Chương 7
Tác giả: Daniel Defoe
Ngày 16 tháng 4.- Chiếc thang đã xong, tôi dùng thang trèo lên bờ lũy đá, sau đó tôi kéo thang lên đặt vào phía trong, ở một chỗ đã định. Như thế thì không còn cách nào lọt vào, trừ phi leo qua bờ lũy đá. Bức lũy đá vừa xong, được một hôm, thì ngày hôm sau, chỉ một tí nữa là tất cả cơ nghiệp của tôi tiêu tan, và có thể là mạng tôi cũng không còn nữa. Sự việc xảy ra như sau: Đang lúi húi sau lều, bỗng nhiên tôi giật nảy mình khiếp vía vì thấy đất đổ ầm ầm từ trần hang và từ đỉnh núi chênh vênh phía trên đầu tôi. Hai cột chống trong hang nứt toác ra thật kinh khủng! Chưa hiểu đầu đuôi ra sao, tôi nghĩ chẳng có gì lạ; có lẽ chỉ là một đám đất đá bị rơi, như đã xảy ra một lần rồi. Nhưng sợ bị đất vùi và ở trong cũng chẳng yên ổn, tôi chạy vội lại chỗ cái thang, trèo nhanh qua bức lũy đá rồi chạy ra thật xa để tránh những hòn đá tảng cứ như đang thi nhau lăn từ trên núi xuống đầu tôi. Vừa đặt chân xuống phía ngoài lũy đá, tôi biết ngay là có trận động đất kinh khủng. Ba lần tôi thấy đất chuyển động ngay dưới chân cách nhau chừng tám phút, và cả ba lần đều chuyển ghê gớm, có thể làm cho những toà nhà vững chãi đồ sộ nhất cũng phải đổ nhào.
Một hòn núi cách tôi chừng nửa dặm bị sạt hẳn một phía, đổ ầm ầm xuống tựa sấm vang. Biển cả như cũng giật mình trước hiện tượng kỳ lạ này và tôi đoán rằng ở dưới đáy biển lại còn chuyển động dữ dội hơn trên hòn đảo của tôi nữa. Đất chuyển như thế làm cho tôi choáng váng như đi biển trên một chiếc tàu bị phong ba. Từ thuở lọt lòng, tôi chưa hề nghe, hoặc thấy những chuyện thế này; tim tôi như ngừng đập, tất cả mọi bộ phận trong người hầu như tê liệt. Nhưng tiếng núi đá đổ ầm ầm đã lôi tôi ra khỏi cơn mê hoảng và lại càng khiến tôi thêm kinh sợ hãi hùng. Một hình ảnh khủng khiếp vụt hiện ra trong óc tôi: một quả núi nào đó gần chỗ tôi ở có thể đổ nhào lên trên lều và vùi lấp dưới đống đất đá hỗn độn tất cả tài sản của tôi, và ôi thôi! Thế là sẽ không còn gì nữa hết! Sau ba lần đất chuyển mà không thấy xảy ra chuyện gì nữa, tôi dần dần trở lại bình tĩnh. Tuy nhiên tôi vẫn chưa dám trèo qua lũy đá mà vào nhà, sợ bị chôn sống bất thình lình. Tôi ngồi phịch xuống đất, im lặng, buồn nản và hoang mang không biết mình nên làm gì bây giờ.
Một hơi thở nóng khẽ phả vào sau gáy tôi. Tôi quay lại, thì ra con chó đã đứng đó từ bao giờ không biết. Có lẽ nó phải chật vật lắm mới theo tôi đến đây được vì nó leo thang vất vả. Mỗi lần ra vào tôi đều phải bế nó lên trên bức đá rồi nhảy xuống bên kia. Lần này vì hốt hoảng quá, tôi bỏ quên nó, không biết nó ra bằng cách nào. Nó giương đôi mắt sợ hãi nhìn tôi để chờ sự che chở của chủ; nhưng chính tôi trong lúc này cũng được vững dạ thêm vì có nó bên cạch. Trời đất tối mù, mây kéo dày đặc như sắp mưa. Một lát sau, gió nổi lên mỗi lúc một to, được chừng nửa giờ thì chuyển thành một cơn dông dữ dội. Sóng biển réo ầm ầm, dồn lên trắng xóa, vỗ dồn dập vào bờ. Cây cối đổ ngổn ngang; trên mặt đất đang bị một cơn băo lớn tàn phá rất khủng khiếp. Sau chừng ba giờ đồng hồ, cơn băo dịu dần; sau ba giờ nữa gió nhẹ hẳn và bắt đầu một trận mưa vuốt mặt không kịp. Trong mưa to gió lớn, tôi vẫn hoang mang tâm trí, bủn rủn tay chân. Tôi chợt nhớ lại rằng gió và mưa như thế là một hiện tượng tự nhiên tiếp theo cơn động đất. Như vậy là động đất đã chấm dứt rồi, tôi có thể thử trở về nhà xem sự thể ra sao. ý nghĩ ấy giúp tôi tỉnh táo lên và trận mưa cũng giúp tôi thêm vững dạ.
Tôi vào trong lều ngồi; nhưng chưa ấm chỗ đã lại lo ngay ngáy là mưa to như vậy có thể làm sập lều như chơi. Thế là tôi đành phải chui vào ngồi trong hang mặc dầu cứ giật mình thon thót, chỉ lo đất đá trên trần bất ngờ rơi ầm ầm xuống đầu. Cơn mưa như chút nước đã bắt buộc tôi phải moi một cái cống xuyên qua bức luỹ để cho nước thoát ra ngoài khỏi tràn vào ngập cả hang. Tạm yên thân trong nhà được một chặp và tin chắc cơn động đất đã chấm dứt hẳn rồi, tâm trí tôi bắt đầu tỉnh táo hơn. Muốn cho tinh thần thêm hăng hái, tôi uống một hớp rượu mạnh để lấy lại sức. Nhưng dù sao, cũng như trong nhiều trường hợp khác, tôi uống rất dè dặt vì ngoài số rượu lấy được trên tàu, tôi chẳng còn nguồn nào cung cấp cho nữa. Trời mưa suốt đêm và cả hôm sau; tôi không thò mặt ra khỏi nhà được nữa. Nhưng bây giờ đã tỉnh táo hơn nhiều rồi, tôi bèn nghĩ ngay xem nên làm thế nào cho ổn. Tôi suy đi tính lại: hòn đảo có thể bị động đất vậy thì nhất thiết tôi không nên làm nhà trong hang đá. Trái lại, tôi phải tìm cách dựng một nếp nhà nhỏ ở một chỗ quang đãng, trống trải. ở đó tôi cũng sẽ làm một bức lũy đá để đề phòng mọi sự tấn công. Nếu tôi cứ bám vào cái hang thì chẳng bao lâu nó sẽ trở thành mồ chôn tôi thôi! Suy nghĩ như vậy, tôi trù tính dỡ cái lều ở chỗ cũ đi.
