Chương 8
Tác giả: Harriet Beecher Stowe
N hững bước tượng nhỏ và những bức tranh trong phòng Eva được phủ bằng voan trắng. Người ta chỉ nghe thấy những tiếng thì thầm, những tiếng thở dài và tiếng bước chân rón rén... ánh sáng lọt qua những tấm mành buông xuống.
Chiếc giường nhỏ nơi cô bé an nghỉ phủ vải nệm trắng. Eva mặc bộ váy áo trắng giản dị cô vẫn hay mặc thường ngày. ánh sáng màu hồng, lọc qua những tấm rèm trong phòng, tỏa tia ấm áp lên chiếc giường tang tóc.
Cửa phòng mở ra và Topsy, đôi mắt sưng mọng vì nước mắt xuất hiện ở cửa. Nó cầm một nụ hồng trà đem đặt xuống chân giường. Đột nhiên, gào lên một tiếng, nó lăn mình xuống sàn và òa lên khóc nức nở.
- Đứng lên nào, con. - Cô Ophélia dịu dàng nói.
- Cháu không bao giờ còn thấy cô chủ nữa! Cô đã bảo là cô yêu cháu! - Nó đáp.
- Topsy, con của ta, đừng quá đau buồn thế, cả ta cũng có thể yêu quí con... Ta không nhân từ bằng cô Eva, nhưng ta đã học được ở cô bé rất nhiều điều, ta sẽ yêu quí con và sẽ giúp con trở thành một cô gái ngoan.
Giọng của cô Ophélia nói lên nhiều hơn là những lời lẽ của cô. Kể từ sau giây phút đó, cô có ảnh hưởng không bao giờ bị mất đối với tâm hồn của đứa trẻ này.
Marie nằm dài trên giường, khóc nức nở và rền rĩ than vãn. Cô ta làm cho tất cả các gia nhân đều phải quan tâm đến mình.
Sau đám tang, Saint-Clare chẳng còn hơi sức nào nữa. Anh bước đi khó khăn, ánh mắt tắt ngấm.
Bác Tom không rời anh ra một giây nào. Đối với bác, trong đôi mắt bất động và không một giọt lệ nào của anh, có nhiều nỗi đau hơn là trong những lời rền rĩ.
ít lâu sau, gia đình Saint-Clare trở về thành phố.
Cuộc sống vẫn tiếp diễn, tuy thế Saint-Clare đã trở thành một người khác hẳn. Anh có những ý nghĩ lành mạnh hơn về quan hệ với những người.nô lệ. Vừa trở lại Orléans, anh bắt đầu làm những thủ tục pháp lý để giải phóng cho bác Tom trở thành người tự do. Anh càng ngày càng gắn bó với bác.
- Bác Tom ạ, - một hôm anh bảo bác, - tôi đang tiến hành việc làm cho bác thành người tự do.
Bác hãy chuẩn bị hành lý để trở về Kentucky.
Niềm vui sướng tỏa sáng trên khuôn mặt bác Tom.
- Chúa lòng lành! - Bác kêu lên mừng rỡ.
Saint-Clare rất ngạc nhiên.
- ở đây bác không khổ lắm, tôi không hiểu sao được ra đi bác lại mừng như vậy? - Tôi sắp được làm một người tự do! - Bác Tom này, bây giờ bác chẳng hạnh phúc hơn là nếu bác được tự do hay sao? - ôi, không ạ.
- Bác chẳng bao giờ đi làm công mà có thể được cơm no áo ấm như ở nhà tôi đâu.
- Hẳn là thế, thưa ông chủ, ông rất tử tế.
Nhưng tôi thích thà nghèo mà được tự do hơn.
- Được, bác Tom, bác sẽ được ra đi sau một tháng nữa! - Saint-Clare trả lời bác bằng một giọng đã vui vẻ hơn.
Và anh đứng dậy.
- Tôi sẽ không ra đi chừng nào ông còn ưu phiền... - Bác Tom nói.
- Hoan hô bác Tom! Tôi không thể giữ bác lâu đến thế đâu! Hãy về với vợ và các con của bác.
Marie Saint-Clare chắc hẳn là rất buồn nhưng lại ích kỷ hơn bao giờ hết. Những người hầu đều thương tiếc Eva người đã che chở họ khỏi sự áp chế của mẹ cô. Bác Mammy khóc suốt ngày đêm, lòng tan nát. Cô Ophélia quan tâm tích cực hơn đến việc dạy dỗ Topsy.
