watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Xuyên Tâm Lệnh-Hồi 12 - tác giả Cổ Long Cổ Long

Cổ Long

Hồi 12

Tác giả: Cổ Long

Triển Mộng Bạch giật mình, toan hỏi cho biết sự tình như thế nào nhưng không còn kịp nữa, một sự kiện đã phát sanh, hấp dẫn trọn vẹn tâm tư chàng.
Sự kiện đó là tiếng vó ngựa nện trên đường dài, ven bờ hồ từ xa vọng đến.
Có tất cả bốn con ngựa.
Trên lưng ngựa là bốn đại hán vận áo trắng. Đến nơi rồi, ngựa hí vang, dừng vó, kỵ sĩ nhảy xuống đất ngay.
Kỵ sĩ chẳng những mặc áo trắng mà quần cũng trắng, giày khăn vấn đầu cũng trắng, đến cả vuông vải che kín mặt cũng trắng luôn.
Trong màn đêm, bóng trắng nào xuất hiện lại chẳng mường tượng hình ma, bóng quỷ?
Huống chi bóng trắng lại chẳng nói năng gì, hành động có vẻ thần bí?
Người trên bờ chưa nói gì, người trên thuyền cũng im lặng.
Kẻ mới đến là bạn hay thù của người trên thuyền.
Chắc chắn là thù rồi, bởi nếu là bạn thì hẳn họ có gọi nhau và ít nhất người chờ đợi phải tỏ lộ niềm khoan khoái hoặg bằng một tiếng thở phào, hoặc bằng một nụ cười thỏa mãn, dù là sợ nói lên lại gây tiếng động.
Người chờ đợi hiển nhiên là người ở tại thuyền bởi họ bất động, còn kỵ sĩ là kẻ di chuyển, người chờ đợi ở cạnh Triển Mộng Bạch, song chàng chưa thấy một biểu hiện gì.
Do đó, chàng ức đoán kẻ mới đến nhất định chẳng phải là bạn rồi vậy.
Bốn đại hán xuống ngựa xong, cùng bước tới, cát nghiến vào nhau dưới chân họ, vang lên rào rào.
Họ bước tới, không ai trước,không ai sau, họ xếp thành hàng ngang, rất thẳng, họ đến cạnh bờ đối diện với Đại Sa Ngư.
Con thuyền của Đại Sa Ngư đã được di chuyển đến sát bờ từ lâu.
Bốn đại hán đến bờ rồi, giương tròn tám con mắt đen to, chớp sáng nhìn xuống thuyền.
Một đại hán cất giọng lạnh lùng hỏi gọn:
- Đáp ứng thế nào? Cho biết nhanh!
Đại Sa Ngư gọn hơn:
- Muốn ta phúc đáp sao?
Đại hán áo trắng đối thoại cười lạnh một tiếng, không đáp.
Đại hán cười một tiếng, Đại Sa Ngư cười một tràn dài, giọng cười cao vút, cuồng dại.
Cười một lúc, y thốt:
- Được rồi, ngươi muốn nghe phúc đáp của nam nhi Thái Hồ ta cho nghe.
Y vọt mình tới đứng trước mũi thuyền, thân hình cao lớn hiện ra như một thiên thần, oai nghi lẫm liệt.
Y không hướng lên bờ, y hướng về phía các chiếc ngư thuyền, từ đầu trên, xuống đến đầu dưới, sang qua lớp ngoài, rồi cao giọng hỏi:
- Giả như có kẻ muốn anh em ly khai Thái Hồ, các anh em nghĩ sao?
Ngàn người từ các con thuyền hừ lên, tiếng hừ gọn lỏn, song do ngàn người rập nhau cùng buông ra, có âm vang rất to, âm vang rung chuyển không khí, dợn mặt hồ thành sóng.
Rồi một câu nói vang tiếp, câu nói do ngàn miệng rập nhau phát ra:
- Liều chết sống với kẻ đó!
Đại Sa Ngư lại bật cười cuồng dại.
Lần này y hướng lên bờ, giọng nói vẫn cao vút:
- Nghe chưa? Lời phúc đáp của nam nhi Thái Hồ là thế! Muốn nam nhi Thái Hồ rời đi nơi khác thì kẻ nào có ý đó, cứ khuân dọn xác chết của ngàn người từng kết duyên với sóng nước th đi nơi khác, có thế thôi!
Bốn đại hán áo trắng cùng nhìn nhau.
Họ cùng cười lạnh, họ không nói một tiếng nào, họ quay về bốn con ngựa, nhảy lên lưng chúng rồi thúc gối vào hông, chúng ra roi.
Ngựa cất vó, nện đường rầm rập.
Trongthoáng mắt, bốn bóng trắng đã mất dạng trong màn đêm.
Đại Sa Ngư day qua Triển Mộng Bạch, điềm nhiên thốt:
- Cái duyên cớ liều tử sanh của bọn tại hạ là thế đó Triển huynh! Chúng muốn giành cơ nghiệp của bọn tại hạ, chúng muốn bọn tại hạ nhường đất sống cho chúng! Cơ nghiệp này, tạo tựu trên hai muơi năm nay, nghề nghiệp này đã thành truyền kiếp, cái truyền kiếp đó trái qua tháng rộng năm dài, đệ huynh Thái Hồ bỏ luống võ công, còn tại hạ thì ... từ nhỏ, không hề luyện tập! Chứ nếu có học cách múa may như khách giang hồ thì làm gì phải đắn đo trước bọn cuồng đồ kia? Làm gì phải sợ chúng?
Y dừng lại một chút đoạn tiếp nối với giọng trầm trầm.
- Đối phó với cuồng đồ, nam nhi Thái Hồ chỉ bằng vào dũng khí! Dũng khí suông thì giúp ích được gì? Bất quá lấy cái chết hùng để khỏi mang tiếng bám vào cái sống hèn, sống khiếp mà thôi. Dũng khí đó, tại hạ mượn oai linh của Long Vương khích động nơi lòng toàn thể anh em, song chẳng làm sao khích động nổi cái dũng khí của chính mình. Dũng khí của kẻ sĩ!
Triển Mộng Bạch đâu đến nỗi mù quáng mà không nhận ra Đại Sa Ngư có bản lĩnh khá cao, qua thân pháp y vừa biện hộ vừa rồi?
Bất quá, vì chuyện nghề chài lưới mãi trên mặt nước Thái Hồ, không dấn thân vào kiếp sống của võ lâm đồng đạo thành ra chẳng tạo tựa được thinh danh nào, thành ra đời không biết tên, biết tiếng thôi.
Vì khiêm nhượng, y tự nhận rằng không học võ chứ thực ra, luyện được một thân pháp linh hoạt như y, hẳn phải cũng dày công phu qua nhiều năm tháng.
Thì ra, con người có cái tâm thành phác bao giờ cũng khiêm nhượng.
Bởi xem sự ngạo mạn, sự tự cao như một điều cố kỵ trong ý nguyện cầu tiến, con người ta mới tự tạo nỗi cho mình một chân tài, một cái tài hữu dụng cho chính mình, cho đồng nghiệp, nếu không nói là cho đồng loại.
Và cái tài của Đại Sa Ngư, hôm nay phải được xử dụng hữu hiệu cho đồng nghiệp của y.
Triển Mộng Bạch toan đáp bỗng chàng thấy Đại Sa Ngư biến sắc.
Sắc mặt biến, đôi mắt y nhìn xa xa soi thủng màn đêm.
Triển Mộng Bạch nhìn theo hướng đó.
Tận tầm mắt, chàng thấy một vệt trắng vẽ dài trong không gian, vệt trắng vẻ thẳng đến Thái Hồ, thoáng mắt sau vệt trắng biến thành bóng trắng, bóng trắng vừa hiện ra, cát trên bờ hồ bật kêu rạo rạo.
Một vệt trắng, hai vệt trắng, nhiều vệt trắng tiếp nối, rồi nhiều bóng trắng hiện ra.
Giờ đây, vô số bóng trắng lố nhố nơi bờ hồ bao nhiêu bóng trắng đó bước đi cát nghiến rào rào, như tiếng mưa đổ xuống.
Nơi chót vót trụ buồm của con thuyền Đại Sa Ngư nghiểm nhiên trở thành soái thuyền, chiếc thanh la còn treo đó, thanh la vang lên lấn át cả tiếng cát nghiến trên bờ do hằng mươi, hằng trăm mà cũng có thể hằng ngàn bước chân dẫm lên trầm trọng.
Từ các con thuyền khác, độ mấy mươi ngư phủ mình trần, tay đao, nhún chân nhảy vọt đến con thuyền.
Người thủ lãnh của bọn áo trắng bước tới một bước, nửa cho gần thuyền hơn, rồi dừng lại.
Đoàn người áo trắng phiá sau cùng di động theo.
Từ trong đoàn, hai người bước ra. Hai người đó trang phục không khác đồng bọn, chỉ có chiếc mũ trên đầu hình tam giác cao hơn mũ của bọn phần nào.
Hai người đó, một cao, quá cao nên trông như ốm, một người lùn quá nên phải mập.
Vị thủ lãnh lùi lại, hai người đó bước tới mấy bước nữa. Rồi người cao cất giọng:
- Yêu cầu vị thủ lãnh xuất hiện đối thoại!
Đại Sa Ngư cao giọng:
- Nam nhi Thái Hồ nào phải là bọn cường đạo lại có thủ lãnh?
Y đứng nơi mũi thuyền, trông oai nghi như vị đô đốc ra quân, sắp sửa khai diễn cuộc đấu.
Người áo trắng lạnh lùng:
- Ngươi không phải là thủ lãnh thế là cái chi?
Đại Sa Ngư cười nhẹ:
- Ta là người đang nói chuyện với ngươi!
Người áo trắng không phẫn nộ, hỏi luôn:
- Nói tất cả mọi chuyện, cả chuyện lợi lẫn chuyện hại, cả việc dữ lẫn việc hiền?
Đại Sa Ngư thản nhiên:
- Nghe tất cả, còn nói lại thì tuỳ!
Người áo trắng gật đầu:
- Cũng được! Thà có người có đối đáp, còn hơn la hét giữa sa mạc.
Đoạn, hắn trầm giọng tiếp:
- Các ngươi không chịu ly khai Thái Hồ, thế các ngươi muốn gì? Chờ gì nữa mà chưa chịu tuân hành lịnh của bọn ta?
Đại Sa Ngư bật cười ha hả:
- Các ngươi bằng vào oai lực nào buộc chúng ta phải ly khai Thái Hồ?
