watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hoa trinh nữ của anh-Chương 1 - tác giả Diệu Hạnh Diệu Hạnh

Diệu Hạnh

Chương 1

Tác giả: Diệu Hạnh

Tranh Bạch Lan



Buổi sáng, Khang Luân cho hai tay vào túi quần, anh đi tản bộ dọc theo bờ biển Vũng Tàu. Mặt trời dần nhô lên. Màu đỏ tròn như một mâm xôi. Biển đẹp một cách lạ lùng. Khang Luân đi đến một gò cát cao, thuận chân anh đá mạnh vào gò cát cao kia một cái làm cho nó sụp đổ hoàn toàn.

Yến Du giận dữ đứng lên, hét to:

– Này, anh kia! Tại sao anh có thể làm hỏng lâu đài của tôi.

Khang Luân bật cười thành tiếng:

– Ngộ ghê ta! Ai thèm làm sụp lâu đài gì của cô chứ?

Chống nạnh hai tay, Yến Du trừng mắt nhìn Khang Luân một cách giận dữ:

– Anh còn chối nữa hả? Ở đây chỉ có mình tôi và anh thì ai làm?

Khang Luân trả lời tưng tửng:

– Thì nước biển làm.

Lừ mắt nhìn anh, Yến Du vẫn chưa chịu im:

– Người gì đâu mà mất lịch sự dễ sợ!

– Không, tôi từ Pháp mới về, cũng còn lịch sự chán đấy.

Trề môi dài thườn thượt, Yến Du cất giọng mai mỉa:

– Việt kiều hả? Không! Việt gian thì đúng hơn!

Khang Luân bỗng nghiêm nghị:

– Cô ăn nói cẩn thận một chút đi nhé, kẻo mích lòng sớm hơn cô tưởng đấy.

Yến Du kênh mặt:

– Ai thèm sợ chứ. Ăn nói ngọng nghịu khó nghe muốn chết.

– Thì tôi đã nói rồi. Tôi chưa rành tiếng Việt mà.

Yến Du che miệng cười:

– Đúng là con nít đang tập nói.

Khang Luân nhìn Yến Du một cách chăm chú:

– Cô nói tôi cái gì rồi cười thế?

Lại cười, Yến Du lắc đầu:

– Cứ y như là một chú hề, thích làm cho người ta cười vậy. Buồn cười không thể tưởng. Chẳng hiểu cô nói gì mà cứ cười với mình, Khang Luân bước lại gần bên anh đưa tay định sờ vào má của cô:

– Cô đẹp lắm!

Ngay lập tức anh một cái tát vào mặt.

– Bốp!

Khang Luân tưởng tượng như trời giáng. Anh hơi khựng lại nhìn cô. Yến Du hết mặt, cô gắt lên:

– Đồ sàm sỡ!

– Sao cô đánh tôi?

– Tôi ... tôi còn muốn giết anh cho đến chết nữa đấy.

– Sao cơ!

Yến Du phừng phừng nổi giận. Trông bề ngoài hào hoa phong nhã thế kia mà trong lòng lại có ý nghĩ xấu ra.

Tôi vừa cho anh một bài học đó. Nhớ đừng có mà làm càn nữa.

Khang Luân đưa tay sờ má:

– Không ngờ cô lại hung dữ đến như vậy?

Yến Du hét lên:

– Anh cút đi cho tôi! Nếu không thì anh sẽ lãnh thêm một phần nữa đấy:

Khang Luân chẳng hiểu cô ta nói gì mà cứ trừng trừng nhìn mình như thể.

– Tôi ... tôi ...

Yến Du nạt ngang:

– Tôi, tôi cái gì! Người gì đâu mà dễ ghét thế kia.

Yến Du quay mặt đi một hơi. Lần này ông mặt trời đã nhô lên khỏi mặt biển hơn rồi. Mọi người đi du lịch cũng càng lúc càng đông. Trong lòng Yến Du cảm thấy bực bội cái anh chàng ngốc nghếch kia một cách lạ lùng.

