watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Mùa lũ - tác giả Đặng Hoàng Thám Đặng Hoàng Thám

Mùa lũ

Tác giả: Đặng Hoàng Thám

Cô gái đứng hồi lâu trên cầu bỗng leo qua lan can rồi gieo mình xuống dòng nước đang chảy băng băng.
- Có người tự tử! Mau lên Đực ơi...
Đực đang tóm mấy lưỡi câu để tối đi cắm, vội vàng vất cuộn dây gân vào khoang ghe, cởi nhanh áo quăng xuống sạp, nhảy tùm xuống nước. Đực sải tay bơi hết tốc lực xuôi theo dòng nước đang chảy cuồn cuộn. Anh chụp được cánh tay của người con gái, xốc ngang hông cô ta, nương dòng nước, vào bờ. Ông già Tám chống ghe vô tiếp Đực.
- Hừ... con cái nhà ai mà dại dột quá! Chắc thất tình hay thi rớt gì đây!
Ông già lầm bầm khi kéo cô con gái mình mẩy mềm dượi và ướt mem lên sạp ghe: “ Đực! Mầy sốc nước nhanh lên!”. Đực hai tay ấn vào ngực cô. Lát sau, nước từ trong họng cô trào ra. Cô gái mở cặp mắt lờ đờ. “Hết chết rồi! Mầy lau mình cho nó. Tao nấu miếng nước, châm trà đậm đổ cho nó uống”. Đực ngại ngần: “Ông ngoại ơi! Ông... ông lau cho cổ đi, con là con trai mà...!”. “Có lau không? Một hồi nó trúng gió chết bây giờ. Tao với mầy mang họa!”. Ông già gân cổ quát lên. Đực hoảng sợ, vội vã lấy cái áo cũ...
Cô gái tỉnh lại sau khi được đổ mấy chung trà ấm đậm có pha đường cát. Cô lạ lẫm nhìn Đực và ông già Tám: “Trời ơi!... Mấy người cứu tôi làm chi vậy? Tôi muốn chết mà...”. Cô gái mệt nhọc ứa hai hàng nước mắt. Đực quay mặt đi chỗ khác. “Cháu có việc gì buồn mà muốn chết! Có việc gì cũng thong thả thôi, sao lại dại dột như vậy?”. “Cháu... cháu buồn lắm! Cháu khổ lắm ông ơi!”. Cô gái thều thào. “Ông ngày xưa cũng khổ lắm nhưng ông đâu có muốn chết. Bây giờ già rồi ông cũng chưa muốn chết. Con trùn, con kiến cũng còn muốn sống kia mà!”. Đực lui cui sau lái canh nồi cháo cá. Nước sôi bùm bụp...
Cô gái quấn đỡ chiếc khăn tắm, ngồi thu lu. Cô xanh xao với tóc tai rũ rượi. “Cô ăn đi... ăn cho lại sức...”. Cô gái im lặng thẫn thờ múc vài muỗng cháo cho vào miệng. Hình như hơi nóng, vị ngọt của cháo cá nấu với ít gừng, chút tiêu sọ, vài cọng hành lá thơm phức làm cho cô tỉnh táo lại. “Cô ráng ăn đi... Cháo nấu nhiều lắm” - Đực thật thà nói với cô gái. Cô gái nhìn ông Tám và Đực với cặp mắt biết ơn, húp nhỏ nhẻ từng muỗng cháo trông có vẻ khá ngon miệng.
Chiếc thuyền của hai ông cháu người chài lưới chở theo cô gái ngược dòng sông trở về nhà họ. Xa xa, bên phải phía hạ nguồn, có vầng sáng rộng, ánh lên trên khoảng không của thành phố. Ngọn đèn của cái tháp đài truyền hình như cục than đỏ hồng lẻ loi giữa bầu trời nhàn nhạt ánh sao. Cô gái cho biết nhà cô ở xa lắm. Cô không thể trở về nhà. Những đứa em cung cha khác mẹ với cô đã xua đuổi cô. Cha cô bị tai biến nằm một chỗ. Mẹ kế cô là một người đàn bà chua chanh chát khế. Cô buồn rầu nhớ lại...
