watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thánh Kiếm Đoạt Hồn-Hồi 21 - tác giả Đông Phương Ngọc Đông Phương Ngọc

Đông Phương Ngọc

Hồi 21

Tác giả: Đông Phương Ngọc

Đưa Hàn Thiếu Sơn ra tới cửa Nghiêm Hữu Tam đứng nhìn theo dáng đi thư thái cửa hắn mà mím miệng hừ hừ trong cổ...
Nghiêm Tú Hiệp hỏi:
– Nhị thúc, chẳng hay nhị thúc thấy hắn như thế nào?
Nghiêm Hữu Tam trầm ngâm:
– Rất khả nghi, nhưng cũng chưa nắm chắc căn cơ của hắn...
Và ông lại dặn luôn:
– Cháu hãy cho người âm thầm theo dõi hắn.
Vừa nói, vừa xé phong thư, thấy bên trong chỉ có hai dòng chữ “Vì có chuyện cần thương lượng xin mời Nghiêm tổng quản canh hai đêm nay đến tại Đại Phong Tự phía tây sườn Đại Mao Phong hội kiến, tự nhiên sẽ có mặt Tần cô nương, mong Nghiêm tổng quản y hẹn”.
“Giang Nam, Phân Đàn Chủ Ngũ Phượng Môn” Nghiêm Hữu Tam mím môi rung động...
Ông hừ hừ trong cổ:
– Đúng là bọn cướp to gan, nó dám khinh thường và khiêu chiến như thế này đủ thấy chúng đã có âm mưu trọng đại....
Nghiêm Tú Hiệp cau mặt:
– Nhị thúc, đây có phải là...
Trao lá thư cho Nghiêm Tú Hiệp, Nghiêm Hữu Tam nói:
– Cháu hãy xem...
Nghiêm Tú Hiệp đọc thư và tỏ vẻ lạ lùng:
– Ngũ Phượng Môn? Trong giang hồ có cái tên môn phái này bao giờ nhỉ?
Nghiêm Hữu Tam nói:
– Cũng có thể một đám vô danh tiểu tốt nào đó gom nhau lại thành lập một môn phái mới, nhưng chạm phải Thái Bình Bảo này thì chúng sẽ không còn đất sống.
Nghiêm Tú Hiệp hỏi:
– Nhị thúc định tự thân đến phó ước với chúng à?
Nghiêm Hữu Tam nói:
– Chúng đã dám mời thì mình phải dám đi chứ? Vả lại mình đang đi tìm, mà chúng lại tự dẫn thân thì cũng là một chuyện rất hay. Cháu hãy cho Trương Bảo chuẩn bị ngựa sẵn sàng cho chú.
Nghiêm Tú Hiệp nói:
– Cháu xin đi cùng với nhị thúc.
Nghiêm Hữu Tam lắc đầu:
– Hãy tạm ở lại đây, tất cả cứ để một mình ta đi là đủ.
Nghiêm Tú Hiệp vâng lịnh lui ra.
Nghiêm Hữu Tam đeo kiếm vào mình bước ra cửa thì Trương Bảo đã dẫn con hồng mã tới.
Nghiêm Tú Hiệp vòng tay đứng một bên:
– Nhị thúc còn có chuyện chi dặn bảo?
Nghiêm Hữu Tam thấp giọng:
– Hãy cố gắng hết sức kín đáo theo dõi gã thư sinh họ Hàn...
Nói chưa dứt câu là ông đã phóng lên lưng ngựa ra roi.
Vốn là một con danh mã, Nghiêm Hữu Tam vừa thúc hai chân là con ngựa đã bỏ vó phi nước đại, bên sau chỉ còn một đám bụi mù.
Chiều tối ngày hôm ấy là đến thị trấn Câu Dung, Nghiêm Hữu Tam chọn một gian tửu điếm ngồi một mình độc ẩm.
Uống độ vài tuần rượu thì thì trống lầu vừa điểm sang canh một, còn phải ngót hai tiếng đồng hồ nữa mới đến canh hai mà lộ trình thì chỉ khoảng nửa tiếng đồng hồ, nên Nghiêm Hữu Tam không vội, cứ ngồi nhâm nhi thưởng cảnh.