Người áo trắng có vóc cao lạnh lùng đáp:
- Chúng ta bằng vào uy lực nào, các ngươi thừa hiểu rồi, lại còn phải hỏi nữa sao? Đừng ỡm ờ nữa, ta hỏi, các ngươi muốn đơn đấu hay quần đấu? Ta để cho các ngươi chọn phương pháp!
Đại Sa Ngư lắc đầu:
- Không đơn đấu mà chẳng quần đấu!
Người áo trắng kinh ngạc.
Đại Sa Ngư cao giọng tiếp luôn:
- Chỉ vì, phần đông nam nhi Thái Hồ không biết vũ công, bởi không biết vũ công, chúng ta đã xem như bị dồn vào cái thế liều, mà trong cái liều không ai gọi là đấu được, như vậy làm gì đấu pháp đơn hay quần mà chọn? Ai hiếp chúng ta chúng ta chống trả, giết một kẻ hung cũng được, giết hai kẻ hung cũng hay, không giết được có cũng vui. Chúng ta chẳng phải là những kẻ cuồng đồ, chúng ta cũng không tỷ võ, tranh tài, chúng ta chỉ có mỗi một việc làm phải, là để bảo tồn cơ nghiệp, chúng ta phải liều! Mất cơ nghiệp cũng chết, liều cũng chết, thà liều mà được thích chí hơn!
Mỗi tiếng nói đều biểu lộ ý chí cương quyết lấy cái chết để giải quyết sự tình, ngẩng cao đầu, sẵn sàng chờ cái chết, bất cứ từ đâu đến, bất cứ do ai mang đến.
Nam nhi Thái Hồ là một nhóm người có tinh thần bất khuất, tinh thần đó sáng như vầng trăng dang soi rộng như mặt Thái Hồ, cao như áng mây vờn trên đỉnh núi xa xa.
Người áo trắng cười nhạt:
- Liều mạng? Chung quy rồi cũng chết, liều mạng có cứu được gì? Muốn được tiếng chết hùng? Cho là các ngươi có hùng tâm hùng chí đi nữa, chết rồi thì cái tiếng hùng đó sẽ mang ích lợi gì cho những oan hồn? Bố Kỳ Môn chúng ta gồm toàn hào sĩ bốn phương, ta khuyên ngươi đừng nuôi mộng với cái liều, mơ một sự phi thường, cứu vãng các ngươi. Vô ích. Ta khuyên ngươi nên quy hàng lực lượng Bố Kỳ Môn chúng ta, chống lại hào sĩ bốn phương, là làm một việc ngu xuẩn, chết như thế là chết ngu, đừng tưởng chết hùng. Con giun con dế còn muốn sống thay huống chi bọn ngươi từng tự hào lànam nhi Thái Hồ.
Triển Mộng Bạch giật mình, qua phút giây chấn động, chàng lớn tiếng:
- Hãy khoan làm gì, nghe ta nói!
Chàng bước tới đứng cạnh Đại Sa Ngư, cao giọng hỏi:
- Các vị bằng hữu đều là môn hạ Bố Kỳ Môn?
Người áo trắng gật đầu:
- Sự thật là vậy!
Người lùn mập từ từ quay mặt nơi khác, như để tránh tia mắt sắc bén của Triển Mộng Bạch.
Triển Mộng Bạch lại hỏi:
- Bằng hữu có phải là chưởng môn nhân chăng?
Người áo trắng trầm giọng đáp:
- Lão nhân gia đã quy tiên, hiện tại anh em tại hạ chưởng quản Kỳ Môn.
Triển Mộng Bạch cười lạnh:
- Nếu vậy, hai vị là chưởng môn nhân tân vị của Bố Kỳ Môn. Đáng mừng cho hai vị!
Người áo trắng có vóc cao khiêm nhượng:
- Các hạ quá khen!
Hắn chỉ người đứng riêng rẻ qua một bên tiếp:
- Còn vị này là cố vấn của bổn môn.
Đoạn, hắn tiếp luôn:
- Hôm nay, bọn tại hạ đến đây, chỉ cần các anh em Thái Hồ ...
Triển Mộng Bạch quát chận:
- Bạch Bố Kỳ ở đâu? Đã là chưởng môn nhân hẳn các vị phải có Bạch Bố Kỳ nơi mình luôn...
Người áo trắng xuất hiện trước nhất chàng cứ tưởng y là thũ lãnh của nội bọn, nhưng theo lời giới thiệu của hai người này thì y chỉ là một vị cố vấn thôi.
Điều đó chẳng lạ gì, bởi tổ chức nào cũng có một mưu sĩ, giúp ý kiến cho người lãnh đạo.
Còn cái việc một môn phái lại đến hai chưởng môn thì thực tình chàng có lấy làm lạ.
Điều lạ lùng đó tăng gia điểm nghi ngờ về thân phận của hai người áo trắng, nên Triển Mộng Bạch hỏi ngay đến Bạch Bố Kỳ, tín vật của Bố Kỳ Môn.
Người áo trắng vóc cao giật mình, song lấy ngay bình tĩnh, cười lạnh, hỏi lại:
- Các hạ có tư cách gì bắt buộc tại hạ xuất chiếu Bạch Bố Kỳ. Lá cờ đó, nào phải tuỳ tiện mà đưa ra cho bất cứ ai muốn trông thấy?
Triển Mộng Bạch điềm nhiên:
- Các hạ lấy tư cách chưởng môn nhân Bố Kỳ Môn bức bách người ta nhượng Thái Hồ cho các hạ, thì đuơng nhiên các hạ phải có được một vật gì dể chứng minh thân phận đó chứ?
Phàm ai bị bức bách cũng có quyền đòi hỏi các hạ xuất chiếu tín vật cả. Sao các hạ mù mờ một sự việc quá thông thường như vậy?
Cương quyết hơn, chàng cao giọng tiếp:
- Nếu các hạ đưa ra lá cờ đó, tại hạ bảo đảm là toàn thể huynh đệ Thái Hồ sẽ nhượng đất cho các hạ!
Bọn nam nhi Thái Hồ giật mình, mà Đại Sa Ngư cũng lo ngại.
Nếu đối phương có lá cờ đó, thì chẳng lẽ toàn thể ngư phủ phải chèo thuyền mà đi nơi khác?
Người áo trắng lạnh lùng:
- Các hạ có quyền quyết định?
Triển Mộng Bạch cao giọng:
- Tự nhiên tại hạ quyết định được!
Nam nhi Thái Hồ lại thêm một lần kinh ngạc.
Đại Sa Ngư lo ngại hơn ai hết. Y ngưng trọng thần sắc, lòng hồi hộp phi thường.
Người áo trắng đảo mắt nhìn quanh bọn ngư phủ, bật cười hắc hắc.
- Các hạ tự nhận là có thể tác chủ chỉ sợ những người khác không ưng thuận như vậy!
Triển Mộng Bạch vừa dọa tinh thần đối phương, vừa trấn an bọn nam nhi:
- Tại hạ dám quả quyết là tác chủ được, bởi Bạch Bố Kỳ ở trong tay tại hạ!
Lời tuyên bố của chàng vang lên như tiếng sét ngang trời, chấn dội màn tai của toàn thể mọi người hiện diện gồm cả song phương.
Tất cả đều nhao nhao lên, nhưng cánh áo trắng thì nhộn hơn nhiều.
Hai gã tự xưng là chưởng môn Bố Kỳ Môn giật mình.
Nhưng, chỉ trong khoảnh khắc thôi, bọn người áo trắng bình tĩnh trở lại.
Điều đó chứng tỏ họ có kỷ luật nghiêm minh dù hai vị thủ lãnh của họ có trưng ra lá cờ hay không cũng chẳng làm họ xao xuyết niềm tin nổi.
Ít nhất giả như tình hình có biến đổi giữa họ thì sự biến đổi đó, sẽ có sau này, chứ hiện tại thì họ tuân phục vị lãnh đạo của họ tuyệt đối.
Chẳng qua, họ sợ thủ lãnh bắt tội, có thế thôi!
Đại Sa Ngư mừng rỡ vô cùng, hấp tấp hỏi:
- Triển huynh! Thật vậy chứ Triển huynh?
Người áo trắng cười lạnh:
- Các hạ nói thật? Thế thì lá cờ đâu, các hạ trao ra cho xem đi!
Triển Mộng Bạch cất giọng sang sảng:
- Chưởng môn nhân Bố Kỳ Môn là Tần lão tiền bối, lúc lâm chung đã trao lá Bạch Bố Kỳ cho tại hạ, điều dó chứng tỏ là tại hạ không nói ngoa, các vị không tin cũng chẳng được.
Nam nhi Thái Hồ khoan khoái vô cùng, niềm khoan khoái dâng cao, họ không dằn được bồng bột, cùng hét vang như sấm.
Hai gã áo trắng, một cao một lùn cùng đưa mắt nhìn nhau, thần sắc trở nên hoang mang dần dần.
Cuối cùng gã cao thốt:
- Lời nói chẳng chứng minh gì. Chỉ có tín vật mới làm cho người tin tưởng.
Triển Mộng Bạch đáp:
- Hiện tại, tại hạ không mang theo nơi mình nhưng tại hạ cam kết là trong vòng một hôm trở lại, tại hạ sẽ trao ra cho các vị xem.
Người áo trắng thở phào bật cười lớn:
- Tại hạ chỉ tưởng là các hạ nói thật, không ngờ đó là một cái kế hoãn binh, một kế rất tầm thường. Các hạ định bắt bọn này phải chờ đợi thêm một ngày nữa!
Triển Mộng Bạch trầm giọng:
- Bình sanh tại hạ chẳng hề nói ngoa!
Người áo trắng bật cười cuồng dại:
- Nói chi thì nói, nhất định đêm nay các vị phải rời khỏi Thái Hồ.
Bọn nam nhi Thái Hồ đang vui đó, bỗng trầm trọng thần sắc trở lại như trước.
Đại Sa Ngư đảo mắt nhìn quanh, vụt hét lên:
- Cười gì?
Những ai cười nghe tiếng hét như sấm đều nín bặt, dĩ nhiên chính bọn người áo trắng, họ bị chấn khiếp vì oai khí của Đại Sa Ngư.
Đại Sa Ngư cao giọng tiếp:
- Triển huynh bất tất phải hẹn một ngày, hai ngày trao lá cờ ra, bởi sự thật quá rõ rệt rồi!
Người áo trắng hừ một tiếng:
- Rõ rệt làm sao?
