watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Robinson Crusoe-Chương 16 - tác giả Daniel Defoe Daniel Defoe

Daniel Defoe

Chương 16

Tác giả: Daniel Defoe

Tôi đương còn nghi nghi hoặc hoặc chưa hiểu được quang cảnh đó là thế nào thì Thứ sáu đã dùng cái thứ tiếng Anh lơ lớ của anh để hỏi tôi:
-Này ông chủ! Đấy ông xem, người Anh cũng đem xử tù binh như đồng bào của tôi chứ có khác gì đâu!
-Không đâu! Thứ sáu ạ,
-tôi trả lời
-có lẽ họ đem những người đó lên thả ở đây đó thôi!
Theo dõi đám người ấy một lúc, tôi lại nghĩ là những người tù kia có thể bị thảm sát. Có lúc tôi thấy rõ một tên trong bọn đó vung một thanh gươm lớn đánh vào một người tù khốn nạn và tôi đã tưởng là người tù bị đánh đến phải ngă gục xuống đất. Tôi rất phẫn nộ: Có thể thế được chăng? Trong hoàn cảnh rối ren này, tôi lại tiếc người bạn Tây-ban-nha và ông lão thổ dân không có ở đây. Thấy rõ ràng bọn kia không có súng. Tôi nảy ra ý nghĩ táo bạo là tìm cách bắt sống chúng ngay trước mũi súng của mình mà không bị lộ. Có như thế mới cứu được những người tù kia thoát khỏi bàn tay độc ác của chúng. Nhưng sự trời run rủi, tôi lại đi tới kết quả mong muốn bằng một cách khác. Trong khi những tên thủy thủ ngỗ ngược kia lần mò trong đảo như muốn dò xét xứ sở của chúng tôi thì ba người tù được tự do đi lại mặc ý. Nhưng họ không còn lòng dạ đi đâu nữa. Họ chỉ ngồi bệt xuống đất, có vẻ lo lắng và thất vọng. Nhìn họ, tôi lại nhớ tới nỗi thất vọng của tôi hồi mới đặt chân lên bờ biển này, nghĩ rằng mình sẽ bỏ mạng ở đây: đưa mắt nhìn quanh những nơm nớp sợ gặp thú dữ, lo lắng vì không tìm ra nơi ẩn nYu, buồn nản vì không có lương ăn. Biết trông cậy vào đâu! Biết chờ ai cứu vớt! Cũng như tôi, họ thật là tuyệt vọng. Nước thủy triều lên tới mức cao nhất vừa đúng khi bọn gian ác đặt chân lên bờ. Chúng hoạnh họe mấy người tù chán chê rồi kéo nhau đi la cà khắp chốn, mặc cho nước thủy triều rút xuống thấp để chiếc xuồng nằm trơ trên bờ cát khô. Chúng có để lại hai tên trông xuồng; nhưng hai tên này đã uống quá nhiều rượu mạnh và nằm ngủ như chết. Về sau, một tên tỉnh dậy trước và thấy chiếc xuồng bị lún sâu xuống cát. Hắn ta thấy một mình không thể kéo xuồng lên được bèn gọi ầm bọn kia lại giúp. Nhưng ngay cả bọn chúng cũng không tài nào lôi xuồng lên được vì xuồng đã nặng quá chừng mà bờ biển lại thuần một thứ cát khô di động. Trước khó khăn ấy, đúng như những người thủy thủ thực thụ, nghĩa là những người vô tâm nhất thế giới, chúng bỏ mặc xuồng nằm trơ đó, rồi lại đi sục sạo khắp đảo. Tôi nghe một tên trong bọn gọi một tên khác, áng chừng để tên này quay trở lại. Tên này trả lời: "Thôi đi! Mày cứ để kệ nó nằm yên đó có được không? Cơn thủy triều sau sẽ nâng nó lên mặt nước chứ lo gì!" Giọng nói ấy làm cho tôi tin chắc đó là những đồng bào của tôi. Bên trong bức lũy đá quanh lâu đài, chúng tôi chuẩn bị để chiến đấu. Nhưng lần này chúng tôi phải hết sức thận trọng, cầm chắc sẽ phải đương đầu với những kẻ địch không giống như lần trước. Thứ sáu quả là một "lực lượng phòng thủ" rất lợi hại; anh bắn giỏi lạ lùng. Tôi đưa cho anh ba khẩu hỏa mai, còn tôi mang hai khẩu súng săn. Dạng mạo Thứ sáu có vẻ hùng dũng hơn ngày thường.
Còn tôi thì ai nhìn thấy mặt cũng đã kinh khiếp rồi: trên đầu đội cái mũ kỳ quái bằng da dê, bên sườn lủng lẳng một thanh kiếm tuốt trần lại thêm hai khẩu súng ngắn ngạo nghễ giắt ở thắt lưng và hai khẩu súng săn lích kích trên vai nữa. Tôi đã nhất quyết không ra tay trước khi trời tối. Nhưng vào khoảng thời hai giờ chiều, đúng vào lúc trời nóng nực hơn hết, tôi nhận thấy bọn kia đi cả vào rừng, có lẽ để nghỉ ngơi đôi chút. Còn những người tù tuy không có vẻ buồn ngủ nhưng cũng nằm dài dưới bóng một cây cao râm mát ngay gần chúng tôi và khuất hẳn bọn kia. Không bỏ lỡ dịp may, tôi quyết định lại gần mấy người này, ra mặt cho họ thấy và hỏi họ cho biết rõ đầu đuôi câu chuyện. Tôi bèn tiến ngay về phía họ. Thứ sáu đi theo sau xa xa, cũng trang bị khí giới ghê gớm không kém, nhưng không có vẻ ma quái như tôi. Khi lại được gần họ mà vẫn chưa bị lộ, tôi dùng tiếng Tây-ban-nha để hỏi:
-Các ông là ai? Họ không trả lời và định bỏ chạy; nhưng tôi lại nói ngay bằng tiếng Anh:
-Các ông hãy yên lòng! Có thể là các ông gặp một người bạn tốt đến giúp mà các ông không ngờ tới! -Người bạn đó chỉ có thể từ trên trời bay xuống thôi!
-một người trong bọn họ trang nghiêm trả lời tôi.
-Bởi vì tai họa của chúng tôi thật vượt xa mọi khả năng giúp đỡ của người trần.
-Thưa ông, ta hãy cứ coi như mọi sự giúp đỡ cũng có thể tùy trời!
-tôi nói lại với ông ta.