Một hôm, cô Ophélia bảo chị Rosa đi tìm Topsy.
Rosa thấy nó đang cố giấu cái gì trong áo.
- Mày ăn cắp cái gì thế? - Rosa vừa hỏi vừa túm lấy tay con bé.
- Bỏ tôi ra! Việc gì đến chị nào! - Topsy vừa kêu lên vừa giãy giụa.
Cuộc cãi lộn khiến cô Ophélia chú ý.
- Đưa ngay cô xem! - Cô Ophélia nói kiên quyết.
Topsy do dự, rồi rút từ áo khoác ra một cái gói nhỏ.
Đó là một quyển sách nhỏ mà Eva đã tặng nó, với món tóc vàng của cô bé..- Trả lại cho cháu tất cả ngay đây mà. - Saint-Clare xúc động nói.
Anh gói lại như cũ và kéo cô Ophélia vào phòng khách.
- Con bé này đã tiến bộ rồi đấy, chị đặt nhiều hy vọng vào nó. - Cô Ophélia nói. - Augustin, chị muốn cậu tặng nó cho chị một cách hợp pháp. Như thế chị có thể về lại miền Bắc và đem nó đến những quốc gia tự do.
- Được, được, em sẽ làm giấy tờ đó cho chị. -Anh trả lời.
Và anh ngồi xuống một cái ghế bành, mở tờ tạp chí.
- Cần làm ngay bây giờ kia, Augustin.
- Nhưng em đã hứa với chị rồi mà! - Augustin, em có thể bị chết, hoặc bị phá sản, và lúc ấy Topsy sẽ bị đem bán đấu giá! Saint-Clare hiểu tầm quan trọng của điều cô Ophélia yêu cầu và viết chứng thư ngay lập tức.
- Đây, thưa bà Vermont, xong rồi nhé! - Anh vừa nói vừa đưa giấy tờ cho cô Ophélia.
Cô cảm ơn anh rồi ngồi xuống khâu.
- Augustin, em có nghĩ điều gì sẽ đến với các nô lệ của em nếu em chết đi không? - Không. - Anh nói. - Nhưng rồi một ngày nào đó em sẽ lo đến việc ấy.
- Khi nào? - Sau này...
- Nhưng nếu em chết trước khi đó thì sao? - Chị vội thế à? Em sẽ nghĩ đến điều đó.
Saint-Clare đặt tờ báo xuống, đứng dậy đi ra ngoài hiên.
- Em muốn đi dạo một chút. - Anh nói.
Anh lấy mũ và rời phòng khách. Nghĩ đến cái chết đã khiến anh bối rối.
Bác Tom theo anh cho đến cổng ra vào sân và hỏi anh xem bác có phải đi cùng anh không.
- Không cần đâu, một giờ nữa tôi sẽ về.
Bác Tom ngồi dưới hiên. Đó là một buổi tối tuyệt đẹp. Bác nghe tiếng vòi phun nước rì rào, bác nghĩ đến gia đình, đến ngôi nhà mà bác sắp được trông thấy lại... Bác nghĩ đến cảnh tự do của mình, đến số tiền bác sẽ kiếm để chuộc lại vợ và các con bác.
Bác bị bứt ra khỏi giấc mơ bởi những tiếng búa gõ cửa và tiếng ồn ào ngoài cổng.
Bác chạy ra mở cổng, mấy người đàn ông bước vào. Họ khiêng một người quấn trong áo khoác trên một cái cáng. ánh sáng ngọn đèn chiếu rõ khuôn.mặt người ấy. Bác Tom thốt lên một tiếng kêu chói tai báo nguy cho cả nhà.
Mấy người đàn ông khiêng cáng vào tận cửa phòng khách nơi cô Ophélia đang ngồi đan.
Họ kể rằng Saint-Clare vào quán cà phê để đọc tờ báo buổi chiều. Có hai người đàn ông bắt đầu cãi nhau và Saint-Clare can họ ra. Anh đã bị một nhát dao đâm vào sườn.
Những người nô lệ kinh hoàng rú lên, bứt tóc, Marie lên cơn thần kinh. Cô Ophélia cho đặt Augustin lên ghế sôpha. Saint-Clare bị mất rất nhiều máu và đã ngất đi.