Đại Sa Ngư gằn mạnh:
- Hai vị không có Bạch Bố Kỳ!
Người áo trắng nạt ngang:
- Câm! Ai dám cho rằng...
Đại Sa Ngư quát trả chận ngang câu nói của người áo trắng:
- Nếu quả thật hai vị có lá cờ trong tay, thì đã sớm cho rằng Triển huynh nói hoang đường. Các vị đòi xuất chiếu lá cờ là bởi các vị cũng chẳng có lá cờ đó. Đã thế, các vị hồ nghi do dự, kinh hãi, sững sờ, hoang mang, các vị tỏ ra kém tin tưởng nơi mình quá chừng, như vậy là các vị chẳng nắm chắc một bằng chứng. Cái đạo lý đó, hiển nhiên quá, còn ai chẳng thấy? Các vị còn định lừa ai nữa chứ?
Gã áo trắng lùn hét:
- Ai dám cho rằng bọn ta không có lá cờ? Chẳng qua, bọn ta không trao ra đó thôi!
Trong khi Đại Sa Ngư và hai người áo trắng đối thoại, Triển Mộng Bạch lưu ý đến gã lùn, nhìn đôi mày hắn, rồi nhìn thân vóc hắn, chợt chàng nghĩ đến một người, vội hét lớn:
- Thì ra là ngươi!
Đại Sa Ngư kinh hãi, hấp tấp hỏi:
- Hắn là ai?
Triển Mộng Bạch đáp:
- Hắn là Tây Hồ Long Vương Lã Trường Lạc!
Gã áo trắng lùn bật cười vang:
- Đúng rồi! Thảo nào mà khách giang hồ chẳng ca ngợi Triển huynh có nhãn lực rất cao!
Đêm nay tại hạ mới có dịp nhận thức điều dó!
Triển Mộng Bạch cười lạnh:
- Các hạ vào Bố Kỳ Môn từ lúc nào, tại sao mãi đến nay tại hạ không hề nghe nói?
Chừng như các hạ mạo nhận thì phải! Gia tài của các hạ không sánh được với vua chúa chứ trên đời này có sản nghiệp của ai bằng? Với gia tài đó, các hạ ngồi không mà hưởng, hưởng trọn đời, chết đi sống lại ba kiếp cũng còn thừa thãi, thế tại sao lại âm mưu đoạt quyền khai thác Thái Hồ? Không lẽ các hạ muốn kiêm luôn danh hiệu Thái Hồ Long Vương nữa sao?
Lã Trường Lạc đáp:
- Bố Kỳ Môn có rất nhiều đệ tử, rải rác khắp sông hồ, chẳng những người ngoài không nhận ra được mà đến người trong phái cũng chẳng biết mặt nhau.
Triển Mộng Bạch gật gù:
- Các hạ nói đúng! Tại hạ từng nghe trên giang hồ, Bố Kỳ Môn là một môn phái kỳ quái nhất, tuy nhiên, Bố Kỳ Môn cũng là một môn phái bảo trì chính nghĩa hết sức nghiêm khắc, bình sanh chẳng hề dung túng một môn nhân nào làm điều phi lý. Giờ đây các hạ tự xưng là môn đệ Bố Kỳ Môn, mà các hạ lại hành động như vậy thì thiết tưởng các hạ sẽ giải thích như thế nào cho ổn thoả đây?
Bố Kỳ Môn không chánh thức là một môn phái võ có tổ chức như các môn phái khác, nên người gia nhập chẳng bao giờ được chưởng môn truyền cho võ công, nếu có học được gì thì cũng do bằng hữu dạy nhau mà thôi.
Tuy không có quy cũ đặc biệt nhưng chẳng hiểu tại sao, lại có rất nhiều môn đồ, Bố Kỳ Môn chỉ do một mình Chưởng môn nhân quản trị, tuyệt nhiên không hề có ai phụ tá.
Cho nên, bình nhật người trong Bố Kỳ Môn chẳng có một phận sự nào cả, môn phái mường tượng một hội thi, thung dung ngày tháng, chẳng hề can thiệp vào việc giang hồ.
Thế mà môn phái lại có một uy lực rất mạnh chính đó là một điều lạ.
Bởi cái uy lực mạnh đó nhiều người ham, nên gia nhập.
Giờ đây, lại sanh ra cái việc người trong Bố Kỳ Môn manh tâm cướp đoạt nghề nghiệp của dân lành.
Đó là điều khó hiểu.
Lã Trường Lạc từ từ thốt:
- Bổn môn đã thay đổi chưởng môn rồi, thì mọi sinh hoạt trong môn phái cũng thay đổi luôn, cho nên những gì ngày nay không giống ngày trước, và ai đã biết được chủ trương ngày trước hắn phải kinh ngạc với biến chuyển của ngày nay.
Dừng lại một chút, y trầm giọng tiếp:
- Trình bày như vậy là tại hạ giải thích hành động cho Triển thế huynh hiểu. Chắc thế huynh không còn phải thắc mắc nữa.
Người áo trắng có thân vóc cao hừ một tiếng:
- Lại còn phải phí thì giờ giải thích dông dài! Canh ba đã đến rồi đấy, cứ hỏi thẳng bọn họ xem sao, giả như họ không nhượng Thái Hồ cho chúng ta, thì toàn thể các huynh đệ lập tức động thủ!
Lã Trường Lạc cao giọng:
- Triển thế huynh, tại hạ đã dùng lời êm lẽ thuận khuyên mọi người biết nghe tiếng phải, là thấy nẻo sinh tồn, bằng chấp là ngươi tự mình làm cái chết. Thế huynh chẳng dính chi đến sự tình, tốt hơn thế huynh hãy tránh ra xa xa cuộc.
Tuy nói thế, y không cần nghe Triển Mộng Bạch đáp, y quay lại phía sau, dỏng dạc ra lịnh:
- Chuẩn bị động thủ!
Người áo trắng cao tiếp:
- Ta vỗ đúng ba lượt, là hạn kỳ cho các ngươi quyết định hãy suy nghĩ kỹ lại đi!
Một tiếng bốp vang lên.
Tiếng vỗ tay thứ nhất đã phát xuất.
Đại Sa Ngư hét:
- Tay vỗ đến lượt ba trăm, năm trăm cũng vô ích.
Y hướng mặt quanh một vòng, cũnh dõng dạc ra lịnh:
- Các huynh đệ chuẩn bị động thủ!
Ngư phủ nhao nhao, khí thế hăng say!
Bọn người áo trắng trên bờ, cũng nhao nhao sẵn sàng ăn nuốt sống địch.
Đại Sa Ngư quay sang Triển Mộng Bạch, thấp giọng bảo:
- Triển thế huynh hãy chiếu cố đứa bé đó!
Triển Mộng Bạch lắc đầu:
- Khỏi cần. Đã có Tiêu cô nương ở bên cạnh nó.
Đại Sa Ngư mở to đôi mắt:
- Triển huynh nhất định đồng sanh tử với bọn nam nhi Thái Hồ?
Triển Mộng Bạch ngẩng cao mặt:
- Sao lại không? Huống chi sự việc của Bố Kỳ Môn là phần trách nhiệm của tại hạ!
Đại Sa Ngư bật cười cuồng dại:
- Thắng trận đêm nay rồi, ngày mai chúng ta sẽ tắm rượu! Nhất định phải say đúng ba ngày ba đêm.
Y với tay rút một ngọn cương tiên.
Ngọn roi theo tay chớp lên, chứng tỏ nó được chế luyện bằng một loại thép quý.
Máu nóng sôi sục trong người. Triển Mộng Bạch cảm thấy các gân mạch căng phồng lên suýt vỡ, chưa bao giờ chàng hăng say như lúc này.
Giả như cuộc chiến còn dài lâu mới khai diễn hẳn chàng phải khó chịu vô cùng vậy.
Bọn nam nhi Thái Hồ thì người nào cũng phấn khởi tinh thần, tất cả như chấp chới nơi chín từng mây cao, chưa vào cuộc mà họ xem như đã thắng cuộc rồi.
Trái lại, trên bờ, bọn đệ tử Bố Kỳ Môn đứng im như những thân cây.
Đảo mắt quan sát khí thế song phương, Triển Mộng Bạch thầm nghĩ:
- Có thể là vũ công của bọn nam nhi Thái Hồ kém xa bọn đệ tử Bố Kỳ Môn, nhưng sĩ khí của họ quá cao, chính cái sĩ khí đó là một yếu tố quan trọng định đoạt thành bại, quan trọng hơn vũ công. Vũ công cao, mà nhân tâm rời rạc, ai ai cũng tự chiếu cố lấy thân, ai ai cũng nghĩ đến sự tự vệ trước tiên, thì còn mong gì tương trợ lẫn nhau? Tinh thần đồng đội sút kém, chưa vào cuộc mà đấu chí đã nhụt mất một phần, thì mong gì chiếm được tiên cơ?
Cuộc chiến đêm nay sẽ nghiên thắng lợi về nam nhi Thái Hồ rõ rệt!
Riêng chàng, từ ngày rời gia đình trong những bước bôn ba luôn luôn chàng thọ oan uổng, chuốc tủi nhục, chưa có dịp nào phát tiết sự phẫn uất dồn chứa quả tràn đầy.
Có lẽ đêm nay, chàng sẽ được dịp tung hoành vừa phỉ chí bình sanh, vừa phát tiết những nỗi niềm ứ đọng.
Bất giác, chàng chấn động tinh thần, muốn bay vèo lên bờ, càn quét cái bọn ngang ngược đó, chẳng chừa một mạng, có như vậy chàng mới hả dạ.
Trên bờ, tiếng vỗ tay thứ hai lại vang lên.
Cuộc chiến sắp khai diễn rồi!
Triển Mộng Bạch dừng ngay mũi thuyền, đôi tay nắm lại, đôi tay đó đang chứa đựng một sức mạnh phi thường, sức mạnh do sinh lực mà có, được tăng cường với sĩ khí của toàn thể, tưởng chừng đâm vào một hoàn giả sơn, hòn giả sơn phải vỡ tung như cám.
Nắm hai tay rất cứng, chàng nhìn đăm đăm Tây Hồ LongVương Lã Trường Lạc, chực chờ một cái nhít động của y.
Đã lỡ rồi, Lã Trường Lạc khôn thể lùi được nữa, dù thực sự y cũng muốn lùi.
Bỗng, từ trong đoàn người áo trắng, có một tiếng hú vọng lên, ngân dài.
Đồng thời gian, một bóng người tung bỗng lên cao, cách mặt đất hơn ba trượng.
