watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Truyện kể của Gianni Rodari-Ngôi nhà trong hoang mạc - tác giả Gianni Rodari Gianni Rodari

Gianni Rodari

Ngôi nhà trong hoang mạc

Tác giả: Gianni Rodari

Ngày xưa, có một người rất giàu, giàu hơn cả triệu phú giàu nhất nước Mĩ, giàu hơn cả tý phú giàu nhất thế giới. Ông ta có kho chứa đầy tiền, từ nền nhà đến nóc, từ nhà hầm dưới đất đến căn gác mái nhà. Tiền bằng vàng, bằng bạc, bằng Ni-ken, giấy bạc loại 500, 100, 50. Tiền phơ-răng của Pháp, tiền lia của Italia, phơ-răng Thuỵ Sĩ, li-vrơ, stéc-ling, đô-la, rúp, lô-di, đi-na. Hàng tạ, hàng tấn tiền các loại của đủ các nước. Hàng nghìn, hàng nghìn giấy bạc của nhà băng đóng trong các rương đóng đai chặt.
Tên ông ta là Púc.
Ông Púc quyết định xây cho mình một căn nhà.
- Ta sẽ đặt căn nhà của mình trong hoang mạc, xa mọi thứ, xa mọi người.
Trong hoang mạc không có đá để xây nhà, mà cũng không có gạch, không có vôi, không có gỗ, không có đá lát. Không có gì hết. Chỉ có cát.
Ông Púc nói:
- Càng tốt. Ta sẽ làm nhà với tiền. Ta sẽ dùng các đồng tiền này thay cho đá, gạch, cát, gỗ, đá lát.
Ông mời một kiến trúc sư đến lập kế hoạch. Ông Púc nói:
- Tôi muốn có ba trăm sáu mươi lăm phòng. Mỗi phòng dùng cho một ngày trong năm. Nhà phải có mười hai tầng, mỗi tầng cho một tháng trong năm. Vầ tôi cũng muốn có năm mươi hai cầu thang, mỗi cầu thang dành cho một tuần trong năm. Tất cả đều phải được làm bằng các đồng tiên, ông đã hiểu chưa?
- Ít nhất cũng phải có vài cái đinh...
- Dứt khoát không! Nếu ông cần đinh, thì hãy lấy tiền vàng làm chảy ra để làm đinh vàng.
- Phải có ngói để lợp nhà...
- Không có ngói! Dùng đồng tiền bạc lợp nhà, sẽ được một mái nhà rất chắc chắn.
Kiến trúc sư lập bản vẽ. Để chuyên chở đến sa mạc những đồng tiền cần xây nhà, phải cần đến ba nghìn năm trăm xe tải.
Để có chỗ ở cho thợ, phải cần đến bốn trăm cái lều. Và họ bắt đầu làm việc. Họ đào móng, nhưng thay vì đổ vào đấy xi măng cốt sắt, người ta chồng tiền lên nhà. Đồng tiền này cách đồng tiền khác một lớp vôi mỏng. Tầng thứ nhất hoàn toàn bằng loại tiền năm phơ-răng. Tầng thứ hai toàn bằng đô-la và xu Mĩ.
Để làm cửa, người ta hàn đồng tiền này với đồng tiền khác. Để làm cửa sổ, không có kính mà chỉ có đồng si-linh Áo và mác Đức kết dính nhau, ở trong là giấy bạc Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển. Mái nhà, ngói, ống khói, tất cả đều bằng những vật liệu kêu xủng xoẻng và lởm chởm. Đồ gỗ, bồn tắm, vòi nước, thảm và bậc cầu thang, các chấn song của tầng hầm, nhà vệ sinh đều toàn bằng tiề, bằng tiền, và chỉ duy nhất bằng tiền.
Mỗi buổi chiều, khi những người thợ nề rời công trường, ông Púc lục túi của họ để đảm bảo họ không mang vài xu trong túi hay trong bít tất. Ông còn bắt họ thè lưỡi ra, vì sợ họ có thể giấu dưới lưỡi một đồng ru-pi, hay một pê-sê-ta (tiền Tây Ban Nha).
Công việc xong xuôi, ông ta còn lại hàng núi tiền. Ông ta cho chất tiền vào tầng hầm, vào căn gác mái nhà. Ông còn chất đầy tiền vào các phòng, chỉ chừa lại một lối đi nhỏ giữa các đống tiền để đi qua lại, kiểm tra tài sản.
Rồi mọi người lại ra đi, kiến trúc sư, nhà thầu, thợ, người lái xe tải. Ông Púc lại ở một mình giữa hoang mạc, trong ngôi nhà lớn, rộng mênh mông, một lâu đài lớn, hoàn toàn bằng tiền: tiền dưới chân, tiền trên đầu, tiền bên trái, bên phải, đằng trước, đằng sau. Quay về phía nào ông cũng thấy tiền, nhìn vào đâu ông cũng thấy tiền, tiền, và tiền. Ngay khi cúi đầu xuống, ông cũng không thấy gì khác. Hàng trăm bức tranh quý giá treo trên tường thật ra cũng chỉ là những cái khung làm bằng tiền. Có hàng trăm bức tường làm bằng tiều thau, tiền đồng, tiền sắt.
Xung quanh nhà ông Púc là một hoang mạc mênh mông, nhìn ngút mắt. Thỉnh thoảng một cơn gió đến từ phương Bác, hay phương nam, lay động cửa và cửa sổ, tạo ra một thứ tiếng kỳ lại, tiếng nhạc leng keng. Ông Púc, với lỗ tai rất thính, biết phân biệt ngay các loại tiếng khác nhau của các nước trên trái đất.
- Các tiếng đinh là đồng tiền cua-ron Đan Mạch, các tiếng đăng là tiền phơ-lô-ring Hà Lan... Tôi nghe được cả tiếng tiền Bra-xin, Dăm-bia, Goa-ta-mê-la...
Khi ông Púc bước lên cầu thang, không cần nhìn, ông cũng nhận ra các loại tiền khác nhau mà ông dẫm lên, khi đế giày xát lên tiền đó (ông có bàn chân rất, rất nhạy cảm). Nhắm mắt, ông lẩm bẩm:
- Ru-ma-ni, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Ai-xơ-len, Ga-na, Nhật Bản, Nam Phi...
Tất nhiên ông ngủ trên cái giường toàn bằng tiền, Đồng lu-i vàng làm gối, giấy bạc 500 phơ-răng may chỉ gấp đôi làm chăn đắp. Ông thay chăn hàng ngày vì ông là người đặc biệt sạch sẽ. Những chăn nào dùng rồi thì ông bỏ và két sắt.
Để cho dễ ngủ, ông đọc sách ở thư viện, làm bằng giấy bạc của năm lục địa, kết với nhau thật chặt chẽ. Ông Púc lật các tác phẩm đó không chán, vì ông là người có trình độ học vấn rất cao.
Một đêm, lúc mà ông đang lật một khối tiền giấy của nhà băng Áo thì...