Trong hai ngày sau, 18 và 19 tháng 4, tôi không nghĩ gì ngoài việc tìm một chỗ tốt để dời nhà. Nỗi lo sợ bị chôn sống vẫn luôn luôn làm cho tôi mất ăn mất ngủ; mặt khác, tôi cũng không dám ngủ bên ngoài bức lũy đá, vì trống trải và sơ hở, nhưng mỗi khi nhìn quanh mình thấy đồ đạc xếp đặt ngăn nắp, chỗ ở kín đáo và thoải mái, lại thêm một bức lũy đá kiên cố, đề phòng được những cuộc tấn công từ bên ngoài, quả thật tôi cũng không muốn dời đi nơi khác tí nào.
Ngày 30 tháng 4.- Từ lâu tôi đã thấy bánh khô vơi đi nhiều. Tôi bèn kiểm lại và bắt đầu tự hạn chế mỗi ngày chỉ ăn một miếng bánh nhỏ thôi. Quả là một nỗi đau lòng!
Ngày mồng 1 tháng 5.- Buổi sáng nhìn ra ngoài biển lúc nước triều xuống, tôi thấy một vật khá to nằm trên bờ, nhìn hơi giống thùng rượu. Lại gần thì ra một cái thùng gỗ nhỏ cùng với vài ba mảnh vỡ của chiếc tàu bị sóng đánh giạt vào bờ trong cơn bão vừa qua. Tôi nhìn về phía chiếc tàu và thấy hình như nó nhô lên trên mặt nước cao hơn dạo trước. Tôi xem xét kỹ cái thùng ở trên bờ và thấy đó là thùng thuốc súng, nhưng vì thấm nước, thuốc đã vón lại và cứng như đá. Tuy vậy tôi cũng cứ lăn nó rất cẩn thận vào phía trong bờ để tránh nước rồi tôi lần theo bãi cát đi ra phía tàu.
Đến tàu, tôi thấy chiếc tàu đã thay đổi vị trí rất lạ kỳ. Mũi tàu trước kia bị vùi sâu dưới cát, bây giờ nhô cao hơn lên chừng sáu bộ. Phần sau lái kia bị bão đánh vỡ ra từng mảng và rời ra khỏi tàu sau khi tôi đã moi hết chuyến cuối cùng thì nay bị đảo lại và nằm nghiêng hẳn, chỉ thấy một phía. ở mặt trước, có nhiều đống cát thật cao: khi nước triều xuống, tôi có thể đi bộ ra trèo lên trên đó mà tới tàu, không phải bơi mất nửa dặm như trước. Thoạt tiên tôi cũng ngạc nhiên về sự thay đổi này, nhưng tôi biết ngay nguyên nhân đó là do trận động đất. Cũng vì bị ảnh hưởng nhiều lần đất chuyển, chiếc tàu bị nứt rạn nhiều và lại vỡ ra to hơn hồi trước. Do đó, ngày nào cũng có rất nhiều thứ trong tàu bị sóng biển lôi ra và đưa dần vào bờ, nằm lăn lóc trên bãi cát. Bây giờ tôi tạm hoãn việc dời nhà. Công việc chính của tôi là thử tìm xem có cách nào vào được trong tàu không. Nhưng khoang tàu đầy tràn những cát, không thể vào được. Tuy thế, kinh nghiệm từ trước tới nay dạy cho tôi không bao giờ nên chán nản; tôi quyết định phá vỡ chiếc tàu đắm này ra thành từng mảnh và đem về, thể nào cũng dùng được nó vào một số việc cần thiết.
Ngày mồng 3 tháng 5.- Tôi đem cưa cắt đôi một cái xà chống ở sàn tàu dưới. Sau đó, tôi gạt và moi dần ra được khá nhiều cát ở phía trên cao. Nhưng vừa lúc nước triều lên, tôi phải tạm dừng công việc.
Ngày mồng 4.- Tôi đi câu và được một con cá heo nhỏ. Tôi có một cái cần câu lớn buộc một sợi dây gai gỡ ở thừng ra nhưng lại thiếu lưỡi câu; tuy vậy cũng kiếm được khá nhiều cá, thừa ăn thừa để. Tất cả kỹ thuật chế biến chỉ là đem phơi khô để cất ăn dần. Mỗi lần tôi đi câu, con chó đều lon ton chạy theo. Từ sau hôm động đất, tôi khoét rộng thêm cái cống ở chân lũy đá cũng là để cho nó chui ra chui vào cho tiện. Thấy tôi sửa soạn đi câu, nó chui ra trước, đứng dưới chân thang chờ, cái đuôi ve vẩy ra chiều mừng rỡ. Có gì đâu! Mỗi bận như thế, chú ta đều được một bữa no nê những ruột và đầu cá. Nó cũng rất khôn, không bao giờ đụng đến cá phơi; hơn nữa nó lại còn canh giữ cá rất cẩn thận, không cho bọn mèo rừng hoặc quạ bén mảng đến.
Ngày mồng 5.- Tôi lại ra làm việc ở chiếc tàu vỡ. Tôi cưa một cây cột nữa rồi tháo ở boong tàu ra ba tấm ván gỗ thông lớn đem ghép lại thả xuống nước cho trôi theo thủy triều vào bờ.
Những ngày 10, 11, 12, 13, 14 tháng 5.- Hôm nào tôi cũng ra làm việc ở chiếc tàu vỡ. Tôi tháo ở đó ra được nhiều cột kèo, vô số ván và chừng vài ba trăm cân đồ sắt.
Ngày 15 tháng 5.- Tôi đem theo hai chiếc búa thử xem có thể chặt được một tảng chì cuốn chăng! Tôi đặt lưỡi một chiếc búa lên tảng chì rồi lấy chiếc kia giọt xuống. Nhưng tảng chì ngập sâu dưới nước đến một bộ rưỡi, tôi đành phí công. Tôi tiếp tục công việc đến rằm tháng 6.