Bóng người đó lộn đi một vòng, đoạn đáp xuống trước đầu thuyền.
Triển Mộng Bạch kinh hãi thầm nghĩ:
- Làm gì trong hàng ngũ đệ tự Bố Kỳ Môn có kẻ tài ba như thế? Hay là ...
Chàng thở dài, không nghĩ tiếp nữa.
Người đó nghiêng mình cao giọng thốt:
- Trước khi khai diễn cuộc ác chiến, tại hạ muốn hỏi Triển bằng hữu một câu!
Giọng nói vang lên sang sảng, chứng tỏ người đó có công lực vô cùng thâm hậu.
Triển Mộng Bạch giật mình:
- Bằng hữu muốn hỏi chuyện chi?
Người đó buông cộc lốc:
- Ngươi là súc sanh?
Triển Mộng Bạch lại giật mình lượt nữa, song lần này chàng nổi giận, hét:
- Ngươi nói gì?
Lã Trường Lạc nhìn thoáng qua người áo trắng cao, người áo trắng cũng nhìn lại họ Lã, bốn mắt gặp nhau, cả bốn mắt đều ngời vẻ kinh dị.
Nam nhi Thái Hồ đương nhiên là bất mãn, tất cả đều nhao nhao lên, có người nóng tính buột miệng mắng oang oang.
Người đó cười lạnh, lập lại câu hỏi:
- Ta muốn biết ngươi có phải là súc sanh chăng?
Triển Mộng Bạch không còn dằn được cơn phẫn nộ, nhún chân nhảy xuống bờ hồ.
Chàng hiểu ngay kẻ đó là một cừu nhân, mối thù có lẽ vừa cấu kết, mà cũng có thể là truyền kiếp.
Trong phút giây bất ngờ chàng không thể nhận định được.
Chàng làm sao nhận định được bởi lẽ rất giản dị là chàng chưa hiểu đối tượng là ai.
Từ mũi thuyền bay xuống, chân chưa chấm đất, tay hữu đánh thắng, tay tả hoành ngang, cùng một lúc đánh ra luôn hai tay.
Quyền pháp của chàng là môn gia truyền, khí thế mãnh liệt phi thường.
Quyền phong rít gió ào aò.
Người đó không phản công, chỉ lách mình qua một bên, né tránh rồi thuận chân đảo bộ nhảy tạt qua một phía, xa ngoài môi trường.
Triển Mộng Bạch cấp tốc rượt theo, như bóng bám hình.
Lã Trường Lạc day qua hỏi người áo trắng cao:
- Người ấy là ai? Ngươi có nhận ra y chăng?
Người áo trắng cao lạnh lùng:
- Vô luận y là ai vẫn là một viện thủ của chúng ta. Đừng làm gì đắc tội với y, y phát cáu là chúng ta bất lợi. Cứ để cho y đánh trận đầu đi!
Cả hai đối đáp nhau, mỗi người một câu, thời gian không dài lắm trong thời gian đó, Triển Mộng Bạch đã xuất phát mấy mươi chiêu rồi.
Đối thủ của chàng như vầng mây trôi, phiêu phiêu phưởng phưởng thọat vào, thoạt ra, chàng chưa chiếm được tiên cơ.
Cả hai quây quần với nhau, chuyển cục diện dần dần từ mũi thuyền đến lái thuyền.
Nói là từ mũi thuyền đến lái thuyền, bất quá chỉ để tỏ rõ cái khoảng cách của cục diện di chuyển từ từ chứ thật ra cả hai đánh nhau ngay tại bờ hồ, chứ chẳng phải tại thuyền.
Bỗng, người đó hét to!
- Họ Triển! Ta nhượng ngươi đã nhiều rồi, bây giờ đến lượt ta phản công đây!
Triển Mộng Bạch quát:
- Ai cần ngươi nhượng?
Người đó hừ một tiếng:
- Ngươi đã nổi tiếng là con mắt tinh đời, thế mà ngươi cũng chưa nhận ra ta là ai?
Triển Mộng Bạch giật mình suýt bật ngã ngữa người vì sững sốt.
Dĩ nhiên tay chàng chậm lại vì cơn sững sốt đó, nếu không nói là chàng ngưng hẳn thế công.
Người đó gắt:
- Đánh đi chứ, càng hăng càng hay, cần nhất phải làm sao cho quyền phong rít lên đều đều!
Triển Mộng Bạch y lời, vung tay tới tấp, quyền phong rít lên ào ào.
Vừa đánh, chàng vừa hỏi:
- Làm sao ... làm sao ... tại saọ. việc gì thế chứ! Tại sao cô nương lại ...
Người đó thấp giọng đáp:
- Ngươi thức dậy, ta cũng thức dậy, ta len lén đi một vòng quan sát gặp chúng, ta âm thầm đến bên chúng, chế ngự một tên, lấy y phục của gã, mặc vào mình, len lỏi trong hàng ngũ của chúng rồi theo chúng đến đây. Ta nhân lúc chúng nhao nhao lên, bất thần di động.
Thì ra người đó chính là Tiêu Phi Vũ.
Triển Mộng Bạch vừa sợ, vừa mừng, vừa khâm phục, chàng lại hăng hái vung quyền mạnh hơn, nhanh hơn, nhưng chẳng theo đúng với quy pháp nào cả.
Tiêu Phi Vũ cũng vung tay phóng chưởng ào ào nhưng tay nàng cứ đấm vào khoảng không, giữa hai tay Triển Mộng Bạch hoặc lúc chàng vừa rút tay về.
Quyền phong rít lên khuất lấp tiếng nói của họ, rồi bốn tay vung qua, trả lại nhanh nhẹn giao quyền, đứng bên ngoài, ai cũng cho là họ chíến đấu hăng say cực độ.
Người áo trắng cao nhìn cuộc đấu một lúc rồi cau mày, gọi Lã Trường Lạc thốt:
- Cái gã họ Triển đó, ngày nào còn tầm thường quá, sao bây giờ hắn lợi hại đến thế?
Hắn xử dụng quyền pháp chi mà ta chẳng nhận ra? Người ấy có võ công khá lắm chứ, thế mà đánh mãi vẫn chưa chạm vào mình hắn nỗi!
Lã Trường Lạc không đáp, chăm chú theo dõi cuộc đấu.
Chính y cũng kỳ quái như đồng bọn, và y có phần nào khâm phục Triển Mộng Bạch, y bực tức là mình chẳng học được cái đấu pháp tinh kỳ của chàng.
Triển Mộng Bạch vừa khoa quyền vừa hỏi:
- Cô nương di động để làm gì?
Tiêu Phi Vũ mỉm cười:
- Đứng phía sau cùng ta di động từ tả sang hữu, từ hữu trở về tả, cứ như thế ta di động qua khắp mọi người, điểm huyệt bọn chúng gồm tất cả là bảy mươi bốn tên, chỉ còn lại độ mươi tên đứng ở hàng đầu. Sỡ dĩ ta chừa bọn đó là vì ta ngại đến quá gần thũ lãnh của chúng sẽ phát hiện ra ta.
Triển Mộng Bạch hết sức hân hoan.
Bây giờ chàng mới thức ngộ tại sao bọn người áo trắng không reo hò trong khi các nam nhi Thái Hồ hét la vang dội.
Chỉ vì chúng bị Tiêu Phi Vũ điểm huyệt thành bất động đứng đờ như những xác chết dựng lên.
Tiêu Phi Vũ tiếp:
- Tuy nhiên, chúng ta không thể khinh thường số ít còn lại, nếu vọng động thì các nam nhi Thái Hồ thế nào cũng bị sát hại không nhiều thì ít.
Triển Mộng Bạch vội hỏi:
- Vậy mình phải làm sao?
Tiêu Phi Vũ mỉm cười:
- Ngươi đánh như thế đó, người ngoài trông thấy hẳn phải khen ngươi có quyền pháp tân kỳ, ngươi nên đánh bại ta, rồi nhân dịp được thắng thế, xông đến đánh ngã luôn bảy mươi bốn người bị ta điểm huyệt, bọn kia hẳn phải khiếp đảm mà không dám xuất thủ.
Triển Mộng Bạch khen dồi:
- Kế đó tuyệt diệu.
Tiêu Phi Vũ cười nhẹ:
- Chỉ cần ngươi chiếm được tiện nghi dù ta có hứng một quyền của ngươi cũng chẳng sao. Bây giờ ngươi nên buông một câu cuồng ngạo rồi đánh ta!
Triển Mộng Bạch bật cười ha hả:
- Vũ công của ngươi như thế mà dám khiêu khích ta à? Thôi nhé, ta đùa với ngươi đã đủ rồi, bây giờ thì ngươi ngã xuống cho ta.
Miệng thốt tay vung, bàn tay giáng trúng vào vai tả của Tiêu Phi Vũ.
Một tiếng bịch vang lên, liền theo đó Tiêu Phi Vũ loạng choạng người rồi ngã xuống.
Chiêu đó, từ cổ chí kim trong vũ lâm chẳng hề có một ai sử dụng, đúng là một chiêu hy hữu!
Những kẻ đứng bên ngoài đều sững sốt.
Người áo trắng cao tự lẩm nhẩm:
- Ta muốn, thực sự ta muốn ...
Đoạn cuối của câu nói bị chìm hẳn trong những tiếng la hét vang dội của bọn nam nhi Thái Hồ.
Đại Sa Ngư trố mắt nhìn Triển Mộng Bạch, không tưởng là chàng tài tình đến mức độ đó.
Trên bờ hồ, Triển Mộng Bạch hét:
- Còn ai muốn chỉ giáo tại hạ nữa chăng?
Bọn người áo trắng im thin thít.
Triển Mộng Bạch từ từ bước tới, dáng dấp oai nghiêm lạ.
Người áo trắng cao và Lã Trường Lạc lùi lại.
Triển Mộng Bạch cười lạnh, bất thình lình vọt mình tới xung kích bọn người áo trắng.
Tên nào không bị Tiêu Phi Vũ điểm huyệt đều nhảy ra xa tránh chàng.
Tên nào bị điểm huyệt đương nhiên là đứng bất động tại chỗ, Triển Mộng Bạch chỉ cần đưa tay ra quét tả gạt hữu, tay vung tới đâu, người ngã tới đó, đứng gần bị tay chạm, đứng xa bị quyền phong chạm, người ngã nhào vào người, một người ngã hai ba người ngã theo, trong khoảnh khắc bọn bảy mươi người đều ngã, dồn thành từng đống.