- Mầy đi cho đã rồi trở về đây làm gì? Tao đã khổ sở với thằng cha mầy, giờ lại thêm mầy! Lấy Đài Loan không được thì ở bển làm gái cũng có tiền, cũng sướng, sao lại trồi đầu về. Về rồi lại đi. Sao không đi luôn mà trở lại đây để báo cô, báo kiếp tao à? - Người phụ nữ đẫy đà, miệng quang quác.
- Con về để thăm ba con và mấy em... thưa dì...
- Không cần đâu. Nhà nầy không chứa gái - người mẹ kế xua tay, giọng chanh chảnh.
Mai chẳng biết về đâu khi cô chẳng còn nơi nương tựa. Mẹ chết khi cô mới mười ba tuổi. Mẹ kế của cô lúc mới về đây giả vờ thương yêu, chiều chuộng đứa con riêng của chồng, để làm vừa lòng người đàn ông góa vợ. Nhưng đã có lần cha nàng đòi đuổi bà ta ra khỏi nhà khi bắt gặp bà ấy đánh chửi Mai... Mai lớn dần thành thiếu nữ, xinh đẹp hẳn ra. Bà Giang cũng có hai đứa con với cha cô. Tình yêu của cha đối với cô hình như cũng nhạt dần theo năm tháng. Một phần vì ông ấy bận bịu công việc làm ăn. Một phần ông cũng thương hai đứa con sau. Mai dần dần sống âm thầm như chiếc bóng trong ngôi nhà có nhiều kỷ niệm vui buồn nầy. Những lúc hồi tưởng về mẹ, cô lặng lẽ khóc! Nếu mẹ còn sống thì cô đâu phải như thế nầy...
Cha Mai bị tai biến rồi nằm một chỗ. Bà Giang dịu ngọt dụ dỗ Mai, gả cô cho một người Đài Loan đã lớn tuổi. Cô thương cha, muốn có tiền chữa bệnh cho cha nên ưng thuận. Mười tám tuổi tròn, Mai lấy chồng xa xứ với một sự thật phũ phàng, nghiệt ngã. Vợ của chồng Mai đã chết từ lâu. Mấy đứa con của ông ta khinh khi cô ra mặt. Một gã em chồng thường nhìn cô lom lom, không giấu sự thèm khát. Một hôm, nhà vắng vẻ, hắn đã dùng sức mạnh cưỡng bức Mai... Chuyện ấy thỉnh thoảng tái diễn! Chồng Mai có lần bắt gặp nhưng lại dửng dưng như chẳng có chuyện gì xảy ra. Mai rất đau đớn, nhục nhã. Mai bị ám ảnh, hoang mang và sợ hãi trong ngôi nhà u ám ấy. Một hôm, thừa cơ hội đi chợ, Mai đã tìm đến cơ quan trợ giúp những người cùng xứ sở và đã được giúp đưa về quê hương... Khi trở về, Mai có chút đỉnh tiền bạc mà cô đã lén lút dành dụm lúc còn ở bên ấy. Bà Giang vẽ duyên tiền thuốc men, khóc than khoản nợ nần trị bệnh cho cha cô. Cuối cùng, Mai trắng tay sau một thời gian trở về quê. Mai không thể ở với người mẹ kế cay nghiệt nếu không có tiền. Cô lên thành phố xin vào một quán cà phê làm tiếp viên với số lương bèo - bốn trăm ngàn đồng một tháng. Cái giá ấy giữa chốn phồn hoa đô hội chẳng đủ cho Mai chi dùng. Một vài cô tiếp viên cũ, từng trải đời, đã rủ rê Mai cách kiếm tiền nhanh từ những ông khách ham của lạ. Nàng lần bước đi vào con đường u ám với ý nghĩ: “ Mình chẳng còn gì để mất, để tiếc!”.