Vào đêm ở tửu quán không giống như ban ngày, những kẻ có việc thì đã vội ăn uống qua loa rồi hối hả lên đường, có một số bàn với những kẻ còn nghỉ lại đêm thì xúm năm tụm ba ngồi uống rượu và tán gẫu.
Không khí tuy không vắng lắm nhưng cũng khá im lìm, Nghiêm Hữu Tam uống được chừng nửa hồ rượu thì có một tên tiểu nhị đi ngay lại bàn cười nói:
– Kính bẩm lão quan nhân có người vừa bảo trao thơ....
Thơ?
Mới đây đã có thơ, bây giờ lại trao thơ nữa nghĩa là sao?
Huống chi, chỉ khoảng một nữa đường và mới vừa ngồi chưa xong bầu rượu thì chúng lại giở trò. Nghiêm Hữu Tam đoán chắc rằng là bọn mệnh danh Ngũ Phượng Môn chứ không ai vào đây nữa....
“Nghiêm Lão Anh Hùng Chiết Khán”...
Lạ không?
Nếu không phải bọn chúng thì ai là người theo dõi? Nhưng dù là chúng thì tại sao khẩu khí lại khác nhau?
Lần trước thơ đề “Nghiêm Hữu Tam Tổng Quản” còn lần này lại khác. Sao là Nghiêm Lão Anh Hùng?
Không lẽ chúng đến hai phe?
Nghiêm Hữu Tam hỏi tên tiểu nhị:
– Ai bảo ngươi trao thơ này đến?
Tên tiểu nhị cười mơn:
– Một vị đại gia vừa mới uống rượu trên lầu, lúc sửa soạn ra đi bảo tiểu nhân trao thơ này cho lão quan nhân bảo rằng ông ta là bạn.
Nghiêm Hữu Tam mỉm cười gật đầu:
– Có lẽ là một ông bạn quen nhưng vừa rồi khách đông nên lão phu không chú ý...
Tên tiểu nhị nói:
– Vâng vâng vị đại gia ấy cũng bảo như thế và có nói thêm rằng vì chuyện gấp nên phải đi ngay, do đó mới sai tiểu nhân trao thơ này lại....
Móc một đỉnh bạc thưởng cho tên tiểu nhị và chờ cho hắn khuất ra khỏi cửa rồi mới xé thơ:
“Nếu lão anh hùng muốn biết chân tướng của bọn cướp này thì xin hãy đến phía bắc thành sẽ thấy đâu sự thật, nhưng để cho mọi người trong quán không chú ý, xin lão anh hùng hãy đi bằng ngõ sau trổ ra ngõ hẻm”.
Lá thơ viết bằng những nét chữ vội vàng như rồng bay phượng múa, tuy nhiên không giống lá thơ mời trước và càng không giống hơn nữa khi bên dưới không có kí tên.
Hình như họ không phải là một bọn với nhau, nhưng tại sao lại theo dõi mình một cách bí mật như thế này?
Tuy có băn khoăn nhưng Nghiêm Hữu Tam cũng vội đứng lên, vì nghĩ rằng ít nhất cũng sẽ khám phá ra điều bổ ích, ông ta không nghĩ đến chuyện phục binh, vì chuyện đó đối với ông ta không phải là vấn đề quan trọng...
Quả nhiên trong quán không một ai chú ý vì họ cho rằng Nghiêm Hữu Tam đi tiểu tiện phía sau và càng không chú ý tới nữa là ông ta chỉ ra sau một chút rồi quay trở ra ngồi độc ẩm với bầu rượu còn hơn phân nửa....
Nếu có một nhân vật giang hồ lão luyện và đặc biệt theo dõi thì mới có thể thấy rằng người trở ra này chỉ là người giả mạo, nhưng chỉ khi theo dõi từng li từng tí mới có thể nhận ra và nhất là phải là nhân vật từng giỏi về khoa dị dung, chứ không thì cũng không làm sao phân biệt...
