watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cây đào quỳ ở Tân Cương-Phần II - tác giả Đặng Quang Tình Đặng Quang Tình

Đặng Quang Tình

Phần II

Tác giả: Đặng Quang Tình

Sau cách mạng tháng Tám, địch từ Lai Châu tiến về chiếm lại thị xã Sơn La và các thị trấn dọc đường 41, vùng Sốp Cộp- Sông Mã trên biên giớí Việt Lào và xuôi sông Đà chiếm Quỳnh Nhai. Ta phải lui sâu vào nông thôn xây dựng lực lượng. Cơ quan tỉnh Sơn La phải lưu vong sang Đà Bắc (Hoà Bình) và Thanh Sơn (Phú Thọ), rồi tiềm nhập xây dựng căn cứ Mộc Hạ làm bàn đạp trở lại Sơn La.

Trong một đêm tìm đường vào Mộc Hạ, bị kẹt lại trong một khe suối vì mưa lũ, người dẫn đường bảo có thể ban ngày đi thuyền qua trạm Khủa. Cũng đành mạo hiểm vì Trần Bính không muốn muối mặt lần thứ ba trở lại Thanh Sơn báo cáo thất bại. Cả tổ luồn sâu vào rừng đợi Đồng Văn Tu.

Tu là người Hang Miếng. Thực ra anh là người Suối Rút- mà Suối Rút cũng toàn dân tha phương chẳng rõ quê quán ở đâu- thường theo thuyền lên lúc đánh cá, khi chở khách, lúc làm chuyến hàng tới đây. Đi lại lâu ngày thành người bản địa.

Hang Miếng là một xóm nhỏ toàn ngời xuôi lên bám cửa suối này buôn bán làm ăn. Người tứ xứ, sinh nhai nửa vành, dựa vào nhau mà sống nên bà con gắn bó với nhau và trở thành đầu mối ra vào quan trọng của căn cứ địa Sơn La.

Nấp trong hang đá hai ngày thì Tu trở lại báo chuẩn bị sáng mai lên đường, súng ống dấu dới sạp thuyền, mọi người là khách buôn lên Vạn mua tre gỗ. Tám giờ sáng thuyền cặp đón, trên thuyền đã có mấy người, có cả phụ nữ. Họ là khách buôn quen, không có gì đáng ngại. Thuyền ngược rất vất vả vì con nước ròng. Những đoạn dạt sát bờ, chân sào phải lên bờ ròng dây kéo. Bính dật mình thấy Tu tồng ngồng trắng lốp chạy lên chạy xuống; lên mũi thuyền chống sào vẫn tỉnh bơ. Mấy chị phụ nữ đã quen cảnh này cứ rôm rả chuyện trò cả với anh chàng. Thấy Bính nhìn, Tu cời: “Tý nữa lại phải xuống, cởi ra mặc vào mất thì giờ mà mặc luôn thì quần áo nào chịu được, chỉ vài bận là tan- rồi nói nhỏ với Bính- Không sợ đâu, bọn Khủa quen tôi cả mà”.

Đến Khủa, Tu cắm sào chạy lên, một tay cầm gói thuốc lào, một tay “lịch sự” túm …, miệng cười nói oang oang với tên gác. Rồi họ chào nhau. Thật là một cú thâm nhập ấn tượng, không thể quên.

Mộc Hạ là một sườn nghiêng đổ xuống sông Đà của cao nguyên Mộc Châu cao xấp xỉ ngàn mét so với mặt biển. Là một vùng núi non hiểm trở nhưng lại có nhiều cánh đồng dọc theo các khe suối, ven Đà giang. Bản làng to, dày; cây cỏ, muông thú, cá mú đều sẵn... thật là một miền trù phú. Địch cũng thấy được giá trị của vùng này nên sau khi chiếm cao nguyên, đã toả quân xuống lập các đồn, trạm Bản Hoa, Mường Khoa, Chiềng Sại, Mường Tè, Song Khủa... và ra sức chấn chỉnh, xây dựng tề nguỵ.