Hàng ngày tôi vẫn dành thì giờ đi kiếm thức ăn đều đặn vào lúc thủy triều lên để khi thủy triều xuống thì ra chiếc tàu. Cứ như thế, tôi đã khuân về được cơ man là ván nhỏ, ván lớn và đồ sắt, kể cũng đủ để đóng một chiếc tàu nếu tôi biết cách đóng một chiếc như thế. Tôi lại còn cắt được một thỏi chì cuốn ra từng khúc mà lấy về được đến non một trăm cân. Ngày 16 tháng 6.- Trong khi ra bờ biển, tôi gặp một con rùa; đó là con rùa thứ nhất tôi thấy từ khi bước chân lên đảo. Tuy nhiên, không phải ở đây hiếm rùa. Sau này tôi biết phía bên kia hòn đảo nhiều rùa không kể xiết, tha hồ mà bắt.
Ngày 17 tháng 6.- Suốt ngày hôm nay, tôi làm thịt rùa và nấu nướng. Tôi moi trong bụng nó ra được một buồng trứng lớn. Từ khi lạc lên đảo hoang đến giờ, tôi chỉ ăn có độc vị thịt chim và thịt dê, thành ra thịt rùa đối với tôi quả là lạ miệng và thơm ngon tuyệt trần. Con chó cũng được chia một phần thịt rùa; có lẽ nó cũng thấy lạ miệng và hoan nghênh không kém. Nó ngốn sạch trơn cả xương xẩu và từ đó trở đi, nó giúp tôi tìm bắt rùa rất đắc lực.
Ngày 18 tháng 6.- Trời mưa tầm tã suốt ngày, tôi phải bó chân ngồi nhà. Mưa có vẻ lạnh lẽo và tôi thấy ớn rét: đó là một triệu chứng bất thường ở miền nhiệt đới này.
Ngày 19.- Tôi thấy trong người mệt mỏi lắm và tôi run lên như khi trời mùa đông lạnh.
Ngày 20.- Suốt đêm tôi không chợp mắt được tí nào, lại bị một cơn sốt và đầu đau nhức như búa bổ.
Ngày 21.- Tôi mệt quá sức. Tôi vô cùng lo sợ khi nghĩ tới cảnh khổ nhất định không tránh được: bị ốm và không thể trông mong sự giúp đỡ của một ai. Trong cơn khủng hoảng đó, tôi làm một việc mà tôi chưa hề làm kể từ ngày gặp cơn phong ba ngày xưa, đó là cầu nguyện Thượng đế. Nhưng đó chỉ là những lời cầu nguyện khô khan vô nghĩa đến nỗi tôi cũng chẳng hiểu tôi đã nói gì và tại sao tôi lại nói như thế. Quả thật lúc ấy tôi như mê man, lòng dạ cứ như một mớ bòng bong.
Ngày 22 tháng 6.- Tôi thấy bệnh đã bớt; nhưng nỗi lo âu về bệnh hoạn vẫn làm cho tâm trí tôi bối rối vô chừng.
Ngày 23.- Tôi lại mệt mỏi quá chừng; ớn rét, run cầm cập và nhức đầu không thể tả.
Ngày 24.- Tôi đỡ nhiều. Ngày 25.- Bệnh sốt rét lại vật tôi một cơn chí tử và kéo dài luôn bảy tiếng đồng hồ. Đầu hết lạnh lại nóng; cuối cùng, mồ hôi vã ra như tắm và người lả hẳn đi. Ngày 26.- Tôi thấy đỡ hơn. Nhớ ra thức ăn đã hết, tôi gượng xách súng ra ngoài để đi săn. Tôi thấy mình yếu quá chừng. Tuy thế tôi cũng bắn được một con dê nhưng lôi về khó khăn quá! Tôi quạt than nướng vài miếng ăn cho qua bữa; nếu đem hầm lên mà húp nước súp thì hơn, nhưng nồi niêu chẳng có nên đành chịu.
Ngày 27.- Cơn sốt lại vật tôi dữ dội. Tôi phải nằm bẹp trên giường suốt cả ngày không ăn uống gì cả. Tôi khát khô họng nhưng sức yếu quá không thể đứng dậy đi lấy nước uống được. Tôi mê man bất tỉnh, tôi lâm râm cầu Trời khấn Thánh. Dần dần tôi tỉnh cơn mê nhưng trong người vẫn còn yếu, tôi cứ phải nằm, và thỉnh thoảng lại rền rĩ: " Trời ơi, cứu tôi với!". Tôi nhớ mường tượng đã nằm và kêu rên như thế khoảng vài ba tiếng đồng hồ cho tới lúc "dứt cơn " rồi tôi ngủ luôn mãi tới khuya mơi dậy . Vừa mở mắt ra, tôi thấy trong người đã dễ chịu mặc dầu đang rất yếu và khát nước xé họng. Nhưng làm thế nào bây giờ? Tôi vẫn phải nằm trên giường cho tới sáng.
Chẳng còn một giọt nước nào trong nhà, thế là tôi đành nằm thao thức mà chịu khát. Không lúc nào tôi thiết tha mong có một người bạn bên cạnh bằng lúc này. Tôi cảm thấy nỗi cô đơn của tôi đã đến cực độ. Con chó thân yêu và có nghĩa thật đấy, nhưng chẳng giúp gì được cho tôi. Từ khi tôi bị ốm, suốt ngày đêm nó cứ quanh quẩn bên giường không rời tôi nửa bước. Con vật có vẻ hiểu thấu tâm trạng tôi và cũng hiểu cả sự bất lực của nó, tôi ốm, nó không kiếm giùm được thức ăn; tôi khát, nó không lấy giùm được nước uống. Những lúc cơn sốt rét lên, tôi ôm lấy nó cho thêm ấm người và ấm lòng; trong cảnh ngộ éo le này, nó vẫn là chỗ dựa rất quí của tôi về tình cảm.
