watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Những người trẻ lạ lùng-Một và kỷ niệm về Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện - tác giả Đỗ Hồng Ngọc Đỗ Hồng Ngọc

Đỗ Hồng Ngọc

Một và kỷ niệm về Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện

Tác giả: Đỗ Hồng Ngọc

Tôi có may mắn được quen Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện từ hơn mười năm trước, vào khoảng năm 1985, khi ông ghé thăm Bệnh viện Nhi Đồng I, nơi tôi đang công tác. Lần đó ông nhờ tôi viết một bài về sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em để ông đăng vào tập sách Tìm hiểu trẻ em của Nhà xuất bản Phụ Nữ do ông làm chủ biên. Từ đó, tôi được nhiều lần gặp ông, đặc biệt trong những năm tôi và Bs. Lâm Văn Điền phụ trách bộ môn Xã hội học – Tâm lý học cho Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế thành phố Hồ Chí Minh, ông đã là cố vấn cho chúng tôi trong những bước đầu bỡ ngỡ để đưa một bộ môn mới vào một trường đào tạo bác sĩ kiểu mới – bác sĩ đa khoa hướng về cộng đồng. Ông chú ý đặc biệt đến việc thực tập. Ông nói phải xây dựng một bộ hồ sơ bệnh án mẫu về tâm lý trẻ em, và các sinh viên phải làm chừng 10 bệnh án như thế. Ông sợ rằng giảng dạy tâm lý không khéo thì thành lý thuyết suông, xa rời thực tế. Nhiều lần tôi đến thăm ông lúc ông “dưỡng sức” ở Viện Pasteur. Thấy hai ông bà (ông và vợ là Nguyễn Thị Nhất) vừa chăm sóc sức khoẻ cho nhau, vừa cùng làm việc với nhau thật là "tâm đầu ý hợp”. Ông có rất nhiều kế hoạch để phát triển NT (Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em, một tổ chức phi chính phủ đầu tiên ở Việt Nam do ông sáng lập). Có lần ông gửi tặng tôi cuốn Tự điển tâm lý vừa in, giải thích cho tôi rõ những từ đầy tính sáng tạo, những ý niệm phức tạp được diễn đạt bằng một từ tiếng Việt tương đương, chính xác mà dễ hiểu, chẳng hạn phân biệt lo hãi, lo âu, lo sợ… Tôi thật sự thán phục về tài dùng tiếng Việt của ông khi ông dịch chữ placébo trong y học. Chữ này có người dịch là "giả dược", nhưng dịch như vậy thì "Tàu" quá, không phải Việt; có người dịch là "thuốc giả" thì càng sai, vì đây không phải thuốc giả, mà là thuốc giống như thuốc thật nhưng vô hại, dùng để thử nghiệm lâm sàng nhằm so sánh với thuốc thật. Ông đã tìm ra một chữ rất tuyệt vời là "thuốc vờ" để dịch chữ placébo đó. Thuốc vờ thì giống như thuốc thật mà không phải thật. Tôi nghĩ một người đã từng dịch Truyện Kiều sang Pháp ngữ như ông mới có được những tìm tòi, suy nghĩ về ngữ nghĩa tiếng Việt tuyệt vời đến vậy. Sau này, mỗi lần ra Hà Nội công tác, dù bận bịu thế nào thì tôi cũng đến thăm ông. Ông rất ân cần, niềm nở, vui vẻ nói chuyện hàng giờ không dứt dù đã yếu, mệt. Có lần một người chở xe ôm chở tôi từ Giảng Võ đến Nguyễn Chế Nghĩa trong một buổi tối trời mưa to đã hỏi tôi có phải đến thăm Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện không, và ông ta chịu khó đợi tôi gần cả giờ mà không phàn nàn dù trước đó tôi hứa vào thăm chừng mười lăm phút. Lần đó, thấy ông yếu, nằm trên giường, khi có khách ông ngồi cao hơn để tiếp chuyện, gần đó có cái điện thoại, ông nói, nhờ cái điện thoại này mà ông vẫn tiếp tục làm việc với các cộng tác viên bên ngoài dù không đi lại được nữa. Ông "khoe" đã làm xong mấy trăm hồ sơ bệnh án tâm lý trẻ em rồi, đã ra được tập san chuyên ngành, đã tổ chức các chi nhánh của NT ở nơi này nơi khác… Lúc đó tôi đang làm cuốn thuật ngữ về HIV/AIDS, nên trong lúc nói chuyện tôi hỏi ông về vài từ liên quan đến tình dục, tình yêu. Ông nói trong tiếng Pháp chỉ có "Amour" và "Sexe" thì ta có đến những bốn từ: Tình duyên, Tình dục, Tình yêu, Tình nghĩa mà tiếng Pháp không thể dịch được từ Tình duyên, Tình nghĩa! Mỗi từ đều có hàm ý khác nhau nhưng có liên quan mật thiết với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau. "Người đâu gặp gỡ làm chi. Trăm năm biết có duyên vì hay không" là tình duyên đó, chữ “duyên" trong Phật giáo. Tôi hỏi sao không nói Tình yêu trước rồi Tình dục theo thứ tự Tình duyên, Tình yêu, Tình dục, Tình nghĩa, ông cười: "Anh nghĩ theo luân lý, còn tôi nghĩ theo tâm lý".