Ngày hôm sau, Khang Luân quay về Sài Gòn. Anh cảm thấy mình bị khó khăn trong việc giao tiếp. Từ nhỏ, Khang Luân sống ở nước Pháp, nên tiếng Việt anh biết rất hạn chế. Biết tâm sự của con trai, nên ông Khang Lý an ủi:

Con đừng buồn. Bắt đầu tối nay sẽ có người dạy tiếng Việt cho con. Con hãy cố gắng nhé.

Khang Luân gật đầu, chấp thuận ngay mà không phản ứng gì, vì anh cũng muốn mình là người Việt Nam chính hiệu. Khang Luân được người nhà sắm cho đủ tất cả từ tập viết phấn bảng. Anh thấy như mình bắt đầu trở lại một cậu học sinh vừa vào lớp một vậy. Chẳng biết cô giáo mình là ai? Hiền lành hay lại dữ dằn lắm đâỵ. Đúng năm giờ chiều, cô giáo của Khang Luân đã đến. Ông Khang Lý gọi, con trai chào cô:

– Khang Luân, chào cô đi con!

Khang Luân quay lại:

– Tôi ...

Yến Du cũng tròn mắt nhìn Khang Luân. Cô đứng chôn chân tại chỗ:

– Là anh sao?

– Cô ...

Ông Khang Lý cười vui vẻ:

– Hai người làm quen với nhau. Cha sẽ bảo người mang nước vào.

Khang Luân nắm tay ông Lý lắc đầu:

– Không học có được không cha.

Ông Khang Lý lắc đầu, từ chối:

– Sao lại không học. Khó khăn lắm cha mới tìm được thầy cho con đó. Cô ấy rất rành tiếng Việt và Pháp.

Khang Luân phớt lờ:

– Giỏi thì sao chứ! Thôi, không học!

Ông Khang Lý trợn mắt nhìn con trai:

– Sao mà con có thể lười như vậy? Muốn làm việc ở đây thì con cần phải học cho rành tiếng Việt.

Yến Du như đã lấy lại bình tĩnh, cô nói một cách thản nhiên:

– Anh đừng cãi lời ông chủ nữa. Muốn làm việc lớn thì phải rành tiếng Việt.

Điều này không thể thiếu.

Khang Luân đợi cho cha mình đi xa rồi, anh mới nói:

– Làm được hay không thì đâu cần cô phải quan tâm.

Yến Du cười nụ:

– Anh thật là quá quắt. Tôi bị rơi vào việc đã rồi, nên tôi đành phải mà chịu phép làm cô giáo bất đắc dĩ mà thôi.

– Hừm, nói nghe hay lắm! Tôi nghĩ bây giờ cô từ chối vẫn còn kịp đó.

Yến Du đáp tỉnh bơ:

– Không đâu! Tôi vốn rất trọng chữ tín, mà ông chủ lại là người lớn nên tôi đâu thể đùa.

Khang Luân, bĩu môi:

– Cô giỏi lắm đó.

– Sao anh biết?

Nhìn là tôi biết liền. Nhưng thiếu gì cách để kiếm tiền.

Quắc mắt nhìn anh, Yến Du mím môi, cô nói:

– Nhưng tôi có hứng thú trong việc này thì sao?

Bất ngờ, Khang Luân đưa tay tên sờ má. Ánh mắt anh nhìn cô có gì đó rất căng thẳng:

– Cô dám tát tai tôi, mà bây giờ còn dám đến đầy làm thầy tôi hay sao?

Yến Du hơi mĩm cười, cô hơi cúi xuống nói:

– Ngoài biển thi khác, ở đây thì lại càng khác hơn.

Khang Luân tấn công:

– Khác là khác như thế nào đáy chứ?

– Tôi nghĩ cô đừng nên ngộ nhận như vậy.

Yến Du hơi thấp giọng, vì cô đâu muốn làm cho anh ta nổi nóng rồi tống cổ cô ra khỏi nhà bất cứ lúc nào.

– Ngoài biển là do lỗi của anh. Còn ở đây là do tôi, cần tiền nên phải cần được ở lại. Khang Luân bật cười, anh nói giọng chế giễu:

– Cô cần bao nhiêu tiền nói đi, tôi có thể giúp cô mà không cần cô phải dạy đâu.