Ngày 28 tháng 6.- Trong mình đã khoan khoái đôi chút sau một giấc ngủ yên lành; cơn sốt cũng đã dứt hẳn rồi, tôi bèn đứng dậy. Tôi biết mình chưa khỏi hẳn và cơn sốt rét có thể trở lại ngày hôm sau. Tôi cần phải lợi dụng lúc này để lấy lại sức khỏe phần nào và chuẩn bị nước uống ngay bên cạnh mình khi cơn sốt trở lại. Trước tiên, tôi lấy đầy một chai nước đem để trên bàn, cạnh giường nằm. Để cho nước đỡ nhạt tôi pha thêm một phần chai rượu mạnh. Tôi cắt một miếng thịt dê đem nướng lên, nhưng chẳng ăn được mấy tí. Tôi muốn ra ngoài đi dạo một chút nhưng quá yếu. Tôi thấy buồn và lòng se lại khi nghĩ đến tình cảnh khốn đốn của mình, lo sợ ngày mai cơn sốt rét lại trở lại. Buổi chiều, tôi nướng ba cái trứng rùa và ăn theo kiểu lòng đào để lấy lại chút sức. ăn xong, tôi gắng đi dạo một chút nhưng sao mà trong người mệt đến thế! Tôi mệt đến nỗi không mang nổi khẩu súng nữa. Vì vậy tôi không đi xa. Tôi ngồi phệt xuống đất và nhìn ra mặt biển lúc đó bằng phẳng và yên lặng. Tôi ngồi như thế, suy nghĩ một lúc lâu. Rồi tôi đứng dậy, tư lự và buồn rầu, chậm rãi trở về, trèo qua bức lũy đá vào nhà và định đi nằm. Nhưng tâm trí hoang mang đến cực độ nên tôi rất khó ngủ; tôi đành phải ra ngồi trên ghế. Trời đã tối, tôi thắp đèn lên. Cơn sốt bắt đầu đe dọa làm cho tôi lo lắng lạ thường. Trong cơn lo lắng, tôi chợt nghĩ ra rằng người Bra-din lúc bị bệnh sốt rét hầu như chẳng dùng thuốc gì ngoài thuốc lá hút. Tôi lại nhớ đương còn một cuộn thuốc lá cất trong một cái hòm nào đó, nhiều lá đã vàng và một số đương xanh. Tôi bèn đứng ngay dậy khỏi ghế và, như có linh tính, tôi đi thẳng lại đúng cái hòm đựng vị thuốc cứu tinh. Tôi mở hòm ra và thấy ngay cuộn thuốc lá quý báu đó.
Tôi không biết cách dùng thuốc lá để chữa bệnh mà cũng không hiểu nó công hay phạt đối với cơn sốt của tôi. Tuy nhiên tôi cũng thử dùng nhiều cách, tin chắc khỏi bệnh, Trước tiên tôi lấy một lá thuốc bỏ vào miệng nhai. Thuốc lá nặng và đương xanh, tôi lại không quen dùng theo cách này nên choáng váng cả đầu óc. Sau tôi lấy một lá khác ngâm vào rượu mạnh và cứ nằm nghỉ mà uống chừng một hai giờ đồng hồ một lần. Cuối cùng tôi sấy lá thuốc trên than hồng cho khói bốc lên và tôi áp mũi lại thật gần để xông cho đến khi không chịu nổi nóng hoặc sặc hơi mới thôi. Đêm cũng đã khuya và hơi thuốc lá nặng quá làm cho tôi choáng váng đầu óc nên tôi thấy buồn ngủ. Trước khi đi ngủ tôi cứ để nguyên ngọn đèn cháy trong hang cho sáng sủa một chút phòng khi cần lấy gì cũng dễ dàng. Tôi ngủ li bì suốt đêm hôm đó, suốt cả ngày hôm sau, suốt cả đêm hôm sau và suốt cả buổi hôm sau nữa. Lúc tỉnh dậy, tôi thấy trong người thanh thản hẳn lên, hăng hái và khoan khoái lạ lùng. Tôi đứng dậy và thấy mình khỏe hơn mấy hôm trước, bụng thấy đói và muốn ăn. Nói tóm lại, tôi không còn bị cơn sốt day dứt nữa và khỏe dần lên.
Ngày 30 tháng 6.- Theo sự tiến triển của bệnh sốt rét thì là ngày tạnh cơn. Tôi lại mang súng đi ra dạo bên ngoài một quãng. Tôi bắn được một cặp chim biển, nom hơi giống loại ngỗng trời. Tôi xách chim về nhà nhưng chưa muốn ăn thịt chim nên tôi chỉ ăn tạm vài ba quả trứng rùa, món ăn mà tôi rất thích. Buổi tối, tôi dùng lại phương thuốc đã chữa cho tôi dứt cơn, đó là thuốc lá dầm trong rượu mạnh. Tuy nhiên lần này tôi có rút bớt ít nhiều; mỗi lần uống đã ít hơn trước, lại không nhai thuốc lá mà cũng không xông mũi bằng khói như trước nữa. Thế nhưng ngày hôm sau, mồng 1 tháng 7, tôi lại thấy không được khỏe khoắn như là tôi đã tưởng; tôi thấy hơi ớn lạnh; tuy thế cũng không còn gì đáng ngại.
Ngày mồng 2 tháng 7.- Tôi lại dùng thuốc theo cả ba cách, và lần này tôi lại uống tăng rượu ngâm thuốc lên gấp đôi. Hơi thuốc lại bốc lên đầu làm tôi choáng váng không kém lần trước.
Ngày mồng 3.- Cơn sốt rét dứt hẳn, nhưng cũng phải vài ba tuần lễ nữa tôi mới thật lại sức.
Từ mồng 4 đến 14 tháng 7.- Công việc chính hàng ngày của tôi là mang khẩu súng ra dạo bên ngoài. Ngày nào tôi cũng đi ra nhưng tôi không đi lâu, chỉ vừa đủ cho một người ốm mới khỏi bệnh và đương cố gắng lấy lại sức khỏe. Thật cũng khó mà lường được tôi đã mất sức tới độ nào và tôi đã yếu đi như thế nào. Phương thuốc trị bệnh của tôi quả là mới mẻ vô cùng và có lẽ từ trước tới nay chưa ai dùng nó để chữa sốt rét cả. Kinh nghiệm của tôi thật ra chưa đủ đảm bảo để phổ biến cho bất kỳ ai, bởi vì một mặt nó có chữa khỏi bệnh thật đấy nhưng mặt khác nó cũng góp sức làm cho tôi suy nhược đi nhiều.
Trong một thời gian khá lâu, nó vẫn còn gây ra tình trạng hỗn loạn như lên cơn kinh, giật chân, giật tay, rùng mình rùng mẩy. Những cuộc đi dạo thường xuyên như thế đã cho tôi kinh nghiệm quí báu là nó gây cho tôi nhiều tai hại. Đó là một nguyên nhân bệnh sốt rét của tôi. Nó cũng lại giúp tôi rút ra được một nhận xét cần thiết cho bản thân là không gì có hại sức khỏe bằng đi ra ngoài trời trong trời mưa, nhất là khi cơn mưa lại kèm một cơn bão hay một cơn giông. Hơn nữa, về mùa khô ráo, thỉnh thoảng bất chợt có cơn mưa thì bao giờ cũng kèm theo giông tố, cho nên mưa về mùa này nguy hiểm hơn và đáng sợ hơn là mưa tháng 9 và tháng 10.