-Nhưng chẳng hay ông có thể nói cho người lạ được biết cách nào đó để cứu giúp các ông không? Hình như các ông đương gặp một tai họa lớn thì phải! Tôi đã được thấy các ông bị đưa lên bờ này; và khi các ông nói chuyện với những tên hung ác dẫn các ông lên đây, chính mắt tôi thấy một tên rút gươm ra có vẻ muốn giết hại các ông. Con người khốn khổ đó, nước mắt chan hoà, tỏ vẻ ngạc nhiên trả lời tôi, giọng run run: "Tôi đương nói chuyện với một người trần hay một vị thần đây?"
-Thưa ông, ông hãy yên lòng về điều này!
-Tôi trả lời.- Nếu quả là một vị thần từ trên trời bay xuống để cứu giúp các ông thì hẳn là phải uy phong lẫm liệt, quần áo lộng lẫy, khí giới khác thường! Tôi đây đúng là một người trần, mà lại là một người nước Anh, và sẵn sàng giúp đỡ các ông. Tôi chỉ có một người giúp việc, chúng tôi có khí giới và thuốc đạn. Xin ông cứ nói thẳng cho biết chúng tôi có thể giúp được gì cho các ông và kể rõ cho biết cặn kẽ đầu đuôi về tai họa đã giáng xuống các ông.
-Than ôi! Thưa ông,
-ông ta trả lời
-câu chuyện thì quá dài, khó mà kể tỉ mỉ cho ông nghe trong khi quân thù đương ở ngay sát nách. Tôi chỉ xin nói qua để các ông biết tôi là thuyền trưởng chiếc tàu đương thả neo ngoài xa kia.
Một số thủy thủ đã nổi lên chống lại tôi; chỉ một chút nữa là chúng giết chết tôi rồi. Nhưng sống như thế này cũng chẳng khác gì bị tội chết: chúng định đem bỏ tôi và ông bạn đây lên hòn đảo vắng này. Đây là viên thuyền phó và một ông khách trên tàu. Chúng tôi chắc chắn thế nào cũng chết mòn trên hòn đảo này sau một thời gian ngắn, ngỡ rằng ở đây chỉ là một nơi hoang vu không có người ở! Thật là hạnh phúc được gặp các ông. Nhưng làm thế nào để thoát khỏi nguy nan bây giờ?
-Vậy thì,
-tôi hỏi ông,
-hiện bây giờ lũ côn đồ khốn kiếp ấy ở đâu?
-Chúng nó nằm nghỉ kia kìa!
-ông trả lời và chỉ tay vào một lùm cây rất rậm rạp.- Tôi rất sợ chúng nghe thấy chúng ta nói chuyện với nhau như thế này; nhất định chúng sẽ giết tất cả chúng ta, không sót một ai. Tôi hỏi xem bọn côn đồ kia có súng hay không thì được biết là chúng chỉ đem theo hai khẩu nhưng lại để một khẩu trong xuồng.
-Được, cứ để đấy tôi liệu.
-Tôi trả lời.
-Chúng nó đương ngủ say như chết! Tiêu diệt chúng lúc này không có gì dễ dàng hơn, trừ phi các ông còn muốn bắt tù chúng nó! ông ta bèn nói cho biết trong số đó có hai tên đầu sỏ, không có há vọng gì cải tạo được; nếu hạ được hai tên này thì, theo ý ông, đám kia sẽ dễ dàng qui thuận. ông ta nói thêm rằng vì cũng khá xa nên ông không thể chỉ rõ hai tên đó cho tôi thấy được; về phần ông, ông sẵn sàng tuân theo mọi mệnh lệnh của tôi.
-Vậy thì,
-tôi nói,
-chúng ta hãy nhanh nhanh rút khỏi nơi này, kẻo bọn kia ngủ dậy bắt gặp thì cũng phiền đấy! Bây giờ xin mời các ông hãy theo chúng tôi đến một chỗ yên ổn hơn để bàn tính kỹ việc của ta! Sau khi đã ngồi yên chỗ và kín đáo trong rừng, tôi lại nói với họ: "Xin các ông chú ý điều này: Tôi rất muốn liều tất cả để cứu các ông, nhưng để đền đáp lại, các ông phải nhận lời với tôi hai điều kiện sau đây...".
ông ta cắt ngay lời tôi để quả quyết rằng nếu được trở lại tự do và giành lại chiếc tàu thì sự tự do của chính ông và chiếc tàu của ông sẽ hoàn toàn dùng để tỏ lòng biết ơn đối với tôi. Hoặc giả tôi chỉ giúp ông trở lại được tự do mà thôi thì ông cũng quyết một lòng sống chết bên tôi ở bất cứ nơi nào mà tôi đưa ông tới. Cả hai người kia cũng nhất trí và hứa với tôi như vậy. Tôi lại nói tiếp:
-Xin các ông chú ý đến những điều kiện này. Chỉ có hai thôi: Một là, trong khi các ông còn đương có mặt trên hòn đảo này với tôi, các ông phải từ bỏ tất cả mọi quyền hành. Nếu được tôi giao súng ống thì các ông phải sẵn sàng trả lại ngay khi tôi thấy cần phải thu lại. Các ông hoàn toàn chịu sự điều khiển của tôi, không bao giờ được gây cho tôi bất cứ một điều khó khăn nào dù là rất nhỏ. Hai là, nếu chúng ta lấy lại được chiếc tàu thì ông phải đưa tôi cùng người giúp việc của tôi về đến nước Anh, không đòi hỏi công xá gì hết. ông ta rất thành khẩn hứa với tôi xin nhận những điều kiện đó. Quả không có một tấm lòng biết ơn nào có thể biểu lộ chân thành hơn. Tôi đưa cho mấy người bạn mới ba khẩu hóa mai cùng với thuốc đạn và tôi hỏi viên thuyền trưởng có mưu mẹo gì hay để điều khiển cuộc chiến đấu này không? ông ta trả lời xin hoàn toàn nhờ tôi chỉ huy và xin triệt để tuân theo mệnh lệnh của tôi. Tôi bảo ông:
-Việc này cũng khá gay go đấy! Nếu ông muốn, chúng ta có thể nổ súng vào quân địch trong khi chúng đương nằm ngủ. Những tên nào may phúc thoát khỏi đợt súng đầu tiên mà muốn qui hàng thì sẽ được tha. Viên thuyền trưởng tỏ ý không muốn giết chết quân địch nếu còn có thể trừng phạt chúng bằng cách khác. ông nói thêm:
-Nhưng đối với hai tên đầu sỏ tôi đã nói vừa rồi thì phải thẳng tay trừng trị. Chính chúng ở trong bọn chủ mưu cuộc khởi loạn này. Nếu để chúng chạy thoát thì chúng ta sẽ lâm vào một tình thế gay go vô cùng. Thể nào chúng cũng dẫn tất cả thủy thủ trên tàu đến đây tiêu diệt chúng ta không còn một mống!