Yến Du khiêm tốn nói:

– Làm vậy sao được, tôi không quen nhận tiến của người khác khi mà mình chưa làm gì cho người ta.

– Hừ! Hôm ấy cô dữ dằn lắm mà, dám tát tai tôi. Còn bây giờ sao lại tỏ ra hiền như con thỏ trắng như thế?

Yến Du xua tay:

– Người ta nói đàn ông thì không nên ích kỷ như vậy. Anh cũng thế đấy?

Khang Luân vẫn nhìn cô bằng ánh mắt ác cảm:

Nhưng tôi thì ngược lại. Tôi cho đó là một xúc phạm lớn.

Yến Du đùa cợt:

– Còn tôi, tôi cho đó là chuyện nhỏ, không đáng chú ý.

– Cô ngang ngược quá.

Yến Du cải lại:

– Chính anh mới là người ngang ngược đấy. Dám sàm sỡ với con gái thì phải chịu vậy thôi. Anh nên nhớ đây là Việt Nam. Đều kiêng kỵ nhất của người con gái Việt Nam là bị sàm sỡ đấy.

Khang Luân phá lên cười:

– Vậy còn nhưng cô gái “ăn sương” thì Yến Du trừng mắt nhìn anh:

– Do họ có hoàn cảnh đặc biệt nên mới đi làm kiểu đó.

– Cô có bao che không?

– Phần lớn là như vậy mà.

Khang Luân bất chợt nhìn cô:

– Cô về, được rồi đó.

Yến Du lắc đầu, cô nói giọng thật nghiêm túc:

– Chúng ta bắt đầu học đi nhé!

Cô nhận thấy một thoáng thất vọng trên khuôn mặt đẹp trai ấy. Và cô cũng không ngờ được cuộc gập gỡ bất ngờ đầy thú vị này có thể nhanh chóng như vậy.

Ông Khang Lý không hài lòng về thái độ lơ là không muốn học của Khang Luân.

Trong bữa cơm tối ở gia đình, ông ân cần nói với anh:

– Con muốn phát triển sự nghiệp ở Việt Nam thì điều trước tiên là con phải học cho rành tiếng Việt. Con có hiểu điều đó hay không?

Khang Luân mặc dù trong lông không muốn học chút nào. Nhưng anh biết mình không nên làm trái ý ông:

– Vâng! Nhưng con muốn đổi thầy dạy, cha ạ.

Ông Lý ngạc nhiên nhìn con.

– Sao lại thế, Yến Du không làm cho con thích thú học à?

Khang Luân từ chối:

– Con không muốn học cô ấy.

– Nhưng con cũng cần nên cho cha mẹ biết lý do chứ?

Khang Luân khó chịu nói:

– Không thích là không thích, vậy thôi.

Ông Khang Lý thở dài:

– Cô ấy là người tốt lại giỏi vì anh cả Pháp văn nữa. Cha thấy con nên cố gắng mà học đi. Học ai cũng vậy. Thầy có khó thì trò mới nên.

– Nhưng mà ...

Khang Luân khoát tay:

– Thôi, ăn đi! Cứ học hết tháng xem sao?

Khang Luân thấy cha quyết như vậy nên thôi. Anh lại cắm cúi mà ăn. Nhớ lại ánh mắt dương dương tự đắc của cô ta, Khang Luân chán nản vô cùng.

Ăn xong, buồn thiệt là buồn, Khang Luân mở máy vi tính, mở email thấy có tên Boa Biển thật lạ. Khang Luân tìm cách làm quen:

– Xin chào bạn!

– Chào!

Khang Luân hỏi:

– Xin lỗi bạn là nam hay nữ?

– Điều đó đâu có quan trọng gì. Nếu muốn kết bạn để tâm sự thì OK, cứ tự nhiên.

Khang Luân đang buồn, nên gõ vào máy, anh than:

– Mình buồn quá không biết tâm sự cùng ai. Boa có hứng thú với mình không?

Tất nhiên rồi. Bạn cứ tâm sự xem mình có giúp gì được không?