Ngày 16 tháng 4.- Chiếc thang đã xong, tôi dùng thang trèo lên bờ lũy đá, sau đó tôi kéo thang lên đặt vào phía trong, ở một chỗ đã định. Như thế thì không còn cách nào lọt vào, trừ phi leo qua bờ lũy đá. Bức lũy đá vừa xong, được một hôm, thì ngày hôm sau, chỉ một tí nữa là tất cả cơ nghiệp của tôi tiêu tan, và có thể là mạng tôi cũng không còn nữa. Sự việc xảy ra như sau: Đang lúi húi sau lều, bỗng nhiên tôi giật nảy mình khiếp vía vì thấy đất đổ ầm ầm từ trần hang và từ đỉnh núi chênh vênh phía trên đầu tôi. Hai cột chống trong hang nứt toác ra thật kinh khủng! Chưa hiểu đầu đuôi ra sao, tôi nghĩ chẳng có gì lạ; có lẽ chỉ là một đám đất đá bị rơi, như đã xảy ra một lần rồi. Nhưng sợ bị đất vùi và ở trong cũng chẳng yên ổn, tôi chạy vội lại chỗ cái thang, trèo nhanh qua bức lũy đá rồi chạy ra thật xa để tránh những hòn đá tảng cứ như đang thi nhau lăn từ trên núi xuống đầu tôi. Vừa đặt chân xuống phía ngoài lũy đá, tôi biết ngay là có trận động đất kinh khủng. Ba lần tôi thấy đất chuyển động ngay dưới chân cách nhau chừng tám phút, và cả ba lần đều chuyển ghê gớm, có thể làm cho những toà nhà vững chãi đồ sộ nhất cũng phải đổ nhào.
Một hòn núi cách tôi chừng nửa dặm bị sạt hẳn một phía, đổ ầm ầm xuống tựa sấm vang. Biển cả như cũng giật mình trước hiện tượng kỳ lạ này và tôi đoán rằng ở dưới đáy biển lại còn chuyển động dữ dội hơn trên hòn đảo của tôi nữa. Đất chuyển như thế làm cho tôi choáng váng như đi biển trên một chiếc tàu bị phong ba. Từ thuở lọt lòng, tôi chưa hề nghe, hoặc thấy những chuyện thế này; tim tôi như ngừng đập, tất cả mọi bộ phận trong người hầu như tê liệt. Nhưng tiếng núi đá đổ ầm ầm đã lôi tôi ra khỏi cơn mê hoảng và lại càng khiến tôi thêm kinh sợ hãi hùng. Một hình ảnh khủng khiếp vụt hiện ra trong óc tôi: một quả núi nào đó gần chỗ tôi ở có thể đổ nhào lên trên lều và vùi lấp dưới đống đất đá hỗn độn tất cả tài sản của tôi, và ôi thôi! Thế là sẽ không còn gì nữa hết! Sau ba lần đất chuyển mà không thấy xảy ra chuyện gì nữa, tôi dần dần trở lại bình tĩnh. Tuy nhiên tôi vẫn chưa dám trèo qua lũy đá mà vào nhà, sợ bị chôn sống bất thình lình. Tôi ngồi phịch xuống đất, im lặng, buồn nản và hoang mang không biết mình nên làm gì bây giờ.
Một hơi thở nóng khẽ phả vào sau gáy tôi. Tôi quay lại, thì ra con chó đã đứng đó từ bao giờ không biết. Có lẽ nó phải chật vật lắm mới theo tôi đến đây được vì nó leo thang vất vả. Mỗi lần ra vào tôi đều phải bế nó lên trên bức đá rồi nhảy xuống bên kia. Lần này vì hốt hoảng quá, tôi bỏ quên nó, không biết nó ra bằng cách nào. Nó giương đôi mắt sợ hãi nhìn tôi để chờ sự che chở của chủ; nhưng chính tôi trong lúc này cũng được vững dạ thêm vì có nó bên cạch. Trời đất tối mù, mây kéo dày đặc như sắp mưa. Một lát sau, gió nổi lên mỗi lúc một to, được chừng nửa giờ thì chuyển thành một cơn dông dữ dội. Sóng biển réo ầm ầm, dồn lên trắng xóa, vỗ dồn dập vào bờ. Cây cối đổ ngổn ngang; trên mặt đất đang bị một cơn băo lớn tàn phá rất khủng khiếp. Sau chừng ba giờ đồng hồ, cơn băo dịu dần; sau ba giờ nữa gió nhẹ hẳn và bắt đầu một trận mưa vuốt mặt không kịp. Trong mưa to gió lớn, tôi vẫn hoang mang tâm trí, bủn rủn tay chân. Tôi chợt nhớ lại rằng gió và mưa như thế là một hiện tượng tự nhiên tiếp theo cơn động đất. Như vậy là động đất đã chấm dứt rồi, tôi có thể thử trở về nhà xem sự thể ra sao. ý nghĩ ấy giúp tôi tỉnh táo lên và trận mưa cũng giúp tôi thêm vững dạ.
Tôi vào trong lều ngồi; nhưng chưa ấm chỗ đã lại lo ngay ngáy là mưa to như vậy có thể làm sập lều như chơi. Thế là tôi đành phải chui vào ngồi trong hang mặc dầu cứ giật mình thon thót, chỉ lo đất đá trên trần bất ngờ rơi ầm ầm xuống đầu. Cơn mưa như chút nước đã bắt buộc tôi phải moi một cái cống xuyên qua bức luỹ để cho nước thoát ra ngoài khỏi tràn vào ngập cả hang. Tạm yên thân trong nhà được một chặp và tin chắc cơn động đất đã chấm dứt hẳn rồi, tâm trí tôi bắt đầu tỉnh táo hơn. Muốn cho tinh thần thêm hăng hái, tôi uống một hớp rượu mạnh để lấy lại sức. Nhưng dù sao, cũng như trong nhiều trường hợp khác, tôi uống rất dè dặt vì ngoài số rượu lấy được trên tàu, tôi chẳng còn nguồn nào cung cấp cho nữa. Trời mưa suốt đêm và cả hôm sau; tôi không thò mặt ra khỏi nhà được nữa. Nhưng bây giờ đã tỉnh táo hơn nhiều rồi, tôi bèn nghĩ ngay xem nên làm thế nào cho ổn. Tôi suy đi tính lại: hòn đảo có thể bị động đất vậy thì nhất thiết tôi không nên làm nhà trong hang đá. Trái lại, tôi phải tìm cách dựng một nếp nhà nhỏ ở một chỗ quang đãng, trống trải. ở đó tôi cũng sẽ làm một bức lũy đá để đề phòng mọi sự tấn công. Nếu tôi cứ bám vào cái hang thì chẳng bao lâu nó sẽ trở thành mồ chôn tôi thôi! Suy nghĩ như vậy, tôi trù tính dỡ cái lều ở chỗ cũ đi.