-Đã đành như thế!
-tôi trả lời.- Tôi nghĩ rằng ông cứ chú ý tới ý kiến đầu tiên của tôi; mọi hành động tự vệ khi cần thiết đều chính đáng. Tuy nhiên, thấy ông vẫn có ý ngần ngại không muốn làm đổ máu nhiều, tôi bảo ông hãy cứ tiến lên trước với hai người bạn mà tùy cơ ứng biến, chúng tôi sẽ sẵn sàng tiếp ứng. Trong khi chúng tôi bàn tán với nhau, có hai tên đứng dậy đi ra chỗ khác. Tôi hỏi viên thuyền trưởng có phải đó là hai tên chủ mưu không? ông ta trả lời không phải. Tôi bèn bảo:
-Được lắm, ta để cho chúng thoát! Cũng may cho chúng bỗng nhiên lại thức giấc dậy để được khoan hồng. Còn những tên kia, nếu chúng lọt khỏi tay ông thì hoàn toàn tại ông đấy nhá!
Viên thuyền trưởng phấn khởi cùng hai người bạn tiến về phía bọn khởi loạn, một khẩu hỏa mai trên tay và một khẩu súng ngắn ở thắt lưng. Hai người bạn của ông đi trước một vài bước đã vô ý gây một tiếng động làm cho một tên địch thức giấc. Tên này vừa kêu ầm lên để gọi đồng lőa dậy thì hai người kia liền nổ súng. Viên thuyền trưởng vẫn bình tĩnh, nhắm thật đúng mấy tên cầm đầu và bắn chết ngay một tên tại trận. Còn tên kia, mặc dầu bị thương nặng vẫn cố đứng vùng dậy kêu cứu ầm lên. Viên thuyền trưởng tiến lại gần, bảo hắn rằng bây giờ thì đã quá muộn để kêu cứu rồi và kết liễu đời hắn bằng một phát đạn rất chính xác. Thắng lợi coi như đã về hẳn phía chúng tôi. Quân địch chỉ còn có ba tên mà một đứa đã bị thương nhẹ. Vừa thấy tôi đến tiếp viện cho viên thuyền trưởng, chúng tự thấy mình không đủ sức chống cự bèn xin hàng. Viên thuyền trưởng bằng lòng khoan hồng cho chúng với điều kiện là chúng phải biết hối cải và hết sức giúp ông chiếm lại được chiếc tàu để đưa về Gia-ma-ích-cơ, nơi họ đã ra đi lần trước. ông cũng nói thêm sở dĩ chúng được khoan hồng là vì ông biết chúng không phải là người xấu; bây giờ được dịp lập công chuộc tội, chúng nên nắm lấy dịp tốt này. Bọn chúng cam đoan rằng thuyền trưởng có thể hoàn toàn tin ở sự hối hận và lòng trung thành của chúng. Chúng mừng rỡ không thể tả khi nghe viên thuyền trưởng tuyên bố tha chết cho chúng. Thật là hợp ý tôi; nhưng tôi cũng bàn với viên thuyền trưởng hãy cứ tạm thời trói và giam chúng lại trong khi còn ở trên đảo. Mọi việc đều êm thấm quá sự mong ước của chúng tôi. Thứ sáu và viên thuyền phó đưa chiếc xuồng vào một chỗ chắc chắn rồi lấy hết cả bơi chèo và buồm cất đi. Vừa lúc đó, hai tên thủy thủ kia nghe thấy tiếng súng đã quay trở lại. Thấy viên thuyền trưởng đã là kẻ chiến thắng, chúng qui hàng ngay và bằng lòng tạm thời chịu trói giam như bọn kia.
Tôi bàn với viên thuyền trưởng bây giờ cần phải tìm cách chiếm lại chiếc tàu. ông ta nghe theo ngay nhưng đồng thời cũng thú thật rằng chưa nghĩ ra kế gì cả. ông cho tôi biết hiện giờ trên tàu hãy còn hai mươi sáu tên nữa; tên chỉ huy hung bạo nhất vẫn ở lại trên đó. Nhất định chúng sẽ liều lĩnh chống lại đến cùng, yên trí rằng dù có đầu hàng thì khi về tới nước Anh, chúng vẫn bị đem ra tòa xét xử và bị treo cổ vì đã khởi loạn chiếm tàu. Còn cách nào tấn công vào cái bọn liều mạng ấy với một nhúm người như thế này? Lý lẽ đó của ông hoàn toàn đúng và thế là đành bó tay mà nhìn, trừ phi từ bây giờ cho đến khi chúng nhổ neo, chúng tôi có thể dử chúng vào một cái cạm bẫy nào đó mà tiêu diệt. Tôi tin chắc rằng thấy đồng lõa mất hút thể nào bọn trên tàu cũng ngạc nhiên và đem nốt chiếc xuồng thứ hai vào bờ xem xét tình hình. Nếu bọn này đông và đầy đủ khí giới thì khó mà chống cự được. Tôi bàn với ông thuyền trưởng trước hết phải đánh đắm ngay chiếc xuồng của chúng ở đây để chúng không thể đưa về tàu chở thêm người vào được. ông ta tán thành ngay. Chúng tôi tìm trong xuồng còn gì thì lấy ra hết. Kết quả được hai chai rượu mạnh, một ít bánh khô, một gói đầy thuốc súng, một tảng đường nặng chừng sáu cân bọc trong một miếng vải to. Tất cả những thứ đó làm cho tôi thích thú vô cùng, nhất là rượu mạnh và đường mà tôi đã gần quên mất cả mùi vị. Sau khi đem hết những thứ ấy lên bờ, chúng tôi đục một lỗ hổng khá lớn ở đáy xuồng. Như vậy, nếu chúng có muốn đổ bộ lên bờ khá đông để hòng áp đảo chúng tôi thì chiếc xuồng này cũng không giúp ích được gì cho chúng. Thực ra mà nói, tôi cũng ít mơ tưởng đến việc giành lại chiếc tàu. Tôi chỉ mong nếu chúng bỏ đi mà để cái xuồng này lại thì chúng tôi sẽ trám kín lỗ hổng và sửa chữa cho tử tế để vượt biển sang gặp những người bạn Tây-ban-nha mà không giờ phút nào tôi lãng quên. Lúc này mà có họ ở đây thì chúng tôi chứa chan há vọng chiếm lại chiếc tàu và sau đó cầm chắc trong tay sẽ được trở về Tổ quốc. Chẳng những đã đục vào đáy xuồng một lỗ hổng khá lớn để không thể trám lại dễ dàng, chúng tôi còn cố hết sức đẩy xuồng vào sâu trong bờ để dẫu nước triều có lên cao cũng không thể tràn tới mà cuốn nó đi được. Đương hì hà hì hục đẩy xuồng, chúng tôi nghe thấy một tiếng đại bác, đồng thời thấy trên tàu ra dấu hiệu thường lệ để gọi xuồng trở về.
