watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Mùi hương xuân sắc-Phần XI - tác giả Gérard de Nerval Gérard de Nerval

Gérard de Nerval

Phần XI

Tác giả: Gérard de Nerval

Ra khỏi khu rừng, nhãn quang nhìn khung trời mở rộng. Chúng tôi đã tới bên bờ những hồ nước Châalis, những hồi lang của tu viện, ngôi nhà thờ với những ngọn tiêm cung dong dỏng cao vút ngọn tháp thời phong kiến và ngôi điện nho nhỏ đã nung nấu che chở những tình ái u nùng, giữa hoàng đế Henri đệ tứ và nương tử Gabrielle tất cả đều nhuốm màu ráng đỏ hoàng hôn man mác bao phủ màu lục đậm núi ngàn. “Đó là một phong cảnh của Walter Scott, phải không anh?” Sylvie nói. – "Ai đã nói với em về Walter Scott? Thế thì từ ba năm nay, em đọc sách nhiều lắm?... Anh, anh gắng quên sách vở, và cái gì thu hút anh, cái gì anh mơ ước, ấy là chính cùng em nhìn lại ngôi tu viện cũ kỹ này. Em nhớ đó, chính đấy là chỗ thuở nhỏ chúng mình đã trốn nhau giữa những phế tích hoang tàn. Em nhớ không, Sylvie, khi người kiểm lâm kể cho chúng ta nghe sự tích những tu sĩ áo đỏ, thì em đã sợ hãi như thế nào?" – "Ồ! Anh đừng nói chuyện đó với em nữa." – "Vậy thì em hãy ca cho anh nghe bài ca của cô gái xinh đẹp bị bắt đi khỏi khu vườn của cha mẹ, dưới cây bạch tường vi." – "Ngày nay, người ta không ca bài đó nữa." – "Chẳng lẽ em đã trở thành nhạc sĩ hay sao?" – "Chút ít." – Sylvie, Sylvie, anh tin chắc rằng em ca những điệu nhạc kịch trường! – "Anh phàn nàn ư? Có chi để phiền trách?" – "Bởi vì anh yêu chuộng những điệu hát xưa, và em sẽ không còn hát chúng nữa.”
Sylvie ngân lên vài thanh âm một điệu nhạc lớn kịch trường… Hỡi ôi nàng uốn giọng cao kỳ!
Chúng tôi đã đi vòng những hồ nước bên. Đây đồng cỏ xanh lục, xung quanh sum sê bồ đề và tiểu du, tại đây chúng tôi xưa kia từng đã múa vòng bao phen! Tôi thở cơn tự ái, lên tiếng định nghĩa những hàng chữ trên những bức tường carlovingiens (thuộc thời đại các vua chúa Carlovingiens) và giải thích những huy hiệu huy chương nhà họ Este. “Anh! Anh đọc sách hơn em nhiều quá! Thế thì té ra anh là một nhà thông thái?”
Tôi hơi tức vì giọng nói pha ý phiền trách của nàng. Trước lúc bấy giờ, tôi vẫn loay hoay kiếm chừng một chỗ thích hợp để nói trở lại câu chuyện tâm sự buổi sáng; nhưng biết nói gì với nàng: phía sau, một con lừa lẽo đẽo hai tai, và một thằng bé tò mò tinh ranh, cứ thích len lỏi mò tới gần bên để nghe cái lối nói của ông kẻ chợ Parisien. Và thế đó, tôi đã không may mở miệng kể lại cho nàng nghe sự hiển hiện kỳ ảo tại Châalis, hiện còn nằm trong kỷ niệm của tôi. Tôi dẫn Sylvie vào chính cái căn phòng bữa trước, tại ngay cái chỗ tôi đã nghe Adrienne hát. “Ồ! Tôi chờ nghe em lên tiếng nói! Tôi bảo. Cầu sao cho giọng nói của em hãy dội lên dóng dả dưới những vòm cung điện này, và xua đuổi những thần linh đang day vò đầu óc tôi, dù là thần thiêng liêng hay ác hại!” Nàng lặp lại những lời và điệu hát:
Hỡi thiên thần, hay mau mau giáng hiện
Xuống tận cùng tĩnh-tội-giới thâm sâu…
"Thật là buồn bã!" Nàng nói.