– Hoa Biển à! Mình tên là Khang Luân đấy. Từ nước ngoài mới về.

– A, vậy là hay quá.

– Công ty cha mình chuyên chế tạo ra các loại rượu đấy.

– Thế à!

Khang Luân tâm sự:

– Nhưng mình thì không lành tiếng việt lắm đâu.

– Ồ, không sao! Bạn có thể học tiếng Việt mà.

– Thì mình đang học đó. Nhưng mình không thích cô giáo dạy kèm của mình đâu.

– Sao lại thế?

Vì cô ta xinh đẹp, nhưng kiêu căng, dữ dằn lắm.

– Là cô giáo là phải vậy thôi mà. Thế học trò mới nên người.

Khang Luân lại thở dài:

– Bạn mà cũng nói mình như vậy sao?

Chứ thật ra cô ấy dễ ghét lắm.

– Mới đầu thì cố thể ghét đó. Nhưng dần rồi bạn sẽ quen và thích cô ta mà thôi.

– Sao Hoa Biển có vẻ tin tưởng đến vậy chứ?

– À, thì đo mình đoán vậy thôi. Mình mong cuộc nói chuyện này sẽ giúp ích cho bạn nhiều điều nhé.

– Cám ơn bạn!

Mình nói chuyện đến đây là được rồi. Tạm chia tay nhé. Hẹn gặp lại lần sau.

– Hẹn gặp lại.

Nhìn đồng hồ cảm thấy còn sớm, Khang Luân bước ra khỏi phòng anh gặp ngay bà Lài:

– Chào cậu Hai.

Khang Luân hơi khựng 1ại:

– Này, dì Lài!

– Tôi đi dọn phòng ngủ cho cậu.

– Không, tôi muốn hỏi dì một chuyện.

Bà Lài ngần ngại:

– Dạ, chuyện gì vậy cậu Hai?

Khang Luân bỗng trở nên rụt rè:

– Dì thấy ...thấy ...

Bà Lài lo lắng nhìn quanh quất:

– Bộ ....bộ cậu mất gì sao cậu Hai? Cái đó có quan trọng lắm hay không? Để tôi tìm giúp cậu.

Khang Luân nhìn vẻ mặt hốt hoảng của bà Lài, anh trấn an:

– Tôi không có mất gì cả. Tôi chỉ muốn hỏi dì một chuyện thôi.

Bà Lài hơi lo lo:

– Là chuyện gì thì cậu nói đi cậu Hai?

Khang Luân hơi quay mặt đi:

– Dì thấy Yến Du, cô giáo tôi thế nào vậy?

Bà Lài nhìn anh:

– Sao cậu lại hỏi tôi như vậy chứ? Cô ấy vừa hiền vừa đẹp, lại có ăn học. Tôi nghĩ cô ấy dạy kèm cậu là phải nhất rồi.

Khang Luân chợt nói:

– Đẹp và có học thức thì đúng rồi. Nhưng hiền thì dì nên xem lại.

– Cô ấy cô vấn đề sao cậu?

– À không! Tôi chỉ hỏi vậy thôi.

Bà Lài trở nên sâu lắng:

– Thật ra thì muốn hiểu rõ lòng dạ của một con người thì nó không đơn giản chút nào đâu, cậu Hai ạ.

Khang Luân nhìn bà Lài trân trân:

– Có phải dì muốn nói tôi nhìn người hời hợt lắm, đúng không.

Ánh mắt bà Lài trở nên bối rối:

– À không, tôi không dám nghĩ như vậy đâu. Tôi chỉ muốn nói với cậu rằng Yến Du là người tốt đó.

– Nói qua nói lại thì cũng muốn nhắc cho tôi biết rằng Yến Du là người tốt.

Bà Lài hơi do dự:

– Tôi ...tôi chỉ nói sự thật mà thôi:

Khang Luân gật đầu:

– Được, tôi sẽ nghe lời dì bái Yến Du làm cô giáo của mình.

Dì Lài mỉm cười:

– Vậy là cậu Hai đã quyết định rồi hả?