Nam nhi Thái Hồ đã chuẩn bị sẵn sàng tiếp trợ chàng, nhưng trông tình hình đó tất cả đều sững sờ, không một ai nghĩ đến một việc động thủ.
Lã Trường Lạc và đồng bọn biến sắc mặt xanh rờn.
Hạ xong hơn bảy mươi người, Triển Mộng Bạch ngẩng mặt nhìn trời, bật cười ha hả, rồi cao giọng nói:
- Lã Trường Lạc! Ngươi còn lời chi để nói chăng?
Lã Trường Lạc rung rung giọng:
- Triển ... thế huynh ...
Hai hàm răng đánh vào nhau lạch cạch, lạch cạch, hắn không làm sao thốt trọn câu.
Mãi một phút sau hắn mới ấp úng tiếp:
- Sự việc ... hôm nay ... không do nguyện ý ... của tiểu đệ ... Sỡ dĩ tiểu đệ đến đây ...
Triển Mộng Bạch hừ một tiếng, quát:
- Thế do ai sai sử?...
Chàng day qua người áo trắng có thân vóc cao và ốm, gằn giọng tiếp theo:
- Còn ngươi?
Người này không nói một tiếng nào, bất thình lình quay nhanh mình lại, rồi vắt chân lên cổ phóng chạy thục mạng.
Latl hấp tấp kêu lên:
- Đợi! Đợi ta!....
Hắn chưa nhích động thân hình, Triển Mộng Bạch đã chận trước mặt.
Chàng bật cười ha hả:
- Chạy thế nào được mà hòng?
Đôi chân của Lã Trường Lạc nhũn lại, phải gượng lắm hắn mới đứng được.
Hắn van:
- Triển thế huynh ơi! Dù sao thì trong mấy năm giao tình với nhau, tiểu đệ chưa lần nào đắc tội với thế huynh, thế huynh hãy thương hại tiểu đệ, trên còn cha mẹ già, dưới còn con nhỏ dại ...
Đại Sa Ngư nổi giận:
- Loài cẩu trệ, đội lốt nam nhi chỉ làm mất mặt nam nhi thôị Con người đâu lại có cái thứ hèn mạt khiếp nhược như ngươi chứ? Sống làm gì nữa cho thẹn thùng đồng loại, đến thú vật cũng chẳng chấp nhận cho ngươi vào hàng ngũ.
Lã Trường Lạc sợ hãi cực độ:
- Triển thế huynh ơi, nào có phải tiểu đệ muốn đến đây đâu? Tiểu đệ không có ý tham gia công cuộc này mà?
Triển Mộng Bạch suy nghĩ một chút, đoạn hỏi:
- Thế thì ai chủ sự ngươi? Nói đi, nói xong là được tự do. Ta bảo đảm điều đó!
Lã Trường Lạc lại lập cập mãi, lâu lắm vẫn không nói được, hai hàm răng cứ nhịp vào nhau, đều đều, đôi mắt đờ đẫn không còn một điểm tinh anh.
Triển Mộng Bạch quát:
- Nói!
Đại Sa Ngư tiếp luôn:
- Hắn không chịu nói, thì cho hắn một đao!
Lã Trường Lạc hoảng sợ:
- Do ... do ...
Bỗng, ba vệt sáng trắng từ phía sau lưng của Triển Mộng Bạch bay tới, ba vệt trắng đó lao vút tất cả vào mình của Lã Trường Lạc.
Hắn không kịp nói một tiếng nào, chỉ rú lên, hai tay ôm ngực, lảo đảo người rồi ngã xuống.
Hắn ngã, mà lòng còn lưu luyén gia đình, hắn buông nhẹ mấy tiếng:
- Tại nhà của tiểu đệ ...
Hắn nhớ đến mẹ già? Hắn nhớ vợ con? Hay hắn tiếc cái gia tài đồ sộ hưởng mười kiếp cũng chẳng hết?
Vĩnh viễn hắn không đoàn tụ với cha mẹ vợ con, ít nhất tại thế gian này, nếu hắn còn lưu luyến người thân, thì yên trí chờ nơi bờ kia thế giới.
Vĩnh viễn hắn buông rơi sự nghiệp, như từ cổ chí kim, ra đi với hai bàn tay trắng như vào đây trắng tay.
Triển Mộng Bạch vừa thấy ba vệt trắng sáng chớp lên, cấp tốc quay mình lại, đồng thời hét:
- Ai?
Bỗng, một bóng trắng từ dưới đất vút lên không, uốn cầu vòng đáp xuống trước mặt Đại Sa Ngư.
Chân chưa chấm đất, bóng đó khoát tay luôn:
- Vô ích!
Bóng trắng khoát tay đúng lúc Đại Sa Ngư dợm chân đuổi theo bọn người áo trắng còn lại sau cùng, và một tên trong bọn đã tung ám khí sát hại Lã Trường Lạc xong mới thoát chạy.
Đại Sa Ngư vừa dợm chân phóng mình tới, chợt thấy bóng trắng xuất hiện, giật mình lùi lại liền.
Ngọn chưởng phong trong tay y quét gió một vòng, đoạn chỉ ngay đầu vào ngực bóng trắng.
Bóng trắng cười khanh khách:
- Huynh đài không nhận ra tôi sao?
Bóng trắng đưa tay giật chiếc khăn bao mặt.
Tiêu Phi Vũ hiện ra với nụ cười tươi như hoa sớm.
Đại Sa Ngư trố mắt, xuôi tay, hạ rồi, y cứ tưởng là Tiêu Phi Vũ còn ở trong khoan thuyền bên cạnh Cung Linh Linh.
Y nhìn nàng, rồi nhìn Triển Mộng Bạch vụt cười vang:
- Bội phục! Bội phục!
Nam nhi Thái Hồ reo hò vang dội tiếng reo của họ chấn động mặt hồ, gợn sóng lăn tăng...
Họ ùn ùn kéo nhau đến, bao quanh ba người.
Rồi họ rập nhau hoan hô, mặt hồ một lượt nữa phải nhăn nheo trước những ngọn trào lòng cuộn đồ.
Bỗng, một ngư phủ hỏi:
- Còn bọn này? Mình sử trí chúng làm sao đây?
Lập tức có kẻ hét lên:
- Quăng xuống hồ, quăng tất cả! Cho chúng sung vào quân đội Long Vương!
Tất cả cùng rộ lên tiếng cười, rồi tất cả cùng dợm chân mỗi người định chụp một tên áo trắng.
Triển Mộng Bạch cao giọng chận:
- Khoan, các huynh đệ!
Đại Sa Ngư cất tiếng:
- Giết chúng, thật tình tại hạ bất nhẫn song để chúng sống thì chẳng khác nào mình nuôi dưỡng cái hoạ. Giết hay tha tạm thời bỏ chúng tại đây, mình chẳng cần tính gấp, cái việc khẩn cấp là uống, uống cho bằng thích, thoả thích rồi hãy định liệu cho chúng sau!
Y với tay, nắm cánh tay Triển Mộng Bạch cùng nhảy lên mũi thuyền.
Đèn đã đốt lên, trong mỗi thuyền có bao nhiêu đèn đều được mang ra, đốt lên, đèn sáng hơn lúc chưa xảy ra việc gì, lúc họ còn vui say ...
Lên đến mũi thuyền, Đại Sa Ngư vừa xô cửa khoang, vừa cười thốt:
- Vào!
Triển Mộng Bạch và Tiêu Phi Vũ không đợi giục lần thứ hai, vào ngay.
Nhưng, vừa vào trong khoang thuyền, cả hai cùng kinh hãi. Cả hai cùng kêu lên:
- Linh Linh đâu? Linh Linh đi đâu chứ?
Trên chiếc giường, chăn còn đó, nhưng vắng bóng người.
Tiêu Phi Vũ ấp úng:
- Tạ. ta có điểm huyệt ngủ cho nó trước khi ra ngoài ... làm sao nó bỏ đi được? ...
Nàng đưa tay sờ chiếc chăn.
Hơi ấm hãy còn, điều đó chứng tỏ Cung Linh Linh rời giường không lâu lắm.
Những ai đã vào trong khoang rồi, mọi người cùõng nhìn nhau, cùng sững sờ.
Cùng một loạt, họ tự hỏi:
- Không lẽ bọn Bố Kỳ Môn cướp cô bé mang đi?
Bỗng, có tiếng cười lạnh vang lên đâu đây trong lòng khoang thuyền.
Rồi, một câu nói tiếp theo:
- Ngươi đã đến? Đến thì ngồi! Cứ ngồi!
Mơ hồ quá, chẳng ai biết được giọng cười, câu nói phát ra từ đâu.
Ai ai cũng rợn người.
Không hẹn mà đồng mọi người đều lùi lại một bước.
Lại có tiếng cười lạnh vang lên, tiếp theo là một câu nữa, với giọng nói đó:
- Ngươi muốn đi? Muốn đi thì đi.
Bất giác mọi người sôi giận, cùng hét lên một tiếng, cùng chia nhau ra, mỗi người lục soát một góc thuyền.
Họ không cần làm cái việc đó bởi đã có bóng người xuất hiện từ dưới khoang thuyền chui lên.
Họ đều mang nạ, chiếc nạ là một vuông vải.
Họ có đến ba người, lên đến bên trên khoan thuyền, họ gỡ vuông vải ra.
Họ là Mạc Vong Ngã, và Thiên Mã Hòa Thượng, cùng Đỗ Vân Thiên.
Mạc Vong Ngã bật cười khanh khách thốt:
- Lão phu đến đây từ lâu, thấy các ngươi lừa chúng, đùa cợt với chúng, sanh ngứa ngáy tay chân nên đùa lại các ngươi cho vui.
Đỗ Vân Thiên mang Cung Linh Linh nơi tay.
Trước sự tình diễn tiến quá đột ngột, Triển Mộng Bạch sững sờ.
Rồi chàng nhìn sang Đại Sa Ngư, thấy y bước đến trước mặt Thiên Mã Hoà Thượng, chấp tay nghiên mình, vái dài.
Y thốt:
- Nếu đại thúc đến sớm một chút, thì tiểu điệt đâu đến đỗi phải lo bấn loạn tâm thần?
Thì ra, cái người y chờ đợi chính là Thiên Mã Hoà Thượng.
Thiên Mã Hoà Thượng mỉm cười:
- Tại sao bần tăng đến trễ? Ngươi muốn biết tại sao, cứ hỏi hắn!
Hoà thượng đưa tay chỉ Triển Mộng Bạch.