Đồng Văn Tu là thỏi vàng của đơn vị. Anh thông thạo địa thế, đường đi lối lại khắp vùng: từ Mường Men có thể cắt thẳng sang Mường Khoa; từ Tô Múa có thể bạt qua Chiềng Sại, xuyên tới Quy Hướng; từ Khủa lên thẳng Chiềng Yên; ven sông Đà càng chẳng phải nói.... Anh có thể đến thẳng bất cứ khe lạch, bìa rừng, sườn núi nào. Nhưng Trần Bính không bao giờ để Đồng Văn Tu tiếp xúc với dân trong việc dẫn đường cho các tổ công tác. Không để Tu lộ mặt vì còn phải dành cho mũi công tác khác.

Đồng Văn Tu vẫn cùng những người buôn Hang Miếng vào ra Mộc hạ buôn bán. Làng bản nào anh cũng có người quen, gặp mặt là chào hỏi, lên nhà là rượu thịt, chăn đệm bày ra. Tai mắt địch có khắp nơi nhưng chẳng tên nào để ý đến tay buôn quen thuộc trong đẫy lúc nào cũng sẵn thuốc lào Tiên Lãng, ký ninh, đa-giê-năng bách bệnh và cả nớp-săng-cát to cho những tay lính nổ ca-nông [1] ; son phấn, gương lược cho các cô gái; thuốc nhuộm... nghĩa là có đủ cho cuộc sống đang đổi thay của bản làng. Tu còn là một khách buôn dễ tính: mật ong, mật gấu, xương gấu, xương hổ đều được giá.Tiền song, mây, tre gỗ đều dễ dàng nhận trước. Họ có biết đâu đấy là tiền của cơ quan kinh tài.

Chị em phụ nữ còn biết đến Tu là chàng Keo đẹp trai, trắng từ trán tới gót, mỏ dẻo như khiếu, lên được cả khuống [2] với chị em Thái: “Thuyền nhớ bến, sợi nhớ guồng”, đứng cối đang [3] được với chị em Mường: “Ún ơi, eng sường ún lắm” [4] . Chị em tự nhiên với Tu tới mức ngồi tắm ở suối dưới vọng chuyện lên suối trên.

Không phải địch không để mắt đến Hang Miếng nhưng không thể ngăn một đầu mối hàng không thể thiếu cho cả vùng.

Tổ công tác và đặc biết Đồng Văn Tu luôn được nhắc nhủ về quan hệ nam nữ. Khiếp, ngày ấy người ta coi chuyện này chỉ sau tội phản quốc. Nào là phẩm chất chiến sỹ cách mạng, nào là âm mưu địch, nào là quan điểm giai cấp... Người ta đặc biệt nhấn mạnh phải cảnh giác con em tạo, phìa. Nghe mãi cũng nhàm, nhất là trong khi đó, ở chốn lưu vong, “tứ đại mỹ nhân” con cháu các lang đạo Quỳnh Nhai, Văn Bàn, Mai Sơn, Mờng La đều là vợ của các vị chủ chốt. Đồng Văn Tu nói thẳng với Trần Bính:

- Các bố ấy tưởng dễ lắm. Cứ tưởng thấy vú thấy mông là vồ, có mà vỡ mặt; cứ tưởng lên khuống, xuống đang là nhí nhố, có mà nước gạo thối vào đầu.. Có khuôn, có phép cả đấy... Người dân tộc quý con gái. Ai trọng con gái họ thì họ trọng lại. Khách lên nhà, chủ nhà thường cho con gái ra tiếp nước, đấy là khoe con... Kẻ nào bờm xơm bị tống xuống thang ngay.

- Cậu đã lần nào bị tống chưa, mà am hiểu thế?

- Bị tống một lần là ồn cả mường. Hang Miếng đã có cậu bị, mất luôn cả mối làm ăn.

- Này, tớ hỏi thật, khi tắm suối trên, suối dưới thì thế nào?