– Được, tôi cũng muốn thử xem.

Bà Lài vui ra mặt:

– Tốt lắm! Ông chủ biết chuyện này chắc là ông ấy vui lắm.

Khang Luân lấy làm lạ nói:

– Tôi thấy dì là người vui nhất khi nghe chuyện này đấy.

Bà Lài lắc đầu:

– Không đâu! Tôi chỉ muốn ông chủ lúc nào cũng hài lòng về cậu đó.

Dẫu sao Khang Luân cũng hiểu được tâm ý của bà Lài. Bà là người bạn vun đắp tình cảm giữa cha con anh. Khang Luân chưa khi nào xem bà là người ở cả.

– Dì à! Tôi muốn uống ly sữa nóng do dì pha.

Bà Lài lật đật:

– Được! cậu chờ một lát nhé.

Không phải chờ lâu, chỉ giây lát Khang Luân đã có ly sữa nóng trên tay.

– Cậu uống đi!

– Cám ơn dì.

Bỗng Khang Luân chợt nghe tiếng của ai:

Nhìn cử y như một chú hề. Thích làm cho người ta cười.

– Cô ...

Bà Lài giật mình:

– Cậu vừa gọi ai thế?

Khang Luân hơi sượng:

– À, không ...

Bà Lài lắc đầu quay đi. Khang Luân chợt hỏi:

– Mai mấy giờ cô ấy đến?

Bà Lài quay lại:

– Đúng sáu giờ tối. Đây là thời gian do ông chủ quy định mà.

Như sực nhớ, Khang Luân chỉ gật đầu mà không nói gì. Anh uống cạn ly sữa, rồi quay gót trở về phòng mình.

Buổi tối, đến giờ học rồi mà Khang Luân vẫn ngồi ngả người trên chiếc ghế để nói chuyện điện thoại:

– Vậy sao?

– Em muốn về nước.

– Được thôi! Nhưng chừng nào em mới đáp máy bay đây.

– Bí mật.

Anh bật cười lớn:

– Lại là bí mật ư?

– Cho anh một bất ngờ thú vị.

– Hừm! Vậy thì anh cũng sẽ cho em một bất ngờ đầy hứng thú.

Yến Du ngồi chờ, cô cảm thấy sốt ruột nên đánh tiếng:

– Có học không đây cậu Hai?

Khang Luân hơi gắt:

– Cô không thấy tôi bận hay sao?

– Đó chỉ là cuộc nói chuyện vô bổ mà thôi.

Khang Luân cười gằn:

– Sao cô biết là vô bổ chứ? Cô chỉ là người dạy kèm thôi chứ đâu phải là má tôi.

Yến Du cãi lý:

– Nhưng tôi đến dạy kèm anh hưởng lương thì tôi phải làm việc thôi.

Khang Luân hất mặt:

– Thì cô cứ ngồi đó hết giờ lại về. Tới tháng lĩnh lương. OK!

Nhưng Yến Du lắc đầu:

– Tôi làm việc phải có hiệu quả. Ngồi không lĩnh tiền tôi không quen.

Khang Luân phải tắt máy ngay. Anh quay qua hướng Yến Du:

– Cô nói nghe hay nhỉ. Còn tôi, tôi lại không muốn học thì sao?

Yến Du chống nạnh hai tay, có bĩu môi mà nói:

– Này, học là anh nhờ chứ đâu phải tôi nhờ. Là người Việt mà không rành tiếng Việt là có hại cho thân anh đấy.

– Cô hù tôi?

– Hù? Hù anh thì được gì chứ?

– Tôi vẫn nhớ cái tát tai hôm nào.

Chẳng những cô không ngại mà còn nói:

– Nhớ là tốt rồi. Vì có nhớ anh mới không thể làm chuyện bậy bạ.

Khang Luân bật cười lớn:

– Cô đúng là người chuyên nghĩ bậy bạ.

Còn dữ như bà chằn nữa.

Trợn mắt nhìn anh, Yến Du bảo:

– Tôi chỉ tát tai những kẻ thô tục, có ý đồ xấu mà thôi.