Khi hồi tỉnh lại, anh đăm đăm nhìn bức chân dung của mẹ anh. ông thầy thuốc được mời đến tuyên bố không còn hy vọng nữa.
Saint-Clare đặt bàn tay lên tay bác Tom đang quì bên cạnh.
- Bác Tom, bác Tom tội nghiệp! - ông chủ ơi? - Tôi chết mất. - Saint-Clare nói.
Anh còn thì thầm: - Mẹ ơi! Và tất cả kết thúc.
Marie Saint-Clare, thần kinh vốn đã rất yếu đuối, không thể chịu được cú sốc đến như thế.
Đã có kinh nghiệm, những người nô lệ hiểu rằng những thay đổi lớn sẽ diễn ra, khi ông chủ gia đình mất đi.
Có thể họ sẽ được bán cho một ngươì chủ cũng tử tế như Saint-Clare, mà cũng có thể cho một người chủ độc ác và tàn nhẫn...
Marie không biết làm gì cả. Chị hỏi ý kiến những doanh nhân và quyết định làm theo lời khuyên của họ. Cô sẽ đem bán tất cả, nô lệ cũng như đồn điền. Cô chỉ giữ lại những nô lệ của riêng cô và cô sẽ mang họ về đồn điền của cha cô.
Cô Ophélia, người đã hết sức tận tụy, nghĩ đến việc trở về nhà mình. Cô Ophélia đối xử tử tế với nô lệ, và những người này lo sợ những gì sẽ đến với họ một khi cô không còn ở đây để che chở họ nữa.
- Bác Tom, bác có biết không, chúng ta sắp bị đem bán rồi đấy. - Adolphe, một trong các nô lệ nói với bác Tom.
Bác Tom cố cầm những giọt nước mắt cay đắng và cầu nguyện. Bác khao khát tự do mãnh liệt, không sao cưỡng nổi nên bác hết sức tuyệt vọng.
Bác đi tìm cô Ophélia.
- Thưa cô, - bác nói, - ông Saint-Clare đã hứa cho tôi tự do. Thậm chí ông đã bắt đầu làm các thủ.tục. Lẽ ra chỉ cần ký các văn bản là tôi được tự do. Xin cô nói việc ấy với bà chủ được không ạ? - Tôi sẽ nói cho bác, bác Tom. Nhưng việc này phụ thuộc vào bà Saint-Clare. - Cô Ophélia trả lời.
Nhưng cô biết rằng có rất ít hy vọng.
Suy nghĩ một cách nghiêm túc, cô quyết định cố thỏa hiệp hết mức có thể và đi vào phòng Marie, quyết tỏ ra thật dễ thương và trao đổi về việc của bác Tom với tài ngoại giao khéo léo nhất.
- Tôi chả có gì để mặc hết và tuần sau là tôi đi... - Marie nói.
- Mợ đi sớm thế sao? - Vâng, em trai anh Saint-Clare viết thư cho tôi, cậu ấy cho rằng đã đến lúc bán tất cả đi, cả đồ đạc và bọn nô lệ.
- Tôi muốn nói với mợ một việc. - Cô Ophélia nói. - Augustin đã hứa cho bác Tom tự do, cậu ấy thậm chí đã bắt đầu làm các thủ tục... Tôi mong rằng mợ sẽ hoàn tất những thủ tục ấy! - Chắc chắn là không! Tom là người tốt nhất và đắt giá nhất trong số nô lệ của chúng tôi! Và tại sao bác ta lại cần được tự do kia chứ? - Bác ấy mong ước được tự do lắm, và chủ của bác ấy đã hứa với bác ấy rồi.
- Cả lũ họ đều muốn được tự do! Bác ta sẽ có một người chủ mới, và họ sẽ đối xử rất tử tế với các nô lệ của họ.
- Dầu vậy, tôi biết đó là điều mong muốn cuối cùng của chồng mợ. Đó là một trong những lời hứa cuối cùng mà cậu Augustin đã nói với Eva bé bỏng thân yêu của chúng ta trên giường lâm chung của cháu. Tôi cứ tưởng mợ sẽ tôn trọng những ý nguyện cuối cùng của cậu ấy.
Thế là Marie lấy khăn tay che mặt và thổn thức.