“Hồng Liễm Phán Quan” Nghiêm Hữu Tam ra đến sau quán, quả nhiên có một ngõ hẻm trỏ về phía bắc thành và xa xa, có một bóng người đứng đợi....
Bóng người vừa thấy Nghiêm Hữu Tam thì đã vội vòng tay ra hiệu và dùng phương pháp “Truyền âm nhập mật” nói ngay:
– Kính chào Nghiêm lão anh hùng.
Vì tối và xa nên không thấy rõ mặt và nghe đối phương dùng phương thức bí mật nói chuyện với mình, Nghiêm Hữu Tam cũng dùng phương pháp ấy hỏi lại:
– Các hạ là ai?
Người ấy không trả lời mà chỉ nói:
– Xin lão anh hùng hãy theo tại hạ.
Vừa nói, hắn vừa quay mình lao đi như gió.
Con người ấy có một thân pháp thật nhanh, Nghiêm Hữu Tam vừa nhón chân thì hắn đã cách xa mấy trượng...
Nghiêm Hữu Tam vừa theo vừa gắt:
– Các hạ hãy dừng chân lại.
Nhưng người ấy làm như không nghe thấy cứ lao nhanh về hướng trước...
Phía trước không xa, đã tới tường thành, bờ thành cao mấy trượng, bóng người ấy không thấy dừng chân, hắn cứ theo đà phi nhanh, nhẹ nhàng nhảy đứng trên đầu tường, một thân pháp “Vạn mã đằng không” thật chưa từng thấy, vì cho dù với con người ???
giang hồ và nội công không phải tầm thường như Nghiêm Hữu Tam tuy phóng lên đầu tường ấy không phải khó nhưng ít nhất là đà chân cũng phải chậm lại để lấy trớn phóng lên...
Nghiêm Hữu Tam vừa đặt chân lên đầu tường thì chiếc bóng ấy đã vượt cách xa hơn trăm trượng và đứng như chờ đợi.
Thầm thán phục khinh công của đối phương nhưng cũng không có thì giờ suy nghĩ hơn, ông ta vội lao mình nhanh tới.
Nhưng cũng chỉ vừa sát với bóng ấy thì hắn đã lao đi, tự nhiên khoảng cách giữa hai người tuy không phải xa nhưng cũng không gần, cho dù Nghiêm Hữu Tam có muốn chặn ngăn hay dùng phương thức cách sơn đả hổ cũng không sao dùng được.
Thật là lạ.
Nghiêm Hữu Tam không biết đối phương muốn dụ mình đến nơi đâu? Nhưng bây giờ thì ông ta không muốn nghĩ gì nhiều hơn nữa, vì bằng lối khinh thân tinh diệu của hắn, đã làm cho tính hiếu kỳ của lão giang hồ nổi dậy, ông ta nghĩ nếu hắn muốn ám toán mình thì bằng với lối khinh công tuyệt kỷ ấy, hắn không cần phải dụ đi xa....
Giữa màn đêm đen nghịt, một bóng trước bóng sau vun vút qua những rặng cây, chỉ trong nháy mắt hai người đã vượt gần ba mươi dặm.
Vừa thấy dạng Đại Mao Phong là Nghiêm Hữu Tam thiếu chút nữa phải bật cười....
Thật là chuyện trò cười.
Chúng đã hẹn mình đến Đại Mao Phong thì lại còn bày thêm cái trò dẫn đường như thế này làm chi cho mệt?
Và rõ ràng như thế là không thể có vấn đề phục binh gì cả.
Chúng biết là Nghiêm Hữu Tam nhất định sẽ tới, nhất là khi thấy ngồi uống rượu tại quán rượu trong thị trấn Câu Dung, bây giờ lại cho người làm kẻ dẫn đường thì rõ ràng chúng không hề làm theo cách để cho người được hẹn tới bằng cách không phòng bi.....
Nhưng rồi lão già họ Nghiêm lại chợt hoang mang...
Nếu phục binh thì không thể làm cách ấy, nhưng đã làm cách ấy, thì ai lại làm chuyện trao thơ mời, rồi lại cho người bí mật dẫn đường như thế chi cho phiền phức?