Trong một lần cơ quan chức năng kiểm tra một khách sạn, Mai được đưa vào trại phục hồi nhân phẩm. Người ta khám sức khỏe cho cô để phân loại những người bị nhiễm và không nhiễm HIV. Rất may, cô không dính vào căn bệnh thế kỷ nầy. Ra trại, Mai trở về quê và lại bị bà mẹ kế cùng những đứa con của bà xua đuổi.
***
- Cháu tạm thời cứ ở lại đây. Chừng nào muốn đi thì đi... Ôi! Trên đời sao có những số phận đáng thương như vậy! - Ông già Tám bùi ngùi.
- Nếu ông cho cháu ở lại... cháu sẽ nấu cơm cho ông và anh Đực ăn. Cháu sẽ...
- Có cháu càng thêm vui cửa vui nhà. Thằng Đực mồ côi từ nhỏ. Ông lượm nó trên bờ mẫu ở ngoài ruộng đem về nuôi lúc nó còn đỏ hỏn. Tội nghiệp bà ngoại nó! Thương nó hơn con đẻ. Nhưng bả đã đi theo ông bà mấy năm nay rồi! - Ông già Tám nhìn lên bàn thờ vợ.
- Sao anh Đực lại kêu ông bằng ông ngoại mà không kêu bằng cha?
- Hồi đó, ông có đứa con gái nhỏ, nếu tính ra phải bằng tuổi mẹ thằng Đực - ông chỉ đoán vậy - Nhưng con gái ông đã sẩy chân chết đuối khi ông chở nó đi giăng câu. Ông sơ ý để nó ra mũi ghe rồi lọt xuống sông bị nước lũ cuốn trôi. Năm đó lũ lớn lắm, nước chảy dữ lắm! Cá tôm từ Biển Hồ về nhiều lắm...” - Ông già Tám bùi ngùi kể - Vợ ông đi chợ bán cá về hay được, bả chết lên chết xuống! Về sau, cách đây hơn hai mươi năm, ông lượm được thằng Đực. Bà ấy nói trời cho. Trời đền lại cho bả... Thằng Đực chắc là cháu ngoại của bả.
Những ngày sống nơi cuối cái xóm vắng vẻ nầy, Mai cảm thấy tâm hồn mình yên ắng lại. Những buổi sáng nắng vàng tươi thật đẹp trải dài trên cánh đồng mênh mông rập rờn lúa xanh. Những buổi trưa, tiếng gà gáy gợi nhớ êm đềm về một tuổi thơ đã đi qua trong quá khứ. Và những lúc hoàng hôn, ráng chiều đỏ ửng phía chân trời xa đẹp nôn nao bụng dạ... Mai sống trong khung cảnh êm ả này cùng với ông Tám và Đực. Nghĩ tới Đực, Mai thầm nhủ: “Người đâu mà hiền như cục đất. Mình nói gì ảnh cũng nghe, chỉ nhăn miệng cười vui”...
Chừng tuần sau, anh công an ấp tới nhà ông Tám:
- Ông muốn cho cô nầy ở đây thì phải có giấy tạm vắng để xin tạm trú. Tôi có nghe dư luận không mấy tốt về cô gái nầy!
- Dạ thưa... Cổ có hoàn cảnh tội nghiệp lắm! Chú thông cảm, để từ từ tụi tui tính. Tui xin bảo lãnh cho cô ấy. Nếu cô ta có làm gì sai trái, tui hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Rồi ông già Tám kể cho anh cán bộ nghe chuyện của Mai. Anh cán bộ suy nghĩ một chút rồi nói:
- Chúng tôi cũng du di cho cô ấy một thời gian... Về lâu, về dài, phải có giấy tờ mới được. Đó là qui định chung.
- Dạ, tôi cũng biết... nhưng... - Ông già Tám có vẻ rầu rĩ.
Khi anh cán bộ về rồi, Mai rưng rưng nói với ông Tám:
- Chắc cháu phải đi thôi... Cháu ở đây làm phiền ông với anh Đực quá!
- Cô cứ ở lại đây, tụi tui sẽ tính sau... Cô đi... biết đi về đâu? - Đực nhìn trời nói, lòng buồn hiu hắt.
- Phải. Cháu cứ ở lại... Rồi mình sẽ liệu lo giấy tờ - Ông Tám cứ nói đại như thế vì xưa nay ông và Đực có biết gì đâu chuyện giấy tờ! Hai ông cháu họ năm dài tháng rộng lênh đênh trên sông chài cá, câu tôm rồi quanh quẩn xóm giềng!
***
- Tôi bày cho ông một kế. Việc nầy cũng bình thường thôi! - Chú Ba trưởng ấp nói với ông già Tám.
- Dạ... chú ráng giúp tôi. Sao tôi thấy thương con nhỏ quá!
- Tôi có để ý con nhỏ nầy, từ lúc nó về đây ở. Con nhỏ làm gì tôi không cần biết nhưng qua lời ăn tiếng nói, tôi thấy nó cũng đàng hoàng. Chắc khong phải là người xấu... Nếu có gì thì cũng do hoàn cảnh mà thôi. Những người như vậy ta nên giúp đỡ. Bây giờ tôi nói như vầy ông chịu không. Ông cưới nó cho thằng cháu ngoại ông đi, ráng làm vài mâm qua quýt cho làng xóm biết. Rồi sau đó kiếm ít tiền cho vợ chồng nó về xứ con nhỏ, xin giấy tờ chuyển về đây.
- Cậu Ba nó nói nghe chí lý quá. Tôi sẽ bàn với thằng Đực và con Mai xem ý tụi nó ra sao - Mặt ông già Tám rạng rỡ hẳn lên.
Đám cưới của Đực và Mai chỉ có vài mâm, diễn ra ấm cúng và khá vui vẻ. Năm sau, Đực dẫn vợ về quê làm thủ tục giấy tờ. Ông Tân - cha Mai đã mất chừng nửa tháng sau ngày cô đi khỏi nhà lần thứ ba. Bà Giang xởi lởi. Nhưng ai mà biết trong bụng bà ấy nghĩ gì! Có điều bà ta - tạm gọi là biết điều - đã an táng ông chồng cạnh ngôi mộ người vợ trước của ông theo lời trăn trối.
Vợ chồng Mai ra mộ đốt nhang khấn vái cha mẹ cô. Buổi chiều dần khép lại. Nắng vàng nhạt như mành lưới giăng trùm lên cánh đồng mênh mông hiu quạnh. Mai lưu luyến nhìn đôi mả đất cha mẹ mình lơ thơ mấy đám cỏ may. Mai bùi ngùi, đỏ hoe đôi mắt. Cô bỗng thấy như in ngày còn bé. Cô đội cái mũ vải tròn, cặp ba lô trên lưng, ngang hông đeo bình nước có sợi dây vắt chéo. Cha cô cõng cô đến trường trong mùa nước lũ. Mẹ cô thường gói cho cô những củ khoai nóng hổi thật ngon trong giấy báo rồi cẩn thận bỏ vào bọc cho cô đem theo để ăn. Trống trường tan, Mai thấp thỏm trông cha đến đón về. Mai nhớ những mùa đông thời thơ ấu. Cô nằm giữa, cha cô một bên, mẹ cô một bên, ủ ấm cho cô. Nước mắt Mai lăn lã chã trên gò má bao giờ cô cũng chẳng hay...
Mai và Đực xuống ghe, trở về xóm Muồng Cụt để chuẩn bị cho mùa giăng câu, đặt lưới, bởi lũ thượng nguồn đã tràn về mênh mông bờ bãi. Cuộc đời của những người dân quê ở đây thầm lặng trong thanh bình và yên ả. Có lẽ, họ đã biết chung sống với lũ từ bao đời nay...

Các tác phẩm khác của Đặng Hoàng Thám

Song hổ quyết đấu

Nắng sớm mưa chiều

Mặt nạ người chết