BS. Nguyễn Khắc Viện đã mất vào tuổi 85, lúc 2 giờ 45 phút ngày 10/5/1997 tại Hà Nội. Ông là một nhà trí thức lỗi lạc, một nhà văn hoá lớn của Việt Nam. Ông là một tấm gương kiên nhẫn, gương tranh đấu với một nghị lực phi thường đáng cho thế hệ trẻ học tập. Từ những năm 1942 – 1951, ông đã chịu mỗ 7 lần, cắt 8 xương sườn, cắt bỏ hẳn phổi bên phải và một phần ba phổi trái vì bệnh lao, trong thời kỳ chưa có thuốc chữa, các giáo sư Pháp lúc đó đã nói ông chỉ có thể sống nhiều lắm là hai năm nữa, thế mà ông đã sống và làm việc tích cực đến 45 năm sau. Ông sinh ngày 5/2/1913 tại Hương Sơn, Hà Tỉnh, tốt nghiệp bác sĩ ở Paris năm 1940, về nước 1963. Ông là người đưa ra phương pháp dưỡng sinh độc đáo, phương pháp “y võ dưỡng sinh" và một "bí kíp" khí công với 48 chữ mà mọi người có thể thực hành:



Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động

Chân tay thả lỏng
Êm, chậm, sâu, đều

Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Đứng ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được

Lúc nào cũng được

Và ông dặn: "Nhớ là phải theo thật đúng, không được bỏ sót câu nào!"

Bây giờ trong lúc ngồi viết những dòng này, tôi vẫn còn nhớ cặp mắt sáng quắc của ông, giọng nói tuy chậm nhưng rất rõ ràng của một người đầy rẫy “chân khí” trong người, dù tuổi đã cao, sức đã yếu. Chắc ông cũng muốn tủm tỉm cười dặn thêm: "Coi chừng tẩu mã nhập ma nếu không theo đúng từng câu từng chữ đó nhé!”. Ông thật là một người minh triết rất dễ thương!
Những người trẻ lạ lùng
Lời ngỏ
Những người trẻ lạ lùng
Con tinh yêu thương…
Chiều chiều dắt ra bờ sông …
Làm mới thơ
Nhớ Tiếng Thu giữa Boston
Kể thơ trên xe lửa
Sách và Người
"Sài Gòn đẹp lắm…"
Cứu lấy… cầu khỉ!
Real Romantic!
Tản mạn Paris
Trang của một thời…
Chuyện kể về một bài thơ…
Đọc thơ Phan Như
Đời thường Giáo sư Trần Văn Khê…
Nguyễn Hiến Lê, một tấm gương kiên nhẫn
Một và kỷ niệm về Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện
Võ Hồng vào tuổi 80
Cậu tôi, ông Ngu Í Nguiễn Hữu Ngư
Nghe GS. Trần Văn Khê kể chuyện… tình
Mối tình chung thuỷ, nhân hậu của
Thư gửi người bạn Nhật chưa quen biết (*)