Trong hai ngày sau, 18 và 19 tháng 4, tôi không nghĩ gì ngoài việc tìm một chỗ tốt để dời nhà. Nỗi lo sợ bị chôn sống vẫn luôn luôn làm cho tôi mất ăn mất ngủ; mặt khác, tôi cũng không dám ngủ bên ngoài bức lũy đá, vì trống trải và sơ hở, nhưng mỗi khi nhìn quanh mình thấy đồ đạc xếp đặt ngăn nắp, chỗ ở kín đáo và thoải mái, lại thêm một bức lũy đá kiên cố, đề phòng được những cuộc tấn công từ bên ngoài, quả thật tôi cũng không muốn dời đi nơi khác tí nào.
Ngày 30 tháng 4.- Từ lâu tôi đã thấy bánh khô vơi đi nhiều. Tôi bèn kiểm lại và bắt đầu tự hạn chế mỗi ngày chỉ ăn một miếng bánh nhỏ thôi. Quả là một nỗi đau lòng!
Ngày mồng 1 tháng 5.- Buổi sáng nhìn ra ngoài biển lúc nước triều xuống, tôi thấy một vật khá to nằm trên bờ, nhìn hơi giống thùng rượu. Lại gần thì ra một cái thùng gỗ nhỏ cùng với vài ba mảnh vỡ của chiếc tàu bị sóng đánh giạt vào bờ trong cơn bão vừa qua. Tôi nhìn về phía chiếc tàu và thấy hình như nó nhô lên trên mặt nước cao hơn dạo trước. Tôi xem xét kỹ cái thùng ở trên bờ và thấy đó là thùng thuốc súng, nhưng vì thấm nước, thuốc đã vón lại và cứng như đá. Tuy vậy tôi cũng cứ lăn nó rất cẩn thận vào phía trong bờ để tránh nước rồi tôi lần theo bãi cát đi ra phía tàu.
Đến tàu, tôi thấy chiếc tàu đã thay đổi vị trí rất lạ kỳ. Mũi tàu trước kia bị vùi sâu dưới cát, bây giờ nhô cao hơn lên chừng sáu bộ. Phần sau lái kia bị bão đánh vỡ ra từng mảng và rời ra khỏi tàu sau khi tôi đã moi hết chuyến cuối cùng thì nay bị đảo lại và nằm nghiêng hẳn, chỉ thấy một phía. ở mặt trước, có nhiều đống cát thật cao: khi nước triều xuống, tôi có thể đi bộ ra trèo lên trên đó mà tới tàu, không phải bơi mất nửa dặm như trước. Thoạt tiên tôi cũng ngạc nhiên về sự thay đổi này, nhưng tôi biết ngay nguyên nhân đó là do trận động đất. Cũng vì bị ảnh hưởng nhiều lần đất chuyển, chiếc tàu bị nứt rạn nhiều và lại vỡ ra to hơn hồi trước. Do đó, ngày nào cũng có rất nhiều thứ trong tàu bị sóng biển lôi ra và đưa dần vào bờ, nằm lăn lóc trên bãi cát. Bây giờ tôi tạm hoãn việc dời nhà. Công việc chính của tôi là thử tìm xem có cách nào vào được trong tàu không. Nhưng khoang tàu đầy tràn những cát, không thể vào được. Tuy thế, kinh nghiệm từ trước tới nay dạy cho tôi không bao giờ nên chán nản; tôi quyết định phá vỡ chiếc tàu đắm này ra thành từng mảnh và đem về, thể nào cũng dùng được nó vào một số việc cần thiết.
Ngày mồng 3 tháng 5.- Tôi đem cưa cắt đôi một cái xà chống ở sàn tàu dưới. Sau đó, tôi gạt và moi dần ra được khá nhiều cát ở phía trên cao. Nhưng vừa lúc nước triều lên, tôi phải tạm dừng công việc.
Ngày mồng 4.- Tôi đi câu và được một con cá heo nhỏ. Tôi có một cái cần câu lớn buộc một sợi dây gai gỡ ở thừng ra nhưng lại thiếu lưỡi câu; tuy vậy cũng kiếm được khá nhiều cá, thừa ăn thừa để. Tất cả kỹ thuật chế biến chỉ là đem phơi khô để cất ăn dần. Mỗi lần tôi đi câu, con chó đều lon ton chạy theo. Từ sau hôm động đất, tôi khoét rộng thêm cái cống ở chân lũy đá cũng là để cho nó chui ra chui vào cho tiện. Thấy tôi sửa soạn đi câu, nó chui ra trước, đứng dưới chân thang chờ, cái đuôi ve vẩy ra chiều mừng rỡ. Có gì đâu! Mỗi bận như thế, chú ta đều được một bữa no nê những ruột và đầu cá. Nó cũng rất khôn, không bao giờ đụng đến cá phơi; hơn nữa nó lại còn canh giữ cá rất cẩn thận, không cho bọn mèo rừng hoặc quạ bén mảng đến.
Ngày mồng 5.- Tôi lại ra làm việc ở chiếc tàu vỡ. Tôi cưa một cây cột nữa rồi tháo ở boong tàu ra ba tấm ván gỗ thông lớn đem ghép lại thả xuống nước cho trôi theo thủy triều vào bờ.
Những ngày 10, 11, 12, 13, 14 tháng 5.- Hôm nào tôi cũng ra làm việc ở chiếc tàu vỡ. Tôi tháo ở đó ra được nhiều cột kèo, vô số ván và chừng vài ba trăm cân đồ sắt.
Ngày 15 tháng 5.- Tôi đem theo hai chiếc búa thử xem có thể chặt được một tảng chì cuốn chăng! Tôi đặt lưỡi một chiếc búa lên tảng chì rồi lấy chiếc kia giọt xuống. Nhưng tảng chì ngập sâu dưới nước đến một bộ rưỡi, tôi đành phí công. Tôi tiếp tục công việc đến rằm tháng 6.