ĐOẠN KẾT THỨ NHẤT
Một đêm, ông Púc nghe gõ cửa, ông biết ngay tức khắc:
- Đó là cái cửa làm bằng tiền cũ dưới thời Nữ Hoàng Ma-ri Tê-re-zơ.
Ông đi kiểm tra và thấy rằng ông không lầm, quả thật có một bọn cướp đứng ở dưới cửa.
- Muốn sống đưa tiền đây!
- Tôi xin các ông, hãy vào nhà và nhìn xem, tôi không có tiền, tôi không có ví.
Bọn cướp vào, cũng không bỏ công quan sát các bức tường, cửa, cửa sổ, đồ đạc, bàn ghế. Chúng thấy một cái tủ sắt đầy chăn, chúng không tìm cách biết xem chăn bằng sợi hay bằng giấy. Trong cả nhà, từ tầng một đến tầng mười hai, không có tiền mà cũng không có ví. Có những đống đồ vật kỳ cục trong một số phòng, trong nhà hầm, trong căn gác mái nhà, nhưng vì tối quá, không biết đó là cái gì. Bọn cướp là những người có ý định rất rõ ràng: chúng muốn lấy túi đựng tiền, mà ông Púc thì không có.
Thế là bọn cướp nổi điên lên, giẫm chân thình thịch. Rồi chúng khóc, vì phải vượt qua cả một hoang mạc để đi ăn cướp, mà bây giờ phải trở về tay không. Để an ủi chúng, ông Púc cho chúng uống nước chanh tươi. Rồi chúng lại ra đi trong đêm, nước mắt rơi trên cát.
Từ mỗi giọt nước mắt nở ra một bông hoa. Sáng hôm sau, ông Púc có thể ngắm một phong cảnh đầy hoa.