Nhưng mặc cho chúng hết hơi ra dấu hiệu và bắn thêm mấy phát súng nữa, chiếc xuồng vẫn ỳ ra đó, bướng bỉnh cưỡng lại lệnh như thường. Ngay lúc đó, qua kính viễn vọng, chúng tôi thấy bọn trên tàu hạ chiếc xuồng thứ nhì xuống biển rồi chèo thật nhanh vào bờ. Khi chúng tới vừa đúng tầm ngắm, chúng tôi đếm được rő ràng mười đứa và đứa nào cũng mang súng. Bị nước thủy triều cuốn đi, chúng bắt buộc phải men theo bờ biển để có thể ghé vào đúng chỗ chiếc xuồng trước. Nhờ thế, chúng tôi đã theo dõi phân biệt được nét mặt chúng rõ ràng một lúc khá lâu. Viên thuyền trưởng không bỏ lỡ dịp để nhận xét chúng thật tường tận và nhận ra trong bọn ấy có mấy tay thanh niên rất tốt, chắc chắn bị bọn kia dùng sức mạnh ép buộc nên miễn cưỡng phải theo chúng. Nhưng bọn kia và tên hạ sĩ đương chỉ huy chiếc xuồng thì đúng là những tên gian ác nhất trong bọn chúng. Bọn này chắc chắn không bao giờ chịu trở về con đường lương thiện. Viên thuyền trưởng có ý lo lực lượng chúng mạnh hơn, sẽ gây nhiều khó khăn cho chúng tôi. Tôi mỉm cười nói với ông rằng những con người sống trong hoàn cảnh chúng ta thì phải cứng bóng vía, không nên sợ sệt. Tôi nói tiếp:
-Nếu ta sợ chúng thì việc chúng tôi cứu sống các ông còn có ý nghĩa gì nữa! Ta cứ mạnh dạn lên xem nào! Tôi nghĩ trong tất cả cái việc lôi thôi này chỉ có mỗi một điều khó nghĩ. ông ta vội hỏi:
-Điều gì?
-Trong cái nhúm người kia lại còn lọt vào mấy người lương thiện cần phải lưu ý tha thứ cho họ.
Nếu tất cả đều là quân bất lương thì thật vô phúc cho chúng đã bỏ chiếc tàu mà dẫn xác đến đây, nộp mạng. ông cứ tin ở tôi. Nếu ông muốn thì tất cả bọn kia sẽ nằm gọn lỏn trong tay chúng ta và số phận chúng sẽ do ta định đoạt. Giọng nói cương quyết và thái độ lạc quan của tôi làm cho ông cũng mạnh dạn lây và rất sốt sắng giúp tôi chuẩn bị cuộc chiến đấu. Vừa thoáng thấy chiếc xuồng bắt đầu tiến về phía chúng tôi, chúng tôi tách bọn tù ra và đem giam vào những chỗ chắc chắn. Trong bọn tù, có hai tên chưa được viên thuyền trưởng tin bằng những người kia. Tôi bèn bảo Thứ sáu và người bạn viên thuyền trưởng đem giam chúng vào trong cái động đá mới tìm thấy. Như vậy, chẳng ai có thể thấy mặt hoặc nghe tiếng chúng được. Dẫu có tự cởi trói được thì chúng cũng không thể nào tìm ra đường trốn qua rừng rậm. Tôi để cho chúng một ít lương ăn và giao hẹn nếu chúng biết phục tùng mà ngồi yên ở đó thì chỉ vài hôm nữa sẽ được tự do; nhược bằng chúng trở quẻ muốn tìm cách trốn thì nhất định không được khoan hồng. Chúng hứa sẽ kiên tâm chịu đựng sự giam cầm và tỏ vẻ biết ơn tôi đã để lại cho chúng lương thực. Thứ sáu đem đến cho chúng mấy ngọn nến, chúng cảm ơn rối rít và cứ tưởng thể nào Thứ sáu cũng đứng gác ngoài cửa động. Những người tù khác thì may mắn hơn. Họ được viên thuyền trưởng bảo lĩnh nên được ở lại với chúng tôi. Họ mừng rỡ vô cùng và hứa xin hết sức trung thành, dù chết cũng không nề. Thế là lực lượng chúng tôi gồm tám người có đầy đủ khí giới. Thừa sức trị nổi bọn bất lương. Vả lại trong bọn ấy còn có ba bốn người lương thiện thì sức chống cự của chúng sẽ bị giảm sút không ít. Tới chỗ chiếc xuồng thứ nhất, bọn bất lương đẩy chiếc xuồng thứ nhì lên bờ cát. Tất cả bọn đều ra khỏi xuồng, kéo hẳn xuồng lên bờ. Tôi mừng hết sức bởi vì nếu chúng neo xuồng xa bờ một chút và cắt một vài tên canh gác thì chúng tôi khó lòng chiếm được. Chúng ngạc nhiên thấy chiếc kia đã bị thủng ở đáy và mất hết chèo buồm. Một lát sau, chúng cùng kêu váng lên hai ba tiếng thật lớn để gọi bọn lên trước. Không thấy tăm hơi bọn kia, chúng bèn đứng quây thành một vòng tròn và bắn chỉ thiên đều một loạt, tiếng nổ vang lên khắp cánh rừng. Nhưng nào được ích gì! Bọn tù trong động đá không thể nghe thấy tiếng súng, còn những người đã về với chúng tôi thì không dại gì mà trả lời chúng. Vẫn không thấy động tĩnh, chúng có vẻ xớn xác và ngạc nhiên vô cùng. Hình như chúng quyết định trở về tàu báo tin chiếc xuồng trước đã bị đánh đắm, bè lũ chúng chắc là đã tiêu mạng cả rồi. Chúng tôi thấy chúng hò nhau đẩy xuồng ra biển và trèo lên tất cả.