- Ôí, ối... thì phải kẹp ngoéo nó lại chứ làm sao nữa... Ha,ha...

Phìa Ing ở Mường Tè có thế lực nhất ở Mộc hạ. Ing vừa giàu, vừa hách lại có quan hệ với viên quan tư Pháp đóng trên Mộc lỵ. Các phìa trongvùng đều nể sợ Ing.

Hôm ấy, Đồng Văn Tu và mấy khách buôn quen thuộc Hang Miếng đến nhà Ing với những tay nải đầy hàng hoá. Tu đưa mấy bánh men cho Ing:

- Chiềng [5] phìa, đây là men Chăm có tiếng khắp Hoà Bình, phìa bảo ếm bà [6] ủ cất xem sao?

- À, men Chăm có tiếng khắp Phơng Lâm (khu vực tỉnh đờng), ủ gạo, ủ ngô sắn đều ngon. Bao nhiêu tiền một bánh?

- Dạ, chả đáng là bao. Phìa dùng thử nếu được tôi sẽ mang lên nhiều nhờ ếm bà bán giúp... lại cả thuốc lào, thuốc chữa bệnh, thuốc nhuộm...

- À, được đấy! Để ta bảo bà ấy. Bạc tiền thì vẫn như trước chứ?

- Dạ, bán được hàng mới có tiền chứ! Cứ như với các bà nàng ở Mường Khoa, Chiềng Sại thôi... Dạ, còn việc này nữa ạ! Xin được núp sàn phìa tìm mua ít song mây, tre gỗ. Việc làm đồn, bốt ở Chợ Bờ, Suối Rút đang cần nhiều ạ!

- Được, anh ở mấy ngày cũng được... Để ta nói một tiếng với các phìa, các tạo Khủa, Bụt, Pơ Tào.

Tu chỉ ở ba ngày rồi cáo lui để chuẩn bị hàng cho ếm bà và tiền tre gỗ. Anh đã quan sát đủ quy luật tuần tra của lính dõng trong vùng. Chúng thường luân phiên làm một vòng trong cả vùng; đôi khi còn có cả pạc-ti-dăng trên Mộc Thượng tăng cường.

Chiều tối hôm ấy có một tốp dõng đến nhà Ing. Bốn người toả vây quanh nhà, hai người lên sàn vào thẳng bếp khách. Phìa Ing đang ngạc nhiên vi thấy mấy tên dõng quá láo thì một người bảo:

- Ông Ing, chúng tôi là bộ đội cách mạng.

- A, a...Ing líu cả lỡi-chuyện Phu Ten không phải, không phải là tôi...

Phu Ten là sự kiện một trung đội bộ đội địa phương bị đánh úp trong buổi liên hoan thành lập. Anh em đã phải chiến đấu quyết liệt, mở đường máu thoát khỏi vòng vây, rút về Đà Bắc củng cố.

- Chuyện ông làm gì chúng tôi đều biết. Ông đi lại mách bảo, cung phụng rợu thịt, gái xoè với Mường Khoa, Mường Sang thế nào chúng tôi cũng biết. Nhân dân kêu ca, oán trách ông thế nào chúng tôi biết cả. May mà ông chưa trực tiếp chém giết ai... Hôm nay uỷ ban Hành chính kháng chiến Sơn La cảnh cáo tội đáng chết của ông... Cách mạng chỉ tha cho ông một lần này thôi, hãy nhớ lấy...

- Dạ, dạ, tôi xin nghe lời, tôi xin nghe lời cách mạng..

Chính Đồng Văn Tu đã tham mưu trong việc này.Tu cho biết phìa Ing hống hách nhưng nhát gan, có thể khống chế được.