Y nghĩ họ là hai bọn khác nhau lại trở về với Nghiêm Hữu Tam, chỉ có hai phe mới có thể có hành động lạ lùng như thế...
Nhưng thật sự thì cũng không ổn.
Vì nếu thật hai phe thì phe sau này nhất định là đã biết phe trước đã mời ông ta đến Đại Mao Phong, mà đã biết thế thì có gì cứ để đến chứ sao lại lén đi dẫn đường như thế?
Càng nghĩ càng cảm thấy cứ như trong lòng lẩn quẩn và ngay lúc đó, hai người đã đến một nơi có cây cổ thụ ba người ôm không giáp, bóng người ấy nhảy vút lên một tàng cây thật rậm và nói vọng xuống:
– Xin thỉnh giáo lão anh hùng hãy ẩn lên một tàng cây rậm kế bên.
Tự nhiên hắn lại dùng phương pháp “Truyền âm nhập mật”. Nghiêm Hữu Tam ngẩng mặt hỏi lại:
– Các hạ là ai? Và tại sao lại dụ lão phu đến nơi đây?
Người ấy nói:
– Kế cận quanh đây sợ e rằng đang có phục binh, nếu có gì cần nói xin thỉnh lão anh hùng hãy ẩn mình trước đã.
Thấy hắn nói có vẻ trịnh trọng và cũng muốn biết kế tiếp là hắn dở trò gì.
Nghiêm Hữu Tam nhún mình nhảy lên tàng cây hắn chỉ.
Sau khi ngồi yên, ông ta dùng phương pháp “Truyền âm nhập mật” hỏi:
– Các hạ bây giờ có thể nói rõ câu chuyện hôm nay.
Hai người cách nhau bởi ba tàng cây khoảng chừng hơn một trượng và người ấy trả lời:
– Tại hạ đã nói rõ mục đích trong thơ, đáng lý lão anh hùng cũng đã thấy rõ rồi.
Nghiêm Hữu Tam gặn lại:
– Lão phu chưa rõ dụng ý của các hạ.
Người ấy cười nhẹ:
– Cố nhân thường nói tri kỷ tri bỉ là vấn đề tối quan trọng trong khi giao đấu, bây giờ kẻ địch mời lão anh hùng đến Đại Mao Phong, vậy lão anh hùng có biết âm mưu của họ hay chưa?
Nghiêm Hữu Tam đáp:
– Kẻ địch dù có thiên mưu vạn kế, lão phu cũng không thể lùi trước họ.
Tự nhiên đó cũng là một cách thú nhận rằng mình chưa biết gì về âm mưu của địch...
Người ấy nói:
– Lão anh hùng là một bậc cao thủ giang hồ, nội công rất ít có ai là đối thủ, điều đó tại hạ vô cùng ngưỡng mộ và khâm phục, nhưng còn địch là kẻ gian hoạt mà trong phe của chúng nếu kể về võ công cũng rất nhiều tay không phải tầm thường, cho dù họ không phải là đối thủ của lão anh hùng, nhưng Tần cô nương hiện tại trong tay của chúng thì lão anh hùng làm sao có thể tự nhiên hành động được? Vả lại vấn đề này quan hệ quá lớn lao, chỉ một chút sơ thất của lão anh hùng là toàn cõi Giang Nam sẽ đi vào ván cờ thấp nhất...
Nghiêm Hữu Tam ngạc nhiên:
– Theo ý kiến của bằng hữu thì câu chuyện hiện tại sẽ dẫn đến như thế nào?
Người ấy nói:
– Tại hạ muốn mời lão anh hùng đến đây trước nhất là muốn cho lão anh hùng thấy rõ thực hư của chúng.
Nghiêm Hữu Tam hỏi:
– Thực hư của chúng như thế nào?
Người ấy nói:
– Đại khái có lẽ thấy bây giờ, chỉ có điều tại hạ có một chuyện khó khăn muốn nhờ lão anh hùng thông cảm trước, chẳng hay lão anh hùng có ưng chịu chăng?
Nghiêm Hữu Tam hỏi:
– Bằng hữu muốn lão phu làm chuyện chi?