Tôi đương còn nghi nghi hoặc hoặc chưa hiểu được quang cảnh đó là thế nào thì Thứ sáu đã dùng cái thứ tiếng Anh lơ lớ của anh để hỏi tôi:
-Này ông chủ! Đấy ông xem, người Anh cũng đem xử tù binh như đồng bào của tôi chứ có khác gì đâu!
-Không đâu! Thứ sáu ạ,
-tôi trả lời
-có lẽ họ đem những người đó lên thả ở đây đó thôi!
Theo dõi đám người ấy một lúc, tôi lại nghĩ là những người tù kia có thể bị thảm sát. Có lúc tôi thấy rõ một tên trong bọn đó vung một thanh gươm lớn đánh vào một người tù khốn nạn và tôi đã tưởng là người tù bị đánh đến phải ngă gục xuống đất. Tôi rất phẫn nộ: Có thể thế được chăng? Trong hoàn cảnh rối ren này, tôi lại tiếc người bạn Tây-ban-nha và ông lão thổ dân không có ở đây. Thấy rõ ràng bọn kia không có súng. Tôi nảy ra ý nghĩ táo bạo là tìm cách bắt sống chúng ngay trước mũi súng của mình mà không bị lộ. Có như thế mới cứu được những người tù kia thoát khỏi bàn tay độc ác của chúng. Nhưng sự trời run rủi, tôi lại đi tới kết quả mong muốn bằng một cách khác. Trong khi những tên thủy thủ ngỗ ngược kia lần mò trong đảo như muốn dò xét xứ sở của chúng tôi thì ba người tù được tự do đi lại mặc ý. Nhưng họ không còn lòng dạ đi đâu nữa. Họ chỉ ngồi bệt xuống đất, có vẻ lo lắng và thất vọng. Nhìn họ, tôi lại nhớ tới nỗi thất vọng của tôi hồi mới đặt chân lên bờ biển này, nghĩ rằng mình sẽ bỏ mạng ở đây: đưa mắt nhìn quanh những nơm nớp sợ gặp thú dữ, lo lắng vì không tìm ra nơi ẩn nYu, buồn nản vì không có lương ăn. Biết trông cậy vào đâu! Biết chờ ai cứu vớt! Cũng như tôi, họ thật là tuyệt vọng. Nước thủy triều lên tới mức cao nhất vừa đúng khi bọn gian ác đặt chân lên bờ. Chúng hoạnh họe mấy người tù chán chê rồi kéo nhau đi la cà khắp chốn, mặc cho nước thủy triều rút xuống thấp để chiếc xuồng nằm trơ trên bờ cát khô. Chúng có để lại hai tên trông xuồng; nhưng hai tên này đã uống quá nhiều rượu mạnh và nằm ngủ như chết. Về sau, một tên tỉnh dậy trước và thấy chiếc xuồng bị lún sâu xuống cát. Hắn ta thấy một mình không thể kéo xuồng lên được bèn gọi ầm bọn kia lại giúp. Nhưng ngay cả bọn chúng cũng không tài nào lôi xuồng lên được vì xuồng đã nặng quá chừng mà bờ biển lại thuần một thứ cát khô di động. Trước khó khăn ấy, đúng như những người thủy thủ thực thụ, nghĩa là những người vô tâm nhất thế giới, chúng bỏ mặc xuồng nằm trơ đó, rồi lại đi sục sạo khắp đảo. Tôi nghe một tên trong bọn gọi một tên khác, áng chừng để tên này quay trở lại. Tên này trả lời: "Thôi đi! Mày cứ để kệ nó nằm yên đó có được không? Cơn thủy triều sau sẽ nâng nó lên mặt nước chứ lo gì!" Giọng nói ấy làm cho tôi tin chắc đó là những đồng bào của tôi. Bên trong bức lũy đá quanh lâu đài, chúng tôi chuẩn bị để chiến đấu. Nhưng lần này chúng tôi phải hết sức thận trọng, cầm chắc sẽ phải đương đầu với những kẻ địch không giống như lần trước. Thứ sáu quả là một "lực lượng phòng thủ" rất lợi hại; anh bắn giỏi lạ lùng. Tôi đưa cho anh ba khẩu hỏa mai, còn tôi mang hai khẩu súng săn. Dạng mạo Thứ sáu có vẻ hùng dũng hơn ngày thường.
Còn tôi thì ai nhìn thấy mặt cũng đã kinh khiếp rồi: trên đầu đội cái mũ kỳ quái bằng da dê, bên sườn lủng lẳng một thanh kiếm tuốt trần lại thêm hai khẩu súng ngắn ngạo nghễ giắt ở thắt lưng và hai khẩu súng săn lích kích trên vai nữa. Tôi đã nhất quyết không ra tay trước khi trời tối. Nhưng vào khoảng thời hai giờ chiều, đúng vào lúc trời nóng nực hơn hết, tôi nhận thấy bọn kia đi cả vào rừng, có lẽ để nghỉ ngơi đôi chút. Còn những người tù tuy không có vẻ buồn ngủ nhưng cũng nằm dài dưới bóng một cây cao râm mát ngay gần chúng tôi và khuất hẳn bọn kia. Không bỏ lỡ dịp may, tôi quyết định lại gần mấy người này, ra mặt cho họ thấy và hỏi họ cho biết rõ đầu đuôi câu chuyện. Tôi bèn tiến ngay về phía họ. Thứ sáu đi theo sau xa xa, cũng trang bị khí giới ghê gớm không kém, nhưng không có vẻ ma quái như tôi. Khi lại được gần họ mà vẫn chưa bị lộ, tôi dùng tiếng Tây-ban-nha để hỏi:
-Các ông là ai? Họ không trả lời và định bỏ chạy; nhưng tôi lại nói ngay bằng tiếng Anh:
-Các ông hãy yên lòng! Có thể là các ông gặp một người bạn tốt đến giúp mà các ông không ngờ tới! -Người bạn đó chỉ có thể từ trên trời bay xuống thôi!
-một người trong bọn họ trang nghiêm trả lời tôi.
-Bởi vì tai họa của chúng tôi thật vượt xa mọi khả năng giúp đỡ của người trần.
-Thưa ông, ta hãy cứ coi như mọi sự giúp đỡ cũng có thể tùy trời!
-tôi nói lại với ông ta.