Không phải không có ý kiến cảnh giác Tu có quan hệ với con gái Ing. Mà xem ra cô nàng cũng có cảm tình với người khách buôn giỏi trai, giàu có và đã từng vọng chuyện suối dưới, suối trên với nhau. Trần Bính đã được giao thẩm tra việc này. Anh chỉ cười vì biết Tu bạo mồm nhng nhát gan, sợ bị trói buộc, sợ cả bể ca-nông, nhất là sợ cô gái Suối Rút thỉnh thoảng vẫn xuôi thuyền về thăm. Có lần Tu tâm sự với Bính: “Em chỉ loắng quắng vậy thôi chứ cha chạm đàn bà bao giờ đâu”, rồi chép miệng: “Mà cái con Hom đẹp thật. Mặt hoa, da phấn, mắt cười thì phải biết... Lại vú dựng, chóp đỏ như son”.

Sau vụ phìa Ing, phong trào Mộc Hạ khác hẳn. Bọn phìa tạo co vòi, một số người còn trở thành tai mắt, chịu sự chỉ đạo của ta. Các đoàn thể Cứu quốc, lực lượng du kích được thành lập ở khắp vùng. Phụ nữ Cứu quốc Pơ Tào còn tổ chức bữa tiệc rượu ngàm [7] cho du kích cướp súng của một toán địch từ Hoà Bình chạy lên.

Qua năm 1948, phong trào ở Mộc Hạ càng phát triển mạnh. Đại đội bộ đội địa phương vừa thành lập đã hạ đồn Mường Khoa. Các đồn trạm của địch trong vùng tan vỡ như bè mảng vấp thác sông Đà. Mộc Hạ trở thành vùng tự do lớn nhất Tây Bắc, rộng tới 8.000 cây số vuông với hơn bốn vạn dân.

Sau một thời gian theo đại đội độc lập “nhảy cóc” sâu vào sau lưng địch ở Mộc Thượng, Yên Châu, Mai Sơn, Mường La, Đồng Văn Tu lại được điều trở về Mộc Hạ. Địch tăng cường lực lượng đóng các đồn kiên cố ở Bản Hoa, Ba Lay. Trên Mộc Thượng, tại ngã ba Mường Sang-Pa Háng chúng xây đồn kiên cố trên dãy núi đá, thường xuyên có một tiểu đoàn Âu-Phi chiếm đóng. Mộc Hạ cần được củng cố để đối phó với tình hình địch có thể đánh xuống, vừa chuẩn bị cho các bước phát triển tiếp theo của cách mạng. Chính Trần Bính đề nghị lãnh đạo gọi Đồng Văn Tu trở về thành lập đội công tác đặc biệt.

Trở lại Mộc Hạ, trong môi trường quen thuộc, với khả năng thâm nhập cơ sở, Đông Văn Tu ngày đêm bám quanh Bản Hoa, có lần còn đi lẫn trong đoàn phu phục dịch việc xây dựng đồn địch.

Trần Bính đã mấy lần đề xuất kết nạp Tu vào Đảng nhưng không thành. Hồi 1947-1948, việc phát triển Đảng khá rầm rộ. Ơ chốn lưu vong, cán bộ văn phòng, anh nuôi, tiếp vận đều có người được kết nạp, kể cả ba trong bốn “đại mỹ nhân” cũng trở thành Đảng viên Cộng Sản. Đồng Văn Tu không được tính đến, phần bị coi lý lịch không rõ ràng, lại là con buôn không thuộc thành phần cơ bản, lại cả biết tiếng Tây, dù chỉ là tiếng Tây bồi “luý gầm, luý gừ” để chỉ con hổ. Các nhà tổ chức thường đưa ra ý kiến khi Bính đề xuất: Cứ tiếp tục thử thách, thử thách càng kỹ càng chắc chắn. Không nên sốt ruột vì kiên trì cũng là thử thách động cơ của đối tượng. Trần Bính biết: Thực ra Tu không được một vài người ưa vì cái thái độ khinh khỉnh đối với người anh không phục: chưa một lần vượt sông mà nói như thánh; vợ kè kè vẫn liếc gái như ranh mà mở mồn là lên lớp về quan hệ nam nữ. Có vị còn sai anh đi làm lán cho các bà nàng khi anh về chờ tổng kết công tác. Anh ngang bướng trả lời: “ Không phải bất cứ việc gì cũng là công tác cách mạng!” Sau 1950 phải những người thật xuất sắc, trong bộ đội phải là chiến sỹ thi đua từ trung đoàn trở lên. Mà ở Mộc Hạ thì chưa có trung đoàn, còn đặc biệt xuất sắc thật mông lung. Những đêm lạnh không ngủ được hai người thường ngồi bên bếp tâm sự. Một lần Đồng Văn Tu nói: “Độc lập mà còn sống, em về quê kiếm cô vợ, một con trâu, ba sào ruộng”. Hình như cô gái Suối Rút không chờ được Tu đã đi lấy chồng.