Người ấy nói:
– Tất cả chuyện xảy ra đêm nay, tại hạ đã bố trí an bày, mong lão anh hùng cứ bàng quang xem xét chứ đừng nhúng tay vào....
Nghiêm Hữu Tam nói:
– Nhưng lão phu đang vì Tần cô nương của tệ bảo đến đây.
Người ấy cười:
– Chuyện ấy tại hạ đã biết, xin lão anh hùng cứ yên lòng, đến lúc cần thiết của vấn đề, tại hạ sẽ bảo đảm Tần cô nương sẽ trở về quý bảo yên lành.
Nghiêm Hữu Tam gặn lại:
– Nhưng các hạ là ai?
Người ấy nói:
– Xin lão anh hùng không cần phải hỏi về chuyện ấy, vì khi đến lúc là tự nhiên lão anh hùng sẽ rõ.
Nghiêm Hữu Tam nói:
– Luôn đến tính danh mà bằng hữu cũng không cho biết thì những chuyện khác lão phu làm sao tin được?
Người ấy nói:
– Lão anh hùng đang ở vào một chỗ sắp sửa xảy ra vấn đề, tất cả sẽ không làm sao qua được mắt của lão anh hùng, chuyện tin tại hạ không cũng không thành vấn đề trọng yếu.
Nghiêm Hữu Tam hỏi:
– Nhưng các hạ có nắm chắc được vấn đề hay không chứ?
Người ấy đáp:
– Nếu lão anh hùng bằng lòng không can thiệp thì chuyện thành công tại hạ nắm chắc trong tay.
Nghiêm Hữu Tam gặn lại:
– Còn nếu lão phu can thiệp?
Người ấy nói bằng một giọng quả quyết:
– Nếu lão anh hùng không ẩn nhẫn thì cục diện hôm nay kể như thất bại hoàn toàn.
Nghiêm Hữu Tam cảm thấy hắn hành động thật quá bí mật, nhưng bây giờ mình đã có mặt nơi đây thì tại sao lại sợ mà không dám nhận chịu vấn đề đặt ra của hắn? Vả lại mình đang ở trên tàng cây có thể thì lại càng nên cứ để xem hắn giở trò gì rồi hẵng tính sau.
Ông ta gật đầu:
– Được rồi, lão phu xin y theo lời các hạ.
Người ấy lại nói:
– Như thế, tại hạ xin có lời cảm tạ sự giúp đỡ đó của lão anh hùng và còn một việc nữa rất mong lão anh hùng đã nhận lời thì hãy xin nhận luôn cho bằng cách là cố hết sức nhẫn nại, cho dù việc chi xảy ra cũng cứ xin để cho trôi qua theo sự an bài, để tránh cho sự việc khỏi phát sinh nhiều phiền phức.
Nghiêm Hữu Tam nói:
– Lão phu đã nói là như đinh đóng, xin bằng hữu hãy yên lòng.
Người ấy nói:
– Vâng, tại hạ muôn vàn cảm tạ.
Nghiêm Hữu Tam hỏi:
– Lão phu cũng có một chuyện muốn thỉnh giáo bằng hữu.
Người ấy cười:
– Lão anh hùng cứ hỏi, tại hạ nguyện sẽ phụng đáp những gì có thể.
Nghiêm Hữu Tam nói:
– Cuộc hẹn đêm nay đáng lý là chỉ có một vụ của lão phu, thế tại sao bằng hữu lại đưa mình ra gánh vác? Chuyện đó thật tình lão phu lấy làm khó hiểu?
Người ấy hỏi lại:
– Chuyện đêm nay, thật tình lão anh hùng chỉ cần thấy nó là chuyện riêng về một mình lão anh hùng hay sao?
Nghiêm Hữu Tam đáp:
– Nhiều lắm là can hệ đến Thái Bình Bảo và Ngũ Phượng Môn.
Người ấy nói:
– Như vậy là lão anh hùng đã hiểu lầm rồi.
Nghiêm Hữu Tam hỏi:
– Lão phu lầm về vấn đề nào?