-Nhưng chẳng hay ông có thể nói cho người lạ được biết cách nào đó để cứu giúp các ông không? Hình như các ông đương gặp một tai họa lớn thì phải! Tôi đã được thấy các ông bị đưa lên bờ này; và khi các ông nói chuyện với những tên hung ác dẫn các ông lên đây, chính mắt tôi thấy một tên rút gươm ra có vẻ muốn giết hại các ông. Con người khốn khổ đó, nước mắt chan hoà, tỏ vẻ ngạc nhiên trả lời tôi, giọng run run: "Tôi đương nói chuyện với một người trần hay một vị thần đây?"
-Thưa ông, ông hãy yên lòng về điều này!
-Tôi trả lời.- Nếu quả là một vị thần từ trên trời bay xuống để cứu giúp các ông thì hẳn là phải uy phong lẫm liệt, quần áo lộng lẫy, khí giới khác thường! Tôi đây đúng là một người trần, mà lại là một người nước Anh, và sẵn sàng giúp đỡ các ông. Tôi chỉ có một người giúp việc, chúng tôi có khí giới và thuốc đạn. Xin ông cứ nói thẳng cho biết chúng tôi có thể giúp được gì cho các ông và kể rõ cho biết cặn kẽ đầu đuôi về tai họa đã giáng xuống các ông.
-Than ôi! Thưa ông,
-ông ta trả lời
-câu chuyện thì quá dài, khó mà kể tỉ mỉ cho ông nghe trong khi quân thù đương ở ngay sát nách. Tôi chỉ xin nói qua để các ông biết tôi là thuyền trưởng chiếc tàu đương thả neo ngoài xa kia.
Một số thủy thủ đã nổi lên chống lại tôi; chỉ một chút nữa là chúng giết chết tôi rồi. Nhưng sống như thế này cũng chẳng khác gì bị tội chết: chúng định đem bỏ tôi và ông bạn đây lên hòn đảo vắng này. Đây là viên thuyền phó và một ông khách trên tàu. Chúng tôi chắc chắn thế nào cũng chết mòn trên hòn đảo này sau một thời gian ngắn, ngỡ rằng ở đây chỉ là một nơi hoang vu không có người ở! Thật là hạnh phúc được gặp các ông. Nhưng làm thế nào để thoát khỏi nguy nan bây giờ?
-Vậy thì,
-tôi hỏi ông,
-hiện bây giờ lũ côn đồ khốn kiếp ấy ở đâu?
-Chúng nó nằm nghỉ kia kìa!
-ông trả lời và chỉ tay vào một lùm cây rất rậm rạp.- Tôi rất sợ chúng nghe thấy chúng ta nói chuyện với nhau như thế này; nhất định chúng sẽ giết tất cả chúng ta, không sót một ai. Tôi hỏi xem bọn côn đồ kia có súng hay không thì được biết là chúng chỉ đem theo hai khẩu nhưng lại để một khẩu trong xuồng.
-Được, cứ để đấy tôi liệu.
-Tôi trả lời.
-Chúng nó đương ngủ say như chết! Tiêu diệt chúng lúc này không có gì dễ dàng hơn, trừ phi các ông còn muốn bắt tù chúng nó! ông ta bèn nói cho biết trong số đó có hai tên đầu sỏ, không có há vọng gì cải tạo được; nếu hạ được hai tên này thì, theo ý ông, đám kia sẽ dễ dàng qui thuận. ông ta nói thêm rằng vì cũng khá xa nên ông không thể chỉ rõ hai tên đó cho tôi thấy được; về phần ông, ông sẵn sàng tuân theo mọi mệnh lệnh của tôi.
-Vậy thì,
-tôi nói,
-chúng ta hãy nhanh nhanh rút khỏi nơi này, kẻo bọn kia ngủ dậy bắt gặp thì cũng phiền đấy! Bây giờ xin mời các ông hãy theo chúng tôi đến một chỗ yên ổn hơn để bàn tính kỹ việc của ta! Sau khi đã ngồi yên chỗ và kín đáo trong rừng, tôi lại nói với họ: "Xin các ông chú ý điều này: Tôi rất muốn liều tất cả để cứu các ông, nhưng để đền đáp lại, các ông phải nhận lời với tôi hai điều kiện sau đây...".
ông ta cắt ngay lời tôi để quả quyết rằng nếu được trở lại tự do và giành lại chiếc tàu thì sự tự do của chính ông và chiếc tàu của ông sẽ hoàn toàn dùng để tỏ lòng biết ơn đối với tôi. Hoặc giả tôi chỉ giúp ông trở lại được tự do mà thôi thì ông cũng quyết một lòng sống chết bên tôi ở bất cứ nơi nào mà tôi đưa ông tới. Cả hai người kia cũng nhất trí và hứa với tôi như vậy. Tôi lại nói tiếp:
-Xin các ông chú ý đến những điều kiện này. Chỉ có hai thôi: Một là, trong khi các ông còn đương có mặt trên hòn đảo này với tôi, các ông phải từ bỏ tất cả mọi quyền hành. Nếu được tôi giao súng ống thì các ông phải sẵn sàng trả lại ngay khi tôi thấy cần phải thu lại. Các ông hoàn toàn chịu sự điều khiển của tôi, không bao giờ được gây cho tôi bất cứ một điều khó khăn nào dù là rất nhỏ. Hai là, nếu chúng ta lấy lại được chiếc tàu thì ông phải đưa tôi cùng người giúp việc của tôi về đến nước Anh, không đòi hỏi công xá gì hết. ông ta rất thành khẩn hứa với tôi xin nhận những điều kiện đó. Quả không có một tấm lòng biết ơn nào có thể biểu lộ chân thành hơn. Tôi đưa cho mấy người bạn mới ba khẩu hóa mai cùng với thuốc đạn và tôi hỏi viên thuyền trưởng có mưu mẹo gì hay để điều khiển cuộc chiến đấu này không? ông ta trả lời xin hoàn toàn nhờ tôi chỉ huy và xin triệt để tuân theo mệnh lệnh của tôi. Tôi bảo ông:
-Việc này cũng khá gay go đấy! Nếu ông muốn, chúng ta có thể nổ súng vào quân địch trong khi chúng đương nằm ngủ. Những tên nào may phúc thoát khỏi đợt súng đầu tiên mà muốn qui hàng thì sẽ được tha. Viên thuyền trưởng tỏ ý không muốn giết chết quân địch nếu còn có thể trừng phạt chúng bằng cách khác. ông nói thêm:
-Nhưng đối với hai tên đầu sỏ tôi đã nói vừa rồi thì phải thẳng tay trừng trị. Chính chúng ở trong bọn chủ mưu cuộc khởi loạn này. Nếu để chúng chạy thoát thì chúng ta sẽ lâm vào một tình thế gay go vô cùng. Thể nào chúng cũng dẫn tất cả thủy thủ trên tàu đến đây tiêu diệt chúng ta không còn một mống!
