watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Ngư ông và biển cả-Phần 2 - tác giả Ernest Hemingway Ernest Hemingway

Ernest Hemingway

Phần 2

Tác giả: Ernest Hemingway

Trời dần sang chiều, con thuyền vẫn lừ đừ tiến một cách vững chắc. Nhưng giờ thì đã xuất hiện trợ lực, gió Đông đẩy thuyền đi và ông lão nhấp nhô theo những con sóng nhỏ, nỗi nhức nhối của sợi dây hằn trên lưng đã dịu đi, mềm mại. Trong buổi chiều ấy, sợi dây lại nổi lên một lần nữa. Nhưng con cá vẫn tiếp tục bơi ở tầng nước cao hơn một tí. Mặt trời rọi lên cánh tay trái, vai và lưng lão. Vậy nên lão biết con cá đã chuyển sang hướng Đông Bắc. Bây giờ, khi đã trông thấy nó, lão có thể hình dung con cá đang bơi trong đại dương, bộ vây đỏ hồng dang rộng như đôi cánh, còn cái đuôi dựng đứng đồ sộ đang rẽ nước trong vùng tối đen. Mình không biết nó có nhìn rõ ở độ sâu ấy không, lão nghĩ. Mắt nó to lắm và loài ngựa mắt nhỏ hơn nhiều vẫn có thể nhìn xuyên qua bóng tối. Có hồi mình có thể nhìn khá rõ trong bóng tối. Không phải tối đen kịt đâu. Nhưng có thể nói là sáng gần như mắt mèo. Mặt trời và việc cử động bền bỉ mấy ngón tay của lão đã làm bàn tay trái giờ đây hoàn toàn hết bị chuột rút và lão bắt đầu dồn thêm áp lực lên nó; lão gồng các bắp thịt trên lưng cố nhích sợi dây đau điếng sang một tí.
“Cá này, nếu mày không mỏi mệt”, lão nói lớn,
“thì mày quả thật đúng là dị thường”. Lúc này, lão cảm thấy rất mệt, lão biết bóng tối sắp ập đến và lão cố nghĩ sang chuyện khác. Lão nghĩ về Liên đoàn Big mà lão gọi là Gran Ligas và lão biết đội Yankee của New áork đang đấu với đội Tigres của Detroit. Bây giờ đã sang ngày thứ hai mà mình không biết kết quả các trận đấu, lão nghĩ. Nhưng mình phải tin tưởng và phải xứng đáng với tài danh Di Maggio vĩ đại, người luôn xử lý mọi việc hoàn hảo dẫu cho phải mang cái gót chân đau vì chứng nẻ cựa gà. Chứng nẻ cựa gà là gì nhỉ? Lão tự hỏi. Una espuela de Hueso. Chúng mình không mắc bệnh ấy. Nó có đau như cựa của một chú gà chọi đâm vào gót chân không nhỉ? Mình không nghĩ mình có thể chịu đựng được điều ấy hay việc mất một mắt, hai mắt mà vẫn tiếp tục chiến đấu theo kiểu của đám gà chọi. Bên cạnh giống chim và loài thú vĩ đại thì con người chẳng thấm tháp gì nhiều. Vậy nên mình thích làm con cá ở dưới kia, lội trong vùng tối đen của đại dương.
“Miễn là đừng gặp lũ cá mập”, lão nói lớn.
“Nếu cá mập đến, cầu Chúa hãy rủ lòng thương lấy con cá và cả con nữa”. Mày có chắc Di Maggio vĩ đại sẽ cầm cự với một con cá lâu như tao đã cầm cự với chú cá này không? Lão nghĩ. Mình nghĩ anh ta có thể và thậm chí có thể lâu hơn nữa bởi anh ta trẻ trung, cường tráng. Cha anh ta cũng là dân chài lưới. Nhưng cái chứng nẻ cựa gà có làm anh ta đau nhiều không nhỉ?
“Ta không biết”, lão nói lớn.
“Ta không bao giờ mắc cái chứng ấy”. Khi mặt trời lặn, lão hồi tưởng, để tự củng cố thêm niềm tin, về cái hôm ở quán rượu tại Casablanca khi lão chơi vật tay với anh chàng da đen lực lưỡng quê ở Cienfuegos, người được xem là khỏe nhất ở cảng ấy. Hai người đấu suốt một ngày và một đêm; khuỷu tay đặt trong vòng phấn trên bàn, cánh tay dựng thẳng, hai bàn tay nắm chặt lấy nhau. Người nào cũng cố vật tay của đối thủ xuống bàn. Người ta đặt cược rất nhiều và cứ đi vào đi ra căn phòng sáng ánh đèn dầu; lão nhìn cánh tay, bàn tay rồi nhìn mặt anh chàng da đen. Sau tám giờ đầu, người ta quyết định cứ bốn tiếng thì thay trọng tài để họ có thể đi ngủ. Máu từ tay lão và tay anh chàng da đen tứa ra kẽ móng tay. Hai đấu thủ nhìn vào mắt, vào bàn tay, cánh tay của nhau; dân đánh cược cứ ra ra vào vào và ngồi trên những chiếc ghế cao tựa vào tường theo dõi. Mấy ngọn đèn hắt bóng họ lên những bức tường gỗ sơn màu xanh biếc. Bóng tay da đen nom đồ sộ, cứ chập chờn trên vách mỗi khi gió nhẹ lùa vào mấy ngọn đèn. Suốt đêm, tình thế trận đấu vẫn chưa ngã ngũ, người ta cho tay da đen uống rượu rum và châm thuốc mời hắn. Rồi thì anh chàng da đen, sau ngụm rum đã dốc hết nỗ lực phi thường và có lúc đã đè nghiêng tay lão, người lúc ấy chưa già mà là Santiago EL Campeón, chừng bảy phân. Nhưng lão đã đẩy bật trở về vị trí ban đầu. Lúc đó lão chắc là lão sẽ thắng tay da đen, một vận động viên điền kinh cừ khôi, sung sức. Rồi ngày ló rạng, khi những người cá cược đang đề nghị xem trận đấu là hòa và trọng tài đang lắc đầu thì lão dồn hết gân cốt đè bàn tay của anh chàng da đen xuống, xuống nữa cho đến khi chạm hẳn mặt bàn. Trận đấu bắt đầu vào sáng chủ nhật và kết thúc vào sáng thứ hai. Nhiều tay cá độ đề nghị hòa vì họ phải ra cảng bốc vác các bao đường hay làm việc cho Công tá than Havana. Nếu không thế thì mọi người hẳn muốn đợi xem cho đến lúc kết thúc. Nhưng dẫu sao thì lão cũng kết thúc trận đấu trước lúc mọi người phải đi làm. Trong suốt thời gian dài sau sự kiện ấy, mọi người đều gọi lão là Nhà Vô Địch; dĩ nhiên còn có cả trận phục thù vào mùa xuân nữa kia. Nhưng tiền đặt cược không nhiều và lão đã chiến thắng quá dễ dàng bởi đã đập tan lòng tin của tay da đen ở Cienfuegoạ trong trận chạm trán đầu tiên. Sau chiến thắng ấy, lão còn đấu vài trận nữa rồi nghỉ hẳn. Lão biết lão có thể đánh bại bất cứ ai nếu lão thực sự khao khát và lão cũng hiểu rằng bàn tay phải của lão sẽ kém đi khi câu cá. Lão đã thử vài trận đấu luyện với bàn tay trái. Nhưng tay trái lão luôn là kẻ phản bội, không chịu làm theo ý chí lão nên lão không thể tin cậy nó. Lúc này, mặt trời đã làm nó đủ ấm, lão nghĩ. Nó sẽ không bị chuột rút nữa nếu ban đêm không bị lạnh quá. Mình không rõ, đêm nay chuyện gì sẽ đến đây. Một chiếc máy bay vượt qua bầu trời trên đường đến Miami, lão thấy cái bóng của nó làm cả đàn cá chuồn hoảng sợ.
“Nhiều cá chuồn đến thế thì ở đó chắc có cá dorado”, lão nói rồi trì sợi dây lại xem thử có khả năng đoạt được đoạn dây nào từ con cá kia không. Nhưng lão không thể, nó cứ trơ trơ, sợi dây rung rung bắn cả nước cơ hồ như sắp đứt. Chiếc thuyền vẫn bình lặng tiến về phía trước và lão dõi theo chiếc máy bay cho đến khi không còn nhìn thấy nó. Ngồi trong máy bay chắc là lạ lắm, lão nghĩ. ở độ cao ấy, mình không biết mặt biển trông ra sao? Họ có thể thấy rõ con cá nếu không bay cao quá. Mình thích bay thật chậm ở độ cao hai trăm sải để quan sát cá từ trên cao. Những lần theo thuyền săn rùa, mình đứng trên xà ngang của cột buồm tiền và chỉ với độ cao ngần ấy mình cũng đã nhìn rõ ra phết. Đám cá dorado trông xanh hơn từ trên đấy và bạn có thể nhìn thấy những đường sọc, những đốm đỏ tía trên mình chúng và có thể thấy hết cả đàn khi chúng bơi. Tại sao tất thảy các loài cá bơi nhanh trong vùng nước tối thì lưng lại tím sẫm và luôn có vằn và đốm tím? Loài cá dorado có màu xanh thẫm là vì da chúng vàng ruộm. Nhưng khi chúng đi kiếm mồi, vào những lúc đói ngấu thì mấy cái vằn tím hai bên lườn trông giống hệt như vằn của loài cá kiếm. Có phải là do giận dữ hay là do tốc độ lớn mà da chúng có hiện tượng ấy?
Ngay trước khi trời tối, lúc vượt qua đảo rong biển Sargasso mênh mông đang ngả nghiêng dập dềnh trong sóng nhẹ như thể đại dương đang làm tình với ai đó dưới cái mền vàng, thì sợi dây câu nhỏ của lão đã móc vào họng một con cá dorado. Lão thấy nó lần đầu tiên khi nó nhảy lên mặt nước, vàng ruộm trong sắc nắng còn nán lại, uốn cong mình vẫy vùng loạn xạ trong không trung. Nó lại cứ tiếp tục lao lên, lần nữa, rồi lần nữa trong cơn hoảng sợ tột cùng và ông lão lom khom lần về phía đuôi thuyền, bàn tay phải và cả cánh tay giữ sợi dây câu lớn, còn tay trái lão lôi con cá vào, chân trái chận giữ những đoạn dây thu được. Khi vào gần mạn thuyền con cá cứ nhào lên lặn xuống hoảng loạn trong cơn tuyệt vọng, ông lão cúi người qua mạn, nhấc con cá vàng cháy lốm đốm vệt tím sẫm vào thuyền. Mồm nó cứ há ra rồi ngoạp liên hồi xuống lưỡi câu rồi cứ nảy trong lòng thuyền bằng cái thân dẹt dài, bằng cả đầu và đuôi nữa cho đến lúc ông lão quật mạnh xuống cái đầu vàng nhẫy thì nó mới rùng mình nằm im. ông lão tháo lưỡi câu khỏi con cá, móc lại mồi bằng một con cá mòi khác rồi buông qua mạn thuyền. Lão dò dẫm trở lại mũi thuyền. Lão rửa tay trái và chùi vào quần. Đoạn lão chuyền sợi dây nặng từ tay phải sang tay trái rồi rửa tay phải trong lúc quan sát mặt trời đang chìm xuống biển và độ chếch của sợi dây lớn.
“Nó chẳng thay đổi chút nào”, lão nói. Nhưng khi nhìn sức cản của nước dội vào tay, lão biết tốc độ đã có phần giảm đi.
“Ta sẽ buộc hai mái chèo sau lái chéo vào nhau để làm chậm con cá vào ban đêm”, lão nói.
“Về đêm nó khỏe và ta cũng thế”. Tốt hơn là để lát nữa mới mổ thịt con cá, như thế mới giữ được máu trong thịt, lão nghĩ. Lát nữa ta làm việc ấy và cả việc buộc hai mái chèo để làm vật cản luôn thể. Bây giờ ta nên để con cá yên thì tốt hơn và không nên quấy nó quá vào lúc hoàng hôn. Hoàng hôn là khoảng thời gian khó khăn đối với tất cả các loài cá. Lão để bàn tay cho gió thổi khô rồi nắm sợi dây, thả lỏng cơ thể hết mức, nương theo đà kéo, nép vào mạn thuyền để con thuyền chia đều áp lực hay chiếm hơn phần lực đè lên lão. Mình biết cách rồi đấy, lão nghĩ. Dẫu sao thì đấy cũng là một trong những mẹo. Rồi lão nhớ con cá chưa hề ăn thứ gì kể từ lúc cắn câu; nó là con cá khổng lồ nền cần phải ăn nhiều. Mình đã ăn hết con cá thu. Ngày mai mình sẽ ăn con dorado. Mình gọi loài dolphin này là dorado. Có lẽ ta nên ăn một ít khi đã mổ thịt. Thịt nó sẽ khó ăn hơn thịt con thu. Nhưng giờ đây, có gì là dễ đâu.
“Mày cảm thấy thế nào hở cá?
“ lão hỏi lớn.
“Còn tao thì thấy khỏe, bàn tay trái cũng đã khá hơn. Tao có đủ thức ăn cho một đêm, một ngày nữa. Có giỏi thì cứ kéo thuyền đi, cá”. Lão không thật sự cảm thấy khỏe khoắn bởi nỗi nhức nhối do sợi dây hằn lên lưng lão đã vượt qua giới hạn đau để đi vào miền tê dại mà lão chẳng thể nào lường nổi. Nhưng ta đã từng gặp chuyện tồi tệ hơn thế, lão nghĩ. Bàn tay chỉ bị cứa nhẹ một tí, còn chứng chuột rút thì đã đi đâu mất rồi. Đôi chân còn khỏe chán. Đấy là chưa kể ta còn nhỉnh hơn nó về khoản thịt cá kia. Giờ thì trời đã tối, đêm tháng chín, bóng tối ập xuống rất nhanh ngay sau lúc mặt trời lặn. Lão ngả người tựa vào mạn thuyền và cố nghỉ ngơi thư thái. Những ngôi sao đầu tiên xuất hiện. Lão không biết tên vì Rigel nhưng lão nhìn thấy nó và biết chẳng mấy nữa, cả trời sao sẽ hiện lên và lão sẽ có những người bạn ở nơi xa xôi kia.
“Con cá cũng là bạn ta”, lão nói lớn.
“Ta chưa hề được nhìn thấy hay nghe nói về một con cá nào như thế. Nhưng ta phải giết nó. Ta lấy làm mừng vì chúng ta không phải cố giết những vì sao”. Hãy tưởng tượng hằng ngày con người phải cố giết cả mặt trăng. Mặt trăng sẽ lánh xa. Nhưng thử hình dung nếu có ngày có người phải giết cả mặt trời. Chúng ta được sinh ra may mắn, lão nghĩ. Rồi lão xót xa cho con cá lớn đã không có cái gì để ăn và dẫu cho có xót xa như thế thì quyết tâm giết con cá của lão cũng không hề suy giảm. Bao nhiêu người sẽ ăn thịt con cá này, lão nghĩ. Nhưng liệu họ có đủ tư cách để ăn thịt nó không. Không, đương nhiên là không. Chẳng một ai có đủ tư cách để ăn thịt nó bởi cái cách cư xử đĩnh đạc và phong độ của nó. Mình không hiểu những chuyện này, lão nghĩ. Nhưng thật dễ chịu khi chúng ta không phải cố giết mặt trời, mặt trăng hay những vì sao. Sống nương vào biển và giết người anh em thực sự của chúng ta là đã quá đủ rồi. Bây giờ, lão nghĩ, mình phải nghĩ về chuyện hãm bớt. Việc này thì có phần lợi và cũng có phần hại. Nếu con cá dốc sức chạy và hai cái chèo cản nước làm con thuyền mất độ nhẹ thì chắc mình cũng phải buông hết dây rồi để mất con cá. Con thuyền càng nhẹ thì càng kéo dài nỗi khổ của mình lẫn con cá nhưng đấy lại là điểm an toàn của mình bởi sức lực của con cá hãy còn rất dồi dào và nó chưa dùng hết. Dù gì đi nữa thì mình cũng phải mổ thịt con dorado để nó không bị hỏng và ăn vài miếng để lấy sức. Bây giờ mình sẽ nghỉ thêm một tiếng nữa để xem nó có còn lừng lững và ngoan cố trước khi mình quay ra sau lái quyết ra tay thử xem sao. Nhưng trong khi chờ đợi mình hẵng quan sát xem cách thức nó hành động và liệu nó có giở trò gì ra không. Buộc chèo là mẹo tốt nhất nhưng đã đến lúc cuộc chơi phải an toàn. Nó vẫn còn sung sức, mình thấy lưỡi câu móc vào khóe miệng và nó cứ ngậm chặt miệng. Nỗi đau đớn của lưỡi câu chẳng nghĩa lý gì cả. Nhưng sự hành hạ của cái đói cùng với việc không hiểu rõ mình đang chống lại cái gì là cả vấn đề đối với con cá. Giờ thì hãy nghỉ đi, lão già ạ, và cứ để nó kéo cho đến khi nhiệm vụ sắp tới của mày đến. Lão nghỉ độ chừng hai tiếng. Mặt trăng chưa mọc bây giờ nhưng lát nữa sẽ mọc; lão không có cách nào đoán thời gian. Và cái việc nghỉ ngơi của lão cũng lơ mơ nốt. Lão vẫn cứ chịu sức kéo của con cá dồn lên vai tuy đã đặt bàn tay trái lên mép mạn thuyền trước mũi để trút bớt, bớt nữa gánh nặng của con cá lên chiếc thuyền. Thật đơn giản làm sao nếu ta có thể buộc sợi dây, lão nghĩ. Nhưng chỉ với một cú quẫy nhẹ, con cá sẽ giật đứt. Mình phải đưa thân ra làm chiếc đệm cho sợi dây và lúc nào cũng sẵn sàng cả hai tay nới thêm dây.
“Nhưng mày vẫn chưa ngủ, lão già ơi”, lão nói lớn.
“Đã nửa ngày và một đêm còn bây giờ lại sang một ngày nữa mà mày vẫn chưa ngủ tí nào cả. Nếu con cá cứ lặng lẽ và kéo đều như thế thì mày phải thu xếp để ngủ đi một lát. Nếu mày không ngủ thì đầu óc không chừng sẽ rối tung lên mất”. Đầu mình vẫn còn tỉnh táo, lão nghĩ. Quá tỉnh táo nữa là đằng khác. Mình tỉnh như những vì sao anh em kia. Nhưng mình phải ngủ. Sao ngủ, mặt trăng, mặt trời ngủ và ngay cả đại dương đôi khi cũng ngủ vào những hôm nào đó khi dòng hải lưu ngừng trôi và mặt nước phẳng lặng. Nhưng hãy nhớ chợp mắt, lão nghĩ. Cố ngủ đi và hãy nghĩ ra một kế gì đó đơn giản nhưng bảo đảm về mấy sợi dây câu. Bây giờ hãy lùi lại mổ thịt con cá dorado kia. Nếu mày phải ngủ thì chớ có liều mạng buộc chèo làm vật cản. Ta có thể chịu đựng mà không cần ngủ, lão tự nhủ. Nhưng như thế thì thật là quá nguy hiểm. Lão bắt đầu dò dẫm bò về phía đuôi thuyền, thận trọng không làm giật sợi dây. Có lẽ nó cũng đang lơ mơ ngủ, lão nghĩ. Nhưng mình không muốn nó được nghỉ ngơi. Nó phải kéo cho đến khi chết. Ra đến lái, lão xoay người để bàn tay trái giữ chặt sợi dây và dồn sức mạnh lên cả hai vai rồi rút con dao ra khỏi vỏ bằng tay phải. Lúc này ánh sao chiếu sáng, lão nhìn rõ con cá dorado, cắm lưỡi dao vào đầu và lôi nó ra khỏi tấm ván sau lái. Lão đè chân lên con cá, rạch phăng một nhát từ phía dưới bụng dọc lên đến mõm hàm dưới. Rồi lão đặt dao xuống, dùng tay phải moi sạch ruột và móc hết mang ra. Cảm thấy cái dạ dày con cá nặng và trơn trơn nên lão mổ nó ra. Có hai con cá chuồn trong đó. Chúng còn tươi rói, lão đặt nằm cạnh nhau rồi quẳng mớ lòng lẫn mang qua mạn thuyền. Khi chìm, chúng kéo thành vệt lân tinh dài trong nước.
Con cá dorado lạnh ngắt, trong ánh sao, chỗ thịt trắng nhợt màu phong hủi; lão lột một bên da trong lúc đạp chân phải lên đầu cá. Rồi lão lật lại lột nốt nửa kia và lóc thịt cả hai bên từ đầu đến đuôi. Lão quẳng xương xuống biển và nhìn xem thử có xoYy nước không. Nhưng chỉ có ánh lân tinh khi cái xương từ từ chìm xuống. Rồi lão quay lại đặt hai con cá chuồn vào giữa hai miếng thịt cá; đút dao vào vỏ, lão chầm chậm quay về phía mũi thuyền. Lưng lão oằn xuống bởi độ nặng của sợi dây; tay phải lão cầm mấy miếng thịt cá. Đến mũi, lão đặt chỗ thịt cá lên tấm ván, hai con cá chuồn xếp bên cạnh. Sau đó lão nhích sợi dây sau vai sang chỗ mới, tay trái lại giữ nó và tì lên mạn thuyền. Rồi lão nghiêng người qua mạn rửa con cá chuồn và để ý tốc độ nước vỗ vào tay. Tay lão dính lân tinh khi lột da con cá, lão nhìn dòng nước xói vào chỗ ấy. Dòng nước không còn xiết nữa và khi lão miết mu bàn tay vào ván thuyền, nhiều mảnh lân tinh bong ra, từ từ trôi về phía lái.
“Hoặc là nó đang mệt hoặc là nó đang nghỉ”, ông lão nói.
“Bây giờ ta cố ăn chỗ thịt cá dorado này, rồi nghỉ ngơi và ngủ một tí”. Dưới trời sao, trong đêm thâu mỗi lúc một lạnh, lão ăn hết nửa miếng cá dorado và một con cá chuồn sau khi đã móc ruột và cắt bỏ đầu.
“Thịt cá dorado này càng tuyệt vời khi nấu chín bao nhiêu”, lão nói,
“thì lại càng dở ẹc khi ăn sống bấy nhiêu. Mình sẽ không bao giờ ra khơi mà lại không mang theo muối hay quất nữa”. Nếu biết trù tính thì mình đã đổ nước biển lên ván mui phơi khô để lấy muối, lão nghĩ. Nhưng mãi cho tới lúc gần tối thì mình mới bắt được con dorado. Dẫu sao thì cũng đã thiếu sự chuẩn bị. Nhưng mình sẽ nhai kỹ và cố không bị nôn. Từ hướng Đông, mây đang giăng lên bầu trời và lần lượt từng ngôi sao lão thấy chìm đi. Bây giờ lão như thể đang trôi vào hẻm mây lớn và gió đã ngừng thổi.
“Trời sẽ trở trong vòng ba bốn hôm nữa”, lão nói.
“Nhưng tối nay và ngày mai thì chẳng sao. Bây giờ trong lúc con cá đang bơi bình tĩnh, đều đặn thì hãy quên mọi chuyện và cố ngủ đi, lão già ạ”. Bàn tay phải nắm chặt sợi dây, đùi lão kẹp lấy bàn tay khi lão dồn hết sức nặng tựa vào mạn thuyền. Rồi lão đẩy sợi dây trên lưng xuống thấp một tí và quàng tay trái qua giữ lấy. Tay phải của mình có thể giữ chắc sợi dây cho đến khi nó còn nắm chặt, lão nghĩ. Nếu trong lúc ngủ nó buông sợi dây ra thì tay trái sẽ đánh thức mình dậy. Tay phải sẽ chịu khổ đấy. Nhưng nó đã quen chịu đựng rồi. Dẫu cho mình có ngủ hai mươi phút hay nửa tiếng thì nó cũng không sao. Nằm quắp người tới trước, dồn hết trọng lượng cơ thể đè lên sợi dây, lên bàn tay phải, lão chìm vào giấc ngủ. Lão không mơ về sư tử, thay vào đó là đàn cá heo đông như kiến cỏ, trải dài tám đến mười dặm; đấy là mùa chúng giao phối, nhảy lên và rơi xuống đúng điểm nhảy trên mặt nước. Rồi lão mơ, lão đang ở làng, đang trên giường, gió bấc thổi làm lão lạnh cóng, cánh tay phải của lão tê buốt vì lão đã gối đầu lên thay gối. Sau đó lão bắt đầu mơ về bãi cát dài vàng rực, lão thấy con sư tử đầu tiên bước ra trong bóng tối chập choạng rồi tiếp đó là những con khác, còn lão thì tựa lên mạn con tàu đang thả neo trong làn gió nhẹ buổi tối từ đất liền thổi đến; lão cứ đợi xem thử còn có thêm con nào nữa không, lão hạnh phúc. Trăng mọc đã lâu mà lão vẫn ngủ vùi, con cá vẫn lững thững kéo, còn con thuyền thì chui vào đường hầm mây. Lão choàng tỉnh bởi cú đập từ nắm tay phải va vào mặt, sợi dây bỏng rát trong lòng bàn tay phải. Lão không có cảm giác về bàn tay trái nhưng đã dồn hết sức lên tay phải, hãm sợi dây khi bị kéo đi. Cuối cùng tay trái lão cũng đã tìm thấy sợi dây, lão oằn người ra giữ và bây giờ lưng và bàn tay trái lão bị sợi dây làm bỏng rát; độ căng dồn lên bàn tay trái, cắt nát nó. Lão nhìn lại mấy cuộn dây và thấy nó nhẹ nhàng tuôn ra.