Có những chiều hai người cùng trầm dọng hát: “Miền đồng bằng xanh rờn ruộng xa. Đàn chim bay vỗ cánh ríu rít ca. Người người vui sống với quê nhà. Đời yên ấm mỗi khi chiều buông…”. Họ chậm rãi hát cùng một lời nhưng trong đầu mỗi người một phương. Trần Bính nhớ về cánh đồng chiêm trũng Bình Lục tháng mười nước còn mênh mông phải cắm vè cày mò, trong tre líu ríu tiếng cò vạc săn tôm cá. Anh theo đoàn quân Tây tiến tưởng chết vì sốt rét ở Mường Bi rồi rạt sang Đà Bắc, Thanh Sơn thành người ở ban cán sự Sơn La. Đồng Văn Tu thì quê ở vùng sông nước Hoàng Long đi dắt trâu thuê cho lái trâu rồi kẹt lại Suối Rút, rồi thành dân Hang Miếng. ở rừng nhưng lúc nào họ cũng ngóng về đồng bằng.

Đơn vị bộ đội chuẩn bị đánh đồn Bản Hoa giải về Mường Khoa mấy tù binh Âu-Phi, trong đó có một tên Sênêgale rạch mặt. Chẳng biết từ đâu có lời đồn: Tây đen là phù thuỷ đạn bắn không xuyên, gươm đâm không thủng làm nhân dân xôn xao. Đồng Văn Tu làm mọi người lạnh gáy, xông đến trước mặt “phù thuỷ” lên đạn đánh rốp khẩu trường mát dí vào đầu nó. Hoảng nhất là Trần Bính. Pháp luật không cho phép tuỳ tiện bắn tù binh. Tu xổ vào mặt nó một tràng tiếng Tây chỉ nghe rõ được mấy tiếng “hô lê manh, cu soong, lơ bớp” [8] . Làm sao nó dơ tay được khi hai tay bị trói quặt sau lưng? Mấy tên Tây trắng khóc rống lên chắc nghĩ rồi đến lượt, càng làm “phù thuỷ”hoảng. Nó gục gặc đầu lạy lia lịa, đôi mắt trắng dã đầm đìa nước, lưỡi líu lại chẳng thành tiếng. Lúc này Tu mới đóng quy lát súng, cười ha hả, nói với bà con vây quanh:

- Đấy, nó sợ chết nên rối rít lạy. Nó bảo không có chuyện đạn bắn không thủng, bảo đạn bắn không chết là không đúng.

Bính cười thầm cái láu lỉnh của Tu chứ thằng Tây đen có nói gì được đâu ; mà có nói Tu cũng chẳng hiểu. Anh nghiêm khắc nhắc Tu: chẳng may súng cướp cò thì sao ? Tu cười khơ khớ:

- Yên chí, yên chí… Tôi đã cẩn thận khoá chốt an toàn.

Thật là anh chàng lắm mẹo mà kìn kẽ.