-Đã đành như thế!
-tôi trả lời.- Tôi nghĩ rằng ông cứ chú ý tới ý kiến đầu tiên của tôi; mọi hành động tự vệ khi cần thiết đều chính đáng. Tuy nhiên, thấy ông vẫn có ý ngần ngại không muốn làm đổ máu nhiều, tôi bảo ông hãy cứ tiến lên trước với hai người bạn mà tùy cơ ứng biến, chúng tôi sẽ sẵn sàng tiếp ứng. Trong khi chúng tôi bàn tán với nhau, có hai tên đứng dậy đi ra chỗ khác. Tôi hỏi viên thuyền trưởng có phải đó là hai tên chủ mưu không? ông ta trả lời không phải. Tôi bèn bảo:
-Được lắm, ta để cho chúng thoát! Cũng may cho chúng bỗng nhiên lại thức giấc dậy để được khoan hồng. Còn những tên kia, nếu chúng lọt khỏi tay ông thì hoàn toàn tại ông đấy nhá!
Viên thuyền trưởng phấn khởi cùng hai người bạn tiến về phía bọn khởi loạn, một khẩu hỏa mai trên tay và một khẩu súng ngắn ở thắt lưng. Hai người bạn của ông đi trước một vài bước đã vô ý gây một tiếng động làm cho một tên địch thức giấc. Tên này vừa kêu ầm lên để gọi đồng lőa dậy thì hai người kia liền nổ súng. Viên thuyền trưởng vẫn bình tĩnh, nhắm thật đúng mấy tên cầm đầu và bắn chết ngay một tên tại trận. Còn tên kia, mặc dầu bị thương nặng vẫn cố đứng vùng dậy kêu cứu ầm lên. Viên thuyền trưởng tiến lại gần, bảo hắn rằng bây giờ thì đã quá muộn để kêu cứu rồi và kết liễu đời hắn bằng một phát đạn rất chính xác. Thắng lợi coi như đã về hẳn phía chúng tôi. Quân địch chỉ còn có ba tên mà một đứa đã bị thương nhẹ. Vừa thấy tôi đến tiếp viện cho viên thuyền trưởng, chúng tự thấy mình không đủ sức chống cự bèn xin hàng. Viên thuyền trưởng bằng lòng khoan hồng cho chúng với điều kiện là chúng phải biết hối cải và hết sức giúp ông chiếm lại được chiếc tàu để đưa về Gia-ma-ích-cơ, nơi họ đã ra đi lần trước. ông cũng nói thêm sở dĩ chúng được khoan hồng là vì ông biết chúng không phải là người xấu; bây giờ được dịp lập công chuộc tội, chúng nên nắm lấy dịp tốt này. Bọn chúng cam đoan rằng thuyền trưởng có thể hoàn toàn tin ở sự hối hận và lòng trung thành của chúng. Chúng mừng rỡ không thể tả khi nghe viên thuyền trưởng tuyên bố tha chết cho chúng. Thật là hợp ý tôi; nhưng tôi cũng bàn với viên thuyền trưởng hãy cứ tạm thời trói và giam chúng lại trong khi còn ở trên đảo. Mọi việc đều êm thấm quá sự mong ước của chúng tôi. Thứ sáu và viên thuyền phó đưa chiếc xuồng vào một chỗ chắc chắn rồi lấy hết cả bơi chèo và buồm cất đi. Vừa lúc đó, hai tên thủy thủ kia nghe thấy tiếng súng đã quay trở lại. Thấy viên thuyền trưởng đã là kẻ chiến thắng, chúng qui hàng ngay và bằng lòng tạm thời chịu trói giam như bọn kia.
Tôi bàn với viên thuyền trưởng bây giờ cần phải tìm cách chiếm lại chiếc tàu. ông ta nghe theo ngay nhưng đồng thời cũng thú thật rằng chưa nghĩ ra kế gì cả. ông cho tôi biết hiện giờ trên tàu hãy còn hai mươi sáu tên nữa; tên chỉ huy hung bạo nhất vẫn ở lại trên đó. Nhất định chúng sẽ liều lĩnh chống lại đến cùng, yên trí rằng dù có đầu hàng thì khi về tới nước Anh, chúng vẫn bị đem ra tòa xét xử và bị treo cổ vì đã khởi loạn chiếm tàu. Còn cách nào tấn công vào cái bọn liều mạng ấy với một nhúm người như thế này? Lý lẽ đó của ông hoàn toàn đúng và thế là đành bó tay mà nhìn, trừ phi từ bây giờ cho đến khi chúng nhổ neo, chúng tôi có thể dử chúng vào một cái cạm bẫy nào đó mà tiêu diệt. Tôi tin chắc rằng thấy đồng lõa mất hút thể nào bọn trên tàu cũng ngạc nhiên và đem nốt chiếc xuồng thứ hai vào bờ xem xét tình hình. Nếu bọn này đông và đầy đủ khí giới thì khó mà chống cự được. Tôi bàn với ông thuyền trưởng trước hết phải đánh đắm ngay chiếc xuồng của chúng ở đây để chúng không thể đưa về tàu chở thêm người vào được. ông ta tán thành ngay. Chúng tôi tìm trong xuồng còn gì thì lấy ra hết. Kết quả được hai chai rượu mạnh, một ít bánh khô, một gói đầy thuốc súng, một tảng đường nặng chừng sáu cân bọc trong một miếng vải to. Tất cả những thứ đó làm cho tôi thích thú vô cùng, nhất là rượu mạnh và đường mà tôi đã gần quên mất cả mùi vị. Sau khi đem hết những thứ ấy lên bờ, chúng tôi đục một lỗ hổng khá lớn ở đáy xuồng. Như vậy, nếu chúng có muốn đổ bộ lên bờ khá đông để hòng áp đảo chúng tôi thì chiếc xuồng này cũng không giúp ích được gì cho chúng. Thực ra mà nói, tôi cũng ít mơ tưởng đến việc giành lại chiếc tàu. Tôi chỉ mong nếu chúng bỏ đi mà để cái xuồng này lại thì chúng tôi sẽ trám kín lỗ hổng và sửa chữa cho tử tế để vượt biển sang gặp những người bạn Tây-ban-nha mà không giờ phút nào tôi lãng quên. Lúc này mà có họ ở đây thì chúng tôi chứa chan há vọng chiếm lại chiếc tàu và sau đó cầm chắc trong tay sẽ được trở về Tổ quốc. Chẳng những đã đục vào đáy xuồng một lỗ hổng khá lớn để không thể trám lại dễ dàng, chúng tôi còn cố hết sức đẩy xuồng vào sâu trong bờ để dẫu nước triều có lên cao cũng không thể tràn tới mà cuốn nó đi được. Đương hì hà hì hục đẩy xuồng, chúng tôi nghe thấy một tiếng đại bác, đồng thời thấy trên tàu ra dấu hiệu thường lệ để gọi xuồng trở về.