Đúng lúc ấy, con cá nhảy lên, xé toang một mảng đại dương rồi rơi ầm xuống. Nó cứ tiếp tục nhảy, con thuyền lao đi vùn vụt mặc dù dây vẫn không ngừng tuôn ra; ông lão cứ tiến đến điểm sắp đứt, làm chùng xuống rồi cứ lặp đi lặp lại. Rốt cuộc lão bị kéo sập xuống mũi thuyền, mặt đập vào chỗ thịt cá dorado và nằm bất động. Đây là những gì ta chờ đợi, lão nghĩ. Vậy thì ta hãy nhận ngay đi. Bắt nó trả sợi dây, lão nghĩ. Bắt nó trả sợi dây. Lão không thể nhìn thấy những cú nhảy của con cá mà chỉ nghe thấy tiếng rách của đại dương và tiếng đập xuống nặng nề khi con cá rơi. Tốc độ của sợi dây đang cứa nát hai bàn tay lão nhưng do lường trước được chuyện này sẽ xảy ra nên lão đã cố giữ sợi dây lướt trên vùng chai sần, không để nó tuồn qua lòng bàn tay hay cứa đứt mấy ngón tay. Nếu thằng bé ở đây thì nó sẽ thấm ướt mấy cuộn dây, lão nghĩ. Đúng đấy. Nếu thằng bé ở đây. Nếu thằng bé ở đây. Sợi dây cứ tuồn, tuồn, tuồn ra mãi nhưng giờ thì nó chậm dần và lão chỉ để con cá nhích, nhích dần từng tí một. Lúc này lão đã ngẩng đầu lên khỏi tấm ván và miếng cá mà lão đã đập má vào. Lão quì gối rồi từ từ đứng lên. Lão đang tiếp tục nới thêm dây nhưng luôn giữ cho chậm hơn. Lão lần lại nơi lão có thể đưa chân sờ được cuộn dây mà mắt lão không nhìn thấy. Vẫn còn nhiều dây và bây giờ con cá phải đeo thêm cái gánh nặng của cả số dây vừa mới bị kéo chìm xuống nước.
Phải đấy, lão nghĩ. Đến giờ nó đã nhảy hơn mười hai lần và đã lùa đẩy không khí vào những chiếc túi dọc lưng nó; nó không thể lặn xuống sâu mà chết ở nơi mình không thể kéo lên. Chốc nữa nó sẽ bắt đầu lượn vòng và lúc ấy mình sẽ ra tay. Mình không rõ chuyện gì làm nó bất thình lình giật mình như vậy? Có phải cơn đói khiến nó liều mạng hay là đêm tối có cái gì làm nó sợ hãi? Có lẽ đột nhiên nó cảm thấy sợ. Nhưng nó là con cá điềm tĩnh, khỏe mạnh cực kỳ cơ mà, như thể nó chẳng biết sợ là gì và rất tự tin. Lạ thật.
“Tốt hơn là mày không được sợ và hãy tự tin”, lão nói.
“Mày đã kìm được nó nhưng chẳng thu về được tí dây nào. Chẳng mấy nữa con cá sẽ lượn vòng”. Bây giờ ông lão dùng tay trái và vai giữ con cá rồi cúi người đưa bàn tay phải vốc nước rửa chỗ cá dính trên mặt. Lão sợ mùi cá khiến lão buồn nôn và khi nôn thì lão mất sức. Khi mặt đã sạch, lão rửa bàn tay phải bên mạn thuyền rồi ngâm nó trong làn nước mặn trong lúc dõi theo tia nắng đầu tiên hắt lên từ phía mặt trời mọc. Con cá gần như bơi về hướng Đông, lão nghĩ. Đấy là dấu hiệu chứng tỏ nó đã thấm mệt, phải xuôi theo dòng nước. Chốc nữa nó sẽ phải lượn vòng. Khi ấy công việc của chúng ta mới thực sự bắt đầu. Sau khi nghĩ bàn tay phải đã ngâm lâu trong nước, lão nhấc lên quan sát.
“Cũng không đến nỗi tồi”, lão nói.
“Và nỗi đau nhức thì chẳng hề gì đối với một người đàn ông”. Lão thận trọng nắm sợi dây để nó không lọt xuống những đường vừa bị cứa và di chuyển người để bàn tay trái có thể nhúng xuống nước bên phía mạn thuyền kia.
“Kể ra mày cũng được việc đấy”, lão nói với bàn tay trái.
“Nhưng có lúc tao đã không tìm thấy mày”. Tại sao ta không được sinh ra với hai bàn tay khỏe? Lão nghĩ. Có lẽ đấy là lỗi của ta vì ta không chịu tập luyện đúng cách. Nhưng Chúa biết nó có đủ cơ hội để học hỏi. Dẫu sao tối qua nó cũng không đến nỗi quá tồi. Nếu nó lại bị chuột rút thì ta cứ để sợi dây cắt phăng nó đi. Khi nghĩ như thế, lão biết đầu lão không còn minh mẫn nữa và lão nghĩ nên ăn thêm ít thịt cá dorado. Nhưng mình không thể, lão tự nhủ. Thà rằng hơi váng đầu một chút còn hơn là bị xuống sức do nôn. Kể từ lúc mặt mình vùi vào đó, mình biết mình chẳng kiềm được nôn nếu mình ăn chỗ cá ấy. Mình sẽ để đấy đến lúc thật cần thiết dẫu cho nó có hỏng thì thôi. Bây giờ đã quá muộn để giữ gìn sức khỏe dẫu cho đấy có là chất bổ dưỡng gì đi nữa. Mày thật ngốc, lão tự mắng. n ngay con cá chuồn kia đi. Con cá nằm đó, sạch sẽ và sẵn sàng; lão đưa tay phải nhặt lên, nhai xương thật cẩn thận, ăn hết, từ đầu đến tận đuôi. Thịt cá chuồn nhiều đạm hơn nhiều loài cá khác, lão nghĩ. Chí ít thì cũng giúp mình phục hồi sức đến mức cần thiết. Giờ thì mình đã làm xong những việc có thể, lão nghĩ. Nó cứ lượn vòng đi và trận đấu hãy bắt đầu. Mặt trời đang mọc lên lần thứ ba kể từ lúc lão ra khơi thì con cá bắt đầu lượn vòng. Lão chưa thể nhìn độ nghiêng của sợi dây để biết con cá đang bơi tròn. Hãy còn quá sớm cho điều đó. Lão chỉ cảm nhận áp lực của sợi dây hơi chùng lại và dùng tay phải, lão nhẹ nhàng kéo vào. Sợi dây chững lại, như mọi khi, nhưng lão kéo đến điểm sắp đứt thì sợi dây bắt đầu thu vào. Lão lách vai và đầu ra khỏi sợi dây và bắt đầu từ từ kéo nhịp nhàng. Lão dùng cả hai tay, lắc người, dồn hết lực của cả cơ thể, của chân trụ ra mà kéo. Đôi chân già nua và vai lão bắt nhịp với mỗi cử động qua lại của đôi tay.
“Vòng tròn rất lớn”, lão nói.
“Nhưng con cá đã quay tròn”. Rồi sợi dây không nhích thêm tí nào nữa, lão kéo cho tới lúc lão thấy trong ánh nắng, những giọt nước từ sợi dây bắn ra. Thế rồi sợi dây bị kéo xuống, ông lão quì gối để nó lao hút trở lại vào trong vùng nước tối.
“Bây giờ nó đang lượn đến chỗ xa nhất của vòng tròn rồi đấy”, lão nói. Mình phải dốc sức ra mà níu lại, lão nghĩ. Độ căng sẽ dần thu hẹp các vòng lượn. Có lẽ độ tiếng nữa mình sẽ nhìn thấy nó. Bây giờ mình phải khuất phục nó rồi sau đó mình phải giết nó. Nhưng con cá vẫn chậm rãi lượn vòng và hai giờ sau mồ hôi ướt đẫm người ông lão, lão mệt đến tận xương. Bây giờ vòng tròn đã hẹp hơn nhiều; nhìn độ chếch của sợi dây lão có thể biết con cá dần ngoi lên trong lúc bơi. ông lão thấy hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ, mồ hôi làm mắt lão cay xè, vết cắt trên trán và mắt lão ran rát. Lão không ngại chuyện hoa mắt. Chứng ấy bình thường khi cứ phải căng người ra mà kéo sợi dây. Nhưng đã hai lần lão cảm thấy chóng mặt và choáng váng; điều ấy khiến lão sợ.
“Ta không thể lả người chết vì một con cá như thế này được”, lão nói.
“Bây giờ là lúc ta đưa nó lên một cách thật hoàn hảo, Chúa giúp ta chịu đựng. Ta sẽ đọc một trăm lần kinh lạy Cha và một trăm lần kinh Mừng Đức Mẹ. Nhưng lúc này thì ta chưa thể”. Cứ xem như mình đã hứa, lão nghĩ. Mình sẽ đọc sau vậy. Đúng lúc đó lão cảm thấy sợi dây nảy mạnh, đột ngột; lão dùng cả hai tay giữ. Sợi dây nặng nề, nghiến mạnh, bỏng rát. Lưỡi kiếm của con cá đang quật vào đoạn dây thép đáy, lão nghĩ. Chuyện ấy tất xảy ra. Nó phải làm như thế. Nhưng điều đó sẽ làm con cá nhảy lên, bây giờ mình muốn nó hãy lượn vòng đi thôi. Những cú nhảy cũng cần để nó chứa đầy không khí. Nhưng sau mỗi lần nhảy, chỗ lưỡi câu móc vào sẽ bị rộng hơn rồi nó có thể hất văng ra.
“Đừng nhảy, cá”, lão nói.
“Đừng nhảy”. Con cá quật sợi dây thêm vài lần nữa và cứ mỗi lần nó văng đầu, ông lão lại nới thêm chút dây. Mình phải giữ cho nó đừng đau quá, lão nghĩ. Nỗi đau của ta thì không thành vấn đề. Ta có thể chế ngự. Nhưng nỗi đau của con cá thì có thể khiến nó cuồng lên. Lát sau, con cá không quật dây đáy nữa và bắt đầu lại lượn vòng chầm chậm. Bây giờ ông lão thong thả thu dây. Nhưng lão lại cảm thấy choáng váng. Lão đưa tay trái vốc ít nước biển vỗ lên đầu. Rồi lão tiếp tục vỗ thêm, xoa cả xuống gáy.
“Ta không để bị chuột rút”, lão nói.
“Chốc nữa nó sẽ ngoi lên và ta có thể cầm cự. Mày phải cầm cự. Chớ có nói lằng nhằng”. Lão tì gối vào mạn thuyền một lúc rồi lại quàng sợi dây lên lưng. Bây giờ mình sẽ nghỉ một lát trong lúc nó mải lượn vòng dưới kia rồi khi nó ngoi lên mình sẽ đứng dậy chiến đấu, lão quyết định. Được nghỉ ngơi ở đằng mũi thuyền, để mặc con cá bơi vòng mà không phải kéo dây thì quả thật là cám dỗ quá mức. Nhưng khi độ căng của sợi dây cho thấy con cá quay về phía thuyền, ông lão nhổm người dậy, xoay, lắc người dốc sức kéo sợi dây vào. Chưa bao giờ mình mệt như thế này, lão nghĩ, bây giờ gió mậu dịch đang nổi lên. Hướng gió thuận lợi để đưa con cá vào bờ. Mình rất cần thứ gió này.
“Lát nữa nó lượn ra, ta sẽ nghỉ”, lão nói.
“Ta cảm thấy đỡ hơn nhiều. Chỉ hai ba vòng nữa thôi thì ta sẽ giáp mặt với nó”. Chiếc mũ rơm của lão trật ra sau gáy, để ý sức kéo của sợi dây, khi cảm thấy con cá lượn lại, lão ngồi xuống mũi thuyền. Bây giờ mày cứ lượn đi, cá, lão nghĩ. Tao sẽ đợi khi mày quay lại. Biển dậy sóng. Nhưng gió ấy chỉ xuất hiện vào những lúc thời tiết tốt và lão cần nó để trở về đất liền.
“Ta chỉ việc lái theo hướng Tây Nam”, lão nói.
“Người ta không bao giờ lạc trên biển và xứ sở của mình lại là một hòn đảo dài”. Đến vòng thứ ba, lão thoáng thấy con cá. Thoạt tiên lão thấy một cái bóng đen trùi trũi vượt dài qua dưới con thuyền, đến mức lão không thể tin nổi độ dài của nó.
“Không”, lão nói.
“Nó không thể lớn như thế được”. Nhưng đúng là con cá lớn như thế và đến cuối đường vòng, chỉ cách chừng hai lăm mét, nó trồi lên và lão nom thấy cái đuôi nhô lên khỏi mặt nước. Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm. Nó lại lặn xuống và khi con cá hãy còn mấp mé mặt nước, ông lão có thể nhìn thấy thân hình đồ sộ và những sọc tím sẫm trên mình nó. Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to lớn bên sườn đang xòe rộng. Lần lượn này, ông lão có thể nhìn thấy mắt con cá và cả hai con cá chét xám bơi bên cạnh. Thỉnh thoảng hai con cá này rúc vào mình nó. Rồi có lúc chúng giạt ra. Chốc chốc chúng nhẹ nhàng bơi trong bóng của con cá lớn. Mỗi con dài cả thước và khi bơi nhanh, chúng vặn vẹo toàn thân như thể loài lươn. Bây giờ ông lão đang toát mồ hôi đầm đìa nhưng không phải vì mặt trời mà là vì một nguyên nhân khác.
Cứ mỗi vòng bơi bình lặng của con cá thì lão lại thu dây vào và lão chắc chỉ chừng hai vòng nữa thôi thì lão sẽ có cơ hội phóng lao vào nó. Nhưng mình phải để nó đến gần, gần, thật gần, lão nghĩ. Mình không cần nhằm vào đầu. Mình phải nhằm thẳng vào tim.
“Hãy bình tĩnh và giữ sức, lão già ạ”, lão nói. Vòng lượn tiếp theo, lưng con cá đã nhô lên nhưng hãy còn khá xa thuyền. Vòng tiếp theo đó, nó vẫn ở xa nhưng đã nhô mình lên cao hơn và ông lão tin chắc rằng nếu thu thêm dây thì con cá sẽ cặp sát thuyền. Lão đã chuẩn bị mũi lão trước đấy khá lâu; cuộn dây nhỏ của nó để trong cái xô tròn và một đầu dây đã được buộc vào cái mấu ở mũi thuyền. Bây giờ con cá lại tiếp tục lượn theo vòng tròn của nó, chỉ có cái đuôi đồ sộ cử động, trông điềm tĩnh và tuyệt đẹp. ông lão dốc hết sức ra kéo con cá vào gần hơn. Con cá khẽ nghiêng mình trong chốc lát. Rồi trở mình thẳng dậy và bắt đầu lượn thêm vòng nữa.
“Ta đã điều khiển nó”, ông lão nói.
“Ta đã điều khiển được nó rồi”. Lúc này lão thấy xây xẩm mặt mày nhưng vẫn gượng hết sức bình sinh ra mà kéo. Mình khuất phục được nó, lão nghĩ. Có lẽ lần này mình sẽ cho nó đi đứt. Kéo đi, tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à. Hãy tỉnh táo vì tao. Bọn mày chưa bao giờ bại trận. Lần này ta sẽ khử nó. Nhưng khi lão tập trung hết sức lực, chuẩn bị dốc kiệt ra trước khi con cá bơi song song với mạn thuyền thì con cá chao mình tránh ra, lật thẳng người lên bơi đi.
“Cá ơi”, ông lão nói.
“Cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết. Mày muốn tao cùng chết nữa à?” Cứ cái đà này thì không ổn rồi, lão nghĩ. Miệng lão khô khốc không thể nói nổi, nhưng lúc này lão không thể với lấy chai nước. Lần này mình phải kéo nó cặp mạn, lão nghĩ. Cứ thêm vài vòng nữa thì mình sẽ đuối sức. Không, mày khỏe, lão tự nhủ. Mày sẽ luôn khỏe.
Vòng lượn tiếp theo, lão gần như kìm được con cá. Nhưng lần nữa nó lại lách mình, từ từ bơi ra xa. Mày đang giết tao, cá à, ông lão nghĩ. Nhưng mày có quáền làm như thế. Tao chưa bao giờ thấy bất kỳ ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ. Hãy đến và giết ta đi. Ta không quan tâm chuyện ai giết ai. Giờ thì đầu óc mày đang lú lẫn lên hết cả rồi, lão nghĩ. Mày phải giữ đầu óc tỉnh táo. Hãy giữ đầu óc tỉnh táo và biết cách chịu đựng như một con người. Hay như một con cá, lão nghĩ.
“Đầu ơi, hãy tỉnh táo”, lão nói bằng giọng mà bản thân hầu như không còn nghe nổi.
“Hãy tỉnh táo”. Con cá điềm nhiên lượn thêm hai vòng nữa. Mình không biết, ông lão nghĩ. Lão có cảm giác như lão có thể đổ sụp xuống bất cứ lúc nào. Mình không biết. Nhưng mình sẽ cố thêm lần nữa. Lão cố thêm lần nữa và khi kìm con cá, lão tưởng như mình đang ngất đi. Con cá lại giãy ra, chầm chậm bơi xa, cái đuôi đồ sộ lắc lư trong không trung. Mình sẽ lại cố thêm, ông lão hứa mặc dù hai tay lão đã rã rời và mắt lão không thể nhìn rõ vì hoa quá. Lão lại cố và mọi chuyện vẫn như cũ. Thế đấy, lão nghĩ và lão cảm thấy xây xẩm cả mặt mày trước lúc bắt đầu. Mình sẽ lại cố thêm một lần nữa. Cố nén cơn đau, dồn hết tàn lực, dốc hết lòng kiêu hãnh còn lại lão mang ra đương đầu với nỗi đớn đau vô bờ của con cá; con cá tiến gần mạn thuyền, từ từ bơi nghiêng, mõm nó gần như chạm vào ván thuyền và sắp sửa vượt qua, dài, sâu, rộng, ánh bạc, vằn tím sẫm và bất tận trong dòng nước. ông lão buông sợi dây xuống, giẫm chân giữ rồi nhấc cao ngọn lao hết mức, vận hết sức bình sinh, cộng thêm sức lực lão vừa huy động trong người, phóng xuống sườn con cá ngay sau cái vây ngực đồ sộ, vươn cao trong không trung ngang ngực ông lão. Cảm thấy mũi sắt cắm phập vào, lão tì người lên ấn sâu xuống rồi dồn hết trọng lực lên cán lao. Con cá sực tỉnh; mang cái chết trong mình, nó phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trong không trung phía trên ông lão và chiếc thuyền.
Thoáng chốc nó rơi sầm xuống làm nước bắn tung trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền. ông lão cảm thấy choáng váng, đau đớn; lão không thể nhìn rõ. Nhưng lão vẫn kịp đón sợi dây của ngọn lao rồi để nó từ từ chạy qua đôi tay xây xát, và khi đã nhìn rõ, lão thấy con cá nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời. Cán lao nhô ra từ cái hốc sau vây cá, còn biển thì đang đổi màu bởi máu đỏ loang ra từ tim cá. Thoạt tiên, làn máu đen sẫm trông như bãi cát ngầm trong làn nước biếc sâu hơn ngàn thước. Rồi nó lan rộng nom tựa đám mây. Con cá trắng bạc, thẳng đơ, bồng bềnh trên sóng. ông lão thận trọng quan sát khi thị lực còn tỏ. Rồi lão quấn sợi dây mũi lao hai vòng quanh cái mấu ở đầu thuyền và gục đầu vào lòng bàn tay.
“Hãy giữ đầu óc tỉnh táo”, lão nói khi tựa vào mạn thuyền.
“Ta là lão già mệt mỏi. Nhưng ta đã giết con cá này, người anh em ta, và bây giờ ta phải làm cái việc nhọc nhằn”. Lúc này mình phải chuẩn bị dây và thòng lọng để buộc con cá vào mạn thuyền, lão nghĩ. Dẫu cho mình có hai người để nghiêng thuyền kéo nó lên rồi tát nước ra thì chiếc thuyền này cũng không thể chứa nổi nó. Mình phải chuẩn bị mọi thứ, kéo nó vào buộc chặt rồi dựng cột, giong buồm trở về. Lão kéo con cá cặp sát thuyền để có thể luồn sợi dây qua mang, ra mõm rồi buộc nó vào mũi thuyền. Mình muốn ngắm nó, lão nghĩ, muốn chạm và sờ vào mình nó. Con cá là vận may của ta, lão nghĩ. Nhưng đấy không phải là lý do để ta muốn sờ nó. Ta chắc ta đã sờ trúng tim, lão nghĩ. Khi ta ấn cái cán lao lần thứ hai. Bây giờ phải kéo nó vào, buộc chặt; tròng một chiếc thòng lọng vào giữa thân và một chiếc nữa vào đuôi để buộc nó vào thuyền.
“Làm ngay đi, lão già ơi”, lão nói. Lão hớp một ngụm nước rất nhỏ.
“Bây giờ khi trận đấu đã kết thúc, vẫn phải làm một công việc hết sức nhọc nhằn”. Lão ngước nhìn bầu trời rồi cúi nhìn con cá. Lão chăm chú quan sát mặt trời. Chỉ vừa xế trưa thôi, lão nghĩ. Và gió mậu dịch đang thổi. Cả đám dây câu ấy bây giờ không quan trọng. thằng bé sẽ cùng mình nối lại khi về đến nhà.
“Đến đây, cá”, lão nói. Nhưng con cá không nhúc nhích. Thay vào đó, lúc này nó nằm dầm mình trong nắng và ông lão phải lôi con thuyền lại chỗ nó. Khi đến bên con cá và kéo đầu nó tì sát mũi thuyền, lão không thể nào tin được kích thước của nó. Lão tháo sợi dây ở cán lao ra khỏi cái mấu, luồn nó qua mang cá ra miệng, quấn một vòng quanh cái kiếm rồi lại đút sợi dây qua miệng ra mang kia, quấn một vòng quanh miệng cá, gút hai mối dây lại rồi cột vào cái mấu đằng mũi thuyền. Sau đó lão cắt sợi dây mang ra sau lái buộc thòng lọng vào đuôi cá. Da cá chuyển từ màu gốc, tím sẫm ánh bạc, sang màu trắng bạc và những cái sọc cũng có cùng màu tím nhạt như đuôi nó. Những đường sọc ấy lớn hơn cả bàn tay người xòe rộng, còn mắt nó trông đờ đẫn như những tấm kính trong kính viễn vọng hay như mắt một vị Thánh trong đám rước.
“Đấy là cách duy nhất để giết nó”, ông lão nói. Kể từ lúc uống nước, lão cảm thấy khỏe hơn và biết lão sẽ không bị ngất, đầu óc lão tỉnh táo. Với cái lối này thì con cá chắc phải nặng hơn nửa tấn, lão nghĩ. Có lẽ còn hơn cả thế. Nếu chỉ tính hai phần ba số lượng thịt từ trọng lượng ấy với giá ba mươi cent một pound thì sẽ được bao nhiêu?
“Ta cần một cái bút chì để tính”, lão nói.