- Tất cả mọi người đều chống lại tôi. Tôi không tin được là chị lại có thể nhắc tôi nhớ lại những chuyện đau đớn đến thế... Tôi chỉ gặp toàn bất hạnh! Marie cứ khóc lóc đến đứt cả hơi và gọi bác Mammy.
Cô Ophélia nhân lúc ấy rút về phòng mình. Cô hiểu rằng tất cả đều vô ích. Cô quyết định làm điều duy nhất còn có thể làm: cô viết thư cho bà Shelby để trình bày cho bà rõ những nỗi bất hạnh của bác Tom.
Ngày hôm sau, bác Tom và chừng năm, sáu người da đen khác bị dẫn đến một kho hàng bán nô lệ để đợi quyết định của người lái buôn..Một cái kho hàng nô lệ! Bạn có hình dung được nó là gì không? Người ta nuôi ăn nô lệ cẩn thận, cho mặc tử tế để tống khứ món hàng được nhanh chóng! Bác Tom và những người nô lệ khác được giao cho một người lái buôn nô lệ tên là Skeggs. ông ta xếp họ vào một căn phòng dài để qua đêm.
Sambo, một người da đen to lớn, pha trò để làm các bạn cười.
- A! Tốt lắm, cứ tiếp tục đi, cười sẽ giữ cho các người khỏe khoắn! - Người lái buôn nói.
Bác Tom không có lòng dạ nào chia sẻ sự vui nhộn ấy. Bác đặt cái hòm của mình vào một góc, xa đám đông rồi ngồi lên trên.
Bác được để ý ngay.
- Mày làm gì ở đấy? - Sambo hỏi bác.
- Ngày mai tôi bị bán đấu giá. - Bác Tom nói.
- Thế còn người kia? - Anh ta hỏi và chỉ Adol-phe.
- Để tao yên! - Adolphe đáp.
- Quí ông mùi thơm quá nhỉ, ngài đến từ một gia đình giàu có đây! - Đúng, ông chủ của tao là ông Saint-Clare, ông ấy rất giàu. - Adolphe hãnh diện đáp.
- ông ấy hẳn phải sung sướng tống cổ được mày đi! Adolphe lao vào địch thủ, đấm đá tứ tung.
Tiếng ồn ào khiến người chủ chạy đến.
- Thưa ông chủ, không phải chúng tôi đâu! Bọn mới đến đã khởi đầu đấy ạ! - Những người nô lệ kêu lên.
Người chủ quay về phía bác Tom và Adolphe, đá vài cái hú họa rồi ra lệnh cho tất cả mọi người đi ngủ.
Tình hình chẳng hay ho gì hơn trong nơi ngủ dành cho phụ nữ. ở đó có những bà mẹ, những cô thiếu nữ, những em gái nhỏ. Trong số họ, có một bà lai da trắng chừng bốn mươi lăm tuổi và con gái của bà. Họ tên là Suzanne và Emmeline.
Cho đến lúc ấy, hai mẹ con đã gặp may. Bà chủ của hai mẹ con đối xử tốt với họ, đã làm tất cả để dạy dỗ bảo ban họ. Bà chủ đã truyền cho họ đạo Thiên chúa. Nhưng bà đã mất tất cả gia sản và buộc phải bán họ. Người mẹ và cô con gái cùng khóc.
- Emmeline, con ơi, đây chắc chắn là lần cuối cùng mẹ con mình được ở bên nhau. Người ta sắp chia lìa chúng ta.
- Dù sao ta hãy hy vọng sẽ được ở cùng nhau, mẹ ạ. Mẹ có thể làm người nấu bếp, còn con thì hầu phòng trong cùng một gia đình. Biết đâu đấy..Nhưng bà mẹ không tin. Bà lo sợ cho con mình.
Cuộc mua bán nô lệ diễn ra ngay hôm ấy.
Dưới một cái vòm lộng lẫy, trên sàn lát đá cẩm thạch, những người đàn ông thuộc mọi dân tộc đi đi lại lại. Trong một khoảnh có rào hình tròn, người ta đặt mấy cái quầy dành cho người rao hàng và những người bán đấu giá. Những người định mua xúm xít quanh các nô lệ, sờ nắn "món hàng", xem xét, bình phẩm... như thể là một cuộc bán gia súc! Bác Tom tư lự, vừa nhìn những bộ mặt quanh mình vừa tự hỏi ai sắp là người chủ của mình đây.