– Cô tưởng mình là ngon lắm sao?

Yến Du ngồi xuống ghế. Cô bắt đầu ngắm nghía Khang Luân:

– Tôi thấy anh nên vào trường tâm lý mà học. Dường như anh sống chỉ biết có riêng mình chứ chẳng nghĩ đến ai cả. Đúng không?

Khang Luân bật cười lớn:

– Cô giáo chưa đủ sao mà còn đòi làm thầy bói nữa vậy.

– Nhưng tôi đã nói đúng tim anh rồi phải không?

Khang Luân cảm thấy bực mình, anh nạt ngang để lấy oai:

– Cô im đi. Lãi nhãi mãi riết tôi chán lắm rồi.

Lời của Yến Du cũng không kém oai vệ:

– Học đi!

– Vậy là cô mở tập sách ra và đề nghị Khang Luân:

– Cho tôi kiểm bài tập.

Khang Luân nói một cách tự nhiên, mà cộc lốc:

– Không viết.

– Tại sao?

– Không muốn.

Yến Du doạ:

– Anh có muốn tôi đem chuyện này nói lại cho ông chủ nghe không?

Khang Luân thách thức.

– Được thôi. Tôi chỉ sợ đến lúc ấy cô bị cha tôi quở trách mà thôi.

Yến Du cười tự nhiên:

– Vậy sao! Có lẽ ông chủ cũng rất hiểu sự cứng đầu và ngang bướng của con trai mình chứ.

– Cô.

– Tôi nói không sai chứ?

Khang Luân cảm thấy gườm con người này. Xinh đẹp, kiêu căng và đầy cá tính.

– Xem ra anh phải tuân thủ theo mà thôi. Đành phải vậy, Khang Luân lẳng lặng đi lấy giấy bút để học:

– Bất đầu đi!

Yến Du nheo nheo mắt:

– Có thế chứ?

Cô đừng vội tự đắc sớm đến như vậy. Tôi nhất định sẽ cho cô bài bọc đích đáng.

Yến Du giải những từ khó.. Ngây thơ có nghĩa là còn non trẻ ít hiểu biết việc đời. Còn hào hoa là rộng rãi lịch thiệp, hào hoa phong nhã chỉ người đàn ông phong độ lịch lãm đó. Chứ không phải ...

Thấy cô ngập ngừng, Khang Luân ngẩng đầu lên hỏi:

– Không phải làm sao?

Hít hít mũi, Yến Du cười tủm tỉm:

– Không phải như ai kia nhỏ mọn chắp nhất vậy đâu.

Khang Luân khép tập lại. Anh đứng lên nói một cách thong thả:

– Vậy thì cũng tuỳ người đối diện nữa đó. Cô ta quá kênh kiệu, kiêu căng thì phải đối xử như vậy thôi.

Bà Lài đến kịp lúc, bà nói:

– Mời cậu, mời cô uống nước.

Yến Du liền đưa tay cầm ly nước:

– Con xin cám ơn dì ạ.

Bà Lài tươi cười:

– Thôi, tôi không dám làm phiền hai người nữa. Tôi đi đây.

Khang Luân đưa tay ngăn:

– Dì mang nước xuống giùm tôi. Tôi không thấy khát.

Bà Lài lại nói:

– Vậy thì để đây, cậu học xong hảng uống.

Khang Luân nói mà không quay lại:

Hôm nay học vậy là đủ lắm rồi. Tôi không học nữa.

Yến Du vẫn cầm ly nước trên tay, cô nói với bà Lài:

– Vậy cũng tốt. Hôm nay con sẽ ở lại nói chuyện với ông chủ về sự học của cậu chủ nhỏ. Ta đi thôi dì.

Yến Du nắm tay kéo bà Lài xuống lầu, không kịp để cho Khang Luân nói lời nào.

Còn đang đứng trơ ra thì điện thoại reo, Khang Luân uể oải mở máy:

– Gì vậy hả?

– Rảnh không?

– Rảnh. Có gì không?

Ra quán uống cà phê.

Khang Luán do dự:

– Ngay bây giờ sao?