Người ấy nói:
– Chuyện đêm nay, bên ngoài tuy có vẻ chỉ là giữa Ngũ Phượng Môn , Thái Bình Bảo, hay nói rõ hơn là chỉ chuyện Tần cô nương nhưng thật sự thì không phải thế, chuyện đêm nay có thể liên hệ đến hai vấn đề lớn nhỏ khác nhau....
Nghiêm Hữu Tam hỏi:
– Chẳng hay bằng hữu có thể nói rõ hơn không?
Người ấy cười:
– Vâng, có lẽ tại hạ cần nói đại lượt để lão anh hùng không thắc mắc, nhưng vấn đề tự nhiên ngay bây giờ tại hạ chỉ có thể nói phần nào, thứ nhất và cũng là nhỏ nhất là âm mưu của kẻ địch nhằm làm cho Thái Bình Bảo chỉ còn danh mà không có thực...
Nghiêm Hữu Tam à một tiếng nho nhỏ nhưng không lên tiếng.
Người ấy nói tiếp:
– Về vấn đề kế tiếp là chuyện quan hệ đến tứ đại thế gia của võ lâm hiện tại, cả bốn nhà có thể bắt nguồn từ đây mà nghiêng đổ, trọn cõi Giang Nam sẽ hoàn toàn do Tổng phân đà của Ngũ Phượng Môn Giang Nam khống chế, nó còn có thể liên lụy đến cả Thiếu Lâm, Nga My và toàn thể võ lâm...
Nghiêm Hữu Tam bán tín bán nghi hỏi lại:
– Bằng hữu căn cứ vào đâu mà nói thế?
Người ấy nói:
– Những lời của tại hạ xin bảo đảm với lão anh hùng là không phải những lời dối trá, nhưng còn chuyện cặn kẽ hơn thì xin lão anh hùng hãy cho khất lại qua đêm nay....
Nhưng kìa chúng đã đến rồi kìa....
Câu nói sau cùng của hắn làm cho Nghiêm Hữu Tam sửng sốt, vì hai người cùng ở một chỗ gần nhau, thế tại sao hắn phát hiện ra kẻ địch đã tới mà ông ta lại không hay biết?
Ông ta bèn chú mục và tập trung thính giác, cuối cùng mới thấy xa xa có một số bóng người lao tới như bay....
Đã từng thấy khinh công của hắn lúc nãy, nhưng cho đến bây giờ Nghiêm Hữu Tam mới nhận thật ra con người ấy quả có một nội lực phi thường, bằng vào thính giác của ông ta thế mà phát giác kẻ địch còn trễ hơn hắn quá nhiều....
Bọn người mới tới gồm có sáu tên, cầm đầu là một lão già mặc áo choàng màu lục, chân lão chưa chấm đất thì thân hình đã đứng lại rồi, bằng vào cách phi thân đó đủ chứng tỏ lão ta cũng là bậc võ công tới mức thượng thừa....
Năm người theo sau đều che mặt bằng một vuông lụa, bốn người trước chia làm bốn sắc áo khác nhau:
Tử, Thanh, Hắc, Bạch...
Người sau cùng mặc áo choàng xanh, vóc người cao lớn, tuy cũng che mặt nhưng vẫn còn thấy chòm râu phất phơ trước ngực, vóc dáng và cách ăn vận giống hệt Nghiêm Hữu Tam.
Cả sáu người đến dưới gốc cây lớn thì dừng lại và cùng trong lúc ấy từ trong bụi rậm cách chỗ hai người của Nghiêm Hữu Tam ẩn mặt không xa mấy, có hai bóng người phóng ra cung kính vòng tay:
– Kính chào hộ pháp và Tứ Vị Lệnh Chủ.
Nghiêm Hữu Tam giật mình...
Rõ ràng là chúng có phục binh thảo nào người dẫn đến khi nãy rất cẩn thận và chỉ dùng phương pháp “Truyền âm nhập mật”...
Và ông ta càng chú mục quan sát, lão già dẫn đầu là hộ pháp của Ngũ Phượng Môn, bốn người kế là bốn vị Lệnh Chủ, còn lão già có vóc người to lớn giống mình là nhân vật như thế nào? ...