Triển Mộng Bạch cao giọng:
- Tiền bối phân phó bất cứ việc gì, tại hạ sẵn sàng thi hành nhưng về lá cờ Bạch Bố Kỳ thì ... Tần tiền bối ...
Bỗng, chàng tỉnh ngộ, bật cười lớn rồi tiếp:
- Tiền bối muốn có lá cờ đó để giải quyết sự tình tại đây?
Thiên Mã Hoà Thượng cười ha hả:
- Chớ ngươi tưởng ta muốn có lá cờ đó để làm gì chứ? Nếu không cần dùng đến nó để cứu nạn bao nhiêu người tại đây, thì dù ngươi có hiến dâng, ta cũng chẳng màng, nói chi đến việc bức bách ngươi giao nạp? Ta phóng tri giới thật, ta uống rượu, ta ăn thịt thật, song ta rất sợ những cuộc đổ máu. Ta ngại một mình ta không ngăn chận nổi bọn ma quỷ kia, rồi bắt buộc phải giết chúng cho nên ta cần có lá cờ đó để thức tỉnh chúng, dọa chúng khiếp mà bỏ chạy thôi!
Mọi ngờ vực đều tiêu tan, bao nhiêu người hiện diện cởi mở tâm tình, tiếng cười vang lên, ròn rả.
Thiên Mã Hoà Thượng vụt chính sắc mặt, thốt:
- Sự việc đêm nay đành là được yên rồi, song đó chỉ là cái yên tâm tạm thời, bởi hậu hoạn chưa được tiêu trừ. Từ ngày Tân Vô Triện chưởng môn Bố Kỳ Môn chết đi, hàng đệ tử như rắn không đầu, tiến không chủ trương, lui không căn cơ. Bỗng nhiên có người xuất hiện quy tụ chúng kết thành một tổ hợp mà người đó lại nuôi dưỡng dã tâm, có thể đưa chúng vào con đường diệt vong, làm nấc thang đưa người đó lên đài danh vọng. Đêm nay, trong một lúc bất ngờ, chúng thất thế, đành nhượng bộ nhưng thế nào rồi chúng cũng sẽ trở lại, mà trở lại với những tay hữu hạng. Nhất định là chúng chẳng bỏ cuộc dễ dàng.
Triển Mộng Bạch cau mày, trầm tư một lúc lâu đoạn hỏi:
- Tiền bối có biết tại sao Tần Vô Triện lão tiền bối chết không? Tần tiền bối chết vì Tình Nhân Tiễn đấy! Hay là sự việc đêm nay có liên quan đến Tình Nhân Tiễn? Hay là chủ nhân của Tình Nhân Tiễn muốn ức chế các đệ tử Bố Kỳ Môn, nên ám hại Tần tiền bối?
Mạc Vong Ngã gật đầu:
- Lão phu cũng có nghi ngờ như vậy. Cho nên khi nghe Thiên Mã Hoà Thượng đề cập đến việc tại Thái Hồ đêm nay, cả ba lập tức kéo nhau đến đây.
Đỗ Vân Thiên tặc lưỡi:
- Chỉ còn lại mỗi mình Quyên Nhi, nó phải ở lại đó săn sóc bọn người trúng độc!.... Con bé đó hữu dụng trên mọi mặt trừ một điều là nó si mê quá độ!
Đoạn cuối của câu nói dĩ nhiên hướng về Triển Mộng Bạch.
Nhưng Triển Mộng Bạch còn biết đáp làm sao?
Chàng không đáp, Đỗ Vân Thiên cũng chẳng nói tiếp, lão cúi đầu dấu niềm thống khổ thoáng hiện nơi gương mặt. Đỗ Vân Thiên thống khổ, Triển Mộng Bạch lại vui gì đó? Họ ôm ấp niềm tâm sự, và còn lâu lắm họ mới có thể giải bày cho nhau hiểu nếu họ muốn cho nhau hiểu.
Đại Sa Ngư vụt thoát ra ngoài khoang thuyền, một lúc sau trở lại nơi mỗi tay của y có nắm một người áo trắng.
Triển Mộng Bạch tới giật chiếc khăn trên bao đầu của hai người đó.
Bày gương mặt ra rồi một người trợn trừng đôi mắt, chừng như đang giận dữ lúc bị điểm huyệt, cho đến bây giờ thần sắc vẫn giữ y nguyên. Y không lớn tuổi lắm.
Còn người kia lộ vẻ phong trần, nhiều nếp nhăn hằn trên trán, đầy mặt, tuy nhiên hàm râu của y cắt xén rất khéo.
Triển Mộng Bạch giải khai huyệt đạo cho cả hai rồi bắt đầu hỏi cung.
Tỉnh lại rồi, cả hai như vừa trải qua một cơn ác mộng, cùng lộ vẻ vừa kinh ngạc vừa sợ hãi, bởi quá sợ nên hỏi gì họ nói nấy, biết gì họ nói nấy.
Người nhỏ tuổi thốt lên:
- Thật sự tôi chẳng biết gì cả, tôi chỉ là một tay hành khất thường ở tại chùa Linh Aån, nhờ trời có chút sức mạnh nên kiếm ăn dễ dàng, không ngờ lại bị Lã đại gia chú ý đến, tặng tôi rất nhiều tiền, bảo tôi mặc thứ y phục này, rồi cùng theo một số người khác dự cuộc đánh đấm. Đấm, đánh là cái nghề khai sanh của tôi, tự nhiên tôi thích ngay, huống chi làm được một việc thích mà lại còn nhiều tiền. Tôi chấp nhận liền.
Mọi người thất vọng.
Thì ra hắn chỉ là một gã ác tại Hàng Châu, nương mình nơi Linh Aån Tự.
Người kia do dự một lúc lâu mới thở dài, cung khai:
- Tại hạ chuyên sống với nghề bảo tiêu, từng có chút thành tích, nhân có một bằng hữu, đệ tử của Bố Kỳ Môn, khuyến dụ tại hạ gia nhập, tại hạ cao hứng chấp nhận liền. Suốt mười năm nay tuy tiếng là đệ tự Bố Kỳ Môn, tại hạ chẳng hành động chi cả. Bất quá thỉnh thoảng hội hiệp cùng mấy bạn đồng môn, uống vài chén rượu, mãi đến tháng trước đây ...
À! Người này là một đệ tử Bố Kỳ Môn!
Tất cả đều hỏi gấp:
- Tháng trước làm sao? Việc gì đã xảy ra cho ngươi? Kẻ nào âm thầm quy tụ các ngươi để kéo đến đây?
Người đó lại do dự.
Một lúc lâu, y tiếp:
- Trong mấy lúc gần đây, nghề nghiệp suy vi, tại hạ lâm vào cảnh túng thiếu, do đó phải di cư đến Hàng Châu, tìm người bằng hữu trong Bố Kỳ Môn. Một hôm hắn xuất ngoại một lúc, rồi trở về, mang rất nhiều tiền trong mình hắn. Hắn nói là tiền đó dùng tổ chức một cuộc tụ hội các đệ tử Bố Kỳ Môn. Hắn cho biết như thế, chẳng nói gì hơn, dù tại hạ có hỏi.
Đến một ngày nhất định hắn bảo mọi người mặc y phục trắng, đầu bao mặt kín mít, rồi đi theo một người. Người này có giọng nói hơi già, tại hạ cũng như mọi người chỉ nghe giọng nói chứ chẳng thể nhìn thấy mặt. Tại hạ hỏi mãi, người bằng hữu chỉ cho biết người chi tiền là Lã Trường Lạc, chỉ huynh là người cao và ốm, bên cạnh Lã Trường Lạc, và chính hắn cũng chẳng biết người già đó là ai?
Nhìn bộ râu cắt xén rất chỉnh tề của y, Thiên Mã Hoà Thượng biết ngay y là một tay tửu sắc trong lúc cùng đường, dám làm bất cứ việc gì miễn sao kiếm được nhiều tiền thì thôi.
Hai người đó, có vẻ thành thực quá không ai nghi ngờ chi họ nữa.
Thiên Mã Hoà Thượng trầm giọng thốt:
- Có thể là các đệ tử Bố Kỳ Môn rải rác khắp nơi, muốn quy tụ một số người quan trọng cũng chẳng phải là việc dễ làm, cho nên lão già nào đó mới bảo Lã Trường Lạc quăng tiền thuê một nhóm vô lại để trang sức một uy thế giả tạo, toan bức hiếp bọn nam nhi Thái Hồ.
Triển Mộng Bạch cau mày:
- Nhưng lão ấy là ai?
Mạc Vong Ngã thốt:
- Như thế là bọn cầm đầu vô lại trong đêm nay ngoài Lã Trường Lạc và gã ốm cao còn có lão già bí mật đó. Chắc ngươi cho rằng lão ấy có liên quan tới Tình Nhân Tiễn và ngươi nóng nảy lên. Nhưng, nóng nảy mà làm gì, khi vũ công của ngươi còn quá tầm thường? Dù cho ngươi có biết được lão ta là ai đi nữa, ngươi cũng chẳng làm gì nỗi lão ấy. Tốt hơn, ngươi nên xếp qua một bên mọi ý niệm, chuyên tâm học võ, khi thành tài ngươi sẽ thực hiện ý nguyện. Bọn lão phu thay ngươi tra cứu lai lịch lão ấy cho.
Triển Mộng Bạch trầm ngâm suy nghĩ.
Tiêu Phi Vũ nhìn chàng hồi hộp chờ câu trả lời của chàng. Trong ánh mắt của nàng có vẻ van lơn cầu khẩn tha thiết.
Chàng thấy rõ ánh mắt đó, bất giác thở dài rồi cúi thấp đầu.
Tiêu Phi Vũ mừng rỡ, reo lên:
- Hắn đáp ứng rồi tiểu sư bá ơi!
Mạc Vong Ngã vội day qua Đỗ Vân Thiên điểm một nụ cười thốt:
- Ở đây, cũng có một tiểu đầu si mê!
Đỗ Vân Thiên sững sờ ngây người đi một lúc.
Thế là con gái của lão lại mất đi một phần hy vọng! Tranh với con gái Đế Vương Cốc chủ, Đỗ Quyên mong gì nắm được cái cơ tất thắng?
Lão nhìn Triển Mộng Bạch rồi nhìn sang Tiêu Phi Vũ, thở dài mấy tiếng vụt đứng lên, gượng điểm một nụ cười, thốt:
- Xin mừng cho Triển thế huynh đó! Gặp được minh sư thì chẳng mấy chốc thế huynh sẽ dương danh trong thiên hạ, phần lão phu... lão phu phải trở lại Đào Lâm xem ...