“Đầu ta không thạo tính toán. Nhưng ta nghĩ Di Maggio vĩ đại sẽ tự hào về ta hôm nay. Ta không mắc chứng nẻ cựa gà. Nhưng đôi tay và lưng thì thực sự nhức nhối”. Mình chẳng hay chứng nẻ cựa gà là gì, lão nghĩ. Không chừng mình đã mắc chứng ấy mà không biết. Lão buộc chặt con cá vào mũi, đuôi thuyền và cả vào cái gióng ngang giữa thuyền. Con cá lớn đến nỗi trông như thể ông lão buộc một con thuyền khác lớn hơn nhiều vào thuyền mình. Lão cắt một mẩu dây mang đến buộc chặt cái hàm dưới của con cá vào miệng để miệng nó không há ra, để con thuyền lướt đi càng êm càng tốt. Rồi lão dựng cột, căng buồm với thanh đỡ là cái sào móc ở bên trên và cây sào dài giữ ở bên dưới; cánh buồm vá căng phồng, con thuyền bắt đầu lướt đi; tựa ngả người lên đuôi thuyền, lão lái về hướng Tây Nam. Lão không cần địa bàn để biết hướng Tây Nam. Lão chỉ cần nương theo hướng gió mậu dịch và chiều xoay trở của cánh buồm. Tốt hơn là mình nên buông một cái vó buộc vào sợi dây nhỏ để kiếm cái gì đó bỏ bụng và làm dịu cơn khát. Nhưng lão chẳng tìm thấy nó, còn mấy con cá mòi thì đã ươn ình. Vậy nên lão dùng cái móc khua một đám rong vàng vùng Nhiệt Lưu lên thuyền khi đám rong đó trôi qua và rũ bắt những con tôm nhỏ rơi xuống lòng thuyền. Chừng hơn mười con và chúng nhảy búng chân như loài bọ chét trên cát. ông lão dùng ngón cái và ngón trỏ rứt đầu rồi nhai gọn cả vỏ lẫn đuôi. Mấy con tôm rất bé nhưng lão biết chúng giàu chất dinh dưỡng, vả lại mùi vị của chúng thật dễ chịu. ông lão vẫn còn trong chai độ hai ngụm nước và sau khi ăn xong chỗ tôm ấy, lão uống hết một nửa. Con thuyền vẫn lướt êm bất chấp vật cản kia; ông lão cặp tay lái vào nách, lái thuyền đi. Lão có thể nhìn thấy con cá, và chỉ khi nhìn đôi tay và cảm nhận cái mạn thuyền dưới lưng, lão biết việc này đã thực sự xảy ra chứ đâu phải trong mơ. Đã có lúc khi cuộc đấu sắp kết thúc, người lão rệu rã đến nỗi lão nghĩ chuyện con cá hẳn là trong mơ. Rồi khi lão thấy con cá tung mình lên khỏi mặt nước, lơ lửng bất động trong không trung trước lúc rơi xuống thì lão chắc chắn là có điều gì đó thực sự quái đản và lão không thể nào tin nổi. Khi ấy lão không thể nhìn rõ, nhưng bây giờ mắt lão lại tỏ như thường.
Bây giờ lão biết con cá, đôi bàn tay và lưng lão đâu phải là mơ. Ta sẽ chóng lành, lão nghĩ. Mình đã rửa sạch máu và nước biển sẽ làm chúng bình phục. Dòng nước tối sẫm của chính vùng Nhiệt Lưu là phương thuốc làm nhanh lành da tay kì diệu nhất. Những gì phải làm bây giờ là giữ cho đầu óc tỉnh táo. Đôi tay đang làm bổn phận của chúng, chúng ta đi nhanh. Với cái miệng bị buộc chặt, cái đuôi dựng thẳng dứng, nhấp nhô, con cá và mình lướt đi như thể hai anh em. Rồi đầu óc lão bắt đầu hơi lẫn lộn, lão nghĩ, nó đang đưa ta vào bờ hay ta đang đưa nó? Nếu ta đang kéo nó phía sau thì chẳng cần phải thắc mắc gì nữa. Nếu con cá ở trên thuyền và dáng vẻ hiên ngang của nó tiêu tan hết thì cũng chẳng cần phải thắc mắc gì nữa. Nhưng cả con cá lẫn ông lão lại đang cặp kè lướt đi nên lão nghĩ, cứ để nó đưa ta vào bờ nếu việc đó làm hài lòng nó. Ta chỉ thạo hơn nó ở mỗi cái trò mánh lới; còn nó thì đâu có làm hại ta chút mảy may. Thuyền đi nhanh, ông lão nhúng hai bàn tay xuống nước mặn và cố giữ đầu óc tỉnh táo. Nhìn những đám mây tầng vươn cao và những dải mây tơ bên trên, ông lão biết gió nhẹ sẽ còn thổi suốt đêm. ông lão thường xuyên nhìn con cá để chắc chắn là nó có thực. Đấy là giờ đồng hồ đầu tiên trước khi con cá mập tấn công. Con cá mập này không phải là tình cờ. Nó ngoi lên từ phía biển sâu khi đám mây máu đen sẫm được hình thành rồi lan nhanh xuống vùng nước sâu hơn ngàn thước. Nó bơi lên rất nhanh và hoàn toàn bất cẩn đến mức đã xé tung mặt nước xanh thẳm, nhao mình trong ánh nắng. Thoáng chốc, nó rơi tõm xuống biển, bắt mùi bơi theo chiếc thuyền và con cá. Thỉnh thoảng nó bị lạc đường. Nhưng nó lập tức bắt lại mùi, hay một dấu hiệu gì đó, rồi cật lực bơi nhanh về hướng ấy. Nó là loài cá mập Mako cực lớn, cơ thể được cấu trúc để bơi nhanh như bất kì loài cá nào bơi nhanh nhất trên đại dương; mọi thứ trên người nó đều đẹp chỉ trừ bộ hàm. Lưng nó cũng xanh như lưng loài cá kiếm, bụng nó ánh bạc, da đẹp và bóng mượt. Thân hình nó nom tựa một con cá kiếm, trừ bộ hàm đồ sộ lúc này đang ngậm chặt khi lao nhanh mấp mé mặt nước, chiếc vi cao ngồng trên lưng sừng sững cắt đôi mặt biển. Bên trong cặp môi đôi mím chặt của bộ hàm, tám hàng răng nghiêng chếch vào trong. Chúng không phải là những chiếc răng bình thường có hình kim tự tháp như răng của những loài cá mập khác. Hình dạng chúng như ngón tay của con người quắp lại khi bị chuột rút. Chúng dài gần bằng ngón tay ông lão và sắc bén cả hai mặt. Đây là giống cá được cấu tạo để ăn thịt tất cả các loài cá khác ở đại dương, chúng nhanh nhẹn, khỏe mạnh và được trang bị lợi hại đến mức chúng chẳng còn có bất kỳ đối thủ nào nữa. Bây giờ khi bắt được mùi rõ hơn, con cá tăng tốc, cái vi xanh vùn vụt cắt mặt nước. Khi nhìn thấy nó lao đến, lão biết đấy là con cá mập không hề biết sợ hãi và sẽ thực hiện đúng những gì nó muốn. Trong lúc quan sát con cá mập tiến đến, lão chuẩn bị cây lao và buộc dây vào. Sợi dây ngắn bởi vì lão đã cắt bớt để buộc con cá. Bây giờ, đầu óc lão tỉnh táo, bình thản; lão có nhiều quyết tâm nhưng lại ít hi vọng. Cái quá tốt đẹp thì chẳng bền, lão nghĩ. Khi theo dõi con cá mập đang đến gần, lão liếc nhìn con cá kiếm khổng lồ. Cứ như thể là giấc chiêm bao ấy, lão nghĩ. Mình không thể ngăn nó đừng tấn công nhưng có lẽ mình sẽ giết được nó. Dentuso, lão nghĩ. Mẹ mày. Con cá mập áp nhanh mạn thuyền và khi nó đớp con cá, ông lão trông thấy cái mồm rộng, đôi mắt kì lạ và hàm răng bổ đánh cách một tiếng khi nó cắm phập vào chỗ thịt phía trên đuôi.
Đầu con cá mập nhô khỏi mặt nước, lưng nó cũng đang bềnh lên và ông lão có thể nghe thấy tiếng da thịt từ con cá lớn bị rứt đứt khi lão cắm phập mũi lao xuống đầu con cá mập, ngay điểm giao nhau giữa những đường kẻ ngang mắt và đường chạy thẳng từ mũi nó vắt ra sau. Chẳng có những đường như vậy đâu. Chỉ có cái đầu xanh nhẫy, nặng nề, đôi mắt lớn, tiếng răng nghiến xuống, và tiếng kéo nuốt. Nhưng đấy là vị trí của não và ông lão đã đâm trúng. Lão đâm bằng cả hai bàn tay tứa máu, dốc hết sức lực ấn sâu mũi lao xuống. Lão đâm không bằng hi vọng mà bằng quyết tâm và cả lòng căm hận. Con cá trằn mình ra, ông lão thấy nó dại đi và khi lật người sang phía kia, con cá tự quấn sợi dây quanh mình hai vòng. ông lão biết con cá đã chết nhưng nó không thừa nhận điều đó. Lát sau, nằm phơi bụng lên trời, đuôi quật mạnh, hai hàm răng đớp cạch cạch, con cá mập cằn đi trên mặt nước như chiếc thuyền đua. Chỗ đuôi nó quật xuống, nước tung trắng xóa, ba phần tư người nó nhô khỏi mặt nước khi sợi dây bị kéo căng, rung rung rồi bật đứt. Con cá mập nằm im một lúc trên mặt nước; ông lão ngắm nó. Rồi nó lặn xuống, rất chậm.
“Nó đớp khoảng hai mươi cân rồi”, ông lão nói lớn. Nó cũng đoạt luôn mũi lao và cả dây nữa, lão nghĩ, còn bây giờ, con cá của mình lại chảy máu rồi những con khác sẽ kéo đến. Lão chẳng còn muốn nhìn con cá thêm chút nào nữa kể từ lúc nó bị đớp tosc cả thịt da. Lúc con cá bị cắn thì như thể chính bản thân lão cũng đang bị cắn. Nhưng ta đã giết con cá mập cắn con cá của ta, lão nghĩ. Nó là con dentuso lớn nhất mà ta đã từng thấy. Chúa chứng giám rằng ta đã thấy nhiều con cá lớn. Cái quá tốt đẹp thì khó bền, lão nghĩ. Bây giờ mình ước giá mà chuyện này chỉ như là một giấc mơ và mình chưa hề câu được con cá và hãy còn nằm ngủ một mình trên lớp giấy báo lót giường. Nhưng con người sinh ra không phải để thất bại”, lão nói.
“Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị khuất phục”. Dẫu sao thì mình cũng lấy làm ân hận vì đã giết chết con cá, lão nghĩ. Bây giờ sắp đến lúc vất vả và mình thì lại không có lấy một mũi lao. Con dentuso đấy độc ác, nham hiểm, khỏe mạnh và liều lĩnh. Nhưng mình thì lại khôn ngoan hơn nó bội phần. Có lẽ không, lão nghĩ. Có lẽ mình chỉ giỏi giang khi còn vũ khí.
“Đừng nghĩ nữa, lão già ạ”, ông lão nói lớn.
“Cứ giong buồm theo hướng này và hãy sẵn sàng đối đầu khi sự việc xảy đến”. Nhưng mình phải tư duy, lão nghĩ. Bởi vì đấy là tất cả những gì mình còn lại. Tư duy và bóng chày. Mình không chắc Di Maggio vĩ đại có thích cái cách mình đâm mũi lao vào não con cá không? Việc ấy chẳng to tát gì, lão nghĩ. Ai cũng có thể làm được. Nhưng anh ta có nghĩ đôi tay ta cũng can đảm trong lúc bị thương như chứng nẻ cựa gà kia không? Ta không thể biết. Gót chân ta chưa bao giờ mắc bệnh gì cả chỉ trừ hồi con cá nhám cựa châm nọc vào khi bị ta đạp phải lúc đang bơi; nọc độc làm tê liệt cả phần chân dưới và nhức nhối không tài nào chịu nổi.
“Nghĩ về chuyện gì vui vui đi, lão già ơi”, lão nói.
“Lúc này cứ mỗi phút thì mày lại gần đến nhà hơn. Mất đi hai mươi cân cá thì mày lướt nhẹ hơn”. Khi vào đến giữa dòng nước thì lão biết rõ chuyện gì có thể xảy ra. Nhưng lúc này thì chẳng thể làm được gì nữa.
“ừ, phải đấy”, lão nói lớn.
“Ta có thể buộc lưỡi dao vào đầu một mái chèo”. Cặp tay lái vào nách, chận chân lên dây lèo buồm lão làm ngay điều đó.
“Bây giờ”, lão nói,
“ta vẫn là một lão già. Nhưng ta đã có vũ khí”. Lúc này gió mát rượi, lão lướt nhanh. Lão chỉ nhìn phần phía trước của con cá và hi vọng lại lóe lên. Có mà ngốc mới không hi vọng, lão nghĩ. Thêm nữa, mình tin chắc đấy là tội lỗi. Đừng nghĩ về tội lỗi nữa, lão nghĩ. Bây giờ, trừ cái chuyện tội lỗi ra thì cũng đã có quá đủ rắc rối rồi. Vả chăng mình đâu có hiểu gì về nó. Mình đâu có hiểu gì về nó và mình cũng không chắc là mình tin có tội lỗi. Có lẽ giết con cá là tội lỗi. Mình cứ cho là thế mặc dù mình làm điều đó để nuôi sống mình và nhiều người khác. Nhưng nếu thế thì mọi việc đều là tội lỗi hết. Đừng nghĩ về tội lỗi nữa. Đã quá muộn để ân hận và đã có nhiều người được trả lương để làm việc đó. Cứ để họ nghĩ về điều đó. Mày được sinh ra để làm ngư dân như con cá kia được sinh ra để làm cá. San Pedro là dân chài lưới, cha của Di Maggio vĩ đại cũng vậy. Bởi vì không có gì để đọc và chẳng có radio nên lão cứ nghĩ về mọi thứ có liên quan đến lão, lão nghĩ lan man và cứ tiếp tục nghĩ về tội lỗi. Mày giết con cá không chỉ để giữ mạng sống và để đổi lương thực, lão nghĩ. Mày còn giết nó vì lòng kiêu hãnh và vì mày là người đánh cá. Mày yêu nó khi nó còn sống và mày cũng yêu nó sau đó. Nếu mày yêu con cá thì chẳng có tội lỗi gì khi giết nó. Còn gì nữa không?
“Mày nghĩ quá nhiều, lão già ạ”, lão nói lớn. Nhưng mày hả dạ khi giết con dentuso, lão nghĩ. Nó sống bằng những con cá sống như mày. Nó không phải là loài vật tìm thịt thối để ăn và cũng không phải là cái dạ dày biết bơi như lũ cá mập kia. Nó đẹp đẽ, cao thượng và chẳng sợ bất cứ thứ gì.
“Ta giết nó chỉ để tự vệ”, ông lão nói lớn.
“Và ta đã giết được nó”.
Ngoài ra, lão nghĩ, bằng cách này hay cách khác thì vạn vật cũng sát hại lẫn nhau. Nghề câu cá hại ta y hệt như đã nuôi sống ta vậy. Thằng bé giúp ta sống, lão nghĩ. Ta chớ tự lừa dối mình quá nhiều. Lão cúi người qua mạn rứt mẩu thịt cá chỗ con cá mập ngoạm dứt. Lão nhai và cảm nhận chất cá và mùi vị dễ chịu của nó. Thịt con cá săn, nhiều nước như chất thịt súc vật, nhưng không đỏ bằng. Thịt con cá không dai, lão biết loại thịt này sẽ được giá cao nhất trên thị trường. Nhưng chẳng có cách nào ngăn không cho mùi cá tỏa trong đại dương và lão biết rằng giai đoạn rất cam go đang đến gần. Gió vẫn thổi đều. Hướng gió hơi chuyển sang Đông Bắc và lão biết điều đó có nghĩa là gió sẽ không tắt. Nhìn thẳng phía trước, lão chẳng hề thấy một lá buồm, một bóng thuyền hay một làn khói tàu nào cả. Chỉ có đàn cá chuồn phóng lên từ dưới mũi thuyền, bay giạt sang phía kia và những vệt rong vàng của vùng Nhiệt Lưu. Thậm chí lão không còn thấy bóng dáng của một con chim nào nữa. Trong suốt hai tiếng đồng hồ, lão lái thuyền đi và sau khi tựa người sau lái, thỉnh thoảng nhai một mẩu thịt cá kiếm, cố nghỉ ngơi để phục hồi sức thì lão nom thấy con đầu tiên trong hai con cá mập.
“Ay”, lão thốt lớn. Không thể nào diễn nghĩa được từ này và có lẽ nó chỉ là thứ âm thanh vô tình thốt lên khi một người cảm thấy cái đinh xuyên qua tay mình ghim vào gỗ.
“Galanos”, lão nói lớn. Bây giờ lão mới trông thấy chiếc vây thứ hai bám sau con thứ nhất; nhìn chiếc vây hình tam giác màu nâu và cách thức quẫy đuôi, lão nhận dạng đó là loài cá-mập-mũi-xẻng. Chúng bắt được mùi, háo hức và trong cơn điên cuồng do bị cái đói thôi thúc, chúng lạc lối rồi lại huyên náo khi định hướng mùi vị. Nhưng mỗi lúc chúng lại đến gần hơn. ông lão buộc chặt dây lèo buồm, nêm kỹ bánh lái. Rồi lão cầm mái chèo đã buộc sẵn lưỡi dao. Lão ráng nâng lên từ từ bởi hai bàn tay lão đang nhức nhối. Rồi lão cứ khẽ buông, nắm mái chèo để đôi tay quen dần. Lúc này lão nắm chặt để chúng quen với cơn đau; không nao núng, lão nhìn hai con cá mập đang đến. Giờ thì lão có thể nhìn thấy mấy cái đầu dẹt, phẳng, nhọn như hai mũi xẻng và những chiếc ông vi bên sườn rộng, viền chóp trắng của chúng. Những con cá mập đáng ghét, thối tha, những kẻ săn tìm thịt chết và cũng là những kẻ giết thịt; khi đói chúng đớp cả mái chèo hay cả bánh lái của con thuyền. Loài cá mập này có thể cắt đứt phăng chân và chân chèo của loài rùa khi chúng ngủ lơ mơ trên mặt nước; nếu đói thì chúng tấn công cả con người dưới nước dẫu cho người ấy không có mùi máu cá hay chút nhớt cá nào trên mình.
“Ay”, ông lão gọi.
“Galanos! Hãy đến đây galanos”. Chúng đến nhưng lại không theo kiểu của con Mako. Một con lắc mình, lặn khuất dưới thân thuyền; lão có thể nhận thấy chiếc thuyền rung lên khi nó đớp và rứt thịt con cá. Còn con kia giương đôi mắt vàng ti hí nhìn lão rồi há rộng cái mõm như nửa vòng tròn của nó, bất thình lình xáp vào đớp con cá ngay nơi đã bị đớp. Đường nhăn hằn rõ trên đỉnh đầu nâu xám vắt ngược ra sau nơi não của con cá mập nối với xương sống, ông lão cắm mũi dao đầu mái chèo vào chỗ ấy, rút ra đâm vào đôi mắt vàng như mắt mèo của nó. Con cá mập buông mồi, chìm xuống, nuốt vội chỗ thịt đã ngoạm được trong cơn hấp hối. Chiếc thuyền vẫn cứ chao đảo bởi sức tàn phá của con cá mập còn lại vào con cá; ông lão buông chùng dây lèo buồm để con thuyền lạng sang bên làm con cá mập phải hiện ra. Khi nhìn thấy, lão cúi người qua mạn phóng mũi dao vào nó. Lão mới chỉ chạm vào phần thịt bởi da cá mập rất cứng và lão khó có thể thọc sâu lưỡi dao xuống. Cú đâm dội lại không chỉ làm buốt đôi tay mà còn làm đau cả vai lão nữa. Nhưng con cá mập lại trồi nhanh đầu lên, ông lão đâm thẳng xuống đỉnh đầu bẹt khi mũi nó nhô khỏi mặt nước, áp chặt vào con cá. ông lão rút dao ra rồi đâm trở lại ngay chính chỗ ấy. Nó vẫn bám chặt con cá bởi bộ hàm đã ngoạm vào, ông lão đâm vào mắt trái. Con cá mập vẫn cứ đeo cứng.
“Không hả”?”, ông lão nói rồi phóng dao đâm vào giữa điểm nối xương sống và não. Lúc này, cú đâm đã dễ dàng, lão cảm thấy chỗ xương sụn vỡ tan. ông lão rút mái chèo lách lưỡi dao vào giữa hàm con cá mập, cạy mở. Lão xoYy lưỡi dao và khi con cá mập buông ra Lão nói.
“Cút đi galanos. Cứ chìm sâu cả ngàn thước. Đi mà gặp bạn mày, hay gặp con mẹ mày ấy”. ông lão chùi lưỡi dao rồi đặt cây chèo nằm xuống. Lão tìm dây lèo buồm, cánh buồm no gió, lão đưa con thuyền vào bờ.
“Bọn chúng đã xơi hết một phần tư con cá, mà lại vào chỗ thịt ngon nhất nữa cơ chứ”, lão nói lớn.
“Giá mà đây chỉ là giấc mộng và ta chưa hề câu được nó. Ta lấy làm tiếc về điều đó, cá à. Nó khiến mọi chuyện hỏng bét cả rồi”. Lão ngừng lại và bây giờ không muốn nhìn con cá nữa. Kiệt máu và bềnh bồng trên sóng, trông con cá có màu bạc xỉn của lớp thủy tráng gương nhưng những cái sọc của nó vẫn rõ nét.
“Lẽ ra ta đừng nên đi quá xa, cá à”, lão nói.
“Không nên đối với mày và cả đối với ta. Ta lấy làm tiếc, cá à”. Nào, lão tự nhủ. Hãy nhìn sợi dây buộc dao xem nó có bị đứt không. Rồi chuẩn bị sẵn sàng bởi vì những con khác sẽ đến.
“Giá mà mình có hòn đá mài dao”, lão nói sau lúc kiểm tra xong sợi dây buộc lưỡi dao vào mái chèo.
“Lẽ ra mình nên mang theo hòn đá ấy”. Lẽ ra mày phải mang theo nhiều thứ, lão nghĩ. Nhưng mày đã không mang, lão già ơi. Giờ thì không phải lúc nghĩ về những thứ mày mang hay không mang. Hãy nghĩ về những việc mày có thể xoay xở với những dụng cụ có sẵn ở đây.
“Mày răn bảo tao quá nhiều lời hay hớm rồi đấy”, lão nói lớn.
“Tao mệt mỏi lắm rồi”. Lão cặp tay lái vào nách và nhúng cả hai bàn tay xuống nước khi con thuyền lướt về phía trước.
“Lạy Chúa, cái con cuối cùng ấy đớp mới nhiều làm sao”, lão nói.
“Nhưng bây giờ con thuyền đã nhẹ hơn nhiều”. Lão không muốn nghĩ đến cái bụng dưới rách nát của con cá. Lão biết mỗi cú giật rung của con cá mập thì một mảng thịt bị rứt đi và bây giờ con cá lại để lại một vệt máu loang rộng, trải dài như con đường cao tốc trên đại dương cho họ hàng lũ lĩ nhà cá mập kia. Con cá này có thể nuôi sống một người suốt cả mùa đông, lão nghĩ. Đừng nghĩ về điều đó nữa. Hãy nghỉ ngơi và xoa dịu đôi tay để bảo vệ chỗ thịt cá còn lại. Bây giờ với tất cả khối mùi vị ấy trong nước, mùi máu từ đôi tay mình sẽ chẳng nghĩa lý gì cả. Vả lại chúng không chảy nhiều máu. Bất kì vết cắt nào cũng đâu phải hoàn toàn vô giá trị. Không chừng, chỗ máu chảy kia sẽ ngăn bàn tay trái khỏi chứng chuột rút. Bây giờ mình có thể nghĩ về cái gì nhỉ? Lão nghĩ. Chẳng gì cả. Mình phải không suy nghĩ và chờ đợi những con sắp đến. Giá mà chuyện này chỉ là giấc mơ thật, lão nghĩ. Nhưng ai biết được? Không chừng nó lại hóa ra tốt lành. Con cá mập tiếp theo đi một mình, thuộc loài mũi
-xẻng. Nó lao tới như con lợn xông vào máng ăn nếu con lợn ấy có cái mõm rộng đủ để bạn đút lọt đầu mình vào. ông lão chờ nó đớp con cá rồi phóng mũi dao đầu mái chèo vào não nó. Con cá mập trằn mạnh người ra sau, lúc nó lăn tròn lưỡi dao gãy. ông lão cầm lấy tay lái. Thậm chí lão cũng chẳng buồn nhìn con cá mập đồ sộ từ từ chìm xuống nước, lúc đầu còn giữ nguyên kích cỡ, rồi nhỏ dần chỉ còn một chấm nhỏ. Cảnh ấy luôn hấp dẫn lão. Nhưng bây giờ lão cũng chẳng buồn liếc mắt nhìn.
