động, chúng không bao giờ tha những kẻ dám xâm phạm vào địa phận của
chúng. Thế nhưng tình thế ở đây cho thấy hầu như chưa có xung đột nào xảy ra.
Lý Tồn Hiếu nói:
- Lão nhân gia còn chưa biết bọn người tìm kho báu đã liên kết với Miêu Cương
Bát Động với thỏa ước sau khi kiếm được kho báu thì chia đều.
- Thì ra thế …chẳng trách nào …
Rồi cười hắc hắc nói thêm:
- Miêu Cương Bát Động là bọn mọi rợ, lại hung tàn như cầm thú, tính tình lại xảo
quyệt hiểm trá, dễ gì liên kết với ai? Theo lão thân thì nhất định chúng có dụng tâm
khác.
- Lão nhân gia nói đúng. Nhưng bọn người Trung Nguyên kia cũng có ý đồ của
mình.
- Hô hô ! Đúng là kẻ cắp gặp bà già ! Có lẽ Miêu Cương Bát Động chỉ để mấy
tên quái vật này giữ động, còn bao nhiêu đi tìm kho báu cả rồi… nhưng ngươi biết rõ
kho báu ở Miêu Cương này chứ ?
Lãnh Ngưng Hương thay lời đáp:
- Lão nhân gia, trước đây tôi đã tới Miêu Cương. Thấy địa thế vẽ trên tàng bảo đồ
thì nhận ra nơi đó thuộc Miêu Cương.
- Tiểu cô nương, vậy ngươi nói xem bức hoạ đồ vẽ chỗ nào ? Địa hình ở Miêu
Cương lão thân thông thuộc như lòng bàn tay mình vậy.
Lãnh Ngưng Hương lắc đầu:
- Nhìn vào bản đồ, tôi chỉ biết địa thế nhưng không biết đó là nơi nào, cũng
không biết phương hướng tới đo.
- Nếu vậy thì ngươi cứ nói địa thế cũng được. Chỉ cần ngươi mô tả dáng núi thế
nào lão thân sẽ biết ngay.
Lãnh Ngưng Hương nhìn Lý Tồn Hiếu ra ý dò hỏi.
Chàng hiểu ngay, gật đầu nói:
- Tôi không quan tâm đến kho báu đâu, chỉ muốn nhanh chóng gặp bọn họ cô
nương cứ nói đi.
Lãnh Ngưng Hương nhìn lên động khẩu nói:
- Trên tàng bảo đồ vẽ ba ngọn núi thành thế chân vạc, ở giữa có một đầm nước…
Lão phụ nhân buộc miệng:
- Nhược Thủy Hồ ! Từ đây đi về phía đông năm dặm là tới. Để lão thân đi trước
cho.
Trong động không có âm thanh phát ra nữa.
Lãnh Ngưng Hương gọi thêm hai tiếng vẫn không thấy hồi âm.
Tiểu Thúy nói:
- Không thấy bà ta ra khỏi động.
- Chắc bà ta đã ra bằng lối khác. Chúng ta cũng đi thôi.
Ba người lập tức nhảy vào động khẩu mà vừa rồi lão phụ nhân ẩn nấp rồi đi sâu
vào.
Quả nhiên bên trong có nhiều động thông nhau rất rộng và sáng sủa.
Tiểu Thúy cũng chỉ tay vào chỗ sáng trước mặt nói:
- Lối ra ở đây rồi !
Đúng là lối ra thật.
Chỉ lát sau ba người đã ra khỏi Miêu Cương Bát Động, trước mặt là một khe núi.
Có ai vẽ lên cát hình mũi tên chỉ hơi chếch sang phải.
Lãnh Ngưng Hương nói:
- Chắc là lão nhân gia chỉ đường cho chúng ta.
Họ theo hướng mũi tên đi chừng ba mươi trượng lại thấy hình mũi tên thứ hai.
Đi được ba dặm thì đến một khu rừng rậm, ngay ở bìa rừng có mười mấy tử thi
đều là người Miêu, đầu vỡ nát, ruột gan lòi cả ra ngoài, chỉ cần nhìn hiện trạng cũng đủ
biết là kiệt tác của lão phụ nhân.
Ba người không dừng lại, xuyên rừng đi tiếp.
Lên tới đỉnh núi, thấy phía chân núi bên kia là một đầm nước rộng tới mấy mẫu.
Ngay bên này bờ đầm lại có mười mấy tử thi nữa, nhưng ở đây có cả người Miêu
lẫn người Hán ăn vận theo kiểu võ lâm Trung Nguyên.
Trừ mười mấy tử thi ra, xung quanh khu vực hồ lặng ngắt không thấy nhân ảnh
nào khác.
Tiểu Thúy ngạc nhiên hỏi:
- Người đi đâu cả ?
Đột nhiên vang lên âm thanh lạnh lùng đáp:
- Người ở đây ! Các ngươi muốn tìm ai ?
oOo