Bác thấy trước hết những con người cộc cằn và thô bỉ, không ngần ngại bán mua đồng loại...
Trước lúc bán một lát, một người thấp lùn và rất to béo, mặc áo sơ mi bẩn thỉu và rách bươm lại gần đám đông. Ngay lập tức bác Tom cảm thấy thật sự ghê sợ hắn. Hắn có lỗ mũi to tướng và những bàn tay nhếch nhác. Hắn tóm lấy cằm bác Tom, xem răng bác, bắt bác nhảy cao, nhảy xa để xem sức lực của đôi chân bác.
Sau đó người ta bắt bác Tom trèo lên một cái bục. Người rao hàng nâng giá hàng lên. Cuối cùng, búa gõ xuống. Thế là xong, bác Tom đã được định giá, bác có một người chủ.
Gã người thấp lùn đẩy bác vào một góc. Hắn tên là Legree và có một đồn điền trên bờ con sông đỏ.
Suzanne, người mẹ, được bán cho một người có vẻ đứng đắn và đáng kính. Nhưng, vì không đủ tiền, ông không thể mua cô bé Emmeline được. Em-meline trở thành vật sở hữu của gã chủ bác Tom.
Bác Tom lại một lần nữa bị xích và bị quẳng xuống đáy một con tàu nhỏ đang ngược dòng sông Đỏ.
Trong cái nhìn của bác Tom, những giấc mơ đã vĩnh viễn biến mất. Và ở chốn quá khứ, bác còn lại cái gì? Simon Legree, chủ mới của bác Tom, còn mua tám người nô lệ nữa và con tàu khởi hành. Hắn muốn duyệt các nô lệ của hắn. Hắn dừng lại trước mặt bác Tom.
- Anh nhìn thấy quả đấm này chứ? - Hắn vừa hỏi vừa làm cho nắm đấm to tướng của mình lớn hơn lên.
Và hắn giáng nắm đấm xuống tay bác Tom.
- Nắm đấm này đáng giá như một cái búa sắt đối với bọn mọi đen. Và ta không ngần ngại sử dụng nó đâu! Hắn vung nắm đấm gần mặt bác Tom.
- Ta là người giám sát cho chính ta, và ta thấy tất cả mọi điều. ở đồn điền của ta, người ta không hát, không nhảy, không vui đùa, người ta chỉ làm việc! Ta không thương hại đâu!.Những người đàn bà không dám thở nữa. Gã chủ quay gót, để lại những người nô lệ sợ hãi khủng khiếp.
- Đó là phương pháp của tôi. - Legree nói với một hành khách, người đã quan sát toàn bộ cảnh tượng ấy. - Và nó thực là hiệu nghiệm! - Trái tim ông chắc chắn là cũng rắn đanh như những nắm đấm của ông! - Người khách lạ đáp.
- Phải, và tôi tự hào về điều đó! Đám nô lệ, tôi vắt kiệt chúng rồi tôi lại mua những đứa khác, như vậy tôi đỡ tốn hơn! - Nói chung thì, họ trụ được bao lâu? - Còn tùy, đứa yếu nhất từ hai đến ba năm, những đứa to khỏe hơn từ sáu đến bảy năm. Chúng nó ốm hay không tôi cũng đối xử với chúng theo cùng một cách. Khi một đứa da đen chết đi, tôi lại mua một đứa khác, như vậy rất tiết kiệm! Người khách lạ quay lại với một người đàn ông trẻ, người đã nghe cuộc nói chuyện với một vẻ kinh tởm rõ ràng.
- Anh đừng tin, - người khách nói, - là ở miền Nam ai cũng như vậy cả.
- Nếu thế thì thật quái gở! - Gã buôn nô lệ này là loại súc sinh! - ừ, nhưng luật pháp lại đứng về phía hắn, và hắn có quyền hành động như thế! Chính điều ấy mới khủng khiếp! Và chẳng có luật nào bảo vệ những người da đen! - Vâng, và đó là một nỗi nhục nhã cho nước Mỹ, tôi cũng nghĩ như thế. Nhưng tôi đảm bảo với anh rằng nhiều chủ đồn điền cũng tử tế và nhân đạo.
- Thế thì may, nhưng điều đó không làm gương cho những tên gian ác như gã kia.