Mạc Vong Ngã cười ha hả:
- Đỗ lão ca có cái giọng nghe chua quá chừng! Đi đâu mà vội. Có đi cũng phải chờ lão phu đi theo với chứ.
Thiên Mã Hoà Thượng cười vang:
- Hai vị đi trước, phần bần tăng còn phải ở lại đây thu xếp bọn tiểu yêu kia, sau đó sẽ đến tìm hai vị. Bọn chúng đem sanh mạng đổi lấy đồng tiền, bần tăng phải dọa khiếp chúng mấy câu, cho chúng trở về tự hậu chẳng dám bán sanh mạng cho lão già ấy nữa. Bần tăng chắc chắn là lần sau này chẳng có tên nào dám tái diễn cảnh đêm nay.
Hòa thượng chụp hai người áo trắng đưa lên cao hét:
- Đúng vậy không?
Hai người áo trắng sợ run lên, răng chạm cách cách, đáp nhanh:
- Phải! Phải!
Thiên Mã Hoà Thượng bật cười vang, mang luôn cả hai ra ngoài.
Đỗ Vân Thiên hướng vào mọi người, vái chào đoạn băng mình qua khung cửa khong thuyền.
Mạc Vong Ngã thốt:
- Ta đi rồi, ngươi nên về cốc, đừng nấn ná dọc đường mà thành hỏng việc mất.
Tiêu Phi Vũ vội gọi:
- Tiểu sư bá ...
Mạc Vong Ngã đã ra đến bên ngoài thuyền rồi, lão nhún chân nhảy luôn đến bên một chiếc thuyền nhỏ gần đó.
Thì ra cả ba dùng thuyền nhỏ đến đây, chứ chẳng phải đường bộ.
Mặt nước xôn xao, con thuyền nhỏ đã tách thuyền của Đại Sa Ngư hơn trượng rồi.
Mạc Vong Ngã vẫy tay dặn tiếp:
- Cái tên giả mạo Triển Mộng Bạch đó, ngươi hãy bảo phụ thân ngươi bẻ gãy đôi chân của hắn.
Tiếng cuối của câu nói vang lên rất nhỏ, tiếng cuối dứt rồi mặt hồ im lặng, thuyền con mất hút, âm thinh vắng luôn.
Trên bờ, Thiên Mã Hoà Thượng hét, la mắng rồi thi thố vài môn công phu, giải khai huyệt đạo cho tất cả những người áo trắng.
Chúng cử động được rồi vận dụng toàn lực phóng chân chạy đi.
Thiên Mã Hoà Thượng chờ cho bọn chúng đi hết rồi mới trở lên thuyền uống một lúc hằng mười chén rượu, lại còn rót vào hồ lô, đấy ấp, nhét nút lại mang bên mình.
Cuối cùng lão cười ha hả, cười một lúc mới ly khai Thái Hồ.
Triển Mộng Bạch thở dài:
- Khoái lạc thay cho kiếp sống của các vị tiền bối! Phiêu phiêu như hạc nội mây ngàn, vô thúc vô câu! Kiếp nhân sinh được tiêu diêu như thế, có kém gì thiên thượng thần tiên!
Tiêu Phi Vũ thốt:
- Đúng là họ tự tại thật, nhưng họ cũng là con người cổ quái nhất trần đời. Như tiểu sư bá của ta, giao tình rất thâm hậu đối với gia gia ta, vậy mà gia gia ta vẫn chẳng biết mảy may về lai lịch của người. Thời thường, ta rất hâm mộ cái cảnh sống của họ, song dù sao thì nghĩ kỹ lại, ta nhận ra họ quá tịch mịch, và cái tịch mịch đó làm cho ta sợ.
Lúc ấy, ngày sắp sửa lên, bầu trời bắt đầu sáng.
Mây sớm đâu đây kéo về, lơ lửng ngang trời. Nhìn mây, Triển Mộng Bạch thở dài, buông gọn:
- Xưa qua, nay đến, trên thế gian này có vị anh hùng nào chẳng cảm thấy mình tịch mịch!
Tiêu Phi Vũ buồn hỏi:
- Ngươi ... có tịch mịch không?
Triển Mộng Bạch sững sờ:
- Tại hạ ...?
Đại Sa Ngư cười lớn:
- Tại hạ không dám cầm ba vị tiền bối ở lại đây chứ còn Triển huynh thì nhất định là tại hạ phải giữ ở lại mấy hôm mới được.
Bọn nam nhi Thái Hồ cùng một loạt reo lên:
- Phải! Phải! Nhất định Triển huynh phải ở lại mấy hôm mới được.
Trước nhiệt tình của những con người cương trực, Triển Mộng Bạch làm sao dứt áo ra đi ngay.
Tuy nhiên, chàng cũng không thể lưu mãi tại đây với họ.
Thời hạn lưu lại định là một ngã, chẳng chịu chậm hành trình một ngày là quá đáng cho chàng lắm rồi, dù bọn kia có muốn cầm chàng lâu hơn cũng chẳng cầm được, bởi sự hy sinh phải đồng đều ở song phương chứ.
Cái gì cũng do thiên số định đoạt cả!
Giả như Triển Mộng Bạch đừng gây nên cảm tình với bọn nam nhi Thái Hồ.
Giả như chàng không vì sự lưu luyến của bọn họ mà ở lại một ngày thôi thì làm gì có biến cố xảy ra?
Chàng vốn là con người mà biến cố chiếu cố nhất trần đời. Không có một dịp nào mà định mệnh bỏ qua không đưa đến chàng một biến cố.
Và cái ngày đặc biệt lại đến như Thái Hồ là ngày định mệnh. Dù biến cố không xảy ra tại Thái Hồ, biến cố cũng theo kịp chàng ở một nơi khác.
Nếu chăng thì ngay lúc đó, cái lúc ba vị tiền bối bỏ đi, thì chàng cũng bỏ biến cố sau lưng hơn một ngày một đêm, làm sao biến cố theo kịp?
Đời chàng là một con thuyền, mà thuyền lại phải ra khơi liên tục, thì tránh sao được sóng gió tơi bời?
Cũng lắm lúc chàng có những niềm êm dịu, lòng được xoa nhẹ, nhưng cạnh những êm dịu chớp nhoáng đó, điều hãi hùng kinh khủng bám đều đều chẳng buông tha chàng, thành ra còn lâu lắm chàng mới hưởng được những bù trừ ...
* * * Đêm vui qua, ngày vui tàn, đêm đủ dài, ngày đủ dài, rồi cũng phải qua!
Phút giây tống biệt rồi cũng phải đến.
Tự nhiên, cuộc chia tay đã làm tất cả se lòng, người đi cũng như kẻ ở.
Đinh minh nhau những tiếng chân thành ...
Cung Linh Linh nhờ Mạc Vong Ngã chữa trị cho, đã được nhẹ thương thế rồi, bắt đầu đi đứng khá vững.
Thuyền đưa cả ba sang bờ Bắc, Tiêu Phi Vũ vâng lệnh dìu Cung Linh Linh, cả ba đăng trình, mỗi người có riêng biệt một cảm nghĩ.
Vui hơn hết là Tiêu Phi Vũ, nàng chỉ mong Triển Mộng Bạch chấp nhận về cốc với nàng, chàng sẽ lưu lại đó, học vũ công của phụ thân nàng, chàng sẽ là người của sơn cốc, thì cảm tình giữa chàng và nàng sẽ được đậm đà hơn.
Niềm mong ước đó đã thành, và hiện tại nàng đang bước trên con đường thành tựu đó, bảo sao nàng không nở hoa lòng?
Về Cung Linh Linh, vẻ tiều tụy tuy còn song tinh thần sảng khoái hơn, nhờ thương thế đã giảm, nhờ tình cảm của Tiêu Phi Vũ và Triển Mộng Bạch sưởi ấm cõi lòng cô đơn của nàng, nàng không còn buồn tủi quá độ như lúc nào ...
Chỉ có Triển Mộng Bạch thì tâm sự vẫn mang mác, mông lung nặng thù nhà, bắt buộc chàng phải tìm thầy hay học tập vũ nghệ, chứ thực ra chàng có muốn theo Tiêu Phi Vũ về sơn cốc đâu?
Bình sanh, chàng không thích thọ ơn ai, thì sự thọ ơn một người có liên quan không đẹp đối với mẹ chàng lại càng làm cho chàng thêm khó chịu.
Sau nạn đắm thuyền, Tiêu Phi Vũ mất cả y phục, đành phải mặc bộ duy nhất mà lên đường.
Cung Linh Linh cũng chẳng có gì để mặc cho tươm tất, còn Triển Mộng Bạch thì lại càng lam lũ hơn ...
Bộ ba ra đi, như một bọn hành khất, tuy nhiên họ không hề để tâm đến khách đi đường, mặc ai lưu ý đến họ, bàn tán thế nào về họ...
Luôn luôn họ cứ phớt lờ, cứ đi thẳng đường đến một thị trấn.
Thị trấn, thuộc địa phương Trấn Giang, dưới chân Quí Sơn, họ vào một ngôi khách điếm thuê phòng trọ.
Đêm, là một đêm xuân, trời trong, gió mát lại có trăng sáng, một đêm khó ngủ cho những kẻthanh nhàn, lại càng khó ngủ cho hạng người nặng bầu tâm sự.
Cả ba không còn ở trong phòng mà tản bộ ra ngoài như để tìm thanh tịnh, suy tư hơn thưởng trăng hứng gió.
Tiêu Phi Vũ tựa mình nơi một tản đá xanh, Triển Mộng Bạch ở gần đó, Cung Linh Linh cách xa hơn một chút.
Tiêu Phi Vũ cất tiếng trước:
- Ta đến Giang Nam rất lâu, song chính đêm nay mới thực sự nhận ra phong cảnh Giang Nam đáng chú ý. Trước kia, ta cứ ngồi trên xe, rèm che kín rồi người trước, người sau, nạt đường, dẹp lối, mắt ta chẳng thấy gì, tai ta chẳng nghe gì, du hành như vậy làm gì có thích thú? Bây giờ ta mới thấy thoải mái đó!
Triển Mộng Bạch không đáp.
Chừng như chàng ngồi đó mà tâm hồn đang phiêu phương tận phương trời nào.
Tiêu Phi Vũ chưa hiệp chung với chàng được bao lâu, mà đã quen với tánh khí của chàng rồi.