“Bây giờ ta còn cây sào móc”, lão nói.
“Nhưng cây sào ấy chẳng giúp ích gì nhiều. Ta cũng còn hai mái chèo, tay lái và cái chày ngắn”. Giờ thì chúng thắng ta rồi, lão nghĩ. Còn ta thì đã quá già để có thể vung chày đập chết lũ cá mập kia. Nhưng ta sẽ cố cầm cự nếu trong tay còn hai mái chèo, cái chày ngắn và tay lái. Lão lại nhúng tay xuống biển. Chiều đang xế, lão chẳng nhìn thấy gì cả ngoài mặt biển và bầu trời. Gió thổi mạnh hơn lúc trước, và lão hi vọng chẳng mấy chốc lão sẽ về đến đất liền.
“Mày đã rã rời, lão già kia”, lão nói.
“Mày rã rời đến tận xương tủy”. Lũ cá mập không tiếp tục tấn công mãi cho đến ngay trước khi mặt trời lặn. ông lão nhìn thấy mấy chiếc vi xám lao theo vệt hơi rộng mà con cá kiếm hẳn đã để lại trong nước. Chúng thậm chí không thèm tản ra đánh hơi. Cùng sánh đôi, chúng bơi thẳng đến con thuyền. Lão chèn tay lái, buộc chặt dây lèo buồm rồi đưa tay xuống đuôi thuyền tìm cái chày. Đấy là khúc cán được cưa từ mái chèo gãy, dài chừng tám tấc. Lão chỉ có thể sử dụng nó hiệu quả bằng một tay bởi chỗ tay nắm của nó chỉ vừa vặn với một bàn tay; tay phải lão đã nắm chắc cái chày trong lúc lão nhìn lũ cá mập xông đến. Cả hai con thuộc loài galanos. Mình phải để con đầu tiên ngoặm chặt rồi mới nện nó vào ngay giữa mũi hay giã thẳng vào đỉnh đầu, lão nghĩ. Hai con cá mập cùng tiến sát và khi thấy con gần lão há mồm cắn phập vào bên lườn ánh bạc của con cá thì lão nâng cao cái chày, dốc sức bình sinh giáng ngay xuống đỉnh đầu rộng của con cá mập. Khi chạm xuống, lão cảm thấy cái chày chùng lại như chạm phải lớp cao su rắn. Nhưng lão cũng cảm nhận được độ cứng của xương rồi lão giáng thêm một đòn cật lực vào chóp mũi của con cá mập khi nó trượt khỏi con cá. Con cá mập kia cứ nhào vào táp rồi lùi ra, bây giờ nó lại ngoác to mồm xông vào. ông lão có thể nhìn thấy những dải thịt cá kéo thành vệt trắng trong khóe hàm con cá mập khi nó lao vào con cá kiếm và khớp mõm xuống. Lão chồm người bổ một đòn nhưng chỉ trúng vào đầu nó, con cá mập nhìn lão rồi bứt nốt chỗ thịt đã bị cắn rời ra. ông lão lại vung chày giã xuống khi nó lảng ra nuốt, cái chày chỉ đánh trúng lớp thịt dày, chắc như cao su.
“Nhào vô đi, GALANOS”, ông lão nói.
“Hãy lại nhào vô xem”. Con cá mập xốc thẳng tới và khi nó vập hàm xuống, lão giáng cho nó một chày. Lão giáng cật lực từ độ cao mà lão có thể nâng cái chày hết cỡ. Lần này lão cảm nhận được lớp xương sọ, rồi lão lại quật tiếp vào ngay chỗ ấy trong lúc con cá mập lờ đờ kéo đứt miếng thịt chìm xuống. ông lão chờ nó lại xông đến nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu cả. Rồi lão thấy một con đang lượn vòng trên mặt nước. Lão không thấy vi của con kia. Mình không hi vọng giết được chúng, lão nghĩ. Như mình có thể làm thuở còn trai trẻ. Nhưng mình đã đánh chúng bị thương nặng và cả hai con cá mập ấy đều đã choáng váng. Nếu mình có thể cầm cái chày bằng cả hai tay thì chắc mình đã hạ gục con đầu tiên rồi. Thậm chí ngay cả bây giờ, lão nghĩ. Lão chẳng muốn nhìn con cá. Lão biết nó đã bị hủy hoại mất một nửa. Mặt trời đã lặn trong lúc lão đang kịch chiến với hai con cá mập.
“Chốc nữa trời sẽ tối”, lão nói.
“Rồi mình sẽ nhìn thấy ánh đèn Havana. Nếu mình đi quá xa về hướng Đông thì mình cũng thấy ánh đèn của một trong những bãi biển mới”. Bây giờ mình không còn xa quá nữa, lão nghĩ. Mình hy vọng không có ai phải lo lắng nhiều. Dĩ nhiên chỉ có mỗi thằng bé lo mà thôi. Nhưng mình chắc nó vẫn tin tưởng. Nhiều bạn chài luống tuổi cũng sẽ lo lắng. Nhiều người khác cũng vậy, lão nghĩ. Mình sống trong một thành phố nghĩa tình. Lão không thể nói chuyện với con cá được nữa bởi lẽ nó đã bị xâu xé nát tươm cả rồi. Lát sau đầu lão chợt nảy ra ý tưởng.
“Nửa con cá kia ơi”, lão nói.
“Cá à, trước khi mày là thế đấy. Ta ân hận vì đã đi quá xa. Ta đã hủy hoại cả hai chúng mình. Nhưng chúng ta đã tiêu diệt được nhiều cá mập, mày và ta, đã đánh trọng thương nhiều con khác. Mày đã từng giết được bao nhiêu con, hỡi anh bạn cá già kia? Cái lưỡi kiếm trên đầu mày chẳng phải vô cớ mà được sinh ra như thế”. Lão thích tưởng tượng về con cá và những gì nó có thể làm đối với một con cá mập nếu nó được tự do bơi lội. Có lẽ mình nên cắt cái lưỡi kiếm để dùng làm vũ khí chiến đấu, lão nghĩ. Nhưng chẳng có cái rìu nhỏ hay con dao nào cả. Nhưng nếu ta có và có thể buộc nó vào mái chèo thì đấy mới đích thực là vũ khí. Rồi chúng ta sẽ cùng chiến đấu với bọn chúng. Bây giờ mày sẽ làm gì nếu bọn chúng kéo đến vào ban đêm? Mày có thể làm gì?
“Chống lại chúng”, lão nói.
“Mình sẽ chống lại chúng cho đến lúc chết”. Nhưng lúc này, trong bóng tối, không một quầng sáng lấp lánh, không một ánh điện, chỉ có gió và con thuyền lững thững trôi, lão cảm nhận như thể lão đã chết tự bao giờ. Lão áp hai bàn tay vào nhau, sờ vào lòng bàn tay. Chúng chưa chết và lão có thể cảm nhận nỗi đau đớn bằng cách đơn giản là nắm, mở đôi bàn tay. Lão ngả người tựa lên đuôi thuyền và biết mình chưa chết. Đôi vai đã mách lão điều đó. Mình nhớ đọc tất cả những bài kinh khi mình bắt được con cá, lão nghĩ. Nhưng lúc này, mình đã quá mệt để đọc nổi nữa rồi. Tốt hơn là mình nên lấy cái bao đắp lên vai.
Lão nằm xuống phía sau thuyền, tay vẫn lái và mắt dõi nhìn quầng sáng hắt lên nền trời. Mình còn một nửa, lão nghĩ. Có lẽ vận may sẽ đến giúp mình mang nửa con cá này vào bờ. ít ra thì mình cũng phải có chút may mắn nào đấy. Không, lão nói. Cứ đi quá xa thế này thì mày đã tự làm tổn hại cái vận may của mày rồi.
“Đừng có ngốc”, lão nói lớn.
“Cố mà thức và lái thuyền đi. Không chừng mày lại gặp may nhiều đấy”.
“Ta muốn mua một ít may mắn nếu nó được bán ở bất cứ nơi nào”, lão nói. Thế ta lấy gì để mua nó đây? Lão tự hỏi. Ta có thể mua nó bằng ngọn lao mất, con dao gãy và đôi tay bị thương ư?
“Mày có thể”, lão nói.
“Mày cố mua nó bằng tám mươi tư ngày đi biển. Suýt nữa nó đã được bán cho mày”. Mình đừng nghĩ vớ vẩn nữa, lão nghĩ. Vận may là thứ đến với vô vàn dáng vẻ, ai có thể nhận diện ra nó? Dẫu sao thì mình sẽ nhận một ít trong bất cứ hình thức nào và trả bất kỳ giá nào mà người bán đòi hỏi. Giá mà mình có thể nhìn thấy ánh điện, lão nghĩ. Mình ao ước quá nhiều. Nhưng đấy là thứ mình cần bây giờ. Lão cố xoay trở cho thoải mái để lái thuyền và nhờ nỗi đau nhức lão biết mình chưa chết. Vào khoảng mười giờ tối, lão trông thấy ánh đèn thành phố hắt xuống nước. Thoạt tiên, đấy chỉ là thứ ánh sáng mang máng trên bầu trời như trước lúc mặt trăng mọc. Thoáng chốc chúng hiện rõ ra ở đằng kia đại dương, lúc này đang dậy sóng theo chiều gió mạnh. Lão lái thẳng vào giữa quầng sáng, lão nghĩ chẳng mấy chốc kể từ lúc này lão sẽ chạm đến mé dòng nước. Giờ thì đã xong, lão nghĩ. Có lẽ chúng sẽ lại tấn công ta. Nhưng trong đêm tối, không một tấc sắt trong tay, con người có thể làm gì để chống lại chúng? Lúc này lão đã tê cứng, nhức nhối và cái giá lạnh ban đêm càng làm những vết thương và tất cả những chỗ xây xát trên khắp cơ thể lão đau buốt. Mình hy vọng là sẽ không còn chạm trán với chúng, lão nghĩ. Mình rất hy vọng mình không phải chạm trán lại với bọn chúng. Nhưng vào lúc nửa đêm lão phải chiến đấu và lần này lão biết cuộc chiến đấu là vô vọng. Chúng kéo đến cả đàn, lão chỉ nhìn thấy những đường nước do vây chúng xẻ bơi và những vệt lân tinh khi chúng quăng mình vào con cá. Lão nện chày xuống mấy cái đầu, nghe tiếng răng bập và cảm thấy con thuyền chao đảo khi chúng luồn xuống dưới. Lão vung chày tuyệt vọng vào bất cứ chỗ nào lão có thể phỏng đoán hoặc nghe thấy, rồi lão cảm thấy có cái gì đó tóm lấy cái chày, lôi tuột đi. Lão giật cái tay lái ra khỏi ổ lái, cầm cả hai tay đâm, bổ dọc liên hồi kì trận. Nhưng bây giờ bọn chúng lại dồn hết đến đằng mũi thuyền, lần lượt thay phiên nhau, hay cả bọn cùng xông vào xâu xé con cá, chỗ thịt chúng rứt được lấp lánh dưới nước khi chúng trở mình để lại lao vào. Cuối cùng một con xáp đến đớp vào cái đầu cá, lão biết thế là hết. Lão vung tay lái quật ngang đầu con cá mập chỗ bộ hàm bị kẹp cứng trong xương đầu con cá kiếm mà không thể rứt ra được. Lão quật lần nữa, thêm lần nữa, rồi thêm nữa. Lão nghe tiếng cái tay lái gãy; dùng phần gãy lởm chởm, lão đâm vào con cá mập. Cảm thấy đoạn tay lái cắm phập vào, lão biết nó sắc rồi thọc sâu xuống. Con cá mập buông ra, lăn mình đi. Đấy là con cuối cùng của đàn cá mập. Chẳng còn gì nữa để chúng xâu xé. Lúc này lão nặng nề thở và cảm thấy có vị là lạ trong miệng. Vị ấy ngòn ngọt và có mùi tanh đồng; lão thoáng lo sợ. Nhưng chỗ mùi vị ấy không nhiều. Lão khạc nhổ xuống đại dương rồi nói:
“Đớp đi, lũ galanos kia. Và hãy tưởng tượng rằng bọn mày đã giết chết một con người”. Bây giờ lão biết mình đã bại trận hoàn toàn, không thể nào cứu vãn nổi; lão quay lại đằng lái, tìm đoạn tay lái gãy lởm chởm còn đủ dài để lắp vào ổ lái, đưa thuyền vào bờ. Lão khoác cái bao qua vai rồi lái thuyền theo hướng cũ. Bây giờ, tay lái lão nhẹ bẵng và lão chẳng còn nghĩ hay thoáng chút vương vấn gì nữa. Lúc này lão quên hết mọi chuyện và chỉ tập trung đưa con thuyền vào bến khéo léo và an toàn. Trong đêm, đàn cá mập kéo đến gặm bộ xương như kiểu ai đó nhặt những mẩu bánh vụn trên bàn. ông lão chẳng buồn bận tâm đến chúng và cũng không để ý đến bất cứ chuyện gì ngoài việc lái thuyền. Bây giờ lão chỉ lưu ý đến độ lướt nhẹ và đằm của con thuyền khi không còn phải đeo thêm cái gánh nặng bên mình.
Con thuyền vẫn còn tốt, lão nghĩ. Nó cũng chắc và chẳng hư hại gì ngoài cái tay lái. Cái đó thì dễ thay. Bây giờ lão có thể nhận thấy lão đã vào giữa dòng chảy; lão trông thấy ánh đèn trên những bãi biển dọc bờ. Lão biết bây giờ lão đang ở đâu và lối về thì chẳng còn là vấn đề gì nữa. Ngẫm cho cùng thì gió là bạn của ta, lão nghĩ. Rồi lão nghĩ tiếp, chỉ đôi khi. Và cả đại dương bao la với những người bạn lẫn kẻ thù của ta. Và giường chiếu nữa, lão nghĩ. Giường là bạn của ta. Chỉ có giường thôi, lão nghĩ. Giường chiếu hẳn là việc trọng đại. Đơn giản làm sao khi mày bị đánh bại, lão nghĩ. Ta chưa hề hình dung chuyện ấy lại đơn giản đến thế. Cái gì làm mày thất bại, lão nghĩ.
“Chẳng gì cả”, lão nói lớn.
“Ta đã đi quá xa”. Khi đưa được thuyền về cái bến nhỏ, đèn nơi Terrace đã tắt, lão biết mọi người đã đi ngủ. Gió không ngừng lớn thêm và bây giờ đang thổi mạnh. Nhưng phía trong bến cảng vẫn yên ả, lão cập thuyền vào con lạch nhỏ, đầy sỏi bên dưới ghềnh đá. Do không có người giúp nên lão dốc sức đẩy con thuyền lên đến mức khả năng cho phép. Rồi lão nhảy ra buộc thuyền vào một tảng đá. Lão hạ buồm, quấn lá buồm lại và buộc chặt. Rồi lão vác cột buồm dợm chân leo lên. Chỉ đến khi ấy lão mới biết cơ thể lão rã rời đến mức nào. Lão dừng lại nghỉ một lát, ngoái nhìn và thấy ánh đèn đường phản chiếu lên cái đuôi to kềnh của con cá đang dựng thẳng đứng bên cạnh đuôi thuyền. Lão thấy cái xương sống vạch thành đường thẳng trụi trần, trắng hếu và cái đầu đồ sộ và đen ngòm với lưỡi kiếm nhô thẳng tới trước mà chẳng còn tí thịt da nào. Lão lại tiếp tục leo, lên đến đỉnh dốc lão ngã rồi nằm một lát, cột buồm vẫn vắt ngang qua vai. Lão gượng đứng dậy. Nhưng việc ấy lại quá khó nên lão cứ vác cột buồm ngồi đó nhìn con đường. Đằng xa, một con mèo đang băng qua đường tìm kiếm cái gì đó, lão nhìn nó. Lát sau lão chỉ nhìn con đường. Cuối cùng lão đặt cột buồm xuống, đứng dậy. Lão dựng cột buồm, vác lên vai rồi tiếp tục đi. Lão phải ngồi nghỉ năm lần trước khi về đến lều. Vào trong lều, lão dựng cột buồm tựa vào tường. Lão tìm trong bóng tối ra chai nước và uống một ngụm. Rồi lão nằm xuống giường. Lão kéo cái mền đắp qua vai, xuống lưng rồi chân; lão nằm ngủ úp mặt lên lớp báo, hai tay dang rộng, lòng bàn tay ngửa lên. Sáng hôm sau, khi thằng bé nhìn vào lều, ông lão đang ngủ. Trời đang nổi gió lớn đến nỗi thuyền câu không thể ra khơi; thằng bé dậy muộn rồi tạt qua lều ông lão như nó thường làm vào mỗi buổi sáng. Thằng bé thấy ông lão đang thở và khi nhìn vào đôi bàn tay, nó bật khóc. Nó rón rén bước ra đi mua cà phê mang về; suốt con đường dốc nó cứ thổn thức mãi. Nhiều người đánh cá quây quanh con thuyền, ngắm nhìn cái vật được buộc bên mạn, một người xắn quần lội xuống nước dùng dây đo chiều dài bộ xương. Thằng bé không xuống đấy. Nó đã đến từ trước và một trong những người đánh cá thay nó trông hộ con thuyền.
“Bác ấy sao rồi?”, một trong những người đánh cá hỏi vọng lên.
“Đang ngủ”, thằng bé đáp. Nó không bận tâm đến việc mọi người nhìn thấy nó khóc.
“Đừng để ai đến quấy rầy ông”.
“Từ mũi đến đuôi, con cá dài gần sáu mét”, người đang đo xướng lên.
“Cháu chắc là thế”, thằng bé nói. Nó đi vào Terrace và hỏi mua một lon cà phê.
“Thật nóng và cho nhiều sữa, đường vào”.
“Cần gì nữa không?”
“Thưa không. Để lát nữa cháu xem ông có thể ăn được gì”.
“Con cá thật ra trò”, chủ khách sạn nói.
“Chưa từng có một con cá nào như thế. Kể cả hai cái con đáng mặt mà cháu bắt hôm qua”.
“Mấy con cá quèn của cháu ấy mà”, thằng bé nói rồi lại khóc.
“Cháu có muốn uống chút gì không?”, chủ khách sạn hỏi.
“Thưa không”, thằng bé đáp.
“Nhờ bác nhắc hộ họ đừng đến quấy rầy ông Santiago. Cháu sẽ quay lại”.
“Chuyển hộ lời hỏi thăm của bác đến ông lão”.
“Cám ơn bác”. Thằng bé mang lon cà phê nóng lên lều ông lão và ngồi xuống bên cạnh cho đến khi lão thức giấc. Có lúc, trông ông lão như thể sắp tỉnh dậy. Nhưng lão lại chìm vào giấc ngủ vùi; còn thằng bé thì đi qua đường hỏi mượn ít củi về hâm nóng cà phê. Rốt cuộc thì lão cũng thức giấc.
“ông khoan ngồi dậy hãy”, thằng bé nói.
“Cứ uống cái này đi đã”. Nó rót một ít cà phê ra lá. ông lão nhìn chỗ cà phê rồi uống.
“Chúng đánh bại ông, Manolin à”, lão nói.
“Chúng thật sự đã đánh bại ông”.
“Nó không đánh bại được ông. Kể cả con cá”.
“Anh Pedrico đang trông thuyền và dụng cụ. ông định làm gì với cái đầu cá kia?”
“Để Pedrico chẻ ra dùng bẫy cá”.
“Thế còn lưỡi kiếm?”
“Nếu cháu thích thì giữ lấy”.
“Cháu thích lưỡi kiếm”, thằng bé nói.
“Bây giờ ông cháu ta phải lên kế hoạch cho những việc khác”.
“Họ có tìm ông không?”
“Dĩ nhiên. Cả thuyền tuần tra bờ biển lẫn máy bay”.
“Đại dương vô cùng vô tận, thuyền câu thì quá ư nhỏ bé nên khó nhìn thấy”, ông lão nói. Lão nhận thấy được nói chuyện với ai đó thì dễ chịu hơn phải tự nói với chính bản thân mình hay với biển cả.

“ông nhớ cháu”, lão nói.
“Cháu bắt được mấy con?”
“Hôm đầu được một con. Hôm thứ hai được một và hôm thứ ba được hai”.
“Giỏi lắm”.
“Bây giờ ông cháu ta lại cùng đi câu”.
“Đừng. ông không gặp may mắn. ông chẳng còn may chút nào”.
“Vứt quách cái chuyện may rủi ấy đi”, thằng bé nói.
“Cháu sẽ mang vận may của cháu theo”.
“Gia đình cháu sẽ nói gì?”
“Cháu không quan tâm. Hôm qua cháu bắt được hai con. Nhưng bây giờ ông cháu ta sẽ đi câu cùng nhau bởi cháu còn phải học hỏi nhiều điều”.
“Ta phải rèn một ngọn lao đâm cá thật tốt và luôn mang theo trên thuyền. Cháu nên cắt một lưỡi dao từ lá thép giảm sóc của chiếc xe Ford cũ. Chúng ta có thể mài nó ở Guanabacoa. Phải mài sắc chứ đừng mang nung lửa kẻo nó sẽ gãy. Dao của ông đã gãy”.
“Cháu sẽ cắt con dao khác và mang lá thép ấy đi mài. Chẳng biết đợt briạa lớn này sẽ kéo dài mất mấy ngày?”
“Có lẽ ba hôm. Không chừng lâu hơn đấy”.
“Cháu sẽ chuẩn bị sẵn sàng đủ mọi thứ”, thằng bé nói.
“ông nhớ chăm sóc hai bàn tay cho lành”.
“ông biết cách chữa trị. Hồi đêm ông khạc ra cái gì đó thật lạ và cảm thấy cái gì đó trong ngực bị vỡ”.
“Cũng để cái đó bình phục luôn”, thằng bé nói.
“ông hãy nằm nghỉ đi, ông ạ; cháu sẽ mang chiếc sơ mi sạch của ông đến cho ông. Thêm cái gì đó để ăn”.
“Nhớ mang bất cứ tờ báo nào trong khoảng thời gian ông đi vắng đến nhé”, ông lão dặn.
“ông phải khỏe lại thật nhanh vì còn nhiều thứ cháu cần phải học và ông có thể dạy cháu mọi điều. Chắc ông đã chịu đựng quá nhiều?”
“Nhiều lắm”, ông lão đáp.
“Cháu sẽ mang thức ăn và báo đến”, thằng bé nói.
“ông cứ nghỉ cho lại sức. Cháu sẽ mua thuốc chữa tay từ hiệu thuốc nữa”.
“Đừng quên bảo Pedrico cái đầu cá ông cho anh ấy đấy”.
“Vâng. Cháu nhớ”. Khi thằng bé ra khỏi cửa, đi xuống con đường rải đá san hô vụn, nó lại khóc. Chiều hôm ấy có đoàn du khách ở Terrace và nhìn xuống khoảng nước ngổn ngang lon bia rỗng và xác cá nhồng, một người phụ nữ trông thấy bộ xương sống dài, trắng phau, cực lớn với chiếc đuôi đồ sộ dính đằng cuối dập dềnh, đung đưa theo làn sóng trong lúc gió Đông thổi trên vùng biển cồn sóng không ngớt phía ngoài cửa cảng.
“Cái gì kia?”, bà ta hỏi anh bồi và đưa tay chỉ chiếc xương sống dài của con cá khổng lồ, bây giờ chỉ là đồ rác thải đang đợi thủy triều cuốn đi.
“Tiburon”, anh bồi đáp.
“Cá mập ấy mà”. Anh ta hàm ý giải thích chuyện gì đã xảy ra.
“Tôi không ngờ cá mập lại đẹp như thế, dáng đuôi thật duyên dáng”.
“Anh cũng thế”, bạn trai của bà ta nói. Phía trên đường, trong căn lều, ông lão lại ngủ. Lão vẫn nằm úp mặt ngủ; thằng bé ngồi bên cạnh nhìn lão. ông lão đang mơ về những con sư tử.