Thấy lão già được gọi là hộ pháp khoát tay hỏi:
– Các ngươi giữ nơi này có phát hiện ra điều gì lạ hay không?
Hai người từ bụi rậm nhảy ra khi nãy đáp:
– Bẩm hộ pháp, không thấy chi cả.
Lão già áo màu lục gật đầu:
– Được rồi, các ngươi hãy lui lại.
Hai tên ấy lại nhảy trở vào ven rừng, ẩn khuất trong bụi rậm y như lúc nãy....
Lão già áo lục ngửa mặt nhìn trời lẩm bẩm:
– Bây giờ hãy còn canh một, Nghiêm Hữu Tam là con người rất tự cao, hắn không đến sớm hơn giờ hẹn đâu.
Nghiêm Hữu Tam ẩn trên tàng cây khẽ gật đầu:
Lão này kể ra thì đã nghiên cứu và thông hiểu tính tình của đối phương khá rõ...
Ngay lúc đó, chợt nghe vó ngựa.
Từ xa, một con tuấn mã chở trên mình một tên đại hán phi tới như bay.
Vừa đến trước lão già áo lục, hắn nhảy xuống mọp mình:
– Thuộc hạ xin tham kiến hộ pháp.
Vị hộ pháp hỏi:
– Nghiêm Hữu Tam đã lên đường hay chưa?
Tên thuộc hạ nói:
– Vừa rồi thuộc hạ tiếp được tin chim câu đem tới thì hiện tại lão ta còn đang ngồi độc ẩm tại quán rượu Câu Dung.
Vị hộ pháp gật đầu:
– Tốt, cho theo dõi thật sát, khi nào hắn rời khỏi quán rượu thì phải báo thật nhanh.
Tên thuộc hạ cuối đầu tuân lệnh rồi phi ngựa quay trở lại.
Nghiêm Hữu Tam muốn điên đầu.
Mình đã đi rồi, thế tại sao bây giờ chúng lại nói rằng hãy còn ngồi trong quán rượu?
Nhưng là một con người lịch lãm giang hồ, Nghiêm Hữu Tam chợt hiểu ra ngay, chính bọn người dẫn mình đi khi nãy đã đánh tráo, họ cho người giả mạo để thực thi mưu kế...
Và ông ta dùng truyền âm nhập mật hỏi:
– Có phải bằng hữu cho người giả mạo lão phu đấy không?
Người ấy trả lời:
– Nếu không như thế thì làm sao có thể qua mắt chúng được?
Chợt nghe vị Hộ pháp quát lớn:
– Nghiêm Hữu Tam.
Từ trên tàng cây Nghiêm Hữu Tam giật nảy mình...
Tại sao từ nẩy giờ khá lâu không có gì xảy ra mà lão này vụt phát hiện ra mình?
Cũng may, ngay khi ấy, lão già mặc áo màu lam ứng tiếng:
– Thuộc hạ có mặt.
Nghiêm Hữu Tam thở phào nhẹ nhõm.
Thì ra là một chuyện trùng tên.
Vị hộ pháp nghiêm giọng:
– Nhiệm vụ trong chuyến đi này, Bạch Kỳ Lệnh Chủ đã nói rõ cho ngươi biết rồi chứ?
Người áo lam đáp:
– Vâng, Lệnh Chủ đã truyền cho thuộc hạ biết rõ rồi.
Vị hộ pháp khoát tay:
– Tốt lắm, ngươi có thể ẩn mình vào bụi rậm ngay bây giờ, chờ khi nào trừ xong Nghiêm Hữu Tam thì lập tức trở lại Kim Lăng.
Người mặc áo lam cúi đầu vòng tay rồi phi thân vào vùng bụi um tùm.
Nghiêm Hữu Tam nghe họ đối đáp là hơi giận đã thấu lên, rõ ràng là người bí mật nói đúng, bọn chúng mưu định trừ mình rồi cho người giả mạo.... Hừ, cho bọn mi có bao nhiêu kế hoạch cứ mang ra thi thố thử xem có trừ được ta không cho biết...