Trung đội địa phương nhận nhiệm vụ dẫn đường cho bộ đội chủ lực cường tập [9] . Lần đầu tiên thấy sinh hoạt của một trung đoàn chủ lực, Trần Bính thấy mọi người thật vui nhộn chứ không âm thầm chui lủi như cánh địa phương. Sau giờ luyện tập, lên sa bàn, anh em quay ra đánh tu-lơ-khơ, cờ tướng; ban đêm thì liên hoan hát hò ầm ỹ, cứ như một đòan người vô tư. Sau này Bính mới biết: trước trận đánh, người ta tạo không khí vui nhộn để không còn thì giờ nghĩ đến chuyện khác. Thư từ hậu phương đều bị giữ lại ở ban chính trị chứ không như các nhà văn tưởng tượng trước trận đánh chiến sỹ nghĩ đến quê hương, gia đình mà thêm quyết tâm chiến đấu. Những việc đó phaỉ làm từ trứơc thành nền vững chắc cho quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ hôm nay. Chứ trước giờ sinh tử mà lướng vướng chuyện gia đình dù vui hay buồn, phấn khởi hay thất vọng đều khó cho việc hoàn thành nhiệm vụ.

Trước hôm phân tán đến dẫn đường cho các đơn vị chủ lực cường tập, trung đội có một cuộc liên hoan nhẹ. Chị hội trưởng hội Phụ nữ cứu quốc Mường Khoa gặp riêng Trần Bính cho biết: trong đoàn đến động viên anh em có một số chị em là gái xoè ở trại con gái Bản Hoa mới được bộ đội đưa ra, muốn được hát múa cám ơn. Chị ngập ngừng mãi rồi cũng đỏ mặt nói ra:

- Chị em bảo chắc nhiều bộ đội chưa biết gì, chết thì tội, muốn được… uý lạo anh em… Họ bảo không sợ đâu, vừa được đốc tờ khám bảo bông [10] .

Bính ngẩn ra. Anh biết chị em dân tộc chất phác, thật thà, nhưng không ngờ lại chất phác thật thà đến mức này. Anh cảm động nói:

- Không nên đâu! Không được đâu! Bộ đội không được làm vậy. Chị nói hộ với chị em: bộ đội xin cám ơn thôi ;và xin chị cũng đừng nói điều này với ai, và cả bảo chị em không được nói, được làm với ai.

Mười cô gái váy áo óng ả, hớn hở múa hát, tươi cười chuyện trò khác hẳn các cô gái Thái, Mường vốn ít lời. Thấy các cô khéo quá, bạo quá Bính càng lo dù trước đó đã dặn anh em về kỷ luật dân vận và xa xôi: “vô phúc bể ca-nông thì bỏ mẹ!”

Rồi từng cặp tay cầm tay vừa xoè vừa chuyện trò. Bính càng lo: các cô chân thành quá, anh em hồ hởi quá. Các chiến sỹ người dân tộc và cả anh chàng Tu cứ như cá gặp nước, rồng gặp mây. Trần Bính quyết định dừng cuộc liên hoan trước dự định với lý do: anh em cần tập trung về lán, đi ngủ sớm để mai còn làm nhiệm vụ.

Đồn Bản Hoa bị diệt gọn trước năm giờ sáng nhưng Đồng Văn Tu đã vấp mìn khi dẫn đường cho bộ phận vòng rừng khoá cửa sau. Được tin, Bính đến nơi thì Tu đã chẳng còn. Bính đã chôn cất vài đồng chí nhưng không ai đau đớn như Tu: ngực bị mìn nhảy xé toạc, tim phổi nhàu nát, phơi cả ra ngoài.





Chú Thích:



[1] Thuốc tiêm chữa bệnh lậu



[2] Sàn hát dựng giữa bản



[3] Hát



[4] Em ơI anh thơng em lắm



[5] Tha



[6] Từ gọi các bà vợ quý tộc



[7] Một thứ củ rừng cho vào rợu tăng độ say rất nặng



[8] Haut les main, cochon, le boep= dơ tay lên, đồ con lợn, con bò



[9] Vận động từ xa tới tấn công, không dàn trận tại chỗ.



[10] Tiếng Pháp: bon = tốt
Cây đào quỳ ở Tân Cương
Phần I
Phần II
Phần III
Phần IV