Dịch theo bản tiếng Anh "The Old Man and the Sea " Bantam Book 1965,



Trời dần sang chiều, con thuyền vẫn lừ đừ tiến một cách vững chắc. Nhưng giờ thì đã xuất hiện trợ lực, gió Đông đẩy thuyền đi và ông lão nhấp nhô theo những con sóng nhỏ, nỗi nhức nhối của sợi dây hằn trên lưng đã dịu đi, mềm mại. Trong buổi chiều ấy, sợi dây lại nổi lên một lần nữa. Nhưng con cá vẫn tiếp tục bơi ở tầng nước cao hơn một tí. Mặt trời rọi lên cánh tay trái, vai và lưng lão. Vậy nên lão biết con cá đã chuyển sang hướng Đông Bắc. Bây giờ, khi đã trông thấy nó, lão có thể hình dung con cá đang bơi trong đại dương, bộ vây đỏ hồng dang rộng như đôi cánh, còn cái đuôi dựng đứng đồ sộ đang rẽ nước trong vùng tối đen. Mình không biết nó có nhìn rõ ở độ sâu ấy không, lão nghĩ. Mắt nó to lắm và loài ngựa mắt nhỏ hơn nhiều vẫn có thể nhìn xuyên qua bóng tối. Có hồi mình có thể nhìn khá rõ trong bóng tối. Không phải tối đen kịt đâu. Nhưng có thể nói là sáng gần như mắt mèo. Mặt trời và việc cử động bền bỉ mấy ngón tay của lão đã làm bàn tay trái giờ đây hoàn toàn hết bị chuột rút và lão bắt đầu dồn thêm áp lực lên nó; lão gồng các bắp thịt trên lưng cố nhích sợi dây đau điếng sang một tí.
“Cá này, nếu mày không mỏi mệt”, lão nói lớn,
“thì mày quả thật đúng là dị thường”. Lúc này, lão cảm thấy rất mệt, lão biết bóng tối sắp ập đến và lão cố nghĩ sang chuyện khác. Lão nghĩ về Liên đoàn Big mà lão gọi là Gran Ligas và lão biết đội Yankee của New áork đang đấu với đội Tigres của Detroit. Bây giờ đã sang ngày thứ hai mà mình không biết kết quả các trận đấu, lão nghĩ. Nhưng mình phải tin tưởng và phải xứng đáng với tài danh Di Maggio vĩ đại, người luôn xử lý mọi việc hoàn hảo dẫu cho phải mang cái gót chân đau vì chứng nẻ cựa gà. Chứng nẻ cựa gà là gì nhỉ? Lão tự hỏi. Una espuela de Hueso. Chúng mình không mắc bệnh ấy. Nó có đau như cựa của một chú gà chọi đâm vào gót chân không nhỉ? Mình không nghĩ mình có thể chịu đựng được điều ấy hay việc mất một mắt, hai mắt mà vẫn tiếp tục chiến đấu theo kiểu của đám gà chọi. Bên cạnh giống chim và loài thú vĩ đại thì con người chẳng thấm tháp gì nhiều. Vậy nên mình thích làm con cá ở dưới kia, lội trong vùng tối đen của đại dương.
“Miễn là đừng gặp lũ cá mập”, lão nói lớn.
“Nếu cá mập đến, cầu Chúa hãy rủ lòng thương lấy con cá và cả con nữa”. Mày có chắc Di Maggio vĩ đại sẽ cầm cự với một con cá lâu như tao đã cầm cự với chú cá này không? Lão nghĩ. Mình nghĩ anh ta có thể và thậm chí có thể lâu hơn nữa bởi anh ta trẻ trung, cường tráng. Cha anh ta cũng là dân chài lưới. Nhưng cái chứng nẻ cựa gà có làm anh ta đau nhiều không nhỉ?
“Ta không biết”, lão nói lớn.
“Ta không bao giờ mắc cái chứng ấy”. Khi mặt trời lặn, lão hồi tưởng, để tự củng cố thêm niềm tin, về cái hôm ở quán rượu tại Casablanca khi lão chơi vật tay với anh chàng da đen lực lưỡng quê ở Cienfuegos, người được xem là khỏe nhất ở cảng ấy. Hai người đấu suốt một ngày và một đêm; khuỷu tay đặt trong vòng phấn trên bàn, cánh tay dựng thẳng, hai bàn tay nắm chặt lấy nhau. Người nào cũng cố vật tay của đối thủ xuống bàn. Người ta đặt cược rất nhiều và cứ đi vào đi ra căn phòng sáng ánh đèn dầu; lão nhìn cánh tay, bàn tay rồi nhìn mặt anh chàng da đen. Sau tám giờ đầu, người ta quyết định cứ bốn tiếng thì thay trọng tài để họ có thể đi ngủ. Máu từ tay lão và tay anh chàng da đen tứa ra kẽ móng tay. Hai đấu thủ nhìn vào mắt, vào bàn tay, cánh tay của nhau; dân đánh cược cứ ra ra vào vào và ngồi trên những chiếc ghế cao tựa vào tường theo dõi. Mấy ngọn đèn hắt bóng họ lên những bức tường gỗ sơn màu xanh biếc. Bóng tay da đen nom đồ sộ, cứ chập chờn trên vách mỗi khi gió nhẹ lùa vào mấy ngọn đèn. Suốt đêm, tình thế trận đấu vẫn chưa ngã ngũ, người ta cho tay da đen uống rượu rum và châm thuốc mời hắn. Rồi thì anh chàng da đen, sau ngụm rum đã dốc hết nỗ lực phi thường và có lúc đã đè nghiêng tay lão, người lúc ấy chưa già mà là Santiago EL Campeón, chừng bảy phân. Nhưng lão đã đẩy bật trở về vị trí ban đầu. Lúc đó lão chắc là lão sẽ thắng tay da đen, một vận động viên điền kinh cừ khôi, sung sức. Rồi ngày ló rạng, khi những người cá cược đang đề nghị xem trận đấu là hòa và trọng tài đang lắc đầu thì lão dồn hết gân cốt đè bàn tay của anh chàng da đen xuống, xuống nữa cho đến khi chạm hẳn mặt bàn. Trận đấu bắt đầu vào sáng chủ nhật và kết thúc vào sáng thứ hai. Nhiều tay cá độ đề nghị hòa vì họ phải ra cảng bốc vác các bao đường hay làm việc cho Công tá than Havana. Nếu không thế thì mọi người hẳn muốn đợi xem cho đến lúc kết thúc. Nhưng dẫu sao thì lão cũng kết thúc trận đấu trước lúc mọi người phải đi làm. Trong suốt thời gian dài sau sự kiện ấy, mọi người đều gọi lão là Nhà Vô Địch; dĩ nhiên còn có cả trận phục thù vào mùa xuân nữa kia. Nhưng tiền đặt cược không nhiều và lão đã chiến thắng quá dễ dàng bởi đã đập tan lòng tin của tay da đen ở Cienfuegoạ trong trận chạm trán đầu tiên. Sau chiến thắng ấy, lão còn đấu vài trận nữa rồi nghỉ hẳn. Lão biết lão có thể đánh bại bất cứ ai nếu lão thực sự khao khát và lão cũng hiểu rằng bàn tay phải của lão sẽ kém đi khi câu cá. Lão đã thử vài trận đấu luyện với bàn tay trái. Nhưng tay trái lão luôn là kẻ phản bội, không chịu làm theo ý chí lão nên lão không thể tin cậy nó. Lúc này, mặt trời đã làm nó đủ ấm, lão nghĩ. Nó sẽ không bị chuột rút nữa nếu ban đêm không bị lạnh quá. Mình không rõ, đêm nay chuyện gì sẽ đến đây. Một chiếc máy bay vượt qua bầu trời trên đường đến Miami, lão thấy cái bóng của nó làm cả đàn cá chuồn hoảng sợ.
“Nhiều cá chuồn đến thế thì ở đó chắc có cá dorado”, lão nói rồi trì sợi dây lại xem thử có khả năng đoạt được đoạn dây nào từ con cá kia không. Nhưng lão không thể, nó cứ trơ trơ, sợi dây rung rung bắn cả nước cơ hồ như sắp đứt. Chiếc thuyền vẫn bình lặng tiến về phía trước và lão dõi theo chiếc máy bay cho đến khi không còn nhìn thấy nó. Ngồi trong máy bay chắc là lạ lắm, lão nghĩ. ở độ cao ấy, mình không biết mặt biển trông ra sao? Họ có thể thấy rõ con cá nếu không bay cao quá. Mình thích bay thật chậm ở độ cao hai trăm sải để quan sát cá từ trên cao. Những lần theo thuyền săn rùa, mình đứng trên xà ngang của cột buồm tiền và chỉ với độ cao ngần ấy mình cũng đã nhìn rõ ra phết. Đám cá dorado trông xanh hơn từ trên đấy và bạn có thể nhìn thấy những đường sọc, những đốm đỏ tía trên mình chúng và có thể thấy hết cả đàn khi chúng bơi. Tại sao tất thảy các loài cá bơi nhanh trong vùng nước tối thì lưng lại tím sẫm và luôn có vằn và đốm tím? Loài cá dorado có màu xanh thẫm là vì da chúng vàng ruộm. Nhưng khi chúng đi kiếm mồi, vào những lúc đói ngấu thì mấy cái vằn tím hai bên lườn trông giống hệt như vằn của loài cá kiếm. Có phải là do giận dữ hay là do tốc độ lớn mà da chúng có hiện tượng ấy?
Ngay trước khi trời tối, lúc vượt qua đảo rong biển Sargasso mênh mông đang ngả nghiêng dập dềnh trong sóng nhẹ như thể đại dương đang làm tình với ai đó dưới cái mền vàng, thì sợi dây câu nhỏ của lão đã móc vào họng một con cá dorado. Lão thấy nó lần đầu tiên khi nó nhảy lên mặt nước, vàng ruộm trong sắc nắng còn nán lại, uốn cong mình vẫy vùng loạn xạ trong không trung. Nó lại cứ tiếp tục lao lên, lần nữa, rồi lần nữa trong cơn hoảng sợ tột cùng và ông lão lom khom lần về phía đuôi thuyền, bàn tay phải và cả cánh tay giữ sợi dây câu lớn, còn tay trái lão lôi con cá vào, chân trái chận giữ những đoạn dây thu được. Khi vào gần mạn thuyền con cá cứ nhào lên lặn xuống hoảng loạn trong cơn tuyệt vọng, ông lão cúi người qua mạn, nhấc con cá vàng cháy lốm đốm vệt tím sẫm vào thuyền. Mồm nó cứ há ra rồi ngoạp liên hồi xuống lưỡi câu rồi cứ nảy trong lòng thuyền bằng cái thân dẹt dài, bằng cả đầu và đuôi nữa cho đến lúc ông lão quật mạnh xuống cái đầu vàng nhẫy thì nó mới rùng mình nằm im. ông lão tháo lưỡi câu khỏi con cá, móc lại mồi bằng một con cá mòi khác rồi buông qua mạn thuyền. Lão dò dẫm trở lại mũi thuyền. Lão rửa tay trái và chùi vào quần. Đoạn lão chuyền sợi dây nặng từ tay phải sang tay trái rồi rửa tay phải trong lúc quan sát mặt trời đang chìm xuống biển và độ chếch của sợi dây lớn.
“Nó chẳng thay đổi chút nào”, lão nói. Nhưng khi nhìn sức cản của nước dội vào tay, lão biết tốc độ đã có phần giảm đi.
“Ta sẽ buộc hai mái chèo sau lái chéo vào nhau để làm chậm con cá vào ban đêm”, lão nói.
“Về đêm nó khỏe và ta cũng thế”. Tốt hơn là để lát nữa mới mổ thịt con cá, như thế mới giữ được máu trong thịt, lão nghĩ. Lát nữa ta làm việc ấy và cả việc buộc hai mái chèo để làm vật cản luôn thể. Bây giờ ta nên để con cá yên thì tốt hơn và không nên quấy nó quá vào lúc hoàng hôn. Hoàng hôn là khoảng thời gian khó khăn đối với tất cả các loài cá. Lão để bàn tay cho gió thổi khô rồi nắm sợi dây, thả lỏng cơ thể hết mức, nương theo đà kéo, nép vào mạn thuyền để con thuyền chia đều áp lực hay chiếm hơn phần lực đè lên lão. Mình biết cách rồi đấy, lão nghĩ. Dẫu sao thì đấy cũng là một trong những mẹo. Rồi lão nhớ con cá chưa hề ăn thứ gì kể từ lúc cắn câu; nó là con cá khổng lồ nền cần phải ăn nhiều. Mình đã ăn hết con cá thu. Ngày mai mình sẽ ăn con dorado. Mình gọi loài dolphin này là dorado. Có lẽ ta nên ăn một ít khi đã mổ thịt. Thịt nó sẽ khó ăn hơn thịt con thu. Nhưng giờ đây, có gì là dễ đâu.
“Mày cảm thấy thế nào hở cá?
“ lão hỏi lớn.
“Còn tao thì thấy khỏe, bàn tay trái cũng đã khá hơn. Tao có đủ thức ăn cho một đêm, một ngày nữa. Có giỏi thì cứ kéo thuyền đi, cá”. Lão không thật sự cảm thấy khỏe khoắn bởi nỗi nhức nhối do sợi dây hằn lên lưng lão đã vượt qua giới hạn đau để đi vào miền tê dại mà lão chẳng thể nào lường nổi. Nhưng ta đã từng gặp chuyện tồi tệ hơn thế, lão nghĩ. Bàn tay chỉ bị cứa nhẹ một tí, còn chứng chuột rút thì đã đi đâu mất rồi. Đôi chân còn khỏe chán. Đấy là chưa kể ta còn nhỉnh hơn nó về khoản thịt cá kia. Giờ thì trời đã tối, đêm tháng chín, bóng tối ập xuống rất nhanh ngay sau lúc mặt trời lặn. Lão ngả người tựa vào mạn thuyền và cố nghỉ ngơi thư thái. Những ngôi sao đầu tiên xuất hiện. Lão không biết tên vì Rigel nhưng lão nhìn thấy nó và biết chẳng mấy nữa, cả trời sao sẽ hiện lên và lão sẽ có những người bạn ở nơi xa xôi kia.
“Con cá cũng là bạn ta”, lão nói lớn.
“Ta chưa hề được nhìn thấy hay nghe nói về một con cá nào như thế. Nhưng ta phải giết nó. Ta lấy làm mừng vì chúng ta không phải cố giết những vì sao”. Hãy tưởng tượng hằng ngày con người phải cố giết cả mặt trăng. Mặt trăng sẽ lánh xa. Nhưng thử hình dung nếu có ngày có người phải giết cả mặt trời. Chúng ta được sinh ra may mắn, lão nghĩ. Rồi lão xót xa cho con cá lớn đã không có cái gì để ăn và dẫu cho có xót xa như thế thì quyết tâm giết con cá của lão cũng không hề suy giảm. Bao nhiêu người sẽ ăn thịt con cá này, lão nghĩ. Nhưng liệu họ có đủ tư cách để ăn thịt nó không. Không, đương nhiên là không. Chẳng một ai có đủ tư cách để ăn thịt nó bởi cái cách cư xử đĩnh đạc và phong độ của nó. Mình không hiểu những chuyện này, lão nghĩ. Nhưng thật dễ chịu khi chúng ta không phải cố giết mặt trời, mặt trăng hay những vì sao. Sống nương vào biển và giết người anh em thực sự của chúng ta là đã quá đủ rồi. Bây giờ, lão nghĩ, mình phải nghĩ về chuyện hãm bớt. Việc này thì có phần lợi và cũng có phần hại. Nếu con cá dốc sức chạy và hai cái chèo cản nước làm con thuyền mất độ nhẹ thì chắc mình cũng phải buông hết dây rồi để mất con cá. Con thuyền càng nhẹ thì càng kéo dài nỗi khổ của mình lẫn con cá nhưng đấy lại là điểm an toàn của mình bởi sức lực của con cá hãy còn rất dồi dào và nó chưa dùng hết. Dù gì đi nữa thì mình cũng phải mổ thịt con dorado để nó không bị hỏng và ăn vài miếng để lấy sức. Bây giờ mình sẽ nghỉ thêm một tiếng nữa để xem nó có còn lừng lững và ngoan cố trước khi mình quay ra sau lái quyết ra tay thử xem sao. Nhưng trong khi chờ đợi mình hẵng quan sát xem cách thức nó hành động và liệu nó có giở trò gì ra không. Buộc chèo là mẹo tốt nhất nhưng đã đến lúc cuộc chơi phải an toàn. Nó vẫn còn sung sức, mình thấy lưỡi câu móc vào khóe miệng và nó cứ ngậm chặt miệng. Nỗi đau đớn của lưỡi câu chẳng nghĩa lý gì cả. Nhưng sự hành hạ của cái đói cùng với việc không hiểu rõ mình đang chống lại cái gì là cả vấn đề đối với con cá. Giờ thì hãy nghỉ đi, lão già ạ, và cứ để nó kéo cho đến khi nhiệm vụ sắp tới của mày đến. Lão nghỉ độ chừng hai tiếng. Mặt trăng chưa mọc bây giờ nhưng lát nữa sẽ mọc; lão không có cách nào đoán thời gian. Và cái việc nghỉ ngơi của lão cũng lơ mơ nốt. Lão vẫn cứ chịu sức kéo của con cá dồn lên vai tuy đã đặt bàn tay trái lên mép mạn thuyền trước mũi để trút bớt, bớt nữa gánh nặng của con cá lên chiếc thuyền. Thật đơn giản làm sao nếu ta có thể buộc sợi dây, lão nghĩ. Nhưng chỉ với một cú quẫy nhẹ, con cá sẽ giật đứt. Mình phải đưa thân ra làm chiếc đệm cho sợi dây và lúc nào cũng sẵn sàng cả hai tay nới thêm dây.
“Nhưng mày vẫn chưa ngủ, lão già ơi”, lão nói lớn.
“Đã nửa ngày và một đêm còn bây giờ lại sang một ngày nữa mà mày vẫn chưa ngủ tí nào cả. Nếu con cá cứ lặng lẽ và kéo đều như thế thì mày phải thu xếp để ngủ đi một lát. Nếu mày không ngủ thì đầu óc không chừng sẽ rối tung lên mất”. Đầu mình vẫn còn tỉnh táo, lão nghĩ. Quá tỉnh táo nữa là đằng khác. Mình tỉnh như những vì sao anh em kia. Nhưng mình phải ngủ. Sao ngủ, mặt trăng, mặt trời ngủ và ngay cả đại dương đôi khi cũng ngủ vào những hôm nào đó khi dòng hải lưu ngừng trôi và mặt nước phẳng lặng. Nhưng hãy nhớ chợp mắt, lão nghĩ. Cố ngủ đi và hãy nghĩ ra một kế gì đó đơn giản nhưng bảo đảm về mấy sợi dây câu. Bây giờ hãy lùi lại mổ thịt con cá dorado kia. Nếu mày phải ngủ thì chớ có liều mạng buộc chèo làm vật cản. Ta có thể chịu đựng mà không cần ngủ, lão tự nhủ. Nhưng như thế thì thật là quá nguy hiểm. Lão bắt đầu dò dẫm bò về phía đuôi thuyền, thận trọng không làm giật sợi dây. Có lẽ nó cũng đang lơ mơ ngủ, lão nghĩ. Nhưng mình không muốn nó được nghỉ ngơi. Nó phải kéo cho đến khi chết. Ra đến lái, lão xoay người để bàn tay trái giữ chặt sợi dây và dồn sức mạnh lên cả hai vai rồi rút con dao ra khỏi vỏ bằng tay phải. Lúc này ánh sao chiếu sáng, lão nhìn rõ con cá dorado, cắm lưỡi dao vào đầu và lôi nó ra khỏi tấm ván sau lái. Lão đè chân lên con cá, rạch phăng một nhát từ phía dưới bụng dọc lên đến mõm hàm dưới. Rồi lão đặt dao xuống, dùng tay phải moi sạch ruột và móc hết mang ra. Cảm thấy cái dạ dày con cá nặng và trơn trơn nên lão mổ nó ra. Có hai con cá chuồn trong đó. Chúng còn tươi rói, lão đặt nằm cạnh nhau rồi quẳng mớ lòng lẫn mang qua mạn thuyền. Khi chìm, chúng kéo thành vệt lân tinh dài trong nước.
Con cá dorado lạnh ngắt, trong ánh sao, chỗ thịt trắng nhợt màu phong hủi; lão lột một bên da trong lúc đạp chân phải lên đầu cá. Rồi lão lật lại lột nốt nửa kia và lóc thịt cả hai bên từ đầu đến đuôi. Lão quẳng xương xuống biển và nhìn xem thử có xoYy nước không. Nhưng chỉ có ánh lân tinh khi cái xương từ từ chìm xuống. Rồi lão quay lại đặt hai con cá chuồn vào giữa hai miếng thịt cá; đút dao vào vỏ, lão chầm chậm quay về phía mũi thuyền. Lưng lão oằn xuống bởi độ nặng của sợi dây; tay phải lão cầm mấy miếng thịt cá. Đến mũi, lão đặt chỗ thịt cá lên tấm ván, hai con cá chuồn xếp bên cạnh. Sau đó lão nhích sợi dây sau vai sang chỗ mới, tay trái lại giữ nó và tì lên mạn thuyền. Rồi lão nghiêng người qua mạn rửa con cá chuồn và để ý tốc độ nước vỗ vào tay. Tay lão dính lân tinh khi lột da con cá, lão nhìn dòng nước xói vào chỗ ấy. Dòng nước không còn xiết nữa và khi lão miết mu bàn tay vào ván thuyền, nhiều mảnh lân tinh bong ra, từ từ trôi về phía lái.
“Hoặc là nó đang mệt hoặc là nó đang nghỉ”, ông lão nói.
“Bây giờ ta cố ăn chỗ thịt cá dorado này, rồi nghỉ ngơi và ngủ một tí”. Dưới trời sao, trong đêm thâu mỗi lúc một lạnh, lão ăn hết nửa miếng cá dorado và một con cá chuồn sau khi đã móc ruột và cắt bỏ đầu.
“Thịt cá dorado này càng tuyệt vời khi nấu chín bao nhiêu”, lão nói,
“thì lại càng dở ẹc khi ăn sống bấy nhiêu. Mình sẽ không bao giờ ra khơi mà lại không mang theo muối hay quất nữa”. Nếu biết trù tính thì mình đã đổ nước biển lên ván mui phơi khô để lấy muối, lão nghĩ. Nhưng mãi cho tới lúc gần tối thì mình mới bắt được con dorado. Dẫu sao thì cũng đã thiếu sự chuẩn bị. Nhưng mình sẽ nhai kỹ và cố không bị nôn. Từ hướng Đông, mây đang giăng lên bầu trời và lần lượt từng ngôi sao lão thấy chìm đi. Bây giờ lão như thể đang trôi vào hẻm mây lớn và gió đã ngừng thổi.
“Trời sẽ trở trong vòng ba bốn hôm nữa”, lão nói.
“Nhưng tối nay và ngày mai thì chẳng sao. Bây giờ trong lúc con cá đang bơi bình tĩnh, đều đặn thì hãy quên mọi chuyện và cố ngủ đi, lão già ạ”. Bàn tay phải nắm chặt sợi dây, đùi lão kẹp lấy bàn tay khi lão dồn hết sức nặng tựa vào mạn thuyền. Rồi lão đẩy sợi dây trên lưng xuống thấp một tí và quàng tay trái qua giữ lấy. Tay phải của mình có thể giữ chắc sợi dây cho đến khi nó còn nắm chặt, lão nghĩ. Nếu trong lúc ngủ nó buông sợi dây ra thì tay trái sẽ đánh thức mình dậy. Tay phải sẽ chịu khổ đấy. Nhưng nó đã quen chịu đựng rồi. Dẫu cho mình có ngủ hai mươi phút hay nửa tiếng thì nó cũng không sao. Nằm quắp người tới trước, dồn hết trọng lượng cơ thể đè lên sợi dây, lên bàn tay phải, lão chìm vào giấc ngủ. Lão không mơ về sư tử, thay vào đó là đàn cá heo đông như kiến cỏ, trải dài tám đến mười dặm; đấy là mùa chúng giao phối, nhảy lên và rơi xuống đúng điểm nhảy trên mặt nước. Rồi lão mơ, lão đang ở làng, đang trên giường, gió bấc thổi làm lão lạnh cóng, cánh tay phải của lão tê buốt vì lão đã gối đầu lên thay gối. Sau đó lão bắt đầu mơ về bãi cát dài vàng rực, lão thấy con sư tử đầu tiên bước ra trong bóng tối chập choạng rồi tiếp đó là những con khác, còn lão thì tựa lên mạn con tàu đang thả neo trong làn gió nhẹ buổi tối từ đất liền thổi đến; lão cứ đợi xem thử còn có thêm con nào nữa không, lão hạnh phúc. Trăng mọc đã lâu mà lão vẫn ngủ vùi, con cá vẫn lững thững kéo, còn con thuyền thì chui vào đường hầm mây. Lão choàng tỉnh bởi cú đập từ nắm tay phải va vào mặt, sợi dây bỏng rát trong lòng bàn tay phải. Lão không có cảm giác về bàn tay trái nhưng đã dồn hết sức lên tay phải, hãm sợi dây khi bị kéo đi. Cuối cùng tay trái lão cũng đã tìm thấy sợi dây, lão oằn người ra giữ và bây giờ lưng và bàn tay trái lão bị sợi dây làm bỏng rát; độ căng dồn lên bàn tay trái, cắt nát nó. Lão nhìn lại mấy cuộn dây và thấy nó nhẹ nhàng tuôn ra.