Qua một lúc lâu lại nghe vó ngựa vang lên, một tên kị mã phi nhanh đến nhảy xuống vòng tay:
– Kính bẩm hộ pháp, Nghiêm Hữu Tam đã rời quán rượu Câu Dung, hắn đang nhắm về hướng Đại Mao Sơn.
Vị hộ pháp gật đầu:
– Hãy trở ra ngoài phòng bị.
Tên thuộc hạ nhảy lên lưng ngựa ra roi.
Vị hộ pháp lại nói:
– Đã đến giờ rồi, Bạch Kỳ Lệnh Chủ hãy ở lại nơi đây, còn tất cả lui vào trong ẩn mặt.
Bạch Kỳ Lệnh Chủ vòng tay:
– Thuộc hạ xin tuân lệnh.
Vị hộ pháp xuất lãnh ba vị Lệnh Chủ phi thân vào bụi rậm, họ chỉ nhóng mình là mất hút vào bóng tối.
Từ trên cao nhìn xuống, Nghiêm Hữu Tam nhìn thấy rất rõ ràng, mỗi người của họ khi ẩn mình đã chiếm mỗi người mỗi chỗ với địa hình thật tốt.
Rõ ràng âm mưu chỉ chừa lại tên Bạch Kỳ Lệnh Chủ để làm kẻ dụ địch, tự nhiên khi đối phó, chúng sẽ không từ một thủ đoạn nào, chỉ cần mang lại thắng lợi chứ không cần biết ty tiện hay không ty tiện.
Nhưng có một điều hơi lạ là khi bọn của tên hộ pháp vừa phóng lên thì đồng thời Nghiêm Hữu Tam cũng nhận ra một tiếng động – Không, nói tiếng động thì không hoàn toàn đúng, nó chỉ là một tiếng khua thật nhẹ của tà áo đánh lên trong gió, từ phía của người bí mật ẩn mình nhưng chỗ khéo léo của hắn là chờ đúng lúc họ phi thân là hắn hành động, vì thế, ngoài Nghiêm Hữu Tam ngồi gần nghe thấy, còn bọn bên dưới vì đang nhún mình lao vào trong cho nên không thể nào hay biết, cho dù tên Bạch Kỳ Lệnh Chủ còn đứng lại, hắn có nghe cũng tưởng đó là tiếng khua của đồng bọn.
Nghiêm Hữu Tam rúng động...
Hắn bỏ đi à?
Một ý nghĩ thoáng qua, Nghiêm Hữu Tam vội dùng “Truyền âm nhập mật” hỏi:
– Bằng hữu vẫn còn đó chứ?
Không có tiếng trả lời.
Đúng là hắn đã đi rồi. Nghiêm Hữu Tam cảm thấy hoang mang...
Hắn đã nhiều lần căn dặn không cho mình hành động, thế sao bây giờ hắn lại bỏ đi.
Tự nhiên không phải hắn đi luôn, hắn có âm mưu của hắn, nhưng ít nhất hắn cũng phải bảo qua một tiếng cho mình yên tâm chứ?
Nhưng Nghiêm Hữu Tam không còn thì giờ để suy nghĩ thêm gì nữa, vì vó ngựa đã dần tới rồi....
Từ kẻ bên ngoài cho đến những người ẩn mặt thảy đều căng thẳng.
Người ước hẹn đã đến rồi.
Từ phía ngoài, một ngựa chở một người thong dong đi vào như khách nhàn du.
Con tuấn mã màu hồng, đúng là thứ ngựa quý ngoại Mông.
Người ngồi trên ngựa là một già râu phất phơ trước ngực, mặt như táo chín, đúng là Nghiêm Hữu Tam, người đã lừng danh “Hồng Liễm Phán Quan”.
Dù tình thế đã bắt đầu căng thẳng vì sự việc mở màn, nhưng ngồi trên tàng cây, Nghiêm Hữu Tam bất giác cười thầm:
Như vậy nơi đây bây giờ đã có ba Nghiêm Hữu Tam, một người mới tới và hai người ẩn mặt...
Thánh Kiếm Đoạt Hồn
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42