Chàng im lặng, nàng không trách cứ, lại tiếp luôn:
- Trên giang hồ, rất ít người thấy mặt gia gia ta, cho nên họ tưởng tượng gia gia ta là một quái nhân, thực ra thì gia gia ta chỉ là một người thường như mọi người, chẳng có gì đặc biệt cả, có điều tính tình thì ...
Bỗng Triển Mộng Bạch vụt đứng lên, bước đi xa hơn, tỏ cái ý không muốn nghe nàng nói.
Tiêu Phi Vũ cao giọng:
- Tại sao ngươi có thái độ đó? Mỗi lần ta đề cập đến gia gia ta là ngươi tránh ta?
Triển Mộng Bạch không hề quay đầu lại, từ từ thốt:
- Tại hạ theo cô nương về đó học được vũ công cũng tốt, mà chẳng học được cũng không sao, cái đó còn tuỳ hoàn cảnh. Nhưng cô nương nên hiểu là chẳng bao giờ tại hạ bái nhận gia gia cô nương làm sư phụ đâu!
Tiêu Phi Vũ sững sờ.
Lâu lắm nàng mới thở dài, buông nhẹ:
- Ngươi không nên quá nhớ tưởng đến dì ba ...
Chợt, tiếng khóc tỉ tê của Cung Linh Linh vẳng đến bên tai họ.
Triển Mộng Bạch cau mày, đi lần về hướng có tiếng khóc.
Cung Linh Linh còn yếu quá, tựa mình vào một thân cây, đang khóc. Tiếng khóc của nó không lớn lắm, song vì đêm vắng nên vẳng di rất xa.
Nó còn tiều tụy, nó rung người vì những tiếng nấc, trông nó đáng thương xót vô cùng.
Triển Mộng Bạch thở dài, hỏi:
- Tại sao Linh Linh khóc?
Lâu lắm, nó mới ngẩng đầu lên, quay mặt nhìn chàng, gượng cười đáp:
- Tôi đâu có khóc, thúc thúc!
Nó đã lau khô ngấn lệ, song đôi mắt còn đỏ, nó cố gượng cười, song thà nó đừng cười là hơn, nụ cười của nó làm Triển Mộng Bạch nhói lòng, chứ chẳng an ổn chút nào.
Triển Mộng Bạch thở dài:
- Linh Linh đừng dối thúc thúc. Nói thật với thúc thúc đi, có phải Linh Linh đang nhớ đến ông nội chăng?
Cung Linh Linh lắc đầu:
- Không! Tôi đâu có nghĩ đến ông nội!
Triển Mộng Bạch lấy làm lạ:
- Tại sao Linh Linh không nhớ nội?
Cung Linh Linh đáp:
- Nhớ mà làm gì thúc thúc? Nhớ bao nhiêu cũng vô ích thôi!
Rồi nó khóc.
Nó vừa nói là không khóc, nhưng khi nhắc đến ông nội là nó khóc ngay, dù nó nói là không nhớ.
Nó không còn dấm dẳng nữa, những hạt lệ lăn tròn qua má, rơi xuống đất.
Triển Mộng Bạch giật mình:
- Thúc thúc đâu có nói với Linh Linh, tại sao Linh Linh lại biết là lão nhân gia ... Lão nhân gia đã ... ra người thiên cổ?
Cung Linh Linh nức nở:
- Thế mà Linh Linh biết thúc thúc ơi!
Triển Mộng Bạch thở dài:
- Linh Linh có oán hận thúc thúc chăng?
Cung Linh Linh lắc đầu:
- Không đâu thúc thúc, Linh Linh không hề oán hận!
Triển Mộng Bạch tiếp:
- Sỡ dĩ ... thúc thúc không cho Linh Linh biết ... là vì ... Linh Linh không còn hỏi thúc thúc như mấy hôm đầu.
Cung Linh Linh cúi thấp đầu một chút:
- Linh Linh biết hết, thúc thúc ơi! Thúc thúc sợ Linh Linh không đủ sức tiếp nhận cái tin đau buồn, hầu dấu hẳn Linh Linh. Nếu Linh Linh cứ theo hỏi mãi thì chẳng hóa ra tạo cảnh khó xử cho thúc thúc sao? Thúc thúc và dì đối xử rất tốt với Linh Linh như thế đó lẽ nào Linh Linh còn tạo cái khó khăn cho thúc thúc sao?
Xúc động mạnh tâm tình, nó bật khóc lớn.
Triển Mộng Bạch đứt ruột từng đoạn. Trong trường hợp này, lời nói kể như thừa, chàng nín lặng để mặc nó khóc.
Một lúc sau nó được dịu cơn đau buồn, lau ráo ngấn lệ, rồi thốt:
- Linh Linh không khóc nữa, Linh Linh đi ngủ đây. Thúc thúc cũng liệu mà đi ngủ sớm cho khỏe.
Nó nhếch môi cười, dĩ nhiên nụ cười của nó phải thê thảm vô cùng.
Nó lướt mình ngang qua Triển Mộng Bạch, vào trong phòng luôn.
Nhìn theo bóng nó, Triển Mộng Bạch cảm thấy thương xót nó lắm.
Chàng nhìn lên không, vầng trăng đã đến ngay đỉnh đầu.
Bỗng một vật màu đen, từ phía hậu chàng bay nhẹ tới trước như chiếc lá bị gió hốt đi.
Triển Mộng Bạch thoạt đầu không nghi ngờ gì, cứ tưởng là một chiếc lá thực sự.
Chàng nhìn theo vật đó, thì ra nó không hẳn là vật màu đen, trong màu đen đó có lẫn màu hồng.
Bất giác, chàng giật mình với tay chụp vật đó.
Nó là một mảnh giấy màu đỏ, trên mảnh giấy có hình một bộ xương người màu đen.
Xuyên Tâm Lịnh!
Triển Mộng Bạch biến sắc mặt.
Chàng chưa kịp có một phản ứng nào, hai tiếng gió vang lên. Từ phía hậu, hai vật gì đó bay vút tới mau lẹ hơn mảnh giấy, hai vật đó lướt sát hai bên hông chàng.
Trăng soi sáng quá, chàng thấy rõ hai mũi tên, một đỏ một đen.
Chàng vì sững sốt, nên quay mình nhìn lại phiá sau, chậm chút vừa kịp trông thấy một bóng đen lướt đi, nhẹ nhàng như làn khói.
Tình Nhân Tiễn lại xuất hiện.
Tình Nhân Tiễn là vật đáng sợ, nhưng thù cha bỗng bừng lên, chàng bất chấp cả hiểm nguy, phóng chân đuổi theo cái bóng đen liền.
Bóng đen có thuật kinh công rất cao, nếu trong lúc thường Triển Mộng Bạch không đuổi theo kịp.
Nhưng niềm thù hận sâu như biển, lớn hơn non, gây cho chàng một tiềm lực phi thường, chàng đi nhanh cực độ, dần dần theo kịp bóng đó.
Vừa chạy, chàng vừa nghĩ:
- Kẻ phóng Tình Nhân Tiễn có thủ pháp tầm thường quá sao rất nhiều cao thủ võ lâm phải táng mạng?
Bóng đen chạy về hướng Quy Sơn, khung cảnh dọc đường phút chốc càng trở nên hoang vắng.
Bóng đen đã đến chân núi.
Khi Triển Mộng Bạch đến đó, thì bóng đen biến mất.
Chàng đảo mắt nhìn quanh cố tìm cho ra bóng đó, nhưng mênh mông rừng núi, còn biết bóng đó đã chạy về hướng nào?
Bỗng có tiếng cười nhẹ vang lên phía sau lưng chàng:
- Triển Mộng Bạch! Ta ở nay!
Triển Mộng Bạch giật mình quay người lại.
Một bóng người ốm như que củi hiện ra trong tầm mắt chàng. Trong bóng đêm dù là đêm trăng, bóng đen đó mường tượng bóng ma, ảo ảo, huyền huyền...
Triển Mộng Bạch nhận ra bóng đen đó là ai!
Thì ra chính là Phương Tân.
Chàng hét:
- Ngươi! Ta tưởng là ai! Không ngờ là ngươi!
Phương Tân mỉm cười:
- Lâu quá rồi chẳng gặp Triển thế huynh? Triển thế huynh được mạnh giỏi nhỉ?
Triển Mộng Bạch nổi giận:
- Năm phen bảy lượt ngươi bàn mưu hiến kế quyết hãm hại ta, nhưng mưu kế bất thành, bây giờ ngươi định làm gì nữa chứ? Cái việc tại Thái Hồ chưa đủ làm gương cho ngươi sao?
Trời còn phù hộ cho ta lắm đó Phương Tân!
Phương Tân làm ra vẻ ngạc nhiên, cao giọng thốt:
- Đành là tại hạ chẳng phải tốt chi đó, song ít nhất đối với Triển huynh tại hạ không nuôi dường ác ý một lần nào. Thế huynh bằng vào đâu lại đề quyết cho tại hạ có dã tâm hại thế huynh như thế?
Triển Mộng Bạch hét:
- Thế cái việc tại Thái Hồ.
Phương Tân thở dài, chận lời:
- Tại hạ gặp thế huynh tại Thái Hồ từ lúc nào? Đáng buồn cho tại hạ là có tiếng xấu từ lâu, cho nên động việc gì mà bất lợi cho người nào đó là người đó cứ đổ lỗi lên đầu của tại hạ!
Lão ta buồn ra mặt.
Triển Mộng Bạch hết sức hoang mang, tự hỏi nên tin lão ta hay không nên tin.
Bởi dù sao thì tại Thái Hồ chàng vẫn không thấy rõ cha con lão.
Chàng hừ một tiếng, hỏi:
- Bỏ qua việc Thái Hồ đi, ta hỏi ngươi vậy chứ mũi Tình Nhân Tiễn vừa rồi đó, có phải chính ngươi là người phóng ra chăng?
Phương Tân gật đầu:
- Đúng vậy!
Triển Mộng Bạch hét lớn, cử song quyền đánh liền.
Phương Tân vừa tránh qua một bên, vừa khoát tay kêu lên:
- Khoan động thủ, thế huynh! Hãy nghe tại hạ nói nay!
Triển Mộng Bạch quát:
- Ngươi sử dụng Tình Nhân Tiễn! Ngươi sát hại chẳng biết bao nhiêu người trong vũ lâm! Gia gia ta cũng bị ngươi sát hại! Ngươi còn lời gì ngươi nói nữa chứ? Cho ngươi biết hiện tại chúng ta gặp nhau nhất định phải là một sống với một chết.
Xuyên Tâm Lệnh
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49