Đúng lúc ấy, con cá nhảy lên, xé toang một mảng đại dương rồi rơi ầm xuống. Nó cứ tiếp tục nhảy, con thuyền lao đi vùn vụt mặc dù dây vẫn không ngừng tuôn ra; ông lão cứ tiến đến điểm sắp đứt, làm chùng xuống rồi cứ lặp đi lặp lại. Rốt cuộc lão bị kéo sập xuống mũi thuyền, mặt đập vào chỗ thịt cá dorado và nằm bất động. Đây là những gì ta chờ đợi, lão nghĩ. Vậy thì ta hãy nhận ngay đi. Bắt nó trả sợi dây, lão nghĩ. Bắt nó trả sợi dây. Lão không thể nhìn thấy những cú nhảy của con cá mà chỉ nghe thấy tiếng rách của đại dương và tiếng đập xuống nặng nề khi con cá rơi. Tốc độ của sợi dây đang cứa nát hai bàn tay lão nhưng do lường trước được chuyện này sẽ xảy ra nên lão đã cố giữ sợi dây lướt trên vùng chai sần, không để nó tuồn qua lòng bàn tay hay cứa đứt mấy ngón tay. Nếu thằng bé ở đây thì nó sẽ thấm ướt mấy cuộn dây, lão nghĩ. Đúng đấy. Nếu thằng bé ở đây. Nếu thằng bé ở đây. Sợi dây cứ tuồn, tuồn, tuồn ra mãi nhưng giờ thì nó chậm dần và lão chỉ để con cá nhích, nhích dần từng tí một. Lúc này lão đã ngẩng đầu lên khỏi tấm ván và miếng cá mà lão đã đập má vào. Lão quì gối rồi từ từ đứng lên. Lão đang tiếp tục nới thêm dây nhưng luôn giữ cho chậm hơn. Lão lần lại nơi lão có thể đưa chân sờ được cuộn dây mà mắt lão không nhìn thấy. Vẫn còn nhiều dây và bây giờ con cá phải đeo thêm cái gánh nặng của cả số dây vừa mới bị kéo chìm xuống nước.
Phải đấy, lão nghĩ. Đến giờ nó đã nhảy hơn mười hai lần và đã lùa đẩy không khí vào những chiếc túi dọc lưng nó; nó không thể lặn xuống sâu mà chết ở nơi mình không thể kéo lên. Chốc nữa nó sẽ bắt đầu lượn vòng và lúc ấy mình sẽ ra tay. Mình không rõ chuyện gì làm nó bất thình lình giật mình như vậy? Có phải cơn đói khiến nó liều mạng hay là đêm tối có cái gì làm nó sợ hãi? Có lẽ đột nhiên nó cảm thấy sợ. Nhưng nó là con cá điềm tĩnh, khỏe mạnh cực kỳ cơ mà, như thể nó chẳng biết sợ là gì và rất tự tin. Lạ thật.
“Tốt hơn là mày không được sợ và hãy tự tin”, lão nói.
“Mày đã kìm được nó nhưng chẳng thu về được tí dây nào. Chẳng mấy nữa con cá sẽ lượn vòng”. Bây giờ ông lão dùng tay trái và vai giữ con cá rồi cúi người đưa bàn tay phải vốc nước rửa chỗ cá dính trên mặt. Lão sợ mùi cá khiến lão buồn nôn và khi nôn thì lão mất sức. Khi mặt đã sạch, lão rửa bàn tay phải bên mạn thuyền rồi ngâm nó trong làn nước mặn trong lúc dõi theo tia nắng đầu tiên hắt lên từ phía mặt trời mọc. Con cá gần như bơi về hướng Đông, lão nghĩ. Đấy là dấu hiệu chứng tỏ nó đã thấm mệt, phải xuôi theo dòng nước. Chốc nữa nó sẽ phải lượn vòng. Khi ấy công việc của chúng ta mới thực sự bắt đầu. Sau khi nghĩ bàn tay phải đã ngâm lâu trong nước, lão nhấc lên quan sát.
“Cũng không đến nỗi tồi”, lão nói.
“Và nỗi đau nhức thì chẳng hề gì đối với một người đàn ông”. Lão thận trọng nắm sợi dây để nó không lọt xuống những đường vừa bị cứa và di chuyển người để bàn tay trái có thể nhúng xuống nước bên phía mạn thuyền kia.
“Kể ra mày cũng được việc đấy”, lão nói với bàn tay trái.
“Nhưng có lúc tao đã không tìm thấy mày”. Tại sao ta không được sinh ra với hai bàn tay khỏe? Lão nghĩ. Có lẽ đấy là lỗi của ta vì ta không chịu tập luyện đúng cách. Nhưng Chúa biết nó có đủ cơ hội để học hỏi. Dẫu sao tối qua nó cũng không đến nỗi quá tồi. Nếu nó lại bị chuột rút thì ta cứ để sợi dây cắt phăng nó đi. Khi nghĩ như thế, lão biết đầu lão không còn minh mẫn nữa và lão nghĩ nên ăn thêm ít thịt cá dorado. Nhưng mình không thể, lão tự nhủ. Thà rằng hơi váng đầu một chút còn hơn là bị xuống sức do nôn. Kể từ lúc mặt mình vùi vào đó, mình biết mình chẳng kiềm được nôn nếu mình ăn chỗ cá ấy. Mình sẽ để đấy đến lúc thật cần thiết dẫu cho nó có hỏng thì thôi. Bây giờ đã quá muộn để giữ gìn sức khỏe dẫu cho đấy có là chất bổ dưỡng gì đi nữa. Mày thật ngốc, lão tự mắng. n ngay con cá chuồn kia đi. Con cá nằm đó, sạch sẽ và sẵn sàng; lão đưa tay phải nhặt lên, nhai xương thật cẩn thận, ăn hết, từ đầu đến tận đuôi. Thịt cá chuồn nhiều đạm hơn nhiều loài cá khác, lão nghĩ. Chí ít thì cũng giúp mình phục hồi sức đến mức cần thiết. Giờ thì mình đã làm xong những việc có thể, lão nghĩ. Nó cứ lượn vòng đi và trận đấu hãy bắt đầu. Mặt trời đang mọc lên lần thứ ba kể từ lúc lão ra khơi thì con cá bắt đầu lượn vòng. Lão chưa thể nhìn độ nghiêng của sợi dây để biết con cá đang bơi tròn. Hãy còn quá sớm cho điều đó. Lão chỉ cảm nhận áp lực của sợi dây hơi chùng lại và dùng tay phải, lão nhẹ nhàng kéo vào. Sợi dây chững lại, như mọi khi, nhưng lão kéo đến điểm sắp đứt thì sợi dây bắt đầu thu vào. Lão lách vai và đầu ra khỏi sợi dây và bắt đầu từ từ kéo nhịp nhàng. Lão dùng cả hai tay, lắc người, dồn hết lực của cả cơ thể, của chân trụ ra mà kéo. Đôi chân già nua và vai lão bắt nhịp với mỗi cử động qua lại của đôi tay.
“Vòng tròn rất lớn”, lão nói.
“Nhưng con cá đã quay tròn”. Rồi sợi dây không nhích thêm tí nào nữa, lão kéo cho tới lúc lão thấy trong ánh nắng, những giọt nước từ sợi dây bắn ra. Thế rồi sợi dây bị kéo xuống, ông lão quì gối để nó lao hút trở lại vào trong vùng nước tối.
“Bây giờ nó đang lượn đến chỗ xa nhất của vòng tròn rồi đấy”, lão nói. Mình phải dốc sức ra mà níu lại, lão nghĩ. Độ căng sẽ dần thu hẹp các vòng lượn. Có lẽ độ tiếng nữa mình sẽ nhìn thấy nó. Bây giờ mình phải khuất phục nó rồi sau đó mình phải giết nó. Nhưng con cá vẫn chậm rãi lượn vòng và hai giờ sau mồ hôi ướt đẫm người ông lão, lão mệt đến tận xương. Bây giờ vòng tròn đã hẹp hơn nhiều; nhìn độ chếch của sợi dây lão có thể biết con cá dần ngoi lên trong lúc bơi. ông lão thấy hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ, mồ hôi làm mắt lão cay xè, vết cắt trên trán và mắt lão ran rát. Lão không ngại chuyện hoa mắt. Chứng ấy bình thường khi cứ phải căng người ra mà kéo sợi dây. Nhưng đã hai lần lão cảm thấy chóng mặt và choáng váng; điều ấy khiến lão sợ.
“Ta không thể lả người chết vì một con cá như thế này được”, lão nói.
“Bây giờ là lúc ta đưa nó lên một cách thật hoàn hảo, Chúa giúp ta chịu đựng. Ta sẽ đọc một trăm lần kinh lạy Cha và một trăm lần kinh Mừng Đức Mẹ. Nhưng lúc này thì ta chưa thể”. Cứ xem như mình đã hứa, lão nghĩ. Mình sẽ đọc sau vậy. Đúng lúc đó lão cảm thấy sợi dây nảy mạnh, đột ngột; lão dùng cả hai tay giữ. Sợi dây nặng nề, nghiến mạnh, bỏng rát. Lưỡi kiếm của con cá đang quật vào đoạn dây thép đáy, lão nghĩ. Chuyện ấy tất xảy ra. Nó phải làm như thế. Nhưng điều đó sẽ làm con cá nhảy lên, bây giờ mình muốn nó hãy lượn vòng đi thôi. Những cú nhảy cũng cần để nó chứa đầy không khí. Nhưng sau mỗi lần nhảy, chỗ lưỡi câu móc vào sẽ bị rộng hơn rồi nó có thể hất văng ra.
“Đừng nhảy, cá”, lão nói.
“Đừng nhảy”. Con cá quật sợi dây thêm vài lần nữa và cứ mỗi lần nó văng đầu, ông lão lại nới thêm chút dây. Mình phải giữ cho nó đừng đau quá, lão nghĩ. Nỗi đau của ta thì không thành vấn đề. Ta có thể chế ngự. Nhưng nỗi đau của con cá thì có thể khiến nó cuồng lên. Lát sau, con cá không quật dây đáy nữa và bắt đầu lại lượn vòng chầm chậm. Bây giờ ông lão thong thả thu dây. Nhưng lão lại cảm thấy choáng váng. Lão đưa tay trái vốc ít nước biển vỗ lên đầu. Rồi lão tiếp tục vỗ thêm, xoa cả xuống gáy.
“Ta không để bị chuột rút”, lão nói.
“Chốc nữa nó sẽ ngoi lên và ta có thể cầm cự. Mày phải cầm cự. Chớ có nói lằng nhằng”. Lão tì gối vào mạn thuyền một lúc rồi lại quàng sợi dây lên lưng. Bây giờ mình sẽ nghỉ một lát trong lúc nó mải lượn vòng dưới kia rồi khi nó ngoi lên mình sẽ đứng dậy chiến đấu, lão quyết định. Được nghỉ ngơi ở đằng mũi thuyền, để mặc con cá bơi vòng mà không phải kéo dây thì quả thật là cám dỗ quá mức. Nhưng khi độ căng của sợi dây cho thấy con cá quay về phía thuyền, ông lão nhổm người dậy, xoay, lắc người dốc sức kéo sợi dây vào. Chưa bao giờ mình mệt như thế này, lão nghĩ, bây giờ gió mậu dịch đang nổi lên. Hướng gió thuận lợi để đưa con cá vào bờ. Mình rất cần thứ gió này.
“Lát nữa nó lượn ra, ta sẽ nghỉ”, lão nói.
“Ta cảm thấy đỡ hơn nhiều. Chỉ hai ba vòng nữa thôi thì ta sẽ giáp mặt với nó”. Chiếc mũ rơm của lão trật ra sau gáy, để ý sức kéo của sợi dây, khi cảm thấy con cá lượn lại, lão ngồi xuống mũi thuyền. Bây giờ mày cứ lượn đi, cá, lão nghĩ. Tao sẽ đợi khi mày quay lại. Biển dậy sóng. Nhưng gió ấy chỉ xuất hiện vào những lúc thời tiết tốt và lão cần nó để trở về đất liền.
“Ta chỉ việc lái theo hướng Tây Nam”, lão nói.
“Người ta không bao giờ lạc trên biển và xứ sở của mình lại là một hòn đảo dài”. Đến vòng thứ ba, lão thoáng thấy con cá. Thoạt tiên lão thấy một cái bóng đen trùi trũi vượt dài qua dưới con thuyền, đến mức lão không thể tin nổi độ dài của nó.
“Không”, lão nói.
“Nó không thể lớn như thế được”. Nhưng đúng là con cá lớn như thế và đến cuối đường vòng, chỉ cách chừng hai lăm mét, nó trồi lên và lão nom thấy cái đuôi nhô lên khỏi mặt nước. Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm. Nó lại lặn xuống và khi con cá hãy còn mấp mé mặt nước, ông lão có thể nhìn thấy thân hình đồ sộ và những sọc tím sẫm trên mình nó. Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to lớn bên sườn đang xòe rộng. Lần lượn này, ông lão có thể nhìn thấy mắt con cá và cả hai con cá chét xám bơi bên cạnh. Thỉnh thoảng hai con cá này rúc vào mình nó. Rồi có lúc chúng giạt ra. Chốc chốc chúng nhẹ nhàng bơi trong bóng của con cá lớn. Mỗi con dài cả thước và khi bơi nhanh, chúng vặn vẹo toàn thân như thể loài lươn. Bây giờ ông lão đang toát mồ hôi đầm đìa nhưng không phải vì mặt trời mà là vì một nguyên nhân khác.
Cứ mỗi vòng bơi bình lặng của con cá thì lão lại thu dây vào và lão chắc chỉ chừng hai vòng nữa thôi thì lão sẽ có cơ hội phóng lao vào nó. Nhưng mình phải để nó đến gần, gần, thật gần, lão nghĩ. Mình không cần nhằm vào đầu. Mình phải nhằm thẳng vào tim.
“Hãy bình tĩnh và giữ sức, lão già ạ”, lão nói. Vòng lượn tiếp theo, lưng con cá đã nhô lên nhưng hãy còn khá xa thuyền. Vòng tiếp theo đó, nó vẫn ở xa nhưng đã nhô mình lên cao hơn và ông lão tin chắc rằng nếu thu thêm dây thì con cá sẽ cặp sát thuyền. Lão đã chuẩn bị mũi lão trước đấy khá lâu; cuộn dây nhỏ của nó để trong cái xô tròn và một đầu dây đã được buộc vào cái mấu ở mũi thuyền. Bây giờ con cá lại tiếp tục lượn theo vòng tròn của nó, chỉ có cái đuôi đồ sộ cử động, trông điềm tĩnh và tuyệt đẹp. ông lão dốc hết sức ra kéo con cá vào gần hơn. Con cá khẽ nghiêng mình trong chốc lát. Rồi trở mình thẳng dậy và bắt đầu lượn thêm vòng nữa.
“Ta đã điều khiển nó”, ông lão nói.
“Ta đã điều khiển được nó rồi”. Lúc này lão thấy xây xẩm mặt mày nhưng vẫn gượng hết sức bình sinh ra mà kéo. Mình khuất phục được nó, lão nghĩ. Có lẽ lần này mình sẽ cho nó đi đứt. Kéo đi, tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à. Hãy tỉnh táo vì tao. Bọn mày chưa bao giờ bại trận. Lần này ta sẽ khử nó. Nhưng khi lão tập trung hết sức lực, chuẩn bị dốc kiệt ra trước khi con cá bơi song song với mạn thuyền thì con cá chao mình tránh ra, lật thẳng người lên bơi đi.
“Cá ơi”, ông lão nói.
“Cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết. Mày muốn tao cùng chết nữa à?” Cứ cái đà này thì không ổn rồi, lão nghĩ. Miệng lão khô khốc không thể nói nổi, nhưng lúc này lão không thể với lấy chai nước. Lần này mình phải kéo nó cặp mạn, lão nghĩ. Cứ thêm vài vòng nữa thì mình sẽ đuối sức. Không, mày khỏe, lão tự nhủ. Mày sẽ luôn khỏe.
Vòng lượn tiếp theo, lão gần như kìm được con cá. Nhưng lần nữa nó lại lách mình, từ từ bơi ra xa. Mày đang giết tao, cá à, ông lão nghĩ. Nhưng mày có quáền làm như thế. Tao chưa bao giờ thấy bất kỳ ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ. Hãy đến và giết ta đi. Ta không quan tâm chuyện ai giết ai. Giờ thì đầu óc mày đang lú lẫn lên hết cả rồi, lão nghĩ. Mày phải giữ đầu óc tỉnh táo. Hãy giữ đầu óc tỉnh táo và biết cách chịu đựng như một con người. Hay như một con cá, lão nghĩ.
“Đầu ơi, hãy tỉnh táo”, lão nói bằng giọng mà bản thân hầu như không còn nghe nổi.
“Hãy tỉnh táo”. Con cá điềm nhiên lượn thêm hai vòng nữa. Mình không biết, ông lão nghĩ. Lão có cảm giác như lão có thể đổ sụp xuống bất cứ lúc nào. Mình không biết. Nhưng mình sẽ cố thêm lần nữa. Lão cố thêm lần nữa và khi kìm con cá, lão tưởng như mình đang ngất đi. Con cá lại giãy ra, chầm chậm bơi xa, cái đuôi đồ sộ lắc lư trong không trung. Mình sẽ lại cố thêm, ông lão hứa mặc dù hai tay lão đã rã rời và mắt lão không thể nhìn rõ vì hoa quá. Lão lại cố và mọi chuyện vẫn như cũ. Thế đấy, lão nghĩ và lão cảm thấy xây xẩm cả mặt mày trước lúc bắt đầu. Mình sẽ lại cố thêm một lần nữa. Cố nén cơn đau, dồn hết tàn lực, dốc hết lòng kiêu hãnh còn lại lão mang ra đương đầu với nỗi đớn đau vô bờ của con cá; con cá tiến gần mạn thuyền, từ từ bơi nghiêng, mõm nó gần như chạm vào ván thuyền và sắp sửa vượt qua, dài, sâu, rộng, ánh bạc, vằn tím sẫm và bất tận trong dòng nước. ông lão buông sợi dây xuống, giẫm chân giữ rồi nhấc cao ngọn lao hết mức, vận hết sức bình sinh, cộng thêm sức lực lão vừa huy động trong người, phóng xuống sườn con cá ngay sau cái vây ngực đồ sộ, vươn cao trong không trung ngang ngực ông lão. Cảm thấy mũi sắt cắm phập vào, lão tì người lên ấn sâu xuống rồi dồn hết trọng lực lên cán lao. Con cá sực tỉnh; mang cái chết trong mình, nó phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trong không trung phía trên ông lão và chiếc thuyền.
Thoáng chốc nó rơi sầm xuống làm nước bắn tung trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền. ông lão cảm thấy choáng váng, đau đớn; lão không thể nhìn rõ. Nhưng lão vẫn kịp đón sợi dây của ngọn lao rồi để nó từ từ chạy qua đôi tay xây xát, và khi đã nhìn rõ, lão thấy con cá nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời. Cán lao nhô ra từ cái hốc sau vây cá, còn biển thì đang đổi màu bởi máu đỏ loang ra từ tim cá. Thoạt tiên, làn máu đen sẫm trông như bãi cát ngầm trong làn nước biếc sâu hơn ngàn thước. Rồi nó lan rộng nom tựa đám mây. Con cá trắng bạc, thẳng đơ, bồng bềnh trên sóng. ông lão thận trọng quan sát khi thị lực còn tỏ. Rồi lão quấn sợi dây mũi lao hai vòng quanh cái mấu ở đầu thuyền và gục đầu vào lòng bàn tay.
“Hãy giữ đầu óc tỉnh táo”, lão nói khi tựa vào mạn thuyền.
“Ta là lão già mệt mỏi. Nhưng ta đã giết con cá này, người anh em ta, và bây giờ ta phải làm cái việc nhọc nhằn”. Lúc này mình phải chuẩn bị dây và thòng lọng để buộc con cá vào mạn thuyền, lão nghĩ. Dẫu cho mình có hai người để nghiêng thuyền kéo nó lên rồi tát nước ra thì chiếc thuyền này cũng không thể chứa nổi nó. Mình phải chuẩn bị mọi thứ, kéo nó vào buộc chặt rồi dựng cột, giong buồm trở về. Lão kéo con cá cặp sát thuyền để có thể luồn sợi dây qua mang, ra mõm rồi buộc nó vào mũi thuyền. Mình muốn ngắm nó, lão nghĩ, muốn chạm và sờ vào mình nó. Con cá là vận may của ta, lão nghĩ. Nhưng đấy không phải là lý do để ta muốn sờ nó. Ta chắc ta đã sờ trúng tim, lão nghĩ. Khi ta ấn cái cán lao lần thứ hai. Bây giờ phải kéo nó vào, buộc chặt; tròng một chiếc thòng lọng vào giữa thân và một chiếc nữa vào đuôi để buộc nó vào thuyền.
“Làm ngay đi, lão già ơi”, lão nói. Lão hớp một ngụm nước rất nhỏ.
“Bây giờ khi trận đấu đã kết thúc, vẫn phải làm một công việc hết sức nhọc nhằn”. Lão ngước nhìn bầu trời rồi cúi nhìn con cá. Lão chăm chú quan sát mặt trời. Chỉ vừa xế trưa thôi, lão nghĩ. Và gió mậu dịch đang thổi. Cả đám dây câu ấy bây giờ không quan trọng. thằng bé sẽ cùng mình nối lại khi về đến nhà.
“Đến đây, cá”, lão nói. Nhưng con cá không nhúc nhích. Thay vào đó, lúc này nó nằm dầm mình trong nắng và ông lão phải lôi con thuyền lại chỗ nó. Khi đến bên con cá và kéo đầu nó tì sát mũi thuyền, lão không thể nào tin được kích thước của nó. Lão tháo sợi dây ở cán lao ra khỏi cái mấu, luồn nó qua mang cá ra miệng, quấn một vòng quanh cái kiếm rồi lại đút sợi dây qua miệng ra mang kia, quấn một vòng quanh miệng cá, gút hai mối dây lại rồi cột vào cái mấu đằng mũi thuyền. Sau đó lão cắt sợi dây mang ra sau lái buộc thòng lọng vào đuôi cá. Da cá chuyển từ màu gốc, tím sẫm ánh bạc, sang màu trắng bạc và những cái sọc cũng có cùng màu tím nhạt như đuôi nó. Những đường sọc ấy lớn hơn cả bàn tay người xòe rộng, còn mắt nó trông đờ đẫn như những tấm kính trong kính viễn vọng hay như mắt một vị Thánh trong đám rước.
“Đấy là cách duy nhất để giết nó”, ông lão nói. Kể từ lúc uống nước, lão cảm thấy khỏe hơn và biết lão sẽ không bị ngất, đầu óc lão tỉnh táo. Với cái lối này thì con cá chắc phải nặng hơn nửa tấn, lão nghĩ. Có lẽ còn hơn cả thế. Nếu chỉ tính hai phần ba số lượng thịt từ trọng lượng ấy với giá ba mươi cent một pound thì sẽ được bao nhiêu?
“Ta cần một cái bút chì để tính”, lão nói.