ĐOẠN KẾT THỨ HAI
Một đêm, ông Púc nghe tiếng gõ cửa, ông biết ngay tức khắc:
- Đó là cửa làm bằng đồng ta-lơ cũ thời Nê-guýt của Ê-ti-ô-pi.
Ông đi ra mở cửa. Đó là hai đứa bé bị lạc trong hoang mạc. Chúng đói, lạnh và khóc.
- Xin ông thương xót chúng tôi.
Ông Púc đóng sập cửa lại. Nhưng chúng cứ tiếp tục gõ cửa. Cuối cùng, ông Púc thương hại chúng và nói:
- Hãy cầm cái cửa này.
Bọn trẻ cầm cái cửa. Cái cửa rất nặng vì bằng vàng ròng. Chúng đem cửa về nhà, và từ nay chúng có thể mua sữa và bánh.
Một lần khác, lại có hai đứa bé nghèo khác đến, và ông Púc lại cho chúng một cái cửa khác. Thế là tiếng đồn khắp nơi rằng ông ta rất hào phóng và rộng rãi. Từ khắp nơi trong hoang mạc, từ khắp nơi trên thế giới, mọi người kéo đến ông và không ai trở về tay không. Với người này thì ông Púc cho cái cửa sổ, với người khác thì ông cho cái ghế (hoàn toàn làm bằng đồng năm mươi xu)...
Trong vòng một năm, ông đã biếu hết từ mái nhà cho đến tầng cuối.
Nhưng người nghèo cứ tiếp tục đến từng đoàn, không dứt, từ khắp nơi trên thế giới.
- Ta không biết trước họ đông như vậy.
Ông nghĩ.
Và ông Púc giúp họ từ năm này sang năm khác, đến mức phá hết cả lâu đài. Cuối cùng, ông đến sống trong một túp lều như người du mục thực sự, hay người cắm trại. Và ông cảm thấy thực sự thanh thản...

ĐOẠN KẾT THỨ BA
Một đêm nọ, khi lật qua các trang sách, ông Púc phát hiện ra có một tờ bạc giả.
- Tại sao lại có thể như thế được? Và... và còn những tờ khác thì sao?
Ông Púc lật tìm trong các tập sách có trong thư viện một cách điên dại và tìm thấy mười hai tờ bạc giả.
- Không có bạc giả trong nhà nữa hay sao? Ta phải đi xem mới được.
Chúng ta biết rằng ông là một người rất nhạy cảm. Cái ý nghĩ rằng có thể có một tờ bạc giả trong lâu đài, trên mái ngói, trong cái ghế, giắt vào trong cánh cửa hay trong bức tường, làm cho ông không ngủ được.
Đó là lý do tại sao ông dỡ nhà để tìm bạc giả. Ông bắt đầu dỡ từ mái, rồi dỡ xuống tầng hầm. Khi tìm được một đồng bạc giả, ông kêu lên:
- Ta nhận ra rồi, chính là ông U-ten đưa cho ta...
Ông biết tất cả các đồng tiền của mình, có ít bạc giả thôi, vì ông rất cẩn thận với tiền của mình. Nhưng ai cũng có lúc lơ đễnh.
Cuối cùng, ông phá toàn bộ ngôi nhà ra từng mảnh. Sống giữa hoang mạc hoàn toàn, ngồi trên một đống lớn vàng, bạc, và giấy bạc. Ông không có ý muốn xây lại một căn nhà mới nữa, mà cũng không muốn bỏ toàn bộ tiền bạc. Thế là ông ở lại đó, ngồi trên đống tiền, rất tức giận.. Về lâu dài, ông càng ngày càng trở bên bé lại, biến thành một đồng tiền, một đồng tiền giả. Và khi mọi người đến lấy đống tiền, họ vứt ông Púc ra xa, bỏ ông lại giữa hoang mạc.

Lời tác giả:

Đoạn kết thứ nhất buồn cười nhưng vô lý.
Đoạn kết thứ hai đẹp đẽ nhưng không thật, vì ông Púc không phải là người cảm động trước đau khổ của người khác. Tôi chọn đoạn kết thứ ba, tuy khá bi quan.
Truyện kể của Gianni Rodari
Giới thiệu
Cái trống ảo thuật
Pi-nô-ki-ô, anh chàng lắm mưu mẹo
Những con ma thảm hại
Con chó không biết sủa
Ngôi nhà trong hoang mạc
Người thổi sáo và những chiếc xe
Ngày mũ rơi như mưa xuống thành phố Li-lơ
Nỗi kinh hoàng trong hang Nô-en
Tiến sĩ Te-ri-bi-lít
Những tiếng nói trong đêm khuya
Bô-tua, thuật sĩ
Cuộc phiêu lưu của Rơ-nô
Chiếc nhẫn của chú bé chăn cừu
Một chuyến ta-xi lên các vì sao
Bệnh của Gian-nô
Cuộc phiêu lưu với vô tuyến truyền hình
Củ cà rốt lớn nhất thế giới
Một trăm xu trong túi
Chú mèo đi du lịch