Nhưng mặc cho chúng hết hơi ra dấu hiệu và bắn thêm mấy phát súng nữa, chiếc xuồng vẫn ỳ ra đó, bướng bỉnh cưỡng lại lệnh như thường. Ngay lúc đó, qua kính viễn vọng, chúng tôi thấy bọn trên tàu hạ chiếc xuồng thứ nhì xuống biển rồi chèo thật nhanh vào bờ. Khi chúng tới vừa đúng tầm ngắm, chúng tôi đếm được rő ràng mười đứa và đứa nào cũng mang súng. Bị nước thủy triều cuốn đi, chúng bắt buộc phải men theo bờ biển để có thể ghé vào đúng chỗ chiếc xuồng trước. Nhờ thế, chúng tôi đã theo dõi phân biệt được nét mặt chúng rõ ràng một lúc khá lâu. Viên thuyền trưởng không bỏ lỡ dịp để nhận xét chúng thật tường tận và nhận ra trong bọn ấy có mấy tay thanh niên rất tốt, chắc chắn bị bọn kia dùng sức mạnh ép buộc nên miễn cưỡng phải theo chúng. Nhưng bọn kia và tên hạ sĩ đương chỉ huy chiếc xuồng thì đúng là những tên gian ác nhất trong bọn chúng. Bọn này chắc chắn không bao giờ chịu trở về con đường lương thiện. Viên thuyền trưởng có ý lo lực lượng chúng mạnh hơn, sẽ gây nhiều khó khăn cho chúng tôi. Tôi mỉm cười nói với ông rằng những con người sống trong hoàn cảnh chúng ta thì phải cứng bóng vía, không nên sợ sệt. Tôi nói tiếp:
-Nếu ta sợ chúng thì việc chúng tôi cứu sống các ông còn có ý nghĩa gì nữa! Ta cứ mạnh dạn lên xem nào! Tôi nghĩ trong tất cả cái việc lôi thôi này chỉ có mỗi một điều khó nghĩ. ông ta vội hỏi:
-Điều gì?
-Trong cái nhúm người kia lại còn lọt vào mấy người lương thiện cần phải lưu ý tha thứ cho họ.
Nếu tất cả đều là quân bất lương thì thật vô phúc cho chúng đã bỏ chiếc tàu mà dẫn xác đến đây, nộp mạng. ông cứ tin ở tôi. Nếu ông muốn thì tất cả bọn kia sẽ nằm gọn lỏn trong tay chúng ta và số phận chúng sẽ do ta định đoạt. Giọng nói cương quyết và thái độ lạc quan của tôi làm cho ông cũng mạnh dạn lây và rất sốt sắng giúp tôi chuẩn bị cuộc chiến đấu. Vừa thoáng thấy chiếc xuồng bắt đầu tiến về phía chúng tôi, chúng tôi tách bọn tù ra và đem giam vào những chỗ chắc chắn. Trong bọn tù, có hai tên chưa được viên thuyền trưởng tin bằng những người kia. Tôi bèn bảo Thứ sáu và người bạn viên thuyền trưởng đem giam chúng vào trong cái động đá mới tìm thấy. Như vậy, chẳng ai có thể thấy mặt hoặc nghe tiếng chúng được. Dẫu có tự cởi trói được thì chúng cũng không thể nào tìm ra đường trốn qua rừng rậm. Tôi để cho chúng một ít lương ăn và giao hẹn nếu chúng biết phục tùng mà ngồi yên ở đó thì chỉ vài hôm nữa sẽ được tự do; nhược bằng chúng trở quẻ muốn tìm cách trốn thì nhất định không được khoan hồng. Chúng hứa sẽ kiên tâm chịu đựng sự giam cầm và tỏ vẻ biết ơn tôi đã để lại cho chúng lương thực. Thứ sáu đem đến cho chúng mấy ngọn nến, chúng cảm ơn rối rít và cứ tưởng thể nào Thứ sáu cũng đứng gác ngoài cửa động. Những người tù khác thì may mắn hơn. Họ được viên thuyền trưởng bảo lĩnh nên được ở lại với chúng tôi. Họ mừng rỡ vô cùng và hứa xin hết sức trung thành, dù chết cũng không nề. Thế là lực lượng chúng tôi gồm tám người có đầy đủ khí giới. Thừa sức trị nổi bọn bất lương. Vả lại trong bọn ấy còn có ba bốn người lương thiện thì sức chống cự của chúng sẽ bị giảm sút không ít. Tới chỗ chiếc xuồng thứ nhất, bọn bất lương đẩy chiếc xuồng thứ nhì lên bờ cát. Tất cả bọn đều ra khỏi xuồng, kéo hẳn xuồng lên bờ. Tôi mừng hết sức bởi vì nếu chúng neo xuồng xa bờ một chút và cắt một vài tên canh gác thì chúng tôi khó lòng chiếm được. Chúng ngạc nhiên thấy chiếc kia đã bị thủng ở đáy và mất hết chèo buồm. Một lát sau, chúng cùng kêu váng lên hai ba tiếng thật lớn để gọi bọn lên trước. Không thấy tăm hơi bọn kia, chúng bèn đứng quây thành một vòng tròn và bắn chỉ thiên đều một loạt, tiếng nổ vang lên khắp cánh rừng. Nhưng nào được ích gì! Bọn tù trong động đá không thể nghe thấy tiếng súng, còn những người đã về với chúng tôi thì không dại gì mà trả lời chúng. Vẫn không thấy động tĩnh, chúng có vẻ xớn xác và ngạc nhiên vô cùng. Hình như chúng quyết định trở về tàu báo tin chiếc xuồng trước đã bị đánh đắm, bè lũ chúng chắc là đã tiêu mạng cả rồi. Chúng tôi thấy chúng hò nhau đẩy xuồng ra biển và trèo lên tất cả.
Robinson Crusoe
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương Kết