- Suỵt! Nói khẽ thôi, người ta có thể nghe thấy và anh sẽ gặp phiền toái ghê gớm đấy. Khi nào anh đến nhà tôi, anh có thể nói tất cả mọi điều anh mang nặng trong lòng.
Bác Tom nói chuyện với bà lai da trắng mà bác bị xích ở gần.
- Bác thuộc về ai? - ông chủ tôi tên là Ellis.
- ông ấy có tử tế với bác không? - Có, cho đến khi ông ấy bị ngã bệnh. Từ đó ông ấy trở nên rất khó tính. ông ấy không cho tôi ngủ nữa, tôi phải trông chừng ông ấy cả ban đêm, và tôi đâm kiệt sức. Một buổi sáng, ông ấy bắt gặp tôi ngủ gật và ông ấy nổi cơn thịnh nộ ghê gớm đến nỗi đã quyết định bán tôi cho người chủ nào khắc nghiệt nhất mà ông ấy có thể tìm thấy. ấy thế mà, ông ấy đã từng hứa cho tôi tự do!.- Bác có chồng không? - Có, ông ấy là một thợ rèn, nhưng tôi phải ra đi quá gấp đến nỗi không kịp gặp lại ông ấy. Tôi cũng có bốn đứa con... ôi! Lạy Chúa! Và người đàn bà lấy hai tay che mặt.
Con tàu vẫn tiến về phía trước, mang theo những kẻ bất hạnh. Con tàu tiến lên giữa hai bên bờ đá khô cằn. Cuối cùng, tàu dừng lại ở một thành phố nhỏ và Legree xuống tàu cùng với đoàn nô lệ của hắn.
Bác Tom và những người đồng hành đứng xếp hàng sau một chiếc xe chở nặng. Legree leo lên ghế ngồi và họ khởi hành theo một con đường gồ ghề.
Hai người đàn bà bị xiềng, bị ném xuống cuối xe cùng với đống hành lý. Đó là một con đường bỏ hoang và vắng ngắt đi qua một rừng tùng. Gió rít trong các cành cây. Một vài con rắn trườn đi chỗ này chỗ kia, giữa những gốc cây bật ngửa và cành cây rải rác. Đây quả thực là một con đường khủng khiếp! Những người nô lệ đã mệt lử.
Chỉ mình Legree có vẻ hân hoan. Hắn mở nút một chai rượu mạnh và uống một cốc vại đầy.
- Nào, - hắn vừa nói vừa quay về phía những người nô lệ, - giờ thì hát lên nào! Họ nhìn nhau rồi bắt đầu hát một bài hát ngớ ngẩn. Nhưng hát mà chả có lòng dạ nào, và chẳng ai vui vẻ gì! Họ đã bắt đầu thấy cảnh đồn điền.
Đất đai này từng thuộc về một người chủ đã chăm chút giữ gìn nó rất cẩn thận, nhưng Legree đã bỏ mặc cho cây cối hoang dại tràn ngập trong vườn và các bãi cỏ. Tất cả đều lộn xộn. Tất cả đều đổ nát. Gỗ ván, bi đông, mảnh chai lọ vỡ và rơm rác vương vãi khắp nơi.
Các nhà kính không còn cửa kính, hoa đã héo tàn.
Ngôi nhà rất lớn và đã từng rất đẹp. Nhà được bao quanh bằng một hàng hiên hai tầng. Nhưng nó có một vẻ u buồn sâu sắc.
Những cửa sổ bị bịt kín bằng các tấm ván, một số cửa không còn cả cánh.
Ba, bốn con chó hung dữ chạy tới, sẵn sàng cắn xé tất cả.
- Các anh đã thấy điều chờ đợi các anh đấy, -Legree vừa nói vừa vuốt ve mấy con chó với vẻ hài lòng. - Những con chó này đã được rèn luyện để rượt đuổi những người da đen.
Hai người hầu da đen lại gần. Quần áo họ rách bươm..- Mọi việc ổn cả chứ, Sambo, Quimbo? - Legree hỏi họ.
- Rất tốt, thưa ông chủ! Hai người da đen này quả thực đã được ông chủ huấn luyện để trở nên cộc cằn và tàn ác hết mức có thể. Sambo và Quimbo rất ghét nhau, và tất cả mọi người trong đồn điền cũng rất căm ghét chúng.