Hàng ngày tôi vẫn dành thì giờ đi kiếm thức ăn đều đặn vào lúc thủy triều lên để khi thủy triều xuống thì ra chiếc tàu. Cứ như thế, tôi đã khuân về được cơ man là ván nhỏ, ván lớn và đồ sắt, kể cũng đủ để đóng một chiếc tàu nếu tôi biết cách đóng một chiếc như thế. Tôi lại còn cắt được một thỏi chì cuốn ra từng khúc mà lấy về được đến non một trăm cân. Ngày 16 tháng 6.- Trong khi ra bờ biển, tôi gặp một con rùa; đó là con rùa thứ nhất tôi thấy từ khi bước chân lên đảo. Tuy nhiên, không phải ở đây hiếm rùa. Sau này tôi biết phía bên kia hòn đảo nhiều rùa không kể xiết, tha hồ mà bắt.
Ngày 17 tháng 6.- Suốt ngày hôm nay, tôi làm thịt rùa và nấu nướng. Tôi moi trong bụng nó ra được một buồng trứng lớn. Từ khi lạc lên đảo hoang đến giờ, tôi chỉ ăn có độc vị thịt chim và thịt dê, thành ra thịt rùa đối với tôi quả là lạ miệng và thơm ngon tuyệt trần. Con chó cũng được chia một phần thịt rùa; có lẽ nó cũng thấy lạ miệng và hoan nghênh không kém. Nó ngốn sạch trơn cả xương xẩu và từ đó trở đi, nó giúp tôi tìm bắt rùa rất đắc lực.
Ngày 18 tháng 6.- Trời mưa tầm tã suốt ngày, tôi phải bó chân ngồi nhà. Mưa có vẻ lạnh lẽo và tôi thấy ớn rét: đó là một triệu chứng bất thường ở miền nhiệt đới này.
Ngày 19.- Tôi thấy trong người mệt mỏi lắm và tôi run lên như khi trời mùa đông lạnh.
Ngày 20.- Suốt đêm tôi không chợp mắt được tí nào, lại bị một cơn sốt và đầu đau nhức như búa bổ.
Ngày 21.- Tôi mệt quá sức. Tôi vô cùng lo sợ khi nghĩ tới cảnh khổ nhất định không tránh được: bị ốm và không thể trông mong sự giúp đỡ của một ai. Trong cơn khủng hoảng đó, tôi làm một việc mà tôi chưa hề làm kể từ ngày gặp cơn phong ba ngày xưa, đó là cầu nguyện Thượng đế. Nhưng đó chỉ là những lời cầu nguyện khô khan vô nghĩa đến nỗi tôi cũng chẳng hiểu tôi đã nói gì và tại sao tôi lại nói như thế. Quả thật lúc ấy tôi như mê man, lòng dạ cứ như một mớ bòng bong.
Ngày 22 tháng 6.- Tôi thấy bệnh đã bớt; nhưng nỗi lo âu về bệnh hoạn vẫn làm cho tâm trí tôi bối rối vô chừng.
Ngày 23.- Tôi lại mệt mỏi quá chừng; ớn rét, run cầm cập và nhức đầu không thể tả.
Ngày 24.- Tôi đỡ nhiều. Ngày 25.- Bệnh sốt rét lại vật tôi một cơn chí tử và kéo dài luôn bảy tiếng đồng hồ. Đầu hết lạnh lại nóng; cuối cùng, mồ hôi vã ra như tắm và người lả hẳn đi. Ngày 26.- Tôi thấy đỡ hơn. Nhớ ra thức ăn đã hết, tôi gượng xách súng ra ngoài để đi săn. Tôi thấy mình yếu quá chừng. Tuy thế tôi cũng bắn được một con dê nhưng lôi về khó khăn quá! Tôi quạt than nướng vài miếng ăn cho qua bữa; nếu đem hầm lên mà húp nước súp thì hơn, nhưng nồi niêu chẳng có nên đành chịu.
Ngày 27.- Cơn sốt lại vật tôi dữ dội. Tôi phải nằm bẹp trên giường suốt cả ngày không ăn uống gì cả. Tôi khát khô họng nhưng sức yếu quá không thể đứng dậy đi lấy nước uống được. Tôi mê man bất tỉnh, tôi lâm râm cầu Trời khấn Thánh. Dần dần tôi tỉnh cơn mê nhưng trong người vẫn còn yếu, tôi cứ phải nằm, và thỉnh thoảng lại rền rĩ: " Trời ơi, cứu tôi với!". Tôi nhớ mường tượng đã nằm và kêu rên như thế khoảng vài ba tiếng đồng hồ cho tới lúc "dứt cơn " rồi tôi ngủ luôn mãi tới khuya mơi dậy . Vừa mở mắt ra, tôi thấy trong người đã dễ chịu mặc dầu đang rất yếu và khát nước xé họng. Nhưng làm thế nào bây giờ? Tôi vẫn phải nằm trên giường cho tới sáng.
Chẳng còn một giọt nước nào trong nhà, thế là tôi đành nằm thao thức mà chịu khát. Không lúc nào tôi thiết tha mong có một người bạn bên cạnh bằng lúc này. Tôi cảm thấy nỗi cô đơn của tôi đã đến cực độ. Con chó thân yêu và có nghĩa thật đấy, nhưng chẳng giúp gì được cho tôi. Từ khi tôi bị ốm, suốt ngày đêm nó cứ quanh quẩn bên giường không rời tôi nửa bước. Con vật có vẻ hiểu thấu tâm trạng tôi và cũng hiểu cả sự bất lực của nó, tôi ốm, nó không kiếm giùm được thức ăn; tôi khát, nó không lấy giùm được nước uống. Những lúc cơn sốt rét lên, tôi ôm lấy nó cho thêm ấm người và ấm lòng; trong cảnh ngộ éo le này, nó vẫn là chỗ dựa rất quí của tôi về tình cảm.