“Đầu ta không thạo tính toán. Nhưng ta nghĩ Di Maggio vĩ đại sẽ tự hào về ta hôm nay. Ta không mắc chứng nẻ cựa gà. Nhưng đôi tay và lưng thì thực sự nhức nhối”. Mình chẳng hay chứng nẻ cựa gà là gì, lão nghĩ. Không chừng mình đã mắc chứng ấy mà không biết. Lão buộc chặt con cá vào mũi, đuôi thuyền và cả vào cái gióng ngang giữa thuyền. Con cá lớn đến nỗi trông như thể ông lão buộc một con thuyền khác lớn hơn nhiều vào thuyền mình. Lão cắt một mẩu dây mang đến buộc chặt cái hàm dưới của con cá vào miệng để miệng nó không há ra, để con thuyền lướt đi càng êm càng tốt. Rồi lão dựng cột, căng buồm với thanh đỡ là cái sào móc ở bên trên và cây sào dài giữ ở bên dưới; cánh buồm vá căng phồng, con thuyền bắt đầu lướt đi; tựa ngả người lên đuôi thuyền, lão lái về hướng Tây Nam. Lão không cần địa bàn để biết hướng Tây Nam. Lão chỉ cần nương theo hướng gió mậu dịch và chiều xoay trở của cánh buồm. Tốt hơn là mình nên buông một cái vó buộc vào sợi dây nhỏ để kiếm cái gì đó bỏ bụng và làm dịu cơn khát. Nhưng lão chẳng tìm thấy nó, còn mấy con cá mòi thì đã ươn ình. Vậy nên lão dùng cái móc khua một đám rong vàng vùng Nhiệt Lưu lên thuyền khi đám rong đó trôi qua và rũ bắt những con tôm nhỏ rơi xuống lòng thuyền. Chừng hơn mười con và chúng nhảy búng chân như loài bọ chét trên cát. ông lão dùng ngón cái và ngón trỏ rứt đầu rồi nhai gọn cả vỏ lẫn đuôi. Mấy con tôm rất bé nhưng lão biết chúng giàu chất dinh dưỡng, vả lại mùi vị của chúng thật dễ chịu. ông lão vẫn còn trong chai độ hai ngụm nước và sau khi ăn xong chỗ tôm ấy, lão uống hết một nửa. Con thuyền vẫn lướt êm bất chấp vật cản kia; ông lão cặp tay lái vào nách, lái thuyền đi. Lão có thể nhìn thấy con cá, và chỉ khi nhìn đôi tay và cảm nhận cái mạn thuyền dưới lưng, lão biết việc này đã thực sự xảy ra chứ đâu phải trong mơ. Đã có lúc khi cuộc đấu sắp kết thúc, người lão rệu rã đến nỗi lão nghĩ chuyện con cá hẳn là trong mơ. Rồi khi lão thấy con cá tung mình lên khỏi mặt nước, lơ lửng bất động trong không trung trước lúc rơi xuống thì lão chắc chắn là có điều gì đó thực sự quái đản và lão không thể nào tin nổi. Khi ấy lão không thể nhìn rõ, nhưng bây giờ mắt lão lại tỏ như thường.
Bây giờ lão biết con cá, đôi bàn tay và lưng lão đâu phải là mơ. Ta sẽ chóng lành, lão nghĩ. Mình đã rửa sạch máu và nước biển sẽ làm chúng bình phục. Dòng nước tối sẫm của chính vùng Nhiệt Lưu là phương thuốc làm nhanh lành da tay kì diệu nhất. Những gì phải làm bây giờ là giữ cho đầu óc tỉnh táo. Đôi tay đang làm bổn phận của chúng, chúng ta đi nhanh. Với cái miệng bị buộc chặt, cái đuôi dựng thẳng dứng, nhấp nhô, con cá và mình lướt đi như thể hai anh em. Rồi đầu óc lão bắt đầu hơi lẫn lộn, lão nghĩ, nó đang đưa ta vào bờ hay ta đang đưa nó? Nếu ta đang kéo nó phía sau thì chẳng cần phải thắc mắc gì nữa. Nếu con cá ở trên thuyền và dáng vẻ hiên ngang của nó tiêu tan hết thì cũng chẳng cần phải thắc mắc gì nữa. Nhưng cả con cá lẫn ông lão lại đang cặp kè lướt đi nên lão nghĩ, cứ để nó đưa ta vào bờ nếu việc đó làm hài lòng nó. Ta chỉ thạo hơn nó ở mỗi cái trò mánh lới; còn nó thì đâu có làm hại ta chút mảy may. Thuyền đi nhanh, ông lão nhúng hai bàn tay xuống nước mặn và cố giữ đầu óc tỉnh táo. Nhìn những đám mây tầng vươn cao và những dải mây tơ bên trên, ông lão biết gió nhẹ sẽ còn thổi suốt đêm. ông lão thường xuyên nhìn con cá để chắc chắn là nó có thực. Đấy là giờ đồng hồ đầu tiên trước khi con cá mập tấn công. Con cá mập này không phải là tình cờ. Nó ngoi lên từ phía biển sâu khi đám mây máu đen sẫm được hình thành rồi lan nhanh xuống vùng nước sâu hơn ngàn thước. Nó bơi lên rất nhanh và hoàn toàn bất cẩn đến mức đã xé tung mặt nước xanh thẳm, nhao mình trong ánh nắng. Thoáng chốc, nó rơi tõm xuống biển, bắt mùi bơi theo chiếc thuyền và con cá. Thỉnh thoảng nó bị lạc đường. Nhưng nó lập tức bắt lại mùi, hay một dấu hiệu gì đó, rồi cật lực bơi nhanh về hướng ấy. Nó là loài cá mập Mako cực lớn, cơ thể được cấu trúc để bơi nhanh như bất kì loài cá nào bơi nhanh nhất trên đại dương; mọi thứ trên người nó đều đẹp chỉ trừ bộ hàm. Lưng nó cũng xanh như lưng loài cá kiếm, bụng nó ánh bạc, da đẹp và bóng mượt. Thân hình nó nom tựa một con cá kiếm, trừ bộ hàm đồ sộ lúc này đang ngậm chặt khi lao nhanh mấp mé mặt nước, chiếc vi cao ngồng trên lưng sừng sững cắt đôi mặt biển. Bên trong cặp môi đôi mím chặt của bộ hàm, tám hàng răng nghiêng chếch vào trong. Chúng không phải là những chiếc răng bình thường có hình kim tự tháp như răng của những loài cá mập khác. Hình dạng chúng như ngón tay của con người quắp lại khi bị chuột rút. Chúng dài gần bằng ngón tay ông lão và sắc bén cả hai mặt. Đây là giống cá được cấu tạo để ăn thịt tất cả các loài cá khác ở đại dương, chúng nhanh nhẹn, khỏe mạnh và được trang bị lợi hại đến mức chúng chẳng còn có bất kỳ đối thủ nào nữa. Bây giờ khi bắt được mùi rõ hơn, con cá tăng tốc, cái vi xanh vùn vụt cắt mặt nước. Khi nhìn thấy nó lao đến, lão biết đấy là con cá mập không hề biết sợ hãi và sẽ thực hiện đúng những gì nó muốn. Trong lúc quan sát con cá mập tiến đến, lão chuẩn bị cây lao và buộc dây vào. Sợi dây ngắn bởi vì lão đã cắt bớt để buộc con cá. Bây giờ, đầu óc lão tỉnh táo, bình thản; lão có nhiều quyết tâm nhưng lại ít hi vọng. Cái quá tốt đẹp thì chẳng bền, lão nghĩ. Khi theo dõi con cá mập đang đến gần, lão liếc nhìn con cá kiếm khổng lồ. Cứ như thể là giấc chiêm bao ấy, lão nghĩ. Mình không thể ngăn nó đừng tấn công nhưng có lẽ mình sẽ giết được nó. Dentuso, lão nghĩ. Mẹ mày. Con cá mập áp nhanh mạn thuyền và khi nó đớp con cá, ông lão trông thấy cái mồm rộng, đôi mắt kì lạ và hàm răng bổ đánh cách một tiếng khi nó cắm phập vào chỗ thịt phía trên đuôi.
Đầu con cá mập nhô khỏi mặt nước, lưng nó cũng đang bềnh lên và ông lão có thể nghe thấy tiếng da thịt từ con cá lớn bị rứt đứt khi lão cắm phập mũi lao xuống đầu con cá mập, ngay điểm giao nhau giữa những đường kẻ ngang mắt và đường chạy thẳng từ mũi nó vắt ra sau. Chẳng có những đường như vậy đâu. Chỉ có cái đầu xanh nhẫy, nặng nề, đôi mắt lớn, tiếng răng nghiến xuống, và tiếng kéo nuốt. Nhưng đấy là vị trí của não và ông lão đã đâm trúng. Lão đâm bằng cả hai bàn tay tứa máu, dốc hết sức lực ấn sâu mũi lao xuống. Lão đâm không bằng hi vọng mà bằng quyết tâm và cả lòng căm hận. Con cá trằn mình ra, ông lão thấy nó dại đi và khi lật người sang phía kia, con cá tự quấn sợi dây quanh mình hai vòng. ông lão biết con cá đã chết nhưng nó không thừa nhận điều đó. Lát sau, nằm phơi bụng lên trời, đuôi quật mạnh, hai hàm răng đớp cạch cạch, con cá mập cằn đi trên mặt nước như chiếc thuyền đua. Chỗ đuôi nó quật xuống, nước tung trắng xóa, ba phần tư người nó nhô khỏi mặt nước khi sợi dây bị kéo căng, rung rung rồi bật đứt. Con cá mập nằm im một lúc trên mặt nước; ông lão ngắm nó. Rồi nó lặn xuống, rất chậm.
“Nó đớp khoảng hai mươi cân rồi”, ông lão nói lớn. Nó cũng đoạt luôn mũi lao và cả dây nữa, lão nghĩ, còn bây giờ, con cá của mình lại chảy máu rồi những con khác sẽ kéo đến. Lão chẳng còn muốn nhìn con cá thêm chút nào nữa kể từ lúc nó bị đớp tosc cả thịt da. Lúc con cá bị cắn thì như thể chính bản thân lão cũng đang bị cắn. Nhưng ta đã giết con cá mập cắn con cá của ta, lão nghĩ. Nó là con dentuso lớn nhất mà ta đã từng thấy. Chúa chứng giám rằng ta đã thấy nhiều con cá lớn. Cái quá tốt đẹp thì khó bền, lão nghĩ. Bây giờ mình ước giá mà chuyện này chỉ như là một giấc mơ và mình chưa hề câu được con cá và hãy còn nằm ngủ một mình trên lớp giấy báo lót giường. Nhưng con người sinh ra không phải để thất bại”, lão nói.
“Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị khuất phục”. Dẫu sao thì mình cũng lấy làm ân hận vì đã giết chết con cá, lão nghĩ. Bây giờ sắp đến lúc vất vả và mình thì lại không có lấy một mũi lao. Con dentuso đấy độc ác, nham hiểm, khỏe mạnh và liều lĩnh. Nhưng mình thì lại khôn ngoan hơn nó bội phần. Có lẽ không, lão nghĩ. Có lẽ mình chỉ giỏi giang khi còn vũ khí.
“Đừng nghĩ nữa, lão già ạ”, ông lão nói lớn.
“Cứ giong buồm theo hướng này và hãy sẵn sàng đối đầu khi sự việc xảy đến”. Nhưng mình phải tư duy, lão nghĩ. Bởi vì đấy là tất cả những gì mình còn lại. Tư duy và bóng chày. Mình không chắc Di Maggio vĩ đại có thích cái cách mình đâm mũi lao vào não con cá không? Việc ấy chẳng to tát gì, lão nghĩ. Ai cũng có thể làm được. Nhưng anh ta có nghĩ đôi tay ta cũng can đảm trong lúc bị thương như chứng nẻ cựa gà kia không? Ta không thể biết. Gót chân ta chưa bao giờ mắc bệnh gì cả chỉ trừ hồi con cá nhám cựa châm nọc vào khi bị ta đạp phải lúc đang bơi; nọc độc làm tê liệt cả phần chân dưới và nhức nhối không tài nào chịu nổi.
“Nghĩ về chuyện gì vui vui đi, lão già ơi”, lão nói.
“Lúc này cứ mỗi phút thì mày lại gần đến nhà hơn. Mất đi hai mươi cân cá thì mày lướt nhẹ hơn”. Khi vào đến giữa dòng nước thì lão biết rõ chuyện gì có thể xảy ra. Nhưng lúc này thì chẳng thể làm được gì nữa.
“ừ, phải đấy”, lão nói lớn.
“Ta có thể buộc lưỡi dao vào đầu một mái chèo”. Cặp tay lái vào nách, chận chân lên dây lèo buồm lão làm ngay điều đó.
“Bây giờ”, lão nói,
“ta vẫn là một lão già. Nhưng ta đã có vũ khí”. Lúc này gió mát rượi, lão lướt nhanh. Lão chỉ nhìn phần phía trước của con cá và hi vọng lại lóe lên. Có mà ngốc mới không hi vọng, lão nghĩ. Thêm nữa, mình tin chắc đấy là tội lỗi. Đừng nghĩ về tội lỗi nữa, lão nghĩ. Bây giờ, trừ cái chuyện tội lỗi ra thì cũng đã có quá đủ rắc rối rồi. Vả chăng mình đâu có hiểu gì về nó. Mình đâu có hiểu gì về nó và mình cũng không chắc là mình tin có tội lỗi. Có lẽ giết con cá là tội lỗi. Mình cứ cho là thế mặc dù mình làm điều đó để nuôi sống mình và nhiều người khác. Nhưng nếu thế thì mọi việc đều là tội lỗi hết. Đừng nghĩ về tội lỗi nữa. Đã quá muộn để ân hận và đã có nhiều người được trả lương để làm việc đó. Cứ để họ nghĩ về điều đó. Mày được sinh ra để làm ngư dân như con cá kia được sinh ra để làm cá. San Pedro là dân chài lưới, cha của Di Maggio vĩ đại cũng vậy. Bởi vì không có gì để đọc và chẳng có radio nên lão cứ nghĩ về mọi thứ có liên quan đến lão, lão nghĩ lan man và cứ tiếp tục nghĩ về tội lỗi. Mày giết con cá không chỉ để giữ mạng sống và để đổi lương thực, lão nghĩ. Mày còn giết nó vì lòng kiêu hãnh và vì mày là người đánh cá. Mày yêu nó khi nó còn sống và mày cũng yêu nó sau đó. Nếu mày yêu con cá thì chẳng có tội lỗi gì khi giết nó. Còn gì nữa không?
“Mày nghĩ quá nhiều, lão già ạ”, lão nói lớn. Nhưng mày hả dạ khi giết con dentuso, lão nghĩ. Nó sống bằng những con cá sống như mày. Nó không phải là loài vật tìm thịt thối để ăn và cũng không phải là cái dạ dày biết bơi như lũ cá mập kia. Nó đẹp đẽ, cao thượng và chẳng sợ bất cứ thứ gì.
“Ta giết nó chỉ để tự vệ”, ông lão nói lớn.
“Và ta đã giết được nó”.
Ngoài ra, lão nghĩ, bằng cách này hay cách khác thì vạn vật cũng sát hại lẫn nhau. Nghề câu cá hại ta y hệt như đã nuôi sống ta vậy. Thằng bé giúp ta sống, lão nghĩ. Ta chớ tự lừa dối mình quá nhiều. Lão cúi người qua mạn rứt mẩu thịt cá chỗ con cá mập ngoạm dứt. Lão nhai và cảm nhận chất cá và mùi vị dễ chịu của nó. Thịt con cá săn, nhiều nước như chất thịt súc vật, nhưng không đỏ bằng. Thịt con cá không dai, lão biết loại thịt này sẽ được giá cao nhất trên thị trường. Nhưng chẳng có cách nào ngăn không cho mùi cá tỏa trong đại dương và lão biết rằng giai đoạn rất cam go đang đến gần. Gió vẫn thổi đều. Hướng gió hơi chuyển sang Đông Bắc và lão biết điều đó có nghĩa là gió sẽ không tắt. Nhìn thẳng phía trước, lão chẳng hề thấy một lá buồm, một bóng thuyền hay một làn khói tàu nào cả. Chỉ có đàn cá chuồn phóng lên từ dưới mũi thuyền, bay giạt sang phía kia và những vệt rong vàng của vùng Nhiệt Lưu. Thậm chí lão không còn thấy bóng dáng của một con chim nào nữa. Trong suốt hai tiếng đồng hồ, lão lái thuyền đi và sau khi tựa người sau lái, thỉnh thoảng nhai một mẩu thịt cá kiếm, cố nghỉ ngơi để phục hồi sức thì lão nom thấy con đầu tiên trong hai con cá mập.
“Ay”, lão thốt lớn. Không thể nào diễn nghĩa được từ này và có lẽ nó chỉ là thứ âm thanh vô tình thốt lên khi một người cảm thấy cái đinh xuyên qua tay mình ghim vào gỗ.
“Galanos”, lão nói lớn. Bây giờ lão mới trông thấy chiếc vây thứ hai bám sau con thứ nhất; nhìn chiếc vây hình tam giác màu nâu và cách thức quẫy đuôi, lão nhận dạng đó là loài cá-mập-mũi-xẻng. Chúng bắt được mùi, háo hức và trong cơn điên cuồng do bị cái đói thôi thúc, chúng lạc lối rồi lại huyên náo khi định hướng mùi vị. Nhưng mỗi lúc chúng lại đến gần hơn. ông lão buộc chặt dây lèo buồm, nêm kỹ bánh lái. Rồi lão cầm mái chèo đã buộc sẵn lưỡi dao. Lão ráng nâng lên từ từ bởi hai bàn tay lão đang nhức nhối. Rồi lão cứ khẽ buông, nắm mái chèo để đôi tay quen dần. Lúc này lão nắm chặt để chúng quen với cơn đau; không nao núng, lão nhìn hai con cá mập đang đến. Giờ thì lão có thể nhìn thấy mấy cái đầu dẹt, phẳng, nhọn như hai mũi xẻng và những chiếc ông vi bên sườn rộng, viền chóp trắng của chúng. Những con cá mập đáng ghét, thối tha, những kẻ săn tìm thịt chết và cũng là những kẻ giết thịt; khi đói chúng đớp cả mái chèo hay cả bánh lái của con thuyền. Loài cá mập này có thể cắt đứt phăng chân và chân chèo của loài rùa khi chúng ngủ lơ mơ trên mặt nước; nếu đói thì chúng tấn công cả con người dưới nước dẫu cho người ấy không có mùi máu cá hay chút nhớt cá nào trên mình.
“Ay”, ông lão gọi.
“Galanos! Hãy đến đây galanos”. Chúng đến nhưng lại không theo kiểu của con Mako. Một con lắc mình, lặn khuất dưới thân thuyền; lão có thể nhận thấy chiếc thuyền rung lên khi nó đớp và rứt thịt con cá. Còn con kia giương đôi mắt vàng ti hí nhìn lão rồi há rộng cái mõm như nửa vòng tròn của nó, bất thình lình xáp vào đớp con cá ngay nơi đã bị đớp. Đường nhăn hằn rõ trên đỉnh đầu nâu xám vắt ngược ra sau nơi não của con cá mập nối với xương sống, ông lão cắm mũi dao đầu mái chèo vào chỗ ấy, rút ra đâm vào đôi mắt vàng như mắt mèo của nó. Con cá mập buông mồi, chìm xuống, nuốt vội chỗ thịt đã ngoạm được trong cơn hấp hối. Chiếc thuyền vẫn cứ chao đảo bởi sức tàn phá của con cá mập còn lại vào con cá; ông lão buông chùng dây lèo buồm để con thuyền lạng sang bên làm con cá mập phải hiện ra. Khi nhìn thấy, lão cúi người qua mạn phóng mũi dao vào nó. Lão mới chỉ chạm vào phần thịt bởi da cá mập rất cứng và lão khó có thể thọc sâu lưỡi dao xuống. Cú đâm dội lại không chỉ làm buốt đôi tay mà còn làm đau cả vai lão nữa. Nhưng con cá mập lại trồi nhanh đầu lên, ông lão đâm thẳng xuống đỉnh đầu bẹt khi mũi nó nhô khỏi mặt nước, áp chặt vào con cá. ông lão rút dao ra rồi đâm trở lại ngay chính chỗ ấy. Nó vẫn bám chặt con cá bởi bộ hàm đã ngoạm vào, ông lão đâm vào mắt trái. Con cá mập vẫn cứ đeo cứng.
“Không hả”?”, ông lão nói rồi phóng dao đâm vào giữa điểm nối xương sống và não. Lúc này, cú đâm đã dễ dàng, lão cảm thấy chỗ xương sụn vỡ tan. ông lão rút mái chèo lách lưỡi dao vào giữa hàm con cá mập, cạy mở. Lão xoYy lưỡi dao và khi con cá mập buông ra Lão nói.
“Cút đi galanos. Cứ chìm sâu cả ngàn thước. Đi mà gặp bạn mày, hay gặp con mẹ mày ấy”. ông lão chùi lưỡi dao rồi đặt cây chèo nằm xuống. Lão tìm dây lèo buồm, cánh buồm no gió, lão đưa con thuyền vào bờ.
“Bọn chúng đã xơi hết một phần tư con cá, mà lại vào chỗ thịt ngon nhất nữa cơ chứ”, lão nói lớn.
“Giá mà đây chỉ là giấc mộng và ta chưa hề câu được nó. Ta lấy làm tiếc về điều đó, cá à. Nó khiến mọi chuyện hỏng bét cả rồi”. Lão ngừng lại và bây giờ không muốn nhìn con cá nữa. Kiệt máu và bềnh bồng trên sóng, trông con cá có màu bạc xỉn của lớp thủy tráng gương nhưng những cái sọc của nó vẫn rõ nét.
“Lẽ ra ta đừng nên đi quá xa, cá à”, lão nói.
“Không nên đối với mày và cả đối với ta. Ta lấy làm tiếc, cá à”. Nào, lão tự nhủ. Hãy nhìn sợi dây buộc dao xem nó có bị đứt không. Rồi chuẩn bị sẵn sàng bởi vì những con khác sẽ đến.
“Giá mà mình có hòn đá mài dao”, lão nói sau lúc kiểm tra xong sợi dây buộc lưỡi dao vào mái chèo.
“Lẽ ra mình nên mang theo hòn đá ấy”. Lẽ ra mày phải mang theo nhiều thứ, lão nghĩ. Nhưng mày đã không mang, lão già ơi. Giờ thì không phải lúc nghĩ về những thứ mày mang hay không mang. Hãy nghĩ về những việc mày có thể xoay xở với những dụng cụ có sẵn ở đây.
“Mày răn bảo tao quá nhiều lời hay hớm rồi đấy”, lão nói lớn.
“Tao mệt mỏi lắm rồi”. Lão cặp tay lái vào nách và nhúng cả hai bàn tay xuống nước khi con thuyền lướt về phía trước.
“Lạy Chúa, cái con cuối cùng ấy đớp mới nhiều làm sao”, lão nói.
“Nhưng bây giờ con thuyền đã nhẹ hơn nhiều”. Lão không muốn nghĩ đến cái bụng dưới rách nát của con cá. Lão biết mỗi cú giật rung của con cá mập thì một mảng thịt bị rứt đi và bây giờ con cá lại để lại một vệt máu loang rộng, trải dài như con đường cao tốc trên đại dương cho họ hàng lũ lĩ nhà cá mập kia. Con cá này có thể nuôi sống một người suốt cả mùa đông, lão nghĩ. Đừng nghĩ về điều đó nữa. Hãy nghỉ ngơi và xoa dịu đôi tay để bảo vệ chỗ thịt cá còn lại. Bây giờ với tất cả khối mùi vị ấy trong nước, mùi máu từ đôi tay mình sẽ chẳng nghĩa lý gì cả. Vả lại chúng không chảy nhiều máu. Bất kì vết cắt nào cũng đâu phải hoàn toàn vô giá trị. Không chừng, chỗ máu chảy kia sẽ ngăn bàn tay trái khỏi chứng chuột rút. Bây giờ mình có thể nghĩ về cái gì nhỉ? Lão nghĩ. Chẳng gì cả. Mình phải không suy nghĩ và chờ đợi những con sắp đến. Giá mà chuyện này chỉ là giấc mơ thật, lão nghĩ. Nhưng ai biết được? Không chừng nó lại hóa ra tốt lành. Con cá mập tiếp theo đi một mình, thuộc loài mũi
-xẻng. Nó lao tới như con lợn xông vào máng ăn nếu con lợn ấy có cái mõm rộng đủ để bạn đút lọt đầu mình vào. ông lão chờ nó đớp con cá rồi phóng mũi dao đầu mái chèo vào não nó. Con cá mập trằn mạnh người ra sau, lúc nó lăn tròn lưỡi dao gãy. ông lão cầm lấy tay lái. Thậm chí lão cũng chẳng buồn nhìn con cá mập đồ sộ từ từ chìm xuống nước, lúc đầu còn giữ nguyên kích cỡ, rồi nhỏ dần chỉ còn một chấm nhỏ. Cảnh ấy luôn hấp dẫn lão. Nhưng bây giờ lão cũng chẳng buồn liếc mắt nhìn.