"Thật là tuyệt diệu… Anh tưởng đó là của Porpora, với những vần thơ được phiên dịch vào thế kỷ mười sáu."
"Em chẳng rõ", Sylvie trả lời.
Chúng tôi đã quay trở về băng qua thung lũng, men theo con đường Charlepont mà nông đan thuần phác, chẳng cần biết tới cái lẽ phải trái của từ nguyên, cứ gọi trại ra thành Châllepont. Sylvie, ngồi trên lưng lừa đã mỏi, tựa mình vào cánh tay tôi. Con đường vắng vẻ; tôi gắng thử tìm cách nói về những nỗi niềm trong dạ, thật tầm thường, hoặc thình lình lại thốt một tiếng rỗng tuếnh tiểu thuyết, mà – Sylvie ắt có lẽ đã có đọc qua rồi. Và thế đó, tôi dừng lại theo phong vận rất cổ điển hào hoa, và Sylvie đôi lúc đã tỏ vẻ ngạc nhiên trước những tâm sự phơi bày nửa chừng thoắt dứt. Lúc tới sát những bờ tường Saint-Sulpice, thì phải coi chừng cái điệu bước, cái cách đi. Người ta băng qua những nội cỏ ướt át, có những dòng khe uốn éo quanh co. “Cô tu nữ ra sao?” Tôi thình lình hỏi.
"A! Anh thật là kinh khủng với cô nữ tu của anh… Ồ…! Thật là… chuyện cô ta, thật có bề không ổn.”
Sylvie không chịu nói thêm lời nào.
Có thật rằng đàn bà cảm thấy được rất rõ rằng một lời nọ, một lời kia, thốt ở trên môi, mà không tuôn từ tấc dạ? Không thể nghĩ như vậy được. Cứ xem các nàng bị phỉnh phờ nhầm lẫn quá dễ dàng. Cứ xem các cô chọn lựa thì rõ: có xiết bao kẻ đàn ông đóng thật giỏi cái tuồng cua gái, yêu đương! Tôi chẳng quen nổi với sự đó, mặc dù biết rằng có đôi cô chấp thuận một cách có ý thức cái việc để cho thiên hạ lừa dối. Không cần là thật hay giả. Cứ nghe bừa cho xong. Nhưng tôi biết làm sao được. Vả chăng, một mối tình kết giao từ thuở nhỏ, là một cái gì thiêng liêng… Sylvie, tôi đã thấy nàng từ bé, lớn dần dần, đối với tôi cũng là một đứa em gái. Tôi không thể mở cuộc quyến rũ dã man… Một ý nghĩ khác xuyên qua óc tôi. “Giờ này, tôi tự nhủ, ở Paris ắt là ta đương ở rạp hát… Thế thì Aurélie (tên cô đào) chiều nay đóng vai tuồng gì? Hẳn nhiên là nàng thủ vai công chúa trong vở kịch mới. Ồ! Ở lớp thứ ba, trông nàng thật là đáng yêu nên cảm kích!... Và trong cái xen yêu đương ở lớp hai! Với cái anh chàng một, mặt mày nhăn nhíu…
"Anh đang cơn say suy ngẫm?” Sylvie nói và mở môi hát:
Tại Dammartin có ba cô gái đẹp:
Riêng có một cô đẹp hơn trời mai sớm…
Riêng một cô kiều diễm hơn sớm mai…
“A! Cô này dã man thật!” Tôi thốt to, thế mà cô dám nói rằng cô không còn biết hát những điệu hát xưa!
“Nếu anh năng lui tới đây nhiều hơn một chút, thì ắt em sẽ nhớ ra nhiều điệu nữa nhưng phải lo nghĩ tới cái gì thiết thực. Anh có công việc của anh tại Paris, em có công việc của em tại đây. Đừng về trễ quá. Ngày mai em còn phải lo dậy sớm cho kịp bước mặt trời.”
Nguồn: Tân An xuất bản tại Sài Gòn trước 1975, An Tiêm xuất bản tại hải ngoại 1990. Bản điện tử do talawas thực hiện. Bản tiếng Pháp có thể đọc tại: http://www.site-magister.com/sylvie.htm
Mùi hương xuân sắc
Lời mở đầu
Phần I
Phần II
Phần III
Phần IV
Phần V
Phần VI
Phần VII
Phần VIII
Phần IX
Phần X
Phần XI
Phần XII
Phần XIII
Phần XIV