Ngày 28 tháng 6.- Trong mình đã khoan khoái đôi chút sau một giấc ngủ yên lành; cơn sốt cũng đã dứt hẳn rồi, tôi bèn đứng dậy. Tôi biết mình chưa khỏi hẳn và cơn sốt rét có thể trở lại ngày hôm sau. Tôi cần phải lợi dụng lúc này để lấy lại sức khỏe phần nào và chuẩn bị nước uống ngay bên cạnh mình khi cơn sốt trở lại. Trước tiên, tôi lấy đầy một chai nước đem để trên bàn, cạnh giường nằm. Để cho nước đỡ nhạt tôi pha thêm một phần chai rượu mạnh. Tôi cắt một miếng thịt dê đem nướng lên, nhưng chẳng ăn được mấy tí. Tôi muốn ra ngoài đi dạo một chút nhưng quá yếu. Tôi thấy buồn và lòng se lại khi nghĩ đến tình cảnh khốn đốn của mình, lo sợ ngày mai cơn sốt rét lại trở lại. Buổi chiều, tôi nướng ba cái trứng rùa và ăn theo kiểu lòng đào để lấy lại chút sức. ăn xong, tôi gắng đi dạo một chút nhưng sao mà trong người mệt đến thế! Tôi mệt đến nỗi không mang nổi khẩu súng nữa. Vì vậy tôi không đi xa. Tôi ngồi phệt xuống đất và nhìn ra mặt biển lúc đó bằng phẳng và yên lặng. Tôi ngồi như thế, suy nghĩ một lúc lâu. Rồi tôi đứng dậy, tư lự và buồn rầu, chậm rãi trở về, trèo qua bức lũy đá vào nhà và định đi nằm. Nhưng tâm trí hoang mang đến cực độ nên tôi rất khó ngủ; tôi đành phải ra ngồi trên ghế. Trời đã tối, tôi thắp đèn lên. Cơn sốt bắt đầu đe dọa làm cho tôi lo lắng lạ thường. Trong cơn lo lắng, tôi chợt nghĩ ra rằng người Bra-din lúc bị bệnh sốt rét hầu như chẳng dùng thuốc gì ngoài thuốc lá hút. Tôi lại nhớ đương còn một cuộn thuốc lá cất trong một cái hòm nào đó, nhiều lá đã vàng và một số đương xanh. Tôi bèn đứng ngay dậy khỏi ghế và, như có linh tính, tôi đi thẳng lại đúng cái hòm đựng vị thuốc cứu tinh. Tôi mở hòm ra và thấy ngay cuộn thuốc lá quý báu đó.
Tôi không biết cách dùng thuốc lá để chữa bệnh mà cũng không hiểu nó công hay phạt đối với cơn sốt của tôi. Tuy nhiên tôi cũng thử dùng nhiều cách, tin chắc khỏi bệnh, Trước tiên tôi lấy một lá thuốc bỏ vào miệng nhai. Thuốc lá nặng và đương xanh, tôi lại không quen dùng theo cách này nên choáng váng cả đầu óc. Sau tôi lấy một lá khác ngâm vào rượu mạnh và cứ nằm nghỉ mà uống chừng một hai giờ đồng hồ một lần. Cuối cùng tôi sấy lá thuốc trên than hồng cho khói bốc lên và tôi áp mũi lại thật gần để xông cho đến khi không chịu nổi nóng hoặc sặc hơi mới thôi. Đêm cũng đã khuya và hơi thuốc lá nặng quá làm cho tôi choáng váng đầu óc nên tôi thấy buồn ngủ. Trước khi đi ngủ tôi cứ để nguyên ngọn đèn cháy trong hang cho sáng sủa một chút phòng khi cần lấy gì cũng dễ dàng. Tôi ngủ li bì suốt đêm hôm đó, suốt cả ngày hôm sau, suốt cả đêm hôm sau và suốt cả buổi hôm sau nữa. Lúc tỉnh dậy, tôi thấy trong người thanh thản hẳn lên, hăng hái và khoan khoái lạ lùng. Tôi đứng dậy và thấy mình khỏe hơn mấy hôm trước, bụng thấy đói và muốn ăn. Nói tóm lại, tôi không còn bị cơn sốt day dứt nữa và khỏe dần lên.
Ngày 30 tháng 6.- Theo sự tiến triển của bệnh sốt rét thì là ngày tạnh cơn. Tôi lại mang súng đi ra dạo bên ngoài một quãng. Tôi bắn được một cặp chim biển, nom hơi giống loại ngỗng trời. Tôi xách chim về nhà nhưng chưa muốn ăn thịt chim nên tôi chỉ ăn tạm vài ba quả trứng rùa, món ăn mà tôi rất thích. Buổi tối, tôi dùng lại phương thuốc đã chữa cho tôi dứt cơn, đó là thuốc lá dầm trong rượu mạnh. Tuy nhiên lần này tôi có rút bớt ít nhiều; mỗi lần uống đã ít hơn trước, lại không nhai thuốc lá mà cũng không xông mũi bằng khói như trước nữa. Thế nhưng ngày hôm sau, mồng 1 tháng 7, tôi lại thấy không được khỏe khoắn như là tôi đã tưởng; tôi thấy hơi ớn lạnh; tuy thế cũng không còn gì đáng ngại.
Ngày mồng 2 tháng 7.- Tôi lại dùng thuốc theo cả ba cách, và lần này tôi lại uống tăng rượu ngâm thuốc lên gấp đôi. Hơi thuốc lại bốc lên đầu làm tôi choáng váng không kém lần trước.
Ngày mồng 3.- Cơn sốt rét dứt hẳn, nhưng cũng phải vài ba tuần lễ nữa tôi mới thật lại sức.
Từ mồng 4 đến 14 tháng 7.- Công việc chính hàng ngày của tôi là mang khẩu súng ra dạo bên ngoài. Ngày nào tôi cũng đi ra nhưng tôi không đi lâu, chỉ vừa đủ cho một người ốm mới khỏi bệnh và đương cố gắng lấy lại sức khỏe. Thật cũng khó mà lường được tôi đã mất sức tới độ nào và tôi đã yếu đi như thế nào. Phương thuốc trị bệnh của tôi quả là mới mẻ vô cùng và có lẽ từ trước tới nay chưa ai dùng nó để chữa sốt rét cả. Kinh nghiệm của tôi thật ra chưa đủ đảm bảo để phổ biến cho bất kỳ ai, bởi vì một mặt nó có chữa khỏi bệnh thật đấy nhưng mặt khác nó cũng góp sức làm cho tôi suy nhược đi nhiều.
Trong một thời gian khá lâu, nó vẫn còn gây ra tình trạng hỗn loạn như lên cơn kinh, giật chân, giật tay, rùng mình rùng mẩy. Những cuộc đi dạo thường xuyên như thế đã cho tôi kinh nghiệm quí báu là nó gây cho tôi nhiều tai hại. Đó là một nguyên nhân bệnh sốt rét của tôi. Nó cũng lại giúp tôi rút ra được một nhận xét cần thiết cho bản thân là không gì có hại sức khỏe bằng đi ra ngoài trời trong trời mưa, nhất là khi cơn mưa lại kèm một cơn bão hay một cơn giông. Hơn nữa, về mùa khô ráo, thỉnh thoảng bất chợt có cơn mưa thì bao giờ cũng kèm theo giông tố, cho nên mưa về mùa này nguy hiểm hơn và đáng sợ hơn là mưa tháng 9 và tháng 10.