- Sambo, dẫn họ về chỗ ở! Những khu dành cho người da đen lập thành một kiểu phố viền bằng các căn lều thô lậu, u tối, buồn thảm và bẩn thỉu kinh khủng. - Bác Tom thấy mệt thỉu đi. Bác đã mừng khi nghĩ đến một túp lều nhỏ nơi bác có thể nghỉ ngơi và suy nghĩ sau một ngày làm việc dài. Nhưng giờ đây chỉ có những nơi náu tạm, những cái lều thảm hại đầy những mền rơm ẩm ướt nhơ nhớp - Cái lều nào là dành cho tôi? - Bác hỏi Sambo với giọng phục tòng.
- Tôi không biết, có thể là cái này, tôi chắc là vẫn còn chỗ đấy. Trong các nhà ổ chuột kia đều đông người lắm, bác cứ tự xoay sở lấy! Khi những người lao công trở về lều của họ vào buổi tối, họ tỏ ra không vui vẻ gì khi thấy những người mới đến. Họ đã ở ngoài đồng từ sáng, cúi khom trên mặt đất, dưới sự đe dọa bị đánh đòn của những người canh gác. Có cả một đống công việc khổng lồ, và những người nô lệ không có thời gian để nghỉ ngơi buổi tối. Cần phải chuẩn bị bữa chiều...
Bác Tom đưa mắt tìm xem có thấy một khuôn mặt nào cởi mở hơn không. Những người đàn ông thì rầu rĩ khốn khổ và còm cõi, những người đàn bà buồn bã và chán nản. Những người khỏe hơn áp chế những người yếu hơn. Cần phải xay ngũ cốc để làm một cái bánh còm cho bữa tối, và cái cối xay kẽo kẹt cho đến tận đêm khuya.
Bác Ton kiệt sức vì đói lả.
- Cầm lấy này! - Sambo vừa kêu vừa ném cho bác Tom một túi ngô. - Đây là tất cả những gì để bác ăn trong tuần này. Vậy thì, hãy cẩn thận nhé.
Bác Tom đợi rất lâu để đến lượt mình ở chỗ cối xay. Thấy hai người phụ nữ khốn khổ không còn đủ sức để quay bánh xe cối xay, bác bèn xay hộ họ. Bác nhen lửa và nấu bữa tối đạm bạc của mình. Bác chỉ làm giúp được những người phụ nữ khốn khổ này rất ít, nhưng điều đó mới khác thường làm sao! Rồi bác Tom lấy cuốn Kinh Thánh và bắt đầu đọc. Bác tìm thấy ở đó vài điều an ủi..- Hãy lắng nghe đoạn này. - Bác nói với hai người đàn bà.
Họ lắng nghe, rồi ngủ thiếp đi và bác Tom còn lại một mình trầm ngâm.
Tôi đã làm gì để bị trừng phạt đến thế này? -Bác tự hỏi. Làm thế nào để thoát ra khỏi chốn địa ngục này? Bác đi về phía căn lều mà người ta phân cho bác. Có rất nhiều người đang ngủ. Mùi hôi thối làm bác lùi lại. Bác sụp xuống vì mệt trên tấm nệm rơm, cuộn mình được chăng hay chớ trong tấm chăn rách lỗ chỗ và ngủ thiếp đi. Trong mơ, bác gặp lại bé Eva.
Rất nhanh, bác Tom biết điều bác có thể chờ đợi ở cuộc sống mới của mình.
Xunh quanh bác, chỉ có sự tàn bạo, bất công, giận dữ và độc ác. Bác Tom vẫn kiên nhẫn cưỡng lại cái ác, cố gắng làm việc, nêu gương, giúp đỡ những người yếu và những người ốm đau...
Legree để ý thấy những phẩm chất sâu sắc của người nô lệ này và nghĩ: - Chưa bao giờ ở đây ta có một người biết điều đến thế, một người lao công khéo tay đến thế... Ta sẽ đào tạo anh ta thành một người quản lý... Gã Tom này hoàn toàn có khả năng cai quản các công việc của ta, nhưng gã thiếu sự cứng rắn. Một người quản lý mà không cứng rắn thì không phải một người quản lý tốt. Gã cần phải biết ra lệnh cho lũ da đen làm việc và chỉ có một cách để làm điều đó: đánh đòn, luôn luôn đòn roi! Ta sẽ dạy gã biết đánh đập, và hẳn gã sẽ chai dạn lên....