– Không được à? Có phải cậu đang bị cô giáo xinh đẹp ấy cột chân rồi à?

Khang Luân đâm bực, anh nói:

– Thôi đi, đang ở đâu, nói mau Vẫn chỗ cũ. Nhưng mà cậu đang học.

Khang Luần đáp cộc lốc:

– Xong rồi.

– Giận nhau sao mà căng thẳng như vậy? Trả bài không thuộc bị phạt à?

– Thôi đi, đừng đùa nữa!

Khang Luân cúp máy. Anh bước xuống đến nấc thang cuối cùng:

– Dì Lài à!

– Có gì không cậu?

– Tôi ra ngoài một chút.

Dì Lài đành phải gật đầu:

– Được rồi.

Ném cái nhìn lém lỉnh sang Yến Du, Khang Luân rùn vai rồi bước đi nhanh ra ngoài. Yến Du nói với bà Lài:

– Anh ấy làm sao vậy?

Bà Lài thở dài:

– Khó hiểu lắm. Lúc này lúc khác, cũng chẳng biết nữa.

Yến Du ngẫm nghĩ một lát rồi nói:

– Có lẽ con người ta sống cảnh giàu sang nên mới vậy thôi.

Bà Lài gật đầu tán thành:

– Có lẽ là con nói đúng đấy. Và cũng có thể sống ở nước ngoài lâu như vậy cho nên cậu ấy có lối sống như thế.

– Ít nhiều cũng ảnh hưởng, dì ạ.

Bà Lài thở dài:

Ông chủ tuy giàu có, nhưng rất hiền lành, ông luôn làm việc thiện. Vì vậy hãng rượu Hương Việt của ông luôn gặp may mắn.

Yến Du lẩm bẩm:

– Hãng rượu Hương Việt ư?

– Đúng vậy. Công ty của ông luôn sản xuất ra rất nhiều rượu ngon đó.

Công ty này thật ra Yến Du cũng đã từng nghe nói đến. Nhưng cô đâu ngờ nó lại là của một ông chủ hiền lành như vậy.

– Thế còn bà chủ thì sao hả dì? Con không nghe ai nhắc đến cả.

Bà Lài thở dài:

Bà ấy đã mất cách đầy vài năm thôi. Do một tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của bà.

Yến Du giật mình:

– Con xin lỗi.

– À không, không có sao cả! Bà chủ là người hiền lành, rất hay thương người. Thậm chí lúc còn sống, bà luôn giúp đỡ người nghèo khó.

Yến Du thốt lên:

– Người ngay thường hay mắc nạn. Chẳng hiểu sao lại như thế nữa.

– Chuyện đời mà con. Ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra với mình.

Yến Du đắn đo:

– Nhưng theo con thấy thì Khang Luân chẳng giống ông bà chủ chút nào cả.

Anh ấy dường như rất độc đoán thì phải.

Bà Lài chống chế:

– Đó chỉ là bề ngoài mà thôi. Ta thấy cậu ấy sống cũng tình cảm lắm đấy.

– Dì thiên vị.

Bà Lài bật cười:

– Sao lại thiên vị chứ?

Dường như dì rất hiểu nội tâm của anh ấy.

Bà Lài cười đôn hậu:

– Có lẽ con nói đúng. Dì đây đã sống và làm việc ở đây khá lâu rồi, nên tâm tính của mỗi người dì đều hiểu rõ.

Yến Du đứng lên:

– Cũng quá giờ rồi, con xin phép dì con về đây.

Bà Lài nhìn theo nuối tiếc:

– Ừ, thôi con về. Ngày mai lại đến nữa mà.

Yến Du dần dừ:

– Xem ra anh ấy không muốn học thì phải.

– Thì con cứ đến đi. Mọi chuyện sẽ ổn thôi mà.

Yến Du đành phải gật đầu:

– Vâng, con sẽ đến.

– Thôi về đi. Nhớ cẩn thận đấy.

Yến Du ra về, bà Lài buông tiếng thở dài. Bà lo lắng chẳng biết cậu chủ nhỏ có kiên trì mà chịu học hay không?
Hoa trinh nữ của anh
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10