“Bây giờ ta còn cây sào móc”, lão nói.
“Nhưng cây sào ấy chẳng giúp ích gì nhiều. Ta cũng còn hai mái chèo, tay lái và cái chày ngắn”. Giờ thì chúng thắng ta rồi, lão nghĩ. Còn ta thì đã quá già để có thể vung chày đập chết lũ cá mập kia. Nhưng ta sẽ cố cầm cự nếu trong tay còn hai mái chèo, cái chày ngắn và tay lái. Lão lại nhúng tay xuống biển. Chiều đang xế, lão chẳng nhìn thấy gì cả ngoài mặt biển và bầu trời. Gió thổi mạnh hơn lúc trước, và lão hi vọng chẳng mấy chốc lão sẽ về đến đất liền.
“Mày đã rã rời, lão già kia”, lão nói.
“Mày rã rời đến tận xương tủy”. Lũ cá mập không tiếp tục tấn công mãi cho đến ngay trước khi mặt trời lặn. ông lão nhìn thấy mấy chiếc vi xám lao theo vệt hơi rộng mà con cá kiếm hẳn đã để lại trong nước. Chúng thậm chí không thèm tản ra đánh hơi. Cùng sánh đôi, chúng bơi thẳng đến con thuyền. Lão chèn tay lái, buộc chặt dây lèo buồm rồi đưa tay xuống đuôi thuyền tìm cái chày. Đấy là khúc cán được cưa từ mái chèo gãy, dài chừng tám tấc. Lão chỉ có thể sử dụng nó hiệu quả bằng một tay bởi chỗ tay nắm của nó chỉ vừa vặn với một bàn tay; tay phải lão đã nắm chắc cái chày trong lúc lão nhìn lũ cá mập xông đến. Cả hai con thuộc loài galanos. Mình phải để con đầu tiên ngoặm chặt rồi mới nện nó vào ngay giữa mũi hay giã thẳng vào đỉnh đầu, lão nghĩ. Hai con cá mập cùng tiến sát và khi thấy con gần lão há mồm cắn phập vào bên lườn ánh bạc của con cá thì lão nâng cao cái chày, dốc sức bình sinh giáng ngay xuống đỉnh đầu rộng của con cá mập. Khi chạm xuống, lão cảm thấy cái chày chùng lại như chạm phải lớp cao su rắn. Nhưng lão cũng cảm nhận được độ cứng của xương rồi lão giáng thêm một đòn cật lực vào chóp mũi của con cá mập khi nó trượt khỏi con cá. Con cá mập kia cứ nhào vào táp rồi lùi ra, bây giờ nó lại ngoác to mồm xông vào. ông lão có thể nhìn thấy những dải thịt cá kéo thành vệt trắng trong khóe hàm con cá mập khi nó lao vào con cá kiếm và khớp mõm xuống. Lão chồm người bổ một đòn nhưng chỉ trúng vào đầu nó, con cá mập nhìn lão rồi bứt nốt chỗ thịt đã bị cắn rời ra. ông lão lại vung chày giã xuống khi nó lảng ra nuốt, cái chày chỉ đánh trúng lớp thịt dày, chắc như cao su.
“Nhào vô đi, GALANOS”, ông lão nói.
“Hãy lại nhào vô xem”. Con cá mập xốc thẳng tới và khi nó vập hàm xuống, lão giáng cho nó một chày. Lão giáng cật lực từ độ cao mà lão có thể nâng cái chày hết cỡ. Lần này lão cảm nhận được lớp xương sọ, rồi lão lại quật tiếp vào ngay chỗ ấy trong lúc con cá mập lờ đờ kéo đứt miếng thịt chìm xuống. ông lão chờ nó lại xông đến nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu cả. Rồi lão thấy một con đang lượn vòng trên mặt nước. Lão không thấy vi của con kia. Mình không hi vọng giết được chúng, lão nghĩ. Như mình có thể làm thuở còn trai trẻ. Nhưng mình đã đánh chúng bị thương nặng và cả hai con cá mập ấy đều đã choáng váng. Nếu mình có thể cầm cái chày bằng cả hai tay thì chắc mình đã hạ gục con đầu tiên rồi. Thậm chí ngay cả bây giờ, lão nghĩ. Lão chẳng muốn nhìn con cá. Lão biết nó đã bị hủy hoại mất một nửa. Mặt trời đã lặn trong lúc lão đang kịch chiến với hai con cá mập.
“Chốc nữa trời sẽ tối”, lão nói.
“Rồi mình sẽ nhìn thấy ánh đèn Havana. Nếu mình đi quá xa về hướng Đông thì mình cũng thấy ánh đèn của một trong những bãi biển mới”. Bây giờ mình không còn xa quá nữa, lão nghĩ. Mình hy vọng không có ai phải lo lắng nhiều. Dĩ nhiên chỉ có mỗi thằng bé lo mà thôi. Nhưng mình chắc nó vẫn tin tưởng. Nhiều bạn chài luống tuổi cũng sẽ lo lắng. Nhiều người khác cũng vậy, lão nghĩ. Mình sống trong một thành phố nghĩa tình. Lão không thể nói chuyện với con cá được nữa bởi lẽ nó đã bị xâu xé nát tươm cả rồi. Lát sau đầu lão chợt nảy ra ý tưởng.
“Nửa con cá kia ơi”, lão nói.
“Cá à, trước khi mày là thế đấy. Ta ân hận vì đã đi quá xa. Ta đã hủy hoại cả hai chúng mình. Nhưng chúng ta đã tiêu diệt được nhiều cá mập, mày và ta, đã đánh trọng thương nhiều con khác. Mày đã từng giết được bao nhiêu con, hỡi anh bạn cá già kia? Cái lưỡi kiếm trên đầu mày chẳng phải vô cớ mà được sinh ra như thế”. Lão thích tưởng tượng về con cá và những gì nó có thể làm đối với một con cá mập nếu nó được tự do bơi lội. Có lẽ mình nên cắt cái lưỡi kiếm để dùng làm vũ khí chiến đấu, lão nghĩ. Nhưng chẳng có cái rìu nhỏ hay con dao nào cả. Nhưng nếu ta có và có thể buộc nó vào mái chèo thì đấy mới đích thực là vũ khí. Rồi chúng ta sẽ cùng chiến đấu với bọn chúng. Bây giờ mày sẽ làm gì nếu bọn chúng kéo đến vào ban đêm? Mày có thể làm gì?
“Chống lại chúng”, lão nói.
“Mình sẽ chống lại chúng cho đến lúc chết”. Nhưng lúc này, trong bóng tối, không một quầng sáng lấp lánh, không một ánh điện, chỉ có gió và con thuyền lững thững trôi, lão cảm nhận như thể lão đã chết tự bao giờ. Lão áp hai bàn tay vào nhau, sờ vào lòng bàn tay. Chúng chưa chết và lão có thể cảm nhận nỗi đau đớn bằng cách đơn giản là nắm, mở đôi bàn tay. Lão ngả người tựa lên đuôi thuyền và biết mình chưa chết. Đôi vai đã mách lão điều đó. Mình nhớ đọc tất cả những bài kinh khi mình bắt được con cá, lão nghĩ. Nhưng lúc này, mình đã quá mệt để đọc nổi nữa rồi. Tốt hơn là mình nên lấy cái bao đắp lên vai.
Lão nằm xuống phía sau thuyền, tay vẫn lái và mắt dõi nhìn quầng sáng hắt lên nền trời. Mình còn một nửa, lão nghĩ. Có lẽ vận may sẽ đến giúp mình mang nửa con cá này vào bờ. ít ra thì mình cũng phải có chút may mắn nào đấy. Không, lão nói. Cứ đi quá xa thế này thì mày đã tự làm tổn hại cái vận may của mày rồi.
“Đừng có ngốc”, lão nói lớn.
“Cố mà thức và lái thuyền đi. Không chừng mày lại gặp may nhiều đấy”.
“Ta muốn mua một ít may mắn nếu nó được bán ở bất cứ nơi nào”, lão nói. Thế ta lấy gì để mua nó đây? Lão tự hỏi. Ta có thể mua nó bằng ngọn lao mất, con dao gãy và đôi tay bị thương ư?
“Mày có thể”, lão nói.
“Mày cố mua nó bằng tám mươi tư ngày đi biển. Suýt nữa nó đã được bán cho mày”. Mình đừng nghĩ vớ vẩn nữa, lão nghĩ. Vận may là thứ đến với vô vàn dáng vẻ, ai có thể nhận diện ra nó? Dẫu sao thì mình sẽ nhận một ít trong bất cứ hình thức nào và trả bất kỳ giá nào mà người bán đòi hỏi. Giá mà mình có thể nhìn thấy ánh điện, lão nghĩ. Mình ao ước quá nhiều. Nhưng đấy là thứ mình cần bây giờ. Lão cố xoay trở cho thoải mái để lái thuyền và nhờ nỗi đau nhức lão biết mình chưa chết. Vào khoảng mười giờ tối, lão trông thấy ánh đèn thành phố hắt xuống nước. Thoạt tiên, đấy chỉ là thứ ánh sáng mang máng trên bầu trời như trước lúc mặt trăng mọc. Thoáng chốc chúng hiện rõ ra ở đằng kia đại dương, lúc này đang dậy sóng theo chiều gió mạnh. Lão lái thẳng vào giữa quầng sáng, lão nghĩ chẳng mấy chốc kể từ lúc này lão sẽ chạm đến mé dòng nước. Giờ thì đã xong, lão nghĩ. Có lẽ chúng sẽ lại tấn công ta. Nhưng trong đêm tối, không một tấc sắt trong tay, con người có thể làm gì để chống lại chúng? Lúc này lão đã tê cứng, nhức nhối và cái giá lạnh ban đêm càng làm những vết thương và tất cả những chỗ xây xát trên khắp cơ thể lão đau buốt. Mình hy vọng là sẽ không còn chạm trán với chúng, lão nghĩ. Mình rất hy vọng mình không phải chạm trán lại với bọn chúng. Nhưng vào lúc nửa đêm lão phải chiến đấu và lần này lão biết cuộc chiến đấu là vô vọng. Chúng kéo đến cả đàn, lão chỉ nhìn thấy những đường nước do vây chúng xẻ bơi và những vệt lân tinh khi chúng quăng mình vào con cá. Lão nện chày xuống mấy cái đầu, nghe tiếng răng bập và cảm thấy con thuyền chao đảo khi chúng luồn xuống dưới. Lão vung chày tuyệt vọng vào bất cứ chỗ nào lão có thể phỏng đoán hoặc nghe thấy, rồi lão cảm thấy có cái gì đó tóm lấy cái chày, lôi tuột đi. Lão giật cái tay lái ra khỏi ổ lái, cầm cả hai tay đâm, bổ dọc liên hồi kì trận. Nhưng bây giờ bọn chúng lại dồn hết đến đằng mũi thuyền, lần lượt thay phiên nhau, hay cả bọn cùng xông vào xâu xé con cá, chỗ thịt chúng rứt được lấp lánh dưới nước khi chúng trở mình để lại lao vào. Cuối cùng một con xáp đến đớp vào cái đầu cá, lão biết thế là hết. Lão vung tay lái quật ngang đầu con cá mập chỗ bộ hàm bị kẹp cứng trong xương đầu con cá kiếm mà không thể rứt ra được. Lão quật lần nữa, thêm lần nữa, rồi thêm nữa. Lão nghe tiếng cái tay lái gãy; dùng phần gãy lởm chởm, lão đâm vào con cá mập. Cảm thấy đoạn tay lái cắm phập vào, lão biết nó sắc rồi thọc sâu xuống. Con cá mập buông ra, lăn mình đi. Đấy là con cuối cùng của đàn cá mập. Chẳng còn gì nữa để chúng xâu xé. Lúc này lão nặng nề thở và cảm thấy có vị là lạ trong miệng. Vị ấy ngòn ngọt và có mùi tanh đồng; lão thoáng lo sợ. Nhưng chỗ mùi vị ấy không nhiều. Lão khạc nhổ xuống đại dương rồi nói:
“Đớp đi, lũ galanos kia. Và hãy tưởng tượng rằng bọn mày đã giết chết một con người”. Bây giờ lão biết mình đã bại trận hoàn toàn, không thể nào cứu vãn nổi; lão quay lại đằng lái, tìm đoạn tay lái gãy lởm chởm còn đủ dài để lắp vào ổ lái, đưa thuyền vào bờ. Lão khoác cái bao qua vai rồi lái thuyền theo hướng cũ. Bây giờ, tay lái lão nhẹ bẵng và lão chẳng còn nghĩ hay thoáng chút vương vấn gì nữa. Lúc này lão quên hết mọi chuyện và chỉ tập trung đưa con thuyền vào bến khéo léo và an toàn. Trong đêm, đàn cá mập kéo đến gặm bộ xương như kiểu ai đó nhặt những mẩu bánh vụn trên bàn. ông lão chẳng buồn bận tâm đến chúng và cũng không để ý đến bất cứ chuyện gì ngoài việc lái thuyền. Bây giờ lão chỉ lưu ý đến độ lướt nhẹ và đằm của con thuyền khi không còn phải đeo thêm cái gánh nặng bên mình.
Con thuyền vẫn còn tốt, lão nghĩ. Nó cũng chắc và chẳng hư hại gì ngoài cái tay lái. Cái đó thì dễ thay. Bây giờ lão có thể nhận thấy lão đã vào giữa dòng chảy; lão trông thấy ánh đèn trên những bãi biển dọc bờ. Lão biết bây giờ lão đang ở đâu và lối về thì chẳng còn là vấn đề gì nữa. Ngẫm cho cùng thì gió là bạn của ta, lão nghĩ. Rồi lão nghĩ tiếp, chỉ đôi khi. Và cả đại dương bao la với những người bạn lẫn kẻ thù của ta. Và giường chiếu nữa, lão nghĩ. Giường là bạn của ta. Chỉ có giường thôi, lão nghĩ. Giường chiếu hẳn là việc trọng đại. Đơn giản làm sao khi mày bị đánh bại, lão nghĩ. Ta chưa hề hình dung chuyện ấy lại đơn giản đến thế. Cái gì làm mày thất bại, lão nghĩ.
“Chẳng gì cả”, lão nói lớn.
“Ta đã đi quá xa”. Khi đưa được thuyền về cái bến nhỏ, đèn nơi Terrace đã tắt, lão biết mọi người đã đi ngủ. Gió không ngừng lớn thêm và bây giờ đang thổi mạnh. Nhưng phía trong bến cảng vẫn yên ả, lão cập thuyền vào con lạch nhỏ, đầy sỏi bên dưới ghềnh đá. Do không có người giúp nên lão dốc sức đẩy con thuyền lên đến mức khả năng cho phép. Rồi lão nhảy ra buộc thuyền vào một tảng đá. Lão hạ buồm, quấn lá buồm lại và buộc chặt. Rồi lão vác cột buồm dợm chân leo lên. Chỉ đến khi ấy lão mới biết cơ thể lão rã rời đến mức nào. Lão dừng lại nghỉ một lát, ngoái nhìn và thấy ánh đèn đường phản chiếu lên cái đuôi to kềnh của con cá đang dựng thẳng đứng bên cạnh đuôi thuyền. Lão thấy cái xương sống vạch thành đường thẳng trụi trần, trắng hếu và cái đầu đồ sộ và đen ngòm với lưỡi kiếm nhô thẳng tới trước mà chẳng còn tí thịt da nào. Lão lại tiếp tục leo, lên đến đỉnh dốc lão ngã rồi nằm một lát, cột buồm vẫn vắt ngang qua vai. Lão gượng đứng dậy. Nhưng việc ấy lại quá khó nên lão cứ vác cột buồm ngồi đó nhìn con đường. Đằng xa, một con mèo đang băng qua đường tìm kiếm cái gì đó, lão nhìn nó. Lát sau lão chỉ nhìn con đường. Cuối cùng lão đặt cột buồm xuống, đứng dậy. Lão dựng cột buồm, vác lên vai rồi tiếp tục đi. Lão phải ngồi nghỉ năm lần trước khi về đến lều. Vào trong lều, lão dựng cột buồm tựa vào tường. Lão tìm trong bóng tối ra chai nước và uống một ngụm. Rồi lão nằm xuống giường. Lão kéo cái mền đắp qua vai, xuống lưng rồi chân; lão nằm ngủ úp mặt lên lớp báo, hai tay dang rộng, lòng bàn tay ngửa lên. Sáng hôm sau, khi thằng bé nhìn vào lều, ông lão đang ngủ. Trời đang nổi gió lớn đến nỗi thuyền câu không thể ra khơi; thằng bé dậy muộn rồi tạt qua lều ông lão như nó thường làm vào mỗi buổi sáng. Thằng bé thấy ông lão đang thở và khi nhìn vào đôi bàn tay, nó bật khóc. Nó rón rén bước ra đi mua cà phê mang về; suốt con đường dốc nó cứ thổn thức mãi. Nhiều người đánh cá quây quanh con thuyền, ngắm nhìn cái vật được buộc bên mạn, một người xắn quần lội xuống nước dùng dây đo chiều dài bộ xương. Thằng bé không xuống đấy. Nó đã đến từ trước và một trong những người đánh cá thay nó trông hộ con thuyền.
“Bác ấy sao rồi?”, một trong những người đánh cá hỏi vọng lên.
“Đang ngủ”, thằng bé đáp. Nó không bận tâm đến việc mọi người nhìn thấy nó khóc.
“Đừng để ai đến quấy rầy ông”.
“Từ mũi đến đuôi, con cá dài gần sáu mét”, người đang đo xướng lên.
“Cháu chắc là thế”, thằng bé nói. Nó đi vào Terrace và hỏi mua một lon cà phê.
“Thật nóng và cho nhiều sữa, đường vào”.
“Cần gì nữa không?”
“Thưa không. Để lát nữa cháu xem ông có thể ăn được gì”.
“Con cá thật ra trò”, chủ khách sạn nói.
“Chưa từng có một con cá nào như thế. Kể cả hai cái con đáng mặt mà cháu bắt hôm qua”.
“Mấy con cá quèn của cháu ấy mà”, thằng bé nói rồi lại khóc.
“Cháu có muốn uống chút gì không?”, chủ khách sạn hỏi.
“Thưa không”, thằng bé đáp.
“Nhờ bác nhắc hộ họ đừng đến quấy rầy ông Santiago. Cháu sẽ quay lại”.
“Chuyển hộ lời hỏi thăm của bác đến ông lão”.
“Cám ơn bác”. Thằng bé mang lon cà phê nóng lên lều ông lão và ngồi xuống bên cạnh cho đến khi lão thức giấc. Có lúc, trông ông lão như thể sắp tỉnh dậy. Nhưng lão lại chìm vào giấc ngủ vùi; còn thằng bé thì đi qua đường hỏi mượn ít củi về hâm nóng cà phê. Rốt cuộc thì lão cũng thức giấc.
“ông khoan ngồi dậy hãy”, thằng bé nói.
“Cứ uống cái này đi đã”. Nó rót một ít cà phê ra lá. ông lão nhìn chỗ cà phê rồi uống.
“Chúng đánh bại ông, Manolin à”, lão nói.
“Chúng thật sự đã đánh bại ông”.
“Nó không đánh bại được ông. Kể cả con cá”.
“Anh Pedrico đang trông thuyền và dụng cụ. ông định làm gì với cái đầu cá kia?”
“Để Pedrico chẻ ra dùng bẫy cá”.
“Thế còn lưỡi kiếm?”
“Nếu cháu thích thì giữ lấy”.
“Cháu thích lưỡi kiếm”, thằng bé nói.
“Bây giờ ông cháu ta phải lên kế hoạch cho những việc khác”.
“Họ có tìm ông không?”
“Dĩ nhiên. Cả thuyền tuần tra bờ biển lẫn máy bay”.
“Đại dương vô cùng vô tận, thuyền câu thì quá ư nhỏ bé nên khó nhìn thấy”, ông lão nói. Lão nhận thấy được nói chuyện với ai đó thì dễ chịu hơn phải tự nói với chính bản thân mình hay với biển cả.


“ông nhớ cháu”, lão nói.
“Cháu bắt được mấy con?”
“Hôm đầu được một con. Hôm thứ hai được một và hôm thứ ba được hai”.
“Giỏi lắm”.
“Bây giờ ông cháu ta lại cùng đi câu”.
“Đừng. ông không gặp may mắn. ông chẳng còn may chút nào”.
“Vứt quách cái chuyện may rủi ấy đi”, thằng bé nói.
“Cháu sẽ mang vận may của cháu theo”.
“Gia đình cháu sẽ nói gì?”
“Cháu không quan tâm. Hôm qua cháu bắt được hai con. Nhưng bây giờ ông cháu ta sẽ đi câu cùng nhau bởi cháu còn phải học hỏi nhiều điều”.
“Ta phải rèn một ngọn lao đâm cá thật tốt và luôn mang theo trên thuyền. Cháu nên cắt một lưỡi dao từ lá thép giảm sóc của chiếc xe Ford cũ. Chúng ta có thể mài nó ở Guanabacoa. Phải mài sắc chứ đừng mang nung lửa kẻo nó sẽ gãy. Dao của ông đã gãy”.
“Cháu sẽ cắt con dao khác và mang lá thép ấy đi mài. Chẳng biết đợt briạa lớn này sẽ kéo dài mất mấy ngày?”
“Có lẽ ba hôm. Không chừng lâu hơn đấy”.
“Cháu sẽ chuẩn bị sẵn sàng đủ mọi thứ”, thằng bé nói.
“ông nhớ chăm sóc hai bàn tay cho lành”.
“ông biết cách chữa trị. Hồi đêm ông khạc ra cái gì đó thật lạ và cảm thấy cái gì đó trong ngực bị vỡ”.
“Cũng để cái đó bình phục luôn”, thằng bé nói.
“ông hãy nằm nghỉ đi, ông ạ; cháu sẽ mang chiếc sơ mi sạch của ông đến cho ông. Thêm cái gì đó để ăn”.
“Nhớ mang bất cứ tờ báo nào trong khoảng thời gian ông đi vắng đến nhé”, ông lão dặn.
“ông phải khỏe lại thật nhanh vì còn nhiều thứ cháu cần phải học và ông có thể dạy cháu mọi điều. Chắc ông đã chịu đựng quá nhiều?”
“Nhiều lắm”, ông lão đáp.
“Cháu sẽ mang thức ăn và báo đến”, thằng bé nói.
“ông cứ nghỉ cho lại sức. Cháu sẽ mua thuốc chữa tay từ hiệu thuốc nữa”.
“Đừng quên bảo Pedrico cái đầu cá ông cho anh ấy đấy”.
“Vâng. Cháu nhớ”. Khi thằng bé ra khỏi cửa, đi xuống con đường rải đá san hô vụn, nó lại khóc. Chiều hôm ấy có đoàn du khách ở Terrace và nhìn xuống khoảng nước ngổn ngang lon bia rỗng và xác cá nhồng, một người phụ nữ trông thấy bộ xương sống dài, trắng phau, cực lớn với chiếc đuôi đồ sộ dính đằng cuối dập dềnh, đung đưa theo làn sóng trong lúc gió Đông thổi trên vùng biển cồn sóng không ngớt phía ngoài cửa cảng.
“Cái gì kia?”, bà ta hỏi anh bồi và đưa tay chỉ chiếc xương sống dài của con cá khổng lồ, bây giờ chỉ là đồ rác thải đang đợi thủy triều cuốn đi.
“Tiburon”, anh bồi đáp.
“Cá mập ấy mà”. Anh ta hàm ý giải thích chuyện gì đã xảy ra.
“Tôi không ngờ cá mập lại đẹp như thế, dáng đuôi thật duyên dáng”.
“Anh cũng thế”, bạn trai của bà ta nói. Phía trên đường, trong căn lều, ông lão lại ngủ. Lão vẫn nằm úp mặt ngủ; thằng bé ngồi bên cạnh nhìn lão. ông lão đang mơ về những con sư tử.


Dịch theo bản tiếng Anh "The Old Man and the Sea " Bantam Book 1965,
Ngư ông và biển cả
Phần 1
Phần 2